Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

đánh giá tác động xã hội của công tác quản lý rừng tại công ty lâm nghiệp nam nung, tỉnh đăk nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.57 MB, 129 trang )















































BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
==============






VŨ MINH KHÔI








ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA CÔNG TÁC QUẢN
LÝ RỪNG TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP NAM NUNG
TỈNH ĐĂK NÔNG







LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP








Buôn Ma Thuột - 2009









BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN








VŨ MINH KHÔI




ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA CÔNG TÁC QUẢN
LÝ RỪNG TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP NAM NUNG
TỈNH ĐĂK NÔNG



Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60




LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Võ Đại Hải






Buôn Ma Thuột - Năm 2009



i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam ñoan: Luận văn “Đánh giá tác ñộng xã hội của công tác quản lý
rừng của Công ty lâm nghiệp Nam Nung tỉnh Đak Nông” là công trình nghiên
cứu của riêng tôi.
Các số liệu trong luận văn ñược sử dụng trung thực. Kết quả nghiên cứu ñược
trình bày trong luận văn này chưa ñược công bố tại bất cứ công trình nào khác


Buôn Ma Thuột, tháng 6 năm 2009
Tác giả


















ii

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này ñược hoàn thành tại Khoa Nông lâm - Trường Đại học
Tây Nguyên theo chương trình ñào tạo Cao học Lâm nghiệp khoá I, giai ñoạn
2006 - 2009.
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả ñã nhận ñược
sự quan tâm, giúp ñỡ của Khoa Sau ñại học, khoa Nông lâm - Trường Đại học
Tây Nguyên, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Đăk Nông, nhân dịp này tác giả
xin chân thành cảm ơn về sự giúp ñỡ quí báu ñó.
Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới TS. Võ Đại
Hải - người hướng dẫn khoa học, ñã tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ tác giả trong
suốt thời gian thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Tây
Nguyên ñã tạo mọi ñiều kiện giúp ñỡ tác giả trong thời gian học tập cũng như
hoàn thành luận văn.
Tác giả xin cảm ơn UBND, Sở NN & PTNT tỉnh Đăk Nông ñã tạo mọi
ñiều kiện thuận lợi cho tác giả học tập và triển khai ñề tài nghiên cứu. Xin

cảm ơn Công ty Lâm nghiệp Nam Nung ñã cung cấp những thông tin, tư liệu
cần thiết cũng như tạo ñiều kiện cho tác giả thu thập số liệu ngoại nghiệp
phục vụ cho luận văn.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các ñồng nghiệp, bạn bè gần
xa và người thân trong gia ñình ñã giúp ñỡ, ñộng viên tác giả trong suốt thời
gian học tập và hoàn thành luận văn.

Buôn Ma Thuột, tháng 6 năm 2009
Tác giả




iii

Mục Lục
Trang
Đặt vấn
đề
1
Chơng I: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
3

1.1. Trên thế giới 3
1.1.1. Đánh giá tác động xã hội của các hoạt động sản xuất lâm nghiệp 3
1.1.2 Nghiên cứu về quản lý rừng bền vững 5
1.1.3. Các chính sách thu hút ngời dân tham gia vào công tác quản lý rừng 6
1.1.4. Các giải pháp tăng cờng quản lý rừng bền vững 8
1.2. ở Việt Nam 9
1.2.1. Đánh giá tác động xã hội của các hoạt động sản xuất lâm nghiệp 9

1.2.2. Nghiên cứu về quản lý rừng bền vững 11
1.2.3. Các chính sách thu hút ngời dân tham gia vào công tác quản lý rừng 13

1.2.4. Các giải pháp nhằm tăng cờng quản lý rừng bền vững 15
1.3. Nhận xét và đánh giá chung 17
Chơng 2: Mục tiêu, đối tợng, phạm vi, nội dung và phơng pháp
nghiên cứu
18

2.1. Mục tiêu đề tài 18
2.2. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu 18
2.3. Nội dung nghiên cứu 19
2.4. Phơng pháp nghiên cứu 20
2.4.1. Quan điểm nghiên cứu và cách tiếp cận 20
2.4.2. Phơng hớng giải quyết vấn đề 21
2.4.3. Phơng pháp nghiên cứu cụ thể 23
Chơng III: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên
cứu
27

3.1. Điều kiện tự nhiên 27
3.1.1. Vị trí địa lý 27

3.1.2. Địa hình 27

iv
3.1.3. Đất đai 28
3.1.4. Khí hậu 28
3.1.5. Thủy văn 28
3.1.6. Tài nguyên rừng 29

3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 30
3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động 30
3.2.2. Cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục 32
3.3. Nhận xét và đánh giá chung 33
Chơng 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
35

4.1. Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và QLBVR của công
ty lâm nghiệp Nam Nung 35
4.1.1. Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức của Công ty 35
4.1.2. Tài nguyên rừng 40
4.1.3. Hoạt động sản xuất kinh doanh 43
4.1.4. Tình hình quản lý bảo vệ rừng 54

4.2. Đánh giá tình hình giao đất lâm nghiệp, khoán QLBVR tại Công ty
Lâm nghiệp Nam Nung 56

4.2.1. Đánh giá tình hình giao đất lâm nghiệp trên địa bàn 56
4.2.2. Đánh giá tình hình giao khoán QLBVR tại Công ty 59
4.3. Đánh giá tác động qua lại giữa Công ty Lâm nghiệp Nam Nung và địa
phơng 62
4.3.1. Những hoạt động hỗ trợ của Công ty Lâm nghiệp Nam Nung đối với
địa phơng 62
4.3.2. Những hoạt động của địa phơng hỗ trợ Công ty 73
4.4. Đánh giá mức độ phù hợp các tiêu chuẩn xã hội trong QLRBV ở Công
ty Lâm nghiệp Nam Nung 76
4.4.1. Tiêu chuẩn quốc gia về quản lý rừng bền vững và những tiêu chí về xã hội 76
4.4.2. Đánh giá mức độ phù hợp các tiêu chí xã hội ở Công ty Lâm nghiệp
Nam Nung 83


v
4.5. Đề xuất một số giải pháp và các công việc u tiên nhằm thúc đẩy QLRBV và
bền vững về mặt xã hội ở Công ty Lâm nghiệp Nam Nung 89
4.5.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về tác động
xã hội ở Công ty Lâm nghiệp Nam Nung 89
4.5.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quản lý rừng bền vững về
mặt xã hội tại Công ty Lâm nghiệp Nam Nung 91
4.5.3. Đề xuất các công việc u tiên 97
Chơng V: Kết luận, tồn tại và kiến nghị 98
5.1. Kết luận 98
5.2. Tồn tại 101
5.3. Kiến nghị 102

