Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

báo cáo thực tập tốt nghiệp điện tử viễn thông truyền hình cáp hữu tuyến hfc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (840.44 KB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chuyên Ngành Điện Tử - Viễn Thông
Đề Tài: TRUYỀN HÌNH CÁP HỮU TUYẾN HFC
GVHD:ThS.Trần Trọng Thắng
SVTH:Nguyễn Văn Toan
Lớp: C10-ĐTVT
Khóa: 2011-2014
HÀ NỘI
Ngày 30 , tháng 6 , năm 2014
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………

Ngày … tháng … năm 2014
KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG BÁO CÁO THỰC TẬP
Giáo viên hướng dẫn

LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đều biết công nghệ truyền thanh, truyền hình đã ra đời từ rất
lâu đời. Nó đã cung cấp nhiều thông tin thiết thực cho cuộc sóng nhân dân.
Truyền hình là cơ quan thông tin, ngôn luận của quần chúng. Công nghệ
truyền hình ra đời đã góp phần đem lại nhiều thông tin bổ ích, cần thiết cho xã
hội về mặt văn hóa cũng như kinh tế. Ngoài ra truyền hình còn đem lại nhiều
chương trình phong phú và hấp dẫn người xem.
Trước nay, truyền hình chỉ phục vụ khán giả trong không gian hạn hẹp và
thời gian phát sóng có hạn với thời lượng phát sóng rất ít. Dần dần về sau, trước
những đòi hỏi ngày càng nhiều về thông tin kinh tế, khoa học kỹ thuật và giải trí,
các đài truyền hình đã tăng cường lượng thời gian phát sóng và mở rộng vùng
phủ sóng để phục vụ khán giả hâm mộ nhiều hơn, nhưng các đài truyền hình
trong nước chỉ phát sóng được một vài kênh truyền hình tổng hợp ít ỏi cho nên
không thể thỏa mãn được nhu cầu về truyền hình của đông đảo khán giả, mặt
khác việc thu sóng truyền hình tại các vùng lõm, các chung cư và cao ốc thường
rất khó khăn vì cao ốc đã trở thành vật cản sóng truyền hình đối với các căn hộ
bên trong cao ốc đó, tín hiệu thu được thường rất xấu gây bóng và nhiễu.
Bước sang thế kỉ 21, đòi hỏi của người xem không những các chương trình
truyền hình quảng bá mà còn có nhu cầu được thông tin tức thời (ngay lập tức)
các diễn biến, biến cố xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi trên thế giới, kể cả những đòi hỏi
được học tập, giải trí giao dich mua sắm ngay trên thiết bị truyền hình của mình.
Ngoài ra, trong từng khán giả còn có những nhu cầu khác nhau, thời gian khác

nhau và yêu cầu được đáp ứng các nhu cầu riêng lẻ. Hiện nay chỉ có truyền hình
cáp là có thể thỏa mãn được nhu cầu như trên.
Khả năng của truyền hình cáp, nhất là truyền hình cáp hữu tuyến HFC
(Hybrid-Fiber-Coaxial Cable) là hệ thống truyền hình mà tín hiệu truyền hình
được truyền dẫn bằng cáp đến từng hộ thuê bao. Càng ngày có nhiều nhu cầu về
công nghệ truyền hình như: Có những khán giả thì thích xem phim, ca nhạc,
khám phá thế giới…Nhưng các đài truyền hình trong nước chỉ phát sóng được
một vài kênh truyền hình tổng hợp ít ỏi, cho nên không thể thỏa mãi được nhu
cầu về truyền hình của đông đảo khán giả.
Chính vì vậy, trước tình hình này, với những đòi hỏi như trên, đã thôi thúc
nhiều công nghệ, dịch vụ truyền hình ra đời với nhiều chủng loại khác nhau,
nhiều phương pháp khác nhau. Cung cấp ngày càng nhiều chương trình hấp dẫn
và phong phú nhằm phục vụ cho mọi nhu cầu đòi hỏi của các tầng lớp khán giả.
Ngày nay, nói đến công nghệ truyền hình là nói đến những đòi hỏi về khả
năng cung cấp chương trình, vùng phủ sóng rộng; chất lượng âm thanh hình ảnh
cao. Điều quan trọng là giá thành phục vụ và chi phí lắp đặt thấp.
Nguyễn Văn Toan Page 2
KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG BÁO CÁO THỰC TẬP
Đây thực sự là động lực thúc đẩy sự ra đời của hệ thống truyền hình cáp,
nhằm đáp ứng nhu cầu thích đáng của nhân dân cũng như các nhà đầu tư và du
khách.
Trong thời gian thực hiện báo cáo, em đã có thời gian thực tế tìm hiểu và
nghiên cứu quá trình lắp đặt truyền hình cáp tại một số khu vực tại thủ đô Hà
Nội.Với những hiểu biết còn hết sức là hạn chế em đã cố gắng để hoàn thành
bài báo cáo với đề tài :’’ Tìm Hiểu Truyền Hình Cáp Hữu Tuyến HFC’’ .Nhân
đây em cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy Trần Trọng Thắng cùng toàn thể cán bộ
công nhân viên Cty CP dịch vụ truyền thanh – truyền hình Hà Nội, đã tận tình
giúp đỡ, chỉ bảo và hướng dẫn em rất nhiều điều bổ ích để em có thể hoàn thành
tốt quá trình thực tập của mình cũng như hoàn thành tốt bản báo cáo này , em
xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 30, tháng 6, năm 2014.
Sinh viên
Nguyễn Văn Toan
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Lời mở đầu………………………………………………………………………3
Mục lục………………………………………………………………………… 5
Giới thiệu về Cty thực tập………………………………………………………6
Phần 1:CÔNG NGHỆ MẠNG HFC………………………………………….8
I.Khái niệm…………………………………………………………………….8
II.Cấu trúc mạng HFC……………………………………………………… 8
2.1. Hệ thống trung tâm headend…………………………………… 8
2.2. Mạng truyền dẫn và phân phối tín hiệu………………………….9
2.3. Mạng truy nhập………………………………………………… 13
Phần 2: TRUYỀN HÌNH CÁP HÀ NỘI…………………………………… 17
I.Truyền hình cáp Hà Nội (HCTV)……………………………………… 17
II. Đặc điểm , tiêu chuẩn yêu cầu đối với mạng truyền hình cáp Hà Nội
2.1. Tiêu chuẩn truyền hình và băng thông……………………………19
2.1.1.Tiêu chuẩn truyền hình tương tự……………………………… 19
2.1.2. Quy hoạch tần số………………………………………………….20
2.2.Tiêu chuẩn giao diện RF……………………………………………21
2.2.1.Đặc tính truyền dẫn RF chiều xuống……………………… 21
2.2.2.Đặc tính truyền dẫn RF chiều lên………………………… 22
Nguyễn Văn Toan Page 3
KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG BÁO CÁO THỰC TẬP
2.2.3.Thông số vào\ra cable modem………………………………23
III.Một số yêu cầu cho các thiết bị trong quá trình lắp đặt cũng như khai
thác dịch vụ…………………………………………………………………….24
IV. Các thiết bị sử dụng trong mạng truyền hình cáp ………………… 28
KẾT LUẬN…………………………………………………………………….36

