Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ để hạn chế bệnh héo xanh vi khuẩn trên cà chua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.91 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀO ÐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
*





NGUYỄN NAM DƯƠNG







NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP
PHÒNG TRỪ ĐỂ HẠN CHẾ BỆNH HÉO
XANH VI KHUẨN TRÊN CÀ CHUA







LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP












HÀ NỘI – 2011




Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

ii

BỘ GIÁO DỤC VÀO ÐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
*





NGUYỄN NAM DƯƠNG






NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP
PHÒNG TRỪ ĐỂ HẠN CHẾ BỆNH HÉO
XANH VI KHUẨN TRÊN CÀ CHUA



Chuyên ngành:
BẢO VỆ THỰC VẬT

Mã số:
60.62.10





LUẬN VÃN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP



Người hướng dẫn khoa học:

TS. ĐOÀN THỊ THANH






HÀ NỘI – 2011





Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

iii

L
LL
LỜI C
I CI C
I CẢM
M M
M ƠN
NN
N



Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đoàn Thị
Thanh – Trưởng Bộ môn Bệnh cây – Viện Bảo vệ thực vật, đã nhiệt
tình hướng dẫn tôi thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin
chân thành cảm ơn nhóm Cây ăn quả & Công nghệ sinh học, nhóm
Nghiên cứu Cây ăn quả có múi, cùng toàn thể anh chị em cán bộ công
nhân viên trong Bộ môn Bệnh cây đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn Ban đào tạo Sau đại học – Viện Khoa học nông
nghiệp Việt Nam, cùng toàn thể các thầy cô giáo đã tận tình giúp
đỡ, dạy bảo trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã động viên, khuyến khích, giúp đỡ tôi trong thời gian thực
hiện đề tài.

Hà N

i, tháng 11 n
ă
m 2011
Người cảm ơn



Nguy

n Nam D
ươ
ng



Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

iv

L
LL
LỜI CAM
I CAM I CAM
I CAM ĐOAN

OANOAN
OAN





Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự
giúp đỡ của tập thể cán bộ nghiên cứu thuộc Bộ Bệnh cây - Viện Bảo
vệ thực vật. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những số liệu trong bản
luận văn này.


Hà N

i, tháng 11 n
ă
m 2011
Tác gi
Tác giTác gi
Tác giả









Nguy
NguyNguy
Nguyễn Nam D
n Nam Dn Nam D
n Nam Dương
ngng
ng













Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

v

MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa i
Lời cảm ơn ii

Lời cam đoan iii
Mục lục iv
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình ảnh vii
MỞ ĐẦU
1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
3. Mục tiêu, yêu cầu cảu đề tài 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC 4
1.1.1. Tình hình nghiên cứu bệnh HXVK 4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng các chế phẩm sinh học, chất kích
kháng, chế phẩm thảo mộc để hạn chế bệnh hại cây trồng trên thế giới

6
1.1.3. Nghiên cứu bệnh HXVK và các biện pháp PTTH theo hướng an toàn 10
1.1.4. Một số nguyên lý và tác dụng của chế phẩm từ tinh dầu Thymol
thảo mộc

11
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 12
1.2.1. Nghiên cứu bệnh HXVK trên cây cà chua 12
1.2.2. Kết quả nghiên cứu phòng trừ bệnh hại cây trồng bởi chế phẩm thảo
mộc

19
CHƯƠNG II: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


20
2.1.VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 20
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 20
2.2.1. Thu thập, phân lập mẫu vi khuẩn R.solanacearum có độc tính cao ở
cây cà chua làm vật liệu nghiên cứu.
20



Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

vi

2.2.2. Thử nghiệm nồng độ của chế phẩm Thymol và bạc hà có hiệu quả
hạn chế vi khuẩn R.solanacearum trong invitro.
21
2.2.3. Thử nghiệm hiệu quả các biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với
bệnh HXVK trên cây cà chua ở nhà lưới và ngoài đồng (diện hẹp
500m
2
)
21
2.2.3.1.Thử nghiệm các biện pháp phòng trừ tổng hợp trong nhà lưới 21
2.2.3.2.Thử nghiệm các biện pháp phòng trừ tổng hợp ngoài đồng ruộng
(diện hẹp 500m
2
)
21
2.2.4. Xây dựng mô hình thử nghiệm các biện pháp phòng trừ tổng hợp

(IPM) bệnh HXVK trên cây cà chua
21
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập và phân lập vi khuẩn gây bệnh
HXVK trên cà chua.
22
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu tạo dạng chế phẩm từ tinh dầu Bạc hà
để hạn chế bệnh HXVK trên cây cà chua
24
2.3.3. Phương pháp đánh giá tính chống chịu của các giống cà chua đối
với bệnh HXVK
24
2.3.4. Phương pháp thử nghiệm hiệu quả của các biện pháp để hạn chế
HXVK trên cây cà chua trong invitro, nhà lưới và diện hẹp ngoài đồng
26
2.3.4.1 Phương pháp thử nghiệm hiệu quả của chế phẩm M30EC đối với
vi khuẩn R.solanacearum trong phòng thí nghiệm
26
2.3.4.2 Phương pháp thử nghiệm hiệu quả của các biện pháp để hạn chế
bệnh HXVK trên cây cà chua ở nhà lưới
26
2.3.4.3 Phương pháp thử nghiệm hiệu quả của các biện pháp trong
PTTH đối với bệnh HXVK trong diện hẹp ở ngoài đồng
27
2.3.5. Phương pháp nghiên cứu trong mô hình PTTH bệnh HXVK trên
cây cà chua
29
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
33
3.1. Điều tra, thu thập và phân lập vi khuẩn R.solanacearum 33

3.1.1. Thu thập, phân lập mẫu bệnh HXVK trên cây cà chua 33
3.1.1.1. Thu thập mẫu bệnh HXVK trên cây cà chua 33
3.1.1.2. Phân lập vi khuẩn R. solanacearum gây bệnh HXVK 35
3.2 Nghiên cứu tạo dạng chế phẩm từ tinh dầu bạc hà 38



Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

vii

3.2.1. Kết quả nghiên cứu tạo dạng chế phẩm từ tinh dầu bạc hà 38
3.2.2. Kiểm tra hàm lượng Menthol trong sản phẩm từ tinh dầu bạc hà 39
3.2.3 Hiệu quả của các chế phẩm thảo mộc ức chế vi khuẩn R.solanacearum
trong invitro
40
3.2.4. Hiệu quả của M30EC với R.solanacearum sau 12 tháng bảo quản 42
3.3. Hiệu quả các biện pháp phòng trừ bệnh HXVK trên cây cà chua 45
3.3.1. Hiệu quả của các biện pháp phòng trừ bệnh HXVK ở nhà lưới 45
3.3.2 Hiệu quả của chế phẩm M30EC và Thymol ngoài đồng ruộng
(diện hẹp 500m
2
)
49
3.3.2.1. Ảnh hưởng của các chế phẩm đến tỷ lệ mọc và sinh trưởng cây
cà chua ở vườn ươm
49
3.3.2.2 Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác đối với bệnh HXVK 50
3.3.3. Đánh giá khả năng chống chịu của một số giống cà chua đối với
bệnh HXVK ngoài đồng ruộng

55
3.3.4. Hiệu quả của các chế phẩm sinh học trong phòng trừ bệnh HXVH

58
3.3.5. Hiệu quả thử nghiệm các biện pháp PTTH đối với bệnh HXVK
trên cây cà chua ở ngoài đồng
60
3.3.6. Đánh giá hiệu quả của mô hình PTTH đối với bệnh HXVK trên
cây cà chua
61
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
65
4.1. Kết luận 65
4.2. Đề nghị 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
67
I. Tiếng Việt 67
II. Tiếng Anh 70









Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 1. Kết quả điều tra thu thập bệnh HXVK vùng Hà Nội và phụ cận
Năm 2011

35
Bảng 2. Đặc điểm của vi khuẩn R.solanacearum trên các môi trường phân
lập cho các mục đích nghiên cứu (2011)

36
Bảng 3: Thử độc tính của vi khuẩn R.solanaceraum trên cây thuốc
lá(2011)

37
Bảng4: Hiệu quả của các chế phẩm bạc hà đối với vi khuẩn
R.solanacearum

38
Bảng 5: Xác định hàm lượng Menthol bằng phương pháp sắc ký khí
GC/MS

40
Bảng 6. Hiệu quả ức chế của các chế phẩm đối với vi khuẩn
R.solanacearum

41
Bảng 7. Hiệu quả của M30EC sau 6 và 12 tháng bảo quản trong invitro 43
Bảng 8. Hiệu quả của chế phẩm M30EC sau 6 và 12 tháng sản ở nhà lưới


44
Bảng 9. Ảnh hưởng của biện pháp sử lý hạt giống đến cây cà chua ở nhà lưới 45
Bảng 10. Khả năng chống chịu của các giống cà chua đối với bệnh HXVK 46
Bảng 11. Khả năng chống chịu của các giống cà chua đối với bệnh HXVK 48
Bảng 12. Ảnh hưởng của các chế phẩm đến tỷ lệ mọc mầm và sinh trưởng
của cây cà chua

49
Bảng 13. Ảnh hưởng của nguồn nước tưới đối với bệnh HXVK trên cà chua 51
Bảng 14. Ảnh hưởng của chế độ luân canh đối với bệnh HXVK trên cà chua 52
Bảng 15. Ảnh hưởng của chế độ luân canh đối với bệnh HXVK 53
Bảng 16. Ảnh hưởng của mức bón phân đạm đối với bệnh HXVK 54
Bảng 17. Đánh giá tính chống chịu của các giống cà chua đối với bệnh
HXVK ở ngoài đồng ruộng

56



Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

ix

Bảng 18. Đánh giá khả năng chống chịu của các giống cà chua do trường
ĐH Florida cung cấp

57
Bảng 19. Hiệu quả của các chế phẩm Thymol và M30EC đối với bệnh HXVK


58
Bảng 20. Năng suất cà chua khi xử lý chế phẩm đối với bệnh HXVK 59
Bảng 21. Hiệu quả thử nghiệm các biện pháp PTTH đối với bệnh HXVK 60
Bảng 22. Hiệu quả phòng trừ trong mô hình PTTH đối với bệnh HXVK 61
Bảng 23. Năng suất cà chua ở mô hình PTTH bệnh HXVK 62
Bảng 24. Lãi suất cho 1ha cà chua ở mô hình so với ruộng đại trà ở Mê
Linh - Hà Nội

63
Bảng 25. Lãi suất cho 1ha cà chua ở mô hình so với ruộng đại trà ở Yên
Phong - Bắc Ninh

64




















Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

x

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang

Hình 3.1.Triệu chứng bệnh HXVK trên cây cà chua 33
Hình 3.2.Dịch vi khuẩn R.solanacearum gây bệnh HXVK trên cây cà chua 34
Hình 3.3. Vi khuẩn R. solanacearum nuôi cấy trên môi trường TZC và SPA 36
Hình 3.4 Đặc điểm hình thái của vi khuẩn R.solanacearum sau nhuộm gram 37
Hình 3.5 Sản xuất chế phẩm tinh dầu Bạc hà (M30EC) 39
Hình 3.6 Hiệu quả ức chế của chế phẩm bạc hà đối với vi khuẩn R.solanacearum

42
Hình 3.7 Hiệu quả của chế phẩm M30EC 12 tháng bảo quản 43
Hình 3.8 Ảnh hưởng của phân đạm đối với bệnh HXVK trên cà chua 55
Đánh giá tính chống chịu của các giống cà chua đối với bệnh HXVK
(nhà lưới Viện BVTV)

74
Ảnh hưởng của biện pháp xông hơi đất bằng chế phẩm M30EC đối với
bệnh HXVK trên cà chua (Nhà lưới Viện Bảo vệ thực vật)

75
Ảnh hưởng của xử lý hạt giống đến tỷ lệ mọc và sinh trưởng của cây cà
chua ở Mê Linh – Hà Nội và Yên Phong - Bắc Ninh


76
Đánh giá giống cà chua đối với bệnh HXVK ở Mê Linh và Bắc Ninh 76
Ảnh hưởng của chế độ luân canh đối với bệnh HXVK trên cà chua ở Mê Linh

