Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Đề thi trắc nghiệm luật hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.49 KB, 41 trang )

ĐỀ THI LUẬT HÀNH CHÍNH
GIẢNG VIÊN: TRẦN THỊ LỆ THU
I. TRẮC NGHIỆM ( đề thi giữa kỳ năm học 2014-2015 lớp 503,504 vì
không có đề nên chỉ nhớ được nhiêu đây, có một số đáp án không trả lời
vì không chắc chắn đúng)
1. Trục xuất là:
a. hình thức áp dụng đối với người quốc tịch khác quốc tịch Việt Nam.
b. Do bộ trưởng bộ công an áp dụng.
c. Được áp dụng 1 cách độc lập.
d. Là hình thức xử lý vi phạm hành chính.
2. Một người không xác định được rõ ngày tháng sinh mà chỉ biết năm sinh là
1996 thì lấy mốc là:
a. 31/12/1996
b. 1/6/1996
c. 1/1/1996
d. 30/12/1996
3. Người có thẩm quyến áp dụng văn bản quy phạm pháp luật hành chính là:
a. Cơ quan nhà nước.
b. Mọi công dân
c. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
d. Cơ quan hành chính nhà nước.
4. Không phải là hoạt động hành chính nhà nước:
a. Hoạt động xử phạt người có hành vi gây rối trật tự phiên tòa của Thẩm
phán chủ tọa phiên tòa.
b. Hoạt động ra quyết định kỷ luật đối với Thư ký Tòa án của Chánh án.
c. Hoạt động thụ lý hồ sơ vụ án.
d. Hoạt động đăng ký quyền sở hữu xe ô tô được Tòa án mua nhằm
mục đích phục vụ các phiên tòa lưu động.
5. Điều 35 Luật Tổ chức Chính phủ quy định: “Các quyết định của chính phủ
phải được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành. Trong
trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Thủ tướng


đã biểu quyết Đây là biểu hiện của nguyên tắc:
a. Tập trung dân chủ.
b. Thủ trưởng lãnh đạo kết hợp với thủ trưởng.
c. Thủ trưởng lãnh đạo.
d. Tập thể lãnh đạo.
6. Người có thẩm quyền áp dụng xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo
dục bắt buộc, trung tâm cai nghiện bắt buộc là:
a. Chủ tịch UBND cấp xã
b. Trưởng công an xã
c. Tòa án nhân dân cấp huyện
d. Tất cả đều đúng.
7. Biện pháp nào sau đây là biện pháp phòng ngừa:
a. Khám người
b. Trục xuất
c. Khám nơi cất giấu tang vật.
d. Kiểm tra giấy tờ.
8. Cơ quan nào sau đây là cơ quan hành chính nhà nước:
a. Bộ chính trị
b. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
c. Bộ ngoại giao
d. ủy ban dân tộc.
9. Quan hệ quyền lực- phục tùng :
a. Chỉ có ở cơ quan hành chính nhà nước.
b. Mang tính mệnh lệnh.
c. Không chỉ có ở cơ quan hành chính nhà nước.
d. Luôn luôn có sự bất bình đẳng giữa các bên tham gia.
10. Cơ quan phục vụ có hoạt động thuộc về nhóm đối tượng điều chỉnh thứ 2 của
Luật hành chính là:
a. Văn phòng trung ương Đảng.
b. Văn phòng chủ tịch nước.

c. Văn phòng Hội Di sản văn hóa Việt Nam.
d. Văn phòng Bộ Giáo dục- đào tạo.
11. Phương pháp quyền uy- phục tùng:
a. Là phương pháp điều chỉnh chủ yếu của Luật hành chính.
b. Là phương pháp điều chỉnh duy nhất của luật hành chính.
c. Xuất phát từ hoạt động mang tính quyền lực nhà nước chỉ của cơ quan hành
chính nhà nước.
d. Hoàn toàn không thích hợp với nền hành chính phục vụ.
12. Trường hợp nào sau đây không là hình thức QLHCNN:
a. Chính phủ trình dự án luật ra QH
b. Sở kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.
c.Chủ tịch UBND ra quyết định xử phạt.
d.UBND ban hành quyết định
13. Hoạt động hành chính nhà nước được tiến hành chủ yếu bởi:
a. Các cơ quan hành pháp
b. Các cơ quan hành chính nhà nước
c. Các cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức thuộc cơ quan
hành chính nhà nước.
d. Các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan nhà nước khác, các tổ
chức, cá nhân được trao quyền.
14.Quản lý hành chính nhà nước:
a. Chỉ được thực hiện bởi cơ quan hành chính nhà nước.
b. Là hoạt động không chỉ nhằm thực hiện văn bản của cơ quan quyền lực
nhà nước.
c. Là hoạt động hành pháp.
d. Chủ thể thực hiện có thể không mang quyền lực nhà nước.
15. Chủ thể quản lý hành chính nhà nước:
a. Chỉ bao gồm cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức được trao quyền quản
lý hành chính.
b. Bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức, cán bộ, công chức được trao

