Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ, thức ăn đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cá chày đất (spinibarbus hollandi oshima 1919) giai đoạn từ cá hương lên giống 6-8cm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.72 KB, 57 trang )


Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học nông nghiệp hà nội
***



Ngô tiến đạt





Nghiên cứu ảnh hởng của mật độ, thức ăn
đến tỷ lệ sống và sinh trởng của cá chày
đất (Spinibarbus hollandi Oshima 1919) giai đoạn từ
cá hơng lên giống 6-8cm




Luận văn thạc sĩ nông nghiệp



Chuyờn ngnh: NUễI TRNG THU SN
Mó s: 60.62.70



Ngi hng dn: TS. TRN èNH LUN




hà nội - 2012


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ
rõ nguồn gốc.

Tác giả


Ngô Tiến Đạt















Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khoá học này có sự ủng hộ và giúp đỡ của trường Đại
học Nông nghiệp Hà Nội, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I. Tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Nông nghiệp Hà nội, Khoa
sau đại học, Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I, Phòng Đào
tạo và hợp tác quốc tế - Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Đình Luân,
người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn này.
Tôi xin cám ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của
Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc đã giúp đỡ, tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện luận văn này.
Lời cám ơn chân thành xin gửi tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp,
những người đã luôn giúp đỡ và động viên tôi trong học tập cũng như trong
cuộc sống.
Bắc Ninh, tháng 03 năm 2012
Tác giả

Ngô Tiến Đạt








Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
Danh mục các từ viết tắt viii
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1.1. Mục tiêu của đề tài 2

1.2. Nội dung nghiên cứu 2

1.3. Ý nghĩa của đề tài 3

1.3.1. Ý nghĩa khoa học 3

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3

1.4. Phạm vi nghiên cứu 3


PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1. Đặc điểm sinh học của cá Chày 4

2.1.1. Vị trí phân loại 4

2.1.2. Đặc điểm hình thái 4

2.1.3. Phân bố 6

2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng 6

2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng 7

2.1.6. Đặc điểm sinh sản 8

2.2. Sản xuất giống nhân tạo……………………………………………… 9
2.2.1. Nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ 9

2.2.2. Kích thích sinh sản 9

2.2.3. Thụ tinh, ấp trứng và ương nuôi lên cá giống 10

PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 11

3.2. Vật liệu nghiên cứu 11


3.3. Phương pháp nghiên cứu 12

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv

3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ương nuôi giai đoạn hương lên
giống 3-4cm 12

3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm ương nuôi từ cá giống 3-4cm lên
giống 6-8cm 14

3.4. Phương pháp theo dõi thí nghiệm và xử lý số liệu 16

3.4.1. Theo dõi về tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ sống 16

3.4.2. Theo dõi một số chỉ tiêu về môi trường trong các lô thí nghiệm .17

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 17

PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 18

4.1. Một số yếu tố môi trường trong quá trình ương nuôi 18

4.1.1. Biến động nhiệt độ 18

4.1.2. Biến động oxy 19

4.1.3. Biến động giá trị pH 20


4.2. Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống giai đoạn hương lên
giống 3-4cm 22

4.2.1. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá
Chày đất giai đoạn hương lên giống 3-4cm. 22

4.2.2. Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống giai
đoạn từ hương lên giống 3-4cm 25

4.3. Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống ở giai đoạn giống 3-
4cm lên giống 6-8cm 27

4.3.1. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống giai
đoạn từ giống 3-4cm lên giống 6-8cm 27

4.3.2. Ảnh hưởng mật độ đến tốc tăng trưởng và tỷ lệ sống giai đoạn
giống 3-4cm lên giống 6-8cm. 31

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 34

5.1. Kết luận 34

5.2. Đề xuất 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO 35


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Thành phần các dinh dưỡng thức ăn công nghiệp sử dụng trong
thí nghiệm (ghi trên bao bì) 11

Bảng 2: Bảng kết quả theo dõi các yếu tố môi trường nước trong quá trình
tiến hành thí nghiệm 18

Bảng 3. Ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng và tỷ lệ sống giai đoạn
hương lên giống 3 -4cm (± SE) 22

Bảng 4: Ảnh hưởng mật độ đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống giai đoạn
hương lên giống 3-4cm (± SE) 25

Bảng 5. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống giai
đoạn ương từ giống 3 - 4cm lên giống 6 - 8cm (± SE) 28

Bảng 6. Ảnh hưởng mật độ đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cá Chày
đất giai đoạn giống 3-4cm đến giống 6-8cm (± SE) 31




Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Sơ đồ thí nghiệm ảnh hưởng thức ăn tới tỷ lệ sống và tăng trưởng

từ cá hương lên cá giống 3-4cm 12

Hình 2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng mật độ tới tỷ lệ sống và sinh
trưởng từ cá hương lên cá giống 3-4cm 13

Hình 3. Sơ đồ thí nghiệm ảnh hưởng thức ăn tới tỷ lệ sống và sinh trưởng
từ cá giống 3-4cm lên giống 6-8cm 14

Hình 4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng mật độ tới tỷ lệ sống và sinh
trưởng từ cá từ cá giống 3-4cm lên giống 6-8cm 15

Hình 5: Biến động nhiệt độ trung bình tuần giai đoạn ương từ cá hương
lên giống 3 - 4cm 19

Hình 6: Biến động nhiệt độ trung bình tuần giai đoạn ương từ cá giống 3
- 4cm lên giống 6 - 8cm 19

Hình 7: Biến động hàm lượng oxy trung bình tuần giai đoạn ương từ
hương lên giống 3 - 4cm 20

Hình 8: Biến động hàm lương oxy trung bình tuần giai đoạn ương từ
giống 3 - 4cm lên giống 6 - 8cm 20

Hình 9: Biến động pH trung bình tuần giai đoạn ương từ cá hương lên cá
giống 3-4cm 21

Hình 10: Biến động pH trung bình tuần giai đoạn ương từ giống 3-4cm
lên giống 6-8cm 21

Hình 11. Ảnh hưởng thức ăn đến tăng trưởng khối lượng giai đoạn hương

lên giống 3-4cm 24

Hình 12: Ảnh hưởng thức ăn đến tăng trưởng chiều chiều dài giai đoạn
hương lên giống 3-4cm 24

Hình 13. Tăng trưởng khối lượng cá Chày đất giai đoạn hương lên
giống 3-4cm 26

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii

Hình 14. Tăng trưởng chiều dài cá Chày đất giai đoạn hương lên giống
3-4cm. 26

Hình 15: Ảnh hưởng thức ăn đến tăng trưởng theo chiều dài cá Chày đất
giai đoạn giống 3-4cm lên giống 6-8 cm 30

Hình 16: Ảnh hưởng thức ăn đến tăng trưởng theo khối lượng cá Chày
đất giai đoạn giống 3-4cm lên giống 6-8cm 30

Hình 17: Tăng trưởng theo chiều dài cá giai đoạn giống 3-4cm lên giống
6-8cm 33

Hình 18: Tăng trưởng theo khối lượng cá giai đoạn giống 3-4cm lên
giống 6-8cm 33


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


viii

DANH MỤC VIẾT TẮT


CT : Công thức
MĐ : Mật độ
TĂ : Thức ăn
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1

PHẦN I: MỞ ĐẦU

Cá Chày đất (Spinibarbus hollandi Oshima, 1919) là loại cá có chất
lượng thịt thơm ngon, giá trị kinh tế cao (Bộ thủy sản, 1996). Trong tự nhiên,
cá phân bố chủ yếu tại các sông suối khu vực: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, và
Nam Trung Bộ, giới hạn phân bố thấp nhất về phía Nam của cá là sông Trà
Khúc (Quảng Ngãi). Cùng với các loài cá khác như Anh vũ, Rầm xanh, Lăng
chấm, Chiên, chúng là đối tượng bị đánh bắt khai thác mang tính tận diệt.
Sách đỏ Việt Nam (2000) đã xếp cá Chày đất vào bậc V (Vulnerable) là loài
đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên trong một tương lai gần,
theo Quyết định 82/2008/QĐ – BNN ngày 17 tháng 7 năm 2008 của Bộ Nông
Nghiệp và Phát triển nông thôn thì cá Chày đất nằm trong danh mục các loài
thủy sản quý hiếm bị đe dọa tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục
hồi và phát triển. Do đó, việc lưu giữ các nguồn gen quý làm cơ sở khoa học
cho việc chủ động sản xuất giống các loài cá quý hiếm có nguy cơ tuyệt
chủng đã và đang được đặt ra. Trong những năm qua, các đề tài nghiên cứu
trong khuôn khổ phục vụ công tác lưu giữ nguồn gen đã thành công trong việc
chủ động sản xuất giống một số loài cá quý hiếm như: cá Bỗng, Lăng chấm,

