Tải bản đầy đủ (.ppt) (27 trang)

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.87 KB, 27 trang )




HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG
ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ PHONG CÁCH
QUẦN CHÚNG, DÂN CHỦ, NÊU GƯƠNG;
NÊU CAO TRÁCH NHIỆM GƯƠNG MẪU
CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN, NHẤT LÀ CÁN
BỘ LÃNH ĐẠO CHỦ CHỐT CÁC CẤP


“Phong cách”:
Những lối, những cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động xử sự tạo
nên cái riêng của một người hay một loại người nào đó (nói tổng
quát)
Ví dụ: Phong cách lao động mới, phong cách lãnh đạo, phong cách quân
nhân, phong cách sống giản dị
“Quần chúng”:
1. Những người bình thường trong xã hội (ví dụ: nhân dân nói
chung)
2. Số đông người ngoài Đảng và là đối tượng lãnh đạo trực tiếp của
một tổ chức Đảng (ví dụ: quan hệ giữa đảng viên và quần chúng)
3. Người ngoài Đảng nói trong quan hệ với Đảng lãnh đạo (một quần
chúng cảm tình của Đảng).


“Dân chủ”
1. Tôn trọng và thực hiện quyền mọi người tham gia bàn bạc và
quyết định các công việc chung
Ví dụ: Tác phong dân chủ, thảo luận dân chủ
2. Chế độ dân chủ hoặc quyền dân chủ


Ví dụ: Đấu tranh cho hòa bình dân chủ, thực hiện quyền dân chủ
“Nêu gương”:
Tìm trong số đông, trong tập thể những người nổi trội để tôn
vinh và bbưa ra làm nổi bật lên cho mọi người cùng thấy,
học tập và làm theo.
Ví dụ: Nêu gương người tốt việc tốt


-
Phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương trong tư tưởng
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là yếu tố xuyên suốt mọi
hành động trong cả cuộc đời cách mạng, phấn đấu hy sinh vì
Tổ Quốc vì nhân dân của Người.
Có nghĩa là điều đó được thể hiện đầy đủ, rõ nét và toàn diện
trong cuộc sống, sinh hoạt, trong lao động, học tập, cả khi
trong tư cách là người lãnh đạo cao nhất của toàn dân tộc và
trở thành phong cách sống của Người.
Không phải ngẫu nhiên nhân dân ta lại có những cách gọi hết
sức tôn kính và gần gũi về Bác:
“Người là cha, là Bác, là Anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”
(Tố Hữu)


Và cũng không phải ngẫu nhiên mà nhân dân các dân tộc tiến
bộ trên thế giới tôn xưng người là nhà văn hóa lớn
“Sức mạnh vĩ đại của Cụ Hồ là ở chỗ Cụ vẫn sống như một
người Việt Nam bình thường. Cụ khước từ những ngôi nhà đồ
sộ, những bộ quân phục của các thống chế, những ngôi sao
của các đại tướng ”

(Một giờ với đồng chí Hồ Chí Minh, NXB Thanh niên)
Phong cách của Bác là “phong cách sống của một Con người
thuộc về chân lý, một vị anh hùng giải phóng dân tộc, danh
nhân văn hóa thế giới”
(Nửa thế kỷ của một di sản văn hóa về Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bùi Kim
Hồng)


I. CHUYÊN ĐỀ QUÍ II/2013:
HỌC TẬP PHONG CÁCH QUẦN CHÚNG
TRONG TƯ TƯỞNG TẤM GƯƠNG
ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
1. Phong cách Quần chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh:


Phong cách quần chúng, trong tư tưởng HCM bắt nguồn từ sự thấm
nhuần sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin: quần chúng
là người sáng tạo ra lịch sử, cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng.
+ Có lòng tin vô hạn vào quần chúng
+ Chăm lo tăng cường mối liên hệ với quần chúng
+ Coi quần chúng là nguồn sức mạnh tạo nên mọi
thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.
* Nguồn gốc:


“Gốc có vững, cây mới bền
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”

Dễ mười lần không dân cũng chịu

Khó trăm lần dân liệu cũng xong
(Hồ Chí Minh)


