Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

hệ thống ngữ âm tiếng rơ-măm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
VÕ ĐỨC TÁM
HỆ THỐNG NGỮ ÂM TIẾNG RƠ-MĂM
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 60 22 02 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA NƯỚC NGOÀI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. ĐOÀN VĂN PHÚC
Huế, 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực
và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Võ Đức Tám
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô
trong Khoa Ngữ văn - trường Đại học Khoa học Huế cũng như các thầy cô
giáo đã trực tiếp truyền dạy cho tôi nhiều kiến thức quý giá trong suốt khóa
học.
Đặc biệt, Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Đoàn Văn
Phúc, thầy giáo hướng dẫn, người thầy kính mến đã hết lòng giúp đỡ, động
viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành
luận văn này.
Qua đây, Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình Già làng A Blong
đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong thời gian tôi thu thập tư liệu ở đây.
Dù bản thân đã rất cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự chia sẻ và những ý kiến đóng
góp quý báu của quý thầy cô và các bạn.


Huế 09/2014
Người thực hiện luận văn
Võ Đức Tám
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các kí hiệu, bảng biểu, hình vẽ, sơ đồ
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Tư liệu và Phương pháp nghiên cứu 4
5. Đóng góp của luận văn 6
6. Bố cục của luận văn 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 8
1.1. Cơ sở lý luận về ngữ âm – âm vị học 8
1.1.1. Ngữ âm học và âm vị học 8
1.1.2. Âm tiết 11
1.1.3. Nguyên âm và các tiêu chí khu biệt nguyên âm 12
1.1.4. Phụ âm và các tiêu chí khu biệt phụ âm 15
1.2. Vài nét về người và tiếng Rơ-măm 17
1.2.1. Về người Rơ-măm 17
1.2.2. Các đặc điểm về quan hệ cội nguồn, loại hình và xã hội ngôn ngữ
học tiếng Rơ-măm 19
1.3. Tiểu kết chương 1 24
CHƯƠNG 2. TỪ NGỮ ÂM-ÂM VỊ HỌC TIẾNG RƠ-MĂM 25
2.1. Đặc điểm từ ngữ âm – âm vị học trong tiếng Rơ-măm 25
2.1.1. Từ đơn tiết 27

2.1.2. Từ đa tiết 28
2.2. Cấu trúc âm tiết tiếng Rơ-măm 31
2.2.1. Cấu trúc tiền âm tiết 31
2.2.2. Cấu trúc âm tiết chính 38
2.3. Tiểu kết chương 2 41
CHƯƠNG 3. HỆ THỐNG ÂM VỊ TRONG TIẾNG RƠ-MĂM 43
3.1. Hệ thống phụ âm tiếng Rơ Măm 43
3.1.1. Hệ thống phụ âm đầu 43
3.1.2. Hệ thống phụ âm cuối 54
3.1.3. Các biến thể và những vấn đề thảo luận về các phụ âm 57
3.2. Hệ thống nguyên âm tiếng Rơ-măm 61
3.2.1. Nguyên âm đơn 64
3.2.2. Nguyên âm đôi 75
3.2.3. Các biến thể và những vấn đề thảo luận về các nguyên âm 78
3.3. Khả năng kết hợp giữa âm chính và âm cuối trong tiếng Rơ-măm 79
3.4. Tiểu kết chương 3 83
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU
1. / / : Kí hiệu có giá trị âm vị học
2. [ ] : Kí hiệu có giá trị ngữ âm học
3. () : Nghĩa tiếng Việt
4.  : Kí hiệu nguyên âm ngắn
5. ù : Kí hiệu âm vực căng
6.  : Kí hiệu âm thở
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
3.1 Bảng phụ âm đầu tiếng Rơ-măm 53
3.2 Bảng phụ âm cuối tiếng Rơ-măm 58

3.3 Bảng nguyên âm đơn tiếng Rơ-măm 76
3.4 Bảng vần tiếng Rơ-măm 82
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
A. Sơ đồ
Số hiệu sơ đồ Tên sơ đồ Trang
1.1
Sơ đồ phân loại các ngôn ngữ Bahnaric của
Sidwell (2009)
22
3.1 Sơ đồ hướng lướt các nguyên âm đôi 77
B. Hình vẽ
Số hiệu
hình vẽ
Tên hình vẽ Trang
1.1 Bộ máy cấu âm 10
1.2 Hình thang nguyên âm quốc tế 15
1.3 Bản đồ các ngôn ngữ Bahnaric 21
2.1
Đường nét và sóng âm từ [luh](lỗ) trong
tiếng Rơ-măm
28
2.2
Đường nét và sóng âm từ song tiết [ăt]
(gân) trong tiếng Rơ-măm
29
2.3
Đường nét và sóng âm từ tam tiết [nt ak]
(phao câu) trong tiếng Rơ-măm
30
2.4

Đường nét và sóng âm từ [Nmoh] (sóng)
trong tiếng Rơ-măm
33
2.5
Đường nét và sóng âm từ [muh] (bác) trong
tiếng Rơ-măm
34
3.1
Đường nét và sóng âm từ /luk/ [ luk

