Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

điều tra tình hình khai thác và sử dụng các loài bò sát ở tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 58 trang )

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục 1
Danh mục các chữ viết tắt 3
Danh mục các bảng, sơ đồ 4
Danh mục các hình 5
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
PHỤ LỤC P1
1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
AL A Lưới
BB Buôn bán
CITES Công ước Quốc tế về buôn bán các loài động thực vật
hoang dã.
CR Rất nguy cấp
CS Cộng sự
EN Nguy cấp
GN Gây nuôi
HT Hương Trà
IUCN Danh lục đỏ thế giới
LC Cân nhắc đưa vào danh lục đỏ
MN Mỹ nghệ
NĐ Nam Đông
NĐ 32 Nghị định 32/2006/NĐ – CP
NT Sắp bị đe dọa
NR Ngâm rượu
PĐ Phong Điền


PL Phú Lộc
PV Phú Vang
QĐ Quảng Điền
SĐVN Sách đỏ Việt Nam
TP Thực phẩm
TP Huế Thành phố Huế
TT Huế Thừa Thiên Huế
TXHT Thị xã Hương Thủy
VU Sẽ nguy cấp
WWF World Wildlife Fund- Quỹ bảo tồn động vật hoang dã
thế giới.
2
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
Trang
Bảng 3.1: Thành phần các loài bò sát bị khai thác và sử dụng tại tỉnh
Thừa Thiên Huế 17
Bảng 3.2: Mức độ quý hiếm của các loài bò sát 20
Bảng 3.3: Mục đích sử dụng các loài bò sát 22
Bảng 3.4: Thành phần loài bò sát sử dụng vào mục đích ngâm rượu 24
Bảng 3.5: Thành phần loài sử dụng làm thực phẩm 31
Bảng 3.6: Thành phần loài được gây nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế 37
Bảng 3.7: Thành phần loài, giá cả buôn bán và mức độ tiêu thụ của các
loài bò sát đang bị khai thác ở các điểm nóng 40
Bảng 3.8: Thành phần loài, giá cả buôn bán và mức độ tiêu thụ của các
loài bò sát đang bị khai thác tại huyện Phú Lộc 42
Bảng 3.9 Thành phần loài, giá cả buôn bán và mức độ tiêu thụ của các
loài bò sát đang bị khai thác tại huyện Nam Đông 43
Bảng 3.10 Thành phần loài, giá cả buôn bán và mức độ tiêu thụ của các
loài bò sát đang bị khai thác tại huyện A Lưới 44
Bảng 3.11 Thành phần loài, giá cả buôn bán và mức độ tiêu thụ của các

loài bò sát đang bị khai thác tại huyện Hương Trà 45
Bảng 3.12 Thành phần loài, giá cả buôn bán và mức độ tiêu thụ của các
loài bò sát đang bị khai thác tại huyện Phong Điền 46
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ mạng lưới buôn bán các loài bò sát bất hợp pháp ở
tỉnh Thừa Thiên Huế 52
3
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Ảnh 3.1: Rượu rắn tại huyện Hương Trà 26
Ảnh 3.2: Rượu ngâm các loài bò sát tại huyện Quảng Điền 26
Ảnh 3.3: Rượu ngâm các loài bò sát tại huyện Phú Vang 27
Ảnh 3.4: Rượu ngâm các loài bò sát tại huyện Phú Lộc 27
Ảnh 3.5: Rượu rắn tại thị xã Hương Thủy 27
Ảnh 3.6: Rượu rắn được ngâm bán tại TP Huế 30
Ảnh 3.7: Rượu rắn được ngâm bán tại TP Huế 30
Ảnh 3.8: Món thịt rồng đất bóp tại nhà hàng ở TP Huế 33
Ảnh 3.9: Sản phẩm từ các loài bò sát 36
Ảnh 3.10: Các loài bò sát bị buôn bán tại huyện Phú Lộc 49
Ảnh 3.11: Các loài bò sát bị buôn bán tại chợ A Lưới 50
Ảnh 3.12: Các loài bò sát bị buôn bán huyện Nam Đông 51
4
MỞ ĐẦU
1. Tầm quan trọng của bò sát nói chung
Trong môi trường sống tự nhiên, bò sát là mắt xích quan trọng của chuỗi thức ăn
vì chúng vừa là sinh vật tiêu thụ thức ăn vừa là sinh vật bị tiêu thụ. Như vậy trong
quần xã, bò sát vừa là kẻ thù, vừa là con mồi của nhiều động vật khác. Trong lịch sử
tiến hóa, các loài bò sát đã hình thành những thích nghi sinh thái để tự vệ và tấn công
góp phần giữ cân bằng trong hệ sinh thái.
Bò sát tiêu diệt những loài có lợi và cả những loài có hại. Là động vật ăn thịt,
nhiều loài bò sát tiêu diệt số lượng lớn côn trùng, chuột phá hoại nông nghiệp. Nếu