Tài liệu tham khảo 103
Phần phụ lục
Phụ lục 1: Danh sách một số ngời chủ yếu đã tham gia phỏng vấn, trao đổi
Phụ lục 2 : Tổ chức bộ máy công ty hiện nay

Phụ lục 3: Các thông tin, số liệu cần thu thập tại Công ty Lâm nghiệp Nam Nung
Phụ lục 4: Thông tin, Số liệu cần thu thập ở các xã

Phụ lục 5: Đề cơng Phỏng vấn hộ gia đình











vi
Danh mục các bảng
Bảng

Tên bảng Trang

3.1
Dõn s 2 xó trờn ủa bn cụng ty lõm nghip Nam Nung qun lý

30
3.2
Cỏc dõn tc trờn ủa bn cụng ty lõm nghip Nam Nung qun lý

31
3.3
Tỡnh hỡnh lao ủng 2 xó trờn ủa bn Cụng ty lõm nghip Nam Nung
32
4.1 Tổng số cán bộ lâm trờng chia theo trình độ chuyên môn 38
4.2 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ công ty lâm nghiệp Nam
Nung
39
4.3 Hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng của Công ty 40
4.4 Trữ lợng rừng công ty lâm nghiệp Nam Nung theo nhóm cấp kính 42
4.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty lâm nghiệp
Nam Nung giai đoạn 2004 - 2006
46
4.6 Kế hoạch thực hiện các hoạt động sản xuất giai đoạn 2007 - 2010 49
4.7 Kế hoạch trồng cao su, trồng rừng giai đoạn 2007 - 2010 50

4.8 Kế hoạch nuôi dỡng rừng giai đoạn 2007 - 2010 51
4.9 Kế hoạch làm giàu rừng giai đoạn 2007 - 2010 52
4.10

Kế hoạch khoanh nuôi rừng giai đoạn 2007 - 2010 52
4.11

Dự kiến khai thác gỗ giai đoạn 2007 - 2010 53
4.12

Dự kiến khai thác lâm sản phụ (Lồ ô) 53
4.13

Thống kê các cuộc họp công tác QLBVR và PCCCR 55
4.14

Thống kê diện tích đất lâm nghiệp đã giao trên địa bàn xã Nâm Nung

57
4.15

Thống kê diện tích đất lâm nghiệp đã giao trên địa bàn xã Nâm NĐir 57
4.16

Thống kê diện tích giao khoán QLBVR 59
4.17

Tiền ủng hộ xây nhà tình nghĩa 68
4.18


Hỗ trợ xây dựng Đập Đăk viêng 68
4.19

Hỗ trợ xây dựng đờng giao thông nông thôn và đờng điện cao thế 69
4.20

Tiêu chuẩn 2 - tiêu chí - chỉ số về mặt xã hội 79
4.21

Tiêu chuẩn 3 - tiêu chí - chỉ số về mặt xã hội 80
4.22

Tiêu chuẩn 4 - tiêu chí - chỉ số về mặt xã hội 81
4.23

Kết quả đánh giá mức độ phù hợp các chỉ số xã hội ở Công ty
Lâm nghiệp Nam Nung theo tiêu chuẩn 2 FSC Việt Nam
83
4.24

Kết quả đánh giá mức độ phù hợp các chỉ số xã hội ở Công ty
Lâm nghiệp Nam Nung theo tiêu chuẩn 3 FSC Việt Nam
84

vii

4.25

Kết quả đánh giá mức độ phù hợp các chỉ số xã hội ở Công ty
Lâm nghiệp Nam Nung theo tiêu chuẩn 4 FSC Việt Nam

86
4.26

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về tác
động xã hội ở Công ty Lâm nghiệp Nam Nung
89
4.27

Các biện pháp khắc phục các chỉ số còn tồn tại trong tiêu chuẩn
2 của FSC Việt Nam: "Quyền và trách nhiệm sử dụng đất"
91
4.28

Các biện pháp khắc phục các chỉ số còn tồn tại trong tiêu chuẩn
3 của FSC Việt Nam: "Quyền của ngời dân sở tại"
91
4.29

Các biện pháp khắc phục các chỉ số còn tồn tại trong tiêu chuẩn 2
của FSC Việt Nam: "Quan hệ cộng đồng và quyền của công dân"
92




















viii
DANH MụC CáC Ký HIệU Và Từ VIếT TắT
TT Ký hiệu Giải thích
1 BVR Bảo vệ rừng
3 CCR Chứng chỉ rừng
4 ĐKTN, KT-XH Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
5 ESIA Đánh giá tác động môi trờng và xã hội
6 FAO Tổ chức nông lơng thực thế giới
7 FSC Hội đồng quản trị rừng
8 NWG Tổ công tác quốc gia
10 KHKT Khoa học kỹ thuật
12 NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
13 QLR Quản lý rừng
14 QLBVR Quản lý bảo vệ rừng
15 QLRBV Quản lý rừng bền vững
16 PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng
18 UBND Uỷ ban nhân dân
19 GEF Quỹ môi trờng toàn cầu
20 ITTO Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế
21 XDCB Xây dựng cơ bản

22 PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia
23 RBTC Rừng bảo tồn cao
24 RRA Đánh giá nhanh nông thôn
25 SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
26 VACR Vờn, ao, chuồng, ruộng


ix


danh mục các hình ảnh
Hình

Tên hình Trang

2.1 Phơng hớng giải quyết vấn đề 22
2.2 Phỏng vấn cán bộ xã và công nhân Công ty 25
2.3
Sơ đồ các bớc thực hiện nghiên cứu
26
4.1 Văn phòng Công ty Lâm nghiệp Nam Nung 36
4.2 Rừng trồng cao su của Công ty Lâm nghiệp Nam Nung 41
4.3 Rừng trồng thử nghiệm cây lá rộng Công ty Lâm nghiệp Nam
Nung
44
4.4 Rừng trồng Xoan ta Công ty Lâm nghiệp Nam Nung 45
4.5 Ngời dân địa phơng tham gia các dự án trồng Cao su của
Công ty
64


