Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN: Giáo dục tích hợp giáo dục đạo đức cho học sinh trong môn Giáo dục công dân ở THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.66 KB, 16 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Môn Giáo dục công dân ở trường trung học cở sở có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc phát triển nhân cách của học sinh cũng như góp phần vào
thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông nói chung. Giúp học sinh phát triển toàn
diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình
thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa: tạo tiền đề cho học sinh
học tiếp lên nữa hoặc đi vào cuộc sống lao động tham gia bảo vệ tổ quốc.
Những chuẩn mực đạo đức mà học sinh được học ở trường THCS là sự
tiếp nối phát triển những chuẩn mực đạo đức hành vi cụ thể đã học ở Tiểu học
nhưng có tính khái quát cao hơn, thực hiện những cơ bản về đạo đức đối với
người công dân trong giai đọan hiện tại.
Trong dạy học đạo đức ở cấp THCS gồm 8 chủ đề sau :
- Sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
- Sống tự trọng và tôn trọng người khác.
- Sống có kỉ luật.
- Sống nhân ái vị tha.
- Sống hội nhập.
- Sống có văn hóa.
- Sống chủ động, sáng tạo.
- Sống có mục đích.
1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ đề tài
“ Giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đọan hiện nay là phải giáo
dục toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể dục và mỹ dục”, trong đó giáo dục đạo đức
là quan trọng nhất. Tuy nhiên khi xem xét thực trạng giáo dục đạo đức hiện nay,
cần chấp nhận một thực tế là ở mức độ nhất định, chuẩn mực đạo đức có phần sa
sút là không tránh khỏi.
Thực tế trong giáo dục đạo đức là còn xa rời thực tiễn, nội dung một số
bài còn chung chung và sáo mòn, hình thức sách giáo khoa đơn điệu (chỉ màu
trắng đen, thiếu hình ảnh).
Bên cạnh đó giáo dục ở gia đình còn bị xem nhẹ, buông lỏng; sự phối hợp


giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh
chưa đồng bộ và có hiệu quả chưa cao. Việc tăng cường nêu gương hình tượng
nhân cách đạo đức thông qua những con người cụ thể chưa được nhân rộng.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Học sinh THCS trong năm học kì I 2013 - 2014, tổ bộ môn GDCD trong
trường đã tiến hành điều tra tình hình vi phạm đạo đức của học sinh THCS.
Số lượng điều tra:300 phiếu.
Đối tượng điều tra: học sinh THCS
1
Nội dung điều tra: gồm câu hỏi với nội dung
. Chơi game, chat
. Anh hưởng phim ảnh.
. Chửi thề, nói tục
. Không lễ phép Kết quả như sau:
1.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

STT Vi phạm ĐĐ Thường xuyên Thỉnh thoảng
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
1 Chơi game, chat,
viết và xem blog
50 13% 85 22%
2 Anh hưởng phim
ảnh
20 5% 10 3%
3 Chửi thề, nói tục 20 5% 10 3%
4 Không lễ phép
20
5%
20
5%

1.5 Phương pháp nghiên cứu
Giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS hoạt động hang ngày và
( thông qua 300 phiếu điều tra)
Như vậy căn cứ vào biểu đồ tỉ lệ phần trăm % của 300 phiếu điều tra
chúng ta có thể thấy rằng thực trạng vi phạm đạo đức hiện nay của học sinh cấp
trung học cơ sở đang tập trung vào các vấn đề như:
Mê game, chat, viết và xem blog thường xuyên có 50 phiếu
chiếm 13%. Đây là con số đáng cho chúng ta suy ngẫm, như vậy ngoài giờ học
ở trường đa số các em tập trung nhiều thời gian cho việc chơi game, chat, viết và
xem blog. Bên cạnh đó các em chưa biết chọn cho mình trò chơi giải trí lành
mạnh. Các em nam thường tham gia chơi game bắn súng, đấu vật, võ lâm, các
em nữ chơi nhảy Audition theo nhạc hoặc nhảy tìm bạn qua mạng. Ngoài ra các
em còn dành thời gian viết nhật ký điện tử đa số các bài viết các em tập trung
vào cuộc sống ca sĩ, thành lập của một ca sĩ nào đó. Chỉ có số ít các em có ý
thức lên mạng vào những trang web lành mạnh để tìm tư liệu cho việc học.
Ảnh hưởng từ phim ảnh là 200 phiếu chiếm 67%. Các em học sinh ít được
cha mẹ quan tâm vì đa số cha mẹ làm lao động phổ thông, lao động làm kinh tế
sản xuất, buôn bán nên không có thời gian hướng dẫn và tạo điều kiện cho các
em giải trí lành mạnh ở công viên hoặc nhà văn hóa nên các em thường xem
phim ảnh để giải trí và bị ảnh hưởng nhiều từ phim ảnh. Các em nữ thì thích
quen “ hoàng tử” như trong phim Hàn Quốc đầu tóc cắt nhiều kiểu mẫu sơn tóc
nhiều màu giả trang hóa màu da theo nước ngoài. Các em nam thường chơi trò
“đô vật Mỹ”, các em có cách cư xử, cách ăn mặc, kiểu tóc và lời nói ảnh hưởng
từ phim ảnh rất nhiều. Trên các báo đài hiện nay cũng đề cập nhiều đến nạn bạo
2
lực đánh nhau giữa trẻ ở độ tuổi vị thành niên một phần là cũng do ảnh hưởng từ
phim ảnh không lành mạnh.
Về chửi thề nói tục có 50 phiếu cho rằng các bạn thường xuyên chửi thề và
nói tục chiếm 16%, thỉnh thoảng có chửi thề nói tục là 20 phiếu chiếm 7%. Thực
tế khi có mặt giáo viên thì các em hạn chế việc chửi thề nói tục nhưng khi vừa ra

