B GIO D C V O T O
I H C HU
TR NG I H C S PH M
TRệN THậ L MINH
TH NGUYN DUY
Tặè GOẽC NHầN VN HOẽA
Chuyón ngaỡnh : LYẽ LUN VN HOĩC
Maợ sọỳ : 60 22 32
LU N V N TH C S NG V N
NGặèI HặẽNG DN KHOA HOĩC
PGS.TS. TRệN THAẽI HOĩC
Hu , N m 2013
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các
số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các
đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất
một công trình nào khác.
Huế, tháng 09 năm 2013
Tác giả
Trần Thị Lệ Minh
ii
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện
luận văn tác giả luôn nhận được sự chỉ bảo, động viên và
tạo điều kiện giúp đỡ Ban Giám Hiệu Trường THPT Số 1
Quảng Trạch và các thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn:
Khoa Ngữ Văn, Phòng Đào tạo Sau đại học, Trường
Đại học Sư phạm Huế, Đại học Huế;
- Các thầy giáo, cô giáo đã giảng dạy và giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu;
Đặc biệt, với tình cảm chân thành và kính trọng nhất,
tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo PGS.TS.
Trần Thái Học, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp
đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và nghiên
cứu hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn
bè đã động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể
hoàn thành luận văn này.
Huế, tháng 09 năm 2013
Tác giả luận văn
Trần Thị Lệ Minh
iii
iii
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA i
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC 1
A. MỞ ĐẦU 2
1. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 2
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 4
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 10
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN 12
B. NỘI DUNG 13
CHƯƠNG 1 15
DẤU ẤN VĂN HÓA TRONG THƠ NGUYỄN DUY NHÌN TỪ 15
KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT 15
1.1. Không gian thiên nhiên làng quê 15
1.1.1. Hình ảnh cây tre Việt Nam 15
1.1.2. Hình ảnh ánh trăng gắn với kí ức, kỉ niệm của con người 18
1.1.3. Hình ảnh mảnh đất quê hương- nơi cội nguồn của sự sống 21
1.2. Không gian văn hóa sinh hoạt làng quê 24
1.2.1. Văn hóa lễ hội 24
1.2.2. Văn hóa sinh hoạt, phong tục tập quán 30
1.2.2.1. Phong tục tập quán quê hương 30
1.2.2.2. Cuộc sống sinh hoạt làng quê 35
CHƯƠNG 2 40
DẤU ẤN VĂN HÓA TRONG THƠ NGUYỄN DUY NHÌN TỪ 40
HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT 40
2.1. Hình tượng con người trong thơ Nguyễn Duy 40
2.1.1. Con người cần cù, chịu thương chịu khó 40
2.1.2. Con người lạc quan, yêu đời 46
2.1.3. Con người thủy chung, tình nghĩa 49
2.2. Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Duy 55
2.2.1. Cái tôi hồn quê truyền thống 55
2.2.2. Cái tôi hồn phố hiện đại 60
CHƯƠNG 3 64
DẤU ẤN VĂN HÓA TRONG THƠ NGUYỄN DUY NHÌN TỪ 64
PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN 64
3.1. Sự kế thừa và cách tân thể thơ lục bát truyền thống 64
3.1. Bảng thống kê thể thơ trong một số tập thơ của Nguyễn Duy 65
3.1.1. Sự kế thừa 65
1
3.1.2. Sự cách tân 69
3.2. Ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Duy 76
3.2.1. Ngôn ngữ đời thường giản dị, tự nhiên 76
3.2.2. Biện pháp tu từ sáng tạo tài hoa 79
3.3. Giọng điệu trong thơ Nguyễn Duy 81
3.3.1. Giọng kể chuyện tâm tình 82
3.3.2. Giọng tếu táo, hài hước 86
C. KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC
A. MỞ ĐẦU
1. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động
lực của sự phát triển, là linh hồn sức sống của mỗi quốc gia dân tộc. Có thể thấy,
trong thế giới văn minh văn hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một nền văn minh
phát triển không thể thiếu sự định hướng của văn hóa. Văn hóa bao gồm nhiều
thành tố, trong đó có văn học. Trong lĩnh vực nghệ thuật, văn học được xem là nhân
2
tố quan trọng kết tinh văn hóa. Mỗi tác phẩm văn chương đều chứa đựng trong nó
giá trị văn hóa của dân tộc và thời đại. Chính vì thế, văn học là thành tố quan trọng
của văn hóa.
Quan hệ văn học- văn hóa là một vấn đề vừa có tính lí luận, vừa có ý nghĩa
thực tiễn trong nghiên cứu văn hóa, văn học, cũng như lí luận văn học. Việc nghiên
cứu văn học trong mối quan hệ với văn hóa lâu nay đã được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm đề cập đến. Song để soi chiếu vào các tác phẩm cụ thể, sự nghiệp sáng tác
của một nhà văn cụ thể chúng tôi thấy còn rất ít. Đề tài này vừa giúp hiểu những
khía cạnh lí thuyết của quan hệ văn học – văn hóa, vừa giúp tìm hiểu bản chất của
văn học, chức năng của văn học, góp phần nghiên cứu, lí giải văn học, nhìn nhận
kinh nghiệm và thúc đẩy sự phát triển của văn học trong quan hệ với văn hóa từ
việc khảo sát những sáng tác cụ thể của nhà thơ Nguyễn Duy.
1.2. Nguyễn Duy là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ ca Việt Nam
hiện đại. Nguyễn Duy làm thơ khá sớm, nhưng đến năm 1973 ông mới được độc giả
biết đến với chùm thơ đoạt giải nhất cuộc thi thơ của Tuần báo Văn nghệ: Hơi ấm ổ
rơm, Bầu trời vuông, Tre Việt nam. Từ đó Nguyễn Duy đã xuất bản nhiều tập thơ
sáng giá trong tiến trình thơ Việt Nam: Cát trắng (1973), Ánh trăng (1984), Mẹ và
em (1987), Đường xa (1989), Về (1994),…Có thể nói, ông đã có những đóng góp
quan trọng cho nền thơ Việt Nam. Những vần thơ của ông tác động mạnh đến trái
tim người đọc, góp phần xây dựng trong tâm hồn người Việt hiện đại tình cảm yêu
mến, quý trọng, nâng niu, gìn giữ bản sắc của dân tộc mình. Trong tình hình xã hội
hiện nay, khi thơ ca Việt Nam luôn phải vận động trong ánh sáng nhập nhòa giữa cũ
và mới, thơ Nguyễn Duy đã có những đóng góp tích cực cho việc giữ gìn và phát
huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
1.3. Trong nhà trường phổ thông hiện nay, việc khám phá đánh giá tác phẩm,
nhìn nhận thành công của nhà thơ từ góc nhìn văn hóa còn mới mẻ. Thơ của
Nguyễn Duy đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường ở bậc phổ thông, đã được
nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học đánh giá, được công chúng yêu thơ đọc và
bình phẩm. Song phần lớn sự nghiên cứu đó chỉ mới ở mức độ xem xét giá trị hiện
thực, chỉ tập trung khai thác những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật mà chưa
chú ý nhiều đến yếu tố văn hóa thể hiện trong tác phẩm.
3
Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài Thơ Nguyễn Duy từ góc nhìn văn hóa có một
ý nghĩa thực tiễn quan trọng: Tìm hiểu mối quan hệ giữa văn hóa và văn học trong
thơ Nguyễn Duy giúp ta hiểu thêm vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, lịch sử, văn
hóa Việt. Từ đó, góp thêm một cái nhìn khái quát về sự nghiệp thơ ca của nhà thơ
Nguyễn Duy. Thấy được sự đóng góp và vị thế của Nguyễn Duy trong nguồn mạch
phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại. Đặc biệt vận dụng vào việc giảng dạy thơ
Nguyễn Duy ở nhà trường phổ thông: hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh tri thức văn
hóa được kết tinh trong tác phẩm văn học, chú ý đến yếu tố văn hóa trong văn học.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1. Vấn đề mối quan hệ văn hóa – văn học, có nhiều nhà nghiên cứu cả
trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã quan tâm đề cập tới. Có thể kể đến những
công trình sau:
Lê Nin trong Bàn về văn học và nghệ thuật, đã yêu cầu văn nghệ mới của
chúng ta (trong đó bao hàm cả văn học) phải kế thừa những truyền thống tốt đẹp
của văn hóa dân tộc và thế giới, “văn hóa vô sản phải là sự phát triển lô gich của
tổng số những kiến thức mà loài người đã tạo ra dưới ách thống trị của xã hội tư
bả, của xã hội bọn địa chủ, của xã hội bọn quan liêu” [59, tr.192].
