Tải bản đầy đủ (.ppt) (51 trang)

Chuyên đề: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 51 trang )


TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN THỜI
TỔ NGỮ VĂN

CHUYÊN ĐỀ ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI
* Chi bộ trường THPT Trần Văn Thời (chỉ đạo)
* Tổ Ngữ Văn trường THPT Trần Văn Thời


Cố vấn chương trình:
Ông Lê Ngọc Dinh – Phó ban tuyên giáo
huyện Trần Văn Thời
Đạo diễn chương trình:
Phạm Thuý Hoàn

Chịu trách nhiệm chương trình:
Trần Lê Minh
Thiết kế chương trình:
Bùi Văn Đảm - Đặng Văn Hưởng
Biên tập chương trình:
Dương Kiều Diễm


Trình bày: Kiều Vân Anh – 11T3


Nguyễn Sinh Cung tự Nguyễn Tất Thành,
Người con trai Làng Sen xứ Nghệ.
Sinh ra trong cảnh đời đời nô lệ,
Vì yêu quê anh đã rời quê.


Anh nhận ra bao điều hạn chế,
Ở con đường các bậc tiền nhân.
Quyết tìm ra con đường đi mới,
Bằng đôi tay bằng cả chí trai.
Năm một ngàn chín trăm mười một,
Bến Nhà Rồng tiễn bước anh Ba.
Tàu nhổ neo, còi vang bến cảng,
Tiếng đàn kìm như oán, như than.

Thành phố đượm buồn, mưa dài tím thẳm,
Giọt mưa buồn hay nước mắt người thương.
Anh hiểu lắm, tấm lòng Út Huệ,
Nhưng anh còn nặng nợ quê hương.
Ai hiểu được lòng trai mất nước,
Dẫu yêu nhau biết được gần nhau.
Lòng nghẹn ngào gói bên mình chiếc áo,
Hiểu lòng người qua mối chỉ đường kim.

Nhưng dân tộc đang chìm trong biển lửa,
Lửa căm hờn đang rực cháy trong tim.
Lời của cha còn văng vẳng trong lòng,
Lòng đã quyết còn nghĩ gì thêm nữa?
Ngó sang Tây, màu cờ rực lửa,
Trông quê nhà , khói lửa chiến tranh.
Rời Tổ quốc đi tìm ánh lửa,
Cho nước nhà mãi mãi tươi xanh.
Lượng Văn Đảm – 12A6

Nhạc: Hoàng Hiệp – thơ: Viễn Phương
Trình bày: Lê Tuyết Băng - 11T1



Bác Hồ của chúng ta không chỉ là một chiến sĩ
cách mạng, một vị lãnh tụ vĩ đại mà còn là một nhà thơ
lớn của dân tộc - Một chiến sĩ cũng vừa là một thi sĩ.
Vừa đánh giặc vừa làm thơ.
Ngoài tập thơ Ngục trung nhật kí, Bác còn để lại
cho chúng ta một kho tàng văn thơ phong phú và đa
dạng. Trong bối cảnh những năm tháng kháng chiến
hào hùng, ác liệt nơi chiến khu Việt Bắc, Bác đã viết
nên bài thơ Cảnh khuya theo thể Thất ngôn bát cú
đường luật. Bài thơ là nỗi bâng khuâng, trăn trở của
Người trước nỗi nước nhà:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Mở đầu bài thơ là âm thanh vang vọng trong
đêm khuya tĩnh lặng rất trong và rất êm
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Tiếng suối được nhà thơ so sánh với tiếng hát
trong đêm khuya tĩnh lặng, cho ta thấy cảnh khuya ở
đây không hoang vắng mà sự vật vẫn đang vận động
và mang một sức sống ấm áp tình người

Nghệ thuật lấy động tả tĩnh, lấy tiếng suối làm
cho cảnh khuya càng thêm nỗi bật. Âm thanh của tiếng
suối đã vang lên trong nhiều bài thơ. Với Nguyễn Trãi
đó là tiếng đàn cầm êm dịu:

Côn sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
nhưng với Bác, Bác không so sánh với sự vật mà là
với con người :Tiếng suối trong như tiếng hát xa, tạo
nên sự gần gũi giữa thiên nhiên với con người.