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….37
GIỚI THIỆU
CÔNG TY CP DỊCH VỤ TRUYỀN THANH – TRUYỀN HÌNH HÀ
NỘI
1. Tên gọi:
- Tên gọi đầy đủ của Công ty: Công ty Cổ phần Dịch vụ Truyền thanh -
Truyền hình Hà Nội
- Tên giao dịch quốc tế: Hanoi Broadcasting and Television Service Join
stock Company.
- Tên giao dịch đối ngoại: BROTESCO
- Tên giao dịch viết tắt: BROTESC
2. Trụ sở chính:
- Địa chỉ: Số 30 Trung Liệt, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa - Hà Nội.
- Điện thoại: 04.35375548 - Fax: 04. 38572782
- Website:
3. Phạm vi hoạt động:
Công ty Cổ phần Dịch vụ Truyền thanh - Truyền hình Hà Nội hoạt động sản
xuất kinh doanh trên phạm vi lãnh thổ nước Việt Nam. Công ty có thể mở Chi
nhánh, Văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp
luật Việt Nam và Thông lệ Quốc tế.
4. Ngành nghề kinh doanh:
- Tư vấn, khảo sát, thiết kế, lắp đặt, xây dựng hệ thống phát thanh, truyền
thanh, truyền hình, truyền hình cáp hữu tuyến, hệ thống viễn thông, mạng LAN,
WAN
Nguyễn Văn Toan Page 4
KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG BÁO CÁO THỰC TẬP
- Sản xuất chương trình truyền hình, chương trình quảng cáo trên truyền hình,
phát sóng quảng cáo, mua bán, trao đổi chương trình truyền hình và bản quyền
truyền hình.
- Đào tạo, xây dựng các cơ sở đào tạo về phát thanh, truyền hình, công nghệ

thông tin, viễn thông, quảng cáo trong và ngoài nước.
- Kinh doanh thương mại điện tử trên nền internet, dịch vụ mua bán tại nhà
(Home shopping) trên mạng CATV, cung cấp các dịch vụ internet.
- Sản xuất phần mềm ứng dụng, thiết kế trang web cho các đơn vị có nhu cầu.
- Kinh doanh:
+ Chương trình truyền hình, sản phẩm công nghệ thông tin.
+ Vật tư, thiết bị nguyên vật liệu, linh kiện cho ngành văn hóa, điện, điện tử,
công nghệ thông tin
+ Hàng hóa tiêu dùng, mỹ phẩm, thiết bị y tế, thực phẩm.
+ Vật tư, thiết bị, nguyên liệu dùng cho sản xuất hàng hóa tiêu dùng.
+ Ô tô các loại, xe 2 bánh gắn máy, phương tiện vận tải.
+ Hàng nông, lâm, hải sản, may mặc, thủ công mỹ nghệ.
- Đại lý, ký gửi, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu các loại hàng
hóa và dịch vụ.
- Dịch vụ du lịch, lữ hành nội địa, quốc tế, kinh doanh vận tải.
Khi cần thiết, Đại hội đồng cổ đông công ty quyết định việc chuyển hay mở rộng
các ngành nghề kinh doanh của Công ty phù hợp với quy định của pháp luật.
Phần 1 : CÔNG NGHỆ MẠNG HFC
I.Khái niệm:
HFC (Hybrid Fiber coaxial) là một mạng kết hợp giữa cáp quang và cáp đồng
trục để tạo ra một mạng băng rộng.
- HFC được sử dụng cho cable TV (mạng cap TV) từ thập niên 1990.
Nguyên nhân ra đời mạng HFC:
Nguyễn Văn Toan Page 5
KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG BÁO CÁO THỰC TẬP
- Là do mạng cable TV truyền thống trước đây chỉ dùng thiết bị điện và cáp
đồng trục cũng như các bộ khuếch đại. Chính vì vậy mà chất lương tín hiệu cũng
như bán kính phục vụ là thấp, không đáp ứng được nhu cầu người xem cả về chất
lượng hình ảnh cùng các dịch vụ.
- Mạng HFC khắc phục nhược điểm trên bằng cách nối cáp quang từ trung tâm

đến một loạt điểm phân phối quang. Tại các điểm phân phối này, tín hiệu quang
sẽ được chuyển thành tín hiệu điện và cáp đồng trục sé được sử dụng để kết nối
đến các thuê bao khác, các ưu điểm của HFC là :
+ Dải thông cực lớn, suy hao tín hiệu rất thấp, ít bị nhiễu điện từ, chống lão hóa
và ăn mòn hóa học tốt.
+ Cho phép truyền tín hiệu có tần số hàng tram THz.
+ Độ ổn định và chất lượng dịch vụ của mạng được nâng cao (VOD, VoIP và
internet)
Hình 1.1 Mô hình mạng HFC
II.Cấu trúc mạng HFC
2.1. Hệ thống trung tâm headen
Là nơi thu nhận tín hiệu từ nhiều nguồn khác nhau: tín hiệu quảng bá, vệ
tinh, sản xuất chương trình tại chỗ, chèn tín hiệu sản xuất nội bộ… Sau khi qua
các bước xử lý như giải mã, giải điều chế, điều chế, phân kênh, mã hóa, trộn…),
tín hiệu được đưa ra ngoài mạng truyền dẫn và phân phối tới khách hàng thuê
bao.
Đối với Headend phát triển các dịch vụ tương tác như: Internet, VOD, Điện
thoại… Headend sẽ nhận tín hiệu ngược dòng từ các hộ thuê bao sau đó đưa tới
các hệ thống bộ phận liên quan như CMTS, Telephone Switch… để kết nối với
mạng viễn thông bên ngoài. Trong quá trình này, bộ phận tính cước (Billing) tính
các dung lượng trao đổi của khách hàng để xác định phí sử dụng hàng tháng.
Nguyễn Văn Toan Page 6
KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG BÁO CÁO THỰC TẬP
Hình 1.2: Sơ đồ tổng quát hệ thống Headend HCATV
2.2. Mạng truyền dẫn và phân phối tín hiệu
Là môi trường truyền dẫn tín hiệu từ Headend đến các node quang FN(Fiber
Node) nhờ các tuyến cáp quang. Điển hình là một hay nhiều mạch vòng cáp
quang kết nối giữa HE sơ cấp và các HUB sơ cấp, trong một số trường hợp khác
thì các vòng thứ cấp lại liên kết giữa các HUB sơ cấp với các HUB thứ cấp. Từ
đây các node quang FN được liên kết với các HUB hoặc HE theo dạng cấu trúc