76
Xử lý đất bằng chế phẩm sinh học M30EC trước khi trồng cây cà chua
tại Bắc Ninh

77
Phun chế phẩm M30EC phòng trừ bệnh HXVK tại Bắc Ninh 77
Đánh giá mức độ chống chịu bệnh HXVK của một số giống cà chua
trong sản xuất
78


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cà chua là loại rau ăn trái có năng suất và giá trị dinh dưỡng cao do đó
được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, cà chua là cây
trồng ngắn ngày và có giá trị kinh tế cao, đạt năng suất trung bình 50
tấn/ha/vụ, vì vậy hiện nay diện tích trồng cà chua tại nhiều tỉnh ngày càng
được mở rộng. Tuy nhiên Việt Nam là một nước nhiệt đới có khí hậu nóng,
ẩm, do vậy cà chua bị nhiều loại bệnh gây hại nặng làm giảm năng suất đáng
kể như héo xanh vi khuẩn (HXVK), đốm lá vi khuẩn (ĐLVK), bệnh héo vàng
do nấm Fusarium và các bệnh virus khác.

Việc canh tác cà chua lâu năm, nhiều vụ liên tục trên một cùng một vùng
đất là cơ hội cho các loại nấm đất, vi khuẩn, tuyến trùng gây hại nặng trên cà
chua. Trong đó bệnh héo xanh vi khuẩn là một trong những loại bệnh nguy
hiểm nhất. Hàng năm bệnh có thể làm thiệt hại trên 30% sản lượng thu hoạch,
đôi khi mất trắng. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay chưa có loại thuốc hoá
BVTV nào có thể phòng trừ hữu hiệu loại bệnh này.
Bệnh héo xanh vi khuẩn do Ralstonia solanacearum (R.solanacearum) gây
bệnh trên 200 loài thực vật. Ở Việt Nam, bệnh gây hại khoảng 20 - 40% diện
tích các vùng trồng cây khoai tây, 25 - 45% trên cà chua, 20 - 30% trên lạc,
bệnh gây hại ở cà bát, gừng, thuốc lá và vừng. Chọn giống chống bệnh
HXVK trên là hướng đi có hiệu quả nhưng chỉ đối với cây lạc, cà chua, còn
cây khác thì rất khó khăn do lai tạo và nhiều yếu tố khác. Các biện pháp
phòng trừ bệnh bằng hoá học không đem lại hiệu quả như mong muốn. Bệnh
HXVK ở Việt Nam đã được nghiên cứu từ lâu, tuy nhiên các công trình
nghiên cứu còn ít và rất hạn hẹp. Đặc biệt là các công trình nghiên cứu về
biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với bệnh HXVK theo hướng an toàn chưa


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

2

hệ thống và chưa có dẫn liệu khoa học cụ thể. Vì vậy cần nghiên cứu và đưa
ra biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh HXVK theo hướng an toàn cho nông
sản. Hơn nữa, ở nước ta hiện nay chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ và
chuyên sâu về quản lý bệnh HXVK theo hướng sử dụng kết hợp chất kích
kháng, chế phẩm tinh dầu với các chế phẩm sinh học. Do đó việc nghiên cứu
các biện pháp tổng hợp nhằm hạn chế bệnh héo xanh vi khuẩn là hết sức cần
thiết. Xuất phát từ những nhu cầu sản xuất chúng tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ để hạn chế bệnh héo xanh vi

khuẩn trên cà chua”. Đề tài là được kế thừa kết quả nghiên cứu của đề tài
Nghị định thư hợp tác với trường Đại học Florida, Mỹ về: “Quản lý bệnh héo
xanh vi khuẩn và đốm lá vi khuẩn trên cà chua để có sản phẩm an toàn cho
nội tiêu và xuất khẩu” .Đề tài được hợp tác với trường Đại học Florida, Mỹ
nhằm thực hiện mục tiêu có năng suất cây cà chua cao và sản phẩm an toàn.
2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
*Ý nghĩa khoa học: Đề tài đã đưa ra được một số biện pháp phòng trừ
tổng hợp có sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng trừ bệnh HXVK trên cà
chua theo hướng an toàn cho sản phẩm và môi trường
*Ý nghĩa thực tiễn: Từ kết quả nghiên cứu các chế phẩm sinh học, các
biện pháp phòng trừ bệnh HXVK nhằm đưa ra một quy trình phòng trừ bệnh
HXVK có hiệu quả cao, an toàn cho sản phẩm. Từ đó có thể ứng dụng rộng
rãi trong sản xuất góp phần làm giảm mức độ thiệt hại do bệnh gây ra, đáp
ứng được yêu cầu bức xúc của thực tiễn sản xuất, nhằm tăng năng suất, chất
lượng cà chua, góp phần bảo vệ môi trường và sức khoẻ con người
3. MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu, ứng dụng một số biện pháp để phòng trừ bệnh héo xanh vi
khuẩn (HXVK) trên cà chua theo hướng an toàn sản phẩm và môi trường.


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

3

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
* Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu vi khuẩn Ralstoria solanacearum
gây bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây cà chua.
*Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu độc tính của vi khuẩn Ralstoria
solanacearum. Điều tra, thu thập và thử nghiệm hiệu quả các biện pháp phòng
trừ gồm: Sử dụng các chế phẩm thảo mộc, phân bón hợp lý, chế độ nước tưới,

chọn lựa giống chống chịu, vv… đối với bệnh HXVK trên cà chua trong nhà
lưới và ngoài đồng ruộng ở Hà Nội và Bắc Ninh.
*Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 11 năm 2011 tại Hà
Nội và vùng phụ cận.


















Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

4

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC
1.1.1. Tình hình nghiên cứu bệnh HXVK
Lịch sử và phân bố bệnh HXVK: Bệnh HXVK nguyên nhân do vi khuẩn
Pseudomonas solanacearum E.F.Smith gây ra. Đến năm 1997 các nhà khoa
học đã thống nhất đổi tên là Ralstonia solanacearum (Smith) (Kelman, A.,
1997)[36]. Theo Smith E.F. ,1986)[46] bệnh HXVK gây hại trên 200 loài
thực vật thuộc hơn 44 họ và đã gây hại lớn đến kinh tế của nhiều loài cây
trồng họ cà, vừng, gừng, dâu tằm, lạc, Có nhiều nhà khoa học đã phân loại
vi khuẩn R.solanacearum ở mức nòi và biovar và xác định trên thế giới có 5
nòi và 5 biovar của vi khuẩn R.solanacearum. Bệnh HXVK còn gây hại hầu
hết các vùng trồng khoai tây và cà chua ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc và
Châu Á như Phillippin, Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, vv (Hawkes J.G.,
1982; Perley, G.J., 1986)[31,44]. Nhiều tác giả đã nhấn mạnh bệnh dịch học
của vi khuẩn R.solanacearum là phức tạp có sự tương tác với môi trường đặc
biệt là nhiệt độ (Buddenhagen và CTV, 1964; Hayward, A.C., 1991)[26,32].
Nhiệt độ thuận lợi cho bệnh HXVK phát triển là 28 - 35
o
C. Bệnh HXVK gây
hại nặng ở những vùng khí hậu nóng ẩm, vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên
toàn thế giới (Kelman, A., 1954)[35].
Triệu chứng của bệnh HXVK trên cây cà chua: được Prahanang, P.M
và CTV, 2001[45] mô tả như sau: bệnh gây hại ở các giai đoạn phát triển của
cây, đặc biệt giai đoạn 40 - 60 ngày. Khi cây con non lá héo rũ đột ngột nhanh
rồi chết. Khi cây ở giai đoạn từ trưởng thành đến cây già, bệnh héo lúc đầu
thể hiện lá vẫn giữ màu xanh rũ xuống, sau 2 - 3 ngày có thể toàn bộ cây hoặc
1 - 2 cành chết, sau đó chết dần cả cây. Khi cây bị bệnh HXVK bó mạch dẫn


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….


5

ở thân hoá nâu chứa đầy dịch nhờn vi khuẩn và khi nhổ cây lên thấy rễ bị
thâm đen, nguyên nhân là do vi khuẩn R.solanacearum gây hại ở bó mạch
dẫn. Nếu cắt ngang thân bị bệnh, nhúng vào cốc nước thì vi khuẩn ở bó mạch
dẫn khuếch tán ra nước tạo dòng sữa dạng sợi chỉ chảy xuống đáy cốc, sau ít
phút làm cốc nước có màu trắng sữa. Do vi khuẩn xâm nhập vào mạch dẫn
nên rất khó phòng trừ bằng thuốc hoá BVTV và các biện pháp khác.
Cấu tạo và hình thái vi khuẩn R.solanacearum: Vi khuẩn này có cấu
tạo hình gậy, kích thước 0,8 - 1,5µm X 0,5µm, nhuộm gram âm có 1 - 3 lông
roi, hai đầu hơi tròn (Buddenhagen, I.W và CTV, 1964)[26]. Vi khuẩn
R.solanacearum là sinh vật hạ đẳng, thành tế bào vi khuẩn chiếm 15-30%
trọng lượng khô tế bào, bên trong là chất nguyên sinh có chứa nhân khuếch
tán, cấu tạo bởi chuỗi ADN. Cấy trên môi trường TZC khuẩn lạc của vi khuẩn
R.solanacearum có bề mặt trơn nhẵn, ít gồ ghề, hơi nhầy có màu trắng ở giữa
tâm có phớt hồng (Mehan, V.K và CTV, 1994)[39].
Biện pháp phòng trừ đối với bệnh HXVK
Các biện pháp trong PTTH là: chọn giống chống chịu, vệ sinh đồng
ruộng, thu dọn tàn dư cây bệnh sau thu hoạch, luân canh cà chua với lúa nước,
ngô không luân canh với cây cùng họ cà. Gieo hạt giống khoẻ, sạch bệnh nên
xử lý hạt trước khi gieo bởi chế phẩm sinh học. Phòng trừ sinh học bởi các
chế phẩm sinh học, chất kích kháng, chế phẩm thảo mộc. Cần áp dụng các
biện pháp canh tác và bón phân hợp lý
(Jones, J.B và CTV, 2005)[34].
Theo Wang và CTV (2000) [51] tại Trung tâm Rau thế giới ở Đài Loan
đã nghiên cứu và sử dụng gốc ghép là cà tím với cây cà chua nhiễm HXVK
nhưng năng suất cao từ năm 2001. Tác giả cũng đã lai tạo và chọn lọc được
các giống cà chua chống chịu bệnh như Delta, HW20 đã sử dụng ở Đài Loan
và Thái Lan cho kết quả tốt. Ở Mỹ, Thái lan, Canada và nhiều nước khác



Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

6

cũng đã sử dụng phương pháp lai ghép cà chua với cà tím đã chống chịu được
bệnh HXVK thành công.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng các chế phẩm sinh học, chất kích
kháng, chế phẩm thảo mộc để hạn chế bệnh hại cây trồng trên thế giới
Sử dụng các chế phẩm sinh học và chất kích kháng để hạn chế bệnh hại cây trồng
Trên thế giới đã có nhiều nước nghiên cứu và sử dụng chế phẩm sinh
học và chất kích kháng để hạn chế bệnh hại cây trồng như ở trường Đại học
Hannover, Đức đã sử dụng axit salicylic để kích kháng cà chua kháng bệnh
HXVK. Theo thông báo của Budenhagen I.W và CTV (1964)[26] cũng đã sử
dụng một số chế phẩm sinh học như Bacillus, chế phẩm Pseudomonas
fluorescens để hạn chế bệnh HXVK trên ớt, cà chua. Ciam. L và CTV
(1989)[27] đã sử dụng một số chủng Pseudomonas fluescent và Bacillus để
phòng trừ bệnh HXVK ở cà chua và khoai tây có hiệu quả giảm tỷ lệ bệnh 30-
32% để hạn chế bệnh HXVK trên cà chua ở Mỹ.
Theo thông báo của I.W. Budenhagen và A.Kelman (1964) [26] đã sử
dụng một số chế phẩm sinh học như Bacillus, thảo mộc đã hạn chế được bệnh
HXVK trên khoai tây, cà chua và dâu tằm. Ở Nhật Bản theo Murakoshi R. và
cs.(1984) [40] đã sử dụng Bacillus subtilis NB22 và một số dòng Bacillus
khác đã hạn chế được bệnh HXVK ở cà chua. Ở Pháp, Lapa, S.V. (2005) [37]
cũng đã sử dụng Bacillus subtilis phòng trừ nấm gây hại cây cà chua, lạc và
vừng. Ở Mỹ giáo sư Tim Momol và cs.(2003) [50] đã sử dụng tinh dầu cây
bạch lý hương, VSV đối kháng Actigard và một số chất kích kháng khác để
hạn chế bệnh HXVK và bệnh đốm lá vi khuẩn. J.G.Hawkes (1982) [31] và
Elphinstone và cs. (1998) [39] cũng thông báo rằng bệnh HXVK đã ảnh hưởng
làm chậm quá trình trao đổi dinh dưỡng trong cây khoai tây. Ở Canada và Nam