Chiên, Anh vũ,… góp phần khôi phục quần đàn một số đối tượng đã và đang
được phát triển trở thành đối tượng nuôi khá rộng khắp. Tuy nhiên, đối với cá
Chày đất chưa được đầu tư nghiên cứu nhiều, nhất là nghiên cứu về sinh sản
và ương nuôi. Do vậy, việc nghiên cứu gia hóa và chủ động trong sản xuất
giống cá Chày đất là yêu cầu cấp thiết nhằm bảo tồn và khai thác nguồn gen
có giá trị kinh tế phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Trong những năm qua, các nghiên cứu về cá Chày đất ở nước ta chủ
yếu tâp trung vào đặc điểm hình thái, phân bố địa lý, đặc điểm sinh học sinh
sản và bước đầu đã cho sinh sản thành công cá Chày đất trong điều kiện nhân
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2

tạo. Quy trình ương nuôi có nhiều vấn đề kỹ thuật cần được quan tâm, trong
đó việc tìm ra thức ăn phù hợp và mật độ ương nuôi thích trong giai đoạn
ương nuôi từ bột lên hương và từ hương lên giống chưa được nghiên cứu
chuyên sâu.
Từ những yêu cầu thực tế tôi tiến hành đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng
của mật độ, thức ăn đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cá Chày đất
(Spinibarbus hollandi Oshima, 1919) giai đoạn từ cá hương lên giống 6 -8
cm". Thành công của đề tài sẽ giúp nâng cao tỷ lệ sống, sinh trưởng của cá
giai đoạn từ cá hương lên cá giống. Từ đó sẽ góp phần nghiên cứu hoàn thiện
quy trình sản xuất giống nhân tạo loài cá quý hiếm này ở Việt Nam.
1.1. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chung:
Góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá Chày đất trong điều
kiện nhân tạo góp phần đưa vào nuôi đối tượng có giá trị kinh tế này.
Mục tiêu cụ thể:
Nghiên cứu xác định được mật độ, công thức thức ăn phù hợp cho giai
đoạn ương từ cá hương lên cá giống 6-8cm với tỷ lệ sống và sức sinh trưởng cao.

1.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ, thức ăn đến tỷ lệ sống và sinh
trưởng của cá Chày đất (S. hollandi) giai đoạn từ hương lên cá giống 3-4cm.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ, thức ăn đến tỷ lệ sống và sinh
trưởng của cá Chày đất (S. hollandi) giai đoạn từ cá giống 3-4cm lên cá giống
6-8cm.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3

1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen cá Chày đất trước nguy cơ tuyệt chủng.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Bước đầu, tạo tiền đề cho nghiên cứu, hoàn thiện quy trình sản xuất
giống và ương nuôi thành công cá Chày đất.
- Giúp thúc đẩy cho nghề nuôi loài cá này phát triển bền vững.
- Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, bổ sung lý luận và kiến thức
thực tiễn cho bản thân và góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ, thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỷ
lệ sống của cá Chày đất S. hollandi giai đoạn từ cá hương lên cá giống 6-8cm
trong điều kiện môi trường tại Phú Tảo, Hải Dương.





Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


4

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Đặc điểm sinh học của cá Chày
2.1.1. Vị trí phân loại
Lớp cá Xương: Actinoperigii
Bộ cá Chép: Cypriniformes
Họ cá Chép: Cyprinidae
Phân họ cá Bỗng: Barbinae
Giống cá Bỗng: Spinibarbus
Loài cá Chày đất: Spinibarbus hollandi Oshima, 1919

2.1.2. Đặc điểm hình thái
Theo Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân (2001), cơ thể cá Chày đất thon
dài, hình trụ, dẹp bên, bụng tròn. Đầu lớn vừa phải, tương đối dài, rộng
ngang, hơi nhọn. Trước mũi có rãnh lõm sâu làm phần trước miệng thấp
xuống. Da mõm phát triển phủ lên gốc môi trên. Lỗ mũi trước và sau dựa sát
nhau, cánh mũi phát triển. Mắt tròn vừa phải. Miệng dưới hình móng ngựa,
miệng kề dưới hình cung nông có 2 đôi râu, râu mõm bằng đường kính mắt,
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

râu góc miệng bằng 1,5 râu mõm. Môi trên và môi dưới dày, nối liền nhau ở
góc miệng. Màng mang rộng nối liền với eo mang. Cá có lưng màu xám đen,
bụng trắng. Viền vây lưng có có một dải sắc tố đen rất đặc biệt. Vây ngực,
vây bụng, vây hậu môn đều có màu.
Khởi điểm vây lưng trước khởi đầu vây bụng. Trước gốc vây lưng có

