Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

nghiên cứu hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ rầy lưng trắng (sogatella furcifera horvath) hại lúa cấy trong vụ mùa 2010 tại đồng bằng sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 90 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




NGUYỄN NGỌC TUẤN


NGHIÊN CỨU HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC
BẢO VỆ THỰC VẬT PHÒNG TRỪ RẦY LƯNG TRẮNG
(SOGATELLA FURCIFERA HORVATH) HẠI LÚA CẤY
TRONG VỤ MÙA 2010 TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG


LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP



CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT
MÃ SỐ NGÀNH: 60.62.10
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. NGUYỄN VĂN ĐĨNH




HÀ NỘI – 2012

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….


1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là những nghiên cứu của riêng tôi, những số liệu này là trung thực,
chưa được sử dụng và công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và
các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn


Nguyễn Ngọc Tuấn










Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

2

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này,

ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự hướng dẫn và chỉ bảo
tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ và động viên của gia đình và bạn bè.
Với tất cả tấm lòng mình, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu
sắc tới thầy giáo hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh, người đã luôn dành
cho tôi những chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu hoàn thành đề tài luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo Bộ môn
Côn trùng - Khoa Nông học, Viện đào tạo sau Đại học - Trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội đã có những sự giúp đỡ quý báu trong suốt thời gian tôi
học tập và thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và động viên của Ban
giám đốc, các cán bộ nhân viên Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thọ Khang,
các cán bộ Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, Chi cục Bảo vệ thực vật các
tỉnh: Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, các lãnh đạo địa phương và bà con
nông dân nơi tôi tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã
luôn quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2012
Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Tuấn
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT Ý NGHĨA
BVTV

Bảo vệ thực vật
DT
Diện tích
NS
Năng suất
VX
Vụ xuân
VM
Vụ mùa
CT
Công thức










Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

4

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1

LỜI CẢM ƠN 2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3

MỤC LỤC 4

1. MỞ ĐẦU 7

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 7

1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 9

1.2.1. Mục đích của đề tài 9

1.2.2. Yêu cầu của đề tài 9

1.3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 10

1.3.1. Ý nghĩa khoa học 10

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 10

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 11

2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 11

2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI
NƯỚC
13

2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 13


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

5

2.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 17

3. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
27

3.1. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI VÀ CÁC VẤN ĐỀ CẦN
GIẢI QUYẾT
27

3.2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, THỜI GIAN VÀ ĐỊA
ĐIỂM NGHIÊN CỨU
27

3.2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 27

3.2.2. Thời gian nghiên cứu 28

3.2.3. Địa điểm nghiên cứu 28

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

3.3.1. Điều tra nhóm rầy hại thân 29

3.3.2. Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc BVTV phòng
trừ rầy lưng trắng

30

a. Trong phòng thí nghiệm 30

b. Ngoài đồng ruộng 33

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35

4.1. THÀNH PHẦN RẦY HẠI THÂN LÚA VÀ DIỄN
BIẾN MẬT ĐỘ RẦY LƯNG TRẮNG TRONG VỤ MÙA
2010 TẠI MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
35

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

6

4.1.1. Thành phần rầy hại thân lúa một số tỉnh vùng đồng
bằng sông Hồng
35

4.1.2. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng tại một số tỉnh vùng
đồng bằng sông Hồng
36

4.2. THỬ NGHIỆM HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT PHÒNG CHỐNG RẦY
LƯNG TRẮNG
39


4.2.1. Thử nghiệm hiệu lực của các loại thuốc BVTV trong
phòng thí nghiệm
39

a. Hiệu lực của thuốc đối với rầy tuổi 2 39

b. Hiệu lực của thuốc đối với rầy trưởng thành 48

4.2.2. Thử nghiệm hiệu lực của các loại thuốc BVTV phòng
chống rầy lưng trắng ngoài đồng ruộng tại một số tỉnh đồng
bằng sông Hồng
56

