Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

SKKN một số biện pháp an toàn phòng chống cháy nổ ở trường THPT Anh Hùng Núp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 35 trang )


Sáng kiến kinh nghiệm: Môi trường

Phần một
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Từ trước tới nay, xã hội vẫn nghĩ phòng chống cháy nổ là trách nhiệm
của lực lượng phòng cháy chữa cháy. Nhưng thực tế sau mỗi vụ cháy, nổ cho
thấy trách nhiệm phòng chống cháy nổ không phải của riêng ai, mà là của
toàn xã hội, trong đó, đầu tiên và quan trọng nhất vẫn là tự ý thức của mỗi
công dân.
Nhiều vụ cháy lớn xảy ra liên tiếp
Từ xa xưa, cha ông ta đã sắp xếp thứ tự "Thủy, Hỏa, Thiên tai, Đạo tặc", như
vậy là Hỏa (cháy nổ) được xếp hàng thứ hai sau Thủy (lũ lụt) và được xếp
trên Thiên tai và Đạo tặc. Điều đó cho thấy vấn đề nghiêm trọng của cháy, nổ
và ý thức phòng chống cháy nổ từ xa xưa đã được cha ông ta hết sức coi
trọng. Chỉ cần một chút bất cẩn, sơ xảy, thiếu ý thức phòng cháy chữa cháy là
"bà Hỏa" có thể ập đến bất kỳ lúc nào và ở bất cứ đâu, thậm chí dẫn đến
những hậu quả hết sức khôn lường.
Công tác phòng chống cháy nổ đòng một vai trò hết sức quan trọng trong sự
nghiệp phát triển kinh tế- xã hội, là một bộ phận của công tác bảo vệ an ninh
trật tự và an toàn xã hội, làm tốt công tác phòng chống cháy nổ là chứng ta đã
góp phần vào ổn định cuộc sống bền vững. Chính vị vậy phòng chống cháy
nổ là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Luật phòng chống cháy nổ đã ra đời
góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế đất nước và đảm bảo an
ninh trật tự xã hội. tuy nhiên công tác phòng chống cháy nổ thời gian qua vẫn
chưa được xã hội quan tâm đúng mức, chính vì vậy hàng năm trên toàn quốc
vẫn còn xẩy ra hàng nghìn vụ cháy, nổ lớn nhỏ đã làm bị thương và cướp đi
sinh mạng của hàng chục thậm chí hàng trăm người nó gây thiệt hại hàng
trăm, hàng nghìn tỷ đồng về tài sản của nhà nước.
Nhận thức được tầm quan trọng, sự nguy hiểm của cháy nổ và tình hình


thực tế của trường, ở địa phương. Là một giáo viên, làm công tác Đoàn
Giáo viên: Thái Hữu Lợi - Trường THPT Anh Hùng Núp
Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm: Môi trường

trường học, phụ trách đội phòng chống cháy nổ với trách nhiệm là phải xây
dựng kế hoạch triển khai thực hiện an toàn phòng chống cháy nổ ở trường
học . Tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để một ngôi trường thật sự thân thiện, an
toàn và học sinh tích cực? Trong 5 năm thực hiện phòng chống cháy nổ ở
trường học tôi nhận thấy: Muốn đạt được hiệu quả cao cần phải làm tốt công
tác xây dựng an toàn phòng chống cháy nổ cán bộ giáo viên, nhân viên,
học sinh ở trường . Đây là một trong những nội dung tất yếu, quan trọng trong
phong trào “XDTHTT-HSTC”. Vì thế tôi đưa ra “Một số biện pháp an toàn
phòng chống cháy nổ ở trường THPT Anh Hùng Núp” nhằm góp phần
nâng cao cảnh giác với phương châm "Phòng cháy hơn chữa cháy" câu nói
đã được đức kết từ lâu. Có nghĩa là tích cực phòng ngừa không để cháy nổ
xảy ra sẵn sàng chữa cháy có hiệu quả để hạn chế tổn thất ở mức độ nhỏ nhất.
Chúng ta nên quan tâm tới các biện pháp phóng chống cháy nổ ở mức độ cao
nhất và thường xuyên, không chỉ ở trường học mà còn tất cả các địa điểm
khác. Một khi đám cháy nổ xuất hiện đó là khi chúng ta biết được công tác an
toàn của chúng ta chưa thực hiện tốt.
1. Cơ sở lý luận:
Cơ quan, trường học là những nơi đông người làm việc và học tập nỗi lo về
công tác phòng chống cháy, nổ. Đặc biệt đối với các cơ sở trường học, nơi
có số lượng học sinh tập trung tương đối lớn nhưng cơ sở vật chất, trang
thiết bị phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) không phải
nơi nào cũng đạt tiêu chuẩn theo quy định. Các trường còn lại chỉ có
phương án thoát hiểm trên giấy chứ chưa một lần thực tế tổ chức diễn tập.
Nguy hiểm hơn, có trường cứ đến giờ ra chơi, chuông báo cháy lại reo inh ỏi

do sự nghịch phá của học sinh. Khi xảy ra hỏa hoạn thật, tín hiệu chuông báo
cháy không còn tác dụng, giáo viên và học sinh thiếu kiến thức ứng biến với
tình huống khẩn cấp, thiệt hại sẽ vô cùng.
Giáo viên: Thái Hữu Lợi - Trường THPT Anh Hùng Núp
Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm: Môi trường

Vấn đề bất cập hiện nay là theo quy định, những trường học, cơ sở giáo dục
từ ba tầng trở lên hoặc có khối tích tổng cộng từ 5.000m3 trở lên, nhà trẻ, mẫu
giáo có từ 100 cháu trở lên hoặc có khối tích tổng cộng từ 1.000m3 trở lên
mới được thẩm duyệt về an toàn PCCC. Những nơi còn lại, công tác PCCC
chủ yếu dựa vào ý thức và sự chủ động của người đứng đầu đơn vị. Do đó
mới xảy ra tình trạng nơi diễn tập một năm 2, 3 lần nhưng có nơi nhiều năm
chưa từng bao giờ diễn tập. Vừa qua, Sở GD-ĐT Gia Lai đã có công văn đề
nghị lãnh đạo các đơn vị trường học tăng cường công tác tuyên truyền kiến
thức về phongfchoongs cháy nổ cho cán bộ, giáo viên, học sinh - sinh viên
trong đơn vị, thường xuyên tổ chức thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn
để kịp thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót và đề ra biện pháp xử lý nhằm
hạn chế nguy cơ cháy, nổ. Đặc biệt, trong các ngày cao điểm Tết Nguyên đán
và cao điểm mùa khô phải duy trì chế độ thường trực sẵn sàng chiến đấu ở
mức độ cao, đảm bảo xử lý kịp thời và có hiệu quả mọi tình huống cháy, nổ.
Lý do được nhiều lãnh đạo đơn vị đưa ra để giải thích vì sao ít tổ chức diễn
tập PCCC là không có thời gian và tài chính tổ chức các buổi diễn tập. “Hàng
năm, học sinh đều được tham gia ít nhất hai hoạt động ngoại khóa, an ninh
học đường,sức khỏe sinh sản vị thành niên, nên thời gian dành cho phòng
chống cháy nổ rất ít. Nếu tổ chức thì phải nhiều lần chứ không thể một lần mà
hướng dẫn hết tất cả học sinh”, Môt hiệu trưởng ở trường THPT đã bày tỏ. Do
đó, dù nhận thức được tầm quan trọng của công tác PCCC nhưng nhiều
trường chưa thể thực hiện.

