Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI NGOẠI: QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN, NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.28 KB, 19 trang )

Nhóm 2_Lớp CT38A

KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
NHĨM 2- LỚP CT38A- HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM
1. Nguyễn Thị Lan Anh
2. Nguyễn Ngọc Phan Hằng
3. Nguyễn Thị Hồng
4. Phạm Ngọc Huệ
5. Nguyễn Thị Thu Hương
6. Đào Thị Nhung
7. Nguyễn Hà Phương

1


Nhóm 2_Lớp CT38A
CHỦ ĐỀ 2: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI NGOẠI:
QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN, NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ
KHĂN ĐỐI VỚI VIỆT NAM

I.Quan điểm chung về phát triển kinh tế đối ngoại ở Việt Nam
1.Phát triển kinh tế đối ngoại là một tất yếu khách quan
Thế giới ngày nay dù còn nhiều khác biệt, còn mâu thuẫn gay gắt, song lại thống
nhất với nhau. Mỗi chủ thể kinh tế là một đơn vị độc lập, nhưng lại phụ thuộc vào
chủ thể khác về nhiều mặt. Nước nghèo phụ thuộc vào nước giàu về công nghệ, về
vốn.Nước giàu sẽ phụ thuộc nước nghèo về tài nguyên thiên nhiên, về lao động, về
thị trường.
Nhiều nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy, để có thể duy trì sự Phát TRIển
kinh tế một cách tương đối ổn định, mỗi quốc gia phải có ít nhất 16 thứ sản phẩm
cơ bản là năng lượng, một số kim loại chủ yếu, lương thực, thực phẩm, trang thiết
bị…Ngay trong từng loại đó, do sự phát triển của khoa học-cơng nghệ mà vai trị


của từng thứ cũng có lúc khác nhau. Trong khi đó , do điều kiện địa lý khác nhau,
do sự phân bố tài nguyên khác nhau nên không quốc gia nào có thể đảm bảo được
tất cả các sản phẩm đó. Kể cả có các tài nguyên thiên nhiên, nhưng thiếu vốn, trang
thiết bị, cơng nghệ thì nhiều quốc gia cũng không thể khai thác được. Như vậy,
mọi quốc gia đều phụ thuộc vào bên ngoài.
Thực tế lịch sử cho thấy, quốc gia nào thực hiện chính sách tự cung tự cấp thì
khơng thể phát triển, thậm chí cịn thụt lùi. Những nước có tốc độ phát triển kinh tế
cao, có đời sống kinh tế - xã hội phát triển đều là những nước dựa vào kinh tế đối
ngoại để thúc đẩy kinh tế trong nước, biết vận dụng những thành tựu khoa học –
cơng nghệ để hiện đại hóa nền kinh tế, biết khai thác nguồn lực bên ngoài để nâng
cao hiệu quả nguồn lực trong nước. Những nước biết biến sức mạnh bên ngoài
thành động lực cho sự phát triển bên trong là những nước biết “đứng trên vai người
khổng lồ”.

2


Nhóm 2_Lớp CT38A
Đối với Việt Nam, một nước nghèo và đang phát triển, nguồn lực bên trong phong
phú nhưng thiếu điều kiện để khai thác, thì việc mở rộng quan hệ kinh tế với bên
ngoài để tận dụng nguồn vốn, công nghệ … là hết sức cần thiết.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Không ngừng mở rộng sự phân công và
hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học, kỹ thuật, đẩy mạnh các hoạt
động ngoại thương, đó là những địi hỏi khách quan của thời đại. Đặc biệt với nước
ta, từ sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, việc tăng cường quan hệ phân
cơng hợp tác, tương trợ về kinh tế…có tầm quan trọng rất lớn”.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng chỉ rõ: “Kết hợp phát triển kinh tế
trong nước với mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài. Do tầm quan trọng đặc
biệt của nó, cơng tác kinh tế đối ngoại phải được tăng cường”. Phương hướng chủ
yếu của kinh tế đối ngoại: “Tích cực tham gia vào q trình phân cơng lao động

quốc tế, chun mơn hóa và hợp tác sản xuất trên những lĩnh vực thích hợp” và
“Nhà nước cần có những chính sách và quy chế thích hợp để khuyến khích mở
rộng và để quản lý tốt các hoạt động xuất nhập khẩu”.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng: “Nhiệm vụ ổn định và phát triển
kinh tế trong chặng đường đầu tiên cũng như sự nghiệp phát triển khoa học – kỹ
thuật và cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa của nước ta tiến hành nhanh hay chậm,
điều đó phụ thuộc một phần quan trọng vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả
kinh tế đối ngoại”. Các đối tác lúc này đã được mở rộng hơn, không chỉ ở các nước
xã hội chủ nghĩa, mà cả thế giới thứ ba, các nước công nghiệp phát triển, các tổ
chức quốc tế, thậm chí cả tư nhân nước ngoài.
Phát huy những thành tựu đã đạt được sau 15 năm đổi mới, Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX của Đảng đã nêu ra đường lối và chiến lược phát triển kinh tế là:
“Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta
trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời
xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy
cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh
tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”. Thông qua chủ trương,
quan điểm của từng đại hội, thong qua các hoạt động kinh tế đối ngoại, chúng ta
đã nhận thức ngày càng đầy đủ và cụ thể hơn về kinh tế đối ngoại. Nhờ vậy, những
thành tựu của kinh tế đối ngoại cũng ngày càng lớn hơn, đóng góp tích cực hơn
cho nền kinh tế.

