1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nhằm
tiến tới “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” Trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đảng và Nhà nước ta luôn khuyến khích
và tạo điều kiện để phát triển mọi mặt trong đời sống xã hội.
Trong đó việc tập luyện thể dục thể thao là một trong những vấn đề
không kém phần quan trọng trong cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai
đoạn hiện nay. Cho nên ngành thể dục thể thao nói chung và thể dục thể chất
nói riêng luôn luôn tiếp thu, bổ sung, đổi mới và ngày càng hồn thiện để có
thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Hồn thiện về thể chất để có thể
phát triển một cách tồn diện, nhịp nhàng, hài hòa kể cả về hình thái và chức
năng thể lực. Vì thể lực cường tráng mới có khả năng thích ứng tốt nhất với
điều kiện sản xuất, chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. Nhà nước ta luôn quan tâm
đến sức khỏe của nhân dân, ngay sau khi Cách Mạng Tháng Tám thành công,
Bác Hồ đã ra lời kêu gọi tồn dân tập thể dục ngày 27/03/1946 “Giữ gìn dân
chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần đến sức khỏe mới
thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cho cả nước yếu ớt một phần;
Mỗi một người dân mạnh khỏe tức là góp phần làm cho đất nước mạnh khỏe.
Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người
dân yêu nước”.
Giáo dục thể chất là một nhân tố quan trọng không thể thiếu được trong
hệ thống giáo dục con người mới, phát triển tồn diện. Nhiệm vụ chiến lược
của công tác thể dục thể thao ở nước ta hiện nay là phải tập trung thực hiện
công tác giáo dục thể dục thể chất trong trường học các cấp có chất lượng
ngày càng cao, từng bước hồn thiện chương trình giảng dạy nội khóa cho phù
hợp, tăng cường tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa …
2
Các môn thể thao nói chung và Điền kinh nói riêng là phương tiện của
công tác giáo dục thể chất. Việc nâng cao thành tích ở các môn thể thao nói
chung và Điền kinh nói riêng sẽ góp phần cho công tác giáo dục thể chất có
hiểu quả và chất lượng. Điền kinh là môn học nội khóa trong các trường phổ
thông các cấp, Cao đẳng, Đại học và nó là môn thi đấu chính thức các kỳ Đại
hội thể dục thể thao từ cấp quận (huyện) cho đến Trung Ương, Hội khỏe phù
đổng trong nước và các giải thi đấu trong khu vực – Quốc tế. Do vậy nâng
cao thành tích trong tập luyện thi đấu môn Điền kinh là điều mong muốn.
* Lý do chọn đề tài:
Trên thực tế việc giảng dạy và huấn luyện ở các địa phương, các vùng
chưa đồng đều, đặc biệt là các vùng nông thôn – miền núi còn gặp nhiều khó
khăn. Cụ thể như ở trường chúng tôi: Là một trường mới thành lập nằm ở khu
vực miền núi cơ sở vật chất thiếu thốn về nhiều mặt, những phương tiện phục
vụ cho việc dạy và học môn giáo dục thể chất còn hạn chế, đội ngũ giáo viên
phụ trách môn học chủ yếu là kiêm nghiệm hoặc chưa qua đào tạo chuyên
ngành, cho nên hiệu quả và công tác giảng dạy và huấn luyện chưa cao.
Vì vậy việc học hỏi, tìm kiếm những phương tiện, phương pháp mới
trong công tác giảng dạy là việc làm cần thiết. Do đó chúng tôi mạnh dạn
chọn đề tài.
“Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng một số bài tập nhằm phát triển
sức mạnh tốc độ ở nội dung chạy 60m với nam học sinh lớp 8 trường
THCS Minh Thành – huyện Chơn Thành – tỉnh Bình Phước”.
* Mục đích nghiên cứu:
3
Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc
độ có hiệu quả nhằm nâng cao kết quả học tập ở nội dung chạy 60m cho nam
học sinh lớp 8 trường THCS Minh Thành – huyện Chơn Thành – tỉnh Bình
Phước. Đồng thời qua kết quả nghiên cứu trên làm cơ sở tham khảo cho công
tác giảng dạy và huấn luyện đội tuyển của trường.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này chúng tôi giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu những bài tập phát triển sức mạnh tốc độ
ở nội dung 60m cho nam học sinh lớp 8 trường THCS Minh Thành – huyện
Chơn Thành – tỉnh Bình Phước.
- Nhiệm vụ 2: Ứng dụng và đánh giá trong thực tiễn hiệu quả sử
dụng cá bài tập phát triển sức mạnh tốc độ ở nội dung chạy 60m của nam học
sinh lớp 8 trường THCS Minh Thành – huyện Chơn Thành – tỉnh Bình
Phước.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ CÔNG
TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT:
“Đảng và nhà Nước ta luôn quan tâm đến mục tiêu Giáo dục tồn diện cho
thế hệ trẻ, trong đó Đức – Trí – Thể – Mỹ được coi là vấn đề quan trọng nhằm
Giáo dục, hình thành nhân cách học sinh, sinh viên – những người chủ nhân
tương lai của đất nước, có phẩm chất cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất,
phong phú về thinh thần, trong sáng về đạo đức” (Nghị quyết TW4 khóa VII).
Trong văn kiện Đại hội Đảng khóa VII có nêu rõ “Giáo dục đào tạo cùng
với khoa học và công nghệ phải thực sự thành quốc sách hàng đầu, chuẩn bị
tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ 21” và khẳng định “Sự cường tráng
về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn quý để tạo ra
tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội, chăm lo cho con người về thể chất là
trách nhiệm của tồn xã hội, các cấp, các nghành, các đồn thể”.