công tác phòng chống cháy nổ là hoạt động nằm trong chương trình “Đảm
bảo công tác an toàn trường học”. Theo đó, Hàng năm có đội PCCC Ở An
Khê vào kiểm tra luôn chỉ đạo các trường thực hiện trang bị các thiết bị phòng
chống cháy nổ, xây dựng phương án tập luyện và tổ chức tổng diễn tập cho,
cán bộ giáo viên nhân viên học sinh ít nhất 1 lần/năm học. Song hiện nay, các
trường mới chỉ xây dựng phương án trên giấy, còn tổng diễn tập thì nơi
Giáo viên: Thái Hữu Lợi - Trường THPT Anh Hùng Núp
Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm: Môi trường

không, nơi có. Cũng theo ông Á, các trường không nhất thiết phải mời đội
cảnh sát PCCC về trường gây tốn kém về mặt kinh phí. Thay vào đó, chỉ cần
tạo hiện trường giả là một đám cháy nhỏ ở gầm cầu thang, căng tin trong sân
trường, có sự tham gia hỗ trợ chuyên môn của đội PCCC cũng đủ làm nên
một buổi diễn tập, giúp học sinh có kiến thức về phòng chống cháy nổ.
Ước tính toàn Tỉnh Gia Lai hiện có khoảng 1/3 số trường học nằm trong
các khu dân cư, chợ, hẻm, nguy cơ cháy nổ cao. Trong khi đó, công tác
phòng chống cháy nổ chưa được các trường quan tâm đúng mức. Khi xảy
ra hỏa hoạn rất dễ xảy ra tình trạng hoảng loạn, giẫm đạp lên nhau để thoát
thân.
Cháy nổ, chập điện… là những sự cố có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và bất
kỳ nơi đâu, đặc biệt là trong khu vực thành phố đông dân cư, cơ quan,
trường học. Tuy nhiên, xử lý tình huống đúng cách, kịp thời thì không phải
ai cũng có thể thực hiện, nhất là các em học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn:
* Khái quát về tình hình, địa phương, nhà trường:
Huyện Kbang có 14 xã, thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là
184.074,83 ha có hơn 62.339 khẩu. Tổng số trường học là 48 trường từ
trường mầm non đến trường THPT. Từ ngày thành lập huyện tháng 5/1985

đến nay ngành GD&ĐT huyện Kbang từng bước ổn định và không ngừng
phát triển cả quy mô lẫn chất lượng.
Năm học 2008-2009 trường THPT Anh Hùng Núp được thành lập trên
cơ sở tách ra từ trường THPT Kbang, vị trí đặt tại xã Kông Lơng Khơng,
huyện Kbang nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân 4 xã phía
Nam của huyện, phần lớn phụ huynh học sinh là dân lao động, trình độ học
vấn của nhân dân trên địa bàn còn thấp, kinh tế trên địa bàn nhìn chung còn
chậm phát triển, thu nhập chủ yếu trên địa bàn đều từ nông nghiệp.
Giáo viên: Thái Hữu Lợi - Trường THPT Anh Hùng Núp
Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm: Môi trường

Cơ sở vật chất: Tổng diện tích 3 ha, trường mới xây, khang trang
thoáng mát với tổng số: 16 phòng học, 4 phòng đa chức năng đựơc trang bị
tương đối đầy đủ về phương tiện phòng chống cháy nổ.
II. PHẠM VI ĐỀ TÀI, KẾ HOẠCH VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Vậy làm thế nào để một mái trường an toàn không có cháy nổ. Một
mái trường được trang bị đầy đủ mội phương tiện phòng chống cháy nổ, trang
bị cho con người đầy đủ về mọi kiến thức kỷ năng phòng ngừa đó là điều cần
thiết. Vậy để làm được điều đó ta cần phải hiểu được tầm quan trọng trong
việc phòng chống cháy nổ đối với các địa điểm trường học thường xuyên tập
trung đông người, song song với việc chấp hành nghiêm ngặt quy định an
toàn PCCC, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở có các công trình nêu
trên cần thực hiện các biện pháp sau đây:
Có niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc, tiêu lệnh
chữa cháy ở những nơi cần thiết.
Có quy định về đảm bảo an toàn PCCC trong việc sử dụng nguồn lửa,
thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt.
Không đưa xăng, dầu, khí ga và các chất nguy hiểm cháy, nổ khác vào

công trình; trường hợp cần thiết phải sử dụng thì hạn chế tối đa số lượng và
phải có các giải pháp, biện pháp đảm bảo an toàn PCCC.
Không sử dụng vật liệu dễ cháy để làm vách ngăn, ốp trần, tường,
trang trí nội thất, cách âm ; phông màn, rèm cửa phải được xử lý bằng chất
chống cháy.
Phải lắp đặt thiết bị bảo vệ (aptomat) cho hệ thống điện của toàn bộ
công trình, từng khu vực, từng phòng và từng thiết bị điện có công suất lớn;
Giáo viên: Thái Hữu Lợi - Trường THPT Anh Hùng Núp
Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm: Môi trường

bóng đèn điện chiếu sáng, trang trí, chấn lưu đèn nê ông phải đặt cách xa vật
cháy tối thiểu 0,5m.
Thiết kế lắp đặt hệ thống chống sét theo đúng tiêu chuẩn chống sét cho
từng loại công trình.
Có tường, trần và khoang đệm ngăn cháy giữa các khu vực. Cửa đi,
cửa sổ ở tường ngăn cháy làm bằng vật liệu không cháy. Công trình có yêu
cầu mặt bằng rộng không thể xây tường ngăn cháy thì lắp đặt hệ thống ngăn
cháy bằng màn nước.
Hộp, ống kỹ thuật thông tầng hoặc thông giữa các hệ thống phải làm
bằng vật liệu không cháy và được chèn kín bằng vật liệu không cháy.
Lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động hoặc bán tự động đảm
bảo chữa cháy trên toàn bộ diện tích.
Lối thoát nạn phải đảm bảo các yêu cầu sau: Bố trí đủ cầu thang, hành
lang thoát nạn, phòng lánh nạn tạm thời; cửa vào buồng thang thoát nạn,
phòng lánh nạn tạm thời làm bằng vật liệu không cháy và có cơ cấu tự động
đóng. Có giải pháp ngăn lửa và chống tụ khói cho hệ thống lối thoát nạn. Có
sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn cho toàn bộ công trình, từng khu vực, từng tầng; có hệ
thống đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn hướng và đường thoát nạn.

Xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, thoát nạn, cứu người ở
tình huống cháy phức tạp nhất. Thành lập đội PCCC cơ sở, bố trí lực lượng
thường trực chữa cháy tại các ca làm việc.
Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho cán bộ quản lý, lực lượng
PCCC cơ sở, an toàn viên và những người làm việc trực tiếp tại những nơi có
nhiều nguy hiểm cháy, nổ.
Giáo viên: Thái Hữu Lợi - Trường THPT Anh Hùng Núp
Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm: Môi trường

Trang bị phương tiện, dụng cụ chữa cháy cứu người tại chỗ phù hợp
với quy mô, tính chất cháy nổ của công trình;
Khi xảy ra cháy tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho Cảnh sát
PCCC (số máy 114), báo cho chính quyền hoặc Công an nơi gần nhất đồng
thời tìm mọi cách dập cháy và tổ chức việc thoát nạn, cứu người theo phương
án./.
1. Mục đích của đề tài:
Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và
học sinh về công tác an toàn, phòng chống cháy nổ, tổ chức buổi tuyên
truyền, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cán bộ, nhân viên, học
sinh biết để đề phòng là chính.
Nội dung chủ yếu nâng cao ý thức trách nhiệm và sự hiểu biết về Luật
PCCC, nguyên nhân gây ra cháy nổ, nắm vững các kỹ thuật, chiến thuật chữa
cháy, đặc biệt trang bị kiến thức cơ bản về cách xử lý một đám cháy. Biết
cách lập phương án PCCC. nhận thức được tầm quan trọng của công tác
PCCC và biết sử dụng thành thạo các phương tiện chữa cháy tại chỗ, đủ khả
năng chữa cháy kịp thời khi có cháy xảy ra.
2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu:

- Phương pháp quan sát,
- Phương pháp tổ chức thực hiện:
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp đàm thoại:
- Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Giáo viên: Thái Hữu Lợi - Trường THPT Anh Hùng Núp
Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm: Môi trường

Trong sáng kiến này tôi sử dụng phương pháp kiểm tra và phương tổ
chức thực hiện, để kiểm tra và đánh giá hiệu quả một số biện pháp, giải pháp,
rút kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm thường mắc trong buổi thực hành.
Trong năm học chúng tôi kiểm tra đánh giá 3 lần, rút ra kinh nghiệm trong
việc thực hiện xây dựng kế hoạch an toàn, phòng chống cháy nổ và đưa ra
những việc đã làm được, việc chưa làm được để tiếp điều chỉnh, thực hiện tốt
phương châm "Phòng cháy hơn chữa cháy".
3. Thời gian nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu:
- Thời gian : Thực hiện từng năm một .
- Đối tượng: Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nói riêng và toàn xã hội
nói chung.
- Địa điểm: Tại Trường THPT Anh Hùng Núp – Kông Lơng Khơng Kbang –
Gia Lai .
- Trang thiết bị, tranh ảnh: Bình chữa cháy, các dụng cụu dùng để chữa
cháy
Phần hai
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, TỔNG KẾT KINH
NGHIỆM:
* Đặc điểm tình hình:

1. Thuận lợi:
Trường được lập được 6 năm luôn được sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của
UBND Tỉnh, Sở GD&ĐT Gia Lai, Huyện uỷ, UBND 4 xã phía Nam có con
em đang học tập tại trường. Đội ngũ giáo viên cơ bản đủ về số lượng, có năng
lực giảng dạy và giáo dục; đội ngũ giáo viên cốt cán, tổ trưởng chuyên môn
đã có nhiều năm công tác có kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục học
sinh.
Năm học 2012-2013 trường THPT Anh Hùng Núp được biên chế 12 lớp.
+ Khối lớp 10: 4 lớp
Giáo viên: Thái Hữu Lợi - Trường THPT Anh Hùng Núp
Trang 8

Sỏng kin kinh nghim: Mụi trng

+ Khi lp 11: 4 lp
+ Khi lp 12: 4 lp
* C s vt cht nh trng:
+ Phũng hc: : 12 phũng
+ Phũng th vin: 01 phũng
+ Phũng thit b: 04 phũng
+ Vn phũng: 01 phũng
+ K toỏn: 01 phũng
+ Phũng on: 01 phũng
+ Phũng Hiu trng-PHT: 03 phũng
+ Cn tin: : 01 phũng
+ Phũng bo v: 01 phũng
1/Thun li: Hot ng giỏo dc nh trng luụn vng chc khụng ngng
vn lờn, on kt nht trớ trong c quan thc hin tt k hc nhim v nm
hc ó ra.
i ng giỏo viờn cỏn b nh trng tng i y ,lc lng giỏo viờn

a s tr, khe nng ng nhit tỡnh trụng cụng tỏc. N np ý thc hc sinh
chm ngoan, l phm cht o c tt.
2/ Khó khăn:
- Học sinh nhà trờng thuộc vùng nông thôn, điều kiện kinh tế còn khó
khăn.
- CSVC đảm bảo cho công tác PCCC còn thiếu và yếu
- Công tác tập huấn, rèn luyện kỷ năng PCCC cho CBGV và học sinh
còn phải lồng ghép vào các bộ môn học chính khoá.
- Cơ sở vật chất của nhà trờng còn thiếu và yếu. Trong 8 phòng học
chỉ có 2 phòng kiên cố còn 6 phòng do xây dựng đã lâu nên xuống cấp
nghiêm trọng.
Qua 3 nm thc hin nhim v, nh trung ó thnh lp ban ch o
Xõy dng Trng hc thõn thin - Hc sinh tớch cc trong ú c bit chỳ
Giỏo viờn: Thỏi Hu Li - Trng THPT Anh Hựng Nỳp
Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm: Môi trường

trọng về môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, xây dựng được khối đoàn kết,
nhất trí trong tư tưởng và hành động, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy cá nhân
hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Trường mới xây nên về cơ bản có đủ số lượng phòng học, phòng vi
tính, phòng thí nghiệm đảm bảo để tiến hành dạy học.
2. Khó khăn: Nhà trường đóng chân trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn, xa
khu dân cư, đường xá đi lại phức tạp, đặc biệt là vào mùa mưa lũ gây ảnh
hưởng không tốt đến tâm lý của nhiều phụ huynh và học sinh.
100% học sinh của nhà trường là con em gia đình nông dân thuộc khu
vực xã đặc biệt khó khăn, kinh tế thu nhập của gia đình quá thấp, nhiều gia
đình thường ít quan tâm đến việc học của con em mình. Phần lớn học sinh là
người dân tộc thiểu số đặc biệt là con em người BaNa mức độ tiếp thu còn