3


Nhóm 2_Lớp CT38A
Đối với Việt Nam, phát triển kinh tế đối ngoại thực sự là một tất yếu khách quan,
điều đó khơng chỉ là lý luận mà đã và đang là một thực tế hết sức sinh động trong
đời sống kinh tế xã hội của nước ta.
2. Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị:

Đường lối của mỗi quốc gia bao gồm đường lối đối nội và đường lối đối ngoại.
Đường lối đối ngoại bao gồm đường lối về chính trị tức là các quan hệ ngoại giao
và đường lối về kinh tế, tức là các quan hệ kinh tế đối ngoại. Như vậy,nếu thiếu
kinh tế hoặc chính trị thì khơng thể hình thành được đường lối đối ngoại.
Ở những nước đang phát triển, mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị có những
phức tạp riêng. Dưới tác động của xu thế toàn cầu hóa, mối quan hệ giữa kinh tế và
chính trị khơng chỉ phụ thuộc vào những yếu tố bên trong mà cịn phụ thuộc khá
lớn vào những yếu tố bên ngồi như các công ty xuyên quốc gia, các tổ chức kinh
tế quốc tế… Bởi vậy, nếu không xử lý khéo léo mối quan hệ này, vừa không tranh
thủ được các yếu tố kinh tế vừa bị cơ lập về chính trị.
Mặc dù kinh tế và chính trị ln gắn bó chặt chẽ với nhau, nhưng trong một số
trường hợp cụ thể, các quan hệ kinh tế có thể tách rời quan hệ chính trị ở một số
mức độ nhất định.
Nền kinh tế thị trường ngày nay là nền kinh tế toàn cầu mở. Chúng ta cần mở rộng
quan hệ kinh tế quốc tế, tranh thủ sức mạnh của thế giới, mà chủ yếu là của các
nước tư bản. Song, chúng ta phải hết sức thận trọng, vì sức mạnh của những tập
đoàn tư bản quốc tế cùng với những quy luật của kinh tế thị trường, những “luật
chơi” của nền kinh tế thế giới có thể tạo thành áp lực, làm xoay chuyển chế độ
chính trị.
Đảng ta có chủ trương: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh
thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự
chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc
gia, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường”.
Sau hơn 25 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu vượt bậc về kinh
tế, vừa giữ vững được sự ổn định xã hội, vừa có nhiều đổi mới về chính trị, khơng
chệch hướng xã hội chủ nghĩa.
3. Xây dựng hệ thống kinh tế mở, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế.

4



Nhóm 2_Lớp CT38A
Theo kinh tế học, nền kinh tế mở là nền kinh tế có yếu tố nước ngồi. Những lợi
ích của kinh tế mở so với nền kinh tế khép kín là rất lớn. Vì thế hiện nay, khơng có
quốc gia nào trên thế giới xây dựng nền kinh tế khép kín nữa.
Đối với Việt Nam, đại hội tồn quốc lần thứ IX của Đảng nêu rõ:Tiếp tục chính
sách mở cửa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển.
Mở cửa là một tất yếu khách quan trong thời đại ngày nay. Mục tiêu của mở cửa là
thực hiện đường lối xây dựng và phát triển kinh tế, phấn đấuu đưa nước ta cơ bản
trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
Mở cửa phải đảm bảo được ổn định chính trị, an ninh quốc gia, bảo vệ được tài
ngun và mơi trường, giữ gìn được bản sắc văn hóa.
4. Phát huy ý chí tự lực tự cường, kết hợp sức mạnh dân tộc kết hợp sức mạnh
thời đại.
Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lenin chỉ ra rằng vận động là tự thân vận động.
Không ai có thể làm cách mạng thay chúng ta, đặc biệt khi đó là cuộc cách mạng
xã hội chủ nghĩa.
Sau khi Liên Xô và khối các nước xã hội chủ nghĩa tan rã, chúng ta đã mất đi một
chỗ dựa cực kỳ quan trọng, khơng chỉ về tinh thần mà cịn cả về thể chất. ..Tình
hình ấy đặt ra cho chúng ta phải đứng trên chính đơi chân của mình, khơng thể
trơng chở , ỷ lại vào bên ngồi.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa như hiện nay, tự lực tự cường khơng có nghĩa là đóng
cửa, khép kín, coi nhẹ sức mạnh bên ngoài mà phải kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại.
Trước hết là sức mạnh dân tộc.
+Nguồn nhân lực của Việt Nam có giá trị khơng chỉ về số lượng mà còn về chất
lượng
+Tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng.
+Đường lối đổi mới
+Hàng triệu Việt kiều đóng góp tiền bạc, chất xám, cơng nghệ.

Sức mạnh thời đại trong lĩnh vực kinh tế là những nguồn vốn từ nước ngoài.
Sức mạnh thứ hai là khoa học - công nghệ của thế giới
Sức mạnh thứ ba là thị trường thế giới
Sức mạnh thứ tư là những kinh nghiệm quản lý kinh tế của thế giới.

5


Nhóm 2_Lớp CT38A
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2012 của Đảng Cộng sản Việt Nam:
“Phát huy nội lực và sức mạnh dân tộc là yếu tố quyết định, đồng thời tranh thủ
ngoại lực và sức mạnh thời đại là yếu tố quan trọng để phát triển nhanh, bền vững
và xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Phải không ngừng tăng cường tiềm lực
kinh tế và sức mạnh tổng hợp của đất nước để chủ động, tích cực hội nhập quốc tế
sâu rộng và có hiệu quả”.
5. Đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại trên nguyên tắc bình đẳng, đôi
bên cùng có lợi.
Đa phương hoá có thể hiểu đơn giản là hợp tác với nhiều đối tác. Sở dĩ chúng
ta phải tiến hành đa phương hoá là do tính chất của kinh tế đối ngoại là kinh tế mở.
Do vậy tất yếu nó sẽ có quan hệ với nhiều loại đối tác khác. Như đã phân tích,
chúng ta đang cố gắng xây dựng nền kinh tế mở, vì vậy việc quan hệ với nhiều
đối tác ở nhiều cấp độ khác nhau là một tất yếu khách quan.
Đối tượng để hợp tác kinh tế đối ngoại rất đa dạng, có thể chia thành hai cấp độ
khác nhau:
Cấp độ vĩ mô: Đó là chính phủ của các nước, các tổ chức quốc gia (chính phủ hoặc
phi chính phủ), các tổ chức quốc tế, các tổ chức liên quốc gia, khu vực,...Hiện nay,
do sự hợp tác giữa các quốc gia ngày càng phong phú nên đối tượng này càng ngày
càng tăng cả về số lượng lẫn quy mô cũng như nội dung hoạt động. VD: AFTA,
CAFTA, AIFTA, AKFTA, WTO,...
Đối với các tổ chức tham gia hoạt động kinh tế đối ngoại: đó là các bạn hàng, các