Hồ Chí Minh thường trăn trở, khuyên nhủ văn nghệ sĩ phải tìm hiểu sâu vốn
văn hóa dân tộc, làm sao để quần chúng nhân dân tiếp nhận được văn hóa: “Văn
học và nghệ thuật phải luôn luôn tìm tòi những con đường để làm sao có thể diễn tả
một cách chân thực hơn và chân chính hơn cho nhân dân nghe về những mối lo âu
và những suy nghĩ của nhân dân” [38, tr.68].
Trong Cùng bạn đọc, Trường Chinh cũng nhấn mạnh sự gắn kết hữu cơ
giữa thơ với văn hóa dân tộc: “…vì sao thơ lại có tác động to lớn như thế? Vì nó
diễn tả một cách chân thật và rung động những tâm tư và tình cảm sâu sắc nhất của
một giai cấp hoặc một dân tộc trong những thời kì lịch sử nhất định” [13, tr.299].
Theo ông, “Văn nghệ của mỗi dân tộc phải là sự phản ánh, là sự thể hiện sinh động
tâm hồn của dân tộc” [13, tr.22].
Phạm Văn Đồng cũng đặc biệt nhấn mạnh đến mối quan hệ biện chứng giữa
văn hóa với văn học, vai trò của văn học nghệ thuật đối với việc tạo nên các giá trị
văn hóa: “Cái cao quí của một đất nước, một dân tộc là ở giá trị văn hóa. Văn học,
4
nghệ thuật có nhiệm vụ và có tác dụng to lớn trong việc sáng tạo nên những giá trị
cao quí ấy” [46, tr.34].
Mikhail M.Bakhtin trong Một số vấn đề cần lưu ý khi nghiên cứu văn học
quá khứ trình bày: “Trước hết, khoa nghiên cứu văn học phải gắn bó chặt chẽ với
lịch sử văn hóa. Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa. Không thể
hiểu nó ngoài cái mạch nguyên vẹn của toàn bộ văn hóa một thời đại trong đó nó tồn
tại. Không được tách nó khỏi các bộ phận khác của văn hóa, cũng như không được
như người ta vẫn làm, là trực tiếp gắn bó với các nhân tố xã hội kinh tế, vượt qua
đầu văn hóa. Những nhân tố xã hội kinh tế tác động tới toàn bộ văn hóa nói chung,
và chỉ thông qua văn hóa, cùng với văn hóa mới tác động tới văn học” [60, tr.361].
Trần Đình Sử trong bài viết Vai trò sáng tạo văn hóa của văn học, vai trò
sáng tạo ấy thể hiện rõ nhất trên bốn phương diện: 1/ Lấy việc sáng tạo, biểu hiện con
người làm đối tượng trung tâm, văn học trước hết phát huy vai trò sáng tạo những mô
hình nhân cách; 2/ Văn học có vai trò “phê phán văn hóa”; 3/ Văn học có vai trò lựa
chọn văn hóa; 4/ Văn học có vai trò sáng tạo văn hóa [75, tr.891-892-893-894].
Đỗ Thị Minh Thúy trong Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học cho rằng:
‘‘Đặt văn học trong văn hóa tức là nhấn mạnh sự tác động tổng thể của văn hóa tới
văn học, như vậy các nhân tố xã hội, kinh tế, chính trị…tác động tới toàn bộ văn
hóa nói chung, thông qua văn hóa mới tác động đến văn học, ở quan hệ đặc biệt
này, văn học trở thành một trong những tiêu điểm của văn hóa, đóng vai trò nhân
tố đại diện cho văn hóa’’ [90, tr.239].
Phan Trọng Thưởng trong bài báo Văn hóa – văn nghệ, cho rằng: “Văn học
là một thành tố chính của văn hóa (…) gắn bó hữu cơ với văn hóa (…); sáng tạo
văn học cũng có nghĩa là sáng tạo văn hóa. Văn học luôn được xem là công cụ
chuyển tải văn hóa, là phương tiện lưu giữ các giá trị văn hóa” [88, tr.76].
Trường Lưu trong Văn học trong hành trình văn hóa, khẳng định: “Sáng
tạo của lĩnh vực nghệ thuật nào cũng là một khâu trong toàn bộ đời sống văn hóa,
nhưng nghệ thuật văn chương bao giờ cũng được xem như một lĩnh vực đặc biệt
của nghệ thuật nói chung” [46, tr.34].
5
Phan Ngọc trong bài viết Về mối quan hệ giữa văn học và văn hóa, đã so
sánh mối quan hệ văn học – văn hóa của một số nước trên thế giới và đưa ra ý kiến:
“là người Việt Nam trong đó văn hóa thể hiện trước hết ở văn học” [53, tr.12].
Đỗ Lai Thúy trong Từ cái nhìn văn hóa, đã tiến một bước gần hơn với thực
tiễn nghiên cứu khi nhìn nhận, đánh giá một số tác phẩm văn học cũng như phong
cách của một số nhà văn từ góc nhìn văn hóa [89].
Đặng Minh Hằng trong Những vấn đề lí luận và lịch sử văn học khẳng
định: “Văn hóa góp phần tạo nên lịch sử dân tộc. Văn hóa vật chất và văn hóa tinh
thần của dân tộc, tức là đời sống và mọi mặt của dân tộc ấy thì lại đều được phản
ánh trong văn học, và mặt khác, văn học đã góp phần tạo dựng nên nền văn hóa
dân tộc và là tấm gương phản ánh nền văn hóa đó” [58, tr.693].
Cũng bàn về vai trò tác động trở lại của văn học đối với văn hóa, Đinh Gia
Khánh trong bài viết Văn học góp phần tạo nên những giá trị văn hóa hàng đầu
của dân tộc cho rằng văn học có vai trò sáng tạo văn hóa, đồng thời qua văn học,
những phạm trù có giá trị của văn hóa được bảo lưu và phát triển. Từ đó, ông khẳng
định: “một trong những đóng góp quan trọng nhất của văn học đối với đời sống xã
hội là góp phần tạo nên những giá trị văn hóa của dân tộc” [42].
Nguyễn Văn Hạnh trong bài viết Văn hoá như là nguồn mạch sáng tạo và
và khám phá văn chương cho rằng: ‘‘Trong lịch sử vận động và phát triển của
văn chương, văn chương đặt trong mối liên hệ mật thiết, được so sánh đối chiếu khi
thì với đạo đức, tín ngưỡng, tôn giáo, tâm hồn con người, khi thì với xã hội, tự
nhiên, cuộc sống’’ [35].
Ngoài ra còn có rất nhiều công trình, nhiều ý kiến khác nhau bàn về văn hóa
– văn học. Tuy nhiên, các bài viết hầu hết đều còn đề cập đến mối quan hệ văn hóa
– văn học một cách chung chung mà chưa gắn với những tác phẩm văn học cụ thể.
2.2. Những bài viết, bài nghiên cứu về Nguyễn Duy, và thơ của
Nguyễn Duy:
2.2.1. Có thể nói người có công phát hiện và giới thiệu thơ Nguyễn Duy là
Hoài Thanh. Ông đã nhận ra “một thế giới quen thuộc” trong thơ Nguyễn Duy và
cảm nhận được một điều “chừng nào anh đã nhìn ra cái hương vị cuộc sống xưa
trên đất nước chúng ta” [81, tr.225-232].
