Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

ĐỀ TÀI: Nghiên cứu ảnh hưởng của một sè nhân tố sinh thái tới năng suất và chất lượng của cây vải Thiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 84 trang )


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Lục Ngạn trước đây là vùng trung du, miền núi nghèo của Bắc Giang,
người dân chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa, đến năm 1990 cây vải bắt
đầu được du nhập về đây. Do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp mà
cây vải giúp nông dân ở vùng đồi đất trung du xoá đói, giảm nghèo, nhiều
gia đình còn làm giàu từ cây vải nhờ làm kinh tế trang trại. Trước năm
1990, người dân ở Lục Ngạn trồng cây công nghiệp ngắn ngày chỉ thu nhập
từ 3 - 4 triệu đồng/ha/năm. Nay nhờ trồng vải thiều thu nhập có thể đạt 20 -
30 triệu đồng/ha/năm. Từ việc phát triển kinh tế đồi vườn mà toàn huyện đã
có hàng trăm hộ có thu nhập từ 20 - 90 triệu đồng/ năm và hàng trăm hộ có
thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên. Với 19.212 ha cây ăn quả, bình quân mỗi
ha cây ăn quả đã tạo được việc làm ổn định cho Ýt nhất là 2 lao động chính
mỗi năm, hàng năm huyện đã tạo được việc làm ổn định cho 38.424 lao
động tại chỗ [34]. Không những thế, hàng năm Lục Ngạn còn thu hút và
giải quyết cho hàng ngàn lao động, hàng vạn nhân công từ các tỉnh đồng
bằng lên làm thuê cho các gia đình có trang trại. Với 19.212 hecta cây ăn
quả, bình quân mỗi héc ta cây ăn quả đẫ tạo được việc làm ổn định cho
38.424 lao động tại chỗ [34].
Vải thiều là loài cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao (trong 100g
nước Ðp cùi vải có chứa 11 - 14g đường; 0,4 - 0,9g axit hữu cơ, 34mg lân,
36mg vitamin C, ngoài ra còn có canxi, sắt, vitamin B
1
, B
2
,PP) [14]. Quả
vải ngoài việc dùng để ăn tươi còn được chế biến thành đồ hộp và nhiều sản
phẩm có giá trị khác như vải khô, nước vải Hoa vải là nguồn cung cấp
mật và phấn hoa cho ong với chất lượng cao. Gỗ vải chắc có vân mịn, chịu


nước chống mục, là loại gỗ tốt để sản xuất đồ dùng trong nhà [13]. Theo
Đường Hồng Dật thì vỏ quả, thân cây và rễ cây vải có nhiều tanin, vì vậy có
thể dùng làm nguyên liệu chế biến các loại thuốc và dùng cho một số ngành

2
công nghiệp. Cùi vải, hạt vải, hoa vải, vỏ thân và rễ cây vải được dùng làm
thuốc bồi dưỡng và chữa bệnh cho người trong đông y [7].
Vải là cây thường xanh quanh năm có tán tròn gọn ghẽ, có bộ rễ phát
triển rộng, nên trồng vải có tác dụng phủ xanh đất trống đồi trọc, chống xói
mòn, làm cây chắn gió, góp phần điều hoà không khí, mang lại nhiều ý
nghĩa môi trường.
Cây vải còn có ưu điểm là dễ trồng, dễ chăm sóc, không kén đất, có
thể trồng trên đất chua, đất đồi dốc, có khả năng chịu úng chịu hạn tốt, khá
thích nghi với điều kiện khí hậu có mùa đông lạnh ở miền Bắc nước ta [5].
Chính vì vậy mà giống vải ở nước ta rất phong phú. Nếu chia theo thời vụ
thì có 3 nhóm: nhóm chín sớm, nhóm chính vụ và nhóm chín muộn. Còn
nếu căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng và phẩm chất quả thì có 3 giống: vải
chua, vải nhỡ, vải thiều. Cây vải chua mọc khoẻ, quả to, hạt to, quả có vị
chua, là loại chín sớm (cuối tháng 4, đầu tháng 5). Cây vải nhỡ quả thường
chín vào giữa tháng 5, đầu tháng 6, khi chín vỏ quả vẫn còn xanh, đỉnh quả
màu tím đỏ, vị ngọt, Ýt chua (chính vụ). Cây vải thiều có tán cây hình tròn
bán cầu, lá nhỏ, phiến lá dày, bóng. Quả vải có vị thơm ngon, hạt nhỏ, cùi
dầy, không có vị chua, chát mà vỏ thì nhẵn và mỏng. Chính bởi vậy mà
giống vải thiều được coi là "cây ăn quả đặc sản" và bán rất chạy trên thị
trường. Hương vị thơm ngon tinh khiết của vải thiều đã thu hút được rất
nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Vải thiều thường chín vào đầu tháng
6 đến đầu tháng 7 (nhóm chín muộn). Mặc dù cùng là giống vải thiều nhưng
trồng ở các tỉnh khác nhau sẽ cho năng suất và phẩm chất khác nhau. Chính
vì vậy, tôi chọn đề tài: "Nghiên cứu ảnh hưởng của một sè nhân tố sinh
thái tới năng suất và chất lượng của cây vải thiều (litchichinensis

Sonn)".
2. Mục đích nghiên cứu.

3
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái tới năng
suất và chất lượng của giống vải thiều. Trên cơ sở đó xác định nhân tố sinh
thái chính ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng của sản phẩm.
- Giúp người nông dân hiểu được sự ảnh hưởng của một số nhân tố
sinh thái tới năng suất và chất lượng quả từ đó có biện pháp chăm sóc cây
phù hợp để nâng cao năng suất và chất lượng của cây vải thiều.
3. Nội dung nghiên cứu.
- Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới hình thái cây vải.
- Sự ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới năng suất, chất lượng quả.
- Thu thập số liệu về năng suất quả trong nhiều năm của khu vực
nghiên cứu và kết hợp với kết quả nghiên cứu, trên cơ sở đó so sánh năng
suất và chất lượng giống vải thiều Thanh Hà trồng ở huyện Lục Ngạn, tỉnh
Bắc Giang và huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.











