Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

bộ tài liệu luyện thi học sinh giỏi các môn văn hoá cấp huyện tham khảo (8)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.94 KB, 51 trang )

UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2013- 2014

MÔN THI: LỊCH SỬ 9
Thời gian làm bài: 120’
( Không kể thời gian giao đề )
PHẦN A: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Câu 1: ( 1,5 điểm)
Hoàn thành bảng niên biểu về các sự kiện thế giới nổi bật của lịch sử thế giới hiện từ
1945 đến nay:
STT Thời gian Tên sự kiện
1 4->11/2/1945
2 25/4-> 26/6/1945
3 1/10/1949
4 1/1/1959
5 8/8/1967
6 25/12/1991
Câu 2: ( 1,5điểm)
Nêu tác động tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật từ 1945 đến
nay đối với đời sống con người? Em cần có thái độ và hành động như thế nào để hạn chế các
tác động tiêu cực?
PHẦN B: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Câu 3: ( 2 điểm)
Những yếu tố đưa đến phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt
Nam đầu thế kỉ XX?
Câu 4: (5điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử tiêu biểu giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến năm 1920 em hãy
nêu quá trình Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác- LêNin, tìm ra con đường giải phóng
cho dân tộc Việt Nam ?
**************** Hết***************
( Đề thi gồm có 01 trang)


UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI ĐÁP ÁN KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP
HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2013- 2014

MÔN THI: LỊCH SỬ 9
Thời gian làm bài: 120’
Câu 1 ( 1,5 điểm): Học sinh điền đúng mỗi sự kiện được 0,25 điểm
Hoàn thành bảng niên biểu về các sự kiện thế giới nổi bật của lịch sử thế giới hiện từ
1945 đến nay:
TT Thời gian Tên sự kiện
1 4->11/2/1945 Nguyên thủ 3 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh họp tại Ian- ta
( Liên Xô)
2 25/4-> 26/6/1945 Thông qua Hiến chương và thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc.
3 1/10/1949 Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chính thức thành lập
4 1/1/1959 Cách mạng Cuba thành công. Nước Cộng hoà Cuba ra đời.
5 8/8/1967 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập.
6 25/12/1991 Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ .
Câu
hỏi
Nội dung Điểm
Câu
2
Nêu tác động tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật
từ 1945 đến nay đối với đời sống con người? Em cần có thái độ và hành động
như thế nào để hạn chế các tác động tiêu cực?
Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật diến ra từ năm 1945 đến nay diễn ra trên
mọi ngành, mọi lĩnh vực, đã đem lại những tiến bộ phi thường, những thành tự
kì diệu. Những thành tựu đã đem lại những tác động vô cùng to lớn đối với đời
sống con người nhưng bên cạnh đó cũng đem lại những hậu quả tiêu cực mà
nhân loại phải gánh chịu:

* Tác động tích cực( 0,75điểm)
- Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật có tác động vô cùng to lớn làm đổi thay
cuộc sống của con người. Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật đã cho phép thực
hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động,
nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.
- Đưa tới những đổi thay lớn lao về cơ cấu dân cư với xu hướng trong ngành
công- nông nghiệp giảm dần, cơ cấu dân cư trong ngành dịch vụ tăng
- Đưa loài người chuyển sang một nền văn minh mới sau văn minh nông
nghiệp, công nghiệp, đó là “văn minh trí tuệ”
- Làm cho giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học- kĩ thuật ngày càng được quốc
tế hóa cao…
* Tiêu cực: (0,5 điểm)
- Cuộc cách mạng này đem lại những hậu quả tiêu cực do chính con người tạo
ra:
Đã tạo ra những loại vũ khí hủy diệt, các phương tiện quân sự hủy diệt sự
sống
Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, trái đất đang kêu cứu
Sinh ra nhiều dịch bệnh, cùng những đe dọa về đạo đức, tai nạn gắn với kĩ
thuật hiện đại… đe dọa cuộc sống con người.
* Thái độ và hành động của học sinh (0,25đ)
- Trân trọng và phát huy những thành quả của cuộc cách mạng KHKT
- Bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi. Sử dụng hợp lí các nguồn tài
nguyên….
- Tuyên truyền với mọi người để sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên, thân
thiện với môi trường….
Câu
3
Những yếu tố đưa đến phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ
tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?
* Chủ quan: (0,75 điểm)

- Sau thất bại của phong trào Cần Vương, một yêu cầu đặt ra cho cách mạng
Việt Nam là phải tìm con đường cưứ nước mới khác với con đường phong
kiến đã thất bại trước đó.
- Trong nước , dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của
TD Pháp (1897-1914) dẫn tới nền kinh tế- xã hội của VNam có nhiều biến
chuyển. Sự biến chuyển về kinh tế xã hội đã tạo ra những điều kiện bên
trong cho phong trào dân tộc theo khuynh hướng tư sản
- Đó là sự xuất hiện của những tầng mới: TS, TTS, … , nhưng những lực
lượng xã hội này bản thân còn non trẻ chưa thể đóng vai trò lãnh đạo cách
mạng. Vì thế vai trò ấy nằm trong tay các sĩ phu tư sản hóa. Trước sự sụp đổ
của triều đình họ thực sự trăn trở, khủng hoảng
- >Chính lúc ấy , sự chuyển biến của thời cuộc, những tác động từ bên
ngoài dội vào Việt Nam làm họ bừng tỉnh
* Khách quan ( 0,75 điểm)
- Đầu thế kỉ XX, châu Á thức tỉnh, phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa
và nửa thuộc địa như Iran, Thổ Nhĩ Kì, TQuốc, Ấn Độ… mạng một nội dung
mới : Đấu tranh giải phóng dân tộc kết hợp với giành quyền dân chủ
- Phong trào cải cách chính trị, văn hóa ở Trung Quốc gắn liền với các nhân
vật như Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi…, tư tưởng cách mạng Pháp được du
0,25
0,25
0,25
0,25
nhập vào nước ta qua sách báo TQ đã ảnh hưởng đến tư tưởng của các sĩ phu
Việt Nam
- Đặc biệt , Nhật Bản nhờ cuộc Duy tân Minh Trị đã trở thành một cường quốc
tư bản giàu mạnh, đánh bại cả nước Nga sa hoàng năm 1905 đã kích thích nhiều
nhà yêu nước lúc bấy giờ muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản
“ Vậy thì bây giờ muốn tìm ngoại viện không gì bằng sang Nhật là hơn cả”
* Kết luận: (0,5 điểm)