vì lý do nào đó số lượng các loài bò sát giảm xuống quá mức giới hạn, thì số lượng
đàn chuột, côn trùng tại địa phương sẽ tăng lên nhanh chóng, gây những tổn thất
nghiêm trọng cho cây trồng. Bò sát làm hại cây trồng, vật nuôi và những động thực
vật hữu ích. Kỳ đà ăn cá, rắn nước ăn ếch nhái là những động vật tiêu diệt côn trùng.
Nhiều loài bò sát (thằn lằn, rắn, rùa) mang ve bét trên thân có thể truyền một số bệnh
dịch nguy hiểm. Nhưng nghiêm trọng hơn là các loài rắn độc gây tử vong cho hàng
nghìn người [19].
Vai trò chủ yếu của bò sát là dùng làm dược liệu. Người Việt Nam cũng đã có
truyền thống sử dụng động vật từ lâu đời. Trong bộ “Nam dược thần hiệu”, Tuệ Tĩnh
đã liệt kê tất cả 213 loại trong đó có các loài bò sát [29]. Hải Thượng Lãn Ông cũng
liệt kê các loài động vật dùng làm thuốc. Hầu như tất cả những loài bò sát đều ít
nhiều có công dụng làm dược liệu, đặc biệt là các loài như: rắn, rùa, đồi mồi, kỳ đà,
tắc kè, ba ba…
Theo một số tài liệu đông y, thịt rắn có vị ngọt, mặn, tính ôn, được coi là vị
thuốc bổ chữa bệnh xương khớp, bệnh thần kinh đau nhức. Tây y không chú trọng
dùng thịt rắn như thực phẩm chức năng mà nghiên cứu, chiết xuất và sử dụng nhiều
chế phẩm dược lý từ nọc rắn (huyết thanh kháng nọc rắn, thuốc gây tê, giảm đau
nhức, chống viêm, chống đông máu, trị bệnh tim mạch, hô hấp, thần kinh, huyết
học ). Riêng mật rắn có vị ngọt, cay, không đắng như các loại mật khác, có tác
dụng giảm ho, đau lưng, chống viêm Theo “Nam dược thần hiệu” của Tuệ Tĩnh,
mật trăn (nhiêm xà đởm) có vị ngọt đắng, tính hàn, hơi độc, nên được dùng chữa đau
5
mắt, đau bụng, bệnh phong cùi, máu tích cục và đau họng. Hải Thượng Lãn Ông
cũng đã sử dụng mật rắn để trị rắn cắn. Ở Trung Quốc, mật trăn được dùng để trị trĩ,
đỏ mắt. Người ta phơi khô mật, mỗi lần dùng 1,5-2g bột ngâm vào rượu hoặc chưng
cách thủy để uống [6].
Ngoài ra còn có các chế phẩm dược liệu khác từ rắn như rượu rắn và mỡ rắn.
Rượu rắn là loại rượu truyền thống có nhiều ở các nước châu Á. Trong nhân dân
thường dùng các loại rắn phối hợp thành bộ để ngâm rượu. Bộ ba rắn gọi là tam xà
tửu gồm 3 loài: hổ mang, cạp nong, rắn ráo. Bộ ngũ xà gồm 5 loài: hổ mang, cạp

nong, rắn ráo, hổ trâu, rắn sọc dưa. Mỡ rắn cũng được nhân dân ta sử dụng từ lâu,
thường dùng để chữa bỏng. Ở Trung Quốc, mỡ rắn lục xanh dùng trị bỏng và mảnh
đạn đâm vào thịt. Đáng chú ý hơn là việc dùng nọc rắn chữa bệnh như động kinh,
hen, hủi, ung thư [6].
Không chỉ rắn, mà nhiều loài bò sát khác như: tắc kè, kỳ đà, đồi mồi, rùa, thằn
lằn, ba ba, cũng có giá trị dược liệu quý. Tắc kè có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng
cường sinh lực, chữa suy nhược nhất là suy nhược thần kinh và được sử dụng chủ
yếu dưới dạng rượu. Trong những năm gần đây, tắc kè trở thành hàng hóa buôn bán
và xuất khẩu có giá trị cao (50-70 nghìn đồng/con) nên chúng bị khai thác rất nhiều
và đang ở mức độ cạn kiệt ngoài thiên nhiên. Ở Myanmar, máu và thịt rùa biển
(cretta) dùng chữa bệnh trĩ. Yếm rùa nấu cao (cao quy bản) chữa bệnh còi xương của
trẻ em. Mật kỳ đà, thịt thằn lằn dùng chữa hen suyễn. Thạch sùng chữa đau xương
khớp, trúng phong, trị cam lị, rắn rết cắn. Nhân dân Trung Quốc dùng thạch sùng
dưới hình thức phơi hay sấy khô tán bột để uống nhằm mục đích chữa mụn nhọt,
thần kinh suy nhược, bệnh về dạ dày và ruột, kém ăn, bán thân bất toại, viêm khớp
mãn tính, nhức đầu kinh niên mà không rõ nguyên nhân [4], [19].
Nhiều di tích khảo cổ đã chứng minh từ xa xưa con người đã biết dùng các
phương tiện và hình thức khác nhau từ đơn giản đến phức tạp, từ thô sơ đến hiện đại
để săn bắt các loài động vật ở nhiều vùng sinh thái khác nhau dùng làm thức ăn và
các mục đích khác.
Với truyền thống khai thác, sử dụng các sản phẩm tự nhiên của các nước Đông
Á, bò sát được xem như là một loại thực phẩm quan trọng trong suốt chiều dài lịch
6
sử phát triển của con người. Chúng cũng được xem là một phần thức ăn quan trọng
trong đời sống của nhiều gia đình và cộng đồng. Các sản phẩm từ bò sát cũng đóng
một vai trò quan trọng trong thu nhập của họ. Chính vì vậy, ngoài vai trò sinh thái và
y học, bò sát còn có vai trò kinh tế to lớn đối với con người. Chúng thường được
dùng làm thực phẩm cho con người. Các loài rùa, ba ba cho thịt, trứng. Các loài rắn,
kỳ đà, cá sấu… cho dược liệu, mỹ nghệ…
Nhân dân các nước phương tây thích dùng trứng và thịt rùa trong khẩu phần ăn.

Ở phương đông, các loài rùa, rắn và thằn lằn được dùng làm thức ăn. Nhật Bản nhập
rắn biển từ philippines để làm thực phẩm. Nhân dân đảo Hải Nam (Trung Quốc) làm
lạp xưởng bằng thịt rắn biển. Indonesia dùng phổ biến thịt rắn da cóc. Ở miền Bắc
nước ta, nhân dân thích dùng thịt ba ba, rùa và một số loài rắn. Ở miền Nam thịt các
loài rùa (rùa cạn, rùa nước,…) được ưa chuộng hơn cả. Đặc biệt, vích, đồi mồi là
thực phẩm có giá trị [15], [19].
Thịt rắn được nhiều nước trên thế giới dùng làm thực phẩm từ lâu đời. Ở châu
Mỹ (bang Florida của Hoa Kỳ và cả ở Nam Mỹ), thịt rắn rung chuông đã được đóng
hộp bán ra thị trường. Tại Nhật Bản và Philippines, người ta rất chuộng thịt rắn biển
và có cả một nghành ngư nghiệp chuyên bắt rắn biển.
Tại nhiều địa phương ở Việt Nam, rắn được săn bắt để ăn thịt. Người ta cho
rằng thịt rắn ăn mát, có vị thơm ngon đặc biệt, lại có tác dụng tăng cường thể lực và
trị bệnh. Nhiều món ăn được chế biến từ rắn. Đơn giản nhất là món chả thịt rắn (thịt
rắn lóc xương, băm viên bọc lá lốt, nướng chín hay rán vàng), món miến rắn, món
thịt rắn bung củ chuối hoặc dọc mùng. Những món ăn từ rắn được xem là những
món đặc sản, có giá trị dinh dưỡng cao [6].
Ngoài ra, thịt rồng đất cũng được xem là một món ăn đặc sản được người Việt
Nam ưa chuộng, có thể chữa được rất nhiều bệnh liên quan đến yếu sinh lý, thận
yếu, sức khoẻ sút giảm, stress do lao lực. Đặc biệt phù hợp với các lứa tuổi đang lớn
cần canxi. Trong điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì các doanh nhân,
thương gia, những nhà trí thức làm việc trí não lại càng chú trọng đến vấn đề sức
khoẻ, tăng độ dẻo dai thể lực, bền bỉ để có thể làm việc. Rồng đất lại càng được săn
lùng ráo riết. Một đĩa rồng đất nướng chấm muối ớt lựa chọn của bất kỳ người sành
7
ăn nào. Ngoài ra, người ta còn dùng thịt rồng đất hầm thuốc bắc để bồi bổ sức khỏe
cho người mới ốm dậy.
Sản phẩm công nghiệp phổ thông của bò sát là da thuộc. Trong khoảng vài chục
năm nay, người ta mới khai thác nguồn lợi này. Da cá sấu, kỳ đà và các loại rắn lớn
dùng để đóng va li, ví, giày dép, thắt lưng,… quý nhất vẫn là da cá sấu. Đầu thế kỷ
19 hàng năm có tới 500 nghìn tấm da cá sấu trên thị trường quốc tế. Hiện nay, số