khỏi cổng trường thì các em thường “chứng tỏ mình” qua những câu chửi thề và
nói tục. Theo phiếu điều tra thì các em thường nghe những câu nói không lành
mạnh từ những người trong xóm và trên đường đi học về nhà.
Một thực trạng nữa là các em thích cặp bồ với nhau có 4 phiếu cho rằng
các bạn thường xuyên cặp bồ chiếm 0.1%. Do đặc điểm tâm sinh lý của các em
ngày càng phát triển và các em ảnh hưởng từ các sách, truyện và phim ảnh
không lành mạnh nên các em chưa phân biệt được tình bạn trong sáng lành
mạnh và không trong sáng lành mạnh. Nên đã có trường hợp trong giờ học các
em không tập trung nghe giảng, giờ chơi thì ấu đả hoặc nói xấu nhau với nhau vì
“ tranh giành người yêu”. Thật đau lòng là đã có trường hợp các em nữ bỏ học,
bỏ nhà đi qua đêm với các bạn nam.
Một thực trạng đáng buồn là các em chưa lễ phép với người lớn và thầy cô.
Không lễ phép thường xuyên có 20 phiếu chiếm 7%, thỉnh thoảng có vô lễ với
thầy cô có 2 phiếu chiếm 0.4%. Việc cúi đầu chào thầy cô như một hành động
miễn cuỡng chưa hình thành thành thói quen. Có nhiều em chỉ chào thầy cô
trong trường còn ra đường thì như “không quen biết”. Việc nói chuyện “dạ,
thưa” và trao đồ bằng hai tay cho người lớn cũng chưa được các em tự giác thực
hiện.
Trên đây tôi vừa thống kê một số thực trạng để nói lên về đạo đức của học
sinh trung học cơ sở thông qua phiếu điều tra. Tuy vẫn còn một số em rụt rè khi
thực hiện phiếu điều tra nhưng có thể nói trên đây là những vi phạm về đạo đức
của học sinh mà ai cũng có thể nhận thấy. Với trách nhiệm của một nhà giáo dục
chúng ta cùng chung sức phối hợp với các đoàn thể trong trường, gia đình và xã
hội tìm biện pháp hữu hiệu hơn để giáo dục đạo đức cho các em.
3
Tình hình đặc điểm Sơ lược phát triển giáo dục đạo đức của trường
THCS
1.Tổng số lớp: 11 lớp
2. Tổng số học sinh: 382


Cấp Tổng số lớp Tổng số học sinh
Trung học cơ sở 11
382 em
3.Tình hình đội ngũ giáo viên trong trường

Tổng số giáo viên Tốt nghiệp CĐ Tốt nghiệp ĐH Trung cấp chính trị
25 18 07 02
4. Số tiết đạo đức trong chương trình môn GDCD cấp THCS:

Lớp Số tiết tuần Số tiết thực dạy/tuần
( trừ các tiết kiểm tra
)
Số tiết GD đạo
đức
6 1 tiết 3 tiết/3lớp/tuần 3 tiết/3lớp/tuần
7 1 tiết 3 tiết/3lớp/tuần 3 tiết/3lớp/tuần
8 1 tiết 3 tiết/3lớp/tuần 3 tiết/3lớp/tuần
9 1 tiết 2 tiết/2lớp/tuần 2 tiết/2lớp/tuần

Thống kê hạnh kiểm cua học sinh
TT Khối
lớp
TSHS Xếp loại hạnh kiểm
Tốt Khá TB
1 6 98 80
81%
18
18.4%
8
8.2%

2 7 110 69
62%
41
37.3%
7
4.1%
3 8 97 53
54.6%
42
43.3%
2
2.1%
4 9 77 62
80.5%
15
19.5%
3
3.9%
Cộng 382 264
69.1
%
116
30.4%
22
5.8%
4
II. Phần nội dung
II.1 Cơ sở lý luận
Căn cứ vào các số liệu nêu trên ta thấy rõ môn Giáo dục công dân chỉ vọn
vẹn có 1 tiết trong tuần nhưng một số bài nội dung còn quá dài nên giáo viên

khó “dạy cách làm người dạy trong vòng 45 phút”. Đơn cử như ở lớp 8 số tiết
dạy đạo đức chỉ chiếm 46.2% trong khi đó khối 6 là 53.8%, khối 7
là 57.7%, khối 9 là 57.75%. Như vậy các giáo viên dạy môn Giáo dục công dân
ở khối 8 lại càng có ít thời gian để dạy đạo đức cho các em. Chính vì vậy mà
giáo viên cũng không đủ thời gian để nắm bắt được tâm lý của học sinh cho nên
yếu tố thời gian đã không đủ để đưa môn học đến gần các em hơn.
Bên cạnh đó vì đây là môn học không có trong các kì thi như : thi học
sinh giỏi, thi tuyển vào lớp 10, thi Đại học… cho nên các em chỉ tập trung vào
các môn học chính.
Chương trình môn Giáo dục công dân có Vai trò quan trọng để giáo
dục đạo đức các em học sinh trung học cơ sở
Môn Giáo dục công dân ở trường trung học cở sở có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc phát triển nhân cách của học sinh cũng như góp phần vào thực
hiện mục tiêu giáo dục phổ thông nói chung. Giúp học sinh phát triển toàn diện
về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành
nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa: tạo tiền đề cho học sinh học
tiếp lên nữa hoặc đi vào cuộc sống lao động tham gia bảo vệ tổ quốc.
Những chuẩn mực đạo đức mà học sinh được học ở trường THCS là sự
tiếp nối phát triển những chuẩn mực đạo đức hành vi cụ thể đã học ở Tiểu học
nhưng có tính khái quát cao hơn, thực hiện những cơ bản về đạo đức đối với
người công dân trong giai đọan hiện tại.
Trong dạy học đạo đức ở cấp THCS gồm 8 chủ đề sau :
- Sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
- Sống tự trọng và tôn trọng người khác.
- Sống có kỉ luật.
- Sống nhân ái vị tha.
- Sống hội nhập.
- Sống có văn hóa.
- Sống chủ động, sáng tạo.
- Sống có mục đích.

