BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
HOÀNG THỊ HẰNG
THÀNH PHẦN RUỒI ĐỤC LÁ HỌ AGROMYZIDAE, ĐẶC ĐIỂM
SINH HỌC, SINH THÁI HỌC CỦA LOÀI RUỒI ĐỤC LÁ LỚN
Chromatomyia horticola Goureau TRÊN CÂY DƯA CHUỘT
Ở HÀ NỘI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 62.62.10.01
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. NGUYỄN VIẾT TÙNG
PGS.TS. HỒ THỊ THU GIANG
HÀ NỘI, 2012
i
LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận án
Hoàng Thị Hằng
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được
sự quan tâm, dìu dắt và giúp đỡ tận tình của GS. TS. NGƯT. Nguyễn Viết
Tùng, PGS. TS. Hồ Thị Thu Giang Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ quý báu của hai
thầy cô hướng dẫn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô cùng tập thể cán
bộ công nhân viên Viện Đào tạo Sau đại học, Bộ môn Côn trùng, Khoa Nông
học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu, các đồng nghiệp
Khoa Kỹ thuật nông nghiệp, Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây đã tạo điều
kiện và có những đóng góp bổ ích quý báu cho tôi trong quá trình thực hiện
đề tài.
Nhân dịp này, cho phép tôi gửi tới các nhà khoa học, các tập thể, cơ
quan chuyên ngành Bảo vệ thực vật ở Trung ương và địa phương cùng các hộ
nông dân ở Hà Nội, Hưng Yên lời cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ, cộng tác
và tạo điều kiện bố trí ruộng thí nghiệm để tôi hoàn thành tốt đề tài.
Cuối cùng, tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, bạn bè và
người thân đã động viên, giúp sức rất nhiều để bản thân hoàn thành luận án này.
Tác giả luận án
Hoàng Thị Hằng
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các kỹ hiệu và chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình x
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 3
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Những đóng góp mới của đề tài 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 5
1.2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 6
1.2.1 Kết quả nghiên cứu về ruồi đục lá rau 6
1.2.2 Kết quả nghiên cứu về ong ký sinh ruồi đục lá 25
CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 33
2.1.1 Thời gian nghiên cứu 33
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 33
2.2 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 33
2.3 Nội dung nghiên cứu 34
2.4 Phương pháp nghiên cứu 34
2.4.1 Điều tra thành phần, diễn biến số lượng của loài ruồi đục lá và
thiên địch của chúng trong phổ thức ăn và trên cây dưa chuột 34
iv
2.4.2 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và sinh
thái của loài ruồi đục lá 37
2.4.3 Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của
loài ong Phaedrotoma phaseoli Fischer ký sinh ruồi đục lá 44
2.4.4 Nghiên cứu các biện pháp phòng chống ruồi đục lá hại dưa
chuột tại vùng nghiên cứu 46
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 52
3.1 Thành phần, sự chu chuyển và phân bố của ruồi đục lá họ
Agromyzidae tại Hà Nội và phụ cận 52
3.1.1 Thành phần ruồi đục lá tại Hà Nội và phụ cận 52
3.1.2 Sự chu chuyển trong phổ ký chủ của 2 loài ruồi đục lá chủ
yếu tại vùng Hà Nội và phụ cận 56
3.1.3 Sự phân bố của giòi loài ruồi đục lá lớn C. horticola và loài
ruồi đục lá phổ biến L. sativae ở các tầng lá khác nhau trên
cây dưa chuột 61
3.2 Đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái của hai loài ruồi đục
lá lớn Chromatomyia horticola và Liriomyza sativae trên cây
dưa chuột 63
3.2.1 Đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái của loài ruồi đục lá
lớn Chromatomyia horticola 63
3.2.2 Đặc điểm sinh học của loài ruồi đục lá phổ biến Liriomyza
sativae trên cây dưa chuột 84
3.3 Thành phần ong ký sinh ruồi đục lá rau và một số đặc điểm
sinh học, sinh thái học của ong Phaedrotoma phaseoli
(Fischer) ký sinh ruồi đục lá họ Agromyzidae 91
3.3.1 Thành phần ong ký sinh ruồi đục lá họ Agromyzidae vùng
Hà Nội và phụ cận 92
v
3.3.2 Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái của loài ong
Phaedrotoma phaseoli Fischer (Hymenoptera: Braconidae) 95
3.3.3 Đặc điểm sinh học của loài ong Phaedrotoma phaseoli Fischer 100
3.3.4 Đặc điểm sinh thái học của loài ong Phaedrotoma phaseoli 105
3.4 Biện pháp phòng chống loài ruồi đục lá lớn Chromatomyia
horticola trên cây dưa chuột 110
3.4.1 Biện pháp kỹ thuật canh tác 110
3.4.2 Biện pháp cơ giới vật lý 114
3.4.3 Biện pháp hoá học 116
3.4.4 Bước đầu xây dựng biện pháp quản lý tổng hợp (IPM) ruồi đục
lá lớn C. horticola trên dưa chuột ở vùng Hà Nội và phụ cận 128
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 131
1 Kết luận 131
2 Đề nghị 132
Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án 133
Tài liệu tham khảo 134
Phụ lục 150
vi
DANH MỤC CÁC KỸ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu, chữ viết tắt
Diễn giải
Ctv
Cộng tác viên
DT
Thời gian tăng đôi số lượng cá thể
Et al.