lượng cá sấu đã giảm sút rõ rệt, nên con người đã nghĩ đến việc gây giống loài bò sát
này. Ví dụ trại cá sấu ở Loirt (Mỹ) nuôi 12 nghìn con cá sấu và sản xuất 3 nghìn tấm
da mỗi năm [19]. Da trăn, rắn cũng được sử dụng để làm thắt lưng và túi xách. Thật
không may, điều này đã đe dọa nhiều loài rắn lớn và trăn. Một số quốc gia đã có
pháp luật để ngăn chặn việc nhập khẩu các mặt hàng như vậy.
2. Lý do chọn đề tài
Với những vai trò quan trọng của bò sát kể trên đã dẫn đến việc khai thác và sử
dụng các loài động vật này ngày càng gia tăng như hiện nay. Do đó đã ảnh hưởng
một cách nghiêm trọng đến nguồn tài nguyên động vật, đặc biệt là động vật rừng.
Hiện nay nhiều người và nhiều nơi ở nước ta khai thác, gây nuôi nhiều loài động
vật hoang dã cho các mục đích lấy thịt, chữa bệnh, làm cảnh. Việc buôn bán động
vật hoang dã cũng diễn ra thường xuyên đã làm nguồn tài nguyên động vật bị suy
giảm nghiêm trọng. Hậu quả là dẫn đến mất cân bằng về sinh thái mà con người là
chủ thể bị thiệt thòi nhiều nhất.
Những năm gần đây, việc điều tra, khảo sát tình hình khai thác và sử dụng các
loài bò sát đã được quan tâm, tuy nhiên vẫn chưa có được một sự đánh giá đầy đủ và
chính xác. Mặt khác, tình hình khai thác và sử dụng ở mỗi thời điểm khác nhau là
không giống nhau.
Với mong muốn nắm rõ tình hình khai thác và sử dụng các loài bò sát trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (TT Huế) để góp phần vào việc khai thác, bảo tồn một cách
bền vững và có hiệu quả loài vật này nên chúng tôi chọn đề tài: “Điều tra tình hình
8
khai thác và sử dụng các loài bò sát ở tỉnh Thừa Thiên Huế” cho luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ chuyên ngành động vật học.
3. Mục đích nghiên cứu
- Nắm được tình hình khai thác và sử dụng các loài bò sát ở tỉnh TT Huế hiện nay.
- Lập được danh sách các loài bò sát đang được khai thác và sử dụng.
- Có cơ sở đưa ra các khuyến cáo góp phần bảo tồn và phát triển động vật hoang dã
nói chung và bò sát nói riêng.
9

Chương 1. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
1 Lịch sử nghiên cứu về khai thác và sử dụng các loài bò sát trên thế giới
Về điều tra khảo sát việc sử dụng bò sát với các mục đích khác nhau có cuộc
điều tra khảo sát về công nghệ làm rượu rắn tại các thành phố du lịch lớn ở Việt
Nam được Ruchira Somaweera & Nilusha Somaweera thực hiện. Kết quả có 916
chai rượu rắn với 1924 con rắn thuộc hơn 20 loài đã được ghi nhận từ 127 điểm có
bán rượu rắn [37].
Về buôn bán động vật hoang dã, gần đây một bài viết trên tờ Science cho rằng
Việt Nam là một trong những nước hàng đầu tiêu thụ, xuất khẩu động vật hoang dã
và được xem là nơi thu mua động vật hoang dã từ Lào, Campuchia và Myanmar để
bán sang Trung Quốc. Trong vòng 10 năm, chính quyền đã tịch thu hơn 180 nghìn
động vật buôn bán bất hợp pháp và con số này chỉ chiếm từ 5-10% số động vật buôn
bán hàng năm.
Từ thế kỷ 17 đã có một thị trường thương mại ổn định buôn bán rùa xanh từ
vùng biển Caribe đến châu Âu để làm món súp rùa. Năm 2008 việc khai thác rùa ở
Caribe được kiểm soát theo thỏa thuận quốc tế. Trong những năm 1970, buôn bán
rùa ở Địa Trung Hải phát triển mạnh, chúng được vận chuyển sang các nước Bắc Âu
để làm vật nuôi. Điều này đã gây ra sự sụt giảm nghiêm trọng các quần thể rùa trong
tự nhiên. Vì vậy hoạt động này đã bị cấm theo luật pháp châu Âu.
Loài bò sát được xem là một thành phần kinh tế quan trọng của buôn bán vật
nuôi trên toàn thế giới. Trong số khoảng 6 nghìn loài bò sát trên toàn thế giới, có
khoảng 600 loài bị giao dịch thương mại [35].
Mỹ là một nước chính trong thị trường buôn bán bò sát toàn cầu về cả nhập
khẩu và xuất khẩu. Ở đây các loài bò sát được xem như là thú cưng. Một vài năm
trước, ngành thương mại này xuất khẩu 2,5 triệu con mỗi năm. Mỹ cũng xuất khẩu
khoảng 10 triệu động vật mỗi năm, hầu hết trong số chúng là các loài bò sát [35].
10
Tình hình ở châu Á đặc biệt nghiêm trọng, có thể gọi là cuộc khủng hoảng rùa
châu Á. Cả rùa nước ngọt và rùa biển được xuất khẩu sang Trung Quốc. Năm 1999,
ước tính khoảng 8 nghìn tấn thịt rùa đã được nhập khẩu vào Trung Quốc. Điều này

