Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Tiểu thuyết Đàn Trời của Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.2 KB, 97 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM






CAO THÀNH DŨNG





TIỂU THUYẾT ĐÀN TRỜI
CỦA CAO DUY SƠN TỪ GÓC NHÌN VĂN HOÁ







LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN









THÁI NGUYÊN - 2013


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




CAO THÀNH DŨNG




TIỂU THUYẾT ĐÀN TRỜI
CỦA CAO DUY SƠN TỪ GÓC NHÌN VĂN HOÁ




Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60220121



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN ĐỨC HẠNH






THÁI NGUYÊN - 2013


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh. Nội dung đề tài nghiên
cứu của Luận văn chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Thái Nguyên, ngày 08 tháng 4 năm 2013
Tác giả luận văn


Cao Thành Dũng









Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii

LỜI CÁM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự chỉ dẫn
quý báu, trách nhiệm và nhiệt tình của PGS. TS Nguyễn Đức Hạnh. Tác giả
xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới thầy.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo khoa Ngữ văn
trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Nhà văn Cao Duy Sơn đã tận tình
giúp đỡ trong quá trình học tập và làm luận vặn.
Xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên,
giúp đỡ trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013
Tác giả luận văn



Cao Thành Dũng






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ VÀI NÉT VỀ NHÀ
VĂN CAO DUY SƠN 8
1.1. Khái niệm văn hóa … 8
1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học 9
1.3. Các khuynh hƣớng nghiên cứu văn học theo hƣớng văn hóa 14
1.4. Vài nét về văn hóa Cao Bằng 17
1.5. Nhà văn Cao Duy Sơn và tiểu thuyết Đàn trời 27
1.5.1. Nhà văn Cao Duy Sơn 27
1.5.2. Vài nét về tác phẩm Đàn trời ……28
Chƣơng 2. KHÔNG GIAN VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT ĐÀN TRỜI 32
2.1. Không gian “Bản” trong tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn 33
2.2. Không gian phố thị trong tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn 39
2.3. Không gian xa lạ trong tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn 44
2.4. Không gian tâm linh trong tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn 49
Chƣơng 3 MẪU NGƢỜI VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT ĐÀN
TRỜI CỦA NHÀ VĂN CAO DUY SƠN 58
3.1. Mẫu ngƣời văn hóa miền núi truyền thống 59
3.2. Mẫu ngƣời văn hóa “rạn vỡ” 67
3.3. Mẫu ngƣời tha hóa 74
3.4. Định hình một mẫu ngƣời văn hóa của thời đại mới 81

KẾT LUẬN 85
THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong những năm gần đây ở Việt Nam, nghiên cứu văn học theo
hƣớng văn hóa đang trở thành một khuynh hƣớng khá sôi động. Đã có một số
tác giả đi theo hƣớng nghiên cứu này nhƣ Trần Đình Hƣợu, Trần Ngọc Vƣơng,
Đỗ Lai Thúy, Trần Nho Thìn… đã đạt đƣợc những thành công nhất định.
Nguyên do của sự chuyển hƣớng nghiên cứu này về cơ bản là khi văn
học “đóng khung” trong phạm vi thuần túy của nó, “chân trời” khám phá dần bị
thu hẹp, bất lực trƣớc sự biến đổi của văn học trong xã hội tiêu dùng. Đặc biệt
là đối với văn học đƣơng đại thì những hƣớng nghiên cứu truyền thống cần
thiết phải thay đổi để phù hợp với thực tế văn học và cần có vận động linh hoạt
theo hƣớng liên ngành.
1.2. Từ những năm 50, 60 của thế kỷ XX, ở phƣơng Tây các nhà nghiên
cứu đã đặt ra vấn đề văn bản mở (liên văn bản) - tức là đặt văn học trong mối
quan hệ với các kiểu văn bản khác, trong đó có văn hóa, để nhằm mở rộng ý
nghĩa, có cái nhìn đa chiều, đa dạng hơn về văn học. Lịch sử nghiên cứu văn
học thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng cho thấy đây là một hƣớng đi đúng
đắn, khả quan, phù hợp với thời đại.
Ở Việt Nam nghiên cứu văn học theo hƣớng văn hóa bƣớc đầu đạt đƣợc
một số thành tựu, tuy nhiên, để trở thành một hệ thống lý thuyết đầy đủ, toàn
diện, có lẽ còn cần thêm nhiều thời gian và công trình khoa học.

1.3. Cao Duy Sơn là nhà văn của mảnh đất và con ngƣời miền núi. Trong
những trang viết của ông ngập tràn sắc mầu văn hóa của con ngƣời Cao Bằng
nhƣ ông đã từng tâm sự: “Tôi sinh ra và lớn lên ở thị trấn Cô Sầu (huyện Trùng
Khánh, Cao Bằng). Đó là một thị trấn cổ rất nổi tiếng. Nghiệp văn chƣơng của
tôi cứ bám lấy thị trấn Cô Sầu mà khám phá, viết mãi vẫn chƣa thấy đủ, chƣa
thấy thấu cái tầng sâu văn hóa tiềm ẩn ở vùng đất này. Tôi viết nhƣ một sự trả


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
nợ, trả nợ quê hƣơng, trả nợ những ngƣời đã sinh ra mình, bè bạn, xóm giềng
Cả đời tôi sẽ vẫn là những cuộc khám phá về Cô Sầu với những con ngƣời
miền núi chân chất” [12]. Có thể nói, tình yêu và bản sắc văn hóa độc đáo của
mảnh đất này đã ngấm vào máu thịt của nhà văn để mỗi trang viết của ông có
sự ám ảnh của thời gian, của hoài niệm, của chiều sâu văn hóa mà ngƣời đọc
cần suy ngẫm.
Xuất phát từ những vấn đề lý thuyết và thực tiễn văn học hiện nay, đặc
biệt là tiểu thuyết Cao Duy Sơn với những giá trị nghệ thuật đã đƣợc khẳng
định, tình cảm yêu mến của bạn đọc dành cho ông, chúng tôi nhận thấy hƣớng
nghiên cứu văn hóa về tiểu thuyết Cao Duy Sơn là một hƣớng đi khả quan.
Triển khai đề tài Tiểu thuyết Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa, chúng tôi muốn
đóng góp thêm một cách khám phá sáng tác của nhà văn này.
2. Lịch sử vấn đề
Đề tài miền núi là một những đề tài đƣợc nhiều nhà văn quan tâm và gặt
hái nhiều thành công. Trong các nhà văn ấy, Cao Duy Sơn là nhà văn ngƣời
dân tộc thiểu số gây đƣợc tiếng vang lớn và thu đƣợc sự quan tâm theo dõi của
bạn đọc cũng nhƣ của các nhà nghiên cứu - phê bình văn học. Tác phẩm của
Cao Duy Sơn đã đƣợc tập trung giới thiệu, phê bình nghiên cứu ở nhiều góc
nhìn, nhiều cấp độ khác nhau. Theo sự tập hợp của chúng tôi, tác phẩm của Cao

