Nhóm 2 Tiểu luận mông Thương mại điện tử
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN
MÔN: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Thực trạng việc áp dụng thương mại điện tử
trong việc đặt phòng trực tuyến của website
checkinvietnam
MỤC LỤC
GVHD: Phan Minh Trung Trang 1 / 20
Nhóm 2 Tiểu luận mông Thương mại điện tử
GVHD: Phan Minh Trung
Nhóm 2 Tiểu luận mông Thương mại điện tử
CHƯƠNG 1 :
TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1Khái niệm về thương mại điện tử
1.1.1 Theo nghĩa hẹp
Thương mại điện tử là tất cả các hình thức giao dịch được thực hiện thông
qua mạng máy tính có liện quan đến chuyển quyền sở hữu về sản phẩm hay dịch vụ.
Theo Diễn đàn đối thoại xuyên Đại tây dương, thương mại điện tử là các giao
dịch thương mại về hàng hoá và dịch vụ được thực hiện thông qua các phương tiện
điện tử.
Cục Thống kê Hoa kỳ định nghĩa thương mại điện tử là việc hoàn thành bất
kỳ một giao dịch nào thông qua một mạng máy tính làm trung gian mà bao gồm việc
chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng hàng hoá và dịch vụ
1.1.2 Theo nghĩa rộng
Vận đơn điện tử - E B/L (electronic bill of lading); đấu giá thương mại -
Commercial auction; hợp tác thiết kế và sản xuất; tìm kiếm các nguồn lực trực tuyến;
mua sắm trực tuyến - Online procurement; marketing trực tiếp, dịch vụ khách hàng
sau khi bán
UNCITAD định nghĩa về thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, phân
phối, marketing, bán hay giao hàng hoá và dịch vụ bằng các phương tiện điện tử.
Liên minh châu Âu định nghĩa thương mại điện tử bao gồm các giao dịch
thương mại thông qua các mạng viễn thông và sử dụng các phương tiện điện tử. Nó
bao gồm thương mại điện tử gián tiếp (trao đổi hàng hoá hữu hình) và thương mại điện
tử trực tiếp (trao đổi hàng hoá vô hình).
Thương mại điện tử cũng được hiểu là hoạt động kinh doanh điện tử, bao gồm:
mua bán điện tử hàng hoá, dịch vụ, giao hàng trực tiếp trên mạng với các nội dung số
hoá được; chuyển tiền điện tử - EFT (electronic fund transfer); mua bán cổ phiếu
điện tử - EST (electronic share trading); vận đơn điện tử - E B/L (electronic bill of
lading); đấu giá thương mại - Commercial auction; hợp tác thiết kế và sản xuất; tìm
kiếm các nguồn lực trực tuyến; mua sắm trực tuyến - Online procurement; marketing
trực tiếp, dịch vụ khách hàng sau khi bán
UN đưa ra định nghĩa đầy đủ nhất để các nước có thể tham khảo làm chuẩn,
tạo cơ sở xây dựng chiến lược phát triển thương mại điện tử phù hợp. Định nghĩa này
phản ánh các bước thương mại điện tử , theo chiều ngang: “thương mại điện tử là việc
thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và
thanh toán (MSDP) thông qua các phương tiện điện tử”.
Định nghĩa của WTO Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng
cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet,
nhưng được giao nhận có thể hữu hình hoặc giao nhận qua Internet dưới dạng số hoá.
GVHD: Phan Minh Trung Trang 3 / 20
Nhóm 2 Tiểu luận mông Thương mại điện tử
Định nghĩa của OECD (
Tổ
chức
Hợp
tác
và
Phát
triển
Kinh
tế
): Thương mại
điện tử là việc làm kinh doanh thông qua mạng Internet, bán những hàng hoá và dịch
vụ có thể được phân phối không thông qua mạng hoặc những hàng hoá có thể mã
hoá bằng kỹ thuật số và được phân phối thông qua mạng hoặc không thông qua mạng.
Định nghĩa của AEC (
Hiệp
hội
thương
mại
điện
tử)
: Thương mại điện tử là làm
kinh doanh có sử dụng các công cụ điện tử. Định nghĩa này rộng, coi hầu hết các hoạt
động kinh doanh từ đơn giản như một cú điện thoại giao dịch đến những trao đổi thông
tin EDI phức tạp đều là thương mại điện tử.
1.2Các hình thức giao dịch trong thương mại điện tử.
