Tải bản đầy đủ (.doc) (144 trang)

Xây dựng biểu sinh khối và biểu dự trữ các bon cho rừng tràm (Melaleuca cajuputi) từ 210 tuổi ở khu vực Thạnh Hóa tỉnh Long An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 144 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình
nào khác.
Người cam đoan
Lê Anh Tuấn
LỜI NÓI ĐẦU
Để hoàn thành chương trình đào tạo cao học chuyên ngành Quản lý Tài
nguyên rừng và Môi trường tại trường Đại học Lâm nghiệp, nhằm vận dụng kiến
thức đã được học vào thực tiễn nghiên cứu khoa học, được sự nhất trí của trường
Đại học Lâm nghiệp, khoa Đào tạo Sau đại học, tôi thực hiện đề tài:
“Xây dựng biểu sinh khối và biểu dự trữ các bon cho rừng tràm (Melaleuca
cajuputi) từ 2-10 tuổi ở khu vực Thạnh Hóa tỉnh Long An”
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong và ngoài trường
Đại học Lâm nghiệp đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn tôi trong trong quá trình học tập
và thực tập làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Phó Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn
Văn Thêm trường Đại học Nông lâm TPHCM là người nhóm nhen ý tưởng luận văn và
tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban quản lý rừng Thạnh Hóa, hạt kiểm lâm
huyện Thạnh Hóa, UBND xã Thạnh Hóa, các cơ quan ban ngành trong tỉnh Long
An đã gúp đỡ và cung cấp số liệu tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi hoàn thành
đề tài tốt nghiệp này.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, song do thời gian có hạn, năng lực bản
thân cũng như các thông tin về đối tượng nghiên cứu còn nhiều hạn chế, nên luận
văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
WWF Tổ chức động vật hoang dã
WMO Khí tượng Thế giới


UNEP Chương trình Môi trường Liên hợp quốc
C Carbon – cacbon
CO 2 Carbon dioxide – các bon níc
M Trữ lượng rừng
N : Number – Số cây
CMI : Thị trường cacbon
CER : Chứng chỉ giảm phát thải
A tuổi rừng (năm)
IPCC Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
UNFCCC Công ước khung của Liên hợp Quốc về biến đổi khí hậu
CDM Cơ chế Phát triển sạch
ET Cơ chế Mua bán phát thải
JI Cơ chế Đồng thực hiện
JIFPRO Trung tâm Hợp tác Quốc tế và xúc tiến Lâm nghiệp Nhật Bản
NIRI Viện nghiên cứu Nissho Iwai - Nhật Bản
P Sinh khối
P
tươi
Sinh khối tươi
Ct Lượng các bon hấp thụ có trong thân cây
Cc Lượng các bon hấp thụ có trong cành cây
C
L
Lượng các bon hấp thụ có trong lá cây
Cr Lượng các bon hấp thụ có trong rễ cây
Cv Lượng các bon hấp thụ có trong vỏ cây
SK
tươi
Sinh khối tươi
SK

k
Sinh khối khô
D
cv
cấp đường kính thân cây cả vỏ
TSK
t
, SKT
t
,
SKC
t
và SKL
t
Bộ phận sinh khối tươi
TSK
k
, SKT
k
,
SKC
k
và SKL
k
Bộ phận sinh khối khô
H(m) Chiều cao thân cây
ZB
(t)
Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm của tổng sinh khối
tươi

ΔB
(t)
Lượng tăng trưởng trung bình năm của tổng sinh khối tươi
PB
(t)
Suất tăng trưởng tổng sinh khối tươi
ZB
(k)
Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm của tổng sinh khối
khô
ΔB
(k)
Lượng tăng trưởng trung bình năm của tổng sinh khối khô
N/ha Mật độ bình quân
D
cv
, cm
Đường kính bình quân cả vỏ
A
tt
Tuổi thành thục
ZB’
(t)
Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm của sinh khối thân
tươi
ΔB’
(t)
Lượng tăng trưởng trung bình năm của sinh khối thân tươi
PB’
(t)

Suất tăng trưởng sinh khối thân tươi
MỤC LỤC
Trang
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới 3
1.2. Ở Việt Nam 6
1.3. Thảo luận chung 12
Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, GIỚI HẠN, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu 14
2.2. Đối tượng nghiên cứu 14
2.3. Nội dung nghiên cứu 14
2.4. Giới hạn nghiên cứu 15
2.4. Phương pháp nghiên cứu 15
Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên 23
3.2. Tài nguyên thiên nhiên 24
3.3. Nhận xét chung 26
Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của rừng tràm cajuputi 29
4.2. Xây dựng mô hình sinh khối tươi của cây tràm cajuputi 29
4.3. Xây dựng mô hình sinh khối khô của cây tràm cajuputi 46
4.4. Lập biểu sinh khối và dự trữ các bon của rừng tràm 63
4.5. Đặc điểm sinh khối và dự trữ các bon cử rừng tràm 75
THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 87
4.6. Một số đề xuất 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận 93
2. Kiến Nghị 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 95
PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 1a. Số liệu tổng sinh khối tươi (TSK
t
), sinh khối thân tươi (SKT
t
), sinh
khối cành tươi (SKC
t
) và sinh khối lá tươi (SKL
t
)
Phụ lục 1b. Số liệu tổng sinh khối khô (TSK
k
), sinh khối thân khô (SKT
k
), sinh
khối cành khô (SKC
k
) và sinh khối lá khô (SKL
k
)
Phụ lục 1c. Số liệu sinh khối của những cây dùng để kiểm tra khả năng ứng dụng
những mô hình sinh khối sinh khối
Phụ lục 2. Chọn mô hình phù hợp nhất để mô tả tổng sinh khối tươi của cây tràm
Phụ lục 3. Chọn mô hình phù hợp nhất để mô tả sinh khối thân tươi của cây tràm
Phụ lục 4. Chọn mô hình phù hợp nhất để mô tả sinh khối cành tươi của cây tràm
Phụ lục 5. Chọn mô hình phù hợp nhất để mô tả sinh khối lá tươi của cây tràm
Phụ lục 6. Mô hình tổng sinh khối tươi của cây tràm theo cấp D
cv

và H
Phụ lục 7. Mô hình sinh khối thân tươi của cây tràm theo cấp D
cv
và H
Phụ lục 8. Mô hình sinh khối cành tươi của cây tràm theo cấp D
cv
và H
Phụ lục 9. Mô hình sinh khối lá tươi của cây tràm theo cấp D
cv
và H
Phụ lục 10. Chọn mô hình phù hợp nhất để mô tả tổng sinh khối khô của cây tràm
Phụ lục 11. Chọn mô hình phù hợp nhất để mô tả sinh khối thân khô của cây tràm
Phụ lục 12. Chọn mô hình phù hợp nhất để mô tả sinh khối cành khô của cây tràm
Phụ lục 13. Chọn mô hình phù hợp nhất để mô tả sinh khối lá khô của cây tràm
Phụ lục 14. Mô hình tổng sinh khối khô của cây tràm theo cấp D
cv
và H
Phụ lục 15. Mô hình sinh khối thân khô của cây tràm theo cấp D
cv
và H
Phụ lục 16. Mô hình sinh khối cành khô của cây tràm theo cấp D
cv
và H
Phụ lục 17. Mô hình sinh khối lá khô của cây tràm theo cấp D
cv
và H
Phụ lục 18. Kiểm tra khả năng ứng dụng của biểu sinh khối
Phụ lục 20. Mô hình mật độ của rừng tràm: N
A
= N

