Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

ĐỀ TÀI: Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương chi nhánh TP Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.23 KB, 22 trang )

Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Mỹ
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng theo xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thế giới, lĩnh vực tài
chính – ngân hàng tại Việt Nam đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong sự
hưng thịnh trong nền kinh tế nước nhà. Khi Việt Nam đã trở thành thành viên
chính thức của tổ chức thương mại thế giới ( WTO ), hoạt động kinh doanh của các
Ngân hàng Thương mại trong những năm qua hết sức sống động, và giàu tính cạnh
tranh. Với tư cách là 1 trung gian tài chính kinh doanh trong lĩnh vực tín dụng tiền
tệ, Ngân hàng Thương mại đã cung cấp 1 loạt các dịch vụ quan trọng giúp các chủ
thể kinh tế tham gia thanh toán được nhanh chóng, tiết kiệm chi phí trong mua bán
hàng hóa, chớp được cơ hội trong kinh doanh,liên tục luân chuyển được vốn đảm
bảo hoạt động sản xuất được liên tục, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển
nói chung và nền kinh tế nói riêng.
Tuy nhiên trong tất cả các sản phẩm dịch vụ tiện ích mà các Ngân hàng
Thương mại đã cung cấp, sản phẩm cho vay vốn luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong
tổng tài sản có của Ngân hàng Thương mại, bởi tầm quan trọng và tính năng ưu
việt riêng của nó, nhờ có hoạt động cho vay mà vốn có chu chuyển từ những người
tạm thời dư thừa vốn sang cả nền kinh tế, đồng thời đây cũng là hoạt động tài
chính đem lại lợi nhuận cho các Ngân hàng Việt Nam đảm bảo cho sự tồn tại, phát
triển và hưng thịnh cho các ngân hàng trong những năm vừa qua.
Do vốn kiến thức cũng như kinh nghiệm của bản thân em còn nhiều hạn chế
nên bài báo cáo của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự
đóng góp và chỉ bảo của thầy cô và các cán bộ tại NH
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Đinh Việt Anh MSV: 08A17019_ VB2

Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Mỹ
Nội dung báo cáo thực tập gồm ba phần:
Phần 1: Tổng quan về chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương chi
nhánh TP Thanh Hóa
Phần 2: Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công


Thương chi nhánh TP Thanh Hóa.
Phần 3: Đánh giá chung tình trạng hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng
TMCP Công Thương chi nhánh TP Thanh Hóa.
SV: Đinh Việt Anh MSV: 08A17019_ VB2

Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Mỹ
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM CHI NHÁNH TP THANH HÓA
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam chi nhánh TP Thanh Hóa.
Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh TP Thanh Hóa là một đơn vị thành
viên của NH TMCP Công Thương Việt Nam được thành lập theo quyết định số
285/QĐ-NH5 ngày 21/9/1986 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Ngày 8/7 thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam có quyết định số 65/NH-
QĐ quyết định thành lập Ngân hàng TMCP Công Thương tỉnh Thanh Hóa ( Bao
gồm khu vực thị xã Thanh Hóa ) có các chi nhánh trực thuộc ( theo danh sách đính
kèm là Sầm Sơn và Bỉm Sơn ).
Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Tỉnh Thanh Hóa và các chi nhánh
trực thuộc được tổ chức và hoạt động theo quy chế của Ngân Hàng TMCP Công
Thương Việt Nam ban hành tại quyết định số 31/NH-QĐ ngày 18/5/1988 của
thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Do quá trình chuẩn bị ngày 1/9/1988 Ngân hàng TMCP Công Thương tỉnh
Thanh Hóa mới chính thức được công bố thành lập và đi vào hoạt động.
Năm 2005 chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Bỉm Sơn
tách ra hoạt động độc lập và trở thành chi nhánh hoạt động độc lập thuộc Ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Như vậy từ năm 2005 Ngân hàng TMCP
Công Thương Thanh Hóa có 1 chi nhánh cấp 1 và 1 chi nhánh cấp 2 trực thuộc đó
là Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Bỉm Sơn ( Xu hướng Ngân hàng
TMCP Công Thương chi nhánh Sầm Sơn sẽ tách ra hoạt động độc lập và trực
thuộc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam )

Trong những năm qua Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Thanh Hóa
đã góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà bằng việc đầu tư tín
dụng cho các ngành, các lĩnh vực để phát triển cân đối kinh tế cho tỉnh nhà trong
cơ cấu ngành, Ngân hàng TMCP Công Thương Thanh Hóa không ngừng tăng
SV: Đinh Việt Anh MSV: 08A17019_ VB2

Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Mỹ
trưởng về vốn góp phần không nhỏ vào việc giải quyết tình hình thiếu vốn đầu tư
phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần quan trọng vào công cuộc công nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước.
- Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh TP Thanh Hóa phát triển mạng lưới
rộng và mạnh, thành lập thêm chi nhánh, phòng giao dịch, để chiếm lĩnh thị phần
và xây dựng năng lực cạnh tranh
- Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh TP Thanh Hóa có 6 Sở Giao dịch, chi
nhánh và trên 62 phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm trên khắp địa bàn tỉnh Thanh Hóa:
TP Thanh Hóa, H. Thọ Xuân, H. Hoằng Hóa, H.Thạch Thành, H. Yên Định, H. Hà
Trung, H. Như Xuân.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ
Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánhTP Thanh Hóa thực hiện đầy đủ
các hoạt động kinh doanh của một ngân hàng thương mại cụ thể:
- Huy động vốn
- Cho vay đầu tư
- Bảo lãnh
- Thanh toán và tài trợ thương mại
- Ngân quỹ
- Thẻ và ngân hàng điện tử
- Hoạt động khác….
1.2.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh
NH TMCP Công Thương chi nhánh Tp Thanh Hóa hiện triển khai tất cả các

nghiệp vụ Ngân hàng đa năng, hiện đại như Bảo lãnh phát hành Trái phiếu, kinh
doanh ngoại hối, các sản phẩm cho vay và huy động vốn… Cung cấp đa dạng các
sản phẩm dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp bao gồm: Dịch vụ tín dụng, Dịch
vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Dịch vụ bảo lãnh, Thanh
toán trong và ngoài nước; Dịch vụ kinh doang ngoại tệ… Ngoài ra Nh TMCP
Công Thương Tp Thanh Hóa còn đặc biệt quan tâm đến đối tượng khách hàng cá
SV: Đinh Việt Anh MSV: 08A17019_ VB2

Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Mỹ
nhân với đa dạng sản phẩm dịch vụ bán lẻ ( như: Tiết kiệm, Tín dụng, Thanh toán,
Bảo lãnh, Dịch vụ tài khoản chuyển tiền, Xác định doanh nghiệp tài chính…, Dịch
vụ thẻ (E-partner), Internet Banking, Phone Banking )
1.3 Đặc điểm về tổ chức
- Cơ cấu về bộ máy quản lý được đổi mới để tăng hiệu quả hoạt động. Bộ máy tổ
chức Ngân hàng TMCP Công Thương – TP Thanh Hóa có 9 phòng chức năng dưới
sự chỉ đạo của Ban Giám đốc:
Ban giám đốc
Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn
Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa & nhỏ
Phòng khách hàng cá nhân
Phòng Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề
Phòng Tổ chức hành chính
Phòng Kế toán giao dịch
Phòng Tiền tệ kho quỹ
Phòng Thông tin điện toán
Phòng Tổng hợp
Tổ thẻ và DVNHĐT
Các phòng giao dịch loại I
SV: Đinh Việt Anh MSV: 08A17019_ VB2


Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Mỹ
Ban giám đốc: Điều hành mọi hoạt động của chi nhánh, chịu trách nhiệm
trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
1. Phòng khách hàng Doanh nghiệp lớn: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch
với khách hàng là các doanh nghiệp lớn về khai thách vốn bằng VND và ngoại tệ;
thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, tài trợ thương mại, quản lý các sản
phẩm tín dụng phù hợp với các chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam, trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán
các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cho Doanh nghiệp lớn.
2. Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao
dịch với khách hàng là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ( DNV&N ) để khai thác vốn
bằng VND và ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, tài trợ
thương mại, đầu mới về mua bán ngoại tệ của Chi nhánh,quản lý các sản phẩm tín
dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NH TMCP Công
Thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm
dịch vụ Ngân hàng cho các DNV&N.
3. Phòng khách hàng cá nhân: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách
hàng là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ( DNV&N ) để khai thác vốn bằng VND và
ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, tài trợ thương mại, đầu
mới về mua bán ngoại tệ của Chi nhánh,quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp
với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NH TMCP Công Thương Việt Nam.
Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng
cho các cá nhân.
4. Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề: Có trách nhiệm tham mưu cho ban giám
đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro và quản lý nợ xấu, nợ đã được xử lý rủi
ro, quản lý, giám sát thực hiện danh mục cho vay, thẩm định hoặc tái thẩm định
khách hàng, dự án.
SV: Đinh Việt Anh MSV: 08A17019_ VB2

Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Mỹ

5. Phòng kế toán giao dịch: Là phòng thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách
hàng ,chịu trách nhiệm đói với hệ thống giao dịch trên máy và tư vấn cho khách
hàng về sử dụng tài khoản Ngân hàng.
6. Phòng tổ chứ hành chính: Là phòng thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo tại
chi nhánh; thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hạt động kinh doanh
tại chi nhánh.
7. Phòng tiền tệ kho quỹ: Là phòng nghiệp vụ an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt
theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước và Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt
Nam.
8. Phòng thông tin điện toán: Là phòng thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống
thông tin điện toán tại chi nhánh, bảo trì máy tính, bảo đảm thông suốt của hệ
thống mạng, máy tính tại chi nhánh.
9. Phòng tổng hợp: Là phòng có nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự
kiến kinh doanh, tổng hơp, phân tích,đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh,phát
triên mạng lưới, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và thực hiện
báo cáo hoạt động hàng thánh của chi nhánh.
10. Tố thẻ và Dịch vụ điện tử: Tham mưu cho ban giám đốc nghiên cứu phát triên
dịch vụ thẻ,dịch vụ ngân hàng điện tử của NH TMCP Công Thương tại TP Thanh
Hóa ; Trực tiếp tổ chức các nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ theo quy định
của NH TMCP Công Thương, đảm bảo an toàn, hiệu quả phục vụ khách hàng
nhanh chóng kịp thời văn minh; Trực tiếp triển khai các hoạt động dịch vụ Ngân
hàng điện tử của Ngân hàng TMCP Công Thương tại TP Thanh Hóa.
11. Các phòng giao dịch loai I: thực hiện các nghiệp vụ như : huy động vốn, cấp tín
dụng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy
định của NHNN, NH TMCP Công Thương Việt Nam, ủy quyền của Tổng giám
đốc NH TMCP Công Thương Việt Nam.
SV: Đinh Việt Anh MSV: 08A17019_ VB2

Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Mỹ
1.4 Định hướng phát triển của chi nhánh thời gian tới

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
trong năm 2012. Làm tốt công tác chính trị tư tưởng, phát huy sức mạnh tập thể và
huy động mọi nguồn lực có thể cho công tác phát triển nguồn vốn tăng trưởng thị
phần, tăng trưởng tín dụng có chất lượng trong tầm kiểm soát của chi nhánh. Mục
tiêu chính trong công tác tín dụng vẫn là đảm bảo chất lượng tín dụng. Triển khai
tốt các sản phẩm tăng thu dịch vụ, nâng cao chất lượng lao động, hiệu quả kinh
doanh. Xây dựng Đảng bộ, cơ quan và các tổ chức quần chúng vững mạnh, đảm
bảo an ninh, an toàn trong mọi giao dịch, mọi lúc, mọi nơi.
SV: Đinh Việt Anh MSV: 08A17019_ VB2

Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Mỹ
PHẦN 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH TP THANH HÓA
2.1 Thực trạng huy động vốn tại chi nhánh
Bảng 1: Tình hình huy động vốn
( đợn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2010 2011 So sánh 2011/2010
Số tiền
Tỷ
trọng
( %)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
( ± )
Tỷ lệ
( % )
Tổng nguồn vốn huy