- Dưới ảnh hưởng của trào lưu tư sản dội vào, bộ phận sĩ phu yêu nước đầu TK
XX tiên phong là PBC, PCT đã nhận ra rằng công cuộc giải phóng dân tộc phải
gắn liền với duy tân và thay đổi chế độ xã hội. Họ mất hết niềm tin vào chế độ
phong kiến, giai cấp phong kiến chỉ là sâu mọt đục khoét nhân dân , họ bắt đầu
có ý thức về dân chủ, dân quyền…
- Những người cầm ngọn cờ dân tộc đầu TK XX cho rằng muốn khôi phục độc
lập dân tộc phải kết hợp nhiều biện pháp như đoàn kết dân tộc, vận động giúp
đỡ từ bên ngoài, tiến hành cải cách sâu rộng…
-> Chính những yếu tố trên đã đưa tới một phong trào yêu nước theo khuynh
hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu TK XX: con đường yêu
nước theo khuynh hướng tư sản. Với lòng yêu nước nồng nàn, những trí thức
Nho học trẻ tuổi đã lao vào con đường cứu nước này với cả nhiệt tình của tuổi
trẻ
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu
4
Bằng những sự kiện lịch sử tiêu biểu giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến năm
1920 em hãy nêu quá trình Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác- LêNin,
tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam ?
* Hs cần nêu được hoàn cảnh lịch sử nước ta và thế giới cuối thế kỉ XIX
đầu thế kỉ XX : ( 1,5điểm)
- 6/6/1884 nhà nước phong kiến VN chính thức sụp đổ, nước ta trở thành thuộc
địa của TD Pháp. TD Pháp xâm lược, thống trị nước ta, điều đó có nghĩa là nền
độc lập của dân tôc ta bị chà đạp, quyền lợi sống còn của đại bộ phận nhân dân
bị tước đoạt. Mâu thuấn cơ bản đầu tiên của dân tộc ta lúc này là mâu thuẫn
giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.
- Để đảm bảo cho nền thống trị của mình, TD Pháp trong cuộc khai thác thuộc

địa ( 1897- 1914)đã không thủ tiêu chế độ phong kiến- địa chủ bản xứ mà dung
dưỡng nó, biến nó thành tay sai áp bức, bóc lột nhân dân lao động. Xã hội Việt
Nam thời kì này còn nổi lên mâu thuẫn cơ bản giữa giai cấp nông dân với giai
cấp phong kiến, địa chủ. Song mâu thuẫn bao trùm lên tất cả là mâu thuẫn dân
tộc
->Yêu cầu bức thiết của lịch sử nước ta lúc này là bất kì cuộc cách mạng nào
0,25
0,25
muốn thành công phải giải quyết được hai mâu thuẫn trên,tức là phải bao hàm
nội dung dân tộc và dân chủ, giải quyết khẩu hiệu cốt tử: Độc lập dân tộc và
ruộng đất dân cày.
-Trước yêu cầu bức thiết của lịch sử các phong trào cách mạng Việt Nam cuối
thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ, quyết liệt như:
Phong trào Cần Vương ( 1985-1896),Khởi nghĩa Yên Thế( 1884- 1913), Phong
trào Đông du ( 1905- 1909), Phong trào Đông Kinh nghĩa thục( 1907), Cuộc
vận động Duy tân( 1908)
Kết quả: Đều thất bại, bị dìm trong biển máu.
Nguyên nhân thất bại là do chưa có một đường lối cách mạng đúng đắn…,
chưa có lực lượng lãnh đạo tiên tiến để đưa cách mạng tới thành công.Đặc biệt
chưa giải quyết được hai yêu cầu bức thiết của lịch sử dân tộc
- >Vấn đề đặt ra lúc này của lịch sử là tìm một con đường cứu nước khác
với con đường Cần Vương và con đường dân chủ tư sản
- Thế giới:
Đầu thế kỉ XX “thế giới đã bị phân chia xong”, toàn thế giới là của chủ nghĩa
tư bản. Phong trào châu Á thức tỉnh đều lần lượt thất bại. Vậy đi đâu để tìm con
đường cứu nước ? Hoàn cảnh đó đòi hỏi phải có những người ưu tú của dân tộc
vượt qua tầm nhìn hạn chế của điều kiện lịch sử trong nước để tìm lối thoát cho
dân tộc
* Học sinh chuyển ý vào giải quyết vấn đề( 3 điểm)
- Hs cần giới thiệu được tóm tắt tiểu sử của Nguyễn Ái Quốc và đưa ra được kết

luận: Ngay từ thời niên thiếu Người đã bộc lộ những phẩm chất: giàu lòng nhân
ái , thương dân, đồng cảm với dân, có hoài bão lớn, có chí cứu nước. Đó có thể
được coi là chủ nghĩa yêu nước trong con người Nguyễn Ái Quốc
- Hs nêu được các sự kiện trong giai đoạn từ 5/6/1911 Người bắt đầu hành trình
tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà Rồng đến 1917: Trải qua nhiều nước
châu Á, Âu, châu Phi, châu Mĩ
. Qua quá trình khảo sát Người đã làm mọi thứ nghề lao động chân tay nấu bếp,
làm vườn, quét tuyết, vẽ thuê…sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ của công việc
Tác dụng quá trình lao động này đã biến Người trở thành người công
nhân. Người đã cảm nhận được rất rõ mọi gian khổ của người lao động
Giai đoạn hoạt động này đã rút ra cho Người bài học đầu tiên là:
Khảo sát thực tế , Phân biệt bạn thù, Người rút ra: “ở đâu bọn đế quốc, thực
dân cũng tàn bạo, độc ác, ở đâu những người lao động cũng bị áp bức bóc lột
nặng nề” và “ trên thế giới chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống
người bị bóc lột”
0,25
0,5
0,25
0,5
điểm
0,5
- Năm 1917 Người quay trở lại Pháp. CM tháng Mười Nga thắng lợi rung
chuyển toàn thế giới, tác động tới tâm lí của Người
Pari – nơi Người đến là trung tâm chính trị của Pháp, của cả châu Âu đang
chuyển mình theo đường lối của Quốc tế Cộng sản, của đấu tranh giai cấp vô
sản. Đây là nơi tập trung nhiều Việt kiều nhất
Đây là nơi thuận lợi cho Người hoạt động chính trị, thực hiện mục đích ban đầu
của hành trình cứu nước
- Ngày 18-6- 1919 NAQ đã gửi tới Hội nghị Vecxai “ Bản yêu sách của nhân
dân An Nam” gồm 8 điểm nhưng không được chấp nhận