4
Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Nguồn gốc cây vải thiều.
Cây vải có nguồn gốc ở miền Nam Trung Quốc, theo các nghiên cứu,
thì cây vải thiều được trồng ở Trung Quốc cách đây hơn 2100 năm. Năm
1059 sau công nguyên, Cai Xiang là người đầu tiên mô tả về sự xuất hiện của
cây vải thiều [43]. Cây vải thuộc họ Bồ Hòn (Sapindaceae), đây là một họ
lớn, có khoảng 1000 loài, phân bố rộng rãi ở các vùng cận nhiệt đới. Trung
tâm chính về nguồn gốc cây vải thiều được xác định từ 23 - 27 độ vĩ Bắc
thuộc các vùng cận nhiệt đới ở miền Nam Trung Quốc, miền Bắc Việt Nam
và Malaysia. Cây vải được người Malaysia quan tâm lựa chọn và trồng vào
khoảng 1500 năm Trước công nguyên. Trung Quốc là nước có lịch sử trồng
vải thiều lâu đời nhất. Sau đó, đến cuối thế kỷ thứ XVII, vải thiều được
chuyển từ Trung Quốc đến Burma (Myanmar) rồi tiếp đó được đưa đến trồng
ở Ên Độ và Thái Lan (cách đây khoảng 100 năm). Năm 1870, vải thiều được
các nhà thương gia Trung Quốc đưa đến trồng ở Madagascar và Mauritau,
đến 1873 được trồng ở Hawai. Sau đó đến giữa những năm 1870 và 1880 vải
thiều được đưa từ Ên Độ đến trồng ở Florida, California năm 1897. Cây vải
thiều cũng được những người Trung Quốc nhập cư mang đến trồng ở nước
Óc (Australia) năm 1954 ở Isarel những năm 1930 - 1940. Hiện nay, trên thế
giới có hơn 20 quốc gia trồng vải, trong đó có Việt Nam [42].
1.2. Tình hình trồng vải thiều ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Ở miền Nam Trung Quốc, vải là cây trồng chính từ năm 1980. Nghề
trồng vải đã tạo ra một cơ hội lớn về việc làm cho người dân địa phương
(khoảng 320.000 người có liên quan đến nghề này). Năm 1999, sản lượng
vải thiều của Trung Quốc đạt khoảng 950.000 tấn/ 30.000 ha [43].

5
Ở Ên Độ, vải là cây trồng chính ở các bang: Bihar, West Bangal và
Uttar Pradesh. Nó cũng được trồng với quy mô hẹp hơn ở các bang như:

Tripara, Oissa, Punjab, Himachal Pradesh, Assam và Nilgiri ở miền Nam.
Hàng năm, Ên Độ cho sản lượng vải khoảng 429.000 tấn / 56.200 ha [42].
Thái Lan, đất nước thuộc vùng cận nhiệt đới, là nơi có khí hậu khá lý
tưởng cho cây vải sinh trưởng, phát triển. Vải Thái Lan chủ yếu được trồng
ở Chiang Mai, Chiang Rai, Samut Songkhran. Mỗi năm Thái Lan đạt sản
lượng khoảng 85.000 tấn/22.200 ha [42].
Ở Băngladesh, cây vải được trồng ở các huyện: Dinajpur, Rangpur và
Ragshahi. Năm 1998 với tổng diện tích trồng 4.750 ha, cây vải đã đem về
cho đất nước tổng sản lượng quả là 12.755 tấn.
Cây vải được đưa đến trồng ở Australia cách đây khoảng 60 năm.
Nhưng đến năm 1975 thì cây vải thực được quan tâm và trồng chủ yếu để
phục vụ thương mại. Hiện tại, có khoảng 350 hé trồng, với sản lượng hàng
năm đạt khoảng 3.000 tấn. [42].
1.3. Tình hình trồng vải ở Việt Nam.
Theo các tài liệu và thư tịch cũ, ở Việt Nam cây vải được trồng cách
đây khoảng 2000 năm [44]. Năm 1942, các nhà khoa học người Pháp đã tìm
thấy giống vải hoang dại mọc dưới chân núi Ba Vì. Năm 1970, giáo sư Vũ
Công và cộng sự của ông đã phát hiện nhiều cây vải mọc hoang dại ở Tam
Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) và trong rõng Tuyên Hoá (tỉnh Quảng Bình) [45]. Khi
điều tra cây ăn quả trong rừng một số tỉnh miền Bắc, miền Trung ông cũng
gặp cây vải rừng. Khí hậu miền Bắc Việt Nam, với mùa đông ngắn, khô và
hơi lạnh và mùa hè kéo dài, nóng với lượng mưa lớn và độ Èm cao, rất
thÝch hợp cho sự phát triển của cây vải. Vì vậy, rất có thể miền Bắc nước
ta cũng là quê hương của một số giống vải.
Theo một số tài liệu ghi chép lại, giống vải thiều ở Việt Nam có
nguồn gốc ở thôn Thuý Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải

6
Dương. Cây vải này đã gần 200 tuổi, hiện đang sống khoẻ mạnh bình
thường. Ngày 10 tháng 10 năm 1992 cây vải đó đã được Trung tâm hội làm

vườn việt Nam công nhận là cây vải tổ. Trên bia đá dưới gốc cây vải tổ
cũng khắc ghi tên cụ Hoàng Văn Cơm - người đã có công trồng cây giống
đầu tiên trên mảnh đất Thanh Hà. Hiện nay cây vải tổ vẫn được ông Hoàng
Văn Thu và con cháu chăm sóc. Mỗi một vụ cây vải tổ cho năng suất
khoảng 200kg. Kích thước quả không to nhưng hạt thì nhỏ và chất lượng
quả rất ngon. Hàng năm vào khoảng tháng 5, tháng 6 có rất nhiều đoàn
khách về thăm quan và thưởng thức trái vải ở đây. Sau đó cây vải tổ được
nhân giống rộng ra toàn huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương và các tỉnh ngoài
như Bắc Giang, Quảng Ninh, Hà Tây, Lạng Sơn Trong những năm gần
đây, phong trào làm vườn và làm kinh tế trang trại phát triển mạnh. Bằng
chứng là huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương từ những năm 1990 rất nhiều hộ
gia đình lập vườn vải trên diện tích đất nông nghiệp. Hiện nay, trên toàn
huyện gần như 100% diện tích đất canh tác là trồng vải. Còn ở huyện Lục
Ngạn, tỉnh Bắc Giang các gia đình rất chú trọng đầu tư trồng cây vải, vì cây
vải là cây kinh tế chính. Theo số liệu phòng thống kê của huyện, năm 2005
tổng diện tích trồng vải là 19.192 ha, trong đó diện tích trồng mới là 5250
ha. Và còn nhiều tỉnh như: Thái Nguyên, Hoà Bình, Hà Tây, Phú Thọ,
Vĩnh Phúc, cũng coi cây vải thiều như một cây chủ lực trong cơ cấu trồng
cây ăn quả. Tổng diện tích trồng vải trong nước cho đến năm 2002 đạt
58.740 ha, sản lượng đạt 95.475 tấn [28]. Hiện nay, vải thiều được trồng
nhằm mục đích kinh doanh ở các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế của
tỉnh Bắc Giang; huyện Thanh Hà, Chí Linh, Tứ Kỳ của tỉnh Hải Dương,
huyện Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hoà tỉnh Hà Nội Như vậy, ở miền
Bắc Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển cây vải thiều. Trên thực tế, cây
vải thiều đã đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện nền kinh tế
quốc dân và đời sống người nông dân [14].