hình sao.
Để nâng cao hiệu suất mạng, người ta xây dựng mạng quang theo cấu trúc
FTF (cáp quang kéo đến tận nhánh), FTTC (cáp quang kéo đến tận vùng ngoại
ô), FTTB (cáp quang kéo đến tận toà nhà), FTTH (cáp quang kéo đến tận nhà
thuê bao), thậm chí là HTTD (cáp quang kéo đến tận bàn làm việc). Phương
châm thiết kế mạng quang: FAFAYCA (Cáp quang kéo đi xa nhất có thể).
Nguyễn Văn Toan Page 7
KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG BÁO CÁO THỰC TẬP
Trong khi thiết kế sử dụng cấu trúc “cây và nhánh” cho mạng cáp đồng trục
thì mạng cáp quang lại dùng cấu trúc mạng “sao” hoặc “vòng”. Trong đó cấu trúc
mạch vòng Ring có dự phòng 1+1 cho độ tin cậy của hệ thống cao hơn. Tức là
cấu trúc gồm 2 mạch vòng chạy theo chiều ngược nhau. 2 vòng này chạy trên 2
sợi vật lý riêng biệt: 1 sợi hoạt động còn 1 sợi ở chế độ chờ hay chế độ “bảo vệ”,
có khả năng đổi tuyến. Như vậy cứ tại mỗi 1 trạm (HUB/ node quang) có 4
đường cáp quang kéo đến (mỗi sợi quang cho hướng xuôi và ngược đều có dự
phòng). Khi mạng có sự cố thì sẽ thực hiện chuyển mạch tự động/ nhân công
sang hệ thống dự phòng để đảm bảo tín hiệu truyền được thông suốt.
Mạch vòng Ring có thể có cấu trúc khép kín hoặc theo cấu trúc mở. Xu
hướng hiện nay thường xây dựng theo cấu trúc mở, mang lại nhiều tiện ích hơn.
Tuy nhiên căn cứ vào mạng thực tế để đưa ra số lượng cáp dự phòng
cho hợp lý (=50-100% số sợi cáp hoạt động), vừa đảm bảo đường truyền dự
phòng, vừa đảm bảo kinh tế.
Bốn công nghệ sử dụng trong xu hướng phát triển mạng quang:
- Sử dụng máy phát quang công suất cao hoạt động ở bước sóng 1550nm
nhằm kéo dài khoảng cách truyền dẫn. Sử dụng bước sóng 1550nm tối ưu
cho các kênh điều chế biên độ cầu phương (QAM) và mạng phân phối với
chi phí thấp.
- Trong truyền số liệu, sử dụng phương thức ghép kênh theo chuẩn SONET
làm điển hình để xây dựng mạng đa phương tiện tốc độ cao.
- Ghép kênh phân chia theo bước sóng (DWDM) không chỉ có tác dụng

tăng dung lượng truyền dẫn từ 1 đến 16 kênh mà còn kéo dài tuyến quang.
(Sử dụng sợi cáp quang đơn mode và loại connector có độ phản xạ thấp
APC cho phép hệ thống có thể truyền đi xa hơn 60km mà không phải dùng
khuếch đại quang). Do đó làm giảm chi phí mạng.
Nguyễn Văn Toan Page 8
KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG BÁO CÁO THỰC TẬP
- Công nghệ sử dụng các thiết bị quang tích cực trở thành điển hình trong
xu thế phát triển mạng. Việc dùng các bộ khuếch đại quang sợi có pha tạp
chất Eribium (EDFA) làm tăng khoảng cách truyền dẫn đến hơn 100km,
thậm chí có thể tới 200km.
Hệ thống thông tin sợi quang sử dụng 4 vùng cửa sổ quang như hình vẽ sau:
Hình 1.3: Bốn vùng cửa sổ quang
Trong hình vẽ thể hiện 3 đường cong: đường ở trên cùng, nét gạch, tương
ứng với sợi quang những năm trước năm 1980, đường cong ở giữa, nét chấm,
tương ứng với sau năm 1980, đường cong ở dưới tương ứng với sợi quang hiện
đại.
Trước kia, hệ thống thông tin quang thường khai thác ở bước sóng hoạt
động 850nm, còn gọi là vùng cửa sổ thứ nhất. Tuy nhiên khi công nghệ phát triển
thì vùng cửa sổ này bị giảm tính hấp dẫn bởi mức suy hao khá lớn: 3dB/km.
Hầu hết các công ty chuyển sang vùng cửa sổ quang thứ 2(1310nm) có suy
hao thấp hơn nhiều(khoảng 0.35dB/km). Sau một thời gian các nhà nghiên cứu
lại phát hiện ra vùng cửa sổ thứ 3 (bước sóng 1550nm) cho suy hao thấp hơn
(khoảng 0.2dB/km). Trong khi ở bước sóng 1310nm, khoảng cách truyền dẫn cáp
Nguyễn Văn Toan Page 9
KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG BÁO CÁO THỰC TẬP
quang đơn mode xa nhất cho phép khoảng 60km thì với bước sóng 1550nm,
khoảng cách đó là 150km.
Các hệ thống thông tin sợi quang hiện nay, nhất là các hệ thống tốc độ bit
cao, phần lớn hoạt động ở vùng bước sóng 1550nm nhằm dùng các bộ khuếch
đại quang sợi pha tạp Erbium (EDFA) tăng cự ly truyền dẫn. Tuy vậy, sợi quang

đơn mode tiêu chuẩn( sợi G.625) có hệ số tán sắc tại vùng bước sóng này là rất
lớn(18ps/nm*km @1550nm) trong khi đó tại bước sóng 1310nm thì hệ số tán sắc
chỉ là 3ps/nm*km. Tán sắc lớn làm méo tín hiệu và tạo ra hiện tượng giao thoa
giữa các ký tự( ISI – Intersymbol Interference) do dãn xung tại các khe thời gian,
làm giảm chất lượng truyền dẫn và hiệu quả. Nhìn chung, ảnh hưởng của tán sắc
đến năng lực truyền dẫn của hệ thống là phức tạp, điều này gây khó khăn cho
việc thiết kế các hệ thống thông tin quang tốc độ cao, cự ly xa.
Cửa sổ quang thứ 4( bước sóng 1625nm) cũng đang được đưa vào triển
khai. Tuy nó có mức hao tương đương với bước sóng 1550nm nhưng lại thích
hợp khi sử dụng để kéo dài tuyến và ghép kênh theo bước sóng. Song cần cân
nhắc giữa hiệu quả và chi phí.
HEADEND
Node quang
Node quang
Node quang
Node quang
HUB
RF
Splitter
TX
RX
TX
45
30
25
50
50
H×nh II.4. CÊu tróc m¹ng truyÒn dÉn tÝn hiÖu quang ®¬n gi¶n
: Headend
: M¸y thu quang Rx

