Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

skkn sử dụng thí nghiệm hoá học để dạy học tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.4 KB, 23 trang )

PHẦN I : MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền giáo dục nói chung và
của bộ môn nói riêng, vấn đề quan trọng hàng đầu đặt ra với các trường là
nâng cao chất lượng dạy và học. Vì vậy nhiệm vụ của người giáo viên là
phải bồi dưỡng năng lực nhận thức, hình thành kĩ năng và vận dụng kiến
thức một cách sáng tạo, linh hoạt cho học sinh. Đồng thời phải tự bồi
dưỡng trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao
chất lượng dạy và học đáp ứng nhu cầu thực tiễn.
Trong những năm gần đây ngành giáo dục cả nước đang tiến hành
từng bước công cuộc thay sách giáo khoa cho các khối lớp. Trong các môn
học khối lớp 8, 9 có môn hóa học cũng được thay đổi tương đối nhiều về
cấu trúc, nội dung sách, hình thức trình bày, số tiết học… và thấy rất rõ là
số tiết luyện tập, thực hành tăng lên đáng kể, số tiết lý thuyết có thí nghiệm
tăng, số thí nghiệm trong một tiết học lý thuyết, thực hành cũng tăng lên rõ
rệt. Nói chung sách giáo khoa mới rất chú trọng đến thực hành thí nghiệm
điều này khác hẳn với sách giáo khoa cũ. Và để thích ứng được với các nội
dung trên thì giáo viên cũng phải thay đổi “cách dạy học” sao cho phù hợp
với nội dung của sách giáo khoa mới mà mấu chốt là đổi mới phương pháp
dạy học. Nên ở các trường học hiện nay đang rất tích cực thực hiện nhiệm
vụ đổi mới phương pháp dạy và học để góp phần đưa nền giáo dục của
nước ta ngày càng hiện đại đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hóa – hiện
đại hóa đất nước.
Trong trường phổ thông Hóa học là một trong những môn học cơ bản,
giữ vai trò quan trọng trong việc thưc hiện mục tiêu giáo dục- đào tạo của
nhà trường. Để đáp ứng yêu cầu đào tạo lớp người năng động, sáng tạo, đẩy
nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì đội ngũ giáo
viên phải quyết tâm đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá
hoạt động học tập của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Đổi mới
phương pháp dạy học gồm:
- Đổi mới mục tiêu dạy học hoá học


- Đổi mới hoạt động dạy của giáo viên.
- Đổi mới hoạt động học của học sinh.
1
- Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học.
- Sử dụng các phương tiện dạy học theo hướng tích cực.
Trong các phương pháp dạy học tích cực bộ môn hoá học có phương
pháp
((
Sử dụng thí nghiệm hoá học để dạy học tích cực
))
. Đây là một
phương pháp đặc thù của hoá học.Phương pháp này rất quan trọng trong
việc hình thành năng lực nhận thức, năng lực hành động, năng lực thích
ứng, năng lực giải quyết vấn đề mà mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Mà đối với học sinh lớp 8, 9 THCS thì việc được sử dụng thí nghiệm
để nhận thức lại vô cùng quan trọng vì ở lứa tuổi này các em đang rất tò mò
ham thích khám phá những cái mới Vì vậy phương pháp sử dụng thí
nghiệm hoá học để dạy học tích cực là một phương pháp được đánh giá rất
cao, phương pháp này giúp các em hình thành năng lực, hình thành thế giới
quan học sinh nhớ kiến thức lâu hơn, sâu hơn, học sinh tự phát hiện, giải
quyết một cách chủ động, sáng tạo các vấn đề học tập và các vấn đề thực tế
cuộc sống có liên quan tới hoá học. Vậy dạy các bài học có thí nghiệm thì
giáo viên dạy như thế nào? Học sinh nghiên cứu như thế nào? Đây là câu
hỏi không phải của riêng tôi mà là câu hỏi chung cho tất cả các giáo viên
đang dạy bộ môn hóa học ở trường phổ thông. Với những suy nghĩ trên tôi
đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: Sử dụng thí nghiệm hoá học để dạy học
tích cực.
II. Mục đích nghiên cứu.
Qua điều tra về thực trạng giáo viên dạy môn hoá học ở các trường
trung học cơ sở về thiết kế thí nghiệm theo hướng nghiên cứu đều cho là

khó thực hiện được vì cơ sở vật chất còn thiếu, một số đồ dùng, dụng cụ thí
nghiệm chưa đảm bảo an toàn Nhưng để nâng cao chất lượng dạy và học
thì theo tôi trong các tiết học lý thuyết có thí nghiệm chúng ta phải khắc
phục để thiết kế các thí nghiệm theo hướng nghiên cứu là tốt nhất.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Ý nghĩa, tác dụng của phương pháp
((
Sử dụng thí nghiệm hoá học để dạy
học tích cực
))
.
- Phân loại các mức độ
((
Sử dụng thí nghiệm hoá học để dạy học tích cực
))
.
- Vận dụng các mức độ
((
Sử dụng thí nghiệm hoá học để dạy học tích cực
))
một cách sáng tạo vào các bài dạy hoá học.
III. Phương pháp nghiên cứu.
2
- Đọc và nghiên cứu tài liệu tham khảo.
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết.
- Thực nghiệm sư phạm qua giảng dạy.
- Dự giờ rút kinh nghiệm, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi đồng nghiệp.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. Lý thuyết.
Trong dạy học hoá học thí nghiệm hoá học được sử dụng chủ yếu là