Tiếp theo tại Đại hội Đảng khóa IX, Đảng lại một lần nữa khẳng định :
“Phát triển Giáo dục và đào tạo là một động lực quan trọng, thúc đẩy sự
nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực
con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và
bền vững”. Trong đó Đảng đưa ra chủ trương: Phát động phong trào tồn dân
tập luyện TDTT nâng cao sức khỏe và tầm vóc người Việt Nam; Phổ biến
rộng rãi kiến thức về tự bảo vệ sức khỏe. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ vận
động viên thể thao có thành tích cao. Đưa thể thao Việt Nam lên trình độ
chung trong khu vực Đông Nam Á và có nhiều thành tích cao trong nhiều
môn thi đấu.
Chỉ thị 36 CT/TW của Ban Bí thư TW Đảng: “Thực hiện Giáo dục thể
chất trong tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp
5
sống hằng ngày cho hầu hết học sinh, sinh viên và các tầng lớp dân cư trong
cả nước” .
Điều 41 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
cũng nêu rõ: “Việc dạy và học thể dục là bắt buộc trong nhà trường”. Tóm lại:
qua những chỉ thị của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục – Đào Tạo, chúng ta
thấy rằng các cấp chính quyền rất quan tâm đến công tác Giáo dục thể chất
nói riêng, của học sinh và của nhân dân nói chung, tạo những điều kiện thuận
lợi nhất để các em phát triển tồn diện về Đức – Trí – Thể – Mỹ, góp phần cải
tạo nòi giống, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ
Nghĩa.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU THỂ
LỰC HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THCS:
Ở Việt Nam từ những năm 1991, với chương trình học thể dục 2
tiết/tuần, áp dụng cho tất cả các học sinh phổ thông và những hoạt động
TDTT khác đã phần nào nâng cao được tầm quan trọng của Giáo dục thể chất
trong nhà trường, so với một số nước trên thế giới thì: Riêng ở nước Xã Hội
Chủ Nghĩa anh em CUBA, người ta rất đề cao thể dục thể thao. Hiến pháp
Nhà nước CUBA cũng quy định: “Thể thao với tất cả hình thức của nó, Giáo
6
dục thể chất và nghỉ ngơi là sự nghiệp quan trọng hàng đầu của dân tộc” cho
nên CUBA là một trong những cường quốc thể thao.
Theo đó thì ở nhiều nước, giờ học thể dục coi như là một bộ phận không
thể thiếu được trong nhà trường và nó được tiến hành không dưới 3 tiết / tuần.
Trong nhiều công trình nghiên cứu của các nước như Nga, Nhật, Đức,
Trung Quốc… thì kết quả cho thấy sự phát triển về thể lực trong nhân dân có
khuynh hướng ngày càng phát triển. Đó là những kết quả của những điều kiện
thuận lợi về dinh dưỡng, yếu tố môi trường, tập luyện TDTT…, và ngược lại
nếu như những điều kiện đó yếu đi thì thể lực có khuynh hướng ngược lại.
Qua nhiều năm nghiên cứu thực nghiệm, một số cán bộ khoa học việc
nghiên cứu khoa học TDTT Liên Xô (cũ) do X.X. Giosbenkốp phụ trách đã
đưa ra kết quả: “Kết quả học tập của nhóm học sinh tham gia tập luyện TDTT
tăng 12%, trong khi đó kết quả học tập của các em khác chỉ tăng 6%. Đáng
chú ý là hiện tượng mệt mỏi nhiều và kết quả học tập thường giảm sút ở cuối
kỳ và cuối năm học, không biểu hiện ở các em có tập luyện TDTT thường
xuyên và đầy đủ”. Người ta cũng nghiên cứu ảnh hưởng của từng môn thể
thao đối với năng lực trí óc của học sinh – sinh viên. Về mặt này, kết quả
nghiên cứu của V.M Smirnốp (năm 1968-1969) đã cho thấy các môn bóng,
sau đó là điền kinh và thể dục dụng cụ là những môn có hiệu quả tốt nhất
(giảm mệt mỏi, tăng năng lực lao động). Các môn khác cũng có tác dụng tốt
đối với năng lực lao động trí óc. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học của
các tác giả nước ngồi đã chứng minh rằng nguyên nhân chủ yếu gây ra học
tập kém của 100 học sinh thì 85 em là do sức khỏe kém và thể lực không đủ.
Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu khoa học của giáo sư Trịnh Trung
Hiền, Nguyễn Ngọc Can và bác sĩ Đinh Kỷ tại các trường cấp I, II, III Tán
Thuật – Kiến Xương – Tỉnh Thái Bình cũng có kết quả tương tự như trên và
điều lý thú hơn được khẳng định là các trường trên liên tục được công nhận là
7
trương tiên tiến tồn diện của cả tỉnh thì ngồi việc trò ngoan và giỏi thì còn là
nhờ có phong trào thể dục thể thao và vệ sinh tốt. Chính vì có thể dục thể thao
đã làm khởi sắc cho mọi hoạt động khác của trường. Ngồi việc đạt thành tích
trong học tập, học sinh ở đây có nhiều em khi tham gia quân đội đã được bố
trí vào các binh chủng đặc biệt như: Đặc Công, Tăng Thiết Giáp, Hải Quân,
Không Quân. Trường Tán Thuật đã được Nhà nước tạng huân chương lao
động vì có thành tích xuất sắc về giáo dục TDTT, trở thành lá cờ đầu của cả
nước.
Rất nhiều đề tài nghiên cứu trong những năm qua ở nước ta cũng đã đề
cập tới sự phát triển thể lực ở học sinh như :
- Nghiên cứu các chỉ tiêu hình thái và thể lực của học sinh
phổ thông ở tỉnh phía Bắc ( vụ TDTT – Bộ giáo dục năm 1968-1970).