đã làm phá hủy rất nhiều quần thể.
Từ khi mở rộng việc sử dụng da rắn làm các mặt hàng xuất khẩu, ở nhiều nước
nhiệt đới châu Mỹ (Colombia, Mehico, Brazin), châu Phi và châu Á, trữ lượng rắn
nhất là rắn lớn giảm sút nghiêm trọng. Chỉ tính riêng Ấn Độ, năm 1932 xuất khẩu tới
2,5 triệu tấm da bò sát [35].
Theo báo cáo của WWF (World Wildlife Fund – quỹ bảo tồn động vật hoang dã
thế giới), Việt Nam là nước thứ 23 cam kết thực hiện công ước quốc tế về mua bán
các loài động vật và thực vật đang bị đe doạ (Convention on International Trade in
Endangered Species of Wild Fauna and Flora – CITES).
Trong công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật hoang dã nguy cấp
(CITES) ký tại Washington tháng 3 năm 1973 đã nêu rõ những nguyên tắc cơ bản
bao gồm:
- Phụ lục I bao gồm những loài bị đe doạ tuyệt diệt do hoặc có thể do buôn
bán. Việc buôn mẫu vật của những loài này phải tuân theo những quy chế
nghiêm ngặt để không tiếp tục đe doạ sự tồn tại của chúng và chỉ có thể thực
hiện được trong những trường hợp ngoại lệ.
- Phụ lục II bao gồm tất cả những loài mặc dù hiện tại chưa bị đe doạ tuyệt
diệt nhưng có thể dẫn đến đó nếu việc buôn bán những mẫu vật của những
loài đó không tuân theo những quy chế nghiêm ngặt.
- Phụ lục III bao gồm tất cả các loài mà mỗi nước thành viên quy định theo
luật pháp của họ nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế việc khai thác và cần thiết
phải có sự hợp tác với các nước thành viên khác để kiểm soát việc buôn bán
[1].
Có 185 loài bò sát trong phụ lục I, II, III trong đó phụ lục I có 61 loài, phụ lục II
có 86 loài, phụ lục III có 32 loài. Tuy trong công ước CITES đã nêu rõ danh mục
những loài động vật nguy cấp, cấm và hạn chế khai thác vì mục đích thương mại
11
nhưng các hoạt động khai thác này vẫn diễn ra. Cụ thể trong phạm vi đề tài đã điều
tra được có 5 loài trong phụ lục II và 1 loài trong phụ lục I CITES [1].
2 Lịch sử nghiên cứu về khai thác và sử dụng các loài bò sát ở Việt Nam

Việt Nam được biết đến như là một nước có tiềm năng đa dạng sinh học cao và
mang tính đặc hữu. Do tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm quanh năm nên
đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhiều loài động vật, đặc biệt là loài động
vật biến nhiệt như bò sát. Việc nghiên cứu về bò sát ở Việt Nam đã được tiến hành ở
nhiều khu vực khác nhau trên cả nước từ những thập kỷ trước. Tuy nhiên, tình hình
nghiên cứu việc khai thác và sử dụng các loài bò sát ở Việt Nam trong thời gian qua
chưa nhiều.
Nhân dân ta đã có truyền thống sử dụng động vật từ rất lâu. Ngành khảo cổ đã
ghi nhận từ thời tiền sử đã có khắc hình động vật trên các khối đá tự nhiên. Trên mặt
trống đồng Đông sơn cách đây hơn 2000 năm có khắc hình chim bay, hình bò có u,
Tuệ Tĩnh cũng đã liệt kê 32 loài côn trùng, 8 loài “Có vẩy”, 35 loài cá, 6 loài có mai,
13 loài “có vỏ”, 39 loài chim, 36 loài thú rừng, được nhân dân ta sử dụng [29].
Võ Văn Chi (1998) đã nêu lên danh lục các loài động vật dùng làm thuốc.
trong đó Bộ Rùa (Testudinata) có 10 loài, Bộ Có vẩy (Squamata) có 11 loài, Phân
bộ Rắn (Serpentes) có 24 loài và Bộ Cá sấu (Crocodylia) có 2 loài [5]. Võ văn Chi
và Nguyễn Đức Minh cũng giới thiệu về cách làm thuốc và chế biến dược liệu từ
rắn trong tác phẩm “Rắn độc lợi và hại” [4]
Trong tác phẩm “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” (Phần các vị thuốc
nguồn gốc động vật), Đỗ Tất Lợi cũng nhắc đến các bài thuốc quý được điều chế từ
bò sát chủ yếu như: cao quy bản, thạch sùng, miết giáp (ba ba), kỳ đà, đồi mồi, rắn,
… [15].
Việc gây nuôi các loài bò sát đặc biệt là rắn đã được tiến hành từ những năm 80
của thế kỷ trước. Cơ sở nuôi quy mô bán công nghiệp đầu tiên ở Việt Nam là trại
nuôi rắn Vĩnh Sơn thuộc huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Vĩnh Phúc). Ở
miền Nam có trại nuôi rắn Đồng Tâm ở tỉnh Tiền Giang. Về nuôi rắn hổ mang (Naja
12
naja) có các kết quả của Trần Kiên và Lê Nguyên Ngật (1991, 1992) công bố về đặc
điểm sinh thái và sinh trưởng nuôi trong lồng tại Hà Nội [12]. Trần Kiên và Phương
Anh (1993) công bố kết quả nghiên cứu sự sinh sản của rắn ráo trưởng thành (Ptyas
korros) tại Đà Nẵng [13]. Gần đây có kết quả nghiên cứu nuôi Rồng đất