. Mặc dù không được chấp nhận nhưng sự kiện này đã gây tiếng vang lớn. Lần
đầu tiên trên thế giới các nhà báo quốc tế, các lực lượng yêu chuộng hòa bình
trên thế giới đã biết tới một VN đang đấu tranh đòi
quyền độc lập tự do
. Qua sự kiện này Người rút ra kết luận: “ Sự nghiệp giải phóng dân tộc mình
phải tự mình quyết định”
- Tháng 7/ 1920 NAQ đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân
tộc và vấn đê thuộc địa của Lê-nin
 Tạo bước chuyển biến quan trọng trong nhận thức tư tưởng của Người.
Người hoàn toàn tin theo Lê.nin, đứng về Quốc tế ba
- Tháng 12/1920 tại đại hội Tua, Người bỏ phiếu tán thành việc ra nhập Quốc tế
ba, tham gia sáng lập ĐCS Pháp
->Người từ CNYN đến CN Mác- Lê-nin, theo con đường cách mạng vô sản
Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới hiện đại một người dân thuộc địa, đại diện
của giai cấp công nhân và dân tộc thuộc đia tham gia sang lập Đảng tiên phong
của giai cấp công nhân ở một nước đê quốc lớn đang áp bức mình
Thông qua NAQ , giai cấp CN VN bắt tay được với công nhân Pháp hợp thành
một mặt trận đánh đổ kẻ thù chung là CNTB Pháp
* Hs đưa ra kết luận: ( 0,5 điểm)
- Con đường cứu nước Nguyễn Ái Quốc đã lựa chon là phù hợp với yêu cầu
của lịch sử, phù hợp với xu thế thời đại: Kết hợp độc lập dân tộc với đấu
tranh giai cấp, giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp. Quy tụ mọi
lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất.
Từ đây Người từng truyền bá CN Mác- lênin về nước, chuẩn bị tư tưởng,
chính trị, tổ chức cho việc thành lập chính đảng Macxit ở Việt Nam , nhân tố
đảm bảo cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
0,5
điểm
0,5
0,5

0,5
0,5
___________Đáp án gồm có 05 trang________________
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Môn thi:Lịch Sử 9
Thời gian: 120 phút
(không kể thời gian giao đề)
Câu 1: ( 3điểm)
Cuộc cách mạng Dân tộc dân chủ Trung Quốc (1946-1949) thành công đã ảnh hưởng như
thế nào đến sự nghiệp cách mạng Trung quốc nói riêng và cách mạng thế giới nói chung?
Câu2: ( 2điểm )
Bằng những sự kiện lịch sử hãy chứng minh sự phát triển “ thần kỳ “ nền kinh tế Nhật Bản
từ những năm 60 của thế kỷ XX?
Câu 4: ( 5 điểm)
Trình bày hoạt động Nguyễn Ái Quốc từ 1919-1925 nhằm chuẩn bị về mặt chính trị tư tưởng
và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Hết
ĐÁP ÁN
Câu 1/ ( 3điểm)
• Sau cuộc kháng chiến chống Nhật thắng lợi ( 1945) do Đảng Cộng sản Trung Quốc
mâu thuẫn với Quốc dân Đảng ( Tưởng Giới Thạch ) dẫn đến cuộc nội chiến Trung
Quốc. ( 0.25đ)
• Cuộc nội chiến ( 1946- 1949 ). Kết quả lực lượng cách mạng do Đảng Cộng sản
Trung Quốc lãnh đạo đánh bại bọn Tưởng Giới Thạch. ( 0.25đ)
• Ngày 1/10/1949 tại quảng trường Thiên An Môn, Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập
nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. ( 0.25đ)
Sự kiện đó có ý nghĩa đối với lịch sử Trung Quốc:

 Đã kết thúc sự nô dịch và thống trị của đế quốc hơn 100 năm và hàng ngàn năm
của chế độ phong kiến. ( 0.25đ)
 Mở ra kỷ nguyên mới cho nhân dân Trung Quốc: kỷ nguyên độc lập- tự do và
phát triển Chủ nghĩa xã hội. ( 0.25đ)
 Khi chấm dứt nội chiến Trung Quốc bước vào thời kỳ cải cách xây dựng kinh
tế. ( 0.25đ)
Sau thắng lợi nhân dân Trung Quốc do Đảng Cộng Sản Trung Quốc lãnh đạo liên tiếp giành
nhiều thắng lợi trong công cuộc xây dựng đất nước. ( 0.25đ)
 Từ 1978 đến nay: Với đường lối đổi mới ( cải cách- mở cửa) thu nhiều thắng lợi
trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, có thể nói Trung
Quốc là nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên tiến hành cải cách mở cửa thành công. (
0.25đ)
Ảnh hưởng chung:
 Tăng cường lực lượng cho phe Xã xội chủ nghĩa, động viên, cổ vũ phong trào giải
phóng dân tộc trên toàn thế giới( Á- Phi- Mỹ la tinh ). ( 0.5đ)
 Bài học cho cách mạng các nước : Việt Nam và 1 số nước gần Trung Quốc đã và
đang tiến hành cải cách mở cửa đổi mới đất nước , tác động tích cực sự nghiệp cách
mạng thế giới nói chung . ( 0.5đ)
Câu 2: ( 2điểm )
Chứng minh sự phát triển:
• Từ những năm 60 của thế kỷ XX nền kinh tế Nhật đạt được sự tăng trưởng “thần kỳ”
vượt qua Tây Âu vươn lên đứng thứ hai thế giới.( 0.25đ)
• Tổng sản phẩm quốc dân năm 1968 đạt 183 tỷ USD, đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ
(830tỷ USD). ( 0.25đ)
• Năm 1990 thu nhập bình quân đầu người đạt 23796 USD, vượt Mỹ đứng thứ hai thế
giới sau Thụy Sĩ (29850 USD) ( 0.25đ)
• Công nghiệp : 1961 – 1970 tốc độ tăng trưởng đạt 13,5 %. ( 0.25đ)
• Nông nghiệp : 1967 – 1969 đã cung cấp hơn 80 % nhu cầu lương thực trong nước.
• ( 0.25đ)
• Từ những năm 70 của thế kỷ XX trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính

của thế giới. Đó là hiện tượng “thần kỳ” của kinh tế Nhật Bản. ( 0.5đ)
{ Học sinh có thể hiện lời văn phân tích chứng minh cho ( 0.25đ) }
Câu 3/ (5điểm)
- 6/1919, gửi bản yêu sách đến Hội nghị Véc Xai đòi quyền tự do, bình đẳng và quyền tự
quyết cho dân tộc Việt Nam.(0.25đ)
- 7/1920 Nguyễn Ái Quốc đọc luận cương của LêNin về vấn đề dân tộc và thuộc địa,
Người tin vào LêNin đứng về Quốc Tế Cộng Sản.
>Người tìm thấy con đường đúng đắn cho dân tộc, con đường đi theo chủ nghĩa
MácLêNin ( 0.5đ)
- 12/1920 Người gia nhập Quốc tế Cộng Sản, tham gia Đảng Cộng Sản Pháp, là Đảng
viên của Quốc tế Cộng Sản. 0.5đ)
 1921: người sáng lập ra Hội liên hiệp thuộc địa tại Pháp từ đó truyền bá Chủ
nghĩa MácLêNin đến các thuộc địa. ( 0.25đ)
 1922, ra báo “ Người cùng khổ”, viết bài cho các tờ báo tiến bộ khác…, viết
sách” Bản án chế độ thực dân Pháp……… Những sách báo này được bí mật
chuyển về Việt Nam (0.25đ)
 1923, đi Liên Xô dư Hội nghị Quốc tế nông dân. (0.25đ)
 1924, dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản, trình bày bản tham luận về
nhiệm vụ cách mạng ở các nước thuộc địa, mối quan hệ giữa phong trào cách
mạng ở các nước thuộc địa với phong trào công nhân ở các nước đế quốc.
( 0.5đ)
• Các bài viết của Người đăng trên báo “ Người cùng khổ”, Sự thật, Thư tín quốc
tế, các bản tham luận tại hội nghị quốc tế nông dân, đại hội lần thứ V của Quốc tế
cộng sản…được bí mật truyền về Việt Nam (0.5đ) đã góp phần tố cáo tội ác của Thực
dân Pháp ở các thuộc địa; truyền bá tư tưởng MácLêNin làm thức tỉnh đồng bào yêu
nước và có tác dụng kích thích phong trào dân tộc phát triển và chuyển biến theo xu
hướng cách mạng mới của thời đại.( 0.5đ)
• Đồng thời đây cũng là cơ sở cho đường lối cách mạng được Người trình bày trong
cuốn Đường cách mệnh và chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng. Đây là
bước chuẩn bị quan trọng về tư tưởng chính trị cho việc thành lập Đảng Cộng Sản ở

