Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

ĐỀ TÀI: Nghiên cứu động thái một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh theo tiến trình phát triển của quả Na Dai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.39 MB, 77 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Cây na hay còn gọi là mãng cầu ta có tên khoa học là Annona squamosa
L, thuộc họ Na Annonaceae [1,18,28,30] có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu
Mỹ hiện đang được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam,
na được trồng ở nhiều nơi trong cả nước, nơi trồng tập trung nhiều nhất là
tỉnh Tây Ninh và Lạng Sơn [27].
Cây na nguyên sản ở vùng nhiệt đới, có tính thích nghi rộng, dễ
trồng, khụng kộn đất, chịu hạn tốt. Nhưng cây na thích hợp hơn cả là trồng
trên đất chõn núi đá vụi thoỏt nước, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng [27] nên
hiện đang được mở rộng diện tích trồng trên nhiều xã của huyện Hữu
Lũng – Lạng Sơn.
Ở các tỉnh miền Bắc, người ta phân biệt hai loại na: na dai và na bở. Na
bở vỏ quả mầu xanh, thịt bở, khó bóc vỏ hơn so với na dai, quả lại thường
hay bị nứt, ăn ngọt song thịt quả không chắc. Ngon nhất là na dai khi chớn
khụng nứt bở, vỏ vẫn bọc lấy quả, ít hạt, nhiều thịt, thịt chắc, ngọt đậm và
thơm ngon hơn na bở. Hạt nhỏ và dễ tách ra khỏi thịt quả. Xu hướng hiện
nay người làm vườn thích trồng loại na dai vì bán được giá cao hơn, quả sau
khi hái cất giữ được lâu hơn so với na bở [27].
1
Hình 1: Hình thái quả na bở (trái) và na dai (phải)
Na chủ yếu dùng để ăn tươi, làm nước giải khát, làm rượu. Quả na
chín khi ăn có tác dụng hạ khớ, tiờu đờm, ngoài ra còn được dùng để trị
kiết lỵ, ỉa chảy, đái tháo và bệnh tiờu khỏt [32]. Rễ, lá, hạt và quả na xanh
có thể dùng làm thuốc cho người, để chữa nhiều loại bệnh như làm thuốc
trợ tim, tiêu độc các vết thương [27], sốt rét mãn tính, làm thuốc sát trùng,
trị giun, chấy rận [32]… Hạt na chứa 15-45% tinh dầu dùng làm thuốc trừ
sâu và chế mỹ phẩm [27].
Do tính thích nghi rộng, sớm cho quả (cây trồng bằng hạt nếu được
chăm sóc tốt sau 3 năm đã cho quả), năng suất cao lại ít sâu bệnh, trồng
trong vườn nhà cho thu nhập cao. Ở vùng đồi gò Hà Tây 1ha na có giá trị sản


phẩm khoảng 33 triệu đồng/năm. Vùng núi đá vôi ở Đồng Mỏ - Chi Lăng -
Lạng Sơn có nhiều gia đình làm giàu nhờ trồng na. Quả na ở Bà Đen – Tây
Ninh đã được xuất khẩu sang Pháp, Úc, Canada…[27].
Trên cơ sở tổng quan tài liệu và thực tiễn chúng tôi nhận thấy, hiện nay
đề tài nghiên cứu về cây na còn rất hạn chế. Đặc biệt chưa có tài liệu nào chỉ
rõ sự biến đổi sinh lớ, hoỏ sinh của quả na dai qua các thời kì sinh trưởng,
phát triển cũng như thời gian chín sinh lí của quả, mà điều này rất quan trọng
trong thực tiễn bởi: Nếu thu hoạch sớm phẩm chất của quả kém, còn thu
hoạch muộn phẩm chất của quả cũng bị giảm sút và nhanh chóng bị hỏng,
khó bảo quản.
Hữu Lũng – Lạng Sơn là nơi có diện tích trồng na khá lớn và đang ngày
càng được mở rộng; với mong muốn góp phần nâng cao hiểu biết về giá trị
của cây na nói chung, đặc biệt là na của Hữu Lũng – Lạng Sơn quê hương
tác giả, đồng thời bổ sung kiến thức về cây, quả na qua các giai đoạn sinh
trưởng phát triển, tìm ra thời điểm chín sinh lí của quả; chúng tôi quyết định
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu động thái một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh
theo tiến trình phát triển của quả na dai (Annona squamosa) tại Hữu
Lũng, Lạng Sơn”.
2
2. Mục đích của đề tài
- Theo dõi động thái sinh trưởng của giống na dai trồng tại Hữu Lũng từ
lúc hình thành đến khi chín.
- Định tính và định lượng thành phần dinh dưỡng trong thịt quả qua các
pha phát triển từ khi hình thành quả đến khi quả na chín.
- Xác định thời điểm chín sinh lí và phẩm chất dinh dưỡng của quả na
dai chín thực sự (ăn được). Nhằm đề xuất thời điểm thu hái hợp lí đảm bảo
giá trị dinh dưỡng, giá thương phẩm cao sau thu hoạch.
Đề tài của chúng tôi cũng mong muốn người nông dân hiểu rõ thêm về
giá trị của cây, quả na và tiến trình sinh trưởng, phát triển của quả na dai để
có biện pháp chăm sóc cây cho phù hợp nhằm đạt năng suất cao và ổn định,