Duy Sơn đã đƣợc tìm hiểu, đánh giá theo một số hƣớng tiếp cận sau đây.
Thứ nhất: Những bài báo giới thiệu chân dung nhà văn Cao Duy Sơn,
hoàn cảnh ra đời một số tác phẩm tiêu biểu, phân tích, đánh giá đặc điểm nội
dung và nghệ thuật trong tác phẩm của nhà văn này.
Nhà thơ Hữu Thỉnh đánh giá cao sự thành công của văn suôi Cao Duy
Sơn khi phản ánh hiện thực cuộc sống và con ngƣời miền núi: “Tác giả Cao
Duy Sơn đem đến cho ngƣời đọc mảng sống đậm đặc, tƣơi ròng về con ngƣời
miền núi, vừa cổ kính, vừa hiện đại, mộc mạc, chân chất không để đánh mất
trong những hoàn cảnh éo le, đau đớn”. Tác giả Đỗ Đức lại tập trung phân tích


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
ngôn ngữ nghệ thuật của tập truyện Ngôi nhà xưa bên suối: “Tập truyện này
của Cao Duy Sơn giống tổ chim gáy. Nó không cầu kỳ, thoáng đọc còn cảm
thấy nó quềnh quàng, vụng dại. Nhƣng chuyện nào cũng có nhiều câu khiến
ngƣời ta giật mình về sự sắc sảo trong quan sát cuộc sống và ngoại giao bằng
chính ngôn ngữ của ngƣời vùng mình ”.
Tác giả Chu Thu Hằng với bài viết: Cả đời tôi chỉ theo đuổi đề tài về
người miền núi, trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội lại khẳng định, qua lời tâm sự
của nhà văn Cao Duy Sơn, về đề tài tâm huyết và tình yêu sâu đậm của nhà văn
dành cho quê hƣơng miền núi thân thƣơng của mình.
Tác giả Hứa Hiếu Lễ với hai bài viết Bông sen đang hát và Nhà văn
người Cô Sầu đạt giải thƣởng văn chƣơng, không chỉ giới thiệu thành tựu văn
học của Cao Duy Sơn mà còn phác họa chân dung văn học của nhà văn dân tộc
thiểu số này
Đặc biệt, nhà nghiên cứu văn học Lâm Tiến đã phân tích và khẳng định cá
tính sáng tạo độc đáo của nhà văn Cao Duy Sơn: “Truyện của Cao Duy Sơn còn
hấp dẫn ngƣời đọc ở cách viết giàu cảm xúc, giàu hình tƣợng với cách cảm nhận sự

vật, hiện tƣợng tinh tế, chính xác, sắc sảo với những tình huống gay gắt, bất ngờ.
Với cách viết đó Cao Duy Sơn đã mang lại cho văn xuôi các dân tộc thiểu
số một cảm nhận mới mẻ về con ngƣời và cuộc sống của các dân tộc” [45, 151].
Thứ hai: Những công trình nghiên cứu tác phẩm của Cao Duy Sơn,
hƣớng tiếp cận Tự sự học và Thi pháp học.
Tác giả Lý Thị Thu Phƣơng nhận xét: “Truyện ngắn Cao Duy Sơn là
tiếng nói khẳng định, ngợi ca cái đẹp trong tâm hồn, trong lối ứng xử, vẻ đẹp
nhân cách của con ngƣời cái nhìn và giọng điệu truyện ngắn Cao Duy Sơn
vừa chân thành, mộc mạc, vừa ấm áp, trữ tình” [27, 101 - 102]. Tác giả đã nhận
ra giọng điệu khẳng định ngợi ca qua các tập truyện của Cao Duy Sơn, các
nhân vật của nhà văn thƣờng đƣợc miêu tả sắc đẹp về tâm hồn, ứng xử, đặc biệt
là vẻ đẹp nhân cách. Tuy nhiên tác giả không nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
giọng điệu mà chủ yếu phân tích thế giới nhân vật, không gian thời gian và
ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.
Khi tìm hiểu về đặc điểm truyện ngắn Cao Duy Sơn, tác giả Đinh Thị
Minh Hảo có kết luận sơ lƣợc: “Các nhân vật lý tƣởng đƣợc miêu tả bằng cảm
hứng ngợi ca. Cao Duy Sơn đã sử dụng hai bút pháp khác nhau nhƣng đều gần
gũi với bút pháp của truyện cổ dân gian Việt Nam” [10, 54]. Ở phần luận văn
của mình, tác giả Đinh Thị Minh Hảo chỉ ra cảm hứng ngợi ca nhân vật chính
diện của Cao Duy Sơn đƣợc thể hiện qua bút pháp ƣớc lệ, tƣợng trƣng và bút
pháp tƣơng phản. Luận văn của tác giả tập trung nghiên cứu về cốt truyện, nghệ
thuật xây dựng nhân vật và ngôn ngữ nghệ thuật. Tác giả không đào sâu tìm
hiểu về vấn đề giọng điệu trần thuật mà chỉ có đôi lời nhận xét về tình cảm, thái
độ của Cao Duy Sơn đối với nhân vật của mình.
Tác giả Đào Thủy Nguyên đề cập đến vấn đề giọng điệu trần thuật:

“Giọng văn trần thuật của Cao Duy Sơn thực sự gieo vui khi kể về phong tục
tập quán của dân tộc mình” [21, 46]. Hoặc: “Bên cạnh giọng điệu ngợi ca tự
hào, giọng điệu xót xa thƣơng cảm cũng là biểu hiện của tình yêu quê hƣơng xứ
sở. Yêu đất mẹ bao nhiêu, Cao Duy Sơn càng xót xa bấy nhiêu trƣớc thực trạng
quê hƣơng còn nhiều điều chua xót…” [21, 49]. Nhƣ vậy là tác giả đã chỉ ra hai
biểu hiện của giọng điệu trong truyện ngắn Cao Duy Sơn là giọng điệu ngợi ca
tự hào và giọng điệu xót xa thƣơng cảm.
Thứ ba: Những bài báo, công trình nghiên cứu tìm hiểu bản sắc văn hóa
dân tộc trong tác phẩm của Cao Duy Sơn.
Có rất ít tác giả tìm hiểu tác phẩm của Cao Duy Sơn theo hƣớng tiếp cận
này, dù ở phần kết các công trình nghiên cứu về Cao Duy Sơn ít hoặc nhiều có
đề cập đến một cách sơ lƣợc về vấn đề, những dấu ấn văn hóa miền núi đƣợc
tái hiện trong tác phẩm của nhà văn. Theo thống kê chƣa đầy đủ của chúng tôi,
tập trung nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng
tác của Cao Duy Sơn mới chỉ có hai tác giả với hai bài báo: Cội nguồn văn hóa