(Physignathus cocincinus) của Ngô Đắc Chứng và CS ở Thừa Thiên Huế và Bến Tre
và nuôi Rắn lục xanh (Viridovipera stejnegeri) ở tỉnh Tiền Giang [9] Trong dân
gian, đã có nhiều nơi nuôi các loài bò sát thương phẩm như trăn, cá sấu, ba ba,
nhông cát, thằn lằn bóng, Nhưng hệ thống lại thành quy trình để phổ biến rộng rãi
thì chỉ có bộ sách “Chương trình 100 nghề cho nông dân” do Nguyễn Lân Hùng làm
chủ nhiệm trong đó có quy trình nuôi nhiều loài bò sát khác nhau [16].
Về điều tra khảo sát việc sử dụng bò sát với các mục đích khác nhau, năm
2012 có cuộc điều tra khảo sát của Hoàng thị Nghiệp và Trương Lê Huy Hoàng ở
trường đại học Đồng Tháp. Điều tra được có 17 loài bị buôn bán và gây nuôi ở
huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp [17].
Ngoài những việc nghiên cứu gây nuôi, nhà nước cũng ra Nghị định nhằm
quản lý việc khai thác và gây nuôi cho hợp lý. Nghị định 32 của Chính Phủ về quản
lý động vật, thực vật rừng, nguy cấp, quý, hiếm ký vào ngày 30 tháng 3 năm 2006.
Trong Nghị định nói rõ các động vật nguy cấp, quý, hiếm gồm 2 nhóm:
- Nhóm IB: Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Gồm
những loài động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc
có giá trị cao về kinh tế, số luợng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có
nguy cơ tuyệt chủng cao.
- Nhóm IIB: Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Gồm những
loài động vật rừng có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về
kinh tế, số luợng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có thể gây nguy cơ
tuyệt chủng.
13
Trong Nghị định cũng nêu rõ danh mục gồm 88 loài động vật rừng trong nhóm
IB và IIB. Tuy nhiên, trong khi điều tra khảo sát vẫn phát hiện việc buôn bán trái
phép các loài có tên trong danh mục trên. Cụ thể điều tra được 10 loài gồm 3 loài
trong nhóm IB và 7 loài trong nhóm IIB [3].
Mặc dù hàng loạt các nghiên cứu đã được tiến hành trên nhiều khu vực khác
nhau trong cả nước nhưng so với tiềm năng đa dạng sinh học ở Việt Nam là chưa
đầy đủ. Đặc biệt trong vấn đề nghiên cứu, điều tra các loài bò sát được sử dụng

phục vụ đời sống như làm dược liệu, mỹ nghệ, thực phẩm… Trong khi tình hình
khai thác và sử dụng bò sát đang ngày càng gia tăng làm ảnh hưởng không nhỏ đến
sự đa dạng sinh học Việt Nam.
14
Chương 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian nghiên cứu
Từ đầu tháng 12/2012 đến cuối tháng 12/2012: Nghiên cứu tài liệu, lập phiếu
điều tra, tuyến điều tra.
Từ cuối tháng 12/2012 đến tháng 6/2013: Đi điều tra thực tế theo các tuyến đã
được lập.
Từ 15/6/2013 đến 15/07/2013: Tổng hợp, xử lý và bổ sung số liệu chuẩn bị viết
luận văn.
Từ đầu tháng 8/2013 đến cuối tháng 9/2013: Thảo luận kết quả viết và hoàn
chỉnh luận văn.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại tỉnh Thừa Thiên Huế gồm: thành phố Huế, thị xã
Hương Thủy, và 7 huyện: Hương Trà, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Lộc, Phú
Vang, Nam Đông, A Lưới.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Điều tra và phỏng vấn: điều tra bằng phiếu với các nội dung liên quan đến tình
hình khai thác, mục đích sử dụng, phương thức tiêu thụ, giá cả và chế biến,… trên
các đối tượng là người khai thác, người sử dụng,… (có phiếu điều tra kèm theo).
Phiếu điều tra
Stt
Tên
Việt
Na
m
Tên

kho
a
học
Mẫ
u
Địa
điểm
Mục
đích sử
dụng
Nguồn gốc
Cách
chế
biến
Giá
thành
trước
khi chế
biến
Giá
thành
sau khi
chế biến
Gây
nuô
i
Đánh
bắt

Phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp qua nhiều đối tượng khác nhau theo các nội

dung trên.
15
Khảo sát thực tế: đi thực tế tại các điểm có khai thác và sử dụng các loài bò sát
như: thợ săn, người dân địa phương, thương lái, nhà hàng, các cơ sở gây nuôi… để
quan sát và ghi nhận các nội dung liên quan.
- Khảo sát các địa điểm sau:
+ Thành Phố Huế: 18 điểm điều tra.
+ Thị xã Hương Thủy: 7 điểm điều tra.
+ Huyện Phú Vang: 6 điểm điều tra.
+ Huyện Phú Lộc: 9 điểm điều tra.
+ Huyện Hương Trà: 16 điểm điều tra.
+ Huyện Quảng Điền: 1 điểm điều tra.
+ Huyện A Lưới: 9 điểm điều tra.
+ Huyện Nam Đông: 8 điểm điều tra.
+ Huyện Phong Điền :10 điểm điều tra.
Định loại: định loại tại chỗ bằng các tài liệu tra cứu nhanh, định loại qua ảnh
chụp, qua phỏng vấn, qua mẫu vật gián tiếp, phúc tra và đối chiếu với mẫu có sẵn.
Định loại dựa vào tài liệu của các tác giả: Đào Văn Tiến (1981, 1982) [26], [27],
[28]; Nguyễn Văn Sáng và CS (2005) [22]; [23] Phạm Nhật và CS (2004) [18] Bùi
Đăng Phong và CS (2011) [11]; Nguyen Van Sang et al., (2009) [36]; Taylor (1963)
[38]; Cox. M.J et al, (1998) [32]
Nghiên cứu lý thuyết và thu thập thông tin: tham khảo các loại sách báo, tạp chí
trong và ngoài nước cũng như các tài liệu, báo cáo khoa học có liên quan đến đề tài.
Xử lý số liệu: thống kê số liệu trên phiếu điều tra, lập bảng thống kê chi tiết về
thành phần loài, mức độ quý hiếm, giá cả thương mại của các loài bò sát bị khai thác
và sử dụng.
16
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần các loài bò sát bị khai thác và sử dụng tại tỉnh TT Huế.
3.1.1. Thành phần các loài bò sát đang bị khai thác và sử dụng