chậm do bất đồng ngôn ngữ.
Tuy trường mới xây dựng song vẫn chưa có khu hiệu bộ, chưa có nhà
đa năng, chất lượng công trình, bàn ghế học sinh kém. Đặc biệt là chưa có cây
xanh bóng mát trong và ngoài khuôn viên trường.
Do chưa có nhà tập thể học sinh bán trú nên tạm thời lấy phòng học để
làm nhà học sinh, chưa có thùng đựng rác để nơi quy định, hố rác đổ bừa bãi,
chưa phân loại được rác thải nên gây ảnh hưởng rất lớn đến cảnh quan môi
trường sư phạm của nhà trường. Do vậy bản thân tôi có một số nội dung cần
giải quyết.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, TỔNG KẾT KINH
NGHIỆM:
Để thực hiện đề tài một cách khoa học thì ngay từ đầu năm học tôi tiến
hành khảo sát, đánh giá thực trạng của trường bám theo hướng dẫn số
1741/BGD&ĐT – GDTrH ngày 5/3/2009 đánh giá kết quả phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở bậc học THPT, Việc
khảo sát này giúp cho tôi thấy rõ tình hình, điều kiện của trường mình khi thực
hiện nội dung “ Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn”. Kết quả khảo
Giáo viên: Thái Hữu Lợi - Trường THPT Anh Hùng Núp
Trang 10

Sáng kiến kinh nghiệm: Môi trường

sát là căn cứ giúp tôi đề ra kế hoạch thực hiện trong năm học này và những
năm tiếp theo.
Quá trình khảo sát được thực hiện với các phương pháp chủ yếu đó là
phương pháp thống kê, quan sát, trao đổi với giáo viên và học sinh, phương
pháp tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá.
Nội dung tiến hành khảo sát tập trung vào những vấn đề gồm: Tìm hiểu
những ưu điểm, hạn chế trong việc thực hiện nội dung trên trong năm học
2009- 2010 thông qua các dữ liệu lưu trữ của từng năm học: như báo cáo tổng

kết năm học của Hiệu trưởng, các tham luận, báo cáo tổng kết việc thực hiện
phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, bảng điểm
chấm thi đua của các phong trào… ; khảo sát thực trạng cơ sở vật chất của nhà
trường; quan sát thực tế việc thực hiện của giáo viên, học sinh nội dung trên
trong thời gian qua.
1. Khảo sát về cơ sở vật chất, môi trường xung quanh trường học, lớp học.
Cơ sở vật chất nhà trường mới được xây dựng, khang trang, khuôn viên
sạch đẹp, có hàng rào, cổng trường kiên cố, có đầy đủ các phòng học, phòng
chức năng, nhà vệ sinh đúng qui cách, hệ thống nước sạch tốt …
Tuy vậy cũng có nhiều điểm nhà trường cần chú ý cụ thể đó là: Quanh
bờ rào nhà trường chưa có cây xanh chắn gió, đất rất cằn khó trồng cây xanh
cần bổ sung đất và tăng cường phân chuồng, hệ thống cây xanh của nhà trường
chưa được phong phú, nhiều khu đất còn bỏ trống chưa được trồng cây phủ
xanh bóng mát, bồn hoa, cây cảnh, chậu cảnh, trang trí trong lớp vẫn còn mới
mẽ chưa có gì, trong lớp chưa có cây xanh, yếu tố “Xanh” trong nhà trường
cần phải bổ sung, chưa có ảnh Bác Hồ, chưa có khẩu hiệu, dưới ngăn bàn luôn
luôn có giấy bỏ đầy ngăn, sân trường luôn có rác, chưa có hố đổ rác, thùng
đựng rác ngoài trời, nhà vệ sinh rất bẩn, chưa thành lập đựơc đội môi trường
tự quản để phân loại rác thải làm kế hoạch nhỏ. Qua khảo sát các lớp học cụ
thể như sau: Khối 10: Gồm lớp: 10A, 10B, 10C, 10D, 10E; Khối 11: Gồm
lớp: 11A, 11B, 11C, 11D; Khối 12: Gồm lớp: 12A, 12B, 12C, 12D. Kết quả
Giáo viên: Thái Hữu Lợi - Trường THPT Anh Hùng Núp
Trang 11

Sáng kiến kinh nghiệm: Môi trường

khảo sát cho thấy số lớp đạt yêu cầu về “Môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn,
thân thiện” đạt chưa cao, đang thiếu trầm trọng cần phải bổ sung thêm
2. Khảo sát về các hoạt động cụ thể của giáo viên, học sinh trong việc thực
hiện nội dung “ Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn”.

Qua việc nắm bắt tình hình thực tế tôi nhận thấy hầu hết giáo viên đã có
ý thức cao trong việc giáo dục học sinh thực hiện bảo vệ môi trường thông qua
các bài giảng có tích hợp giáo dục môi trường, thông qua các hoạt động thực tế
như trực nhật, quét lớp, lau cửa kính ….
Các hoạt động phối hợp của Đoàn thanh niên, với giáo viên chủ nhiệm
để thực hiện nội dung trên khá đa dạng. Cụ thể như giáo dục học sinh thông
qua sinh hoạt dưới cờ, tổ chức ngày “Chủ nhật xanh”, “Mùa hè xanh” đi tham
quan dã ngoại, qua các hoạt động lao động định kỳ, thường xuyên, các hội thi
cắm hoa, cắm trại ngày 26/3 …qua đó đa số các em học sinh thực hiện tốt việc
giữ gìn môi trường, bảo vệ, giữ gìn trường lớp sạch, đẹp.
Tuy nhiên qua khảo sát kỹ năng thực hành giữ gìn, bảo vệ môi trường,
phòng chống tai nạn thương tích của học sinh trong thực tế còn có những hạn
chế nhất định. Cụ thể như hầu hết khi hỏi các em học sinh “Để giữ gìn trường
lớp sạch, đẹp em phải làm gì ?” thì các em đều trả lời được là không được vứt
rác bừa bãi,… tuy nhiên thực tế các em biết nhưng một số em vẫn không thực
hành những nội dung các em đã trả lời.
Ví dụ: Một số em ăn quà xong bỏ vỏ ni lông vào bồn hoa thay vì bỏ vào
thùng rác, một số em còn vẽ bậy lên tường, ăn kẹo cao su nhả bã kẹo bừa
bãi…
Việc giáo dục môi trường, giáo dục kỹ năng sống của giáo viên bên
cạnh những ưu điểm cũng còn có những mặt hạn chế, cụ thể là giáo viên chưa
chú trọng đến giáo dục hành vi thực tế ngoài cuộc sống cho các em học sinh
mà chủ yếu là truyền đạt lý thuyết trên lớp học. Chưa thực hiện tốt phương
châm “Học thông qua hành động”.
Giáo viên: Thái Hữu Lợi - Trường THPT Anh Hùng Núp
Trang 12