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
dân tộc trong truyện ngắn Cao Duy Sơn của Đào Thủy Nguyên; Cao Duy Sơn:
giọng văn nhẹ nhàng mà sắc bén của Sông La. Bài báo của Đào Thủy Nguyên
đã phân tích sự kết hợp giữa các phƣơng diện văn hóa truyền thống và hiện đại,
từ đó khẳng định cội nguồn văn hóa dân tộc trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.
Tác giả Sông La lại khẳng định Cao Duy Sơn đã “ băng qua những vỉa
tầng văn hóa” của miền núi để sáng tạo và thành công. Tác giả viết: “ngòi bút
của Cao Duy Sơn đã phác thảo lên những bức tranh sinh động về cuộc sống ở
vùng cao miền núi phía Bắc . Ở đó có những vỉa tầng văn hóa truyền thống dân
tộc dày đặc đƣợc hun đúc qua hàng trăm thế hệ… Những phong tục tập quán của
ngƣời Tày bị hiểu sai lệch làm biến dạng nét đẹp văn hóa truyền thống. Bằng bút

pháp dung dị, nhẹ nhàng, thông qua đặc tả diễn biến nội tâm nhân vật trong từng
cốt truyện, Cao Duy Sơn đã gửi đến độc giả một thông điệp: Mất văn hóa nghĩa
là mất gốc” (Sông La, Cao Duy Sơn - giọng văn nhẹ nhàng mà sắc bén).
Nhƣ vậy, dù đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, bài báo tìm hiểu về
sáng tác của Cao Duy Sơn nhƣng một công trình tìm hiểu chuyên sâu theo
hƣớng tiếp cận văn hóa học vẫn chƣa đƣợc thực hiện. Chính bởi vậy, chúng tôi
thực hiện đề tài: Tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa,
hy vọng với hƣớng tiếp cận này, những giá trị đã phát lộ và còn tiềm ẩn của tác
phẩm sẽ đƣợc soi sáng thêm, phát hiện thêm.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Thực hiện luận văn, chúng tôi không khảo sát toàn bộ tiểu thuyết của nhà văn
Cao Duy Sơn mà chủ yếu tập trung vào tác phẩm Đàn trời. Trong qúa trình tìm
hiểu, ngƣời viết cũng chỉ đi sâu vào những yếu tố văn hóa, phƣơng diện văn hoá để
làm nổi bật hƣớng nghiên cứu văn hóa học. Trong trƣờng hợp cần thiết, chúng tôi
sẽ so sánh với các tiểu thuyết khác của nhà văn cũng nhƣ một số tác giả khác.
3.2. Phạm vi nghiên cứu


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
Phạm vi khảo sát của luận văn là cuốn tiểu thuyết của nhà văn Cao Duy
Sơn: Đàn trời (Nhà xuất bản Thanh niên, 2010), trong mối liên hệ với các hiện
tƣợng văn hóa, văn học khác ngoài nó.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp mới của luận văn
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng hợp các khái niệm về văn hóa, mối quan hệ giữa văn hóa và văn học.
- Tìm hiểu các dấu ấn văn hóa trong tiểu thuyết Đàn trời để đƣa ra một
cách nhìn mới, khám phá mới về tác phẩm, từ đó khẳng định giá trị văn hóa,

giá trị nghệ thuật của tác phẩm cũng nhƣ đóng góp của nhà văn cho văn xuôi
dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng và cho nền văn học Việt Nam hiện đai
nói chung.
4.2. Đóng góp mới của luận văn
Nghiên cứu Tiểu thuyết Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa, luận văn làm
sáng rõ hơn, đầy đủ hơn về góc nhìn văn hóa đƣợc nhà văn thể hiện qua sáng
tác của mình, từ đó có cái nhìn toàn diện về những đóng góp của Cao Duy
Sơn trong văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam đƣơng đại. Không gian văn
hóa; Các mẫu ngƣời văn hóa đặc thù trong tiểu thuyết Đàn trời của Cao Huy
Sơn.
5. phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài, chúng tôi vận dụng đồng bộ các phƣơng pháp sau:
- Phương pháp tiếp cận văn hóa học: Văn hoá học hình thành trên vùng
tiếp giáp của các tri thức xã hội, nhân văn về con ngƣời và xã hội. Nghiên cứu văn
hoá nhƣ một chỉnh thể toàn vẹn với một phạm vi rộng khắp, trong đó văn hóa học
văn học nghệ thuật nhƣ một tiểu hệ thống. Từ cái nhìn văn hóa, chúng tôi sẽ tìm
thấy những mối quan hệ tƣơng hỗ, biện chứng giữa văn hóa và văn học.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Để thực hiện đề tài này, luận
văn cần kết hợp phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu văn hóa, nghiên


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
cứu dân tộc học Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành sẽ giúp luận văn giải
quyết những vấn đề cần nghiên cứu đƣợc thỏa đáng.
Ngoài ra chúng tôi sử dụng các thao tác nghiên cứu khác nhƣ phân tích
thi pháp tác phẩm, tổng hợp và so sánh…
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, thƣ mục tài liệu tham khảo, luận văn có

cấu trúc gồm ba phần:
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ VÀI NÉT VỀ NHÀ VĂN
CAO DUY SƠN
Chương 2: KHÔNG GIAN VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT ĐÀN
TRỜI CỦA NHÀ VĂN CAO DUY SƠN
Chương 3: MẪU NGƢỜI VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT ĐÀN TRỜI
CỦA NHÀ VĂN CAO DUY SƠN



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
NỘI DUNG
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ VÀI NÉT VỀ NHÀ VĂN
CAO DUY SƠN

1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác
nhau, liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của con ngƣời.
Cựu Tổng giám đốc Unessco Federico Mayor có đƣa ra định nghĩa về
văn hoá: “Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát mọi mặt của cuộc
sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng nhƣ
đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thống
các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự
khẳng định bản sắc riêng của mình”.
Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm trong lời ngỏ của trang Wed về văn
hóa vanhoahoc.com cũng đƣa ra khái niệm tƣơng tự: “Con ngƣời tồn tại trong
môi trƣờng văn hóa. Môi trƣờng ấy thể hiện trong không gian và qua thời gian.

Cuộc sống trong ta và quanh ta thấm đẫm chất men của không gian văn hóa.
Cha ông ta, bản thân ta, rồi con cháu ta, sinh ra trong văn hóa, sống trong văn
hóa và chết đi trong thời gian văn hóa. Tất cả những cái ta đã biết, liên quan
đến con ngƣời thuộc về văn hóa, tất cả những gì chúng ta còn chƣa biết liên
quan đến con ngƣời cũng thuộc về văn hóa. Chính là theo nghĩa đó. Edouard
Herriot (1872 - 1957) - nhà khoa học và chính khách, Viện sĩ Viện hàn lâm
Pháp - đã nói câu bất hủ: “Văn hóa là cái còn lại khi ta đã quên tất cả, là cái còn
thiếu khi ta đã học tất cả” [33, 1].
Từ định nghĩa trên ta có thể thấy văn hóa là một hiện tƣợng khách
quan, là tổng hoà của tất cả các khía cạnh của đời sống bao quanh con
ngƣời, tồn tại hữu thức và cả vô thức trong mỗi chúng ta. Ngay cả những