quyền quản lý hành chính nhà nước.
c. Chỉ là cán bộ, công chức nhà nước được trao quyền quản lý hành chính
nhà nước.
d. Có thể là công dân Việt Nam.
16. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành chính nhà
nước:
a. Là nguyên tắc mà các chủ thể quản lý hành chính nhà nước có quyền lựa
chọn, thực hiện hoặc không thực hiện.
b. Không phải là nguyên tắc Hiến định.
c. Không chỉ là sự thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật hành chính của cơ
quan hành chính nhà nước.
d. Là nguyên tắc chỉ mang tính pháp lý.
17. Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính:
a. Luôn chỉ là phương pháp mệnh lệnh.
b. Không chỉ thể hiện sự bất bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản
lý.
c. Trong đa số các trường hợp thể hiện sự bình đẳng giữa các bên tham gia
quan hệ quản lý.
d. Là việc nhà nước dùng các mệnh lệnh cụ thể để tác động lên các quan hệ
quản lý.
18. Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính:
a. Không chỉ là các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình cơ quan hành
chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành- điều hành.
b. Luôn thể hiện sự bất bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý.
c. Có thể là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình Tòa án thực hiện
chức năng xét xử các vụ án hành chính.
d. Là quan hệ quản lý mà các bên tham gia quan hệ quản lý luôn mang
quyền lực nhà nước.
19.Các bên tham gia quan hệ quản lý:
a. Không thể là mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức

xã hội.
b. Nhất thiết phải đều là cơ quan hành chính nhà nước.
c. Có thể một bên hoặc tất cả các bên đều có quyền ban hành văn bản
quy phạm pháp luật hành chính.
d. Không thể là các bên bất bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
20. Văn bản quy phạm pháp luật hành chính:
a. Không chỉ là sản phẩm của hoạt động lập quy.
b. Có thể không thể hiện tính quyền lực nhà nước.
c. Được ban hành bởi tất cả các chủ thể quản lý hành chính nhà nước.
d. Luôn chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính quy định về các biện
pháp cưỡng chế hành chính.
21. Quy phạm pháp luật hành chính:
a. Chỉ được ban hành bởi cơ quan hành chính nhà nước.
b. Luôn xác định rõ cả thời điểm phát sinh và thời điểm chấm dứt hiệu lực.
c.Điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý hành chính nhà
nước.
d. Chỉ được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước.
22. Văn bản quy phạm luật hành chính là loại văn bản:
a. Chủ yếu do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành.
b. Không chỉ thuộc thẩm quyền ban hành của cơ quan quản lý nhà nước.
c. Có thể do tổ chức chính trị- xã hội ở Trung ương đơn phương ban hành.
d. Chỉ được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế nhà
nước.
23. Quan hệ pháp luật hành chính:
a. Chỉ phát sinh khi có sự đồng ý của 2 bên
b. Là loại quan hệ pháp luật không phát sinh tranh chấp do tính quyền uy
của quan hệ.
c. Có thể phát sinh giữa 2 công dân
d. Có thể là quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau.
24. Quy phạm pháp luật hành chính:

a. Chỉ do cơ quan hành chính ban hành
b. Có thể nằm trong các văn bản pháp luật của các ngành luật khác.
c. Phải do Quốc hội ban hành.
d. Không có hiệu lực trở về trước.
II.Bài tập nhóm, thảo luận trên lớp của cô Thu
Bài 1: Xác định chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và khách thể
QLHCNN trong các quan hệ sau đây:
a. Bà A đến đăng ký khai sinh cho con tại UBND phường ĐAKAO,
quận 1 TP HCM.
b. Ông B đến phòng đăng ký kinh doanh tại sở kế hoạch và đầu tư TP
HCM đăng ký thành lập công ty TNHH do ông làm chủ đầu tư.
c. Ông C thực hiện hành vi xây dựng nhà không phép bị thanh tra đô
thị quận lập biên bản xử phạt sau đó chủ tịch UBND quận ra quyết
định xử phạt 15 triệu đồng.
a. –Chủ thể: UBND phường ĐAKAO
-Đối tượng: bà A
-Khách thể: trật tự quản lý …
b. –Chủ thể: Phòng đăng ký kinh doanh
-Đối tượng: ông B,công ty
-Khách thể: trật tự quản lý …, quyền đăng ký kinh doanh
c Có 2 quan hệ PLHC:
–Chủ thể: thanh tra, chủ tịch UBND
-Đối tượng: C
-Khách thể: trật tự quản lý nhà nước trong vấn đề nội bộ …
Bài 2. Nhận định đúng / sai và giải thích?
a. Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính không thể là những quan hệ xã hội
mang tính bình đẳng.
Sai vì những quan hệ phát sinh giữa CQHCNN có thẩm quyền chuyên môn cùng
cấp thuộc nhóm a4 thì vẫn là những quan hệ có tính bình đẳng như giữa bộ với bộ,
giữa sở với sở.