thu hoạch vào đúng thời gian chín sinh lí của quả để đảm bảo giá trị dinh
dưỡng và đạt hiệu quả kinh tế cao.
PHẦN NỘI DUNG
Chương I
3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm sinh học của cây na
1.1.1. Nguồn gốc phân loại
Cây na hay còn được gọi là mãng cầu ta, phan lệ chi, mác na [21] có
tên khoa học là Annona squamosa L,
Thuộc chi na: Annona
họ na: Annonaceae
bộ na: Annonales
lớp Ngọc lan: Magnoliophyta [1,18,22,32,36]
Cỏc cây ăn trái họ mãng cầu (na) Annonaceae đều có nguồn gốc từ xứ
núng chõu Mĩ [25]. Cây na phát sinh rất sớm và được con người thuần hoá
trước tiên ở các vùng nhiệt đới châu Mĩ. Từ thế kỉ XVI, cỏc cõy họ na đã
được nhập vào nhiều nước nhiệt đới và do tính thích nghi rộng nó được trồng
phổ biến ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Tuy nhiên do trái phức hợp,
thường to, nhiều nước, khó vận chuyển nên hiện nay na vẫn thuộc loại trái
cây chưa khai thác hết tiềm năng [10].
Ở nước ta, cây na là cây được trồng phổ biến ở nhiều nơi trong cả nước.
Do dễ trồng, sớm cho quả, năng suất cao, ít sâu bệnh, cho thu nhập cao [27]
nên diện tích trồng na đang được mở rộng, đặc biệt có hai nơi trồng na tập
chung có giá trị hàng hoá lớn là na Chi Lăng – Lạng Sơn và mãng cầu (na)
Bà Đen – Tây Ninh.
Hiện nay, diện tích trồng na ở Chi Lăng đã ngày càng được mở rộng ở
nhiều xã thuộc huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn giáp huyện Chi Lăng.
1.1.2. Đặc tính sinh thái của cây na
1.1.2.1. Khí hậu

4
Na có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nên thích hợp với khí hậu ấm áp và
khô. Tuy vậy, na vẫn sinh trưởng được trong điều kiện nóng ẩm. Cây na dai
tương đối chịu rét nhưng khả năng chịu rột kộm vải và nhón. Cõy trưởng
thành có thể chịu được nhiệt độ O
0
C trong thời gian ngắn. Người ta thấy ở
4
0
C cõy đó có thể bị thiệt hại do nhịờt độ thấp, vì vậy ít thấy na mọc ở các
điểm vùng cao của các tỉnh phía Bắc, nơi hàng năm có sương muối. Về mùa
đông, ở các tỉnh phía Bắc cây na ngừng sinh trưởng, rụng hết lá, mùa xuân
ấm áp lại ra đợt lá mới, nhờ đó mà na không những được trồng ở miền Bắc
mà còn được trồng ở Nam Trung Quốc, Đài Loan, Bắc Ấn Độ [10].
Nhưng nếu ở cỏc vựng mà nhiệt độ mùa hè quá cao trên 40
0
C, lại bị hạn
hoặc khụ núng cũng không thích hợp cho việc thụ phấn, thụ tinh của na và
sự phát triển của quả, dễ gây hiện tượng rụng quả sau khi thụ tinh hoặc nếu
quả có phát triển được cũng kém về năng suất và phẩm chất [27].
Na sinh trưởng phát triển thích hợp ở nhiệt độ trung bình hàng năm 20-
25
0
C, số giờ chiếu sáng trung bình 2500 giờ/năm [5].
1.1.2.2. Đất đai
Na khụng kộn đất, chịu hạn tốt, ưa đất thoáng, không thích đất úng
[10,24,27]. Đất cát sỏi, đất thịt nặng, đất có vỏ sò hến, đất đá vôi đều trồng
được na [27]. Tuy chịu được đất cát xấu nhưng chỉ phát huy được ưu điểm
nếu đất nhiều màu và nếu cây na không được bón phân thỡ chúng già cỗi,
nhiều hạt, ít thịt [10].