đối tượng hợp tác trong kinh doanh (có thể là tổ chức, tư nhân hay các công ty
xuyên quốc gia...). Đối tượng ở cấp độ này rất nhiều và cũng rất phức tạp. VD: tập
đoàn Microsoft, Honda,...
Mở rộng quan hệ hợp tác ở cả hai cấp độ trên có mối quan hệ hữu cơ với nhau: các
quan hệ cấp nhà nước sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các bạn hàng tăng
cường, thức đẩy làm ăn với nhau. Ngược lại, khi các bạn hàng hợp tác, làm ăn với
nhau ngày càng chặt ché hơn, quy mô ngày càng lớn hơn cũng sẽ góp phần phát
triển, mở rộng các mối quan hệ chính trị-ngoại giao và do vậy, môi trường vĩ mô
ngày càng trở nên ổn định, tốt đẹp hơn.
6


Nhóm 2_Lớp CT38A
Việc thực hiện đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại phải dựa trên
nguyên tắc bình đẳng, đôi bên cùng có lợi. Vì vậy, đối với phía đối tác nước
ngoài, lợi ích của họ phải rõ ràng và cụ thể, về phía mình cũng phải xác định cho
rõ ràng lợi ích phải bao gồm cả kinh tế và chính trị, cả trước mắt và lâu dài.
Trong kinh tế đối ngoại, Việt Nam cũng đảm bảo thực hiện nguyên tắc này thông
qua việc gia nhập các tổ chức trong khu vực và quốc tế. VD: ASEAN, WTO,..Việt
Nam cũng nhận thức rằng, nếu không mở rộng mối quan hệ, không tiến hành đa
phương hoá thì chúng ta sẽ rất thiệt thòi, gặp nhiều khó khăn trong kinh tế đối
ngoại. Quan điểm của Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng khẳng định: "Viêt
Nam là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc
tế; tạo môi trường hoà bình ổn định đê xây dựng và phát triển đất nước". Việc đa
phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại như đã nói ở trên là phải dựa trên
nguyên tắc bình đẳng đôi bên cũng có lợi, tuy nhiên, nhiều khi chúng ta cũng phải
có những bước lùi linh hoạt, "lùi một bước để tiến hai bước". Trong ngành dầu khí
VN, tỷ lệ ăn chia giữa VN và nước ngoài nhiều khi lên đến tỷ lệ 50/50, nhưng
chúng ta vẫn phải chấp nhận, nếu khồng chúng ta sẽ vô cung khó khăn về vấn đề
công nghệ khai thác.

6. Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế đối ngoại
Đa dạng hoá kinh tế đối ngoại là tiến hành hoạt động kinh tế đối ngoại ở nhiều
lĩnh vực khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả về kinh tế. Kinh tế đối ngoại là
lĩnh vực phong phú và đa dạng, bap gồm các hoạt động về kinh tế, khoa họccông nghệ, lao động,...liên quan tới toàn bộ quá trình tái sản xuất của xã hội, từ
sản xuất đến lưu thông.
Cần chú ý rằng, đa dạng hoá phải gắn bó chặt chẽ với đa phương hoá. Hai nội
dung này bổ sung, tạo điều kiện cho nhau phát triển. Khi có thêm đối tác chúng
ta phải nghĩ ngay đến những lĩnh vực có thể hợp tác và khai thác. Để thực hiện đa
phương hoá, đa dạng hoá có hiệu quả, bên cạnh những hợp tác song phương, cần
phải có những hợp tac đa phương.
Việt Nam cũng đã và đang cố gắng đa dạng hoá các hoạt động kinh tế đối
ngoại:
-Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá, cả hàng hoá vô hình và hữu hình.
7


Nhóm 2_Lớp CT38A
Năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước ước đạt 114,6 tỷ USD, kim ngạch
xuất khẩu/GDP đạt trên 82%, cao nhất từ trước tới nay, cao hơn nhiều so với tỷ lệ
65,5% của năm 2006 trước khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại (WTO) và
thuộc loại cao trên thế giới. Điều đó chứng tỏ độ mở cao của nền kinh tế Việt Nam.
So với năm trước, xuất khẩu tăng 18,3%. Đây là tốc độ tăng cao xét so với tốc độ
tăng của GDP và của hầu hết các ngành, lĩnh vực khác. Mặt khác, hệ số giữa tốc
độ tăng xuất khẩu/tốc độ tăng GDP lên đến trên 3,6 lần cho thấy xuất khẩu đã trở
thành động lực của tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng xuất khẩu đạt được ở cả 2 khu vực, trong đó khu vực doanh nghiệp
FDI so với khu vực kinh tế trong nước cao hơn về tốc độ tăng (gấp 10 lần), cả về tỷ
trọng trong tổng số (55,8% so với 44,2%).
Ước tốc độ tăng, giảm của các lĩnh vực kinh tế đối ngoại so với năm 2012 (%)


Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước và ước
tính chun gia
Có 32/40 mặt hàng được tổng hợp tăng so với năm trước, trong đó có 16 mặt hàng
tăng cao hơn tốc độ chung, đặc biệt có một số mặt hàng tăng rất cao (như máy ảnh,
máy quay phim và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm
điện tử và linh kiện; dây điện và dây cáp điện; cà phê; sắn; phương tiện vận tải và
phụ tùng; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; gốm sứ; phân bón; rau quả...).
Có 22 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD; 12 mặt hàng đạt trên 2 tỷ USD; 11
mặt hàng đạt trên 3 tỷ USD; 9 mặt hàng đạt trên 4 tỷ USD; 7 mặt hàng đạt trên 5 tỷ
USD; 6 mặt hàng đạt trên 6 tỷ USD; 5 mặt hàng đạt trên 7 tỷ USD; 3 mặt hàng đạt
trên 8 tỷ USD; đặc biệt 2 mặt hàng đạt trên 12 tỷ USD (dệt may trên 15 tỷ USD,
điện thoại các loại và linh kiện trên 12,6 tỷ USD).
Có 24 thị trường đạt trên 1 tỷ USD; 14 thị trường đạt trên 2 tỷ USD; 7 thị trường
đạt trên 3 tỷ USD; 5 thị trường đạt trên 4 tỷ USD; 4 thị trường đạt trên 5 tỷ USD
(Mỹ 19,6 tỷ USD, Nhật Bản 13,1 tỷ USD, Trung Quốc 12,2 tỷ USD, Hàn Quốc
trên 5,7 tỷ USD).
Do xuất khẩu tăng cao hơn nhập khẩu, nên trong quan hệ buôn bán với nước ngoài,
Việt Nam đã chuyển từ nhập siêu lớn trong các năm trước (bình quân thời kỳ
2007- 2011 là 13,5 tỷ USD/năm) sang xuất siêu 0,3 tỷ USD trong năm nay. Trong
8


Nhóm 2_Lớp CT38A
81 thị trường chủ yếu, Việt Nam có vị thế xuất siêu với 41 thị trường, trong đó có
11 thị trường Việt Nam xuất siêu trên 1 tỷ USD (Mỹ 14,9 tỷ USD, Hongkong trên
2,5 tỷ USD, Anh trên 2,3 tỷ USD, Campuchia trên 2,1 tỷ USD,...)
-Thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh hơn nữa đầu tư ra nước ngoài.
Tính từ năm 1988 đến nay, tổng lượng vốn FDI được cấp phép đạt khoảng 243
tỷ USD, lượng vốn của các dự án còn hiệu lực đạt khoảng 212 tỷ USD, lượng
vốn thực hiện đạt khoảng 99,5 tỷ USD. Đã có 22 nước và vùng lãnh thổ có lượng

vốn đăng ký đạt trên 1 tỷ USD, trong đó có 11 nước và vùng lãnh thổ đạt trên
5 tỷ USD, đặc biệt có 8 đối tác đạt trên 10 tỷ USD (lớn nhất là Nhật Bản, tiếp
đến là Hàn Quốc, Đài Loan-Trung Quốc, Singapore, Quần đảo Vigin thuộc Anh,
Hongkong, Malaysia, Mỹ).
Đã có 63/63 tỉnh, thành phố có dự án FDI được cấp phép, trong đó có 24 địa
phương có lượng vốn đăng ký của các dự án còn hiệu lực, trong đó có 8 địa
phương đạt trên 5 tỷ USD, đặc biệt có 5 địa phương đạt trên 10 tỷ USD (lớn nhất là
TP Hồ Chí Minh, tiếp đến là Bà Rịa- Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương).
Trong 18 ngành kinh tế cấp I, có 14 ngành có lượng vốn đăng ký của các dự án cịn
hiệu lực đạt trên 1 tỷ USD, trong đó có 6 ngành đạt trên 5 tỷ USD, đặc biệt có 4
ngành đạt trên 10 tỷ USD (lớn nhất là công nghiệp chế biến, tiếp đến là hoạt động
kinh doanh bất động sản, xây dựng- đạt trên 10 tỷ USD; 2 ngành khác đạt trên 5 tỷ
USD là sản xuất, phân phối điện, khí đốt, hơi nước và điều hồ khơng khí; dịch vụ
lưu trú và ăn uống).
Lượng vốn ODA cam kết năm 2012 đạt 7,3 tỷ USD (cam kết cho năm 2013 đạt gần
6,5 tỷ USD); lượng vốn giải ngân ước đạt trên 3,6 tỷ USD, đạt kỷ lục từ trước đến
nay.
Tính từ năm 1993 đến nay, tổng lượng vốn cam kết đạt trên 75 tỷ USD, với lượng
vốn giải ngân đạt trên 34,5 tỷ USD, đóng góp quan trọng vào tổng vốn đầu tư phát
triển (chiếm trên 10%) và bằng khoảng 3,5% GDP trong thời gian tương ứng, góp
phần quan trọng vào việc hình thành các cơng trình hạ tầng kinh tế- xã hội, xố đói
giảm nghèo...
-Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong khoa học và công nghệ.
Hiện nay, nhiều loại, nhiều trình độ công nghệ khác nhau của thế giới đã vào VN,
giúp chúng ta khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng đất nước. Tuỳ từng ngành từng
9


Nhóm 2_Lớp CT38A
nghề và từng lĩnh vực mà chúng ta tiếp cận, có cả những loại công nghệ tiên tiến

nhưng cũng có loại trung bình. Đây cũng chính là sự đa dạng hoá trong một lĩnh
vực cụ thể. Thông qua chuyển giao, chúng ta còn tiếp nhận được cả vốn và công
nghệ quản lý. Đồng thời với thu hút công nghệ, chúng ta cũng đang từng bước
đưa công nghệ ra nước ngoại. Hiện nay hợp tác với tổ chức Nông-Lương thế giới
(FAO) và châu Phi, VN đã đưa nhiều công nghệ sản xuất, chế biến lương thực,
công nghệ xây dựng sang châu Phi.
Câu chuyện trồng lúa ở châu Phi, bắt đầu từ cách đây khoảng 5 năm khi bà Từ
Thanh Hương, một Việt kiều Đức thuê 110ha đất nông nghiệp ở nước Cộng hòa
Sierra Leone làm trang trại trồng lúa. Lý giải về lý do chọn đất nước này, bà
Hương cho hay: "Thổ nhưỡng, khí hậu ở Sierra Leone giống như đồng bằng Nam
Bộ Việt Nam, rất thuận lợi trồng lúa nước. Trong khi đấy là đất nước còn rất khó
khăn về lương thực".