Sáng kiến kinh nghiệm: Môi trường

Trên cơ sở khảo sát nắm bắt tình hình thực tế của nhà trường trong việc

thực hiện nội dung xây dựng trường lớp “Xanh, sạch, đẹp, an toàn” tôi đưa ra
một số biện pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy, phát huy hết các ưu điểm mà nhà
trường đã đạt được và khắc phục các tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện nội
dung này.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Phối hợp với đội ngũ cán bộ, giáo viên lên kế hoạch thực hiện.
Qua khảo sát tôi nắm bắt kịp thời những khó khăn, thuận lợi trong quá
trình thực hiện môi trường bên trong và môi trường bên ngoài khối lớp cũng
như tâm tư nguyện vọng của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm phụ trách dạy. Tôi
tổ chức phối hợp với đoàn thể trong nhà trường, đội ngũ giáo viên và đặc biệt
phối hợp chặt chẻ giữa 14 học sinh phụ trách lao động của lớp để lên kế
hoạch thực hiện công tác này đối với nhà trường, giáo viên, phụ huynh học
sinh (PHHS), Ban đại diện cha mẹ học sinh ( BĐDCMHS) và các khối lớp
học sinh.v.v…
Sau khi tiến hành họp để bàn bạc đi đến thống nhất thực hiện các nội
dung nổi cộm để ráo riết triển khai thực hiện đó là:
Thứ nhất: Tăng cường trồng, bảo vệ chăm sóc cây xanh.
Thứ hai: Trang trí trong lớp học.
Thứ ba: Đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ.
Thứ tư: Giữ gìn sân trường, lớp học sạch đẹp, không có rác thải vứt
bừa bãi.
Thứ năm: Thành lập ban lao động, thực hiện phân loại rác để làm kế
hoạch nhỏ.
Tóm lại: Việc quán triệt chủ trương và phối hợp thực hiện là bước đi đầu tiên
rất quan trọng để thực hiện thành công kế hoạch đề ra. Vì qua việc làm này
mọi thành viên có liên quan nhận thức rõ điều mình sắp thực hiện, thấy vai trò
trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Từ nhận
thức đúng sẽ đi đến hành động đúng.
Giáo viên: Thái Hữu Lợi - Trường THPT Anh Hùng Núp
Trang 13


Sáng kiến kinh nghiệm: Môi trường

* Bước 1: Đối với giáo viên và các đoàn thể:
Dựa trên kế hoạch nhà trường, kế hoạch của Đoàn thanh niên, tôi tiếp
tục đưa các tiêu chí môi trường xanh, sạch, đẹp vào kế hoạch thực hiện, đồng
thời tham mưu với BGH phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp
để vận động PHHS đóng góp kinh phí được thỏa thuận với nhà trường trong
đại hội PHHS để cải tạo môi trường, hàng rào, bồn hoa, chậu kiểng, các loại
cây trồng xung quanh hàng rào, các vị trí đã quy hoạch ở trong khuôn viên
trường để trồng và chăm sóc vào đầu năm học, hàng tuần phối hợp với nhân
viên bảo vệ, người dọn dẹp nhà vệ sinh, học sinh toàn trường lao động để cải
tạo đất, chăm sóc cây trồng, san vời mặt bằng sân bóng đá, bóng chuyền, sửa
chữa trang thiết bị hư hỏng của lớp.
* Bước 2: Đối với phụ huynh:
PHHS có trách nhiệm đóng góp và quản lí các khoản tiền đóng góp đã
được bàn bạc, thỏa thuận trước cuộc họp. Hợp đồng và quản lí việc cải tạo
sân sửa chữa…v.v. ở các lớp. Ủng hộ các loại cây trồng, chậu hoa, bình nước
cho học sinh uống cho các lớp
* Bước 3: Đối với học sinh:
Thực hiện bảo vệ môi trường, trang trí lớp học, chăm sóc cây xanh theo
sơ đồ đã phân công. Thực hiện nhặt thu gom, phân loại rác, giấy, lọ chai
Giáo viên: Thái Hữu Lợi - Trường THPT Anh Hùng Núp
Trang 14
Đoàn Trường thảo luận đưa ra các tiêu chí
“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

Sáng kiến kinh nghiệm: Môi trường

thường thường xuyên để thực hiện kế hoạch nhỏ gây quỷ lớp, ủng hộ tiền,

sách vở cho các em học sinh nghèo vượt khó
2. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức của học sinh.
Tuyên truyền giáo dục là một phương pháp không thể thiếu trong quá
trình giáo dục, nó có vai trò và tác dụng lớn góp phần thực hiện thành công
nội dung giáo dục. Trong Đoàn viên, thanh niên mà trung tâm là đồng chí Bí
thư, trưởng ban lao động giữ vai trò chủ chốt trong công tác này và phối hợp
với giáo viên chủ nhiệm tổ chức thực hiện.
Công tác tuyên truyền giáo dục thực hiện phong trào xây dựng “
trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn” được thực hiện với các hình thức cụ thể
như:
Tuyên truyền trong giờ chào cờ đầu tuần: Nhận xét, đánh giá, nhắc nhở,
khen thưởng, động viên kịp thời…
Phát động cho học sinh trồng cây xanh trong lớp và tự trang trí lớp học.
Tuyên truyền thông qua trong cuộc họp cờ đỏ, sinh hoạt đoàn, sinh hoạt
lớp; giáo viên nhắc nhở giáo dục học sinh có thói quen vệ sinh chung, bảo vệ
của công, chống lãng phí, xây dựng ban lao động lớp, ban trực cờ đỏ, lớp trực
cổng trường.v.v, để bảo vệ môi trường bên trong và bên ngoài lớp xanh,
sạch, đẹp. Tìm kiếm huy động các cây cảnh tặng cho trường, đầu năm ban
Giáo viên: Thái Hữu Lợi - Trường THPT Anh Hùng Núp
Trang 15
HS thu gom rác, lọ chai, giấy làm kế hoạch nhỏ gây quỷ lớp và
tặng quà cho các em HS giỏi ở làng Stơr Anh Hùng Núp

Sáng kiến kinh nghiệm: Môi trường

lao động ra chỉ tiêu mỗi học sinh phải nạp cho nhà trường 10kg phân
chuồng/1 học sinh để bón cây xanh.
Kết quả kế hoạch được các lớp nhất trí cao và thực hiện đầy đủ chỉ tiêu
về số lượng, cũng như chất lượng.
Tóm lại: Tuyên truyền là một trong các biện pháp mang lại hiệu quả cao vì

nó tác động vào ý thức giữ gìn môi trường, bảo vệ cây xanh, bảo vệ lớp học,
… của từng em học sinh. Đa số các em học sinh thông qua tuyên truyền giáo
dục ý thức các em sẽ thực hiện theo nội dung tuyên truyền một cách nghiêm
túc.
3. Tổ chức thực hiện các phong trào:
a. Trồng, bảo vệ chăm sóc cây xanh.
Một trường học, lớp học xanh mát, ngập tràn sắc màu thiên nhiên, để
mỗi ngày đến lớp, các em học sinh có cảm giác như mình đang vào công viên.
Quả là tâm trạng tuyệt vời. Nhìn ở phương diện khoa học: Cây cỏ, lá hoa
được ví như lá phổi thanh lọc những khí chất độc hại cho cơ thể. Ở góc độ đời
sống tinh thần, màu xanh thiên nhiên có tác dụng giúp tâm hồn thư giãn, sảng
khoái …
Để thực hiện phong trào tưởng ban lao động giao cho mỗi lớp phụ
trách một bồn hoa, sơ đồ chăm sóc cây xanh. Đây là vấn đề thường xuyên liên
Giáo viên: Thái Hữu Lợi - Trường THPT Anh Hùng Núp
Trang 16
Tuyên truyền giáo dục HS thực hiện phong trào xây
dựng “ Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn” trong giờ
chào cờ đầu tuần

