Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

nghiên cứu thực trạng và đề xuất sử dụng đất đỏ bazan trồng cà phê xen mắc ca trên địa bàn huyện krông năng, tỉnh đắk lắk tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (853.83 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THẾ TRỊNH

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
SỬ DỤNG ĐẤT ĐỎ BAZAN TRỒNG CÀ PHÊ XEN MẮC CA
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG NĂNG, TỈNH ĐẮK LẮK

Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 62 85 01 03

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

HÀ NỘI, 2014


Cơng trình hồn thành tại:
HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Đào Châu Thu
2. TS. Trần Minh Tiến
Phản biện 1:
PGS. TS. Nguyễn Thị Vịng
Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Phản biện 2:
PGS. TS. Vũ Năng Dũng
Hội Khoa học đất


Phản biện 3:
PGS. TS. Trần Văn Tuấn
Trường Đại học Khoa học tự nhiên

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi ....... giờ ....... phút, ngày ....... tháng ...... năm 2014

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Huyện Krơng Năng nằm về phía Đơng Bắc của tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm
thành phố Bn Ma Thuột 50 km. Có diện tích tự nhiên 61.479 ha, chiếm 4,68%
DTTN tồn tỉnh Đắk Lắk. Trong đó nhóm đất đỏ với 2 đơn vị phân loại đất đỏ bazan
có diện tích 37.604,00 ha, chiếm 61,17% DTTN của huyện và chiếm 12,62% diện
tích đất đỏ bazan của tỉnh. Là huyện có diện tích cà phê lớn thứ 3 của tỉnh với 26.013
ha, chiếm 50,90% diện tích đất nơng nghiệp của huyện và chiếm 13,45% diện tích cà
phê của tồn tỉnh. Tuy nhiên, việc sản xuất cà phê của người dân trên địa bàn huyện
chủ yếu trồng thuần, chưa bền vững do hiệu quả kinh tế khơng ổn định. Do đó, việc
lựa chọn loại cây trồng xen hay che bóng nào để vừa đạt được hiệu quả kinh tế sử
dụng đất trên một đơn vị diện tích cây trồng xen, trong đó có mắc ca (Macadamia
integrifolia) là cây trồng có triển vọng. Vì vậy, việc trồng cà phê xen mắc ca đã là lựa
chọn của nhiều nông dân trồng cà phê. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi thực hiện
đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất sử dụng đất đỏ bazan trồng cà phê xen
mắc ca trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk”.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và tính hiệu quả của việc trồng cà phê xen
mắc ca trên đất đỏ bazan tại huyện Krơng Năng.
Đánh giá khả năng thích hợp của đất đai đối với cây mắc ca và đề xuất định
hướng sử dụng đất phát triển phương thức trồng cà phê xen mắc ca trên đất đỏ bazan tại
huyện Krông Năng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng đất theo phương thức trồng cà
phê xen mắc ca phục vụ quy hoạch cây lâu năm, nhiều tầng, nhiều tán trên một đơn vị
diện tích sử dụng đất.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Tăng thu nhập của người trồng cà phê ở huyện Krơng Năng và những vùng có
điều kiện sinh thái tương tự theo hướng đa dạng hóa nơng sản hàng hóa bằng phương
thức trồng cà phê xen mắc ca để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo ra nhiều sản phẩm
cho xã hội, gia tăng tổng thu nhập, góp phần bảo vệ đất nơng nghiệp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đất đỏ bazan và một số loại đất khác đang trồng cà phê tại huyện Krông Năng,
tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên, do tỷ lệ diện tích cà phê đang trồng trên đất đỏ bazan chiếm tỷ
lệ hơn 90% nên nghiên cứu sẽ đi sâu tìm hiểu về loại đất này.
Cây mắc ca (Macadamia integrifolia) trồng xen trong vườn cà phê vối (Coffea
canephora var. robusta).
Hiệu quả trồng cà phê xen mắc ca huyện Krông Năng.

1


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khu vực đất đỏ bazan đang trồng cà phê huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk.
Đề tài nghiên cứu mang tính ứng dụng. Do mắc ca và cà phê là hai cây lâu năm

thời gian nghiên cứu có giới hạn đối với nghiên cứu sinh nên khơng thể bố trí thí
nghiệm ngay từ lúc mới trồng. Vì vậy, trong phần nghiên cứu các mơ hình trồng cà phê
xen mắc ca, chúng tôi lựa chọn một số vườn cây đại diện đã có sẵn trong sản xuất để
khảo sát một giai đoạn nhất định trong toàn bộ chu kỳ kinh doanh, với hy vọng chỉ ra
được chiều hướng phát triển chung của các hệ thống xen canh này.
5. Những đóng góp mới của luận án
Khẳng định được hiệu quả sử dụng đất của loại hình cà phê xen mắc ca trên đất đỏ
bazan huyện Krông Năng và khả năng phát triển trên diện rộng ở tỉnh Đắk Lắk làm cơ
sở cho việc định hướng sử dụng bền vững quỹ đất đỏ bazan.
Xác định được khả năng thích hợp về điều kiện khí hậu và tính chất đất đỏ bazan
đối với việc trồng cà phê xen mắc ca để đề xuất phát triển diện tích trồng cà phê xen
mắc ca của huyện Krông Năng đến năm 2020.

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng đất nông nghiệp và trồng xen đối với cây
cà phê
1.1.1. Khái niệm sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Khái niệm sử dụng đất nông nghiệp: Sử dụng đất nông nghiệp là một hệ thống
các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người - đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên
thiên nhiên khác và môi trường vốn để sản xuất nơng nghiệp tạo ra lợi ích, tùy vào mức
độ phát triển kinh tế, xã hội, ý thức của loài người về môi trường sinh thái được nâng
cao, phạm vi sử dụng đất nông nghiệp được mở rộng ra các mặt sản xuất, sinh hoạt, sinh
thái (Nguyễn Đình Bồng, 2012).
- Tình hình sử dụng đất đỏ bazan (Ferralsols): Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn
Đăng Nghĩa (2013) cho thấy ở nước ta đất đỏ bazan là loại đất rất thích hợp để trồng cà phê.
Loại đất này có nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên khoảng 1,4 triệu ha, sau đó là miền Đơng
Nam bộ 0,7 triệu ha, ngồi ra cịn ở vùng Phủ Quỳ (Nghệ An), Hưng Hóa (Quảng Trị) và
một phần vùng núi phía Bắc. Ở những vùng này ngồi đất đai tốt thì điều kiện khí hậu cũng
thích hợp, là vùng trồng cà phê chủ yếu của nước ta, năng suất và chất lượng cao
- Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

+ Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí
trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất
vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội (Vũ Thị Phương
Thụy, 2000).
+ Hiệu quả xã hội: Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về
mặt xã hội và tổng chi phí bỏ ra (Nguyễn Thị Vịng, 2001). Theo Nguyễn Duy Tính
(1995) hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả
năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp.
2


+ Hiệu quả môi trường: Hiệu quả môi trường là hiệu quả mang tính lâu dài, đảm
bảo lợi ích trước mắt và gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên
đất và môi trường sinh thái.
1.1.2. Vai trị của cây che bóng và trồng xen cây lâu năm đối với cà phê
Trương Hồng (1999) cho rằng cây che bóng cho cà phê đóng vai trị quan trọng trong
việc điều tiết quá trình ra hoa với cường độ cao của cà phê, giảm bớt số lượng quả cây phải
mang, hạn chế được hiện tượng mang quả cách năm. Trồng cà phê khơng có cây che bóng thì
năng suất cao hơn so với có cây che bóng nhưng chu kỳ khai thác thì ngắn lại. Ở các mơ hình
trồng xen cây lâu năm, các chất dinh dưỡng trong đất đều tăng cao đặc biệt là hàm lượng hữu
cơ tăng 24 - 26%, tiểu khí hậu trong vườn cây được cải hiện (Lê Ngọc Báu, 2007).
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc trồng cà phê xen mắc ca
- Cơ sở khoa học của việc trồng xen
Trồng xen là trồng hai loài cây khác nhau trở lên đồng thời trên cùng một diện
tích đất. Trồng xen thường mang lại nhiều lợi ích to lớn về kinh tế, xã hội và sinh
thái, môi trường. Trước hết, trồng xen thường cho năng suất tổng số trên đơn vị diện
tích cao hơn so với trồng thuần (Trần Danh Thìn, 2005).
- Yêu cầu sinh thái của cây cà phê vối và cây mắc ca
a. Yêu cầu sinh thái của cây cà phê vối
Yêu cầu yếu tố khí hậu: Cà phê vối là cây đòi hỏi nền nhiệt cao phát triển tốt nhất ở

những vùng có nhiệt độ trung bình năm cao (22 - 260C), tổng tích ơn tốt nhất > 75000C,
lượng mưa cần thiết đối với cây cà phê vối cần từ 1.300 - 2.500 mm, Ẩm độ khơng khí trung
bình 85%. Các loại đất phong hóa từ Pooc - phia, đá vơi, sa phiến thạch, granit... nếu có đủ
điều kiện đều có thể trồng được cà phê, song đất bazan là loại đất thích hợp nhất.
b. Yêu cầu sinh thái của cây mắc ca
Yêu cầu về yếu tố khí hậu: Nhiệt độ thích hợp cây mắc ca từ 120C đến 320C, một
trong những điều kiện quan trọng là nhiệt độ về đêm vào mùa lạnh của cây mắc ca cần
để ra hoa là từ 150C đến 210C, tối ưu để cây ra nhiều hoa là từ 150C đến 18 0C, lượng
mưa tối ưu từ 1.500 - 2.500 mm, phân bố đều trong năm. Đất đỏ bazan, đất xám đều
thích hợp trồng mắc ca.
1.2. Các kết quả nghiên cứu trên thế giới về cây che bóng cho cà phê
1.2.1. Nhu cầu che bóng của cây cà phê
Trồng các loại cây thân gỗ làm cây che bóng cho cà phê là kiểu canh tác đã có từ rất
lâu ở nhiều nước sản xuất cà phê truyền thống trên thế giới. Trồng cây che bóng cho cà phê
với mục đích đầu tiên là tạo ra một tiểu môi trường phù hợp với yêu cầu sinh thái của cà phê,
yêu cầu sử dụng đất bền vững.
1.2.2. Nguyên tắc lựa chọn cây che bóng cho cà phê
Theo Mitchell (1988) loại cây dùng che bóng cho cà phê tốt nhất có thể làm giảm
25% cường độ ánh sáng, có bộ rễ ăn sâu để khơng cạnh tranh với cà phê về ẩm độ và
dinh dưỡng lớp đất mặt và vì vậy, có thể mang dinh dưỡng từ tầng sâu lên tầng đất mặt
qua lớp lá rụng của chúng. Cây che bóng cịn phải tiện lợi cho sự quản lý và rong tỉa để
có bộ tán đồng đều, tránh quá rợp cho cà phê.