Khi thực hiện điều tra trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế gồm thị xã Hương
Thủy, thành phố Huế và 7 huyện: Phong Điền, Hương Trà, Quảng Điền, A Lưới,
Nam Đông, Phú Vang, Phú Lộc. Trong thời gian thực hiện từ đầu tháng 12/2012 đến
tháng 06/2013, đã điều tra được 84 điểm có khai thác và sử dụng các loài bò sát.
Bước đầu thu thập được 25 loài thuộc 3 bộ, 14 họ của Lớp Bò sát đang bị khai thác
và sử dụng với nhiều hình thức. Trong đó có 18 loài thuộc Bộ Có vảy (Squamata)
(chiếm 72 % trong tổng số loài), 6 loài thuộc Bộ Rùa (Testudinata) (chiếm 24 %
trong tổng số loài), 1 loài thuộc Bộ Cá sấu (Crocodylia) (chiếm 4 % trong tổng số
loài) (Bảng 3.1).
Bảng 3.1: Thành phần các loài bò sát bị khai thác và sử dụng
tại tỉnh TT Huế.
Số
TT
Tên Loài
Tên Việt Nam Tên địa phương Tên khoa học
I. Bộ Có vảy Squamata
1. Họ Rắn nước Colubridae
1 Rắn ráo thường Rắn lồng Ptyas korros (Schlegel, 1837)
2 Rắn ráo trâu Rắn hổ trâu
Ptyas mucosa
(Linnaeus, 1758 )
3 Rắn sọc dưa Rắn nẹp nống
Coelognathus radiatus
(Boie, 1827)
4 Rắn vòi Rắn vòi
Rhynchophis boulengeri
(Mocquard, 1897)
5
Rắn hổ mây
hamtơn

Hổ mây
Pareas hamptoni
(Boulenger, 1905)
6
Rắn nước chính
thức
Rắn nước
Xenochrophis flavipunctatus
(Hallowell, 1860)
7 Rắn cườm Rắn cườm
Chrysopelea ornata
(Shaw, 1802)
2.Họ Rắn hổ Elapidae
17
8 Rắn cạp nong Rắn mai
Bungarus fasciatus
(Schneider, 1801)
9 Rắn cạp nia Rắn hôm
Bungarus candidus
(Linnaeus, 1758)
10 Rắn hổ chúa Hổ chúa
Ophiophagus hannah
(Cantor, 1836)
11 Rắn hổ mang nam Hổ đất Naja kaouthia (Lesson, 1831)
12 Rắn hổ mang bắc Hổ mang Naja atra (Cantor, 1842)
3. Họ Rắn lục Viperidae
13 Rắn lục mép Rắn lục
Trimeresurus albolabris
(Gray, 1842)
4. Họ Trăn Boidae

14 Trăn đất Trăn
Python molurus
(Linnaeus, 1758)
5. Họ Rắn biển Hydrophiidae
15 Đẻn cạp nong Đẻn
Hydrophis fasciatus atriceps
(Gunther, 1864)
6. Họ Tắc kè Gekkonidae
16 Tắc kè Tắc kè
Gekko gecko
(Linnaeus, 1758)
7. Họ Nhông Agamidae
17 Rồng đất Rồng đất
Physingathus cocincinus
(Cuvier, 1829)
8. Họ Kỳ đà Varanidae
18 Kỳ đà Kỳ đà
Varanus salvator
(Laurenti, 1786)
II. Bộ Rùa Testudinata
9. Họ Rùa đầm Emydiae
19 Rùa cổ sọc Rùa cổ sọc
Mauremys sinensis
(Gray, 1834)
20 Rùa hộp ba vạch Rùa hộp Cuora trifasciata (Bell, 1825)
10. Họ Rùa hộp Emydidae
21 Rùa tai đỏ Rùa tai đỏ Trachemys scripta elegans
18
(Wied, 1838)
11.Họ Rùa đầu to Platysternidae

22 Rùa đầu to Rùa mỏ keo
Platysternon megacephalum
(Gray, 1831)
12. Họ Vích Cheloniidae
23 Rùa biển Vích
Chelonia mydas
(Linnaeus, 1758)
13. Họ Ba ba Trionychidae
24 Ba ba trơn Ba ba
Pelodiscus sinensis
(Wiegmann, 1835)
III. Bộ Cá sấu Crocodylia
14. Họ Cá sấu Crocodylidae
25 Cá sấu xiêm Cá sấu
Crocodylus siamensis
(Schneider, 1801)
Họ Rắn nước chiếm nhiều nhất với 7 loài (chiếm 28% trong tổng số loài). Trong
đó chủ yếu là rắn ráo thường (Ptyas korros) và rắn sọc dưa (Coelognathus radiatus)
bị khai thác nhiều nhất. Chúng thường được dùng để ngâm rượu và làm thực phẩm là
chính. Họ Rắn hổ có 5 loài (chiếm 20% trong tổng số loài), trong đó bị khai thác
nhiều nhất là rắn cạp nong (Bungarus fasciatus). Loài này chủ yếu khai thác để
ngâm rượu. Họ Rùa đầm có 2 loài (chiếm 8% tổng số loài). Các họ còn lại mỗi họ
chỉ có 1 loài. Các loài bò sát được săn bắt với nhiều mục đích khác nhau trong đó
chủ yếu là buôn bán, làm thực phẩm, ngâm rượu, làm thuốc, một số nơi thì nuôi làm
cảnh.
3.1.2. Mức độ quý hiếm của các loài bò sát bị khai thác và sử dụng
Trong 25 loài bị khai thác và sử dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế có loài có 16 loài
cần được bảo tồn (chiếm 64% tổng số loài). Trong đó có 14 loài trong Sách đỏ Việt
Nam (2007) cụ thể có 4 loài ở mức xếp hạng Rất nguy cấp (CR), 7 loài Nguy cấp
(EN) và 3 loài sắp Nguy cấp (VU). Theo Danh lục đỏ thế giới IUCN (2012): có 1

loài Rất nguy cấp (CR), 2 loài Nguy cấp (EN), 1 loài Sắp nguy cấp (VU) 1 loài Sắp
bị đe dọa (NT), 3 loài cân nhắc đưa vào Danh lục đỏ (LC). Theo Nghị Định
32/2006/NĐ - CP có 7 loài nằm trong nhóm IIB (hạn chế khai thác và sử dụng) 3
19
loài nằm trong nhóm IB (nghiêm cấm khai thác và sử dụng). Trong công ước CITES
(2006) có 6 loài. Điều này cho thấy việc khai thác và sử dụng các loài bò sát ở tỉnh
Thừa Thiên Huế đang diễn ra phức tạp, chưa được kiểm soát chặt chẽ theo đúng quy
định (Bảng 3.2).
Bảng 3.2: Mức độ quý hiếm của các loài bò sát.
Số
TT
Tên Loài
SĐVN
IUCN
NĐ32
CITES
Tên Việt Nam Tên khoa học
1 Rắn ráo thường Ptyas korros (Schlegel, 1837) EN
2 Rắn ráo trâu
Ptyas mucosa
(Linnaeus, 1758 )
EN LC IIB II
3 Rắn sọc dưa
Coelognathus radiatus
(Boie, 1827)
VU
4 Rắn cạp nong
Bungarus fasciatus
(Schneider, 1801)
EN LC IIB

