Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Nghiên cứu xác định thức ăn phù hợp nuôi cá còm chitala ornata (gray, 1831) giai đoạn cá giống và giai đoạn đầu thương phẩm trong điều kiện miền bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 54 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI





LƯU ĐÌNH LÝ


NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THỨC ĂN PHÙ HỢP
NUÔI CÁ CÒM Chitala ornata (Gray, 1831) GIAI ĐOẠN
CÁ GIỐNG VÀ GIAI ĐOẠN ĐẦU THƯƠNG PHẨM
TRONG ĐIỀU KIỆN MIỀN BẮC


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số : 60.62.70


Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN TIẾN





Hà Nội – 2012




Luận văn Thạc si nông nghiệp – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luân văn này
đã được cảm ơn và các các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả




Lưu Đình Lý















Luận văn Thạc si nông nghiệp – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………


ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu trường Đại
học Nông nghiệp Hà Nội, Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản 1,
Phòng Thông tin Thư viện Hợp tác Quốc tế và Đào tạo
- Viện Nghiên cứu nuôi
trồng thuỷ sản 1, Viện Đào tạo sau đại học - Trường Đại học Nông nghiệp Hà
Nội đã tổ chức và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa đào tạo
Thạc sỹ Nuôi trồng thủy sản niên khóa 2010-2012.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Tiến, người đã tận
tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị cán bộ nghiên cứu tại
Phòng sinh học thực nghiệm - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản 1 đã giúp đỡ
trong công việc chuẩn bị ao thí nghiệm, thu mẫu và hỗ trợ phân tích mẫu.
Có được thành công ngày hôm nay, tôi rất muốn được bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc của mình tới bố mẹ, anh chị em và đặc biệt là vợ và con trai tôi đã luôn
bên cạch động viên, giúp đỡ để tôi yên tâm học tập.
Nghiên cứu này là được thực hiện bằng kinh phí của Đề tài “Nghiên cứu
nuôi thương phẩm và thử nghiệm sản xuất giống cá Còm tại Hà Nội”, do Ủy ban

nhân dân thành phố Hà Nội tài trợ.

Hà nội, tháng 04 năm 2012
Tác giả




Lưu Đình Lý


Luận văn Thạc si nông nghiệp – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………


iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
Danh mục viết tắt viii
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Mục tiêu của đề tài 2
1.1.1. Mục tiêu chung 2
1.1.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.2. Nội dung nghiên cứu của đề tài 2
2. T

ỔNG QUAN TÀI LIỆU
3
2.1. Đặc điểm sinh học của cá Còm 3
2.1.1. Vị trí phân loại 3
2.1.2. Đặc điểm hình thái 4
2.1.3. Ðặc điểm phân bố và môi trường sống 4
2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng 5
2.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng 6
2.2. Tình hình nghiên cứu về cá Còm trên thế giới và trong nước 6
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 6
2.2.2. Tình hình nghiên cứu cá Còm ở Việt Nam 9
3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 11
3.1.1. Thời gian nghiên cứu 11

Luận văn Thạc si nông nghiệp – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………


iv

3.1.2. Địa điểm thực hiện 11
3.2. Vật liệu nghiên cứu 11
3.2.1. Cá thí nghiệm 11
3.2.2. Dụng cụ cho thí nghiệm 11
3.3. Bố trí thí nghiệm 11
3.3.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến sinh
trưởng, tỷ lệ sống cá Còm giống giai đoạn2-3 cm lên 8-10 cm 11
3.3.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến sinh
trưởng, tỷ lệ sống cá Còm từ 8-10 cm đến giai đoạn đầu
thương phẩm 12

3.4. Chăm sóc quản lý và thu mẫu 13
3.5. Theo dõi môi trường trong quá trình nuôi 14
3.6. Phương pháp phân tích thức ăn sử dụng 15
3.7. Các công thức tính toán 15
3.8. Phương pháp xử lý số liệu 15
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 16
4.1. Kết quả nuôi cá Còm giống từ giai đoạn 2-3 cm lên 8-10 cm 16
4.1.1. Biến động nhiệt độ 16
4.1.2. Biến động pH 17
4.1.3. Biến động hàm lượng oxy hòa tan 17
4.1.4. Tốc độ tăng trưởng 18
4.1.5. Tỷ lệ sống 20
4.1.6. Hiệu quả sử dụng thức ăn 21
4.1.7. Hiệu quả sử dụng protein 21
4.1.8. Phân tích chi phí thức ăn 22
4.2. Kết quả thí nghiệm nuôi cá Còm giai đoạn đầu thương phẩm 23
4.2.1. Nhiệt độ 23
4.2.2. pH 24

Luận văn Thạc si nông nghiệp – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………


v

4.2.3. Ô xy hòa tan 24
4.2.4. Tốc độ tăng trưởng 25
4.2.5. Tỷ lệ sống 27
4.2.6. Hiệu quả sử dụng thức ăn 28
4.2.7. Hiệu quả sử dụng protein 28
4.2.8. Phân tích chi phí thức ăn 29

5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 31
5.1. Kết luận 31
5.2. Đề xuất 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
PHỤ LỤC 35

Luận văn Thạc si nông nghiệp – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………


vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Thành phần dinh dưỡng thức ăn thí nghiệm (%) 12
Bảng 2. Thành phần dinh dưỡng thức ăn thí nghiệm (%) 13
Bảng 3. Tăng trưởng của cá Còm nuôi bằng 3 loại thức ăn giai đoạn giống 19
Bảng 4. Hiệu quả sử dụng thức ăn và hệ số chuyển đổi thức ăn 21
Bảng 5. Chi phí thức ăn để thu được 1 kg cá tăng trọng 22
Bảng 6. Tăng trưởng của cá Còm giai đoạn đầu nuôi thương phẩm 26
Bảng 7. Hiệu quả sử dụng thức ăn và hệ số chuyển đổi thức ăn 28
Bảng 8. Chi phí thức ăn để thu được 1 kg cá tăng trọng 29