0
*exp(-b*A)
Phụ lục 21. Mô hình mô tả quan hệ D-A của rừng tràm: D = m*exp(-b/A^c)
Phụ lục 22. Mô hình tổng sinh khối tươi theo hàm Gompertz
Phụ lục 23. Mô hình sinh khối thân tươi theo hàm Gompertz
Phụ lục 24. Mô hình sinh khối cành tươi theo hàm Gompertz
Phụ lục 25. Mô hình sinh khối lá tươi theo hàm Gompertz
Phụ lục 26. Mô hình tổng sinh khối khô theo hàm Gompertz
Phụ lục 27. Mô hình sinh khối thân khô theo hàm Gompertz
Phụ lục 28. Mô hình sinh khối cành khô theo hàm Gompertz
Phụ lục 29. Mô hình sinh khối lá khô theo hàm Gompertz
Phụ lục 30. Sinh trưởng và tăng trưởng sinh khối (tươi và khô) của rừng tràm
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) ở đồng bằng sông Cửu Long nói
chung, khu vực Thạnh Hóa - tỉnh Long An nói riêng là nguồn tài nguyên qúy giá
không chỉ về gỗ và những lâm đặc sản khác (mật ong, cá, rùa, rắn…), mà còn có ý
nghĩa lớn về môi trường và quốc phòng.
Ngày nay việc sử dụng hợp lý tài nguyên rừng đòi hỏi phải sử dụng đầy đủ
sinh khối của cây rừng. Việc mở rộng quy mô sử dụng gỗ cũng đòi hỏi phải hoàn
thiện phương pháp xác định sinh khối của các bộ phận cây rừng. Tuy vậy cho đến
nay ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về sinh khối của rừng Tràm (thân
cây, cành, lá, hoa, quả và hệ rễ).
Theo N. P. Anuchin (1978)[Dẫn theo 27], phương pháp nghiên cứu sinh khối
cây rừng vẫn còn là một trong những nhiệm vụ mới của lâm nghiệp. Nhiều nhà lâm
học cũng nhấn mạnh cần phải xây dựng biểu sinh khối (tươi và khô) của cây cá thể
và toàn bộ quần thụ tùy theo tuổi và lập địa [4, 11, 16, 22, 26, 39, 40].
Ngày nay môi trường toàn cầu đang có những biến đổi theo chiều hướng
xấu. Sinh quyển đang bị thoái hoá và môi trường sinh thái bị khủng hoảng. Môi
trường sống đang bị ô nhiễm. Tài nguyên sinh vật và tài nguyên rừng bị cạn kiệt.

Tài nguyên đất đang bị suy giảm. Tài nguyên nước ngọt bị suy giảm và ô nhiễm.
Khí hậu đang thay đổi và gây ra nhiều hậu qủa xấu. Những biến đổi này là kết quả
của các quá trình tự nhiên hoặc do hoạt động của con người. Vì thế, vấn đề bảo vệ
môi trường đang là mối quan tâm to lớn của toàn thế giới.
Để bảo vệ môi trường sống, cộng đồng thế giới đã cam kết cùng nhau sử
dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên, giảm sự can thiệp của con người vào các hệ
sinh thái tự nhiên, đồng thời gia tăng sự phục hồi và phát triển những nguồn tài
nguyên mới.
Để làm giảm ô nhiễm không khí, công đồng thế giới đang kêu gọi cắt giảm
sự đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (dầu mỏ và khí đốt…), đồng thời tăng cường bảo
2
vệ và phát triển rừng. Vì rừng có khả năng làm cân bằng một số chất khí trong
không khí như CO
2
và O
2
; do đó việc bảo vệ và phát triển rừng là biện pháp hữu
hiệu nhất để bảo vệ và chống ô nhiễm không khí.
Mặt khác, hoạt động kinh doanh rừng ngày nay cũng đang hướng vào tính
giá trị sinh thái của rừng. Tuy nhiên, vấn đề này chỉ có thể được giải quyết trên cơ
sở có những hiểu biết tốt về khả năng cố định CO
2
và giải phóng O
2
của rừng trong
quá trình quang hợp và hô hấp.
Hiện nay những nghiên cứu về rừng Tràm ở Long An chỉ tập trung vào việc
thống kê tài nguyên rừng và đánh giá kết quả trồng rừng. Những nghiên cứu về sinh
khối và khả năng hấp thụ và cố định CO
2

của rừng Tràm hầu như chưa được quan
tâm.
Xuất phát từ đó, đề tài “Xây dựng biểu sinh khối và biểu dự trữ các bon
của rừng Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) ở Thạnh Hóa tỉnh Long An” đã
được đặt ra.
Ý nghĩa của đề tài
(1) Về lý luận, đề tài cung cấp cơ sở dữ liệu để đánh giá sự tích lũy sinh khối
và khả năng cố định CO
2
của rừng Tràm ở những cấp tuổi khác nhau.
(2) Về thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của đề tài là căn cứ khoa học cho
việc xác định sinh khối rừng Tràm và tính toán khả năng dự trữ các bon của rừng
Tràm.
3
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẦN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về sinh khối
Sinh khối (Biomass – W) và năng suất rừng là tổng lượng chất hữu cơ của
thực vật tích lũy trong hệ sinh thái, là toàn bộ nguồn vật chất và cơ sở năng lượng
vận hành trong hệ sinh thái, nó phản ánh chỉ tiêu quan trọng của môi trường sinh
thái rừng (Feng, 1999).
Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của cây rừng đến phát thải khí nhà kính chủ
yếu người ta dự vào tăng trưởng sinh khối bình quân đến phát thải khí nhà kính chủ
yếu người ta dựa vào tăng trưởng sinh khối bình quân hằng năm. Phương pháp xác
định có ý nghĩa rất quan trọng vì nó liên quan đến độ chính xác của kết quả nghiên
cứu, đây cũng là vấn đề nhiều tác giả quan tâm. Tùy từng tác giả với điều kiện khác
nhau mà sử dụng các phương pháp xác định sinh khối khác nhau, trong đó có thể kể
đến một số tác giả chính sau:
- Riley, G.A (1994); Steemann Nielsen, E (1954); Fleming, R.H (1975) đã