b.Quan hệ chấp hành- điều hành phát sinh trong hoạt động nội bộ của Tổng liên
đoàn lao động Việt Nam vẫn thuộc đối tượng điều chỉnh của luật hành chính.
Sai vì Tổng liên đoàn lao động Việt Nam là tổ chức chính trị- xã hội.
c.Giữa các bên tham gia quan hệ chấp hành- điều hành nhà nước vẫn có thể có sự
bình đẳng.
Đúng như câu a
d.Tất cả những quan hệ xã hội có sự tham gia của của cơ quan hành chính nhà
nước đều là đối tượng điều chỉnh của luật hành chính.
Sai còn có những quan hệ dân sự như mua bán tài sản,…
e.Luật hành chính không điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh giữa chính phủ với
Uỷ ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam.
Sai vì đây là quan hệ quản lý phát sinh giữa CQHCNN với các tổ chức xã hội.
f. Quan hệ giữa chủ tịch UBND tỉnh và công chức dưới quyền luôn nằm trong
phạm vi điều chỉnh của luật hành chính.
Sai vì còn có quan hệ mua bán, hôn nhân,…
g.Giữa thẩm phán chủ tọa phiên tòa và người tham gia phiên tòa vẫn có thể hình
thành một quan hệ pháp luật hành chính.
Đúng vì thẩm phán được trao quyền khi người tham gia phiên tòa gây rối trật tự
phiên tòa thì thẩm phán có quyền ra quyết định xử phạt hành chính.
h.Quan hệ giữa ban nội chính trung ương và ban nội chính tỉnh Nghệ An được điều
chỉnh bởi luật hành chính.
Sai vì ban nội chính thuộc Đảng, không phải là cơ quan HCNN.
i.Chỉ có cơ quan hành chính và cán bộ công chức trong cơ quan hành chính mới
thực hiện quản lý hành chính nhà nước .
Sai: ngoài ra còn có các cơ quan hành chính khác trong quản lý hành chính nội bộ
và các cá nhân tổ chức được trao quyền.
j.Quan hệ giữa hai cơ quan hành chính nhà nước luôn là quan hệ quản lý hành
chính .
Sai: ngoài ra còn có quan hệ tặng cho, quan hệ thỏa thuận,quan hệ dân sự,…
k.Luật hành chính không điều chỉnh hoạt động quản lý nội bộ của Viện kiểm sát

nhân và Tòa án nhân dân.
Sai:Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân cũng là cơ quan nhà nước nên luật
hành chính cũng điều chỉnh.
l. Luật hành chính không điều chỉnh hoạt động quản lý nội bộ của các tổ chức
chính trị-xã hội.
Đúng: Do điều lệ của các tổ chức chính trị-xã hội đó quy định.
m.Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là bình đẳng, thỏa thuận.
Sai: Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là quyền lực- phục tùng.
Bài 3:
Cuối tháng 7/2013 báo chí và mạng internet đưa thông tin về việc bà A là chủ nhân
của những clip “khoe hàng” một cách phản cảm dự kiến sẽ tổ chức buổi biểu diễn
vào ngày 27/7/2013 tại quán ba M quận H thành phố Z. Từ thông tin trên giám
đốc sở văn hóa thể thao và du lịch thành phố Z đã yêu cầu thanh sở văn hóa thể
thao và du lịch tiến hành thanh tra và đã phát hiện: buổi biểu diễn được dự kiến tổ
chức nhưng không thông báo cho sở. Ngoài ra việc treo các bannơ quảng cáo CT
cũng không xin phép do vậy 25/7/2013 giám đốc sở văn hóa thể thao và du lịch đã
ra quyết định đinh chỉ buổi biểu diễn của bà A . Hãy xác định các quan hệ pháp
luật hành chính đã phát sinh? Chủ thể, khách thể và sự kiện pháp lý làm phát sinh
các quan hệ pháp luật hành chính?
Hướng Dẫn
Có 4 quan hệ pháp luật hành chính đã phát sinh:
-Giám đốc sở và thanh tra sở
-Thanh tra sở và quán ba
-Thanh tra sở và giám đốc sở
-Giám đốc sở và bà A
Khách thể: trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa.
Bài 4:
Các trường hợp sau có phải là hình thức quản lý hành chính nhà nước không? vì
sao?
a.HĐND ban hành nghị định bảo đảm ATGT tại địa phương.

b.Chính phủ trình dự án luật ra quốc hội.
c.UBND ban hành chỉ thị vể xây dựng, thực hiện nếp sống văn minh đô thị.
d.Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Y triển khai việc đăng ký kinh doanh qua mạng cho
các doanh nghiệp.
e.Chủ tịch UBND quận Z ra quyết định xử phạt VPHC đối với bà B.
f.Hiệu trưởng trường đại học Kinh Tế- Luật cấp bằng tốt nghiệp cho sinh viên.
* Lưu ý: Cách xác định hình thức quản lý hành chính nhà nước:
-Xác định chủ thể QLHCNN ( không phải chủ thể thì xem có ủy quyền hay không)
-Tính chất của quan hệ ( phải là chấp hành- điều hành)
-Thuộc hình thức quản lý nào?
a.không phải vì HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước không phải là cơ quan
HCNN.
b.không phải vì hoạt động này không mang tính chấp hành- đều hành mà là hoạt
động lập pháp.
c.phải, đây là hình thức ban hành văn bản QPPLHC.
d.phải đây là hình thức thực hiện những tác động nghiệp vụ kỹ thuật và áp dụng
các biện pháp tổ chức trực tiếp.
e.phải đây là hình thức ban hành văn bản ADQPPLHC.
f.không phải vì hiệu trưởng không phải là chủ thể QLHCNN mà là đơn vị sự
nghiệp, đơn vị cơ sở.
Bài 5: Các quyết định xử phạt sau đây đúng hay sai, tại sao?
1. QĐ xử phạt A cảnh cáo
Phạt tiền 5 triệu
Quyết định sai vì cảnh cảo và phạt tiền là 2 hình thức xử phạt chính.
2. QĐ xử phạt B là người nước ngoài trục xuất
Phạt tiền 10 triệu
Quyết định đúng vì trục xuất là hình thức xử phạt bổ sung còn phạt tiền là chính.
3. QĐ xử phạt công ty C đình chỉ hoạt động 12 tháng
Tịch thu tang vật vi phạm
Phạt tiền 200 triệu