6
2.2.2. Sau bài viết của Hoài Thanh mười năm, xuất hiện một số bài phê bình
nghiên cứu về thơ Nguyễn Duy trên các báo và tạp chí: Văn học, Nhà văn, Văn
nghệ, Tiền phong, Giáo viên nhân dân. Có thể chia các bài viết này thành hai loại:
loại bài tìm hiểu những bài thơ, tập thơ tiêu biểu và loại bài nghiên cứu khái quát
thơ Nguyễn Duy.
2.2.2.1. Trong các bài viết về những bài thơ, tập thơ tiêu biểu của Nguyễn
Duy, các tác giả đã phát hiện được nét riêng độc đáo của từng tác phẩm. Trong Hơi
ấm ổ rơm, Vũ Quần Phương cho là “tấm lòng thơm thảo, nhường cơm xẻ áo của
nhân dân ta” [63, tr.154]. Trong Đò Lèn, Trịnh Thanh Sơn cho là “những thước
phim quay chậm” về nỗi gian truân của người bà, khiến độc giả “chỉ đọc thôi đã
muốn trào nước mắt” [73, tr.14]; Đỗ Lai Thúy thì cho là sự “giải cổ tích hóa”, là
“cốt cách hiện đại” [89, tr.379-384]. Trong Ánh trăng, Nguyễn Bùi Vợi đã cảm “nỗi
ăn năn nhân bản, thức tỉnh tâm linh, làm đẹp con người” [67, tr.162]. Ngồi buồn
nhớ mẹ ta xưa, Đặng Hiển cho là “đã động thấu đến những tình cảm thiêng liêng
nhất, sâu xa nhất và thân thương nhất của chúng ta - tình cảm đối với mẹ” [36,
tr.34]. Còn Lê Trí Viễn khi nói về bài Tre Việt Nam đã khẳng định đó là những biểu
hiện của “phẩm chất con người” [96, tr.289].
Tập thơ của Nguyễn Duy được nhiều nhà phê bình chú ý là Ánh trăng- tác
phẩm được nhận giải thưởng của Hội Nhà Văn 1984. Nếu như Lê Quang Trang chú
ý đến sự thống nhất giữa những yếu tố đối lập và sở trường thơ lục bát thì Từ Sơn
lại tâm đắc với chất hiện thực, chất dân tộc và những cảm xúc nồng nàn. Nhận xét
về nội dung tập thơ, Từ Sơn viết: “Ánh trăng chiếm số lượng lớn vẫn là những bài
thơ viết về người lính, về những điều đã cảm nhận trên các nẻo đường chiến tranh”
[74, tr.2]. Cùng ý kiến đó, Lê Quang Hưng đã đưa ra một cái nhìn tổng quát về tập
thơ Ánh trăng: “Ánh trăng trước tiên vẫn là tiếng nói của một người lính, tiếng nói
tìm đến những người lính – những đồng đội để sẻ chia, trò chuyện…Đúng như
Nguyễn Duy tâm sự: anh luôn cảm thấy mình mắc nợ cuộc sống, mắc nợ những
đồng đội…” [40, tr.156]. Trên cơ sở đó, Lê Quang Hưng chỉ ra sức hấp dẫn của tập
thơ: “Ánh trăng được nhiều bạn đọc yêu thích trước hết vì nó thực sự là một phần
của một cuộc đời, là tiếng nói của một cây bút có trách nhiệm trước cuộc sống xây
dựng và chiến đấu sôi động trên đất nước ta những năm qua” [40, tr.158]. Đến với
thơ Nguyễn Duy, nếu như Lại Nguyên Ân tập trung tìm hiểu sự cách tân thể loại và
7
giọng điệu thì Lê Quang Hưng lại đối sánh Ánh trăng với các tập thơ trước đó của
ông để khẳng định đây là “một bước tiến dài” [92, tr.198- 212]. Nhà thơ Tế Hanh
cũng có nhận xét khi đọc tập thơ Ánh trăng: “Đọc thơ Nguyễn Duy trước hết ta thấy
anh là một người lính đã chiến đấu ở nhiều mặt trận. Hiện nay anh không phải là
quân nhân nhưng những câu thơ anh viết về bộ đội, về cuộc đời quân nhân vẫn là
những câu thơ thấm thía nhất” [33, tr.3].
Dù mỗi nhà nghiên cứu có những nhìn nhận đánh giá ở những góc độ khác
nhau nhưng nhìn chung những ý kiến trên đã chỉ ra: cảm hứng trong thơ Nguyễn
Duy xuất phát từ sự trân trọng, yêu thương, phát hiện ra vẻ đẹp của con người Việt
Nam trong những hoàn cảnh khó khăn, gian khổ đặc biệt là những gian khổ thấm
đẫm máu, mồ hôi, nước mắt của người dân lao động. Đó chính là sự trải nghiệm, là
tâm sự của chính bản thân Nguyễn Duy.
2.2.2.2. Trong các bài nghiên cứu khái quát thơ Nguyễn Duy của Hoài
Thanh, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Thụy Kha, Vương Trí Nhàn, Nguyễn Quang Sáng,
Chu Văn Sơn, Vũ Văn Sỹ, Nguyễn Trọng Tạo, Đỗ Minh Tuấn, Phạm Thu Yến, các
tác giả đều có khuynh hướng đi sâu tìm hiểu phong cách thơ Nguyễn Duy.
Về phương diện đề tài, Nguyễn Quang Sáng nêu ý kiến: “ Trong thơ Duy có
hầu hết gương mặt các miền đất với những cảnh sắc, thần thái riêng” [68, tr.91]. Tế
Hanh cho rằng: “Những câu thơ viết về anh bộ đội, về cuộc đời quân nhân vẫn là
những câu thơ thấm thía nhất” [33, tr.3]. Vũ Văn Sỹ có những nhận xét khá tinh tế:
“Nguyễn Duy thường nắm bắt những cái mong manh nhưng vững chắc trong đời:
chút rưng rưng của ánh trăng, một tiếng tắc kè lạc về giữa phố, một dấu chân cua lấm
tấm ruộng bùn, Và rồi hồn thơ Nguyễn Duy neo đậu được ở đó” [77, tr.69]. Còn
Vương Trí Nhàn đưa ra một nhận xét có ý nghĩa khái quát: “Bao dung nên giàu có”
[56, tr.280]. Nguyễn Đức Thọ chỉ chú ý một khía cạnh trong thơ Nguyễn Duy: “Có lẽ
sau cụ Tú Xương, tôi chưa thấy ai ca ngợi vợ tài như Nguyễn Duy” [86, tr.82-90].
Về phương diện cảm hứng chủ đạo, Vũ Văn Sỹ đã mượn ngay câu thơ của
Nguyễn Duy để kết luận về cảm hứng chủ đạo trong thơ ông: “Nguyễn Duy- người
thương mến đến tận cùng chân thật” [77]. Nguyễn Quang Sáng nêu nhận xét cụ thể
hơn: “Nguyễn Duy gắn bó máu thịt với đất nước mình bằng tình cảm rất cụ thể với
8
người dân Thơ Nguyễn Duy có niềm tự hào chính đáng về nhân dân mình, cùng
với nỗi buồn thương chính đáng” [68, tr.97].