5 Rắn cạp nia
Bungarus candidus
(Linnaeus, 1758)
IIB
6 Rắn hổ chúa
Ophiophagus hannah
(Cantor, 1836)
CR VU IB II
7 Rắn hổ mang bắc
Naja atra
(Cantor, 1842)
EN LC IIB II
8 Trăn đất
Python molurus
(Linnaeus, 1758)
CR NT IIB II
9 Tắc kè
Gekko gecko
(Linnaeus, 1758)
VU
10 Rồng đất
Physingathus cocincinus
(Cuvier, 1829)
VU
11 Kỳ đà
Varanus salvator
(Laurenti, 1786)
EN IIB II
12 Rùa cổ sọc
Mauremys sinensis

(Gray, 1834)
EN
13 Rùa hộp ba vạch Cuora trifasciata ( Bell, 1825) CR EN IB
20
14 Rùa đầu to
Platysternon megacephalum
(Gray, 1831)
EN IIB
15 Rùa biển
Chelonia mydas
(Linnaeus, 1758)
EN
16
Cá sấu xiêm Crocodylus porosus
(Schneider, 1801)
CR CR IB I
Ghi chú: SĐVN – Sách đỏ Việt Nam (2007): CR – Rất nguy cấp; EN – Nguy cấp; VU - Sẽ
nguy cấp; IUNC – Danh lục đỏ thế giới (2012): EN – Nguy cấp; VU – Sắp nguy cấp; NT –
Sắp bị đe dọa; LC – Cân nhắc đưa vào danh lục đỏ; NĐ32: Nghị định 32/2006/NĐ – CP:
IB – Nghiêm cấm khai thác sử dụng vì mục đích thương mại; IIB – Hạn chế khai thác sử
dụng vì mục đích thương mại; CITES – Công ước CITES (2006): I – Các loài chưa có nguy
cơ tuyệt chủng nhưng việc buôn bán chúng cần được kiểm soát để tránh nguy cơ tuyệt
chủng; II – Các loài được pháp buôn bán nhưng được kiểm soát.
3.2. Mục đích sử dụng của các loài bò sát bị khai thác tại tỉnh TT Huế
Như đã trình bày ở trên, số lượng các loài bò sát bị khai thác và sử dụng có tới
25 loài trong 84 điểm điều tra. Tuy nhiên, chúng lại được sử dụng với nhiều mục
đích khác nhau. Sử dụng làm thực phẩm có ở 31 điểm (chiếm 36,90% trong tổng số
điểm điều tra), sử dụng trong buôn bán có ở 9 điểm (chiếm 10,71% trong tổng số
điểm điều tra), sử dụng để ngâm rượu có ở 34 điểm (chiếm 40,48% trong tổng số
điểm điều tra), gây nuôi có ở 8 điểm (chiếm 9,52% trong tống số điểm điều tra) và

mỹ nghệ 2 điểm (chiếm 2,38% trong tống số điểm điều tra) (Bảng 3.3).
Bảng 3.3: Mục đích sử dụng các loài bò sát.
Số
T
T
Tên Loài
TP (31/84)
BB (9/84)
NR (34/84 )
GN (8/84)
MN (2/84)
Tên Việt
Nam
Tên khoa học
1
Rắn ráo
thường
Ptyas korros
(Schlegel, 1837)
20
(*)
9 32 1
2 Rắn ráo trâu
Ptyas mucosa
(Linnaeus, 1758 )
8 5
3 Rắn sọc dưa
Coelognathus radiatus
(Boie, 1827)
20 9 27

21
4 Rắn vòi
Rhynchophis boulengeri
(Mocquard, 1897)
2
5
Rắn hổ mây
hamtơn
Pareas hamptoni
(Boulenger, 1905)
1
6
Rắn nước
chính thức
Xenochrophis flavi punctatus
(Schneider, 1799)
1
7 Rắn cườm
Chrysopelea ornata
(Shaw, 1802)
1
8
Rắn cạp
nong
Bungarus fasciatus
(Schneider, 1801)
18 9 30
9 Rắn cạp nia
Bungarus candidus
(Linnaeus, 1758)

5
10
Rắn hổ
chúa
Ophiophagus hannah
(Cantor, 1836)
18 9 19
11
Rắn hổ
mang nam
Naja kaou thia
(Lesson, 1831)
18 9 23
12
Rắn hổ
mang bắc
Naja atra
(Cantor, 1842)
18 9 12
13
Rắn lục
mép
Trimeresurus albolabris
(Gray, 1842)
3
14 Trăn đất
Python molurus
(Linnaeus, 1758)
9 3 2
15

Đẻn cạp
nong
Hydrophis fasciatus atriceps
(Gunther, 1864)
1
16 Tắc kè
Gekko gecko
(Linnaeus, 1758)
8
17 Rồng đất
Physingathus cocincinus
(Cuvier, 1829)
28 9 15 1
18 Kỳ đà
Varanus salvator
(Laurenti, 1786)
10 2 2
19 Rùa cổ sọc
Mauremys sinensis
(Gray, 1834)
1
20
Rùa hộp ba
vạch
Cuora trifasciata
(Bell, 1825)
2
21 Rùa tai đỏ Trachemys scripta elegans 1
22
(Wied, 1838)