nguồn kiến thức để học sinh tìm tòi phát hiện những tri thức cần lĩnh hội
với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực thì
cần hạn chế sử dụng thí nghiệm cũng như các phương tiện trực quan để
chứng minh cho lời giảng. Các thí nghiệm do học sinh thực hiện nhằm mục
tiêu nghiên cứu hoặc kiểm tra giả thuyết. Các thí nghiệm biểu diễn của giáo
viên cần thực hiện theo hướng nghiên cứu.
Vậy sử dụng thí nghiệm như thế nào để tích cực hoá được hoạt đông
của học sinh. Trong dạy học, thí nghiệm hoá học được sử dụng theo các
cách khác nhau để đạt được mục đích dạy học tích cực theo các hình thức:
- Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên theo hướng nghiên cứu.
- Thí nghiệm nghiên cứu do học sinh thực hiện.
- Thí nghiệm kiểm chứng để kiểm tra những dự đoán, những suy
đoán lý thuyết.
- Thí nghiệm đối chứng nhằm giúp cho việc rút ra các kết luận một
cách đầy đủ, chính xác hơn về một quy tắc, một khái niệm…
- Thí nghiệm nêu vấn đề.
- Thí nghiệm nhằm giải quyết vấn đề, học tập, các bài tập thưc
nghiệm.
Sử dụng thí nghiệm để dạy học tích cực có những mức độ khác nhau,
nhưng cần chú ý vận dụng cho phù hợp.
* Mức 1 (rất tích cực): Nhóm học sinh thưc hiện thí nghiệm, quan sát
hiện tượng, giải thích, nhận biết sản phẩm và viết các phương trình hoá
học. Từ đó, học sinh rút ra nhận xét về tính chất hoá học, quy tắc, định
luật…
* Mức 2 ( tích cực): Nhóm học sinh quan sát thí nghiêm biểu diễn của
giáo viên hoặc học sinh, mô tả hiện tượng, giải thích, nhận biết sản phẩm
3
và viết các phương trình hoá học . Từ đó học sinh rút ra nhận xét về tính
chất hoá học, quy tắc, định luật…
* Mức 3 (tương đối tích cực): Nhóm học sinh làm thí nghiệm để chứng

minh cho một tính chất, quy tắc, định luật hoặc điều đã biết.
* Mức 4 (ít tích cực): Học sinh quan sát thí nghiệm do giáo viên biểu
diễn để chứng minh cho một tính chất, quy tắc, định luật hoặc điều đã biết.
Như vậy việc sử dụng thí nghiệm được coi là tích cực khi thí nghiệm
được coi là nguồn kiến thức để học sinh khai thác tìm kiếm kiến thức mới
dưới nhiều hình thức khác nhau. Với dạng thí nghiệm chứng minh tính chất
dù là do giáo viên biểu diễn hoặc nhóm học sinh thực hiện đều được đánh
giá là ít tích cực nhất. Hình thức thí nghiệm nghiên cứu do giáo viên biểu
diễn hoặc do học sinh hay nhóm học sinh tiến hành đều được đánh giá là có
mức độ tích cực cao.Vậy hãy xem xét việc sử dụng thí nghiệm dưới các
hình thức này.
1. Sử dụng thí nghiệm hoá học theo phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu trong dạy học hoá học có giá trị đức trí to
lớn vì nó dạy học sinh tư duy, độc lập, tự lực, sáng tạo và có kĩ năng nghiên
cứu tìm tòi. Phương pháp này giúp học sinh nắm kiến thức vững chắc, sâu
sắc, phong phú cả về lý thuyết lẫn thực tiễn. Khi sử dụng phương pháp
nghiên cứu hoạt động của giáo viên bao gồm: Nêu thí nghiệm cần nghiên
cứu, mục đích cần đạt được, vạch phương hướng nghiên cứu và tổ chức chỉ
đạo, kích thích sự nhận thức của học sinh. Hoạt động của học sinh mang
tính chất chủ động độc lập như: trực tiếp tác động vào đối tượng nghiên
cứu để lĩnh hội kiến thức.
Trong cấu trúc của phương pháp nghiên cứu khâu quan trọng là đề
xuất các giả thuyết, dự đoán những phương án giải quyết và lập kế hoạch
giải ứng với từng giả thuyết. Thí nghiệm hoá học được dùng như là phương
tiện để kiểm nghiệm xác nhận giả thuyết khoa học đúng đắn trong các giả
thuyết mà học sinh đưa ra dưới sự định hướng của giáo viên.
Như vậy trước khi thí nghiệm (giáo viên biểu diễn hoặc học sinh tiến
hành) ta cần cho học sinh đưa ra những giả thuyết, các dự đoán khoa học
dựa trên cơ sở đã biết, quan sát chất phản ứng (trước khi thí nghiệm). Sau
đó tiến hành thí nghiệm để học sinh quan sát, mô tả hiện tượng, xác nhận

giả thuyết hay điều dự đoán đúng, giải thích hiện tựợng, viết phương trình
phản ứng và rút ra kết luận. Với cách sử dụng thí nghiệm này sẽ giúp học
4
sinh hình thành kĩ năng nghiên cứu khoa học, phát hiện và giải quyết vấn
đề.
Ví dụ: Khi dạy bài
((
Tính chất - Ứng dụng của hiđro
))
(SGK - lớp 8) ở
mục 2:
((
Tác dụng với đồng (II) oxit
))
tôi cho các nhóm học sinh tiến hành
thí nghiệm: H
2
tác dụng với CuO theo hướng nghiên cứu như sau:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên nêu mục đích thí
nghiệm: nghiên cứu phản ứng
của H
2
với CuO.
- Giáo viên đưa hướng dẫn làm
thí nghiệm.
- Giáo viên quan sát và có thể
giúp đỡ nhóm yếu.
- Giáo viên giúp đỡ học sinh ghi
trạng thái các chất.