Phương diện được các tác giả quan tâm nhiều nhất và có ý kiến tương đối
thống nhất là thể loại. Lê Quang Trang khẳng định “Anh vốn là người sở trường về
sử dụng thơ lục bát” [92, tr.200]…Nguyễn Thụy Kha cho rằng: “Sẵn cái chất hóm
hỉnh, dân dã, sâu sắc hơi chua cay chút chút, Duy quả là thiện nghệ trong cái trò
“6&8” này” [41, tr.204]. Và nếu năm 1986, Lại Nguyên Ân còn e dè khi cho rằng:
“Ngay cả những bài lục bát, ta cũng thấy có cái gì bên trong như muốn cãi lại vẻ êm
nhẹ mượt mà vốn có của câu hát ru truyền thống” [2, tr.11] thì đến năm 1999, Vũ
Văn Sỹ đã mạnh mẽ khẳng định: “Nguyễn Duy đã sử dụng lục bát để thuần hoá
chất liệu cập nhật của đời sống. Lục bát trong tay Nguyễn Duy trở nên vừa êm ái
vừa ngang ngạnh, vừa quen thuộc vừa biến hoá, “cựa quậy”. Làm thơ lục bát đến
như Nguyễn Duy có thể xếp vào bậc tài tình” [77, tr.74]. Trần Đăng Khoa cũng đã
chỉ ra sự đổi mới của Nguyễn Duy: “Câu thơ vừa phóng túng ngang tàng lại vừa
uyển chuyển, chặt chẽ với một bút pháp khá điêu luyện. Nguyễn Duy là người có
công trong việc làm mới thể thơ truyền thống này” [43]. Có thể thấy, mỗi tác giả
đánh giá thơ lục bát của Nguyễn Duy ở một khía cạnh khác nhau nhưng nhìn chung
các ý kiến này đều thống nhất cho rằng thơ lục bát Nguyễn Duy thực sự có vị trí cao
so với các sáng tác lục bát đương thời.
Ngôn ngữ - vốn là một phương diện rất quan trọng trong việc tìm hiểu nghệ
thuật thơ Nguyễn Duy nhưng lại chưa có sự thống nhất cao. Theo Nguyễn Quang
Sáng: “Thơ Nguyễn Duy đượm tính dân tộc và nhuần nhuyễn ngôn ngữ dân gian”
[68, tr.96], Phạm Thu Yến lại có ý kiến khác: thơ Nguyễn Duy là sự kết hợp giữa
“ngôn ngữ đời thường” và ngôn ngữ “đậm màu sắc hiện đại” [100, tr.79]. Còn với
Vương Trí Nhàn, thơ Nguyễn Duy là “bản hợp xướng của những chữ lạ” [56,
tr.283]. Hồ Văn Hải thì khẳng định: “Sáng tạo từ láy là điểm nổi bật nhất trong lục
bát Nguyễn Duy” [30, tr.6 ].
Phương diện giọng điệu, nhìn chung có nhiều ý kiến chưa thống nhất, đặc
biệt là “nụ cười khúc khích”, “sắc giọng thủng thẳng, hơi ngang ngạnh và ương
bướng”, chất “ngang tàng”, “tếu táo”, “bụi” trong thơ Nguyễn Duy từ những năm
tám mươi đến nay. Lại Nguyên Ân tập trung tìm hiểu sự cách tân giọng điệu trong
9
thơ Nguyễn Duy: “Thật ra thơ Nguyễn Duy nhìn chung vẫn nằm trong điệu trữ
tình Thơ Nguyễn Duy gần đây thường có thêm sắc giọng thủng thẳng, hơi ngang
ngạnh và ương bướng”. Với Lại Nguyên Ân, giọng điệu đó làm cho thơ tình “bớt đi
cái tha thiết héo ruột héo gan vốn thường có ở những khí chất yếu, những tâm trạng
u sầu lối cũ” “tăng thêm cái khoẻ khoắn mạnh mẽ vốn là đặc điểm của con người
thời nay” [2, tr.11]. Phạm Thu Yến thì cho rằng: khuynh hướng hài hước, trào lộng
là một trong những biểu hiện của thi pháp ca dao và đã nhẹ nhàng phê bình Nguyễn
Duy đôi khi “quá đà”, khiến người đọc phải “ái ngại” [100, tr.76-82].
Trong các bài phê bình nghiên cứu về thơ Nguyễn Duy, thì bài viết Nguyễn
Duy - thi sĩ thảo dân của Chu Văn Sơn là một bài viết công phu, cung cấp cho
người đọc một cái nhìn về thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Duy. Trong đó hai từ
“thảo dân” được dùng với nghĩa: “Cái từ xưa này đang được làm mới, với những
sắc thái thú vị của thì hiện tại, bởi một phong cách ngôn ngữ mà Duy đang phải
lòng- ngôn ngữ “cơm bụi”. Từ đó biện giải “Nguyễn Duy là thi sĩ thảo dân”, chỉ ra
bản chất “thảo dân” ấy ở cảm hứng sáng tác, ngôn ngữ, giọng điệu, thể thơ lục bát
của Nguyễn Duy [70, tr.38-53].
2.2.3. Như vậy, qua các bài nghiên cứu, phê bình thơ Nguyễn Duy nêu trên,
chúng tôi nhận thấy: Các tác giả đã chỉ ra được một số đặc điểm nổi bật về nội dung,
nghệ thuật trong thơ Nguyễn Duy. Nhìn chung, những bài viết trên mới đi vào tìm
hiểu một bài thơ, tập thơ hoặc chỉ dừng lại nghiên cứu một khía cạnh, một mặt nào đó
trong thơ Nguyễn Duy. Hiện chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu, khảo sát
toàn diện và có hệ thống về thơ Nguyễn Duy từ góc nhìn văn hóa. Vì thế đó là phần
đất trống mà chúng tôi hy vọng có thể khai phá. Với luận văn này, chúng tôi hy vọng
góp thêm tiếng nói tìm hiểu một cách có hệ thống về thơ của ông, chỉ ra nét đặc sắc
của thơ Nguyễn Duy dưới góc nhìn văn hoá. Tuy nhiên, tất cả những bài viết ấy đều
là những gợi mở quí giá cho chúng tôi khi thực hiện đề tài luận văn.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng
Vận dụng mối quan hệ văn học – văn hóa để khai thác thơ Nguyễn Duy từ
góc nhìn văn hóa, trên bình diện nội dung và nghệ thuật: không gian nghệ thuật,
hình tượng nhân vật, phương thức thể hiện.
10
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Trong phạm vi của một đề tài luận văn, chúng tôi giới hạn khảo sát những
tác phẩm thơ của Nguyễn Duy đã được in ở trong các tập thơ: Cát trắng (1973),
Ánh trăng (1984), Mẹ và em (1987), Đường xa (1989), Về (1994), Bụi (1997).
- Ngoài ra, để có cơ sở đối sánh, chúng tôi còn nghiên cứu tác phẩm của các
nhà thơ khác. Qua đó thấy được nét tương đồng và đóng góp riêng của Nguyễn Duy.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp chủ
yếu sau đây:
4.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Với phương pháp này, chúng tôi vận dụng để có cách nhìn, cách đánh giá
vừa cụ thể, vừa khái quát những tầng nghĩa tiềm tàng của văn bản tác phẩm.
4.2. Phương pháp cấu trúc- hệ thống
Sử dụng phương pháp này để xem xét những bình diện, những yếu tố và
những biểu hiện của mối quan hệ văn hóa- văn học được vạch ra bên trong hệ thống
những luận điểm, luận cứ.
4.3. Phương pháp so sánh
So sánh thơ Nguyễn Duy với một số tác giả khác để thấy dấu ấn văn hóa nổi
bật trong thơ Nguyễn Duy. Từ đó khẳng định giá trị của yếu tố văn hoá độc đáo đặc
sắc trong thơ ông.
11
4.4. Phương pháp điều tra phân loại
Văn hóa là khái niệm rộng và biểu hiện sinh động, đa dạng trong đời sống
con người. Chúng tôi sử dụng phương pháp này để tìm hiểu những yếu tố văn hóa
được thể hiện qua tác phẩm để từ đó rút ra những nhận xét thỏa đáng.
4.5. Phương pháp liên ngành
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để soi chiếu thơ Nguyễn Duy ở nhiều
góc độ và tìm ra những nét nổi bật nhất trong mối quan hệ văn hóa – văn học.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
5.1. Luận văn chúng tôi là một công trình nghiên cứu có hệ thống về mối
quan hệ giữa văn hóa và văn học thông qua thơ của Nguyễn Duy. Tìm hiểu dấu ấn
văn hóa trong thơ Nguyễn Duy, chúng tôi muốn chỉ ra vai trò của văn hóa đối với
văn học. Đồng thời qua đó, ta sẽ hiểu rõ hơn về quan hệ giữa hiện thực lịch sử và
sáng tạo văn học.