Việt Nam. ( 0.5đ)
- 6/1925 tại Trung Quốc Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên với mục
đích đào tạo những cán bộ Cách mạng đem chủ nghĩa MácLêNin truyền bá vào trong
nước, hoạt động tích cực trong phong trào yêu nước và phong trào công nhân chuẩn bị
điều kiện thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam. ( 0.5đ)
- Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là môt tổ chức trung gian để tiến tới thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam và có thể khẳng định Nguyễn Ái Quốc không chỉ trực tiếp
chuẩn bị về tư tưởng chính trị mà cả về tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam. (0.5đ)
Phòng GD và ĐT Lương Tài KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Môn: Lịch Sử
Thời gian: 120 phút
Câu 1. (2 điểm)
Phân tích tác động của công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thự dân Pháp tới xã
hội Việt Nam
Câu 2. (3 điểm)
Trìh bày những hoạt động chính của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 – 1923 và ở Trung Quốc
năm 1930. Phân tích ý nghĩa của những hoạt động này.
Câu 3. (2điểm)
Trình bày nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử phong trào giải phóng dân tộc theo
khuynh hướng dân chủ tư sản đầu TK XX.
Câu 4. (3 điểm).
a. Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu hoạt động của hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)?
b. Tại sao có thể nói: Tự đầu những năm 90 của TK XX, “Một chương mới đã mở ra
trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu
1.
Phân tích tác động của công cuộc khai thác thuộc địa lần
thứ hai của thự dân Pháp tới xã hội Việt Nam

2
điểm
1. Sự phân hóa giai cấp sâu sắc trong xã hội
- Địachủ: Xuất hiện lâu đời trong lịch sử với tư cách là
người bóc lột nông dân. Sau cuộc khai thác thuộc địa của Pháp
bị phân hóa thành:
+ Đại địa chủ: Trở thành tay sai đắc lực của Pháp, đi theo
Pháp phục vụ lợi ích của Pháp và cá nhân.
+ Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ - ít nhiều có tinh thần
dân tộc. Họ có thể tham gia cách mạng khi có điều kiện nhưng
lại không quyết liệt.
- Nông dân: Là tầng lớp chiếm đại đa số trong xã hội
(90%)- là lực lượng cách mạng quyết liệt nhất. Sau cuộc khai
thác thuộc địa bị phân hóa thành:
+ Công nhân: Những người mất ruộng ra thành phố kiếm
0.5
0.5
sống và được thu nhận.
+ Nông dân.
+ Một bộ phận bị lưu manh hóa, tha hóa.
2. Hình thành những giai cấp, tầng lớp mới
- Tư sản: Ra đời trước chiến tranh thế giới 1 – chủ yếu là
tư sản thầu khoán, cung cấp nguyên liệu cho tư sản Pháp.Sau
chiến tranh thế giới 1 bị phân hóa thành 2 bộ phận:
+ Tư sản mại bản: Có quyền lợi gắn chặt với Pháp.
+ Tư sản dân tộc: Có khuynh hướng kinh doanh độc lập nên
ít nhiều có tinh thần dân tộc nhưng thái độ không kiên định.
* Tầng lớp tiểu tư sản thành thị:
- Bị Pháp chèn ép, khinh rẻ, đời sống bấp bênh.
- Bộ phận trí thức, sinh viên có điều kiện tiếp xúc với tư

tưởng tiến bộ nên có tinh thần cách mạng hăng hái.
* Giai cấp công nhân:
- Hình thành đầu TK XX, phát triển nhanh về số lượng, chất
lượng, sống tập trung.
- Nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng
0.25
0.25
0.5

u 2
Câu 2. Trìh bày những hoạt động chính của Nguyễn Ái Quốc
từ 1919 – 1923 và ở Trung Quốc năm 1930. Phân tích ý
nghĩa của những hoạt động này
3
điểm
1. Những hoạt động chính của Nguyễn Ái Quốc thời gian
1919 -1923 và ý nghĩa.
- Hoạt động:
+ 6/1919, Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách 8 điểm của nhân
dân An Nam đến hội nghị Vec-Xai.
+ 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo lần thứ nhất luận cương
về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Leeenin. Từ đó, người hoàn
toàn tin theo Leenin, dứt khoát đứng về phía Quốc tế thứ III.
+ 12/1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành quốc tế thứ III,
tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp, đánh dấu bước ngoặt
trong quá trình hoạt động cách mạng của Người từ chủ nghĩa
yêu nước sang chủ nghĩa Mác-Lenin.
+ 1921-1923, Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra hội liên hiệp thuộc
địa ở Pari, viết bài cho báo Người cùng khổ, Nhân Đạo, Đời
sống công nhân…

- Ý nghĩa:
+ Là người Việt Nam đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác-Leenin.
Tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam
– Đó là con đường cách mạng vô sản.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
+ Bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác-Lenin về nước, chuẩn bị
về mặt tư tưởng chính trị cho sự thành lập chính đảng cộng sản
ở Việt Nam.
0.5
3. Những hoạt động chính của Nguyễn Ái Quốc ở Trung
Quốc năm 1930 và ý nghĩa.
- Hoat động:
+ 6/1/1930, với tư cách phái viên của Quốc Tế Cộng Sản,
Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì thành công hội nghị hợp nhất các tổ
chức cộng sản tại Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc). Hợp
nhất thành công 3 tổ chức cộng sản Việt Nam thành 1 chính
đảng duy nhất lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam.
+ Thông qua bản cương lĩnh chính do Người soạn thảo.
- Ý nghĩa:
+ Người đã hợp nhất thành công 3 tổ chức cộng sản ở Việt
Nam thành lập ra một chính đảng duy nhất lấy tên Đảng Cộng
Sản Việt Nam, chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối
+ Người đã soạn thảo bản cương lĩnh chính trị đầu tiên cho
cách mạng Việt Nam-(Bản cương lĩnh đúng đắn, sáng tạo).
0.5
0.5


u 3
Trình bày nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử phong
trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản
đầu thế kỉ XX.
2
điểm
- Giới thiệu 1 số nét khái quát về phong trào giải phóng
dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX.
- Nguyên nhân:
+ Chủ quan:
1. Thế và lực tư sản Việt Nam quá yếu nên không đủ
sức gánh vác phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
2. Tinh thần, thái độ đấu tranh không kiên định chỉ
bồng bột, hăng hái nhất thời nên dễ thỏa hiệp, dao động (Ý
thức dân tộc chưa thật sâu sắc, đấu tranh vì quyền lợi cá nhân).
+ Khách quan:
1. Hệ thống dân chủ tư sản thế giới suy yếu, không phù hợp
với nước ta.
2. Ảnh hưởng từ thắng lợi cách mạng tháng Mười Nga 
đẩy mạnh khuynh hướng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Thúc đẩy tinh thần yêu nước ở VN, làm giàu truyền
thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc ta.
+Góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác-Leenin và Việt Nam,
làm nảy sinh các tổ chức chính trị… (Những điều kiện cần cho
0.25
0.25
0.25
0.25