TMĐT được phân chia thành một số loại như B2B, B2C, C2C dựa trên thành phần
tham gia hoạt động thương mại. Có thể sử dụng hình sau để minh họa cách phân chia
này.
1.1.3 Business to Customer -B2C
Hình thức giao dịch thương mại điện tử doanh nghiệp với khách hàng: Thành phần
tham gia hoạt động thương mại gồm người bán là doanh nghiệp và người mua là
người tiêu dùng. Sử dụng trình duyệt (web browser) để tìm kiếm sản phẩm
trên Internet. Sử dụng giỏ hàng (shopping cart) để lưu trữ các sản phẩm khách hàng
đặt mua. Thực hiện thanh toán bằng điện tử.
1.1.4 Business to Business - B2B
Hình thức giao dịch thương mại điện tử doanh nghiệp với doanh nghiệp: Thành
phần tham gia hoạt động thương mại là các doanh nghiệp, tức người mua và người bán
đều là doanh nghiệp. Sử dụng Internet để tạo mối quan hệ giữa nhà cung cấp và các
cửa hàng thông qua các vấn đề về chất lượng, dịch vụ. Marketing giữa hai đối tượng
này là marketing công nghiệp. Hình thức này phổ biến nhanh hơn B2C. Khách hàng là
doanh nghiệp có đủ điều kiện tiếp cận và sử dụng Internet hay mạng máy tính. Thanh
toán bằng điện tử.
1.1.5 Business to Government- B2G
Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan chính quyền: Cơ quan nhà nước đóng vai
trò như khách hàng và quá trình trao đổi thông tin cũng được tiến hành qua các
phương tiện điện tử. Cơ quan nhà nước cũng có thể lập các website, tại đó đăng tải
thông tin về những nhu cầu mua hàng của cơ quan mình và tiến hanh việc mua sắm
hàng hóa, lựa chọn nhà cung cấp website. Ví dụ như hải quan điện tử. thuế điện tử,
chứng nhận xuất xứ điện tử, đấu thầu điện tử, mua bán trái phiếu chính phủ
1.1.6 Custmer to Custmer C2C
Đây là mô hình hương mại điện tử giữa các cá nhân với nhau. Sự phát triển của
các phương tiện điện tử. đặc biệt là Internet làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia
hoạt động thương mại với tư cách người bán hoặc người mua. Một cá nhân có thể tự
thiết lập website để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một
website có sẳn để đấu giá mòn hàng mình có. Giá trị giao dịch từ hoạt động thương
mại điện tử C2C chỉ chiếm khoảng 10% tổng giá trị giao dịch từ hoạt động thương
mại điện tử.
GVHD: Phan Minh Trung Trang 4 / 20
Nhóm 2 Tiểu luận mông Thương mại điện tử
1.1.7 Government to Custmer- G2C
Mô hình G2C chủ yếu đề cập tới các giao dịch mang tính hành chính, tuy nhiên
cung có thể mang những yếu tố của thương mại điện tử.
1.3Lợi ích của thương mại điện tử
1.1.8 Lợi ích đối với doanh nghiệp
Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền
thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp,
khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách
hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiêu sản
phẩm hơn.
- Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia xẻ thông tin, chi phí
in ấn, gửi văn bản truyền thống.
- Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối
hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các
showroom trên mạng, ví dụ ngành sản xuất ô tô (Ví dụ như Ford Motor) tiết kiệm
được chi phí hàng tỷ USD từ giảm chi phí lưu kho.
- Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và
Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều
chi phí biến đổi.
- Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn được biết đến dưới tên gọi “Chiến lược
kéo”, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu
của khách hàng. Một ví dụ thành công điển hình là Dell Computer Corp.
- Mô hình kinh doanh mới: Các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giá trị
mới cho khách hàng. Mô hình của Amazon.com, mua hàng theo nhóm hay đấu giá
nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành công này.
- Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả năng
phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản
phẩm ra thị trường.
- Giảm chi phí thông tin liên lạc
- Giảm chi phí mua sắm: Thông qua giảm các chi phí quản lý hành chính (80%);
giảm giá mua hàng (5-15%)
- Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan
hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng thời việc cá biệt hóa
sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố lòng
trung thành.
- Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả đều có
thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời.
GVHD: Phan Minh Trung Trang 5 / 20
Nhóm 2 Tiểu luận mông Thương mại điện tử
- Chi phí đăng ký kinh doanh: Một số nước và khu vực khuyến khích bằng cách
giảm hoặc không thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng. Thực tế, việc thu nếu triển
khai cũng gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù của Internet.
- Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất
lượng dịch vụ khách hàng; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các
quy trình giao dịch; tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng khả năng tiếp cận thông
tin và giảm chi phí vận chuyển; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh
doanh
1.1.9 Lợi ích đối với xã hội
- Hoạt động trực tuyến: Thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc,
mua sắm, giao dịch từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn.
- Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá do
đó khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao mức sống của mọi người.
- Lợi ích cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm,
dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet và thương mại điện tử. Đồng
thời cũng có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng được đào tạo qua mạng.
- Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như y tế, giáo
dục, các dịch vụ công của chính phủ được thực hiện qua mạng với chi phí thấp hơn,
thuận tiện hơn. Cấp các loại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế là các ví dụ thành công
điển hình
1.4Hạn chế của thương mại điện tử
1.1.10 Hạn chế mang tính kĩ thuật
An toàn: Vấn đề an toàn trong giao dịch tiếp tục là vấn đề lớn đối với thương
mại điện tử. Nhiều khách hàng ngần ngại không muốn cung cấp số thẻ tín dụng qua
Internet.
Toàn vẹn dữ liệu: Bảo vệ dữ liệu và tính toàn vẹn của dữ liệu là một vấn đề
nghiêm trọng. Do sự xuất hiện của các virus máy tính dẫn đến đường truyền dữ liệu bị
nghẽn, các tệp dữ liệu bị phá hủy. tin tặc truy cập trái phép hệ thống để lấy cắp thông
tin, hủy hoại dữ liệu khiến cho khách hàng lo lắng về hệ thống thương mại điện tử.
Nổi lo lắng về nâng cấp hệ thống (system scalability): Sau một thời gian phát triển
hệ thống website thương mại điện tử, số lượng khách hàng truy cập ngày một đông sẽ
dẫn đến tốc độ truy cập chậm lại, nghẽn mạng. Kết quả là khách hàng rời bỏ website.
Để tránh xảy ra hiện tượng này, các hệ thống thương mại điện tử thường phải nâng cấp
hệ thống. Để duy trì một hệ thống có được 70 triệu truy cập trong vòng hai tuần mà
không xảy ra tắc nghẽn cần phải trang bị một hệ thống phần cứng và phần mềm không
rẻ.
1.1.11 Hạn chế mang tính thương mại.
Thương mại điện tử đòi hỏi phải đầu tư xứng đáng: Kinh nghiệm cho thấy các
công ty thành công với thương mại điện tử thường có đầu tư lớn cho việc xây dựng hệ
thống. Các doanh nghiệp nhỏ thường không thể cạnh tranh bằng giá cả nhất là khi
GVHD: Phan Minh Trung Trang 6 / 20
Nhóm 2 Tiểu luận mông Thương mại điện tử
tham gia thị trường rộng lớn của thương mại điện tử. Trong thương mại truyền thống,
vấn đề trung thành với thương hiệu rất quan trọng nhưng trong thương mại điện tử vấn
đề này kém quan trọng hơn.
Quá trình tìm kiếm thông tin của khách hàng trong thương mại điện tử không phải
hiệu quả về chi phí. Nhìn bề ngoài, các sản giao dịch điện tử có vẻ như là nơi cho phép
người bán và người mua trên toàn thế giới trao đổi thông tin mà không cần trung gian.
Nếu tiếp cận gần hơn sẽ thấy xuất hiện một hệ thống trung gian mới để đảm bảo về
chất lượng sản phẩm, những người dàn xếp, các cơ quan chứng thực để đảm bảo tính
hợp pháp của các giao dịch. Các chi phí này được tính vào chi phí giao
1.5Ảnh hưởng của Thương mại điện tử
1.1.12 Tác động đến hoạt động Marketing
+ Nghiên cứu thị trường: Một mặt Thương mại điện tử hoàn thiện, nâng cao
hiệu quả các hoạt động nghiên cứu thị trường truyền thống, một mặt tạo ra các hoạt
động mới giúp nghiên cứu thị trường hiệu quả hơn. Các hoạt động như phỏng vấn theo
nhóm, phỏng vấn sâu được thực hiện trực tuyến thông qua Internet; hoạt động điều tra
bằng bảng câu hỏi được thực hiện qua công cụ webbased tiện lợi, nhanh và chính xác
hơn.