5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 62

5.1. Kết luận 62

5.2. Đề nghị 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

PHỤ LỤC 1: Xử lý số liệu thống kê 70

PHỤ LỤC 2: Số liệu nhiệt độ, ẩm độ 82

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

7

1. MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lúa được coi là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế giới,
trong đó có khoảng 40% dân số coi lúa gạo là nguồn lương thực chính, 25%
dân số sử dụng lúa gạo trên 1 phần 2 khẩu phần lương thực hàng ngày. Như
vậy, lúa gạo có ảnh hưởng tới đời sống ít nhất 65% dân số trên thế giới.
Hiện nay, vấn đề an ninh lương thực đang được nhiều nước trên thế
giới đặt lên nhiệm vụ hàng đầu. Ở nước ta trong các cây lương thực, cây lúa
chiếm một vị trí quan trọng nhất góp phần đảm bảo an ninh lượng thực quốc
gia. Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, cho
đến cuối năm 2010, sản lượng lúa gạo ở Việt Nam đạt khoảng 39,9 triệu tấn.
Để đạt được sản lượng này, rất nhiều tiến bộ khoa học trong thâm canh cây
lúa đã được áp dụng, hàng loạt các giống cây trồng mới có năng suất cao đã
ra đời, các kỹ thuật mới trong canh tác như mật độ gieo trồng, sử dụng hiệu
quả phân bón, gieo cấy đồng loạt,… đang dần thay thế cho canh tác cổ
truyền, các vùng chuyên canh rộng lớn đã hình thành, thay thế cho phương
thức đa canh,…
Tuy nhiên, cũng chính việc thâm canh, tăng vụ tại các vùng trồng lúa
trọng điểm đã tạo điều kiện cho các loại dịch hại trên cây lúa phát triển và
bùng phát thành dịch. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tái phát,
song chủ yếu là do sử dụng thuốc hoá học quá nhiều, lại không đúng liều
lượng, cũng có thể không đúng cách Trần Quang Hùng (1999) [12].
Theo Cục Bảo vệ thực vật, trong những năm 1999 – 2003, diện tích
lúa bị hại do rầy nâu và rầy lưng trắng gây ra trong cả nước là 408.908,4 ha,
trong đó miền Bắc là 213.208,8 ha, miền Nam là 195.699 ha. Năm 2006 tại
các tỉnh thành phía Nam, tổng diện tích nhiễm rầy toàn vụ là 200.039 ha
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

8

chiếm 12,8% tổng diện tích gieo trồng. Như vậy, diện tích lúa bị hại và hại

nặng do rầy gây ra xếp hàng thứ ba trong chín loài dịch hại lúa chủ yếu. Thời
gian gần đây, đối tượng rầy lưng trắng đã trở thành dịch hại lúa chủ yếu và là
một trong những đối tượng gây hại nguy hiểm nhất tại các tỉnh trồng lúa phía
Bắc vì ngoài việc chích hút gây hại trực tiếp, rầy lưng trắng còn là môi giới
truyền bệnh virus lùn sọc đen cho cây lúa. Cũng theo số liệu từ Cục Bảo vệ
thực vật, vụ mùa năm 2009 tại 19 tỉnh thành ở phía Bắc, diện tích nhiễm
bệnh lùn sọc đen là 42.385 ha ; vụ Đông Xuân năm 2010, bệnh lùn sọc đen
đã phát sinh tại 28 tỉnh thành phố ở Bắc Bộ và Trung Bộ, diện tích nhiễm
bệnh là 28.682,3 ha. Những thiệt hại do bệnh lùn sọc đen gây ra là rất nguy
hiểm, lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Theo Reissig Henrichs (1993) [33], sự gia tăng về số lượng và thành
phần nhóm rầy hại thân do nguyên nhân mở rộng diện tích trồng lúa, tạo điều
kiện cho rầy phát tán và lây lan trên diện rộng. Tăng số vụ lúa trong năm sẽ
tạo điều kiện cho rầy phát triển thành dịch; sử dụng nhiều giống mới, thay
giống liên tục sẽ làm phát sinh nhiều loài rầy mới gây hại mạnh hơn. Ngoài ra,
rầy lưng trắng và rầy xám cũng thường xuyên xuất hiện trên các giống, lúa
đặc biệt trên các giống nhiễm rầy nâu và chúng được coi là những loài dịch
hại quan trọng đối với vùng trồng lúa nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á.
Theo các tác giả Nguyễn Thị Me, Nguyễn Trường Thành, Đinh Văn
Thành, Hoàng Công Điền, Nguyễn Thị Hồng Vân, Nguyễn Minh Đức,
Nguyễn Công Thành, Nguyễn Văn Xiêm (2011) [17], khi nghiên cứu sử
dụng một số thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ rầy lưng trắng – môi giới
truyền bệnh lùn sọc đen phương Nam tại Nghi Lộc, Nghệ An, đã chỉ ra rằng:
trong các sản phẩm thí nghiệm chưa có sản phẩm nào có tác dụng phòng
cũng như trị được bệnh virus lúa lùn sọc đen. Có thể nói, rầy lưng trắng là
đối tượng gây hại rất nguy hiểm trên đồng ruộng.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

9


Tại miền Bắc Việt Nam, trong một năm, rầy lưng trắng gây hại cả hai
vụ, nhưng mức độ gây hại ở vụ Mùa thường cao hơn vụ Xuân, Có thể nói
rằng, những hậu quả do rầy lưng trắng gây ra hiện đang là vấn đề mang tính
thời sự, nhóm rầy hại thân nói chung và rầy lưng trắng nói riêng, đang được
sự quan tâm rất lớn của các nhà bảo vệ thực vật, việc đi sâu nghiên cứu về
rầy lưng trắng và tìm ra biện pháp phòng chống chúng một cách hợp lý, góp
phần tích cực cho công tác BVTV đạt hiệu quả cao, đồng thời đưa ra được
những khuyến cáo trong việc phòng trừ rầy lưng trắng hại lúa là một việc
làm hết sức cần thiết. Mặc dù vậy, các nghiên cứu về hiệu lực của thuốc
BVTV trong công tác phòng trừ đối với rầy lưng trắng tại Việt Nam là chưa
thực sự nhiều, chủ yếu là các nghiên cứu đối với rầy nâu hoặc những nghiên
cứu về các đặc điểm sinh học của rầy lưng trắng.
Để góp phần làm cơ sở cho biện pháp phòng trừ rầy lưng trắng, đồng
thời cung cấp thêm những dẫn liệu khoa học góp phần đề xuất quy trình quản
lý tổng hợp đối với rầy lưng trắng hại lúa, được sự nhất trí của Viện Đào tạo
sau Đại học, Bộ môn Côn trùng - Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội,
dưới sự hướng dẫn khoa học của GS. TS. Nguyễn Văn Đĩnh, chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ
thực vật phòng trừ rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath) hại lúa
cấy trong vụ mùa năm 2010 tại đồng bằng sông Hồng ”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu về hiệu lực của một số loại thuốc BVTV đối
với rầy lưng trắng hại lúa cấy (trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng ruộng),
tìm ra loại thuốc BVTV phòng trừ đạt hiệu quả cao.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