Nhiều nơng dân ĐBSCL đã được đưa sang các nước châu Phi để chuyển giao kỹ
thuật trồng lúa.
-Phát triển du lịch quốc tế và mở rộng các dịch vụ ngoại tệ
Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ đạt 9,4 tỷ USD, tăng 6,3%, trong đó dịch vụ du lịch
đạt 6,6 tỷ USD, tăng 18% và chiếm 70,2%; dịch vụ vận tải đạt 2,1 tỷ USD, giảm
15,5%, chiếm 22,3%. Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ đạt 12,5 tỷ USD, tăng 5,7%,
trong đó dịch vụ vận tải 8,7 tỷ USD, tăng 6%, chiếm 69,6%, dịch vụ du lịch 1,9 tỷ
USD, tăng 8,5%, chiếm 15,2%. Dịch vụ du lịch đã xuất siêu 4,7 tỷ USD.
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt gần 6,85 triệu lượt người, đạt kỷ lục từ
trước tới nay và vượt kế hoạch đã đề ra. Lượng khách đến du lịch chiếm tỷ trọng
lớn nhất (60,9%), khách đến vì cơng việc có lượng đơng thứ hai (chiếm 17%) và
tăng với tốc độ cao nhất (16,2%). Khách về thăm thân nhân đạt quy mô khá (chiếm
16,8%) và tăng với tốc độ cao thứ hai. Có 14 nước và vùng lãnh thổ có lượng
khách đơng trên 150 nghìn lượt người, đông nhất là Trung Quốc, tiếp đến là Hàn
Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan-Trung Quốc, Campuchia...
-Tranh thủ viện trợ quốc tế bằng nhiều hình thức và từ nhiều nguồn khác nhau.
Trong hoàn cảnh của chúng ta hiện nay, sự trợ giúp của quốc tế là hết sức quý báu.

Hiện nay, có khoảng 700 tổ chức phi chính phủ hoạt động tại VN. Cùng với phần
10


Nhóm 2_Lớp CT38A
viện trợ trong ODA, ng̀n vớn này là những đóng góp rất tích cực cho VN, nhất là
với các lĩnh vực xã hội, cải cách thể chế.
7. Nâng cao hiệu quả của kinh tế đối ngoại
Nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại sẽ góp phần không nhỏ để phát triển nền kinh
tế quốc dân. Trong quá trình nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, chúng ta không
những phải chú ý tới từng lĩnh vực cụ thể mà còn phải đặt các lĩnh vực đó
trong một tổng thể, không được tách rời hay chỉ chú ý đến một vài lĩnh vực.
Cần phải phát huy sức mạnh tổng hợp của kinh tế đối ngoại đối với nền kinh thế và
đời sống xã hội.
Tuy nhiên, chúng ta không được quá chú trọng đến kinh tế đối ngoại mà xem
nhẹ nền kinh tế trong nước. Vì nền kinh tế trong nước mới mang tính chất quyết
định. Muốn phát triển kinh tế đối ngoại, hoạt động sản xuất, lưu thông trong nước
phải được đẩy mạnh và mở rộng phát triển. Chủ nghĩa trọng thương trước kia cũng
phạm sai lầm khi quá đề cao kinh tế đối ngoại.
Để đánh giá hiệu quả của kinh tế đối ngoại, chúng ta phải xem xét trên cả góc
độ kinh tế và kinh tế-xã hội. Cần có sự dung hoà các mặt lợi ích tổng thể trong
chiến lược phát triển kinh tê đối ngoại trong từng thời kỳ trên tinh thần phát huy tốt
sức mạnh nội tại và tận dụng tối đa sức mạnh quốc tế đế phát triển kinh tế-xã hội.
8. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đối ngoại
Kinh tế đối ngoại là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân. Do vậy, khi đổi mới
nền kinh tế quốc dân, đổi mới cơ chế quản lý, tất yếu cũng phải đổi mới cơ chế
quản lý kinh tế đối ngoại.
Để phát triển kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế đối ngoại cần được đởi mới theo các
hướng sau:
• Mở


rợng qùn tiếp xúc bên ngoài, mở rợng qùn hoạt đợng kinh doanh.

• Phân

biệt chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý kinh doanh
trong các hoạt đợng kinh tế đới ngoại.

• Xoá

bỏ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế nhà nước
quản lý kinh tế đối ngoại bằng công cụ và đòn bẩy kinh tế.

11


Nhóm 2_Lớp CT38A
• Đảm

bảo qùn tự chủ kinh doanh, tự chủ về tài chính của các tổ chức kinh
doanh đối ngoại và tăng cường quản lý thống nhất của nhà nước về kinh tế
đới ngoại.

• Nhà

nước mà đại diện là các cơ quan có chức năng quản lý kinh tế đối ngoại
không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh doanh

Chức năng quản lý nhà nước đối với kinh tế đối ngoại được thể hiện ở các điểm
sau:

• Tạo

mơi trường pháp lý, kinh tế, điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh
tế đối ngoại thông śt.

• Khai

thác các quan hệ giao bang và làm chỡ dựa cho các tổ chức và các nhân
trong kinh tế đới ngoại.