3


1.2.3. Ý nghĩa của việc trồng xen cây lâu năm trong vườn cà phê
Do khoảng cách giữa hai hàng cà phê không lớn, cà phê vối 3m, cà phê chè 2m, cà phê
lại sinh trưởng mạnh nên việc trồng xen các cây ngắn ngày giữa hai hàng cà phê ít có ý nghĩa
kinh tế và ổn định mơi trường đất đai trong chu kì dài. Vì vậy, việc trồng xen các cây lâu

năm có giá trị kinh tế trong các vườn cà phê, có ý nghĩa lớn về đa dạng hóa cây trồng để tăng
hiệu quả kinh tế của hệ thống, giảm thiểu các rủi ro về giá cả, sâu bệnh hại, điều hịa tiểu khí
hậu vườn cây.
1.2.4. Tình hình phát triển cây mắc ca trên thế giới và ý nghĩa của việc trồng xen
trong vườn cà phê
Cây mắc ca là cây nhiệt đới thường xanh, lá dày, chịu hạn tốt. Trong điều kiện trồng
trọt không tưới nước cây vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường. Đây là lợi thế rất lớn để
phát triển ở các vùng địa hình cao và các vùng đất trồng cà phê ở Tây Nguyên không đủ
lượng nước tưới trong mùa khô. Theo thống kê đến năm 2006, diện tích trồng mắc ca
trên tồn thế giới 78.015 ha, sản lượng hạt đạt 115.707 tấn (Kim, 2006).
1.2.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm mắc ca
Vào những năm 1990, thị trường tiêu thụ hạt mắc ca lớn nhất vẫn tập trung ở Mỹ và
Australia. Tuy nhiên, 10 năm trở lại đây, các thị trường mới ngày càng gia tăng, làm thay đổi
các thị trường truyền thống. Trong nhóm thị trường Châu Âu, Đức là quốc gia tiêu thụ hạt
mắc ca chủ yếu.
1.3. Các kết quả nghiên cứu trong nước cây trồng xen, che bóng cho cà phê
1.3.1. Tác dụng của hệ thống cây trồng xen, che bóng cho cà phê
Phan Quốc Sủng (2011) cho thấy nhiều cơng trình nghiên cứu trong nước cho thấy nếu
trồng cây che bóng làm cho nhiệt độ trong vườn cà phê giảm được từ 2,70 C - 5,30 C do làm giảm
được lượng bức xạ mặt trời từ 12 - 41%. Độ ẩm tăng lên từ 20 - 30 C do cây che bóng hút nước từ
tầng đất ở dưới sâu và phun hơi nước ra từ hàng tỷ khí khổng của bộ lá, của cây bóng mát.
1.3.2. Kết quả nghiên cứu về trồng cây che bóng, cây lâu năm trong các vườn cà phê
vối ở Việt Nam
Phan Quốc Sủng (2011) một số khu vực trồng cà phê chưa thiết lập được hệ sinh thái
phù hợp với yêu cầu sinh lý của cây cà phê. Đó là các vườn cà phê cịn thiếu hệ cây che
bóng. Trồng cà phê phải có cây che bóng mát.
1.4. Nhận xét chung về tổng quan tài liệu và hướng nghiên cứu của đề tài
1.4.1. Nhận xét chung
Qua phân tích tổng quan tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài Luận
án có thể rút ra một số nhận xét chung như sau:

- Một số nghiên cứu đã làm rõ được yêu cầu sinh lý, sinh thái của cây cà phê và cây
mắc ca làm cơ sở cho việc so sánh, đối chiếu với những điều kiện sinh thái của vùng nghiên
cứu để xác định mức độ thích hợp của điều kiện sinh thái với cây mắc ca. Đây là căn cứ để
đề tài đề xuất phát triển mắc ca theo phương thức trồng xen trong vườn cà phê.
- Các nghiên cứu đã làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn của việc cần thiết phải
trồng cây che bóng trong vườn cà phê, khẳng định là một trong những giải pháp để phát
triển bền vững ngành cà phê.
4


- Các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy xu hướng sử dụng các loại cây đa chức
năng để trồng xen trong vườn cà phê sẽ có tác dụng rất tích cực trên cả 2 khía cạnh: với chức
năng che bóng và làm tăng hệ số sử dụng đất canh tác. Mặt khác trồng cây che bóng cịn
giảm được sâu bệnh, hạn chế xói mịn đất, cải thiện được tính chất đất do hàng năm vườn cà
phê được bổ sung một lượng tàn dư thực vật của cây che bóng. Với chức năng kinh tế sẽ tạo
ra thu nhập cho người dân, góp phần hạn chế rủi ro khi mất mùa cây trồng chính, nâng cao
hiệu qủa kinh tế trên một đơn vị diện tích đất...Tuy nhiên chọn loại cây trồng nào để trồng
làm cây che bóng thì cần cân nhắc, tránh chọn những loại cây trồng canh trạnh chất dinh
dưỡng, nước với cây cà phê.
- Cây mắc ca là loại cây trồng đã được phát triển ở nhiều nước và là cây có triển vọng,
thích hợp với điều kiện sinh thái tại nhiều vùng ở nước ta như Tây Bắc, các tỉnh Tây Nguyên có
thể chọn làm cây trồng xen, đáp ứng được cả 2 chức năng vừa là cây che bóng cho vườn cà phê,
vừa cho sản phẩm là hạt mắc ca, có giá trị dinh dưỡng cao, có thị trường xuất khẩu lớn tập trung
ở Mỹ và Australia. Đây là loại cây lâm nghiệp, có khả năng khai thác được dinh dưỡng và nước
ở các tầng đất, khả năng canh tranh với cà phê ít hơn. Tuy nhiên việc nghiên cứu trồng xen mắc
ca trong vườn cà phê chưa có trên thế giới, cịn tại Việt Nam cũng chưa có nhiều. Trong khi đó
tỉ lệ diện tích cà phê trồng xen ở Tây Ngun nói chung và Đắk Lắk nói riêng chỉ dao động trên
dưới 30 % và có hơn 70% các vườn cà phê trồng thuần khơng có cây che bóng.
- Phần lớn cà phê ở Tây Ngun nói chung và huyện Krơng Năng nói riêng, một
huyện miền núi có diện tích cà phê đứng thứ 3 tỉnh Đắk Lắk với hơn 97% diện tích

trồng trên đất đỏ bazan. Đây là loại đất quý với nhiều lợi thế như bằng phẳng, tầng đất
dày, tơi xốp và độ phì nhiêu khá cao. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng đất chưa thật tương
xứng với tiềm năng, đặc biệt là việc khai thác dinh dưỡng ở tầng đất sâu trên đất sản
xuất nông nghiệp chưa được chú ý. Mặc dầu đã có một số nghiên cứu đưa cây trồng xen
vừa làm cây che bóng như sầu riêng, bơ, tiêu, mang lại hiệu quả cao trên một đơn vị
diện tích đất, tăng thu nhập, hạn chế rủi ro cho người trồng cà phê. Tuy nhiên, việc
trồng xen các loại cây này vẫn cịn manh mún, tự phát chưa hình thành một ngành sản
xuất hàng hố mới, quy mơ lớn và có khả năng xuất khẩu. Do vậy, việc tiếp tục nghiên
cứu đưa cây mắc ca vào xen canh trong vườn cà phê là cần thiết, phù hợp nguyên tắc
lựa chọn cây đa tác dụng đã được các nghiên cứu nước ngoài tổng kết.
1.4.2. Hướng nghiên cứu của đề tài
Từ những nghiên cứu ở trong và ngồi nước có liên quan đến sản xuất cà phê và mắc ca
đã trình bày ở trên, Đề tài luận án định hướng tập trung chủ yếu vào những vấn đề sau đây:
- Phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Krông Năng liên quan
đến trồng cây cà phê và cây mắc ca. Trong đó đi sâu phân tích các điều kiện sinh thái
như khí hậu; điều kiện địa hình, địa mạo và đặc điểm tài nguyên đất làm căn cứ xác
định khả năng thích hợp của đất đai với cây mắc ca sau này.
- Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê tại huyện Krơng Năng, trong đó có cả vấn
đề sử dụng đất đỏ bazan trồng cà phê của huyện.
- Đánh giá tính hiệu quả của việc trồng cà phê xen mắc ca trên cơ sở so sánh hiệu
quả dụng đất giữa các mơ hình trồng xen mắc ca ở các độ tuổi khác nhau với mơ hình
trồng xen tiêu và cà phê trồng thuần trên đất đỏ bazan huyện Krông Năng.

5


- Đánh giá khả năng thích hợp của đất đai với cây mắc ca và đề xuất định hướng
sử dụng đất phát triển phương thức trồng cà phê xen mắc ca, góp phần tăng hiệu quả sử
dụng đất trồng cà phê của huyện Krông Năng.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển phương thức trồng cà phê xen mắc ca trên

đất đỏ bazan tại huyện Krông Năng.
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Krơng Năng có liên quan đến trồng
cây cà phê và mắc ca.
- Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê của huyện Krông Năng.
- Đánh giá hiệu quả phương thức trồng cà phê xen mắc ca trên đất đỏ bazan tại
huyện Krông Năng.
- Đánh giá khả năng thích hợp của đất đai với cây mắc ca và định hướng sử dụng
đất trồng cà phê xen mắc ca trên đất đỏ bazan tại huyện Krông Năng.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển phương thức trồng cà phê xen mắc ca trên
đất đỏ bazan tại huyện Krông Năng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu
Thu thập các số liệu thứ cấp: thu thập các nguồn số liệu có sẵn từ các cơ quan
ban ngành của tỉnh và huyện.
Điều tra thu thập các nguồn số liệu sơ cấp: qua phỏng vấn nông hộ chọn ngẫu nhiên 200
vườn cà phê vối kinh doanh trên địa bàn 4 xã: Phú Lộc, Ea Tân, Phú Xuân, Ea Toh huyện
Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk theo phiếu điều tra nông hộ. Mỗi xã điều tra 50 phiếu.
2.2.2. Phương pháp điều tra, lấy mẫu đất ngoài thực địa
Điều tra lấy mẫu đất theo tầng phát sinh tuân thủ quy trình điều tra phân loại đất và lập
bản đồ đất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Nghiên cứu đào 7 phẫu diện đất và
12 mẫu đất tầng mặt, lấy mẫu đất theo tầng phát sinh của nhóm đất đỏ bazan.
2.2.3. Phương pháp phân tích đất
Các mẫu đất được phân tích một số chỉ tiêu lý, hóa học đất tại Phịng thí nghiệm
Trung tâm - Khoa Quản lý đất đai (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) và Trung tâm
Nghiên cứu đất, Phân bón và Mơi trường Tây Ngun (Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa), Viện
Quy hoạch và Thiết kế Nơng nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009d).
2.2.4. Phương pháp lựa chọn mơ hình trồng cà phê xen mắc ca và chỉ tiêu theo dõi
* Phương pháp chọn mơ hình

