Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

ĐỀ TÀI: Chiến lược chiếm lĩnh thị trường trong nước của tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.41 KB, 46 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
MỞ ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp nhằm giúp cho sinh viên làm quen với thực tế,
vận dụng kiến thức lí luận của nhà trường vào phân tích, lí giải và xử lí các
vấn đề do thực tiễn đặt ra, qua đó củng cố và nâng cao kiến thức đã được
trang bị, làm quen với hoạt động quản lí ở các cấp khác nhau.
Với mong muốn tìm hiểu hoạt động quản lí Nhà nước về kinh tế, hoạt
động của một Tổng công ty nhà nước trong cơ chế thị trường vừa phải hoạt
động theo sự chỉ đạo của Nhà nước, vừa phải kinh doanh để tạo lợi nhuận, tôi
đã xin thực tập ở Tổng công ty máy Động lực và máy Nông nghiệp
Việt Nam. Trong quá trình thực tập tôi được phân công thực tập tại phòng
Thị trường- Kinh doanh.
Với mục đích phân tích về lịch sử hình thành, nhiệm vụ, cơ cấu tổ
chức quản lí của Tổng công ty và đánh giá thực trang hoạt động quản lí Nhà
nước về kinh tế cũng như các vấn đề tồn tại cần giải quyết trong thời gian tới,
nên báo cáo thực tập tổng hợp ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có hai
chương:
Chương 1: Giới thiệu về tổng công ty.
Chương 2: Giới thiệu về phòng thị trường kinh doanh.
Do sự hiểu biết cũng như thời gian có hạn Báo cáo thực tập tổng hợp
của tôi không thể tránh được những sai sót, mong thâỳ cô và các bạn góp ý để
bài viết được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.


1
Báo cáo thực tập tổng hợp

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA TỔNG CÔNG TY MÁY ĐỘNG LỰC
VÀ MÁY NÔNG NGHIỆP VIỆT Nam


Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam.
Tên tiếng Anh: Viet Nam engine and agricultural machinery corporation.
Tên giao dịch: VEAM.
Trụ sở chính: Số 2, Triệu Quốc Đạt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: 84-4 8250854, 9346052, 9346054.
Fax: 84-4 8260695
Email:
Website:
Tổng công ty được thành lập năm 1990 theo Quyết định số 153/HĐBT
của Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam và thành
lập lại theo Quyết định số 1119/QĐ- TCCBĐT ngày 27 tháng 10 năm 1995
của Bộ công nghiệp nặng (nay là Bộ Công nghiệp). Theo Quyết định
125/QĐ-TTg ngày 28/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ thì VEAM trở thành
Tổng Công ty Nhà nước trực thuộc Bộ Công nghiệp.
2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TỔNG CÔNG TY MÁY ĐỘNG
LỰC VÀ MÁY NÔNG NGHIỆP VIỆT Nam.
 Nghiên cứu phát triển, sản xuất và kinh doanh, xuất nhập khẩu các trang
thiết bị động lực, thiết bị và máy nông nghiệp, máy kéo, ô tô, xe máy và
phụ tùng, các phương tiện giao thông vận tải thuỷ bộ và các trang thiết bị
2
Báo cáo thực tập tổng hợp
cơ khí khác, các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu
sang nhiều nước trên thế giới.
 Tiến hành các hoạt động kinh doanh khác theo pháp luật và thực hiện
khác nhiệm vụ khác do Nhà nước giao.
 Tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo bồi dưỡng
cán bộ và công nhân phục vụ cho hoạt động của ngành và Tổng công ty.
 Sản xuất kinh doanh các sản phẩm gang, thép, hợp kim màu, xây dựng
dân dụng và công nghiệp, kinh doanh phát triển nhà.
 Sản xuất kinh doanh, nhập khẩu, lắp đặt, vận hành, duy tu, bảo dưỡng

các dây chuyền đồng bộ, phục vụ sản xuất và các ngành kinh tế.
Trong hơn mười năm qua kể từ khi thành lập, với 15 đơn vị thành viên là
các công ty nhà máy và viện nghiên cứu cùng trên 7000 cán bộ công nhân
viên, Tổng công ty đã và đang là một trong số các nhà cung cấp lắp đặt, phân
phối có uy tín và chất lượng cho tất cả các đối tác trong nước và ngoài nước
về các thiết bị máy móc phụ tùng phục vụ sản xuất cho các ngành công, nông,
ngư nghiệp cung như máy móc cho các ngành cơ khí, xây dựng khác. Ngoài
ra VEAM cung là đối tác Việt Nam của nhiều liên doanh nước ngoài trong
các lĩnh vực lắp ráp và sản xuất ô tô, xe máy và các sản phẩm cơ khí tại Việt
nam như: Toyota, Honda, Suzuki, Ford, Mekong…
Các đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty
1. Công ty Diesel Sông Công (DISOCO)
Sản phẩm chính : Động cơ Diesel công suất 6-80HP; Dộng cơ xăng
công suất 4-9HP; Các sản phẩm rèn, dập, đúc, phụ tùn động cơ; Thép cán xây
dựng; chi tiết phụ tùng xe máy.
Địa chỉ :Thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên.
2. Công ty Phụ tùng máy số 1 (FUTU1)
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
Sản phẩm chính: Phụ tùng cho máy động lực và máy nông nghiệp;
Cuốc bàn; vòi phun tưới; máy cắt lưới dải hàng; máy vò chè; máy cày tay;
hộp số thuỷ; chi tiết phụ tùng xe máy.
Địa chỉ: Thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên.
3. Công ty Cơ khí Phổ Yên
Sản phẩm chính: các loại vòng bi, viên bi; các loại dũa; các loại băng
tải; con lăn; các loại cân và phụ tùng cơ khí khác.
Địa chỉ: Thị trấn Bãi Bông huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên.
4. Công ty Cơ khí Cổ Loa
Sản phẩm chính: Xe vận chuyển nông thôn; máy xay sát lúa gạo; xích
công nghiệp; phụ tùng cơ khí khác.