: M¸y ph¸t quang Tx
45
30
25
: Bé chia quang theo tû lÖ %
: C¸p quang
: Node quang
Chó thÝch:
Node quang
Nguyễn Văn Toan Page 10
KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG BÁO CÁO THỰC TẬP
Hình 1.4 : Cấu trúc mạng truyền dẫn tín hiệu quang đơn giản
Sơ đồ cấu trúc mạng truyền dẫn tín hiệu quang(Hình II.4) ở trên cho biết sơ
bộ chi tiết một số thiết bị trong mạng quang. Tín hiệu sau khi được xử lý tại
Headend được đưa ra ngoài mạng thông qua cáp sợi quang, đến các trạm lặp
HUB. Tại đây tín hiệu được đưa vào máy thu, máy phát quang, các bộ chia quang
theo tỷ số để cấp đến các node quang FN. Node quang làm nhiệm vụ chuyển đổi
tín hiệu quang thành tín hiệu điện để phân phối tời các nhà thuê bao qua mạng
cáp đồng trục.
Cũng có trường hợp máy phát quang RX được đặt ngay tại Hệ thống trung
tâm Headend để cấp đến các node quang FN. (Tuỳ thuộc vào địa hình, địa bàn,
phân bố dân cư… mà quyết định thiết kế có cần đặt trạm lặp quang hay không).
2.3. Mạng truy nhập
Thông thường chia ra làm 2 kiểu: mạng truy nhập thụ động và tích cực.
Mạng truy nhập kiểu thụ động (HFPC)
Hình 1.5 : Cấu trúc mạng truy nhập thụ động
- Đặc điểm của mạng HFPC:
+ Đáp ứng được các yêu cầu xây dựng theo mạng 1 chiều hay 2 chiều.
Nguyễn Văn Toan Page 11
KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG BÁO CÁO THỰC TẬP

+ Sử dụng node quang có công suất lớn.
+ Mạng quang chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ mạng tổng thể.
+ Mạng đồng trục chỉ có các tuyến trục chính và tuyến cáp thuê bao với các
thiết bị chia thụ động
+ Khả năng phục vụ từ 400-600 thuê bao/node quang.
- Ưu điểm:
+ Chất lượng tín hiệu tốt do không sử dụng các bộ khuếch đại.
+ Do không sử dụng các bộ khuếch đại cao tần nên việc thi công lắp đặt,
vận hành dễ dàng hơn.
+ Các thiết bị thụ động có khả năng truyền 2 chiều nên độ ổn định mạng
vẫn cao khi triển khai mạng 2 chiều.
+ Số lượng thuê bao/node quang nhỏ nên có khả năng cung cấp tốt dịch vụ
2 chiều với tốc độ cao.
+ Giảm chi phí cấp nguồn công tơ điện, bảo dưỡng, thay thế các thiết bị tích
cực.
- Nhược điểm:
+ Khả năng bao phủ của 1 node quang nhỏ do không sử dụng khuếch đại.
+ Yêu cầu node quang sử dụng phải có công suất lớn, chất lượng cao, ổn
định.
+ Phù hợp với khu vực có quy hoạch tập trung, không phù hợp với địa hình
Việt Nam.
+ Yêu cầu về chi phí cao.
Mạng truy nhập kiểu tích cực (HFC):
Nguyễn Văn Toan Page 12
KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG BÁO CÁO THỰC TẬP
- Đặc điểm của mạng HFC thuần tuý:
+ Đáp ứng được các yêu cầu xây dựng theo mạng 1 chiều hay 2 chiều.
+ Mạng đồng trục chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ mạng tổng thể.
+ Mạng đồng trục được chia thành 3 cấp:
 Cấp trục chính: bao gồm cáp đồng trục trục chính, khuếch đại trục,

bộ chia tín hiệu đường trục.
 Cấp trục nhánh: bao gồm cáp đồng trục trục nhánh, khuếch đại
nhánh, bộ chia tín hiệu đường nhánh.
 Cấp mạng thuê bao: bao gồm cáp đồng trục thuê bao, TV.
+ Khả năng phục vụ từ 1500-2000 thuê bao/node quang.
- Ưu điểm:
+ Phạm vi bao phủ của 1 node quang lớn nhờ kéo dài mạng đồng trục bởi sử
dụng các khuếch đại cao tần.
+ Phù hợp với địa bàn Việt Nam.
+ Chi phí ban đầu thấp nhờ sử dụng ít node quang.
- Nhược điểm:
Nguyễn Văn Toan Page 13
KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG BÁO CÁO THỰC TẬP
+ Cơ chế thi công, vận hành, bảo dưỡng phức tạp, không thuận lợi khi triển
khai thành mạng 2 chiều.
+ Yêu cầu chặt chẽ về nguồn cấp điện trung gian. Nếu điểm cấp nguồn nào
đó mất điện thì toàn bộ tuyến phía sau cũng mất tín hiệu.
Phần 2 : TRUYỀN HÌNH CÁP HÀ NỘI
I.Truyền hình cáp Hà Nội (HCTV)
Truyền hình Cáp Hà Nội là loại hình dịch vụ truyền hình cáp hữu tuyến trả
tiền do Công ty Cổ phần Dịch vụ Truyền thanh - Truyền hình Hà Nội (tên
tiếng Anh viết tắt là BTS) phát triển trên địa bàn Hà Nội và tại một số địa phương
khác.
Truyền hình Cáp Hà Nội sử dụng công nghệ cáp quang dẫn tín hiệu tới các
đầu thu và từ đầu thu tín hiệu được truyền đến TV thông qua cáp đồng trục.
Từ ngày đầu khai trương (4/2002), Truyền hình Cáp Hà Nội phát sóng 05 kênh
chương trình trong nước và 07 kênh nước ngoài. Qua 9 năm hoạt động, đến nay
Truyền hình Cáp Hà Nội đã sản xuất và phát sóng 65 kênh chương trình Analog
và hơn 80 kênh chương trình truyền hình số SD/HD với các nhóm kênh trong
nước và nước ngoài phong phú, hấp dẫn, hình ảnh chất lượng cao, cập nhật thông