]
(hang) trong tiếng Rơ-măm.
59
3.2
Sóng âm và quang phổ từ /luk/ [ luk

]
(hang) trong tiếng Rơ-măm.
59
3.3
Sóng âm và quang phổ từ [tm
m
] (nguyên)
trong tiếng Rơ-măm
61
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năm 2009 UNESCO công bố bản điện tử của tập bản đồ những ngôn ngữ
đang bị đe dọa có nguy cơ tiêu vong ở những mức độ khác nhau trên thế giới.
Theo đó trong hơn 6.000 ngôn ngữ thì có khoảng 2.500 thứ tiếng đang dần biến

mất trong một tương lai không xa. Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ thì mỗi
năm thế giới mất đi khoảng 25 ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là một thành tố quan trọng cấu thành văn hoá, là tài sản
thiêng liêng của mỗi dân tộc, là một tiêu chí quan trọng để xác định thành
phần dân tộc, là căn cước xác định cho mỗi cá nhân thuộc dân tộc nào. Khi
một ngôn ngữ biến mất sẽ khiến nhiều dạng di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt
là các di sản văn hóa truyền thống quý giá cùng các hình thức văn học dân gian
như: thi ca, huyền thoại, thậm chí cả tục ngữ và truyện cười… cùng biến mất.
Theo số liệu kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, trong 53 dân
tộc thiểu số ở Việt Nam, tiếng Rơ-măm nằm trong số những ngôn ngữ có số
lượng người sử dụng ít nhất với 436 người, chỉ sau tiếng Brâu (397) và Ơ đu
(376). Người Rơ-măm cư trú tập trung tại làng Le, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy,
tỉnh Kon Tum. Trong bối cảnh dân số ít, thường xuyên tiếp xúc và sử dụng ngôn
ngữ có vị thế cao, chức năng rộng hơn trong khu vực cư trú như tiếng Gia-rai,
Việt chúng ta có thể thấy trước nguy cơ xói mòn và tiêu vong của tiếng Rơ-măm
trong tương lai.
Cho đến nay, ngoài một vài bài viết lẻ tẻ về tiếng Rơ-măm, có thể nói
tiếng Rơ-măm ở Việt Nam vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu kỹ lưỡng. Việc
nghiên cứu tiếng Rơ-măm, mà trước hết là về mặt ngữ âm trên bình diện đồng
đại là rất cần thiết bởi một số lí do sau:
Thứ nhất, tiếng Rơ-măm là một ngôn ngữ chưa có chữ viết, đang đứng
trước nguy cơ bị biến mất, việc nghiên cứu toàn diện tiếng Rơ-măm nói chung
và nghiên cứu mặt ngữ âm nói riêng là một việc làm mang tính cấp bách và cần
1
thiết để có thể xây dựng chữ viết cho dân tộc này.
Thứ hai, cho đến nay chưa hề có một bài báo, một công trình nào mô tả
một cách đầy đủ và có hệ thống ngữ âm tiếng Rơ-măm.
Vì vậy, chúng tôi chọn “Hệ thống ngữ âm tiếng Rơ-măm” làm đề tài
nhằm nghiên cứu một cách tương đối đầy đủ hệ thống ngữ âm của ngôn ngữ này
trên bình diện đồng đại. Nói tương đối đầy đủ vì sẽ có những phương diện về

ngữ âm như ngữ điệu câu mà luận văn chưa thể đề cập đến vì điều kiện tư liệu
cũng như thời gian và khả năng của người nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về tiếng Rơ-măm chủ yếu tập
trung vào quan hệ cội nguồn, xác định vị trí của ngôn ngữ này trong các ngôn
ngữ tiểu chi Ba-na. Về các tộc người và ngôn ngữ thuộc tiểu chi Ba-na ở Việt
Nam cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu phục nguyên, so sánh giữa các thứ
tiếng khác nhau. Tuy nhiên, việc phân chia các ngôn ngữ thuộc tiểu chi Ba-na
còn nhiều điều chưa ngã ngũ bởi việc xếp ngôn ngữ / tiếng nào vào nhóm nào.
Năm 1981, Smith, K.D., với bài "A Lexico-statistical study of 45 Mon - Khmer
languages", In trong Linguistics Across Continents, Vol.2, đã xếp tiếng Lamam
cùng với tiếng Tampuan ở Campuchia vào nhóm Ba-na trung tâm. Trước đây,
người ta cho rằng ở Campuchia có người Lamam có lẽ được coi như người Rơ-
măm ở Việt Nam. Các tác giả nước ngoài Sidwell, P., Edmondson, & Gregerson,
K. (2011), Thomas, D. (1960, 1976, 1980), Thomas, D. and Headley Robert K.
(1980), Diffloth, G. (1982), Thongkum, T.L. (1976), Smith, K.D., Thường chỉ
quan tâm đến các ngôn ngữ khác mà ít người quan tâm đến tiếng Rơ-măm. Năm
2001 - 2006, trong đề tài “Điều tra ngôn ngữ nhằm góp phần xác định thành
phần dân tộc ở Việt Nam” do Viện ngôn ngữ học thực hiện, sau khi tổng kết tư
liệu nghiên cứu từ Sidwell, P. (2000, 2002, 2003, 2009, 2010), Sidwell, P.,
Edmondson, & Gregerson, K. (2011), Thomas, D. (1960, 1976, 1980), Thomas,
D. and Headley Robert K. (1980), Diffloth, G. (1982), Thongkum, T.L. (1976)
2
Nguyễn Hữu Hoành (2004) , thì cũng không nghiên cứu gì về Rơ-măm cũng
như nhiều ngôn ngữ tiểu chi Ba-na mà cho rằng các ngôn ngữ tiểu chi Ba-na đã
trải qua nhiều biến động về sự phân bố địa lí, và nhiều biến đổi trong ngữ âm, từ
vựng do kết quả của những quá trình tiếp xúc ngôn ngữ. Quan hệ giữa các ngôn
ngữ này khá phức tạp, không chỉ phản ánh các quá trình chia tách ngôn ngữ. Vì
vậy, khi phân loại cội nguồn các ngôn ngữ, ngoài việc sử dụng phương pháp
thống kê từ vựng, cần chú ý hơn đến những quá trình biến đổi (cách tân), nhất là

