Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.05 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
Lời mở đầu ………………………………………………………………..
Nội dung……………………………………………………………………
1. Tìm hiểu chung về tài nguyên nước…………………………………...
1.1. Vai trò của nước đối với con người và sinh vật……………………….
1.2. Sự phân bố tài nguyên nước ở Việt Nam……………………………..
2. Tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam……….
2.1. Tình hình khai thác và sử dụng nước trong hoạt động kinh tế………..
2.2. Tình hình khai thác và sử dụng nước trong đời sống sinh hoạt………
2.2.1. Tình hình khai thác và sử dụng nước ở khu vực thành thị…………
2.2.2. Tình hình khai thác và sử dụng nước ở khu vực nông thôn………..
3. Thực trạng tài nguyên nước ở Việt Nam hiện nay……………………
3
4
4
4
6
6
6
8
8
9
9
15
1
Kết luận…………………………………………………………………….
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên. Sự đa dạng và
phong phú của các loại tài nguyên đã đem lại cho nước ta những lợi ích kinh
tế - xã hội không nhỏ, phục vụ cho đời sống của người dân, cộng đồng và sự
phát triển đất nước. Trong đó có tài nguyên nước.


Nước là một trong những loại tài nguyên giàu có của nước ta. Nước là
tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi
trường. Nước không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của thế giới sinh
vật và nhân lợi trên Trái Đất. Nước quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững
của đất nước, mặt khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con người và
môi trường. Tài nguyên nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo
2
nhưng cũng có thể bị cạn kiệt tùy vào tốc độ khai thác của con người và khả
năng tái tạo của môi trường.
Ngày nay, sử dụng nước cho mọi hoạt động đã trở nên phổ biến. Tuy
nhiên, việc sử dụng khai thác nguồn tài nguyên này gây ra những hậu quả
ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn tài nguyên nước.
* * *
NỘI DUNG
1. Khái quát về tài nguyên nước:
1.1. Vai trò của nước đối với con người và sinh vật
Nước là một yếu tố sinh thái không thể thiếu đối với sự sống và là
nguồn tài nguyên có thể tái tạo vô cùng quý giá đối với con người. Trong
lịch sử phát triển xã hội loài người, các cuộc xung đột sắc tộc, chiến tranh
giữa các dân tộc, các quốc gia với nhau trên thế giới nhiều khi gắn liền với
việc tranh giành nguồn nước. Vì nguồn nước nhiều hay ít sẽ quyết định đến
sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Trong phát triển Nông
nghiệp, nước trong vai trò quan trọng nhất, nó quyết định đến năng suất sinh
vật. Đặc biệt đối với các quốc gia nghèo nằm trong khu vực nhiệt đới của
3
châu Á, châu Phi, Nam Mỹ, nơi sản xuất Nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo
trong nền kinh tế quốc dân thi nước lại càng có ý nghĩa sống còn đối với các
quốc gia này.
Trong phát triển Công nghiệp và đô thị, nước có vai trò to lớn. Công
nghiệp hóa và đô thị hóa có thể được coi là một xu hướng tất yếu trong quá

trình phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia.
Nước còn là môi trường sống của nhiều loài sinh vật, từ thực vật đến
động vật đến các vi sinh vật. Nước còn được coi là nguồn khoáng sản và
năng lượng to lớn của nhân loại. Trong nước chứa nhiều chất khoáng quan
trọng mà con người có thể khai thác được.
1.2. Sự phân bố tài nguyên nước ở Việt Nam:
Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên nước xếp vào loại trung bình
khá trên thế giới nhưng có nhiều yếu tố không bền vững. Nước ta có khoảng
830 tỷ m
3
nước

mặt, trong đó chỉ có 310 tỷ m
3
được tạo ra do mưa rơi trong
lãnh thổ, chiếm 37%; còn 63% do lượng mưa ngoài lãnh thổ chảy vào. Tổng
trữ lượng tiềm tàng nước dưới đất có khả năng khai thác, chưa kể phần hải
đảo tính 60 tỷ m
3
/năm. Nếu kể cả nước mặt và nước dưới đất trên phạm vi
lãnh thổ thì bình quân đầu người đạt 4.400 m
3
/người/năm, so với thế giới là
7.400 m
3
/người/năm.
Lượng nước sản sinh từ ngoài lãnh thổ chiếm gần 2/3 tổng lượng nước
có được. Sự phân bố của cả nước mặt lẫn nước dưới đất không đều. Theo
không gian, nơi có lượng mưa nhiều nhất là Bạch Mã 8.000mm/năm; Bắc
Quang, Bà Nà khoảng 5.000mm/ năm, trong khi cửa Phan Rí chỉ đạt xấp xỉ

400mm/năm. Theo thời gian, mủa lũ chỉ kéo dài từ 3-5 tháng, nhưng chiếm
4
tới 70 – 80% lượng nước cả năm. Mùa lũ, lượng mưa lớn nhất đạt trên
1.500mm/ ngày, song mùa cạn nhiều tháng lại không có mưa.
Sự không thuận lợi của tài nguyên nước trong sử dụng và khai thác.
Nước ta có khoảng 2.360 con sông có chiều dài hơn 10km. Trong số 13 lưu
vực chính và nhánh có diện tích lớn hơn 10.000km
2
thì đến 10/13 sông có
quan hệ với nước láng giềng, trong đó 3/13 sông thượng nguồn ở Việt Nam,
hạ nguồn chảy sang nước láng giềng; 7 sông thượng nguồn ở nước láng
giềng, hạ nguồn ở Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam không những bị
ràng buộc nguồn lợi về nước của quốc gia thứ hai, thứ ba chia sẻ, mà thường
bị động.
2. Tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam:
2.1. Tình hình khai thác và sử dụng trong các hoạt động kinh tế:
Việt Nam là nước Đông Nam Á có chi phí nhiều nhất cho thủy lợi. Cả
nước hiện nay có 75 hệ thống thủy nông với 659 hồ, đập lớn và vừa, trên
3500 hồ đập nhỏ, 1000 cống tiêu, trên 2000 trạm bơm lớn nhỏ, trên 10.000
máy bơm các loại có khả năng cung cấp 60 – 70 tỷ m
3
/năm. Tuy nhiên, hệ
thống thủy nông đã xuống cấp nghiêm trọng, chỉ đáp ứng 50 – 60% công
suất thiết kế.
Lượng nước sử dụng hằng năm cho Nông nghiệp khoảng 93 tỷ m
3
, cho
Công nghiệp khoảng 17,3 tỷ m
3
, cho Dịch vụ là 2 tỷ m

3
, cho Sinh hoạt là
3,09 tỷ m
3
. Tính đến năm 2030 cơ cấu dùng nước sẽ thay đổi theo xu hướng
Nông nghiệp 75%, Công nghiệp 16%, Tiêu dùng 9%. Nhu cầu dùng nước sẽ
tăng gấp đôi, chiếm khoảng 1/10 tổng lượng nước sông ngòi, 1/3 lượng nước
nội địa, 1/3 lượng nước chảy ổn định.
5

×