Luận văn Thạc si nông nghiệp – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………


vii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Cá Còm Chitala ornata (Gray, 1831) 3

Hình 2. Bản đồ phân bố cá Còm ở khu vực châu Á 4
Hình 3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ương cá Còm giai đoạn giống 12
Hình 4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nuôi cá Còm giai đoạn đầu thương phẩm 13
Hình 5. Nhiệt độ nước ao thí nghiệm ương nuôi cá Còm giai đoạn giống 16
Hình 6. pH trong các ao thí nghiệm ương cá Còm giai đoạn giống 17
Hình 7. Hàm lượng ô xy nước ao ương nuôi cá Còm giai đoạn giống 18
Hình 8. Tăng trưởng cá Còm giai đoạn ương giống 18
Hình 9. Tỷ lệ sống cá Còm ở các nghiệm thức 20
Hình 10. Hiệu quả sử dụng protein - PER (g/g) của cá Còm nuôi bằng 3
loại thức ăn ở giai đoạn ương giống 22
Hình 11. Nhiệt độ nước ao nuôi cá Còm giai đoạn đầu thương phẩm 23
Hình 12. Biến động pH nước ao nuôi cá Còm giai đoạn thương phẩm 24
Hình 13. Biến động hàm lượng ô xy hòa tan nước ao nuôi cá Còm giai
đoạn đầu thương phẩm 25
Hình 14. Đồ thị tăng trưởng của cá Còm giai đoạn đầu thương phẩm nuôi
bằng 3 loại thức ăn 26
Hình 15. Tỷ lệ sống cá Còm ở các nghiệm thức 27
Hình 16. Hiệu quả sử dụng protein - PER (g/g) của cá Còm nuôi bằng 3
loại thức ăn ở giai đoạn đầu thương phẩm 29

Luận văn Thạc si nông nghiệp – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………


viii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHƯ VIẾT TẮT

ADG Tăng trưởng bình quân trên ngày
FC Thức ăn tiêu thụ
FCR Hệ số chuyển đổi thức ăn

PER Hiệu suất protein
TATN Thức ăn thí nghiệm
PR Protein tích lũy
SGR
TAHH
HH+CT
CT
TA30
TA28
Tăng trưởng đặc biệt
Thức ăn Cargill 35% protein
50% thức ăn Cargill 35% protein + 50% thức ăn cá tạp
Thức ăn cá tạp
Thức ăn Cargill 30% protein
Thức ăn Cargill 28% protein



Luận văn Thạc si nông nghiệp – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………


1

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Cá Còm (cá Nàng hai, cá Thát lát cườm) Chitala ornata (Gray, 1831) là
loài cá nhiệt đới, phân bố tự nhiên ở nhiều nước như Ấn Độ, Thái Lan, Myanma,
Campuchia, Indonesia và Việt Nam. Ở nước ta, cá Còm phân bố tự nhiên ở các
tỉnh Nam Trung bộ và Nam Bộ, nơi khí hậu ấm áp quanh năm (Uỷ hội sông
Mêkong)[20]. Cá Còm có hình dạng giống như cá Thát lát nhưng có kích cỡ cơ

thể lớn và tăng trọng nhanh hơn. Khối lượng cơ thể cá Còm có thể đạt cực đại
đến 4.950 g và dài đến 100 cm (Quddus và Safi, 1983[30]; Rhaman, 1989[25];
Mai Đình Yên, 1982)[19]. Cá sống trong hầu hết các loại hình thủy vực nước
ngọt giống như cá Thát lát, thường gặp chúng ở các vùng cửa sông, ao hồ, ruộng,
kênh rạch, sông ngòi, các vùng nước trũng ngập lụt. Cũng như cá Thát lát, cá
Còm cũng có thể sống được trong các ao chật hẹp, ao nước tĩnh, vùng nhiễm
phèn nhẹ và vùng nước lợ ven biển. Chúng có thể sống ở những thủy vực hàm
lượng ôxy hoà tan ít do có cơ quan hô hấp phụ nên lấy được khí trời để duy trì
hô hấp.
Cá Còm có chất lượng thịt ngon tương tự như cá Thát lát nên được coi là
đối tượng cá đặc sản. Trước đây cá Còm trong tự nhiên còn khá phong phú,
nhưng do khai thác quá mức nên hiện nay cũng trở nên rất hiếm, sản lượng khai
thác tự nhiên không còn nhiều. Ngoài giá trị làm thực phẩm, cá Còm được nuôi
làm cá cảnh có giá trị khá cao, được người nuôi cá cảnh ưa thích. Trong tự nhiên
do khai thác quá mức bằng những phương tiện huỷ diệt, là nguyên nhân chủ yếu
trực tiếp làm giảm nghiêm trọng nguồn lợi loài cá này. Do vậy cá Còm được liệt
vào sách đỏ Việt Nam và xếp ở mức đe dọa bậc T.
Cá Còm được nuôi khá phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu Long và một số
tỉnh Nam Trung Bộ. Năm 2006, cá Còm lần đầu tiên được đưa ra nuôi thử
nghiệm ở miền Bắc trong quy mô nhỏ và đã cho kết quả sinh trưởng khả quan.
Tuy nhiên, t
rong công nghệ nuôi thương phẩm có nhiều yêu tố ảnh hưởng đến
sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ sống của cá Còm trong đó yếu tố thức ăn là

Luận văn Thạc si nông nghiệp – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………


2

yếu tố có ảnh hưởng quan trọng hơn cả.

Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu xác
định thức ăn nuôi cá Còm Chitala ornata (Gray, 1831) giai đoạn cá giống và
giai đoạn đầu thương phẩm trong điều kiện miền Bắc” sẽ góp phần xây dựng
kỹ thuật nuôi cá Còm tại miền Bắc.

1.1. Mục tiêu của đề tài
1.1.1. Mục tiêu chung
- Góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi cá Còm trong ao đất trong
điều kiện miền Bắc.
1.1.2. Mục tiêu cụ thể
-Xác định được loại thức ăn phù hợp nuôi cá Còm giống giai đoạn 2-3
cm lên 8-10 cm.
- Xác định loại thức ăn phù hợp cho cá Còm
giống
giai đoạn 8-10 cm
đến giai đoạn đầu thương phẩm.
1.2. Nội dung nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá
Còm giống giai đoạn 2-3 cm lên 8-10 cm
trong điều kiện miền Bắc
.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá
Còm
giống
giai đoạn 8-10 cm đến giai đoạn đầu thương phẩm trong điều kiện
miền Bắc.


Luận văn Thạc si nông nghiệp – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………



3

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Đặc điểm sinh học của cá Còm
2.1.1. Vị trí phân loại
Theo mô tả của Fishbase (2000), phân loại cá Còm như sau:
Ngành có dây sống: Chordata
Ngành phụ có xương sống: Vertebrata
Tổng lớp miệng có hàm: Gnathostomata
Lớp cá có xương: Osteichthyes
Bộ: Osteoglossiformes
Họ: Notopteridea
Giống: Chitala
Loài: Chitala ornata (Gray, 1831)

Hình 1. Cá Còm Chitala ornata (Gray, 1831)
Tên tiếng Anh là Clown knife fish, tên tiếng Việt gọi là cá Còm, cá Thát
lát cườm hoặc cá Nàng hai.
Trước đây, cá Còm được xếp chung một giống với cá Thát lát và có tên
khoa học đồng danh là Notopterus chitala hay Mystus chitala. Hiện nay, cá Còm

Luận văn Thạc si nông nghiệp – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………


4

được tách riêng thành hai giống khác nhau là Notopterus và giống Chitala.
Trong đó cá Còm thuộc giống Chitala (Phạm Văn Khánh, 2006)[8].

2.1.2. Đặc điểm hình thái
Khi phân tích mẫu thu ở Tân Châu, Vĩnh Xương (Đồng Tháp), Cần Thơ và
TP Hồ Chí Minh , Mai Đình Yên và ctv, 1992[19] đã mô tả: Cá Còm có thân dài rất
dẹp hai bên, lưng cong gồ lên và độ cong tăng theo kích thước của cá. Đầu nhỏ,
nhọn, dẹp bên. Miệng trước, rạch xiên, kéo dài quá viền sau mắt. Xương hàm trên
phát triển rộng. Răng nhọn lên và mọc ở hàm dưới, phần giữa xương hàm trước,
xương khẩu cái, xương lá mía và lưỡi.
Cá có một đôi râu mũi nhỏ và ngắn thích
nghi với đời sống đáy và săn mồi về đêm
mắt lệch về phía lưng của đầu, gần mút
mõm hơn điểm cuối xương nắp mang. Khoảng cách hai mắt cong và lồi, tương
đương đường kính mắt. Lỗ mang rộng màng mang rất phát triển.
Cá nhỏ dưới 10
cm có 10-15 hàng băng đen chạy ngang thân, các băng này mờ dần khi cá lớn và
trở thành những chấm đen lớn, tròn ở phần đuôi. Mỗi chấm đều có vành trắng
bên ngoài (5 -10 trên các cá thể khác nhau). Ngay trên cùng một mẫu số lượng
chấm đen hai bên thân cũng không giống nhau.
2.1.3. Ðặc điểm phân bố và môi trường sống

Hình 2. Bản đồ phân bố cá Còm ở khu vực châu Á (Nguồn: FISH BASE, 2000)

Luận văn Thạc si nông nghiệp – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………


5

Cá Còm phân bố ở khu vực Nam và Đông Nam Á: Việt Nam, Lào,
Campuchia, Thái Lan, Myanma, Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan (Steba, 1989[29];
Khan, 2000[23], Fisbase, 2000) (Hình 2). Chúng sống ở những vùng nước sâu
của các con sông, kênh rạch, hồ chứa nước và ao đầm (Islam và Hossain,