• Xây

dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho kinh tế đới ngoại.

• Xác

định hành lang pháp lý cho kinh tế đới ngoại.

• Hướng

dẫn các tở chức kinh doanh hoạt động theo pháp luật và có hiệu quả
thông qua kế hoạch hoá định hướng; cung cấp thông tin về thị trường thế
giới, về mối quan hệ kinh tế quốc tế.

• Ban

hành các chính sách kinh tế, đặc biệt các chính sách tài chính, tín dụng,
cải thiện hệ thống tài chính, ngân hàng, tiền tệ.

• Thiết


lập cớ chế kiểm tra, giám sát các hoat động kinh thế dối ngoại, định ra
những chế tài hữu hiệu bảo đảm trật tự kỷ cương trong kinh tế đối ngoại
theo cơ chế mới.

II.Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế đối
ngoại Việt Nam
Thuận lợi

1.Chế độ chính trị- xã hội
12


Nhóm 2_Lớp CT38A
- Từ khi thống nhất đất nước vào ngày 25- 4- 1976 với tên chính thức là Cộng
hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo nguyên mẫu nhà nước xã hội chủ nghĩa đơn
đảng ( Đảng Cộng sản Việt Nam) VN đã thiết lập được một chế độ chính trị- xã
hội ổn định, được quốc tế thừa nhận là một trong những quốc gia an toàn nhất
cho các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các hoạt động kinh tế đối ngoại.
- Một số biện pháp VN đã thực hiện nhằm ổn định và phát triển kinh tế bền vững:
+ Hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế quản lý kinh tế theo chuẩn
mực quốc tế.
+ Phát triển cơ sở vật chất hạ tầng
+ Mở rộng quan hệ ngoại giao
- Trong bối cảnh thế giới có những sự kiện lớn như Vụ 911 ở Mỹ, vấn đề Bắc triều
Tiên với Mỹ và Trung Quốc,… trật tự an toàn xã hội ở VN vẫn đc đảm bảo.
=> VN đang và sẽ là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư quốc tế.
2. Nguồn nhân lực và con người Việt Nam
- Dân số trung bình năm 2012 ước đạt 88,78 triệu người. Theo thông tin từ Tổng
cục Dân số - kế hoạch hóa gia, dân số sẽ đạt 90 triệu người vào 2013. Trong số này

có khoảng 50% trong độ tuổi lao động làm cho giá nhân công của VN tương đối
rẻ, đây là một thuân lợi trong phân cơng lao động quốc tế.
- Người VN có đức tính cần cù, thơng minh, sáng tạo, có khả năng nắm bắt
nhanh khoa học, cơng nghệ, có khả năng thích ứng được với những tình huống
phức tạp.
=> Nguồn nhân lực và con người VN là nguồn lực quan trọng nhất và là lợi thế lớn
nhất trong trao đổi và phân cơng lao động quốc tế.
Trí tuệ là nhân tố có ý nghĩa quyết định trong sự phát triển và mở rộng kinh
tế đối ngoại.
3. Tài nguyên thiên nhiên
- Vị trí địa kinh tế:
+ VN ở trung tâm ĐNA, khu vực châu Á- TBD - một khu vực có nền knh
tế phát triển năng động và có tốc độ cao. Vị trí này cho phép Việt Nam có thể dễ
dàng phát triển các mối quan hệ kinh tế - thương mại; văn hoá, KH - KT với các
nước trong khu vực và TG.
+ Với đường bờ biển dài 3200km, trải dài trên 15 vĩ tuyến, cùng những
cảng quốc tế trên những tuyến hàng hải quan trọng - VN có ưu thế trong lĩnh
vực hàng hải và giao thương quốc tế.
13


Nhóm 2_Lớp CT38A
+ Vị trí giáp với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia - cho phép VN
và các nước này giao lưu và phát triển kinh tế đối ngoại một cách thuận lợi trong
khu vực và trên thế giới
+ Có vùng biển rộng lớn và giàu tài nguyên - cung cấp lượng hải sản dồi
dào và có giá trị kinh tế cao; khu vực nước ngập mặn có tiềm năng phát triển ni
trồng nhiều loại hải sản có giá trị xuất khẩu.
+ Ngoài ra, do VN nằm chắn ngang đường hàng không từ Tây sang Đông,
từ Nam lên Bắc và có nhiều sân bay quốc tế quan trọng nên có tiềm lực lớn về

hàng không và hàng hải => thuận lợi tham ra vào phân công lao động quốc tế và
pát triển hàng khơng, hàng hải.
VN có nhiều danh lam thắng cảnh độc đáo và nổi tiếng => những tài ngun
này khơng chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà cịn văn hóa, chính trị; mang lại nguồn lơn
ngoại tệ và củng cố quan hệ hữu nghị với nhân dân các nước.
- Khí hậu: VN có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa chịu ảnh hưởng sâu sắc của
chế độ gió mùa châu Á; có nhiều vùng tiểu khí hậu thuận lợi cho việc đa dạng cây
trồng; nguồn năng lượng tự nhiên quan trọng, có thể khai thác và sử dụng vào việc
kinh doanh du lịch; độ ẩm cao, lượng mưa trung bình năm khá lớn, cho phép khai
thác hiệu quả tài nguyên đất đai và nhân lên nhiều lần quỹ đất canh tác.
- Tài nguyên:
Tài nguyên rừng
+ Diện tích rừng của VN đã bị tàn phá khá nặng nề cả trước và sau chiến
tranh, bị suy giảm rõ rệt về số lượng, tuy nhiên thì rừng vẫn có khả năng cung
cấp nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ, hàng mỹ nghệ xuất khẩu và 1 số sản phẩm
quan trọng khác.
+ Rừng ẩm nhiệt đới là hệ sinh thái có năng suất cao có tiềm năng sản xuất
nguyên liệu lớn.
Tài ngun khống sản: Việt Nam có nguồn tài ngun thiên nhiên phong
phú và đa dạng, trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế lớn (than, sắt, đầu mỏ,
bơxit, aptit ...). Nguồn tài nguyên mang lại thu nhập nhiều nhất hiện nay là dầu khí
- ngành mang lại thu nhập nhiều nhất cho VN
Khó khăn
1.Điều kiện tự nhiên
• Đất đai:
14