Mỹ theo Idriss, E.E và cs.(2002)[33] đã sử dụng Bacillus amyloliquefaciens
FZB45 kích kháng cà chua, khoai tây, lạc, vv hạn chế bệnh HXVK và


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

7

ĐLVK gây hại. Ông Timur có 2 dự án về quản lý bệnh vi khuẩn trên cây cà
chua. Năm 2003, ông đã công bố sử dụng chế phẩm Thymol ở ngoài đồng
làm giảm tỷ lệ bệnh từ 50 - 59%, chế phẩm từ tinh dầu cọ giảm 50 - 54%
so với đối chứng.
Hiện nay Bộ môn Bệnh cây, Ban Sinh vật nông nghiệp, Viện Khoa học
Nông nghiệp và Công nghệ Hàn Quốc (NIAST) đã nghiên cứu thành công và
phát triển các chế phẩm sinh học như EXTN-1, B16 đã làm tăng tính chống
chịu của cây lúa, cà chua, dưa chuột, rau diếp, vv Chong Hoe Kim và K.S.
Park, 2001[30]. Viện NIAST, Hàn Quốc có chế phẩm sinh học rất tốt với tên
thương phẩm là EXTN-1 có nguồn gốc vi khuẩn Bacillus vallismortis có tác
dụng trừ một số bệnh hại nguy hiểm ở trên 20 loại cây trồng như hồ tiêu, cà
chua, dưa chuột, khoai tây Chế phẩm EXTN-1 có phổ tác dụng phòng trừ
bệnh rộng đối với các bệnh virus, vi khuẩn, nấm, an toàn với môi trường và
cộng đồng. Chế phẩm sinh học EXTN-1 được tạo ra từ năm 2000 và thương
mại hoá từ năm 2003 ở NIAST, Hàn Quốc. EXTN-1 đã duy trì, có hiệu quả
và ổn định phòng trừ nấm, virus và vi khuẩn ở Hàn Quốc trong 5-6 năm qua.
Sản phẩm EXTN-1 đã thương mại hoá bởi công ty Dongbu-Hannong
Chemical Co.
Ở Canada và Nam Mỹ theo Idriss, E.E và CTV (2002)[33] đã sử dụng
Bacillus amyloliquefaciens FZB45 kích kháng cà chua, khoai tây, lạc, vv hạn
chế bệnh HXVK gây hại.
Sử dụng các chế phẩm từ cây thảo mộc để hạn chế bệnh hại cây trồng

Trường ĐH Darmstadt, CHLB Đức đã sử dụng chế phẩm BioZell-2000B
chiết xuất từ tinh dầu cây bạch lý hương (hay còn gọi là cây húng tây) và tinh
dầu cây mù tạt để kích kháng cây táo chống bệnh HXVK, bệnh ĐLVK và
bệnh héo vàng do nấm Fusarium ở cây cà chua và khoai tây (Lapa, S.V, 2005
và Lemessa F., Zeller W, 2006)[37,38]. Trường Đại học Gent, Vương quốc Bỉ


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

8

đã sử dụng hooc môn axit của cây thảo dược có khả năng kích kháng cây lúa
chống bệnh bạc lá.
Năm 2002, trường đại học Islamic Azad của Iran đã sử dụng tinh dầu
Thymol để phòng trừ bệnh Ewinia amylovora (E.amylovora) gây cháy lá táo
ở nhà lưới và ngoài đồng cho thấy có triển vọng giảm tỷ lệ bệnh cháy lá táo
và an toàn hơn khi sử dụng một số chất hoá học như oxycholoride, 1%
Bordeaux và 1% Serenade. Kết quả cũng tương tự ở Khoa cây trồng, trường
đại học Budapest, Hungary đã có ó 34 loại tinh dầu thảo mộc được nghiên
cứu đối với các bệnh vi khuẩn trong đó có vi khuẩn E.amylovora gây cháy lá
táo. Theo Soylu. S., (2006)[47] ở trường Đại học Mustafa Kemal, Thổ Nhĩ Kỳ
đã sử dụng dịch chiết từ cây bạch lý hương, bạc hà (Mentha spicata), cây oải
hương đã hạn chế được bệnh HXVK trên cây cà chua. Pavela, R., (2006)[43]
ở viện Nghiên cứu sản xuất cây trồng, Cộng hoà Séc cũng sử dụng một số
tinh dầu của cây bạc hà, cúc vạn thọ, oải hương, cây nắp ấm, cây kinh giới để
hạn chế bệnh Xanthomonas trên cây cà chua, bệnh Erwinia chrysanthemi và
Pseudomonas marginnalis trên nhiều loại cây trồng có hiệu quả tốt.
Nghiên cứu của Stefanova M. và cộng sự (2002)[48] ở Viện nghiên cứu
rau quả Cuba cũng cho thấy tinh dầu của cây Oregano (Coleus amboinicus)
cũng hạn chế được bệnh Xanthomonas, Erwinia, Burkhoderia glumae,

