Trường THCS Dĩ An GV: Trần Thị Truyền
Trường THCS Dĩ An GV: Trần Thị Truyền
Mục lục
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
II. Giới hạn đề tài
III. Tài liệu tham khảo
IV. Điều kiện hỗ trợ
V. Tính mới của đề tài
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
II. Thực trạng
1. Về mặt thuận lợi
2. Về mặt khó khăn
III. Biện pháp thực hiện.
IV. Phương pháp giải bài tập Vật Lí
1. Bài tập định lượng
2. Bài tập định tính
C. KẾT LUẬN
Trang 2
Trường THCS Dĩ An GV: Trần Thị Truyền
Đề tài:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN
VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ĐIỆN
TRONG MỘT TIẾT HỌC VẬT LÝ 7
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
- Xuất phát từ thực tế giảng dạy. Môn vật lí là một môn học tương đối khó
đối với học sinh. Do đó đối với giáo viên cần phải có những biện pháp khắc sâu
kiến thức cho học sinh, nhất là ở tiết bài tập.
- Phương pháp dạy học mới, học sinh được đặt vào vị trí trung tâm, bản thân
học sinh phải tích cực, tự lực hoạt động để xây dựng, chiếm lĩnh kiến thức, khắc
sâu kiến thức, rèn luyện kĩ năng và phát triển năng lực.
- Trong chương trình giảng dạy hiện nay tiết bài tập đan xen vào chương
trình rất ít, gây khó khăn cho giáo viên giảng dạy. để học sinh tự chiếm lĩnh kiến
thức, khắc sâu và mở rộng được kiến thức thì học sinh cần phải có một quá trình
nỗ lực tư duy, vận dụng kiến thức vào thực tiễn để giải được bài tập Vật lí. Có như
vậy thì độc lập sáng tạo càng phát triển và kết quả học tập của học sinh ngày càng
được nâng lên.
- Với những lí do nêu trên tôi muốn hướng tới một phương pháp hướng dẫn
giải bài tập cho học sinh nắm vững chắc và bền vững những kiến thức mà các em
đã tiếp thu được, rèn luyện kĩ năng giải bài tập cho học sinh, đồng thời làm nền
tảng cho học sinh chiếm lĩnh một cách tốt nhất, kích thích được sự tò mò ham hiểu
biết khoa học củ học sinh qua việc giải bài tập Vật lí cho một tiết học.
II. Giới hạn đề tài:
- Đây là đề tài nghiên cứu về phương pháp hướng dẫn giải bài tập Vật lí 7 ở
chương Điện học, giúp cho học sinh nắm bắt được kiến thức và khắc sâu được
kiến thức đó một cách vững chắc, làm nền tảng cho lớp 9 và cho học sinh tự khám
phá, tự tìm hiểu và tự chiếm lĩnh kiến thức trong quá trình học tập của mình.
Trang 3
Trường THCS Dĩ An GV: Trần Thị Truyền
- Do đó đề tài này chỉ trình bày những kinh nghiệm về phương pháp hướng
dẫn giải bài tập Vật lí 7 ở chương Điện học mà bản thân rút ra được trong quá
trình giảng dạy.
- Đề tài này được thưc hiện trong năm học 2011-2012.
III. Tài liệu tham khảo:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Vật lí 7.
IV. Điều kiện hỗ trợ:
- Kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy và tham khảo ý kiến đồng nghiệp trong
tổ Vật Lí.
- Sự hỗ trợ nhiệt tình của tổ chuyên môn và BGH trường.
V. Tính mới của đề tài:
Đề tài giúp cho học sinh khắc sâu được kiến thức. Giúp học sinh dễ dàng
nhận biết được từng dạng mạch điện và không bị nhằm lẫn công thức để áp dụng
cho từng dạng đoạn mạch điện.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận:
- Nhiệm vụ của người giáo viên dạy vật lí là phải truyền đạt cho học sinh
những kiến thức căn bản, có hệ thống về chương Điện học. Chương Điện học này
nó được học xuyên suốt trong các cấp học sau này. Do đó việc giải bài tập ở phần
Điện học nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp học sinh nắm được kiến
thức Vật Lí ở phần Điện học được vững hơn. Qua việc giải bài tập này giúp cho
học sinh củng cố và đào sâu kiến thức nhiều hơn và giúp học sinh ôn tập hệ thống
hóa kiến thức.