tổng kết quá trình nghiên cứu và phát triển sinh khối rừng trong các công trình
nghiên cứu và phát triển sinh khối của mình.
- P.S.Roy, K.G.Saxena và D.S.Kamat (Ấn Độ, 1956) trong công trình:
“Đánh giá sinh khối thông qua viễn thám” đã nêu tổng quát vấn đề sản phẩm sinh
khối và việc đánh giá sinh khối bằng ảnh vệ tinh.
- Một số tác giả như Trasnean (1926); Huber (Đức, 1952); Monteith (Anh,
1960-1962); Lemon (Mỹ, 1960 – 1987); Inone (Nhật, 1965 – 1968), đã dùng
phương pháp dioxit cacbon để xác định sinh khối. Theo đó sinh khối được đánh giá
bằng cách xác định tốc độ đồng hóa CO
2
.
- Aruga và Maidi (1963): đưa ra phương pháp “Chlorophyll” để xác định
sinh khối thông qua hàm lượng Chlorophy trên một đơn vị diện tích mặt đất. Đây là
4
một chỉ tiêu biểu thị khả năng của hệ sinh thái hấp thu các tia bức xạ hoạt động
quang tổng hợp.
1.1.2. Nghiên cứu về khả năng tích lũy các bon
Nhà bác học Pháp Lavoisier (1672 - 1725) là người đầu tiên phát hiện ra các
thành phần cơ bản của không khí. Không khí của khí quyển chứa nhiều loại khí
khác nhau: oxy, nitơ, dioxit carbon, ôzôn, mêtan, oxit nitơ, oxit lưu huỳnh, neon,
kripton, radon, hêli, và một lượng hơi nước rất thay đổi. Trải qua nhiều thế kỷ,
hàm lượng các chất khí vốn có trong không khí bị biến động hoặc xuất hiện những
loại khí mới do con người tạo ra. Điều đó đã dẫn tới sự ô nhiễm không khí. Hàm
lượng khí CO
2
trong khí quyển hiện đang có xu hướng gia tăng. Để đánh giá hàm
lượng dioxit carbon của không khí trái đất của thời kỳ xa xưa, các nhà nghiên cứu
Liên Xô cũ đã lấy các mẫu băng trong các chỏm núi băng dày 3400m (có niên đại
160 thiên niên kỷ) ở các độ sâu khác nhau. Kết quả phân tích các mẫu băng Bắc cực
nói trên của các nhà khoa học Xô Viết và các mẫu băng ở đảo Grinlen của các nhà

khoa học ở Grenoble và Berne của Pháp và Thụy Sỹ đều cho thấy rằng không khí bị
nhốt trong các khối băng chứa hàm lượng dioxit các bon là 0,020%, tức 200 ppm.
Các giá trị đó thấp hơn 1/3 so với mức ở thời kỳ tiền công nghiệp (trước cuộc cách
mạng công nghiệp cuối thế kỷ 18) là 279 - 280 ppm và vào cuối thế kỷ 19, tỷ lệ
tăng lên 290 ppm.
Sự gia tăng hàm lượng CO
2
trong khí quyển là nguyên nhân chính của hiện
tượng nóng lên của khí hậu toàn cầu. Tới một ngưỡng nào đó nó sẽ gây mất an toàn
cho hệ sinh thái và môi trường sống của con người và sinh vật. Trong tự nhiên thảm
thực vật và đại dương có khả năng hấp thụ CO
2
được thải ra chủ yếu do hoạt động
sống của con người. Ngày nay, các đo lường của các nhà khoa học đã cho thấy thảm
thực vật đã thu giữ 1 trữ lượng CO
2
lớn hơn một nửa khối lượng chất khí đó sinh ra
từ sự đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch trên thế giới. Từ nguyên liệu các bon này
hàng năm thảm thực vật trên Trái đất đã tạo ra được 150 tỷ tấn vật chất khô thực
vật. Khám phá này càng khẳng định thêm vai trò của cây xanh: việc trồng nhiều cây
5
xanh làm giảm hàm lượng CO
2
khí quyển hay ngược lại việc phá rừng đã làm tăng
hàm lượng đó trong khí quyển.
1.1.3 Sự hình thành thị trường CO
2
Căn cứ vào các bằng chứng thu thập được từ những năm 60 và 70 của thế kỷ
trước về sự tăng lên của nồng độ CO
2

và trên cơ sở nghiên cứu của hơn 400 nhà
khoa học trên thế giới năm 1990 tổ chức IPCC (Intergovernment Panel on Climate
Change) đưa ra bản báo cáo về sự nóng lên toàn cầu là có thật và cần phải hành
động kịp thời để đối phó với hiện tượng này. Tại hội nghị thượng đỉnh về môi
trường và phát triển tại Rio de Janeiro năm 1992, 155 quốc gia đã ký kết Công ước
khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC). Công ước có hiệu lực
năm 1994 tới nay đã có 189 nước kí kết công ước. Công ước này sau đó được cụ thể
hóa bằng nghị định thư Kyoto năm 1997 nhằm ràng buộc nghĩa vụ giảm phát thải
khí nhà kính
1
ở các nước công nghiệp phát triển, Nhật Bản tháng 12 năm 1997. Đặc
biệt nghị định thư đã đưa một số cơ chế linh hoạt nhằm giúp cho bên bị ràng buộc
bởi các cam kết có thể tìm giải pháp giảm khí phát thải ra bên ngoài phạm vi địa lý
của quốc gia mình với chi phí chấp nhận được.
Các cơ chế này bao gồm: Cơ chế đồng thực hiện (Jiont Implementation - JI);
Cơ chế buôn bán quyền phát thải (International Emissions Trading - IET); Cơ chế
phát triển sạch (Clean Development Mechanism - CDM). Nghị định thư Kyoto với
cơ chế phát triển sạch - CDM - mở ra cơ hội cho các nước đang phát triển trong việc
tiếp nhận đầu tư từ các nước phát triển để thực hiện các dự án lớn về trồng rừng,
phục hồi rừng, quản lý bảo vệ rừng tự nhiên, hạn chế tình trạng chuyển đổi mục
đích sử dụng đất từ đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp theo hướng nông lâm kết hợp, góp phần phát triển theo hướng bền vững.
Mua bán phát thải được định nghĩa trong điều 17 của nghị định thư Kyoto.
Các Bên thuộc Phụ lục I có thể có các đơn vị lượng chỉ định (Assigned amount
units), đơn vị giảm phát thải (ERUs), giảm phát thải được chứng nhận (CERs), và
1
Các loại khí nhà kính bao gồm: 1. Dioxit carbon (CO2), 2. Metan (CH4), 3. Oxit nitơ (N2O), 4. Hydrofluo
carbon (HFCs), 5. Perfluoro carbon (PFCs), 6. Sunfua hexafluorit (SF6)
6
các đơn vị khử (RMUs) của các bên khác thuộc Phụ lục I thông qua mua bán phát