Quyết định đúng vì đình chỉ với tịch thu là bổ sung còn phạt tiền là hình thức xử
phạt chính.
Bài 6: nhận định đúng sai giải thích?
1. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính được áp dụng trong tất cả các
trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi vi phạm.
Sai cần ngăn chặn đình chỉ những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương
tích cho người khác.
2. không quá 12h là thời hãn tối đa để tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
Sai theo điều 122 khoản 3 luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Trưởng công an cấp xã có thẫm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
Lưu ý: trưởng công an phường mới có thẩm quyền tạm giữ người, trưởng công an
cấp xã gồm trưởng công an xã, phường, thị trấn thì chỉ có trưởng công an phường
có thể tạm giữ người.
4.Việc khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải do chủ
tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định.
Sai phải xem xét nơi cất giấu có phải nơi ở hay không căn cứ vào sổ hộ khẩu, giấy
tạm trú tạm vắng.
-nếu là nơi ở thì công an huyện, chủ tịch UBND huyện xem xét.
-nếu không phải nơi ở thì chủ tịch UBND xã, phường có quyền khám xét.
5.Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người thành niên.
Đúng theo điều 92 luật xử lý vi phạm hành chính.
6.Theo quy định của luật xử lý vi phạm hành chính 2012, người bán dâm có tính
chất thường xuyên từ đủ 16 tuổi trở lên có thể bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn.
Sai không nằm trong quy định của điều 90.
Bài 7:
Ngày 06/09/2013, lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội tiến
hành kiểm tra Khách sạn T, đường Đ, quận X, thành phố Y thì phát hiện A (nam)
và B (nữ) đang ở chung một phòng khách sạn. Theo quy định pháp luật thì khi kinh
doanh dịch vụ lưu trú thì khách sạn, nhà nghỉ “Phải bố trí phòng nghỉ nam riêng,

nữ riêng trừ trường hợp là vợ chồng”. Qua quá trình kiểm tra, A và B không
chứng minh được là vợ chồng của nhau nên lực lượng cảnh sát quản lý hành chính
về trật tự xã hội đã tiến hành xử phạt A và B. A và B cho rằng trong trường hợp
này, lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phải xử phạt chủ khách
sạn chứ không phải phạt mình nên làm đơn khiếu nại.
a. Anh chị hãy trình bày về các quan hệ quản lý hành chính nhà nước trong tình
huống trên.
b. Các nguyên tắc quản lý nhà nước nào được áp dụng trong tình huống trên.
Bài làm
a. Các quan hệ quản lý hành chính nhà nước trong tình huống này là:
- Quan hệ giữa lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
với khách sạn T: về việc kiểm tra khách sạn này.
- Quan hệ giữa lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
với đôi nam nữ A và B: về việc lực lượng cảnh sát kiểm tra đôi nam
nữ A và B không phải là vợ chồng mà ở chung một phòng khách
sạn.
- Quan hệ giữa lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
với đôi nam nữ A và B: về việc lực lượng cảnh sát quản lý hành
chính về trật tự xã hội xử phạt đôi nam nữ A và B.
- Quan hệ giữa đôi nam nữ A và B với cơ quan khiếu nại mà ở đây là
lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
b. Các nguyên tắc quản lý nhà nước được áp dụng trong tình huống
này là:
- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa: pháp chế là sự tuân thủ một
cách nghiêm minh, bình đẳng và thống nhất pháp luật bởi tất cả cơ
quan, tổ chức, cá nhân, trong trường hợp này là lực lượng cảnh sát
tiến hành kiểm tra khách sạn T và lực lượng cảnh sát kiểm tra đôi
nam nữ phát hiện sai phạm rồi tiến hành xử phạt đôi nam nữ A và B
vì vi phạm theo quy định pháp luật về việc lưu trú ở khách sạn.
- Nguyên tắc nhân dân tham gia quản lý nhà nước: nhân dân tham gia