1983)[22]. Ở Việt Nam, cá Còm phân bố tự nhiên từ Nam Trung bộ đến Đồng
bằng sông Cửu Long, trong đó phân bố nhiều ở lưu vực Sông Cửu Long và ít
gặp ở sông Đồng Nai (Nguyễn Văn Hảo, 2005)[6]. Cá sống chủ yếu ở tầng giữa
và tầng đáy, thích yên tĩnh nên hay chui rúc trong các rặng cây và hốc đá. Giới
hạn phân bố của cá còm ở Việt Nam về phía Bắc là Sông Lam, thuộc địa phận
của tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An (Trần Ngọc Nguyên và CTV 2005)[13] .
Cá Còm ưa sống ở những nơi nước tĩnh, nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên
cá chịu được môi trường chật hẹp, nước có lượng ô xy hoà tan thấp. Ngoài ra, cá
Còm có khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất lợi, ít bệnh tật. Đây là những
đặc tính quý của loài cá này, có tiềm năng nuôi thâm canh với mật độ và năng
suất cao trong ao đầm.
Cá Còm là cá nhiệt đới, ưa thích nhiệt độ từ 24-30
o
C. Cá có khả năng chịu
lạnh kém, cá sẽ chết khi nhiệt độ nước dưới 10
o
C kéo dài vài tuần. Ngưỡng nhiệt
độ lạnh gây chết với cá Còm cũng tương tự như cá Rô phi và Cá tra.
2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng
Cá Còm là loài cá có kích thước cơ thể lớn, dài đến 100 cm và nặng trên 10
kg (Quddus và Shafi, 1983[30]; Rahman, 1989[25]). Cá thể lớn nhất được ghi nhận
có trọng lượng thân đến 19 kg (Azadi và ctv., 1994)[21]. Theo Mai Đình Yên và
ctv., (1992)[19], kích thước cơ thể tối đa được ghi nhận vào khoảng 1m và có khối
lượng thân đến 10 kg, trong khi đó, cá Thát lát có chiều dài tối đa là 40 cm
(Raiboth, 1991)[26].
Cá có tốc độ lớn khá nhanh, hơn nhiều lần so với tăng trưởng của cá Thát
lát. Cá bột ương lên cá giống sau 30 ngày có thể đạt chiều dài 7-8 cm (Lê Quang
Nha, 2000)[12]. Cá một năm tuổi có trọng lượng khoảng 400-800g. Cá nuôi 6-8
tháng là có thể đạt kích cỡ thương phẩm và đã có hiệu quả kinh tế.


Luận văn Thạc si nông nghiệp – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………


6

2.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng
Trong tự nhiên, cá Còm là loài ăn tạp, thiên về ăn thức ăn động vật. Thức
ăn trong dạ dày của cá Còm bao gồm côn trùng ở nước, nhuyễn thể, tôm và cá
nhỏ (Rahman, 1989). Cá có tập tính hoạt động và bắt mồi về ban đêm. Trong
điều kiện nuôi chúng ăn giun, cá mồi, cá tạp, ngoài ra còn có khả năng sử dụng
tốt thức ăn chế biến (Phạm Văn Khánh, 2006[8]; Đoàn Khắc Độ, 2008[5]).
Theo Nguyễn Chung, 2006[4] cá Còm có miệng rộng, răng sắc nhọn, là
loài cá ăn tạp nghiêng về động vật, thức ăn ưa thích là động vật đáy, cá, giáp xác
nhỏ và côn trùng. Chúng cũng ăn thực vật thủy sinh và thực vật phù du, nhưng
chỉ chiếm 20 ÷ 30% trong tổng khối lượng thức ăn. Cá Còm bơi chúc đầu xuống
đáy để tìm kiếm thức ăn, ban ngày cá ít kiếm ăn chỉ nấp vào chổ tối, yên tĩnh, cá
hoạt động mạnh vào lúc chiều tối. Tính ăn của cá không ổn định, cá có thể bỏ ăn
cho đến kiệt sức và nhiễm bệnh chết nếu như có hiện tượng sốc môi trường, thay
đổi mồi ăn đột ngột hay bắt cá phải ngừng ăn dài ngày khi vận chuyển.
Cá Còm có đặc tính sống quần đàn, khi lớn đặc tính này vẫn còn nhưng cá
tự phá bầy săn mồi riêng lẻ. Cá sống chủ yếu ở tầng giữa và tầng đáy nhưng
trong thực tế nuôi thương phẩm, cá Còm vẫn ăn mồi ở tầng mặt, cũng tranh mồi
như những loài cá khác nếu như tập cho ăn đúng giờ.
2.2. Tình hình nghiên cứu về cá Còm trên thế giới và trong nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu về cá Còm ở nước ngoài chủ yếu là phân loại, đặc điểm sinh
học, kỹ thuật nuôi cá Còm làm cảnh và sản xuất giống nhân tạo trong điều kiện
thí nghiệm. Chưa có nhiều tài liệu đề cập đến nuôi thương phẩm cá Còm.
Michael et al., (1992)[24] cho biết phần lớn các loài trong họ Notopteridae
phân bố chủ yếu ở các thủy vực nước ngọt khu vực Châu Phi và Châu Á. Tuy nhiên

có sự khác biệt giữa các loài ở hai khu vực này. Những loài ở châu Phi chỉ có vây
ngực và vây hậu môn, còn những loài ở Châu Á thì có thêm vây lưng.
Theo nghiên cứu của một nhóm tác giả khác thì cá Còm phân bố ở khu
vực Nam và Đông Nam Á: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma,

Luận văn Thạc si nông nghiệp – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………


7

Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan (Steba, 1989[29], Khan, 2000[23]). Chúng sống ở
những vùng nước sâu của các con sông, kênh rạch, hồ chứa nước và ao đầm
(Islam và Hossain, 1983)[23]. Cá Còm ưa sống ở những nơi nước tĩnh, nhờ có
cơ quan hô hấp phụ nên cá chịu được môi trường chật hẹp, nước có lượng ô xy
hoà tan thấp. Mùa nước lớn, cá theo nước vào đồng ruộng để sinh sống, mùa khô
cá ra sông rạch hoặc khu vực nước sâu.
Rahman (1981)[25], nghiên cứu về đặc điểm môi trường sống tự nhiên
của cá Còm thích sống ở môi trường nước hơi acid, pH 5,5 ÷ 8,5, ngưỡng nhiệt
độ nước từ 20 ÷ 30
0
C và độ mặn tối đa 6‰.
Smith (1945)[28], đã có những mô tả đầu tiên về đặc điểm sinh sản trong
điều kiện tự nhiên. Cá Còm có buồng trứng phát triển không đều, vào mùa sinh
sản cá đẻ trên các vùng nước nông vào các giá thể như thân, rễ thực vật ngập
nước. Tới thời kỳ sinh sản, ống sinh sản lồi ra từ vùng huyệt của con cái. Ống
này dài khoảng 1,25 cm và đường kính 0,6 cm. Con cái dùng ống này lướt qua
lại trên đá để dọn sạch ổ đẻ. Sau đó cá đực và cá cái bắt đầu cuộn tròn vào nhau
đẻ trứng và tiết sẹ. Cá đẻ nhiều đợt, mỗi đợt khoảng 10 - 15 trứng. Sau khi đẻ
trứng, con cái bỏ đi, chỉ có cá đực chăm sóc bảo vể và quạt nước để cung cấp
oxy cho trứng.