- Đánh giá tình hình sức khỏe của học sinh (Cao Quốc Việt, Vũ Việt Bắc
năm 1972).
- Theo dõi và đánh giá tình hình phát triển thể lực của học sinh (Lê Đình
Du và cộng sự năm 1973).
- Điều tra thể chất của học sinh THPT (Lê Bửu, Lê Văn Lẫm, Bùi Thị
Hiếu và cộng sự năm 1975).
- Nghiên cứu về sự phát triển thể chất của học sinh Việt Nam từ 07 đến
17 tuổi (Phan Hồng Minh năm 1980).
Nghiên cứu về năng lực thể chất của người Việt Nam từ 05 đến 18 tuổi
(Nguyễn Kim Minh năm 1981-1986).
- Những đề tài nghiên cứu xây dựng và hồn thiện chương trình, nội dung,
phương pháp giáo dục thể chất trong nhà trường THCS, đặc biệt là công trình
nghiên cứu về chương trình giảng dạy thể dục của Trần Đình Lâm, Trịnh
Trung Hiếu, Vũ Huyến năm 1978-1985.
8
1.3. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA GDTC ĐỐI VỚI HỌC SINH CÁC
TRƯỜNG THCS:
Phát triển thể chất là một trong những nhân tố quan trọng trong hệ thống
giáo dục con người phát triển tồn diện. Với học sinh phổ thông đây là giai
đoạn chuẩn bị về mặt thể lực, trí tuệ, tinh thần để các em bước vào cuộc sống.
Mục đích của giáo dục thể chất ở lúa tuổi này là nhằm hồn thiện về cấu
trúc và chức năng cơ thể để các em phát triển thành con người tồn diện. Mặt
khác, giáo dục thể chất còn giáo dục các em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, bồi
dưỡng tinh thần tập thể, ý thức tổ chức, kỷ luật và tác phong làm việc, giáo
dục thể chất còn tạo điều kiện để các em hăng hái tập luyện từ dó phát triển
nhân tài thể thao.
Tác dụng của giáo dục thể chất là rất lớn, nó không những đem lại sức
khỏe cho học sinh mà còn góp phần đào tạo con người phát triển tồn diện.
Cho nên giáo dục thể chất không thể thiếu trong nhà trường phổ thông.
Ở lứa tuổi lớp 8 khả năng nhận biết cấu trúc động tác và tái hiện chính
xác hoạt động vận động được nâng cao, hệ thống thần kinh trung ương đã khá
hồn tồn thiện, nhưng hoạt động phân tích của não về tri giác có định hướng
sâu sắc hơn. Đặc biệt là cảm giác bản thân. Trong điều khiển động tác, khả
năng nhận biết chính xác về không gian của học sinh nam đạt mức cao nhất.
Các em học sinh đã có thể thực hiện những bài tập khá đầy đủ, chỉ qua
lời nói của giáo viên, biết xác định những khâu then chốt, quyết định trong
9
một bài tập, chỉ ra khá rõ những sai sót của bạn khác hoặc chính bản thân
mình. Ngồi ra các em còn chịu khó tìm sách báo có liên quan đến bộ môn
mình ưa thích, về thể lực ở lứa tuổi này đã phát triển tương đối hồn chỉnh,
chức năng sinh lý tương đối ổn định, khả năng hoạt động của các cơ quan, bộ
phận cơ thể cũng được nâng lên cao hơn.
Vì vậy trong việc giáo dục thể chất cần phải phân biệt tính chất, cường
độ, khối lượng tập luyện sao cho phù hợp để tạo điều kiện cho cơ thể phát
triển một cách tồn diện và cân đối.
Về mặt tâm lý thì các em muốn tỏ ra mình là người lớn, muốn được mọi
người tôn trọng mình, đã có những hiểu biết nhất định, có khả năng phân tích
tổng hợp hơn, muốn hiểu biết nhiều, ưa hoạt động, có nhiều hồi bão, nhưng
cũng có nhiều nhược điểm, thiếu kinh nghiệm …
Việc giáo dục đã phát triển các tố chất thể lực cho các em, đòi hỏi phải
có phương pháp sư phạm nghiêm khắc, bởi vì các tố chất thể lực phát triển
đúng đắn ở thời kỳ này sẽ ảnh hưởng tốt đến sức khỏe lâu dài và khả năng
vận động sau này của các em là chủ nhân tương lai của đất nước.
Tố chất thể lực là năng lực cơ bản của cơ thể con người như: sức mạnh,
sức nhanh, sự khéo léo, mềm dẻo, sự phát triển thể lực thay đổi tùy theo lứa
tuổi.
Vấn đề phát triển sức mạnh, ở lứa tuổi này khá thuận lợi vì các cơ dễ
biến đổi, hệ thần kinh điều hòa tốt, khả năng co duỗi và khả năng thả lỏng cơ
cao, các cơ quan vận động có thể chịu đựng được những vận động tĩnh, hoạt
động khá lớn.
Nếu được tập luyện đầy đủ, có hệ thống thì các em có thể tập cử tạ được
những bài tập có khối lượng tạ nặng hơn bản thân nên trong khi tập luyện có
thể dùng những bài tập tương đối lớn cho các bài tập về mang vác, có sức đối
kháng của đồng đội hay các bài tập khắc phục trọng lượng của bản thân, tuy
10
nhiên cần lưu ý đến nguyên tắc vừa sức và được khởi động tốt trước khi tập
luyện.
Trong các bài tập mang vác nặng, đòi hỏi phải tăng tốc độ để có hiệu quả
cao nhất, tuy nhiên vẫn cần những bài tập phát triển trọng lượng cho các cơ
nở nang, tập với tốc độ nhịp điệu đều.