5.2. Luận văn góp phần tìm hiểu, nghiên cứu thơ Nguyễn Duy dưới góc nhìn
văn hóa. Từ đó thấy được bản sắc riêng của thơ Nguyễn Duy trong tiến trình của
thơ ca Việt Nam hiện đại. Đồng thời chúng tôi muốn khẳng định sức sống văn hóa
Việt trong xu thế hội nhập.
5.3. Người viết cũng hi vọng từ những tư liệu và kết quả của luận văn sẽ góp
một phần nhỏ vào việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập thơ Nguyễn Duy ở nhà
trường phổ thông.
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được triển khai trong ba chương:
Chương 1: Dấu ấn văn hóa trong thơ Nguyễn Duy nhìn từ không gian nghệ thuật.
Chương 2: Dấu ấn văn hóa trong thơ Nguyễn Duy nhìn từ hình tượng nhân vật.
Chương 3: Dấu ấn văn hóa trong thơ Nguyễn Duy nhìn từ phương thức thể hiện.
Cuối cùng là danh mục Tài liệu tham khảo và Phụ lục.
12
B. NỘI DUNG
Văn hóa là một hiện tượng đa dạng và phức tạp. Tùy theo góc độ nghiên
cứu, khái niệm văn hóa được trình bày khác nhau. Theo Từ điển Tiếng Việt 2000,
“Văn hoá là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra trong quá trình lịch sử” [61, tr.1100]. Định nghĩa của UNESSCO về
văn hóa: “Văn hóa là tổng thể nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm
xúc, quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn
hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của
con người, những hệ thống giá trị, những tập tục và tín ngưỡng” [85, tr.24]. Ở
Việt Nam khái niệm văn hóa cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Và đây là
khái niệm khá tiêu biểu của PGS- TS Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống
hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá
trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự
nhiên và xã hội” [82, tr.10].
Văn hóa là cơ sở, nền tảng cho văn học ra đời và phát triển. Văn học nghệ
thuật là bộ phận cấu thành và rất quan trọng của văn hóa. Thực tiễn cuộc sống và
nền văn hóa dân tộc là mảnh đất màu mỡ làm nảy sinh và nuôi dưỡng văn học nghệ
thuật. Hiện thực đời sống - nơi tiềm tàng những giá trị văn hóa vô cùng phong phú,
luôn tác động tới nhận thức, tư tưởng nhà văn. Nói cách khác, nhà văn kiếm tìm giá
trị văn hóa từ hiện thực cuộc sống để tái hiện, tái tạo trong tác phẩm văn chương
theo phong cách riêng. Như vậy, một tác phẩm văn học ra đời là kết quả của sự
khúc xạ, chưng cất các giá trị văn hóa. Khi nói tới văn hóa của một dân tộc, người
ta không thể không nghĩ ngay đến nền văn học của dân tộc đó, bởi “văn học là một
bộ phận không thể tách rời khỏi văn hóa”.
Văn học phản ánh, lưu giữ và sáng tạo văn hóa. Thực tế cho thấy, văn học
của bất kì dân tộc nào cũng đều phản ánh và lưu giữ văn hóa dân tộc đó. Văn học
như là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội và văn hóa dân tộc. Không chỉ phản
ánh văn hóa, văn học còn là sự hội tụ kết tinh các nguồn văn hóa. Văn học, thông
qua bạn đọc góp phần cải tạo, thúc đẩy văn hóa phát triển. Văn học còn có vai trò
sáng tạo văn hóa, làm phong phú gấp bội những tinh hoa văn hóa vốn có. Văn học
nơi chứa đựng những tư tưởng văn hóa, những nhận thức thẩm mỹ về muôn mặt của
13
đời sống con người của nhà văn. Có thể nói, đằng sau những nhà văn lớn là cả một
nền văn hóa của nhiều thế kỷ. Văn học là một bộ phận của văn hóa, nó chịu sự chi
phối mang tính quyết định của văn hóa.
Như vậy, văn học luôn có mối quan hệ chặt chẽ với văn hóa. Có thể nói nhà
văn đích thực là một nhà hoạt động văn hóa, tác phẩm văn học là một sản phẩm văn
hóa và người đọc là một người hưởng thụ văn hóa. Văn hoá là nền tảng tinh thần
của xã hội và sáng tạo văn học nghệ thuật là bộ phận quan trọng, nòng cốt của văn
hoá. Nó có khả năng truyền cảm mạnh mẽ và có sức sống lâu bền khi biết đi sâu
vào tư tưởng đạo đức, đời sống bên trong của con người.
Có thể nói, phương diện văn hoá trong văn học ngày càng được quan tâm bởi
giữa văn hoá và văn học có mối liên hệ mật thiết. Văn học phản ánh đời sống, thực
chất cũng là một phán đoán về văn hoá. Văn hoá là một phương diện bên trong quy
định hành vi, suy nghĩ, cảm nhận của con người trong từng thời kỳ. Đọc bất cứ tác
phẩm văn học nào chúng ta đều tìm thấy những biểu hiện của văn hoá trong đó. Văn
hóa và văn học đều phản ánh đời sống con người nên mọi lĩnh vực trong đời sống
đều là đối tượng của văn hóa- văn học, trong đó con người là chủ thể.
Trong phạm vi của luận văn, để làm công cụ cho việc triển khai vấn đề,
chúng tôi đồng ý với cách hiểu về văn hoá theo định nghĩa của PGS.TS Trần Ngọc
Thêm. Theo cách hiểu này, chúng tôi đặt vấn đề tìm hiểu dấu ấn văn hóa qua sáng
tạo nghệ thuật của nhà thơ Nguyễn Duy để thấy những giá trị văn hóa Việt kết tinh
trong thiên nhiên, cuộc sống, và con người nơi đây. Qua đó, khẳng định sức sống và
sự phong phú của văn hóa Việt Nam. Từ nhận thức sâu sắc về mối quan hệ giữa văn
hóa- văn học, chúng tôi tập trung khảo sát mối quan hệ đó trong thơ Nguyễn Duy ở
những bình diện như đã nêu trong phần cấu trúc luận văn.
14
CHƯƠNG 1
DẤU ẤN VĂN HÓA TRONG THƠ NGUYỄN DUY NHÌN TỪ
KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
1.1. Không gian thiên nhiên làng quê
Trong tâm thức mỗi con người Việt Nam, sự gắn bó giữa con người và tự
nhiên là một tất yếu của cuộc sống. Không huyền bí cao xa, không bao la rộng lớn
đến sơn cùng thủy tận đến hút cả tầm mắt, thiên nhiên trong thơ Nguyễn Duy là
những gì gần gũi mộc mạc nhất. Thiên nhiên ở đây rất bình dị nhưng lại chở cả hồn
thiêng của dân tộc, cả một bề dày văn hóa của quê hương. Nếu không phải là văn
hóa nông nghiệp lúa nước, cội nguồn của nền văn hóa dân tộc thì làm sao có những
hình ảnh rất quen thuộc ấy. Nhà thơ đã hướng mỹ cảm vào văn hóa dân tộc, mà
trong đó thiên nhiên làng quê là một thành tố. Điều đặc biệt, thiên nhiên trong thơ
Nguyễn Duy không chỉ đơn thuần là thiên nhiên khách quan mà đã trở thành hình
tượng nghệ thuật độc đáo. Hình ảnh thiên nhiên làng quê như ánh trăng, cây tre,
mảnh đất với những đặc trưng rất riêng đã mang tính biểu tượng văn hóa độc đáo
trong sáng tác Nguyễn Duy. Trong sáng tác của mình, Nguyễn Duy không đơn
thuần miêu tả vẻ đẹp bên ngoài của thiên nhiên. Ông trải lòng mình với cảnh vật,
soi chiếu thiên nhiên từ nhiều hoàn cảnh, nhiều chiều kích khác nhau, từ đó mang
đến những ý nghĩa mới mẻ cho những hình ảnh vốn quen thuộc, mở ra cho người
đọc những liên tưởng mới mẻ đầy thú vị. Có thể nói, nền văn hóa Việt Nam với đặc
trưng lớn nhất là văn hóa nông nghiệp đã được Nguyễn Duy phản ánh thông qua
những bức tranh thiên nhiên bằng thơ. Bởi vậy, tiếng thơ Nguyễn Duy đã đưa tâm
hồn người đọc trở về với những giá trị văn hóa đã tỏa bóng hàng ngàn năm trong
tâm hồn dân tộc.