Địa chỉ: Thị trấn Đông Anh, Hà Nội
5. Công ty Cơ khí Trần Hưng Đạo
Sản phẩm chính: Động cơ Diesel 6-15HP; hộp số thuỷ 6-15HP; phụ
tùng động cơ diesel các loại.
Địa chỉ: Sè 114, Phè Mai Hắc Đế, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
6. Công ty Cơ khí chính xác số 1
Sản phẩm chính: Các loại quạt điện; bơm thuỷ lực; bơm nước và các
sản phẩm cơ khí khác; chi tiết, phụ tùng xe máy.
Địa chỉ: Sè 275 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
7. Công ty Máy kéo và máy nông nghiệp
Sản phẩm chính: Máy cày máy kéo và máy nông nghiệp; xe vận
chuyển nông thôn; bơm nước; hộp số thuỷ; bơm thuốc trừ sâu; phụ tùng máy
kéo và máy nông nghiệp.
Địa chỉ: Phè Chu Văn An, Hà Đông, Hà Tây.
8. Công ty Cơ khí Vinh
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
Sản phẩm chính: Chế tạo lắp đặt các loại nhà xưởng, kết cấu thép, bồn
bể, thiết bị chịu áp lực; thiết bị nâng hạ, xây lắp công trình công nghiệp, dân
dụng, cột cao; đường dây và trạm dưới 35kV; thiết kế chế tạo kinh doanh các
loại máy, thiết bị và phụ tùng cơ khí.
Địa chỉ: Sè 7 Mai Hắc Đế , thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
9. Công ty Chế tạo động cơ (VINAPPRO)
Sản phẩm chính: Động cơ Diesel 6-23HP và phụ tùng cho động cơ;
máy phát điện 2kVA-500kVA; giàn máy xay sát 500-2000kg lúa/h; máy tuốt
lúa, máy xấy thóc, máy nảy bắp; máy bơm nước, rulô cao su xay sát, cum
động cơ cho xe máy.
Địa chỉ: Khu Công nghiệp Biên Hoà 1 tỉnh Đồng nai.
10. Công ty Máy nông nghiệp Miền Nam (VIKYNO)
Sản phẩm chính: Động cơ Diesel 6-15HP và phụ tùng cho động cơ;

máy phát điện 1,5kVA-250kVA; máy xay sát 700-1000kg lúa/h; máy cày tay;
máy bơm nước, rulô cao su xay sát.
Địa chỉ : Khu công nghiệp Biên Hoà 1 tỉnh Đồng Nai.
11. Công ty Phụ tùng máy số 2 (NAKYCO)
Sản phẩm chính: Các loại phụ tùng cho động cơ và cơ khí khác.
Địa chỉ : 19/9 Tân Kỳ, tân Quý, P14, Quận Tân Bình, TP.HCM
12. Công ty Đúc số 1 (FOUDCO)
Sản phẩm chính: Chuyên đúc và gia công các sản phẩm gang, thép,
đồng, nhôm.
Địa chỉ: 220 Đường Bình Thới. P.14 Quận 11, TP.HCM
13. Công ty Vật tư thiết bị toàn bộ (MATEXIM)
Sản phẩm chính: Xuất nhập khẩu các loại vật tư và thiết bị toàn bộ.
Địa chỉ : Đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội
14. Viện Công nghệ
5
Báo cáo thực tập tổng hợp
Sản phẩm chính: Nghiên cứu và phát triển công nghệ đúc, sơn, mạ,xử
lí nhiệt, hàn và gia công kim loại.
Địa chỉ: 25 Vũ Ngọc Phan, Đống Đa, Hà nội.
15. Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy nông nghiệp
Sản phẩm chính: Nghiên cứu và phát triển các loại máy phục vụ nông
nghiệp, thiết bịi bảo quản gia công chế biến ngũ cốc, thức ăn gia sóc, gia cầm.
Địa chỉ: Km sè 9, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
VEAM là đối tác tham gia các liên doanh
1. Công ty ô tô TOYOTA Việt nam
2. Công ty TNHH FORD Việt nam
3. Công ty ô tô Mê Kông
4. Công ty TNHH cơ khí Việt Nhật
5. Công ty HONDA Việt Nam
6. Việt Nam SUZUKI Corporation

7. Xí nghiệp liên doanh KUMBA.
3. NĂNG LỰC VỀ TRANG THIẾT BỊ VÀ NHÂN SỰ CỦA
TỔNG CÔNG TY
3.1 Năng lực về trang thiết bị
Tổng Công ty có đầy đủ các trang thiết bị phục vụ sản xuất từ khâu luyện
gang thép tạo nguyên vật liệu, tạo phôi, gia công…hoàn thiện đến việc lắp đặt
vận hành và các kênh bán hàng và công tác hậu mãi như duy tu, bảo dưỡng,
tư vấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ cho các sản phẩm cũng như các dây
chuyền đồng bộ phục vụ các ngành công, nông, ngư nghiệp, xây dựng, trồng
rừng.
6
Báo cáo thực tập tổng hợp
3.2 Năng lực về con người
Với hơn 7000 cán bộ, công nhân viên, Tổng công ty có một đội ngũ cán
bộ kĩ thuật cũng như các chuyên gia dầy dạn kinh nghiệm gồm:
- 12 Tiến sỹ
- 4 Thạc sĩ
- 600 Kỹ sư
- Hơn 6000 Công nhân kĩ thuật cao.
Lực lượng kĩ thuật này đều đã trải qua thực tế và đa số đã trải qua đào tạo
chính quy ở trong nước và nước ngoài. Với đội ngũ đó cùng với trang thiết bị
hiện đại, chắc chắn sẽ làm hài lòng khách hàng với chất lượng công trình, giá
cả hợp lí cùng với chế độ hậu mãi chu đáo.
3.3 Đánh giá về trang thiét bị, tác phong làm việc, hiệu quả công việc và
những đề xuất.
Hiện nay Tổng công ty chưa có trụ sở riêng vẫn sử dụng văn phòng do
Bộ công nghiệp cho mượn, nên không gian rất chật bất tiện rất nhiều cho hoạt
động của cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty. Tổng công ty cũng đã
đấu thầu được khu đất để xây dựng trụ sở, nhưng trụ sở chưa được xây dựng
vấn đề này cũng cần được giải quyết nhanh chóng hơn.