+ Hành vi khách hàng: Hành vi khách hàng trong Thương mại điện tử thay đổi
nhiều so với trong thương mại truyền thống do đặc thù của môi trường kinh doanh
mới. Các giai đoạn xác định nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá ựa chọn, hành động
mua và phản ứng sau khi mua hàng đều bị tác động bởi Internet và Web.
+ Phân đoạn thị trường và thị trường mục tiêu: Các tiêu chí để lựa chọn thị
trường mục tiêu dựa vào tuổi tác, giới tính, giáo dục, thu nhập, vùng địa lý được bổ
sung thêm bởi các tiêu chí đặc biệt khác của Thương mại điện tử như mức độ sử dụng
Internet, thư điện tử, các dịch vụ trên web
+ Định vị sản phẩm: Bên cạnh các tiêu chí để định vị sản phẩm như giá rẻ nhất,
chất lượng cao nhất, dịch vụ tốt nhất, phân phối nhanh nhất, việc định vị sản phẩm
ngày nay còn được bổ sung thêm những tiêu chí riêng của Thương mại điện tử như
nhiều sản phẩm nhất, đáp ứng nhu cầu của cá nhân và doanh nghiệp nhanh nhất
+ Các chiến lược marketing hỗn hợp: Bốn chính sách của marketing là sản
phẩm, giá, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh cũng bị tác động của Thương mại
điện tử. Việc thiết kế sản phẩm mới hiệu quả hơn, nhanh hơn, nhiều ý tưởng mới hơn
nhờ sự phối hợp và chia sẻ thông tin giữa nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà cung cấp
và khách hàng.Việc định giá cũng chịu tác động của Thương mại điện tử khi doanh
nghiệp tiếp cận được thị trường toàn cầu, đồng thời đối thủ cạnh tranh và khách hàng
cũng tiếp cận được nguồn thông tin toàn cầu đòi hỏi chính sách giá toàn cầu và nội địa
cần thay đổi để có sự thống nhất và phù hợp giữa các thị trường. Việc phân phối đối
với hàng hóa hữu hình và vô hình đều chịu sự tác động của Thương mại điện tử, đối
với hàng hóa hữu hình quá trình này được hoàn thiện hơn, nâng cao hiệu quả hơn; đối
với hàng hóa vô hình, quá trình này được thực hiện nhanh hơn hẳn so với thương mại
truyền thống. Đặc biệt hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh có sự tiến bộ vượt bậc
nhờ tác động của Thương mại điện tử với các hoạt động mới như quảng cáo trên
website, quảng cáo bằng e-mail, diễn đàn cho khách hàng trên mạng, dịch vụ hỗ trợ
khách hàng 24/7
GVHD: Phan Minh Trung Trang 7 / 20
Nhóm 2 Tiểu luận mông Thương mại điện tử
1.1.13 Thay đổi mô hình kinh doanh
Thay đổi mô hình kinh doanh Việc xuất hiện Thương mại điện tử đã dẫn đến trào
lưu hàng loạt doanh nghiệp phát triển các mô hình kinh doanh từ truyền thống sang mô
hình kinh doanh Thương mại điện tử như các Công ty Ford Motor, Dell Computer
Corp… Bên cạnh đó cũng đã hình thành các sàn giao dịch điện tử dạng B2B. Với
Ford, việc áp dụng Thương mại điện tử vào các hoạt động sản xuất kinh doanh đã giúp
công ty giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng hoá. Hệ thống cửa
hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng, tiết
kiệm được chi phí hàng tỷ USD từ giảm chi phí lưu kho.
• Với Dell Computer Corp, áp dụng Thương mại điện tử trong các chiến lược thúc đẩy
hoạt động kinh doanh của công ty như lôi kéo các khách hàng đến với doanh nghiệp
bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, sản xuất hàng theo yêu cầu
(được biết đến dưới tên gọi “chiến lược kéo”), v.v
• Với mô hình của Amazon.com, mua hàng theo nhóm hay đấu giá nông sản qua mạng
đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành công từ việc tạo ra các lợi thế
và giá trị mới cho khách hàng bằng Thương mại điện tử.