10


Xác định mật độ rầy lưng trắng hại lúa cấy vụ mùa 2010 tại Hà Nam, Nam
Định, Thái Bình.
Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc BVTV đối với rầy lưng trắng
trong phòng thí nghiệm.
Đánh giá hiệu lực ngoài đồng ruộng một số loại thuốc BVTV đối với
rầy lưng trắng.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIẾN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài cung cấp các thông tin về diễn biến và quy luật phát sinh gây
hại của rầy lưng trắng hại lúa, từ đó có thể tìm ra biện pháp phòng chống kịp
thời khi mật độ vượt quá ngưỡng kinh tế, làm cơ sở để góp phần vào xây
dựng quy trình phòng trừ tổng hợp rầy lưng trắng hại lúa cấy.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu về hiệu lực của thuốc BVTV đối
với rầy lưng trắng, góp phần tích cực trong công tác chỉ đạo bảo vệ sản xuất,
phòng trừ rầy lưng trắng hại lúa đạt hiệu quả cao, đồng thời, đưa ra khuyến
cáo phun thuốc BVTV phòng trừ rầy lưng trắng ở giai đoạn nào, loại thuốc
gì và nồng độ bao nhiêu là đem lại hiệu quả cao.






Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

11

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

Hàng năm thế giới bị thất thu trên 210 triệu tấn thóc vì sâu bệnh và
cỏ dại, trong đó, sâu hại là nguyên nhân quan trọng nhất, khoảng 26,7% sản
lượng thóc bị mất vì sự phá hại của các loài sâu.
Theo Nguyễn Xuân Hiển & CTV (1979) [10], trong hệ sâu hại lúa ở
Đông Nam Á, từ đầu những năm 70 của thế kỷ trước trở lại đây, rầy lưng
trắng (Sogatella furcifera Horvath) đã dần dần dẫn vị trí quan trọng hàng
đầu. Rầy lưng trắng đã xuất hiện ở tất cả các nước trồng lúa khu vực Đông
Nam Á, gây nhiều thiệt hại rất nghiêm trọng trên diện rộng.
Theo những kết quả điều tra đồng ruộng của Trung tâm BVTV phía
Bắc – Cục BVTV, trong một năm có 7 lứa rầy khác nhau, thời gian xuất hiện
của chúng tại các vụ Đông Xuân và vụ Mùa trong vòng 6 năm trở lại đây (từ
năm 2005 đến năm 2010) được trình bày tại bảng 2.1.
Bảng 2.1. Thời gian xuất hiện các lứa rầy từ năm 2005 đến năm 2010
Lứa

Năm
Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5 Lứa 6 Lứa 7
2005 23/3-3/4 23/4-3/3 22/5-2/6 20/6-2/7 27/7-7/8 27/8-7/9 25/9-5/10
2006 20/3-1/4 20/4-3/5 18-28/5 20/6-4/7 24/7-4/8 20/8-1/9 15/9-25/9
2007 15-28/3 15-25/4 15-25/5 15/6-30/6 25/7-5/8 23/8-3/9 17/9-27/9
2008 25/3-5/4 25/4-5/5 25/5-3/6 1-15/7 10-20/8 5-15/9 1-10/10
2009 7-17/3 18-28/4 15-25/5 18-28/6 18-28/7 20-30/8 18-28/9
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

12

2010 5-15/3 10-20/4 8-18/5 15-25/6 20-30/7 20-30/8 17-27/9
(Nguồn số liệu: Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc - Cục Bảo vệ thực vật)

Trong số các lứa rầy xuất hiện, thì lứa 2, lứa 3 (vụ Đông Xuân) và

lứa 6, lứa 7 (vụ Mùa) là quan trọng nhất, đây là lúc cây lúa ở vào giai đoạn
trỗ bông và chắc xanh.
Cũng theo số liệu điều tra đồng ruộng của Trung tâm Bảo vệ thực vật
phía Bắc - Cục Bảo vệ thực vật, từ năm 2005 trở lại đây, tỷ lệ rầy lưng trắng
đã xuất hiện ngày càng nhiều, năm sau cao hơn năm trước, và trong năm thì
vụ Xuân có tỷ lệ rầy lưng trắng cao hơn so với vụ Mùa, số liệu này được thể
hiện qua bảng 2.2.
Bảng 2.2. Tỷ lệ (%) của rầy nâu và rầy lưng trắng ở các lứa chính
Lứa 2 Lứa 3 Lứa 6 Lứa 7
Lứa