Âm thanh đã sinh động, cảnh vật lại càng thêm
sinh động. Một lần nữa ta bắt gặp hình ảnh quen thuộc
trong thơ Bác – Ánh trăng.
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Biện pháp nghệ thuật lấy tối (bóng cổ thụ) để tả sáng
(trăng, hoa) một cách rất điêu luyện và tinh tế. từ lồng
được điệp lại hai lần, tạo nên sự giao hoà của cảnh
vật, gợi một vẻ đẹp lung linh, huyền ảo. Phải có một
phong thái rất ung dung tự tại mới có thể tả được hết
cái đẹp của cảnh vật tinh tế như vậy. Bác của chúng ta
đang trong tâm trạng lo lắng, bâng khuâng trước tình
hình đất nước, nhưng người vẫn có được phong thái
ung dung để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên.

Đó là một tình yêu thiên nhiên chan hoà, dào
dạt ngay cả trong kháng chiến gian khổ. Dưới ngòi
bút của Bác, cảnh rừng Việt Bắc trở nên thơ mộng
hữu tình, thiên nhiên tạo vật được nhân hoá mang
hồn người, tình người. Cách tả cái nhìn của Bác
với thiên nhiên thật ấm áp và đầy yêu thương. Các
thủ pháp nghệ thuật được sử dụng nhuần nhuyễn
làm cho câu thơ không những rực sáng mà còn
mang vẻ đẹp cổ điển, đậm chất tình mà ta từng bắt
gặp trong Chinh phụ ngâm :

Hoa giải nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu.

nay lại gặp những hình ảnh quen thuộc ấy trong thơ
Bác. Trăng, hoa, cổ thụ gợp lại toạ thành một bức tranh
mang màu sắc cổ điển.
Những hình ảnh trong bài thơ tuy tả ít mà lại gợi
nhiều tình cảm. Tình cảm của thiên nhiên tạo vật, tình
cảm của con người với thiên nhiên. Tất cả có tình và có
hồn.
Trước khung cảnh thiên nhiên ấy, là hình ảnh một
con người đang thao thức, một tâm trạng lo lắng đối với
nước nhà:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Hai từ chưa ngủ được lặp lại theo biện pháp lặp liên
hoàn làm cho hai câu thơ đúc kết liên mạch với nhau
tạo nên nhịp điệu câu thơ giàu tính nhạc. Đồng thời
diễn tả nỗi thao thức triền miên, dòng cảm xúc trào
dâng theo con suối tâm tình của Bác giữa đêm khuya
Việt Bắc. Người chưa ngủ vì say trước cảnh thiên
nhiên đẹp như vẽ, chưa ngủ vì một nỗi nước nhà sâu
lắng, tha thiết. Hai câu thơ tuy diễn tả bình dị nhưng
thấm thía tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước
sâu nặng của Người.
Tâm trạng lo nỗi nước nhà của Bác là sự ưu ái,
yêu thương mãnh liệt đối với nhân dân.


Cảnh khuya là một trong những bài thơ trăng
hay nhất và đẹp nhất của Bác. Với việc sử dụng thành
công thủ pháp nghệ thuật Đường thi Bác đã vẽ nên
một bức tranh thiên nhiên mang đậm chất cổ điển kết
hợp tài tình với tính thời đại. Bài thơ là sự pha trộn
giữa cảm hứng thiên nhiên trữ tình chan hoà với cảm
hứng yêu nước, phản ánh một tâm hồn thanh cao, một
phong thái ung dung của nhà thơ chiến sĩ suốt đời
phấn đấu cho độc lập, tự do của đất nước và hạnh
phúc của nhân dân. Chính vì thế mà Cảnh khuya thật
mênh mông và bát ngát tình người.
Trương Phương Thảo – 11X

×