Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

Luận văn tốt nghiệp cải tiến hệ thống quản lý kho công ty east west inductries

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN KỸ THUẬT HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP
o0o
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ KHO
CÔNG TY EAST WEST INDUCTRIES
TP. HỒ CHÍ MINH –2014
i
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Kho là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong bất kì công ty nào. Quản lý kho là tổng hợp tất
cả các hoạt động liên quan đến kho bao gồm: nhận hàng, phân loại hàng hóa, sắp xếp hàng, lưu trữ, lấy
hàng, đóng gói, giao hàng, hoạch định và kiểm soát tồn kho. Chính vì vậy vấn đề quản lý kho sao cho
đạt hiệu quả cao là công việc rất khó khăn.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng muốn công việc quản lý kho được hiệu quả, năng suất cao ta
phải có sự hoạch định nhu cầu và kiểm soát vật tư tốt, mặt bằng thiết kế trong kho phải tối ưu, thiết bị
nâng chuyển và lưu trữ phải phù hợp. Ngoài ra, hệ thống tin học hiện đại cũng giúp cho việc quản lý kho
trở nên dễ dàng hơn.
Do đó nội dung của luận văn này sẽ tập trung chủ yếu vào việc hoạch định nhu cầu vật tư, thiết
kế mặt bằng, thiết kế hệ thống nâng chuyển và lưu trữ vật liệu, kiểm soát quá trình xuất/nhập trong kho,
thiết kế chương trình hỗ trợ để có thể giúp nâng cao hiệu quả làm việc của kho. Đồng thời luận văn cũng
gợi mở hướng phát triển và mở rộng thêm khi thời gian nghiên cứu là đủ dài.
ii
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
Trang bìa……………………………………………………………………………………i
Nhiệm vụ luận án tốt nghiệp……………………………………………………………….ii
Tóm tắt…………………………………………………………………………………… iii
Mục lục…………………………………………………………………………………….iv
Danh sách bảng biểu……………………………………………………………………….v


Danh sách hình vẽ………………………………………………………………………….vi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU……………………………………………………………… 1
1.1 Vấn đề………………………………………………………………………………….1
1.2 Mục tiêu………………………………………………………………………………. 2
1.3 Phạm vi……………………………………………………………………………… 2
1.4 Nội dung……………………………………………………………………………….2
1.5 Các nghiên cứu liên quan…………………………………………………………… 2
1.6 Cấu trúc luận văn……………………………………………… 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN………………………. 5
2.1 Tổng quan về quản lí kho…………………………………………………………… 5
2.1.1 Khái niệm về quản lí kho…………………………………………………… 5
2.1.2 Mục tiêu quản lí kho…………………………………………………………5
2.1.3 Nhiệm vụ quản lí kho……………………………………………………… 5
2.2 Hoạch định mặt bằng………………………………………………………………….6
2.2.1 Khái niệm thiết kế mặt bằng kho……………………………………………6
2.2.2 Quá trình thiết kế……………………………………………………………7
2.2.3 Các công cụ sử dụng trong thiết kế mặt bằng kho………………………….9
2.2.4 Một số mục tiêu nghiên cứu mặt bằng…………………………………… 11
2.3 Hoạch định phương tiện nâng chuyển và lưu trữ vật liệu…………………………… 11
iii
2.4 Vận hành kho………………………………………………………………………….14
2.5 Lí thuyết về kỉ thật hệ thống………………………………………………………… 16
2.5.1 Khái niệm về hệ thống………………………………………………………16
2.5.2 Qui trình thiết kế hệ thống………………………………………………… 18
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CÔNG TY………………………………………………… 28
3.1 Giới thiệu chung về công ty………………………………………………………… 28
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển……………………………………… …28
3.1.2 Tổ chức công ty………………………………………………………… …29
3.1.3 Sản phẩm chính của công ty…………………………………………… …31
3.2 Hiện trạng công ty…………………………………………………………………… 32

3.2.1. Hiện trạng sản xuất………………………………………………………….34
3.2.2 Dự báo đơn hàng…………………………………………………………….34
3.2.3 Lập kế hoạch sản xuất……………………………………………………….34
3.2.4 Quản lí chất lượng………………………………………………………… 34
3.2.5 Hoạt động bảo trì…………………………………………………………….38
3.2.6 Quản lí kho………………………………………………………………… 39
3.2.6.1 Mặt bằng kho…………………………………………………… 39
3.2.6.2 Thiết bị lưu trữ………………………………………………….…41
3.2.6.3 Thiết bị nâng chuyển…………………………………………… 46
3.2.6.4 Vận hành kho…………………………………………………… 52
CHƯƠNG 4: HOẠCH ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN KHO………………………………… 60
4.1 Thiết kế và bố trí mặt bằng kho…………………………………………………… 60
4.1.1 Xác định yêu cầu lưu kho………………………………………………… 60
4.1.2 Xác định diện tích từng bộ phận……………………………………………66
4.1.3 Thiết kế mặt bằng kho…………………………………………………….…67
iv
4.2 Hệ thống nâng chuyển và lưu trữ…………………………………………………… 76
4.2.1 Thiết bị lưu trữ………………………………………………………………76
4.2.2 Thiết bị nâng chuyển……………………………………………………… 90
CHƯƠNG 5: VẬN HÀNH……………………………………………………………… 94
5.1 Các hoạt động trong kho………………………………………………………………94
5.1.1 Quá trình nhập kho………………………………………………………….94
5.1.2 Nhận dạng hàng hóa và lưu kho…………………………………………….96
5.1.3 Sắp xếp………………………………………………………………………96
5.1.4 Quá trình lưu kho……………………………………………………… … 97
5.1.5 Quá tình xuất kho………………………………………………………… 97
5.1.6 Kiểm kê…………………………………………………………………… 101
CHƯƠNG 6: ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG………………………………………………… 111
6.1 Đo lường hiệu quả làm việc hiện tại của kho……………………………………… 111
6.1.1 Hiệu quả tài chính………………………………………………………….111