7
1.4. Các giống vải được trồng ở Thanh Hà và Lục Ngạn.
Theo thống kê của Viện nghiên cứu Rau Quả Việt nam, tại Thanh

Hà có 11 giống vải khác nhau như u trứng, u hồng, tàu lai, vải nhỡ, vải
chua, vải thiều, trong đó, giống vải thiều được trồng ở Thanh Hà chiếm
90% tổng diện tích toàn huyện [44]. Còn ở Lục Ngạn hiện nay có khoảng
hơn 10 giống vải đang được trồng, chủ yếu là 4 giống vải (vải chua, vải U
hồng, vải nhỡ, vải thiều) được đưa từ Thanh Hà lên. [6].
*Giống vải chua là giống chín sớm (từ ngày 5/5 - 25/5). Quả hình trái tim,
khi chín quả màu đỏ tươi, vỏ máng và phần cuống quả màu xanh, kích
thước quả to trung bình 30 - 35 quả/kg. Quả còn xanh có vị chua, nhưng khi
chín thì ngọt hơi chua. Hạt quả to, tỷ lệ cùi từ 50 - 55%. Lá xanh đậm, cây
sinh trưởng khoẻ, chống chịu sâu bệnh tốt. Thân cây vặn rãnh múi khế, cây
phân cành thưa. Lá non và chùm hoa từ cuống đến nụ hoa và quả có phủ
một lớp lông màu nâu sẫm. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành, thưa, dài và
khoẻ.
* Giống vải U hồng cũng là giống chín sớm, cùng thời gian với giống vải
chua. Quả hình trái tim, cuống quả sâu, vai quả nhô cao nên khi bổ theo
chiều dọc quả thì mép trên có hình chữ U (nên có tên gọi là giống u hồng).
Cây sinh trưởng mạnh, cành thưa, lá to, dài và có màu xanh sáng. Cuống
hoa dài và từ cuống hoa đến nụ hoa có phủ một lớp lông màu nâu. Số lượng
quả trên một chùm Ýt, kích thước quả trung bình từ 30 - 35 quả/kg. Khi
chín, vỏ quả mỏng, vai quả màu hồng đỏ, phần cuống quả màu xanh sáng.
Tỷ lệ cùi ăn được chiếm từ 55 - 60%, hạt quả nhỏ. Năng suất trung bình
bằng 2/3 năng suất của giống vải chính vụ có cùng độ tuổi [14].
* Giống vải nhì được trồng nhiều và cung cấp cho người tiêu dùng từ giữa
tháng 5 đến đầu tháng 6. Vải nhỡ là giống vải lai của vải chua và vải thiều,
nên năng suất giống vải chua còn chất lượng thì gần bằng vải thiều. Lá vải
màu xanh đậm, thuôn dài, nhỏ hơi vặn. Từ cuống hoa đến nụ hoa có phủ lớp

8
lông màu xanh sáng. Hoa cái màu trắng, quả to tròn, khối lượng quả trung
bình 35 - 40 quả/kg, tỷ lệ cùi ăn được chiếm 60 - 65%. Khi chín vỏ quả có

màu đỏ tươi đều, vỏ quả dày, gai quả to và lì, sau khi ăn có vị hơi chát.
Hơn nữa vải nhỡ chín sớm hơn vải thiều nên có giá trị kinh tế khá cao.
* Giống vải thiều Thanh Hà là giống vải chính vụ, chín vào giữa tháng 6,
là giống chiếm khoảng hơn 90% diện tích trồng vải. Cây sinh trưởng bình
thường, nhiều cành, lá nhỏ trung bình, màu xanh sáng. Chùm hoa có màu
xanh nhạt, hoa màu vàng trắng, số lượng hoa nhiều. Quả chín có màu đỏ
tươi, vỏ quả mỏng, hạt nhỏ. Cùi quả dày, tỷ lệ cùi vào khoảng 68 - 70%.
Khối lượng quả đạt từ 40 - 45 quả/kg. quả có vị ngọt đậm và thơm, là giống
cho năng suất cao nhất trong các giống trồng ở Lục Ngạn và Thanh Hà.
Nhìn chung các giống vải trồng ở 2 vùng do lai tạo giữa các giống vải
với nhau, tên gọi do người dân địa phương đặt chủ yếu dựa vào cảm quan
và đặc điểm hình thái.
1.5. Điều kiện, tự nhiên, xã hội khu vực nghiên cứu.
1.5.1. Lục Ngạn - Bắc Giang.
Bắc Giang nằm ở gần vùng biên giới Đông Bắc của miền Bắc Việt
Nam. Tỉnh Bắc Giang giới hạn trong những vĩ độ 21
0
27' vĩ độ Bắc tại xã
Canh Nậu (huyện Yên Thế), ở 21
0
7' vĩ độ Bắc tại xã Đồng Phúc (huyện Yên
Dũng), điểm cực Tây tại xã Đại Thành (huyện Hiệp Hoà), ở 105
0
kinh tây,
điểm cực Đông tại xã An Lạc (huyện Sơn Động). Lãnh thổ tỉnh Bắc Giang
chạy dài theo hướng Tây Đông. Địa hình dốc, nghiêng từ Tây Bắc xuống
Đông Nam. Vùng núi ở phía Bắc và phía Đông chiếm khoảng 3/4 diện tích,
gồm các huyện Yên Thế, Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam. Vùng đồi thấp có
thành phố Bắc Giang và một phần các huyện Hiệp Hoà, Việt Yên, Tân Yên,
Yên Dũng, Lạng Giang. Còn lại là vùng đÊt phù sa cổ ven sông Cầu, sông

Thương. Bắc Giang có địa hình trung du và là vùng chuyển tiếp giữa vùng
núi phía Bắc với châu thổ sông Hồng ở phía Nam. Tuy phần lớn diện tích tự

9
nhiên của tỉnh là đồi núi, nhưng nhìn chung địa hình không bị chia cắt nhiều.
Bắc Giang có diện tích tự nhiên là 3.823km
2
, gồm 10 đơn vị hành chính cấp
huyện: 1 thành phố, 9 huyện và 229 xã, phường, thị trấn. [38].
Lục Ngạn là huyện miền núi tỉnh Bắc Giang, nằm trên trục quốc lộ
31, cách thị xã Bắc Giang 40km về phía Đông Bắc. Phía Bắc giáp huyện
Chi Lăng và Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn, phía Đông giáp huyện Sơn Động
(Bắc Giang) và huyện Lộc Bình (Lạng Sơn). Phía Nam và phía Tây giáp
huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang [39].
Diện tích huyện Lục Ngạn là 101.223 ha với 30 đơn vị hành chính,
được chia làm 2 vùng rõ rệt. Vùng cao gồm 12 xã đặc biệt khó khăn, vùng
thấp có 17 xã và 1 thị trấn. Trên địa bàn huyện có các tuyến quốc lộ 31, 279
và tỉnh lộ 285, 290 đi qua.[34]
Nhìn chung, Lục Ngạn tuy là huyện miền núi nhưng có vị trí địa lý
tương đối thuận lợi để giao lưu với các trung tâm kinh tế - xã hội quan trọng
của vùng, qua đó có thể tiếp cận nhanh chóng với thị trường khu vực phía
Bắc, Đông Bắc Bộ và các địa phương khác trong cả nước.
1.5.2. Thanh Hà - Hải Dương.
Tỉnh Hải Dương có tọa độ địa lý 20
0
36' - 21
0
15' vĩ độ Bắc và từ 106
0
06' - 106