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong giai ñoạn hiện nay QLRBV (Quản lý rừng bền vững) ñược ñặt ra như
là một yêu cầu cấp thiết với mỗi quốc gia và cộng ñồng quốc tế. Đầu thập kỷ 90 của
thế kỷ XX, nhờ sáng kiến của những người sử dụng và kinh doanh gỗ về việc chỉ
buôn bán và sử dụng gỗ có nguồn gốc từ các khu rừng ñã ñược quản lý bền vững, từ
ñó một loạt các tổ chức QLRBV ñã ra ñời và có phạm vi hoạt ñộng khác nhau trên
thế giới như Montreal, ITTO, Pan - European, Africal Timber Organization
Initiative, CIFOR và FSC, trong ñó chứng chỉ FSC là có uy tín và có phạm vi áp
dụng rộng rãi nhất. Hợp tác lâm nghiệp trong khối ASEAN cũng chủ yếu xoay
quanh chủ ñề QLRBV với 2 lý do: một là xu hướng mất rừng của các nước ñang
phát triển do áp lực dân số, lương thực, khai thác trái phép, cháy rừng, hai là bị thị
trường thế giới từ chối dần việc nhập khẩu nếu ñồ gỗ không có chứng chỉ QLRBV.
Ở Việt Nam, trong nửa thế kỷ từ năm 1945 ñến 1990 diện tích rừng liên tục
giảm từ 14,3 xuống 9,2 triệu ha, ñộ che phủ rừng là 27,2% mà lý do chính là do
quản lý và sử dụng rừng không bền vững. Từ sau năm 1992 thông qua các chương
trình lớn như 327 và sau ñó là dự án 661, gần 3 triệu ha rừng ñã ñược phục hồi, góp
phần thúc ñẩy ngành lâm nghiệp phát triển và cân bằng môi trường sinh thái cho ñất
nước. Theo kết quả kiểm kê rừng công bố ngày 27/8/2007 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT thì ñến hết ngày 31/12/2006 diện tích rừng nước ta ñã tăng lên là 12,874 triệu
ha với ñộ che phủ là 38,0%. Để giữ ñược diện tích rừng hiện có và phát triển thêm
vốn rừng thì QLRBV là một yêu cầu rất cần thiết ở nước ta.
Trong Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp quốc gia giai ñoạn 2006 - 2020 ghi
rõ: Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu và cấp chứng chỉ rừng cho các mặt hàng xuất
khẩu; Nâng cấp năng lực quản lý cho chủ rừng, xây dựng các tiêu chuẩn và cấp
chứng chỉ rừng, mục tiêu ñến năm 2020 ít nhất 30% diện tích rừng sản xuất ñược
cấp chứng chỉ rừng. Chương trình Quản lý và phát triển bền vững - một trong 5
2


chương trình trọng ñiểm quốc gia về lâm nghiệp, có vai trò ñặc biệt quan trọng
trong việc lần ñầu tiên xác ñịnh cho ñất nước một lâm phận ổn ñịnh 15,6 triệu ha,
với 7,8 triệu ha rừng sản xuất, có 30% ñược cấp chứng chỉ QLRBV, cung cấp 22,2
triệu m
3
gỗ/năm, kim ngạch xuất khẩu 7,8 tỷ USD vào năm 2020.
QLRBV ñòi hỏi phải ñáp ứng bền vững trên cả 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và
môi trường, trong ñó yếu tố xã hội ở Việt Nam hiện nay ñang ñược quan tâm nhiều
vì nó gắn liền với ñời sống của hàng chục triệu người dân miền núi, gắn với xóa ñói
giảm nghèo và chính sách ñầu tư của Chính phủ, ñặc biệt trong bối cảnh Nhà nước
ñang có những thay ñổi lớn trong sắp xếp các lâm trường quốc doanh thành các
công ty lâm nghiệp tự hạch toán kinh doanh ñộc lập.
Công ty Lâm nghiệp Nam Nung, tiền thân là lâm trường Nam Nung những
năm trước ñây hoạt ñộng chủ yếu là khai thác rừng tự nhiên, sau ñó chuyển sang
trồng rừng phòng hộ và quản lý bảo vệ rừng theo dự án 661. Hiện nay khi chuyển
sang cơ chế tự hạch toán kinh doanh Công ty ñang ñứng trước những cơ hội và
thách thức mới, ñặc biệt là trong việc thu hút người dân ñịa phương vào quản lý
rừng. Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc ñối với công tác quản lý rừng bền
vững, vì vậy ñánh giá tác ñộng xã hội là một trong những vấn ñề quan trọng hàng
ñầu cần phải thực hiện ñể có những bước ñi phù hợp.
Xuất phát từ yêu cầu ñó, ñề tài “Đánh giá tác ñộng xã hội của công tác quản
lý rừng tại Công ty Lâm Lâm nghiệp Nam Nung tỉnh Đăk Nông” ñặt ra là hết sức
cần thiết nhằm giúp Công ty Lâm nghiệp Nam Nung nói riêng và các Công ty Lâm
nghiệp/lâm trường có ñiều kiện tương tự tiếp cận và dần ñáp ứng ñược các tiêu chí
của Bộ Tiêu chuẩn quốc gia về QLRBV mà trước hết là các tiêu chí xã hội trong
ñiều kiện và bối cảnh mới.