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
khía cạnh nhỏ nhất của cuộc sống cũng mang dấu hiệu văn hóa. Nó có thể
xấu, có thể tốt, có thể cao cấp, có thể thứ cấp… nhƣng tất cả những yếu tố
thuộc về con ngƣời, mang dấu ấn của con ngƣời đều là văn hóa. Bất kỳ một
lĩnh vực nào cũng nằm trong văn hóa.
1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học
Văn học là nghệ thuật dùng ngôn từ, hình tƣợng để thể hiện đời sống và
xã hội con ngƣời. “Văn học ở thời nào cũng phải đặt trong cấu trúc tổng thể của
văn hoá, nhƣng ở ta xem xét văn học và tiếp cận văn học từ góc độ văn hóa
hiện nay vẫn là vấn đề hết sức mới mẻ. Trƣớc đây, văn học và văn hóa bị xem
xét một cách biệt lập do ngƣời ta quan niệm văn học có đặc trƣng loại biệt. Bây
giờ đặc trƣng loại biệt không phải là không còn, nhƣng trong nhiều cách tiếp
cận thì cách tiếp cận văn học từ góc độ văn hoá đang cho thấy đây là một
hƣớng tiếp cận có hiệu quả. Cách tiếp cận này xem văn học nhƣ một thành tố
trong cấu trúc của tổng thể văn hóa, nó truyền tải, lƣu giữ đƣợc những giá trị

văn hoá” [41, 3]. Trong lịch sử văn học của bất cứ quốc gia nào cũng tồn tại
mối quan hệ giữa văn hóa và văn học. Đó là một mối quan hệ hai chiều khăng
khít không thể tách rời. Ở đây chúng tôi muốn khẳng định thêm một lần nữa
mối quan hệ đó, để có thể thấy hƣớng tiếp cận tác phẩm văn học từ góc nhìn
văn hóa là cần thiết.
Có một thời gian dài văn hóa, văn học đƣợc đặt ở vị trí ngang bằng,
“đƣợc coi là quan hệ tƣơng hỗ”, tức là nghiên cứu văn hóa thì dùng văn học
làm tƣ liệu, còn nghiên cứu văn học lại dùng văn hóa để soi chiếu. Gần đây, sau
khi Unesco phát động những thập kỷ phát triển văn hóa cùng với thay đổi nhận
thức văn hóa, các công trình của M.Bakhtin đƣợc giới thiệu, các nhà nghiên
cứu đã thống nhất văn hóa là nhân tố chi phối văn học. Văn hóa trở thành một
hƣớng nghiên cứu hiệu quả. Đã có một số tác giả đi theo hƣớng nghiên cứu
này: Trần Đình Hƣợu, Trần Ngọc Vƣơng, Đỗ Lai Thúy, Trần Nho Thìn… Tác
giả Đỗ Lai Thúy khẳng định: “…Văn hóa là một tổng thể, một hệ thống bao


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
gồm nhiều yếu tố, trong đó có văn học. Nhƣ vậy, văn hóa chi phối văn học với
tƣ cách là hệ thống chi phối yếu tố, toàn thể chi phối bộ phận. Đây là quan hệ
bất khả kháng. Tuy nhiên, văn học so với các yếu tố khác là một yếu tố mạnh
và năng động. Bởi thế, nó luôn có xu hƣớng đi trƣợt ra ngoài hệ thống. Trong
khi đó hệ thống, nhất là hệ thống văn hóa, luôn có xu hƣớng duy trì sự ổn định.
Nhƣ vậy, sự xung đột, sự chống lại của văn học đối với văn hóa là không thể
tránh khỏi, nhờ thế mà văn học có sáng tạo. Sáng tạo những giá trị mới cho bản
thân nó và cho hệ thống. Sáng tạo lớn thì có thể dẫn tới sự thay đổi của hệ
thống” [41, 3].
Bởi vậy, chúng ta có thể khẳng định văn hóa chính là chất liệu để văn
học sáng tạo nên thế giới nghệ thuật của mình, là “sân khấu” để văn học có thể

thể hiện nổi bật các giá trị của mình, đồng thời văn hóa cũng là “chìa khoá” để
“giải mã” các “ẩn số” nghệ thuật. Mặt khác, văn học lại phản ánh văn hóa, tái
tạo mô hình văn hóa qua thế giới nghệ thuật. Chúng ta cũng không thể phủ
nhận vai trò của văn học trong việc định hƣớng cho phát triển văn hóa.
Ta có thể ví văn hóa nhƣ một dòng sông lớn, còn văn học là nhánh sông
nhỏ. Sông lớn có đầy nƣớc thì nhánh sông nhỏ mới đầy, nhánh sông nhỏ lại góp
phần điều tiết nƣớc cho sông mẹ. Lịch sử văn học đã chứng minh rõ điều này.
Văn hoá dân gian Việt Nam phong phú, đa dạng. Ta có thể thấy điều
đó qua sân khấu dân gian, tranh dân gian, âm nhạc… rõ nhất là ở văn học
dân gian.
Có thể nói, văn học dân gian chính là nơi bảo lƣu văn hóa đầy đủ nhất.
Nhƣ chúng ta đã thấy, sân khấu dân gian đang dần bị lấn át bởi các loại hình
nghệ thuật hiện đại, các làng nghề tranh dân gian đang dần lụi tàn, các giai điệu
dân gian ngày càng ít ngƣời biết đến thì văn học dân gian vẫn ghi đậm dấu ấn
trong tâm thức ngƣời Việt. Ở đó ngƣời Việt tìm đƣợc cội nguồn của mình, tìm
đƣợc đầy đủ những nét văn hóa đẹp đẽ của dân tộc. Không biết từ bao giờ văn
hoá đã trở thành “nguồn sữa”, chất liệu cho văn học “lớn lên”. Ta có thể bắt


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
gặp tục ăn trầu qua truyện cổ tích Trầu cau hay tục làm bánh trƣng, bánh dầy
ngày tết qua Sự tích bánh trưng bánh dầy. Nhƣ vậy, các phong tục tập quán,
các yếu tố văn hóa đƣợc đƣa vào văn học, làm đề tài cho văn học, bảo lƣu trong
văn học. Mặt khác, văn học lại lý giải các giá trị văn hoá, đồng thời bảo lƣu
chúng trong trƣờng kỳ lịch sử. Nhờ vậy mà nhiều giá trị văn hóa đã chiến thắng
đƣợc thời gian đến tận bây giờ.
Văn hoá thời kỳ phong kiến cũng đƣợc phản ánh sâu sắc qua các sáng tác
văn học. Chúng ta có thể thấy đƣợc hào quang của các triều đại phong kiến qua