trong việc xác định ranh giới ngôn ngữ /phương ngữ. Do đó, cần kết hợp những
kết quả phân loại cội nguồn các ngôn ngữ Ba-na với các tiêu chí khác để xem xét
lại thành phần dân tộc của một số nhóm đang thảo luận.
Có thể nói, cho đến nay chưa hề có bất cứ một công trình hay chuyên
khảo nào nghiên cứu hoặc giới thiệu (cho dù khái lược nhất) những đặc điểm về
cấu trúc (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) tiếng Rơ-măm. Gần đây mới chỉ có một số
bài lẻ tẻ trong các đề tài cấp Bộ hay trên các tạp chí có đề cập trực tiếp đến đặc
điểm xã hội-ngôn ngữ học của nó. Chẳng hạn như: [9, tr.26-36], nhưng bài viết
cũng chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về mặt xã hội để tìm hiểu vị thế, chức năng
của tiếng Rơ-măm và thái độ ngôn ngữ của cư dân sử dụng nó.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Như tên đề tài đã nêu rõ “Hệ thống ngữ âm tiếng Rơ-măm” cho nên
đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là đặc điểm cấu âm-âm học của hệ
thống các đơn vị âm vị học tiếng Rơ-măm: từ ngữ âm-âm vị học, các phụ
âm, nguyên âm trên bình diện đồng đại. Vì vậy, tất cả những vấn đề về ngữ
âm tiếng Rơ-măm có liên quan tới lịch đại để lí giải các hiện tượng ngữ âm
đồng đại liên quan đến sự cách tân: inovation từ một ngôn ngữ Proto xưa
không được bàn đến trong luận văn này.
3
4. Tư liệu và Phương pháp nghiên cứu
4.1. Tư liệu nghiên cứu
Tư liệu dùng cho đề tài chủ yếu là tư liệu tiếng Rơ-măm được thu thập
trực tiếp tại địa bàn cư trú của người Rơ-măm ở Làng Le, xã Mo-rai, huyện Sa
Thầy, tỉnh Kon Tum.
Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo và sử dụng tư liệu về quan hệ cội
nguồn, xã hội ngôn ngữ học của một vài công trình đi trước về ngôn ngữ này.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sẽ sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu sau:
4.2.1. Phương pháp nghiên cứu điền dã ngôn ngữ học

Phương pháp nghiên cứu điền dã ngôn ngữ học là một phương pháp quan
trọng, tối ưu và cần thiết đối với nhà nghiên cứu trong quá trình thu thập tư liệu
về một ngôn ngữ, đặc biệt là việc miêu tả về hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ
chưa quen biết. Cụ thể, người nghiên cứu áp dụng các phương pháp, thủ pháp
khảo sát, nghiên cứu điền dã ngôn ngữ học để thu thập tư liệu: điều tra theo
ankét về từ vựng-ngữ âm gồm khoảng 1.800 từ cơ bản nhất (do PGS.TS Đoàn
Văn Phúc biên soạn). Người điều tra dùng bộ ankét làm chỗ dựa để làm việc
với các tư liệu viên người Rơ-măm nhằm thu thập tư liệu về ngữ âm. Trong
quá trình nghe, ghi chép tại hiện trường, chúng tôi nhờ tư liệu viên đọc lại nhiều
lần, đồng thời quan sát những cử động của bộ máy cấu âm. Sau đó, chúng tôi
phát âm lại các từ đó để người bản ngữ sửa và xác nhận. Bằng khả năng quan
sát, cảm thụ thính giác, người nghiên cứu ghi âm bằng kí hiệu phiên âm quốc
tế IPA (International Phonetical Alphabet). Đồng thời, người nghiên cứu phải
ghi âm (băng từ tính) bảng từ vựng. Mỗi từ sẽ được cộng tác viên phát âm ba
lần được ghi vào máy ghi âm. Như vậy, tư liệu thu thập được theo phương
pháp này có hai dạng là: sổ ghi chép theo các anket từ vựng - ngữ âm; băng
4
ghi âm. Băng ghi âm này được đưa vào máy tính và xử lý bằng phần mềm
chuyên dụng (Cool Edit 2000, Speech Analyze 2.4 và 3.1).
Các tư liệu viên cung cấp tư liệu đều là những người bản ngữ, sinh ra và
lớn lên tại địa bàn, có độ tuổi từ 18 đến 65, không có các khuyết tật về bộ máy
cấu âm, có khả năng nghe và nói tốt cả tiếng Rơ-măm lẫn tiếng phổ thông. Các
tư liệu viên bao gồm:
- Ông A Blong, 62 tuổi
- Bà Y Nuôi, 53 tuổi
- Chị Y Huy, 32 tuổi
4.2.2. Phương pháp miêu tả
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được dùng trong đề tài này là phương
pháp miêu tả và phương pháp nghiên cứu chuyên ngành của ngữ âm-âm vị học.
Khi sử dụng phương pháp miêu tả, các thủ pháp nghiên cứu được áp dụng là các