trực tiếp bằng cách thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong
quản lý nhà nước, ở đây đôi nam nữ A và B đã thực hiện quyền
khiếu nại của công dân theo hiến pháp 2013 khi khiếu nại lực lượng
cảnh sát vì cho rằng lực lượng cảnh sát phải xử phạt chủ khách sạn
và việc khách sạn kiểm tra giấy tờ với báo cáo việc lưu trú của
khách hàng cho Công an.
Bài 8:
Ngày 18/6/2014, C (15 tuổi), qua nhà A – bạn học cùng lớp chơi. Khi C về đến
gần nhà thì mẹ A đuổi theo yêu cầu C quay trở lại vì nghi ngờ C lấy trộm 1,5 triệu
đồng bà cất trong ngăn kéo bàn học của A. Mẹ A gọi thêm Nguyễn Văn K và Lê
Văn X là hai công an viên của xã đến nhờ làm rõ sự việc. Tại đây, hai công an viên
đã tiến hành khám người C nhưng không tìm thấy tiền. C bị tạm giữ theo thủ tục
hành chính tại trụ sở UBND xã 12 giờ theo quyết định của Trưởng Công an xã,
không báo cho gia đình biết.
Hãy nhận xét về việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính đối với C
trong tình huống nêu trên.
Bài làm
Các biện pháp cưỡng chế hành chính đối với C trong tình huống này là:
- Khám người
- Tạm giữ
1. Khám người:
Khi C từ nhà A về thì mẹ A phát hiện số tiền 1.5 triệu ở trong ngăn kéo bàn
học của A biến mất, đó là căn cứ cho rằng C giấu tiền trong người nên C bị
nghi ngờ là thủ phạm nhiều nhất, vì thế mẹ A đã đuổi theo C yêu cầu C quay
trở lại. Mẹ A gọi thêm Nguyễn Văn K và Lê Văn X là 2 công an viên của xã
để làm rõ sự việc. Trường hợp của C là được khám người vì có căn cứ cho
rằng C cất giấu tiền trong người nhưng hai công an viên xã không có quyền
khám người C mà cũng đã thực hiện sai thủ tục về khám xét người, đã khám
xét khi không thông báo cấp trên và không có văn bản khám xét, không ghi
văn bản khám xét, theo Điều 127 Luật xử lý vi phạm hành chính thì:

1. Việc khám người theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ
cho rằng người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm
hành chính.
2. Những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này có quyền
quyết định khám người theo thủ tục hành chính.
Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì
đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ,
thì ngoài những người được quy định tại khoản 1 điều 123 của Luật này,
chiến sỹ Cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển,
chiến sỹ Bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, kiểm soát viên thị trường đang thi
hành công vụ được khám người theo thủ tục hành chính và báo cáo ngay
bằng văn bản cho thủ trưởng của mình là một trong những người được quy
định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này và phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật về việc khám người.
3. Việc khám người phải có quyết định bằng văn bản, trừ trường hợp cần
khám ngay theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều này.
5. Mọi trường hợp khám người đều phải lập biên bản. Quyết định khám
người và biên bản khám người phải được giao cho người bị khám một bản.
Và theo khoản 1 Điều 123 Luật xử lý vi phạm hành chính, những người
sau đây có quyền quyết định khám người theo thủ tục hành chính:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an phường;
b) Trưởng Công an cấp huyện;
c) Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng
Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng
phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự
quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã
hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Quản lý
xuất nhập cảnh của Công an cấp tỉnh; Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự
và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường;
d) Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trạm trưởng Trạm

công an cửa khẩu;
đ) Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động;
e) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải
quan, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm
soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục hải quan;
g) Đội trưởng Đội quản lý thị trường;
h) Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu
cảng, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng,
Trưởng đồn biên phòng và Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới,
hải đảo;
i) Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển,
Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển;
k) Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa
đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga;
l) Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
Hai công an viên của xã không nằm trong trường hợp tại khoản 1 điều 123
nêu trên nên không được khám người theo thủ tục hành chính mà phải là
những người được quy định tại khoản 1 điều 123, trong trường hợp này 2
công an viên phải báo cáo cho chủ tịch UBND cấp xã.
2. Tạm giữ
Sau khi 2 công an viên của xã khám người C và không tìm thấy tiền đã tạm
giữ C trong 12 giờ mà không báo cho gia đình biết mà chỉ theo thủ tục hành
chính tại trụ sở UBND. Theo điều 122 Luật xử lý vi phạm hành chính về
tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
1. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường
hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng,
gây thương tích cho người khác.
2. Mọi trường hợp tạm giữ người đều phải có quyết định bằng văn bản và
phải giao cho người bị tạm giữ một bản.
.