tin đa dạng trên các lĩnh vực chính trị - kinh tế - xã hội và giải trí…
Nhóm kênh trong nước
Kênh trong nước tập hợp trong các nhóm:
1. Kênh biên tập của Truyền hình Cáp Hà Nội: Home Shopping (kênh
tư vấn mua sắm tại nhà), HiTV (Kênh thông tin Kinh tế - Văn hóa - Xã
hội Hà Nội), TVM (kênh truyền hình Tư vấn tiêu dùng và Đầu tư tài
chính), STTV (Kênh Thể thao - Du lịch - Văn hóa).
2. Nhóm kênh củaĐài Truyền hình Việt Nam: VTV1, VTV2, VTV3,
VTV4, VTV6.
3. Nhóm kênh địa phương: Hà Nội TV1, Hà Nội TV2, BTV2, BTV9
(kênh giải trí của Truyền hình Bình Dương); HTV3, HTV7, HTV9, (các
kênh của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh); THVL1 (TH Vĩnh
Long), BTV (TH Bình Thuận), BPTV2 (TH Bình Phước), BRT (TH Bà
Rịa - Vũng Tàu), Vietnamnet TV (kênh tổng hợp của báo điện tử
Vietnamnet).
Nguyễn Văn Toan Page 14
KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG BÁO CÁO THỰC TẬP
4. Nhóm kênh hợp tác với Truyền hình cáp Thành phố Hồ Chí Minh:
HTVC thuần Việt, HTVC phim truyện, HTVC ca nhạc, HTVC phụ nữ,
HTVC gia đình.
5. Nhóm kênh hợp tác với Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện
Việt Nam: VBC, VTC7, VTC10.
6. Kênh hợp tác với Truyền hình Cáp Việt Nam: InfoTV (VCTV9),
O2TV (VCTV10), TVShopping (VCTV11).
7. Nhóm kênh Kinh tế: VITV (Kênh thông tin kinh tế tài chính), FBNC
(Kênh tin tức tài chính Truyền hình cáp Thành phố Hồ Chí Minh).
8. Nhóm kênh phát thanh: kênh tin tức VOV3, kênh FM 90Mhz. Hai
kênh âm thanh này hiện nay có phát hình thông tin của Truyền hình Cáp
Hà Nội.
Nhóm kênh nước ngoài

Kênh nước ngoài tập hợp trong các nhóm:
1. Nhóm kênh tin tức tổng hợp, đối ngoại các nước: TV5 Monde
Asie (truyền hình Pháp), DW – TV (truyền hình Đức), Australia
Network (truyền hình Australia), Channel News Asia (kênh tin tức
châu Á của truyền hình Singapore); Arirang (truyền hình Hàn
Quốc), NHK (truyền hình Nhật Bản); Blomberg, Star World.
2. Nhóm kênh thể thao: Star Sports, True Sport 1, True Sport 3, True
Sport 4, ESPN.
3. Nhóm kênh dành cho trẻ em: Cartoon Network (kênh hoạt hình),
Play House Disney (dành cho tuổi mẫu giáo), Disney Channel (dành
cho tuổi mới lớn), KidsCo.
4. Nhóm kênh khoa học, giải trí: Discovery, Travel and Living,
Animal Planet, NGC (National Geographics Channel).
5. Nhóm kênh ca nhạc, giải trí: MTV, V Channel, kênh thời trang
Fashion TV.
6. Nhóm kênh phim truyện: HBO, Cinermax, AXN, Star Movies.
Truyền hình Cáp Hà Nội tự hào trở thành một trong những nhà cung cấp dịch
vụ Truyền hình Cáp hữu tuyến trả tiền hàng đầu tại Việt Nam. Phạm vi phủ cáp
của Truyền hình Cáp Hà Nội tập trung trong địa bàn thành phố Hà Nội, bao gồm
các quận nội thành và một số huyện ngoại thành. Khi Thủ đô Hà Nội được mở
rộng, BTS đã huy động hàng chục tỉ đồng để mở rộng mạng truyền hình Cáp ra
các huyện, thị xã ngoại thành như: Sơn Tây, Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai…
nâng phạm vi phủ sóng của Truyền hình Cáp Hà Nội lên tới 20 quận, huyện và
đang từng bước tiến tới phát triển mạng tại các thành phố khác.
Qua hệ thống Truyền hình Cáp Hà Nội, khán giả Thủ đô đã được tiếp cận với
nhiều chương trình truyền hình phong phú, đa dạng mang lại các thông tin bổ
ích, chuyên biệt, phục vụ theo nhu cầu của các đối tượng khách hàng.
Bước sang năm 2011, Công ty BTS đã hoàn tất việc cải tạo, nâng cấp thiết
bị trên mạng truyền dẫn, đưa tín hiệu số Digital thay thế tín hiệu Analog đến toàn
Nguyễn Văn Toan Page 15

KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG BÁO CÁO THỰC TẬP
bộ mạng Truyền hình Cáp để khách hàng sử dụng được các gói Kênh số SD/HD.
Để khách hàng có thể theo dõi lịch phát sóng các kênh trên hệ thống Internet,
Công ty đã khai trương hệ thống điện tử để tra cứu lịch phát sóng Hà Nội TV
Guide – www.E-info.vn vào cuối tháng 4/2011.
Những hình ảnh chân thực, rõ nét; những kênh chương trình đặc sắc với thông tin
đa dạng, phản ánh nhiều kiến thức lý thú, thiết thực và cập nhật - Đó là những
tiện ích mà Truyền hình Cáp Hà Nội mang đến cho mỗi gia đình.
II. Đặc điểm , tiêu chuẩn yêu cầu đối với mạng truyền hình cáp Hà Nội
2.1.Tiêu chuẩn truyền hình và băng thông

2.1.1.Tiêu chuẩn truyền hình tương tự
Căn cứ theo đặc điểm kỹ thuật Ngành Phát thanh-Truyền hình Việt nam,
mạng truyền hình cáp Hà nội khai thác dịch vụ truyền hình tương tự theo tiêu
chuẩn PAL D/K với các thông số kỹ thuật như sau:
STT Tên thông số Giá trị
1 Số lượng dòng/ảnh 625
2 Tần số quét dòng (Hz) 50
3 Tần số quét mành (Hz) 15625
4 Dải thông/kênh (MHz) 8
5 Băng thông sóng mang video (MHz) 6
6 Khoảng cách giữa sóng mang video và audio
(MHz)
6.5
Hình 1.7: Mô tả tiêu chuẩn PAL D/K
Nguyễn Văn Toan Page 16
KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG BÁO CÁO THỰC TẬP
2.1.2. Quy hoạch tần số
Nhằm đáp ứng yêu cầu về mục tiêu, chất lượng kỹ thuật và định hướng
phát triển, mạng truyền hình cáp Hà nội sử dụng quy hoạch tần số với phân bổ