Sáng kiến kinh nghiệm: Môi trường

tục các em cùng chung tay góp sức vào việc chăm sóc, bón phân, nhặt cỏ, bảo
vệ.
Giao cho bảo vệ thực hiện việc tưới cây hàng ngày, chăm sóc cây nhất
là vào mùa nắng đảm bảo các bồn hoa luôn xanh tốt.
Phong trào đã giúp cho hệ thống cây kiểng, cây xanh của nhà trường
luôn được bảo vệ, chăm sóc xanh tốt. Tạo nên khuôn viên nhà trường mát mẻ,
sảng khoái.
b. Trang trí trong lớp học.

Không chỉ chú trọng phát triển mảng xanh trong khuôn viên trường, xây
dựng môi trường học tập hiệu quả còn được đặt ra ở từng lớp học và nhiệm vụ
này do chính giáo viên, học sinh đảm nhận.
Nhà trường phát động các lớp trồng cây xanh, trang trí trong lớp học.
Giáo viên, học sinh tìm cây xanh, hoa lá trang trí trong lớp học. Tạo lập, rèn
luyện cho học sinh thói quen quan tâm đến tập thể, môi trường, thiên nhiên.
Đến lúc các em có thể cảm nhận : Có thêm chậu cây, lớp học như thêm bạn.
Hoa lá trong lớp dần trở thành góc khám phá vô tận: hình như, có thêm một
mầm non, một chiếc lá sắp nhú; hình như, có chiếc lá đã già cỗi, bắt đầu ngả
vàng; hình như thân cây đã dài thêm được một đoạn … Chan hòa cùng sắc
màu thiên nhiên, căng thẳng, mệt mỏi trong học tập vì thế giãn ra rất nhiều.
Giáo viên: Thái Hữu Lợi - Trường THPT Anh Hùng Núp
Trang 17
Học sinh, trồng và bảo vệ chăm sóc cây xanh theo sơ
đồ đã phân công của lớp của mình phụ trách.

Sáng kiến kinh nghiệm: Môi trường

Các lớp thực hiện sắp xếp bàn ghế thẳng lối, thẳng hàng hàng ngày. Thứ
sáu hàng tuần thực hiện lau sạch sẽ bàn ghế, định kỳ lau cửa kiếng …
Phong trào đã rèn luyện tinh thần vì tập thể của học sinh, cùng nhau xây
dựng lớp học gọn gàng, sạch đẹp như chính ngôi nhà của các em.
c. Đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ.
Vấn đề nhà vệ sinh trường học là một vấn đề nổi cộm của trường học
trong thời gian vừa qua. Các báo, đài cũng thường xuyên đề cập tới vấn đề
này. Sở giáo dục đào tạo, đã có các văn bản chỉ đạo thực hiện việc không
được để nhà vệ sinh học sinh dơ bẩn.
Vì vậy nhà trường đặc biệt chú ý kiểm tra đôn đốc và chỉ đạo thực hiện
ráo riết nội dung này. Việc làm đầu tiên là giáo dục ý thức của học sinh với
các nội dung cụ thể như Đi tiểu: đúng nơi qui định, tiểu xong múc nước dội

sạch, đi đại tiện: vào khu vực qui định, sử dụng giấy vệ sinh phải bỏ vảo sọt
đựng, xả nước khi đi đại tiện, tạo thành thói quen có văn hóa khi đi vệ sinh.
Thứ ba là kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên việc quét dọn nhà vệ sinh
của nhân viên phục vụ, đảm bảo không để nhà vệ sinh dơ bẩn. Ít nhất một
ngày phải thực hiện ba lượt vệ sinh, cụ thể là sau giờ nghỉ tiết buổi sáng, sau
giờ nghỉ tiết buổi chiều và khi học sinh tan học.
Qua việc thực hiện phong trào thì nhà vệ sinh của nhà trường luôn được
vệ sinh sạch sẽ.
4. Tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ.
Giáo viên: Thái Hữu Lợi - Trường THPT Anh Hùng Núp
Trang 18
Học sinh trang trí lớp học, lau cửa kính của lớp

Sáng kiến kinh nghiệm: Môi trường

Ngay từ đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch lao động. Phân
công trách nhiệm cụ thể cho từng lớp phụ trách từng khu vực, giáo viên chủ
nhiệm chịu trách nhiệm trước nhà trường về nhiệm vụ được giao.
Các lớp vừa có trách nhiệm lao động, vệ sinh khu vực được phân công
hàng ngày, đồng thời cũng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, vệ sinh khu vực của
mình. Kịp thời phát hiện và báo ban nề nếp.
Ngoài ra phân công lớp trực tuần thực hiện vệ sinh quét dọn toàn bộ
khuôn viên trường. Lớp lao động phạt thực hiện theo lịch phân công của ban
lao động.

Tóm lại: Việc tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ đảm bảo cho khuôn
viên trường, phòng học, phòng chức năng và các phòng hành chính luôn luôn
được giữ gìn sạch sẽ hàng ngày.
5. Giáo dục môi trường, giáo dục kỹ năng sống trong các tiết học.
Hiện nay việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng

sống trong một số tiết học là bắt buộc. Nếu các thầy cô giáo biết cách lồng
ghép thường xuyên vấn đề này trong các bài giảng của mình thì hiệu quả chắc
chắn không phải là nhỏ. Sở dĩ như vậy vì thầy cô giáo vừa là những tấm
gương rất thuyết phục, vừa là những người có sức lay động, cảm hóa sâu sắc.
Một lời nói của thầy cô có thể tác động trực tiếp và lớn lao hơn cả những
chương trình truyền thông khô cứng.
Giáo viên: Thái Hữu Lợi - Trường THPT Anh Hùng Núp
Trang 19
Thầy, cô và học sinh lao động, trồng chăm sóc cây xanh,
nhặt rác vệ sinh thường xuyên, định kỳ.