Và những người khác trong tài liệu tiếng Anh
IPM
Quản lý tổng hợp
KC
Ký chủ
KS
Ký sinh
lx
Tỷ lệ cái sống sót
mx
Số con cái đẻ ra ở thế hệ sau
R
Tỷ lệ gia tăng tự nhiên
R
0
Hệ số nhân của một thế hệ
T
Thời gian một thế hệ tính theo đời con
T
0
Thời gian một thế hệ tính theo đời mẹ
TGS
Thời gian sống
TLKS
Tỷ lệ ký sinh
TT
Thứ tự
Λ
Chỉ số gia tăng tự nhiên
vii
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
3.1 Thành phần ruồi đục lá họ Agromyzidae trên rau, hoa và cỏ dại
(Hà Nội, Hưng Yên, năm 2008 - 2010) 52
3.2 Thành phần cây ký chủ của ruồi đục lá họ Agromyzidae (Hà Nội,
Hưng Yên, năm 2008 - 2010) 54
3.3 Sự chu chuyển của loài ruồi đục lá lớn Chromatomyia horticola trên
một số cây rau, hoa và cỏ dại (Hà Nội, Hưng Yên, năm 2009 - 2010) 57
3.4 Sự chu chuyển của loài ruồi đục lá phổ biến L. sativae trên rau,
hoa và cỏ dại (Hà Nội, Hưng Yên, năm 2009 - 2010) 60
3.5 Kích thước các pha phát dục của loài ruồi đục lá lớn C. horticola
(Hà Nội, năm 2009) 64
3.6 Ảnh hưởng của thức ăn thêm đến thời gian sống của trưởng thành
loài ruồi đục lá lớn Chromatomyia horticola (Hà Nội, năm 2010) 70
3.7 Mật độ và tỷ lệ hại của giòi ruồi đục lá lớn Chromatomyia
horticola trên các cây ký chủ trong phòng thí nghiệm (Hà Nội,
năm 2010) 71
3.8 Thời gian phát dục các pha và vòng đời của loài ruồi đục lá lớn
Chromatomyia horticola trên dưa chuột (Hà Nội, năm 2009, 2010) 73
3.9 Sức đẻ trứng của trưởng thành cái loài ruồi đục lá lớn
Chromatomyia horticola (Hà Nội, năm 2009, 2010) 75
3.10 Nhịp điệu đẻ trứng của loài ruồi đục lá lớn C. horticola (Hà Nội,
năm 2009) 76
3.11 Bảng sống của loài ruồi đục lá lớn C. horticola trên cây dưa chuột
(Hà Nội, năm 2009) 77
3.12 Diễn biến mật độ giòi của ruồi đục lá lớn và tỷ lệ lá bị hại trên
các vụ dưa chuột (Hà Nội, năm 2009) 80
viii
3.13 Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến thời gian sống của trưởng
thành loài ruồi đục lá phổ biến L. sativae (Hà Nội, năm 2010) 86
3.14 Thời gian phát dục các pha và vòng đời của Liriomyza sativae
trên cây dưa chuột (Hà Nội, năm 2009, 2010) 87
3.15 Sức đẻ trứng của trưởng thành cái ruồi đục lá phổ biến
Liriomyza satiave trên cây dưa chuột (Hà Nội, năm 2009) 89
3.16 Nhịp điệu đẻ trứng của loài ruồi đục lá phổ biến L. sativae trên
cây dưa chuột (Hà Nôi, năm 2009) 90
3.17 Thành phần ong ký sinh ruồi đục lá họ Agromyzidae hại rau (Hà
Nội, Hương Yên, năm 2008 - 2010) 93
3.18 Ảnh hưởng của thức ăn thêm đến thời gian sống và khả năng ký
sinh của trưởng thành ong P. phaseoli ( Hà Nội, năm 2010) 101
3.19 Thời gian phát dục các pha và vòng đời của ong P. phaseoli ký
sinh trên giòi của ruồi đục lá (Hà Nội, năm 2010) 103
3.20 Sức đẻ trứng của ong ký sinh P. phaseoli (Hà Nội, năm 2010) 104
3.21 Ảnh hưởng của tuổi ký chủ đến khả năng ký sinh của ong P.
phaseoli (thí nghiệm không có sự lựa chọn tuổi ký chủ) (Hà Nội,
năm 2010) 106
3.22 Ảnh hưởng của tuổi ký chủ tới tỷ lệ ký sinh và hệ số lựa chọn tuổi
ký chủ của ong P. phaseoli (Hà Nội, năm 2010) (thí nghiệm có
sự lựa chọn tuổi ký chủ) 107
3.23 Ảnh hưởng của số lượng ký chủ đến tỷ lệ ký sinh của P. phaseoli
(Hà Nội, năm 2010) 108
3.24 Ảnh hưởng của số lượng ký chủ đến khả năng đẻ trứng ký sinh
vào mỗi cá thể ký chủ của ong P. phaseoli (Gia Lâm - Hà Nội,
năm 2010) 109
ix
3.25 Ảnh hưởng của cây trồng vụ trước đến mật độ giòi của ruồi đục lá
lớn C. horticola trên ruộng dưa chuột vụ Xuân (Hà Nội, năm 2010) 111
3.26 Ảnh hưởng của xen canh cây trồng đến mật độ giòi của ruồi đục
lá lớn C. horticola và tỷ lệ giòi bị ký sinh trên dưa chuột vụ Hè
(Hà Nội, năm 2010) 113
3.27 Mật độ giòi của giòi đục lá lớn C. horticola và tỷ lệ lá bị hại trên
ruộng dưa chuột vụ Xuân có quây nilon và ruộng đối chứng (Hà
Nội, năm 2010) 114
3.28 Mối tương quan giữa số lượng trưởng thành ruồi đục lá lớn vào
bẫy dính màu vàng với mật độ giòi của ruồi đục lá lớn hại dưa
chuột vụ Xuân (Hà Nội, năm 2010) 116
3.29 Hiệu lực của thuốc trừ sâu với ruồi đục lá lớn C. horticola trên
dưa chuột (Hà Nội, năm 2010) (thí nghiệm trong phòng) 121
3.30 Hiệu lực của thuốc đối với giòi của ruồi đục lá lớn C. horticola
trên cây dưa chuột vụ Xuân (Hà Nội, năm 2010) (Thí nghiệm