Trong những thập niên gần đấy thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu đặc
điểm sinh học sinh sản của cá Còm. Issam và Hossain (1983)[22], đã thu thập 4
cặp cá Còm bố mẹ (cá cái 4,2-5,0kg ; cá đực 2,8-3,6kg) từ sông Modhumoti
(Bangladesh) vào tuần đầu tiên của tháng 7 và nuôi trong 4 ao diện tích từ 900-
1300m, độ sâu 1,5-1,7m. Cá đã thành thục sinh sản tự nhiên trong ao. Sức sinh
sản tuyệt đối 5.761 trứng trên cá thể cái có khối lượng thân 4.200 g. Nhìn chung,
cá cái có sức sinh sản tuyệt đối thấp do trứng có kích thước lớn (khối lượng 1
trứng là 54 mg và đường kính 4,58 mm). Tập tính sinh sản của cá Còm là đẻ
trong tổ đẻ và canh gác trứng (Azadi và ctv, 1995)[21]. Trứng cá Còm dạng bám
dính, sau khi đẻ trứng bám vào các giá thể và tỷ lệ nở của cá bột đạt trên 90%
Issam và Hossain (1983)[22]. Cá thường đẻ vào tuần trăng khi trăng tròn hoặc

Luận văn Thạc si nông nghiệp – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………


8

trăng non, sau khi đẻ trứng bám vào các giá thể của tổ đẻ. Tỷ lệ cá cái/cá đực
trong tự nhiên là 0,7 :1,0 ,tỷ lệ này cũng tương tự trong điều kiện nuôi trong ao
(0,69 :1,0) Issam và Hossain (1983)[22].
Trên thế giới việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Còm vẫn còn nhiều hạn
chế, hầu hết chỉ dừng lại ở việc mô tả hoạt động sinh sản của cá trong tự nhiên
hay bố trí tạo điều kiện cho cá đẻ tự nhiên. Thái Lan và Việt Nam là hai nước đi
đầu trong công tác nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo cá Còm. Cá Còm đã được
sản xuất giống nhân tạo với quy mô hàng hóa ở Thái Lan từ thập niên 90. (Ủy
hội sông Mekong, 1999)[20].
Về đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng của cá Còm mới ở bước sơ khai và
dừng lại ở việc mô tả. Trong tự nhiên, cá Còm là loài ăn tạp, thiên về thức ăn
động vật. Thức ăn trong dạ dày của cá Còm bao gồm côn trùng ở nước, nhuyễn
thể, tôm và cá nhỏ (Rahman, 1989)[25]. Cá Còm là loài cá có kích thước cơ thể

lớn, dài đến 100 cm và nặng trên 10 kg (Quddus và Shafi, 1983[30]; Rahman,
1989[25]). Cá thể lớn nhất được ghi nhận có trọng lượng thân đến 19 kg (Azadi
và ctv., 1994)[21].
Theo Uỷ hội sông Mê kông, (1999)[20] cá Còm nhỏ thích ăn các loài sinh
vật phù du, sau đó chuyển sang ăn động vật phù du là chính, cá lớn ưa thích ăn
động vật. Nhưng trong hoạt động bắt mồi thì cá có thể chuyển đổi loại thức ăn,
ăn tạp gồm cả thực vật và động vật, côn trùng, giáp xác, rễ thực vật thủy sinh,
phù du động vật, động vật đáy, nhuyễn thể, mùn bã hữu cơ và bắt ăn cả cá con.
Hệ tiêu hoá có dạ dày khá lớn, hình cong có vách hơi dày, thực quản ngắn, rộng,
ruột ngắn, chiều dài ruột bằng 25-30% chiều dài thân, răng hàm dưới phát triển
và sắc nhọn. Một số tài liệu nước ngoài nghiên cứu về thức ăn của cá Còm cho
thấy cá bắt ăn nhiều loài động vật trong nước (giáp xác, cá, côn trùng ), cỡ cá
lớn xấp xỉ 100 cm là một địch hại cho cá.

Luận văn Thạc si nông nghiệp – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………


9

2.2.2. Tình hình nghiên cứu cá Còm ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu trong nước đối với cá Còm cũng mới được bắt
đầu từ những thập niên 90 trở lại đây. Chưa có các nghiên cứu chuyên sâu mà
chỉ mới dừng lại ở việc mô tả đặc điểm sinh học, hình thái, phân bố
Năm 1992, Mai Đình Yên và ctv[19], công bố ở Việt Nam, cá Còm phân
bố tự nhiên ở sông lớn Mêkông, từ Nam Trung bộ đến đồng bằng sông Cửu
Long
(sông Tiền, sông Hậu)
, trong đó phân bố nhiều ở lưu vực Sông Cửu Long
và ít gặp ở sông Đồng Nai. Cá Còm còn phân bố ở các hồ tự nhiên và hồ chứa ở
Đắk Lắc, cá hiếm và ít gặp (Nguyễn Văn Hảo, 2005)[6].