một gai mọc ngược nằm sát lưng. Vây lưng không có tia gai cứng. Lỗ hậu
môn sát gốc vây hậu môn. Đường bên hoàn toàn, hơi cong về phía bụng. Vảy
lớn, xếp đều đặn, bụng tròn có phủ vảy. Gốc vây bụng có một vảy phụ. Vây
đuôi phân thùy sâu, mút cuối hơi dài và gần bằng nhau.
- Một số chỉ tiêu hình thái:
+ Vây lưng (D) = 4,8 - 9; Vây hậu môn (A) = 3, 5; Vây bung (V) = 1,8
- 9; Vây ngực (P) = 1,15 - 17; Lược mang, cung mang (I); 16 – 18. Vảy
đường bên 27 - 28. Răng hầu 3 hàng: 2.3.5 - 5.3.2.
+ Chiều dài thân (Lo) = 4,1 - 4,7 chiều cao thân (H) = 3,5 - 4,0 chiều
dài đầu (T) = 5,9 - 8,0 chiều dài cán đuôi (Lcd) = 7,6 - 9,57 chiều cao cán
đuôi (ccd).
+ Chiều dài đầu (T) = 2,8 - 3,5 chiều dài mõm (Ot) = 4,3 - 5, 3 đường
kính mắt (O) = 2,3 - 2,8 khoảng cách hai mắt (OO). Chiều dài các đuôi (Lcd)
= 1,3 - 1,4 chiều cao cán đuôi.
Trước đây, một số nhà nghiên cứu phân loại đã cho rằng Barbus
caldwelli Nichols, 1925 là tên đồng danh của S. hollandi vì những điểm giống
nhau về hình thái giữa chúng (Wu và công sự, 1977; Chu và Chi, 1989; Yang
và Chen 1994). Tuy nhiên, nghiên cứu về cấu trúc phân tử mới đây của các
nhà khoa học Trung Quốc (Tang và ctv, 2005) đã chứng minh rằng đây là hai
loài riêng biệt, Basbus caldwelli không phải là tên đồng danh của S. hollandi.


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6

2.1.3. Phân bố
Theo Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân (2001), cá Chày đất sống ở tầng
giữa các thủy vực nước ngọt, thích sống ở vùng nước trong, nơi có dòng chảy
mạnh, nền đáy là cát - sỏi ở trung và thượng lưu các con sông, suối. Ngoài ra, cá

cũng có thể sống trong các ao hồ nước đứng, đây là yếu tố quan trọng để có thể
đưa đối tượng này vào nuôi thương phẩm với giá trị hàng hóa cao.
Trên thế giới, cá phân bố ở khu vực Nam Á: phía Nam Trung Quốc,
khu vực phía Nam và Đông của đảo Đài Loan, phía Bắc Việt Nam. (Sách đỏ
Việt Nam, 2000). Trên thế giới, cá Chày đất phân bố ở phía Nam của Trung
Quốc và Đài Loan. Vì vậy, những nghiên cứu về cá Chày đất chủ yếu xuất
phát từ đây. Oshima (1919) đã miêu tả đầu tiên về một loại thuộc họ cá Chép,
S. hollandi, từ Đài Loan dưới một giống mới là S. pinibarbus. Tổng cộng có
15 loài được xếp vào giống này nhưng chỉ có 5 loài được công nhận là hiện
hữu: S. denticutalus (phân bố ở sông Pearl, đảo Hải Nam và Bắc Việt Nam),
S. hollandi (phổ biến ở Nam Trung Quốc bao gồm sông Pearl, sông Yangtze,
đảo Hải Nam, Đài Loan và Bắc Việt Nam), S. polylepsis (phân bố ở vùng cao
của sông Pearl), S. sinessis (phân bố ở sông Yangtze), S. yunnanensi (phân bố
ở thị trấn Yunna, Đông Nam Trung Quốc). Các loài này phân biệt với nhau
bởi màu sắc vây lưng, số vảy đường bên, đặc điểm của tia vây lưng không
phân nhánh cuối cùng. Trong 5 loài này chỉ có S. hollandi là có cạnh của tia
vây lưng không phân nhánh cuối cùng là trơn láng so với các loài khác có ít
nhiều răng cưa, phân bố ở Đài Loan và các lục địa Châu Á trong khi các loài
khác chỉ phân bố ở lục địa Châu Á.
2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Theo Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân (2001), cá Chày đất là loài cá
ăn tạp, thức ăn chủ yếu là động vật không xương sống, ấu trùng và côn trùng
trưởng thành, giun ít tơ, giáp xác, tôm, ốc Ngoài ra trong ruột còn thấy cá
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7