Năm
RN RLT RN RLT RN RLT RN RLT
2005 37.5 62.5 50.2 49.8 50.5 49.5 62.1 37.9
2006 51.0 49.0 62.5 37.5 80.0 20 76.6 23.4
2007 30.5 69.5 35.4 64.6 37.1 62.9 41.2 58.8
Ghi chú: RN: Rầy nâu RLT: Rầy lưng trắng
(Nguồn số liệu: Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc - Cục Bảo vệ thực vật)

Hiện nay, trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt
Nam năm 2011 đã có 714 tên thương mại thuốc BVTV có hoạt chất dưới
dạng đơn chất hoặc hỗn hợp được đăng ký với mục đích để phòng trừ rầy
nâu hại lúa, nhưng chỉ có 07 tên thương mại đăng ký để phòng trừ rầy lưng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

13

trắng hại lúa, xấp xỉ bằng 1% so với tổng số thuốc BVTV đăng ký trừ rầy
nâu. Như vậy, là quá ít những thử nghiệm hiệu lực đối với đối tượng rầy
lưng trắng hại lúa, và trong thực tế sản xuất, người nông dân trồng lúa đã

phải sử dụng các sản phẩm đăng ký trên đối tượng rầy nâu để phòng trừ rầy
lưng trắng, thực tế này cũng đúng so với các kết quả nghiên cứu khoa học
trước đây của tác giả Trần Đình Chiến (1994), tức là những loại thuốc độc có
hiệu quả đối với rầy nâu thì cũng có hiệu lực đối với rầy lưng trắng.
Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu về hiệu lực của thuốc BVTV
phòng trừ rầy lưng trắng hại lúa sẽ tiếp tục góp phần làm cơ sở cho công tác
phòng trừ tổng hợp rầy lưng trắng hại lúa.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Rầy lưng trắng Sogatella furcifera Horvath thuộc họ Delphacidae, bộ
Homoptera, Ngoài ra, còn có 17 tên khác như: Delphax furcifera Horvath
(năm 1899), Liburnica albolineosa Fowler (năm 1905), Sogata distinctant
Distant (năm 1912), Megamelut furcifera Muir (năm 1917), Sogata furcifera
Muir and Giffard (năm 1924), Delphacodes albolineosa Osborn (năm 1929),
Sogatella furcifera Horvath (năm 1963), Rầy lưng trắng phân bố rộng rãi ở
hầu hết các nước trồng lúa vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á như: Nhật
Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Ấn Độ, Việt
Nam…và một số nước ở châu Mỹ và một số nước ở châu Úc và đảo Thái
Bình Dương, Hills S. Dennish (1983) [23].
Theo Reissig H. et al., (1993) [33], khi mật độ rầy cao hiện tượng
cháy rầy xảy ra khi khóm lúa bị vàng đỏ và cây lúa thụt đi khi mật độ rầy cao
và có thể lan nhanh, điển hình tại các vùng Assam - Ấn Độ, tháng 5 - 6 năm
1985 có hơn 8.000 ha lúa IR8 đã bị cháy rầy lưng trắng.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

14

Theo Hill S. Dennish (1983) [23], rầy lưng trắng cũng như rầy nâu,
trứng được đẻ ở phần mô bẹ lá hoặc gân lá chính của lá, đẻ thành từng ổ,
trứng có hình dạng và kích thước tương tự như rầy nâu nhưng mũi trứng dài

hơn, mỗi con cái có thể đẻ khoảng 300 - 500 trứng, đẻ tập trung trong 3- 6
ngày và kéo dài khoảng 10 - 15 ngày.
Tại Ấn Độ, ở Cuttak, với điều kiện nhiệt độ trong tháng 9 cao nhất
32,7
0
C và thấp nhất 25,3
0
C, ẩm độ khoảng 83-85% thời gian trứng của rầy
lưng trắng là 6 ngày, trong khi ở Punjab là 3 - 5 ngày, thời gian phát dục phụ
thuộc vào nhiệt độ, Suennaga (1963) [34].
Rầy non có 5 tuổi, khi mới nở có màu trắng sữa, sau chuyển thành lấm
chấm màu xám sẫm hoặc màu đen và trắng xen kẽ, Suennaga H. (1963) [34].
Trưởng thành rầy lưng trắng cũng có hai dạng cánh ngắn và cánh
dài tương tự rầy nâu, tất cả con đực đều có cánh dài, con cái có hai dạng
cánh ngắn và cánh dài.
Theo Ram P. (1986) [32], quần thể rầy lưng trắng trong mùa mưa cao
hơn mùa khô và có ít nhất 3 thế hệ. Mặc dù số lượng nhập cư ban đầu của
rầy lưng trắng cao hơn rầy nâu nhưng tốc độ quần thể lại thấp, chỉ tăng được
4 lần trong thế hệ trong khi quần thể rầy nâu tăng 8 lần ở mối thế hệ. Do tốc
độ tăng trưởng thấp nên rầy lưng trắng hiếm khi đạt tới số lượng có thể gây
thiệt hại cho kinh tế đối với cây lúa.
Theo Zhu (1985) [38], ở Yiang Trung Quốc rầy lưng trắng có 5 thế hệ
một năm, cao điểm mật độ quần thể từ giữa đến cuối tháng 7. Ở Hiroshima
(Nhật Bản) trong một năm rầy lưng trắng có 2 thế hệ trên lúa và ba thế hệ
trên cỏ hoà thảo Graminae. Quần thể rầy lưng trắng đạt đỉnh cao vào thế hệ
thứ 2 khi trưởng thành di chuyển khỏi đồng lúa.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