1.1.14 Tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
Các hãng sản xuất lớn nhờ ứng dụng Thương mại điện tử có thể giảm chi phí sản
xuất đáng kể. Có thể phân tích một số mô hình để thấy rõ hiệu quả của Thương mại
điện tử trong sản xuất. Hàng loạt các dịch vụ ngân hàng điện tử được hình thành và
phát triển mở ra cơ hội mới cho cả các ngân hàng và khách hàng như Internet banking,
thanh toán thẻ tín dụng trực tuyến, thanh toán bằng thẻ thông minh, mobile banking,
ATM hoạt động vận tải, bảo hiểm. Đặc biệt, đối với hoạt động ngoại thương, Thương
mại điện tử có những tác động hết sức mạnh mẽ do đặc thù của Internet là rộng lớn
trên toàn cầu, rất phù hợp với các giao dịch thương mại quốc tế. Mọi hoạt động trong
quy trình kinh doanh quốc tế đều chịu tác động của Thương mại điện tử.
GVHD: Phan Minh Trung Trang 8 / 20
Nhóm 2 Tiểu luận mông Thương mại điện tử
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG
VIỆC ĐẶT PHÒNG KHÁCH SẠN CỦA WEBSITE
CHECKINVIETNAM
2.1Giới thiệu về công ty
1.1.15 Lịch sử hình thành và phát triển
Checkin Việt Nam là tập đoàn du lịch trực tuyến, chuyên phát triển và kinh
doanh các hệ thống đặt phòng khách sạn, đặt tour du lich bằng trang web như
checkinvietnam.com, mangdatphong.vn, mangdattour.vn. qua 5 năm hình thành và
phát triển checkin Việt nam đã khẳng định được vị thế, uy tín và thương hiệu của mình
trong lĩnh vực du lịch. Trong đó mangdatphong.vn đã chính thức trở thành sàn giao
dịch đầu tiên ở Việt Nam.
Mới đây nhất, Checkin Vietnam cho ra đời Booking Engine, đây là công cụ cần thiết
giúp cho các khách sạn có thể quản lý và bán phòng trực tuyến một cách dễ dàng, hiệu
quả. Được tích hợp lên chính website của khách sạn cho phép khách hàng đặt phòng
và thanh toán trực tuyến một cách nhanh chóng và an toàn.
2.2Xu hướng của việc sử dụng Booking Engine
Ngày càng nhiều du khách sử dụng Internet để đặt phòng trực tuyến. Họ sử dụng
nhiều phương thức khác nhau để tìm kiếm thông tin như: Google, Yahoo, Bing từ đây
khách hàng có thể truy cập trực tiếp đến các website khách sạn, các trang đặt phòng
trực tuyến (OTA - Online Travel Agency). Đặc biệt website khách sạn đứng đầu về
lượng truy cập, chiếm khoảng 69% đối với khách thương gia và chiếm khoảng 55%
đối với khách du lịch. Nhưng thực tế là sau khi vào website khách sạn để tham khảo
họ lại trở ra và tìm đến các trang OTA để đặt phòng với các lý do dưới đây:
+ Khách hàng phải gọi điện thoại hoặc gửi email tới khách sạn để liên hệ đặt
phòng, sau đó họ phải chờ đợi trả lời từ phía khách sạn và mất rất nhiều thời gian để
có được xác nhận đặt phòng (chưa kể những trường hợp khách quan gây ảnh hưởng
như trái múi giờ, ngoài giờ làm việc hoặc ngày nghỉ lễ).
+ Một số website khách sạn có chức năng đặt phòng nhưng thực tế không khác
những website không có chức năng đặt phòng. Bởi vì trên Website của họ không tích
hợp hình thức thanh toán trực tuyến. Do vậy khách sạn hoàn toàn không có cơ sở giữ
phòng cho khách, mà chỉ có thể cho khách vào danh sách chờ. Trong trường hợp
khách sạn đã giữ phòng nhưng khách lại không đến nhận phòng, khách sạn sẽ không
thu được tiền và điều đó sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của khách sạn.
+ Với những khách hàng nước ngoài họ sẽ gặp khó khăn và mất rất nhiều thời gian
khi thanh toán bằng hình thức chuyển khoản mà một số khách sạn đang áp dụng. Hình
thức này chỉ áp dụng phù hợp với những khách hàng nội địa.
Cuộc điều tra mới đây của WHIP (World Independent Hotel Promotion) về công
nghệ đặt phòng trực tuyến với hơn 300 khách sạn trên thế giới đã cho thấy vai trò vô
cùng quan trọng của công cụ Booking Engine.