các dải tần như sau:
STT Dải tần số (MHz) Mục đích sử dụng
1
5 – 65
Tín hiệu ngược dòng cho các dịch vụ gia tăng
như: Internet, VOD, IP phone…
2 65 – 85 Băng thông cách ly chiều lên/xuống
3 88 – 108 Tín hiệu truyền thanh điều chế FM
4 110 – 750 Tín hiệu truyền hình 1 chiều tương tự và số
5
750 - 862
Tín hiệu xuôi dòng cho các dịch vụ gia tăng
như: Internet, VOD, IP phone…
Khi thiết lập tần số cho kênh mới trên mạng cáp cần tránh đặt tần số trùng
với tần số các kênh dịch vụ sóng off-air vì những kênh off-air sẽ tạo nhiễu xâm
nhập rất lớn qua cáp, các mối nối gây ảnh hưởng đến chất lượng tín hiệu kênh đó.
Băng tần ngược dòng từ: 5 – 65 MHz (Euro Docsis). Tuy nhiên dải tần từ 5-
20 MHz có rất nhiều can nhiễu và từ 60-65 MHz có độ trễ lớn (bởi bộ lọc sóng
phân hướng), do đó không nên thiết kế kênh ngược chiều ở phạm vi trên. Vì vậy,
phạm vi dải tần ngược chiều sử dụng thật sự từ 20-60 MH .
2.2. Tiêu chuẩn giao diện truyền dẫn RF:
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều tiêu chuẩn truyền dẫn cho mạng truyền
hình cáp. Việc chọn lựa, tuân thủ hệ thống thông số tiêu chuẩn của thế giới cho
mạng truyền hình cáp là rất quan trọng, đặc biệt đối với lĩnh vực viễn thông,
truyền hình, công nghệ thông tin vì liên quan đến sự đồng nhất trong việc mở
rộng, nâng cấp mạng, mua sắm thiết bị và kết nối với những mạng viễn thông
khác….
Căn cứ theo tính chất, khả năng áp dụng, mức độ phổ biến của các tiêu
chuẩn, mạng truyền hình cáp Hà nội lựa chọn tiêu chuẩn Euro-DOCSIS do hiệp
hội kỹ sư viễn thông cáp quốc tế-SCTE ban hành trong tiêu chuẩn “ANSI/SCTE

79-1 2003 DOCS 2.0 Part 1: Radio Frequency Interface”.
Nguyễn Văn Toan Page 17
KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG BÁO CÁO THỰC TẬP
2.2.1. Đặc tính truyền dẫn RF chiều xuống cho truyền hình analogue và tín
hiệu âm thanh:
STT Thông số Giá trị Ghi chú
1 Dải tần số hoạt động
65 MHz – 862
MHz
Tuy nhiên dải tần
số hoạt động thực
tế:
108 – 862 MHz
2 Độ rộng băng thông/kênh 8 MHz
3
Trễ truyền dẫn từ Headend đến khách
hàng xa nhất
≤ 0.8 ms
4
C/N
(trong băng thông 8 MHz/kênh)
≥ 44 dB
Đo tại
Hộ thuê
bao
5 CTB
≤ -57 dBc
Đo tại
Hộ thuê
bao

7 CSO
≤ -57 dBc
Đo tại
Hộ thuê
bao
8
Độ dốc tín hiệu tại đầu cuối thuê bao
(trong dải 85 – 862 MHz)
≤ 12 dB
Theo cả
hai chiều
dốc(+/-)
9 Biến thiên biên độ do đáp ứng tần số
≤ 2.5 dB
Trong 8
MHz
10 Mức tín hiệu sóng mang âm thanh
Nhỏ hơn sóng
mang hình ảnh
cùng kênh trong
khoảng:
13-17 dB
Đo tại
HeadEnd
11 Mức tín hiệu biến thiên theo thời tiết lớn nhất 8dB
12
Mức tín hiệu lớn nhất của 1 kênh bất
kỳ trong dải tần đo tại hộ thuê bao
77 dBµV
13

Mức tín hiệu nhỏ nhất của 1 kênh bất
kỳ
trong dải tần đo tại hộ thuê bao
60 BµV
Nguyễn Văn Toan Page 18
KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG BÁO CÁO THỰC TẬP
2.2.2. Đặc tính truyền dẫn RF chiều lên:
STT Thông số Giá trị Ghi chú
1 Dải tần số hoạt động 5 đến 65 MHz
2
Trễ truyền dẫn từ Cable Modem xa nhất
đến CMTS
≤ 0.8 ms
3
Tỉ số sóng mang trên nhiễu nhiệt
trong kênh hoạt động
≥ 22dB
4
Tỉ số sóng mang trên nhiễu xâm nhập
trong kênh hoạt động
≥ 22dB
5
Tỉ số sóng mang trên nhiễu
(tổng của tạp âm, méo hài, biến điệu chéo)
trong kênh hoạt động
≥ 22dB
6 Biến thiên biên độ do đáp ứng tần số 2.5dB
trong 2
MHz
7 Sự biến đổi mức tín hiệu theo mùa

Từ mức thấp nhất đến
mức cao nhất không
lớn hơn 12dB

2.2.3Thông số tín hiệu vào/ra cable modem:
a) Mức tín hiệu vào modem cáp:
STT Thông số Giá trị
1 Tần số trung tâm 112 tới 858 MHz ± 30KHz
2
Mức tín hiệu thu
(01 kênh)
43 đến 73 dBμV: điều chế QAM – 64
47 đến 77 dBμV: điều chế QAM –
256
3 Dạng điều chế QAM- 64 và QAM – 256
4 Tốc độ mã hóa ký tự
6.952 Msym/sec với QAM 64 và
QAM 256
5 Băng thông/kênh 8 MHz
6
Toàn bộ công suất đầu vào
(40 – 900 MHz)
< 90 dBμV
7 Trở kháng đầu vào 75Ω
8 Suy hao phản xạ đầu vào > 6dB (85 – 862MHz)
9 Connector
Đầu F chuẩn ISO–169–24 (chung với
đầu ra)
Nguyễn Văn Toan Page 19
KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG BÁO CÁO THỰC TẬP

b) Mức tín hiệu ra modem cáp:
STT Thông số Giá trị
1 Dải tần số hoạt động 5 – 65 MHz
2
Mức tín hiệu phát
(01 kênh)
QAM-16: 68 – 115 dBμV
QPSK: 68 – 118 dBμV
3 Dạng điều chế QPSK và QAM - 16
4 Tốc độ mã hóa ký tự
160 Ksym/sec
320 Ksym/sec
640 Ksym/sec
1280 Ksym/sec
2560 Ksym/sec
5 Độ rộng băng thông
200 KHz
400 KHz
800 KHz
1600 KHz
3200 KHz
6 Trở kháng đầu ra 75 Ω
7 Suy hao phản xạ đầu ra > 6dB (5-65 MHz)
8 Connector
Đầu F chuẩn ISO–169–24 (chung với
đầu vào)
III.Một số yêu cầu cho các thiết bị trong quá trình lắp đặt và khai thác dịch
vụ
A. Một số yêu cầu về lắp đặt thiết bị
1.Yêu cầu lắp đặt hộp đựng thiết bị:

Hộp Node quang, khuếch đại, nguồn AC
- Hộp lắp ở độ cao: 0.15m (Min).
- Lắp hộp ngay ngắn, bắt chặt gông tránh làm nghiêng hộp.
- Bắt kẹp tiếp đất: sử dụng hệ thống tiếp đất có sẵn của cột điện, nếu không
có hệ thống tiếp mát sẵn có đóng cọc tiếp đất theo quy định.
- Hộp bắt tại vị trí thoáng: tạo điều kiện thuận lợi khi lắp thiết bị, tránh để các
thiết bị của các đơn vị khác che chắn các lỗ ra/vào cáp.
Hộp đựng thiết bị chia và Tap - off
- Hộp lắp ở độ cao: 0.15m (Min).
- Lắp hộp ngay ngắn, bắt chặt gông tránh làm nghiêng hộp.
Nguyễn Văn Toan Page 20
KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG BÁO CÁO THỰC TẬP
- Bắt kẹp tiếp đất: chỉ bắt kẹp tiếp đất đối với những hộp thiết bị có yêu cầu
tiếp đất theo hồ sơ thiết kế, sử dụng hệ thống tiếp đất có sẵn của cột điện.
- Hộp bắt tại vị trí thoáng: tạo điều kiện thuận lợi khi lắp thiết bị, tránh để các
thiết bị của các đơn vị khác che chắn các lỗ ra/vào cáp, tạo điều kiện thuận lợi
khi lắp đặt thuê bao.
- Không được lắp ngược hộp tránh nước chảy theo cáp vào trong hộp.
2. Yêu cầu thi công cáp đồng trục
- Vận chuyển cáp bằng xe cơ giới.
- Không làm rơi bô-bin từ xe xuống đất.
- Lăn bô-bin cáp theo chiều mũi tên in trên bô-bin.
- Đặt bô-bin trên kích cáp có mũi tên chỉ chiều lăn ngược hướng với hướng kéo
cáp.
- Các yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt: Cáp RG-11 QR-540
+ Tốc độ kéo tối đa: 20m/phút 20m/phút
+ Lực kéo căng tối đa: 50kg 100kg
+ Bán kính uốn cong tối thiểu: 5cm 10.2cm
- Ru-lô ra đặt c 0,5m
- Các đầu cáp cần phải được đánh dấu để tạo điều kiện thuân lợi khi lắp đặt thiết

bị, tránh nhầm đầu cáp.
- Mỗi sợi cáp đều cần có cung mở tại mỗi cột để bù lại sự dãn nở vì nhiệt của
cáp. Cung mở có thể nằm ngay tại cột hoặc một bên cột.
- Khi cáp được nối vào thiết bị treo trên dây căng, cung mở cần có tại mỗi bên
của thiết bị. Trong trường hợp có nhiều sợi cáp thì chỉ sợi cáp nối vào thiết bị cần
có cung mở ở cả hai bên.
3. Yêu cầu lắp đặt thiết bị Passive
- Các thiết bị phải được bắt chặt vào tấm đệm gắn thiết bị của hộp, sau đó bắt
chặt vào hộp, không được sử dụng bất kỳ phương pháp nào khác để gắn thiết bị,
nhằm bảo đảm thiết bị được ổn định tránh gây hỏng cáp và connector.
- Khi thi công lắp đặt connector phải cắt cáp vừa đủ, dùng dây buộc cáp ép sát
cáp vào thân cột, tránh để thừa cáp làm xấu mỹ quan.
- Không được uốn cong cáp quá giới hạn quy định, tránh làm hỏng cáp.
- Các đầu kim của connector phải được vít chặt, tránh gây đánh lửa tại đầu kim
làm hỏng thiết bị.
- Các đầu cáp phải đấu nối theo đúng bản vẽ thiết kế.
- Đối với các thiết bị dẫn nguồn AC các cầu chì phải được lắp đặt theo đúng bản
vẽ thiết kế.
4. Yêu cầu lắp đặt connector
- Các đầu cáp phải được thi công bằng dao gọt cáp chuyên dụng, tránh làm hỏng
cáp và tạo thuận lợi khi lắp đặt connector.
Khi lắp đặt connector phải ấn mạnh cáp để cáp tiếp xúc tốt với connector.
- Các đầu kim của connector phải được cắt vừa đủ, không để thừa quá 5mm tại
đầu ốc vít kim để tránh gây phát xạ tín hiệu và không an toàn.
- Đối với các connector F5-RG11, F5-RG6 khi thi công phải sử dụng kìm bóp
jắc, không được sử dụng kìm điện tránh làm hỏng connector.
Nguyễn Văn Toan Page 21
KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG BÁO CÁO THỰC TẬP
- Đối với các connector khi thi công để ngoài trời cần sử dụng ống co nhiệt đúng
kỹ thuật để bảo vệ connector tránh ảnh hưởng của môi trường.

5. Yêu cầu lắp đặt hệ thống tiếp địa
- Các hộp đựng thiết bị khuếch đại phải được gắn hệ thống tiếp địa bằng hệ thống
tiếp địa sẵn có của cột điện, hoặc đóng cọc tiếp địa theo quy định.
- Các hộp tap đợc gắn tiếp địa bằng hệ thống tiếp địa sẵn có của cột điện.
- Cọc tiếp địa sử dụng thép chữ V (50x50x5mm) dài 1,7m sử dụng phương pháp
đóng hoặc đào hố chôn làm cọc tiếp địa.
- Sử dụng thép 4mm để làm dây tiếp địa gắn từ hộp vào cọc tiếp địa, hoặc hệ
thống tiếp địa có sẵn.
- Sử dụng ống nước 21mm để luồn dây tiếp địa qua tránh gây tai nạn do hở điện
từ hệ thống tiếp địa
B. Một số lỗi và cách khắc phục trong quá trình sử dụng
Mạng cáp sau khi đã thi công xong thì sẽ đa vào sử dụng phục vụ khách hàng.
Trong quá trình vận hành mạng cáp thường xuyên có những sự cố cần khắc phục:
1. Hình ảnh bị nhiễu:
Do mức tín hiệu tại thuê bao thấp. Cần đo kiểm tra mức tín hiệu tại đầu vào
của tivi.
Nguyên nhân và cách khắc phục:
-Cáp thuê bao quá xa. Thiết kế và thi công bổ xung mạng cáp vào sát nhà thuê
bao hơn nữa.
-Hộp kênh của tivi bị hỏng, các kênh thu đợc chất lượng không đồng đều
-Đầu nối vào thuê bao tại hộp thiết bị đã qua nhiều tầng chia. Kiểm tra và thay
thế các bộ chia thành 1 bộ chia nhiều đường cho phù hợp.
- Kênh đang sử dụng bị xuyên nhiễu từ các hệ thống vô tuyến bên ngoài (số mặt
đất, điện thoại di dộng, ). Tăng cường khả năng bọc kim chống can nhiễu, nhất
là tại điểm đấu giữa tivi và cáp. Kiểm tra mạng xem có vị trí nào bị hở vỏ bọc
kim loại hoặc thiết bị lắp đặt cha kín.
2. Hình ảnh bị nhấp nháy.
Khi xem tivi thấy lúc có hình lúc không có hình.
Nguyên nhân và biện pháp khắc phục:
Điện áp nguồn cấp cho khuếch đại không đủ. Do 2 lý do: điện áp nguồn cấp vào