Khi rèn luyện sức mạnh, ở lứa tuổi này cần chú ý đến nhóm cơ bụng,
lưng hông và cách thở hợp lý lúc gắng sức. Nên tránh tập với dụng cụ có
trọng lượng quá nặng và các hoạt động gây chấn động quá mạnh, phải tập cho
các em biết thả lỏng cơ bắp để dần dần có khả năng tập trung sức mạnh khi
cần thiết, vừa tiết kiệm sức, vừa nhanh chóng hồi phục.
Sức mạnh lớn hay bé phụ thuộc vào tiết diện ngang sinh lý của cơ. Ở lứa
tuổi này, sức mạnh của nam tăng lên nhanh chóng, do đó việc giảng dạy và
huấn luyện cần chú ý đến tố chất phát triển sức mạnh.
Vấn đề phát triển sức nhanh, ở lứa tuổi này phát triển rất khó và chậm
hơn so với tuổi thiếu niên, nhi đồng. Ngồi vấn đề sức nhanh, trong phản ứng
phụ thuộc rất nhiều đến hệ thần kinh mang tính di truyền, nên phải tập với các
bài tập riêng biệt mới mong phát triển sức nhanh được. Cách có hiệu quả nhất
là tập chạy xuất phát, tập các môn bóng và những trò chơi vận động có nhiều
động tác khác nhau.
Phát triển độ dẻo, khéo léo, linh hoạt cho các em cũng là vấn đề quan
trọng, nhưng ở lứa tuổi này đã chựng lại, mức phát triển cao nhất của tố chất
này là ở lứa tuổi từ 11 – 13, tuy nhiên nếu không tập luyện các bài tập phát
triển tố chất này thì sẽ bị giảm sút nhanh chóng làm ảnh hưởng đến các tố
chất khác.
* Tóm lại: Ở lứa tuổi này chúng ta cần nhớ là quá trình tăng trưởng cơ
thể của các em còn chưa kết thúc, ở đa số các em thì quá trình hưng phấn
mạnh hơn ức chế, cần phải biết khuyên nhủ, góp ý, giải thích để các em hiểu
11
biết, tránh tình trạng lúc thì tích cực, hăng hái, lúc thì tiêu cực, chán nản,
lượng vận động áp dụng cho những buổi tập kéo dài không nên quá 80 – 85%
mức thi đấu trung bình.
1.4. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỂ LỰC HỌC
SINH THCS:
* Chế độ dinh dưỡng:
- Các chất bột:
+ Cung cấp từ 55- 60% tổng năng lượng hằng ngày.
+ Bao gồm chủ yếu là các chất bột, đường hấp thụ chậm như các loại trái
cây, khoai củ và các chất bột như: Cơm, bánh mì, đậu,…. Các loại đường hấp
thụ chậm giữ vài trò “năng lượng dự trữ” khi cần gắng sức với cường độ cao.
Trong khi gắng sức kéo dài nếu nguồn nước và đường đều đặn mỗi 20 phút
sẽ giúp duy trì lượng đường huyết và giảm được sự huy động Glycogen từ các
cơ. Sau khi gắng sức, các loại đường hấp thụ chậm sẽ hiệu quả, khả năng làm
tiết Isolin ít.
+ Cách sử dụng đường trong giai đoạn hoạt động TDTT:
Trước khi gắng sức: các loại đường hấp thụ chậm từ 2 – 3 giờ trước đó.
Trong khi gắng sưc kéo dài: Nước, các loại đường đơn, đường fructose.
Sau khi gắng sức: Các đường hấp thụ chậm sau 36 – 48 giờ.
- Chất đạm:
+ Hoạt động thể lực thường cần thêm một lượng đạm để tổng hợp các
mô của cơ bắp do tăng sự chuyển hóa và ra nhiều mồ hôi.
+ Cung cấp từ 10 – 15% tổng năng lượng trong ngày.
+ Nhu cầu: Từ 1,2% - 1,5% kg/ngày, có thể tăng lên trong các loại hình
thể thao nặng (đẩy tạ…)
+ Nên có sự cân bằng giữa các chất đạm động vật và các chất đạm thực
vật.
12
- Các chất béo:
+ Cung cấp từ 25 – 30% tổng năng lượng trong ngày.
- Nhu cầu nước:
+ Nhu cầu nước: 1ml/Kcal tiêu hao. Do đó nếu nhu cầu là 3500 kcal,
lượng nước cần thiết phải là 3.5l (3/4 là nước uống, 1/4 là nước trong thức
ăn).
+ Nếu uống từng lượng nhỏ, 150ml mỗi 15 – 30 phút trước, trong và sau
khi gắng sức dưới dạng nước thiên nhiên có ít đường.
- Các chất khống:
+ Dinh dưỡng cân bằng sẽ đáp ứng đủ các nhu cầu về chất khống:
Sodium, Potassium, Chlore, Caleium. Vì trong mồ hôi chỉ chứa ít Sodium nên
với cường độ gắng sức trung bình, không cần bổ sung các chất điện giải.
Ngược lại, cần phải bù trong các cuộc thi đấu kéo dài trong môi trường nóng
bức.
- Các vitamin và các chất dinh dưỡng:
+ Các nhu cầu các vi chất dinh dưỡng có tăng lên. Có nhiều nguyên nhân
làm tăng nhu cầu các vitamin và các vi chất dinh dưỡng, chế độ ăn mất cân
đối, ăn nhiều chất bột đường và chất đạm hơn, sự phát triển của các khối cơ
…
+ Có thể bổ sung bằng các viên Multivitamin. Nhưng cần phải giải thích
cho các em hiểu rõ là việc bổ sung vitamin không có nghĩa là thành tích thể
thao sẽ tăng lên nếu các em không tập luyện.