thủ pháp luận giải bên trong bao gồm: thủ pháp phân loại, hệ thống hóa tư liệu
(thành các nhóm khác nhau), thủ pháp thay thế, đối lập, vị trí để chỉ ra giá trị của
các đơn vị âm vị học. Đồng thời, các thủ pháp luận giải bên ngoài như: cấu âm-
âm học, xã hội ngôn ngữ học. Trong một chừng mực nhất định, các thủ pháp
luận giải kĩ thuật với các phần mềm phân tích tiếng nói: Speech Analyze, Praat
Cũng được chúng tôi sử dụng để phân tích, miêu tả một cách khách quan hơn
một số đặc trưng âm học của tiếng Rơ-măm, nhằm kiểm chứng lại các kết quả
cảm nhận thính giác.
Để thực hiện đề tài này chúng tôi còn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu chuyên ngành ngữ âm – âm vị học: thủ pháp nhận diện âm tố, thủ pháp đối
lập âm vị học, thủ pháp xây dựng hệ thống âm vị. Vì âm thanh của lời nói là một
chuỗi liên tục gồm nhiều đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, vì vậy phải dựa vào thủ pháp
nhận diện âm tố để phân chia chuỗi ngữ lưu thành các âm đoạn nhỏ nhất (âm tố)
dựa vào các thao tác trong hoạt động cấu âm và sự tiếp nhận âm thanh mà tai
người có thể phân biệt được. Từ đó dùng các thủ pháp đối lập khu biệt âm vị học
5
trong các điều kiện phân bố đồng nhất (hai đơn vị ngôn ngữ xuất hiện trong một
chu cảnh giống nhau) hoặc điều kiện phân bố bổ sung (điều kiện xuất hiện của
yếu tố này, yếu tố kia không xuất hiện). Và vấn đề cuối cùng là việc xây dựng hệ
thống âm vị cũng cần có phương pháp đúng đắn phải phân biệt được đâu là hiện
tượng thuộc trung tâm của hệ thống đang xét cần đưa vào để phân tích, xác lập
và đâu là những hiện tượng biên/ngoại vi (các hiện tượng ngoại lai như: từ tượng
thanh, từ vay mượn, tên riêng ) phải được loại bỏ. Ngoài ra việc xác lập hệ
thống âm vị học cũng phải dựa trên những đặc điểm của ngôn ngữ đang xét.
5. Đóng góp của luận văn
Về lý luận, những kết quả của đề tài lần đầu tiên cung cấp những tư liệu
chỉ rõ đặc điểm ngữ âm-âm vị học của tiếng Rơ-măm trên bình diện đồng đại, từ
đó tạo cơ sở cho việc nghiên cứu cơ bản tiếp theo về từ vựng, ngữ pháp, cũng
như những hiện tượng cách tân (inovation) của tiếng Rơ-măm từ ngôn ngữ nhóm
ngôn ngữ Bana Bắc nói riêng và góp phần hoàn thiện hơn bức tranh ngữ âm các

ngôn ngữ tiểu chi Ba-na (Bahnaric) cũng như ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở
Việt Nam nói chung.
Về thực tiễn: Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống ngữ âm tiếng Rơ-măm trên
bình diện đồng đại sẽ có thể đề xuất bộ chữ viết Rơ-măm cũng như làm cơ sở
cho việc biên soạn bộ sách công cụ (từ điển, ngữ pháp, sách dạy tiếng ) phục
vụ cho việc nghiên cứu, dạy và học ngôn ngữ này trong cộng đồng cư dân Rơ-
măm, góp phần vào việc bảo tồn nó trước nguy cơ tiêu vong đang hiện ra.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, phần nội dung của luận văn gồm có 3 Chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Trong chương này chúng tôi trình bày những cơ sở lí luận và thực tiễn của
đề tài.
Chương 2: Từ ngữ âm-âm vị học tiếng Rơ-măm
Ở chương này, thông qua khảo sát thống kê tư liệu chúng tôi đưa ra mô
6
hình từ ngữ âm-âm vị học tiếng Rơ-măm, cũng như cấu trúc âm tiết trong
ngôn ngữ này.
Chương 3: Hệ thống âm vị trong tiếng Rơ-măm
Trong chương này chúng tôi trình bày các đặc điểm cấu âm – âm học, các
tiêu chí khu biệt các phụ âm, nguyên âm trong tiếng Rơ-măm và các hiện tượng
đặc biệt cũng như các biến thể của chúng.
Ngoài ra luận văn còn có phụ lục về đối lập âm vị học tiếng Rơ-măm và
tài liệu tham khảo.
7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận về ngữ âm – âm vị học
Trong ngôn ngữ học, ngữ âm học và âm vị học là hai ngành khoa học
chuyên nghiên cứu về âm thanh tiếng nói của con người nói chung và giá trị, mối
liên hệ giữa chúng trong từng ngôn ngữ cụ thể. Dưới đây chúng ta sẽ điểm qua
một số khái niệm căn bản trong ngữ âm học và âm vị học để làm lí thuyết cho