6.1.2 Năng xuất kho………………………………………………………… ….111
6.1.3 Hiệu quả vận hành…………………………………………………… … 111
6.1.4 hiệu quả chu kì thời gian……………………………………………… …112
6.2. Đo lường hiệu quả làm việc mới của kho……………………………………… ….112
6.2.1 Hiệu quả tài chính…………………………………………………… … 112
6.2.2 Năng xuất kho………………………………………………………… ….113
6.2.3 Hiệu quả vận hành…………………………………………………… … 113
6.2.4 hiệu quả chu kì thời gian……………………………………………… …113
6.3 Đánh giá hệ thống……………………………………………………………… ….114
6.3.1 Mục tiêu ban đầu…………………………………………………… ……114
6.3.2 So sánh hệ thống mới và củ…………………………………………………114
v
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN……………………………………………………………… 116
7.1 Kết luận……………………………………………………………………………… 116
7.2 Đánh giá…………………………………………………………………………… 116
7.3 Hướng phát triển và mở rộng đề tài…………………………………………………….117
vi
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Số lượng thiết bị nâng chuyển của công ty……………………………………….1
Bảng 3.1:Số lượng kệ lưu trữ kho nguyên liệu nhỏ…………………………………… …41
Bảng 3.2: số lượng kệ lưu trữ trong kho nguyên liệu lớn…………………………… 43
Bảng 3.3: Số lượng xe nâng…………………………………………………………………48
Bảng 3.4: File kiểm soát xuất nhập………………………………………………………….49
Bảng 4.1: Xác định nhu cầu cho các vật liệu thuộc kho lớn…………………………………60
Bảng 4.2: Cách xếp pallet……………………………………………………………………61
Bảng 4.3: Số pallet trung bình trong một tháng…………………………………………… 62
Bảng 4.4: Số pallet cho một tháng cố định………………………………………………….63
Bảng 4.5 : Nhu cầu thành phẩm…………………………………………………………….64
Bảng 4.6: Số pallet trung bình trong một tháng…………………………………………….64
Bảng 4.7:Số pallet trong một thángcố định…………………………………………………64

Bảng 4.8: Nhu cầu về thùng cacton……………………………………………………… 65
Bảng 4.9: Nhu cầu pallet trung bình trong tháng………………………………………… 65
Bảng 4.10: Nhu cầu số pallet trong 1 tháng ngẫu nhiên……………………………………65
Bảng 4.11: Xác định diện tích kho……………………………………………………… 66
Bảng 4.12: Dữ liệu về diện tích các kho……………………………………………………68
Bảng 4.13: Bảng kí hiệu các khu……………………………………………………………72
Bảng 4.14: Bảng tổng điểm gần kề…………………………………………………………72
Bảng 4.15: Phân nhóm nguyên vật liệu……………………………………………………76
Bảng 4.16: Bảng phân tích lựa chọn thiết bị lưu trữ cho kho nhỏ…………………………77
Bảng 4. 17: Bảng đánh giá các thiết bị lưu trữ theo tiêu chí……………………………… 78
Bảng 4.18: Bảng so sánh các loại Pallet……………………………………………………78
Bảng 4.19: Bảng đánh giá các pallet theo tiêu chí………………………………………….79
vii
Bảng 4.20: Bảng phân tích lựa chọn hệ thống kệ………………………………………… 81
Bảng 4.21: Bảng chiều cao pallet chứa đầy nguyên liêu………………………………… 87
Bảng 4.22: Bảng các thiết bị bảo vệ nguyên liệu………………………………………… 89
Bảng 4.23: Bảng chiều cao các pallet chứa đầy nguyên liệu………………………………90
Bảng 4.24: Bảng lựa chọn các thiết bị phù hợp với hoạt động kho……………………….90
Bảng 4.25: Bảng so sánh các loại xe nâng…………………………………………………91
Gảng 4.26: Bảng đánh giá các loại xe nâng theo tiêu chí………………………………….92
Bảng 5.1: Bảng phân loại vật tư theo nguyên tắc ABC……………………………………101
Bảng 5.2: Bảng vật tư nhóm B và C……………………………………………………… 104
Bảng 5.5: Bảng vật tư nhóm A…………………………………………………………… 105
Bảng 6.1: Bảng thời gian đơn hàng đến cho đến khi chuẩn bị xuất……………………… 112
Bảng 6.2: Bảng thời gian đơn hàng đến cho đến khi chuẩn bị xuất……………………….113
viii
DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 2.1: Nhiệm vụ của kho……………………………………………………………… 6
Hình 2 -2 : Các hoạt động của kho……………………………………………………… 14
Hì nh2-3 : Sơ đồ về một hệ thống………………………………………… … 17