1.1.1. Hình ảnh cây tre Việt Nam
Bức tranh thanh bình của làng quê Việt Nam luôn gắn với những hình ảnh
đặc trưng mang đậm sắc thái dân tộc: mái đình, cây đa, cánh cò, sáo diều, con trâu,
luỹ tre Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các nẻo đường đất nước và gắn
bó máu thịt thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức
người Việt, cây tre trở thành hình ảnh thiêng liêng chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền,
15
có sự cộng sinh cộng cảm hơn cả. Cây tre là nét đặc sắc nhất của Làng xã. Lũy tre
mang tính biểu tượng cho tinh thần tự trị, tự quản của làng. Luỹ tre trở thành thành
luỹ kiên cố của làng bất khả xâm phạm “đốt không cháy, trèo không được, đào
không qua”. Bao đời nay, lũy tre làng vẫn tồn tại như một biểu tượng của văn hóa
làng. Cùng với việc bảo vệ chống tai hoạ đến từ bên ngoài, luỹ tre còn là một thứ
ranh giới thiêng liêng của cộng đồng làng xã, một cách biểu thị sự độc lập và bảo vệ
tính riêng biệt độc đáo của làng…Chính vì vậy, hình ảnh lũy tre luôn có một vị trí
nhất định trong đời sống tâm hồn của người dân đất Việt.
Cũng chọn cây tre làm đối tượng phản ánh, Nguyễn Duy đã khai thác và
miêu tả theo cách riêng của mình. Cây Tre Việt Nam trong thi tưởng Nguyễn
Duy biểu tượng cho khí phách con người Việt được chắt lọc, kết tinh trong suốt
chiều dài lịch sử. Đây là một phát hiện độc đáo, một đặc trưng nghệ thuật của
Nguyễn Duy và đã để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc. Không kiêu hãnh
như tùng bách, không kiêu sa như các loài hoa hương sắc, loài tre mộc mạc, bình dị
mà có sức sống mãnh liệt: “Thân gầy guộc, lá mong manh/Mà sao nên luỹ nên
thành tre ơi/Ở đâu tre cũng xanh tươi/Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu”. Vượt lên
những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đất sỏi, đất vôi,…tre vẫn thích nghi để xanh
tươi, trường tồn, và dựng nên thành luỹ vững bền không sức mạnh nào có thể tàn
phá huỷ diệt. Đến lượt con người lại nhận ra sự tương hợp kỳ lạ giữa phẩm chất của
tre với cốt cách của chính mình. Tre không mọc riêng lẻ mà sống thành từng lũy tre,
rặng tre. Phải chăng điều đó làm nên nét đẹp hài hoà của làng quê và con người
Việt? Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Người
Việt dù ở đâu, vẫn sinh tồn, vẫn “xanh tươi” như sức sống của lũy tre làng. Sự sống
bền bỉ của tre giống như sức sống bất diệt của con người Việt Nam: “Có gì đâu, có
gì đâu/ Mỡ màu ít, chắt dồn lâu hoá nhiều/ Rễ siêng không ngại đất nghèo/ Tre bao
nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở
mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng
năng, chịu thương, chịu khó, bám đất bám làng.“Vươn mình trong gió tre đu/Cây
kham khổ vẫn hát ru lá cành”. Cây tre hay hình ảnh và cốt cách người Việt chúng
ta. Vượt lên nỗi vất vả nhọc nhằn và cả những đau thương, con người Việt Nam vẫn
ngời sáng tâm hồn lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống.
16
Hình ảnh của cây tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt Nam mộc mạc, con
người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí. Tre cùng người trải qua bao thăng
trầm của lịch sử, trải qua bao cuộc chiến tranh giữ nước, giành độc lập tự do dân
tộc. Tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của người
Việt Nam: “Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh/ Tre xanh không đứng khuất mình bóng
râm /Bão bùng thân bọc lấy thân/ Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm”, “Thương
nhau tre chẳng ở riêng/ Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người/ Chẳng may thân gãy
cành rơi/ Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng”. Trong vô vàn những khó
khăn, tre vẫn truyền lại nguyên cái gốc cho con như bao thế hệ người Việt đi trước
vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống đạo lý dân tộc. Đó là tinh thần đoàn kết,
lòng nhân ái, tình yêu thương đùm bọc, chia sẻ trong lao động, trong đấu tranh cũng
như khi khó khăn hoạn nạn.
“Tre già, măng mọc” đó là quy luật lẽ thường của tự nhiên. Điều quý giá
nhất là tre để lại “cái gốc” cho con, cũng như ý thức về tạo dựng, giữ gìn phát huy
những truyền thống tốt đẹp đã được các thế hệ người Việt Nam vun đắp và truyền
thừa, làm nên sức mạnh dân tộc. Cũng vì thế mà dân tộc Việt Nam luôn kiên cường
chiến thắng, không khuất phục trước kẻ thù ngoại xâm, vượt qua mọi thử thách với
ý chí tự chủ tự lực, tự cường, như loài tre “Không đứng khuất mình bóng râm”,
“Đâu chịu mọc cong”, từ khi sinh ra đã vươn thẳng và “nhọn như chông lạ
thường”. Phải chăng đó là một huyền thoại mà nhà thơ Nguyễn Duy đang kể với
chúng ta. Huyền thoại về cây tre Việt Nam và cũng là huyền thoại về sức sống của
con người Việt Nam từ ngày xửa ngày xưa cho đến hôm nay và mãi mãi về sau.
Cây tre trong thơ Nguyễn Duy vì vậy đã trở thành hình ảnh biểu tượng đẹp về khí
phách kiên cường, bất khuất của người Việt Nam.
Cùng viết về cây tre làng thân thuộc, nhưng nhà thơ Nguyễn Bính lại có một
cách cảm nhận khác với Nguyễn Duy. Trong thơ Nguyễn Bính, lũy tre làng - đó là
nơi gội mát, nuôi dưỡng tâm hồn con người: “Còn nhớ năm xưa đuổi bướm
vàng/Mải vui quên cả nắng chang chang/Tuổi thơ ngây sống trong như
mộng/Trong lũy tre xanh: Giới hạn làng” (Sống lại). Ông đã cảm nhận được từ lũy
tre một vẻ đẹp thanh khiết, một sự bình yên thanh thoát như nếp sống tự ngàn xưa
của chốn làng quê Việt Nam. Như một nguồn sữa của quê hương, lũy tre đã tiếp sức
cho tâm hồn và vẻ đẹp của làng quê, tạo nên sức sống của làng quê thanh bình và
17
thi vị: “Khỏi lũy tre làng tôi nhận thấy /Bắt đầu là cái thắt lưng xanh” (Mùa xuân
xanh). Dẫu được nhìn với cảm quan của người nghệ sĩ lãng mạn giai đoạn 1932-
1945 nhưng hình ảnh lũy tre trong thơ Nguyễn Bính còn mang dấu ấn văn hóa làng
xã dưới ý nghĩa của tính tự trị. Trong khi Nguyễn Duy lại tập trung chú ý về tính
cộng đồng của người Việt từ hình ảnh cây tre. Như vậy, nếu hình ảnh cây tre trong
thơ Nguyễn Bính giúp ta cảm nhận cái đẹp ở cảnh sắc, ở cuộc sống thanh bình chân
chất mộc mạc ở làng quê thì cây tre xuất hiện trong thơ Nguyễn Duy giúp ta hiểu
thêm về khí phách sức sống con người Việt Nam.
