Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Cấu trúc thường gặp nhất của một bài tiểu luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.58 KB, 9 trang )

Cấu trúc thường gặp nhất của một tiểu luận, luận văn khoa học gồm 3
phần chính :
- Phần mở đầu
- Phần nội dung
- Phần kết luận
Ba phần này tạo nên chính văn của tiểu luận hay luận văn khoa
học ( từ đây, gọi chung là luận văn khoa học ). Ngoài 3 phần chính, luận
văn khoa học còn có thư mục tài liệu tham khảo, mục lục, phụ lục (nếu
có)

I. Phần mở đầu:

Phần mở đầu thường bao gồm những nội dung cơ bản sau :

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Phần này cần giới thiệu bối cảnh chung về lý thuyết cũng
như thực tiễn liên quan đến đề tài, tình hình nghiên cứu trong và ngoài
nước. Sau đó khẳng định việc nghiên cứu đề tài là cótính cấp thiết nhằm
đáp ứng những yêu cầu do tình hình nghiên cứu đặt ra.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:

- Xác định mục đích nghiên cứu gắn với tình hình nghiên cứu chuyên
môn của ngành và của bản thân.
- Nêu những lý do cụ thể, thiết thực, thúc đẩy việc chọn và nghiên cứu
đề tài.

3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

Phần này nêu dự kiến những đóng góp và ý nghĩa về khoa học


( lý thuyết, nếu có ) sau đó nêu những đóng góp có tính thực tiễn của đề
tài.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:

- Xác định rõ đối tượng nghiên cứu của đề tài. Đây thực chất là nhiệm
vụ nghiên cứu cụ thể mà người nghiên cứu coi việc hoàn thành chúng là
mục đích cuối cùng.

- Đồng thời với việc xác định đối tượng nghiên cứu là giới hạn phạm vi
nghiên cứu đối tượng đó. Ví dụ, đề tài Tìm hiểu hư từ trong thơ
Nguyễn Khuyến.
Đối tượng : Hư từ trong thơ Nguyến Khuyến
Phạm vi nghiên cứu : Tìm hiểu hư từ trong các bài thơ Nôm của Nguyễn
Khuyến.

5. Các phương pháp nghiên cứu đề tài:

Bao gồm phương pháp luận và các phương pháp cụ thể ( chuyên
ngành ).
- Hai phương pháp luận khoa học chung, trái ngược nhau và thường
được dùng nhất là diễn dịch ( đi từ những nguyên lý chung đến kết luận
riêng ) và quy nạp ( đi từ những hiện tượng, sự kiện riêng đến kết luận
chung ).
- Ngoài phương pháp luận, mỗi ngành khoa học lại có một hệ thống các
phương pháp nghiên cứu riêng, phản ánh trình độ phát triển của nó.
Ví dụ; phương pháp đặc thù của ngành Ngữ học :
+ Phương pháp thống kê.
+ Phương pháp miêu tả hệ thống.
+ Phương pháp chức năng.

+ Phương pháp so sánh đối chiếu.
+ Phương pháp điền dã.
v.v

6. Lịch sử vấn đề nghiên cứu đề tài:

Trong các luận văn khoa học, việc trình bày lịch sử vấn đề giữ
một vai trò hết sức quan trọng và mang tính bắt buộc.
- Người viết phải đưa ra một cái nhìn tổng quát có tính toàn cảnh về
những công trình của các tác giả đi trước có liên quan đến đề tài. Cụ thể
:
+ Nhìn lại những đóng góp của các tác giả đi trước về phương pháp
nghiên cứu cũng như giải pháp cho những vấn đề cụ thể.
+ Nêu giới hạn và những hạn chế của tác giả đi trước về lý thuyết cũng
như thực tiễn.

+ Qua việc đánh giá những đóng góp cũng như hạn chế của các tác giả
đi trước để làm nổi rõ hơn tính cấp thiết cũng như ý nghĩa của đề tài .


7. Cấu trúc của luận văn:

Phần này nêu một cách ngắn gọn: luận văn có bao nhiêu trang,
gồm mấy phần, bao nhiêu chương, tên của từng chương, có phụ lục
hay không, có bao nhiêu tài liệu tham khảo

8. Một số quy ước của luận văn:

Nếu cần thiết, cuối phần mở đầu, tác giả có thể nêu những quy
ước về các ký hiệu, các chữ viết tắt trong luận văn


II. Phần nội dung:

Phần này chiếm vị trí trung tâm của luận văn, bao gồm các
chương, mỗi chương giải quyết một nhiệm vụ cụ thể trong mục đích
chung của luận văn.
Tuỳ theo dung lượng nghiên cứu, số chương của một luận văn
thường từ 2 đến 5 chương.