con, thực vật thượng đẳng (cỏ, lá, quả ) mảnh vụn thực vật và một số tảo
hình sợi. Cá Chày đất săn đuổi những cá nhỏ, tôm đất vừa cỡ mồi để ăn. Cá
có kiểu đớp mồi nhanh, nổi lên và lặn xuống rất linh hoạt nên rất phù hợp cho

việc sử dụng thức ăn công nghiệp viên nổi cho cá ăn trong kỹ thuật nuôi vỗ cá
bố mẹ và nuôi thương phẩm thâm canh.
Khi phân tích mẫu thức ăn của cá Chày đất, thành phần thức ăn của
chúng là khá phong phú và đa dạng gồm: 21 loại đại diện cho 4 ngành sinh
vật khác nhau, chủ yếu là cá, giáp xác, côn trùng, thân mềm và thực vật bậc
cao. Trong đó, cá nhỏ và nhuyễn thể là hai nhóm thức ăn chính (Dương Thị
Hải Ly, 2010)
Tỷ lệ chiều dài ruột/chiều dài cá (Li/L0) có chiều hướng tăng theo
chiều dài cá, trung bình là 359,06%.
2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng
Cá Chày đất thuộc loại có kích thước lớn (cá thể lớn nhất đạt 6kg)
nhưng kích cỡ khai thác ngoài tự nhiên thường nhỏ (từ 200 - 500g). Tuy
nhiên, tốc độ tăng trưởng của cá chậm. Chiều dài trung bình hàng năm của cá
Chày đất ở sông Hồng: 1 tuổi dài 17,8cm; 2 tuổi dài 28,1cm; 3 tuổi dài
34,5cm; 4 tuổi dài 45cm; 5 tuổi dài 53cm và 6 tuổi 62cm (Nguyễn Văn Hảo
và Ngô Sỹ Vân, 2001). Cá sinh trưởng chậm trong điều kiện tự nhiên, trong
ao nuôi cá có thể đạt 1- 1,2 kg trong vòng 2 năm. Cấu trúc tuổi của quần thể
khá phức tạp, tới 7 nhóm tuổi.Tuổi cá được xác định dựa trên vảy bằng hiện
tượng cắt chéo vòng khâu, tạo thành những khoảng trống.
Tương quan giữa chiều dài L (cm) và khối lượng W (g) của chúng là;
W = 0,0191L
2,9163
, bắt gặp trong 6 nhóm tuổi từ 0
+
đến 5
+
. Trong đó nhóm
tuổi 0
+
- 3

+
chiếm tỷ lệ cao.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8

2.1.6. Đặc điểm sinh sản
2.1.6.1. Phân biệt cá đực và cá cái
Việc phân biệt giới tính cá Chày đất ngoài việc dựa vào hình dạng
tuyến sinh dục ở giai đoạn III, IV ta có thể phân biệt dựa vào đặc điểm sinh
dục phụ thứ cấp.
Đối với những cá thể chưa thành thục có thể phân biệt đực, cái dựa vào
số lượng và đặc điểm của các gai sừng ở mõm. Các gai sừng này thường phân
bố ở một bên má hoặc má trái hoặc má phải, không có sự khác nhau về vị trí
phân bố các gai sừng ở cá đực và cá cái. Tuy nhiên, ở cá đực số lượng gai
sừng nhiều hơn (36-48 gai), nhọn và cứng hơn so với gai sừng của cá cái. Gai
sừng ở cá cái thường nhẵn và ít hơn, cá cái càng lớn thì gai sừng ngày càng
suy thoái, ít sần và dần bị phủ láng.
2.1.6.2. Tuổi phát dục, hệ số thành thục và tỷ lệ đực cái
Theo Dương Thị Hải Ly (2010), Cá Chày đất có độ tuổi thành thục cao
hơn so với một số loài cá khác, đực thành thục lần đầu ở độ tuổi 2+ có chiều
dài 245mm-565mm, tương ứng với khối lương 130g-230g. Cá cái thành thục
có chiều dài 370mm-445 mm, ứng với khối lượng 548g - 2230g. Theo quy luật
chung thì cá đực thành thục sinh dục sớm hơn so với cá cái. Ở cá Chày đất ta
cũng thấy rõ điều này, kích thước thành thục nhỏ nhất của cá đực chúng tôi thu
được là 245mm, khối lượng 130g. Cá cái thành thục có kích thước nhỏ nhất là
370mm, khối lượng 548g. Quy luật cá đực thành thục sinh dục sớm hơn cá cái
ở cá Chày đất còn thể hiện ở sự khác nhau về tỉ lệ đực cái ở các nhóm tuổi: cá
2