GVHD: Phan Minh Trung Trang 9 / 20
Nhóm 2 Tiểu luận mông Thương mại điện tử
Đó là lý do chúng tôi xây dựng công cụ này cho các website khách sạn để tích hợp
đồng bộ với hệ thống đặt phòng trực tuyến của Checkin Vietnam.
2.3Quy trình đặt phòng trực tuyến
Bước 1: Tìm Khách sạn
+ Đầu tiên khách hàng
chọn phần “Khách Sạn” trên trang chính của Website />+ Sau đó website sẽ hiển thị những công cụ tìm kiếm thông minh để hỗ trợ khách hàng
tìm đúng khách sạn như mong muốn bằng nhiều cách khác nhau
• Cách thứ nhất: khách
hàng có thể lựa chọn loại hình, hạng sao và hình thức khuyến mãi theo nhu cầu thông
qua thanh công cụ hiển thị trên website
GVHD: Phan Minh Trung Trang 10 / 20
Nhóm 2 Tiểu luận mông Thương mại điện tử
• Cách thứ hai: Khách hàng có tìm kiếm bằng cách điền thông tin khách sạn, địa điểm,
giá cả, chọn hạng sao và những tiện nghi khác trên hộp thoại nằm bên phải màn hình
GVHD: Phan Minh Trung Trang 11 / 20
Nhóm 2 Tiểu luận mông Thương mại điện tử
+ Cách thứ ba: Nếu chưa biết
chọn khách sạn nào tại địa điểm muốn đến, khách hàng chỉ cần lựa chọn điểm đến mà
website cung cấp cuối trang web, mọi thông tin về các khách sạn nằm trong khu vực
đó sẽ được website cung cấp đầy đủ để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn
GVHD: Phan Minh Trung Trang 12 / 20
Nhóm 2 Tiểu luận mông Thương mại điện tử
+ Để khách hàng có thể đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất, website còn cung cấp thêm
những thông tin về tiện nghi và chính sách của khách sạn như:
Tiện nghi:
o Những tiện nghi cơ bản: Sân thượng , Phòng không hút thuốc , Thang máy ,
Nhận phòng/Trả phòng cấp tốc , Két an toàn , Phòng chống ồn , Lò sưởi , Kho
chứa đồ …
o Hoạt động: Phòng tập thể hình , Dịch vụ Mát xa - Sauna , Sân chơi cho trẻ em ,
Thiết bị BBQ , Bể bơi ngoài trời
o Dịch vụ: Dịch vụ, thiết bị hội nghì , Trung tâm kinh doanh , Giặt là , Giặt khô ,
Dich vụ là , Dịch vụ đổi tiền , Cửa hàng lưu niệm.
o Internet: Có/không
o Bãi đỗ xe: Có/không
o Chính sách:
o Giờ check in
o Giờ check out
o Vật nuôi
Bên cạnh những thông tin về tiện nghi và chính sách, khách hàng còn có thể hiểu
thêm về khách sạn mà mình muốn đến một cách rõ ràng hơn thông qua những dòng
phản hồi được ghi lại trên website.
Bước 2: Đặt phòng
Khi đã chọn được khách sạn ưng ý, khách hàng lựa chọn loại phòng, số lượng và
số giường theo mong muốn của mình sau đó nhấp vào nút “Đặt phòng” để tiến hành
đặt phòng.
GVHD: Phan Minh Trung Trang 13 / 20
Nhóm 2 Tiểu luận mông Thương mại điện tử
Những khách sạn khác nhau sẽ có sự phân chia loại phòng khác nhau. Muốn biết
thêm thông tin về từng loại phòng, khách hàng có thể chọn vào mục “ THÔNG TIN
PHÒNG”
Để hoàn tất khâu đặt phòng, khách hàng cần điền đầy đủ thông tin vào những mục
đánh dấu (*) mà trang web hiển thị. Sau đó ấn vào nút “ Tiếp theo” bên dưới màn hình
để chuẩn chuyển sang phần thanh toán
Lưu ý: Khách hàng nhớ đọc kỹ điều khoản khi đặt phòng mà trang web đã đưa ra
trước khi đánh dấu check vào ô chấp nhận điều khoản. Nếu không đánh dấu xác nhận,
khách hàng sẽ không được chuyển sang bước tiếp theo
Bước 3: Thanh toán
Trước khi lựa chọn hình thức thanh toán, khách hàng có thể kiểm tra và chỉnh sửa
thông tin một lần nữa bằng cách chọn vào từ “Sửa” màu đỏ bên phải những mục có thể
chỉnh sửa.