- Hiểu mục đích thí nghiệm.
- Quan sát dụng cụ đã lắp đặt và mô
tả dụng cụ và cách làm thí nghiệm.
- Dự đoán phản ứng có xảy ra?
- Một học sinh đọc hướng dẫn làm
thí nghiệm.
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm,
quan sát các chất tham gia và sản
phẩm, nêu hiện tượng của phản ứng.
- Dự đoán chất sản phẩm, giải thích
và viết phương trình hoá học của
phản ứng.
- Rút ra nhận xét: Hiđro đã chiếm
oxi của đồng (II) oxit, tạo thành kim
loại đồng và nước. Hiđro là chất
khử.
Như vậy khi sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu thì
giáo viên tổ chức cho học sinh tập nghiên cứu, hiểu mục đích nghiên cứu,
đưa ra các dự đoán. Việc tiến hành thí nghiệm là để dùng kết quả của nó
như là chân lý khoa học để khẳng định giả thuyết đúng, bác bỏ giả thuyết
không phù hợp và tìm ra lời giải thích sát thực. Khi lựa chọn thí nghiệm
cho học sinh tiến hành giáo viên cần chọn thí nghiệm nhằm đạt được mục
tiêu của bài học cần đảm bảo thành công, hiện tượng rõ ràng và đảm bảo an
toàn. Với học sinh cần nắm được mục đích thí nghiệm, hoạt động tư duy
mang tính tìm tòi khi xây dựng giả thuyết, dự đoán khoa học, nắm được
cách tiến hành trước khi làm thí nghiệm, biết chuẩn bị dụng cụ, hoá chất và
tuân thủ đúng những hướng dẫn của giáo viên.
2. Sử dụng thí nghiệm đối chứng, kiểm chứng hình thành khái niệm.
5
Để hình thành khái niệm hoá học, hoặc giúp học sinh rút ra kết luận

một cách đầy đủ, chính xác hơn về một quy tắc, tính chất của các chất ta
cần sử dụng thí nghiệm ở dạng đối chứng, kiểm chứng.Trong quá trình sử
dụng thí nghiệm ở dạng đối chứng, giáo viên củng cố tổ chức, điều khiển
hoạt động của học sinh để các em được hoạt động như người nghiên cứu,
hoạt động của giáo viên chủ yếu là:
+ Nêu mục đích thí nghiệm.
+ Yêu cầu học sinh:
- Quan sát trạng thái màu sắc trước phản ứng.
- Dự đoán phản ứng có xảy ra không? Lý do.
- Làm thí nghiệm đối chứng, quan sát mô tả hiện tượng.
- Giải thích hiện tượng, viết phương trình phản ứng.
- Từ các thí nghiệm đối chứng rút ra nhận xét về kiến thức.
+ Giáo viên chỉnh lí kết luận, nhận xét, bổ xung kiến thức cho học
sinh.
- Thí nhiệm đối chứng thường được sử dụng khi hình thành các quy
luật khác nhau như: phản ứng trao đổi, dãy hoạt động hoá học, tính chất
của axit sunfuric đặc…
Ví dụ : Khi dạy bài
((
Một số axit quan trọng
))
(lớp 9 THCS – SGK) ở
mục 2:
((
Axit sunfuric đặc có những tính chất hoá học riêng
))
( tác dụng với
kim loại ) tôi cho học sinh tiến hành thí nghiệm đối chứng. Cụ thể như sau:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Nêu mục đích thí nghiệm:

nghiên cứu phản ứng của
đồng với dung dịch H
2
SO
4
.
- Quan sát trạng thái màu
sắc các chất trước phản ứng.
- Dự đoán có phản ứng xảy
ra không khi cho đồng vào
dung dịch axit H
2
SO
4
loãng,
dung dịch axit H
2
SO
4
đặc để
nguội và đun nóng? Chất
tạo thành?
- Làm thí nghiệm, kiểm tra
- Hiểu mục đích thí nghiệm, chuẩn bị 2
mảnh đồng, 2 ống nghiệm đựng dung dịch
H
2
SO
4
loãng (1), dung dịch H

2
SO
4
đặc (2),
đèn cồn, cặp gỗ.
- Đồng màu đỏ, dung dịch H
2
SO
4
loãng
không màu, H
2
SO
4
đặc không màu, sánh.
- Có phản ứng, tạo muối đồng, khí hiđro.
Càng đun nóng phản ứng càng mạnh.
- Thả 2 mảnh đồng vào 2 ống nghiệm khi
6
dự đoán, mô tả hiện tượng?
- Nhận xét về tính chất của
H
2
SO
4
?
- Hãy đun nóng cả 2 ống
nghiệm, quan sát hiện
tượng.
- Nhận xét.

+ Khí mùi hắc là SO
2
, chất
màu xanh là CuSO
4
. Hãy
viết phương trình phản ứng,
kết luận về tính chất H
2
SO
4
khi tác dụng với kim loại.
không đun nóng cả 2 ống nghiệm không có
hiện tượng gì.
+ Nhận xét: dung dịch H
2
SO
4
loãng (1),
dung dịch H
2
SO
4
đặc (2) khi nguội không
tác dụng với kim loại đồng.
- Đun nóng ống (1) không có hiện tượng gì.
- Đun nóng ống (2) dung dịch chuyển sang
màu xanh, có khí mùi hắc thoát ra, đồng bị
tan ra.
- Viết phương trình hoá học:

Cu + 2H
2
SO
4
(đ) CuSO
4
+ SO
2
+
2H
2
O
(r) (dd) (dd) (k) (h)
+ Nhận xét: - H
2
SO
4
khi nguội dù đặc, loãng
đều không tác dụng với kim loại đồng.
+ H
2
SO
4
đặc, nóng tác dụng với đồng tạo ra
khí SO
2
và dung dịch CuSO
4
màu xanh lam.
3. Sử dụng thí nghiệm nêu vấn đề.