+
có tỉ lệ đực cái là 8:1, đến tuổi 3
+
tỉ lệ này giảm xuống là 2:1 và đạt cân
bằng ở nhóm tuổi 4
+
(tỉ lệ 1:1).
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9

Hệ số thành thục dao động 2,01% - 9, 32% trung bình là 4,86%, cao
nhất vào tháng 7 đạt 9,32%. Sức sinh sản tuyệt đối giao động từ 7000 -
33075 trứng, trung bình 15889 trứng. Cá sinh sản nhiều lần trong năm.
2.2. Sản xuất giống nhân tạo
2.2.1. Nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ
Các nghiên cứu trước đây của các tác giả chủ yếu là nghiên cứu về đặc
điểm hình thái, phân loại. Cá Chày đất là loài cá ăn tạp, có đặc điểm sinh học
gần với cá Bỗng. Kết quả ương nuôi cá Chày đất trong điều kiện bể sử dụng thức
ăn công nghiệp và nuôi chung với các loài cá khác thuộc nhiệm vụ “Bảo tồn, lưu
giữ và phát triển nguồn gen giống thuỷ sản nước ngọt” thực hiện tại Trung tâm
Quốc gia giống thuỷ sản nước ngọt miền Bắc là cơ sở ban đầu cho việc tiếp tục
nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh sản trong điều kiện nhân tạo. Nắm được
các đặc điểm sinh học sinh sản trong điều kiện nhân tạo, tạo cơ sở khoa học cho
viêc nghiên cứu các khâu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo.
Theo Mai Văn Nguyễn (2011), quá trình nuôi vỗ được chia làm 2 giai
đoạn là nuôi vỗ tích cực và nuôi vỗ thành thục, bố trí như sau:
- Nuôi 160 con trong 4 bể nước chảy, 25m
3
/ bể.

- Nuôi 160 con trong 4 bể nước tĩnh, 25m
3
/ bể.
- Sử dụng thức ăn công nghiệp (Thức ăn CP 35% protein)
- Khẩu phần ăn: 5-10% khối lượng cơ thể cá.
- Số lần cho ăn: 2 lần/ngày.(8h và 16h hàng ngày)
2.2.2. Kích thích sinh sản
Cá Chày đất là loài cá có những đặc điểm sinh học gần với cá Bỗng , có
thể thuần dưỡng trong điều kiện nhân tạo là cơ sở khoa học cho việc kích thích
sinh sản nhân tạo. Thí nghiệm kích thích sinh sản nhân tạo sẽ được tiến hành thử
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10

một số loại kích dục tố đang được dùng phổ biến và hiệu quả như LRHa, não
thuỳ thể cá chép và HCG kết hợp với DOM (Mai Văn Nguyễn 2011).
2.2.3. Thụ tinh, ấp trứng và ương nuôi lên cá giống
Có thể áp dụng phương pháp thụ tinh khô, ướt hay bán ướt để kiểm tra
hiệu quả thụ tinh. Trong điều kiện tự nhiên cá Chày đất sinh sản tại những
vùng nước chảy, quá trình thử nghiệm ấp trứng cũng bao gồm cả nước chảy
và nước tĩnh. Thử nghiệm các loại thức ăn khác nhau để đánh giá thức ăn phù
hợp nhất cho cá (Mai Văn Nguyễn 2011).
Để có thể đưa cá Chày đất thoát khỏi nguy cơ đe doạ, cũng như thành một
đối tượng nuôi thì việc chủ động sản xuất con giống là cần thiết. Thành công của
đề tài sẽ góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người
dân. Đưa thêm vào tập đoàn nuôi một đối tượng mới. Không những thế sự thành
công của đề tài còn góp phần bảo vệ nguồn lợi và đa dạng sinh học.















Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11

PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: tháng 04 - tháng 11 năm 2011.
- Địa điểm nghiên cứu: tại Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước
ngọt miền Bắc, xã Thạch Khôi - TP Hải Dương.
3.2. Vật liệu nghiên cứu
- Cá Chày đất thí nghiệm có nguồn gốc từ sinh sản nhân tạo năm 2011
tại Trung tâm giống quốc gia thủy sản nước ngọt miền Bắc.
- Thức ăn Cargill 42% protein (nhãn 7404) cho giai đoạn hương lên
giống 3-4cm, 40% protein (nhãn 7414 và 7424) cho giai đoạn giống 3-4cm
lên giống 6-8cm.
Bảng 1: Thành phần các dinh dưỡng thức ăn công nghiệp
sử dụng trong thí nghiệm (ghi trên bao bì)
Các chỉ tiêu Nhãn 7404 Nhãn 7414 Nhãn 7424

Đạm tối thiểu (%)
42 40 40
Béo tối thiểu (%)
8 6 6
Muối tố đa (%)
2,5 2,5 2,5
Sơ tối đa (%)
6 6 6
P tối thiểu (%)
1 1 1
Độ ẩm tối đa (%)
11 11 11
Năng lượng thô tối thiểu (kcal/kg) 3300 3000 2000



Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12

3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ương nuôi giai đoạn hương lên giống
3-4cm
3.3.1.1. Thí nghiệm xác định công thức thức ăn phù hợp khi ương từ cá
hương lên giống 3-4cm
Thí nghiệm xác định công thức thức ăn phù hợp khi ương từ cá hương
lên cá giống 3-4cm được thực hiện với 3 công thức thức ăn (các loại thức ăn
đều được xay nhỏ để phù hợp với kích cỡ miệng cá), các thí nghiệm được
thực hiện trong giai 1m
2

và được bố trí trong ao. Thí nghiệm được bố trí theo
sơ đồ khối ngẫu nhiên hoàn toàn, mỗi công thức được lặp lại 3 lần (Hình 1).
- Công thức 1 (TĂ1): 100% giun (Trùn chỉ).
- Công thức 2 (TĂ2): 50% Trùn chỉ + 50% thức ăn công nghiệp.
- Công thức 3 (TĂ3): 100% thức ăn công nghiệp.
Mật độ ương: 150 con/m
2













Hình 1. Sơ đồ thí nghiệm ảnh hưởng thức ăn tới tỷ lệ sống và tăng trưởng
từ cá hương lên cá giống 3-4cm
G1

G3

G6

TĂ1
G2


G5

G9

TĂ2
G4

G7

G8
TĂ3
Cá hương
Chăm sóc và quản
lý giai ương

Thu thập số liệu
15 ngày/lần

Kết quả nghiên
cứu và thảo luận

Kết luận và đề
xuất ý kiến

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13

3.3.1.2. Thí nghiệm xác định mật độ ương phù hợp khi ương từ cá hương lên

giống 3-4cm
Thí nghiệm xác định mật độ phù hợp khi ương từ cá hương lên cá
giống 3-4cm được thực hiện với 3 mật độ trong giai 1m
2
và được bố trí trong
ao. Thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ khối ngẫu nhiên hoàn toàn, mỗi công
thức được lặp lại 3 lần (Hình 2).
- Công thức 1 (MĐ1): 150 con/m
2
- Công thức 2 (MĐ2): 200 con/m
2
- Công thức 3 (MĐ3): 250 con/m
2
Các công thức được sử dụng thức ăn công nghiệp (Cargill 42% protein)
dạng mảnh.











Hình 2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng mật độ tới tỷ lệ sống và sinh
trưởng từ cá hương lên cá giống 3-4cm
Quản lý chăm sóc: Trong quá trình ương từ cá hương lên giống 3-4cm
giai luôn được vệ sinh, loại bỏ thức ăn dư thừa, duy trì chế độ quạt nước được

thực hiện hàng ngày. Cho cá ăn 4 lần/ngày vào lúc 8h, 11h, 14h và 17h.
Lượng cho ăn 20% khối lượng cơ thể.
G2

G6

G9

MĐ1
G1

G4

G8

MĐ2
G5

G7

G3
MĐ3
Cá hương
Chăm sóc và quản
lý giai ương

Thu thập số liệu
15 ngày/lần

Kết quả nghiên

cứu và thảo luận

Kết luận và đề
xuất ý kiến

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14

3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm ương nuôi từ cá giống 3-4cm lên
giống 6-8cm
3.3.2.1. Thí nghiệm xác định công thức thức ăn phù hợp khi ương từ cá
giống 3-4cm lên giống 6-8cm
Thí nghiệm xác định công thức thức ăn phù hợp khi ương từ cá giống
3-4cm lên giống 6-8cm được thực hiện với 4 công thức thức ăn, trong giai
5m
2
. Thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ khối ngẫu nhiên hoàn toàn, mỗi công
thức được lặp lại 3 lần (Hình 3).
- Công thức 1 (TĂ1): 100% giun Quế.
- Công thức 2 (TĂ2): 50% giun Quế + 50% thức ăn công nghiệp
- Công thức 3 (TĂ3): 100% thức ăn công nghiệp.
- Công thức 4 (TĂ4): 50% bột cá nhạt + 50% thức ăn công nghiệp
