Hì nh 2-4 : Qui trình thiết kế và kỹ thuật hệ thống………………… ……….18
Hì nh2-5 : Quy trình thiết kế ý niệm………………………………… ……… 19
Hì nh2-6 : Sơ đồ thiết kế sơ khởi……………………………………………… 21
Hì nh2-7 : Cây chức năng…………………………………………………………23
Hì nh 2-8 : Cây phân bổ nhu cầu……………………………….……………… 24
Hì nh 2-9 : Sơ đồ thiết kế chi tiết…………………………… …………………25
Hình 2 - 10: Sơ đồ phương pháp luận nghiên cứu……………………….…………… … 26
Hình 3.1: Công ty EWI……………………………………………… ……………… … 28
Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức………………………………………… …………………… … 29
Hình 3.3: Qui trình ép nhựa……………………………………………………………… 33
Hình 3.4: Qui trình lắp ráp……………………………………………………………… 34
Hình 3.5: Kiểm tra chất lượng đầu vào…………………… ………………………… … 35
Hình 3.6: Kiểm soát lỗi………………………………… ………………………………….36
Hình 3.7: kiểm tra chất lượng đầu ra………………….……………………………… … 37
Hình 3.8: Mặt bằng kho……………………….……………………………………… … 40
Hình 3.9: Sơ đồ nhập hàng từ bên ngoài……… …………………………………… … 53
Hình 3.10: Sơ đồ nhập nguyên liệu nội bô…………………………………………… … 54
Hình 3.11: Qui trình xuất vật tư…… ……………………………………………… ……55
Hình 3.12 Qui trình xuất thành phẩm………………………………………………… 56
Hình 3.13: Qui trình kiểm kê… …………………………………………………… ……57
Hình 4.1: mặt bằng ban đầu …………………………………………………………… 67
ix
Hình 4.2: Mặt bằng phương án 1…… ………………………………………………….71
Hình 4.3: Hình mặt bằng theo luật phía tây………………………………………………72
Hình 4.4: Mặt bằng kho theo luật phía tây………………………………………………73
Hình 4.5: Mặt bằng kho cải tiến…… ………………………………………………… 74
Hình 4.6: Mặt bằng bố trí kệ…… ………………………………………………………75
Hì nh4.7: Kệ để đặt các nguyên vật liệu nhỏ…………………………………81
Hình4.8 : Hình ảnh về xe Fork lift truck…… ………………………………… ………92
Hình 5.1: Lưu đồ nhập kho………… …………………………………………… … 95

Hình 5.2: Lưu đồ xuất vật tư…… …………………………………………………… 98
Hình 5.3: Lưu đồ xuất thành phẩm…………………………………………………… 100
Hình 5.4: Biểu đồ pareto………… …………………………………………………….103
Hình 5.5: lưu đồ kiểm kê………… …………………………………………………….108
x
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa và cũng đang từng bước hội nhập vào nền
kinh tế thế giới đầy năng động. Việc trở thành một thành viên của tổ chức thương mại thế giới
(WTO) cũng mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho những doanh nghiệp hiện nay. Tính
chất cạnh tranh của nền kinh tế trở nên khóc liệt đồi hỏi các doanh nghiệp không ngừng nổ lực
hết mình nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị của các sản phẩm làm ra, đáp ứng đúng nhu cầu
của đơn hàng… Do đó, các doanh nghiệp phải có công tác quản lí phù hợp để có thể đứng vũng
trên thị trường.
Ở nước ta, hầu hết các doanh nghiệp đều gặp phải những vấn đề như trể đơn hàng thường
xuyên, chi phí sản xuất cao, năng lực chưa đáp ứng đủ nhu cầu khác hàng, chất lượng sản phẩm
chưa đồng đều, công tác quản lí hàng tồn kho chưa hiệu quả… Trong đó, việc quản lí hàng tồn
kho hiệu quả là vấn đề cần thiết mà doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty TNHH East
West Industrial nói riêng cần phải quan tâm để giảm được chi phí tồn kho đến mức thấp nhất vì
giá trị hàng tồn kho chiếm giá trị khá lớn.
Qua quá trình thực tâp tại công ty TNHH East West Industrial, em nhận thấy công tác
quản lí kho của công ty chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và đang gặp phải một số vấn đề sau:
• Quản lý phương tiện kho:
o Nguyên vật liệu để trong kho chưa được ngăn nắp gây mất nhiều thời gian di
chuyển và tìm kiếm (trung bình mất 5 phút để tìm kiếm một loại nguyên vật liệu).
o Chưa tận dụng được các kệ lưu trữ do các bán phẩm của công ty thường nhẹ
không thể để ở những vị trí cao gây nên tình trạng thừa chỗ trống nhưng không
tận dụng được (10/24 dãy kệ chưa được sử dụng).
o Chưa có kho thành phẩm gây nhiều khó khăn trong việc kiểm soát.
o Số lượng thiết bị lưu trữ - nâng chuyển vật liệu chưa phù hợp