Theo đó, C không có hành vi nào gây rối trật tự công cộng, gây thương tích
cho người khác mà lại bị tạm giữ là vi phạm khoản 1 điều 122 Bộ luật xử lý
vi phạm hành chính.
Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế về việc xét người, tạm giữ C của hai
công an viên xã và Trưởng Công an xã là không đúng thẩm quyền và thủ tục
theo khoản 4 điều 122 nên là trái với quy định của pháp luật, xâm phạm
đến quyền và lợi ích hợp pháp, làm mất danh dự, nhân phẩm của C, C có
quyền khởi kiện, tố cáo hành vi này để bảo vệ quyền và lợi ích của chính
mình.
III.BÀI TẬP SƯU TẦM TRÊN MẠNG THAM KHẢO
Câu 1: Những người được bầu giữ các chức vụ theo nhiệm kì không phải là
công chức?
ĐÚNG: Công chức nhà nước được tuyển dụng, bổ nhiệm giữ mọi công vụ thường
xuyên trong một số công sở của nhà nước ở trung ương hay địa phương, ở trong
nước hay ngoài nước đã được xếp vào một ngạch, hưởng lương theo ngân sách nhà
nước cấp. Những người bầu giữ các chức vụ theo nhiệm kì không phải là công
chức.
Câu 2: Bất cứ cá nhân nào đang ở trên lãnh thổ nước CHXHCNVN hay người
ở nước ngoài, không quốc tịch… đều là đối tượng của pháp luật xử phạt vi
phạm hành chính?
ĐÚNG
Câu 3: Các chủ thể có thẩm quyền phạt hành chính được phép áp dụng biện
pháp hành chính tạm giữ người theo thủ tục hành chính?
SAI: Vì chỉ có một số chủ thể (trưởng công an huyện, trưởng công an cấp tỉnh trở
lên…) mới có quyền tạm giữ người. Các chủ thể khác như chiến sĩ cảnh sát giao
thông, kiểm lâm… không có quyền tạm giữ người.
Câu 4: Các tổ chức xã hội có quyền ban hành các quy phạm pháp luật?
SAI: Vì chỉ có các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới ban hành QPPL.
Câu 5: Cưỡng chế hành chính chỉ được áp dụng khi có VP hành chính xảy ra?
SAI: Vì có những cưỡng chế hành chính áp dụng cho những cá nhân không VPHC

(VD: trưng dụng, trưng thu tài sản)
Câu 6: Viện trưởng viện kiểm sát các cấp có thể ban hành các văn bản quản lí
hành chính nhà nước?
ĐÚNG: Viện kiểm sát có chức năng hoạt động quản lí hành chính nhà nước (VD:
công tác quản lí cán bộ).
Câu 8: Trong mọi trường hợp, việc truy cứu trách nhiệm hành chính không cần
xét đến thực tế là hậu quả đã xảy ra hay chưa?
ĐÚNG: VPHC là VP có cấu thành hình thức. Hậu quả chỉ là tình tiết để xác định
hình thức và mức độ xử phạt.
Câu 9: Hành vi pháp lí hành chính hợp pháp không phải là sự kiện pháp lí
hành chính làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính?
ĐÚNG: VD: 2 người đi đkí kết hôn làm phát sinh quan hệ hành chính giữa họ với
UBND phường.
Câu 10: QHPL mà một bên chủ thể là cơ quan hành chính nhà nước là quan hệ
pháp luật hành chính?
SAI: Vì cơ quan hành chính nhà nước cũng có thể là chủ thể của QHPL Dân sự.
Câu 11: Văn bản quản lí hành chính chỉ do cơ quan hành chính nhà nước ban
hành?
SAI: Các cơ quan khác cũng có quyền ban hành văn bản quản lí hành chính (VD:
Thẩm phán có quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thủ trưởng
các cơ quan ra quyết định tăng lương…)
Câu 12: Chỉ các cơ quan hành chính nhà nước mới thực hiện chức năng quản
lí hành chính nhà nước?
SAI: Vì cơ quan nhà nước có chức năng cơ bản là quản lí hành chính nhà nước,
ngoài ra còn có những cơ quan nhà nước khác cũng thực hiện chức năng này
nhưng không phải là chức năng cơ bản.
Câu 13: Mọi quan hệ pháp luật có sự tham gia của cơ quan hành chính nhà
nước đều là quan hệ pháp luật hành chính?
SAI vì còn có thể là quan hệ mua bán tài sản, giao dịch dân sự,…
Câu 14: Tất cả các văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành đều

là văn bản quản lí hành chính nhà nước?
SAI: Văn bản quản lí hành chính nhà nước do cơ quan hành chính nhà nước ban
hành.
Câu 15: Các biện pháp xử lí hành chính khác chỉ áp dụng với người chưa
thành niên độ tuổi từ 14 trở lên?
SAI: VD: đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm người từ đủ 12 tuổi đến
dưới 18 tuổi (Điều 27 Pháp lệnh)
Câu 16: Các quan hệ phát sinh trong quá trình quản lí hành chính nhà nước
đều là quan hệ pháp luật hành chính?
SAI: Đối tượng của quản lí hành chính rất rộng, chỉ có quan hệ nào được quy định
trong pháp luật hành chính mới được coi là quan hệ pháp luật hành chính.
Câu 17: Mọi chủ thể của quản lí hành chính nhà nước đều là chủ thể của quan
hệ pháp luật?
ĐÚNG: Chủ thể của quản lí hành chính nhà nước là cơ quan nhà nước, cán bộ nhà
nước có thẩm quyền. Các tổ chức xã hội và cá nhân được nhà nước trao quyền
quản lí hành chính trong một số trường hợp cụ thể.
Câu 18: Các cá nhân hoặc các tổ chức thực hiện quyền hành pháp đều là cơ
quan hành chính nhà nước?
SAI: Quyền hành pháp là quyền của nhà nước được giao cho nhiều cơ quan. Quốc
hội cũng có những hoạt động hành pháp.
Câu 19: Nguyên tắc phụ thuộc hai chiều áp dụng với mọi cơ quan hành chính
nhà nước?
SAI: Nguyên tắc này chỉ áp dụng với cơ quan hành chính ở địa phương, không áp
dụng với cơ quan nhà nước ở trung ương.
Câu 20: Mọi cán bộ thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành
chính thì đều có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính?
SAI vì ví dụ Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã có quyền ra quyết định xử lý hành
chính giáo dục tại xã ,phường ,thị trấn nhưng không có thẩm quyền phạt tiền.
Câu 21: Hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người
chưa thi thành quyết định xử phạt hành chính không phải thi hành nữa?