Chương trình mới được xây dựng theo quan điểm tích hợp trên nguyên
tắc đồng tâm và phát triển. Vì vậy, các chủ đề đạo đức được bố trí ở tất cả các
lớp. Các chủ đề được bố trí theo trật tự từ những vấn đề cụ thể, gần gũi với cuộc
sống học sinh, đến những vấn đề khái quát hơn, phản ánh mối quan hệ của học
sinh với môi trường ngày càng rộng lớn. Trong từng chủ đề có sự bố trí sắp xếp
các nội dung dạy học theo nguyên tắc phát triển từ thấp đến cao. Ở các lớp dưới
nội dung nặng về quan hệ của học sinh với bản thân và gia đình. Ở các lớp trên
5
nặng về quan hệ với xã hội (dân tộc, đất nước, nhân loại). Càng lên lớp trên nội
dung càng có tính khái quát cao và mức độ cũng tăng dần.
Nội dung giảng dạy đã được tập huấn trong giảng dạy môn Giáo dục
công dân

STT Chủ đề đạo đức Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
1 Sống cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư.

-Siêng năng, kiên
trì.
-Tiết kiệm
-Sống giản dị -Tôn trọng lẽ phải
-Liêm khiết
-Chí công vô tư
2 Sống tự trọng và tôn
trọng người khác
-Tự chăm sóc rèn
luyện thân thể
-Lễ độ
-Trung thực.

-Tự trọng.
-Tôn trọng người
khác.
-Giữ chữ tín
Tự chủ
3 Sống có kỉ luật.

Tôn trọng kỉ luật Đạo đức và kỉ luậtPháp luật và kỉ luật Dân chủ và kỉ
luật
4 Sống nhân ái vị tha.

Biết ơn -Yêu thương mọi
nguời
-Tôn sư trọng đạo
-Xây dựng tình bạn
trong sáng lành
mạnh
-Tích cực tham gia
các hoạt động chính
trị xã hội.
Bảo vệ hòa bình
5 Sống hội nhập -Yêu thiên nhiên
sống hòa hợp với
thiên nhiên.
-Sống chan hòa
với mọi người
-Đoàn kết tương
trợ.
-Khoan dung
Tôn trọng và học

hỏi các dân tộc
khác.
-Tình hữu nghị
giữa các dân tộc.
-Hợp tác cùng
phát triển
6 Sống có văn hóa.

-Lịch sự, tế nhị -Xây dựng GĐ
văn hóa
-Giữ gìn và phát
huy truyền thống
tốt đẹp của gia
đình

-Góp phần xây
dựng nếp sống văn
hóa ở công đồng
dân cư
- Kết thừa và
phát hy truyền
thống tốt đẹp
của dân tộc
7 Sống chủ động, sáng
tạo.

Tích cực tự giác
trong hoạt động
tập thể và hoạt
động xã hội.

Tự tin Tự lập -Năng động
sáng tạo
-Làm việc có
năng suất chất
lượng, hiệu quả
8 Sống có mục đích.

Mục đích học tập
của người học sinh
Sống và làm việc
có kế hoạch.
Lao động tự giác
sáng tạo.
-Lí tưởng sống
của thanh niên.
-Trách nhiệm
của thanh niên
trong sự nghiệp
CNH, HĐH đất
nước.
Từ nội dung giảng dạy và được tiếp thu tập huấn về môn Giáo dục công
dân ở Sở Giáo dục & Đào tạo Đăk lak và phòng Giáo dục & Đào tạo huyện lăk,
ta thấy rằng môn giáo dục công dân có một số đặc điểm mà chúng ta cần lưu ý
trong quá trình dạy đạo đức. Những đặc điểm đó là :
6
Tính thực tiễn: môn Giáo dục công dân là môn học mà các tri thức, kỹ
năng của nó gắn liền với cuộc sống hiện thực. Dạy đạo đức trong tiết học môn
Giáo dục công dân phải gắn bó với cuộc sống thực tiễn và nội dung dạy học
cũng phải mang chất liệu của đời sống xã hội. Như ở lớp 6, các em được học
về : siêng năng, kiên trì, tiết kiệm đây là những bài học mà các em có thể áp

dụng gắn liền trong cuộc sống để giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh ở
cấp trung học cơ sở .
Tính giáo dục: dạy đạo đức cho học sinh không đơn giản là truyền thụ tri
thức mà phải chú trọng các mặt như hình thành niềm tin, tình cảm, hành vi và
thói quen đạo đức lối sống làm việc trong cuộc sống trong xã hội. Chẳng hạn
như ở lớp 9 các em được học về lí tưởng sống của thanh niên và trách nhiệm của
thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và mối quan hệ ngoại giao hoạt
động với các nước trong ASIAN về kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ
nghĩa để nâng cao sự sống của đất nươc ta càng giàu đẹp.
Tính thống nhất giữa nhận thức và hành động: dạy đạo đức cho học
sinh thực chất là tạo những điều kiện phát triển hài hòa và thống nhất ba mặt của
đời sống công dân: nhận thức, tình cảm và hành động. Chính vì vậy mà trong
chương trình lớp 6,7 có phần khai thác truyện đọc để học sinh nhận thức và từ
đó hình thành tình cảm thái độ. Chẳng hạn như bài “ Sống chan hòa với mọi
người ” ở lớp 6 các em được khai thác câu chuyện về Bác Hồ với cách sống
chan hòa với mọi người, từ câu chuyện trên các em nhận thức và hình thành tình
cảm. Thông qua nội dung bài học các em sẽ được hướng dẫn những hành động
đúng thể hiện cách sống chan hòa với mọi người.
Tính tích hợp: môn Giáo dục công dân được tích hợp nhiều nội dung giáo
dục cần thiết đối với mỗi học sinh và người cán bộ công nhân viên chức trong
nhà trường trung học cơ sở. Ngoài hai chuẩn mực chính là giáo dục đạo đức và
pháp luật, giáo dục an toàn giao thông môn học còn cung cấp cho học sinh
những phương thức ứng xử có văn hóa đối với những vấn đề mà cuộc sống đặt
ra. Việc tích hợp các nội dung giáo dục được thực hiện trong chương trình môn
học và trong từng bài.
II.2. Nguyên nhân trực tiếp gây ra những thực trạng vi phạm đạo đức
Hệ thống giáo dục đạo đức xã hội
Trong quá trình sống và hoạt động xã hội của con người, ý thức đạo đức
được hình thành, ý thức đạo đức bao giờ cũng mang tính giai cấp. Trong thực tế,
ở các xã hội khác nhau, đạo đức và ý thức đạo đức biểu hiện ở những điều và