15


Reissig, Henrichs (1993) [33], Ram P., (1986) [32], rầy lưng trắng
thường có số lượng lớn vào đầu vụ. Quần thể rầy lưng trắng cao nhất vào
thời kỳ đẻ nhánh đến trước khi phân hoá đòng (khoảng 7 - 8 tuần sau khi
cấy), sau đó số lượng giảm dần vào giai đoạn lúa sau khi trỗ.
Theo Lui (1995) [31], số lượng rầy lưng trắng cao vào giai đoạn đầu
của cây lúa có thể là do sự có mặt của một số aminoaxit. Tuy nhiên biến
động số lượng của rầy lưng trắng còn phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm làm ảnh
hưởng đến hoạt động của rầy lưng trắng.
Theo Shulkla et al., (1990) [39], trong điều kiện thời tiết mát mẻ kéo
dài vòng đời của rầy lưng trắng và hoạt động của chúng rất thấp. Những
vùng khí hậu cận nhịêt đới như Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc thì vòng
đời của rầy lưng trắng kéo dài gấp 2 lần so với vùng nhiệt đới.
Sự di chuyển của rầy lưng trắng cũng giống như rầy nâu, rầy lưng
trắng cũng di chuyển hàng loạt, được phản ánh như một “Hội chứng bay sinh
trứng” của quá trình tiền sinh sản của rầy di cư. Sự di chuyển của rầy lưng
trắng liên quan đến cường độ ánh sáng và nhiệt độ. Hoạt động di chuyển của
rầy lưng trắng có liên quan đến tuần trăng.
Theo Kisimoto (1971) [40], có 5 đợt rầy di cư ở Trung Quốc từ giữa
tháng 4 đến đầu tháng 5 nhờ gió Nam và Tây Nam, có 3 đợt di cư hướng tây
nam vào giữa và cuối tháng 8, cuối tháng 10. Ở bán đảo Triều Tiên việc du
nhập qua biển đông của rầy nâu và rầy lưng trắng vào cuối tháng 6 và đầu
tháng 7 và các đảo miền trung của Nam Triều Tiên là cuối tháng 7.
Ngoài ra, cũng như rầy nâu, rầy lưng trắng còn có sự di cư giữa các vụ
lúa với khoảng cách từ 6-30 km sau khi cất cánh vào buổi tối trong mùa khô
ở các vùng nhiệt đới, Shingh Phaliwal et al. (1986) [41].
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

16

Theo Zhang (1991) [42], Ho Liu (1996) [43], ở Trung Quốc rầy lưng

trắng trưởng thành vào cuối tháng 6 đầu tháng 7.
Bón nhiều đạm, cấy mật độ dày, được tưới nước thường xuyên và mật
độ ký sinh thấp làm bùng phát số lượng rầy lưng trắng, Gao et al., (1994)
[44].
Ở Trung Quốc có 41 trong 218 bộ giống lúa có tính chống chịu đối với
rầy lưng trắng. Theo Jiang J.Y và CS (1989) [45], cho rằng rầy ăn trên các
giống kháng ít đẻ hơn, cơ thể nhỏ hơn và tỷ lệ sống sót của rầy non thấp, thời
gian rầy on kéo dài, tốc độ của quần thể phát triển chậm hơn.
Theo Lui và CS (1995) [31] sự giảm ăn của rầy lưng trắng trên giống
kháng có thể do sự có mặt của chất ức chế trong cây lúa.
Thuốc hóa học có ảnh hưởng đến quần thể và số lượng rầy lưng trắng.
Ở Pakistan (1991), các loại thuốc Chlopyriphos và carbosulphal có hiệu lực
cao và kéo dài trong 5 ngày đối với rầy lưng trắng, ngoài ra dầu xoan, dầu
luyn cũng có tác dụng trừ rầy lưng trắng, chỉ có Phosphamilon 0,05 % có
khả năng diệt trứng, ngoài ra Phosphamilon 0,05 % và Fenvalirate 0.045 %
có tác dụng làm giảm sinh sản của rầy cái.
Các nghiên cứu khác về việc phòng trừ rầy lưng trắng đều cho thấy,
phòng trừ rầy lưng trắng vào giai đoạn rầy non là cho hiệu quả cao nhất, giai
đoạn đang vũ hoá cho hiệu quả thấp nhất.
Theo tác giả Henricks (1985) [46], nhóm Carbamate có hiệu lực khá,
được áp dụng phổ biến trong những năm 70, nhóm Buprofezin có tác dụng
ức chế hình thành lớp kitin, diệt rầy ở tuổi 2 - 3 có hiệu quả cao, tuy nhiên
nếu dùng khi rầy chưa nở hết hoặc đang trong thời gian đẻ trứng thì mật độ
rầy tăng cao và gây hiện tượng “cháy rầy”.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