Bảng 1.1 Số lượng thiết bị nâng chuyển của công ty
Thiết bị Xe nâng tay pallet Xe nâng động cơ
Số lượng 4 1
• Công tác vận hành:
o Lầm lẫn trong việc xuất và lưu kho
o Thời gian chuẩn bị cho việc lấy hàng tuong đối cao
Với những vấn đề như vậy, chúng em thấy việc xậy dựng hệ thống quản lí kho một cách
khoa học cho công ty là hết sức cần thiết. Trong đó, quản lí kho bao gồm các công tác sau:
xi
• Tái thiết kế lại mặt bằng kho đáp ứng nhu cầu lưu trữ hàng cũng như việc kiểm kê và
xuất nhập hàng.
• Thiết kế lại hệ thống nâng chuyển vật liệu thích hợp với hệ thống trong kho.
• Kiểm soát tốt sự vận hành kho
Tổng kết lại vấn đề đã nêu, đề tài: “ Cải tiến hệ thống quản lí kho tại công ty TNHH East
West Industries” được hình thành
1.2. Mục tiêu
• Cải thiện điều kiện làm việc
o Công việc cụ thể rõ ràng.
o An toàn cho người vận hành, thiết bị và vật liệu
• Cải thiện hiệu quả làm việc của kho
o Vận hành được nhanh chóng
o Chính xác và tránh sai sót.
1.3. Phạm vi
Áp dụng tại nhà máy sản xuất của công ty TNHH East West Industrial (gồm có kho
nguyên liệu và kho chứa thành phẩm của công ty)
1.4. Nội dung
• Tìm hiểu công ty TNHH East West Industrial về hiện trạng kho.
• Tìm hiểu các nghiên cứu liên quan đến lí thuyết quản lí kho: lý thuyết về thiết kế mặt
bằng và hệ thống lưu trữ, hệ thống nâng chuyển vật liệu, ứng dụng máy tính trong
quản lí kho.

• Tìm hiểu chung hiện trạng của công ty về quá trình hịnh thành và phát triển, cơ cấu tổ
chức, sản phẩm, hiện trạng quản lí sản xuất, quản lí chất lượng và quản lí kho.
• Cải tiến hệ thống kho bao gồm:
o Thiết kế mặt bằng kho, thiết kế hệ thống lưu trữ, nâng chuyển nguyên vật liệu
o Hệ thống vận hành kho
1.5. Các nghiên cứu liên quan
1.5.1 Luận văn khóa trước
• Cải tiến hệ thống quản lí kho tại xí nghiệp kho vận công ty sữa Việt Nam: Hồ Linh
Phước- GVHD: ThS Nguyễn Như Phong
Luận văn đã giải quyết các vấn đề:
 Thiết kế và bố trí mặt bằng kho
 Thiết kế hệ thống nâng chuyển lưu trữ vật liệu
 Thiết kế phần mềm hoạch định nhu cầu vật tư
 Vận hành và kiểm soát kho
xii
• Cải tiến hệ thống quản lí kho tại công ty TNHH JUKI Việt Nam: Cao Hồng Nhãn,
Trịnh Hoàng Thiên Thanh – GVHD: ThS Nguyễn Như Phong
Luận văn đã giải quyết các vấn đề:
 Vật tư đọc lập:
• Dự báo được nhu cầu sử dụng các loại vật tư
• Ước tính các loại chi phi
• Tính được mức tồn kho an toàn
 Vật tư phụ thuộc
• Hoạch định nhu cầu vật tư MRP
• Tính tồn kho an toàn cho nguyên vật liệu
 Thiết kế và bố trí mặt bằng kho
 Thiết kế hệ thống nâng chuyển lưu trữ vật liệu
 Thiết kế phần mềm hoạch định nhu cầu vật tư
1.5.2 Internet – papers:
Phần mềm eWHS – phần mềm quản lí kho

eWHS là một trong những modules của hệ phần mềm Quản trị Doanh nghiệp của
VnnetSoft (VNNETSOFT's eBusiness) với các ưu điểm:
• Khái quát hóa nghiệp vụ quản lý kho, có thể đáp ứng được nhiều mô hình kho khác nhau
• Hỗ trợ quản lý bằng công nghệ quét mã vạch, giúp việc nhập - xuất và kiểm kê hàng
nhanh chóng chính xác.
• Hệ thống xây dựng theo Tiêu chuẩn Mở, có khả năng mở rộng, kết nối với các modules
khác của hệ thống và với phần mềm của nhà cung cấp khác.
• Cơ chế bảo mật tin cậy, phân quyền quản lý theo yêu cầu của doanh nghiệp bao gồm tổng
kho và các kho trực thuộc.
• Giao diện thân thiện với người dùng
eWHS mang lại phương pháp quản lý thực sự tiên tiến cho nhiều loại hình kinh doanh
khác nhau, tự động và tối ưu hóa quy trình quản lý nguyên vật liệu, vật tư để giảm chi phí nhân
công, mở rộng khả năng tận dụng các điều kiện thuận lợi, tăng độ chính xác của các đơn hàng và
cung cấp dịch vụ nhanh chóng đến cho khách hàng
xiii
1.6. Cấu trúc luận văn:
Chương 1: Giới thiệu
Nêu vấn đề công ty East West Industrial gặp phải từ đó hình thành đề tài luận văn,
xác định mục tiêu, phạm vi, nội dung đề tài, các nghiên cứu liên quan, cấu trúc luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và Phương pháp luận nghiên cứu
Trình bày các lý thuyết được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn.
Trình bày phương pháp luận nghiên cứu của quá trình thực hiện luận văn, các hệ
thống thực hiện xây dựng trong luận văn.
Chương 3: Phân tích hiện trạng công ty East West Industrial
Giới thiệu chung về công ty, trình bày hiện trạng quản lý sản xuất, phân tích hiện
trạng Quản lý kho tại công ty.
Chương 4: Thiết kế-Bố trí mặt bằng kho ,Thiết kế hệ thống lưu trữ-nâng chuyển vật liệu
Chương 5: Kiểm soát sự vận hành trong kho
Cải tiến quy trình xuất, nhập và kiểm kê vật tư.
Chương 6: Đánh giá hệ thống