Phong cách này xuất phát từ quan niệm: Nước ta là
nước dân chủ, dân là chủ và làm chủ, cán bộ, đảng
viên là “công bộc” của dân. Do vậy, hoạt động của
người cán bộ, đảng viên phải luôn dựa vào sức
mạnh của dân, xuất phát từ lợi ích của nhân dân.
Phong cách này là sự kế tục tư tưởng “lấy dân làm gốc”
trong văn hóa truyền thống của dân tộc


“Sâu sát quần chúng, vì lợi ích của quần chúng, đi đúng đường
lối quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng, của những
người chiến sỹ cộng sản, suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người”
Biểu hiện:
“Tôi chỉ có một ham muốn,ham muốn tột bậc là làm sao
cho nhân dân ta được tự do, đồng bào ta ai cũng có
cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”
Với Bác: hòa mình với quần chúng thành một khối, tin
quần chúng, hiểu quần chúng lắng nghe ý kiến của
quần chúng- đó chính là đạo đức cách mạng.


* Thứ nhất: Người cán bộ Đảng viên phải gần dân, thấu hiểu tâm
tư, nguyện vọng của nhân dân bằng một sự gần gũi thân tình,
xuất phát từ tấm lòng nhân ái, tình cảm yêu thương chân thành
nhất.

Trong thực tế, bản thân Người luôn là tấm gương sáng về phong
cách gần dân, là một điển hình mẫu mực về mối quan hệ gần gũi
thân thiết với dân từ những sinh hoạt đời thường, trong cuộc
sống và ngay cả trong những giờ phút trọng đại nhất của lịch sử
với cương vị lãnh tụ cao nhất của Đảng, của Nhà nước. Điều đó
cũng góp phần lý giải sự cộng hưởng cảm xúc mãnh liệt của
nhân dân với lãnh tụ trong những trường hợp Bác tiếp xúc với
nhân dân, với cán bộ, chiến sỹ với đồng bào. (Khi đọc Tuyên
ngôn độc lập, khi đi thăm hỏi đồng bào chiến sỹ )
Cụ thể:


Người đọc Tuyên ngôn Rồi chợt hỏi:
"Đồng bào nghe tôi nói rõ không?"
Ôi câu hỏi, hơn một lời kêu gọi
Rất đơn sơ mà ấm bao lòng!
Cả muôn triệu một lời đáp: "Có!"
Như Trường Sơn say gió biển Đông
Vâng, Bác nói, chúng con nghe rõ
Mỗi tiếng Người mang nặng núi sông.
Theo Chân Bác-Tố Hữu


Trong đời sống hàng ngày: người thường tranh thủ đi
thăm,chuyện trò thân tình với cáccụ già, gặp gỡ chiến sỹ, đồng
bào địa phương để nắm tình hình, tâm tư nguyện vọng của nhân
dân (trong vòng 10 năm 1955-1965 người đã thực hiện đến trên
dưới 700 lượt đi thăm các cơ sở giản dị thân tình không ưa ồn ào,
không thích tổ chức đón tiếp linh đình… )
Tất cả đã trở thành một nhu cầu, một nếp sống, thành điều tâm

niệm suốt đời của Người.








* Thứ hai: Người yêu cầu mọi Đảng viên phải đi đúng
đường lối quần chúng, yêu mến và tin tưởng vào khả năng
và sức mạnh của nhân dân, coi trọng mối liên hệ mật thiết
với nhân dân.
Phong cách quần chúng không chỉ là phong cách cần thiết
của cán bộ Đảng viên trong mối quan hệ với nhân dân mà
rất cấn thiết trong quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới để
hiểu một cách đầy đủ chính xác về cấp dưới Nhằm rút
được nhiều bài học, và bổ sung chủ trương chính sách
lãnh đạo
* Thứ ba: Phải biết “Làm cho dân kính dân yêu, dân tin,
dân phục. Đây là vấn đề của lòng người. Không được ỷ
vào quyền lực mà phải bằng chính sự tự nhiên bình dị


“Trong bầu trời không gì quí bằng nhân dân. Trong thế giới
không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân Trong
xã hội không gì tốt đẹp,vẻ vang bằng phục vụ lợi ích của nhân
dân”
Vì vậy: “Việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có
hại cho dân thì phải hết sức tránh”

Muốn được dân yêu, muốn được lòng dân, trước hết phải
yêu dân, kính, dân thân dân, gần dân để hiểu dân
-
Là yếu tố giúp cho lãnh tụ và quần chúng dễ dàng hòa
nhập với nhau trong một sự đồng cảm sâu sắc nhất.
-
Đây là yếu tố tạo nên sức hút kỳ lạ, làm cho quần chúng đến
với Người không chút e ngại mà bình dị tự nhiên