khuyến khích khác nhau nhằm ngăn chặn những hành vi xấu xa và kích thích
những điều tốt trên quan điểm lợi ích chung, lợi ích xã hội. Nói cách khác, sự
phát triển của ý thức đạo đức những biến thái cơ bản tương ứng với các hình thái
kinh tế -xã hội bởi vì mỗi hình thức sở hữu đều sản sinh ra lí luận của nó.
Thực tế cho thấy, công nghiệp hóa - hiện đại hóa của xã hội chủ nghĩa là
định hướng sự cân bằng giữa xã hội và tự nhiên, giữa tăng trưởng kinh tế và
7
tiến bộ xã hội, giữa con người với con người với kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa
Chúng ta đều biết hành vi con người tuân theo hệ thống quy tắc của xã hội,
do xã hội đặt ra. Con người tuân thủ nó do nhập tâm, do ý thức được các giá trị
đạo đức, các chuẩn mực xã hội. Con người tuân thủ vì xung quanh họ cả những
cơ chế "kiểm soát xã hội" mạnh mẽ như gia đình, họ hàng, làng xóm, luật lệ.
Thế nhưng khi xã hội chuyển biến dồn dập, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại
hóa, đô thị hóa nhanh chóng làm cho hệ thống quy tắc dễ bị phá vỡ. Lúc đó, phải
trái, đúng sai không còn rạch ròi. Trong hoàn cảnh như vậy, con người dễ thờ ơ
trước cái thiện, dửng dưng trước cái ác. Chính điều đó tạo điều kiện cho cái ác,
cái bất lương tâm phát triển. Lối sống thực dụng, cá nhân ích kỷ đã làm cho tình
trạng tham nhũng, buôn lậu, lừa đảo trong sản xuất kinh doanh ngày càng có đà
sinh sôi, nảy nở. Chính tâm lý sống gấp, sống hưởng thụ đã làm cho nhiều người
thuộc nhiều tầng lớp khác nhau sa vào các tệ nạn xã hội. Thậm chí một bộ phận
không nhỏ bị tha hóa bởi đồng tiền, vì những hưởng thụ vật chất và hành động
mù quáng.
Giá trị truyền thống gia đình
Các bậc cha mẹ học sinh lo lắng và tỏ ra bất lực khi con cái của họ sa vào
các tệ nạn, họ than oán, chê trách nghành giáo dục, đổ lỗi cho nhà trường và các
tổ chức đoàn thể. Các bậc phụ huynh không biết rằng do khoán trắng con cái
cho nhà trường, cho thầy cô để dành thời gian lo toan cho cuộc sống cơm áo,
chức quyền, tiền bạc nên không còn thời gian quan tâm con cái. Thậm chí có
nhiều trường hợp cha mẹ cãi vả. Đã đến lúc các bậc làm cha, làm mẹ cần phải

tĩnh tâm để xem xét lại về vấn đề giáo dục con cái. Cấu trúc gia đình, nơi chứa
đựng và nuôi dưỡng tình yêu thương nhiều nhất, làm điểm tựa nhân cách và tài
năng của một con người, phải được xác lập lại ngay từ trong tư duy của mỗi gia
đình và toàn xã hội. Nếu như cha mẹ cứ chạy theo đồng tiền, danh lợi mà quên
mất những đứa con của họ, cứ nghĩ tiền bạc sẽ làm nên tất cả thì họ sẽ có những
đứa con tật nguyền về tinh thần.
Với những học sinh thiếu sự giáo dục căn bản từ gia đình, thì môi trường
giáo dục học đường không thể lấp đầy được những khoảng trống xa vời của
nhân cách con người . Nhiều nhà nghiên cứu xã hội nhận định rằng, ở những gia
đình mà cha mẹ luôn quan tâm, dành thời gian giáo dục con cái tốt, thì con cái
của họ phát triển lành mạnh. Số lượng thanh thiếu niên hư hỏng ngày càng cao,
chứng tỏ nền tảng giáo dục gia đình đang bị phá vỡ.
Môi trường giáo dục:
Thực trạng là môi trường giáo dục hiện nay tuy chưa hoàn toàn hiện đại
nhưng cũng đã cơ bản đảm bảo các yêu cầu giáo dục đề ra. Nhưng bên cạnh đó
môi trường sư phạm và môi trường bên ngoài nhà trường còn nhiều điều trái
ngược nhau. Các em được học phải “ lễ phép, lịch sự – tế nhị ” thì vừa ra khỏi
trường là các em thấy phụ huynh chen lấn nhau đón con, ai cũng muốn mình về
trước nên chẳng ai nhường ai, nên cũng ít người tỏ ra là “ lịch sự – tế nhị ” như
trong bài học của các em. Cảnh mua bán lấn chiếm trước cổng trường, tranh
8
giành khách nên dẫn đến cãi vả dùng những lời lẽ không hay thường xuyên diễn
ra. Các điểm internet mọc nhan nhản gần các cổng trường, các quầy bán băng
đĩa lậu cũng có vài quán. Như vậy môi trường sư phạm trong nhà trường và môi
trường bên ngoài còn chênh lệch nhau khá xa, các bài học về đạo đức mà các em
được học trong trường ít được người lớn áp dụng trong cuộc sống.
Môi trường sống:
Đa số các em học sinh sống trong khu vực cộng đồng dân cư còn nhiều
phức tạp, ở một số thôn buôn một số là dân nhập cư, trình độ học vấn thấp, chủ
yếu là lao động nông nghiệp . Tình trạng đánh đề, cờ bạc, rượu chè còn diễn ra