động
1.893 100 2.382 100 489 25,9
Phân theo loại tiền
+ Tiền gửi bằng VNĐ
+ Tiền gửi ngoại tệ (quy
về VNĐ)
1.893
1.522
371
100
84,4
19,6
2.382
1.995
387
100
83,7
16,3
489
473
16
25,9
31,07
4,3
Phân theo đối tượng gửi
+ Tiền gửi doanh nghiệp
+ Tiền gửi dân cư
+ Tiền gửi nguồn khác
1.893
431

1.421
41
100
22,8
75,1
2,1
2.382
443
1.533
5
100
18,5
64,4
0,2
489
12
112
-36
25,9
2,7
7,8
-87,8
Phân theo kỳ hạn gửi
+ Tiền gửi không kỳ hạn
+ Tiền gửi có kỳ hạn
1.893
203
1.690
100
10.7

89,3
2.382
537
1.842
100
22.6
77,4
489
334
152
25,9
164,5
9
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động nguồn vốn Ngân hàng TMCP
Công Thương chi nhánh TP Thanh Hóa)
Số liệu bảng 1 cho thấy:
SV: Đinh Việt Anh MSV: 08A17019_ VB2

Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Mỹ
- Năm 2011 nguồn vốn huy động bằng VND chiếm tỷ trọng cao( 83,7%) trong
nguồn vốn huy động; Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng 16,3%.
Năm 2011, nguồn vốn huy động VND và ngoại tệ có sự chênh lệch khá lớn: Tiền
gửi bằng VND có tỷ lệ tăng cao, trong khi nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ có xu
hướng tăng
- Tiền gửi doanh nghiệp: năm 2011 chiếm tỷ trọng 18,5% trong tổng nguồn vốn
tăng 2,7% so với năm 2010. Nguyên nhân chính là do nền kinh tế có nhiều biến
động, việc cạnh tranh về lãi suất diễn ra quyết liệt và có nhiều kênh đầu tư sinh lời
khác – nhất là giá USD và giá Vàng trong nước tăng quá cao
- Tiền gửi dân cư: năm 2011 chiếm tỷ trọng cao trọng cao trong tổng nguồn
vốn( 64,4%) tăng 7,8% so với năm 2010, do Ngân hàng TMCP Công Thương chi

nhánh Tp Thanh Hóa đã chủ động phân tích ngiên cứu thị trường, có nhiều giải
pháp phù hợp, linh hoạt, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, kỳ hạn huy động
và lãi suất hợp lý đảm bảo luôn chủ động nguồn vốn cho đầu tư và thanh toán
- Tiền gửi không kỳ hạn: năm 2011 là 537 tỷ chiểm tỷ trọng 22,6% tăng so với
năm 2010 là 203 tỷ. Do NH tăng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn nên đã thu hút
được khách hàng.
- Tiền gửi có kỳ hạn: năm 2011 là 1.842 tỷ chiểm tỷ trọng 77,4% trong tổng nguồn
vốn tăng 9% so với năm 2010 là 1.690 tỷ . Bởi vì NH đang không ngừng cải tiến
nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng các sản phẩm tiền gửi để níu chân khách
hàng, nhằm thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi.
- Như vậy tiền gửi có kỳ hạn còn chiếm tỷ trọng lớn so với tổng nguồn vốn.
2.2 Hoạt động tín dụng
Chi nhánh luôn xác định mục tiêu tăng trưởng tín dụng đi đôi với nâng cao
chất lượng tín dụng. Hàng tháng đều có tổ chức phân tích từng khoản nợ quá hạn,
nợ gia hạn và tình hình thu nợ tồn đọng để có biện pháp xử lý kịp thời. Năm 2011,
SV: Đinh Việt Anh MSV: 08A17019_ VB2

Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Mỹ
chi nhánh đã thành lập lại ban chỉ đạo nâng cao chất lượng tín dụng, thường xuyên
theo dõi, nắm bắt, phân tích diễn biến của nền kinh tế, của các doanh nhiệp, đặc
biệt là các doanh nghiệp có quan hệ với NH TMCP CT để kịp thời giải quyết mọi
vấn đề phát sinh đảm bảo ổn định chất lượng tín dụng
Năm 2011, NH TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Thanh Hóa tiếp tục
là đơn vị có chất lượng tín dụng tốt trong hệ thống NH TMCP Công Thương Việt
Nam tỷ lệ nợ xấu luôn dưới 0,5%. Đánh giá chất lượng theo phân loại nợ tại chi
nhánh Nợ nhóm 2 là 143.151trđ chiểm tỷ lệ 4,46% trong tổng dư nợ. Nợ xấu là
6.368trđ chiếm 0,2% trên tổng dư nợ
Bảng 2: Tình hình hoạt động tín dụng
Chỉ tiêu
2010 2011

So sánh 2011/2010
Số tiền
Tỷ
trọng(%)
Số tiền
Tỷ
trọng(%)
Số tiền Tỷ lệ (%)
Tổng dư nợ 2.650 100 3.208 100 558 21,05
Theo thời gian 2.650 100 3.208 100 558 21,05
Ngắn hạn 1.601 64 2.183 68 582 36,35
Trung – dài hạn 1.049 39,6 1.025 32 -24 -2,29
Theo loại tiền 2.650 100 3.208 100 558 21,05
Cho vay nội tệ 2.246 84,8 2.755 85,9 509 22,66
Cho vay ngoại tệ 404 15,2 453 14,1 49 12,13
( Nguồn: báo cáo tình hình hoạt động tín dụng của Vietinbank – TPTH)
Cơ cấu dư nợ cho vay nền kinh tế:
Phân theo loại tiền tệ
+ Cho vay bằng VND đạt 2.755 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 85,9% trong tổng dư
nợ so với đầu năm tăng 509 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 22,6%.
+ Cho vay ngoại tệ quy VND đạt 453 tỷ đồng, chiếm 14,1% trong tổng dư nợ
so với đầu năm tăng 49 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 12,2%
Phân theo thời hạn cho vay
SV: Đinh Việt Anh MSV: 08A17019_ VB2

Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Mỹ
+ Cho vay ngắn hạn đạt 2.183 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 68% trong tổng dư nợ
tăng 582 tỷ đồng so với đầu năm; tỷ lệ tăng 36,3%
+ Cho vay trung, dài hạn và cho vay khác đạt 1.025 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
32% trong tổng dư nợ giảm 24tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ giảm 0,9%. Trong đó,

cho vay tài trợ ủy thác đạt 97 tỷ đồng, chiếm 3% trong tổng DN giảm 6 tỷ đồng so
với đầu năm
Tài liệu bảng 2 cho thấy:
- Năm 2011 dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 3.208 tỷ đồng, so với năm 2010 tăng
thêm 558 tỷ đồng. Thực hiện chủ trương ngăn chặn suy giảm kinh tế với nhiều giải
pháp của chính phủ và của ngành Ngân Hàng. Chi nhánh đã nghiêm túc triển khai
một cách tích cực và có hiệu quả. Chính sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp
vay vốn trung và dài hạn thực sự đã giúp các doanh nghiệp đứng vững và phát
triển
- Đồng thời cho vay ngoại tệ có xu hướng giảm trong cơ cấu cho vay của chi nhánh:
năm 2011 cho vay ngoại tệ đạt 453 tỷ đồng chiếm 14,1% trong tổng dư nợ, giảm
0,9% so với năm 2010.
2.3 Hoạt động dịch vụ
2.3.1 Hoạt động thanh toán
Với khối lượng vốn luân chuyển lớn trong giao dịch thanh toán của khách
hàng, chi nhánh chú trọng tổ chức tốt công tác kế toán, luôn đảm bảo kịp thời,
chính xác và an toàn. Chú ý đổi mới và nâng cao phong cách giao dịch, kỹ năng
nghiệp vụ, văn hóa giao tiếp và trang phục khi làm việc nhằm phục vụ tốt khách
hàng. Việc triển khai kịp thời và làm chủ các chương trình ứng dụng công nghệ
Ngân Hàng hiện đại vào hệ thống thanh toán đã đáp ứng trước nhu cầu chuyển tiền
của khách hàng( giữ vứng được uy tín được với khách hàng).
SV: Đinh Việt Anh MSV: 08A17019_ VB2

Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Mỹ
2.3.2 Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử
Năm 2011,NH TMCP Công Thương chi nhánh Thanh Hóa phát hành 17.425
thẻ đạt 1165 so với chỉ tiêu kế hoạch NH TMCP Công Thương Việt Nam giao đưa
tổng số thẻ ATM chi nhánh Thanh Hóa đã phát hành lên 71.712 thẻ; Thẻ TDQT:
675 thẻ đạt 150% so với kế hoạch. Cơ sở chấp nhận thẻ: 35 đạt 175% so với kế
hoạc NH TMCP Công Thương Việt Nam giao. Trong năm 2011 kết quả thực hiện

chi trả lương qua tài khoản thẻ thấp: ký được 16 hợp đồng chuyển lương với số thẻ
đã chuyển lương là 1.023 thẻ.
2.4 Các hoạt động khác
- Công tác an toàn kho quỹ :
+ Công tác TT-KQ: Trong năm 2011 tổng số thu tiền mặt là 16.370 tỷ đồng;
33.409 ngàn USD và 1.508 ngàn EUR. Tổng chi tiền mặt là 12.840 tỷ đồng;
37.960 ngàn USD và 1.273 ngàn EUR. Tồn quỹ tiền mặt bình quân: VND là
13.397trđ; ngoại tệ: USD 142 ngàn, EUR 34 ngàn
+ Thực hiện dịch vụ ngân quỹ: trong năm 2011 thu được 278,5trđ
- Hoạt động đại lý chứng khoán, đại lý bảo hiểm:
+ Chứng khoán: trong năm 2011, đại lý chứng khoán đã thực hiện được 888
giao dịch của khách hàng, với doanh số hoạt động 19.888 trđ, số phí thu được 58,9
trđ( trong đó chi nhánh được hưởng 26,8 trđ), phí xác nhận kết hợp khớp lệnh 1,6
trđ và hoa hồng vay hỗ trợ mua chứng khoán là 124.305đ . Ngoài ra, chi nhánh còn
là đầu mối trong việc phát hành thêm chứng khoán, chi trả cổ tức, lưu ký chứng
khoán cho khách hàng tại chi nhánh
+ Bảo hiểm: trong năm 2011 chi nhánh bán bảo hiểm thu phí 1.136 trđ mang
lại hoa hồng cho chi nhánh 102 trđ. Trong đó bảo hiểm trách nhiệm dân sự là 7trđ,
bảo hiểm trách nhiệm vật chất là 92 trđ, bảo hiểm con người kết hợp tín dụng là 3
trđ.
SV: Đinh Việt Anh MSV: 08A17019_ VB2

Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Mỹ
2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh
Tổng thu dịch vụ năm 2011 là 14.658 trđ; đạt 58,6 % so với kế hoạch NH
TMCP Công Thương Việt Nam giao, tăng so với năm 2010 là 2.733 trđ, tỷ lệ tăng
22,9%. Tỷ lệ thu dịch vụ trên tổng thu nhập là 1,66% giảm 1,9% so với năm trước.
Nghiệp vụ chi trả kiều hối năm 2011 thực hiện: Chi trả số tiền: 11.673 ngàn USD,
so với năm 2010 tăng 2.406 ngàn USD.
Trong năm 2011 phát hành L/C nhập khẩu 35 món trị giá 6.661 ngàn USD,

thanh toán nhờ thu nhập khẩu 60 món trị giá 2.725 ngàn USD; thanh toán L/C xuất
khẩu 7 món trị giá 54 ngàn USD; thanh toán nhờ thu xuất khẩu 147 món trị giá
4.293 ngàn USD; chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu 55 món, trị giá 1.941 ngàn
USD. Lãi suất kinh doanh ngoại tệ và chênh lệch tỷ giá 2.247 trđ, trong đó lãi kinh
doanh ngoại tệ giao ngay đạt 2.364 trđ, lãi kinh doanh ngoại tệ qua lãi điều hòa 87
trđ chênh lệch tỷ giá -204 trđ
SV: Đinh Việt Anh MSV: 08A17019_ VB2

Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Mỹ
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI CHI NHÁNH NH TMCP CÔNG THƯƠNG TP THANH HÓA
3.1. Những thành tích đạt được:
Năm 2010 – 2011, tình hình kinh tế trở nên khả quan hơn nhờ chính sách điều
tiết hợp lý của Đảng và Nhà Nước, NH TMCP Công Thương Việt Nam – TP
Thanh Hóa đã chủ động phân tích – dự báo thị trường; đưa ra các đề nghị - kiến
nghị, các bài học kinh nghiệm bổ ích. Nhờ đó Ngân hàng TMCP Công Thương chi
nhánh Thanh Hóa đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ:
Thứ nhất: Chi nhánh đã làm tốt chính sách phục vụ khách hàng, cải tiến phong
cách phục vụ thuận lợi – nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu gửi tiền của dân cư và các
tổ chức kinh tế…, nên tổng nguồn vốn huy động tăng lên nhanh chóng
Thứ hai: Cơ cấu dư nợ tín dụng xét theo đối tượng vay đang có xu hướng
mới phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Chi nhánh đã tích cực đa dạng hóa đối
tượng cho vay.
3.2. Những mặt còn hạn chế:
Bên cạnh những thuận lợi và những thành tích đã đạt được thì trong quá trình
hoạt động, chi nhánh đã gặp phải vấn đề tồn tại cần được tháo gỡ:
Thứ nhất: Khách hàng của chi nhánh chủ yếu là những doanh nghiệp vừa và
nhỏ, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn đến mở tài khoản: Nguồn vốn huy
động còn mang tính nhỏ lẻ, tạm thời.
Thứ hai: Công tác Marketing trong hoạt động tín dụng còn hạn chế; chi nhánh

vẫn chưa đẩy mạnh hoạt động giới thiệu sản phẩm đến tận tay khách hàng; Cán bộ
của chi nhánh chưa chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng.
Thứ ba: Thủ tục rườm rà, mất nhiều thời gian gây bất tiện cho người gửi tiền.
Thời gian giao dịch của chi nhánh với khách hàng chủ yếu là trong giờ hành chính,
chưa chủ động phục vụ khách hàng ngoài giờ. Chi phí nhân viên và chi phí quản lý
quá cao, khiến cho tổng chi phí tăng thêm.
SV: Đinh Việt Anh MSV: 08A17019_ VB2

Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Mỹ
3.3 Một số giải pháp cần thực hiện
- Tăng cường và đa dạng hóa công tác huy động vốn
Để có thể nâng cao và mở rộng hoạt động cho vay thì việc có một nguồn vốn
lớn, ổn định là vô cùng quan trọng. Vì vậy, việc tăng cường công tác huy động vốn
là hoạt động mang dính sống còn đối với hoạt động kinh doanh của chi nhánh nói
chung và hoạt động cho vay nói riêng.
Với mục tiêu đảm bảo vốn vay, an toàn thanh toán và tăng nhanh tài sản có,
nâng cao vị thế của chi nhánh trong hệ thống các NH. Do đó trong các năm qua,
hoạt động huy động vốn từ khách hàng là các DNNN, DN ngoài quốc doanh vừa
và nhỏ, các cá nhân, các tổ chức kinh tế đã được NH khai thác một cách triệt để.
Với chính sách lãi suất hấp dẫn nhưng phù hợp, đa dạng hóa sản phẩm huy động
cùng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn có giá trị lớn…
- Tăng cường công tác quản trị rủi ro
Để thực hiện công tác quản trị rủi ro có hiệu quả, cần thực hiện những nội quy
cụ thể như sau:
+Thẩm định chặt chẽ các dự án cho vay
Khâu thẩm định dự án cho vay phải được tiến hành mang tính thực chất hơn,
tiến hành thu thập các thông tin đa chiều về khách hàng sau đó phân tích thẩm
định, bao gồm: Hiệu quả dự án, khả năng tiêu thụ hay đầu ra của thì trường sản
phẩm và dịch vụ; giá trị đích thực và tính pháp lý của tài sản đảm bảo tiền vay; uy
tín của dự án khách hàng, năng lực của chủ dự án… Là những yếu tố không thể bỏ