ngoài đồng) 122
3.31 Ảnh hưởng số lần phun thuốc đến diễn biến mật độ giòi của ruồi
đục lá lớn C. horticola và tỷ lệ giòi bị ký sinh trên dưa chuột vụ
Xuân (Hà nội, năm 2010) 124
3.32 Hiệu lực trừ giòi ruồi đục lá lớn C. horticola trên dưa chuột của thuốc
Nimbecidine 0,03EC trong phòng thí nghiệm (Hà Nội, năm 2010) 125
3.33 Hiệu lực trừ giòi của ruồi đục lá lớn C. horticola trên dưa chuột của
thuốc Nimbecidine 0,03EC ở ngoài đồng ruộng (Hà Nội, năm 2010) 126
3.34 Diễn biến mật độ giòi ruồi đục lá lớn C. horticola và tỷ lệ bị ong
ký sinh trên dưa chuột thí nghiệm vụ Đông (Hà Nội, năm 2011) 129
3.35 Các chỉ tiêu theo dõi trên các công thức thí nghiệm 130
x
DANH MỤC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
1.1 Giòi ruồi đục lá lớn Chromatomyia horticola: 17
1.2 Cánh ruồi đục lá lớn C. horticola, (Spencer, 1973) [109] 17
3.1 Một số loài ruồi đục lá họ Agromyzidae tại Hà Nội và phụ cận 53
3.2 Triệu chứng gây hại của ruồi đục lá trên dưa chuột 61
3.3 Diễn biến mật độ giòi loài C. horticola và L. sativae ở các tầng lá
khác nhau trên cây dưa chuột vụ Đông (Hà Nội, năm 2010) 62
3.4 Trứng của ruồi đục lá lớn C. horticola 64
3.5 Giòi tuổi 1 của ruồi đục lá lớn C. horticola 65
3.6 Giòi tuổi 2 của ruồi đục lá lớn C. horticola 66
3.7 Giòi tuổi 3 của ruồi đục lá lớn C. horticola 66
3.8 Nhộng của ruồi đục lá lớn C. horticola 67
3.9 Trưởng thành cái C. horticola 68
3.10 Trưởng thành đực C. horticola 68
3.11 Trưởng thành ruồi đục lá lớn C. horticola 68
3.12 Nhịp điệu đẻ trứng của loài ruồi đục lá lớn C. horticola (Hà Nội,
năm 2009) 76
3.13 Tỷ lệ sống (lx) và số con cái đẻ ra (mx) của loài ruồi đục lá lớn
C. horticola (Hà Nội, năm 2009) 78
3.14 Ảnh hưởng của các trà dưa chuột đến diễn biến mật độ giòi của ruồi
đục lá lớn và tỷ lệ lá dưa chuột bị hại vụ Đông (Hà Nội, năm 2009) 82
3.15 Diễn biến mật độ giòi của ruồi đục lá lớn và tỷ lệ lá dưa chuột bị
hại trên các giống dưa chuột vụ Xuân (Hà Nội, năm 2010) 84
3.16 Nhịp điệu đẻ trứng của loài ruồi đục lá phổ biến L. sativae trên
cây dưa chuột (Hà Nội, năm 2009) 91
xi
3.17 Một số loài ong ký sinh trên giòi, giòi - nhộng ruồi đục lá họ
Agromyzidae (Hà Nội, Hưng Yên, năm 2008-2010) 94
3.18 Trưởng thành đực ong Phadrotoma phaseoli 97
3.19 Trưởng thành cái ong Phadrotoma phaseoli 97
3.20 Trứng ong P. phaseoli 97
3.21 Trứng P. phaseoli sắp nở 97
3.22 Sâu non các tuổi của ong P. phaseoli 98
3.23 Nhộng ong P. phaseoli sắp vũ hoá 99
3.24 Nhộng ong sắp vũ hoá trong vỏ nhộng ruồi L. sativae 99
3.25 Nhịp điệu đẻ trứng của ong ký sinh P. phaseoli (Hà Nội, năm 2010) 105
1
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Diện tích trồng rau của Việt Nam tăng lên hàng năm, theo số liệu thống
kê của cục Trồng trọt bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2007 [8] cho
biết năm 1995 diện tích rau cả nước là 328,2 nghìn ha, năm 2000 tăng lên 340
nghìn ha, sản lượng đạt 3,84 triệu tấn và đến năm 2007 diện tích rau đạt 910
nghìn ha, sản lượng đạt 10,969 tấn (đứng thứ 5 châu Á).
Tuy nhiên, cũng giống như các loại cây trồng khác việc sản xuất rau cũng
gặp nhiều khó khăn, một trong những nguyên nhân quan trọng kìm hãm sự phát
triển của ngành trồng rau, đặc biệt việc chuyên canh rau là sự phá hại của các
loài sâu bệnh hại rau. Vì vậy, việc phòng trừ sâu bệnh hại rau luôn là mối quan
tâm hàng đầu của nghề trồng rau (Nguyễn Văn Thắng và ctv, 2000) [29].
Việc phòng trừ sâu hại rau bằng thuốc hoá học một cách thiếu thận trọng
đã làm phá vỡ cân bằng sinh thái tự nhiên, làm tăng tính chống thuốc của nhiều
loài dịch hại như sâu tơ, ruồi đục lá, bọ nhảy….; Một số loài sâu hại thứ yếu trở
thành chủ yếu khó phòng trừ như ruồi đục lá thuộc họ ruồi Agromizydae, bộ 2
cánh Diptera (Hà Quang Hùng, 2002) [17]. Ba đại diện trong tổng số 300 loài
của giống Liriomyza họ Agromyzidae (Liriomyza sativae, Liriomyza
huidobrensis, Liriomyza trifolii) là những loài dịch hại nguy hiểm đối với sản
xuất rau trên thế giới với đặc tính dễ thích nghi với môi trường sống mới, tốc độ
phát triển nhanh và chóng quen với các loại thuốc hoá học (Nguyễn Văn Đĩnh,
Lương Thị Kiểm, 2001) [11].