17

Tác giả Mani (1971) [47] thì cho rằng nếu phun Flufenoxuron (chất ức
chế tổng hợp kitin) vào giai đoạn rầy vừa đẻ thì trứng chết rất nhanh, còn nếu

phun vào lúc rầy sắp nở thì rầy non nở ra sẽ bị biến dạng, nếu phun lúc rầy
đang lột xác thì rầy sẽ bị chết hoặc sẽ kìm hãm rầy lột xác. Trường hợp rầy
non không bị chết, vẫn vũ hoá thành công thì sau khi vũ hoá cánh sẽ bị biến
dạng rất điển hình. Nếu phun Flufenoxuron ở nồng độ 600ppm thì sẽ có tác
dụng làm giảm khả năng sinh sản của rầy.
Theo Nagata (1983) [48] thì cấu tạo hoá học của một loại thuốc và
mức độ sử dụng thường xuyên của loại thuốc đó cũng là nhân tố ảnh hưởng
đến tốc độ phát triển tính kháng thuốc của côn trùng.
Matsumura (2008) [49] cho rằng rầy lưng trắng tại các nước Đông
Nam Á đang có xu hướng kháng với hoạt chất Fipronil, nguyên nhân của
hiện tượng trên được giải thích là do Fipronil đã được sử dụng để phòng trừ
sâu cuốn lá nhỏ vào giai đoạn cây lúa làm đòng. Đây cũng là thời điểm phát
triển của rầy lưng trắng chính vì vậy dù việc sử dụng các thuốc hoá học
thuộc nhóm này để phòng trừ rầy lưng trắng không phổ biến nhưng tính
kháng thuốc Fipronil vẫn phát triển.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Trong những năm gần đây rầy nâu, rầy lưng trắng là đối tượng dịch
hại nguy hiểm. Theo số liệu tổng kết báo cáo công tác bảo vệ thực vật năm
2006 của Cục Bảo vệ thực vật, cho thấy rầy nâu, rầy lưng trắng có xu hướng
phát triển tăng lên về mật độ và diện phân bố, riêng năm 2006 cả nước có
diện tích rầy nâu, rầy lưng trắng là 605.593 ha (3,2 lần so với năm 2005),
trong đó diện tích bị nhiễm nặng là 48.876 ha (tăng 4,6 lần so với năm
2005), có 51,8 ha bị cháy rầy phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng Đồng bằng
Bắc Bộ. Ở các tỉnh miền Bắc có 141.190 ha bị nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng,
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

18

tăng 28,6% so với năm 2005, trong đó diện tích nhiễm nặng khoảng 20.000
ha, tăng 1,8 lần so với năm 2005.

Số liệu về diện tích nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng và diện tích mất
trắng của toàn bộ các tỉnh miền Bắc trong vòng 5 năm trở lại đây (từ 2005
đến 2010) thể hiện qua các bảng sau:


Bảng 2.3. Diện tích lúa bị nhiễm rầy nâu - rầy lưng trắng tại các tỉnh
miền Bắc từ năm 2005 đến năm 2010
Diện tích nhiễm vụ xuân (ha) Diện tích nhiễm vụ mùa (ha)
Vụ



Năm
Diện tích
nhiễm
Diện tích
nặng
Diện tích
mất trắng
Diện tích
nhiễm
Diện tích
nặng
Diện tích
mất trắng

2005
26.900 5.428 0 50.572 6.376 55
2006
47.008 6.169 17,6 83.892 12.506 74,8

2007
137.140 28.691 35 14.965 131 0
2008
295.178 47.752 4,2 187.004 40.563 98,2
2009
166.556,83 14.742,5 24,78 162.337 10.505 251,22
2010
215.651 20.882 11,7 325.152 56.948 393,21
(Nguồn số liệu: Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc – Cục Bảo vệ thực vật)
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

19

Số liệu về diện tích nhiễm rầy nâu-rầy lưng trắng và tác hại của chúng
trong vòng 5 năm qua (từ năm 2005 đến năm 2010) tại các tỉnh Hà Nam,
Nam Định và Thái Bình được thể hiện qua các bảng sau:





Bảng 2.4. Diện tích lúa bị nhiễm rầy nâu - rầy lưng trắng tại tỉnh Hà
Nam từ năm 2005 đến năm 2010
Diện tích nhiễm vụ xuân (ha) Diện tích nhiễm vụ mùa (ha) Vụ


