Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ XUẤT KHO ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU NHƯ THẾ NÀO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.4 KB, 16 trang )

CHỦ ĐỀ 02: PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ XUẤT KHO ẢNH
HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU NHƯ THẾ NÀO
I. Hàng tồn kho (HTK):
1.Khái niệm:
Hàng tồn kho là: một loại tài sản ngắn hạn vì nó thường bán đi trong vòng 1 năm hay
trong 1 chu kỳ hoạt động kinh doanh.
2.Hàng tồn kho gồm:
• Hàng mua đang đi trên đường
• Nguyên vật liệu
• Công cụ dụng cụ
• Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
• Thành phẩm
• Hàng hóa
• Hàng gửi bán
• Hàng hóa khoa bảo thuế
• Dự phòng giảm giá HTK
II. Các phương pháp tính trị giá hang tồn kho :
Có nhiều phương pháp :
- Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO)
- Phương pháp nhập sau - xuất trước
- Phương pháp giá thực tế đích danh : Áp dụng đối với doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc
mặt hàng ổn định và nhận diện được
- Phương pháp giá bình quân : bình quân theo giá hang tồn kho đầu kỳ, cuối kỳ hoặc
trong kỳ. Cũng có khi được tính theo từng thời kỳ hoặc vào mỗi lần nhập một lô hang
(bình quân gia quyền liên hoàn) phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp
III. Ưu và nhược điểm của từng phương pháp :
- Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO)
Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng được mua trước hoặc sản xuất trước
thì được xuất trước, và hàng còn lại cuối kỳ là hàng được mua hoặc sản xuất ở thời điểm
cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng
nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá


của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
Ưu điểm:
Phương pháp này giúp cho chúng ta có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng
lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu
tiếp theo cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị
trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa
thực tế hơn.
Nhược điểm:
Là làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. Theo
phương pháp này, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hoá đã
có được từ cách đó rất lâu. Đồng thời nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh
nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công
việc sẽ tăng lên rất nhiều.
- Phương pháp nhập sau - xuất trước (LIFO)
Phương pháp này giả định là hàng được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước,
và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là những hàng được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo
phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc
gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc
gần đầu kỳ.
Ưu điểm:
Như vậy với phương pháp này chi phí của lần mua gần nhất sẽ tương đối sát với trị giá
vốn của hàng thay thế. Việc thực hiện phương pháp này sẽ đảm bảo được yêu cầu của
nguyên tắc phù hợp trong kế toán.
Nhược điểm:
trị giá vốn của hàng tồn kho cuối kỳ có thể không sát với giá thị trường của hàng thay thế
- Phương pháp giá thực tế đích danh
Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì
lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính.
Ưu điểm:
Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế

phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu
mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của
nó.
Nhược điểm:
việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh
nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và
loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này. Còn đối
với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp
này.
Phương pháp bình quân gia quyền
Là phương pháp căn cứ vào giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị hàng nhập trong kỳ để
tính giá bình quân của 1 đơn vị hàng hóa. Phương pháp bình quan có thể được tính theo
thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.
Theo giá bình quân cuối kỳ
Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ. Tuỳ
theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hàng tồn kho căn cứ vào giá nhập,
lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá đơn vị bình quân:
Đơn giá xuất kho bình quân trong kỳ của một loại sản phẩm = (Giá trị hàng tồn đầu kỳ +
Giá trị hàng nhập trong kỳ) / (Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ)
Ưu điểm:
Đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ.
Nhược điểm:
Độ chính xác không cao, hơn nữa, công việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng
đến tiến độ của các phần hành khác. Ngoài ra, phương pháp này chưa đáp ứng yêu cầu
kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm)
Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác định lại giá trị thực của
hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân. Giá đơn vị bình quân được tính theo công thức
sau:
Đơn giá xuất kho lần thứ i = (Trị giá vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Trị giá vật tư hàng hóa