Tiêu chí để chọn các mơ hình có quy mơ từ 0,5 ha trở lên, trên cùng loại đất,
cùng điều kiện địa hình và cùng điều kiện sinh thái; cùng mật độ trồng và các biện pháp
cơ bản chính như bón phân, tưới nước trong một mơ hình. Riêng với mắc ca chọn 2 mơ
hình có độ tuổi khác nhau. Từ những tiêu chí nói trên, nghiên cứu đã chọn được 3 mơ
hình gồm 2 mơ hình trồng cà phê xen mắc ca và một mơ hình trồng xen tiêu. Đặc điểm
6


của các mơ hình được tổng hợp ở (Bảng 2.1). Tại mỗi điểm chọn một vườn cà phê trồng
thuần để theo dõi như là đối chứng của mơ hình nghiên cứu.
Bảng 2.1. Thực trạng các mơ hình trồng xen chọn theo dõi
Năm trồng
Mật độ (cây/ha)
*Năng suất (tấn /ha)
Mơ hình/
Địa điểm
Cà phê Cây xen Cà phê Cây xen
Cà phê
Cây xen
Cà phê xen mắc ca
1. Xã Phú Lộc
2003
2004
1.110
185
4,12
2,50
2. Xã Đlêi Ya
1999
2009

1.110
238
3,45
0,00
Cà phê xen tiêu
3. Xã Ea Tân
1998
2000
1.110
370
4,00
1,33
Mơ hình cà phê thuần
Năng suất (tấn/ha) Diện tích (ha)
1. Xã Phú Lộc
2003
1.110
4,50
1,70
2. Xã Đlêi Ya
1999
1.110
4,00
1,65
3. Xã Ea Tân
1998
1.110
4,30
2,00


Ghi chú: *Năng suất trước khi chọn mô hình theo dõi năm 2010.
* Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
- Các chỉ tiêu về môi trường sinh thái vườn cây Cường độ chiếu sáng, Ẩm độ, nhiệt độ
trong tán cà phê cách mặt đất 1,2 m, Tốc độ gió trong mùa khơ, Diễn biến năng suất.
- Thời gian theo dõi mơ hình trong 3 năm: 2011, 2012, 2013.
- Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển của cây mắc ca trồng xen.
2.2.5. Phương pháp phân tích SWOT
Trong nghiên cứu này, khung phân tích SWOT được sử dụng để tìm hiểu những
điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức trong sử dụng đất của mô hình trồng
cà phê xen mắc ca trên đất đỏ bazan tại huyện Krơng Năng. Kết quả phân tích ma trận
SWOT sẽ là một trong những căn cứ quan trọng để quyết định lựa chọn giải pháp nâng
cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp tại địa phương.
2.2.6. Phương pháp tính tốn hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường
Đánh giá hiệu quả kinh tế, Hiệu quả xã hội, Đánh giá hiệu quả môi trường.
2.2.7. Phương pháp đánh giá đất theo FAO
Dựa vào quy trình đánh giá đất thích hợp theo FAO để đánh giá phân hạng thích
hợp cho cây mắc ca ở huyện Krông Năng.
2.2.8. Phương pháp xây dựng bản đồ
Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để xây dựng các loại bản đồ đơn tính,
bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ phân hạng thích hợp đất đai và bản đồ đề xuất sử dụng đất
trồng cà phê xen mắc ca trên đất đỏ bazan huyện Krông Năng tỷ lệ 1/50.000.
2.2.9. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích thơng tin
Phương pháp xử lý số liệu điều tra bằng phần mềm Excel 7.0 và SPSS.
Dùng hình ảnh và các sơ đồ, biểu đồ để minh họa kết quả nghiên cứu.
2.2.10. Phương pháp chuyên gia
Tổ chức Hội thảo xin ý kiến các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong đánh giá đất,
sử dụng đất và các chuyên gia giàu kinh nghiệm về lĩnh vực sinh thái cây trồng lâm
nghiệp trong việc lựa chọn các chỉ tiêu, phân cấp ngưỡng chỉ tiêu phục vụ xây dựng
bản đồ chuyên đề, bản đồ đơn vị đất đai. Đồng thời cũng tham vấn các ý kiến của
chuyên gia trong việc xây dựng yêu cầu sử dụng đai của cây mắc ca phục vụ phân hạng

mức độ thích hợp của đất đai với cây mắc ca.

7


Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Krơng Năng có liên quan đến
trồng cây cà phê và mắc ca
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
- Vị trí địa lý: Huyện Krơng Năng nằm về phía Đơng Bắc của tỉnh Đắk Lắk. Có
tọa độ địa lý nằm trong khoảng từ 12050’27” đến 130 08’55” vĩ độ Bắc, từ 108016’16”
đến 108031’25” kinh độ Đông (UBND huyện Krơng Năng, 2012).
- Đặc điểm khí hậu: Huyện Krơng Năng nằm trong vùng ảnh hưởng của gió mùa
Tây Nam, được chia làm hai mùa rõ rệt là mùa khơ và mùa mưa. Lượng mưa trung bình
năm 1500 - 1700 mm, Nhiệt độ trung bình năm 20 - 22oC, tổng tính ơn cả năm là
8.979oC rất thích hợp cho cây cà phê vối và cây mắc ca phát triển.
- Đặc điểm thủy văn: Huyện Krông Năng nằm hầu hết ở thượng nguồn lưu vực
sông Krông Năng. Mật độ sông suối phân bố bình quân 0,37 - 0,5 km/km2.
- Đặc điểm địa hình, địa mạo: Huyện Krơng Năng gồm 3 dạng địa hình chính: trong
đó địa hình đồi núi cao nguyên thấp dưới 600 m chiếm diện tích chủ yếu với 77,92%, địa
hình cao nguyên núi cao chiếm 22,08%. Trong khi đó, xét theo tầng dày của huyện Krơng
Năng phân thành 5 cấp, trong đó đất có tầng dày trên 100 cm, chiếm 58,74% DTTN.
- Đặc điểm thổ nhưỡng: Huyện Krơng Năng có 4 nhóm đất, trong đó nhóm đất đỏ
(chủ yếu đất đỏ bazan) có diện tích nhiều nhất với 55.134,00 ha, chiếm 89,68% DTTN,
tiếp theo là nhóm đất xám và bạc màu có 3.677,00 ha, chiếm 5,98% DTTN.
- Đặc điểm, tích chất đất đỏ bazan: Diện tích đất đỏ bazan tồn huyện có 37.604
ha, chiếm 61,17% DTTN với 2 đơn vị phân loại đất ký hiệu Fk và Fu. Đất có tầng dày,
độ xốp cao thích hợp phát triển cà phê và mắc ca.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Trong những năm qua, kinh tế của huyện phát triển ổn định, tăng trưởng bình

quân cả giai đoạn 2006 - 2012 là 8,88% trong đó sản xuất nơng, lâm nghiệp và thủy sản
tăng 6,85%, công nghiệp và xây dựng tăng 5,93%, thương mại, dịch vụ tăng bình quân
19,94%. GDP bình quân đầu người năm 2012 đạt 35,05 triệu đồng/người/năm, tăng
1,66 lần so với năm 2005 và tăng 2,65 lần so với năm 2000.
3.2. Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê của huyện Krông Năng
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Krông Năng
Hiện trạng sử dụng đất của huyện Krơng Nămg năm 2012 là 61.479 ha, trong đó
đất nơng nghiệp 51.101,7 ha, chiếm 83,12% diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp
6.055,01 ha, chiếm 9,85% DTTN; đất chưa sử dụng 4.322,29 ha, chiếm 7,03%.
3.2.2. Hiện trạng sản xuất và sử dụng đất đỏ bazan trồng cà phê của huyện Krông Năng
- Hiện trạng sản xuất cà phê của huyện Krơng Năng
Krơng Năng là huyện có diện tích và sản lượng cà phê lớn thứ 3 trong tỉnh sau
huyện Ea H’leo, Cư M’gar, thuộc vùng chỉ dẫn địa lý cà phê mang thương hiệu cà phê
Buôn Ma Thuột của tỉnh. Kết quả cho thấy, từ năm 1990 đến năm 2012 diện tích cà phê
của huyện Krơng Năng tăng 5,85 lần (từ 4.445 ha lên 26.013 ha), năng suất tăng 10,88
lần (từ 2,17 tạ/ha/năm lên 23,61 tạ/ha/năm) và sản lượng tăng 62,82 lần (từ 963 tấn/năm
lên 60.503 tấn/năm) và diện tích cà phê kinh doanh 25.662 ha. Hầu hết diện tích cà phê
8


huyện Krơng Năng có độ tuổi từ 4 - 19 tuổi với 21.128,43 ha, chiếm 81,24 % diện tích
cà phê tồn huyện.
- Diện tích và cơ cấu diện tích cà phê trên các loại đất của huyện Krơng Năng
Diện tích cà phê của huyện Krơng Năng có 26.013 ha, trong đó diện tích kinh
doanh 25.622 ha, chiếm 98,49% diện tích cà phê của huyện. Hầu hết cà phê của huyện
được trồng trên đất đỏ bazan (Ferralsols - FR) với diện tích 21.464,51 ha, chiếm 83,64%; trên
đất khác 4.197,49 ha, chiếm 16,36%.
3.2.3. Thực trạng nguồn nhân lực sản xuất cà phê vùng nghiên cứu
Thực trạng nguồn nhân lực của các hộ trồng cà phê thuộc 4 xã chọn điều tra của huyện
Krông Năng cho thấy các chủ hộ trồng cà phê có độ tuổi giữa các xã khác nhau khơng nhiều,

trung bình 47,13 tuổi. Bình quân số nhân khẩu của hộ trồng cà phê là 4,80 người/hộ, mỗi hộ
có 2,39 lao động/hộ.
3.2.4. Thực trạng vườn cà phê tại huyện Krông Năng
Kết quả điều tra tại 4 xã (Phú Lộc, Ea Tân, Phú Xuân và xã Ea Toh) huyện Krông
Năng cho thấy hầu hết diện tích cà phê đều được trồng trên đất đỏ bazan chiếm 97,5%
diện tích và đất khác 2,5%. Địa hình dốc nhẹ và bằng phẳng, diện tích các vườn cà phê
có độ dốc < 50 chiếm phần lớn với 80,25%, vườn cà phê có độ dốc > 5 0 chiếm 19,75%.
Về tuổi vườn cà phê, theo kết quả điều tra vườn cà phê có độ tuổi từ 10 đến 20 tuổi
chiếm 66,71%, vườn cà phê có độ tuổi < 10 chiếm 29,12% số vườn điều tra và diện tích
vườn cà phê > 20 tuổi chiếm tỷ lệ thấp 4,17%. Phần lớn là các chủ hộ trồng bằng giống
cây thực sinh chiếm 98,75%.
3.2.5. Thực trạng sử dụng phân bón, tưới nước và thuốc bảo vệ thực vật cho cà phê ở
huyện Krông Năng
Kết quả điều tra cho thấy diện tích trồng cà phê được các nơng hộ bón phân hóa
học là 100% với lượng phân trung bình bón cho 1 ha cà phê kinh doanh trong một năm
ở huyện Krông Năng là 337,25 kg N, 209,5 kg P 2O5 và 208 kg K2O/ha/năm. Mức bón
N, P2O5, K2O nhìn chung theo chiều hướng không cân đối. Về tưới nước theo điều tra
năm 2012 số lần tưới trung bình là 3,5 lần trong mùa khô. Về sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật, có 96,50% số hộ điều tra sử dụng thuốc BVTV để phịng trừ các lồi sâu, bệnh hại
chính như rệp sáp, mọt đục cành, bệnh gỉ sắt…, chỉ có 3,5% số hộ không sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật.
3.2.6. Tình hình trồng cây che bóng trong vườn cà phê tại huyện Krơng Năng trên
đất đỏ bazan
Tình hình trồng cây che bóng trong vườn cà phê tại 4 xã nghiên cứu cho thấy,
diện tích trồng thuần khơng có cây che bóng trung bình của các xã chiếm 87,85%, trong
diện tích trồng thuần chỉ có 4,0% có trồng cây che bóng bằng các cây truyền thống như
muồng đen hay keo dậu, diện tích cịn lại có trồng xen cây ăn quả hoặc cây lâu năm
chiếm 12,15%.