việc tìm hiểu hệ thống ngữ âm – âm vị học tiếng Rơ-măm.
1.1.1. Ngữ âm học và âm vị học
Ngữ âm học và âm vị học được phân chia ra thành hai ngành khoa học
khác nhau từ những thập niên đầu thế kỉ XX. Có thể nói J. Winteles là người đầu
tiên khẳng định rằng có những sự đối lập âm thanh được dùng để khu biệt ý
nghĩa của từ trong một ngôn ngữ nhất định, mặt khác có những sự đối lập lại
không dùng cho mục đích đó. Tuy nhiên, J. Winteles mới chỉ dừng lại ở nhận
xét chứ không đi đến chỗ phân biệt ngữ âm học và âm vị học thành hai ngành
khoa học riêng biệt. Ferdinand de Saussure đã hiểu và đã trình bày rõ rằng tầm
quan trọng của việc phân biệt giữa ngôn ngữ và lời nói, nhưng chính ông cũng
không tuyên bố dứt khoát là cần phân biệt ngành khoa học âm thanh của lời nói
và ngành khoa học âm thanh của ngôn ngữ. Mãi đến năm 1928, tại Đại hội các
nhà ngôn ngữ học lần thứ nhất được tổ chức tại La Haye, ba nhà ngôn ngữ học
người Nga (trong đó có Jakobson, Trubetzkoy) đã trình bày một bản cương lĩnh
vắn tắt, trong đó nêu bật sự cần thiết phải phân biệt thật minh bạch giữa ngữ âm
học và âm vị học. Đây được coi là mốc đánh dấu sự ra đời của ngành âm vị học
với tư cách là một ngành ngôn ngữ học độc lập bên cạnh ngữ âm học.
Ngữ âm học (phonetics) được hiểu là khoa học nghiên cứu về âm thanh
tiếng nói con người trên phương diện âm học, sinh lí cấu âm. Nhiệm vụ chính
của bộ môn này là phân tích và miêu tả những âm thanh thực sự với những đặc
trưng âm học và những nguyên lí cấu tạo nên chúng, tức là nghiên cứu các âm
thanh từ góc độ vật lí hay âm học, sinh lí hay cấu âm.
8
Nhiệm vụ duy nhất của ngữ âm học là trả lời cho câu hỏi: “âm này hay âm
kia được phát âm như thế nào?”. Câu hỏi này chỉ có thể trả lời được bằng cách
vạch ra một cách chính xác âm thanh này hay âm thanh kia có một ảnh hưởng
như thế nào và cái âm hưởng đó được thể hiện bằng cách nào, tức là các khí
quan hoạt động ra sao. “Ngữ âm học có thể định nghĩa là ngành khoa học vật
chất (của âm thanh) của lời nói con người.” [14, tr.18]
Âm vị học (phonology) tìm hiểu xem những âm thanh đó có giá trị như

thế nào trong ngôn ngữ đó. Âm vị học tiến tới xác định danh sách âm vị của một
ngôn ngữ và các quy luật âm vị học trong ngôn ngữ đó.
Âm vị học phải nghiên cứu xem những sự khu biệt âm thanh nào trong
ngôn ngữ đang xét được gắn liền với những sự khu biệt ý nghĩa, nghiên cứu xem
những mối tương quan giữa các yếu tố khu biệt ra sao và chúng được kết hợp với
nhau theo những quy tắc nào để làm thành từ (hay thành câu). Nhà âm vị học chỉ
chú ý đến những yếu tố nào trong âm thanh có mang một chức năng nhất định
trong hệ thống ngôn ngữ.
Chúng ta biết rằng ngôn ngữ và lời nói tuy không đồng nhất nhưng lại
nằm trong một thể thống nhất. Âm thanh của lời nói và hình thức biểu đạt của
ngôn ngữ cũng vậy, hai cái không thể tách rời nhau và không hề loại trừ nhau.
Như nhà ngôn ngữ học Đoàn Thiện Thuật đã nói: “Không một nhà ngữ âm học
nào lại không làm công việc của âm vị học” [18, tr.15] . Vậy nên trong thực tế
nghiên cứu không thể tách ngữ âm học ra khỏi âm vị học. Bởi lẽ, mặt tự nhiên
của âm thanh ngôn ngữ và mặt xã hội của nó luôn luôn là một thể thống nhất.
Giữa âm vị học và ngữ âm học không đối lập nhau hoàn toàn mà bổ sung cho
nhau. Khi nghiên cứu ngữ âm về mặt tự nhiên, nhà nghiên cứu không tránh khỏi
những giải thuyết âm vị học (thường là không tự giác hoặc ẩn ngôn) và ngược lại
âm vị học bao giờ cũng sử dụng kết quả của ngữ âm học. Có thể tại nói như K.L.
Pike: “Ngữ âm học thu thập các nguyên liệu về ngữ âm và âm vị học thì biến chế
các nguyên liệu đó” [10, tr.14].
9
Hình 1. 1: Bộ máy cấu âm
Để xác lập hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ, điều quan trọng và cần
thiết là phải xác định được đâu là âm vị và đâu là biến thể của âm vị. Để làm
được điều đó người nghiên cứu phải dựa vào chính những đặc điểm, những cách
ước định trong bản thân ngôn ngữ cần nghiên cứu. Người ta thường xác định âm
vị và biến thể bằng các phương pháp sau:
* Phân xuất các âm vị bằng bối cảnh đồng nhất
Bối cảnh đồng nhất là bối cảnh trong đó hai âm đang xét đứng sau những