3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Trên thế giới
1.1.1. Đánh giá tác ñộng xã hội của các hoạt ñộng sản xuất lâm nghiệp
Đánh giá tác ñộng xã hội và môi trường (ESIA) ñang ngày càng ñược tăng
cường và áp dụng ở nhiều ngành với mục tiêu ñảm bảo cho các vấn ñề xã hội và
môi trường ñược quan tâm thoả ñáng trước khi ñưa ra những lựa chọn ñầu tư quan
trọng. Đây là phương tiện phù hợp ñể hỗ trợ quá trình ra quyết ñịnh [3]. Trước
những năm 1990, thuật ngữ “ñánh giá dự án” mới chỉ giới hạn ở ñánh giá hiệu quả,
chủ yếu là về mặt kinh tế. Từ sau năm 1990 các hoạt ñộng ñánh giá ñã bao gồm cả
ñánh giá tác ñộng tức là xem xét các hoạt ñộng của dự án ñó có bền vững không sau
khi dự án kết thúc (John et al, 2000). Hiện nay, việc ñánh giá tác ñộng ñược xem
như bắt buộc ñối với tất cả các hoạt ñộng ñánh giá, bao gồm tất cả các thay ñổi về
sinh thái, văn hoá - xã hội, kinh tế, kỹ thuật, thể chế và chính sách ñem lại bởi các
hoạt ñộng của một chương trình, dự án.
Đánh giá và giám sát tác ñộng nhằm mục ñích xem xét những thay ñổi ñược
mong ñợi có thực sự xảy ra không? có hay không những tác ñộng không ñược mong
ñợi nhằm ñiều chỉnh việc quản lý dự án; cung cấp thông tin cần thiết cho quá trình
ra quyết ñịnh từ cấp dự án tới cấp ra chính sách [3].
Ở rất nhiều quốc gia ESIA ñược thiết lập như một qui trình lập kế hoạch/phê
duyệt chủ yếu chỉ áp dụng cho thiết kế khả thi các dự án phát triển quy mô lớn.
ESIA không có mối liên kết cụ thể với bất kỳ một cơ chế phê duyệt hay cấp phép
nào, ñiều ñó có nghĩa rằng những kết quả của quy trình ESIA không thể có hiệu lực
và khó kiểm soát [36].
Năm 1996 trong báo cáo ñánh giá của Winconsin Woodland, Micheal
Luedeke và Jeff Martin (1996) ñã khuyến nghị rằng hoạt ñộng ñánh giá tài chính
4

ñơn thuần chỉ nên sử dụng cho các công ty kinh doanh mà lợi nhuận kinh tế là yếu
tố hàng ñầu, còn ñối với các dự án ñầu tư mang nhiều yếu tố xã hội thì nên cân nhắc

việc ñánh giá hiệu quả xã hội và môi trường.
Tổ chức nghiên cứu cao cấp về phát triển quốc tế Nhật bản (2003) ñã ñề xuất
việc ñánh giá tác ñộng không chỉ tập trung so sánh kết quả ñầu ra với ñầu vào của
dự án mà còn phải xem xét những ảnh hưởng tiêu cực và tích cực, hiện tại và tương
lai, thậm chí là những ảnh hưởng gián tiếp phát sinh từ những ảnh hưởng trực tiếp.
Vì vậy, trong quá trình ñánh giá dự án, việc thiết kế phương pháp và câu hỏi nên
chia thành các nhóm vấn ñề là chính sách, thể chế - quản lý, kỹ thuật, môi trường,
văn hoá - xã hội và kinh tế - tài chính; những tác ñộng ñược phân loại thành 4
nhóm: tích cực/tiêu cực và mong ñợi/không mong ñợi.
FAO [45], [46] nhấn mạnh việc ñánh giá hiệu quả xã hội và môi trường khi
ñưa ra các báo cáo tham luận về lâm nghiệp xã hội, lâm nghiệp cộng ñồng. Cũng theo
FAO [44], một dự án trong lâm nghiệp dù có ñạt ñược hiệu quả tài chính cao nhưng
chưa ñạt ñược hiệu quả xã hội (tạo việc làm, tăng thu nhập, ) và hiệu quả môi trường
thì không ñược coi là một dự án bền vững. Theo Renard R. [49] việc ñánh giá hiệu
quả kinh tế nên tiến hành ñồng thời với các ñánh giá hiệu quả xã hội, hiệu quả môi
trường trong ñánh giá các chương trình, dự án lâm nghiệp. Nghị ñịnh thư Kyoto ra
ñời và việc thành lập Quĩ môi trường toàn cầu (GEF) càng ñề cao vai trò của việc
ñánh giá hiệu quả xã hội và môi trường.
Đứng trên phương diện các phương thức canh tác, Walfredo [50] ñã cho rằng:
Phương thức canh tác sẽ có những tác ñộng tới kinh tế, sinh thái và xã hội từ ñó sẽ
có ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, cân bằng sinh thái và phát triển xã hội. Tất cả
các mối quan hệ ảnh hưởng này sẽ tác ñộng toàn diện về kinh tế, xã hội, bảo vệ môi
trường sinh thái.
5

1.1.2 Nghiên cứu về quản lý rừng bền vững
Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học trên thế giới có sự quan tâm ñặc
biệt về vấn ñề sử dụng ñất ñai, tài nguyên rừng bền vững. Khái niệm về QLRBV
hình thành từ ñầu thế kỷ XVIII, ban ñầu chỉ chú trọng ñến khai thác, sử dụng gỗ
ñược lâu dài, liên tục. Cùng với sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và phát triển kinh