các tác phẩm văn học, thấy đƣợc lịch sử qua các trang sách, thấy đƣợc cha ông
ta đã sống ra sao, chiến đấu thế nào… trong hàng nghìn năm dựng nƣớc và giữ
nƣớc. Qua văn học, chúng ta có thể thấy đƣợc bức tranh văn hóa của dân tộc
qua từng thời kỳ lịch sử. Tuy nhiên, văn học không thể phản ánh trực tiếp đƣợc
văn hoá: “ mà chỉ có thể phản ánh thông qua “lăng kính” văn hóa, thông qua
“bộ lọc” của các giá trị văn hóa. Nhờ thế mà tránh đƣợc sự phản ánh “gƣơng”,
phản ánh một cách trần trụi. Và, có lẽ, cũng nhờ thế mà tạo cho văn học một lối
phản ánh đặc trƣng, phản ánh nhƣ ngƣời ta nói, có nghệ thuật” [41, 3].
Có ngƣời cho rằng, chúng ta có thể tìm thấy văn hóa qua sử sách, thậm
chí còn rõ hơn văn học. Chúng ta có thể biết ngƣời xƣa ăn gì, mặc gì, sinh hoạt
ra sao một cách cụ thể. Đây là điều không cần bàn cãi nhƣng cũng chỉ là một
phần, bởi khái niệm văn hóa có nội hàm rất rộng. Sử học có thể tái hiện đƣợc
những giá trị văn hóa cụ thể nhƣng còn những giá trị phi vật chất. Đó là điều
khó có thể dựng lại đƣợc nếu chỉ qua một mảnh gốm, một lƣỡi cày hay lƣỡi
cuốc. Chẳng hạn nhƣ tinh thần yêu nƣớc, tƣ tƣởng nhân đạo. Đó là những
truyền thống văn hóa quý giá chỉ có thể thấy đƣợc rõ nhất qua hình tƣợng nghệ
thuật văn học. Đó là khả năng phản ánh tuyệt vời của văn học nếu chỉ miêu tả
bằng ngôn ngữ thông thƣờng khó có thể thuyết phục đƣợc. Mặt khác, có những
yếu tố văn hóa từ lâu đã không còn nữa, thời gian đã xoá nhoà nó đi mà sử học
cũng không sao tạo dựng lại đƣợc, lúc đó họ phải tìm đến các tác phẩm văn thơ.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
Đó không phải là điều ngẫu nhiên bởi từng có thời kỳ văn sử bất phân. Nhờ các
sáng tác đó mà các “ẩn số” lịch sử văn hoá đƣợc giải mã.
Văn hoá của thời kỳ nào cũng có những chuẩn mực riêng, là thƣớc đo cái
đẹp của thời kỳ đó. Ví dụ nhƣ thời trung đại coi áo the, khăn xếp là đẹp, còn
ngƣời hiện đại lại coi quần jeans, áo phông… là hợp mốt. Nhƣ vậy, nếu không

hiểu văn hoá ăn mặc của mỗi thời kỳ, lại đem cái chuẩn này đánh giá cái chuẩn
kia sẽ sai lầm. Nhƣ vậy, khi thƣởng thức một tác phẩm văn học, ngƣời đọc
cũng phải hiểu môi trƣờng văn hóa tác phẩm ấy hình thành mới có thể thấy
đƣợc cái hay, cái đẹp của nó. Bởi vậy mới nói văn hóa là “chìa khoá” để đi vào
thế giới văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung. Chỉ đơn cử nhƣ việc tìm
hiểu văn học nƣớc ngoài, nếu chúng ta không hiểu văn hóa của họ (tôn giáo, tín
ngưỡng, phong tục, quan niệm thẩm mĩ…), chúng ta sẽ không hiểu đƣợc văn
học của họ. Ví dụ việc tìm hiểu văn học Nhật Bản, chí ít chúng ta cũng phải
biết đến văn hoá Trà đạo, Kiếm đạo hay tinh thần Samurai của họ. Để cho nhân
vật ngồi uống tách trà ngắm hoa anh đào nở phải hiểu nhân vật ấy đang thƣ
thái, tâm tĩnh nhƣ mặt nƣớc mùa thu. Hay một võ sĩ nếu thua cuộc tại sao phải
mổ bụng tự sát? Đó là quan niệm về danh dự của ngƣời võ sĩ, nếu không biết
văn hoá của họ có thể đánh giá sai lầm.
Mỗi dân tộc đều có văn hóa riêng, nghiên cứu văn học không thông qua
văn hóa sẽ dẫn đến những nhận định sai lầm, phiến diện. Trong các tác phẩm
của nhà văn Hồ Anh Thái gần đây, nhƣ cuốn Đức Phật, nàng Savitri và tôi,
ngập tràn một màu sắc Phật giáo cũng nhƣ phong tục tập quán của ngƣời Ấn
Độ. Nếu chúng ta không hiểu về văn hóa Ấn Độ, đặt tác phẩm trong môi
trƣờng đó thì chắc chắn ngƣời đọc không thể đánh giá hết đƣợc giá trị của nó,
nhƣ tại sao các đền đài ở đây lại khắc hình nam nữ giao hoan, tại sao nhà văn
lại để giáo lý nhà Phật bên cạnh Kama Sutra Dục lạc kinh?.
Một vấn đề nữa về lý thuyết cần phải tìm hiểu, văn hóa không chỉ là vật
chất hiện hữu, còn là những yếu tố tinh thần. Những yếu tố tinh thần này không


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
những thuộc về ý thức, còn thuộc về vô thức. Ở đây ngƣời viết muốn nhắc tới
Tâm phân học của C. G. Jung. Tâm phân học là một học thuyết đƣợc bắt nguồn

từ Phân tâm học của S. Freud. Xuất phát từ những lý thuyết ban đầu của ngƣời
thầy mình, Jung đã tự tìm cho mình một hƣớng đi riêng khi chia vô thức con
ngƣời thành ba tầng:
- Ý thức là phần nhô lên trên mặt nƣớc của hòn đảo.
- Phần chìm dƣới nƣớc là vô thức cá thể.
- Cắm sâu dƣới đáy biển là vô thức tập thể.
Ông cho rằng vô thức tập thể là những yếu tố ẩn sâu trong tâm lý con
ngƣời, do những dấu ấn nguyên thủy của cộng đồng chi phối. Nhƣ đã nói ở
trên, những gì thuộc về con ngƣời đều là dấu ấn văn hóa. Bởi vậy khi tìm hiểu
văn học theo hƣớng này, chúng ta cũng không thể không khảo sát tới các yếu tố
tâm lý thuộc về vô thức.
Không chỉ vậy, mối quan hệ giữa văn hóa và văn học còn thể hiện ở khả
năng điều chỉnh văn hóa của văn học. Có thể nói, văn hóa phát triển theo từng
thời kỳ lịch sử. Ở đó có những giá trị vẫn trƣờng tồn, có những giá trị đã mất đi
hay gần bị mất đi. Đó là sự “thanh lọc” của thời gian. Thời gian lƣu lại những
gì đẹp đẽ và “phủ bụi” lên những gì không còn phù hợp. Sự “thanh lọc” ấy một
phần nhờ vào vai trò của văn học. Chẳng hạn nhƣ tác phẩm Vang bóng một thời
của tác giả Nguyễn Tuân. Trƣớc những cách sống đẹp, tao nhã nhƣ uống trà,
thƣởng hoa, thả thơ… đang dần mất đi cùng sự suy tàn của triều đại phong
kiến, nhà văn đã dùng văn học để bảo lƣu nó. Nhƣ vậy, những nét văn hóa đó
sống cùng tác phẩm của ông để nhắc nhở chúng ta về một thời quá khứ vàng
son, sống mãi cùng tâm thức ngƣời Việt. Một tác phẩm đƣợc đánh giá là “kỳ
thƣ” nhƣ Tôtem sói (Khương Nhung) cũng thể hiện rất rõ điều này. Có lẽ với
nhiều nƣớc trên thế giới thì văn hóa du mục và loài sói thảo nguyên vẫn còn rất
xa lạ. Chúng ta không biết rằng nền văn hóa đó đang dần bị biến mất bởi sự
phát triển của đô thị, của khoa học hiện đại. Tác giả Khƣơng Nhung bằng tác