- Ở chương điện học này có liên quan trong đời sống thực tế rất nhiều, nhiều
học sinh còn mơ hồ về phần này, khó hiểu, khó vận dụng vào bài tập, cho nên kết
quả học tập của học sinh yếu hẳn đi.
- Qua việc hướng dẫn học sinh về phương pháp giải bài tập chúng ta cần
làm rõ việc phân loại bài tập Vật Lí là cần thiết nhất. Giúp cho học sinh tìm ra
hướng giải quyết bài tập phần này.
II. Thực trạng:
- Trong khi giải bài tập vận dụng các đoạn mạch điện, học sinh thường
Trang 4
Trường THCS Dĩ An GV: Trần Thị Truyền
nhằm lẫn công thức áp dụng của đoạn mạch mắc nối tiếp và song song do chưa
xác định rõ cách mắc điện. học sinh đọc đề không kĩ, phân tích mạch điện chưa
chính xác nên dẫn đến việc giải bào tập sai.
1. Về mặt thuận lợi:
-Chương trình Vật Lí 7 thuộc giai đoạn 1 của chương trình vật lí THCS mới
hiện nay nên tạo điều kiện phát triển các năng lực của học sinh ở mức vừa phải.
- Trong chương trình Vật Lí 7 yêu cầu bài tập về mặt định lượng không
nhiều trong việc vận dụng kiến thức trình bày để giải một bài tập định lượng.
- Ngồi SGK học sinh còn có SBT giúp cho học sinh có điều kiện hệ thống
các kiến thức đã học và cũng để khắc sâu các bước giải bài tập nhiều hơn.
2. Về mặt khó khăn:
-Thời gian giải bài tập ở trên lớp không nhiều, giải bài tập phần lớn là ở
nhà.
- Khả năng vận dụng công thức tốn học vào việc giải bài tập của học sinh
còn gặp khó khăn rất nhiều.
- Khả năng phân loại bài tập, phân tích bài, lựa chọn phương án giải bài tập
của học sinh còn hạn chế rất nhiều.
3. Chất lượng bộ môn Vật Lí năm học 2010-2011:
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
15% 35% 38% 10% 2%
III. Biện pháp thực hiện:
- Để giúp học sinh tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, đặc biệt là giúp học
sinh nắm chắc kiến thức một cách bền vững các kiến thức phải coi trọng cách sử
dụng các bước giải bài tập.
- GV phải tính được tồn bộ kế hoạch cho việc sửa bài tập trong một tiết học
cụ thể như sau:
- Lựa chọn bài tập nêu vấn đề sử dụng trong tiết bài tập nghiên cứu kiến
thức mới nhằm kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy của học sinh.
- Lựa chọn bài tập củng cố kiến thức lí thuyết, cung cấp thêm hiểu biết thực
tế trong đời sống có liên quan.
Trang 5
Trường THCS Dĩ An GV: Trần Thị Truyền
- Lựa chọn bài tập điển hình nhằm hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức
đã học để giải bài tập và nhằm hình thành các bước giải bài tập chung cho mỗi loại
bài tập.
- Lựa chọn loại bài tập để kiểm tra đánh giá chất lượng và kĩ năng giải bài
tập của học sinh.
- Trong việc giải bài tập phải hướng dẫn cho học sinh biết cách phân loại
bài tập Vật Lí. Phân loại bài tập Vật Lí được phân thành nhiều cách khác nhau,
nhiều loại bài tập khác nhau, tùy theo bài tập có dấu hiệu này hay dấu hiệu khác
mà ta có thể chia thanhg nhiều loại bài tập khác nhau:
+ Bài tập định tính.