nhập trước lần xuất thứ i)/(Số lượng vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư hàng
hóa nhập trước lần xuất thứ i)
Ưu điểm:
Là khắc phục được những hạn chế của phương pháp trên
Nhược điểm:
nhưng việc tính toán phức tạp, nhiều lần, tốn nhiều công sức. Do đặc điểm trên mà
phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có ít chủng loại hàng tồn kho, có lưu
lượng nhập xuất ít.
Tác động đến sổ sách liên quan
Giá xuất kho khác nhau lượng tồn cuối kì sẽ khác nhau số dư cuối kì của các tài
khoản HTK bị ảnh hưởng, các sổ liên quan đến hàng tồn kho như: sổ chi tiết từ tài khoản
151 đến 157, bảng tổng hợp chi tiết vật liệu (sản phẩm, hàng hóa), sổ cái từ tài khoản151
đến 157
Khi xuất kho phân bổ vào chi phí liên quan sẽ làm ảnh hưởng đến số phát sinh trong kì
của các tài khoản chi phí, các sổ liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh: sổ chi tiết
621, 623,627,632, 641,642. Sổ cái tài khoản 621, 623,627,632, 641,642
Tác động tới BCTC:
Bảng cân đối kế toán:
Chỉ tiêu Hàng tồn kho phần A Tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước ở phần I Nợ ngắn hạn A Nợ phải trả thuộc
phần Nguồn vốn
Chỉ tiêu Lợi nhuận chưa phân phối ở phần I Vốn chủ sở hữu B Nguồn vốn chủ sở hữu
phần Nguồn vốn
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
Chỉ tiêu Giá vốn hàng bán ở cột A (số 4)
Chỉ tiêu Chi phí bán hàng ở cột A (số 8)
Chỉ tiêu Chi phí quản lý doanh nghiệp ở cột A (số 9)
Chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế ở cột A (số 14)
Bảng lưu chuyển tiền tệ:
Chỉ tiêu Tăng, giảm Hàng tồn kho ở phần Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay

đổi vốn lưu động
Chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế
Bảng thuyết minh:
Chỉ tiêu Hàng tồn kho ở phần Những thông tin bổ sung Mục 04
Chỉ tiêu Thuế TNDN ở Mục 09 Thuế và các khoản phải nôp Nhà nước phần Những
thong tin bổ sung
Chỉ tiêu Giá vốn hàng bán Mục 16 Giá vốn hàng bán phần Những thong tin bổ sung
V. Cách xác định giá chứng khoán
Trong đó:
Dt: là khoản cổ tức dự tính nhận được hằng năm
1+T: tỷ suất sinh lời
t: là kì tính cổ tức
: là giá cổ phiếu thường ước tính
VI. Các phương pháp xuất kho ảnh hưởng tới giá chứng khoán :
Phương pháp xuất kho sẽ ảnh hưởng tới giá vốn hàng bán, chi phí sản xuất kinh doanh
lợi nhuận lãi cơ bản trên một cổ phiếu giá cổ phiếu
VII. Ví dụ
Tồn ĐK: hàng hóa 150 cái, Đgiá 200.000đ/cái
Trong kỳ có những nghiệp vụ phát sinh như sau
1, Mua hàng hóa số lượng 400 cái, Đgiá 210.000đ/cái, thuế VAT 10%, chưa trả người bán
2, Xuất bán hàng hóa số lượng 300 cái , giá bán 320.000đ/cái,đã thanh toán bằng TGNH.
DN hạch toán theo phương pháp KKTX, VAT theo p2 khấu trừ
Việc sử dụng các phương pháp tính giá xuất kho khác nhau:
Phương pháp FIFO:
1. + Nợ 156 400 x 210 = 84.000
Nợ 133 8.400
Có 331 92.400
2.+ GVHB ( FIFO) = 150 x 200 + 150x 21 = 61.500
Nợ 632 61.500
Có 156 61.500

+ DT Nợ 112 105.600
Có 511 96.000
Có 3331 9.600
b) Phương pháp LIFO:
1. + Nợ 156 400 x 210 = 84.000
Nợ 133 8.400
Có 331 92.400
2. GVHB( LIFO)
Nợ 632 300 x 210=63.000
Có 152 63.000

+ DT
Nợ 112 105.600
Có 511 96.000
Có 3331 9.600
c. Phương pháp bình quân cố định
1. Nợ 156 400 x 210 = 84.000
Nợ 133 8.400
Có 331 92.400
Đơn giá xuất kho= = 207,27
Nợ 632 300x207,27= 62.181
Có 156 62.181
DT:
Nợ 112 105.600
Có 511 96.000
Có 33311 9.600
BẢNG SO SÁNH
FIFO LIFO BQGQCĐ
HTK 52.500 51.000 51.819
DT 96.000 96.000 96.000

GVHB 61.500 63.000 62.181
LN Trước
thuế
34.500 33.000 33.819
Thuế Phải
nộp
8.625 8.250 8.455
LN Sau thuế 25.875 24.750 25.364

×