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


14
phẩm của mình đã giới thiệu cho bạn đọc thế giới về điều đó. Nó nhƣ một tiếng
chuông cảnh tỉnh chúng ta về sự lụi tàn của văn hóa du mục, sự biến mất của
loài sói thảo nguyên, rộng hơn nữa là sự xói mòn của nhiều nền văn hóa trong
cuộc sống hiện tại. Nói cách khác, tác phẩm văn học qua việc phản ánh văn hóa
đã tác động vào tình cảm con ngƣời, để qua đó điều chỉnh cách sống, cách
ứng xử với văn hoá, điều chỉnh hành vi, lối sống văn hóa của con ngƣời. Tác
phẩm để lại trong lòng ngƣời đọc nhiều cảm xúc, nhiều tri thức. Tiếng sói
tru dƣới ánh trăng ám ảnh mỗi ngƣời. Bàn về điều này, tác giả Đỗ Lai Thuý
cũng khẳng định: “Văn học không thể có ảnh hƣởng tức thời, trực tiếp đến
hành động của con ngƣời mà chỉ có thể tác động đến con ngƣời với tƣ cách
là chủ/ khách thể của văn hoá, làm cho con ngƣời biến chuyển rồi mới phát
sinh hành động cụ thể” [41, 3].
Bàn về mối quan hệ giữa văn hoá và văn học, chúng tôi muốn giải thích
tại sao hƣớng nghiên cứu tác phẩm văn học dƣới góc nhìn văn hóa là cần thiết
và đúng đắn. Với những gì đã trình bày ở trên, chúng tôi có thể khẳng định,
nhiều tác phẩm văn học nếu chỉ tìm hiểu ở bình diện đạo đức, thẩm mĩ… thì
chƣa thể khám phá đƣợc hết những giá trị của nó. Có nhiều “con đƣờng” đi vào
tác phẩm văn học, trong đó có “con đƣờng” văn hoá nhƣ tác giả Đỗ Lai Thuý
đã khẳng định: “Có thể xây dựng một cách tiếp cận văn học mới nhƣ phê bình
văn học từ văn hóa. Đây là một phƣơng pháp có nhiều thuận lợi, bởi lẽ nó dẫn
ngƣời ta đi từ cái đã biết đến cái chƣa biết, cái biết nhiều đến cái biết ít, cái
toàn thể đến cái bộ phận bằng con đƣờng loại suy” [41, 3].
1.3. Các khuynh hƣớng nghiên cứu văn học theo hƣớng văn hóa
Nghiên cứu văn học theo hƣớng văn hóa học từ lâu trên thế giới đã vô
cùng đa dạng và phong phú. Có rất nhiều cách để đi vào tác phẩm thông qua
các môi trƣờng văn hóa và từ các phƣơng diện văn hóa đƣợc phản ánh vào tác
phẩm văn học qua các hình tƣợng văn học. Trên cơ sở tổng hợp của ngƣời viết,
về cơ bản, chúng ta có những hƣớng chính sau đây:



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Thứ nhất, định hƣớng nghiên cứu thi pháp văn hóa, bao gồm thi pháp đối
thoại, thi pháp Cácnavan kiểu M. Bakhtin, nghiên cứu mẫu gốc huyền thoại
kiểu Northrop Frye, trần thuật lịch sử kiểu H. White, so sánh văn loại học kiểu
E. Miner, phê bình văn hoá kiểu F. Jameson… Về cơ bản, hƣớng nghiên cứu
này tập trung tìm hiểu, khám phá các dấu hiệu văn hóa trong hình thức tác
phẩm văn học. Chẳng hạn nhƣ việc nghiên cứu “cổ mẫu” (Archetype) là hƣớng
nghiên cứu tập trung vào những biểu tƣợng văn hóa ảnh hƣởng trong vô thức
cộng đồng xuất hiện trong sáng tác văn học. Mục đính của thao tác này nhƣ C.
G. Jung đã từng tuyên bố: “Nỗi buồn sáng tạo dẫn đƣa nghệ sĩ đi vào bề sâu
cho tới khi nó tìm thấy trong vô thức mình cái nguyên tƣợng có khả năng bù
đắp lại cao nhất sự tổn thất và què quặt của tinh thần hiện đại” [17]. Nói cách
khác, việc tìm hiểu cổ mẫu chính là tìm về cõi vô thức nơi động lực thôi thúc
nhà văn viết và ảnh hƣởng của nó tới việc xây dựng tác phẩm thông qua những
biểu tƣợng văn hóa. Hay hƣớng nghiên cứu thi pháp đối thoại kiểu Bakhtin
cũng nhằm khám phá bề sâu tác phẩm trong mối quan hệ đối thoại với các văn
bản khác trong đó có văn bản văn hóa. Ở đây ngƣời viết muốn nhấn mạnh thêm
một vấn đề: đấy chính là quan niệm của văn học đƣơng đại coi văn bản không
đơn thuần là một quyển sách hay tờ giấy cụ thể nữa mà còn bao gồm những gì
thuộc về ý thức, tinh thần. Nói nhƣ vậy văn hóa cũng đƣợc coi là một văn bản
mà văn học trong tính đối thoại của nó cần có mối quan hệ chặt chẽ để nhằm
kêu gọi tối đa ý nghĩa. Tính đối thoại này trong biểu hiện của nó cũng ảnh
hƣớng tới việc xây dựng, kết cấu tác phẩm.
Thứ hai, nghiên cứu mối quan hệ văn học với các truyền thống văn hóa,
chẳng hạn văn học với Nho học, Đạo học, Phật học, văn hóa với thi ca, văn hóa
với tƣ duy tiểu thuyết, sinh thái tinh thần với thể loại phóng sự… Mối quan hệ
văn học với chính trị đƣợc nghiên cứu dƣới góc độ văn học với văn hóa chính

trị, văn học với các thiết chế văn học nhƣ nghị quyết về văn học, phê bình văn
học, tổ chức văn học, báo chí… Hƣớng nghiên cứu này tập trung việc đƣa văn


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
học vào môi trƣờng văn hóa với những phong tục, tập quán, tƣ tƣởng, tín
ngƣỡng… Từ xƣa đến nay văn học cũng nhƣ tác giả luôn đứng trong một nền
văn hóa nào đấy, theo đuổi hay chịu ảnh hƣởng của một vài học thuyết, tƣ
tƣởng. Cho nên khi khám phá văn bản, chúng ta cũng phải đi sâu vào những
phƣơng diện đó để khám phá những biểu hiện cũng nhƣ dụng ý nghệ thuật của
tác giả. Việc biệt lập tác phẩm văn học với các yếu tố khác nhƣ một “hòn đảo
cô độc” đã cho thấy sự bế tắc trong nghiên cứu, bởi chỉ đi sâu vào từng câu chữ
trong một số lƣợng tác phẩm hạn chế đã dần cạn đi ý nghĩa. Mở rộng tác phẩm
sang nhiều lĩnh vực cũng phù hợp với xu thế thời đại và có triển vọng hơn.
Thứ ba, nghiên cứu “văn học đại chúng”. Nhiều hiện tƣợng văn học
trƣớc đây bị coi là văn học đại chúng, thông tục, không đƣợc nghiên cứu nay
bắt đầu đƣợc tìm hiểu, chẳng hạn tiểu thuyết Kim Dung, các truyện ma Có
thể nói trƣớc kia với quan niệm cũ coi nhẹ tính giải trí của văn học, các thể loại
trên chỉ đƣợc coi là “cận văn học” thì ngày nay do xu thế thời đại, sự thay đổi
quan niệm cũng nhƣ sức hút của văn hóa giải trí, dòng văn học này đã đƣợc coi
là văn học chính thống. Trên thế giới có rất nhiều nhà nghiên cứu, nhiều công
trình viết về các sáng tác của Kim Dung. Họ nhận thấy ở đó không chỉ là những
yếu tố giải trí đơn thuần mà thể hiện nhiều quan niệm triết học sâu sắc cũng
nhƣ mở ra một thế giới văn hóa phong phú, có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến hình
thái ý thức cộng đồng. Chúng ta có thể hình dung một bộ phận ngôn ngữ truyện
kiếm hiệp tồn tại trong đời sống của giới trẻ bởi những nhân vật trong thể loại
này luôn có sức hấp dẫn lớn, thậm chí trở thành thần tƣợng đối với xã hội. Ở
Việt Nam hƣớng nghiên cứu này vẫn chƣa thật sự cởi mở. Ngoài một số bài