3.2.7. Hiệu quả kinh tế của sản xuất cà phê trên đất đỏ bazan tại huyện Krông Năng

Từ kết quả điều tra hiệu quả sản xuất cà phê huyện Krông Năng cho thấy :
- Kết quả điều tra hiệu quả kinh tế của các nông hộ tại các điểm nghiên cứu cho thấy
nhóm hộ có hiệu quả kinh tế cao năng suất biến động từ 3,9 đến 4,7 tấn cà phê nhân, bình
9


quân là 4,33 tấn nhân/ha, tổng chi phí là 73,08 triệu đồng và lợi nhuận là 99,91 triệu đồng/ha.
Nhóm này chỉ đạt 20,5% số hộ điều tra. Đây cũng là nhóm cho hiệu quả sử dụng vốn cao
nhất, trung bình đạt 1,36 lần.
- Nhóm hộ có hiệu quả kinh tế trung bình, có năng suất cà phê trung bình tại các xã
điều tra đạt 3,03 tấn/ha và lợi nhuận đạt 69,80 triệu/ha. Tỷ lệ số hộ sản xuất cà phê có lợi
nhuận trung bình nhiều hơn cả, chiếm 43,5% số hộ được điều tra. Hiệu quả sử dụng vốn
trung bình 1,34 lần.
- Nhóm có hiệu quả kinh tế thấp chiếm tỷ lệ khá cao, năng suất cà phê trung bình là
1,85 tấn nhân/ha và lợi nhuận chỉ đạt trung bình là 37,34 triệu đồng/ha/năm. Đây là nhóm có
hiệu quả sử dụng vốn thấp nhất so với hai nhóm trên, chỉ đạt 1,02 lần. Hiệu quả sử dụng vốn
trung bình là 1,24 lần.
3.3. Đánh giá hiệu quả phương thức trồng cà phê xen mắc ca trên đất đỏ bazan tại
huyện Krông Năng
3.3.1. Ảnh hưởng của phương thức trồng xen mắc ca với cà phê vối đến sinh trưởng
và năng suất
3.3.1.1. Khả năng sinh trưởng của cây mắc ca trồng xen trong vườn cà phê vối trên đất đỏ bazan
Kết quả theo dõi về khả năng sinh trưởng của mắc ca trồng xen trong vườn cà phê
vối trên đất đỏ bazan cho thấy, với cây mắc ca ghép trồng xen với cà phê vối tại thôn Trung
Lập, xã Đlêi Ya trên đất đỏ bazan sau 4 năm trồng có đường kính gốc trung bình 9,27 cm,
đường kính tán trung bình 328 cm và chiều cao cây trung bình 417 cm. Điều đó cho thấy tốc
độ sinh trưởng của cây mắc ca trồng xen trong vườn cà phê vối bình thường. Cây mắc ca
trồng xen với cà phê vối sau 4 năm trồng đã ra hoa và đậu quả. Đối với các vườn thuần, tỷ lệ
ra hoa đậu quả cũng không khác nhiều so với vườn trồng xen, tuy nhiên mật độ trồng dày
hơn nên năng suất sau 4 năm cao hơn trồng xen, đạt 1480 kg/ha (trung bình 4,14 kg cây).

Trong khi đó vườn trồng xen chỉ đạt 950 kg/ha (trung bình 3,99 kg/cây).
3.3.1.2. Ảnh hưởng của trồng xen đến năng suất mắc ca, tiêu và cà phê trong vườn
Các mơ hình trồng xen mắc ca có năng suất cà phê trung bình dao động từ 3,91 4,28 tấn nhân/ha, bình quân 3 năm đạt 4,10 tấn nhân/ha trong khi đó trồng xen tiêu năng
suất khơng thay đổi nhiều, trung bình 3 năm 4,16 tấn nhân/ha (Bảng 3.1).
Bảng 3.1. Năng suất cà phê, mắc ca và tiêu trong mơ hình
Năng suất cà phê (tấn nhân/ha)
Năng suất mắc ca (tấn hạt/ha)
TT
2011
2012
2013
TB
2011
2012
2013
TB
Mơ hình xen mắc ca
1
4,10
4,35
4,40
2,55
2,77
3,10
4,28
2,81
2
3,75
3,97
4,00

0,00
0,75
0,95
3,91
0,85
TB
3,93
4,16
4,20
4,10
2,55
1,76
2,03
2,11
Mơ hình xen tiêu
Năng suất tiêu (tấn hạt/ha)
3
4,25
4,14
4,10
1,43
1,57
1,50
4,16
1,50
Mơ hình cà phê thuần
1
4,55
4,65
4,48

4,56
ĐC (Đối chứng)
2
4,26
4,44
4,50
4,40
ĐC
3
4,77
4,96
4,85
4,86
ĐC
Ghi chú: TB - Trung bình; ĐC - Đối chứng

10


3.3.2. Hiệu quả kinh tế của trồng xen mắc ca so với trồng xen tiêu và cà phê thuần
Số liệu tính tốn về hiệu về hiệu quả kinh tế của trồng xen mắc ca so với trồng tiêu
và cà phê thuần trong 3 năm (2011, 2012, 2013) cho thấy, trong các mơ hình nghiên cứu mơ
hình cà phê xen mắc ca năm thứ 4 và năm thứ 9 cho hiệu quả kinh tế sử dụng đất khá cao, lợi
nhuận từ 128,56 - 294,47 triệu đồng/ha/năm. Mơ hình 1 trồng xen mắc ca khi đi vào kinh
doanh cho lợi nhuận cao nhất: 294,47 triệu đồng/ha/năm. Mơ hình 2 lợi nhuận thấp nhất
128,56 triệu đồng/ha/năm, nguyên nhân thu được lợi nhuận thấp trong mơ hình 2 là do cây
mắc ca mới cho thu thu hoạch năm thứ 2 nên năng suất thấp so với mơ hình 1 trồng xen cây
mắc ca ở tuổi kinh doanh, cịn cà phê trong mơ hình vẫn đạt năng suất cao (Bảng 3.2). So với
mơ hình trồng tiêu, mơ hình trồng xen mắc ca (MH1) cho lợi nhuận cao gấp 1,42 lần.
Bảng 3.2. Hiệu quả kinh tế của các mơ hình trồng xen mắc ca, tiêu

trong vườn cà phê
MH Tổng thu (triệu đồng/ha) Tổng chi (triệu đồng/ha)
Hiệu quả
Lợi nhuận
xen
sử dụng
(Triệu
Tổng

Tổng
mắc Cà phê Mắc ca
vốn
Mắc ca
đồng /ha)
thu
phê
chi
ca
(lần)
1
171,37 224.80 396,17 79,24 22,46 101,70
294,47
3,90
2
156,26
68,00 224,26 78,78 16,92
95,70
128,56
2,34
TB 163,81 146,40 310,21 79,01 19,69

98,70
211,52
3,14
MH Tổng thu (triệu đồng/ha) Tổng chi (triệu đồng/ha) Lợi nhuận Hiệu quả
xen
(Triệu
sử dụng vốn
Tổng

Tổng
Cà phê Hồ tiêu
Tiêu
tiêu
đồng/ha)
(lần)
thu
phê
chi
3
166,6
150,16 316,76 85,55 30,33 115,88
200,88
2,73
So với cà phê trồng thuần thì phương thức trồng xen tiêu hoặc cây mắc ca trong vườn
cà phê đã đem lại lợi nhuận cao hơn. Tuy vậy, xét về tổng thể thì tổng giá trị sản phẩm và lợi
nhuận thu được của cả 2 loại cây trồng trên cùng một đơn vị diện tích sử dụng đất vẫn tăng
lên đáng kể xem (Bảng 3.3).
Bảng 3.3. So sánh hiệu quả kinh tế của mơ hình trồng xen mắc ca, tiêu
và cà phê trồng thuần
Lợi nhuận (triệu đồng/ha/năm)

Tăng so với cà phê thuần

hình xen
Cà phê thuần
Cà phê xen
Triệu
Tỷ lệ
mắc ca
(ĐC)
mắc ca
đồng/ha/năm
(%)
1
100,31
294,47
194,16
193,56
2
92,87
128,56
35,69
38,43
TB
96,59
211,51
114,92
116,00
Mơ hình
Cà phê thuần
Cà phê xen tiêu