Năm 2006, Nguyễn Chung[4], cho biết môi trường sống thích hợp của cá
Còm là sống ở những nơi nước tĩnh, chịu được môi trường chật hẹp, nước có
lượng ô xy hoà tan thấp nhờ có cơ quan hô hấp phụ. Ngoài ra, cá Còm có khả
năng chống chịu tốt với điều kiện bất lợi, ít bệnh tật. Đây là những đặc tính quý
của loài cá này, có tiềm năng nuôi thâm canh với mật độ và năng suất cao trong
ao đầm.
Mai Đình Yên (1992)[19], trong nghiên cứu về đặc điểm sinh sản cho biết
cá Còm 1 năm tuổi thành thục nặng khoảng 1 kg. Tuổi sinh sản của cá Còm là ở
năm thứ ba, buồng trứng cá phát triển không đồng đều ở nhiều giai đoạn, do đó cá
có thể đẻ được nhiều lần trong năm.
Nguyễn Thành Trung (1999)[13] mô tả cá trưởng thành nhìn bên ngoài
khó phân biệt được đực cái, cơ quan sinh dục được che khuất bởi cặp vây bụng.
Mùa vụ sinh sản của cá thát lát là từ tháng 4 ÷ 11 tập trung vào tháng 5 ÷ 7
(Nguyễn Tường Anh, 1999)[1].
Theo Nguyễn Chung (2006)[4], trong điều kiện tự nhiên cá Còm thành thục
sinh duc khi đạt 2
+
÷ 3
+
tuổi, kích cỡ từ 1÷ 2 kg. Trong điều kiện nuôi, cá Còm có
thể thành thục lần đầu ở 2
+
, khi kích cỡ đạt trung bình 1- 2 kg.
Ở Nam bộ, cá Còm bắt đầu thành thục vào tháng 2 đến tháng 4, tỷ lệ thành
thục đạt 30%, tháng 5 tỷ lệ thành thục tăng lên 70%, từ tháng 6 đến tháng 7 tỷ lệ
thành thục đạt 100%, tháng 8 tỷ lệ thành thục giảm xuống còn 80% và giảm dần đến

Luận văn Thạc si nông nghiệp – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………



10

cuối tháng 11. Cá tái thành thục sau 6 tuần và tham gia sinh sản lần thứ hai (Trần
Ngọc Nguyên, Nguyễn Thành Trung và Phan Văn Thành, 2005)[13].
Nghiên cứu về sinh trưởng, phát triển và đặc điểm dinh dưỡng của cá Còm
có những nghiên cứu đã khẳng định với thân hình thoi, dẹp hai bên giúp cá di
chuyển nhanh nhẹn và nhẹ nhàng, miệng rộng có răng sắt nhọn, mang có 4 cung
mang, lược mang thưa và ngắn (mỗi cung mang có từ 12 ÷ 14 lược mang), dạ dày
hình chữ Y. Đây là những đặc điểm của loài ăn động vật.
Theo Nguyễn Chung (2006)[4], cá Còm ăn mồi ở tầng giữa và tầng đáy, ăn
tạp, thiên về mồi động vật. Khi nhỏ cá ăn các loài thủy động vật nhỏ như Moina,
Daphnia, trùn chỉ, tôm tép con. Khi lớn cá ăn tôm cá con và các thủy động vật khác
như trùn đất, ấu trùng của côn trùng của các loài giáp xác. Chúng cũng ăn phiêu
sinh thực vật và thực vật trong nước, nhưng chỉ chiếm 20-30% trong tổng lượng
thức ăn cá.

Cá Còm có tốc độ sinh trưởng nhanh nhất. Trong tự nhiên cá 1+ có thể đạt
0,6 ÷ 1 kg, mỗi năm tăng từ 0,9 ÷ 1,1 kg.
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến nhu cầu dinh dưỡng của cá
Còm nói riêng và cá Thát lát nói chung. Người nuôi thường cho cá Còm ăn thức
ăn là cá tạp, hoặc cá tạp trộn với 30-50% thức ăn tự chế hoặc kết hợp cho ăn
70% cá tạp và 30% thức ăn viên hỗn hợp (Phạm Văn Khánh, 2006)[8]. Cá nuôi
theo hình thức này có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, tương đương với nuôi bằng
cá tạp. Tuy nhiên, sử dụng cá tạp làm thức ăn thủy sản có nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường và lây lan dịch bênh. Do vậy cần thiết phải hạn chế bớt việc sử dụng
cá tạp và tiến tới nuôi cá Còm hoàn toàn bằng thức ăn chế biến


Năm 2006, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 đã thử nghiệm nuôi
ghép cá Còm trong ao nuôi cá Rô phi tại Bắc Ninh. Sau 8 tháng nuôi cá đạt kích

cỡ bình quân > 1 kg/con (Nguyễn Văn Tiến, 2011)[18].




Luận văn Thạc si nông nghiệp – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………


11

3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1. Thời gian nghiên cứu
Thời gian từ tháng 05 đến tháng 09 năm 2011. Trong đó từ ngày
27/4/2011-2/6/2011 thí nghiệm sử dụng thức ăn ương nuôi cá Còm giống từ 2-3
cm lên cá 8-10 cm. Từ ngày 14/6/2011 đến 13/9/2011 thí nghiệm sử dụng thức
ăn nuôi cá Còm giai đoạn đầu thương phẩm.
3.1.2. Địa điểm thực hiện
Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1, Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh
3.2. Vật liệu nghiên cứu
3.2.1. Cá thí nghiệm
Cá giống thí nghiệm 1: Cá Còm (Chitala ornata) sử dụng cho thí nghiệm
có kích cỡ trung bình cỡ 2-3 cm được sản xuất nhân tạo, có nguồn gốc từ Trại
sản xuất giống thủy sản Quốc Ngã, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ.
Cá giống cho thí nghiệm 2: Được kế thừa sau khi kết thúc thí nghiệm 1
3.2.2. Dụng cụ cho thí nghiệm
+ Máy đo Nhiệt độ và Ô xy hòa tan
+ Máy đo pH cầm tay
+ Cân điện tử (với độ chính xác 0,01g)