Phương pháp nêu vấn đề là phương pháp dạy học tích cực, thí
nghiệm hoá học được dùng để tạo tình huống có vấn đề, đưa học sinh vào
trạng thái tâm lí có quá trình biến mâu thuẫn khách quan của bài toán nhận
thức thành mâu thuẫn chủ quan mà học sinh thấy cần và giải quyết bằng
được bài toán nhận thức đó. Với phương pháp này sẽ kích thích hoạt động
tư duy của học sinh bằng tính chất của bài toán nhận thức, bằng hiện tượng
thí nghiệm hoá học và tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm tòi giải quyết vấn
đề đặt ra. Việc sử dụng thí nghiệm hoá học theo phương pháp nêu vấn đề
được thực hiện theo hướng sau:
- Giáo viên nêu vấn đề hoặc tổ chức cho học sinh hoạt động (thí
nghiệm) để phát hiện vấn đề ( tạo tình huống có vấn đề ).
- Tổ chức, chỉ đạo để mỗi cá nhân hoặc nhóm học sinh hoạt động tích
cực để giải quyết vấn đề, tìm ra tri thức mới cần lĩnh hội. Trong quá trình
giải quyết vấn đề học sinh có thể trao đổi, thảo luận nhằm để đưa ra dự
đoán, giả thuyết khoa học, dùng bằng chứng hiện tượng thí nhiệm để lập
7
luận, lựa chọn, khẳng định giả thuyết đúng, bác bỏ dự đoán sai và có sự
giải thích, kết luận xác thực.
Như vậy giáo viên cần nắm vững đặc điểm của phương pháp, lựa
chọn thí nghiệm phù hợp với các cách tạo tình huống có vấn đề như tình
huống nghịch lý, lựa chọn, tìm nguyên nhân của các kết quả…Để mà thiết
kế tổ chức điều khiển các hoạt động của học sinh cho phù hợp. Khi vận
dụng phương pháp dạy học nêu vấn dề cần chú ý lựa chọn mức độ cho phù
hợp với trình độ nhận thức của học sinh và nội dung cụ thể của mỗi bài
học. Các mức độ áp dụng từ thấp đến cao theo mức độ nhận thức của học
sinh.
- Giáo viên nêu và giải quyết vấn đề.
- Giáo viên nêu vấn đề và tổ chức cho học sinh tham gia giải quyết
vấn đề. .
- Giáo viên nêu vấn đề và gợi ý học sinh tự tìm cách giải quyết vấn

đề.
- Giáo viên cung cấp thông tin cho học sinh, tạo tình huống để học
sinh phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề,
- Giáo viên nêu mục đích nghiên cứu, học sinh thí nghiệm tự phát
hiện vấn đề và tự lực giải quyết vấn đề.
Ví dụ: Ở bài
((
Axit – bazơ - muối
))
(lớp 8) tôi nêu vấn đề nghiên cứu
phân biệt axit - bazơ - muối dựa vào thành phần chung của chúng như sau:
Hoat động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu học sinh quan sát các
lọ đựng dung dịch HCl, NaCl,
NaOH, H
2
SO
4
.
- Làm thế nào để xác định được
chất nào là axit, bazơ, muối?
- Hãy làm thí nghiệm, quan sát,
nhận xét, rút ra kết luận.

- Quan sát trạng thái mầu sắc các dung
dịch: chất lỏng, không mầu.
- Suy nghĩ về vấn đề giáo viên đưa ra.
- Đặt 4 mảnh giấy quỳ tím lên tấm
kính.
- Dùng công tơ hút riêng nhỏ 1 giọt các

dung dịch lên quì tím.
+ Quan sát - nhận xét:
Dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 làm
quỳ tím đổi sang màu đỏ.
8
- Nêu vấn đề: còn cách nào khác
để phân biệt axít, bazơ, muối đặc
biệt với axít, bazơ, muối không
tan trong nước?
Dung dịch NaOH làm quỳ tím đổi sang
màu xanh.
Dung dịch NaCl không làm đổi màu
quỳ tím
Kết luận: Dùng quì tím có thể nhận
biết được dung dịch axít, bazơ, muối.
- Dựa vào thành phần chung (công thức
phân tử) của axít, bazơ, muối để phân
biệt.
+ Giáo viên nêu vấn đề: Trong các bài trước ( điều chế khí hiđro –
Phản ứng thế, nước … ) chúng ta đã biết một số axit, bazơ, muối cụ thể.
Vậy các chất có thành phần như thế nào thuộc loại axit, bazơ, muối. Để giải
quyết vấn đề đó, chúng ta sẽ nghiên cứu trong bài hôm nay:
4. Sử dụng thí nghiệm để giải quyết vấn đề học tập, giải bài tập thực
nghiệm.
Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề dạy học hoá học đó là sự lĩnh
hội tri thức mới diễn ra qua các phương pháp giải quyết vấn đề. Phương
pháp này có thể tích cực cao khi có sử dụng thí nghiệm trong quá trình giải
quyết vấn đề thông qua các bước:
+ Xây dựng giả thuyết dựa trên những kiến thức đã có.
+ Lập kế hoạch giải quyết vấn đề, kiểm tra các giả thuyết bằng các

phương pháp khác nhau.
+ Kết luận vấn đề được tiến hành:
- Thảo luận về các kết quả được đánh giá.
- Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu ra.
- Phát biểu kết luận, đề xuất nêu vấn đề mới.
Việc giải quyết các vấn đề học tập thường được thực hiện thông qua
các bài tập hoá học, bài tập như là một vấn đề cần giải quyết, giáo viên
hướng dẫn học sinh tìm tòi theo một quy trình nhất định để tìm ra kết quả.
Với các bài tập thực nghiệm: nhận xét, điều chế chất có tính chất nhất định,
chứng minh tính chất của chất …giáo viên cần nêu vấn đề, hướng dẫn
phương pháp tìm kiếm lời giải.
9
Hoạt động của học sinh về cơ bản phải thực hiện là:
+ Nhận thức vấn đề và các nhiệm vụ đặt ra.
+ Lập kế hoạch giải quyết.
- Chọn chất khử độc, lí do, cách thực hiện với bài tập xử lí chất
thải
- Lập kế hoạch bằng lý thuyết: với bài tập nhận biết, điều chế
+ Tiến hành bằng thực nghiệm và kết luận cách giải.
Như vậy thông qua các dạng bài tập này học sinh thu nhận được kiến
thức, thông qua cách giải quyết vấn đề và rèn luyện kĩ năng thực hành.
Trong quá trình giải quyết vấn đề học sinh nắm được kĩ năng vận dụng kiến
thức đã thu được.
Ví dụ. Hãy nêu biện pháp để xử lí hỗn hợp khí thải độc hại gồm HCl,
Cl
2
, CO
2
, SO
2

, CO bằng phương pháp hoá học.
Hoạt động giải quyết vấn đề được thực hiện:

Phương hướng chung Hoạt động cụ thể
+ Phân tích đề bài: Cho cái
gì? Yêu cầu?
+ Tìm mối liên hệ giữa cái
đã biết và cái chưa biết.
+ Phân loại các chất trong
hỗn hợp và xác định tính
chất của chúng.
+ Tìm phương pháp xử lí:
Tác dụng với chất khác tạo
thành chất ít hoặc không độc
hại.
+ Xác định các chất và biện
pháp cụ thể.
- Cho hỗn hợp khí độc hại.
- Yêu cầu xử lý bằng phương pháp hoá học.
- Các chất có tính axit: HCl, Cl
2
, CO
2
, SO
2
.
Chất có tính khử: CO.
- Dùng các chất có tính kiềm và có tính oxi
hoá để khử chúng.
- Dùng nước vôi trong có tính kiềm dễ kiếm,

rẻ tiền để xử lí HCl, Cl
2
, CO
2
, SO
2
.
Dùng CuO nung nóng để khử CO.
Cách làm:
- Bước 1 : Dẫn hỗn hợp khí thải sục qua
nước vôi trong dư để khử bỏ HCl, Cl
2
,

CO
2
,
SO
2
.
10
- Bước 2: Dẫn khí còn dư qua CuO nung
nóng.
- Bước 3: Sục sản phẩm khí qua nước vôi
trong.
Kết luận: Đã khử được toàn bộ hỗn hợp khí
thải.

5. Sử dụng băng hình về thí nghiệm trong giảng dạy.
Ngoài việc tiến hành các thí nghiệm và sử dụng chúng giảng dạy theo

các phương pháp dạy học mang tính tích cực học tập cao, giáo viên có thể
sử dụng các băng hình với sự trợ giúp của máy vi tính để trình diễn cách
tiến hành các thí nghiệm độc hại, các phương pháp tiến hành thí nghiệm
tiên tiến để bổ sung, cập nhật, mở rộng kiến thức, tăng hứng thú học tập
của học sinh. Các thí nghiệm này được thiết kế dưới sự trợ giúp của máy vi
tính hoặc lấy từ trên mạng internet dưới dạng ảnh tĩnh hoặc phim động.
Với các dạng phim thí nghiệm hình ảnh động ta có thể sử dụng ở
dạng nghiên cứu, dùng làm nguồn kiến thức cho học sinh nghiên cứu, quan
sát, mô tả hiện tượng và giải thích, kết luận. Ta cũng có thể sử dụng như
các hình ảnh chuẩn để học sinh tự đánh giá so sánh với kết quả thí nghiệm
của mình đã tiến hành, sự mô tả thí nghiệm đã đầy đủ hay chưa khi được
quan sát màn hình có sự mô tả ngắn gọn các hiện tượng thí nghiệm.
Ví dụ: Thí nghiệm benzen phản ứng thế với brom khi có mặt bột
sắt.
Vì benzen độc nên tôi không tiến hành thí nghiệm cũng không cho học
sinh làm thí nghiệm này. Để mô tả hiện tượng phản ứng tôi xây dựng mô
hình các phân tử benzen và brom trên máy vi tính bằng phần mềm
Powerpoint, cho chạy các hiệu ứng thể hiện nguyên tử hiđro trong phân tử
benzen được thay thế bởi nguyên tử brom. Từ đó học sinh nhận ra được sự
khác nhau giữa các phản ứng: phản ứng cộng của etilen, axetilen với dung
dịch brom và phản ứng thế với brom lỏng của benzen.
Và với các thí nghiệm khác không thực hiện được trong các giờ học
vì tính độc hại hoặc không có hoá chất, dụng cụ, thí nghiệm gặp khó
khăn… thì giáo viên có thể xây dựng các mô hình tương tự để học sinh
quan sát, tìm tòi kiến thức thông qua các hoạt động trên máy vi tính hoặc
11
giáo viên có thể sưu tầm các thí nghiệm khó trên mạng, có thể quay phim
các thí nghiệm rồi cho học sinh nghiên cứu…
Với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trên tinh thần sử dụng các
yếu tố tích cực cho phù hợp với mục tiêu, nội dung từng loại bài học, từng

đối tượng học sinh, điều kiện từng địa phương cụ thể. Việc sử dụng thí
nghiệm hoá học một cách hợp lý theo phương pháp dạy học tích cực kết
hợp với hình thức tổ chức dạy học đa dạng phong phú sẽ góp phần to lớn
trong việc phát huy cao độ hiệu quả giờ học hoá học.
II. Áp dụng
Trong các năm qua thực hiện thay sách giáo khoa ở các khối lớp
trong đó có môn hoá học lớp 8, 9 thấy rõ sự thay đổi từ cấu trúc đến nội
dung, hình thức… các bài học của chương trình. Để thay đổi các nội dung
trên thì điều quan trọng nhất là phải đổi mới được phương pháp dạy học thì
mới khai thác hết được các nội dung bài học, kênh chữ, kênh hình trong
từng bài… học sinh mới nhớ kiến thức bài học sâu sắc, biết cách học, cách
nghiên cứu khoa học. Và để đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập thì ở các
trường đã bố trí các phòng chức năng thuận lợi cho các hoạt động như thí
nghiệm thực hành… Với các điều kiện về sách giáo khoa, sách tham khảo,
cơ sở vật chất… như vậy tôi đã tiến hành hoạt động giảng dạy theo hướng
đổi mới phương pháp dạy học trong đó có phương pháp “Sử dụng thí
nghiệm hoá học để dạy học tích cực”. Cụ thể tôi dạy bài “ Điều chế khí
hiđro – phản ứng thế” như sau:
• Kiểm tra:- Giáo viên đưa tranh câm thể hiện các ứng dụng của khí
hiđro, yêu cầu học sinh lên dán chú thích phù hợp với từng tranh.
- Yêu cầu học sinh nhận xét, bổ sung đáp án.
Chúng ta đã biết khí hiđro được ứng dụng rộng rãi trong đời sống
và sản xuất. Vậy người ta điều chế khí hiđro như thế nào để đáp ứng
được các nhu cầu sử dụng khí hiđro như vậy?
• Bài mới:
Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của
học sinh
Ghi bảng
Trong phòng thí nghiệm chỉ cần
một lượng nhỏ khí hiđro, tinh khiết - Nghe và ghi bài. I. Điều chế khí