Chương 7: Kết luận và kiến nghị
xiv
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về quản lý kho :
2.1.1 Khái niệm quản lý kho :
Trong thiết kế và cải thiện hệ thống sản xuất, phân phối và dịch vụ, thì cách tiếp cận được
sử dụng trong việc lưu trữ, cung cấp nguyên vật liệu là một điều cần thiết có tác động đến năng
suất của toàn bộ hệ thống. Trong thực tế, việc lưu trữ là cần thiết trong nhiều tổ chức, công ty.
Hệ thống kho là hệ thống tích hợp của con người, nguyên vật liệu, thiết bị và năng lực.
Dựa trên nền tảng các kiến thức khoa học về toán, lý, xã hội cùng với những nguyên lý, phương
pháp phân tích và thiết kế để xác định, dự báo, đánh giá cho ra một hệ thống hoạt động một cách
hiệu quả.
2.1.2 Mục tiêu Quản lý kho :
Trong việc thiết kế, cải thiện và thiết lập hệ thống kho, một số mục tiêu được đặt ra:
 Cực đại độ hữu dụng con người
 Cực đại độ hữu dụng thiết bị
 Cực đại độ hữu dụng không gian
 Cực đại năng suất
 Cực đại độ phục vụ khách hàng
 Cực tiểu chi phí
2.1.3 Nhiệm vụ của kho :
• Lưu trữ Nguyên vật liệu thô.
• Lưu trữ Bán phẩm.
• Lưu trữ Thành phẩm.
• Trung tâm phân phối và cung ứng
• Kho địa phương
xv
Hình 2.1: Nhiệm vụ của kho
2.2 Hoạch định mặt bằng:

2.2.1 Khái niệm thiết kế mặt bằng kho:
Bài toán thiết kế mặt bằng kho liên quan đến kích thước của hệ thống kho, cách thức lưu
kho được sử dụng và mặt bằng của hệ thống kho chứa.
Trong khi thiết kế hệ thống kho chứa chắc chắn sẽ phải cân nhắc giữa năng suất và
không gian chứa. Thuật ngữ năng suất được dùng như một đơn vị đo lường về số lần cất/lấy kho
trong một đơn vị thời gian. Nó có thể được đưa ra trực tiếp như một tốc độ nào đấy
Không gian chứa là một đại lượng về bản chất tĩnh của kho chứa. Còn năng suất là đại
lượng về bản chất động của kho, miêu tả lượng hàng trong kho. Kích cỡ của kho chứa phụ thuộc
vào một số thông số và biến. Ví dụ như kích thước của hệ thống kho chứa bị ảnh hưởng bởi các
thông số như lượng nhập, năng suất và chi phí. Các biến quyết định ảnh hưởng đến kích thước
của kho bao gồm phương pháp lưu kho và mặt bằng kho chứa.
Cách thức được sử dụng bao gồm đặc điểm của đơn vị tải hoặc container để cất giữ, quản
lý và kiểm soát cũng như các thiết bị xuất nhập, các thiết bị trong kho và các thiết bị điều khiển
vật tư khác. Có nhiều phương pháp khác nhau cho việ cất/lấy vật tư, bao gồm cất hàng bằng tay
lên các giá, cất hàng theo đơn vị tải Pallet bằng xe nâng, cất/lấy hàng theo từng đơn vị tải Pallet
với các máy móc tự động, điều khiển cất chi tiết dùng băng tải.
xvi
Mặt bằng hệ thống kho bao gồm độ cao, chiều dài và bề rộng của kho chứa, vị trí của
từng loại hàng hóa riêng lẻ trong kho, và vị trí, hình dạng của bất cứ một chức năng hỗ trợ yêu
cầu. Năng suất kho chứa hàng và năng suất nhập hàng của hệ thống kho chứa bị ảnh hưởng bởi
cách sử dụng mặt bằng.
Một số chính sách bố trí mặt bằng kho
Kho dành riêng: được gọi là kho vị trí cố định bao gồm sự phân chia vị trí kho riêng hay các
địa chỉ cất hàng của mỗi sản phẩm. Vì một vị trí kho được phân chia hay dành riêng cho
một sản phẩm riêng biệt nên ta gọi là kho dành riêng.
Kho ngẫu nhiên
Kho dành riêng có phân lớp
Kho dùng chung
2.2.2 Quá trình thiết kế bao gồm các bước sau:
 Xác định bài toán

Xác định bài toán một cách có hệ thống được dựa trên quá trình “ black box”. Trong đó gọi
A là vị trí gốc và B là trạng thái mong muốn.
A B
 Phân tích bài toán
Xem xét chi tiết các đặc tính của bài toán kể cả những hạn chế. Quá trình này cũng bao
gồm việc thu thập những sự kiện. Chú ý phân biệ những hạn chế thật và những hạn chế hư cấu,
quá trình này cũng góp phần vào việc xác định những tiêu chuẩn trong việc đánh giá những tiêu
chuẩn trong việc đánh giá những phương án lời giải cho bài toán.
 Tìm kiếm các lời giải thay thế
Định rõ nội dung phương án của quá trình black box. Chất lượng của lời giải sau cùng có
thể không tốt hơn chất lượng của các lời giả thay thế đã được nêu ra trong suốt quá trình này. Cố
gắng cực đại số lượng, chất lượng, và sự đa dạng của những lời giải thay thế.
 Một số chỉ dẫn hổ trợ ta đưa ra lời giải thay thế nhiều và tốt hơn:
- Sử dụng những nổ lực cần thiết
- Tránh sa lầy quá sớm vào việc chi tiết hóa
xvii
- Đặt nhiều câu hỏi nghi vấn
- Tìm kiếm nhiều phương án thay thế
- Tránh bảo thủ
- Tránh việc loại bỏ thiếu cân nhắc
- Tránh sự hài lòng thiếu thận trọng
- Quan tâm những bài toán tương tự
- Tư vấn từ những người khác
- Cố gắng tách những ý tưởng và suy nghĩ khỏi lời giả hiện tại
- Thử cách tiếp cận theo nhóm
- Luôn chú ý những giới hạn của trí tuệ trong quá trình làm việc
- Đánh giá những thiết kế thay thế
- Đánh giá những lời giải thay thế theo các tiêu chuẩn đưa ra
 Một số những kĩ thuật được sử dụng trong việc đánh giá các phương án mặt bằng
thiết kế:

- Liệt kê ưu khuyết điểm
- Xếp hạng
- Phân tích nhân tố
- So sánh chi phí
- Lựa chọn những thiết kế thích hợp
- Một hay nhiều phương án được lựa chọn và đề xuất với nhà quản lí
- Định rõ lời giải
 Công đoạn cuối cùng là lựa chọncác phương án được ưa thích hơn. Quá trình này
gồm 2 bước:
- Nhà quản lí giới thiệu và lựa chọn phương án
- Triển khai chi tiết hơn về phương án đã lựa chọn
Những vấn đề cần lưu ý khi thiết kế mặt bằng kho:
xviii
Cân nhắc giữa năng xuất (throughput) và không gian kho chứa (storage space). Các thông số
throughput và storage space phụ thuộc được xác định nhờ vào đặc điểm của vật tư và hồ sơ tồn
kho, các đặc điểm ảnh hưởng đến cách thức vật tư được cất giữ, bảo quản và kiểm soát. Các đặc
điểm của vật tư thường được quan tâm như: kích cỡ, trọng lượng, hình dạng, giá trị, thời hạn sử
dụng, có xếp chồng được hay không, độ độc hại, tính dễ cháy, và các yêu cầu về môi trường. Hồ
sơ tồn kho bao gồm số lượng mỗi sản phẩm được cất giữ và các chức năng đầu vào/đầu ra liên
quan đến vật tư cất vào hay lấy ra.
2.2.3 Các công cụ sử dụng trong thiết kế mặt bằng kho:
 Giản đồ quan hệ
Mục đích của giản đồ quan hệ là để miêu tả không gian tương quan giữa các công việc.
Tiền đề của giản đồ Rel cỏ thể dùng khoảng cách địa lý để đáp ứng yêu cầu quan hệ . Ví dụ khi
mối quan hệ thể hiện tầm quan trọng của dòng vật liệu, cặp công việc có dòng luân chuyển qua
lại lớn nhất sẽ đặt gần nhau. Tương tự cặp công việc được đánh giá là A sẽ đặt gần nhau, cặp
công việc đánh giá là X sẽ đặt xa nhau.
 Biểu đồ From –To
Là mô hình mô tả, biểu đồ này là công cụ giúp làm giảm lượng dữ liệu vào các biểu mẫu
công tác. Bằng cách kiểm tra dữ liệu trên biểu đồ From –to thiết kế mặt bằng có thể xác định bộ

phận, phòng ban nào có một lượng thông tin lớn và nguyên vật liệu vận chuyển qua lại và có thể
thiết kế mặt bằng những bộ phận đó gần nhau.
Biểu đồ From –to đựơc dùng kết hợp với mặt bằng quá trình. Có thể ứng dụng trong:
1. Định hướng mặt bằng.
2. Phân tích dòng luân chuyển của vật liệu.
3. Thiết kế sơ đồ khối cho các phòng ban.
4. Thiết kế mặt bằng chi tiết.
5. Đánh giá các phương án mặt bằng.
6. Mô tả sự liên qua giữa các hoạt động.
7. Cải tiến không gian mặt bằng.
8. Thể hiện mối tương quan giữa các chủng loại sản phẩm.
 Máy tính quy hoạch mặt bằng
Thông tin hoạch định mặt bằng:
Giai đoạn tìm kiếm của SLP bao gồm 3 loại thông tin:
xix
- Thông tin về số: bao gồm những đối tượng như khoảng cách không gian cần thiết cho
một thiết bị (phòng) hoặc tổng số dòng lưu chuyển (total flow) giữa hai hoạt động.
- Thông tin lôgic: mô tả những tham chiếu của nhà thiết kế liên quan đến một vài thuộc
tính của mặt bằng này. Lược đồ đánh giá sự gần kề có tính lôgíc được dùng để mô tả
những thuộc tính cho mặt bằng kế tiếp.
- Thông tin hình ảnh: dưới dạng những bức vẽ phát hoạ hoặc những bản vẽ.
Hệ số khoảng cách gần kề:
Một mô hình ghi điểm phổ biến được dựa trên kế hoạch đánh giá sự kế cận của lược đồ
REL, mà sử dụng 6 bảng kế cận. (Một dạng mô hình tổng quát sẽ sử dụng n phân lớp kế cận).
Với một mặt bằng được cho trước, Xi là số bảng kế cận trong phân lớp I, và Wi là nhân tố trọng
số cho phân lớp i.
Việc tính điểm như sau:
và một điểm lớn hơn diễn tả một mặt bằng tốt hơn.
Hệ số khoảng cách:
Một phương pháp khác dùng để ước lượng “chi phí” của dòng lưu chuyển giữa các thiết