+ Chất sắt: Nhu cầu 15 -20 mg/ ngày, hơi cao hơn các em không chơi thể
thao (10 - 12 mg/ ngày).
+ Kẽm: 5 mg/ngày trong 15 ngày.
13
+ Selenium: 100 mg/ngày trong 15 ngày.
* Tóm lại: Các em học sinh cần có một chế độ ăn cân bằng cả về chất
lẫn về lượng phân bố một cách hợp lý trong ngày.
* Tập luyện thể dục thể thao:
Tập luyện TDTT giúp ta duy trì và phát triển thể lực, phòng chống các
loại bệnh khác nhau.
Tập luyện TDTT phải dựa trên những nguyên tắc về giáo dục nói chung
và giáo dục TDTT nói riêng.
- Nguyên tắc hệ thống:
Tập luyện thường xuyên, đúng mức bao giờ cũng mang lại hiệu quả tốt
so với việc tập luyện thất thường.
Khi ngừng luyện tập trong một thời gian các mối liên hệ phản xạ có điều
kiện vừa xuất hiện sẽ bị dập tắt, mức độ phát triển các hệ thống cơ quan và cơ
bắp cũng giảm xuống. Trong điều kiện này khi tham gia tập luyện trở lại
người tập thường xuyên cảm thấy khó khăn và dễ xảy ra chấn thương, hoặc
mệt mỏi quá độ khi gắng sức. Tập luyện liên tục và có hệ thống sẽ góp phần
củng cố các động tác cũ, phát triển và hồn thiện các bài tập mới sẽ dễ dàng
hơn. Đây là nguyên tắc quan trọng nhất đối với các em học sinh.
Không tuân thủ theo nguyên tắc tập luyện này sẽ không thể hình thành và
củng cố chắc chắn các động tác cũng như phát triển các tố chất thể lực.
- Nguyên tắc tập luyện tăng dần:
Giáo dục thể chất là một quá trình luôn luôn vận động. Trong quá trình
vận động đó các tố chất thể lực được phát triển dần dần từ buổi tập này sang
buổi tập khác thông qua các bài tập được thực hiện từ dễ đến khó, từ đơn giản
đến phức tạp. Từ nhẹ đến nặng. Tập luyện theo nguyên tắc này nhằm mục
đích để cơ thể dần dần tiếp thu được các kỹ thuật và khối lượng, cường độ
vận động.
14
- Nguyên tắc tập luyện theo đặc điểm cá nhân:
Thực hiện tốt và chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc này tạo ra những
tiền đề cần thiết cho từng cá nhân để động viên và thúc đẩy họ tập luyện theo
khả năng, nhằm phát triển thể lực, nâng cao thành tích của bản thân. Để thực
hiện tốt nguyên tắc này cần:
+ Căn cứ vào tình trạng sức khỏe người tập
+ Căn cứ vào đặc điểm giới tính: lứa tuổi từ 12 – 15 tuổi về mặt sinh lý
giải phẫu có sự khác nhau rõ rệt, vì vậy trong tập luyện cần phải có các nội
dung phù hợp hơn.
+ Căn cứ vào tuổi tác: Ở lứa tuổi thiếu niên cần áp dụng các bài tập giúp
cơ thể phát triển một các tồn diện, thể lực, kỹ thuật, và ý chí
* Tóm lại: Tập luyện TDTT thường xuyên và có khoa học sẽ làm cho
các bộ máy, cơ quan trong cơ thể vững vàng hơn, từ đó chức năng sinh lý của
từng bộ phận trong cơ thể sẽ được nâng cao.
* Yếu tố môi trường:
Điều kiện khí hậu khắc nghiệt thường có những ảnh hưởng nhất định đối
với hiệu quả luyện tập TDTT.
Tập luyện trong điều kiện khí hậu nóng ẩm làm căng bộ máy điều nhiệt
của cơ thể. Do cường độ tạo nhiệt và thải nhiệt lớn dẫn đến hoạt động căng
thẳng của hệ thống tuần hồn. Trong điều kiện nóng ẩm, sự phân bổ máu trong
cơ thể sẽ có những thay đổi. Dẫn các mạch máu của da làm tăng khối lượng
mạch máu vùng ngoại biên và kết quả là tăng quá trình giải nhiệt bằng con
đường mồ hôi.
Tập luyện trong điều kiện này, hệ thống tuần hồn bị quá tải do phải cung
cấp một lượng máu lớn cho các cơ hoạt động và da. Tập luyện dễ gây mệt
mỏi và cứ tiếp tục duy trì tập luyện cơ thể xuất hiện tình trạng kiệt sức do
nhiệt. Trong trạng thái này, do mất nhiều nước và muối khống, người tập cảm
15
thấy yếu với các biểu hiện như: chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu, mạch nhanh,
tình trạng yếu ớt, có thể mạch cấp. Da sờ thấy lạnh và ướt, mồ hôi ra nhiều,
giảm huyết áp. Trầm trọng hơn có thể xuất hiện tình trạng say nóng với các
biểu hiện như: da khô và nóng, ngừng tiết mồ hôi, nhiệt độ cơ thể cao, có thể
co giật hoặc ngất.
Tập luyện trong điều kiện khí hậu lạnh thường là dễ chịu hơn so với
nóng ẩm do hệ thống tạo nhiệt hoạt động mạnh và hiệu quả, quá trình điều
nhiệt diễn ra dễ dàng.
* Sân bãi và dụng cụ tập luyện:
Sân bãi, dụng cụ TDTT là phương tiện tập luyện của học sinh tham gia
hoạt động TDTT. TDTT càng phát triển thì tính hiện đại, khoa học về sân bãi,
dụng cụ càng phát triển và đa dạng.