Đất phù sa, đất có tầng dày, đất rừng mới khai phá, đất đồi ven sông
suối, đất chân núi đá vụi thoỏt nước nhiều mùn, giàu dinh dưỡng là thích hợp
hơn cả.
Độ pH thích hợp là 5,5-7,4 [27].
1.1.3. Đặc điểm sinh học của cây na
*Rễ na
5
Cây na có bộ rễ phát triển, ăn sâu tuỳ thuộc vào loại đất và mực nước
ngầm. Bộ rễ gồm một rễ cọc to, dài và nhiều rễ ngang nhỏ hơn.
*Thân cành na
Cây cao 2-8 mét, vỏ có nhiều lỗ bì nhỏ, tròn, trắng [27;28; 29].
Cành na nhỏ, mềm kiểu cành la, thường mọc trên cành mẹ (cành của
năm trước). Trờn tỏn cõy, phần từ giữa trở xuống cành cho quả tốt hơn [24].
* Lá na
Lỏ hình mũi mác, tù hay nhọn, hơi mốc ở phần dưới, thường dài khoảng
10cm, rộng 4cm, có 6-7 đụi gõn phụ [5]. Lỏ nguyên mềm, dài, nhẵn, mọc so le
[26]. Lá mỏng hình thuôn dài hoặc hình trứng, mặt lá mầu xanh lục, lá non có
lông thưa đến khi già thì không còn nữa, vũ lỏ có mùi thơm. Cuống lá ngắn, có
lông nhỏ, chiều dài cuống khoảng 1,5-1,8cm. Na thuộc nhóm cây ăn quả rụng
lá vào mùa đông. Lá rụng xong trơ cuống lúc đó mới mọc mầm mới.
* Hoa na
Hoa mọc đơn hoặc mọc thành chùm 2-4 hoa trên nách lá hoặc đỉnh cành
năm trước hoặc mọc trên đoạn dưới của cỏc lỏ già. Hoa nhỏ, mầu xanh lục,
mọc đối với lá, có cuống dài 2-3cm. Chiều dài hoa khoảng 2-4cm, hoa bé
1,4-2cm. Hoa thường rũ xuống có ba lá đài mầu lục, cánh hoa xếp hai vòng,
6
Hình 2: Cây na 8 tháng
tuổi
mỗi vòng ba cánh, ba cánh hoa ngoài hẹp và dầy, các cánh hoa ở trong rất
hẹp hoặc thiếu hẳn.

Nhiều nhị và nhiều lỏ noón, nhị và nhụy của hoa na mọc trên cùng một
hoa. Nhị bé nhưng nhiều tạo thành một lớp bọc ở vòng ngoài của nhụy.
Nhụy cũng rất nhiều, xếp thành hình tròn, nhọn.
Cây na thụ phấn chéo do nhụy thường chín sớm hơn so với nhị của cùng
một hoa nên thời gian tiếp nhận phấn ngắn nếu không có côn trùng hoặc thụ
phấn bổ sung thì đậu quả kém [27,28; 29].
Cây na thường ra hoa vào tháng 4-5 dương lịch, những lứa hoa đầu
thường rụng nhiều, sau đó khi bộ lá đã khoẻ, quang hợp đủ thì đậu quả.
Những lứa hoa cuối vào tháng 7-8 cũng rụng nhiều, quả tạo thành nhỏ, vì
vậy na thuộc loại trái cây cú mựa [10].
* Quả na
Quả mọng, kép, mầu xanh mốc, gần như hình cầu, đường kính từ 7-
10cm, có từng múi, mỗi múi ứng với một lỏ noón, thịt quả trắng, hạt đen, vỏ
hạt cứng. Thời gian sinh trưởng và phát triển của quả từ khi hoa nở đến khi
quả chín khoảng 90-100 ngày [24].
Mùa na chín từ tháng 6-9 dương lịch. Miền Nam thu hoạch sớm hơn
miền Bắc. Quả được thu hoạch làm nhiều đợt, khi quả đã mở mắt, vỏ quả
chuyển sang mầu vàng xanh, kẽ mắt na có mầu trắng [24].
Dấu hiệu na chín là mầu trắng xuất hiện ở các kẽ ranh giới giữa hai mắt,
các kẽ này dày lên, đỉnh múi thấp xuống. Đối với giống na bở, kẽ có thể nứt
toác. Vỏ quả khi vận chuyển nếu bị sát vào nhau dễ thâm lại và nát quả, mã
xấu đi [10].
1.1.4. Một số đặc tính sinh lý, sinh thái đặc trưng của cây na dai
7
Ngoài các đặc điểm trên, về mặt sinh lý, sinh thái, na dai cùng với nê
được coi là loại cây rễ tính nhất trong họ na, trồng được ở cỏc vựng khí hậu
nhiệt đới và cả á nhiệt đới như Đài Loan. Ở đồng bằng sông Hồng hay sông
Cửu Long, đất tốt, đủ ẩm hay ở ven biển Nam Trung Bộ với khí hậu nóng,
hạn, trên đất cát gần như bỏ hoang đều có thể trồng được na dai và có sản
lượng, duy ở đồng bằng thâm canh thì quả to, sản lượng và chất lượng tốt