thải. Như vậy, trong các dịch vụ về môi trường mà các nước đang phát triển được
hưởng đó là dịch vụ về Carbon là một dịch vụ giàu tiềm năng.
Với CDM, ngành lâm nghiệp thực sự đã có một cơ hội mới - cơ hội bán dịch
vụ môi trường. Khác với những hàng hoá truyền thống là bán gỗ, CDM là cơ hội để
những người làm nghề rừng có thể bán được carbon! Từ quang hợp ánh sáng mặt
trời, cây xanh đã hấp thu một lượng lớn khí CO
2
và người ta đã tính toán rằng, nếu
tăng trưởng của rừng đạt được 15 m3/ha/năm, tổng sinh khối tươi và chất hữu cơ
của rừng sẽ đạt được xấp xỉ 10 tấn/ha/năm; con số này tương đương với 15 tấn CO
2
.
Với giá thương mại carbonic tháng 5 năm 2004 biến động từ 3-5 đôla Mỹ/tấn CO2,
một hecta rừng như vậy có thể đem lại từ 45 đến 75 đôla (tương đương 675.000 đến
1.120.000 đồng Việt Nam) mỗi năm (Hoàng Xuân Tý, 2004). Đây là một con số
hấp dẫn đối với bất kỳ ai quan tâm tới lĩnh vực này. Khái niệm Rừng CDM thường
gắn liền với các chương trình dự án cải thiện đời sống cho cư dân sống trong và gần
rừng, đang bảo vệ rừng. Họ là những người bảo vệ rừng và chịu ảnh hưởng của sự
thay đổi khí hậu toàn cầu, do đó cần có sự đền bù, chi trả thích hợp, có như vậy mới
vừa góp phần nâng cao sinh kế cho người giữ rừng đồng thời bảo vệ môi trường khí
hậu.
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu về sinh khối
Vấn đề nghiên cứu khả năng tích luỹ các bon ở Việt Nam còn rất mới mẻ nếu
không muốn nói là hầu như chưa có một công trình nào nghiên cứu nào có quy mô
đủ lớn. Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, các nghiên cứu về khả năng tích
luỹ carbon của các dạng thảm thực vật cũng đã được tiến hành ở ở một số khía cạnh
khác nhau. Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào đánh giá lượng các bon tích
luỹ ở rừng trồng của một số loài cây trồng rừng chủ yếu như các loài Keo, Mỡ,
Thông,… và nghiên cứu lượng các bon tích tụ trong đất dưới tán rừng, các bon có

trong cây bụi thảm tươi dưới tán rừng và ngoài chỗ trống. Các nghiên cứu này đều
nhằm mục tiêu xây dựng cơ sở lí luận cho việc xác định khả năng hấp thụ các bon,
7
trong đó có đường cơ sở cho các dự án trồng rừng CDM và tính toán giá trị khả
năng hấp thụ các bon của rừng. Tuy mới chỉ dừng lại ở bước đầu thăm dò tạo cơ sở
lí luận nhưng những nghiên cứu này đã đạt được những kết quả đáng kể. Đặc biệt
trong thời gian qua, có nhiều bài viết đề cập đến các thông tin về Công ước khung
của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto và các nhận xét, ý
kiến xung quanh vấn đề này như:
- “CDM - Cơ hội mới cho ngành Lâm nghiệp” (Cao Lâm Anh, 2005).
- Tài liệu “Nghị định thư Kyoto, cơ chế phát triển sạch và vận hội mới -
4/2005” của Trung tâm Sinh thái và Môi trường rừng.
- “Cơ chế phát triển sạch và cơ hội thương mại các bon trong Lâm nghiệp”
của Phạm Xuân Hoàn (2005).
Trong các tài liệu này các tác giả đã khái quát toàn bộ thông tin về hoàn cảnh
ra đời cũng như nội dung, mục tiêu của Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến
đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto và đặc biệt quan tâm đến “Cơ chế phát triển sạch”
- một cơ hội thương mại lớn cho ngành Lâm nghiệp.
1.2.2. Khả năng tích lũy carbon
Từ khi cơ chế phát triển sạch (CDM) được thông qua và thực sự trở thành một
cơ hội cho ngành lâm nghiệp thì những nghiên cứu về khả năng hấp thụ các bon từ
rừng ở nước ta bắt đầu nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học. đã có
nhiều nghiên cứu và đạt được kết quả về khả năng hấp thu các bon của rừng nước ta.
Nghiên cứu khả năng hấp thụ các bon của rừng Công trình “Góp phần nghiên
cứu sinh khối và năng suất quần xã Đước Đôi (Rhizophora apiculata) ở Cà Mau –
Minh Hải của Nguyễn Hoàng Trí (1986). Tác giả đã áp dụng phương pháp cây mẫu để
nghiên cứu năng suất, sinh khối một số quần xã rừng Đước Đôi ven biển Minh Hải.
Nghiên cứu của Hoàng Văn Dưỡng (2000), Vũ Tiến Hinh (1996, 2004) về
sinh trưởng và lập biểu sản lượng cho các loài keo lá tràm (Acacia auriculiformis),
Mỡ (Manglietia glauca), Sa mộc (Cunninghamia lanceolata), Quế (Cinnamomum

cassia), Thông mã vĩ (Pinus massosiana).
8
Nghiên cứu của Đào Công Khanh và cộng sự (1999) về lập biểu sản lượng
rừng trồng các loài Tếch (Tectona grandis), Bạch đàn Urophylla (Eucalyptus
urophylla), Keo tai tượng (Acacia mangium), Thông nhựa (Pinus merkusii) và kiểm
tra sản lượng rừng trồng các loài Đước (Rhizophora apiculata) và Tràm (Melaleuca
cajuputi ).
Dựa trên các kết quả nghiên cứu về biểu thể tích hay biểu sản lượng, kết hợp
điều tra bổ sung, các chỉ tiêu như tỷ trọng gỗ, tỷ lệ sinh khối gỗ kinh tế/tổng sinh
khối và ước lượng một số tham số như tỷ lệ sinh khối trên mặt đất/sinh khối dưới
mặt đất có thể xác định được khả năng hấp thu cacbon của các loài cây nghiên cứu.
Sau khi cơ chế phát triển sạch được thông qua, nghiên cứu hấp thụ cacbon
của rừng đã nhận được nhiều sự quan tâm hơn của các nhà khoa học.
Tương tự như các nghiên cứu về sinh khối, các tác giả thường xây dựng mối
quan hệ giữa lượng cacbon hấp thụ với các nhân tố điều tra cơ bản như đường kính,
chiều cao vút ngọn, mật độ, tuổi.
1.2.3. Hấp thụ CO
2
1.2.3.1. Những vấn đề liên quan đến hấp thụ CO
2
Các bằng chứng thu thập được trong những năm 60 và 70 thế kỷ trước cho
thấy sự tăng lên đáng kể của nồng độ các bon (CO
2
) trong khí quyển đã dấy lên sự
quan tâm của cộng đồng khoa học quốc tế mà trước tiên là các nhà nghiên cứu khí
hậu. Tuy nhiên, cũng phải mất hàng chục năm sau, vào năm 1988, Ban Liên chính
phủ về Biến đổi khí hậu mới được thành lập bởi Tổ chức Khí tượng Thế giới
(WMO) và Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP). Tổ chức này đã đưa
ra báo cáo đánh giá lần đầu tiên vào năm 1990 trên cơ sở nghiên cứu và ý kiến của
400 nhà khoa học trên thế giới. Bản báo cáo đã kết luận, hiện tượng nóng lên toàn