0.5
sự thành lập chính đảng ở VN sau này).
+ Để lại những bài học kinh nghiệm xương máu cho cách
mạng VN.
Chứng tỏ hệ tư tưởng tư sản, phong kiến ở VN đã thất bại –
chuyển ngọn cờ phản đế, phản phong sang tay giai cấp vô sản.

u 4
a. Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu hoạt động của hiệp hội các
nước Đông Nam Á (ASEAN)?
1
điểm
* Hoàn cảnh ra đời:
Đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
các nước Đông Nam Á.
Hạn chế ảnh hưởng các cường quốc bên ngoài đối với khu
vực.
Xu thế liên minh, liên kết hiệu quả trên thế giới.
- Ngày 8.8.1967, hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
đã được thành lập tại Băng Cốc( Thái Lan) với sự tham gia của
5 nước: Indonexia, Philippin, Xingapo, Thái Lan, Malaixia.
* Mục tiêu: Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những nỗ
lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy
trì hòa bình, ổn định khu vực.
0.5
0.5
b. Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của TK XX,
“Một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam
Á”
2

điểm
- Từ đầu những năm 90 của TK XX, các nước đã chuyển
từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác  chính trị ổn định  xu
hướng nổi bật đầu tiên chính là sự mở rộng thành viên của tổ
chức ASEAN:
+ Ngày 8.8.1967, hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
đã được thành lập tại Băng Cốc( Thái Lan) với sự tham gia của
5 nước: Indonexia, Philippin, Xingapo, Thái Lan, Malaixia.
+ Sau đó nhanh chóng mở rộng thành 10 nước:
1. 7.1.1984, Brunay được kết nạp và trở thành thành viên
thứ 6 của ASEAN.
2. 7.1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN (LÀ
thành viên thứ 7).
3. 9.1997, Lào và Mianma gia nhập ASEAN.
4. 4.1999, Cam pu chia gia nhập ASEAN (Là thành viên
thứ 10).
- Bên cạnh mục tiêu xây dựng khu vực Đông Nam Á hòa
bình, ổn định, các nước đã chuyển trọng tâm sang hợp tác kinh
tế. (Sự thành lập của AFTA, ARF…tạo nên bước phát triển
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
mới cho ASEAN)
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

NĂM HỌC 2013 – 2014

Môn thi : Lịch sử - Lớp 9
Thời gian : 120 phút ( Không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: Ngày tháng 12 năm 2013
I. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (14 điểm)
Câu 1 ( 2 điểm)
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam có những chuyển biến gì? Giải
thích tại sao giai cấp công nhân nhanh chóng trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng dân
tộc dân chủ ở Việt Nam?
Câu 2: (12 điểm)
Về những hoạt động cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ 1919 đến 1930, em hãy:
a) Nêu những hoạt động chính của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ 1919 đến 1930?
b) Từ những hoạt động đó, hãy phân tích và đánh giá về vai trò quan trọng, công lao to lớn
của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối cách mạng Việt Nam thời kì từ 1920 đến 1930?

I. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (6 điểm)
Câu 1: ( 3 điểm)
Hội nghị I-an-ta được diễn ra trong bối cảnh lịch sử như thế nào? Hội nghị đã có
những quyết định gì và hệ quả của những quyết định đó?
Câu 2: ( 3 điểm)
Nguồn gốc đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học công nghệ? Những tác động của
nó đối với sự phát triển của thế giới trong giai đoạn hiện nay?
Hết
Họ và tên thí sinh Số báo danh
Đề chính thức
Chữ ký của giám thị I
Chữ ký của giám thị II
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO

ĐÁP ÁN
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2013 – 2014

Môn thi : Lịch sử - Lớp 9
I. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (14 điểm)
Câu 1 ( 2 điểm)
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam có những chuyển biến gì? Giải
thích tại sao giai cấp công nhân nhanh chóng trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng dân
tộc dân chủ ở Việt Nam?
Bài,
câu
Hướng dẫn đáp án Điểm
1 Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, xã hội Việt Nam đã có
nhiều chuyển biến về cơ cấu giai cấp.
- Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa, tầng lớp địa chủ vừa và nhỏ đã
tích cực tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và phản động
tay sai.
0,25đ
- Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hóa, khiến cho mâu thuẫn với đế quốc
- phong kiến ngày càng gay gắt hơn, nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn
của dân tộc.
0,25đ
- Giai cấp tư sản ra đời, bị phân hóa thành hai bộ phận, trong đó tư sản mại bản
cấu kết với đế quốc , tư sản dân tộc do bị chèn ép nên có khuynh hướng dân tộc
dân chủ.
0,25đ
- Giai cấp tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống
đế quốc và tay sai, hăng hái đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc.
0,25đ

- Giai cấp công nhân phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, đời sống ngày
càng khổ cực nên tinh thần đấu tranh chống Pháp ngày càng cao.
0,25đ
* Mâu thuẫn trong xã hội ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn
dân tộc. Phong trào đấu tranh chống đế quốc và tay sai phát triển mạnh với
những nội dung và hình thức phong phú hơn.
0,25đ
Giải thích tại sao giai cấp công nhân nhanh chóng trở thành lực lượng
lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam
- Giai cấp công nhân Việt Nam là lực lượng mạnh 0.25đ
- Đại diện cho một phương thức sản xuất mới, tiến bộ
- Bị nhiều tầng áp bức, bóc lột nặng nề , nên có tinh thần cách mạng cao độ và
triệt để
- Có quan hệ gắn bó với nông dân, dễ tạo thành khối liên minh công nông
- Được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc 0.25đ
- Với nhứng đặc điểm trên, giai cấp công nhân Việt Nam sớm được giác ngộ, sớm
chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, nên đã nhanh nhanh chóng vươn
lên thành một lực lượng chính trị độc lập và trở thành lực lượng lãnh đạo của cách
mạng Việt Nam.
Câu 2 (12 điểm)
a) Nêu những hoạt động chính của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ 1919 đến 1930?