Triệu
Tỷ lệ
xen tiêu
(ĐC)
đồng/ha/năm
(%)
3
102,92
200,88
97,96
95,18
Việc trồng xen mắc ca vào vườn cà phê làm tăng chi phí sử dụng 16,92 - 22,44
triệu đồng/ha, so mơ hình tiêu chi phí tăng 30,33 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên các mô
11


hình trồng xen mắc ca đều cho lợi nhuận trên một đơn vị diện tích cao hơn so với cà phê
trồng thuần từ 35,69 - 194,16 triệu đồng/ha/năm, tăng 38,43 - 193,56%.
Qua đó cho thấy trồng xen mắc ca trong vườn cà phê đã đem lại hiệu quả kinh
tế cao. Trồng xen từ 185 cây mắc ca/ha đã không làm ảnh hưởng đến năng suất cà phê
(4,10 - 4,35 tấn nhân/ha) mà cịn thu thêm bình qn 2,81 tấn hạt mắc ca/ha/năm với
tổng thu nhập của mơ hình trồng xen mắc ca tăng 193,56% so với trồng cà phê thuần.
3.3.3. Hiệu quả xã hội của mơ hình trồng cà phê xen mắc ca
Khi trồng cây mắc ca, ngoài giá trị về mặt kinh tế, làm chức năng che bóng thay
vì các cây che bóng truyền thống cịn có hiệu quả xã hội rất lớn. Hiệu quả xã hội có thể
xác định được gồm:
- Khả năng thu hút lao động trực tiếp gia tăng trên một đơn vị diện tích. Do số
lượng ngày công cần thiết khi xen canh mắc ca vào vườn cà phê, bao gồm cả trồng,
chăm sóc, thu hoạch cao hơn. Theo tính tốn của chúng tơi với mật độ 185 - 238 cây/ha,
cần phải đầu tư trung bình cả giai đoạn kiến thiết cơ bản 436 cơng/ha (bao gồm cả

trồng, chăm sóc; thu hoạch), từ năm thứ 4, mỗi năm 80 - 120 cơng/ha. Ngồi thu hút
trực tiếp vào trồng cà phê còn gián tiếp tạo thêm công ăn việc làm, thúc đẩy các ngành
nghề mới phát triển, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Điều đặc biệt là việc tạo công ăn
việc làm trực tiếp mang tính rải vụ do mùa vụ của cà phê và mắc ca khác nhau nên
không gây căng thẳng.
- Khả năng chấp nhận của người dân: Qua điều tra, tìm hiểu ý kiến của hộ nông dân
trồng cà phê đã nhận được 100% ý kiến chấp nhận đưa cây mắc ca vào xen canh cà phê.
- Thị trường: Hạt mắc ca chủ yếu là xuất khẩu hoặc có thể tiêu thụ một phần trong nước.
- Gia tăng sản phẩm và thu nhập trên một đơn vị diện tích: So với trồng thuần,
tổng giá trị sản phẩm bao gồm cả của cà phê và mắc ca khi đi vào kinh doanh năm thứ 9
đạt 396,17 triệu đồng/ha/năm tăng 216,10%. Do vậy, giá trị ngày cơng đạt 127 nghìn
đồng/người/ngày, tăng 217,09% so với cà phê trồng thuần.
Thêm vào đó thời vụ thu hoạch giữa mắc ca và cà phê khác nhau, nên khơng có sự
tranh chấp lao động về mùa vụ, cây mắc ca cho thu hoạch tập trung vào tháng 8 - 9, cây
cà phê cho thu hoạch vào tháng 11 đến tháng 12 của năm. Đầu ra của sản phẩm mắc ca
rộng hơn cà phê. Chính vì vậy, người nơng dân đã sớm chấp nhận đưa cây mắc ca vào
hệ thống cây trồng của huyện.
3.3.4. Hiệu quả môi trường của mơ hình trồng xen mắc ca và tiêu trong vườn cà phê
3.3.4.1. Ảnh hưởng của việc trồng xen mắc ca, tiêu đến tiểu khí hậu vườn cà phê
a. Ảnh hưởng đến độ ẩm khơng khí
Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ ẩm khơng khí ban ngày trong mùa khơ trong mơ
hình 1 (trồng cà phê xen mắc ca năm thứ 9) luôn cao hơn vườn cà phê trồng thuần
13,67%, trong khi đó mơ hình 2 là 1,52%. So với cà phê trồng thuần, mơ hình xen tiêu
có độ ẩm cao hơn 5,48%.
b. Ảnh hưởng đến nhiệt độ khơng khí
Nhiệt độ khơng khí trung bình ở 3 mơ hình chọn theo dõi nhiệt độ trong mùa khô
đều thấp hơn so với các vườn trồng thuần làm đối chứng có mức chênh lệch 2,43 0C -

12



2,710C. Sự chênh lệch về nhiệt độ đã phát huy tác dụng của hệ thống cây trồng xen. Tuy
nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độ ở vườn cà phê trồng thuần ln cao hơn các
mơ hình trồng xen từ 2 - 3 0C.
c. Ảnh hưởng đến cường độ bức xạ
Cường độ bức xạ trong ngày giữa tháng 3/2013 từ 6 giờ 30 đến 17 giờ 30 trong
các vườn cà phê trồng xen cây mắc ca năm thứ 9 giảm 33,10% so với trồng thuần. So
với mơ hình 2 mắc ca trồng năm 4 cây phát triển chưa tạo tán nhiều cường độ ánh sáng
nhận được cao hơn mô hình 1 với 9%. So với mơ hình 3 trồng xen tiêu tán cây không
rộng nên cường độ chiếu sáng xuống vườn cà phê cao hơn.
d. Ảnh hưởng đến tốc độ gió trong mùa khơ
Kết quả theo dõi các mơ hình trồng xen mắc ca và tiêu, có tốc độ gió giảm mạnh
hơn so với các vườn cà phê trồng thuần chọn làm đối chứng. Mơ hình 1 mắc ca đang
kinh doanh ổn định nên tán lá phát triển, khả năng giảm tốc độ gió giảm đến 70,12% so
với cà phê trồng thuần. Trong khi đó mơ hình 2 trồng cà phê xen mắc ca năm thứ 4 chỉ
giảm 56,45% và cà phê xen tiêu tuy cao hơn MH 2 nhưng thấp hơn, đạt 67,69%. Như
vậy, có thể khẳng định trồng xen các loại cây đa tác dụng như mắc ca hoặc cây tiêu là
loại cây cơng nghiệp đã có tác dụng như là một cây chắn gió, giảm đáng kể lượng gió
trong mùa khơ hạn, theo đó giảm bớt bốc hơi bề mặt đất, giảm mất nước của vườn cây.
3.3.4.2. Ảnh hưởng của trồng xen mắc ca, tiêu đến một số tính chất lý hóa học của đất
trong vườn cà phê
a. Đặc điểm của các vị trí lấy mẫu đất
Để tìm hiểu một số tính chất vật lý và hóa học của đất dưới ảnh hưởng của
phương thức trồng cà phê xen mắc ca so với trồng thuần (ĐC) nghiên cứu đã đào 7 phẫu
diện và lấy thêm 12 mẫu đất tầng mặt thuộc loại đất này để phân tích một số chỉ tiêu về
lý hóa tính của đất trên địa bàn huyện.
b. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của trồng xen mắc ca với cà phê đến một số tính chất lý,
hố học của đất trong vườn cà phê
b1. Ảnh hưởng của trồng xen mắc ca và tiêu với cà phê đến độ xốp
Độ xốp của đất tại các mơ hình trồng xen mắc ca, tiêu và trồng thuần khá biến

động, trung bình của 7 phẫu diện đất nghiên cứu dao động từ 54,86 đến 66,25%. Riêng
10 mẫu tầng mặt có độ xốp trung bình 58,82%. Trong các mơ hình nghiên cứu, mơ hình
trồng xen mắc ca năm thứ 9 có độ xốp tầng mặt cao nhất với 66,30%, tiếp theo là mơ
hình trồng tiêu có độ xốp 63%, thấp nhất là mơ hình xen mắc ca năm thứ 4 là 56,7%.
Trong khi đó mơ hình trồng cà phê thuần trung bình đạt 59,33%, 7 mẫu có độ xốp trên
60%, được đánh giá là rất xốp; 7 mẫu cịn lại (tồn bộ phẫu diện ĐY1, ĐY3, TT6 và
PL7 tầng 2) và 10 mẫu tầng mặt có độ xốp nằm trong khoảng 54 đến 60%, được đánh
giá là có độ xốp ở mức bình thường đối với tầng canh tác. Kết quả theo dõi, mơ hình
trồng xen mắc ca vào độ tuổi kinh doanh có sự chênh lệch độ xốp giữa tầng 1 và 2 cao
nhất với gần 4%, trong khi đó mơ hình trồng xen tiêu và cà phê thuần chỉ dao động trên
dưới 2%, điều đó chứng tỏ khi xen cây mắc ca vào vườn cà phê năm thứ 9 đã gia tăng
được độ xốp của đất.

13


b.2. Ảnh hưởng của trồng xen mắc ca hoặc tiêu đến độ ẩm đất trong vườn cà phê
Trị số độ ẩm tương đối dao động trong khoảng 26,58 - 31,41% với độ biến
thiên 5,84% (trong đó ở tầng mặt 26,58 - 32,24%, tăng dần ở tầng 2 dao động trong
khoảng 28,13 - 34,24%). Trên cùng loại đất đỏ bazan trồng cà phê, giữa các mơ
hình trồng xen mắc ca ở mẫu đất PL2 và ĐY1 so với mơ hình trồng tiêu ET5 và các
mơ hình trồng cà phê thuần cũng thể hiện trị số độ ẩm tương đối khác nhau nhưng
dao động không nhiều.
Sức chứa ẩm đồng ruộng của đất đỏ bazan ở các mơ hình trồng xen mắc ca so với
mơ hình trồng tiêu và trồng cà phê thuần dao động trong khoảng 38,46 đến 55,18%,
trung bình đạt 45,44%. Độ ẩm cây héo giữa các mơ hình trồng xen mắc ca so với mơ
hình trồng xen tiêu và trồng thuần có sự khác biệt khá rõ.
b3. Ảnh hưởng của trồng xen mắc ca, tiêu đến hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số trong
vườn cà phê
Hàm lượng chất hữu cơ (OM%) trong các mơ hình trồng mắc ca xen trong vườn

cà phê so với mơ hình xen tiêu và cà phê trồng thuần ở các phẫu diện nghiên cứu đều có
sự dao động khá lớn và giảm nhanh theo chiều sâu của phẫu diện. Ở tầng đất mặt,
(OM%) dao động từ 1,34 đến 3,13%. (OM%) đất có hàm lượng chất hữu cơ ở mức
nghèo đến trung bình, các tầng phía dưới đều ở mức nghèo dao động từ 1,25 đến 2,08%.
Tuy nhiên, ở mơ hình trồng xen mắc ca mẫu PL2 có hàm lượng hữu cơ cao hơn so với
các mơ hình xen tiêu ET5 và các mơ hình trồng thuần.
Hàm lượng đạm tổng số của đất đỏ phát triển trên đá bazan ở mơ hình trồng
mắc ca, tiêu xen trong vườn cà phê cũng có sự khác nhau, dao động từ trung bình
đến giàu (0,12% đến 0,24%) và trung bình 0,12% ở tầng mặt và cũng giảm theo
chiều sâu của phẫu diện. Trong các mơ hình trồng xen, mơ hình xen mắc ca với cà
phê (PL2) có giá trị đạm tổng số tầng mặt 0,24%, ĐY1 là 0,19% ở các độ tuổi khác
nhau có hàm lượng đạm tổng số cao hơn so với mơ hình trồng tiêu ET5 là 0,17% và
cà phê thuần trồng làm đối chứng. Sự gia tăng hàm lượng đạm tổng số ở tầng mặt
của MH1 (PL2) lý do hàm lượng hữu cơ cao hơn. Điều này đã được lý giải ở mục
hàm lượng hữu cơ.
3.3.5. Những thuận lợi, khó khăn và cơ hội của phương thức trồng cà phê xen
mắc ca
Với kết quả phân tích SWOT cho thấy một số chiến lược chính cần được quan
tâm trong phát triển nhân rộng mơ hình trồng cà phê xen mắc ca như sau.
- Phát huy điểm mạnh và tận dụng cơ hội (Chiến lược SO):
+ Tổ chức các hình thức liên kết nơng hộ trồng cà phê để giúp nông dân tiếp cận
nhanh với các tiến bộ khoa học kỹ thuật của mơ hình.
+ Thực hiện chỉ đạo công tác quy hoạch phát triển chuyển đổi cơ cấu cây trồng
như đưa mơ hình trồng cà phê xen mắc ca thay thế các loại cây che bóng truyền thống.
14