cầu là có thật và cần phải có những hành động kịp thời để đối phó với hiện tượng
này (UNFCCC, 2005b; Phan Minh Sang, Lưu Cảnh Trung, 2006 trích dẫn) Ralf
Keeling thuộc Cơ quan nghiên cứu đại dương và khí quyển Hoa Kỳ khẳng định "sự
9
biến đổi không đến nỗi là bi kịch như người ta nói" nhưng nhấn mạnh "chưa bao
giờ trong lịch sử lại có việc tích luỹ trung bình khí CO
2
lớn như ngày nay.
Những nghiên cứu về các bể hấp thụ các bon cũng được cộng đồng khoa học
quốc tế quan tâm. Theo Schimel và cộng sự (2001), trong chu trình các bon toàn
cầu, lượng các bon lưu trữ trong thực vật thân gỗ và trong lòng đất khoảng 2,5 Tt,
trong khi đó khí quyển chỉ chứa 0,8 Tt.
Theo ước tính, hoạt động trồng rừng và tái trồng rừng trên thế giới có tỷ lệ
hấp thụ CO
2
ở sinh khối trên mặt đất và dưới mặt đất là 0,4 – 1,2 tấn/ha/năm ở vùng
cực bắc, 1,5 – 4,5 tấn/ha/năm ở vùng ôn đới, và 4 - 8 tấn/ha/năm ở các vùng nhiệt
đới (Dixon và cộng sự, 1994; IPCC, 2000). Brown và cộng sự (1996) đã ước lượng,
tổng lượng các bon mà hoạt động trồng rừng trên thế giới có thể hấp thụ tối đa trong
vòng 55 năm (1995 – 2050) là vào khoảng 60 - 87 Gt C, với 70% ở rừng nhiệt đới,
25% ở rừng ôn đới và 5% ở rừng cực Bắc (Cairns và cộng sự, 1997). Tính tổng lại,
rừng, trồng rừng có thể hấp thụ được 11 - 15% tổng lượng CO
2
phát thải từ nguyên
liệu hóa thạch trong thời gian tương đương (Brown, 1997; Phan Minh Sang, Lưu
Cảnh Trung, 2006 trích dẫn) Zech và cộng sự (1989) ước lượng rằng diện tích trồng
rừng cần thiết để hấp thụ CO
2
mà còn thừa ra và thải vào không khí hàng năm là
800 triệu hécta, và để thay thế nhiên liệu hóa thạch cần diện tích rừng tương ứng là

1.300 – 2.000 triệu hécta (Pancel, 1993; Phan Minh Sang, Lưu Cảnh Trung, 2006)
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều quan tâm đến sự tăng lên của CO
2
trong khí
quyển, những ảnh hưởng của nó đến môi trường sống và nhấn mạnh vai trò của hệ
sinh thái rừng trong việc giảm thiểu khí gây hiệu ứng nhà kính. Điều đó càng cho
thấy rằng việc nghiên cứu sự hấp thụ CO
2
của hệ sinh thái rừng là hết sức cần thiết.
1.2.4. Khái quát về rừng tràm
Ở Việt Nam, Melaleuca cajuputi là một trong số ít loài cây gỗ có sự đa dạng
về sinh thái và hình thái. Ở miền Nam người dân quen gọi loài Melaleuca cajuputi
là "tràm cừ" do gỗ của nó được sử dụng chủ yếu để làm cừ. Tuy nhiên, ngoài dạng
tràm có thân cao để làm cừ, ở nước ta còn có dạng tràm thân thấp như cây bụi. Do
nó cũng được dùng để chưng cất tinh dầu, nên người ta gọi là "tràm gió". Theo
10
Hoàng Chương (2004)[Dẫn theo 21], cả 2 dạng tràm cừ và tràm gió đều thuộc loài
Melaleuca cajuputi. Trong đề tài luận án tiến sĩ này, loài tràm Melaleuca cajuputi
(gọi tắt là tràm cajuputi) được trồng rừng để cung cấp gỗ làm cột và các loại cừ là
đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Theo Lâm Bỉnh Lợi (1981)[10], rừng Tràm ở vùng đồng bằng sông Cửu
Long hình thành những quần thụ thuần loài trên đất phèn có độ pH trên dưới 4.
Theo hệ thống phân loại rừng của Thái Văn Trừng (1998)[58], rừng Tràm thuộc “hệ
sinh thái rừng úng phèn”; trong đó Tràm cajuputi là loài cây thích nghi nhất và có
thể sinh trưởng trong nước ngập phèn ngay từ khi còn là cây mầm và cây mạ. Rừng
Tràm cajuputi có thể hình thành trên những giồng cát bị ngập úng do mưa lũ. Loại
rừng này phát triển rất mạnh ở khu vực Tứ Giác Long xuyên, Đồng Tháp Mười và
bán đảo Cà Mau. Riêng trong khu vực trũng rộng lớn của khu vực U Minh có một
kiểu phụ diễn thế nguyên sinh đặc sắc – đó là rừng ngập nước hỗn hợp trên đất than
bùn hình thành ngay sau rừng ngập mặn.