Bài,
câu
Hướng dẫn đáp án Điểm
2 Sự kiện Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị véc-xai Bản yêu sách của ND
An Nam, tháng 6 – 1919…Tuy không được đáp ứng, song Bản yêu sách đã
gây tiếng vang lớn…. 0,5đ
Tháng 7 – 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận
cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin, tìm thấy con đường

cứu nước, giải phóng dân tộc – con đường cách mạng vô sản… 1đ
Tháng 12 – 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp,
đánh dấu bước ngoặt trong quá trình hoạt động cách mạng của người từ chủ
nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lê-nin 1đ
Tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, làm
chủ nhiệm kiêm chủ bút báo người cùng khổ, viết bài cho báo Nhân đạo,
viết bản án chế độ thực dân Pháp. Các sách báo trên được bí mật chuyển về
VN.
0,5đ
Tháng 6 – 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc thành lập
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên mà nòng cốt là tổ chức Cộng sản
đoàn (6 – 1925)…


- Từ ngày 3 đến ngày 7 - 2 – 1930, tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung
Quốc), Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập, chủ trì thành công Hội nghị hợp nhất
các tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng
Cộng sản Việt Nam.
- Nguyễn Ái Quốc cũng đã soạn thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn
tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng, Lời kêu gọi. Bản Chính cương vắn tắt, Sách
lược vắn tắt được hội nghị thông qua là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng.



b) Phân tích, đánh giá về vai trò quan trọng, công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc đối
với cách mạng VN trong thời kì từ 1920 đến 1930:
- Trong suốt một thời gian từ cuối TK XIX đến đầu TK XX, cách mạng VN rơi vào tình
trạng khủng hoảng nghiêm trọng về đường lối và lãnh đạo. Nhiều nhà yêu nước và cách
mạng đã không ngại hiểm nguy, sẵn sàng chiến đấu và hi sinh, hi vọng tìm ra cho được một

con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, giải phóng được cho nhân dân…Song cách mạng
vẫn bị bế tắc, nhiều phong trào cách mạng vẫn thất bại, xương máu của đông bào vẫn đổ mà
không đem lại thành công… (0,5đ)
- Trong bối cảnh lịch sử đen tối đó, bằng sự tiếp cận của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với
bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-
nin ( tháng 7 – 1920), đã khẳng định Người đã tìm thấy cho cách mạng VN một con đường
CM đúng đắn nhất – đó là con đường cách mạng vô sản theo chủ nghĩa Mác – Lê nin.
Từ đây cách mạng VN chấm dứt thời kì mò mẫm về đường lối, mở ra một triển vọng, một
tương lai tốt đẹp…(1đ)
- Có được một đường lối cách mạng đúng đắn là quan trọng, là cần thiết, song muốn cho
cách mạng đi đến thành công thì không thể thiếu một tổ chức lãnh đạo…Và để có được sự ra
đời của một tổ chức chính trị có đủ khả năng đảm đương sứ mệnh lịch thiêng liêng của mình
thì trước hết phải là công việc chuẩn bị những yếu tố cần và đủ cho sự ra đời của tổ chức
ấy…(0,5đ)
- Sự kiện Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, trong đó
Cộng sản đoàn làm nòng cốt (6 – 1925); tiếp đó Nguyễn Ái Quốc trực tiếp mở các lớp huấn
luyện chính trị cho hội viên của Việt Nam Thanh niên Những hoạt động đó được coi là
bước chuẩn bị quan trọng về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở
VN sau này. (0,5đ)
- Trong vòng 4 tháng (từ tháng 6 đến tháng 9 năm 1929), ở VN liên tiếp ra đời ba tổ chức
cộng sản…Tuy nhiên cả ba tổ chức này đều hoạt động riêng rẽ, trnh giành ảnh hưởng với
nhau…tình hình đó nếu để kéo dài sẽ có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn. Yêu cầu bức thiết
của cách mạng VN lúc này là phải có một đảng cộng sản thống nhất trong cả nước. Trước sự
đòi hỏi bức thiết của cách mạng, đã xuất hiện một số các cá nhân hoặc tổ chức đứng ra kêu
gọi hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở VN, nhưng do còn chưa đủ uy tín và một số yêu cầu cần
thiết khác khác nên ý tưởng đó không thể trở thành hiện thực được, nguy cơ chia rẽ của cách
mạng VN …(0,5đ)
- Đứng trước nguy cơ chia rẽ của cách mạng VN ngày càng lớn, từ ngày 3 đến ngày 7
tháng 2 năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì thành công Hội nghị hợp nhất
ba tổ chức cộng sản ở Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) thành một đảng duy nhất

lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam. Sự kiện này vừa thể hiện kết quả của một quá trình
chuẩn bị đầy đủ về tổ chức chính trị, về tư tửơng và lực lượng cho sự ra đời của Đảng mà
Nguyễn Ái Quốc dày công chuẩn bị, đồng thời là sự khẳng định uy tín rất cao của Người đối
với những người cộng sản và nhân dân VN. (1đ)
- Cùng với sự hợp nhất thành công ba tổ chức cộng sản là quan trọng, là cần thiết, thì việc
trang bị cho Đảng một cương lĩnh chính trị đúng đắn là điều không thể thiếu. Đây được coi
là yếu tố, là điều kiện cuối cùng để đảm bảo cho Đảng có đủ khả năng và điều kiện để Đảng
có thể chính thức vững vàng bước lên vũ đài chính trị của mình. Trong bối cảnh đó, cũng tại
hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, Nguyễn Ái Quốc công bố bản Chính cương vắn
tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt…Những văn kiện trên đều được Hội nghị thông
qua là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. (0,5đ)
* Kết luận
- Trong thời kì từ 1920 đến 1930, bằng những hoạt động cách mạng của mình, Nguyễn Ái
Quốc đã tìm thấy cho cách mạng VN con đường cách mạng đúng đắn, đó là con đường cách
mạng vô sản theo chủ nghĩa Mác – lê nin. Đồng thời sáng lập ra Đảng Cộng sản VN, một
Đảng duy nhất có đủ phẩm chất và năng lực để đảm đương sứ mệnh lãnh đạo cách mạng
VN. (0,5đ)
- Với hai kết quả kể trên, Nguyễn Ái Quốc đã giúp cách mạng VN chấm thời kì khủng
hoảng về đường lối và lãnh đạo, đồng thời đây cũng là bước chuẩn bị tất yếu , quyết định
cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lich sử dân tộc VN. (1đ)
II. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (6 điểm)
Câu 1: ( 3 điểm)
Hội nghị I-an-ta được diễn ra trong bối cảnh lịch sử như thế nào? Hội nghị đã có
những quyết định gì và hệ quả của những quyết định đó?
Bài,
câu
Hướng dẫn đáp án Điểm
1 * Bối cảnh lịch sử:
- Đầu năm 1945, khi chiến tranh thế giới thứ II bước vào giai đoạn
cuối, nhiều mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ phe Đồng minh nổi lên