Pseudomonas syringae pv. trên cây cà chua, lúa.Theo tác giả Lemessa, F.,
Zeller và CTV (2006)[38] cho biết ở trường ĐH Darmstadt, CHLB Đức đã sử
dụng chế phẩm BioZell-2000B có nguồn gốc từ tinh dầu cây thảo mộc dạng
bột mịn để kích kháng cây táo chống bệnh đốm vi khuẩn, chống bệnh HXVK,
đốm lá vi khuẩn và bệnh do nấm Fusarium ở cà chua và khoai tây. Chế phẩm
BioZell-2000B của Đức có nguồn gốc từ tinh dầu cây húng tây và tinh dầu
cây Mù tạt được tinh chiết chỉ còn hàm lượng Menthol và enthol dạng tinh
bột. Chế phẩm này được thử nghiệm phòng trừ bệnh trên nhiều loại cây trồng,


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

9

đặc biệt có hiệu quả tốt đối với một số bệnh vi khuẩn và nấm. Ở Đức sản
phẩm Biozell-2000B đã được thương mại hoá vào năm 2006 và họ đã đúc kết
được nhiều kinh nghiệm trong triển khai, sử dụng chế phẩm này trong sản
xuất hạn chế bệnh HXVK, bệnh cháy lá táo, bệnh đốm lá vi khuẩn trên cây cà
chua, ớt có hiệu quả. Hiện nay, Viện Phòng trừ sinh học (BBA) của Đức đã
sử dụng tinh dầu từ cây bạch lý hương, cây húng tây, Oải mai hương, vv để
kích thích cây phát triển và phòng trừ bệnh trên một số cây như cà chua, dưa
chuột, khoai tây, táo tây, dâu tây và một số cây ăn quả đạt hiệu quả tốt ở Đức,
Anh, Ý và một số nước khác.
Như vậy trên thế giới đã nhiều nước sử dụng tinh dầu từ cây thảo mộc để
hạn chế bệnh hại cây trồng theo hướng an toàn cho nông sản và họ gọi là chế
phẩm sinh - lý học (Bio-rational product).
Các biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh HXVK trên cây cà chua
Theo thông báo của Budenhagen I.W. và CTV (1964)[26] đã sử dụng
một số chế phẩm sinh học như Bacillus, chế phẩm thảo mộc từ cây Mù tạt,
Oải mai hương, các biện pháp canh tác, bón phân hợp lý, giống chống chịu đã

hạn chế được bệnh HXVK và ĐLVK trên cây ớt và cà chua. Theo Jones.J.B
và CTV (2005)[34] ở trường Đại học Florida ở Mỹ công bố: Các biện pháp
chính trong PTTH đối với bệnh HXVK là chọn giống chống chịu, vệ sinh
đồng ruộng, thu dọn tàn dư cây bệnh sau thu hoạch, luân canh cà chua với lúa
nước, ngô không luân canh với cây cùng họ cà, bón phân hợp lý. Gieo hạt
giống khoẻ, sạch bệnh nên xử lý hạt trước khi gieo bởi chế phẩm sinh học.
Phòng trừ sinh học bởi các chế phẩm sinh học, chất kích kháng, chế phẩm
thảo mộc. Theo ông Jones PTTH bệnh HXVK nên sử dụng thuốc có gốc đồng
để xử lý hạt, không nên trồng nơi bị ngập úng và vùng ẩm ướt, hay có mưa vì
trong những điều kiện đó thích hợp cho bệnh phát triển.


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

10

Ở Nhật Bản theo Murakoshi R. và CTV (1984)[40] đã sử dụng giống chống
chịu, các biện pháp canh tác mới như sử dụng nguồn nước tưới sạch, che phủ
nilon ở luống đã hạn chế bệnh và biện pháp hóa học đã không đem lại hiệu
quả mong muốn. Ông cũng đã nghiên cứu, sử dụng các biện pháp tổng hợp an
toàn như sử dụng chế phẩm Actigard kích kháng kết hợp các chủng VSV đối
kháng, các chế phẩm sinh học, tinh dầu bạc hà, tinh dầu sả được sử dụng như
chất xông hơi kết hợp với các biện pháp canh tác, sử dụng giống kháng, phân
bón, luân canh, vv đã có hiệu quả phòng trừ bệnh HXVK ở Nhật Bản và một số
nước khác như Ấn Độ, Phillippines, vv… Ở Canada và Nam Mỹ theo Idriss,
E.E và CTV (2002)[33] đã sử dụng Bacillus amyloliquefaciens FZB4, giống cà
chua Cherry, biện pháp canh tác, che phủ nilon ở luống, vv đã hạn chế bệnh
được bệnh HXVK gây hại trên cây cà chua.
1.1.3. Nghiên cứu bệnh HXVK và các biện pháp PTTH theo hướng an toàn
Giáo sư Timur Momol (Khoa Bệnh cây, IFAS, Trường Đại học Florida,

Mỹ) đã nghiên cứu, sử dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp an toàn đối bệnh
HXVK trên cà chua như sử dụng chế phẩm Actigard từ chất hoá học, còn kích
thích cây phát triển. Trường đại học Florida cũng sử dụng chế phẩm tinh dầu
Thymol như chất xông hơi kết hợp các biện pháp canh tác, sử dụng giống kháng,
phân bón, luân canh, vv đã có hiệu quả hạn chế bệnh HXVK trên cây cà chua,
bệnh mốc xanh ở thuốc lá tại Mỹ và một số nước khác như Ả Rập, Mehicô, Nam
Phi, Brazil, vv…Timur Momol có 6 dự án về nghiên cứu và quản lý bệnh trên
cây trồng, ông cũng là chuyên gia khuyến nông về quản lý bệnh.
Trường đại học Florida đã sử dụng công thức luân canh: cà chua - bí đỏ
- ngô đã giảm tỷ lệ bệnh HXVK 20 - 25% so với trồng cây họ cà, hoặc công
thức cà chua - ngô - khoai lang đã giảm tỷ lệ bệnh HXVK 20 - 22% (Stephen
M. Olson và CTV (2010)[49]. Ông Stephen M.Olson cũng sử dụng che phủ