Những nghiên cứu của Hoàng Chương (2004)[Dẫn theo 21] cho thấy, ở Việt
Nam tràm cajuputi phân bố tự nhiên từ Thái Nguyên và Vĩnh Phúc đến miền duyên
hải Trung Trung Bộ và kéo dài đến Cà Mau, Kiên Giang và An Giang. Tràm
cajuputi có biên độ thích ứng rộng với nhiều nhân tố khí hậu, điều kiện đất đai và
địa hình, độ cao so với mặt biển, chế độ thủy văn. Tuy nhiên, rừng tràm cajuputi
trồng chỉ sinh trưởng, phát triển mạnh ở những nơi có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm
với hai mùa mưa và khô rõ rệt; trong đó tổng lượng mưa hàng năm không dưới
1.500 mm. Tràm cajuputi cũng đòi hỏi đất sâu và ẩm, thành phần cơ giới trung
bình, thoát nước tốt, không phèn hoặc phèn nhẹ với độ pH không thấp hơn 3,8; thời
gian rừng bị ngập nước không kéo dài quá 3 – 4 tháng [18], [24], [38].
1.2.5. Những nghiên cứu về rừng tràm
Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về cấu trúc, sinh trưởng và năng suất
rừng Tràm cajuputi. Theo Hồ Văn Phúc và Vũ Đình Hưởng (2002)[20], phân bố N-
D của rừng tràm cajuputi 4-10 tuổi ở Long An tồn tại dưới dạng phân bố Weibull.
11
Khi nghiên cứu rừng tràm cajuputi ở khu vực U Minh (Cà Mau), Phùng
Trung Ngân và Châu Quang Hiền (1987)[18] đã chỉ ra rằng, lượng tăng trưởng
thường xuyên hàng năm có thể đạt 0,7 – 1,0m về chiều cao; 0,6 – 0,7cm về đường
kính và 8 – 10 (m
3
/ha/năm) về trữ lượng. Những khảo sát của Viện điều tra quy
hoạch rừng (1994)[Dẫn theo 29] cho thấy, lượng tăng trưởng bình quân hàng năm
của rừng tràm cajuputi ở đồng bằng sông Cửu Long trong 4 năm đầu là 1,0cm về
đường kính và 1,0m về chiều cao; còn từ 5 đến 8 tuổi tương ứng là 0,9cm và 0,8m.
Một số nghiên cứu cũng đã hướng vào làm rõ ảnh hưởng của mật độ đến sinh
trưởng của rừng tràm cajuputi. Thông qua so sánh ba cấp mật độ trồng rừng
(40.000, 20.000 và 10.000 cây/ha) ở Thạnh Hóa tỉnh Long An, nhiều tác giả đã đi
đến nhận định rằng sinh trưởng đường kính và chiều cao của rừng tràm cajuputi có
xu hướng tăng dần khi giảm mật độ (Phạm Xuân Quý, 2002 [21]; Phạm Thế Dũng
và Kiều Tấn Đạt, 2005 [39]).

Những nghiên cứu về sinh khối rừng tràm cajuputi cũng thu hút sự chú ý của
nhiều nhà lâm học. Theo Takeshi (2001)[111], tổng sinh khối khô (kg/cây) của cây
tràm có thể được xác định theo mô hình W = 0,062*(D
2
H)
0,91
; còn sinh khối thân khô
có dạng Y = 0,026*(D
2
H)
0,91
. Lê Minh Lộc (2005)[40], Phạm Thế Dũng và Vũ Đình
Hưởng (2010)[4] đã sử dụng hàm số mũ có dạng Y = a*D
b
để xây dựng những mô
hình sinh khối tươi và sinh khối khô của các bộ phận trên mặt đất của cây tràm
cajuputi. Theo Lê Minh Lộc (2005)[11], sinh khối rừng tràm cajuputi trên đất than bùn
ở U Minh Hạ (Cà Mau) lớn hơn so với sinh khối rừng tràm cajuputi trên đất phèn.
Trước đây đã có một số nghiên cứu về kỹ thuật trồng và nuôi dưỡng rừng
tràm cajuputi. Thái Thành Lượm (1996)[13] cho rằng, trồng rừng Tràm bằng
phương pháp sạ hạt là phương pháp truyền thống của người dân đồng bằng sông
Cửu Long. Đây là phương pháp đơn giản, nhưng nó mang lại hiệu quả thiết thực.
Theo Dương Văn Ni (2001; 2005)[17], trồng rừng tràm bằng phương pháp sạ hạt
thẳng chỉ được áp dụng tốt cho vùng đất phèn, nơi cỏ dại có chiều cao thấp như
năng, dưng, lác và đặc biệt nước phải trong.
12
Phương thức nuôi dưỡng rừng tràm cajuputi cũng thu hút sự chú ý của nhiều
người. Theo Nguyễn Hiếu Liêm (1985)[9], khi rừng tràm cajuputi được trồng với
mật độ ban đầu từ 30.000 đến 40.000 (cây/ha), thì việc tỉa thưa rừng có thể thực
hiện theo 4 lần ở các cấp tuổi 4, 6, 9 và 12; trong đó mật độ để lại nuôi dưỡng tương

ứng là 20.000, 14.000, 10.000 và 7.000 (cây/ha). Thái Thành Lượm (1996)[13] cho
rằng, tỉa 25% cành phía dưới thân cây có tác dụng không chỉ đẩy nhanh tăng trưởng
chiều cao, mà còn cải thiện giá trị sản phẩm ở kỳ khai thác chính.
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về chu kỳ khai thác rừng tràm cajuputi cũng
đã được một số tác giả quan tâm. Theo Hồ Văn Phúc và Vũ Đình Hưởng (2002)
[20], nếu dựa vào giá trị kỳ vọng của đất, thì chu kỳ kinh doanh tối ưu đối với rừng
tràm cajuputi trồng quảng canh ở Long An là 4-5 năm. Nếu dựa theo chỉ tiêu lãi
ròng, thì chu kỳ kinh doanh tối ưu đối với rừng tràm cajuputi trồng quảng canh là 7
năm.
Bên cạnh những vần đề về lâm sinh, cũng có một số công trình nghiên cứu
về hiệu quả kinh doanh rừng tràm. Theo Nguyễn Thanh Bình (2006)[4], nếu rừng
tràm cajuputi được kinh doanh với chu kỳ 12 năm và giả định chi phí cơ hội về vốn
là 10% và 12%, thì NPV chỉ đạt tương ứng 6,14 triệu đồng/ha và 4,5 triệu đồng/ha.
Theo số liệu của lâm trường Thạnh Hóa, Long An [22; 34], khi chi phí cơ hội của
vốn là 10%, thì NPV của rừng tràm cajuputi với chu kỳ kinh doanh 8 năm có thể
đạt 6,61 triệu đồng/ha
Một giá trị khác của rừng tràm cajuputi là giá trị dịch vụ môi trường từ khả
năng cố đinh carbon. Theo Phạm Xuân Quý (2009)[21], rừng tràm cajuputi trồng 8
tuổi có mức dự trữ carbon bình quân 22,7 tấn/ha/năm, tương đương 4,223 triệu
đồng/ha/năm.
1.3. Thảo luận chung
Điểm qua các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước, đề tài rút ra
một số nhận xét:
13
Các công trình nghiên cứu tập trung xác định sinh khối đã thu được một số
kết quả nhất định. Tuy nhiên, từ nghiên cứu sinh khối để nghiên cứu lượng hóa
lượng cacbon tích lũy trong rừng (khả năng hấp thu cacbon của rừng) còn hạn chế.
Lĩnh vực này mới chỉ là bước khởi đầu trên thế giới và là lĩnh vực rất mới, hoàn
toàn mới ở Việt Nam.
Nghiên cứu lượng carbon tích lũy trong rừng là một vấn đề phức tạp. một số