Năm
DT nhiễm

DT

nặng
DT giảm
70% NS
DT nhiễm

DT
nặng
DT giảm
70% NS
2005 848,9 20 0 2.452,5 471,7 0
2006 356,3 0 0 7.105,3 756,9 0,5
2007 10.315 364 0 21.506 3.845 0,7
2008 19.280,9 1.100,8

0 20.030,5 2.686,7

2,5
2009 13.182,5 400 0 25.095,2 4.750 3,1
2010 13.782,7 1.000 0 21.362,3 5.000 1,4
(Nguồn số liệu: Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hà Nam)
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

20

Như vậy có thể thấy, diện tích nhiễm rầy và thiệt hại do rầy nâu-rầy
lưng trắng tại tỉnh Hà Nam trong vụ mùa cao hơn hẳn so với vụ xuân và
trong vòng từ năm 2005 đến năm 2010 thì nhìn chung diện tích nhiễm nặng
và diện tích mất trắng tại cả 2 vụ tăng đáng kể qua các năm.







Bảng 2.5. Diện tích lúa bị nhiễm rầy nâu - rầy lưng trắng tại Nam Định
từ năm 2005 đến năm 2010
Diện tích nhiễm vụ xuân (ha) Diện tích nhiễm vụ mùa (ha) Vụ


Năm
DT nhiễm

DT
nặng
DT giảm
70% NS
DT nhiễm

DT
nặng
DT giảm
70% NS
2005 7.050 650 0 14.857 578 0
2006 9.088,5 583.5 0 17.994 2.618 0
2007 35.349 1.042 0 8.223 3 0
2008 65.646 11.267 0.03 29.175 3.105 0.4
2009 27.827 806 0 21.298 1.108 0
2010 35.247 6.183 0 61.113 5.023 11.3
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….


21

(Nguồn số liệu: Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Nam Định)
Trong vòng 6 năm từ năm 2005 đến năm 2010, tại tỉnh Nam Định,
diện tích thiệt hại do rầy nâu-rầy lưng trắng là khá thấp, tuy nhiên trong năm
2010, tại vụ mùa, diện tích giảm 70% năng suất là 11,3 ha, cao nhất từ trước
đến nay.






Bảng 2.6. Diện tích lúa bị nhiễm rầy nâu - rầy lưng trắng tại Thái Bình
từ năm 2007 đến năm 2011
DT nhiễm (ha)
Năm
Tổng DT
nhiễm
Nặng
Giảm
70%NS
DT phòng
trừ (ha)
VX 1.000 0,5 0,2 30.000
2007

VM 4.480 165,5 0,3 17.000
VX 65.000 19.000 0,2 65.000
2008


VM 45.300 18.050 4,4 46.700
2009

VX 40.000 8.000 0 23.000
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

22

VM 56.250 282,5 5 31.500
VX 17.700 4.200 0 71.700
2010

VM 5.000 200 16 32.950
VX 460 1,4 0 480
2011

VM 2.000 198,5 1,5 24.500
(Nguồn số liệu: Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Bình)
Tại tỉnh Thái Bình, từ năm 2007 đến năm 2010 thì diện tích phòng trừ
rầy nâu-rầy lưng trắng của vụ mùa thấp hơn vụ xuân, tuy nhiên trong năm
2011, diện tích nhiễm, diện tích nhiễm nặng và diện tích phòng trừ trong vụ
mùa cao hơn hẳn so với vụ xuân.
Như vậy, qua bảng tổng hợp diện tích nhiễm rầy nâu-rầy lưng trắng
qua các năm tại Hà Nam, Nam Định, Thái Bình cho thấy, vụ mùa năm 2010
tại tỉnh Thái Bình là tỉnh có diện tích giảm 70% năng suất nhiều nhất so với
2 tỉnh là Hà Nam và Nam Định.
Có thể thấy, những số liệu thực tế tại các tỉnh Hà Nam, Nam Định và
Thái Bình đều phù hợp với những kết quả nghiên cứu về quy luật phát sinh
rầy nâu – rầy lưng trắng của các tác giả trước đây.

Theo tác giả Đinh Văn Thành (1998) [20], ở nước ta, nhiệt độ thấp
trên ruộng mạ vẫn thấy rầy lưng trắng, tỷ lệ rầy non tuổi lớn chiếm ưu thế,
nhiệt độ thấp kéo dài thời gian phát dục, lượng mưa và chế độ nước có liên
quan trực tiếp đến sự phát triển của quần thể rầy lưng trắng. Trong vụ xuân ít
mưa, ngược lại trong vụ mùa lượng mưa nhiều thì mật độ trên ruộng chân
cao lại cao hơn chân ruộng trũng thường xuyên có mưa nước cao.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