gay gắt đòi hỏi phải được giải quyết. Trong đó nổi bật lên các vấn đề:
+ Việc tổ chức lại trật tự sau chiến tranh.
+ Việc phân chia khu vực đóng quân, khu vực ảnh hưởng giữa các
nước tham gia chống phát xít.
- Trong bối cảnh đó, Hội nghị I-an-ta (Liên Xô) được triệu tập từ
ngày 4 đến 12 tháng 2 năm 1945. Tham dự Hội nghị có Xta-lin (đại
diện cho Liên Xô), Ru-dơ-ven (đại diện cho Mĩ), Sớc-sin (đại diện cho
Anh).
* Nội dung :
Hội nghị đã thông qua các quyết định quan trọng về việc phân chia
khu vực ảnh hưởng giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ. Cụ thể như
sau:
0,25
0,25
0,25
+ Ở châu Âu: Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát vùng Đông nước
Đức và vùng Đông Âu; vùng Tây nước Đức và Tây Âu thuộc phạm vi
ảnh hưởng của Anh và Mĩ.
+ Ở châu Á: Duy trì nguyên trạng Mông Cổ; trả lại Liên Xô phía
nam đảo Xa-kha-rin; trao trả cho Trung Quốc những đất đai đã bị Nhật
chiếm trước đây…;thành lập Chính phủ liên hiệp ở Trung Quốc;
Triều tiên được công nhận là một quốc gia độc lập, nhưng tạm thời
quân đội Liên Xô và Mĩ chia nhau kiểm soát và đóng quân ở Bắc và
Nam vĩ tuyến 38.
Các vùng còn lại ở châu Á (như Đông Nam Á, Nam Á…) vẫn
thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
* Hệ quả:
Những quyết định của hội nghị I-an-ta đã trở thành khuôn khổ của
trật tự thế giới mới, từng bước được thiết lập trong những năm sau
chiến tranh thế giới thứ hai, thường được gọi là “Trật tự hai cực I-an-

ta” do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực.
0,5
0,5
0,25
0,25
0,75
Câu 2: ( 3 điểm)
Nguồn gốc đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học công nghệ? Những tác động của
nó đối với sự phát triển của thế giới trong giai đoạn hiện nay?
Bài,
câu
Hướng dẫn đáp án
Điểm
2 * Nguồn gốc:
- Do những đòi hỏi của cuộc sống, sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật
chất và tinh thần ngày càng cao của con người. Trong khi tình hình
bùng nổ dân số thế giới và sự vơi cạn nguồn tài nguyên thiên nhiên,
đặc biệt từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai
- Những thành tựu của cuộc cách mạng kỹ thuật lần 1 đã tạo ra những
điều kiện, tiền đề thúc đẩy cho sự phát triển của cuộc cách mạng khoa
học công nghệ sau chiến tranh thế giới thứ 2
* Đặc điểm: Khoa học kỹ thuật là lực lượng sản xuất trực tiếp, khoa
học đi trước mở đường cho kỹ thuật, kỹ thuật lại mở đường cho sản
xuất và trở thành nguồn gốc của mọi tiến bộ….
* Những tác động:
- Tích cực: Làm cho năng suất lao động không ngừng tăng nhanh, đời
0,5
0,5
1,0
0,5

sống con người cải thiện. Thay đổi cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn
nhân lực, hình thành thị trường thế giới ….
- Tiêu cực: Tình trạng ô nhiễm môi trường, hiện tượng Trái Đất nóng
lên, tai nạn giao thông, các dịch bệnh mới, các loại vũ khí có sức huỷ
diệt lớn…
0,5
( Thang điểm 20 sau khi chấm xong quy về thang điểm 10)
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO
TẠO LƯƠNG TÀI
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2013- 2014

Môn : LỊCH SỬ
Thời gian : 120 phút ( Không kể thời gian chép đề )
Câu 1 (3 điểm)
a) Các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay:
Trình bày hoàn cảnh ra đời ,mục tiêu hoạt động và quá trình phát triển của Hiệp hội
các nước Đông Nam Á (ASEAN ).Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX “
Một chương mới đã mở ra ở khu vực Đông Nam Á “ .
Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
b) Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chức này ?
Câu 2 (7 điểm).
Bằng những hiểu biết của mình về lịch sử Viêt Nam đầu thế kỉ XX. Em hãy nêu
những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919-1930 đã trực tiếp chuẩn bị về
tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời chính Đảng vô sản ở Việt Nam như thế nào?
Em hãy cho biết những công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam
trong thời kỳ 1919 - 1930. Trong những công lao đó, công lao nào là to lớn nhất? Vì sao?
- - - Hết - - -
PHÒNG GD-ĐT
LƯƠNG TÀI

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 9
NĂM HỌC 2013- 2014
Môn : LỊCH SỬ
Thời gian : 120 phút ( Không kể thời gian chép đề )
PHẦN I: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Câu Nội dung Điểm
1. Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các nước Đông Nam Á 1,75
*) Hoàn cảnh ra đời:
- Sau khi dành độc lập, đứng trước nhu cầu phát triển kinh tế, xã
hội của đất nước, các nước Đông Nam Á chủ tương thành lập một tổ
chức liên minh khu vực để cùng nhau hợp tác phát triển.
0,25
- Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực. 0,25
- Ngày 8- 8- 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN )
được thành lập với sự tham gia của 5 nước : Inđônêxia, Malaixia,
Philíppin, Thái Lan, Xingapo.
0,25
*) Mục tiêu hoạt động:
- Phát triển kinh tế - văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung
giữa các nước thành viên nhằm duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
0,25
*) Quá trình phát triển:
- Từ khi thành lập đến những năm 70 của thế kỷ XX, ASEAN
còn là tổ chức chưa chặt chẽ, non yếu…
0,25
- Đây cũng là thời kỳ nền kinh tế nhiều nước ASEAN có những
chuyển biến mạnh mẽ và đạt tăng trưởng cao như: Xingapo,
Malaixia…
0,25
- Năm 1984, với sự tham gia của Brunây, ASEAN có 6 nước

thành viên
0,25
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, một chương mới đã mở 0,75
ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á là vì:
Từ đầu những năm 90, tình hình chính trị của khu vực có nhiều
cải thiện rõ rệt, xu hướng mới là mở rộng các nước thành viên của tổ
chức ASEAN. Đến tháng 4- 1999, 10 nước ĐNA đều là thành viên của
tổ chức ASEAN.
Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á
đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất

0,25
Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp
tác kinh tế, quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch
tự do (AFTA), lập diễn đàn khu vực(ARF) nhằm tạo một môi trường
hoà bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á.
Như vậy, một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam
Á.

0, 5
Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chức này ? 0,5
Cơ hội của Việt Nam khi gia nhập ASEAN: Tạo điều kiện cho
Việt Nam phát triển tiến bộ, khắc phục được khoảng cách giữa Việt
Nam với các nước trong khu vực; Hàng hoá Việt Nam có cơ hội xâm
nhập thị trường các nước ĐNA và thị trường thế giới; Việt Nam có
điều kiện tiếp thu công nghệ mới và cách thức quản lý mới.