12
và phương pháp điều chế đơn giản,
phù hợp với điều kiện phòng thí
nghiệm.
Hoá chất để điều chế khí hiđro trong
phòng thí nghiệm là các dung dịch
axit thành phần có nguyên tố hiđro.
Để đẩy được các nguyên tử hiđro ra
khỏi phân tử axit người ta dùng một
số kim loại. Hôm nay để chuẩn bị
cho thí nghiệm điều chế khí hiđro
trong phòng thí nghiệm cô đã chuẩn
bị sẵn các dụng cụ, hoá chất cho các
nhóm.
? Hãy quan sát và cho biết các dụng
cụ, hoá chất dùng để điều chế khí
hiđro trong phòng thí nghiệm?
Các em đã nghiên cứu thí
nghiệm điều chế khí hiđro trong
phòng thí nghiệm.
? Hãy nêu các thao tác chính khi làm
thí nghiệm này?

- Giáo viên đưa từng hình ảnh chụp
các thao tác từ thao tác 1 đến thao
tác 6.
- Trong khi tiến hành thí nghiệm
các em phải đảm bảo an toàn.
Chú ý:+) ở thao tác 1: Khi cho các
viên kẽm vào ống nghiệm ta phải để

nghiêng ống nghiệm rồi cho viên
kẽm trượt theo thành ống nghiệm
xuống.
Khi rót dung dịch axit clohiđric phải
để đầu ống hút gần thành ống
- Một nhóm trả
lời.
- Các nhóm khác
kiểm tra dụng cụ,
hoá chất.
- Một học sinh
nêu các thao tác
chính khi làm thí
nghiệm.
- Các nhóm theo
dõi từng hình ảnh
các thao tác trên
màn hình.
- Nghe và ghi
nhớ để làm thí
nghiệm.
hiđro.
1. Trong phòng
thí nghiệm.
a) Thí nghiệm.
- Cách tiến hành:

13
nghiệm cho dung dịch axit clohiđric
chảy theo thành ống nghiệm xuống.

+) Thao tác 2 chú ý phải đậy chặt
nút và để khí thoát ra khoảng một
phút rồi mới tiến hành thao tác 3.
+) Thao tác 3 chú ý phải chuẩn bị
sẵn que đóm có tàn đỏ, nếu chậm có
thể hết khí.
+) Thao tác 5 chú ý hơ đều tấm kính
rồi mới đun tập trung vào chỗ có
dung dịch.
Trong khi làm thí nghiệm các
em nghiên cứu 4 câu hỏi sau(giáo
viên đưa câu hỏi lên màn hình):
?1. Nêu hiện tượng khi cho dung
dịch axit clohiđric tiếp xúc với các
viên kẽm.
?2. Khí thoát ra có làm cho than
hồng của que đóm bùng cháy? Khí
đó có phải là khí oxi?
?3. Có hiện tượng gì xảy ra khi đưa
que đóm đang cháy vào dòng khí
thoát ra từ ống nghiệm?
?4. Có hiện tượng gì xẩy ra khi cô
cạn một giọt dung dịch từ trong ống
nghiệm
sau phản ứng?
Giáo viên có thể giúp đỡ nhóm yếu.
- Khi các nhóm trả lời ? 3 giáo viên
thông báo: bằng thực nghiệm người
ta chứng minh được đó chính là khí
hiđro.

- Khi các nhóm trả lời ? 4 giáo viên
- Các nhóm quan
sát từng câu hỏi.
- Một học sinh
đọc các câu hỏi,
các học sinh khác
theo dõi.
- Các nhóm tiến
hành thí nghiệm
theo các bước và
nghiên cứu trả lời
các câu hỏi.
- Các nhóm báo
cáo kết quả, trả
lời các câu hỏi.
- Hiện tượng:
14
thông báo: chất rắn màu trắng đó là
muối kẽm clorua( công thức là
ZnCl
2
).
? Khi kẽm tác dụng với dung dịch
axit clohiđric thì thu được những sản
phẩm nào?
? Viết phương trình hoá học của
phản ứng?
Giáo viên chú ý trạng thái của
ZnCl
2

là trạng thái dung dịch vì
muối kẽm clorua là muối tan nên
trong các phản ứng có dung dịch thì
nó được sinh ra ở trạng thái dung
dịch.
Trong các phản ứng với các
dung dịch axit thì nhôm, sắt có tính
chất tương tự như kẽm, dung dịch
axit sunfuric loãng có tính chất
tương tự như dung dịch axit
clohiđric. Dựa vào thí nghiệm và
phương trình phản ứng trên hãy
hoàn thành bài tập sau( giáo viên
đưa bài tập):
Bài tập 1: Hoàn thành các sơ đồ
phản ứng sau:
a) Al + HCl
(r) (dd)
b) Fe + H
2
SO
4
(r) (dd)
- Giáo viên đưa đáp án lên màn hình.
? Qua thí nhiệm trên hãy cho cô biết
người ta thường điều chế khí hiđro
- Khí hiđro và
muối kẽm clorua.
- Một học sinh
lên bảng viết, học

sinh dưới lớp viết
phương trình hoá
học vào vở.
- Học sinh theo
dõi bài tập
- Một học sinh
lên bảng làm bài.
- Học sinh dưới
lớp làm vào vở,
so sánh, nhận xét
bài trên bảng.
- Học sinh trả lời

- Phương trình
hoá học của phản
ứng:
Zn + 2HCl
(r) (dd)
ZnCl
2
+ H
2

(dd) (k)
15
trong phòng thí nhiệm bằng những
hoá chất nào?
Giáo viên nhấn: một số kim loại +
một số dung dịch axit.
- Giáo viên đưa bài tập 2: Các em đã