0
36' kinh độ Đông, tiếp giáp với 6 tỉnh: phía Bắc giáp với tỉnh Bắc
Ninh và Bắc Giang, phía Đông Bắc giáp Quảng Ninh, phía Nam giáp Thái
Bình, phía Đông giáp thành phố Hải Phòng, Phía Tây giáp Hưng Yên [ 40].
Hiện nay, toàn tỉnh có 12 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm thành
phố Hải Dương và 11 huyện), với tổng diện tích tự nhiên khoảng 165.185
ha [35]. Hải Dương cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía đông, cách thành
phố Hải Phòng 45 km về phía Tây. Trong địa bàn tỉnh có một số tuyến giao
thông huyết mạch chạy qua như: quốc lộ số 5 (nối Hà Nội - Hải Phòng),
quốc lộ 18 (nối Hà Nội - Bắc Ninh - Quảng Ninh và vịnh Hạ Long), tuyến
đường 183 (nối quốc lộ 5 và quốc lộ 18).

10
Địa hình của tỉnh Hải Dương khá bằng phẳng, nghiêng và thấp dần từ
Tây Bắc xuống Đông Nam. Địa hình của tỉnh chia làm 2 vùng chủ yếu: vùng
đồi núi, nằm phía Bắc tỉnh, chiếm khoảng 10% diện tích tự nhiên gồm 13 xã
thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn, độ cao địa hình dưới
1000m. Đây là địa hình nằm trên đất đá trầm tích trung sinh với hướng núi
chính chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam; vùng đồng bằng chiếm khoảng
90% diện tích tự nhiên, gồm 9 huyện và thành phố Hải Dương, nằm ở hạ lưu
sông Thái Bình, độ cao trung bình 3 - 4m, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông
Nam, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp [ 36].
Thanh Hà có tổng diện tích đất tự nhiên là 15.892 ha, trong đó đất nông
nghiệp chiếm71%. Trong đất nông nghiệp có 57% diện tích đất trồng cây ăn
quả. Huyện chia làm 4 khu: khu Hà Nam (gồm 5 xã và 1 thị trấn), khu Hà
Đông (gồm7 xã), khu Hà Tây (gồm 6 xã), khu Hà Bắc (gồm 6 xã) [ 42].
Về địa hình, huyện Thanh Hà nằm phía Đông Nam tỉnh Hải Dương,
phía Bắc giáp huyện Nam Sách, phía Đông giáp huyện Kim Thành, phiá
Nam giáp thành phố Hải Dương (Thanh Hà cách thành phố Hải Dương
15km). Thanh Hà có địa hình tương đối bằng phẳng (cao hơn mực nước

biển trung bình 0,60m) [41].

11
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.1. Đối tượng nghiên cứu.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu cây vải (Litchi chinensis Sonn), có cùng
độ tuổi (vườn 15 tuổi) và cùng một giống vải thiều ThanhHà.
Cây vải thuộc:
+ Giới: Thực vật (Plantae).
+ Ngành: Hạt kín
(Magnoliophyta).
+ Líp: Hai lá mầm
(Magnoliopsida)
+ Bộ: Bồ hòn (Sapindales).
+ Họ: Bồ hòn (Sapindaceae)
2.2. Thời gian nghiên cứu.
Chúng tôi tiến hành nghiên
cứu từ tháng 12/2008 - tháng
11/2009
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp lấy mẫu: Hình 1: Cây vải tổ ở Thanh Hà
* Phương pháp lấy mẫu đất (Theo phương pháp hỗn hợp).
Các mẫu nông hoá được lấy theo 2 tầng: tầng mặt từ 0 - 20cm, tầng
thứ hai từ 20 - 60 cm. Chúng tôi tiến hành lấy mẫu tại 5 điểm phân bố đều
trên toàn diện tích vườn, theo quy tắc đường chéo (Hình 1). Các mẫu đất ở
dưới cây vải có lấy mẫu quả được lấy theo 2 tầng như trên tại 5 điểm phân
bố đều dưới mép tán cây (Hình 2). Sau đó các mẫu được đem trộn đều, rồi
đưa vào túi bóng đen bịt kín và đem đến ngay phòng thí nghiệm của viện
Thổ nhưỡng - Nông hoá để phân tích [33].


12






Hình 1
Hình 2
* Phương pháp lấy mẫu quả.
Trên vườn vải chúng tôi tiến hành đánh số thứ tự cho cây bằng cách:
dùng bút dạ đen viết số trên bìa cứng màu trắng có kích thước dài 20 cm,
rộng 15 cm, sau đó Ðp Plastic, rồi đục lỗ và dùng dây thép nhá treo số lên
các cây nghiên cứu.
Chúng tôi tiến hành thu mẫu theo phương pháp thu mẫu hỗn hợp [1].
Chọn 50 cây vải thiều ở những điểm khác nhau trong vườn, các điểm phân
bố tương đối đồng đều. Các cây được chọn thí nghiệm là những cây phát
triển bình thường, không sâu bệnh; cùng độ tuổi (15 tuổi), cùng được chiết
từ một số cây mẹ thuộc gióng vải thiều Thanh Hà và điều kiện chăm sóc
khá đồng đều.
- Đối với mẫu phân tích chất lượng quả chúng tôi lấy mỗi cây 1kg
quả ở 3 tầng tán khác nhau. Mẫu được lấy vào buổi sáng, sau đó được bảo
quản lạnh bằng thùng xốp chuyên dụng và chuyển ngay tới phòng thí
nghiệm để phân tích.
- Đối với các chỉ tiêu hình thái (đường kính, chiều cao, ) thì được
phân tích ngay tại vườn.
2.3.2. Phương pháp phân tích hình thái:

13

- Về hình thái cây, chúng tôi tiến hành quan sát hình thái rễ, thân, lá,
thông thường. Kết quả ghi chép lại và chụp ảnh.
- Về hình thái quả, chúng tôi tiến hành quan sát, ghi hình về màu sắc
quả cũng như hình dạng của quả.
- Phân tích các chỉ tiêu hình thái quả bao gồm: cân trọng lượng quả,
đo đường kính quả và chiều cao quả bằng thước kẹp palme, đo độ dày của
cùi quả, cân trọng lượng phần ăn được (cùi) và cân trọng lượng hạt.
* Mỗi chỉ tiêu được tiến hành đo từ 30 - 50 quả trên một cây và tiến
hành đo ngẫu nhiên 10 cây trong vườn: đối với trọng lượng, chúng tôi tiến
hành cân 1kg quả bằng cân đĩa đồng hồ, sau đó tách vỏ, tách cùi và hạt
riêng từng loại, rồi đem cân cùi riêng, cân hạt riêng và dùng thước đo độ
dày cùi chính xác đến từng mm.
* Xác định tỉ lệ vỏ, cùi và hạt bằng công thức:
Khối lượng vỏ
% Vá = X 100%
Khối lượng quả
Khối lượng cùi
% Cùi = X 100%
Khối lượng quả
% Hạt = 100% - (% Vỏ + % Cùi).
2.3.3. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu thổ nhưỡng[33].
* Ni tơ: Xác định ni tơ tổng số theo phương pháp Kjendhal.
Nguyên lý: Phương pháp Kjendhal dựa trên nguyên lý chuyển toàn
bộ N trong hợp chất hữu cơ thành muối amon bằng cách phá công thức
H
2
SO
4
đậm đặc (có K
2

SO
4
tăng nhiệt độ sôi và CuSO
4
và Se xúc tác). Xác
định hàm lượng NH
4
bằng công cụ Kjendhal khi cho muối amontác dụng
với kiềm. Thu NH
3
bằng dung dịch axit boric và chuẩn độ amon borat bằng
dung dịch chuẩn HCl 0,01M hoặc HCl M/70.

14
* Phốt pho.
- Phân tích photpho tổng số.
Nguyên lý: Sử dụng axit pecloric cùng axit nitric hoà tan các hợp chất
photpho trong đất. Xác định hàm lượng photpho trong dung dịch bằng
phương pháp trắc quang " màu xanh molypden".
- Phân tích photpho dễ tiêu (theo phương pháp Oniani).
Nguyên lý: phương pháp Oniani dựa trên nguyên lý hoà tan các dạng hợp
chất photpho trong đất bằng dung dịch H
2
SO
4
0,1N với tỉ lệ đất: dung môi
= 1: 25, lắc trong 3 phót.
Hàm lượng photpho trong dung dịch được xác định bằng phương pháp trắc
quang với màu xanh "molypden"
* Kali

- Phương pháp xác định kali tổng số.
Nguyên lý: Hoà tan mẫu bằng hỗn hợp HF và HClO
4
xác định hàm lượng
kali trong dung dịch bằng quang kế ngọn lửa. HF hoà tan các tinh thể silic
SiF
4
bay hơi và giải phóng K nằm trong cấu trúc:
SiO
2
+ 4HF
4
SiF
4
+ H
2
O
HClO
4
oxihoá các chất hữu cơ và hoà tan các chất vô cơ khác.
- Phương pháp xác định K dễ tiêu.
Chiết rút từ đất với dung dịch amonaxetat 1M (pH = 7,0) bằng
phương pháp lọc hoặc chiết tỉ lệ đất: dung dịch = 1: 10 theo thủ tục xác
định CEC trên phễu hoặc ống chiết. Xác định trực tiếp K trong dung dịch
chiết rút bằng quang kế ngọn lửa tại bước sóng 768nm, dãy tiêu chuẩn pha
bằng dung dịch amon axetat 1M có nồng độ 0 - 60ppm K. Mọt thể tích
dung dịch chuẩn và dung dịch xác định có pha thêm một thể tích dung dịch
chứa CsCl (0,2%) Cs và (Al (NO
3
)

3
(0,36%) Al. Tính K dễ tiêu theo
me/100g đất khô tuyệt đối.
* Xác định chất hữu cơ (% OC) theo Walkley - Black

.

15
Nguyên lý: oxyhoá chất hữu cơ bằng dung dịch K
2
Cr
2
O
7
N/3 trong H
2
SO
4

25N tại nhiệt độ hoà tan H
2
SO
4
đậm đặc vào dung dịch K
2
Cr
2
O
7
1N.

Chuẩn độ lượng dư K
2
Cr
2
O
7
bằng dung dịch muối Fe
2+
.
+ Chất hữu cơ có thể biểu thị bằng % C hữu cơ (% OC).
+ Cách tính: xác định đồ thị tiêu chuẩn và trên cơ sở số đo trên máy xác
định hàm lượng mg C trong mẫu thử từ đó suy ra %OC trong đất.
Công thức tính % OC:
%OC =
ma
Kba
.
4).( 

Trong đó : m: khối lượng mẫu (g).
K: hệ số khô kiệt của mẫu.
a : sè mg muối Fe
2+
chuẩn độ mẫu trắng.
b : sè ml muối Fe
2+
chuẩn độ mẫu.
OC : sè mg hữu cơ có trong mẫu.
* Phân tích cấp hạt (phân tích thành phần cơ giới).
Nguyên lý chung: phân tích thành phần cơ giới đất là quá trình tách và xác

định các cấp hạt của đất theo % khối lượng, tính với khối lượng đất khoáng
(sau xử lý).
Theo hệ thống quốc tế (đây là 1 trong 3 hệ thống phân loại đang được
sử dụng ở Việt Nam) thì thành phần cơ giới đất được phân loại ra làm 4
trường hợp là Cát thô, Cát mịn, Limon, Sét như sau:
(Sử dông cho phần đất mịn, cỡ hạt < 2mm).
TÊN GỌI
CỠ HẠT (mm)
Cát thô
2,0 - 0,2
Cát mịn (thịt)
0,2 - 0,02
Limon
0,02 - 0,002
Sét
< 0,002


16
Chuẩn bị mẫu: đất phân tích thành phần cơ giới được nghiền bằng
chày bọc cao su, rây qua rây 2 mm . Không được giã mạnh làm vỡ các hạt
đá hoặc cát, làm tăng cấp hạt nhỏ. Phần đá, sỏi còn lại trên rây cần xác định
khối lượng và ghi kèm kết quả.
- Nguyên lý xác định cấp hạt cát (cát thô, cát mịn) bằng rây.
Huyền phù sau khi đã khuyếch tán được xác định các cấp hạt cát
bằng cách tách các cỡ hạt cát bằng rây có kích cỡ mắt lưới khác nhau. Phần
cát ở trên rây được rửa sạch và sấy khô tuyệt đối và xác định khối lượng.
Do mắt lưới của các loại rây thườn nhỏ nhất chỉ đến 0,05 mm cho nên theo
hệ thống quốc tế chỉ tính được theo nguyên tắc cộng dồn là: Cát thô: cỡ hạt
từ 2,0 - 0,2 mm. Cát mịn: cỡ hạt từ 0,2 - 0,02 mm.