1.1.2. Hình ảnh ánh trăng gắn với kí ức, kỉ niệm của con người
Cuộc sống của con người nông nghiệp luôn gắn bó mật thiết với thiên nhiên,
cho nên con người là một “tiểu vũ trụ” trong lòng “đại vũ trụ”, con người và đất trời
có thể hòa hợp với nhau trong mối tương cảm, tương thông (thiên - nhân tương dữ,
thiên - nhân tương cảm). Con người tìm thấy ở thiên nhiên sự gần gũi, có mối liên
hệ mật thiết.
Được nuôi dưỡng từ cái nôi văn hóa Bắc Bộ, Nguyễn Duy lớn lên trên mảnh
đất với những cánh đồng lúa bạt ngàn thẳng cánh cò bay, những dòng sông chở
nặng phù sa…Thế giới tự nhiên không biết tự bao giờ trở thành người mẹ nuôi
dưỡng, chở che, là người bạn thủy chung với con người. Có lẽ điều đó ăn sâu vào
tâm thức nhà thơ như một lẽ tự nhiên, tự nhiên như hơi thở, khí trời. Vì thế, ta có
thể nhận thấy mảng màu thiên nhiên trong thơ Nguyễn Duy không chỉ đơn thuần là
thiên nhiên khách quan mà trở thành hình tượng nghệ thuật độc đáo. Thiên nhiên
trở thành người bạn thủy chung của con người. Theo đó, vầng trăng cũng không
huyền bí xa lạ mà trở nên gần gũi, thân thiết với con người. Vầng trăng (Ánh trăng)
của Nguyễn Duy là người bạn đường gắn bó với cuộc sống con người, cùng sẻ chia
những niềm vui lẫn nổi buồn, cả hạnh phúc lẫn khổ đau. Trăng gắn liền với kỉ niệm
thời thơ ấu ở làng quê: “Hồi nhỏ sống với đồng/với sông rồi với bể”. Trong những
năm tháng gian lao nơi chiến trường, trăng thành người bạn chia sẻ ngọt bùi, đồng
cam cộng khổ mọi gian nan thiếu thốn, mọi buồn vui: “Hồi chiến tranh ở rừng
/Vầng trăng thành tri kỉ”. Trăng gắn bó sâu nặng với con người mà không trở lực
nào có thể ngăn cách. Vầng trăng của Nguyễn Duy thật sự trở thành “tri kỉ” với
người lính trong những năm tháng máu lửa.
18
Trăng trong thơ Nguyễn Duy chính là hình ảnh thiên nhiên đẹp. Thiên nhiên
với tất cả những gì gần gũi, hồn nhiên, tươi mát. Một thiên nhiên rộng lớn, khoáng
đạt, chan hòa. Một mối quan hệ gắn bó giữa thiên nhiên và con người cũng được
mở ra. Trong đó con người sống với thiên nhiên, sống giữa thiên nhiên và gắn bó
máu thịt với thiên nhiên: “với đồng”, “với sông”, “với bể”, “với rừng”. Trong
không gian thân thương của làng quê, ta nhận ra niềm say mê, sảng khoái, hả hê của
con người được chan hoà, ngụp lặn trong cái mát lành của quê hương. Con người
được hưởng cái mát dịu ngọt ân tình của thiên nhiên, hoà mình với thiên nhiên qua
ánh trăng lai láng trên cánh đồng, dòng sông, bãi biển. Trong sự cộng sinh chan hòa
ấy, con người tự nhận xét mình “hồn nhiên như cây cỏ” giữa mẹ tự nhiên, như là
một bộ phận của Tự nhiên.
Trong cảm quan của người nghệ sĩ Nguyễn Duy, thiên nhiên không chỉ là
người bạn cùng chia sẽ buồn vui mà còn là chỗ dựa nâng đỡ tinh thần con người.
Vẻ đẹp của thiên nhiên có khả năng vẫy gọi thiên lương con người. Khi con người
đến với thiên nhiên cũng là thời khắc con người nghiệm ra những bài học của cuộc
sống, về tình người, về đạo đức, về lẽ phải, tìm lại nghĩa tình muôn đời của người
Việt. Bởi vậy, ánh trăng, với lí tính khách quan của nó - là mang đến ánh sáng mát
mẻ huyền diệu cho con người và cuộc đời, khi bước vào địa hạt thơ ca Nguyễn Duy
đã mang tính biểu tượng cho nguồn sáng thanh lọc tâm hồn con người.
Sự ồn ã của phố phường, những công việc mưu sinh và những nhu cầu vật
chất thường nhật khác đã lôi kéo con người ra khỏi những giá trị tinh thần truyền
thống. Một phần vô tâm đã lấn át lí trí của con người, khiến họ trở thành kẻ quay
lưng với quá khứ. Con người ta khi được sống đầy đủ về mặt vật chất thì thường
hay quên đi những giá trị tinh thần, quên đi cái nền tảng cơ bản của cuộc sống, đó
chính là tình cảm con người. Người lính trong Ánh trăng cũng vậy. Người lính đã
quên đi những năm tháng tưởng chừng không thể nào quên. Đó là những ngày
tháng gian khổ, những năm tháng chiến tranh ác liệt nhưng chan chứa nghĩa tình.
Con người từng một thời chiến đấu, từng ngang dọc trên nhiều chiến trường đã vô
tình lãng quên quá khứ.
Có thể nói, với mỗi chúng ta vầng trăng là một vật thể bình thường mà thiên
nhiên, đất trời ban tặng- nguồn sáng trong đêm. Nhưng với Nguyễn Duy, vầng trăng
19
không những là hình ảnh của quê hương mà nó còn là một quan toà lương tâm trong
tận sâu thẳm tâm hồn nhà thơ. Ánh trăng làm thức tỉnh con người. Tình huống gặp
lại trăng là bước ngoặt tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong tình cảm và suy nghĩ
của người lính với vầng trăng: “Vội bật tung cửa sổ/Đột ngột vầng trăng tròn”.
Vầng trăng đến đột ngột đã làm sáng lên cái góc tối ở con người, đánh thức sự ngủ
quên trong điều kiện sống của con người đã hoàn toàn đổi khác. Ánh trăng soi rọi
tâm hồn, khiến con người bừng tỉnh: “Trăng cứ tròn vành vạnh/kể chi người vô
tình/ánh trăng im phăng phắc/đủ cho ta giật mình”. Đối diện với vầng trăng, con
người có thể nhận ra mình, nhận ra sự đổi thay của mình. Trước vầng trăng, người
lính “giật mình” nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình.
Cái “giật mình” của sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải đổi thay trong cách sống. Cái
“giật mình” của người lính phải chăng là sự thức tỉnh lương tâm của con người? Chỉ
im lặng thôi “vầng trăng” đã thức tỉnh, đánh thức con người sau một cơn mê dài đầy
u tối. Trăng níu kéo con người ta bên bờ vực trụy lạc, tha hóa. Nó làm cho con
người ta thức tỉnh, sám hối và giác ngộ, ý thức lại những điều Thiện- Ác trong bản
thân mình và trong xã hội. Nếu ai đó có lúc quên đi những điều thiêng liêng tốt đẹp
của quá khứ thì phải có những lúc giật mình tỉnh thức trong hiện tại mới mong đạt
được những ân nghĩa tốt lành ở tương lai. Bởi đó là chân lí đã trở thành đạo lí sống
thủy chung của người Việt ta: “Uống nước nhớ nguồn”.