bị (phòng). Với một mặt bằng cho trước, Dij là một khoảng cách được đo lường giữa thiết
bị(phòng) i và j.
Khoảng cách có thể là quan hệ tuyến tính, nếu dòng chu chuyển bị giới hạn bởi đường đi
hoặc đường thẳng, nếu như không có những giới hạn như thế. Trong trường hợp đơn giản nhất
khoảng cách tuyến tính được đo lường giữa các trọng tâm. Mô hình số điểm cho m thiết bị lúc đó
là:
Trong đó cij là chi phí cho mỗi khoảng cách đơn vị cho dòng lưu chuyển giữa các thiết bị
i và j. Lưu cij bao gồm cả hai dòng chu chuyển nguyên vật liệu từ i đến j và từ j đến i. Một phần
thú vị của mô hình hệ số là nó tránh được sự xem xét mỗi cặp hoặc động đến một mức độ đánh
giá sự kế cận. Mặc khác mô hình này đòi hỏi explicit evaluation của các dung lượng chu chuyển
và chi phí.
Một số mục tiêu nghiên cứu mặt bằng là:
Khi tìm kiếm thiết kế mặt bằng “vừa ý” mọi người phải thống nhất cơ sở đánh giá các
phương án thiết kế. Một trong những tiêu chuẩn thường dùng trong đánh giá phương án mặt
bằng là chi phí quản lý vật tư. Nhưng trong nhiều tính huống, đây không phải là tiêu chuẩn phù
hợp. Thông thường một người có một số mục tiêu quan trọng.
xx
2.2.4 Một số mục tiêu nghiên cứu mặt bằng
1. Cực tiểu vốn đầu tư thiết bị.
2. Cực tiểu thời gian sản xuất chung.
3. Tận dụng hiệu quả không gian hiện có.
4. Hỗ trợ cho nhân viên thuận lợi, an toàn và thoải mái.
5. Giữ tính linh hoạt trong bố trí vận hành.
6. Cực tiểu chi phí lưu hàng.
7. Cực tiểu những sai biệt trong các loại thiết bị xử lý vật liệu.
8. Hỗ trợ cho quá trình sản xuất.
9. Hỗ trợ cho cơ cấu tổ chức.
2.3. Hoạch định phương tiện nâng chuyển và lưu trữ vật liệu:
 Các phương tiện nâng chuyển vật liệu (industrial vehicles)
Xem phụ lục A

 Các thiết bị lưu trữ vật liệu
Xem phụ lục B
 Những hoạt động vận chuyển vật liệu và các chức năng.
Một vài lĩnh vực hoạt động trong nâng chuyển vật liệu mà nhà phân tích vận chuyển vật
liệu sẽ làm việc:
Đóng gói tại nhà máy nhà cung cấp.
Lấy hàng ở nhà máy nhà cung cấp.
Vận chuyển hàng đến nhà máy của khách hàng.
Các hoạt động nâng chuyển bên ngoài nhà máy.
Các hoạt động không tải.
Các hoạt động nhận hàng.
Các hoạt động lưu kho.
Các hoạt động cung cấp nguyển vật liệu.
Nâng chuyển trong quá trình sản xuất.
Nâng chuyển trong quá trình lưu kho.
Nâng chuyển giữa các vị trí làm việc.
xxi
Nâng chuyển giữa các bộ phận.
Đóng gói.
Lưu kho hàng thành phẩm.
Lấy hàng và vận chuyển hàng đến người tiêu dùng.
Trong các lĩnh vực hoạt động kể trên, chú ý tập trung vào các vấn đề như:
Phương pháp nâng chuyển.
Phương pháp lưu kho.
Kĩ thuật cất và lấy hàng.
Phương pháp kiểm tra đóng gói và vận chuyển hàng.
Những phương pháp nâng chuyển vật liệu đặc trưng và chuẩn.
Thiết bị nâng chuyển khả thi.
Sự lựa chọn cho việc nâng chuyển và lưu kho.
Đánh giá và lựa chọn thiết bị hỗ trợ.

Container cho việc mua hàng, lưu trữ, đóng gói và vận chuyển.
Nâng chuyển thiết bị sữa chữa, chính sách bảo trì và các thủ tục.
Ngăn ngừa hư hỏng vật liệu và sản phẩm.
An toàn cho con người và lao động.
Huấn luyện cho công nhân và người giám sát về nâng chuyển.
Chi phí nâng chuyển và các phương pháp kiểm soát chi phí.
Qui trình, phương pháp cập nhật thiết bị nâng chuyển.
Hệ thống thông tin.
 Mục tiêu và lợi ích của vận chuyển tốt hơn:
Giảm chi phí:
Giảm chi phí nâng chuyển vật liệu.
Giảm các công việc nâng chuyển vật liệu.
Giảm chi phí lao động không trực tiếp tương ứng với các hoạt động nâng chuyển vật liệu
như vận chuyển và nhận hàng, kiểm soát sản xuất….
Giảm lãng phí và hư hỏng vật liệu thông qua việc nâng chuyển cẩn thận hơn.
Giảm giấy tờ và các hướng dẫn thông qua hệ thống nâng chuyển mà cực tiểu các yêu cầu
kiểm soát.
Giảm một lượng vật liệu trong hệ thống, nâng cao năng suất và ít bán phẩm lưu kho.
xxii
Giảm vật liệu bổ sung như vật liệu đóng gói và các thiết bị bảo vệ như khay, giá và các
container đặc biệt. Điều đó cũng có nghĩa là giảm các công việc kiểm tra.
Tăng năng suất:
Độ sử dụng không gian tốt hơn.
Cải thiện mặt bằng để giảm sự di chuyển.
Độ sử dụng thiết bị cao hơn.
Công việc tải và lấy các khây hàng nhanh hơn.
Cải thiện điều kiện làm việc:
An toàn cho con người, vật liệu và thiết bị kết hợp.
Các công việc dễ dàng hơn.
Sự hoạt động hết sức rõ ràng và đơn giản.