nghiên cứu xác định lượng carbon của rừng mà chưa xác đinh lượng carbon trong
vật rơi rụng Nhiều nghiên cứu khả năng tích lũy carbon của rừng, kết hợp với
lượng hóa những giá trị, những lợi ích từ rừng về môi trường, xây dựng cơ chế chi
trả cho dịch vụ môi trường.
Cho đến này đã có một số công trình khảo sát về sinh trưởng và năng suất
của rừng tràm cajuputi trồng ở đồng bằng sông Cửu Long, nhưng vẫn còn thiếu
những nghiên cứu về năng suất và sinh khối của rừng tràm cajuputi tùy theo tuổi.
Vì thế, khi thực hiện đề tài luận văn này, tác giả sẽ đi sâu phân tích, so sánh và giải
thích sự khác biệt về sinh khối cây cá thể và quần thụ tràm cajuputi tuỳ theo tuổi.
Kết quả nghiên cứu của phần này là căn cứ khoa học để phân tích, so sánh và dự
đoán sinh khối cây cá thể và quần thụ tuỳ theo tuổi. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu
của phần này còn là căn cứ khoa học để lập biểu sinh khối và dự trữ carbon của
rừng Tràm.
14
Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, GIỚI HẠN, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng cơ sở khoa học cho việc lập biểu sinh khối và dự trữ các bon của
rừng Tràm (Melaleuca cajuputi) ở Thạnh Hóa tỉnh Long An.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
+ Xây dựng những mô hình dự đoán sinh khối và dự trữ các bon của các bộ
phận trên mặt đất của cây Tràm.
+ Xác định những đặc trưng sinh khối và dự trữ cacbon của rừng Tràm ở
Thạnh Hóa tỉnh Long An.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là rừng tràm cajuputi trồng tập trung từ tuổi 2 đến tuổi
12 trên đất úng phèn ở khu vực Thạnh Hóa tỉnh Long An. Rừng được trồng bằng
cây con rễ trần; tuổi từ 6 đến 12 tháng. Mật độ trồng rừng ban đầu là 20.000 cây/ha.

Những lâm phần được chọn nghiên cứu sinh trưởng và phát triển bình thường và
chưa qua tỉa thưa. Thời gian nghiên cứu từ tháng 04/2011 đến tháng 10 năm 2011.
2.3. Nôi dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu bao gồm:
(1) Đặc điểm chung của rừng tràm cajuputi
(2) Xây dựng những mô hình sinh khối cây cá thể tràm cajuputi
2.1. Mô hình sinh khối tươi
2.2. Mô hình sinh khối khô
(3) Đặc điểm sinh khối rừng tràm cajuputi
3.1. Đặc điểm sinh khối tươi của rừng tràm cajuputi
3.1. Đặc điểm sinh khối khô của rừng tràm cajuputi
15
(4) Lập biểu sinh khối và dự trữ các bon của rừng tràm cajuputi
4.1. Lập biểu sinh khối của rừng tràm cajuputi
4.2. Lập biểu dự trữ cacbon của rừng tràm cajuputi
(5) Một số đề xuất
2.4. Giới hạn nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là sinh khối tươi và sinh khối khô của những
bộ phận trên mặt đất của rừng Tràm trong giai đoạn từ 2-12 tuổi. Khu vực nghiên
cứu chỉ giới hạn ở Thạnh Hóa tỉnh Long An; trong đó điểm thu mẫu là rừng Tràm
thuộc Trạm thực nghiệm Lâm nghiệp Thạnh Hóa.
Nội dung nghiên cứu chỉ tập trung vào những vấn đề có liên quan đến sinh
khối (tươi, khô) của những bộ phận trên mặt đất của cây Tràm trong giai đoạn từ 2-
12 tuổi.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Cơ sở phương pháp luận
Phương pháp luận của đề tài dựa trên những căn cứ sau đây:
(1) Sinh khối của cây gỗ và quần thụ được hình thành thông qua quá trình
quang hợp. Tổng sản lượng quang hợp (GPP) trừ đi phần hô hấp của thực vật [R]
bằng năng suất sơ cấp thuần (NPP), nghĩa là NPP = GPP - R. Một bộ phận sản

phẩm quang hợp được phân phối đến các mô và các cơ quan sắp bị đào thải. Chúng
có thể bị chết sau một thời gian nào đó. Một bộ phận cây chết là do ảnh hưởng của
sự cạnh tranh với những cá thể khác. Một phần NPP có thể bị mất đi do các sinh vật
dị dưỡng sử dụng làm thức ăn (côn trùng và động vật ăn lá, hoa quả). Sau khi những
cây gỗ riêng lẻ và quần thụ có sự mất mát sản phẩm NPP do sinh vật dị dưỡng sử
dụng làm thức ăn, hoăc do rơi rụng và đào thải, phần còn lại là sản lượng thuần
(sinh khối thuần hay phần hiện còn). Tùy thuộc vào nhu cầu của xã hội về sinh khối
thực vật và khả năng công nghệ chế biến lâm sản, chúng ta chỉ có thể thu hoạch
được một bộ phận sinh khối thuần. Tỷ lệ giữa sinh khối thu hoạch và sinh khối
16
thuần được gọi là chỉ số thu hoạch. Chỉ số thu hoạch càng cao thì sinh khối thu
hoạch càng lớn.
(2) Sinh khối của cây cá thể và quần thụ có thể được phân chia thành hai bộ
phận – đó sinh khối trên mặt đất và sinh khối dưới mặt đất. Phần sinh khối trên mặt
đất có thể đo đạc dễ dàng, còn sinh khối dưới mặt đất là chỉ tiêu rất khó đo đạc.
Trong thực tế, nhà lâm nghiệp chỉ thu hoạch phần sinh khối trên mặt đất của quần
thụ. Vì thế, biểu sinh khối và biểu dự trữ cacbon của rừng tràm cajuputi cũng chỉ
được xây dựng cho những bộ phận trên mặt đất.
(3) Sinh khối của cây cá thể và quần thụ cũng có thể được phân chia thành
sinh khối tươi và sinh khối khô. Sinh khối khô có thể là sinh khối khô không khí và
sinh khối khô tuyệt đối. Từ sinh khối tươi, có thể xác định được sinh khối khô nếu
biết tỷ lệ nước chứa trong sinh khối tươi.
(4) Giữa những bộ phận của cây cá thể và quần thụ tồn tại mối quan hệ chặt
chẽ với nhau. Vì thế, những bộ phận sinh khối khó đo đạc như sinh khối thân, sinh
khối cành, sinh khối lá, sinh khối vỏ…của cây cá thể và quần thụ có thể được xác
định gián tiếp thông qua mối quan hệ giữa chúng với đường kính thân cây ngang
ngực và mật độ quần thụ. Để đạt được mục đích này, cần phải xây dựng những mô
hình sinh khối (thân, cành, lá hoa quả) của cây cá thể theo đường kính thân cây
ngang ngực.
(5) Sinh khối của cây được cấu tạo bởi nhiều thành phần khác nhau; trong