Sáng kiến kinh nghiệm: Môi trường

Tóm lại: Qua các tiết học có giáo dục môi trường thì giáo viên cung cấp cho
học sinh những kiến thức cơ bản về môi trường, đó là những hiểu biết về môi
trường tự nhiên, sự ô nhiễm môi trường, phương pháp bảo vệ môi trường.
Đặc biệt qua các tiết học này giúp cho học sinh có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi
trường sống và các kỹ năng bảo vệ môi trường.
6. Phối hợp với phụ huynh học sinh xây dựng nhà trường “Xanh, sạch,
đẹp, an toàn”
Phụ huynh học sinh là một thành tố không thể thiếu trong ba thành tố
để thực hiện công tác giáo dục học sinh đó là Nhà trường - Gia đình - Xã hội.
Vì vậy ngay từ đầu năm học trong các cuộc họp phụ huynh học sinh
lớp, họp phụ huynh học sinh trường cùng với việc triển khai các nội dung
khác thì nhà trường đặc biệt chú ý đến vấn đề xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực mà nội dung phụ huynh học sinh có thể tham gia phối hợp
nhiều nhất cõ lẽ là xây dựng “Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn”. Ở đây
nhà trường đặc biệt chú trọng đến việc huy động sức lực, kinh phí xã hội hóa
để thực hiện tốt phong trào.
Ví dụ: Vấn đề dọn dẹp nhà vệ sinh, để đảm bảo nhà vệ sinh luôn được

sạch sẽ nhà trường đề xuất hỗ trợ thêm kinh phí cho người làm công tác vệ
sinh, tiền mua nước uống cho học sinh, ủng hộ cây xanh, cây cảnh…và nhận
được sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh học sinh trong cuộc họp phụ huynh
học sinh.
Trong công tác phối hợp với phụ huynh học sinh nhà trường đặc biệt
chú ý chỉ đạo giáo viên phát huy cao công tác chủ nhiệm lớp. Chủ động phối
hợp với cha mẹ học sinh của lớp mình trong việc giáo dục học sinh bảo vệ
môi trường; chấp hành nội qui, qui định của nhà trường để đảm bảo an toàn
trong vui chơi; chấp hành luật khi tham gia giao thông …đồng thời để tranh
thủ sự đóng góp về kinh phí, về nhân lực để thực hiện các nội dung xây dựng
“Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn”.
Giáo viên: Thái Hữu Lợi - Trường THPT Anh Hùng Núp
Trang 20

Sáng kiến kinh nghiệm: Môi trường

Tóm lại: Trong bất cứ một hoạt động giáo dục nào nếu giáo viên, nhà trường
tranh thủ được sự phối hợp của cha mẹ học sinh thì sẽ góp một phần quan
trọng giúp cho hoạt động giáo dục đó đạt kết quả cao.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Xây dựng nhà trường:
* Biện pháp khắc phục:
Giáo dục ý thức giữ gìn, tôn tạo cảnh quan môi trường, vệ sinh công
cộng và bảo vệ tài sản của nhà trường. Thực hiện tốt nội qui nhà trường,
không có hành động vui chơi, sinh hoạt thiếu an toàn, trong các buổi chào cờ,
buổi sinh hoạt hay ngoại khoá.
Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục học sinh ý thức giữ gìn trường lớp
xanh-sạch-đẹp. Phê phán những biểu hiện thiếu an toàn trong sinh hoạt và vui
chơi trong nhà trường.
Tổ chức tốt lao động vệ sinh phòng học hàng ngày. Thực hiện “Ngày

lao động xanh” trong khuôn viên nhà trường vào ngày nghỉ học hàng tuần.
Giữ gìn và chăm sóc tốt cây xanh theo sơ đồ phân công của ban lao động.
Mỗi tuần có hai lớp lao động công ích (lao động phạt), không sử dụng bút
xóa, kẹo cao su, thực hiện tốt việc phân loại rác, hàng năm phát động 1 học
sinh nạp 10kg phân chuồng có cân ký ghi đầy đủ, 5 cây xanh và đặc biệt trồng
cây trứng cá thay cho các loại cây phát triển chậm (như cây bạch đàn,
tràm.v.v để trồng trong và ngoài khuôn viên trường, quyên góp tiền mua cây,
công trình đoàn, công trình xây hòn nam bộ v.v thực hiện tốt việc cung cấp
nước uống đảm bảo chất lượng cho học sinh.
Lên kế hoạch triển khai, thực hiện nhiệm vụ thân thiện với môi trường,
làm tờ trình đề nghị các cấp, ban ngành đoàn thể ủng hộ vật chất như thùng
rác để xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
2. Xây dựng lớp học:
* Biện pháp khắc phục:
Giáo viên: Thái Hữu Lợi - Trường THPT Anh Hùng Núp
Trang 21

Sáng kiến kinh nghiệm: Môi trường

Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không viết vẽ trên
bàn, trên tường. Xem lớp học là ngôi nhà thân yêu của mình, sống và học tập
hàng ngày.
Tổ chức trang hoàng lớp học đẹp, khoa học, thực hiện bảng tin lớp. Các
lớp phân công trực vệ sinh hàng ngày sạch sẽ. Thực hiện tốt phong trào “Lớp
tự quản”. Như ban phụ trách lao động của lớp có trách nhiệm phân công từng
tổ thu gom rác ( giấy bỏ, chai nhựa v.v.) tập trung tại thùng chứa rác cuối
tuần, tháng đem cân lấy tền làm kế hoạch nhỏ của lớp. Đặc biệt là ủng hộ bạn
có hoàn cảnh khó khăn học giỏi, ủng hộ do Đoàn trường và ngành phát
động v.v.
Trang trí trong lớp học mỗi lớp phải có: một ảnh Bác Hồ, có bình hoa,

một đến hai chậu cây xanh, trang trí khẩu hiệu; thành lập tổ tưởng, phó tự
quản lao động chăm sóc cây xanh ở lớp, có nhiệm vụ lên kế hoạch lao động
chăm sóc cây xanh của lớp mình phụ trách, thực hiện kế hoạch lao động phạt
của ban lao động nếu có, lao đông vệ sinh trực trường, vận động nạp tiền để
mua bình nước sạch để uống, mua khăn lau tay, chậu đựng nước rửa tay vv.
Thực hiện tốt nề nếp, đồng phục của học sinh. Đảm bảo tính trẻ trung
của tuổi học trò, năng động và mang nét riêng của nhà trường.
3. Gây hứng thú, tạo niềm tin :
Tạo điều kiện học sinh được tham gia các hoạt động trong nhà trường
một cách chủ động, được bộc lộ quan điểm, rèn luyện các kỹ năng sống, ý
thức tự giác biết bảo vệ môi trường và tự chăm sóc cây xanh, biết, trồng hoa,
tỉa cành, chiêm ngưởng thiên thiên tươi đẹp đã ban tặng, bết yêu quý giữ gìn
tài sản quý giá “Ý thức hôm nay, tương lai ngày mai” thân thiện với môi
trường và hình thành quan hệ tốt trong giao tiếp với thầy cô và bạn bè. Biết tổ
chức những hoạt động như (vào dịp lễ, tết), hội thảo về phương pháp học tập,
để học sinh tự tham gia nhằm rèn luyện kỹ năng mềm để ứng dụng vào cuộc
sống như thuyết trình, xây dựng hình ảnh bản thân, phương pháp làm việc
nhóm…
Giáo viên: Thái Hữu Lợi - Trường THPT Anh Hùng Núp
Trang 22