+ Bài tập định lượng.
IV. Phương pháp giải bài tập Vật Lí:
1. Bài tập định lượng:
Qua 4 bước sau đây:
-Bước 1: Đọc kĩ đề bài, tìm hiểu đề bài rồi tóm tắt đề bài bằng kí hiệu (cần
chú ý đến đơn vị xem phù hợp chưa) và bằng hình vẽ (nếu có).
- Bước 2: Phân tích đề bài: phân tích hiện tượng Vật lí đề cập trong bài
nhằm hướng dẫn đến khái niệm định luật hay công thức có liên quan đến bài tập
giải và phân tích mạch điện, vẽ lại hình (nếu có).
- Bước 3: Vận dụng các công thức đã phân tích ở bước 2 để giải bài tốn.
- Bước 4: Kiểm tra và biện luận kết quả.
Biện luận:
+ Bài tốn có nhiều kinh nghiệm.
+ Dựa vào điều kiện ban đầu của đề bài.
+ Dựa vào thực tế.
Kiểm tra:
+Xem lại trình tự bài giải.
+Kiểm tra đơn vị phù hợp chưa.
Trang 6
Trường THCS Dĩ An GV: Trần Thị Truyền
+Giải bằng phương pháp khác (càng nhiều cách càng tốt để học
sinh có thể so sánh được cách giải nào hay và cách giải nào ngắn gọn hơn dễ hiểu
hơn).
• Ví dụ:
Bài 1: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 27.9 trong đó ampe kế có chỉ số
0,35A, hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ1 là U
12
= 3,2V và hiệu điện thế giữa hai
đầu đèn Đ
2
là U
23
= 2,8V. Hãy:
a. Cho biết cường độ dòng điện đi qua đèn Đ
1
và đi qua đèn Đ
2
là bao
nhiêu?
b. Tính hiệu điện thế U
13
giữa hai đầu đèn ngồi cùng đèn Đ
1
và đèn Đ
2
.
+ -
+
- Đ1 Đ2
1 2 3
Bước 1: Đọc kĩ đề bài, tìm hiểu đề bài rồi tóm tắt đề bài bằng kí hiệu
Cho biết:
I = 0,35A
U
12
= 3,2V
U
23
= 2,8V
a. I
1
= ? A ; I
2
=?A
b. U
13
= ? V
Bước 2: Phân tích
Nhận xét hình cho biết là các đèn được mắc bối tiếp
a. I
1
= I
2
= I
b. U
13
= U
12
+ U
23
Bước 3:
Giải:
a. Cường độ dòng điện đi qua Đ
1
và đi qua Đ
2
là:
Trang 7
A
Trường THCS Dĩ An GV: Trần Thị Truyền
Theo đoạn mạch nối tiếp, ta có:
I
1
= I
2
= I = 0,35A
b. Hiệu điện thế giữa hai điểm 1, 3 của hai đèn là:
U
13
= U
12
+ U
23
= 3,2 + 2,8 = 6,0V
Đáp số: a. 0,35A
b.6V
Bước 4: Kết tra lại kết quả.
Bài 2: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 28.8, trong đó Vôn kế chỉ U = 3V,
ampe kế A chỉ I=0,6A, ampe kế A
1
chỉ I
1
=0,32A.
a. Tìm chỉ số I
2
của ampe kế A
2
.
b. Tìm hiệu điện thế U
1
, U
2
tương ứng ở hai đầu mỗi bóng đèn.
c. Nếu đèn Đ1 bị hỏng thì ampe kế A chỉ 0,38A. hỏi khi đó chỉ số của
ampe kế A2 là bao nhiêu?