III. Phần kết luận:

Trình bày một cách cô đúc các luận điểm, nội dung chính được rút
ra từ toàn bộ luận văn, gồm:
- Các luận điểm lý thuyết ( đối với các đề tài nhỏ thì không bắt buộc ).
- Các giải pháp cụ thể với tư cách là những đóng góp khoa học và thực
tiễn của luận văn.

B. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CÁCH THỨC TRÌNH BÀY CỦA MỘT LUẬN
VĂN KHOA HỌC


I. Cách ghi số chương và số đề mục:

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, số chương và số đề mục đều
thống nhất đánh số thứ tự theo số Arập. Ví dụ:

Chương 1: Những cơ sở lý thuyết về từ xưng hô

Mục 1 của chương 1 ghi là 1.1, cứ như vậy mục 2, 3 của
chương một ghi là 1.2, 1.3 Số đầu chỉ số chương, số thứ hai chỉ số

mục của chương, số thứ ba chỉ các tiểu mục ( 1.2.1) Ví dụ ;
1.1. Khái niệm xưng hô
1.2. Những chức năng của xưng hô
1.2.1. Chức năng định vị của từ xưng hô
1.2.2. Chức năng chiếu vật của từ xưng hô

II. Cách trích dẫn:

Tài liệu được trích dẫn trong luận văn phải được ghi rõ số tài liệu,
số trang trích dẫn. Những thông tin này được đặt trong ngoặc vuông [
]. Ví dụ : [12,5] trước dấu phẩy là số tài liệu (số thứ tự trong danh mục
tài liệu tham khảo ), sau dấu phẩy là số trang trích dẫn.

III. Cách trình bày thư mục tham khảo:

1. Tài liệu tham khảo phải được sắp xếp riêng theo từng khối tiếng
( Việt, Nga, Anh ). Giữ nguyên văn không dịch, không phiên âm các tài
liệu nước ngoài.
2. Trình tự sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo trong từng khối tiếng
theo nguyên tắc thứ tự A,B,C của tên tác giả ( tác giả là người nước
ngoài xếp thứ tự theo Họ, kể cả các tài liệu dịch ra tiếng Việt và xếp ở
khối tiếng Việt).
Tài liệu không có tên tác giả xếp theo thứ tự A, B, C theo từ đầu
tiên của tên tài liệu.
3. Các tài liệu tham khảo khi liệt kê vào danh mục phải ghi đầy đủ các
thông tin cần thiết và theo trình tự sau: số thứ tự, họ, tên tác giả, tên tài
liệu ( bài báo ), nguồn ( tên tạp chí, tập, số, năm xuất bản, nhà xuất bản,
nơi xuất bản ). Ví dụ:
1. Võ Bình – Một vài nhận xét về từ ghép song tiết tiếng Việt. Tạp
chí Ngôn ngữ 2/1971.

2. Nguyễn Đức Dân – Ngữ dụng học. Tập 1, NXB GD, Hà Nội,
1998.
3. Tìm hiểu các dân tộc thiểu số ở Việt nam. Tập 1. Viện Ngôn
ngữ học, Hà Nội 1979.

IV. Cách trình bày mục lục:

Mục lục của luận văn không cần quá chi tiết. Tuy nhiên, mục lục
không nên trình bày quá sơ sài, chẳng hạn chỉ ghi các chương. Một bản
phụ lục tốt thường phản ánh tầng bậc, kết cấu của các phần, các
chương, một hoặc các hạng mục quan trọng dưới chương.
Tất cả các hạng mục trong mục lục phải được chú kèm số thứ tự
của trang. Ví dụ:

MỤC LỤC


Tran
g

Mở đầu 1

Chương 1: Những cơ sở lý thuyết về từ xưng
hô 12

1.1. Khái niệm xưng hô 12
1.2. Những chức năng của xưng hô 16
1.2.1. Chức năng định vị của từ xưng hô 20
1.2.2. Chức năng chiếu vật của từ xưng hô 24


V. Qui định đánh máy :

Đánh máy vi tính trên khổ A4, lề trái 3cm, lề phải 2cm, lề trên và
dưới 2,5 cm, cỡ chữ 14 VN Time, dòng cách dòng 1,5.


V. Trình bày bìa đối với sản phẩm nghiên cứu khoa học của HSSV,
học viên:


1. Bìa 1








TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LẠNG SƠN


Đơn vị





Nguyễn Tùng Lâm









HIỆN TƯỢNG BỎ GIỜ CỦA HỌC SINH PTCS

NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP



( Thể loại đề tài )


















Lạng Sơn, 2005







1. Bìa 2








TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LẠNG SƠN


Đơn vị





Nguyễn Tùng Lâm









HIỆN TƯỢNG BỎ GIỜ CỦA HỌC SINH PTCS

NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP



( Thể loại đề tài )









Người hướng dẫn ( ghi rõ học vị, họ, tên )










Lạng Sơn, 2005


×