+ Thước đo (với độ chính xác 0,1mm)
3.3. Bố trí thí nghiệm
3.3.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ
sống cá Còm giống giai đoạn 2-3 cm lên 8-10 cm
Thí nghiệm được thực hiện với 3 nghiệm thức thức ăn:
+ Thức ăn 1 (TAHH): 100% Thức ăn công nghiêp 35% protein, thức ăn
của Cargill (mã số thức ăn 7434) đường kính viên 1,5 mm.
+ Thức ăn 2 (HH&CT): 50% thức ăn công nghiệp 35% protein, thức ăn
của Cargill (mã số thức ăn 7434) + 50% cá tạp tươi xay nhuyễn

Luận văn Thạc si nông nghiệp – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………


12

TAHH
(Ao G1)
HH+CT
(Ao G2)

CT
(Ao G6)

TAHH
(Ao G3)

HH+CT
(Ao G5)
CT
(Ao G4)

+ Thức ăn 3 (CT): 100% cá tạp tươi xay nhuyễn
Bảng 1. Thành phần dinh dưỡng thức ăn thí nghiệm (%)
Thức ăn Độ ẩm Protein thô Chất béo thô

Tro Xơ thô
TAHH 11,0 34,75 5,0 10,7 6,0
HH&CT 52,4 23,50 6,1 5,6 1,9
CT 71,8 18,40 6,56 3,24 0,0

Thí nghiệm ương cá còm giai đoạn giống được bố trí trong các ao có diện
tích 360 m
2
có bờ kè bê tông, độ sâu nước từ 1,4-1,5 m. Mỗi nghiệm thức được
lặp lại 2 lần. Cá giống có kích cỡ trung bình 2-3cm, được nuôi trong các ao thí
nghiệm với mật độ là 4 cá thể/m
2
. Sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày trong
hình 3.

Lần lặp 1:


Lần lặp 2:

Hình 3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ương cá Còm giai đoạn giống

3.3.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ
sống cá Còm từ 8-10 cm đến giai đoạn đầu thương phẩm
- Thức ăn: sử dụng thức ăn trong thí nghiệm 2 gồm 3 loại thức ăn:
+ Công thức 1 (TA30): Thức ăn công nghiêp 30% protein, thức ăn của

Cargill (mã số thức ăn 7454), đường kính viên 3 mm
+ Công thức 2 (TA28): Thành phần có chứa 28% protein, thức ăn của
Cargill (mã số thức ăn 7592 – NA), đường kính viên 3 mm.
+ Công thức 3 (CT): 100% cá tạp băm nhỏ

Luận văn Thạc si nông nghiệp – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………


13

CT
(Ao G1)
TA28
(Ao G2)

TA30
(Ao G5)

CT
(Ao G3)

TA28
(Ao G6)
TA30
(Ao G4)
Bảng 2. Thành phần dinh dưỡng thức ăn thí nghiệm (%)
Thức ăn Độ ẩm Protein Chất béo Tro Xơ
TA30 11,0 29,9 5,0 11,7 6,0
TA28 11,0 27,9 4,0 10,5 7,0
CT 70,8 17,1 6,0 4,1 0,0

Thí nghiệm 2 được thực hiện 6 ao có diện tích 360 m
2
có bờ kè bê tông,
độ sâu nước từ 1,4-1,5 m. Mỗi nghiệm thức được thực hiện với 2 lần lặp lại. Cá
giống có kích cỡ trung bình 10,8-12,9 g/con, được kế thừa từ thí nghiệm 1. Cá
Còm giống có nguồn gốc từ Trại sản xuất giống thủy sản Quốc Ngã, quận Ô
Môn, thành phố Cần Thơ. Mật độ nuôi là 2,5 cá thể/m
2
. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
được trình bày trong hình 4.

Lần lặp 1:


Lần lặp 2:


Hình 4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nuôi cá Còm giai đoạn đầu thương phẩm

3.4. Chăm sóc quản lý và thu mẫu
Thí nghiệm 1:
Trong 5 ngày đầu sau vận chuyển, cá Còm giống được nuôi chung trong 1
ao để làm quen với môi trường ao nuôi tại miền Bắc. Luyện cho cá ăn thức ăn
chế biến đến khi cá quen ăn thức ăn thì tiến hành thí nghiệm.
Cá thí nghiệm được cho ăn 4 lần/ngày vào lúc 8h00, 11h00, 14h00 và
17h00 với khẩu phần ăn như sau: TAHH cho ăn 7% khối lượng cá, thức ăn
HH&CT 10% khối lượng cá và thức ăn CT cho ăn 15% khối lượng cá trong ao.

Luận văn Thạc si nông nghiệp – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………



14

Trong tuần đầu thí nghiệm, cá thường tập trung theo đàn nên khi cho ăn
cần xác định nơi đàn cá tập trung để cho ăn. Sang tuần thứ 2 trở đi thì bắt đầu tập
cho cá ăn cố định một chỗ bằng sàng cho ăn.
Chế độ thay nước: Định kỳ bổ sung nước ao 1 lần/ 2 tuần nhằm duy trì mức
nước ổn định từ 1,3-1,4 m.
Sinh trưởng của cá thí nghiệm được xác định định kỳ 12 ngày 1 lần. Thu
mẫu ngẫu nhiên 50 cá thể từ mỗi ô thí nghiệm. Để dễ thao tác và hạn chế stress,
trước khi cân đo cá được gây mê bằng 2-phenoxyethanol với nồng độ 0,5 mL/L.
Cá được cân bằng cân điện tử có độ chính xác 0,1 g và đo chiều dài bằng thước
palmer có độ chính xác 1 mm.