- Nguyên lý xác định Limon và sét bằng phương pháp pipet (phương pháp
ống hút Robinson).
Theo định luật Stokes tại một thời điểm để lắng, ở một nhiệt độ xác
định các cấp hạt sẽ phân bố ở các độ sâu nhất định. Dùng pipet hút một thể
tích xác định cấp hạt ở độ sâu phân bố và sau đó sấy khô để xác định khối
lượng cặn rắn. Phương pháp pipet còn được gọi là phương pháp ống hút
Robinson (do Robinson cải tiến ống hút là một pipet có các lỗ hút theo
chiều ngang không làm xáo trộn dung dịch) [33].
+ Khối lượng Sét và Limon được tính theo công thức:
% Khối lượng sét =
M
X.100

% Limon =
M
Y.100

Trong đó:
M: khối lượng đất khô tuyệt đối không hữu cơ và cacbonat.
x : khối lượng sét của mẫu.

17
y: khối lượng limon của mẫu.
+ Khối lượng cát thô, cát mịn được tính theo công thức:
% Cát thô =
M
X.100

% Cát mịn = 100% - (% Cát thô + % Limon + % Sét)
Trong đó:

M: khối lượng đÊt khô tuyệt đối sau xử lý (g).
X: khối lượng cát thô (g).
2.3.4. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu sinh lý.
* Định lượng đường khử theo phương pháp Bertrand [3].
Nguyên tắc: dựa vào phản ứng oxy hóa - khử giữa đường khử với ion kim
loại để xác định hàm lượng đường khử có trong nguyên liệu.
Trong môi trường kiềm, đường khử Cu
2+
thành

Cu
+
. Định lượng
Cu
2+
bị đường khử bằng KMnO
4
0,1N.
Công thức tính: g
1
= V
C
.6,36.
Trong đó:
g
1
: sè mg C
V
C
: sè mg KMnO

4
0,1N chuẩn độ.
6,36: sè mg Cu ứng với 1ml KMnO
4
0,1N.
Từ g
1
tra bảng, tính được khối lượng đường khử (mg) trong dung dịch
mẫu phân tích (V
P
), đổi mg thành gam (g
2
).
- Hàm lượng đường khử có trong nguyên liệu được tính theo công thức:
g
2
.V.100
X% =
V
p
. g
Trong đó:

18
V: Sè ml dung dịch mẫu pha loãng
V
P
: Sè ml dung dịch mẫu đem phân tích
g : Sè gam mẫu đem phân tích.
* Định lượng axit tổng s è (theo Ermacov) [1].

Nguyên tắc: Chuẩn độ lượng axit hữu cơ tổng số có trong nguyên liệu bằng
NaOH 0,1N. Từ số ml NaOH cần thiết để chuẩn độ tính ra được lượng axit
hữu cơ trong mẫu.
- Công thức tính axit tổng số:
a.V
1
. 100
X =
V
2
. P
Trong đó:
X:Lượng axit tổng số có trong dịch chiết tính ra mili đương lượng.
V
1
:Tổng thể tích dịch chiết (ml).
V
2 :
Thể tích đem chuẩn độ (ml).
P : Lượng mẫu phân tích (g).
a : Lượng NaOH 0,1N chuẩn độ (ml).
* Định lượng vitamin C theo phương pháp chuẩn độ [3].
Nguyên tắc: dựa vào tính chất khử của axit ascorbic đối với chất màu để
định lượng vitamin C trong nguyên liệu.
- Công thức tính vitamin C:
V
C
.V. 0,00088.100
X =
V

f
. g
Trong đó:
X: Hàm lượng vitamin C có trong nguyên liệu (%).
V
C
: Sè ml dung dịch I
2
0,01N chuẩn độ.

19
V
f
: Sè ml dịch màu đem phân tích.
g : Sè gam nguyên liệu đem phân tích.
0,00088 : Sè gam vitamin C tương đương với 1 ml I 0,01N.
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu.
Số liệu được xử lý trên phần mềm Microsoft Excel theo các phương pháp
thống kê toán học [ 15].
+ Giá trị trung bình :
n
X
X
n
i
i



Trong đó :

i
X
: Giá trị trung bình


n
i
: Tổng mẫu chạy từ 1 đến i
n: Tổng số mẫu
+ Độ lệch chuẩn :
1
)(
2




n
XX
S
n
i
i
n < 30

n
XX
S
n
i

i



2
)(
n ≥ 30
+ Sai sè : m =
n
S







20


Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái tới năng suất và chất
lượng quả
Giới thực vật nói chung và các loài cây ăn quả nói riêng trong quá trình
sinh trưởng, phát triển phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố sinh thái như: nhiệt độ
môi trường, nhiệt độ đất, độ Èm, lượng mưa, số giờ chiếu sáng, hàm lượng các
nguyên tố đa lượng, vi lượng có trong đất, chế độ bón phân, tưới nước
3.1.1. Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng của khu vực nghiên cứu.
Bắc Giang là tỉnh có phần lớn diện tích tự nhiên là đồi núi (3/4)

nhưng nhìn chung địa hình không bị chia cắt nhiều, khu vực phía Bắc tỉnh
là vùng rừng núi. Bắc Giang nằm kẹp giữa 2 dãy núi hình cánh cung và
cùng mở ra như nan quạt, rộng ở hướng Đông Bắc, chụm ở phía Tây Nam,
tại vùng trung tâm tỉnh là cánh cung Đông Triều và cánh cung Bắc Sơn,
phần giữa phía Đông tỉnh có địa hình đồi núi thấp, là thung lũng thấp giữa
2 dãy núi này. Phía Đông và phía Đông Nam tỉnh là cánh cung Đông Triều
với ngọn núi Yên Tử nổi tiếng, cao trung bình 300 - 900m so với mặt biển,
trong đó đỉnh cao nhất là 1068m. Phía Tây Bắc là dãy núi cánh cung Bắc
Sơn ăn lan vào tới huyện Yên Thế, cao trung bình 300 - 500m. Chủ yếu là
những đồi đất tròn trĩnh và thoải dần về phía Đông Nam [38].
Lục Ngạn là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, đây là một vùng có
đồi núi trùng điệp kế tiếp vòng cung Bắc Sơn, thoải dần về phía thung lũng
sông Lục Nam, núi thấp, dốc thoải với độ cao trên 4000 m, thấp dần về phía
sông Lục Nam chỉ còn nhỏ hơn 100m [39]. Nhìn chung vùng đất trồng vải
của Lục Ngạn thuộc địa hình đồi núi (trong đó có xã Phượng Sơn). Các đặc