được học tính chất vật lí của khí oxi,
hiđro. Hoàn thành bảng sau:
Bài tập 2:Hoàn thành bảng sau bằng
cách điền từ thích hợp vào ô trống:
Tên
khí
Tính chất vật lí Cách
thu
Khí
oxi
- Tính tan trong
nước:
- Tỉ khối đối với
không khí:
Khí
hiđro
- Tính tan trong
nước:
- Tỉ khối đối với
không khí:
? Nêu tính tan trong nước và tỉ khối
đối với không khí của khí oxi?
? Nêu tính tan trong nước và tỉ khối
đối với không khí của khí hiđro?
? Dựa vào tính chất khí oxi ít tan
trong nước, nặng hơn không khí
người ta có những cách thu khí oxi
nào tương ứng ?
? Dựa vào 2 tính chất vật lí này của
khí hiđro, em dự đoán khí hiđro

được thu bằng những cách nào?
? Tại sao lại thu được khí hiđro bằng
cách đẩy nước?
- Học sinh theo
dõi bài tập
- Học sinh quan
sát bảng.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời
từng câu hỏi.
- Khí hiđro ít tan
trong nước.
16
Nhưng khí oxi

nặng hơn không khí,
khí hiđro

nhẹ hơn không khí mà
cũng được thu bằng cách đẩy không
khí. Vậy ta cần phải chú ý gì khi thu
hai khí này bằng cách đẩy không
khí.
- Giáo viên đưa bài tập, hình vẽ:
Giáo viên gợi ý học sinh chú ý
miệng ống nghiệm khi thu 2 khí.
- Giáo viên đưa hình vẽ 5.5. Giới
thiệu : Đây là hình vẽ mô phỏng
điều chế và thu khí hiđro trong
phòng thí nhiệm: Cho kẽm vào bình,

rót dung dịch axit clohiđric vào phễu
cho chẩy từ từ xuống, trên phễu có
khoá để điều chỉnh lượng axít đi
xuống. Khí hiđro được thoát ra theo
hệ thống ống dẫn khí đi ra.
? Khí hiđro được thu được bằng mấy
cách là những cách nào ?
Giáo viên: Nhưng điều chế theo mô
hình này thì rất tốn hoá chất. Để tiết
kiệm hoá chất người ta sử dụng bình
Kíp để điều chế khí hiđro trong
phòng thí nghiệm.




- Các em đã biết khi muốn cho hai
chất tác dụng với nhau thì đơn giản
nhất là phải cho chúng tiếp xúc với
nhau. Còn khi không muốn hai chất
tác dụng với nhau nữa thì ta tách hai
chất ra không cho hai chất tiếp xúc
với nhau.
Dựa trên nguyên tắc này người ta
nghiên cứu ra bình Kíp. Giáo viên
- Học sinh quan
sát hình vẽ, trả
lời câu hỏi.
- Học sinh quan
sát hình vẽ.

Nghe, ghi nhớ.
- Trả lời.
- Học sinh quan
sát hình vẽ.
b). Cách thu.
- Có 2 cách thu
khí hidro
+ Đẩy nước.
+ Đẩy không
khí.
17
đưa hình ảnh bình Kíp lên màn hình
và giới thiệu cấu tạo và nguyên tắc
hoạt động của bình Kíp.
Hiện nay ở các bộ dụng cụ thí
nghiêm cô đã chuẩn bị sẵn một bình
Kíp đơn giản. Cô xin giới thiệu với
các em về cấu tạo và nguyên tắc
hoạt động của bình Kíp đơn giản:
- Bình kíp đơi giản gồm:
+ Bình đựng dung dịch axit(dd
HCl ).
+ Ống đựng kim loại (Zn ). Nút
có ống dẫn khí xuyên qua, có khoá.
Khi để tai khoá dọc (mở khoá) làm
cho dung dịch axit dâng lên tiếp xúc
với kim loại, sinh ra khí hiđro. Khi
không muốn điều chế khí hiđro nữa
ta đóng khoá lại bằng cách xoay
ngang tai khoá. Khi ta khoá ống dẫn

khí lại thì áp suất trong ống tăng dần
lên vì khí hiđro không thoát ra ngoài
được, đẩy dung dịch axit trong ống
xuống không cho tiếp xúc với kim
loại nữa nên không tạo ra khí hiđro.
- Các nhóm tiến hành thu khí hiđro
theo các thao tác sau:
+ Cho dung dịch axit clohiđric vào
bình Kíp.
+ Cho 3 – 4 viên kẽm vào ống trong
bình Kíp.
+ Lắp ống dẫn khí vào ống vuốt trên
bình Kíp.
+ Úp lọ chứa đầy nước vào chậu nư-
Nghe, ghi nhớ.
- Học sinh quan
sát bình Kíp.
Nghe, ghi nhớ.
- Các nhóm thử
các bình Kíp xem
có hoạt động
không
- Một học sinh
đọc các thao tác
tiến hành thí
nghiệm.
18
ớc, luồn ống dẫn khí vào miệng lọ
để thu khí hiđrô.
Chú ý: Khi khí hiđro đẩy hết nước ra

khỏi lọ, nhẹ nhàng đậy nút lọ lại rồi
mới nhấc lọ lên.
Giáo viên có thể giúp đỡ nhóm
yếu.

Trong công nghiệp sản xuất người
ta thường điều chế khí hiđro với một
lượng lớn nên thường điều chế từ
những nguồn nguyên liệu dồi dào dễ
kiếm, rẻ tiền. Vậy người ta điều chế
như thế nào? Bằng những nguyên
liệu nào?
? Người ta điều chế khí oxi trong
công nghiệp từ những nguyên liệu
nào?
? Khi điện phân nước người ta thu
được mấy khí? Là những khí nào?
Giáo viên đưa hình vẽ mô hình
điện phân nước, than khử hơi nước,
điều chế khí hiđro từ khí tự nhiên.
? Các em đã được học những loại
phản ứng hoá học nào?