âm như nhau và đứng trước những âm như nhau (tức cùng một chu cảnh). Hai
bối cảnh đồng nhất còn gọi là một cặp tối thiểu. Khi xác định âm vị bằng bối
cảnh đồng nhất, chúng tôi thực hiện: Xét hai âm gần gũi không biết đó là cùng
một âm vị mà được biểu hiện khác nhau do ảnh hưởng của bối cảnh hay đó là hai
âm vị riêng biệt thì cần tìm những từ cận âm. Những từ cận âm này được kiểm
tra qua người bản ngữ. Sau nhiều lần phát âm, nếu thấy hai âm đó vẫn khác nhau
mặc dù nằm trong bối cảnh đồng nhất, thì chúng ta biết rằng sự khác nhau ấy
không phải do bối cảnh gây nên mà là sự khác nhau có dụng ý của người nói
nhằm tạo ra hai từ khác nghĩa nhau. Hai âm đó có chức năng khu biệt nên chúng
là hai âm vị riêng biệt.
Ngoài ra nếu trong ngôn ngữ đang xét ta không thể tìm thấy bối cảnh đồng
nhất của hai âm tố nào đó thì phải xét hai âm tố ấy trong bối cảnh tương tự. Bối
10
cảnh tương tự là những bối cảnh không gây ra một ảnh hưởng nào đến những âm
đang xét. Bối cảnh đồng nhất là trường hợp đặc biệt của bối cảnh tương tự. Bối
cảnh đồng nhất thì tương tự nhưng bối cảnh tương tự không phải là đồng nhất.
Có thể rút ra định lí: “Hai âm gần gũi nhau xuất hiện trong những bối cảnh
đồng nhất hoặc tương tự phải được coi là những âm vị riêng biệt.” [6, tr. 212]
* Xác định các biến thể bằng bối cảnh loại trừ nhau
Để xác định hai âm tố nào đó là hai âm vị riêng biệt hay hai biến thể của
cùng một âm vị, chúng tôi dùng thủ pháp sử dụng bối cảnh loại trừ nhau. Khi
thực hiện thủ pháp này, chúng tôi liệt kê những từ có các âm khả nghi, sau đó
phân loại chúng vào những loại giống nhau. Rồi phân tích bối cảnh những âm đó
xuất hiện, nếu điều kiện phân bố của âm tố này mà âm tố kia không thể phân bố
được và ngược lại thì hai âm tố đó là hai biến thể của cùng một âm vị.
1.1.2. Âm tiết
Cho đến nay đã có khá nhiều sách vở bàn về hiện tượng âm tiết, mà phần
lớn trong số đó là tiếp cận hiện tượng này trên quan điểm ngữ âm học, tức là dựa
trên những cứ liệu về cấu âm, âm học của hiện tượng âm tiết.
Dựa trên cơ sở cấu âm, có lí thuyết “ngắt hơi” của R.H.Stetson (Mỹ),

cũng như lí thuyết độ căng của các nhà ngữ âm học Pháp, Nga mà tiêu biểu là
L.V. Scherba. Theo định nghĩa của R.H.Stetson thì “âm tiết được coi là một
đơn vị với nghĩa là nó bao giờ cũng tạo thành bởi một hơi thở mà hơi thở đó
trở nên nghe thấy được là nhờ ở một nguyên âm hoặc bắt đầu và kết thúc bằng
một phụ âm”. [8, tr.41]
Theo lý thuyết về “độ căng cơ thịt” của Shcherba thì: Âm tiết bao giờ
cũng được phát âm bởi một đợt căng thẳng của bộ máy phát âm. Lời nói là một
chuỗi những đợt căng như thế. Mỗi đợt căng của cơ thịt bao gồm ba phần:
+ Tăng cường độ căng
+ Đỉnh điểm của độ căng
+ Giảm dần độ căng
11
Theo tiêu chí âm học, có thuyết “độ vang” mà đại biểu nổi bật của thuyết
này là O. Jespersen (Đức) là được biết đến khá rộng rãi. Theo lí thuyết này thì
mỗi âm tiết là một tổ hợp giữa một yếu tố có độ vang lớn hơn với những yếu tố
khác có độ vang bé hơn. Trong đó, nguyên âm không nhất thiết bao giờ cũng
phải có mặt. Điều quan trọng là các âm tố trong âm tiết có độ vang khác nhau.
Ở mỗi cách tiếp cận khác nhau, người ta đưa ra những định nghĩa khác nhau
về âm tiết, nhưng có một định nghĩa không có lý thuyết nào bác bỏ được đó là :
“Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất. Dù lời nói có chậm lại đến đâu, dù có phát âm
tách bạch đến đâu đi chăng nữa thì cũng chỉ tách đến âm tiết là hết” [12, tr. 350].
Với tư cách là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất, âm tiết đóng một vai trò
quan trọng trong nghiên cứu ngữ âm các ngôn ngữ có ranh giới của âm tiết trùng
với ranh giới hình vị như các ngôn ngữ âm tiết tính. Trong khi đó, các loại hình
ngôn ngữ khác, khi ranh giới hình thái học không trùng với âm tiết thì vai trò của
âm tiết trong nghiên cứu các ngôn ngữ này cũng không được đánh giá cao.
Âm tiết trong các ngôn ngữ đơn lập Đông Nam Á là đơn vị mà ở đó diễn ra
nhiều vấn đề phức tạp. Âm tiết không chỉ là đơn vị của ngữ âm học mà còn là đơn
vị của ngữ pháp, thậm chí còn liên quan đến những vấn đề từ vựng, ngữ nghĩa học.
Về phân loại âm tiết: dựa vào cách kết thúc âm tiết mà chia thành hai loại