SAI: Người không có khả năng thực hiện thì không phải thi hành.
Câu 22: Mọi văn bản quản lí hành chính nhà nước đều là nguồn của luật hành
chính?
SAI: Vì nguồn của luật hành chính là những văn bản có chứa đựng các quy phạm
pháp luật hành chính.
Câu 23: Người lao động làm việc trong cơ quan nhà nước đều là viên chức nhà
nước?
SAI: Vì người lao động làm việc trong cơ quan nhà nước bao gồm biên chế và hợp
đồng.
Câu 25: Áp dụng QPPL hành chính có thể thực hiện bằng không hành động?
SAI vì áp dụng là việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền căn cứ vào
QPPLHC để giải quyết các công việc cụ thể nên luôn luôn phải ở dạng hành động.
Câu 26: Các tổ chức hoạt động cho lợi ích công đều là cơ quan hành chính nhà
nước?
SAI
Câu 27: Mọi công dân đều là chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính?
SAI: Vì người chưa đủ tuổi luật định, người không có năng lực… như người tâm
thần… không thể là chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính.
BỘ ĐỀ THI LUẬT HÀNH CHÍNH
Đề 38:
Câu 1: Nêu vai trò của tổ chức xã hội trong việc đảm bảo pháp chế trong việc
quản lí hành chính nhà nước?
Câu 2: Các văn bản là nguồn của luật hành chính?
TL
Câu 1:
- Khái niệm TCXH: TCXH là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức
Việt Nam có chung mục đích tập hợp, hoạt động theo pháp luật và theo điều lệ
không vì lợi nhuận nhằm đáp ứng những lợi ích chính đáng của các thành viên và
tham gia vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
- Đặc điểm của TCXH:

+ Được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện của những thành viên cùng
chung một lợi ích hay cùng giai cấp, cùng nghề nghiệp, cùng sở thích…
+ Các TCXH nhân danh tổ chức mình để tham gia hoạt động quản lí nhà
nước, chỉ trong trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định tổ chức xã hội mới hoạt
động nhân danh nhà nước.
+ Các TCXH hoạt động tự quản theo quy định của pháp luật và theo điều lệ
do các thành viên trong tổ chức xây dựng.
+ Các TCXH hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận mà nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên.
- Các loại TCXH:
+ Tổ chức chính trị
+ Các tổ chức chính trị - xã hội (Mặt trận tổ quốc, Công đoàn, Đoàn
TNCSHCM, Hội liên hiệp phụ nữ VN, Hội nông dân VN, Hội cựu chiến binh VN)
+ Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp (Trung tâm trọng tài, Đoàn luật sư)
+ Các tổ chức tự quản (Tổ chức thanh tra nhân dân, tổ dân phố, tổ dân
phòng…)
+ Các hội được thành lập theo dấu hiệu nghề nghiệp, sở thích hoặc các dấu
hiệu khác (Hội người mù, Hội những người yêu thể thao…)
- Vai trò: TCXH là mắt xích rất quan trọng trong hệ thống chính trị ở nước ta, tham
gia rộng rãi vào quá trình quản lí nhà nước, góp phần tăng cường mối liên hệ mật
thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Trong quá trình tham gia quản lí NN, các
tổ chức xã hội thể hiện trách nhiệm và vai trò của mình thông qua nhiều hoạt động
cụ thể, trong đó có hoạt động ktra – ktra xã hội. Đây là một biện pháp đảm bảo cho
pháp chế nước ta được thực hiện thống nhất.
Câu 2:
- Khái niệm nguồn của Luật Hành chính: Là những văn bản QPPL do cơ quan NN
có thẩm quyền ban hành theo thủ tục và dưới những hình thức nhất định, có nội
dung là các QPPLHC, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các đối tượng có liên
quan và được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.
- Các loại nguồn của LHC (5 loại)