GVHD: Phan Minh Trung Trang 14 / 20
Nhóm 2 Tiểu luận mông Thương mại điện tử
- Việc thanh toán được thực hiện bằng 3 hình thức sau:
+ Thanh toán online bằng thẻ nội địa(ATM) của các ngân hàng
+ Thanh toán online bằng thẻ quốc tế(Visa/Master Card,JCB)
+ Thanh toán online bằng thẻ quốc tế(Visa/Master Card,JCB)
2.4Hình thức thanh toán
1.1.16 Thanh toán online bằng thẻ nội địa(ATM) của các ngân hàng
Quý khách có thể chọn phương thức thanh toán này nếu có một trong các loại
thẻ nội địa do ngân hàng trong nước phát hành và cho phép thanh toán qua internet
bằng tiền đồng Việt Nam.
Sau khi chọn ngân hàng, khách hàng chỉ cần điền đầy đủ thông tin mà website
yêu cầu thì có thể tiến hành thanh toán.
1.1.17 Thanh toán online bằng thẻ quốc tế(Visa/Master Card,JCB)
Nếu khách hàng chọn phương thức thanh toán bằng Thẻ tín dụng, ta chọn ô
“Thẻ tín dụng” khi thanh toán trực tiếp trên website. Khách hàng chỉ có thể sử dụng
một số loại thẻ sau đây:
• Visa
• Master Card
• JCB
GVHD: Phan Minh Trung Trang 15 / 20
Nhóm 2 Tiểu luận mông Thương mại điện tử
Lưu ý: Việc thanh toán chỉ được hoàn tất khi các loại thẻ trên có đăng ký chức
năng thanh toán online với ngân hang phát hành thẻ.
Sau khi lựa chọn loại thẻ, khách hàng điền đầy đủ thông tin trên thẻ vào chổ trống
trên trang web. Tiếp theo nhấn nút “pay” để thanh toán.
1.1.18 Thanh toán chuyển khoản
Với hình thức này, khách hàng có thể thanh toán tiền phòng tại bất kỳ điểm giao
dịch Bưu điện nào của Tổng Công ty Checkinvietnam trên toàn quốc.
Nếu chọn hình thức thanh toán chuyển khoản, khách hàng chỉ cần đánh dấu tick
vào mục “ Thanh toánh chuyển khỏa” sau đó làm theo hướng dẫn trong hộp thoại hiển
thị
2.5Quy trình hoãn, hủy đặt phòng
Trong trường hợp vì một lý do khách quan nào đó khiến cho lịch trình của bạn
bị thay đổi hoặc bạn không thể tiếp tục chuyến đi như dự kiến. Bạn hãy đăng nhập vào
tài khoản của bạn bằng địa chỉ email và mật khẩu mà hệ thống đã cung cấp cho bạn
ngay khi bạn đặt phòng. Sau đó bạn vào "Danh sách booking" rồi nhấn nút "Hủy" và
nêu rõ lý do bạn hủy phòng.
GVHD: Phan Minh Trung Trang 16 / 20
Nhóm 2 Tiểu luận mông Thương mại điện tử
Lưu ý: Nếu khách không hủy đặt phòng trong thời gian hủy bỏ qui định trên
trang web hoặc trong trường hợp của một chương trình không có khách sạn có thể tính
một khoản phí phạt thẻ tín dụng (thường là một đêm hoặc tổng giá trị đặt phòng trong
trường hợp khách không đến cũng không báo trước). checkin.vn chỉ thu phí hoa hồng
trong trường hợp hủy đặt phòng muộn hoặc không đến.
GVHD: Phan Minh Trung Trang 17 / 20
Nhóm 2 Tiểu luận mông Thương mại điện tử
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH HIỆU
QUẢ CỦA ÁP DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG VIỆC ĐẶT
PHÒNG TRỰC TUYẾN
3.1Về quảng cáo
Checkin Việt Nam là tập đoàn du lịch trực tuyến chuyên cung cấp các dịch vụ
đặt phòng khách sạn, đặt tour trực tuyến. Hướng tới mục tiêu cung cấp giá phòng tốt
nhất, Checkin Vietnam luôn không ngừng tìm kiếm và hợp tác với các khách sạn, khu
nghỉ dưỡng uy tín và chất lượng nhằm giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn nơi nghỉ
ngơi lý tưởng với chi phí phù hợp. Bên cạnh đó vẫn còn hạn chế chẳng hạn như
Checkin Việt Nam còn hạn chế trong việc cập nhật các chương trình quảng cáo đến
với khách hàng làm cho nhiều khách hàng không thể cập nhật kịp các chương trình
khuyến mãi của Checkin Việt Nam. Vì vậy, bộ phận marketing online cần kịp thời
đăng tải những thông tin quảng cáo về giảm giá của Checkin Việt Nam trên website để
khách hàng có thể đặt phòng với giá rẻ.