Dụng cụ sân bãi TDTT là yếu tố quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả
tập luyện, nâng cao thành tích, mặt khác ảnh hưởng trực tiếp tới thể lực học
sinh.
1.5. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở VIỆT NAM:
Trong nhiều năm qua, Nhà nước luôn luôn phát động phong trào chăm
sóc sức khỏe cho học sinh đã thu được một số kết quả nhất định, nhưng vẫn
còn hạn chế so với yêu cầu của công cuộc đổi mới xây dựng đất nước trong
giai đoạn hiện nay có nhiều nguyên nhân:
- Nguyên nhân chủ yếu là vấn đề tư tưởng văn hóa, là quan trọng còn
TDTT chỉ là vấn đề thứ yếu “đầu óc ngu si tứ chi phát triển”.
- Quan niệm về “giáo dục tồn diện” chưa được hiểu đúng và vì vấn đề
học văn hóa ngày càng nặng cho học sinh, nhất là lý thuyết làm cho học sinh
không còn thời gian để tham gia các hoạt động TDTT ngồi giờ và cả trong giờ
học, học sinh chỉ học thể dục là để đối phó mà thôi, điều kiện cơ sở vật chất
làm ảnh hưởng một phần đến tinh thần và thái độ tập luyện của học sinh.
16
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để giải quết các nhiệm vụ trên, chúng tôi áp dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
2.1.1. Phương pháp tham khảo và tổng hợp tài liệu có liên quan:
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên
cứu mang tính lý luận và sư phạm. Ngồi nguồn tài liệu ghi chép trong quá
trình học tập và thu thập có liên quan trong các tạp chí, ấn phẩm…, chúng tôi
còn nghiên cứu một số sách chuyên môn có liên quan đến đề tài như:
Sách kỹ thuật và luật điền kinh, thống kê tốn, hình thái học, lý luận và
phương pháp giáo dục thể chất, sinh lý TDTT…
Áp dụng phương pháp này nhằm mục đích xây dựng cơ sở lý luận của đề
tài, chọn phương pháp nghiên cứu lựa chọn các chỉ tiêu, bài tập cho phù hợp
với đề tài.
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn:
Sử dụng phương pháp phỏng vấn mục đích tổng hợp các kiến thức và
kinh nghiệm từ thực tiễn giảng dạy và huấn luyện của giáo viên, huấn luyện
viên, các nhà chuyên môn thông qua phỏng vấn bằng phiếu hỏi, các câu hỏi
được phân loại theo mức độ quan trọng của từng test đánh giá, từng bài tập
(thường xuyên sử dụng, có sử dụng và ít sử dụng) nhằm tìm hiểu thực trạng
việc sử dụng các bài tập trong giảng dạy sức mạnh tốc độ ở nội dung chạy
60m cho nam học sinh lớp 8.
2.1.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm:
17
Dựa trên kết quả xử lý từ phiếu phỏng vấn gián tiếp chúng tôi đã chọn
được các test có khả năng đánh giá sức nhanh ở đối tượng nghiên cứu. Đó là
các test sau:
2.1.3.1. Chạy 30m tốc độ cao (giây):
- Mục đích: Dùng đánh giá sức nhanh, sức mạnh tốc độ .
- Dụng cụ sân bãi: Đường chạy đất nện, đồng hồ bấm giờ điện tử Casio
(Nhật) có độ chính xác 1/100 giây, cờ, giấy bút ghi chép.
- Phương pháp kiểm tra và công nhận thành tích: Người được kiểm tra
đứng ở tư thế xuất phát cao, sau khi nghe lệnh “xuất phát” thì nhanh chóng
rời khỏi vạch xuất phát và chạy nhanh về đích. Thành tích được tính từ điểm
phất cờ đến diểm người chạy chạm dây đích (30 mét). Kết quả đo được tính
bằng giây. Mỗi học sinh thực hiện 2 lần và lấy lần chạy có thành tích tốt nhất.
Người kiểm tra được nghỉ đầy đủ giữa 2 lần chạy.
2.1.3.2. Bật xa tại chỗ (cm):
- Mục đích: Dùng để đánh giá sức mạnh bột phát của các nhóm cơ chi
dưới, cơ lưng.
- Dụng cụ sân bãi: Thước dây bằng sắt, đơn vị tính bằng centimet, hố cát,
giấy bút ghi chép.
15m
30m
Ñieåm phaát côø Ñích
18
- Phương pháp kiểm tra và công nhận thành tích: Người thực hiện đứng
sau vạch giậm nhảy, hai châm rộng khoảng bằng vai, 2 tay để thả lỏng, hơi
khuỵu gối, sau đó hai tay vung lên cao, xuống dưới, ra sau để tạo đà và bật
nhảy về phía trước càng xa càng tốt, rơi hai chân xuống hố cát và đổ người về
phía trước (không đổ hoặc bước về phía sau). Thành tích được tính là khoảng
cách từ vạch giậm nhảy đến điểm gót chân chạm đất gần vạch giậm nhảy
nhất. Người kiểm tra được thực hiện 2 lần, lấy thành tích ở lần bật xa nhất.
Người kiểm tra được nghỉ đầy đủ giữa 2 lần bật.
2.1.3.3. Chạy 60 mét xuất phát cao :
- Mục đích: Dùng để đánh giá sức mạnh – tốc độ.
- Dụng cụ sân bãi: Đường chạy đất nện, đồng hồ bấm giờ điện tử Casio
(Nhật) có độ chính xác 1/100 giây, cờ, giấy bút ghi chép, ván phát lệnh.