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

11

nilon trên luống cà chua đã hạn chế cỏ dại, duy trì độ ẩm cho cây hạn chế
tưới nước cho cà chua.
Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Jones và CTV (2005) [34] đã lai tạo
trên 1000 dòng cà chua và đã chọn lọc một số dòng/giống như Chery
Blossom, Quicy, FLA6, FLA109, Hawaii, Neptune, HW2 và Savior chống
chịu bệnh HXVK.
Tại Viện Công nghệ thực phẩm, trường đại học Florida cũng nghiên
cứu ảnh hưởng của nguồn nước sạch, các biện pháp bón phân, chế độ luân
canh, để hạn chế bệnh HXVK trên cây cà chua. Nhóm tác giả Stephen M.
Olson và cộng sự (2010) [49] đã chứng minh các biện pháp PTTH trên gồm
chọn tạo giống chống chịu, canh tác, phân bón hợp lý, che phủ nilon, nguồn
nước tưới sạch, sử dụng chế phẩm Thymol đã có hiệu quả giảm tỷ lệ bệnh

HXVK trên cây cà chua từ 60 - 78%.
1.1.4. Một số nguyên lý và tác dụng của chế phẩm từ tinh dầu Thymol
thảo mộc
Chế phẩm Thymol được chiết xuất từ cây Thymus vulgaris L. với độ
thuần của tinh dầu là 99,5% bước đầu sau tinh chế chỉ có hàm lượng Menthol
và Ethanol là 60 - 70% dạng bột trắng mịn. Tinh dầu Thymol là sản phẩm của
Mỹ, MSDS có sẵn với ký hiệu SL 06242. Thymol được tinh chiết có hàm
lượng Menthol cao chiếm 65 - 70%, trọng lượng phân tử là 150.22. Sản phẩm
Thymol sử dụng là thuốc trừ sâu bệnh được đăng ký ở công ty Bảo vệ môi
trường (EPA), Mỹ đã thương mại hoá và đăng ký ngày 24/8/2005 với số đăng
ký MSDS: T3328, số CAS: 8 9-83-8. Thymol có tác dụng như sản phẩm
thuốc trừ sâu bệnh được đăng ký sử dụng cho động vật và cây trồng như
thuốc trừ bệnh, thuốc khử trùng, thuốc trừ virut. Lần đầu đăng ký bản ghi nhớ
sử dụng như thuốc BVTV vào 4/1993 dạng dung dịch, sau tinh chế dạng bột
mịn vào năm 2003. Thymol là thành phần hỗn hợp các hợp chất hữu cơ được


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

12

biết đến để giảm nhanh sự thoái hoá trong môi trường đối với các nguyên tố
trong môi trường bởi quá trình sinh học, vật lý hoặc hoá học. Thuốc BVTV
Thymol xua đuổi động vật có xương sống nhưng không độc mà chỉ độc đối
với các VSV gây bệnh.
Sử dụng Thymol không độc trên bề mặt môi trường và VSV có ích. Thử
nghiệm Thymol kết quả cho thấy có hiệu quả đối với bệnh HXVK trên cà chua
cao hơn so với chế phẩm từ dầu cọ, dầu cây chè. Liều lượng sử dụng là 0,7%
theo tỷ lệ (1,4g Thymol + 7ml Ethanol + 191,6ml H
2

0) tưới vào mỗi hố trồng
cây cho hơi ướt bề mặt với phương pháp xông hơi đất (phủ nilông vào đất sau xử
lý) sau 4 - 6 ngày mở nilon để đất đỡ mùi sau 1-2 ngày sau đó trồng cây cà chua.
Trong nhiều năm qua, trường đại học Florida, Mỹ đã có nhiều nhà khoa
học nghiên cứu sử dụng tinh dầu thảo mộc trong phòng trừ bệnh HXVK có
hiệu quả theo hướng an toàn. Các nhà khoa học trên thế giới cũng đã áp dụng
nhiều biện pháp PTTH bệnh HXVK như chọn và lai tạo giống chống chịu
bệnh, các biện pháp canh tác, vệ sinh đồng ruộng, chế phẩm sinh học và thảo
mộc, vv có hiệu quả.
Sử dụng chế phẩm Thymol với các chủng VSV có ích để xử lý hạt
trước khi gieo đồng thời kết hợp với vệ sinh đồng ruộng, canh tác, chọn lựa
giống chống chịu, bón phân hợp lý, che phủ nilon trên luống, nguồn nước tưới
sạch, vv thì tỷ lệ bệnh HXVK giảm 77 - 83% trong điều kiện ngoài đồng
(Stephen M. Olson và CTV, 2010)[49].
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
1.2.1. Nghiên cứu bệnh HXVK trên cây cà chua
Triệu chứng bệnh HXVK gây hại trên các cây trồng
Vi khuẩn gây bệnh tồn tại lâu dài trong đất, lan truyền theo nước tưới,
xâm nhập vào cây qua các vết thương và di chuyển vào trong bó mạch. Bệnh
thường xảy ra vào lúc cây đang tăng trưởng, ra hoa và đậu quả, xuất hiện rải


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

13

rác trên một số cây hay từng đám trên ruộng, gây hại nhanh trong điều kiện
nhiệt độ cao và ẩm độ đất cao. Trên cây thường các lá non ở ngọn héo trước
vào buổi trưa nắng. Triệu chứng héo cả cây bị bệnh nhanh sau 1 - 2 ngày khi
điều kiện khí hậu thuận lợi và cây chết héo rũ hoàn toàn trong khi lá vẫn còn