Nước ta nằm trong vùng phân bố của các loài ruồi đục lá này, chúng là
nhóm dịch hại rất phổ biến ở Việt Nam, hầu như trên các loại rau màu trồng
quanh năm ở các địa phương đều bắt gặp triệu chứng gây hại của nhóm ruồi
đục lá (Trần Thị Thiên An, 2000) [1]. Song, đây là nhóm dịch hại còn khá
mới mẻ ở nước ta nên việc xác định thành phần cũng như sự phân bố, gây hại
2
trong phổ ký chủ của chúng để từ đó nắm vững đối tượng gây hại cho mùa
màng là một yêu cầu cấp thiết.
Hơn nữa, ruồi đục lá là những loài đa thực nên các loài ruồi đục lá dễ có
chung ổ sinh thái khiến chúng có thể cùng có mặt trên một loại cây trồng. Điều
này gây không ít trở ngại trong việc nhận diện đúng đối tượng gây hại. Tuy
nhiên, giữa chúng sẽ nảy sinh mối quan hệ cạnh tranh về thức ăn và nơi ở. Vì thế
loài có ưu thế hơn sẽ trở thành loài gây hại chính (Phạm Bình Quyền, 1994)
[28]. Xuất phát từ đặc điểm này, việc nghiên cứu hiện tượng tập trung loài và độ
ưu thế của từng loài ruồi đục lá là rất cần thiết để đánh giá đúng đối tượng gây
hại chính trên đồng ruộng.
Mặt khác, cũng do phần lớn nhóm ruồi đục lá có tính đa thực nên
chúng có khả năng phân bố rộng rãi trong tự nhiên và chu chuyển dễ dàng
trong phổ thức ăn của chúng qua các mùa trong năm. Vì vậy, việc tìm hiểu
đặc điểm phân bố và chu chuyển của chúng là cơ sở quan trọng để xác định
nguồn ruồi cũng như quy luật phát sinh phát triển của nhóm côn trùng này
trên một số cây trồng trên đồng ruộng.
Đặc biệt, ruồi đục lá lại là nhóm côn trùng phân bố rộng, có khả năng
xuất hiện quanh năm nên tập đoàn thiên địch của chúng sẽ rất đa dạng và
phong phú. Việc tìm hiểu thành phần, mức độ chuyên tính và diễn biến số
lượng của các sinh vật có ích này sẽ rất có ý nghĩa trong việc đề xuất biện pháp
quản lý tổng hợp đối với các loài ruồi đục lá, góp phần làm giảm việc lạm dụng
thuốc hóa học trong công tác phòng trừ ruồi đục lá, từ đó làm giảm tác động
xấu của thuốc hóa học đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người.
Để góp phần nghiên cứu một cách hệ thống về nhóm ruồi đục lá, trọng
tâm là loài gây hại chính trên cây dưa chuột, đặt cơ sở cho việc đề xuất biện
pháp quản lý tổng hợp đối với đối tượng dịch hại này chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “ Thành phần ruồi đục lá họ Agromyzidae, đặc điểm sinh học,
sinh thái học của loài ruồi đục lá lớn Chromatomyia horticola (Goureau) trên
cây dưa chuột ở Hà Nội và biện pháp phòng chống”.
3
2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1 Mục đích của đề tài
Nghiên cứu về thành phần và sự phân bố của nhóm ruồi đục lá họ
Agromyzidae trên đồng ruộng, thấy được quy luật phát sinh gây hại của nhóm
côn trùng này trên một số ký chủ chính. Cùng với việc đi sâu tìm hiểu đặc
điểm sinh học và sinh thái học của loài ruồi và ong ký sinh chính làm cơ sở
khoa học cho việc xây dựng biện pháp phòng chống có hiệu quả loài gây hại
chính trên cây dưa chuột ở vùng nghiên cứu.
2.2 Yêu cầu của đề tài
- Điều tra thành phần, sự phân bố và chu chuyển của nhóm ruồi đục lá
nghiên cứu trong phổ thức ăn của chúng qua các mùa trong năm.
- Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của loài
ruồi đục lá lớn Chromatomyia horticola.
- Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của loài
ong ký sinh có triển vọng Phaedrotoma phaseoli.
- Đề xuất biện pháp phòng chống loài ruồi đục lá gây hại chính trên cây
dưa chuột một cách hợp lý.
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài là công trình nghiên cứu đầu tiên chuyên sâu về loài ruồi đục lá
lớn Chromatomyia horticola hại trên cây dưa chuột và loài ong ký sinh chính
Phaedrotoma phaseoli trên ruồi đục lá rau. Cung cấp các dẫn liệu khoa học
mới về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và yếu tố ảnh hưởng đến sự phát
sinh, phát triển của loài ruồi đục lá lớn C. horticola và ong ký sinh chúng
Phaedrotoma phaseoli trên dưa chuột tại Hà Nội và phụ cận.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Dựa trên các kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học của
4
loài ruồi đục lá lớn C. horticola gây hại cây dưa chuột, đã đề xuất các biện
pháp phòng chống loài ruồi đục lá này trên cây dưa chuột vừa đạt hiệu quả kinh
tế và môi trường, vừa phù hợp với trình độ canh tác của nông dân.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là loài ruồi đục lá lớn Chromatomyia horticola;
loài ruồi đục lá phổ biến Liriomyza sativae (Diptera: Agromyzidae) và loài
ong ký sinh của chúng Phaedrotoma phaseoli (Hymenoptera: Braconidae)
trên cây dưa chuột tại Hà Nội và vùng phụ cận.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và các yếu
tố ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của loài ruồi đục lá chủ yếu và ong
ký sinh chúng trên cây dưa chuột.
Xây dựng và thực hiện một số biện pháp phòng chống loài ruồi đục lá
chủ yếu gây hại cây dưa chuột theo hướng tổng hợp ở vùng nghiên cứu.