Tại trụ sở của Tổng công ty, hầu hết cán bộ công nhân viên đều được
trang bị máy tính nối mạng và điện thoại cố định để thuận tiện cho các hoạt
động đối ngoại, trao đổi phục vụ cho công tác học tập và kinh doanh. Tuy
nhiên việc sử dụng những phương tiện phục vụ hoạt động kinh doanh này vẫn
chưa thực sự hiệu quả và tiết kiệm. Vẫn cón quá nhiều người sử dụng điện
thoại không cho mục đích công việc. Internet vẫn được coi là công cụ để học
hỏi và xem xét nhiều vấn đề ngoài công việc trong giờ hành chính.
7
Báo cáo thực tập tổng hợp
Thời gian sử dụng trong ngày của cán bộ công nhân viên vẫn được
phân bổ sử dụng không đúng thời gian và không đúng mục đích. Công việc
chỉ thực sự hiệu quả và bận rộn khi có cán bộ quản lí ở tại cơ quan, khi cán bộ
đi công tác vắng, mọi công việc gần như ngừng trệ rất Ýt được triển khai. Đôi
khi có cán bộ còn không đi làm việc. Khi có cán bộ quản lí ở cơ quan thì công
việc lại rất bận rộn. Như vậy thời gian sử dụng để làm việc hiện có ở văn
phòng của Tổng công ty còn chưa hợp lí, rất bận rén khoảng 50% thời gian,
thời gian còn lại quá Ýt công việc được giải quyết. Tong thời gian thực tập,
tôi cũng đã tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng này và được cho biết rằng:
Nhân viên của Tông công ty cũng muốn công việc được giải quyết đúng lúc
và không lãng phí thời gian nhưng cán bộ quản lí, đặc biệt trưởng phòng đi
công tác quá nhiều ( khoảng hai mươi ngày trong một tháng),còn phó phòng
( 15 ngày trong một tháng) nên không có người kí giấy tờ, không thể tiếp tục
công việc nên mọi việc phải ngưng trệ. Lúc cán bộ quản lí đi công tác về mọi
người phải tập trung giải quyết rất nhiều công việc.
Theo tôi vấn đề trên cũng là một tồn tại lớn tại Tổng công ty. Như
vậy là phân công công việc chưa hiệu quả và sử dụng còn lãng phí thời gian
và nguồn nhân lực. Các cấp quản lí cần phân bổ công việc sao cho tránh một
người phải đi công tác quá nhiều, công việc được phân bổ hợp lí không nên
để tập trung vào một số Ýt người, như Trưởng phòng đi công tác nhiều lúc
nào cũng rất nhiều việc còn nhân viên thì quá Ýt việc. Cần có người kí giấy tờ

thay mặt trưởng phòng lúc trưởng phòng đi công tác hoặc giảm bớt thời gian
đi công tác của Trưởng phòng để mọi công việc được thông suốt hơn.
Tổng công ty nên tìm thêm nhiều việc hơn vì Tổng công ty được
hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực để sử dụng có hiệu quả hơn nguồn
nhân lực tránh tình trạng lãng phí nguồn nhân lực như hiện nay.
Tổng công ty có lập Kế hoạch 5 năm và Chiến lược phát triển trong
10 năm, nhưng Chiến lược và Kế hoạch được lập ra nhưng chỉ phổ biến ở cấp
8
Báo cáo thực tập tổng hợp
lãnh đạo còn nhân viên của các phòng thuộc cơ quan Tổng công ty không
được biết đến Kế hoạch hay chiến lược. Nhân viên chỉ biết công việc sắp
được làm trước mắt, chỉ có Kế hoạch 1 năm được phổ biến rộng rãi mọi nhân
viên trong Tổng được biết. Như vậy sẽ không có sự thảo luận thống nhất giữa
cấp dưới và cấp trên trong việc thực hiện Kế hoạch hay Chiến lược. Do đó sẽ
không có sử chủ động sáng tạo để thực hiện các mục tiêu trước mắt cũng như
lâu dài của nhân viên. Nhân viên chỉ thực hiện các công việc được giao cụ
thể, thiếu tính năng động vì làm việc không xác định rõ mục tiêu dài hạn.
Ngoài ra Tổng công ty có lập Kế hoạch 5 năm theo kiểu năm sau
tăng cao hơn năm trước rồi trình Bộ Công nghiệp kí duyệt, nhưng nếu tình
hình sản xuất kinh doanh trong năm có giảm sút thì Kế hoạch trong năm lại
được lập lại và báo cáo lại, đến hết năm tổng kết hoạt động sản xuất kinh
doanh trong năm Tổng công ty vẫn hoàn thành vượt mức Kế hoạch Bộ Công
nghiệp giao phó ( Ví dụ: Tổng doanh thu năm 2004 là 1.1178,7 tỷ đồng, năm
2003 là 1.393,9 tỷ đồng, nhưng năm 2004 Tổng doanh thu vẫn đạt 105,4%
KH Bé giao). Doanh thu thương mại năm 2004 giảm rất nhiều so với năm
2003 ( Doanh thu thương mại năm 2003 là 854,9 tỷ đồng, năm 2004 là 564,4
tỷ đồng) mà doanh thu thương mại là chỉ tiêu rất quan trọng vì nó chiếm tỷ
trọng lớn trong lợi nhuận hàng năm của Tổng công ty. Nhưng trong năm 2004
do Doanh thu thương mại giảm nhiều nên trong các báo cáo, lập kế hoạch
năm 2005 không được nhắc đến.