23

Tác giả Ngô Đình Ngoan và Chia – hwa (1968) [22] đã tiến hành
nghiên cứu từ tháng 2 đến tháng 12 trong nhà lưới của Trạm Bảo vệ thực vật
cho kết quả như sau: Trong điều kiện thời tiết thích hợp thì rầy lưng trắng có
thể phát sinh 16 thế hệ trong 1 năm và thời gian mỗi thế hệ là không giống
nhau. Giai đoạn trứng kéo dài 5,2 – 10,5 ngày; giai đoạn rầy non của mỗi thế
hệ kéo dài từ 9,6 – 15,4 ngày trừ thế hệ thứ 10 ngắn hơn; toàn bộ vòng đời từ
trứng đến trưởng thành kéo dài 15,3 – 21,9 ngày trừ thế hệ thứ 10 ngắn hơn.
Theo tác giả Nguyễn Đức Khiêm (1995) [14], rầy lưng trắng trong
điều kiện nhiệt độ 28,8 - 29,8
0
C và ẩm độ từ 93 - 94% thời gian phát dục
trứng rầy lưng trắng là 6,4 - 6,7 ngày ở nhiệt độ 24,9 - 26,4
0
C và ẩm độ 93 -
93,4% tỷ lệ nở của trứng rầy lưng trắng là 47,8%. Ở nhiệt độ 26,1 - 29,8
0
C
và ẩm độ 93 - 93,9% thời gian phát dục của rầy non rầy lưng trắng là 12,5 -
12,9 ngày. Nuôi trong điều kiện nhiệt độ 25 - 26,6
0

C và ẩm độ 92 - 93,8%,
vòng đời của rầy lưng trắng là 22 ngày.
Cũng theo hai tác giả Nguyễn Đức Khiêm và Đinh Văn Thành, mô tả
đặc điểm rầy lưng trắng có dải trắng dễ nhận thấy ở mảnh lưng giữa, mình
màu nâu vàng, cánh trước có mặt cánh đen hoặc nâu xám. Rầy đực dài 2,6
mm, không có dạng cánh ngắn, rầy cái dài 2,9 mm, mảnh lưng uốn cong
không sâu phía dưới. Rầy trưởng thành di chuyển nhiều hơn so với rầy nâu.
Rầy lưng trắng có 5 tuổi, tuổi 1 có màu trắng sữa cho đến khi xuất hiện nền
trắng và xám ở tuổi 3, tuổi 5 mảnh lưng và bụng đồng vàng, có các vết vằn
trắng, xám trên nền trắng mịn, chiều dài thân thay đổi từ 0,8 - 2,1 mm. Trứng
đẻ thành từng ổ từ 2 - 7 quả, thường đẻ trong mô bẹ hoặc gân lá chính của lá
tuỳ theo giai đoạn sinh trưởng của lá. Khi mới đẻ trong suốt không màu dài
từ 0,96 mm, rộng 0,2 mm, 3 ngày sau khi đẻ đầu trứng xuất hiện điểm màu
đỏ, cuối trứng có nmột đốm màu vàng đục. Thời gian phát dục của rầy lưng
trắng thay đổi theo điều kiện nhiệt độ và ẩm độ từ 23,8 - 29,8
0
C, độ ẩm 93 -
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

24

94% thời gian phát dục của trứng là 6,4 - 6,7 ngày, rầy non là 12,5 - 12,9
ngày, vòng đời 23,6 - 20,4 ngày.
Theo các tác giả Nguyễn Xuân Hiển, Trần Hùng, Bùi Văn Ngạc, Lê
Anh Tuấn (1979) [10], ký chủ chính của rầy lưng trắng là lúa, ngoài ra rầy
lưng trắng còn có thể hoàn thành phát dục của mình trên một số cây khác
như ngô (Zea mays), cỏ lồng vực cạn (Echinochloa colonum), lồng vực
nước, cỏ đuôi phượng, cỏ mầm trầu, cỏ chắc, kê và các loại lúa dại (Oryza
sativa). Cũng như rầy nâu cả rầy non và rầy trưởng thành đều trực tiếp chích
hút vào thân cây lúa. sự chích hút có thể làm cho cây héo vàng, xuất hiện

màu đỏ rỉ sắt lan từ phần ngọn lá đến các phần còn lại của cây. Dịch ngọt do
rầy tiết ra giúp cho sự phát sự phát triển của nấm bồ hóng, kéo theo sự khô
héo của cây lúa.
Các kết quả thí nghiệm của Trần Đình Chiến (1994) [7], cho thấy
những loại thuốc độc có hiệu quả đối với rầy nâu thì cũng có hiệu lực đối với
rầy lưng trắng như Bassa 50EC, Mipsin Tuy nhiên, các loại thuốc này đều
gây chết cao đối với thiên địch của nhóm rầy.
Tác giả Trương Thị Ngọc Chi (1990) [8] đã tiến hành thí nghiệm đánh
giá hiệu lực của 13 loại thuốc thảo mộc đối với rầy lưng trắng trên giống lúa
TN1 trong nhà lưới của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long, đã
cho kết quả thu được như sau:
- Phun thuốc dung dịch chiết từ hạt bình bát nồng độ 10% và thuốc lá
10% thì sau 36 giờ hiệu quả diệt rầy lưng trắng đạt 100% tương tự như Bassa
50ND 0,2%.
- Phun dung dịch chiết từ rễ cây ruốc cá và bạch đàn chanh ở nồng độ
15% có thể làm giảm mật độ rầy lưng trắng và tăng dần hiệu quả sau 72 giờ
phun thuốc.

×