5 Những đóng góp mới của đề tài
- Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu tương đối hệ thống về loài
ruồi đục lá lớn Chromatomyia horticola (Goureau) gây hại trên dưa chuột
vùng Hà Nội và phụ cận.
- Cung cấp các dẫn liệu khoa học mới về đặc điểm hình thái, sinh học,
sinh thái của loài ruồi đục lá lớn C. horticola và ong ký sinh Phaedrotoma
phaseoli.
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
Rau là loại thực phẩm rất cần thiết và không thể thay thế trong đời sống
hàng ngày của con người. Rau có giá trị dinh dưỡng cao chứa nhiều vitamin
và các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người như Protein, vitamin,
muối khoáng Về mặt kinh tế, rau là loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao
vì giá trị sản xuất 1 ha rau cao gấp 2 lần so với 1 ha lúa, rau là loại hàng hóa
xuất khẩu có giá trị cao của nhiều nước trên thế giới, đồng thơi là nguyên liệu
chế biến phong phú và quan trọng. Khi ngành sản xuất rau phát triển nhanh
chóng, bền vững sẽ góp phần tăng thu nhập cho người lao động, thỏa mãn nhu
cầu ngày càng cao của người tiêu dùng đồng thời đáp ứng được yêu cầu của
công cuộc xây dựng đất nước (Tạ Thu Cúc, 2007) [7]. Chính vì vậy sản xuất
rau, đặc biệt là rau an toàn đang được xã hội ngày càng quan tâm.
Điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm thuận lợi cho nhiều loại rau quả
phát triển, đây cũng là điều kiện tốt để nhiều loại sâu hại phát triển, đặc biệt là
trong điều kiện thâm canh phát triển sản xuất rau quả. Điều này cũng gây ra
những khó khăn trong việc tìm ra các biện pháp phòng chống sâu hại có hiệu
quả nhưng phải đảm bảo được sự an toàn của các loại thực phẩm rau quả nói
chung và dưa chuột nói riêng.
Ruồi đục lá ngoằn ngoèo (serpentine leafminer) là những loài côn trùng
ngoại lai co sức tàn phá rất mạnh. Ở Việt Nam, trước những năm cuối thế kỷ
XX, các loài côn trùng này hầu như chưa xuất hiện đáng kể. Nhưng sau đó
không lâu, ruồi đục lá đã trở thành đối tượng đáng chú ý lan tỏa khắp 3 miền
của nước ta. Việc phòng chống các loài ruồi đục lá gặp phải không ít khó
6
khăn do chúng dễ thích nghi với môi trường sống mới, nhanh quen các loại
thuốc hóa học trừ sâu (Anderson et al., 2002) [35].
Ở nước ta, đã có một số nghiên cứu về ruồi đục lá thuộc họ
Agromyzidae. Những nghiên cứu này được tiến hành ở khu vực Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh, miền Trung. Các nghiên cứu đã công bố đề cập tới
thành phần loài ruồi của giống Liriomyza, tác hại, đặc điểm sinh học của loài
quan trọng, ký sinh phổ biến trên ruồi đục lá, biện pháp phòng trừ chúng trên
các cây như đậu ăn quả, khoai tây, cà chua ở các địa danh trên. Tuy nhiên,
chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, chi tiết về ruồi đục lá
thuộc họ Agromyzidae trên cây dưa chuột – một loại rau có giá trị cao ở khu
vực Hà Nội. Để có cơ sở khoa học cho việc xây dựng hệ thống quản lý tổng
hợp nhóm ruồi đục lá hại dưa chuột thì cần có những nghiên cứu chuyên sâu
về đặc tính sinh vật học, sinh thái học, quy luật phát sinh gây hại và thử
nghiệm các biện pháp phòng trừ chúng mà trong đó có những nghiên cứu sâu
hơn về biện pháp canh tác và sinh học là rất cần thiết.
1.2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.1 Kết quả nghiên cứu về ruồi đục lá rau
1.2.1.1 Lịch sử phát hiện
Ruồi đục lá Liriomyza thuộc họ Agromyzidae bộ 2 cánh Diptera. Tên
gọi chung là giòi đục lá rau, đậu (tiếng Anh gọi là Leafminer). Trưởng
thành cái đẻ trứng vào trong nhu mô lá, sâu non (giòi) đục ăn nhu mô lá tạo
thành đường hầm ngoằn ngoèo hay "vẽ bùa". Trên thế giới, Liriomyza được
phát hiện từ năm 1894 với trên 300 loài ruồi đục lá thuộc giống Liriomyza,
nhưng chỉ có 23 loài gây hại trong nông nghiệp, trong đó có nhiều loài có
tính ăn đa thực, gây hại đáng kể trên rau, đậu (Spencer K.A., 1990) [111].
Ruồi đục lá phổ biến Liriomyza sativae lần đầu tiên được phát hiện gây hại
trên lá cỏ Linh lăng (Medictalic sativa) ở Argentina, sau đó nó được tìm thấy
7
ở bắc, trung và nam Mỹ, quần đảo Caribe, Châu Phi và một số quốc gia
Châu Á. L. sativae xâm nhập vào Châu Âu qua con đường nhập nội cây
trồng (Spencer, 1986) [110]. Trước những năm 1970, L. sativae chưa từng
xuất hiện ở Châu Á (Nguyễn Thị Minh Ngọc, 2002) [24], đến năm 1992 nó
xuất hiện ở Thái Lan và được tìm thấy ở Hải Nam - Trung Quốc năm 1993,
năm 1994 L. sativae được tìm thấy ở Ấn Độ, Camerun, Sudang và năm 1997
L. sativae thấy xuất hiện ở Nigenia. Năm 2000, L. sativae là dịch hại phổ
biến ở Malaysia, Indonesia, Philippin và Việt Nam.
Lần đầu tiên phát hiện ra ruồi đục lá gây hại ở Việt Nam vào năm 1994.