+ Quy hoạch vùng sản xuất cây mắc ca tập trung gắn với việc quy hoạch phát
triển cây cà phê trên địa bàn theo từng giai đoạn.
+ Tiếp tục theo dõi đánh giá tổng kết các mơ hình trồng cà phê xen mắc ca ở các

độ tuổi khác nhau, để bổ sung xây dựng các hướng dẫn phổ biến cho người dân.
+ Mơ hình trồng cà phê xen mắc ca thực tế được người nơng dân chấp nhận là
mơ hình có hiệu quả cao, hạn chế sâu bệnh, việc chăm sóc thuận tiện cùng với chăm
sóc cà phê.
- Khắc phục những điểm yếu và vượt qua thách thức (chiến lược WT)
+ Phổ biến cho người dân về việc áp dụng quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc
cây mắc ca, về lựa chọn loại giống cây mắc ca.
+ Xây dựng quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên địa bàn các xã về kế hoạch phát
triển cây mắc ca trồng xen trong diện tích cà phê của huyện.
+ Xây dựng các vườn ươm để chủ động việc cung cấp nguồn giống đạt tiêu chuẩn
đã được Bộ NN&PTNT công nhận giống tiến bộ kỹ thuật.
+ Thực hiện việc bao tiêu sản phẩm của mơ hình.
3.3.6. Nhận xét chung về hiệu quả của phương thức trồng cà phê xen mắc ca so với
trồng thuần
So với yêu cầu phát triển bền vững, mô hình trồng cà phê xen mắc ca đáp ứng
được cả ba tiêu chí bền vững: (i) bền vững về kinh tế (ii) bền vững cả về xã hội (iii) bền
vững mơi trường nên được xác định là mơ hình có chiến lược và tiềm năng phát triển rất
lớn đối với vùng trồng cà phê ở huyện Krơng Năng nói riêng và tồn vùng Tây Ngun
nói chung, nhằm thay thế hiệu quả các loại cây che bóng truyền thống.
3.4. Đánh giá khả năng thích hợp đất đai đối với cây mắc ca và định hướng sử
dụng đất trồng cà phê xen mắc ca trên đất đỏ bazan huyện Krông Năng
3.4.1. Đánh giá khả năng thích hợp đất đai đối với cây mắc ca
3.4.1.1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Đề tài đã lựa chọn được 7 chỉ tiêu và phân cấp ngưỡng thích hợp với cây mắc ca để
xây dựng bản đồ đơn vị đất đai gồm: loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, độ
cao tuyệt đối, tổng lượng mưa và nhiệt độ. Mỗi chỉ tiêu nói trên được xây dựng thành
một bản đồ chuyên đề hay cịn gọi là bản đồ đơn tính, kết quả đã xây dựng được 7
bản đồ chuyên đề. Bản đồ đơn vị đất đai (LMU) được xây dựng bằng phương pháp
chồng xếp các bản đồ đơn tính.
Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai trên nhóm đất đỏ (chủ yếu đất đỏ bazan)

trồng cà phê của huyện Krơng Năng xác định có 31 LMU từ 8.454 khoanh đất. Đặc điểm
về qui mô và cơ cấu của các đơn vị đất đai theo loại đất được tổng hợp ở (Bảng 3.4).

15


STT
1
2
3
4
5
6

Bảng 3.4. Tổng hợp các đơn vị đất đai theo loại đất thuộc nhóm đất đỏ

Số
Số đơn
Diện tích
Tỷ lệ
Tên đất
hiệu
khoanh
vị đất
(ha)
(%)
đất
đất
Đất đỏ vàng trên đá macma axit
Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ

và trung tính
Đất vàng nhạt trên đá cát
Đất đỏ vàng trên đá sét và biến
chất
Đất nâu tím trên đá sét màu tím
Đất nâu vàng trên đá macma bazơ
và trung tính

Fa

7

538

1.973,64

6,73

Fk

11

7413

25.390,94

86,64

Fq


3

127

546,00

1,86

Fs

5

148

683,22

2,33

Ft

2

24

52,97

0,18

Fu


3

204

659,51

2,25

31

8454

Tổng cộng

29.306,29

100,00

3.4.1.2. Phân hạng mức độ thích hợp của đất đai với cây mắc ca
a. Xác định yêu cầu sử dụng đất đối với cây mắc ca
Từ các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, đối chiếu với yêu cầu sinh
lý, sinh thái của cây (Sys và cs., 1993) yêu cầu sử dụng đất đối với cây mắc ca ở huyện
Krông Năng được tổng hợp ở (Bảng 3.5).
Bảng 3.5. Yêu cầu sử dụng đất của cây mắc ca ở huyện Krơng Năng
Mức độ thích hợp
Chỉ tiêu phân cấp
S1
S2
S3
N

1. Loại đất
G2
G3, G4, G5, G6
G1
2. Độ dốc
SL1
SL2
SL3
SL4
3. Độ dày tầng đất
D1
D2
D3
D4
4. Thành phần cơ giới
P3
P4
P2
P1
5. Độ cao tuyệt đối
H2
H1, H3
H4
6. Tổng lượng mưa
R1, R2
R3
R4
7. Nhiệt độ ban đêm phân hóa
T1
T2

T3
mầm hoa (tháng 10 - 11)
b. Phân hạng mức độ thích hợp của đất đai với cây mắc ca
Kết quả phân hạng mức độ thích hợp của đất đai đối với cây mắc ca trên vùng
quy hoạch trồng cây cà phê thuộc nhóm đất đỏ (chủ yếu đất đỏ bazan) của huyện
Krơng Năng cho thấy có 7 LMU ở mức rất thích hợp (S1); 7 LMU ở mức thích hợp (S2);
12 LMU ở mức ít thích hợp (S3) và 5 LMU ở mức khơng thích hợp (N) đối với cây mắc ca.
Mức độ thích hợp của đất đai đối với cây mắc ca được trình bày ở (Bảng 3.6).

16


Bảng 3.6. Mức độ thích hợp của đất đai đối với cây mắc ca huyện Krông Năng
Chia theo đơn
Tổng diện
TT
S1
S2
S3
N
vị hành chính
tích (ha)
1
Xã Cư Klong
1.946,99
306,18
1.362,92
206,90
71,00
2

Xã Đlei Ya
4.736,86
544,95
3.534,49
539,41
118,02
3
Xã Ea Đăh
2.381,61
100,60
1.902,62
291,55
86,84
4
Xã Ea Hồ
2.549,75
211,03
2.021,73
267,70
49,29
5
Xã Ea Puk
1.228,32
32,54
1.033,14
133,66
28,98
6
Xã Ea Tam
2.380,26

155,46
1.916,09
235,17
73,54
7
Xã Ea Tân
3.732,43
361,12
2.826,48
411,04
133,78
8
Xã Ea Tóh
2.089,34
197,97
1.645,67
186,84
58,87
9
Xã Phú Lộc
1.729,80
73,00
1.466,23
168,69
21,88
10
Xã Phú Xn
2.734,44
138,23
2.191,64

328,37
76,20
11
Xã Tam Giang
2.540,79
72,58
2.126,50
298,60
43,12
12
TT.Krơng Năng
1.255,69
46,23
1.098,21
95,15
16,10
Tồn huyện
29.306,29 2.239,88 23.125,71 3.163,07
777,62
Về mức độ thích hợp đất đai đối với cây mắc ca trên diện tích đất quy hoạch
phát triển cà phê thuộc nhóm đất đỏ bazan của huyện Krơng Năng cho thấy: trong số
29.306,29 ha được đánh giá, diện tích ở mức rất thích hợp (S1) chỉ có 2.239,88 ha
(chiếm 7,64% diện tích đánh giá); mức thích hợp (S2) có diện tích lớn nhất với
23.125,71 ha (chiếm 78,91% diện tích đánh giá); mức thích hợp ít (S3) có diện tích
3.163,07 ha (chiếm 10,79% diện tích đánh giá) và khơng thích hợp (N) có diện tích
777,62 ha (chiếm 2,65% diện tích đánh giá). Diện tích đất đai ở mức rất thích hợp
(S1) và thích hợp (S2) đối với cây mắc ca của vùng nghiên cứu là 25.365,59 ha
(chiếm 86,55% diện tích đánh giá). Điều này cho thấy quỹ đất có khả năng thích hợp
với cây mắc ca ở huyện Krơng Năng là rất lớn.
3.4.2. Định hướng sử dụng đất trồng cà phê xen mắc ca trên đất đỏ bazan huyện

Krông Năng
3.4.2.1. Quan điểm đề xuất định hướng sử dụng đất trồng cà phê xen cây mắc ca trên
đất đỏ bazan huyện Krông Năng
- Khai thác lợi thế về tự nhiên của đất, khí hậu và độ cao địa hình: Phát triển cây
mắc ca xen trong vườn cà phê trồng thuần theo hướng đa tầng là nhằm khai thác lợi
thế của vùng đất đỏ bazan trồng cà phê của huyện.
- Hình thành một ngành sản xuất nơng sản hàng hố xuất khẩu mới, bền vững từ
cây mắc ca.
- Sử dụng đất bền vững: So với cà phê, mắc ca có nhu cầu nước ít hơn và có
tác dụng cải thiện độ phì đất.

17


3.4.2.2. Căn cứ và cơ sở đề xuất định hướng sử dụng đất trồng cà phê xen mắc ca trên
đất đỏ bazan huyện Krông Năng
- Kết quả theo dõi sinh trưởng và phát triển của cây mắc ca trong điều kiện
trồng xen với cây cà phê tại 2 mơ hình có độ tuổi khác nhau. Sinh trưởng phát triển
bình thường, mơ hình 1 cho thu hoạch bình qn 10 - 15 kg hạt/cây, mơ hình 2 thu
hoạch bói bình qn 3- 4 kg hạt/cây.
- Yêu cầu kỹ thuật trong sản xuất cà phê bền vững cần phải có cây che bóng.
- Sự chủ động về giống và kỹ thuật canh tác: Hiện nay, đã có gần 20 giống mắc ca
tốt nhất được trồng khảo nghiệm tại nhiều nơi của Việt Nam và bước đầu làm chủ được
kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, quản lý
- Định hướng của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn trong việc phát triển
cây mắc ca với quy mơ khoảng 201.301 ha tồn vùng Tây Nguyên (bao gồm cả trồng
thuần và trồng xen trong vườn cây lâu năm và cây nông nghiệp chiếm 95,06% diện tích
quy hoạch phát triển cây mắc ca) vào vườn cà phê thay thế cây muồng đen làm cây che
bóng (Viện Điều tra Quy hoạch rừng, 2013). Mục tiêu chính là hình thành ngành sản
xuất nơng sản hàng hố mới, tập trung tại 2 vùng, trong đó có Tây Nguyên.