Nhóm 2_Lớp CT38A




-

- Quỹ đất canh tác khoảng 10 ha, diện tích đất tốt là 7 triệu ha đã sử dụng
hết. với mức tăng dân số như hiện nay, nếu sử dụng hết 10 triệu ha đất
canh tác thì diện tích đất canh tác bình qn đầu người cũng khơng tăng
bao nhiêu.
- Diện tích đất đai canh tác bình qn đầu người không ngừng giảm (
0,44ha/ người năm 2000; 0,1ha/ người năm 2004) và đứng hàng thấp thế
giới.
Khí hậu
Lụt bão, hạn hán, sâu bệnh xảy ra thường xuyên ảnh hưởng nặng nề đến nơng
nghiệp
Thời tiết khắc nghiệt, tình trạng nước biển dâng cũng tác động mạnh mẽ đến
vấn đề phát triển kinh tế Việt Nam.
Tiềm lực kinh tế có hạn, trình độ khoa học cơng nghệ cịn thấp nên việc dự
báo, kiểm sốt cũng như phịng chống càng khó khăn.
Các loại tài nguyên khác:
Tài nguyên khoáng sản phong phú song đa số trữ lượng không nhiều, phân bố
rải rác => khả năng khai thác thương mại bị hạn chế.
Tài nguyên rừng ngày càng bị thu hẹp và khai thác cạn kiệt.
Tài nguyên biển cũng có nhiều khó khăn trong khai thác và kiểm soát
2 Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật :
Sau 25 năm đổi mới , cơ sở vật chất kỹ thuật dã được mở rộng, phát triển,
nâng cấp nhiều song chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế đặc
biệt là hệ thống đường bộ, đường sắt, sân bay , hải cảng.
3 Cơ sở hạ tầng pháp lý: Cơ sở hạ tầng pháp lý điều chỉnh hoạt động đối
ngoại vẫn chưa đầy đủ, đồng bộ, tính ổn đinh chưa cao gây trở ngại cho tiến
trình mở cửa nền kinh tế.


4 Trình độ nguồn nhân lực:
- Bao gồm cả cán bộ quản lý nhà nước trong các doanh nghiệp và cơng nhân lành
nghề.
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật và ngoại ngữ chưa cao, ảnh hưởng đến khả
năng cạnh tranh của nền kinh tế của doanh nghiệp và của từng sản phẩm, tác
động không tốt đến khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
15


Nhóm 2_Lớp CT38A
- Người lao động Việt nam cịn có hạn chế về thể lực, ý thức tổ chức kỷ luật và
khả năng hợp tác trong công việc.

III> Những điều kiện cần thiết để mở rộng các hoạt động kinh tế đối
ngoại:
Để có thể mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại ở Viet Nam, thu hút các nhà
kinh doanh nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, những điều kiện quan trọng nổi lên
cần sớm giải quyết là:
1, Đổi mới tư duy đối ngoại, tư duy an ninh, tư duy kinh tế
- Tư duy đối ngoại: địi hỏi có nhận thức đúng, phù hợp với thực tiễn về mơ
hình và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đồng thời phải
mềm dẻo, thông quá các hoạt động đối ngoại mà thêm bạn bớt thù, biến thù
thành bạn
- Tư duy về an ninh: trong điều kiện thế giới có nhiều biến động, an ninh của
các quốc gia phải có sự tùy thuộc, rang buộc lẫn nhau. Nhìn về tương lai, lợi
ích cơ bản, lâu dài của dan tộc làm điều kiện tiên quyết. Tổn trọng sự cùng
tồn tại hịa bình của các dân tộc khác
- Tư duy kinh tế: khai thác và phát huy triệt để tinh thần dân tộc trong các
hoạt động kinh tế đối ngoại, đoàn kết các lực lượng khác nhau, hướng vào

mục tiêu chung, đảm bảo chữ “tín” trong mối quan hệ giao dịch quốc tế
2, Đổi mới cơ chế kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế đối ngoại
- chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế từ trạng thái trị trệ sang trạng thái năng động, có
khả năng tự điều chỉnh và đưa lại hiệu quả cao
- xây dựng các quy chế họat động khoa học, thể chế hóa đồng bộ, quy định chế độ
quản lý rõ rang và gọn nhẹ, đảm bảo đối xử bình đẳng với các thành phần kinh tế
- chống tệ nạn tham những, bệnh quan liêu, thi hành luật pháp kém hiệu lực
- khắc phục sự mất ổn định của nền kinh tế, nền tài chính, sức mua của đồng tiền
- chống lạm phát có hiệu quả
- cải tiến cơ chế hoạt động trong các ngành kinh tế đối ngoại theo hướng khai thác
được mọi tiềm lực đất nước, nâng ca chất lượng và hiệu quả ( trước hết là công tác
xuất nhập khẩu)
3, Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cần thiết
Huy động các nguồn vốn để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng theo hướng hiện
đại, đồng bộ với phương châm có trọng tâm, trọng điểm và có bước đi thích hợp
16