Các loài ruồi đục lá có thể gây hại cho 40 loại rau và các cây trồng khác,
nhưng nặng nhất là trên các loại rau thuộc họ cà, họ bầu bí, họ hoa thập tự và
chúng có thể xuất hiện quanh năm nhưng thường vào những tháng nóng, ẩm,
ít mưa (Nguyễn Thị Nhung và Phạm Văn Lầm, 2000) [25].
1.2.1.2 Thành phần, sự phân bố, ký chủ và mức độ gây hại của một số loài
ruồi đục lá rau phổ biến
Trên thế giới, hiện nay đã ghi nhận có hơn 300 loài ruồi đục lá thuộc
giống Liriomyza (Agromyzidae - Diptera) gây hại trên một số loại cây trồng,
trong đó có 5 loài rất phổ biến là L. strigata, L. bryoniae, L. trifolii,
L. huidobrensis và L. sativae (Spencer K.A., 1973) [109]. Riêng ở các nước
vùng Đông Nam Á có 3 loài L. trifolii, L. sativae, L. huidobrensis đã phát triển
thành dịch hại quan trọng trên nhiều vùng trồng rau và hoa (Shepard et al.,
1998) [103]. Trong 3 loài ruồi đục lá trên thì loài L. sativae thường phân bố gây
hại chủ yếu ở các vùng đồng bằng, loài L. huidobrensis phân bố gây hại ở vùng
đất cao nguyên, còn loài L. trifolii thường phân bố gây hại hẹp hơn cả vùng địa
lý và ký chủ (Sasakawa M., 1993a) [100], (Tran Dang Hoa et al., 2005d) [120].
Trong đó, tác giả cũng khẳng định loài L. sativae có phạm vi ký chủ rất rộng
với khả năng thích nghi cao và là loài gây hại nguy hiểm trên nhiều loại cây
8
trồng khác nhau. Chúng gây hại và làm giảm giá trị thẩm mỹ của cây cảnh, làm
giảm phẩm chất của cây trồng (Sasaki M. and Nakamura A., 2005) [101]….
Đồng thời một số loài ruồi đục lá còn là môi giới truyền các bệnh virus, vi
khuẩn cho cây (Zhao et al., 2000) [133]. Ngoài ra, 3 loài ruồi đục lá L. trifolii,
L. sativae, L. huidobrensis đều được xác định là có tính kháng cao với nhiều
loại thuốc trừ sâu và là đối tượng khó phòng trừ [51], [104], [112].
Rauf et al. (2000) [95] cho biết tại Indonesia đã xác định được 3 loài ruồi
đục lá là Chromotomyia horticola, L. huidobrensis và L. sativae. Trong đó phổ
biến nhất là loài L. huidobrensis, được ghi nhận trên 45 loài cây trồng.
Ở Việt Nam, theo công bố của các tác giả Hà Quang Hùng (2001) [16],
Nguyễn Thị Nhung và Phạm Văn Lầm (2002) [25], Anderson et al. (2002)
[35], Anderson et al. (2006) [36], Hosfvang et al. (2005) [58], Thang (1999)
[113], Tran et al. (2004) [116] có 5 loài ruồi đục lá trong giống Liriomyza là
L. sativae, L. huidobrensis, L. chinensis, L. bryoniae, L. trifolii. Trong đó loài
ruồi đục lá phổ biến L. sativae là loài có phạm vi phân bố rất rộng, chúng xuất
hiện và gây hại ở tất cả các vùng trồng rau trong cả nước. Từ năm 1990, ruồi
đục lá Liriomyza chỉ mới bắt đầu phát triển tấn công trên một số cây trồng,
nhưng đến năm 1995 đã trở thành dịch hại quan trọng, gây hại trên 40 loại rau
màu và cỏ dại, mức độ gây hại của chúng nặng hay nhẹ tùy thuộc vào từng
loại ký chủ. Các cây ký chủ nhiễm ruồi đục lá phổ biến L. sativae là cà chua,
đậu đỗ, đậu cove, dưa hấu, mướp, dưa chuột… một số cây cỏ dại như cải dại,
dền dại, cỏ vòi voi và một số cỏ lá rộng khác trên ruộng rau.
Theo công bố của Tran Dang Hoa et al. (2005a) [107] ở 5 vùng thuộc
khu vực miền Trung và miền Nam Việt Nam từ năm 2002 - 2004 đã xác định
được 6 loài ruồi đục lá: L. sativae, L. chinensis, L. bryoniae, L. huidobrensis,
L. trifolii và Chromatomyia horticola, L. chinensis chỉ gây hại trên hành.
Trong đó L. sativae là loài gây hại phổ biến nhất, chúng gây hại 17 loại rau
9
trong tổng số 22 loài rau điều tra.
Tại khu vực trồng rau ở Hà Nội và phụ cận Lê Ngọc Anh và Đặng
Thị Dung (2006) [4] đã ghi nhận có 7 loài ruồi đục lá thuộc họ
Agromyzidae bộ Diptera, bao gồm L. sativae, Liriomyza sp., L. bryonidae,
C. horticola Goureau, Phytomyza sp. và 2 loài ruồi vàng và ruồi đen 2 vằn
bụng. Các loài ruồi đục lá này gây hại trên 34 loài cây ký chủ khác nhau
thuộc 11 họ thực vật. Ở 6 tỉnh phía bắc Việt Nam có loài ruồi L. sasakawa
Katoi lần đầu tiên được công bố có mặt ở Việt Nam.
Dang Thi Dung, Ho Thi Thu Giang (2007) [47], điều tra thu được bảy loài
ruồi đục lá ở phía bắc Việt Nam: L. sativae, L. chinensis, L. bryoniae, Liriomyza
sp., L. katoi, C. horticola và Phytomyza sp Trong đó C. horticola lần đầu tiên
được phát hiện ở Việt Nam.