- Căn cứ vào kết quả đánh giá khả năng thích hợp của đất đai với cây mắc ca trên
địa bàn nghiên cứu để đảm bảo diện tích trồng cà phê theo phương án quy hoạch sử
dụng đất nông nghiệp của huyện, bảo vệ môi trường sinh trưởng và phát triển của các
loại cây trồng xen, bảo vệ và duy trì độ phì đất trồng cà phê, tăng sản lượng cây trồng
và tăng hiệu quả kinh tế/ha trồng xen.
3.4.2.3. Định hướng sử dụng đất trồng cà phê xen mắc ca trên đất đỏ bazan tại huyện
Krông Năng
Từ những quan điểm định hướng sử dụng đất trong mục 3.4.2.1 và những
căn cứ đã được trình bày ở mục 3.4.2.2 và khả năng thích hợp của đất đai với cây
mắc ca. Chúng tơi đề xuất định hướng sử dụng đất cho phát triển cây mắc ca theo
phương thức trồng xen trong các vườn cà phê đang kinh doanh, cà phê tái canh
với những diện tích đất khơng có khả năng tái canh cà phê trở lại trình bày ở (Bảng 3.7).
Diện tích quy hoạch sử dụng đất trồng cây cà phê của huyện đến năm 2020 ở
Bảng 3.7 sẽ ổn định diện tích 23.000 ha, chuyển đổi 3013 ha diện tích cà phê già cỗi tại
những vùng không phù hợp sang trồng các cây trồng khác.
Định hướng sử dụng đất phát triển cây mắc ca theo phương thức trồng cà phê xen mắc
ca trên địa bàn huyện Krông Năng đến năm 2020 sẽ đạt diện tích 10.000 ha, chiếm 43,48%
diện tích quy hoạch cây cà phê ở mức thích hợp S1 là 2.226,78 ha, mức thích hợp S2 là
7.773,22 ha. Trong đó tập trung nhiều ở xã Đlei Ya 2.362,68 ha, Ea Tân 1.446,44 ha, Phú
Xuân 1.417,95 ha và xã Ea Puk có diện tích ít nhất là 173,97 ha (Bảng 3.7). Kết quả trên
cũng cho thấy diện tích trồng xen làm cây che bóng hiện trạng 3.395,85 ha, chiếm tỷ lệ rất
thấp trong vườn cà phê, kết quả đánh giá đất đai cho thấy tiềm năng mở rộng cây mắc ca của
huyện cịn rất lớn với 25.365,59 ha diện tích đất ở mức thích hợp S1 và S2, chiếm
86,55% diện tích đánh giá.

18


Bảng 3.7. Định hướng sử dụng đất trồng xen mắc ca
trên đất quy hoạch cây cà phê huyện Krông Năng đến năm 2020


TT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Chia theo
đơn vị hành
chính
Xã Cư Klong
Xã Đlei Ya
Xã Ea Đăh
Xã Ea Hồ
Xã Ea Puk
Xã Ea Tam
Xã Ea Tân
Xã Ea Tóh
Xã Phú Lộc
Xã Phú Xn
Xã Tam Giang

TT.Krơng Năng
Tồn huyện

Quy
hoạch
cà phê
2020
900
4.330
600
2.150
550
1.620
4.050
3.150
1.250
2.150
900
1.350
23.000

Hiện
trạng
trồng xen
năm 2012
257,86
202,51
92,49
416,00
83,72

25,36
951,81
747,12
3,00
507,16
30,90
77,92
3.395,85

ĐVT: ha
Định hướng sử dụng đất trồng cà
phê xen mắc ca đến 2020
Diện tích

Đơn vị đất đề xuất

197,82
2.362,68
258,63
837,60
173,97
724,54
1.446,44
1.284,48
436,96
1.417,95
212,08
646,87
10.000,00


9,10,13,14,15,16,30
9,10,12,13,14,15,16,29
8,12,15,29
9,10,12,13,15,16,29
8,12
8,9,10,12,13,15,16,29,30
9,10,13,15,16,30
8,9,10,12,13,16, 27,28
8,12,13,15,19, 29
8,12,15,19, 29
8,12,15
8,12,15,19,29

3.5. Đề xuất một số giải pháp phát triển phương thức trồng cà phê xen mắc ca trên
đất đỏ bazan tại huyện Krông Năng
3.5.1. Điều chỉnh các quy hoạch có liên quan và có chính sách khai thác, quản lý nhà
nước về đất đai đối với cây mắc ca
3.5.1.1. Điều chỉnh các quy hoạch khác liên quan đến phát triển cây mắc ca
Để có thể thực hiện được định hướng sử dụng đất phát triển cây mắc ca theo
hướng hàng hố địi hỏi phải có sự điều chỉnh và bổ sung quy hoạch sử dụng đất, quy
hoạch phát triển nông nghiệp một cách hợp lý trên địa bàn từng xã của huyện. Theo
UBND huyện Krông Năng (2012) diện tích đất trồng cây lâu năm đã được quy hoạch đến
năm 2020 có 35.092,56 ha, chiếm 57,08% DTTN, trong khi đó quy hoạch của Sở Nơng
nghiệp và Phát triển Nơng thơn Đắk Lắk (2012) đã được phê duyệt thì đến năm 2020 cây
lâu năm chỉ có 30.720 ha, thấp hơn so với chỉ tiêu UBND tỉnh Đắk Lắk phân bổ 563,56
ha. Trong đó diện tích cà phê điều chỉnh đến năm 2020 sẽ ổn định 23.000 ha. Trong công
tác điều chỉnh quy hoạch cần chỉ ra được các vùng phù hợp và định hướng được quy mô
và tiến độ phát triển cây mắc ca đến từng xã theo đề xuất trong mục 3.4.2.3.
Trong định hướng sử dụng đất trồng cà phê xen mắc ca thời gian tới điều chỉnh
quy hoạch sử dụng đất trên diện tích đất đang trồng cà phê thuộc 12 xã, thị trấn của toàn

huyện. Kết quả đã lựa chọn các đơn vị đất đai ở mức rất thích hợp (S1) là 2.226,78 ha
thuộc các đơn vị đất số (16,19,27,28,29,30) và mức thích hợp (S2) là 7.773,22 ha, lấy
vào đơn vị đất số (8, 9,10,12,13,14,15) từ kết quả đánh giá đất thích hợp cho cây mắc
ca. Diện tích đất đai ở mức thích hợp S1 và S2 đối với cây mắc ca ở vùng nghiên cứu là
25.365,59 ha (chiếm 86,55% diện tích đánh giá) cho thấy tiềm năng đất đai để mở rộng
diện tích phát triển cây mắc ca theo phương thức trồng cà phê xen mắc ca ở huyện

19


Krông Năng rất lớn. Tuy nhiên, việc quy hoạch các vùng sản xuất tập trung cần phải
cân nhắc đến định hướng sử dụng đất và nhu cầu của thị trường.
3.5.1.2. Các chính sách khuyến khích khai thác hợp lý tài nguyên đất trong huyện
Kết quả điều tra cho thấy từ tỉnh đến huyện đã có nhiều cơ chế, chính sách về sử
dụng và quản lý đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm như cà phê, mắc
ca… chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ sản xuất có diện tích quy mơ
nhỏ dồn điền, đổi thửa, chuyển nhượng đất đai, để mở rộng quy mô sản xuất; khuyến
khích chuyển đổi diện tích cà phê già cỗi, sâu bệnh, xa nguồn nước, hiệu quả thấp sang
trồng cây mắc ca; chính sách chuyển đổi một số diện tích rừng sản xuất kém hiệu quả
do các doanh nghiệp, các Nông lâm trường quản lý sang trồng cây công nghiệp lâu năm.
Đối với những nơng dân có diện tích đất đai nhỏ lẻ manh mún cũng nên khuyến
khích liên kết thành những tổ hợp tác có vườn cây có diện tích sử dụng từ hàng chục
đến hàng trăm ha để có điều kiện áp dụng cơ giới và kỹ thuật tiên tiến nâng cao năng
suất chất lượng sản phẩm, hạ giá thành.
3.5.1.3. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai
Kết quả điều tra cho thấy giữa các phương án quy hoạch của huyện chưa có sự
thống nhất về các chỉ tiêu sử dụng đất .Vì vậy, trong cơng tác quản lý đất đai phải có
sự thống nhất giữa các phương án quy hoạch và cần tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát việc thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng
năm của huyện.

3.5.2. Giải pháp kỹ thuật
Về mật độ: tùy theo mục đích kinh doanh, ý định thay thế cà phê trong tương lai
hay trồng xen lâu dài mà xác định mật độ trồng xen cố định theo các mơ hình, qua
nghiên cứu theo dõi thực tế, mật độ các mơ hình có thể khuyến cáo cho hộ nơng dân lựa
chọn một trong 2 mật độ tuỳ điều kiện địa hình của vườn cà phê như sau:
- Đất có độ dốc từ 8 - 150: khoảng cách trồng cây cà phê 3 x 3m (1110 cây/ha).
Cây trồng xen là cây mắc ca được trồng với khoảng cách 9 x 6 m (3 hàng cà phê xen
hàng mắc ca) (185 cây/ha) hoặc 4 cây x 3 hàng (9 x 12 m) (90 cây/ha).
- Đất bằng có độ dốc dưới 80, mật độ mắc ca trồng xen khoảng cách 3 hàng cà phê
xen 1 hàng mắc ca (cây cách cây 4m x hàng cách hàng 10m) bằng 250 cây mắc ca/ha,
cho hiệu quả kinh tế cao.
3.5.3. Giải pháp về khuyến nông, khuyến lâm
Kết quả điều tra về cơ hội tiếp cận tiến bộ kỹ thuật của người trồng cà phê cho
thấy tỉ lệ hộ được tiếp cận tiến bộ kỹ thuật còn thấp và rất khác biệt như dự lớp tập huấn
chỉ chiếm 25% số hộ điều tra; theo dõi qua đài truyền hình 16%; đài phát thanh và qua
sách báo 15% số hộ phỏng vấn . Do vậy, cần tạo điều kiện để người nông dân tiếp cận
các kỹ thuật mới về các loại cây trồng mới:
- Cần tăng cường đội ngũ khuyến nông viên cấp xã, đặc biệt đối với các xã vùng
sâu, vùng xa. Các cán bộ khuyến nông viên phải là người am hiểu phong tục, tập quán

20


canh tác của cư dân, có khả năng tiếp thu và chuyển tải những tiến bộ kỹ thuật mới đến
người dân thơng qua tập huấn, mơ hình mẫu.
- Thơng qua các mơ hình để phổ biến kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm giữa cán bộ
kỹ thuật khuyến nông với nông dân và giữa nông dân với nông dân.
- Lựa chọn người tham gia vào mơ hình trình diễn phải là người có kinh nghiệm,
trình độ nhất định, đặc biệt đối với các hộ đồng bào dân tộc người tham gia phải có uy
tín trước cộng đồng.