thường xuyên xung quanh các em. Trong phiếu điều tra các em cho biết các em
thường xuyên nghe những câu chửi thề, nói tục từ những người trong xóm.
II.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục đạo
đức học sinh ở trường THCS
Dựa vào tình hình thực tế là đang có sự sa sút trong đạo đưc học sinh khối
trung học cơ sở nên tổ bộ môn Giáo dục công dân THCS cần phải có những
sáng kiến kinh nghiệm nhằm nâng cao nhận thức đạo đức của học sinh như sau :
Về kiến thức học sinh phải hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp
luật cơ bản, phổ thông thiết thực, phù hợp với lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở
trong các mối quan hệ của học sinh với bản thân, với người khác, với công việc
với môi trường sống.
Hiểu ý nghĩa của các chuẩn mực đối với sự phát triển của cá nhân, xã hội
và cách thức rèn luyện để đạt được các chuẩn mực đó.
Về kĩ năng học sinh phải biết đánh giá hành vi của bản thân và mọi người
xung quanh theo các chuẩn mực đã học ; biết thực hiện và cách ứng xử phù hợp
với chuẩn mực đạo đức, pháp luật trong hoạt động và giao tiếp hằng ngày.
Biết tự tổ chức việc học tập và rèn luyện của bản thân theo yêu càu các
chuẩn mực đã học.
Về thái độ học sinh phải có thái độ đúng đắn, rõ ràng trong các hiện tượng,
sự kiện đạo đức, pháp luật trong cuộc sống hằng ngày ; có tình cảm trong sáng
lành mạnh đối với mọi người, đối với gia đình, quê hương, đất nước
Có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực đã học và hướng tới
những giá trị xã hội tốt đẹp .
Có trách nhiệm đối với bản thân ; có nhu cầu tự điều chỉnh, tự hoàn thành
để trở thành mọi chủ thể xã hội tích cực, năng động, sáng tạo trong cuộc sống
sinh hoạt
Giáo dục đạo đức HS thông qua bảng tin hàng tuần.
Để khắc phục việc không có nhiều thời gian giáo dục đạo đức trong tiết học
môn giáo dục công dân. Tổ bộ môn GDCD Q6 đã có sáng kiến kinh nghiệm
thực thực việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua bảng tin môn GDCD ở từng

trường.
9
Từ cuối năm học 2012-2013 tổ bộ môn GDCD đã đề xuất, kiến nghị Ban
giám hiệu các trường trang bị cho môn GDCD một bản tin để giáo dục đạo đức
và pháp luật cho học sinh. Căn cứ vào đối tượng học sinh mà các trường thực
hiện bảng tin. Chẳng hạn như đa số học sinh trường THCS đầu vào có điểm thấp
và đa số là người dân tộc thiểu số nên các tin trên bảng tin luôn ngắn gọn dễ
hiểu. Ở trường THCS có đa số là học sinh khá giỏi nên phần bảng tin giáo viên
phân công các em sưu tầm tư liệu và phối hợp với Đoàn Đội thực hiện. Phần
bảng tin của các trường thường được chia ra làm 6 phần gồm có: phần tin lớp 6,
lớp 7, lớp 8, lớp 9, phần giáo dục giới tính, và phần truyện cười, tranh biếm họa.
- Kết quả bước đầu đạt được : ban đầu các em học sinh chưa có thói quen
đến xem bảng tin môn GDCD nhưng nhờ sự hỗ trợ của giáo viên chủ nhiệm
luôn nhắc nhở các em đến bảng tin xem nên dần dần đa số các em đã có thói
quen hàng tuần đều ghé xem bảng tin. Bên cạnh đó bảng tin cũng được ban giám
hiệu các trường hỗ trợ kinh phí trang trí bảng tin đẹp và thu hút, các tin được
đăng đều có màu sắc và hình ảnh minh họa, hình biếm họa… nên các em rất
thích xem. Có những tin nào hay các em còn truyền miệng cho nhau nghe.
- Hạn chế: giáo viên mất nhiều thời gian sưu tầm thông tin trên báo, trên
mạng. Kinh phí in ấn màu khá cao. Vì bảng tin có kích thước nhỏ nên giờ chơi
các em còn chen lấn để xem bảng tin.
Giáo dục đạo đức học sinh thông qua hội thi “ Người tốt quanh ta”
Vào tháng 10 năm 2012 tổ bộ môn Giáo dục công dân của trường THCS
đã kết hợp với Đoàn Đội tổ chức cuộc thi “ Người tốt quanh ta” cấp trường với
mục đích nhân rộng và nêu những tấm gương tốt có thật trong trường. Thực hiện
tốt việc giáo dục đạo đức cho học sinh trường các các học sinh ngày càng chăm
ngoan, lễ phép và có ý chí tự học, vươn lên trong cuộc sống, biết coi trọng
những điều hay lẽ phải, biết phê phán từ chối những hành vi xấu.
Hình thức thi:
Đối tượng: tất cả học sinh các khối.