Trần Đăng Hòa (2008b) [14] đã tiến hành xác định thành phần ruồi đục
lá hại rau trên 6 vùng trồng rau ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả thu được 5
loài ruồi đục lá hại rau: L. sativae, L. chinensis, L. bryoniae, L. huidobrensis
và C. horticola. L. sativae là loài phổ biến nhất, L. bryoniae và
L. huidobrensis mới xâm nhập vào Thừa Thiên Huế. Trong những năm gần
đây, L. chinensis đã trở thành một loài dịch hại quan trọng của nhiều loài
trong họ hành tỏi tại Đông Nam Á (Tran et al. 2007) [123] bao gồm Việt
Nam. Giòi ăn chất diệp lục làm suy yếu, phá hủy bộ máy quang hợp của lá
gây thiệt hại nghiêm trọng và đang được coi là loài gây hại nghiêm trọng
(Dang Thi Dung and Ho Thi Thu Giang, 2007) [47]. Khi mật độ cao, giòi ăn
hết thịt lá từ trên chóp lá xuống phía dưới. Diện tích thiệt hại của mỗi giòi gây
nên đã được tính là 72,1 mm
2
(Hidrayani O. et al., 2005) [57].
Spencer (1973) [109] cho rằng L. sativae là một trong những loài dịch hại
rất quan trọng trên cây cà chua ở California và Hawai. Đến năm 1987,
Waterhouse and Norris [129] ghi nhận ruồi đục lá L. sativae đã làm thiệt hại
10
70% sản lượng thu hoạch của cây cà chua ở vùng Vanuatu của Pháp. Ở
Indonesia, L. sativae đã gây hại nặng trên cây dưa chuột và dưa hấu ở vùng đồng
bằng phía Tây Java (Rauf et al., 1999) [93]. Tuy nhiên, mức độ gây hại của ruồi
đục lá lại tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ. Ruồi đục lá được khẳng định là dịch
hại nghiêm trọng trên rau ở phía Nam của Trung Quốc, còn ở các vùng phía Bắc
nơi có nhiệt độ 3-4
0
C thì không thấy chúng xuất hiện trên đồng ruộng (Chen et
al., 2001) [41].
Theo ghi nhận của Sivapragasam et al. (1992) [107] ở Malaysia ruồi
đục lá L. huidobrensis đã gia tăng sự gây hại của chúng một cách nhanh
chóng làm giảm 30% năng suất của cây đậu Hà Lan nếu không có biện pháp
phòng chống kịp thời lúc chúng mới xuất hiện với mật độ thấp.
Rauf (1995) [94] cho biết loài L. huidobrensis là loài gây hại nặng trên
cây cà chua và nhiều cây trồng khác ở một số vùng của Indonesia, chúng làm
giảm từ 30 - 70% sản lượng rau và rút ngắn thời gian thu hoạch từ 2 đến 3 tuần.
Không những thế L. huidobrensis còn được xác định là đã gây hại nặng đối với
một số cây hoa hồng trong nhà kính ở Puncak và làm thiệt hại tới 30% giá trị
kinh tế cho ngành sản xuất hoa ở vùng này. Cũng ở Indonesia, Rauf et al.
(2000) [95] cho biết tại vùng Tây Sumatra, loài L. huidobrensis khi phá hoại
trên cây cà chua đang sinh trưởng phát triển sẽ làm khoảng 40% diện tích cà
chua không cho năng suất. Ở vùng Ciwidey, cây dưa chuột đang ở giai đoạn
sinh trưởng nếu bị loài ruồi này tấn công gây hại nặng sẽ làm giảm 70% sản
lượng quả và nếu gặp phải một vài yếu tố bất lợi khác cây sẽ bị chết sau trồng
30 - 40 ngày. Nông dân Srilanka cho rằng loài L. huidobrensis làm giảm trên
50% năng suất khoai tây hạt và ở những ổ dịch nó có thể phá hại tới 70% năng
suất củ cải và 100% năng suất khoai tây (dẫn theo Nguyễn Văn Đĩnh và Lương
Thị Kiểm (2001)) [11].
Các tác giả Parrella et al. (1992) [87] sau 2 năm nghiên cứu tìm hiểu về
11
sự gây hại của L. trifolii trên chồi non của hoa cúc vạn thọ trồng trong nhà
kính cho thấy chúng không chỉ làm giảm khả năng quang hợp của cây mà còn
làm chậm quá trình phát triển của hạt, kéo dài thời gian xử lý noãn của hoa.
Ho Thi Thu Giang and Takatoshi UENO (2002) [52] cho rằng: ruồi đục
lá thuộc giống Liriomyza, họ Agromyzidae được công nhận là loài dịch hại
nghiêm trọng và phổ biến ở châu Âu, châu Mỹ và nhiều nước châu Á trong đó
có Việt Nam và Nhật Bản. Chúng gây hại trên nhiều loại cây trồng như cây
họ đậu, dưa chuột, khoai tây và một số cây cảnh.
Theo Arpaia et al. (2003) [34], trong số các loài côn trùng gây hại trên
cây trồng tại khu vực rau bình thường và khu vực rau chuyển gen loài
C. horticola gây hại ở gần cuối vụ trồng.
Hà Quang Hùng (2001) [16] cũng đã khẳng định: ở mức gây hại trung
bình ruồi đục lá làm giảm năng suất từ 5 đến 10%, gây hại nặng sẽ làm giảm
năng suất từ 20 đến 30%. Kết quả nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng, các vụ
đông xuân và xuân hè từ tháng 10/2000 đến tháng 06/2001 mức độ gây hại
của ruồi đục lá trên một số cây trồng rất cao: trên cà chua giai đoạn cuối vụ tỷ
lệ lá bị hại lên tới 94%, chỉ số hại là 65,31%, trên đậu Pháp giai đoạn ra hoa
tỷ lệ lá bị hại là 93,33%, chỉ số hại là 48,28%, trên dưa chuột giai đoạn ra hoa,
quả tỷ lệ bị hại là 65,5%, chỉ số hại là 35,3%.