Sáng kiến kinh nghiệm: Môi trường

Từ phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”,
xây dựng một môi trường sư phạm thực sự lành mạnh, trong đó, học sinh biết
bảo vệ danh dự của nhà trường, của tập thể lớp và của chính bản thân mình;
biết bảo vệ cái đúng, phê phán cái sai… Và để làm được điều này, cần phải có
sự chung tay của cả gia đình và cộng đồng.
4. Công tác kiểm tra đánh giá:
Kiểm tra là một chức năng quan trọng vừa là một biện pháp quản lý có

hiệu quả. Kiểm tra việc thực hiện xây dựng Môi trường bên trong, bên ngoài
lớp là trách nhiệm của cán bộ quản lý các ban, ngành đoàn thể và trưởng ban
lao động. Qua kiểm tra nắm được đầy đủ những thông tin cần thiết về tình
hình thực hiện công tác xây dựng Môi trường bên trong và bên ngoài lớp,
đánh giá đúng năng lực của mỗi giáo viên, từng lớp học, từng học sinh phát
hiện đúng, những lệch lạc thiếu sót để kịp thời bổ sung, điều chỉnh kịp thời
giáo viên và học sinh nhằm nâng cao hiệu quả trong việc cải thiện Môi trường
bên trong và bên ngoài lớp. Mặt khác qua kiểm tra đánh giá giúp giáo viên và
học sinh làm tốt việc cải thiện môi trường, đồng thời cũng tác động đến hành
vi của giáo viên và học sinh, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc,
nâng cao ý thức tự giác, phấn đấu hoàn thành công việc được giao.
Giúp đội ngũ giáo viên và học sinh đạt được kết quả trong việc cải
thiện môi trường bên trong và bên ngoài lớp do vậy tôi không buông lỏng
công tác kiểm tra.
Để công tác kiểm tra có hiệu quả, Tôi đã lên kế hoạch cụ thể trên cơ sở
kế hoạch kiểm tra từng hàng ngày, hàng tuần cả năm, học kì môi trường xanh,
sạch, đẹp an toàn, thân thiện cụ thể, rõ ràng. Hàng tuần có kế hoạch kiểm tra
lần lượt các nội dung trong việc thực hiện kế hoạch cải thiện Môi trường bên
trong và bên ngoài lớp đã được triển khai, mặt khác qua kiểm tra đánh giá
giúp giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền, giúp giáo viên thông suốt công
tác kiểm tra, từ đó khuyến khích tinh thần tự giác trung thực của giáo viên và
học sinh trong công việc.
Giáo viên: Thái Hữu Lợi - Trường THPT Anh Hùng Núp
Trang 23

Sáng kiến kinh nghiệm: Môi trường

Trong công tác kiểm tra tôi luôn chú ý đến tính đảm bảo khách quan
và công khai công bằng và dân chủ.
Sau kiểm tra Tôi tổ chức nhận xét đánh giá chính xác, phân tích các ưu điểm

tồn tại trong quá trình thực hiện để giúp học sinh phát huy những mặt mạnh,
khắc phục những mặt hạn chế và tiếp tục làm tốt công tác hơn. Đồng thời cuối
đợt thi đua nhà trường có khen, chê kịp thời.
Kết quả qua kiểm tra đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh thường
xuyên quan tâm công tác cải thiện Môi trường bên trong và bên ngoài lớp
hàng tuần, tháng, để hàng năm rút kinh nghiệm những điểm chưa làm đựơc
triển khai năm học tiếp theo.
5. Kết quả thực hiện:
a. Trước khi chưa áp dụng sáng kiến.
Trước khi chưa áp dụng biện pháp, giải pháp như trên. Qua thực tế về
môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn ở trường THPT Anh Hùng Núp, từ một
ngôi trường chưa có cây xanh bóng mát trong và ngoài khuôn viên trường,
chưa có bồn hoa, cây cảnh, chậu cảnh, trang trí trong lớp vẫn còn nguyên vẹn
chưa có gì, trong lớp chưa có cây xanh, chưa có ảnh Bác Hồ, chưa cố khẩu
hiệu, dưới ngăn bàn luôn luôn có giấy bỏ đầy ngăn, khẩu hiệu, tranh ảnh
trang trí ở trường chưa đầy đủ, chưa thành lập đựơc đội môi trường tự quản
để phân loại rác thải làm kế hoạch nhỏ. Đặc biệt là qua theo dõi quá trình
sinh hoạt, học tập của các em học sinh, tôi thấy rõ ý thức giữ gìn, tôn tạo cảnh
quan môi trường, vệ sinh công cộng và bảo vệ tài sản của nhà trường rất kém,
phần lớn là do các em chưa hiểu được bảo vệ môi trường có ý nghĩa quan
trọng như thế nào đối với con người, đa số là con em người đồng bào nên việc
vệ sinh, đi vệ sinh, ăn, uống xã rác bừa bãi đã trở thành thói quen cũ, số lượng
học sinh ý thức giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn chưa cao.
* Kết quả khảo sát thực nghiệm.
LỚP CHƯA THỰC NGHIỆM ĐẦU NĂM HỌC
Giáo viên: Thái Hữu Lợi - Trường THPT Anh Hùng Núp
Trang 24

Sáng kiến kinh nghiệm: Môi trường


STT Khối Lớp Xếp loại
01
02
03
Khối 10
Khối 11
Khối 12
10A, 10B, 10C, 10D, 10E.
11A, 11B, 11C, 11D.
12A, 12B, 12C, 12D.
Chưa đạt yêu cầu
Chưa đạt yêu cầu
Chưa đạt yêu cầu
LỚP CHƯA THÀNH LẬP ĐỘI MÔI TRƯỜNG TỰ QUẢN ĐỂ PHÂN
LOẠI RÁC LÀM KẾ HOẠCH NHỎ.
STT Lớp Số lượng rác xã
trong lớp
Và quanh
khuôn viên
trường
Kết quả phân
loại rác (giấy,
chai, )
Đã thu gom
kg/năm
Đơn giá:
4.000đ/kg
Thành
tiền
01

02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13
10A
10B
10C
10D
10E
11A
11B
11C
11D
12A
12B
12C
12D
Vẫn còn
Quá nhiều
//
Vẫn còn
//

Vẫn còn
//
Quá nhiều
//
Vẫn còn
Vẫn còn
//
Quá nhiều
Chưa có
//
//
//
//
Chưa có
//
//
//
Chưa có
//
//
//
Không
//
//
//
//
Không
//
//
//

Không
//
//
//
Không
//
//
//
//
Không
//
//
//
Không
//
//
//
Giáo viên: Thái Hữu Lợi - Trường THPT Anh Hùng Núp
Trang 25

×