+ VB QPPL của các cơ quan quyền lực NN.
+ VB QPPL của Chủ Tịch Nước.
+ VB QPPL của các cơ quan HCNN.
+ VB QPPL của Hội đồng thẩm phán TANDTC, Chánh án TANDTC và
Viện trưởng VKSNDTC.
+ VB QPPL liên tịch.
Đề 5:
Câu 1: Phân tích chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính?
Câu 2: Phân tích mặt chủ quan trong vi phạm hành chính?
TL
Câu 1:
- Khái niệm: Chủ thể trong QHPLHC là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực
chủ thể, tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, mang quyền và nghĩa vụ đối
với nhau theo quy định của PLHC.
- Đkiện để trở thành chủ thể của QHPLHC: cơ quan, tổ chức, cá nhân phải có năng
lực chủ thể phù hợp với QHPLHC mà họ tham gia.
- Năng lực chủ thể được xem xét ở những khía cạnh sau:
+ Năng lực chủ thể của CQNN phát sinh khi cơ quan đó được thành lập và
chấm dứt khi cơ quan đó bị giải thể.
+ Năng lực chủ thể của cán bộ, công chức phát sinh khi cá nhân được nhà
nước giao đảm nhiệm một công vụ, chức vụ nhất định trong bộ máy NN và chấm
dứt khi không còn đảm nhiệm công vụ, chức vụ đó.
+ Năng lực chủ thể của tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế, đơn vị vũ trang, đơn
vị hành chính sự nghiệp… (gọi chung là tổ chức) phát sinh khi nhà nước quy định
quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó trong QLHCNN và chấm dứt khi không còn
những quy định đó hoặc tổ chức bị giải thể.
+ Năng lực chủ thể của cá nhân được biểu hiện trong tổng thể năng lực pháp
luật hành chính và năng lực hành vi hành chính.
Câu 2:
- Khái niệm VPHC: VPHC là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiên với lỗi cố ý

hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật về QLNN mà không phải là tội
phạm và theo quy định của pháp luật bị xử phạt hành chính.
- Mặt chủ quan trong VPHC
+ Dấu hiệu bắt buộc là dấu hiệu lỗi của chủ thể vi phạm. VPHC phải là hvi
có lỗi thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Người thực hiện hành vi phải trong
trạng thái có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Nếu chủ
thể thực hiện hành vi ở trong tình trạng không có khả năng nhận thức hoặc điều
khiển hành vi thì không có vi phạm xảy ra.
+ Trong một số trường hợp, dấu hiệu mục đích là dấu hiệu bắt buộc của một
số loại VPHC.
Đề 25:
Câu 1: Chủ thể của vi phạm hành chính?
Câu 2: Khẳng định đúng sai:
a……
b. Cấp giấy phép lái xe là hoạt động áp dụng pháp luật (ĐÚNG)
TL
Câu 1:
- Khái niệm VPHC: VPHC là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý
hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lí Nhà nước mà không phải
là tội phạm và theo quy định của pháp luật bị xử phạt hành chính.
- Chủ thể của VPHC
* Đối tượng: Chủ thể của hành vi vi phạm hành chính là các tổ chức, cá nhân có
năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính. Cụ
thể:
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là chủ thể của VPHC trong trường
hợp thực hiện hành vi với lỗi cố ý.
+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên có thể là chủ thể của VPHC trong mọi trường
hợp.
+ Tổ chức là chủ thể VPHC bao gồm: các cơ quan NN, các tổ chức xã hội,
các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức

khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật.
+ Cá nhân, tổ chức nước ngoài cũng là chủ thể VPHC theo quy định của PL
VN, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà VN tham gia hoặc kí kết có quy định
khác.
Đề 35:
Câu 1: Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính?
Câu 2: Khẳng định đúng sai? Giải thích?
a. Cán bộ, công chức chỉ tuyển dụng thông qua thi tuyển?
b. Công dân VN là người được hưởng quy chế pháp lí hành chính VN?
TL
Câu 1:
Phương pháp điều chỉnh là cách thức mà NN áp dụng trong việc điều chỉnh bằng
PL để tác động vào các quan hệ xã hội.
- Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh đơn
phương.
- Lí do: Phương pháp mệnh lệnh được hình thành từ quan hệ “quyền lực - phục
tùng” giữa một bên có quyền nhân danh nhà nước ra những mệnh lệnh bắt buộc đối
với bên kia là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có nghĩa vụ phục tùng các mệnh lệnh
đó. Mối quan hệ này thể hiện sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ
quản lí hành chính nhà nước, thể hiện ở:
+ Chủ thể quản lí có quyền nhân danh nhà nước để áp đặt ý chí của mình lên
đối tượng quản lí.
+ Một bên có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm buộc đối tượng
quản lí phải thực hiện mệnh lệnh của mình.
+ Thể hiện rõ nét trong tính chất đơn phương và bắt buộc của các quyết định
hành chính.
- Phương pháp điều chỉnh của LHC được xây dựng trên nguyên tắc:
+ Xác nhận sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lí hành
chính NN.
+ Bên nhân danh NN, sử dụng quyền lực NN có quyền đơn phương ra quyết

định trong phạm vi thẩm quyền của mình vì lợi ích của NN, của XH.
+ Quyết định đơn phương của bên có quyền sử dụng quyền lực NN có hiệu
lực bắt buộc thi hành đối với các bên hữu quan và được đảm bảo thi hành bằng
cưỡng chế NN.
Câu 2:
a. Cán bộ, công chức chỉ tuyển dụng thông qua thi tuyển (SAI)
Vì: ngoài ra còn có hình thức bổ nhiệm, bầu cử
b. Công dân VN là người được hưởng quy chế pháp lí hành chính VN (SAI)
Đề 40:
Câu 1: Địa vị pháp lí hành chính của cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương?
Câu 2: Khẳng định đúng sai?

×