- Phát huy tối đa kiến thức bản địa, tiềm năng sẵn có của địa phương khi chuyển
giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.
- Chú ý đào tạo bồi dưỡng các cán bộ cơ sở như cán bộ khuyến nơng... để họ có
thể giúp đỡ người dân thực hiện, giám sát, nhân rộng mô hình.
- Cần huy động tối đa sự tham gia của người dân vào nhiều hoạt động để
họ hiểu rõ và áp dụng được vào sản xuất. Xây dựng năng lực cho người dân để họ tự
phát triển chính họ.
3.5.4. Giải pháp về các chính sách
3.5.4.1. Chính sách hỗ trợ nhân rộng mơ hình trồng cà phê xen mắc ca
Theo kết quả điều tra và tham vấn các chuyên gia cho thấy muốn nhân rộng bất kỳ một
loại cây trồng mới đều cần phải có chính sách hỗ trợ, mức độ hỗ trợ nhân rộng tuỳ thuộc vào
từng địa phương.
3.5.4.2. Chính sách hỗ trợ về giống
Khi phân tích điểm mạnh, yếu của việc đưa cây mắc ca vào trồng xen trong vườn
cà phê đã cho thấy, một trong những điểm yếu khi thực hiện việc trồng cà phê xen mắc
ca là khâu giống, trong khâu giống vấn đề tồn tại lớn nhất là chất lượng giống. Do vậy
cần có chính sách hỗ trợ giống nhằm quản lý chất lượng giống ngay từ đầu bao gồm:
- Thiết lập hệ thống vườn ươm giống tại chỗ để hạ giá thành và đảm bảo chất
lượng cây giống gắn với việc cung ứng giống, trong đó nịng cốt là các Cơng ty quốc
doanh trên địa bàn huyện. Đi đôi với việc thành lập mạng lưới vườn ươm cần có
chính sách hỗ trợ 100% kinh phí mua cành ghép và thiết bị ghép cho các vườn ươm.
Đối với các cơ sở sản xuất cây giống hỗ trợ 70% kinh phí (và khơng q 2 tỷ đồng) cho cơ
sở sản xuất giống có quy mơ lớn hơn 500.000 cây/năm (Chính phủ, 2013).
- Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ 100% chi phí tiền giống hoặc phần lớn tiền
giống thông qua công tác khuyến nông cho các hộ sản xuất có nhu cầu thay thế cây
che bóng bằng cây mắc ca trong chương trình trồng tái canh cà phê.
- Tỉnh và huyện có cơ chế huy động các nhà Nhà khoa học thuộc các Viện nghiên cứu
tiếp tục chọn lọc hoặc du nhập vào khảo nghiệm những giống cây mắc ca có sức kháng bệnh,
có năng suất, chất lượng cao, để đưa vào sản xuất đại trà.. Nghiêm cấm hộ nông dân tự
sản xuất giống cây mắc ca khơng theo tiêu chuẩn quy trình kỹ thuật. Tăng cường công

tác kiểm tra, thanh tra chất lượng giống, vật tư nông nghiệp, ngăn chặn các đối tượng
kinh doanh giống, vật tư kém chất lượng, hàng giả gây thiệt hại cho người sản xuất.

21


3.5.4.3. Chính sách hỗ trợ hình thành các liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
- Kinh nghiệm cho thấy sản xuất hộ đã trở nên lạc hậu do vậy cần hình thành các
liên kết mới trong sản xuất theo Nghị định số 210 /2013/ NĐ - CP, ngày 19/12/2013 có
cơ chế hỗ trợ hình thành liên kết sản xuất giữa các hộ trong cùng một vùng sản xuất
mắc ca có quy mơ 50 ha trở lên được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng/ha để
xây dựng đồng ruộng (Chính phủ, 2013).
- Sau năm 2015 khi sản phẩm cây mắc ca trên địa bàn huyện đạt sản lượng lớn đòi
hỏi phải thiết lập hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị từ sản xuất - thu
mua - chế biến - tiêu thụ cho cả 2 sản phẩm là mắc ca, cà phê.
- Chính quyền địa phương thực hiện vai trò yểm trợ và kiểm tra giám sát, xử lý vi
phạm trong quá trình thực hiện hợp đồng đã ký.
- Các doanh nghiệp cần nâng cao trình độ dự báo các nhu cầu thị trường.
- Xây dựng vùng nguyên liệu là những sản phẩm nông sản hàng hóa mới như mắc
ca phải gắn với tổ chức mạng lưới thu mua sản phẩm, nhằm thúc đẩy sản xuất, giúp các
xã xây dựng mới hoặc mở rộng trao đổi mua bán hàng hố nơng lâm sản.
- Xây dựng thương hiệu mắc ca Krông Năng hoặc rộng hơn là Đắk Lắk. Xây dựng
ngay trang Website để quảng cáo sản phẩm.
- Xây dựng kênh phân phối: Đây là giải pháp rất quan trọng nếu khơng nói là quyết
định vì sản xuất ra phải gắn với tiêu thụ. Kinh nghiệm thực tế cho thấy nếu cứ mạnh ai người
đó bán thì hiệu quả sẽ thấp. Nhà nước nên có chính sách mạnh mẽ hỗ trợ một số Doanh
nghiệp tư nhân làm đầu tầu phát triển, đi đầu về áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, tạo ra
những trang trại trồng mắc ca có quy mơ lớn và hỗ trợ xây dựng kênh tiêu thụ sản
phẩm. Trong đó thiết lập mơ hình như của Cơng ty TNHH Vinamacca làm đơn vị đầu
mối tiêu thụ, thu mua hàng hoá, phân phối và bán sản phẩm ở trong nước và quốc tế.

- Liên doanh và ký kết hợp đồng tiêu thụ nhân mắc ca ở những cơ sở chế biến
bánh kẹo, dầu ở trong nước, giúp người tiêu dùng trong nước làm quen với sản phẩm và
từng bước định hướng và mở rộng thị trường nội địa.
3.5.4.4.Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật cao trong sản xuất nơng nghiệp
Kết quả khảo sát cho thấy, tỉ lệ hộ sử dụng phân bón cân đối rất thấp, chỉ với
40%, khơng có kiến thức về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và tưới nước cho cà phê,
tưới dư thừa nhiều, gây khan hiếm nước. Đối với cây mắc ca là một loại cây trồng mới
cần phải chú trọng đến việc đào tạo, nâng cao hiểu biết của người nông dân về sản xuất
cây mắc ca bao gồm cả kỹ thuật chọn giống, kỹ thuật trồng xen, mật độ trồng xen, kỹ
thuật bón phân, chăm sóc, thu hoạch..
3.5.4.5. Phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất
Tăng cường đầu tư xây dựng các cơng trình hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển
nơng nghiệp, nông thôn. Thực hiện việc lồng ghép các chương trình mục tiêu về xây
dựng cơ sở hạ tầng nơng thôn nhằm tạo bước đột phá cho các hoạt động kinh tế, xã hội
trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong chuyển đổi các mơ hình cây trồng có hiệu
quả như mơ hình trồng cà phê xen mắc ca.

22


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
1) Huyện Krơng Năng có tổng diện tích tự nhiên 61.479 ha, trong đó có 37.604
ha, tương ứng 61,17% diện tích đất đỏ bazan. Đây là 1 trong 3 huyện có diện tích cà phê
lớn của tỉnh Đắk Lắk với 26.013 ha, chiếm 50,90% diện tích đất nơng nghiệp của huyện
và chiếm 13,45% diện tích cà phê của tồn tỉnh. Tuy nhiên có đến 83,35% diện tích cà
phê trồng thuần. Diện tích trồng xen tuy nhỏ nhưng bước đầu đã hình thành phương
thức trồng xen cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm trong vườn cà phê, vừa làm cây che
bóng, vừa cho thu hoạch sản phẩm có giá trị hàng hố cao với tổng diện tích 3.395,85
ha trong số 26.013 ha cà phê hiện có.

2) Kết quả điều tra thực trạng và hiệu quả sản xuất cà phê tại các xã chọn nghiên
cứu cho thấy: (i) diện tích cây cà phê trồng trên đất đỏ bazan, chiếm 97,70%, trong đó
có 80,25% trên đất đỏ bazan có độ dốc < 50; (ii) Hầu hết các vườn cà phê đang trong
thời kỳ kinh doanh ổn định (66,71% các vườn có độ tuổi từ 10-20 năm). Các biện pháp
canh tác áp dụng cho cây cà phê chưa hợp lý: sử dụng phân bón ở mức khá cao, trung
bình 337 kg N, 209 kg P2O5 và 208 kg K2O/ha/năm, bón chưa cân đối, bón thừa lân và
thiếu hụt kali so với khuyến cáo (60% số hộ điều tra), sử dụng nước tưới còn chưa hiệu
quả, tưới nhiều hơn so với khuyến cáo từ 500-700 lít/ha/năm. Hiệu quả kinh tế của sản
xuất cà phê phụ thuộc rất lớn vào trình độ thâm canh của chủ hộ, trong đó nhóm hộ thu
được hiệu quả kinh tế cao chỉ chiếm 20%. Tại những hộ này thường thu được năng suất
trung bình đạt 4,3 tấn nhân/ha, lợi nhuận đạt 99,91 triệu đồng/ha. Trong khi đó nhóm hộ
thu được hiệu quả kinh tế trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 44% số hộ điều tra,
năng suất cà phê của các hộ này đạt 3,05 tấn nhân/ha, lợi nhuận đạt 69,80 triệu đồng/ha.
Nhóm hộ thu được hiệu quả kinh tế thấp thường năng suất cà phê chỉ đạt1,85 tấn
nhân/ha và lợi nhuận đạt 37,34 triệu đồng/ha.
3) Hiệu quả của phương thức trồng cà phê xen mắc ca:
- Cây mắc ca sinh trưởng bình thường trong điều kiện trồng xen trong vườn cà
phê so với mắc ca trồng thuần. Sau 4 năm theo dõi cho thấy đường kính gốc trung bình
đạt 9,27 cm, đường kính tán lá trung bình 328 cm và chiều cao cây trung bình đạt 417
cm. Trong điều kiện trồng xen với cà phê sau 4 năm sinh trưởng không thua kém cá thể
mắc ca trồng thuần và năng suất/cây trung bình ở mơ hình trồng xen là 3,99 kg/cây cịn
trồng thuần trung bình đạt 4,14 kg/cây.
- Trồng cà phê xen mắc ca có làm giảm năng suất cà phê nhưng khơng có ý nghĩa
thống kê. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất cao hơn trồng thuần. Với mơ hình năm thứ 9 cho
tổng thu 396,17 triệu đồng, tổng chi phí 101,70 triệu đồng, lợi nhuận 294,47 triệu
đồng/ha/năm. Trong khi đó mơ hình trồng cà phê thuần chỉ cho lợi nhuận từ 92,87 -

23



×