đó bao gồm cả các bon. Vì thế, khi biết sinh khối cây cá thể và quần thụ và tỷ lệ các
bon trong các bộ phận sinh khối, có thể xác định được khối lượng các bon dự trữ
trong quần thụ tràm cajuputi ở những cấp tuổi khác nhau.
Tóm lại, để giải quyết những nội dung của đề tài, cách tiếp cận của đề tài bắt
đầu từ việc xác định những đặc trưng chung của quần thụ tràm cajuputi theo những
cấp tuổi khác nhau. Kế đến, xây dựng những mô hình biểu thị mối quan hệ giữa các
bộ phận sinh khối của cây cá thể; trong đó tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa
các bộ phận sinh khối trên mặt đất với đường kính thân cây ngang ngực. Tiếp theo,
từ mối quan hệ giữa sinh khối trên mặt đất với đường kính thân cây cá thể và đặc
17
trưng của quần thụ tràm ở những cấp tuổi khác nhau, tính toán và phân tích so sánh
đặc điểm sinh khối trên mặt đất của quần thụ tràm cajuputi. Sau cùng, dựa trên
những mô hình sinh khối của cây cá thể và tỷ lệ cacbon trong sinh khối của mỗi bộ
phận, xây dựng biểu sinh khối và biểu dự trữ cacbon cho rừng tràm cajuputi.
2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.5.2.1. Những chỉ tiêu nghiên cứu
Đối với quần thụ tràm cajuputi, đề tài nghiên cứu 25 chỉ tiêu sau đây: (1) mật
độ lâm phần (N, cây/ha), (2) đường kính thân cây ngang ngực (D, cm), (3) chiều
cao toàn thân cây (H, m), (4) thể tích thân cây (V, m
3
), (5) trữ lượng lâm phần (M,
m
3
/ha), (6) tổng sinh khối tươi (TSK
(t)
), (7) tổng sinh khối khô (TSK
(k)
), (8) sinh
khối thân tươi (SKT
(t)

), (9) sinh khối thân khô (SKT
(k)
), (10) sinh khối cành tươi
(SKC
(t)
), (11) sinh khối cành khô (SKC
(k)
), (12) sinh khối lá tươi (SKL
(t)
), (13) sinh
khối lá khô (SKL
(k)
), (14) lượng tăng trưởng định kỳ hàng năm của tổng sinh khối
tươi (ZB
(t)
), (15) lượng tăng trưởng định kỳ hàng năm của tổng sinh khối khô
(ZB
(k)
), (16) lượng tăng trưởng bình quân năm của tổng sinh khối tươi (ΔB
(t)
), (17)
lượng tăng trưởng bình quân năm của tổng sinh khối khô (ΔB
(k)
), (18) suất tăng
trưởng tổng sinh khối tươi (PB
(t)
), (19) suất tăng trưởng tổng sinh khối khô (PB
(k)
),
(20) lượng tăng trưởng định kỳ hàng năm của sinh khối thân tươi (ZB’

(t)
), (21)
lượng tăng trưởng định kỳ hàng năm của sinh khối thân khô (ZB’
(k)
), (22) lượng
tăng trưởng bình quân năm của sinh khối thân tươi (ΔB’
(t)
), (23) lượng tăng trưởng
bình quân năm của sinh khối thân khô (ΔB’
(k)
), (24) suất tăng trưởng sinh khối thân
tươi (PB’
(t)
), (25) suất tăng trưởng sinh khối thân khô (PB’
(k)
).
2.5.2.2. Thu thập dữ liệu về những đặc trưng của quần thụ tràm cajuputi
(a) Phân chia đối tượng nghiên cứu
Trong thực tế, rừng tràm cajuputi chỉ được nuôi dưỡng đến tuổi 10-12 năm.
Do rừng Tràm có chu kỳ kinh doanh ngắn và Tràm cũng là loài cây mọc nhanh, nên
rừng Tràm đã được phân chia thành 6 cấp tuổi với mỗi cấp 2 năm, bắt đầu từ cấp
tuổi 2 và kết thúc ở cấp tuổi 12 (tuổi cao nhất hiện còn).
18
(b) Phương pháp bố trí, số lượng và kích thước ô tiêu chuẩn
Phương pháp bố trí ô tiêu chuẩn là phương pháp rút mẫu điển hình theo cấp
tuổi. Mỗi cấp tuổi thu thập 3 ô tiêu chuẩn điển hình. Với 6 cấp tuổi (2, 4, 6, 8, 10 và
12), tổng số thu thập 18 ô tiêu chuẩn. Do rừng tràm cajuputi có mật độ rất dày (9,5
cây/ha ở tuổi 2 và 16,5 ngàn cây/ha ở tuổi 12; mật độ trồng ban đầu 20.000 cây/ha),
nên kích thước ô tiêu chuẩn đã được chọn là 200m
2

(10*20m).
(c) Thu thập hiện trạng rừng tràm cajuputi
Hiện trạng rừng tràm được thống kê bắt đầu từ tuổi 2 và kết thúc ở tuổi 12.
Chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm mật độ, đường kính, chiều cao, trữ lượng lâm phần.
Để thu được số liệu phản ánh đúng hiện trạng rừng tràm cajuputi, trước hết đã xác
định chính xác tuổi rừng dựa theo lý lịch rừng. Kế đến, chọn những quần thụ điển
hình theo cấp tuổi để thu thập số liệu. Quần thụ điển hình phải thỏa mãn những tiêu
chuẩn như phân bố trong cùng cấp tuổi, sinh trưởng và phát triển bình thường, mật
độ và kết cấu bình thường…Sau đó, từ những quần thụ điển hình, bố trí những ô
tiêu chuẩn với kích thước 200 m
2
để đo đạc những đặc trưng như mật độ (N, cây),
D(cm) và H(m) của từng cây. Đường kính thân cây của tất cả những cây trong ô
tiêu chuẩn được đo đạc bằng thước Palmer với độ chính xác 0,1 cm. Chiều cao thân
cây được đo đạc bằng cây sào với độ chính xác 0,10m. Tất cả những chỉ tiêu đo
đếm trong ô tiêu chuẩn được tập hợp thành biểu lập sẵn.
(d) Phương pháp nghiên cứu sinh khối rừng tràm cajuputi
Sinh khối được nghiên cứu bao gồm sinh khối tươi và sinh khối khô của
những bộ phận trên mặt đất của quần thụ tràm cajuputi. Sinh khối quần thụ tràm
cajuputi ở từng cấp tuổi được suy diễn từ mô hình sinh khối của những cây mẫu.
Sinh khối của những cây mẫu trong cùng một cấp tuổi được thu thập theo cấp
D(cm) với mỗi cấp cách nhau 1,0cm. Theo đó, tại những ô tiêu chuẩn đại diện cho
những quần thụ tràm cajuputi từ cấp tuổi 2 đến cấp tuổi 12, sau khi thu thập những
thông tin về quần thụ, đã tiến hành phân chia các cá thể theo cấp D(cm) với mỗi cấp
1,0cm. Sau đó, ở mỗi cấp D(cm) đã chặt hạ 3 cây tiêu chuẩn bình quân. Tổng số cây
mẫu là 50 cây mẫu.

×