21
điểm về địa hình, địa mạo của huyện Lục Ngạn rất phù hợp cho sù sinh
trưởng và phát triển của cây vải thiều.
Nguồn nước tưới tiêu ở đây không nhiều, chỉ có con sông Lục Nam
chảy qua địa bàn huyện dài gần 60km từ xã Đèo Gia xuống đến xã Phượng
Sơn. Tuy nhiên do lượng mưa thấp hơn so với các vùng khác trong tỉnh nên
sản xuất nông nghiệp gặp không Ýt khó khăn, đặc biệt là về mùa khô hay
những năm hạn hán. Do đó bà con nông dân phải đào giếng khoan để cung
cấp nước tưới cho cây vải.
Hải Dương là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, trong đó diện tích
đồng bằng chiếm khoảng 84,09% và diện tích đồi rừng chiếm khoảng
15,91%. Địa hình của tỉnh Hải Dương có sự tương phản rõ rệt giữa đồi rừng
của 2 huyện Chí Linh, Kinh Môn với các huyện đồng bằng còn lại. Huyện
Chí Linh có địa hình cao nhất (300 - 616m), độ dốc lớn (30 - 40

0
). Trên dải
địa hình này có những đỉnh núi cao chót vót như: đỉnh Dây Dìu, Đèo Tạo,
Đèo Trê Vùng có địa hình cao trung bình là huyện Kinh Môn và một phần
nhỏ huyện Chí Linh với độ cao từ 100 - 290m, sườn đồi dốc 15 - 30
0
. Vùng
đồng bằng có dạng địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao chênh lệch từ
phía Bắc, Đông Bắc Xuống phía Nam từ 5 - 6m.[35]
Thanh Hà là huyện đồng bằng nằm cách trung tâm thành phố Hải
Dương 15km, đất Thanh Hà được hình thành chủ yếu do phù sa hệ thống
sông Thái Bình và một phần hệ thống sông Hồng bồi lấp. Đất phù sa sông
Hồng thường có màu tươi, kết cấu tơi xốp. Đất phù sa sông Thái Bình có
màu nâu nhạt hoặc hơi xám, địa hình lồi lõm phức tạp [35]. Nét đặc thù nhất
là các xã trung tâm Thanh Xá, Thanh Khê, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Thanh
Xuân là điểm hội tụ của nhiều dòng sông đổ về: Phía Bắc là sông Rạng đổ
về, phía Nam là sông Văn Óc ngược nước triều từ biển lên, phía Tây là sông
Thái Bình đổ về; 3 con sông này cùng đổ về sông Hương. Dòng sông Hương
lại đem nước và phù sa bồi đắp cho cả khu vực này. Chính bởi vậy mà các

22
vườn vải thiều ở các xã trên cứ vài năm lại được bà con đưa phù sa vào. Nhờ
đó mà năng suất cây vải tăng lên mà lại Ýt tốn kém về mặt kinh tế.

3.1.2. Mét số nhân tố nhân tố sinh thái đất
3.1.2.1. Ảnh hưởng của một số nguyên tố khoáng đa lượng tới năng suất
và chất lượng quả.
Các nguyên tố khoáng đa lượng có vai trò rất lớn tới sự sinh trưởng,
phát triển của cây trồng, là thành phần quyết định tới năng suất và phẩm
chất của cây (trong đó có cây vải thiều). Đất trồng luôn chứa hàm lượng các

nguyên tố khoáng đa lượng và vi lượng, nhưng tại các thời điểm khác nhau
thì hàm lượng các nguyên tố khoáng trong đất cũng rất khác nhau. Đối với
cây vải, thời gian sinh trưởng và phát triển của một vụ được tính từ khi cây
bắt đầu ra léc thu (tháng 9) và kết thúc vào thời điểm thu hoạch (tháng 6 của
năm sau). Trong thời gian này bà con nông dân thường xuyên bổ sung hàm
lượng dinh dưỡng khoáng cho cây vải theo đúng tiến trình và đúng kỹ thuật.
Đến tháng 6 khi cây vải sử dụng hết nguồn phân bón do con người cung cấp
thì hàm lượng mùn (O C), ni tơ, phốt pho, ka li có lẽ là hàm lượng dinh
dưỡng khoáng thực của đất mà cây trồng sử dụng. Chính vì vậy mà chúng
tôi lấy mẫu đất ở Thanh Hà và Lục Ngạn vào giữa tháng 6 để phân tích.
Bảng 1: Hàm lượng một số nguyên tố khoáng trong đất.

STT

Mẫu đất
Tổng sè (%)
Dễ tiêu
(mg/100g)
OC
N
P
2
O
5

K
2
O
P
2

O
5

K
2
O
1
Thanh Hà
0,73
0,08
0,042
0,612
6,83
6,55
2
Lục Ngạn
0,63
0,08
0,022
0,680
0,85
7,17

Kết quả phân tích ở bảng cho thấy, hàm lượng phốt pho (lân) trong
đất ở Thanh Hà cao hơn so với ở Lục Ngạn, vì thế rễ vải ở Lục Ngạn phát

23
triển chậm, hàm lượng đường trong quả thấp hơn so với ở Thanh Hà (hàm
lượng đường trong quả vải Lục Ngạn thấp hơn so với vải Thanh Hà 85,5g/l
nước Ðp đối với đường khử và 24,5g/l nước Ðp đối với đường tổng số). Kết

quả này rất phù hợp đối với nghiên cứu của Bùi Huy Đáp “ thiếu phốt pho
thì bộ rễ phát triển chậm” [11]. Cây thiếu P lá mỏng, có màu xanh xỉn, lá
già thậm chí bị bạc màu, lá nhỏ hơn so với bình thường, có thể bị rụng sớm,
và một tỷ lệ lớn quả sẽ bị rụng trước khi chín, do đó năng suất cây giảm. Ở
những nơi đất thiếu lân thì năng suất thường kém [33]. Khi không đủ phốt
pho, gây ra sự phá huỷ các phản ứng quang hoá và các phản ứng tối của
quang hợp, hạ thấp hàm lượng đường, tinh bột và các protein cần thiết cho
quá trình sinh trưởng [29].
Còn ni tơ (đạm) là nguyên tố cần thiết cho sự phân bào và sự phát
triển của các bộ phận dinh dưỡng. Ni tơ làm tăng diện tích lá và khối lượng
nguyên sinh trong cơ thể thực vật, là một trong những nguyên tố quan trọng
quyết định tới năng suất và sản lượng của cây trồng (trong đó có cây vải
thiều), là chỉ tiêu hàng đầu đánh giá độ phì của đất [11] [ 33]. Những cây
thiếu N, sinh trưởng phát triển kém, thể hiện những đốm vàng nhạt trên lá,
triệu chứng của bệnh chết cành [19]. Theo đánh giá của các nhà thổ nhưõng
học ở Việt nam thì hàm lượng ni tơ trong đất trồng vải ở Thanh Hà và ở Lục
Ngạn đều thấp (0,08%) [33]. Theo kinh nghiệm của nông dân và sự hướng
dẫn của kỹ sư, tháng 6 sau khi thu hoạch hết quả trên cây, sang tháng 7 cần
bón thúc lần 1 (urê: 4,5 - 5kg/sào; supe lân: 9 - 10kg/sào; kaliclorua: 4 -
4,5kg/sào) cho cây vải. Nếu thời tiết khô hạn, pha phân loãng để tưới, và
tưới theo hình chiếu tán cây, phạm vi tưới cách trong và ngoài tán cây
50cm. Khi bón thì xới xáo đất và kết hợp tưới nước để cây hấp thu chất
dinh dưỡng một cách tốt nhất. Nếu trời mưa nhiều, độ Èm đất cao thì dùng
phương pháp bón rải, sau đó dùng đất phủ kín lên phân bón. Bón phân thời
điểm này vừa là bổ sung dinh dưỡng cho cây vải sau một thời gian dài nuôi