xanh. Nếu bệnh diễn biến chậm, rễ bất định xuất hiện nhiều trên thân. Chẻ
thân, mô mạch phần thân dưới và rễ hóa nâu. Cắt ngang thân cây bị bệnh và
nhúng vào nước trong vòng 10 - 15 phút sau sẽ thấy dòng vi khuẩn màu trắng
như sữa chảy ra từ mạch dẫn .
Lê Lương Tề (1977)[11] đã nghiên cứu về triệu chứng của bệnh héo
xanh, đặc tính sinh học và quy luật phát sinh phát triển của bệnh và một số
hướng phòng trừ. Tác giả đã nêu ra phạm vi ký chủ của loài vi khuẩn R.
solanacearum trên cây cà chua, khoai tây, lạc, thuốc lá, cây cà, vừng, ớt và
cây đay.
Phạm vi và mức độ gây hại của bệnh HXVK
Bệnh HXVK là một trong những bệnh hại nguy hiểm trong đất trên
nhiều cây trồng quan trọng ở Việt Nam. Đối với cà chua, bệnh HXVK đã
và đang là vấn đề nan giải và nghiêm trọng đối với các vùng trồng rau
ngoại thành Hà Nội và vùng phụ cận. Tạ Thị Thu Cúc và CTV (1983)[22]
cho biết: trong các loại bệnh chủ yếu hại cà chua như mốc sương, virus,
HXVK thì bệnh HXVK do P. solanacearum là một bệnh gây hại nghiêm
trọng. Bệnh phát sinh và gây hại nặng ở những vùng đất trũng, không
thoát nước, đất thịt nặng những chân ruộng bón nhiều đạm, không cân đối
với lân và kali.
Nghiên cứu về phạm vi ký chủ của loài R. solanacearum Smith. Đoàn
Thị Thanh và CTV (1995)[2] cho rằng vi khuẩn R. solanacearum không
những gây hại trên cây khoai tây mà còn ký sinh và gây hại trên cà chua,
thuốc lá, lạc, cây cà bát. Tác giả còn cho rằng đây là loài vi khuẩn đa thực, có


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

14

phạm vi ký chủ rộng, gây hại chủ yếu trên các cây trồng thuộc họ cà

(Solanaceae), lạc, vừng.
Nghiên cứu về tính phổ biến của bệnh HXVK trên cây trồng cạn, tác
giả Đỗ Tấn Dũng (1995)[6] cho rằng bệnh HXVK phát sinh, phát triển và gây
hại nghiêm trọng trên cây cà chua, khoai tây, lạc. Trên cây thuốc lá tỷ lệ
nhiễm bệnh HXVK có phần nhẹ hơn.
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng với việc xuất hiện ngày
càng nhiều vành đai xanh để đáp ứng nhu cầu cung cấp rau và sản phẩm rau
quả, nông sản thực phẩm cho các thành phố thì việc hình thành những vùng
chuyên canh rau màu là tất yếu. Đó cũng là tiền đề quan trọng cho việc phát
sinh, phát triển và lan truyền của bệnh với tốc độ ngày càng nhanh. Trên quan
điểm này tác giả Nguyễn Xuân Hồng và CTV (1997)[20] cho rằng bệnh
HXVK phổ biến ở các vùng sản xuất cà chua, khoai tây, thuốc lá, lạc với mức
độ nhiễm bệnh biến động tuỳ thuộc chủng loại cây trồng, vùng sinh thái và có
tính mùa vụ, tuỳ thuộc điều kiện thời tiết.
Đỗ Tấn Dũng (1999)[7] đã nghiên cứu một số yếu tố sinh thái ảnh
hưởng tới sự phát sinh, phát triển của bệnh HXVK hại thuốc lá như: thời vụ
gieo trồng, địa thế đất đai, chế độ luân canh.
Theo Lê Lương Tề (1997)[12], bệnh HXVK hại lạc thường phát sinh ở
cả hai thời vụ trồng là vụ lạc xuân và lạc thu. Trong điều kiện nhiệt độ tương
đối cao, ẩm ướt, cây sinh trưởng kém, đất cát thô, nhất là trên đất trồng độc
canh bệnh gây hại nặng.
Nghiên cứu đặc điểm phân bố, tác hại của bệnh HXVK hại lạc, xác
định race, biovar của loài vi khuẩn R. solanacearum ở phía Bắc Việt Nam,
Nguyễn Xuân Hồng và CTV (1997)[21] đã cho rằng bệnh HXVK phát sinh
và gây hại nặng trên vùng đất đồi, đất bãi ven sông, còn trên đất luân canh với
lúa nước thì tỷ lệ bệnh nhẹ hơn. Tác giả Đoàn Thị Thanh (1998)[3] đã phân


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….


15

lập nòi, biovar của vi khuẩn R. solanacearum trên khoai tây, cà chua và một
số cây ký chủ khác. Lê Như Kiểu (2004)[13] đã phân lập biovar của vi khuẩn
R. solanacearum gây bệnh HXVK trên cây cà chua.
Nghiên cứu về mức độ phổ biến của vi khuẩn gây bệnh, tác giả Nguyễn
Thị Ly và CTV (1996)[16] cho rằng bệnh HXVK thường gây hại nặng ở
những vùng đất cát, đất đồi hoặc trên đất xen canh với cây dứa và một số cây
trồng cạn khác.
Các nghiên cứu về chọn giống chống chịu bệnh HXVK trên một số cây ký chủ
Trong các biện pháp phòng trừ bệnh HXVK thì chọn giống kháng được
coi là giải pháp có nhiều ưu điểm. Trong các giống cà chua nhập nội có nguồn
gốc từ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau châu Á được lây nhiễm nhân
tạo bằng các dòng vi khuẩn R. solanacearum được phân lập từ các mẫu bị
bệnh từ các vùng khác nhau để đánh giá mức độ kháng, sau đó có những thí
nghiệm đánh giá so sánh giống và bình tuyển và chọn giống có thể áp dụng
cho sản xuất. Kết quả của nghiên cứu là đã chọn được giống CHX1 thể hiện tính
kháng khá cao, có năng suất cao và ổn định hơn hẳn các giống hiện đang phổ
biến trong sản xuất đã được Hội đồng khoa học của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn cho phép khu vực hoá năm 2002 (Chu Văn Chuông, 2005)[1] .
Nguyễn Văn Liễu và CTV (1995)[18] đã nghiên cứu về bệnh héo xanh
vi khuẩn hại lạc ở miền Bắc Việt Nam và đã đề xuất chiến lược phòng chống.
Một số nghiên cứu nhằm chọn tạo giống lạc kháng bệnh cũng đã được triển
khai tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. Các thí nghiệm chậu
vại và đồng ruộng, dùng kỹ thuật lây bệnh nhân tạo đã cho phép đánh giá một
số giống lạc nhập nội và giống trong nước có tính kháng bệnh HXVK. Khảo
sát 19 giống lạc kháng bệnh HXVK nhập nội từ Viện ICRISAT, Nguyễn
Xuân Hồng và CTV (1993)[20] đã cho rằng hầu hết các giống đều cảm nhiễm
với các dòng R. solanacearum ở Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu, tác

×