chính sau:
+ Âm tiết mở: là những âm tiết kết thúc bằng một nguyên âm.
+ Âm tiết đóng: là những âm tiết được kết thúc bằng bán nguyên âm hoặc
một phụ âm.
Như vậy có thể nói rằng khi nghiên cứu các ngôn ngữ đơn lập, âm tiết tính.
Âm tiết là đơn vị cơ sở để từ đó ta bắt đầu đi vào phân tích cấu trúc của chúng.
1.1.3. Nguyên âm và các tiêu chí khu biệt nguyên âm
Âm thanh do con người phát ra dùng để giao tiếp được cấu tạo bởi luồng
không khí từ phổi đi lên qua thanh hầu. hai dây thanh nằm sóng nhau trong thanh
12
hầu với sự điều khiển của thần kinh, chấn động cho phép luồng không khí phát
ra thành từng đợt nối tiếp nhau, tạo nên những sóng âm.
Về bản chất âm học, các nguyên âm là tiếng thanh.
Về mặt cấu âm, nguyên âm được tạo ra do luồng hơi tự do, không bị cản
trở, được cấu âm với sự căng thẳng toàn thể khí quan phát âm.
Về chức năng, nguyên âm có vai trò quan trọng trong cấu tạo âm tiết, đặc
biệt là khả năng làm hạt nhân của âm tiết.
* Dựa trên cơ sở cấu âm có ba tiêu chí cơ bản là:
+ Vị trí của lưỡi
+ Độ nâng của lưỡi (độ mở của miệng)
+ Hình dáng của môi
- Tiêu chí 1: Vị trí của lưỡi: Dựa trên tiêu chí này người ta chia thành
các nguyên âm dòng trước, dòng giữa và dòng sau.
- Tiêu chí 2: Độ nâng của lưỡi (độ mở của miệng): căn cứ vào sự nâng
lên hay hạ xuống của lưỡi sẽ tạo ra những nguyên âm có độ nâng khác nhau
( Các nguyên âm có độ nâng càng thấp thì miệng càng mở rộng), dựa vào độ
nâng của lưỡi các nguyên âm được phân thành bốn bậc.
+ Nguyên âm cao, như : [i, u, ]
+ Nguyên âm hơi cao, như: [e, , o]
+ Nguyên âm hơi thấp, như: [, , ]

+ Nguyên âm thấp, như: [a, ]
- Tiêu chí 3: Hình dáng của môi
Tròn môi hay không tròn môi cũng là một đặc điểm quan trọng để phân
loại và nhận biết nguyên âm. Tính chất tròn hay không tròn được xác định theo
khuôn môi. Khi phát âm hai môi có thể chum tròn và nhô về phía trước, cho ta
những nguyên âm có âm sắc trầm hơn bình thường, đó là những nguyên âm tròn
môi như [u, o, ]. Trái lại, nếu hai môi ở tư thế bình thường hoặc nhành ra khi
phát âm không tròn hoặc dẹt, như [i, e, ].
13
Trên đây là những tiêu chí nguyên âm về mặt sinh lí cấu âm (cơ sở cấu
âm). Như vậy miêu tả nguyên âm là xác định nguyên âm được miêu tả thuộc
nhóm nào trong các nhóm căn cứ theo ba tiêu chí đã nêu ở trên.
Bên cạnh đó, trên cơ sở cấu âm nhiều ngôn ngữ còn khu biệt nhau về âm
vực (register) của nguyên âm. Dựa vào âm vực, người ta chia thành: Nguyên âm
có âm vực căng (tense) và nguyên âm có âm vực lơi (lax).
* Dựa trên cơ sở âm học:
- Tiêu chí 1: Trường độ: Nhiều ngôn ngữ có sự khu biệt nhau về trường
độ của nguyên
- Tiêu chí 2: Cao độ, dựa trên tiêu chí này các nguyên âm được phân ra
làm ba loại sau: Nguyên âm bổng, nguyên âm trầm và nguyên âm trung hòa.
- Tiêu chí 3: Độ vang, tiêu chí này gắn liền với tiêu chí về độ mở của
miệng, Độ mở của miệng càng rộng thì nguyên âm càng có độ vang lớn (hay
âm lượng lớn). Ngược lại, độ mở càng hẹp nguyên âm càng có độ vang nhỏ
(hay âm lượng nhỏ):
+ Độ vang nhỏ: [ i, u, ]
+ Độ vang lớn: [ a, , ]
+ Độ vang trung bình: [ e, , o]
Ngoài các tiêu chí ở trên đã nêu còn có các tiêu chí phân biệt bổ sung như
tiêu chí về mũi: có thể phân ra làm hai loại nguyên âm mũi hóa - không mũi hóa
hay tiêu chí phân loại nguyên âm đục – nguyên âm trong [14, Tr.144].