Giáo viên đưa 2 phương trình
phản ứng ở bài tập 1 lên màn hình,
khai thác.
? Các chất tham gia ở 2 phương
trình trên có điểm nào giống nhau?
- Các nhóm tiến
hành làm thí

nghiệm.
- Các nhóm báo
cáo kết quả.
- Không khí,
nước.
- Khí hiđro, oxi .
- Học sinh trả lời
- Có 2 chất tham
gia, một chất là
đơn chất, một
chất là hợp chất.
- Nguyên tử của
đơn chất kim loại
2. Trong công
nghiệp.
- Điện phân
nước.
- Than khử hơi
nước.
- Từ khí tự
nhiên, khí dầu
mỏ.
II. Phản ứng thế.
19
? Nguyên tử của đơn chất nhôm, sắt
đã thay thế nguyên tử của nguyên tố
nào trong phân tử axit?
Giáo viên: ở đây đã có sự thay đổi
về thành phần phân tử của các chất:
nguyên tử của đơn chất kim loại đã

thay thế nguyên tử của một nguyên
tố hiđro trong hợp chất axit. Người
ta gọi những phản ứng này là phản
ứng thế.
Giáo viên đưa phương trình:
Fe + CuSO
4
FeSO
4
+ Cu
(r) (dd) (dd) (r)
? Phản ứng này có phải là phản ứng
thế? Vì sao?
? Phản ứng thế là gì?
Giáo viên đưa định nghĩa phản ứng
thế.
? Dấu hiệu nào để nhận ra phản ứng
thế?
- Giáo viên đưa bài tập củng cố và
hướng dẫn về nhà.
đã thay thế
nguyên tử của
một nguyên tố
hiđro trong hợp
chất axit.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
- Một học sinh
đọc định nghĩa.
- Học sinh trả lời.

- Định nghĩa:
SGK.
- Ví dụ:
Ở trong bài giảng này tôi đã thiết kế các thí nghiệm được sử dụng theo
hướng tích cực và ở mức độ cao nhất có nghĩa là các nhóm học sinh thực
hiện thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích, nhận biết sản phẩm và
viết các phương trình hoá học. Từ đó học sinh rút ra được các hoá chất để
điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm, cách thu khí hiđro…
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
Qua thực tế giảng dạy 2 lớp là: lớp 8A tôi thiết kế thí nghiệm theo
hướng nghiên cứu, lớp 8B tôi không thiết kế theo hướng nghiên cứu mà
thiết kế thí nghiệm theo hướng giáo viên làm thí nghiệm để chứng minh
20
cho điều đã biết, học sinh quan sát thí nghiệm để đối chứng. Sau đó tôi ra
một đề kiểm tra 15’ như sau:
Câu I:( 3 điểm).Hãy khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng cho các câu
hỏi sau.
1). Tư thế của ống nghiệm khi thu khí hiđro bằng cách đẩy không khí là:
a. ngửa ống nghiệm.
b. úp ống nghiệm.
c. cả a và b.
d. cả a, b, c đều sai.
2). Nguyên liệu để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm là:
a. nước.
b. khí tự nhiên.
c. một số kim loại( Al, Zn…) và một số dung dịch axit( dd HCl, dd
H
2
SO
4

…).
d. than và hơi nước.
Câu II: (7 điểm). Nêu các thao tác tiến hành thí nghiệm khi điều chế khí
hiđro trong phòng thí nghiệm?
Khi chấm bài xong tôi thấy kết quả của học sinh học sinh 2 lớp như sau:
Loại điểm
Lớp
Khá - Giỏi Trung bình Yếu Kém
8A 75% 25% 0% 0%
8B 55% 40% 5% 0%
Như vậy có thể nói phương pháp “ Sử dụng thí nghiệm hoá học để
dạy học tích cực” đã phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh
trong quá trình tìm kiếm kiến thức, rèn được các kỹ năng, kỹ xảo thực
hành thí nghiệm, hình thành cho học sinh thói quen làm việc khoa học,
biết cách làm việc với các dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm đồng
thời tạo niềm yêu thích, hứng thú của học sinh đối với môn hoá học… Từ
các ý trên ta có thể nói “ Sử dụng thí nghiệm hoá học để dạy học tích cực”
21
là một phương pháp dạy học rất phù hợp với sách giáo khoa mới hiện
hành.
PHẦN IV. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng rộng rãi trong các tiết
học có thí nghiệm để hình thành khái niệm, định luật… ở tất cả các khối
lớp, ở tất cả các đối tượng học sinh đại trà và phân hoá. Đó chính là đổi
mới phương pháp dạy học giúp người giáo viên thực hiện được nhiệm vụ
của mình thích ứng với chương trình sách giáo khoa mới và những định
hướng đổi mới phương pháp dạy học.
PHẦN V. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004
- 2007) môn hoá học - Bộ giáo dục và đào tạo - Nhà xuất bản giáo dục.

- Hướng dẫn thực hành hoá học 8, 9 - Trường đại học sư phạm Hà Nội.
- Thực hành thí nghiệm hoá học lớp 8, 9 - Nguyễn Phú Tuấn, Vũ Anh
Tuấn, Nguyễn Hồng Thuý - Nhà xuất bản giáo dục.
- Thí nghiệm hoá học lượng nhỏ ở trường trung học cơ sở - Trần Quốc
Đắc - Nhà xuất bản giáo dục.
- Sách giáo khoa hoá học lớp 8, 9 - Bộ giáo dục và đào tạo - Nhà xuất
bản giáo dục.
- Sách giáo viên hoá học lớp 8, 9 - Bộ giáo dục và đào tạo - Nhà xuất
bản giáo dục.
PHẦN VI. MỤC LỤC. Trang
I. Mở đầu.
- Lý do chọn đề tài. 4
- Mục đích nghiên cứu. 5
- Nhiệm vụ nghiên cứu 5
- Phương pháp nghiên cứu. 5
II. Nội dung.
- Lý thuyết: 6
+ Sử dụng thí nghiệm hoá học theo phương pháp nghiên cứu. 7
+ Sử dụng thí nghiệm đối chứng, kiểm chứng hình thành khái niệm. 8
+ Sử dụng thí nghiệm nêu vấn đề. 10
22
+ Sử dụng thí nghiệm để giải quyết vấn đề học tập, giải bài tập thực
nghiệm. 12
+ Sử dụng băng hình về thí nghiệm trong giảng dạy.
13
- Áp dụng. 14
III. Kết quả đạt được. 23
IV. Điều kiện áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 24
V. Tài liệu tham khảo. 24
VI. Mục lục. 24

23

×