Như vậy việc lập Kế hoạch hay Chiến lược của Tổng công ty vẫn
còn chỉ mang tính hình thức, Kế hoạch được lập là do quy định của Bộ, còn
Tổng công ty chưa thực sự sử dụng Kế hoạch để làm mục tiêu, biện pháp thực
hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Tổng công ty có nhân sự với trình độ học vấn cao, được Nhà nước
ưu đãi nhiều về mặt chính sách nhưng thị phần trong nước của Tổng công ty
9
Báo cáo thực tập tổng hợp
vẫn còn rất nhỏ chỉ chiếm khoảng 20%, còn 80% là của Trung Quốc. Đây là
vấn đề cần được nghiên cứu và giải quyết.
10
Bỏo cỏo thc tp tng hp
4. C CU T CHC CA TNG CễNG TY Hỡnh 1: S c cu t chc ca Tng cụng ty.
Ngun: Bỏo cỏo Gii thiu tng quan v Tng cụng ty.
Hội đồng
Quản trị
Tổng giám đốc
Các phó tổng giám đốc
Công
ty
tài
chính
Trung tâm
nghiên cứu
và phát
triển
Ngành
sản xuất
vật liệu
gang,

thép.
Xây dựng
và kinh
doanh bất
động sản
Ngành
sản xuất
ôtô, xe
máy.
Ngành sản
xuất động
cơ và máy
nông
nghiệp.
Cơ quan
văn
phòng
Tổng
công ty
Các Công
ty thành
viên
Các công
ty thành
viên
Các công
ty thành
viên
Các công
ty thành

viên
Các viện
nghiên cứu
KH
11
Bỏo cỏo thc tp tng hp
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Các phó tổng giám đốc
Các đơn vị sản xuất (12)
Các viện nghiên cứu (2)
Công ty xuất nhập khẩu
(1)
Phòng Thị tr ờng và Kinh
doanh
Phòng Tài chính Kế toán
Văn phòng Tổng hợp
Phòng Kĩ thuật Đầu t
Phòng thống kê, kế
hoạch lao động tiền l
ơng.
12
Báo cáo thực tập tổng hợp
5. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
KINH DOANH NĂM 2004 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM
VỤ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2005.
5.1 Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2004.
Trong năm 2004, chỉ số giá cả chung trong nước đã tăng lên gần 10%,
đây là hiện tượng bất thường từ nhiều năm qua, đặc biệt giá cả nguyên nhiên
vật liệu cho các doanh nghiệp cơ khí và các chi phí khác tăng rất cao.

Năm 2004, một năm đầy cam go thử thách đối với ngành máy động lực
và máy nông nghiệp Việt Nam, bởi những nguyên nhân chính dưới đây:
Chi phí đầu vào ngay từ đầu năm tăng đột biến ( so với 10 năm lại
đây): Giá gang đúc, thép chế tạo, kim loại màu ( đồng, nhôm) vật liệu phi kim
loại tăng gần gấp đôi, chi phí vận chuyển, xăng dầu cũng tăng. Hầu hết
nguyên vật liệu cho ngành cơ khí phải nhập khẩu, nhưng năm 2004 tỷ giá của
VNĐ liên tục sụt giảm so với ngoại tệ mạnh (USD, EURO, JPY)…những tác
nhân lớn làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sản xuất kinh doanh và giá
bán sản phẩm của các doanh nghiệp.
Về thị trường trong nước: Sức mua của nông ngư dân là khách hàng
chủ yếu tiêu thụ sản phẩm của VEAM vốn đã yếu, nay lại gặp dịch vi rút cúm
gia cầm bùng phát, dịch bệnh nuôi tôm, Hoa Kì áp đặt mức thuế bất bình đẳng
về giá bán tôm, việc cấm lưu hành xe Công Nông với định nghĩa không rõ
ràng, cùng với nắng nóng, khô hạn, rét đậm kéo dài… gây thiệt hại lớn và tác
động mạnh đến sức mua của nông ngư dân cả nước.
Thị trường xuất khẩu: Sau khi thị trường IRAQ bị ngưng lại do chiến
tranh, hai công ty VIKYNO và VINAPPRO tích cực mở rộng thị trường xuất
khẩu ở khu vực Châu Á, Mỹ la tinh, Châu Âu, trong đó chú trọng thị trường
khu vực ASEAN, tăng được sản lượng xuất khẩu, giữ vững chất lượng, nhưng
bị hạn chế hiệu quả ( Bởi giá bán bị khống chế, chi phí đầu vào tăng quá cao).
13
Báo cáo thực tập tổng hợp
Mặt khác muốn tăng sản lượng xuất khẩu cũng khó vì sản xuất đã đầy tải, đầu
tư mới thiếu nguồn vốn và không được ưu đãi.
Môi trường sản xuất kinh doanh biến động không thuận chiều, buộc
các đơn vị của VEAM phải tăng giá bán sản phẩm để không bị thua lỗ, hoặc
giảm bớt lợi nhuận.
Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của đơn vị thành viên và Tổng công
ty đang triển khai cũng chịu ảnh hưởng bất lợi của yếu tố tăng giá nguyên vật
liệu…

KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2004:
Giá trị tổng sản lượng : 558,9 tỷ đồng đạt 105,4% KH Bé giao, bằng
112,55% so với năm 2003.
Tổng doanh thu đạt 1.187,7 tỷ đồng đạt 104,57% KH Bé giao, bằng
85,21% so với năm 2003.
Doanh thu sản xuất công nghiệp đạt 622,27 tỷ đồng đạt 115,4% KH
Bé giao, bằng 112,98% so với năm 2003.
Doanh thu thương mại và dịch vụ khác đạt 565,43 tỷ đồng chỉ bằng
60,68% so với năm 2003.
( Nguồn: Số liệu trên được trích từ Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh
năm 2003, 2004 của Tổng công ty).
Doanh thu Công nghiệp tăng khá cao so với năm 2003, nhưng Tổng
doanh thu không tăng, do giảm doanh thu thương mại ( Doanh thu thương
mại chủ yếu ở Công ty MATEXIM và Cơ quan Tổng công ty).
Qua những số liệu trên ta thấy rằng Tổng doanh thu năm 2004 giảm đi
rất nhiều so với năm 2003. Trong khi năm 2004, lạm phát ở Việt nam khá
cao. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập của cán bộ công nhân
viên. Nguyên nhân của tình trạng này một phần do yếu tố khách quan, nhưng
về phía chủ quan Tổng công ty cần gấp rút giải quyết vấn đề này. Mặc dù
14
Báo cáo thực tập tổng hợp
Tổng doanh thu năm 2004 giảm nhiều so với năm 2003 ( chỉ bằng 85,21%
năm 2003) nhưng vẫn vượt KH Bé giao 4,57 %. Điều này chứng tỏ rằng nếu
không so sánh với năm 2003 mà chỉ so sánh với KH không chứng tỏ được
vấn đề quan trọng là Tổng doanh thu giảm nhiều. Ta thấy rằng cần phải xem
xét lại KH đặt ra bởi vì Tổng doanh thu thì giảm nhiều so với năm trước
nhưng vẫn vượt KH đặt ra.
Giá trị xuất khẩu đạt 12,5 triệu USD chỉ bằng 83,3% so với năm 2003.
Nguyên nhân giảm do cơ quan Tổng công ty không có sản phẩm xuất khẩu
sang Iraq nữa.

Những đơn vị có giá trị tổng sản lượng và doanh thu tăng cao nổi lên
là:
Công ty Phụ tùng máy số 1 (tăng 94% và 78%)
Công ty NAKYCO (tăng 41% và 36%)
Công ty MATEXIM (tăng 34% và 51%)
Viện Công nghệ (tăng 58% và 56%)
Một số đơn vị khó khăn không tăng trưởng hoặc tăng trưởng thấp nổi lên
là :
Công ty Cơ khí Cổ Loa (giảm 34% và 32%)
Công ty Cơ khí chính xác số 1 ( giảm 21% và tăng 18%)
Điều đáng chú ý là trong 12 sản phẩm chủ yếu sản xuất ra chỉ có 4 loại
tăng so với năm 2003 là động cơ các loại, bơm nước, phụ tùng xe máy, máy
cắt lúa, vò chè…
CÁC HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH:
Công tác thị trường:
15
Báo cáo thực tập tổng hợp
Tổng công ty cùng các đơn vị thành viên tiếp tục các biện pháp mở rộng
thị trường nội địa.
Nâng cao khả năng cung cấp sản phẩm và dịch vụ sau bán hàng của hệ
thống lưới đại lí tiêu thụ máy nông nghiệp các vùng trong nước.
Tích cực thực hiện chương trình phối hợp với các Tỉnh, Thành, Hội nông
dân hỗ trợ tín dụng cho nông dân mua máy nông nghiệp.
Tổng công ty cùng các đơn vị thành viên tham gia đạt kết quả tốt triển
lãm “ Cơ khí- Điện- Điện tử -Luyện kim 2004” tại Trung tâm Hội chợ Triển
lãm Giảng Võ – Hà Nội, tháng 3 năm 2004.
Tháng 5- 2004 Tổng công ty và một số đơn vị thành viên phối hợp với
TW Hội nông dân Việt Nam, Tỉnh Hội nông dân Điện Biên, Lai Châu tổ chức
tập huấn thao diễn sử dụng máy nông nghiệp các loại cho bà con các dân tộc

ở hai tỉnh trên, nhân kỉ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, cùng
với các cơ quan của Tỉnh xây dựng chính sách hỗ trợ lãi suất tín dụng cho
nông dân vay tiền mua máy nông nghiệp của VEAM.

Công tác tài chính kế toán.
Tổng công ty đã phải hỗ trợ cho các đơn vị thành viên về vốn từ nhiều
năm nay, tổng số tiền cho vay ngắn hạn từ vốn của cơ quan Tổng công ty
là:26,6 tỷ đồng với lãi suất hỗ trợ, ngoài ra Tổng công ty còn bảo lãnh cho
một số đơn vị thành viên trong nhiều hợp đồng kinh tế, hợp đồng dự thầu.
Nhưng nợ phải thu còn là 578,5 tỷ đồng. Đặc biệt có hơn 4,2 tỷ đồng là nợ
khó đòi.
Nhìn chung phần lớn các đơn vị thực hiện đảm bảo chế độ tài chính
Nhà Nước quy định và báo cáo định kì. Đơn vị có nền tài chính khá mạnh là
Công ty VIKYNO, VINAPPRO, NAKYCO, DISOCO, FUTU 1…
16
Báo cáo thực tập tổng hợp
Còn 2 đơn vị bị thua lỗ chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn là : Công ty
đúc số 1, Cơ khí Trần Hưng Đạo, công ty Cơ khí Trần Hưng Đạo báo cáo
thường chậm.
Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản:
Tổng vốn đầu tư được thực hiện tăng 11 lần so với năm 2003 ( 270 tỷ /
25 tỷ).
Các nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp gồm vốn tự có, vốn khấu hao,
vay thương mại…để đầu tư bổ sung trang thiết bị nâng cao năng lực sản xuất
để thực hiện các dự án đã được phê duyệt như các dự án:
• Dự án lò cao luyện gang Bắc Cạn.
• Dự án di dời và xây mới Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo.
• Dự án đầu tư bổ sung thiết bị sản xuất phụ tùng động cơ xe
máy tại Phụ tùng máy số 1.
• Dự án xây dựng trụ sở của công ty MATEXIM triển khai và