tế - xã hội, QLRBV ñã chuyển từ quản lý kinh doanh gỗ sang quản lý kinh doanh
nhiều mặt tài nguyên rừng, quản lý hệ thống sinh thái rừng và cuối cùng là QLRBV
trên cơ sở các tiêu chuẩn, tiêu chí ñược xác lập chặt chẽ, toàn diện về các lĩnh vực
kinh tế, xã hội và môi trường. QLRBV là ñóng góp của công tác lâm nghiệp ñối với
sự phát triển, sự phát triển ñó phải mang lại lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội, có
thể cân bằng giữa nhu cầu hiện tại và tương lai [24].
Vào ñầu thế kỷ 18, các Nhà lâm học Đức như Hartig, GL [52], Heyer, F
[53], ñã ñề xuất nguyên tắc sử dụng lâu bền ñối với rừng thuần loài ñều tuổi. Vào
thời ñiểm này các nhà khoa học Pháp (Gournand, 1922) và Thụy Sỹ (H. Biolley)
cũng ñã ñề ra phương pháp kiểm tra, ñiều chỉnh sản lượng ñối với rừng ñồng tuổi
khai thác chọn [51].
Hiện nay ñã có nhiều tổ chức ñưa ra khái niệm QLRBV như Tổ chức Gỗ
nhiệt ñới (ITTO), Hiệp ước Helsinki [37], ủy ban Quốc tế về môi trường và phát
triển [24], Các ñịnh nghĩa trên có cách diễn ñạt khác nhau nhưng bao gồm hai vấn
ñề chính là quản lý rừng ổn ñịnh bằng các biện pháp phù hợp nhằm ñạt các mục tiêu
ñề ra và ñảm bảo sự bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường [23].
Trong giai ñoạn ñầu của thế kỷ XX, hệ thống quản lý rừng ñã tập trung ở nhiều
quốc gia, ñặc biệt là những quốc gia ñang phát triển. Vai trò sự tham gia của cộng
ñồng trong quản lý rừng không ñược chú ý. Mặc dù trong các quy ñịnh pháp luật thì
rừng là tài sản của toàn dân nhưng trên thực tế người dân không hề ñược hưởng lợi từ
rừng, vì vậy họ chỉ biết khai thác rừng ñể lấy lâm sản và lấy ñất canh tác phục vụ cho
6

nhu cầu sống của chính họ mà không hề quan tâm ñến xây dựng và bảo vệ vốn rừng.
Bên cạnh ñó, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp, nhu cầu lâm sản ngày
càng tăng nên trong giai ñoạn này tình trạng khai thác quá mức trở thành nguyên
nhân làm suy thoái tài nguyên rừng [34].
Từ giữa thế kỷ 20 trở lại ñây, khi tài nguyên rừng ở nhiều quốc gia ñã bị giảm
sút nghiêm trọng, môi trường sinh thái và cuộc sống của ñồng bào miền núi bị ñe doạ
thì phương thức quản lý tập trung như trước ñây không còn thích hợp nữa. Người ta

ñã tìm mọi cách cứu vãn tình trạng suy thoái rừng thông qua việc ban bố một số
chính sách nhằm thu hút người dân tham gia quản lý và sử dụng tài nguyên rừng bền
vững. Phương thức quản lý rừng cộng ñồng xuất hiện ñầu tiên ở Ấn Độ và dần dần
biến thái thành các hình thức quản lý khác nhau như lâm nghiệp trang trại, lâm
nghiệp xã hội (Nêpan, Thái Lan, Philippines, ) [25].
Do diện tích rừng bị suy thoái và canh tác nông nghiệp không bền vững, FAO
(1967 - 1969) ñã quan tâm ñến phát triển nông lâm kết hợp và trong các nghiên cứu
của mình ñã ñi ñến thống nhất: áp dụng biện pháp nông lâm kết hợp là phương thức
tốt nhất ñể sử dụng ñất rừng nhiệt ñới một cách hợp lý, tổng hợp và nhằm giải quyết
vấn ñề lương thực, thực phẩm và sử dụng lao ñộng dư thừa ñồng thời thiết lập cân
bằng sinh thái [44].
1.1.3. Các chính sách thu hút người dân tham gia vào công tác quản lý rừng
Nghiên cứu của Ianuskơ K. (1996) cho thấy ñể duy trì ñược hiệu quả, tính ổn
ñịnh và bền vững của rừng cần phải giải quyết vấn ñề thị trường tiêu thụ sản phẩm
cho các khu rừng trồng kinh tế, trong ñó cần có kế hoạch xây dựng và phát triển các
nhà máy chế biến lâm sản với các quy mô khác nhau trên cơ sở áp dụng các công cụ
chính sách ñòn bẩy ñể thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển rừng,
phương thức canh tác phải gần với kiến thức bản ñịa và ñược người dân áp dụng.
Theo Thom R Waggener (2000) ñể phát triển trồng rừng theo hướng sản xuất
7

hàng hoá với hiệu quả kinh tế cao không chỉ ñòi hỏi phải có sự ñầu tư tập trung về
kinh tế và kỹ thuật mà còn phải làm sáng tỏ hàng loạt vấn ñề có liên quan ñến chính
sách và thị trường. Chính vì vậy ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Canada,
nghiên cứu về kinh tế lâm nghiệp ở cấp quốc gia hiện nay ñược tập trung vào 2 vấn
ñề lớn là thị trường và khả năng cạnh tranh sản phẩm.
Liu Jinlong (2004) [47] dựa trên việc phân tích và ñánh giá thực tế ñã ñưa ra
một số công cụ chủ ñạo khuyến khích tư nhân phát triển trồng rừng ở Trung Quốc là:
i) Rừng và ñất rừng cần ñược tư nhân hoá.
ii) Ký hợp ñồng hoặc cho tư nhân thuê ñất lâm nghiệp của Nhà nước.

iii) Giảm thuế ñánh vào các lâm sản.
iv) Đầu tư tài chính cho tư nhân trồng rừng.
v) Phát triển hợp tác trồng rừng giữa các công ty với người dân.
Những công cụ mà tác giả ñề xuất tương ñối toàn diện từ quan ñiểm chung về
quản lý lâm nghiệp, về ñất ñai, thuế, ñầu tư, cho tới mối quan hệ giữa các công ty
và người dân. Đây có thể nói là những ñòn bẩy thúc ñẩy tư nhân tham gia trồng
rừng ở Trung Quốc và là những ñịnh hướng cho một số nước khác.
Các hình thức khuyến khích trồng rừng cũng ñược nhiều tác giả trên thế giới
quan tâm nghiên cứu như Narong Mahannop (2004) [48] ở Thái Lan, Ashadi and
Nina Mindawati (2004) [43] ở Indonesia, Ở các nước Đông Nam Á, 3 vấn ñề ñược
xem là quan trọng, khuyến khích người dân tham gia trồng rừng là:
i) Quy ñịnh rõ ràng về quyền sử dụng ñất.
ii) Quy ñịnh rõ ñối tượng hưởng lợi rừng trồng.
iii) Nâng cao hiểu biết và nắm bắt kỹ thuật của người dân.
Đây là những vấn ñề mà các nước trong khu vực, trong ñó có Việt Nam ñã và
ñang giải quyết ñể thu hút nguồn vốn tư nhân ñầu tư vào trồng rừng.
8