24
quả, vừa giúp cây có đủ sức ra léc thu. Đối với cây vải thì lộc thu rất quan
trọng, chính những cành lộc thu này sẽ trở thành cành mẹ để ra hoa kết quả
năm sau. Số lượng cành lộc thu nhiều, phát triển tốt, cây vải sẽ cho năng

suất cao, phẩm chất tốt. Cho nên biện pháp kỹ thuật bón phân để kích thích
lộc thu ra nhiều, phát triển tốt là rất quan trọng để quyết định đến năng suất
vải. Điều này rất phù hợp với nghiên cứu của Lê Đức Diên và cộng sự "vào
thời kỳ tăng trưởng đầu, làm cho diện tích lá tăng thật nhanh, vào thời kỳ
sinh trưởng giữa và cuối, làm cho lá không quá rậm, vào thời kỳ sinh trưởng
cuối làm cho khả năng quang hợp của đơn vị diện tích lá không bị giảm. Về
mặt kỹ thuật chủ yếu dựa vào việc bón phân đạm [9].
Kali tham gia trực tiếp vào sự vận chuyển trong mạch libe và phân bố
với hàm lượng rất cao trong libe. Kali là chất dễ di chuyển, nó trung hoà các
axit hữu cơ trong quá trình trao đổi chất. Tỷ lệ kali tăng lên thì tỉ lệ Canxi,
magie giảm xuống. Kali còn ảnh hưởng đến áp lực thẩm thấu, làm giảm sự
phát tán và giữ độ trương nước của tế bào. Kali lại còn tham dự vào quá
trình quang hợp và cấu tạo ra đường bột. Nó thúc đẩy hoạt động lục - hoá
của lá xanh, vận dụng ánh sáng có lợi [11]. Kết quả phân tích cho thấy hàm
lượng kali ở đất Thanh Hà thấp hơn so với Lục Ngạn, điều đó đã giải thích
tại sao lá vải ở Thanh Hà đôi khi có hiện tượng bị quăn. Kết quả nghiên cứu
của Bùi Huy Đáp cũng cho thấy điều đó: “cây thiếu kali thì lá sẽ bị quăn,
màu lá không tươi do không tổng hợp được chất diệp lục và thường bị rông
ngay sau khi cây ra hoa” [11]. Nhưng có lẽ, hàm lượng kali trong đất trồng
vải Thanh Hà thiếu không nhiều và lại được người trồng bổ sung thường
xuyên nên nhìn chung năng suất vải không bị ảnh hưởng nhiều.
Sang tháng 9, nông dân ở Thanh Hà và Lục Ngạn tiếp tục bón phân
thúc lần 2 cho cây vải với liều lượng và kỹ thuật bón như lần 1. Dưới sự
hướng dẫn của các kỹ sư nông nghiệp thì tuyệt đối không được bón phân
thúc lần 2 vào tháng 10, vì bón phân vào thời điểm này cây vải dÔ ra lộc

25
đông (cuối tháng 11, đầu tháng 12). Nếu cây vải ra lộc đông, thì cây sẽ tiêu
hao rất nhiều chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phân hoá mầm hoa. Kết
quả là năm sau cây vải sẽ không ra hoa hoặc ra rất Ýt hoa và như vậy là

năng suất và chất lượng quả sẽ giảm.
Còng do hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất trồng thấp nên khi cây
vải ra hoa ra quả đều phải bón thúc. Vào khoảng đầu tháng 2, bón phân
đạm, lân, kali với liều lượng bằng 1/4 lần bón kích thích ra léc thu. Bón
phân vào giai đoạn này nhằm cung cấp chất dinh dưỡng giúp quá trình ra
hoa thuận lợi, tăng khả năng đậu quả. Khi quả được hình thành, khoảng sau
10 ngày từ khi hoa nở kích thước quả bằng hạt đậu xanh (thường gọi là giai
đoạn quả mây), bắt đầu bón thúc cho quả lần 1. Đây là giai đoạn cây vải
tiêu hao nhiều chất dinh dưỡng, cây vải sẽ phải trải qua 2 lần rụng quả sinh
lý, việc bón phân thúc này nhằm bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây, hạn
chế sự rụng quả sinh lý. Khi quả được 35 - 40 ngày (vào khoảng trung tuần
tháng 4) thì tiến hành bón thúc cho quả lần 2. Cả 2 lần bón thúc quả này đều
kích thích cho quả lớn nhanh, bón phân chuồng là chủ yếu, với liều lượng 2
lần như nhau (urê; 3,5 - 4kg/sào; supe lân: 7 - 8kg/sào; kaliclorua: 4,5 -
5kg/sào; phân chuồng: 40kg/cây). Trong lần bón thúc quả lần 2 thường
dùng nước phân chuồng ngâm tưới để cây sử dụng kịp thời.
Chất hữu cơ (OC) là một chỉ tiêu quan trọng của đất. Đó là nguồn
cung cấp trực tiếp nhiều dinh dưỡng cho cây trồng, là yếu tố làm tăng kết
cấu đất, cải thiện tính chất vật lý, khả năng giữ Èm cho đất. Kết quả phân
tích cho thấy hàm lượng chất hữu cơ ở Thanh Hà và ở Lục Ngạn đều thấp
(< 1%), nhưng chất hữu cơ trong đất Thanh Hà nhiều hơn Lục Ngạn 0,1%.
Và đất ở Thanh Hà lại là đất phù sa nên nên khả năng giữ Èm tốt hơn đất
đồi ở Lục Ngạn. Những điều kiện thuận lợi về thành phần đất ở Thanh Hà
đã giúp cho cây vải ở đây phát triển tốt hơn: số lượng cành nhiều hơn sẽ

×