Nhóm 2_Lớp CT38A
nhằm tạo ra nền tảng kết cấu hạ tầng vững chắc cho phát triển với quy mơ lớn,
trình độ cao. Trong đó, ưu tiên phát triển các cơ sở sản xuất năng lượng; một số
thương cảng quốc tế và sân bay quốc tế cỡ lớn, hiện đại, nối kết với các thương
cảng, sân bay quốc tế của các nước trên thế giới và trong khu vực; hoàn thành các
tuyến đường giao thông cao tốc Bắc Nam, xuyên Á cũng như những tuyến đường
kết nối các đầu mối giao thông lớn với các khu vực trong nội địa và mạng giao
thơng nối kết giữa các tỉnh, huyện, xã; hồn chỉnh các mạng đường giao thông,
mạng chuyển tải điện, mạng thông tin liên lạc với những nơi xa xôi trên phạm vi
cả nước để lan tỏa văn minh đô thị, văn minh công nghiệp, văn minh thương mại
tới mọi miền của Tổ quốc; hoàn chỉnh hệ thống khám chữa bệnh, trường học, cơng
trình văn hóa, thể thao cũng như mạng lưới cung nước, xử lú chất thải, bảo vệ môi

trường, cảnh báo thiên tai trên tất cả các vùng và nhất là ở các đô thị lớn
4. Đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học-công nghệ, cán bộ quản lý và cơng nhân kỹ
thuật với cơ cấu thích hợp:
• Đội ngũ này phải có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu của việc mở rộng và nâng
cao hiệu quả các hoạt động kinh tế đối ngoại. Vấn đề này chỉ được giải quyết
triệt để nếu được tổ chức tốt việc thực hiện chiến lược con người, từ khâu xác
định rõ vị trí, chức năng của con người trong các hoạt động kinh tế xã hội, đến
việc đề ra những tiêu chuẩn cần thiết cho từng loại cán bộ và công nhân kĩ thuật
theo yêu cầu những nhiệm vụ mới.
• Cần đánh giá phẩm chất và đặc điểm xã hội của đội ngũ cán bộ hiện nay, có
kế hoạch đào tạo, sử dụng và bồi dưỡng họ một cách đúng mức. suy cho cùng
mọi thành công của hoạt động kinh tế-xã hội nói chung và phát triển các hoạt
động kinh tế đối ngoại nói riêng đều do yếu tố con người quyết định. Thực tiễn
ở những nước đã đạt được sự thần kì trong các giai đoạn phát triển kinh tế chính
là do họ đã biết khai thác triệt để và phát huy tối đa hóa yếu tố con người. Yếu
tố con người ở đây không chỉ đơn thuần là kỹ năng và trình độ thành thạo của
họ mà điều quan trọng hơn là nề nếp làm việc, kỷ luật lao động, tính tổ chức và
sức mạnh tổng hợp của từng tập thể lao động.
• Hơn nữa trong mối quan hệ phát triển mối quan hệ hang hóa-tiền tệ, trong
sự phát triển của các mối quan hệ mậu dịch và hợp tác quốc tế,, chúng ta cần
những con người có tri thức và khả năng tổ chức kinh doanh cũng như có bản
lĩnh kinh doanh, khơng những được rèn luyện tác phong cơng nghiệp mà cịn có
ý chí vươn lên, chấp nhận sự cạnh tranh và biết cách thắng đối phương qua sự
cạnh tranh. Lao động của người quản lý và kinh doanh giỏi cần được coi trọng
17


Nhóm 2_Lớp CT38A
và đánh giá cao đối với tài năng trong các lĩnh vực khoa học và nghệ thuật.
5. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

Hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu, không chỉ của riêng Việt
Nam mà cịn của cả thế giới.
• Hội nhập tạo ra nhiều cơ hội để phát triển kinh tế trong nước nhưng cũng
tạo ra nhiều thách thức. Đảng ta có quan điểm hội nhập trên cơ sở những
bước đi thận trọng và thích hợp. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của
Đảng ta khẳng định chủ trương: “Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh
thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển
nhanh, có hiệu quả và bền vững. Nghị quyết số 07/NQ-TW về hội nhập kinh
tế quốc tế, ngày 27-11-2001 của Bộ Chính trị nêu rõ các mục tiêu của quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế là: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm
mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực
hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
• Trong bối cảnh mới, việc hội nhập không chỉ dừng lại ở kinh tế mà cần mở
rộng ra tất cả các lĩnh vực.
-. Kết hợp chặt chẽ hoạt động chính trị đối ngoại với kinh tế đối ngoại . Cũng
như trong lĩnh vực chính trị đối ngoại, trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và
hội nhập kinh tế quốc tế cần giữ vững đường lối độc lập tự chủ, thực hiện đa
phương hóa, đa dạng hóa thị trường và đối tác, tham gia rộng rãi các tổ chức
quốc tế. Các hoạt động đối ngoại song phương và đa phương cần hướng mạnh
vào việc phục vụ đắc lực nhiệm vụ mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế. Tích cực tham gia đấu tranh vì một hệ thống
quan hệ kinh tế quốc tế bình đẳng, cơng bằng, cùng có lợi, bảo đảm lợi ích của
các nước đang phát triển và chậm phát triển.
- Gắn kết chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế với nhiệm vụ củng cố an ninh
quốc phòng ngay từ khâu hình thành kế hoạch, xây dựng lộ trình cũng như trong
quá trình thực hiện, nhằm làm cho hội nhập không ảnh hưởng tiêu cực tới nhiệm
vụ bảo vệ an ninh quốc gia và an toàn xã hội; mặt khác, các cơ quan quốc phòng và
an ninh cần có kế hoạch chủ động hỗ trợ tạo mơi trường thuận lợi cho quá trình hội
nhập.


18


Nhóm 2_Lớp CT38A
Đảng ta nêu rõ: “Phải khơng ngừng tăng cường tiềm lực kinh tế và sức mạnh tổng
hợp của đất nước để chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và có hiệu quả”
và “thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và
phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động tích cực hội nhập kinh tế
quốc tế, nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế.

19



×