hệ thống không đủ 220 V~ hoặc trên mạng có điểm cáp bị ôxy hoá gây ra điện
trở cao. Đo kiểm tra điện áp nguồn, nếu không đủ thì lắp ổn áp. Kiểm tra tuyến
cáp nghi là điện trở thay đổi, tháo đầu jack kiểm tra. Nếu cáp đã bị ôxy hoá quá
nhiều thì phải thay cáp. Lắp bổ xung nguồn điện.
3. Các kênh không đồng đều
Khi đo bằng đồng hồ đo hiển thị dải phổ thấy các kênh có mức tín hiệu không
đồng đều.
Nguyên nhân: lỗi khi làm jack, cáp bị biến dạng.
Kiểm tra lại jack, làm lại jack để đảm bảo kết nối, thay thế đoạn cáp bị biến dạng.
4. Hình ảnh bị các vạch xước ngang
Hình ảnh trên màn hình tivi có các vạch xước ngang mầu trắng.
Nguyễn Văn Toan Page 22
KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG BÁO CÁO THỰC TẬP
Nguyên nhân: mức đầu vào khuếch đại vượt mức ngưỡng, dẫn đến hiện tượng
đỉnh tín hiệu bị cắt, những xung tín hiệu đạt mức đỉnh sẽ hiển thị là xung trắng
trên màn hình.
Đo kiểm tra mức tín hiệu đầu vào của khuếch đại, lắp đặt bổ xung thiết bị để điều
chỉnh mức tín hiệu đảm bảo chất lượng tín hiệu đầu vào như thiết kế đối với
khuếch đại.
5. Có vạch ngang liên tục hết màn hình
Trên màn hình tivi có nhiều vạch ngang mầu trắng nhiều dòng kẻ đi hết màn
hình.
Nguyên nhân: trùng tần số với một kênh truyền hình khác của hệ thống truyền
hình quảng bá.
Kiểm tra việc bọc kim chống nhiễu trên hệ thống, đặc biệt tại jack tivi.
6. Mất tín hiệu
Không có hình ảnh trên tivi.
Nguyên nhân: cáp tín hiệu bị đứt, mất nguồn khuếch đại.
Kiểm tra phạm vi mất tín hiệu, đánh giá trên sơ đồ mạng cáp để phán đoán khả
năng mất tín hiêu do nguyên nhân nào. Gọi điện đến nhà cung cấp điện, nếu báo

mất điện thì chờ khi có điện lại rồi kiểm tra tín hiệu tại thuê bao. Nếu không bị
mất điện thì ra hiện trường kiểm tra đo đạc thực tế trên mạng để xác định vị trí
đứt cáp, hỏng thiết bị. Lên phương án và tiến hành thay thế.
7. Bị vằn màu
Hình ảnh có những vạch lượn sóng dọc theo màn hình.
Nguyên nhân: Bị sai pha mầu, có thành phần hài nằm xen vào sóng mang mầu.
Sử dụng phân tích phổ đo kiểm tra xem có thành phần tần số lạ nằm trong băng
tần của kênh bị nhiễu hay không. Nếu có thì phải kiểm tra và thay thế khuếch đại
trên hệ thống.
8. Chất lượng hình ảnh tại thuê bao xấu đi đột ngột
Khách hàng đang xem bình thường đột nhiên thấy hình ảnh một vài kênh bị xấu.
Nguyên nhân: đường truyền tín hiệu từ mạng đến nhà khách hàng bị thay đổi đột
ngột. Biến dạng vỏ cáp, bị đóng đinh vào cáp, vỏ cáp bị rách Cần kiểm tra lại
tuyến cáp đến nhà thuê bao hoặc tuyến cáp trục đến hộp cấp tín hiệu cho thuê
bao, hoặc thiết bị chia cho thuê bao có thể hỏng một đường.
IV. Các thiết bị sử dụng trong mạng truyền hình cáp
1. Cáp
 Cáp đồng trục treo QR540:
Cấu tạo:
Nguyễn Văn Toan Page 23
KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG BÁO CÁO THỰC TẬP
Hình 1.8: cấu tạo cáp trục treo QR540
Lõi dẫn điện được cấu tạo bằng đồng nguyên chất hoặc nhôm phủ đồng.
Bao phủ lõi dẫn điện là lớp cách điện polyethylene với chất dính bảo vệ bên
ngoài để chống thấm nước và giữ cho connector được kết nối chắc chắn. Tiếp
theo là lớp ống nhôm có tính năng chống nhiễu xâm nhập cao vào cũng như giữ
cho tín hiệu không bị lọt ra (đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa cáp trục và cáp
phân phối, thuê bao). Ngoài cùng là lớp vỏ polyethylene (PE) và dây treo có cấu
tạo bằng thép.
Kích thước vật lý: quyết định chất lượng cáp, chất lượng tín hiệu.

- Đường kính lõi dẫn điện: 3,15 mm
- Đường kính ngoài lớp cách điện: 13,03 mm
- Đường kính ngoài lớp vỏ nhôm: 13,93 mm
- Độ dày lớp vỏ nhôm: 0,45 mm
- Đường kính ngoài vỏ cáp PE: 15,5 mm
- Độ dày vỏ cáp PE: 0,89 mm
- Đường kính dây treo: 2,77 mm
Đặc tính cơ khí:
- Bán kính uốn cong bé nhất: 10,2 cm
- Lực căng chịu đựng lớn nhất: 100 kgf
Các thông số điện:
- Trở kháng sóng: 75 + 2 Ohms
- Điện dung ký sinh: 50±3 nF/km
Nguyễn Văn Toan Page 24
KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG BÁO CÁO THỰC TẬP
- Vận tốc truyền dẫn: 88%
- Điện trở vòng với dòng D/C lớn nhất@20
o
C:
+ Lõi phủ đồng: 5,28 Ohms/km
+ Lõi đồng: 4,14 Ohms/km
 Cáp phân phối RG11:
Cấu tạo:
Hình 1.9: Cấu tạo cáp phân phối RG11
Lõi dẫn điện được cấu tạo bằng thép phủ đồng. Bao phủ lõi dẫn điện là lớp
cách điện polyethylene với chất dính bảo vệ bên ngoài để chống thấm nước, gặm
nhấm và giữ cho connector được kết nối chắc chắn. Tiếp theo là lớp nhôm lá và
sợi nhôm bện bao phủ 60% cáp có tính năng chống nhiễu xâm nhập vào cũng
như giữ cho tín hiệu không bị lọt ra. Ngoài cùng là lớp vỏ PVC và dây treo có
cấu tạo bằng thép.

Kích thước vật lý: quyết định chất lượng cáp, chất lượng tín hiệu.
- Đường kính lõi dẫn điện: 1,63 mm
- Đường kính ngoài lớp cách điện: 7,11 mm
- Đường kính ngoài lớp lá nhôm đầu tiên: 7,29 mm
- Đường kính ngoài vỏ cáp: 10,03 mm
- Độ dày vỏ cáp: 1,07 mm
- Đường kính dây treo: 1,83mm
Các thông số điện:
- Trở kháng sóng: 75 Ohms
 Cáp thuê bao RG6:
Cấu tạo:
Nguyễn Văn Toan Page 25

×