22 Rùa đầu to
Platysternon megacephalum
(Gray, 1831)
1
23 Rùa biển
Cheloni amydas
(Linnaeus, 1758)
1
24 Ba ba trơn
Pelodiscus sinensis
(Wiegmann, 1835)
31 9 3 2
25 Cá sấu xiêm
Crocodylus siamensis
(Schneider, 1801)
2 2
Tổng số loài bị sử dụng 9 12 21 6 2
Ghi chú: TP – Thực phẩm; BB – Buôn bán; NR – Ngâm rượu; GN – Gây nuôi; MN –, mỹ
nghệ; (*): Số điểm điều tra.
Về số loài sử dụng: sử dụng làm thực phẩm có 9 loài (chiếm 36% tổng số loài
điều tra), sử dụng trong buôn bán có 12 loài (chiếm 48% tổng số loài điều tra), sử
dụng trong ngâm rượu có 21 loài (chiếm 84% tổng số loài điều tra), sử dụng trong
gây nuôi có 6 loài (chiếm 24% tổng số loài điều tra), sử dụng trong mỹ nghệ có 2
loài (chiếm 8% tổng số loài điều tra).
3.2.1. Sử dụng trong ngâm rượu
3.2.1.1. Thành phần loài bị sử dụng
Trong 84 điểm điều tra có 34 điểm sử dụng bò sát để ngâm rượu. Hầu hết các
loài bò sát đều có thể sử dụng để ngâm rượu, trong đó chủ yếu là các loài rắn. Với 25
loài điều tra được thì có 21 loài được sử dụng để ngâm rượu chiếm (84% tổng số
loài), trong đó có tới 15 loài rắn (chiếm 71,42 %), 2 loài rùa, 1 loài ba ba và 3 loài

thuộc Phân bộ Thằn lằn (Bảng 3.4)
Bảng 3.4 Thành phần loài bò sát sử dụng vào mục đích ngâm rượu.
Số
TT
Tên Loài
PL (3)
P V (5)
NĐ (2)
A L (2)
PĐ (3)
HT (8)
TXHT (5)
TP Huế (5)
QĐ (1)
Tổng (34)
Tên Việt
Nam
Tên khoa học
1
Rắn ráo
thường
Ptyas korros
(Schlegel, 1837)
3
(*)
4 6 5 2 10 8 2 1 34
2 Rắn ráo trâu
Ptyas mucosa
(Linnaeus, 1758 )
1 1 1 1 2 6

3 Rắn sọc dưa
Coelognathus radiatus
(Boie, 1827)
1 3 2 1 4 4 30 1 45
23
4 Rắn vòi
Rhynchophis boulengeri
(Mocquard, 1897)
1 10 11
5
Rắn hổ mây
hamtơn
Pareas hamptoni
(Boulenger, 1905)
1 1
6
Rắn nước
chính thức
Xenochrophis
flavipunctatus
(Hallowell, 1860)
1 1 4 6
7 Rắn cườm
Chrysopelea ornata
(Shaw, 1802)
1 1
8
Rắn cạp
nong
Bungarus fasciatus

(Schneider, 1801)
7 9 3 2 5 11 12 11 14 73
9 Rắn cạp nia
Bungarus candidus
(Linnaeus, 1758)
2 3
10 Rắn hổ chúa
Ophiophagus hannah
(Cantor, 1836)
2 1 1 1 4 9 3 7 1 28
11
Rắn hổ
mang nam
Naja kaouthia
(Lesson, 1831)
3 4 6 2 15
12
Rắn hổ
mang bắc
Naja atra
(Cantor, 1842)
1 1 2 5 25 34
13 Rắn lục mép
Trimeresurus albolabris
(Gray, 1842)
1 2 12 15
14 Trăn đất
Python molurus
(Linnaeus, 1758)
1 3 3

15
Đẻn cạp
nong
Hydrophis fasciatus
atriceps
(Gunther, 1864)
2 2
16 Tắc kè
Gekko gecko
(Linnaeus, 1758)
7 9 2 4 150 24 196
17 Rồng đất
Physingathus cocincinus
(Cuvier, 1829)
1 3 14 5 4 27
18 Kỳ đà
Varanus salvator
(Laurenti, 1786)
10 10
19 Rùa cổ sọc
Mauremys sinensis
(Gray, 1834)
1 1
20
Rùa hộp ba
vạch
Cuora trifasciata
( Bell, 1825)
1 1 2
21 Ba ba trơn

Pelodiscus sinensis
(Wiegmann, 1835)
13 14 27
Tổng số cá thể bắt gặp 24 33 11 10 20 79 192 125 34 550
Tổng số loài bị sử dụng 9 9 4 8 9 12 9 13 7
Ghi chú: PL – Phú Lộc; PV – Phú Vang; NĐ – Nam Đông; AL – A Lưới; PĐ – Phong
Điền; HT – Hương Trà; TXHT – thị xã Hương Thủy; TP Huế - Thành phố Huế; QĐ –
Quảng Điền; (*): Số cá thế bắt gặp khi điều tra.
Về số lượng các thể bắt gặp: điều tra 34 điểm sử dụng bò sát để ngâm rượu bắt
gặp 550 cá thể được sử dụng ngâm rượu. Trong đó phải kể đến những loài bắt gặp số
lượng cá thể nhiều nhất là tắc kè 196 cá thể, rắn ráo 34 cá thể, rắn sọc dưa 45 cá thể,
24
rắn cạp nong 73 cá thể, hổ chúa 28 cá thể, hổ mang 34 cá thể, các loài chỉ bắt gặp 1
cá thể là rắn hổ mây hamton, rắn cườm và rùa cổ sọc.
Về số loài sử dụng: phần lớn tại các địa phương thường khai thác những loài có
sẵn. Điều tra được 21 loài bị sử dụng ngâm rượu thì ở thành phố Huế chiếm nhiều
nhất có tới 13 loài (chiếm 61,9% tổng số loài dùng ngâm rượu), 5 điểm điều tra với
125 cá thể đang bị sử dụng ngâm rượu. Giải thích cho sự đa dạng về thành phần loài
này là do TP Huế là trung tâm tiêu thụ từ các huyện đổ về.
Điều tra 8 điểm có sử dụng bò sát ngâm rượu tại Hương Trà bắt gặp 79 cá thể
thuộc 12 loài (chiếm 57,14% tổng số loài dùng ngâm rượu). Chủ yếu là ở xã Bình
Điền là nơi diền ra hoạt động buôn bán
các loại rượu rắn về TP Huế nhiều
nhất.


Tại Nam Đông điều tra 2 điểm, bắt
gặp 11 cá thể thuộc 4 loài (chiếm
19,04% tổng số loài dùng ngâm
rượu).

Tại Quảng Điền chỉ điều tra được 1 điểm, bắt gặp 34 cá thể thuộc 7 loài (chiếm
33,33% tổng số loài dùng ngâm rượu).
25
Ảnh 3.1 : Rượu rắn tại huyện Hương Trà

×