Cách thức: mỗi lớp viết tối thiểu 1 bài viết ( có kịch bản diễn trong tiết
chào cờ hàng tuần ) về 1 tấm gương tốt có thật trong lớp (gợi ý: vượt khó trong
học tập, lễ phép tôn trọng thầy cô và bạn bè, biết giúp bạn vượt khó, học sinh cá
biệt có chuyển biến tốt, học sinh biết phê phán những cái xấu, chấp hành tốt nội
quy trường lớp … )
Các tấm gương tốt sẽ được đọc ở bảng tin môn GDCD và đọc trong
chương trình “ Truyền thanh học đường” vào giờ ra chơi 15 phút giữa giờ.
Kết quả bước đầu đạt được: các em học sinh của tất cả các khối lớp tham
gia viết bài với số lượng và chất lượng bài viết khá tốt. Các em đã thấy được
những tấm gương tốt của các bạn quanh mình. Qua việc viết bài về người bạn
tốt và được phát thanh vào giờ chơi ở các trường đã phần nào tăng cường nêu
gương hình tượng nhân cách đạo cho các em học sinh.
Hạn chế: các bài viết của các em chưa được trau chuốt, mạch lạc.
10
Giáo dục đạo đức học sinh thông qua hội thi “ Kể chuyện đạo đức minh
họa theo sách ”
Mục đích: nhằm khuyến khích các em biết chọn lựa những sách hay để đọc
và tham khảo, qua những câu truyện trong sách các em rút ra những bài học về
giáo dục đạo đức cho mình.
Thể lệ: mỗi trường tham dự tối thiểu 2 tiết mục về giáo dục đạo đức dựa
theo nội dung câu chuyện trong sách giáo dục công dân
Kết quả bước đầu đạt được: các trường tham dự đầy đủ với các tiết mục có
sự đầu tư và nội dung phù hợp với chủ đề “ Giáo dục đạo đức cho học sinh”
Hạn chế: các em học sinh lớp 9 chưa mạnh dạn tham gia vì các em đã ở độ
tuổi 15 nên không còn thích hợp thi kể chuyện. Để khắc phục tình trạng này tổ
bộ môn GDCD cũng đã kết hợp với Đoàn Đội tổ chức Sinh hoạt chào cờ đầu
tuần “ Sống có trách nhiệm giản dị ” cho đối tượng là học sinh lớp 9.
Tiết mục kể chuyện trong tiết chào cờ thứ hai đầu tuần có minh họa
“ Đôi dép Bác Hồ ”
Tổ chức Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp “ Sống có trách nhiệm”

cho học sinh khối 9.
Mục đích : Các em học sinh khối 9 ở độ tuổi thiếu niên nên rất ham thích
hoạt động. Điều đáng lưu ý là các em được tích lũy kinh nghiệm về cách ứng xử
có đạo đức, kinh nghiệm nhận thức, kinh nghiệm đánh giá… qua việc học môn
Giáo dục công dân có hệ thống và liên quan giữa các chủ đề ở các khối lớp.
Giáo dục truyền thống hào hùng của tuổi trẻ Việt Nam, giáo dục học sinh tinh
thần trách nhiệm của một công dân nông thôn ở vùng căn cứ cách mạng, tự hào
là Đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.Trao đổi giao lưu, học hỏi giữa các
trường nhằm xây dựng tinh thần đoàn kết, trừng học thân thiện học sinh tích
cực, thân ái.
Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Ở tất cả các học sinh trong trường căn cứ vào tình hình trường mình đều có
những hoạt động phù hợp để giáo dục đạo đức cho học sinh.
Tổ chức “ Tham mưu các nhà từ thiện, học bỗng Mai Vàng, với sở giáo
dục 6 chiếc xe đạp và 5 xuất quà trị giá 2.500.000đồng tặng bạn nghèo vượt
khó”
Mục đích: Nhằm tạo không khí phương tiện đi học ở xa nhà có tinh thần
vui học lành mạnh trong năm học.Tạo điều kiện cho học sinh được tập luyện và
rèn luyện đức tính giúp đỡ mọi người.
Mỗi lớp thực hiện tổ chức nuôi heo đất để tặng bạn nghèo và quyên góp
bánh trung thu.
11
Ngoài các phong trào nêu trên còn có các phong trào như: Học tập và làm
theo tấm gương của chủ tích Hồ Chí Minh, Đôi bạn học tập, Nụ cười hồng, Tặng
sách cho bạn nghèo, Tặng áo trắng cho bạn nghèo, Thăm hỏi các gia đình
thương binh liệt sĩ và Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Tham quan các bảo tàng…
Đối với giáo viên : trước hết giáo viên cần phải không ngừng nâng cao cải
thiện trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trách nhiệm giáo dục đạo đức
của mình. Tự tìm tòi nghiên cứu học hỏi và cập nhật thông tin theo xu hướng
thời đại. Tự tìm cho mình những phương pháp dạy học tốt nhất nhằm giúp cho

học sinh nhận thức dễ dàng, có kỹ năng ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức.
Cần phát huy thế mạnh của các phương pháp như phương pháp sắm vai (đóng
kịch), thảo luận, tổ chức trò chơi, đề án. Trên thực tế cho thấy học sinh rất thích
thú khi học môn giáo dục công dân vì trong môn học các em được thảo luận để
bày tỏ ý kiến, các em được sắm vai thành một người khác và xem bạn mình sắm
vai. Điều quan trọng nhất là mỗi thầy cô phải là tấm gương sáng ở mọi lúc, mọi
nơi cho học sinh noi theo.
Về sách giáo khoa: là một nhân tố quan trọng để học sinh yêu thích môn
học giáo dục công dân đặc biệt là học đạo đức là hình thức sách giáo khoa phải
trình bày đẹp có màu sắc. Cho ta thấy khi tất cả các môn học khác đều có màu,
trình bày đẹp. Trong khi đó môn Giáo dục công dân là môn cho là quan trọng
giáo dục con người thì lại trình bày không thu hút, không gây hứng thú cho học
sinh. Một số bài tập trắc nghiệm và tình huống còn thiếu chủ ngữ, câu hỏi khó
hiểu dễ dẫn đến nhầm lẫn. Một số mẩu truyện nước ngoài còn khó hiểu (bài lớp
7 “Sự công minh chính trực của một nhân tài” học sinh lẫn lộn và khó hiểu về
nhân vật Bra-man-tơ và Mi-ken-lăng-giơ), một số từ ngữ của miền Bắc làm các
em khó hiểu (lớp 7 bài “bị xe chẹt”, bài lớp 8 “đánh bài tú-lơ-khơ”)
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và Nhà trường: có thể nói
ngoài việc giáo dục đạo đức trong nhà trường thì nhất thiết cần phải có sự phối
hợp giáo dục chặt chẽ của gia đình. Hiện nay tình trạng “bỏ thí con cho nhà
trường dạy” là không ít, thậm chí có phụ huynh đi họp phụ huynh mà không biết
con mình đang học lớp mấy. Những hành vi xấu như chửi thề, bài bạc, hút
thuốc, không biết giúp đỡ người khác… các em đều bị ảnh hưởng chủ yếu từ gia
đình. Như vậy gia đình là nơi quyết định việc hình thành nhân cách cho các em,
cho nên các bậc cha mẹ phải “yêu thương chăm sóc con, tôn trọng chăm lo học
tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ đạo đức để trở
thành người con có ích của gia đình, người công dân tốt cho xã hội”. Điều này
đã được thể chế hóa trong pháp luật Việt Nam.
. Nhà trường phải nhận thức rõ giáo dục đạo đức là quan trọng và được
ưu tiên hàng đầu:

Về phía Ban Giám hiệu nên chú trọng quan tâm nhiều hơn nữa đến các hoạt
động có liên quan đến giáo dục đạo đức cho học sinh, hỗ trợ nhiệt tình các đề
xuất về giáo dục đạo đức của giáo viên trong trường nói chung và các giáo viên
môn giáo dục công dân nói riêng.
12
Về phía các giáo viên bộ môn cần nhận thức rõ việc giáo dục đạo đức cho
học sinh sẽ không có hiệu quả khi không có sự góp sức của tất cả các giáo viên
trong trường. Chẳng hạn như khi các giáo viên thấy bất kỳ em học sinh nào có
những hành động lệch lạc về đạo đức thì cũng có thể giáo dục, răn đe các em
chứ không nên chỉ quy trách nhiệm về cho giáo viên dạy môn giáo dục công
dân.
Về phía tổ chức Công đoàn, Chi đoàn, Liên đội cần thường xuyên có những
hoạt động góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh. Tập thể sư phạm trường
phải luôn phấn đấu là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Sự quan tâm của xã hội: bên cạnh giáo dục đạo đức của gia đình và nhà
trường thì môi trường xã hội cũng tác động rất nhiều đến quá trình hình thành
đạo đức cho học sinh. Cần có sự quan tâm giáo dục đạo đức nhiều hơn nữa từ
các cấp lãnh đạo. Bên cạnh đó việc nhân rộng các tấm gương tốt cần được phát
huy nhiều hơn nữa. Hiện nay trên các kênh truyền thông chưa chú trọng đến việc
giáo dục đạo đức cho học sinh nói riêng và cho công dân nói chung. Các em có
thể nhớ vanh vách các mẩu quảng cáo trên truyền hình vì hằng ngày đều được
phát sóng vào các “giờ vàng” còn các chương trình mang tính giáo dục như “
người xây tổ ấm” , “ ước mơ xanh” thì phát sau 21giờ nên các em ít khi được
xem. Trên đường đi học về các em cũng dễ dàng thấy các bảng hiệu quảng cáo
nhưng ít khi thấy các câu khẩu hiệu dạy các em cách làm người hoặc tuân theo
luật pháp. Cần có chương trình về giáo dục trong gia đình để cha mẹ học sinh
quan tâm theo dõi chăm sóc con em mình.
Như vậy cần có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong việc ưu tiên cho
công tác tuyên truyền giáo dục đạo đức học sinh. Chẳng hạn như trên xe buýt
dán câu “ Nhường chỗ cho cụ già, phụ nữ và em nhỏ là người có văn hóa”, ở các

cổng trường cần treo khẩu hiệu “Cha mẹ hãy là tấm gương sáng cho con” trong
trường “Thầy cô và cán bộ công nhân viên là tấm gương sáng cho học sinh” để
nhắc nhở mọi người nên quan tâm hơn đến giáo dục đạo đức cho con em mình.
Trong mỗi trường học cần có bảng tin của môn Giáo dục công dân để kịp thời
giáo dục đạo đức cho học sinh. Trên mỗi lớp học cũng cần có 1 bảng thông báo
các tấm gương tốt của lớp. Gương tốt ở đây không phải là những gì lớn lao, chỉ
cần các em lễ phép, biết chia sẻ giúp đỡ bạn hoặc không tham của rơi tham giam
tốt các phong trào thì cũng đáng để biểu dương trươc lớp. Còn các em học sinh
cá biệt thì cần có sự quan tâm phối hợp giáo dục của gia đình, Ban giám hiệu,
giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn, Đoàn Đội.
III.1 Kết luận
Với các giải pháp đã áp dụng để giáo dục đạo đức cho học sinh trong THCS
có những giải pháp mang đến kết quả tức thì chẳng hạn như khi các em tham gia
Hội thi kể chuyện theo sách giáo khoa chủ đề “Giáo dục đạo đức” các em đã
trực tiếp học được nhiều bài học về đạo đức. Nhưng bên cạnh đó cũng có các
giải pháp phải áp dụng thường xuyên và lâu dài thì mới có kết quả, đơn cử như
làm bảng tin hàng tuần để từng bước giáo dục đạo đức cho các em thông qua các
tấm gương tốt, các câu chuyện, tình huống có sẵn trong cuộc sống. Chúng ta
13
phải nhận thức rõ rằng việc giáo dục đạo đức cho học sinh không phải “ một
sớm một chiều ” là sẽ có kết quả mà phải “ mưa dầm thấm đất”. Tuy nhiên
những giải pháp trên đây phần nào cho thấy việc quan tâm đến giáo dục đạo đức
cho học sinh ở các trường trung học cơ sở . Ở mỗi trường đều dựa vào tình hình,
đặc điểm học sinh trương mình má có biện pháp giáo dục đạo đúc phù hợp.
Riêng tổ bộ môn Giáo dục công dân của THCS cũng đã tiến hành thực hiện các
chuyên đề về giáo dục đạo đức, và áp dụng các sáng kiến kinh nghiệm vào công
tác giảng dạy môn Giáo dục công dân. Bên cạnh đó tổ bộ môn Giáo dục công
dân cũng được sự quan tâm kịp thời từ phía lãnh đạo các cấp. Các giải pháp giáo
dục đạo đức cho học sinh đều được Phòng giáo dục hỗ trợ tốt như “Hội trại sống
có trách nhiệm” có quy mô cấp Thành phố, thu hút được sự quan tâm của học