0,25
Thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN: Nếu Việt Nam
không bắt kịp được với các nước trong khu vực sẽ có nguy cơ bị tụt

hậu xa hơn về kinh tế; Có điều kiện hoà nhập với thế giới về mọi mặt
nhưng rễ bị hoà tan nếu như không giữ được bản sắc dân tộc.

0,25
PHẦN II: LỊCH SỬ VIỆT NAM
1. Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho
thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam:
5
- Sau một hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã
đến với chủ nghĩa Mác- Lê nin. Người xác định “Muốn cứu nước và
giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường
cách mạng vô sản”. Từ đó, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực hoạt động,
chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho việc thành lập chính
Đảng vô sản.
0,25
* Thời kỳ hoạt động tại Pháp
- Tháng 12 năm 1920, tại Đại hội Tua, Nguyễn Ái Quốc tham
gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người đảng viên cộng
sản đầu tiên của Việt Nam.
0,25
- Năm 1921, Người tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa,
để đoàn kết lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân. Thông 0,25
qua đó truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin đến các dân tộc bị áp bức.
- Người tham gia viết bài cho các báo: “Người cùng khổ”, báo
“Nhân đạo”, báo “Đời sống công nhân”. Xuất bản cuốn “Bản án chế
độ thực dân Pháp”.…

0,25
- Sách báo của Người được bí mật đưa về nước, có tác dụng
tuyên truyển, giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lê nin, hướng những người Việt

Nam yêu nước đi vào con đường đấu tranh cách mạng đúng đắn.
0,25
* Ở Liên Xô
- Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô dự Hội
nghị quốc tế nông dân và được bầu vào Ban Chấp hành.
0,25
- Năm 1924, Người dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản, được
bầu là UVBCH. Người trình bày bản tham luận nêu rõ tầm quan trọng
về vị trí chiến lược của cách mạng các nước thuộc địa. Người học tập,
nghiên cứu lí luận cách mạng, thực tiễn xây dựng CNXH ở Liên Xô
0,25
- Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê nin về cách
mạng giải phóng thuộc địa trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách
mạng vô sản mà Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận đã được Người truyền bá
vào nước ta, đó là một bước chuẩn bị quan trọng về tư tưởng chính trị
cho sự thành lập chính Đảng vô sản ở Việt Nam.

0,25
* Ở Trung Quốc:
- Tháng 12-1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung
Quốc) hoạt động, Kể từ thời gian này, bên cạnh tiếp tục giác ngộ về tư
tưởng chính trị, Nguyễn Ái Quốc còn xúc tiến mạnh mẽ việc chuẩn bị
về tổ chức cho việc thành lập Đảng.
0,25
- Tháng 6-1925, Người thành lập và lãnh đạo Hội Việt Nam
cách mạng thanh niên, đây là bước chuẩn bị trực tiếp hết sức quan
trọng về tổ chức cho sự ra đời của Đảng

0,25
- Người mở các lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ cách

mạng. Xuất bản báo Thanh niên (1925), in cuốn Đường Cách mệnh
(1927).

0,25
- Năm 1928, Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên thực hiện
phong trào “Vô sản hóa”, qua phong trào, chủ nghĩa Mác-Lê nin ngày
càng được truyền bá rộng rãi vào trong phong trào công nhân và trong
phong trào yêu nước.

0,25
- Từ đó làm nảy sinh nhu cầu cần phải có một tổ chức Cộng sản
thật sự để lãnh đạo phong trào cách mạng tiếp tục tiến lên.
0,25
- Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân và phong
trào yêu nước đã dẫn đến sự ra đời của 3 tổ chức Cộng sản vào cuối
năm 1929.
0,25
- Tuy nhiên, việc xuất hiện 3 tổ chức Cộng sản dẫn đến đòi hỏi
cấp bách của cách mạng Việt Nam là phải thống nhất các tổ chức
Cộng sản thành một chính Đảng Cộng sản duy nhất.

0,25
- Bằng tài năng và uy tín của mình Người đã triệu tập Hội nghị
hợp nhất ba tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt nam tại
Hương Cảng (Trung Quốc) vào ngày 3 tháng 2 năm 1930.

0,25
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã đánh dấu thành công quá
trình chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức của Nguyễn Ái Quốc
cho việc thành lập chính Đảng vô sản ở nước ta.


1
Những công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt
Nam trong thời kì 1919 - 1930. Trong những công lao đó, công lao
nào là to lớn nhất? Vì sao?
2
* Công lao
- Tìm ra con đường cứu nước cho cách mạng Việt Nam đó là con
đường cách mạng vô sản
- Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước, làm cho chủ nghĩa
Mác và phong trào công nhân có sự kết hợp sâu sắc
- Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô
sản ở Việt Nam.
- Hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam, soạn
thảo và thông qua cương lĩnh chính trị đúng đắn, sáng tạo
* Công lao to lớn nhất là: Tìm được con đường cứu nước đúng đắn
cho cách mạng Việt Nam
* Vì: Con đường cứu nước này phù hợp với xu thế của thời đại và thực
tiễn cách mạng Việt Nam Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối
của cách mạng Việt Nam.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
0.5
- - - Hết - - -
PHÒNG GD&ĐT LƯƠNG TÀI
TRƯỜNG THCS AN THỊNH
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

MÔN: LỊCH SỬ 9
Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể giao đề)
I/ LÞch sö thÕ giíi:
C©u 1(1,5®)
Em h·y nªu nh÷ng biÕn ®æi cña c¸c níc §«ng Nam Á sau chiÕn tranh thÕ giíi II?
C©u 2(1,5®)
Vì sao nói: Việt Nam tham gia tổ chức ASEAN vừa là cơ hội vừa là thách thức?
II/ Lịch sử Việt Nam
Câu 1( 3đ)
Những yếu tố đa đến phong trào yêu nớc theo con đờng Dân chủ t sản ở Việt Nam đầu
thế kỷ XX?
Câu 2(4đ)
Nêu và phân tích đánh giá công lao của lãnh tụ Nguyễn i Quốc đối với cách mạng
Việt Nam giai đoạn 1920-1930. Để thấy rằng: Con đờng cứu nớc của Nguyễn i Quốc có
điểm mới, khác với lớp ngời đi trớc và là bớc chuẩn bị về t tởng và tổ chức cho sự ra đời của
chính đảng vô sản ở Việt Nam?

Hết
Đáp án và biểu điểm
I/ Lịch sử thế giới:
Câu 1(1,5đ)
-Trớc chiến tranh thế giới thứ II hầu hết các nớc Đông Nam á đều là thuộc địa lệ thuộc vào
đế quốc Phơng tây. Từ sau chiến tranh đến nay các nớc đều giành đợc độc lập(0,5đ)
- Sau khi độc lập các nớc bắt tay xây dựng, phát triển kinh tế Đạt nhiều thành tựu to lớn
Đời sống của nhân dân không ngừng đợc cải thiện (0,5đ)

×