qua trong quá trình thẩm định cho vay.
+ Kiểm tra giám sát sau khi cho vay
Với mục đích là hiểu chính xác về thông tin khách hàng, nắm rõ tình hình hoạt
động kihn doanh để giải ngân kịp thời, đáp ứng được chu kì sản xuất, phát hiện kịp
thời những xu hướng biến động tiêu cực của khách hàng, từ đó có biện pháp xử lý,
ngăn chặn kịp thời
SV: Đinh Việt Anh MSV: 08A17019_ VB2

Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Mỹ
KẾT LUẬN
Sau thời gian thực tập tại Chi nhánh NH TMCP Công Thương TP Thanh
Hóa, được sự giúp đỡ hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các cô chú, anh chị trong
phòng khách hàng doanh nghiệp, em đã hiểu biết thêm về hoạt động cho vay và
những thuận lợi khó khăn trong hoạt động kinh doanh mà NH gặp phải.
Vai trò của tín dụng đối với sự ngiệp CNH – HĐH, phát triển đất nước trong
những năm vừa qua là không thể phủ nhận. Với tầm quan trọng đó, để kinh doanh
có hiệu quả thì cần làm tốt tất cả các khâu trong nghiệp vụ, từ khâu nghiên cứu thị
trường cho đến khâu xử lý nợ. Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh rằng để có thể phát
huy hết tác dụng của giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay thì cần thiết phải có sự
đấu tranh nỗ lực và phân phối đồng bộ từ cả hai phía: Ngân Hàng và Doanh
Nghiệp. Ngoài ra, cũng cần có sự hỗ trợ rất lớn từ phía Nhà Nước và các cấp có
liên quan.
Trên đây là toàn bộ báo cáo của em trong thời gian em thực tập tại Ngân
hàng TMCP Công Thương chi nhánh TP Thanh Hóa, do trình độ hiểu biết còn hạn
chế, thời gian thực tập không nhiều nên bản báo cáo này không tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô và các cô chú, anh chị ở NH
TMCP Công Thương – TP Thanh Hóa để báo cáo thực tập tốt nghiệp của em được
hoàn thiện hơn
SV: Đinh Việt Anh MSV: 08A17019_ VB2


Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Mỹ
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập, tuy thời gian không dài nhưng em đã tích lũy được
khá nhiều kiến thức cùng những kinh nghiệm quý báu về hoạt động của NH – nhất
là những hoạt động về cho vay của NH.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong khoa Tài Chính Trường Đại
Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ cho
em về kiến thức và phương pháp tìm hiểu thực tế, kết hợp học đi đôi với hành, tạo
điều kiện để em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các cô chú, anh chị trong NH
đã tạo mọi điều kiện cung cấp số liệu và hướng dẫn em trong quá trình thực tập tại
chi nhánh.
Em xin chân thành cảm ơn !
SV: Đinh Việt Anh MSV: 08A17019_ VB2

Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Mỹ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình nghiệp vụ Ngân Hàng – Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công
Nghệ Hà Nội.
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011 của Ngân Hàng
TMCP Công Thương chi nhánh TP Thanh Hóa
3. Luật các tổ chức tín dụng
SV: Đinh Việt Anh MSV: 08A17019_ VB2

Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Mỹ
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNH-HĐH………………………………… Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
DN……………………………………………Doanh nghiệp
NH TMCP……………………………………Ngân hàng Thương mại cổ phần

NHNN……………………………………… Ngân hàng nhà nước
TP…………………………………………….Thành phố
SV: Đinh Việt Anh MSV: 08A17019_ VB2

Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Mỹ
NhẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Mỹ
Sinh viên thực hiện : Đinh Việt Anh
Mã sinh viên : 08A17019_VB2
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Hà Nội, ngày tháng năm2012
SV: Đinh Việt Anh MSV: 08A17019_ VB2

Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Mỹ
Giáo viên hướng dẫn
ThS. Nguyễn Thị Mỹ

SV: Đinh Việt Anh MSV: 08A17019_ VB2

×