Thứ tư: Người cán bộ Đảng viên phải biết phấn đấu, hi sinh vì
lợi ích của tập thể, lợi ích của nhân dân phải biết cách tổ chức
và cách làm việc phù hợp với quần chúng

Người cho rằng “Bao nhiêu cách tổ chức và cách làm việc
đều vì lợi ích của quần chúng. Vì vậy cách tổ chức và cách làm
việc nào không phù hợp với quần chúng thì ta phải có gan đề
nghị lên cấp trên để bỏ đi hoặc sửa lại”
(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5)
Với Bác: hòa mình với quần chúng thành
một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng
lắng nghe ý kiến của quần chúng- đó chính
là đạo đức cách mạng.


Học tập và làm theo phong cách HCM của đội
ngũ cán bộ, đảng viên là một việc làm rất quan
trọng và cần thiết đối với sự nghiệp cách mạng
ở nước ta hiện nay. Đây là trách nhiệm đồng

thời là vinh dự của người cán bộ cách mạng.
Do vậy, học tập và làm theo phong cách quần
chúng, của Người, mỗi người cán bộ, đảng viên
cần chú ý một số vấn đề cơ bản sau:


Hai là, cán bộ, đảng viên phải luôn gần dân, sâu sát với dân,
nắm bắt được nguyện vọng của quần chúng nhân dân.
Ba là, cán bộ, đảng viên phải rèn luyện, điều chỉnh cách nói, cách
viết, cách làm việc, cách lãnh đạo cho phù hợp,biết phát huy vai
trò của dân để làm lợi cho dân
Bốn là, quá trình xây dựng và thực hiện mọi kế hoạch công tác,
cán bộ đảng viên phải điều tra, nghiên cứu cụ thể, tỷ mỉ,phải
động viên và phát huy được mọi tiềm năng, sức mạnh của quần
chúng.
Năm là, cán bộ, đảng viên phải luôn luôn gương mẫu trong
công tác cũng như trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Một là, trong mọi hoạt động lãnh đạo và quản lý, cán bộ, đảng viên
phải luôn luôn phát huy vai trò độc lập, tự chủ, sáng tạo, dám nghĩ,
dám làm, lấy lợi ích của Đảng, của nhân dân làm cơ sở cho hoạt
động của mình.


Bác Hồ đó, là lòng ta yên tĩnh
Ôi người cha đôi mắt mẹ hiền sao!
Giọng của Người, không phải sấm trên cao
Thấm từng tiếng, ấm vào lòng mong ước
Con nghe Bác, tưởng nghe lời non nước
Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau
Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị

Màu quê hương bền bỉ đậm đà
Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta
Ta bỗng lớn ở bên Người một chút
(Sáng tháng năm- Tố Hữu)


2. Vận dụng việc học tập và làm theo tấm gương Đạo đức Hồ Chí
Minh ở trường PTDT Nội Trú THCS Đại Từ:
2.1 Điểm mạnh:
-
Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên ít, biết nhau, hiểu nhau và
quan tâm đến nhau rất kịp thời.
-
Có tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình.
-
Lãnh đạo gần gũi, giản dị, dễ gần, quan tâm đến cán bộ, giáo
viên,nhân viên và học sinh.
-
Mối quan hệ giữa Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, GV, NV khá gần
gũi, chia sẻ, tôn trọng nhau.
-
Yêu thương, quan tâm giúp đỡ học sinh, hướng dẫn học sinh cụ
thể, tỷ mỉ chi tiết. Có lòng hy sinh tận tụy với nghề


2.2 Một số vấn đề cần rút kinh nghiệm: (Thảo luận)
-
Cán bộ Đảng viên và giáo viên
+ Trong mối quan hệ đồng chí đồng nghiệp:
+ Trong mối quan hệ giữa Đảng viên và quần chúng

+ Trong mối quan hệ giữa GV- HS
-
Lãnh đạo:
+ MQH lãnh đạo- lãnh đạo.
+ MQH lãnh đạo – GV,NV và ngược lại
+ MQH lãnh đạo với học sinh
-
Học sinh:
+ MQH HS-HS
+ MQH HS- GV

×