Khi nghiên cứu về phạm vi ký chủ của ruồi đục lá Liriomyza, các công
trình nghiên cứu đều cho thấy chúng có tính đa thực và có thể phát sinh gây
hại trong phạm vi ký chủ rộng nên có thể sinh sống ở bất cứ nơi đâu và bất cứ
thời điểm nào khi điều kiện thời tiết thích hợp (Nguyễn Văn Viên, Nguyễn
Văn Đĩnh, 2001) [31].
Spencer (1973) [109] cho rằng ruồi đục lá họ Agromizidae gây hại trên
130 loại cây trồng, có 107 loài hại trên lá, 29 loài hại trên thân và 1 số loài hại
các bộ phận khác. Tác giả này cũng ghi nhận các loài L. sativae, L. trifolii và
12
L. huidobrensis đều là các loài đa thực và có phổ ký chủ rộng hẹp tùy theo
loài. Trong đó, L. sativae là gây hại trên 20 giống thuộc 10 họ thực vật.
Johnson et al. (1987) [64] cho biết tại Nam Mỹ và Hawai, Liriomyza
spp. gây hại trên 12 loại rau và cây cảnh, trong đó L. sativae gây hại trên 8
loại, L. trifolii gây hại trên 3 loại, L. huidobrensis hại trên 2 loại và L. brassicae
hại trên 1 loại.
Nhận xét về phổ ký chủ của ruồi đục lá, Spencer (1990) [112] đã ghi
nhận có hơn 40 loại cây là ký chủ của L. trifolii, trong đó các cây họ cúc, cây
cà chua và cây cần tây bị hại rất nặng. Saito (1992) [98] cũng khẳng định loài
L. trifolii là loài ruồi đục lá gây hại rất phổ biến trên các vùng chuyên canh
hoa cúc, cà chua và cần tây. Năm 2001, Trần Quý Hùng [18] cho biết ở Nhật
Bản ruồi đục lá L. trifolii gây hại trên 40 loại cây trồng thuộc 11 họ thực vật,
gây hại nặng trên hoa cúc, cà chua, cần tây nhưng không hại cây họ hòa thảo,
cây họ hoa hồng, khoai lang, khoai sọ.
Chen et al. (2003) [42] công bố L. sativae đã trở thành loài ruồi gây hại
nghiêm trọng trên rau màu ở Sanya - Hải Nam - Trung Quốc, chúng xuất hiện
và gây gại quanh năm nhưng nặng nhất là mùa xuân và mùa đông, tỷ lệ bị hại
là 30 - 40%. Phạm vi ký chủ của loài này là 69 loại cây trồng thuộc 14 họ thực vật.
Trần Thị Thiên An (2000) [1] đã phát hiện được ký chủ của ruồi đục lá
L. trifolii bao gồm 30 loài rau trong 11 họ cây trồng, 3 loài hoa và một số cỏ
dại là ký chủ phụ.
Theo Nguyễn Thị Nhung và Phạm Văn Lầm (2000) [25], ở vùng Hà
Nội ruồi đục lá L. sativae đã gây hại trên đậu trạch, đậu bở, đậu đũa, cà chua,
dưa chuột, bí xanh.
Ruồi đục lá L. sativae là loài đa thực, có phổ ký chủ rộng, gây hại trên
41 loại cây thuộc 15 họ thực vật, trong đó có 30 cây được sử dụng làm rau
chiếm 73,17%, 2 cây công nghiệp chiếm 4,87%, 1 cây hoa chiếm 2,43% và 8
cây cỏ dại chiếm 19,51% (Trần Thị Thiên An, 2003) [2].
13
Đang Thi Dung, Ho Thi Thu Giang (2007) [47] đã ghi nhận ở miền Bắc
Việt Nam có 31 loài cây ký của ruồi đục lá.
Arid Andersen et al. (2008) [37], đã thu thập các loài ruồi đục lá trên 50
loài rau ở 62 tỉnh thành của cả nước. Kết quả có hơn 16800 mẫu được xác định
tới loài. Giòi ăn mô lá làm diện tích quang hợp giảm, lá vàng, cây còi cọc, làm
giảm giá trị thương phẩm. Ngoài ra, vết thương giòi để lại là điều kiện để các vi
sinh vật khác xâm nhập gây hại cho cây (Tran Dang Hoa et al., 2007) [123].
1.2.1.3 Đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái chính của một số loài ruồi
đục lá phổ biến
Một số đặc điểm hình thái và sinh học của ruồi đục lá
Kết quả nghiên cứu của Molitas - Colting (2001) [77] và nhiều tác giả
khác đều cho biết sự phát triển của ruồi đục lá thuộc giống Liriomyza trải qua 4
giai đoạn là trứng, giòi, nhộng và trưởng thành. Thời gian phát triển vòng đời
của ruồi phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ và cây ký chủ nơi chúng sinh sống. Ở
nhiệt độ 25
0
C - 30
0
C, thời gian cần thiết để hoàn thành pha trứng và pha giòi
khoảng 7 - 9 ngày, pha nhộng khoảng 7 - 9 ngày, nhưng ở nhiệt độ thấp hơn
(15
0
C) thời gian phát triển từ trứng tới nhộng kéo dài khoảng 25 ngày.
Pha trứng
Trứng của ruồi đục lá được đẻ riêng lẻ từng quả trong mô lá, khi mới
đẻ có màu trắng và khi sắp nở trứng chuyển sang màu đục mờ, thời gian phát
dục của trứng biến động từ 2 - 8 ngày tùy theo nhiệt độ và tùy theo loài
(Parrella et al., 1987) [88].
Pha giòi (sâu non)
Giòi của ruồi đục lá có cơ thể dạng giòi, hơi giống hình trụ với phần
trước của cơ thể nhọn và phần cuối của cơ thể tù (Parrella et al., 1987) [88].
Theo Liebee (1985) [73] giòi của ruồi đục lá sống trong mô diệp lục, khi mới
nở đục ăn mô lá tạo thành những đường hầm ngoằn ngoèo cho đến khi đẫy