Dựa trên các tiêu chí ở trên mà các nhà ngôn ngữ học thế giới đã cụ thể
hóa sự sắp xếp các nguyên âm (nguyên âm chuẩn hay nguyên âm cơ bản) thành
một hình thang ngược. Hình thang này biểu thị nội dung được quy ước mang
tính quốc tế nên được gọi là hình thang nguyên âm quốc tế.
14
Hình 1.2 : Hình thang nguyên âm quốc tế
Dựa trên hai cơ sở về cấu âm và âm học, tùy vào đặc điểm, cấu trúc của
ngôn ngữ cần xét mà người ta lựa chọn và phân loại các nguyên âm đó theo
những tiêu chí khác nhau để xây dựng hệ thống âm vị nguyên âm của ngôn
ngữ đang xét.
Như vậy, về bản chất âm học, nguyên âm chủ yếu được cấu tạo bằng tiếng
thanh. Về mặt cấu âm, khi phát âm nguyên âm, luồng hơi đi ra tự do, không bị
cản trở, độ căng của các bộ phận cấu âm đều đặn. Miêu tả nguyên âm là xác định
nguyên âm được miêu tả dựa trên những tiêu chí ở trên.
1.1.4. Phụ âm và các tiêu chí khu biệt phụ âm
Khác với sự cấu tạo của nguyên âm, phụ âm khi cấu âm luồng hơi đi ra
bị cản trở ở một điểm nào đó trong bộ máy phát âm của con người. “Khi phát
âm một phụ âm, bộ máy phát âm làm việc không điều hòa, khi căng khi chùng,
vì vậy luồng không khí thoát ra thường có cường độ mạnh hơn khi phát âm
nguyên âm.” [2, Tr.118]
Về mặt âm học, thành phần cấu tạo nên phụ âm bao gồm cả tiếng thanh và
tiếng động. Các phụ âm vang có hàm lượng tiếng thanh lớn. Tiếng thanh giảm dần
ở những phụ âm hữu thanh (voiced consonant) và mất hẳn ở phụ âm vô thanh
(voiceless consonant). Phụ âm thường kết hợp với nguyên âm để tạo nên âm tiết.
Tuy nhiên phụ âm vang có thể một mình tạo thành âm tiết trong một số ngôn ngữ.
15
Nhưng về cơ bản phụ âm vẫn là tiếng động, được cấu tạo do sự cản trở
không khí trên lối thoát của nó, có nhiều cách cản trở khác nhau được gọi là
phương thức cấu âm. Cùng một cách cản trở nhưng được thực hiện ở những chỗ
khác nhau, gọi là vị trí cấu âm sẽ cho ta những phụ âm khác nhau.

Để khu biệt và phân loại phụ âm có thể dựa vào cơ sở về âm học và cấu âm.
* Dựa trên cơ sở cấu âm: Ta có hai tiêu chí là phương thức cấu âm và vị
trí cấu âm.
- Tiêu chí 1: Phương thức cấu âm (manner of articulation)
Phương thức cấu âm là cách thức cản trở luồng hơi khi ta phát âm, có bốn
phương thức chính sau:
+ Phương thức tắc: là phương thức tạo ra các âm tắc. Những phụ âm này
khi phát âm, luồng không khí từ phổi đi lên bị cản trở hoàn toàn ở vùng miệng
và mũi, muốn thoát ra ngoài phải có sự phá vỡ sự cản trở ấy, tạo ra một tiếng nổ.
+ Phương thức xát: là phương thức tạo nên các phụ âm xát. Phụ âm xát
được hình thành bởi luồng không khí từ phổi đi lên không bị cản trở hoàn toàn,
lách qua một khe hở hẹp do hai bộ phận cấu âm tạo ra và cọ xát với thành khe hở
hẹp đó, tại một vị trí nào đó, tạo nên phụ âm với tính chất xát đặc trưng.
+ Phương thức tắc-xát: là phương thức tạo nên các phụ âm tắc-xát. Các
phụ âm này được hình thành do luồng hơi đi ra bị cản trở hoàn toàn như ở
phương thức tắc, rồi thoát ra qua một khe hở hẹp như ở phương thức xát. Như
phụ âm [t] (trong tiếng Anh) hay [ts] (trong tiếng Nga).
+ Phương thức rung: là phương thức hình thành nên những phụ âm rung
(trill), khi phát âm không khí từ phổi đi ra và bị chặn lại ở một vị trí nào đó, nó
vượt qua chướng ngại rồi lại bị cản…. Cứ như vậy nó tạo nên một tiếng rung.
- Tiêu chí 2: Vị trí cấu âm (place of articulation)
Là nơi luồng hơi bị cản trở. Khi phát ra phụ âm, hai bộ phận cấu âm sẽ
khép đường thông từ phổi ra ngoài miệng, tạo nên nơi cản trở: Nơi đó luồng hơi
sẽ phá vỡ sự cản trở hoàn toàn để thoát ra (trường hợp phương thức tắc) hoặc sẽ
16

×