1.1.4. Các giải pháp tăng cường quản lý rừng bền vững
Theo thống kê của FAO (2003), trong giai ñoạn 1990 - 1995 ở các nước ñang
phát triển ñã có hơn 65 triệu ha rừng bị mất. Tính ñến năm 2000, diện tích rừng toàn
thế giới, kể cả rừng tự nhiên và rừng trồng chỉ còn 3.869,455 triệu ha, tỷ lệ che phủ
chỉ chiếm 29,6% lãnh thổ [11]. Cộng ñồng quốc tế ñã thành lập nhiều tổ chức, ñề
xuất và cam kết nhiều công ước bảo vệ và phát triển rừng như: Chiến lược bảo tồn
quốc tế (1980, 1991); Tổ chức gỗ nhiệt ñới quốc tế (ITTO năm 1983); Chương trình
hành ñộng của tổ chức Nông lương thực (FAO, 1985); Hội nghị của Liên hợp quốc
về môi trường và phát triển (UNCED, Rio de Janeiro, 1992); Công ước về ña dạng
sinh học (CBD, 1992); Công ước về chống sa mạc hóa (CCD, 1996); Hiệp ñịnh
quốc tế về gỗ nhiệt ñới (ITTA, 1997) [11].
Hiện nay, trên thế giới nhiều nước ñã có các bộ tiêu chuẩn QLRBV cấp quốc

gia (Canada, Thụy Điển, Malaysia, Indonesia, ) và cấp quốc tế như tiến trình
Helsinki, tiến trình Montreal. Hội ñồng quản trị rừng (FSC) và Tổ chức gỗ nhiệt ñới
quốc tế với bộ tiêu chuẩn quản lý rừng ñược vận dụng ở nhiều nước trên thế giới
[37].
Hội nghị lần thứ 18 tháng 9/1998 tại Hà Nội, Các nước trong khu vực Đông
Nam Á ñã thoả thuận về ñề nghị của Malaysia xây dựng bộ tiêu chí và chỉ số vùng
ASEAN về QLRBV (viết tắt là C&I ASEAN). Thực chất C&I ASEAN cũng giống
như C&I của ITTO, bao gồm 7 tiêu chí và cũng chia làm 2 cấp quản lý là cấp quốc
gia và cấp ñơn vị quản [12]. Theo FSC Newsletter số 4 ngày 04/6/2007, ñã có 818
chứng chỉ QLRBV ñược cấp cho 81 quốc gia với tổng diện tích 90.784.799 ha và
5.646 chứng chỉ chuỗi hành trình (CoC) cấp cho các doanh nghiệp chế biến gỗ tại
78 nước [23], trong ñó những cánh rừng ñầu tiên ở Đông Dương ñược nhận chứng
chỉ FSC vào ngày 29/02/2006 là 2 khu rừng tự nhiên ở Trung Lào [Error! Reference
source not found.].
9


1.2 Ở Việt Nam
1.2.1. Đánh giá tác ñộng xã hội của các hoạt ñộng sản xuất lâm nghiệp
QLRBV chỉ ñạt ñược khi ñáp ứng ñược 3 yếu tố: kinh tế, môi trường và xã
hội. Trong một chừng mực nào ñó, yếu tố xã hội là yếu tố quyết ñịnh, tác ñộng trực
tiếp lên các yếu tố khác, ñặc biệt ở nước ta khi cơ chế, chính sách về QLRBV vẫn
còn ñang trong quá trình hoàn thiện.
Trên thực tế rất nhiều lâm trường hoạt ñộng yếu kém ñối với các vấn ñề xã
hội, không giải quyết triệt ñể những bất ñồng giữa lợi ích ñơn vị với lợi ích cộng
ñồng. Người dân sống tại khu vực rừng phải chịu ảnh hưởng bởi những tác ñộng
tiêu cực trong khi các hoạt ñộng quản lý rừng không thể mang lại lợi ích và ñảm
bảo những nhu cầu tối thiểu của họ. Do vậy, việc ñánh giá tác ñộng xã hội nhằm
giải quyết các vấn ñề ñặt ra của hoạt ñộng quản lý rừng là vấn ñề cấp thiết trong giai
ñoạn hiện nay ñối với mỗi lâm trường [14].

Ở Việt Nam, “ñánh giá tác ñộng” ñược quan tâm chú ý nhiều hơn từ khi ñổi
mới, ñặc biệt trong các dự án phát triển; ñánh giá dự án không chỉ ñược ñánh giá
qua các chỉ tiêu tài chính mà còn bao gồm cả những tiêu chí về hiệu quả xã hội và
môi trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh chuyển ñổi sang kinh tế thị trường, ñánh giá
hiệu quả kinh tế thường ñược chú trọng hơn. Mặc dù vậy, môi trường và xã hội
cũng tác ñộng không nhỏ ñến quá trình sản xuất kinh doanh nhất là trong kinh
doanh lâm nghiệp, vì vậy trong giai ñoạn hiện nay ñể QLRBV cần tiến hành ñánh
giá cả tác ñộng về kinh tế, môi trường và xã hội.
Lại Thị Nhu (2004) khi nghiên cứu “Đánh giá tác ñộng của dự án trồng rừng
nguyên liệu ván dăm giai ñoạn 1999 - 2003 của Công ty Lâm nghiệp Thái
Nguyên”[26] ñã ñánh giá về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường, quá trình ñánh
giá có sử dụng các chỉ tiêu dự báo, có sự so sánh các lĩnh vực trước và sau dự án.
10

Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở những tác ñộng tích cực mà chưa ñi sâu phân
tích những tác ñộng tiêu cực của dự án.
Phạm Xuân Thịnh [35], Đàm Đình Hùng [17] ñã ñề cập ñến một số tác ñộng
của dự án về mặt kinh tế, xã hội và môi trường, ñúc kết các kinh nghiệm, rút ra
những mặt làm ñược và những mặt còn tồn tại làm cơ sở ñịnh hướng phát triển ở
giai ñoạn hậu dự án và cho các dự án có vốn ñầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tuy
nhiên, các báo cáo mới chỉ mô tả các hoạt ñộng của dự án, còn ñánh giá tác ñộng
của dự án còn mang nhiều ñịnh tính.
Nguyễn Minh Hằng, Vũ Nam (2006) [14] ñã ñánh giá tác ñộng xã hội tại lâm
trường Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, kết quả ñã xác ñịnh ñược
các nhóm liên quan ñến hoạt ñộng quản lý rừng, các hoạt ñộng sử dụng rừng chủ
yếu của người dân bản ñịa và nhu cầu của các nhóm liên quan trong phạm vi lâm
trường. Tuy nhiên, nghiên cứu không chỉ ra những chỉ số, chỉ tiêu và tiêu chuẩn cụ
thể về mặt xã hội nào ñã phù hợp và chưa phù hợp với bộ tiêu chuẩn QLRBV của
Hội ñồng quản trị rừng quốc tế FSC làm cơ sở ñể ñề xuất một số giải pháp nhằm
QLRBV và tiến tới cấp chứng chỉ rừng cho ñơn vị.

Nguyễn Văn Sản, Lê Khắc Côi (2007) [33] ñã thực hiện việc ñánh giá tác
ñộng kinh tế - xã hội tại Công ty lâm sản xuất khẩu (Forexco) tỉnh Quảng Nam và
chỉ ra sự phù hợp và chưa phù hợp của từng tiêu chí, chỉ số và tiêu chuẩn trong bộ
tiêu chuẩn QLRBV của Hội ñồng quản trị rừng quốc tế FSC từ ñó ñề xuất hệ thống
các giải pháp nhằm hoàn chỉnh các tiêu chí tiến tới QLRBV và cấp chứng chỉ rừng.
Tuy nhiên, những ñánh giá tác ñộng chỉ dựa theo các chỉ số của bộ tiêu chuẩn,
những giải pháp ñề xuất chỉ ñặt trong tình huống cụ thể ở hiện tại mà chưa có
những dự báo, phân tích xu hướng thay ñổi các yếu tố xã hội nhằm ñề xuất các giải
pháp và những công việc ưu tiên trong tiến trình QLRBV.
11

Chương trình lâm nghiệp Việt Nam - Cộng hoà liên bang Đức (2007) ñã tiến
hành hỗ trợ ñánh giá tác ñộng xã hội tại lâm trường Ninh Sơn - Ninh Thuận, Lâm
trường M’Drắk - Đăklăk, lâm trường Đăk Tô - Kon Tum và Lâm trường Văn Chấn
- Yên Bái [8], [10], [9]. Bước ñầu ñã chỉ ra ñược những tồn tại cơ bản, sự phù hợp
của các chỉ số, chỉ tiêu và tiêu chuẩn trong quản lý rừng của các lâm trường từ ñó ñề
xuất những giải pháp nhằm QLRBV theo tiêu chuẩn FSC Việt Nam.
1.2.2. Nghiên cứu về quản lý rừng bền vững
Công tác quản lý sử dụng tài nguyên rừng ở Việt Nam từ trước tới nay ñược
chia thành 3 thời kỳ theo quá trình phát triển của lịch sử cũng như quá trình phát
triển kinh tế xã hội của ñất nước như sau [22]:
- Thời kỳ trước năm 1945: Tài nguyên rừng Việt Nam còn phong phú, nhu
cầu lâm sản nói chung của con người còn thấp, rừng bị khai thác lợi dụng tự do.
Mức ñộ tác ñộng của con người vào rừng còn ít, tài nguyên rừng còn khá phong
phú, vấn ñề QLRBV chưa ñược ñặt ra [23].
- Thời kỳ từ năm 1946 - 1990: với sự ra ñời của ngành Lâm nghiệp các hoạt
ñộng của ngành ñã trải qua nhiều giai ñoạn khác nhau. Ngay sau hoà bình lập lại,
toàn bộ diện tích rừng và ñất rừng ở miền Bắc ñược quy hoạch vào các lâm trường
quốc doanh. Nhiệm vụ chủ yếu là khai thác lâm sản ñể phục vụ cho nhu cầu phát
triển của các ngành kinh tế. Nhiệm vụ xây dựng và phát triển vốn rừng tuy có ñặt ra

nhưng chưa ñược các ñơn vị sản xuất kinh doanh lâm nghiệp quan tâm ñúng mức.
- Thời kỳ từ năm 1991 ñến nay: ngành lâm nghiệp nước ta chuyển ñổi cơ chế
quản lý lâm nghiệp Nhà nước sang Lâm nghiệp xã hội, gắn với ñịnh hướng phát
triển của nền kinh tế thị trường theo ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa; Hệ thống và tính
chất quản lý ngành cũng ñã có sự thay ñổi cho phù hợp với yêu cầu quản lý tài
nguyên rừng tổng hợp, ña ngành, ña mục tiêu; Hàng loạt các chủ trương, chính sách
12