+ -
Đ2
Đ1
Bước 1: Đọc kĩ đề bài, tìm hiểu đề bài rồi tóm tắt đề bài bằng kí hiệu
Cho biết:
U = 3V
I = 0,6A
I1 = 0,38A
I2 = ? A
I’2 = ?A
Bước 2: Phân tích
Nhận xét hình vẽ là mạch điện có hai đèn mắc song song
I = I1 + I 2 I2
Trang 8
A
V
A
1
A
2
Trường THCS Dĩ An GV: Trần Thị Truyền
I’2 = I
Bước 3:
Giải:
a. Cường độ dòng điện qua đèn 2:
Theo đoạn mạch song song, ta có:
I = I
1
+ I
2
I
2
= I – I
1
= 0.6 – 0,38 = 0,22A
b. Đèn 1 bị hỏng thì mạch điện chỉ còn một đèn 2
Nên Ampe kế chỉ bao nhiêu thì đó cũng là cường độ dòng điện của
đèn 2. Do đó I
2
= 0,38A
Đáp số: a. 0,22A
b.0,38A
Bước 4: Kết tra lại kết quả.
2. Bài tập định tính:
Qua 4 bước sau:
-Bước 1: Tìm hiểu và tóm tắt đề bài.
- Bước 2: Phân tích đề, phân tích hình vẽ (nếu có) và tìm hiểu ý nghĩa của
các con số ghi trên đồ dùng hoặc tìm hiểu ý nghĩa của các con số đề bài cho.
Bước 3: So sánh hiệu điện thế định mức của đồ dùng với hiệu điện thế của
nguồn.
- Bước 4: Kết luận.
3. Tóm lại:
Để dạy một tiết có sử dụng các bài tập đạt hiệu quả và giúp học sinh vận
dụng kiến thức để giải bài tập đạt kết quả tốt thì giáo viên cần có phương pháp
chuẩn bị trước để hướng dẫn học sinh giải bài tập gồm các công việc sau:
-Giáo viên phải giải bài tập trước khi cho học sinh làm.
Phân tích hướng giải theo trình tự theo từng bước.
+Tóm tắt đề bằng kí hiệu (cần chú ý đơn vị) và bằng hình vẽ (nếu có).
+Cần thiết lập mối quan hệ giữa các hệ thức (công thức) cơ bản cần sử dụng
đến bài giải.
+ Khái quát trình tự giải bài tập.
Trang 9
Trường THCS Dĩ An GV: Trần Thị Truyền
Xác định hướng giải quyết bài tập để hướng dẫn học sinh.
+Lựa chọn phương pháp hướng dẫn phù hợp với mục đích.
+ Soạn sẵn các câu hỏi, câu trả lời để hướng dẫn theo trình tự đã vạch ra.
4. Kết quả đạt được: chất lượng bộ môn Vật Lí năm học 2011-2012.
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
25% 38% 32% 5%
C. KẾT LUẬN
Trên đây là một vài kinh nghiệm để thực hiện một tiết bài tập và sử dụng
bài tập trong một tiết nhằm giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới, củng cố,
mở rộng kiến thức. trong quá trình giảng dạy để nâng cao chất lượng của bộ môn
mình phụ trách cần phải học hỏi nhiều hơn nữa để tìm ra cách giải bài tập tốt hơn.
Dĩ An, ngày 19 tháng 01 năm 2013
Người viết
Trần Thị Truyền
ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Trang 10
Trường THCS Dĩ An GV: Trần Thị Truyền
ĐÁNH GIÁ CỦA BAN GIÁM HIỆU
TRƯỜNG THCS DĨ AN
Trang 11
Trường THCS Dĩ An GV: Trần Thị Truyền
ĐÁNH GIÁ CỦA PHÒNG GIÁO DỤC
THỊ XÃ DĨ AN
Trang 12
Trường THCS Dĩ An GV: Trần Thị Truyền
ĐÁNH GIÁ CỦA SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
TỈNH BÌNH DƯƠNG
Trang 13
Trường THCS Dĩ An GV: Trần Thị Truyền
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH DƯƠNG
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO THỊ XÃ DĨ AN
TRƯỜNG THCS DĨ AN
Trang 14
Trường THCS Dĩ An GV: Trần Thị Truyền
Người thực hiện :
Chức vụ :
Trang 15