Nếu như trăng trong Đồng chí (Chính Hữu), Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)
chỉ soi vào phần tươi đẹp cuộc sống con người, vào chính diện của cuộc đời, thì trăng
trong thơ Nguyễn Duy lại soi rọi vào góc khuất tâm hồn của con người để thức tỉnh
lương tri, giúp người ta biết sống ân nghĩa, thủy chung. Thế mới biết sự cảm ứng và
tương thông giữa con người với thiên nhiên kì diệu đến chừng nào. Và đây cũng là
một nét văn hóa đặc trưng của con người Việt Nam ta trong cách ứng xử với tự
nhiên. Thơ của Nguyễn Duy không chú tâm khai thác cái đẹp của trăng, nhưng ánh
trăng trong thơ ông vẫn mãi làm day dứt người đọc - sự day dứt về những điều được
và mất, nên và không khi sống trong cuộc đời. Ánh trăng thể hiện cái nghĩa tình
muôn đời của người Việt cứ khắc khoải nơi đáy lòng của người đọc. Ánh trăng như
một tấm gương soi để con người thấy được gương mặt thực của mình, để tìm lại cái
đẹp tinh khôi mà chúng ta tưởng đã ngủ ngon trong quên lãng. Bởi vậy, trăng trong
thơ Nguyễn Duy thực sự là nguồn sáng thanh lọc tâm hồn con người.
20
Vầng trăng và thiên nhiên là trường tồn, bất diệt thể hiện vẻ đẹp bình dị và
vĩnh hằng của cuộc sống. Vì vậy, con người cần phải có văn hóa khi ứng xử với tự
nhiên, biết tôn trọng và sống hài hòa với tự nhiên. Bởi tự nhiên cũng góp phần làm
cho cuộc sống đẹp hơn gấp nhiều lần. Đó có lẽ là thông điệp mà ta có thể nhận ra
đằng sau những vần thơ về thiên nhiên của Nguyễn Duy. Điều đó cũng lí giải vì sao
những dòng viết về thiên nhiên trong thơ Nguyễn Duy là những dòng trĩu nặng tình
cảm ưu ái dành cho thiên nhiên.
1.1.3. Hình ảnh mảnh đất quê hương- nơi cội nguồn của sự sống
Đọc thơ Nguyễn Duy, người yêu thơ nhận ra chất quê mặn mà, đằm thắm
trong những hình ảnh quen thuộc. Trước Nguyễn Duy, đã bao người làm thơ về đất.
Hình ảnh đất xuất hiện trong thơ ca có lẽ vì chất thô mộc giản dị của cuộc sống đời
thường mà nó tạo ra. Nhưng trong thơ Nguyễn Duy, gắn với không gian thiên nhiên
làng quê hình ảnh đất đã xuất hiện với tần số cao và có giá trị, ý nghĩa mang tính
biểu tượng. Chính chất thô mộc, giản dị, gần gũi với cuộc sống của người dân quê
mà hình ảnh đất đã tạo nên một nét riêng trong thơ Nguyễn Duy, thể hiện phong
cách của nhà thơ.
Xuất phát từ nét nghĩa gốc, đất là chất rắn làm thành líp trên cùng của bề mặt
trái đất, hình ảnh đất trong thơ Nguyễn Duy đem đến cho người đọc những cảm
nhận mới mẻ. Đó là thế giới của sự thân quen bình dị, của sự tĩnh tại bất biến. Ở đó,
những giá trị tinh thần đã được ngưng kết lại, trường tồn cùng với thời gian. Trong
thơ Nguyễn Duy, đất là nơi qui tụ những vẻ đẹp đơn sơ mà kỳ diệu của thiên nhiên,
cuộc sống con người. Khi viết về thiên nhiên, ông thường quan tâm đến cây tre, cây
sim, hoa lau, hoa lúa. Những loài cây, loài hoa mọc lên từ những miền đất khô cằn
khô cằn với vẻ đẹp không phô ra rực rỡ mà ẩn chìm trong sắc tím, trong thân gầy
guộc lá mong manh. Nguyễn Duy đã phát hiện đằng sau màu xanh vĩnh cửu
của luỹ tre, sắc tím của hoa và vị thơm mọng của quả sim đều bắt nguồn từ sự chắt
chiu màu mỡ ở những mảnh đất khô cằn. Một dòng nước xanh tuôn lặng lẽ dưới hố
bom sâu kia với Nguyễn Duy là biểu hiện của: “Đau thương mấy vẫn ngọt lành bên
trong” của đất mẹ (Đất đỏ nước xanh). Màu đất của con đường vắt ngang cánh
rừng Hướng Hoá như “cái đầu trọc lóc” vì bị bom dội trong mắt Nguyễn Duy là
“màu đỏ rực vắt ngang mây” (Con đường qua Bến Mới). Nguyễn Duy thấy trong
21
đất là hình ảnh của một nguồn sống dồi dào mãnh liệt:“Đất tân sinh ngỡ ngọt
ngào” (Đánh thức tiềm lực). Cái ngọt ngào chỉ có trong lòng đất. Một nguồn lực mà
con người cần phải cần cù, chịu khó lao động để tìm ra: “Cha cúi lom khom tìm gì
trong đất kia? /- Cha đi tìm hạt gạo…”(Với đồng bằng). Hạt gạo nuôi sống con
người và đất tiềm tàng khả năng làm ra những hạt ngọc quí giá kia. Nguyễn Duy
thấy tiềm ẩn trong đất khả năng vô tận, nguồn sống dồi dào của đất. Ở đây ta thấy
có sự gặp nhau giữa hình ảnh đất trong thơ Nguyễn Duy và ý nghĩa biểu tượng
trong văn hóa nhân loại. Hình ảnh đất tượng trưng cho chức năng người mẹ, cho
thiên tính nữ “ngọt ngào”. Trong không gian thiên nhiên làng quê, đất đai luôn gắn
bó với mỗi người dân lao động. Nhắc đến đất đai, đồng ruộng, người ta nghĩ ngay
đến những người nông dân, những con người nơi đồng quê gắn cả cuộc đời mình
với mảnh đất. Đất đai và người nông dân có sự gắn bó dường như máu thịt.
Trong thơ Nguyễn Duy, đất cũng chính là cội nguồn- là nơi khắc ghi muôn
đời những vẻ đẹp bình dị nhưng rất đỗi thiêng liêng đối với mỗi con người. Có thể
nói, gắn với hình ảnh của đất là hiện thực cuộc sống làng quê Việt: “Làng tôi xưa
toàn nhà tranh vách đất”, “Bao nhiêu thời vỡ đê trắng, mất đồng” (Đánh thức tiềm
lực). Nguyễn Duy đã đưa người đọc đến với bức tranh làng quê, với cuộc sống
nghèo nàn đầy khó khăn, thiếu thốn. Cùng những căn nhà vách đất là thiên tai, lũ
lụt, hạn hán. Cuộc sống mà ở đó kí ức tuổi thơ của mỗi đứa trẻ sống ở làng chỉ có
lấy vầy đất làm trò chơi, làm niềm vui của mình: “lũ trẻ chúng tôi vầy đất tối
ngày”(Đánh thức tiềm lực). Cuộc sống nghèo nàn niềm vui của con người cũng toát
lên một sự nghèo khó. Đằng sau cái nhìn “cúi đầu xuống gặp chân mình lấm
đất”(Trăng sông Tiền), đằng sau cái bàn chân lấm đất kia là cả một nổi ngậm ngùi
đến xe xót của người dân quê cho cảnh lam lũ, lấp lám “đầu trần chân đất”. Đất
cũng chứng kiến làng quê trong những năm tháng chiến tranh đầy nhọc nhằn đau
đớn: “Khói ngòm suốt dải Trường Sơn/ bom tuôn xuống đất đất tuôn lên trời”
(Nắng). Đất trong thơ Nguyễn Duy là nơi giao tranh ác liệt giữa sự sống và cái chết.
Tất cả phơi bày ra trên mặt đất, đất là nơi chịu nhiều thương tổn, bị xẻ dọc bị đào
xới, là một nhân chứng cho sự khốc liệt của chiến tranh và cả sự chịu đựng hi sinh
thầm lặng của người dân. Cùng tồn tại mãi với thời gian, Đất cũng như một chứng
nhân lịch sử chứng kiến tất cả sự kiện của lịch sử tâm hồn con người. Lịch sử của
dân tộc là lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm, bởi vậy “trang sử đất” là
22