hoàn thành vào cuối năm 2004.
• Dự án đầu tư xây dựng nhà máy ô tô Sam Sung chuyên sản
xuất lắp ráp ôtô tải nhỏ và ôtô thông dụng tại Thanh Hoá. Tham gia đấu thầu
quốc tế mua nhà xưởng thiết bị nhà máy ô tô Sam Sung ( Hàn Quốc) vào
tháng 3/2004 sau khi được phép của Thủ tướng Chính Phủ tại Văn bản
254/CP-CN ngày 25/2/2004. VEAM kí hợp đồng mua chính thức ngày
3/6/2004 với giá 14,2 tỷ KPWon (tiền Hàn Quốc) tương đương khoảng 12,3
triệu USD, đã thanh toán xong 100% tiền.
Nhận xét dự án ô tô Sam Sung: Năm 2000 Tổng công ty có đặt ra KH
năm từ 2004, 2005 lắp ráp xe bus cỡ trung 30-45 chỗ, chủ yếu để xuất khẩu
sang Iraq. Nhưng do tình hình chiến trang ở Iraq nên Tổng công ty chỉ thực
hiện dự án xe vận chuyển và xe tải nông dụng. Đặc biệt dự án ô tô Sam Sung
là một nỗ lực lớn của Tổng công ty. Nhu cầu thị trường Việt Nam trong
17
Báo cáo thực tập tổng hợp
những năm gần đây cần rất nhiều các loại xe tải nhỏ, xe vận chuyển, xe từ 4-
40 chỗ, mà các thương hiệu xe nổi tiếng trên thị trường Việt nam đa số của
Nhật giá thành quá cao. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước hay tư nhân có nhu
cầu dùng nhưng giá cả lại không phù hợp. Dự án ô tô Sam Sung đi vào hoạt
động sẽ chiếm lĩnh được một thị trường đầy tiềm năng còn đang bị bỏ ngỏ.
Đây là một hướng đi rất đúng đắn, sáng tạo, nhanh nhạy với thị trường của
Tổng công ty.
Hội nhập kinh tế quốc tế:
Tổ hội nhập kinh tế quốc tế đã tham gia góp ý các văn bản liên quan
đến hội nhập các dòng thuế ôtô, máy nông nghiệp trong khu vực ASEAN.
Đồng thời góp ý về các tiêu chuẩn ô tô hội nhập trong khối ASEAN. Tổ hội
nhập kinh tế quốc tế cũng đã lập đề cương chương trình hành động hội nhập
kinh tế quốc tế gửi Bộ Công Nghiệp theo tinh thần chỉ thị của Bộ trưởng Bộ
Công Nghiệp.
Về quản lí chất lượng sản phẩm:

Trong năm 2003 các đơn vị thành viên của Tổng Công ty đã thực hiện
tốt pháp lệnh Chất lượng hàng hoá và Pháp lệnh đo lường của Nhà nước.
Các đơn vị thành viên của Tổng công ty đã thực hiện việc công bố tiêu
chuẩn chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn cơ sở và công bố hàng hoá phù
hợp với tiêu chuẩn đối với các sản phẩm bắt buộc phải công bố hợp chuẩn.
Về an toàn lao động phòng chống cháy nổ:
Trong năm 2004, Tổng công ty đã tiến hành kiểm tra về an toàn lao
động, phòng chống cháy nổ tại 6 đơn vị thành viên. Kết quả kiểm tra cho thấy
tất cả các đơn vị thành viên đã thực hiện tốt công tác an toàn lao động và
phòng chống cháy nổ. Năm 2004 không có tai nạn lao động nặng hoặc chết
người xảy ra.
18
Báo cáo thực tập tổng hợp
Về đề tài khoa học và chuyển giao công nghệ:
Năm 2004 Tổng công ty đã triển khai thực hiện 01 đề tài khoa học cấp
Bộ Công nghiệp : Nghiên cứu thiết kế và chế tạo hoàn thiện máy kéo 4 bánh
lắp động cơ 1 xi lanh nằm ngang công suất 15-20 mã lực kèm máy công tác
của Công ty Máy kéo và máy nông nghiệp.
Ngoài ra cơ quan Tổng công ty đã kí hợp đồng triển khai 2 đề tài dự án
sản xuất thực nghiệm năm 2004 thuộc chương trình KHCN trọng điểm cấp
Nhà nước gồm:
• Đề tài nghiên cứu KC.05.26: Nghiên cứu thiết kế chế tạo động
cơ Diesel 6 xilanh công suất 180-360 mã lực. Đã triển khai kí hợp đồng mở
L/C mua động cơ 6 xi lanh mẫu của hãng DAEWOO (Hàn Quốc).
• Dự án sản xuất thực nghiệm KC.DA09: Hoàn thiện thiết kế và
công nghệ chế tạo động cơ diesel 4 xilanh công suất đến 88 mã lực.
Tổng công ty đã tiến hành đàm phán chuyển giao công nghệ với các
công ty của Hàn Quốc, Đức, Brasil, Belarus, Nga.
Công tác tổ chức quản lí, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, lao động việc
làm và thu nhập:

Công tác tổ chức kiện toàn bộ máy quản lí: Đáp ứng yêu cầu lãnh đạo
quản lí và điều hành doanh nghiệp trong tình hình chuyển đổi sắp xếp và nâng
cao hiệu quả doanh nghiệp. Năm 2004 Hội đồng Quản trị và Tổng giám đốc
Tổng công ty đã tiến hành điều động luân chuyển và bổ nhiệm một số cán bộ
nhận một số nhiệm vụ mới.
Công tác cổ phần hoá, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp:
Đến cuối năm 2004, tiến hành cổ phần hoá xong 2 chi nhánh của Công ty
MATEXIM, Công ty Cơ khí chính xác số 1, công ty Cơ khí Cổ Loa, Công ty
cơ khí Phổ yên. Chuyển đổi công ty phụ tùng máy số 1 thành Công ty TNHH
một thành viên.
19
Báo cáo thực tập tổng hợp
Công tác lao động, tiền lương, thu nhập và việc làm: Đến 30/12/2004
tổng số lao động toàn tổng Công ty là 6.182 người, trong đó nữ: 1.167. Tổng
quỹ lương thực hiện năm 2004 là :110.318 triệu đồng.
Các đơn vị CBCNV có thu nhập bình quân cao trong Tổng công ty là
những đơn vị có việc làm ổn định, tổ chức sản xuất và công tác thị trường tốt
như:
Công ty VIKYNO: 2,25 trđ/tháng.
Công ty VINAPPRO: 1,65 trđ/tháng.
Công ty MATEXIM: 1,65 trđ/tháng.
Đơn vị sản xuất kinh doanh khó khăn, tăng trưởng Ýt nên thu nhập
đời sống CBCNV còn thấp : Công ty cơ khí Vinh (0,620 trđ/tháng).
Hoạt động của các liên doanh, công ty cổ phần:
Các công ty liên doanh là đối tác của VEAM sản xuất các loại ô tô,
xe máy, phụ tùng cơ khí,…Trong năm 2004 đều gặp phải khó khăn hơn các
năm trước bởi chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng đối với ô tô, hạn chế
địa bàn sử dụng xe máy, mặt khác các liên doanh cũng phải chịu sức Ðp về
giá nguyên liệu, linh kiện chi tiết và tỷ giá USD, JPY, EURO biến động tăng
so với Việt Nam đồng, ảnh hưởng tới sức tiêu thụ sản phẩm trong nước.

5.2 Mục tiêu và biện pháp thực hiện sản xuất kinh doanh năm 2005.
Mục tiêu nhiệm vụ năm 2005 :
Năm 2005 các khó khăn tiếp tục tăng và gây sức Ðp. Do lương các đơn
vị hành chính sự nghiệp được điều chỉnh tăng lên, chỉ số giá cả chung có thể
tăng lên 10 hoặc hơn 10%, Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ cho ngành
chế tạo máy động lực và máy nông nghiệp, cho dù Tổng công ty đã nhiều lần
đề đạt. Các biện pháp chống hàng giả, hàng nhập lậu, hàng gian lận thương
mại hầu như không có tác dụng ngăn chặn.
20
Báo cáo thực tập tổng hợp
Toàn Tổng công ty phải tìm mọi biện pháp phấn đấu cao hơn năm
2004, để thực hiện đạt và vượt mức chỉ tiêu chủ yếu Bộ Cong nghiệp giao cho
năm 2004. Đồng thời phải tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp,
đầu tư lớn vào xây dựng nhà máy ô tô ở Thanh Hoá.
Cụ thể:
Giá trị tổng sản lượng: 595.989 triệu đồng.
Tổng doanh thu: 1.238.305 triệu đồng.
Trong đó: Doanh thu SXCN: 651.655 triệu đồng
Doanh thu thương mại và Dthu khác: 495.500 triệu đồng
Doanh thu liên doanh: 91.105 triệu đồng
Bảng 1: Kế hoạch sản phẩm chủ yếu 2005
STT Sản phẩm chủ yếu Đơn vị tính Kế hoạch năm
2005
1 Động cơ đốt trong các loại Cái 36.000
2 Máy kéo, xe vận chuyển các loại Cái 2.300
3 Máy xay sát lúa gạo Cái 16.384
4 Vòng bi các loại Vg 1.500.000
5 Hộp số thuỷ các loại Hộp 48.500
6 Bơm nước các loại Cái 4.500
7 Ru lô cao su xay sát Cặp 165.000

8 Quạt điện dân dụng Cái 100.000
9 Phụ tùng máy động lực Trđ 36.200
10 Phụ tùng xe máy Trđ 64.850
11 Thép cán các loại Tấn 4.000
12 Máy cắt lúa gặt đập các loại Cái 326
Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động SX-KD năm 2004 của Tổng công ty Máy
động lực và máy nông nghiệp.
21
Báo cáo thực tập tổng hợp
Giá trị xuất khẩu: 7.160.000 USD
Giá trị xuất khẩu CN: 3.660.000 USD
Giá trị xuất khẩu khác : 3.500.000 USD
Bảng 2 : Kế hoạch sản phẩm xuất khẩu năm 2005.
STT Sản phẩm xuất khẩu Đơn vị tính Kế hoạch năm
2005
1 Động cơ đốt trong các loại Cái 8.090
2 Máy xay sát lúa gạo Cái 2.254
3 Bơm nước các loại Cái 0
4 Ru lô cao su xay sát Cặp 46.338
5 Phụ tùng máy động lực 1000USD 323
6 Máy phát điện 60 KVA Giàn 0
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động SX-KD năm 2004 của Tổng công ty
Giá trị nhập khẩu: 9.140.000 USD
Bảng 3: Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản KH năm 2005
đơn vị KH năm 2005
Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản Trđ 403.919
Trong đó : - Xây lắp Trđ 41.945
- Thiết bị Trđ 361.974
- Khác Trđ
1 Vốn đầu tư phát triển thuộc NSN Trđ 23.500

Trong đó: - Vốn trong nước Trđ 23.500
- Vốn nước ngoài Trđ
2 Vốn tín dụng phát triển của NN Trđ 270.929
Trong đó: Vốn trong nước Trđ 270.929
3 Vốn đầu tư của doanh nghiệp Trđ 109.490
- Từ khấu hao cơ bản Trđ 15.100
- Từ lợi tức sau thuế Trđ 250
- Từ bán trái phiếu, cổ phiếu Trđ
- Vay thương mại Trđ 34.140
22
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Góp vốn với liên doanh nước ngoài Trđ
- Vốn tự huy động Trđ 60.000
Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2004
của Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp.
Biện pháp chủ yếu:

1 . Tiếp tục phát triển sản phẩm mới, đa dạng hoá các sản phẩm và đẩy
mạnh công tác thị trường :
Phải đưa nhanh vào sản xuất máy kéo 4 bánh cỡ nhỏ, máy gặt đập
liên hiệp cỡ nhỏ, các hệ thống chế biến thức ăn gia súc, bảo quản chế biến các
loại ngũ cốc, củ quả, máy canh tác, thu hoạch và nuôi trồng thuỷ hải sản.
Tiếp tục làm việc với các đối tác để hoàn thiện 30 loại máy công tác
sau máy kéo, đưa và sản xuất, xuất khẩu sang thị trường Mỹ và các nước
Đông Âu cũ.
Phối hợp chặt chẽ với các đối tác là các công ty liên doanh để tranh
thủ điều kiện hợp tác sản xuất cung cấp các chi tiết, phụ tùng cho ô tô xe máy,
có chất lượng cao, khối lượng lớn để tăng doanh thu đạt hiệu quả cao. Mặt
khác hình thành các doanh nghiệp chuyên môn hoá linh kiện phụ trợ cho sản
xuất ô tô của VEAM những năm tới.

Đẩy mạnh phối hợp với các Tỉnh, Thành, làm chính sách hỗ trợ nông
dân mua máy của VEAM.
Tích cực quảng cáo thương hiệu và sản phẩm của các đơn vị trên các
loại hình truyền thông đại chúng.
Tổ chức các đoàn đi khảo sát thị trường trong và ngoài nước để nắm
được thị hiếu, nhu cầu khách hàng,…để có thông tin thị trường, nghiên cứu
sản xuất và cung cấp các sản phẩm có tính cạnh tranh.
2 . Đẩy mạnh tiến độ đầu tư và thực hiện các dự án đã phê duyệt:
23
Báo cáo thực tập tổng hợp
Để chuẩn bị cho sản xuất kinh doanh năm 2005, Tổng công ty cần
thực hiện những công việc liên quan đến đầu tư trong năm 2005 như sau:
- Triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng Trung tâm dịch vụ và Hội
thảo tại thị xã Cửa Lò, Nghệ An.
- Triển khai thực hiện đúng tiến độ xây dựng trụ sở mới của Công ty
MATEXIM.
- Triển khai thực hiện dự án Phòng thí nghiệm nâng hạ của Viện công
nghệ và dự án phòng thí nghiệm nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị chế
biến nông sản của Viện Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy nông nghiệp.
- Tiếp tục làm việc với Bộ Công nghiệp và địa phương giải quyết dự án
di chuyển công ty Đúc số 1.
- Thực hiện triển khai 5 dự án đã được Chính Phủ chấp thuận đầu tư xếp
vào danh mục 24 dự án cơ khí trọng điểm.
3 . Tăng cường các hoạt động tài chính kế toán, tổ chức quản lí và đổi
mới doanh nghiệp, kế hoạch thống kê lao động tiền lương để phục vụ cho
SXKD và đầu tư xây dựng cơ bản:
Công tác Tài chính- Kế toán: Ngoài những công việc thường xuyên,
công tác tài chính tập trung vào một số mặt sau:
- Tiếp tục nghiên cứu, xâyy dựng giá thành sản phẩm; hướng dẫn
các đơn vị xây dựng giá thành đơn vị sản phẩm chủ yếu và phân

tích giá thành đơn vị sản phẩm chủ yếu, làm cơ sở cho việc tìm
biện pháp hạ giá thành đơn vị sản phẩm, tăng khả năng cạnh
tranh của sản phẩm;
- Theo dõi các đơn vị có tình hình tài chính khó khăn, các đơn vị
có đầu tư lớn, công nợ nhiều, sản xuất kinh doanh còn bị lỗ để có
phương án đề xuất với lãnh đạo Tổng Công ty hỗ trợ và xử lí kịp
thời.
24
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Tăng cường kiểm tra công tác tài chính kế toán ở các dơn vị
thành viên. Phấn đấu giảm lỗ của 2 đơn vị còn lại ( Công ty CK
Trần hưng Đạo, Công ty Đúc số 1).
- Thực hiện tin học hoá và xây dựng các chuẩn thống nhất về báo
cáo trong Tổng công ty, để có thể ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác hạch toán tài chính kế toán.
- Phục vụ kịp thời nhu cầu thanh toán các chi phí cho việc mua
nhà máy ô tô SAM SUNG và các chi phí đầu tư.
Công tác kế hoạch thống kê lao động tiền lương:
- Công tác kế hoạch thống kê tinh hình sản xuất kinh doanh cần
được phối hợp tốt với các bộ phận thị trường, tài chính kế toán
trong từng doanh nghiệp và toàn Tổng công ty để giúp lãnh đạo
năm tình hình sản xuất kinh doanh và điều hành quản lí.
- Bộ phận thống kê kế hoạch của Tổng công ty đôn đốc theo dõi
thường xuyên tình hình sản xuất kinh doanh, tiêu thụ tồn kho
sản phẩm, sự phân công và hiệp tác giữa các đơn vị thành
viên…Báo cáo thông tin phân tích kịp thời về diễn biến tình
hình sản xuất, thị trường trong nước và ngoài nước.
- Các đơn vị rà soát và xây dựng định mức lao động tiền lương
tiên tiến và chi phí tiền lương hợp lí, góp phần giảm chi phí giá
thành và tăng thu nhập cho người lao động trên cơ sở đảm bảo

tốc độ tăng năng suất lao động cao hơn tốc độ tăng tiền lương
bình quân.
Công tác tổ chức quản lí, đổi mới doanh ngiệp và hội nhập quốc tế:
- Tiếp tục triển khai việc chuyển đổi và cổ phần hoá các doanh
nghiệp theo lộ trình đã đăng kí năm 2005. Tiếp tục phân loại lao
động ở các đơn vị làm cơ sở để thực hiện các chính sách hỗ trợ
giải quyết lao động dôi dư.
25

×