viết của nhà “Kim Dung học” Vũ Đức Sao Biển, chúng ta vẫn chƣa thật sự
mạnh dạn trong hƣớng nghiên cứu này.
Do năng lực còn hạn chế, chúng tôi mới chỉ tìm hiểu sơ lƣợc một số
cách tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa, bởi đây là một hƣớng nghiên cứu
khá rộng và phức tạp. Sự phân chia này cũng chỉ mang tính chất tƣơng đối bởi


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
trong thực tế khuynh hƣớng này sẽ có sự đan xen với khuynh hƣớng kia. Tuy
nhiên, chúng tôi chọn khuynh hƣớng nghiên cứu thứ nhất để thực hiện đề tài
của mình. Thêm vào đó trong quá trình vận dụng lý thuyết để nghiên cứu đối
tƣợng của mình, chúng tôi sẽ cố gắng áp dụng một cách linh hoạt nhất, sao cho
phù hợp với đối tƣợng mà mình đang tìm hiểu.
1.4. Vài nét về văn hóa Cao Bằng
Nhƣ đã đề cập đến ở phần 1.1, văn hóa là một khái niệm có nội hàm rất
rộng, để có thể tìm hiểu đƣợc mỗi khía cạnh là vấn đề phức tạp. Ở đây chúng
tôi chỉ tập trung tìm hiểu những yếu tố văn hóa phục vụ trực tiếp quá trình khảo
sát của mình. Nhƣng trƣớc hết, chúng tôi muốn trình bày sơ lƣợc về vị trí địa lý
của mảnh đất Cao Bằng, bởi nó là yếu tố quan trọng tạo nên đặc sắc văn hóa
trong tác phẩm Cao Duy Sơn.
Vị trí địa lý: Tỉnh Cao Bằng là tỉnh miền núi, vùng cao, nằm ở toạ độ địa
lý 22
0
22' - 23
0
07' vĩ độ Bắc, 105
0
16' - 106

0
50' kinh độ Ðông, cách thủ đô Hà
Nội 286 km. Phía Bắc và Ðông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, có
đƣờng biên giới dài trên 311 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 6.690,72 km2,
chiếm 2,03% diện tích tự nhiên cả nƣớc. Các đƣờng giao thông quan trọng
gồm: Tuyến đƣờng quốc lộ 3, quốc lộ 4. Hệ thống sông ngòi chính gồm có
sông Bằng Giang, sông Gâm, sông Bắc Vọng, sông Quây Sơn.
Ðịa hình: Ðặc điểm địa hình tỉnh Cao Bằng chia cắt phức tạp bởi nhiều
dãy núi cao, xen kẽ là những sông suối ngắn, thung lũng hẹp, độ dốc lớn với
vùng núi chiếm 90% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, gồm: Núi đá vôi chiếm 25%
diện tích toàn tỉnh; núi đất chiếm 65% diện tích toàn tỉnh. Ðiểm cao nhất có độ
cao 1.980 m; điểm thấp nhất có độ cao dƣới 200 m. Ðộ cao trung bình 600 -
1000 m so với mực nƣớc biển.
Khí hậu: Cao Bằng có khí hậu mang tính chất đặc thù của dạng khí hậu
lục địa miền núi cao (khí hậu châu Á nhiệt đới), thể hiện 4 mùa trong năm
nhƣng rõ rệt nhất là mùa hè và mùa đông, biên độ nhiệt độ thay đổi lớn, lƣợng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
mƣa ít và phân bố không đều. Mƣa, bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 với
lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 1.500 mm. Vùng mƣa nhiều gồm các huyện
Nguyên Bình, Bắc Hà Quảng, Thông Nông, Trà Lĩnh, Quảng Hoà, Hạ Lang là
1.500 - 1.900 mm; vùng mƣa trung bình: Hòa An, Nam Hà Quảng, Trùng Khánh
là 1.300 - 1.500 mm. Các hiện tƣợng gió lốc, gió bấc, tuyết rơi, sƣơng muối, mƣa
đá xảy ra thƣờng xuyên. Nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất 35
0
C, thấp nhất
0

0
C. Hàng năm có 3 tháng mùa hè (từ tháng 6 đến tháng 8), nhiệt độ trung bình là
30 - 40
0
C, tháng nóng nhất là tháng 7; mùa đông nhiệt độ trung bình là 5 - 6
0
C,
tháng lạnh nhất là tháng 1. Tần suất sƣơng muối thƣờng xảy ra vào tháng 1 và
tháng 2. “Toàn cảnh thị xã Cao Bằng gọn lỏn, lúp xúp nhƣ một bãi bồi. Ở đó có
những con đƣờng ngắn tũn, chúng bị kẹp chặt bởi hai con sông Hiến, sông Bằng.
Bốn mùa nƣớc sông lơ lớ xanh. Con sông cũng lƣời biếng nhƣ ngƣời. Nó thả bóng
mây trôi đi giữa hai hàng tre trăm tuổi. Còn những búi tre hai ven đƣờng trông
nhƣ các bà Bụt đang trùm khăn nâu đỏ. Thỉnh thoảng các bà rung lên từng cơn, rú
lên từng hồi, đuổi con ma tà ma ní trở về Mƣờng Xúi” [26, 57].
Có lẽ do đặc điểm vị trí địa lý nhƣ vậy nên con ngƣời và văn hóa Cao
Bằng cũng mang nhiều đặc trƣng riêng. Các dân tộc chính sinh sống ở địa bàn
tỉnh Cao Bằng gồm Tày, Nùng, Dao, H’Mông… Vì đối tƣợng khảo sát của
chúng tôi là tác phẩm của tác giả ngƣời Tày nên ở đây ngƣời viết cũng chỉ tập
trung chủ yếu vào dân tộc này.
1.4.1. Văn hóa tín ngƣỡng dân tộc Tày ở Cao Bằng
Do sản sinh ra trên cơ sở của một nền nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu,
mang tính chất tự cung tự cấp… cho nên những tàn dƣ của các tín ngƣỡng
nguyên thủy còn tồn tại trong đời sống tâm linh của ngƣời Tày nhƣ: Vật linh
giáo, ma thuật, bái vật giáo (thờ cây đa to, thờ hòn đá kỳ dị…). Các lễ nghi liên
quan đến sản xuất nông nghiệp, săn bắt, đánh cá, các nghề nghiệp, các hình thái
tôn giáo của xã hội có giai cấp ngày càng phát triển thịnh hành.
Tiêu biểu nhất trong tín ngƣỡng, tôn giáo của ngƣời Tày là thờ cúng tổ
tiên, bắt nguồn từ thờ cúng gia tộc, thị tộc ở thời kỳ trƣớc. Tín ngƣỡng thờ cúng