- Phương pháp kiểm tra và công nhận thành tích: Người được kiểm tra
đứng sau vạch xuất phát, chân thuận đứng sau, người hơi đổ về trước, khi có
lệnh chạy (Ván phát lệnh) người được kiểm tra nhanh chóng xuất phát chạy
nhanh về đích. Thành tích được tính từ vạch xuất phát đến điểm đích (60m).
Kết quả tính bằng giây, mỗi học sinh chỉ chạy một lần.
2.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm :
Phương pháp thực nghiệm sư phạm được sử dụng nhằm mục đích đưa
các nhân tố mới cần nghiên cứu vào thực tiễn giáo dục, qua thực nghiệm góp
phần làm sáng tỏ những yếu tố tác động trực tiếp (yếu tố thực nghiệm) tới kết
quả tập luyện của đối tượng trong nghiên cứu. Đây chính là điều kiện cần
thiết để giải quyết nhiệm vụ 3 và mục đích cuối cùng do đề tài đặt ra.
- Để kiểm nghiệm trong thực tiễn hệ thống bài tập phát triển sức mạnh
tốc độ ở nội dung chạy 60m cho đối tượng nam học sinh, chúng tôi tiến hành
thực nghiệm trên 2 nhóm đối tượng theo qui ước sau:
19
+ Nhóm thực nghiêm (A):Gồm các nam học sinh được chọn ngẫu nhiên.
Ở nội dung chạy 60m các em học theo chương trình do chúng tôi biên soạn,
các môn khác của chương trình các em học bình thường như nam học sinh ở
nhóm đối chứng, thời gian tập luyện giống như nhóm đối chứng mỗi tuần 2
buổi, mỗi buổi 1 tiết.
+ Nhóm đối chứng (B): Cũng gồm các nam học sinh được chọn ngẫu
nhiên, ở nội dung chạy 60m các em học theo chương trình hiện hữu do ngành
biên soạn, thời gian tập luyện mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi 1 tiết.
Trước thực nghiệm cả hai nhóm đều được kiểm tra để xác định trình độ
ban đầu.
Sau 16 tuần học tập chúng tôi tiến hành khảo sát các chỉ tiêu trên để tìm
hểu mức độ phát triển các tố chất thể lực cơ bản và thành tích nhảy xa ở hai
nhóm đối tượng nghiên cứu nhằm xác định tác dụng của hệ thống bài tập phát
triển sức nhanh ở nội dung chạy 60m, bằng cách so sánh kết quả trước và sau
thực nghiệm của hai nhóm để làm sáng tỏ hiệu quả của các bài tập đã được
lựa chọn.
2.1.5. Phương pháp thống kê tốn:
Các phương pháp tính tốn trong đề tài được xử lý bằng chương trình xử
lý bản tính Microsoft Excel. Các phương pháp ước lượng một số tham số đặc
trưng tính chất của luật phân phối chuẩn thường dùng như:
- Số trung bình cộng (
X
): Trung bình cộng là tỷ số giữa tổng lượng trị
số các cá thể với tổng số các cá thể của đối tượng quan sát, được tính theo
công thức:
1
n
i
i
X
n
X
=
=
∑
Trong đó: ∑: là ký hiệu tổng.
20
X
: là giá trị trung bình
X
i
: là giá trị quan sát thứ i.
n : là tổng số cá thể được quan sát.
- Độ lệch chuẩn (
δ
): Độ lệch chuẩn nói lên mức độ phân tán hay tập
trung của các trị số X
i
xung quanh giá trị trung bình, được tính theo công thức
(khi n
≥
30 ):
( )
2
1
n
i
i
X
X X
n
δ
=
−
=
∑
Trong đó:
X
δ
là độ lệch chuẩn.
- Hệ số biến thiên (
C
V
%): Hệ số biến thiên là tỷ lệ phần trăm giữa độ
lệch chuẩn và trung bình cộng, được tính theo công thức:
100%
X
C
x
V
δ
= ×
Trong đó: V% là hệ số biến thiên.
- Sai số tương đối (
ε
): Chỉ số ε là chỉ số đánh giá về tính đại diện của số
trung bình mẫu đối với số trung bình tổng thể.
05
x
t
x
δ
ε
×
=
Trong đó:
x
δ
là sai số chuẩn của số trung bình và được tính theo công
thức:
21
x
x
n
δ
δ
=
t
05
: giá trị giới hạn chỉ số t – student ứng với xác suất P = 0.05.
- Nhịp độ tăng trưởng (W): Nhịp độ tăng trưởng của các chỉ tiêu là tỷ lệ
gia tăng theo phần trăm giữa lần đo thứ hai và lần đo thứ nhất trên cùng một
đối tượng và được tính theo công thức của S. Brody (1927):
2 1
1 2
( )100
%
0,5( )
V V
W
V V
−
=
+
Trong đó: W: là nhịp độ tăng trưởng (%)
V
1
: là mức ban đầu của chỉ tiêu quan sát
V
2
: là mức lần sau của chỉ tiêu quan sát
0,5 và 100 là hằng số
- Chỉ số t – student: Là chỉ số dùng so sánh hai số trung bình quan sát
của 2 mẫu độc lập
30n ≥
1 2
2 2
1 2
1 2
X X
t
n n
δ δ
−
=
+
Trong đó:
1 2
,x x
: là giá trị trung bình của hai tập hợp mẫu tương ứng 1 và 2
1 2
,n n
: là các số cá thể được quan sát của hai tập hợp mẫu tương ứng 1 và
2
22
2.2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU:
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Là các bài tập đã được chọn lựa và đưa vào thực nghiệm cho nhóm 50
em học sinh được chọn để thực nghiệm nhằm đánh giá sự phát triển sức mạnh
tốc độ cho nam học sinh lớp 8 trường trung học cơ sở Minh Thành – huyện
Chơn Thành – tỉnh Bình Phước.