mới ñược ban hành, tạo ñiều kiện thúc ñẩy sự phát triển của ngành Lâm nghiệp và
quản lý tài nguyên rừng bền vững.
Sau một thời gian chuẩn bị, tháng 12/1998 hội thảo Quốc gia về QLRBV do Bộ
NN & PTNT, WWF Đông Dương, Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Hà Nội và Hội
ñồng quản trị rừng quốc tế (FSC) ñồng tài trợ ñã ñược tổ chức tại thành phố Hồ Chí
Minh. Có nhiều báo cáo, tham luận về khái niệm QLRBV, ñánh giá hiện trạng về rừng
và quản lý sản xuất lâm nghiệp tại Việt Nam, Kết quả hội thảo ñã thống nhất thành
lập Tổ công tác quốc gia về QLRBV và CCR (NWG) và ñề xuất chương trình hoạt
ñộng trong 5 năm ñầu tiên [1]. Nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt ñộng
QLRBV và cấp chứng chỉ rừng ở nước ta, tháng 6/2006 Viện Quản lý rừng bền vững
và chứng chỉ rừng (trực thuộc Hội KHKT lâm nghiệp Việt Nam) ñược thành lập.
Vũ Nhâm (2001 - 2004) [25] ñã thực hiện ñề tài nghiên cứu và xây dựng
“Hướng dẫn tổ chức ñánh giá rừng theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững quốc gia”
nhằm hỗ trợ cho 10 lâm trường thuộc Bộ NN & PTNT ký cam kết thực hiện phương
án QLRBV.
Hướng tới mục tiêu thực hiện QLRBV, Viện quản lý rừng bền vững và chứng
chỉ rừng cùng với các chuyên gia hàng ñầu trong và ngoài nước ñã nhóm họp nhằm
xây dựng Bộ tiêu chuẩn QLRBV cho Việt Nam, ñến nay ñã hoàn thành phiên bản
9C. Những tiêu chuẩn, tiêu chí này dựa trên cơ sở ñiều chỉnh, bổ sung các tiêu chuẩn,
tiêu chí của FSC quốc tế [42]. Do những tiêu chuẩn và tiêu chí áp dụng chung trong
toàn quốc, ñồng thời phải phù hợp với tiêu chuẩn tiêu chí quốc tế nên việc áp dụng
không thể phù hợp với mọi trường hợp và mọi ñiều kiện của từng ñịa phương. Vì

vậy, khi áp dụng các tiêu chuẩn, tiêu chí cần có sự mềm dẻo trong một phạm vi nhất
ñịnh nào ñó, vừa ñược các tổ chức chứng chỉ rừng quốc tế FSC và FSC quốc gia chấp
nhận.
13

1.2.3. Các chính sách thu hút người dân tham gia vào công tác quản lý rừng
Từ sau khi ñổi mới chiến lược phát triển lâm nghiệp Nhà nước ñã ban hành
hàng loạt chính sách về ñất ñai, ñầu tư, tín dụng, ñã có tác ñộng mạnh tới phát triển
sản xuất lâm nghiệp ở Việt Nam.
- Nghị ñịnh 01/CP; 02/CP; 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 về giao ñất,
cho thuê ñất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia ñình và các cá nhân sử dụng ổn ñịnh
lâu dài vào mục ñích lâm nghiệp [5].
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa ñổi (2004).
- Luật khuyến khích ñầu tư trong nước, nghị ñịnh 43/1999/NĐ - CP, nghị
ñịnh 50/1999/NĐ-CP,
- Luật Đất ñai sửa ñổi năm 2003 bổ sung Luật Đất ñai năm (1998, 2001).
- Nghị ñịnh số 139/2004-NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý
lâm sản [7].
- Nghị ñịnh 48/2002/NĐ-CP [3] của Chính phủ sửa ñổi, bổ sung danh mục
thực vật, ñộng vật hoang dã quý hiếm ban hành kèm theo Nghị ñịnh số 18/HĐBT
ngày 17/1/1992 của Hội ñồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy ñịnh danh mục
thực vật, ñộng vật rừng quý hiếm và chế ñộ quản lý, bảo vệ.
- Quyết ñịnh số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2001 về việc ban
hành quy chế quản lý rừng ñặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự
nhiên [6].
Song song với việc ban hành các văn bản pháp quy trên, ngành lâm nghiệp
nước ta cũng tham gia nhiều hoạt ñộng hướng tới QLRBV như:
- Hưởng ứng phong trào Quốc tế “Rừng vì con người”, tháng 6/1997 Bộ
NN&PTNT ñã ký cam kết bảo tồn ít nhất 10% diện tích rừng gồm các hệ sinh thái

rừng hiện có và cùng cộng ñộng ñồng Quốc tế, Việt Nam sẽ tham gia thị trường lâm
14

sản bằng các sản phẩm ñược dán nhãn là khai thác hợp pháp trong các khu rừng ñã
ñược cấp chứng chỉ trong khối AFTA và WTO [3].
- Ngay sau khi Việt Nam gia nhập khối ASEAN (1995), nhu cầu hợp tác về
QLRBV trong khối ñã trở thành một trong các nội dung chính trong các cuộc họp
thường niên. Qua nhiều cuộc thảo luận nhằm xây dựng hệ thống tiêu chuẩn QLRBV
cho ASEAN và ñẩy mạnh việc thực hiện QLRBV trong mỗi nước thành viên. Việt
Nam nổi lên là nước có nhu cầu cấp thiết phải quản lý rừng bền vững khi nguồn tài
nguyên rừng trong nước ñã trở nên cạn kiệt.
Nhà nước ñã tiến hành quy hoạch lâm phận trong phạm vi cả nước và từng ñịa
phương, phân chia rừng theo mục ñích sử dụng. Đã tiến hành giao ñất, giao rừng cho
các tổ chức, hộ gia ñình, cá nhân sử dụng ổn ñịnh, lâu dài vào mục ñích lâm nghiệp.
Từng bước thực hiện mỗi mảnh ñất, khu rừng ñều có chủ cụ thể và hướng tới xã hội
hoá nghề rừng. Chính sách giao khoán rừng và ñất lâm nghiệp ñã thu hút mọi nguồn
nhân lực, vật lực cùng kinh doanh có hiệu quả.
Nghiên cứu về kinh tế và chính sách phát triển trồng rừng kinh tế ở Việt Nam
trong thời gian gần ñây cũng ñã ñược quan tâm nhiều hơn. Các công trình quan
trọng có thể kể ñến là:
- Đỗ Doãn Triệu (1997) [40] ñã nghiên cứu xây dựng một số luận cứ khoa
học và thực tiễn góp phần hoàn thiện các chính sách khuyến khích ñầu tư nước
ngoài vào trồng rừng nguyên liệu công nghiệp.
- Võ Nguyên Huân (1997) [18] ñã nghiên cứu các loại hình chủ rừng sản xuất
và khuyến nghị các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy nội lực của chủ rừng trong
quản lý và sử dụng bền vững ở Thanh Hóa.
- Vũ Long (2000) [21] “Đánh giá hiệu quả sử dụng ñất sau khi giao và khoán
ñất lâm nghiệp ở các tỉnh miền núi phía Bắc”;

×