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
tổ tiên là muốn nhắc nhở con cháu phải giữ gìn truyền thống, vừa khẳng định
và củng cố nền tƣ hữu (tức kế thừa tài sản). Cho nên bàn thờ tổ tiên đƣợc đặt ở
nơi quan trọng nhất của mỗi nhà. Thờ cúng tổ tiên là trách nhiệm của con
trƣởng. Không kể các dịp lễ tết, ngƣời ta thƣờng dâng hƣơng hoa, lễ vật mỗi
tháng hai lần vào ngày mùng một và ngày rằm âm lịch.
Ngoài việc thờ cúng tổ tiên trong mỗi gia đình ngƣời Tày ra thì ở trong
phạm vi thôn bản, họ còn thờ Thổ Công (Cốc bản), Thổ Địa, thờ các vị thánh
trong vùng mà họ gọi là thấn (thần). Vì Thổ Công là vị thần bảo lãnh làng bản,
mùa màng… nhƣ ở xã Phƣơng Thiện thờ thần chung của mƣờng là “Mƣờng
Pha Hán, Man Phia Tiên, Nàng tiên chúa Ngọc Cần” ở núi Cấm. Nhà văn Y
Phƣơng cũng từng viết về tín ngƣỡng mảnh đất quê mình: “làng tôi có đến ba
bốn ngôi đền thờ Thổ Công xây bằng đá hộc. Mỗi xóm có một ngôi đền trấn
giữ ma quỷ. Đằng sau và hai bên tả hữu ngôi đền có năm sáu cây cổ thụ, các vị
đều thọ trên trăm năm tuổi.
Nƣơng theo tâm linh, những chòm cây cổ thụ, đó chính là hình ảnh của
các bậc tiền nhân” [26, 151].
Hệ thống điện thần của ngƣời Tày đã phát triển cao, có đủ mặt các vị từ
Ngọc Hoàng, Nam tào, Bắc đẩu, Thần sông, Thần núi… cho tới các loại thánh
thần, ma quỷ ở địa phƣơng. “Ngƣời Tày gọi là mẻ bjooc mẻ woa - Mẹ Hoa. Bất
kể trong nhà ngƣời Tày nào, dù định cƣ nơi đâu họ cũng đều lập bàn thờ Mẹ
Hoa. Bàn thờ đặt vào nơi trang trọng nhất. Mùng một, hôm rằm hoặc lễ, tết,
ngƣời nhà phải thắp hƣơng cúng khấn. Mẹ Hoa không những là ngƣời cai quản
mà còn phân phối chia đều con trai, con gái, cho từng nhà, từng ngƣời. Ai hiếm
muộn phải lập đàn chay cúng khấn thỉnh cầu Mẹ Hoa. Mẹ cho đậu mới đƣợc
đậu. Mẹ Hoa là ngƣời có vị trí vô cù ng quan trọng trong thế giới tâm linh ngƣời
Tày, Nùng” [26, 131]. Hàng năm vào mùa xuân, ngƣời ta thƣờng tổ chức cúng
trên một đám ruộng nhất định trƣớc bản, mỗi gia đình đều có mâm lễ để cúng,

gồm: rƣợu, thịt, các loại bánh, xôi ngũ sắc… Những dịp này thƣờng gọi là hội


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20
xuống đồng (Lồng Tồng), hội trăng (hội hai), ra núi (óc pô…). Khi cúng thì các
thầy cúng đều gọi tên tất cả các thần thánh, ma quỷ ở địa phƣơng để cầu khấn
trời đất mƣa thuận gió hòa cho dân làng làm ăn dễ dàng, làm gì đƣợc nấy, mùa
màng tƣơi tốt, bội thu. Sau lễ cúng họ tổ chức các trò chơi dân gian nhƣ: Tung
còn, đánh yến, đánh quay, kéo co, văn nghệ , hát cọi, yếu… “Đất có Thổ Công,
sông có Hà Bá. Thổ Công theo quan niệm của ngƣời châu Á đó là nơi cai quản
và bảo vệ con ngƣời ở một vùng đất. Mỗi khi ngƣời làng có công việc nhƣ xây
cất nhà cửa, hiếu hỷ, ma chay hay cƣới xin, đào ao, khai huyệt, thổ địa… đều
phải mang lễ vật tới đề Thổ Công thờ cúng trình báo” [26, 151].
1.4.2. Văn nghệ dân gian của ngƣời Tày ở Cao Bằng
Đời sống tinh thần truyền thống của ngƣời Tày có nhiều yếu tố tích cực,
lành mạnh cần phát huy. Những yếu tố tích cực đƣợc thể hiện trong văn học -
nghệ thuật dân gian. Trƣớc hết đó là loại truyện cổ thƣờng đề cập đến nguồn
gốc của những hiện tƣợng tự nhiên, xã hội, lịch sử, tỏ lòng ngƣỡng mộ, biết ơn
những ngƣời đã có công với làng xóm, quê hƣơng, đất nƣớc, nêu cao tinh thần
đoàn kết, tƣơng trợ, giúp đỡ lẫn nhau, hoặc lên án những bất công trong xã hội
đƣơng thời Ngoài ra, dân tộc Tày còn có nhiều truyện cƣời, truyện tiếu lâm,
nhƣ Trâu ghét cây chuối, Hổ và khỉ, Hổ với thỏ… Ngoài các truyện cổ tích,
thần thoại, tục ngữ, ca dao còn một số thể loại khác nữa rất đáng đƣợc coi trọng
đó là hát Lượn cọ, hát Quan làng, đọc Phong Slư… Dân tộc Tày nói chung,
ngƣời Tày ở Cao Bằng nói riêng có truyền thống văn hóa từ ngàn đời về hát
Lƣợn giao duyên. Đó là loại hình hát đối đáp nhau trong một không gian văn
hóa rộng lớn, theo một tục thức hát theo mùa, theo hoàn cảnh tùy hứng, có thể
là trong lễ hội mùa xuân, trong đám cƣới, lễ Kỳ Yên, làm cốm, làm nhà mới, đi

chợ. “Hầu nhƣ ai cũng biết hát. Ngƣời kém cỏi nhất cũng học đòi đƣợc dăm bài
phòng thân. Sở dĩ nói vậy là khi đi đâu xa, đành ngủ lại nhà ngƣời. Đêm đó ắt
sẽ có những ngƣời bạn khác giới mó mé tìm đến làm quen… Cuộc hát bén lên.
Họ cò cƣa từ đầu hôm đến sáng” [26, 107].

×