2.2.2. Khách thể nghiên cứu:
Sau khi xác định được các nhiệm vụ nghiên cứu, căn cứ vào thời gian và
chương trình học tập của các em học sinh lớp 8 Trường THCS Minh Thành –
huyện Chơn Thành – tỉnh Bình Phước. Đề tài đã chọn 100 em nam học sinh
Trường THCS Minh Thành – huyện Chơn Thành – tỉnh Bình Phước (lứa tuổi
14) chia làm 2 nhóm gồm 50 em nhóm thực nghiệm và 50 em nhóm đối
chứng.
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu:
- Trường Đại học Sư phạm TDTT Tp. Hồ Chí Minh.
- Trường THCS Minh Thành – huyện Chơn Thành – tỉnh Bình Phước.
23
2.2.4. Thời gian thực hiện đề tài:
Đề tài được tiến hành từ ngày 01/06/2007 đến ngày 01/08/2008 với các
công việc cụ thể như sau:
STT NỘI DUNG THỰC HIỆN THỜI GIAN
NGƯỜI
THỰC HIỆN
ĐỊA ĐIỂM
NGHIÊN CỨU
1
Đọc và thu thập tài liệu liên
quan đến đề tài nghiên cứu
6-7/2007 Hồng - Hậu
Trường SĐSP
TDTT TP. HCM
2 Viết và bảo vệ đề cương 8/2007 Hồng - Hậu
Trường SĐSP
TDTT TP. HCM
3
Thu thập và sử lý số liệu lần
1, tiến hành thực nghiệm sư
phạm
15/9/2007-
25/01/2007
Hồng - Hậu
Trường THCS
Minh Thành
4 Thu thập xử lý số liệu lần 2 26-30/01/2008 Hồng - Hậu
Trường THCS
Minh Thành
5
Viết chương phương pháp
và tổng quan
1-30/6/2008 Hồng - Hậu
Trường ĐHSP
TDTT TP. HCM
6 Viết sơ thảo luận văn 1-15/7/2008 Hồng - Hậu
Trường ĐHSP
TDTT TP. HCM
7 Trình thầy hướng dẫn. 16-30/7/2008 Hồng - Hậu
Trường ĐHSP
TDTT TP. HCM
8
Hồn chỉnh luận văn, viết
phần tóm tắt.
1-10/8/2008 Hồng - Hậu
Trường ĐHSP
TDTT TP. HCM
9
Nộp luận văn và báo cáo
trước hội đồng khoa học
20/8/2008 Hồng - Hậu
Trường ĐHSP
TDTT TP. HCM
24
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. NGHIÊN CỨU NHỮNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC
ĐỘ Ở NỘI DUNG CHẠY 60M CHO NAM HỌC SINH LỚP 8 TRƯỜNG
THCS MINH THÀNH – HUYỆN CHƠN THÀNH – TỈNH BÌNH PHƯỚC:
3.1.1. Tìm hiểu các test đánh giá sức mạnh tốc độ ở nội dung
chạy 60m cho nam học sinh lớp 8 THCS Minh Thành – huyện Chơn
Thành – tỉnh Bình Phước:
Trong giảng dạy và huấn luyện để biết được năng lực của đối tượng
người giáo viên có nhiều cách, một trong những cơ sở để biết chính xác năng
lực của đối tượng là thông qua các test đánh giá trình độ sức lực vấn đề đầu
tiên đặt ra trước nhà nghiên cứu, hay huấn luyện viên hoặc nhà sư phạm là
phải có các test đánh giá. Để giải quyết vấn đề trên, chúng tôi tiến hành theo
các bước sau:
Bước 1: Thu thập, thống kê tìm hiểu từ các chuyên gia, huấn luyện viên
chạy cự ly ngắn các test đã được sử dụng để đánh giá phát triển sức mạnh tốc
độ ở nội dung chạy 60m. Chúng tôi đã tập hợp được các test sau:
- Chạy 30m xuất phát cao (s)
- Chạy 30m tốc độ cao (s)
25
- Chạy 50m xuất phát cao (s)
- Chạy 100m xuất phát thấp (s)
- Bật xa 3 bước đổi chân (m)
- Bật xa tại chỗ (cm)
- Bật cao tại chỗ (cm)
- Bật cóc 30m (s)
Bước 2: Với mục đích lựa chọn một cách khoa học, khách quan và chính
xác các bài tập đánh giá sự phát triển thể lực trong điền kinh, chúng tôi đã
tổng hợp được 8 test đánh giá trên, tuy nhiên để đảm bảo tính khách quan cho
đề tài chúng tôi đã lập phiếu và tiến hành phỏng vấn 1 lần với 30 giáo viên
đang trực tiếp giảng dạy môn thể dục trong các trường trung học cơ sở ở hai
huyện Chơn Thành và huyện Bình Long trong đó có một phần ba giáo viên
thâm niên công tác trên 20 năm giảng dạy và làm công tác huấn luyện, để
mang tính khách quan và độ tin cậy làm cơ sở cho quá trình thực nghiệm.
* Cách trả lời phiếu phỏng vấn theo 3 mức:
- Thường xuyên sử dụng: 3 điểm
- Có sử dụng: 2 điểm
- Ít sử dụng: 1 điểm
Vấn đề đặt ra là lựa chọn những test nào qua kết quả phỏng vấn? Theo
những nhà nghiên cứu đi trước, những test được lựa chọn là những test có sự
tán đồng ít nhất từ 70 điểm trở lên ở mức thường xuyên sử dụng. Thống nhất
với quan điểm đó ở mức tán đồng thường xuyên sử dụng, chúng tôi chọn
được 03 test đánh giá sức mạnh tốc độ ở nội dung chạy 60m có số điểm