sinh các thôn buôn lân cận.
Cuối cùng điều làm cho chúng tôi phấn khởi là tình hình đạo đức học sinh
ngày càng có sự chuyển biến tốt mặc dù sự chuyển biến đó chưa tiến triển nhanh
chóng và chưa được hoàn hảo như mong muốn. Nhưng đó là những kết qủa có
được từ tâm huyết và lương tâm Nhà giáo với mục đích giáo dục đạo đức cho
học sinh ngày càng tiến bộ hơn. Chúng tôi không dám khẳng định các giải pháp
và các kiến nghị của chúng tôi có thể áp dụng cho tất cả các trường Trung học
cơ sở nhưng chúng tôi rất hy vọng các giải pháp và kiến nghị của chúng tôi sẽ
phần nào đóng góp cho “ Hội thao giảng chuyên đề nâng cao chất luợng giáo
dục đạo đức trong Nhà trường THCS ”
III.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục đạo
đức học sinh ở trường THCS.
Dựa vào tình hình thực tế tại trường THCS tôi có những kiến nghị sau:
Đối với giáo viên : trước hết giáo viên cần phải không ngừng nâng cao cải
thiện trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trách nhiệm giáo dục đạo đức
của mình. Tự tìm tòi nghiên cứu học hỏi và cập nhật thông tin theo xu hướng
thời đại. Tự tìm cho mình những phương pháp dạy học tốt nhất nhằm giúp cho
học sinh nhận thức dễ dàng, có kỹ năng ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức.
Cần phát huy thế mạnh của các phương pháp như phương pháp sắm vai (đóng
kịch), thảo luận, tổ chức trò chơi, đề án. Trên thực tế cho thấy học sinh rất thích
thú khi học môn giáo dục công dân vì trong môn học các em được thảo luận để
bày tỏ ý kiến,
Về sách giáo khoa: là một nhân tố quan trọng để học sinh yêu thích môn
học giáo dục công dân đặc biệt là học đạo đức là hình thức sách giáo khoa phải
trình bày đẹp có màu sắc. Một số bài tập trắc nghiệm và tình huống xử lý thời
gian còn ít.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và Nhà trường: có thể nói
ngoài việc giáo dục đạo đức trong nhà trường thì nhất thiết cần phải có sự phối
hợp giáo dục chặt chẽ của gia đình. Hiện nay tình trạng “bỏ thí con cho nhà
trường dạy”, thậm chí có phụ huynh đi họp phụ huynh mà không biết con mình

đang học lớp mấy có phụ huynh không đi họp. Những hành vi xấu như chửi thề,
14
bài bạc, hút thuốc, không biết giúp đỡ người khác… các em đều bị ảnh hưởng
chủ yếu từ gia đình.
Nhà trường phải nhận thức rõ giáo dục đạo đức là quan trọng và được
ưu tiên hàng đầu:
Về phía Ban Giám hiệu nên chú trọng quan tâm nhiều hơn nữa đến các hoạt
động có liên quan đến giáo dục đạo đức cho học sinh, hỗ trợ nhiệt tình các đề
xuất về giáo dục đạo đức của giáo viên trong trường nói chung và các giáo viên
môn giáo dục công dân nói riêng.
Về phía các giáo viên bộ môn cần nhận thức rõ việc giáo dục đạo đức cho
học sinh sẽ không có hiệu quả khi không có sự góp sức của tất cả các giáo viên
trong trường. Về phía tổ chức Công đoàn, Chi đoàn, Liên đội cần thường xuyên
có những hoạt động góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh. Tập thể sư phạm
trường phải luôn phấn đấu là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Sự quan tâm của xã hội: bên cạnh giáo dục đạo đức của gia đình và nhà
trường thì môi trường xã hội cũng tác động rất nhiều đến quá trình hình thành
đạo đức cho học sinh. Cần có sự quan tâm giáo dục đạo đức nhiều hơn nữa từ
các cấp lãnh đạo. Bên cạnh đó việc nhân rộng các tấm gương tốt cần được phát
huy nhiều hơn nữa. Như vậy cần có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong việc
ưu tiên cho công tác tuyên truyền giáo dục đạo đức học sinh. Chẳng hạn như
trên xe buýt dán câu “ Nhường chỗ cho cụ già, phụ nữ và em nhỏ là người có
văn hóa”, ở các cổng trường cần treo khẩu hiệu “Cha mẹ hãy là tấm gương sáng
cho con” trong trường “Thầy cô và cán bộ công nhân viên là tấm gương sáng
cho học sinh” để nhắc nhở mọi người nên quan tâm hơn đến giáo dục đạo đức
cho con em mình. Trong mỗi trường học cần có bảng tin của môn Giáo dục công
dân để kịp thời giáo dục đạo đức cho học sinh. Trên mỗi lớp học cũng cần có 1
bảng thông báo các tấm gương tốt của lớp. Gương tốt ở đây không phải là những
gì lớn lao, chỉ cần các em lễ phép, biết chia sẻ giúp đỡ bạn hoặc không tham
của rơi tham giam tốt các phong trào thì cũng đáng để biểu dương trươc lớp.

Còn các em học sinh cá biệt thì cần có sự quan tâm phối hợp giáo dục của gia
đình, Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn, Đoàn Đội.
Người viết


Y Khoan Buôn Dap
Phụ lục
1. Sách tham khảo ( Sách học sinh, sách giáo viên môn Giáo dục công 6,7,8,9)
15
2. Tập huán học Nghị quyết TW 2 ( Khóa VIII ) Nhị Quyết TW 8 ( Khóa XI )
3. Qua tâp huấn giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh THCS
4. Thông qua thông tin hoạt động giáo dục đạo đức học sinh tập thể giáo viên
trong hoạt động chuyên môn nhà trường
5. Viết tắt trung học cơ sở ( THCS ), Giáo dục công dân (GDCD)
16

×