Cải thiện tính bán hàng của sản phẩm.
 Sự giới hạn của hệ thống nâng chuyển vật liệu:
Tăng vốn đầu tư.
Mất đi tính linh hoạt.
Dễ hư hỏng.
Bảo trì.
Chi phí thiết bị phụ.
 Các nhân tố được xem xét khi lựa chọn hệ thống đơn vị tải:
 Công việc vận chuyển: vật liệu, số lượng, thời gian thực hiện, điểm giao hàng, cách dỡ
hàng, cách xếp hàng, tiêu chí tận dụng không gian, hiệu suất của đơn vị tải.
 Chu kì vận chuyển: điều kiện chuyên chở, yêu cầu lưu trữ khi chuyên chở, môi trường
chuyên chở, cách vận chuyển, thiết bị hỗ trợ.
 Giới hạn vật lý: hành lang, cửa, phương tiện, chiều cao trần, khoảng cách giữa hai dãy,
không gian chứa.
 Trọng lượng: giới hạn tải trọng sàn, sàn phương tiện chuyên chở.
 Kinh tế: chi phí cho các thiết bị vận chuyển, thiết bị hỗ trợ, các vật liệu ghép hàng, nhân
công, thời gian ghép hàng.
 Tiêu chí cho thiết kế đơn vị tải:
 Trọng lượng tối thiểu
xxiii
 Chi phí thấp
 Cứng vững
 Dễ thải hồi
 Đa dụng
 Kích thước tối ưu
 Chi phí bảo trì thấp
 Dễ tháo dỡ
 Dễ nhận dạng
 Vận chuyển được bởi các phương tiện thông thường
 Hình dáng tối ưu

 Dễ trữ
 Xếp chồng được
 Đáp ứng được yêu cầu khách hàng
 Chi phí ghép hàng thấp
2.4. Vận hành kho:
Hình 2 -2 : Các hoạt động của kho
 Nhận hàng: Tập hợp các hoạt động liên quan đến việc nhận các đơn hàng, đảm bảo số
lượng và chất lượng cho những đơn hàng.
Các phương thức nhận hàng:
Direct shipping: Nhà cung cấp sẽ cung cấp hàng trực tiếp cho khách hàng mà không phải
thông qua kho. Do đó tất cả lao động, thời gian, thiết bị hay những lỗi, tai nạn xảy ra
đều bị loại bỏ. Hoạt động này thích hợp cho các sản phẩm cần phân phối nhanh từ khi
sản xuất như thức ăn, hàng tiêu dùng.
xxiv
Receiv
e
Cross-docking: hàng hóa được nhận tại ngay cảng và từ đó sẽ được sắp xếp và cung cấp
ngay cho khách hàng và cũng không thông qua kho.
Receiving scheduling: điều độ việc nhận hàng nhằm cân bằng nguồn lực như con người,
không gian, thiết bị nâng chuyển ở tại nơi nhận hàng để có thể chuẩn bị cho việc nhận
hàng một cách tốt nhất.
Prereceiving: Trước khi nhận hàng cần cung cấp thông tin về các loại hàng, nơi nhận,
thời gian cho nhà cung cấp.
Receipting preparation: đây là các hoạt động nhằm chuẩn bị cho việc nhận hàng.
 Nhận dạng và phân loại hàng hóa(nếu cần): khi hàng về, hàng hóa được chứa trong
các kiện lớn. Do đó ta phải tiến hành nhận dạng và phân loại để dễ dàng cho việc lưu trữ
và quản lý
 Sắp xếp hàng hóa (cất hàng): là các hoạt động đặt hàng vào kho bao gồm việc nâng
chuyển, xác định vị trí và khu vực đặt hàng.
Direct putaway: hàng hóa được lấy và sắp xếp ngay một cách tự động vào những vị trí

xác định, bỏ qua bước kiểm tra.
Directed putaway: dùng những tiêu chí để xác định vị trí cất hàng sao cho cực đại mật độ
lưu trữ và năng suất hoạt động.
Batched and sequenced putaway: nhóm các loại hàng hóa và sắp xếp theo trình tự nhất
định để việc lấy ra theo một quy trình chuẩn và có thể lấy một cách tự động
Interleaving: kết hợp việc cất hàng và lấy hàng ngay khi có thể để giảm thời gian, động
tác di chuyển lãng phí
 Lưu trữ: cách thức lưu trữ hàng trong khi chờ xuất. Phương pháp lưu trữ phụ thuộc vào
các kích thước, số lượng, tần suất ra vào của từng loại hàng tồn kho và các đặc tính về
nâng chuyển hoặc các loại thùng chứa. Gồm các hoạt động:
Storage mode optimization: dựa trên nhu cầu và đặc điểm của mỗi loại hàng ta sẽ xác
định được loại lưu kho thích hợp, qua đó có thể cực tiểu chi phí lưu kho và nâng
chuyển.
Storage space optimization: sắp xếp hàng hóa sao cho tận dụng không gian tối đa của
kho, làm sao cho khu vực từng loại hàng càng nhỏ càng tốt để giảm thời gian di
chuyển, nâng cao năng suất lấy hàng.
xxv

×