Thí nghiệm 2 :
Cho cá ăn
2 lần/ngày vào lúc 7h30; 16h30 với khẩu phần như sau:
Thức
ăn TA30 và TA28 cho cá ăn 3% tổng khối lượng thân, thức ăn CT cho cá ăn 5%
khối lượng thân/ngày.
Khẩu phần ăn được điều chỉnh theo tăng trọng khối lượng cá nuôi, định
kỳ 10 ngày 1 lần dựa trên tăng trưởng của cá nuôi.
Chế độ thay nước: Định kỳ bổ sung nước ao 1 lần/tuần nhằm duy trì mức nước
từ 1,4 -1,5 m.
Định kỳ 30 ngày cân một lần, cân khối lượng, đo chiều dài toàn thân từng
cá thể, mỗi ô thí nghiêm thu ngẫu nhiên 30 cá thể cân khối lượng, đo chiều dài.
Cá thí nghiệm được gây mê bằng cách ngâm trong dung dịch 2-phenoxyethanol
với nồng độ 0,5 mL/L ngay trước khi cân đo nhằm hạn chế stress và dễ thao tác.
Cân khối lượng bằng cân điện tử độ chính xác 0,01g. Đo chiều dài toàn thân
bằng thước palmer 0,1mm.


3.5. Theo dõi môi trường trong quá trình nuôi

+ Nhiệt độ và ô xy hòa tan được đo 2 lần/ngày vào lúc 7h00 và 14h00 bằng
máy đo metter.
+ pH được đo ngày 2 lần vào lúc 7h00 và 14h00 bằng máy đo pH cầm tay

Luận văn Thạc si nông nghiệp – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………


15

+Một số yếu tốc chất lượng nước như NH
3
, NO
2
được xác định nhanh
bằng bộ test kit Sera của Đức.
3.6. Phương pháp phân tích thức ăn sử dụng
Thành phần dinh dưỡng của thức ăn và cá được phân tích bằng các phương
pháp thông dụng tại phòng thí nghiệm dinh dưỡng thức ăn thuộc Phòng Sinh học
thực nghiệm. Xác định hàm lượng protein thô (P) theo TCVN 4328-86; Xác định
hàm lượng lipid (L) theo TCVN 4331-86; Xác định hàm lượng xơ thô (X) theo
TCVN 4329-1993; Xác định độ ẩm (W) theo TCVN-4326-86; và Xác định hàm
lượng tro thô (T) theo TCVN 4327-1993.
3.7. Các công thức tính toán
Tăng trưởng khối lượng WG = Khối lượng trung bình khi thu (g) – Khối
lượng trung bình khi thả (g)
Tốc độ tăng trưởng khối lượng bình quân ngày DWG (g/con/ngày) = (Khối
lượng trung bình khi thu hoạch (g) - Khối lượng trung bình khi thả (g))/thời gian nuôi

Tỷ lệ sống (%) = 100*Số cá thu hoạch/Số cá thả ban đầu
Hệ số thức ăn (FCR) = Tổng khối lượng thức ăn đã sử dụng (kg) /khối lượng cá
tăng thêm (kg)
Hiêu quả sử dụng protein PER (Protein efficiency ratio) = Khối lượng cá
tăng thêm (g)/Protein thức ăn cá tiêu thụ (g)
Chi phí thức ăn = FCR × giá thức ăn (đồng/kg)
3.8. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu về khối lượng, chiều dài cá, thức ăn tiêu tốn, số liệu môi
trường thu được sẽ tính giá trị trung bình, sai số chuẩn. Số liệu được so sánh
bằng phương pháp phân tích phương sai 1 nhân tố bằng phần mềm Statistica. Sử
dụng quy trình Duncan để so sánh sự khác nhau giữa các nghiệm thức, sự khác
nhau là có ý nghĩa thống kê khi P<0,05.

Luận văn Thạc si nông nghiệp – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………


16

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả nuôi cá Còm giống từ giai đoạn 2-3 cm lên 8-10 cm
4.1.1. Biến động nhiệt độ
Trong quá trình thí nghiệm, nhiệt độ nước vào buổi sáng dao động từ 23-
32
0
C. Nhiệt độ trung bình 26,4
0
C vào buổi sáng, vào buổi chiều nhiệt độ trung
bình giữa các thí nghiệm là 29,4
0

C (hình 5).

Hình 5. Nhiệt độ nước ao thí nghiệm ương nuôi cá Còm giai đoạn giống
Ngày có nhiệt độ thấp nhất là 23
0
C và cao nhất là 37
0
C. Nhiệt độ giữa
sáng và chiều dao động từ (4
0
C - 6
0
C), ngưỡng nhiệt này nằm trong khoảng sinh
trưởng và phát triển của cá Còm.


0.0
5.0
10.0
15.0
20.0
25.0
30.0
35.0
40.0
28/4/2011
30/4/2011
2/5/2011
4/5/2011
6/5/2011

8/5/2011
10/5/2011
12/
5
/2011
14/
5
/2011
16/
5
/2011
1
8
/
5
/
2
0
1
1
2
0
/
5
/
2
0
1
1
2

2
/
5
/
2
0
1
1
2
4
/
5
/
2
0
1
1
2
6
/
5
/
2
0
1
1
2
8
/
5

/
2
0
1
1
3
0
/
5
/
2
0
1
1
1
/
6
/
2
0
1
1
Nhi?t đ? nư?c trung bình (ToC)
TAHH HH&CT CT
Nhiệt độ nước trung bình (T
o
C)
Thời gian nuôi ngày

×