3.2Về các phương thức thanh toán trực tuyến
1.1.19 Thanh toán bằng thẻ tín dụng
Tuy checkinvietnam đã áp dụng nhiều loại the tín dụng của nhiều ngân hàng
trong việc thanh toán online nhưng theo khảo sát một số khách hàng thì phương thức
này vẫn còn xảy ra tình trạng lỗ khi thanh toán và nguyên nhân cả chủ thẻ và checkin
đều không nhận đó là lỗ của bên nào. Do đó, việc thống nhất phương thức thanh toán
và kiểm tra chặt chẽ hơn giữa ngân hàng thẻ tín dụng và checkin đê giúp khách hàng
dễ dàng hơn trong việc đặt phòng khách sạn trực tuyến của checkinvietnam.
1.1.20 Thanh toán bằng phiếu thanh toán
Phiếu thanh toán cần có nhiều mệnh giá hơn, cần giói thiệu phổ biến rộng rãi
hơn trên thị trường. các thông tin của phiếu thanh toán phải được giữ kín giữa khách
hàng và checkin để mang tính bảo mật cho khách hàng.
1.1.21 Thanh toán bằng thẻ nội địa và qua máy ATM
Hiện nay checkin chưa áp dụng phương thức toán này. Vì vậy, checkin cần mỏ
rộng thêm để tạo sự thuận tiện cho khách hàng, khi thanh toán. Từ đó sẽ làm tăng
lượng khách hàng lên và mang lại nhiều lợi nhuận hơn.
GVHD: Phan Minh Trung Trang 18 / 20
Nhóm 2 Tiểu luận mông Thương mại điện tử
KẾT LUẬN
Trải qua một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu về đề tài, nhóm chúng em đã thu
thập được nhiều thông tin lý thú về thương mại điện tử giúp chúng em mở rộng tầm
hiểu biết đồng thời hỗ trợ những kiến thức bổ ích về môn học này và những môn học
liên quan.
Những vấn đề nhóm chúng em vừa trình bài ở trên đã chứng minh được vai trò
và tầm quan trọng của thương mại điện tử đối với lĩnh vực khách sạn nói riêng và tất
cả các lĩnh vực khác trong nến kinh tế, xã hội nói chung. Có thể nói sự phát triển của
thương mại điện tử đã có những tác động không nhỏ đối với cuộc sống của con người,
nó giúp con người đơn giản hóa những vấn đề phức tạp về thời gian, không gian, địa
lý…. Nhờ đó các hoạt động mua bán, kinh doanh, trao đổi hàng hóa giữa người mua –
người bán được thuận tiện hơn.
Ngày nay Việt Nam đã bắt kịp tốc độ phát triển không ngừng nghỉ của công
nghệ thông tin, với những điều kiện, những trang thiết bị về kỹ thuật. Việt Nam hoàn
toàn có đủ năng lực để ứng dụng thương mại điện tử phục vụ sự phát triển của nền
kinh tế. Hàng loạt các trang web đặt hàng qua mạng mọc lên như: vatgia.com,
chotot.vn…trong đó checkin.vn là một trong những website uy tín được hàng ngàn
người khách hàng tin tưởng sử dụng.
Trong tương lại, hy vọng thương mại điện tử sẽ ngày càng phát triển và đem lại
những lợi ích thiết thực cho nền kinh tế xã hội nói chung và cho lĩnh vực kinh doanh
khách sạn nói riêng để cho thương mại Việt Nam phát triển vươn xa ngang tầm quốc
tế.
GVHD: Phan Minh Trung Trang 19 / 20
Nhóm 2 Tiểu luận mông Thương mại điện tử
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Bùi Văn Danh, Thương mại điện tử, Trường ĐH Công Nghiệp TPHCM, 2009.
2. Giáo trình thương mại điện tử căn bản, Hà Nội 2009
3. Trần Công Nghiệp, Bài giảng thương mại điện tử 2008
4. www.checkin.vn
GVHD: Phan Minh Trung Trang 20 / 20