Hình 3. Sơ đồ thí nghiệm ảnh hưởng thức ăn tới tỷ lệ sống và sinh trưởng
từ cá giống 3-4cm lên giống 6-8cm
TĂ1
TĂ2

TĂ4

Cá 3-4cm

Chăm sóc và quản lý
giai ương
Thu thập số liệu
15 ngày/l
ần

Kết quả nghiên cứu và
th
ảo luận

Kết luận và đề xuất ý
kiến
TĂ3


G4
G8
8

G
1
G12
G7

G2
12

G6
G11
G3
2
G9
G5

G10
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15

Mật độ ương 50 con/m
2
, thức ăn công nghiệp Cargill 40% protein
3.3.2.2. Thí nghiệm xác định mật độ ương phù hợp khi ương từ cá giống 3-
4cm lên giống 6-8cm

Thí nghiệm xác định mật độ phù hợp khi ương từ cá từ cá giống 3-4cm
lên giống 6-8cm được thực hiện với 3 mật độ trong giai 5m
2
được bố trí trong
ao. Thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ khối ngẫu nhiên hoàn toàn, mỗi công
thức được lặp lại 3 lần (Hình 4).
- Công thức 1 (MĐ1): 30 con/m
2
- Công thức 2 (MĐ2): 50 con/m
2
- Công thức 3 (MĐ3): 70 con/m
2
Các công thức được sử dụng thức ăn công nghiệp (Cargill 40% protein)












Hình 4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng mật độ tới tỷ lệ sống và sinh
trưởng từ cá từ cá giống 3-4cm lên giống 6-8cm
Quản lý chăm sóc: Trong quá trình ương từ cá giống 3-4cm lên giống
6-8cm giai nuôi được vệ sinh, loại bỏ thức ăn dư thừa, duy trì chế độ quạt
G1


G3

G6

MĐ1
G2

G5

G9

MĐ2
G4

G7

G8
MĐ3
Cá 3-4cm
Chăm sóc và quản
lý giai ương

Thu thập số liệu
15 ngày/lần

Kết quả nghiên
cứu và thảo luận

Kết luận và đề

xuất ý kiến

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

16

nước. Cho cá ăn 4 lần/ngày vào lúc 8h, 11h, 14h và 17h. Lượng cho ăn 15%
khối lượng cơ thể.
3.4. Phương pháp theo dõi thí nghiệm và xử lý số liệu
3.4.1. Theo dõi về tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ sống
Chế độ chăm sóc với các thí nghiệm là như nhau. Để đánh giá tỷ lệ
sống kết thúc quá trình ương nuôi cần kiểm tra số lượng cá còn lại của từng
giai trước và sau thí nghiệm. Từ đó ta sẽ tính được mật độ ương nào tốt hơn,
đem lại hiệu quả ương nuôi cao hơn.
• Công thức tính tỷ lệ sống (%)
Tổng số cá khi kết thúc thí nghiệm
- Tỷ lệ sống( %) = x 100%
Tổng số cá đưa vào ương nuôi
• Các số liệu tăng trưởng:
Cá được cân khối lượng trước khi đưa vào giai thí nghiệm và định kỳ kiểm tra
khối lượng cá 15 ngày/lần, mỗi giai cân 30 con. Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng:
- Khối lượng tăng trưởng thêm (g):
W = (W2 - W1)
- Chiều dài tăng thêm (cm):
L = (L2 - L1)
W1,2: Khối lượng cá cân lần trước và lần sau
L1,2 : Chiều dài của cá đo lần trước và lần sau
- Mức độ đồng đều cá thể:
+ Đồng đều theo khối lượng CV
w

(%) = SD*100/X
w
+ Đồng đều theo chiều dài CV
L
(%) = SD*100/X
L
Trong đó: CV : là chỉ số đánh giá mức độ đồng đều
SD: Độ lệch chuẩn
X: giá trị trung bình về khối lượng, chiều dài

×