hơn [9].
Còn một ưu điểm nữa là trong các loài na, na dai là loài ra quả nhanh
nhất, đầu tư cho một vườn na chóng thu vốn và đầu tư không nhiều.
Bệnh cây nguy hại hầu như không cú, sõu nguy hiểm nhất chỉ có rệp
sáp, rệp mềm và các loài này dễ trị bằng thuốc.
Về đất đai, na dai cũng rất dễ tính. Dọc đường quốc lộ ở Phan Giang và
Phan Thiết nhiều người đã gặp những vườn na trên đất cát gần như trắng và
trong vườn nhà trên đất xấu nhất, miễn là thoát nước, đặt cây na vào cũng có
thể cho quả [9].
Về độ pH đất, nơi nào có thể trồng trọt được, không kể cõy gỡ là có thể
trồng được na dai (giới hạn pH rất rộng).
Cũng vì na dai dễ tính nên ở Việt Nam người ta trồng na dai rất quảng
canh: không chọn giống, có khi không dùng vườn ương mà trồng bằng hạt
gieo thẳng vào chỗ cố định. Ở các nơi đất xấu không trồng được cõy gỡ,
thường là đất cát, không tưới nước, bỏ phân rất ít mà vườn na vẫn cho quả.
Tuy nhiên, quả nhỏ, khi ăn chỉ thấy hạt. So sánh quả na dai của ta bán ở chợ,
hai bên đường với những quả na bán ở chợ các nước Đông Nam Á thấy ngay
trình độ thâm canh na của ta còn thấp. Đó cũng là một thiệt thòi lớn cho nghề
trồng na vì người tiêu thụ không mua, trong khi nhu cầu tiêu thụ quả tươi của
ta đang tăng lên [9].
8
1.2. Giá trị của cây na
1.2.1. Giá trị dinh dưỡng
Quả na là một trong những loại quả có giá trị dinh dưỡng cao. Theo
GS.TS Trần Thế Tục (2008), trong 100g phần ăn được của quả na cho
66cal, 1,6g protein, 14,5g gluxit, 0,12% axit, 30mg vitamin C, 0,54% chất
béo và 1,22% xenlulozơ. Na chủ yếu dùng để ăn tươi, làm nước giải khát,
làm rượu [26;27].
Theo GS.TS Vũ Công Hậu, trong quả na dai chứa nhiều đường, canxi,
photpho và rất giàu vitamin, trừ vitamin A. Hàm lượng dinh dưỡng chứa

trong 100g phần ăn được của quả na so với na xiêm, xoài, chuối sứ [10, 31]:
Giá trị dinh dưỡng Na dai Na xiêm Xoài Chuối sứ
Năng lượng (cal) 78 59 62 100
Độ ẩm (%) 77,5 83,2 82,2 71,6
Đạm (g) 1,4 1 0,6 1,2
Chất béo (g) 0,2 0,2 0,3 0,3
Cacbonhidrat (g) 20 15,1 15,9 26,1
Xenlulozơ (g) 1,6 0,6 0,5 0,8
Tro (g) 0,9 0,5 0,6 0,8
Canxi (mg) 30 14 10 12
Photpho (mg) 36 21 15 32
Sắt (mg) 0,6 0,5 0,3 0,8
Natri (mg) 5 8 3 4
Kali (mg) 299 293 214 401
Vitamin A (μg) 5 _ 1880 225
Vitamin B
1
(mg) 0,11 0,08 0,06 0,03
Vitamin B
2
(mg) 0,1 0,1 0,05 0,04
Vitamin PP (mg) 0,8 1,3 0,6 0,6
Vitamin C (mg) 36 24 36 14
Triptophan (mg) 9 11 14
Metionin (mg) 7 7 7
Lizin (mg) 60 60 44
9
Theo FAO (1976), giá trị dinh dưỡng của quả na dai trong 100g phần ăn
được so với một số loại quả khác [9]:
Thành phần Cam Dứa Nhãn Ổi Đu đủ Na dai

Nước (%) 88,6 87 81 80,6 87,1 77,5
Năng lượng (cal) 41 47 71 69 45 78
Gluxit (g)
(cả xenlulozơ)
9,9 11,6 15,6 17,3 11,8 20,0
Protein (g) 0,7 0,7 1,0 1,0 0,5 1,4
Lipit (g) 0,2 0,3 1,4 0,4 0,4 0,2
Tro (g) 0,3 0,4 1,0 0,7 0,5 0,9
Canxi (mg) 26 17 23 15 24 30
Photpho (mg) 14 12 36 24 22 36
Sắt (mg) 0,2 0,5 0,4 0,7 0,7 0,6
Vitamin A (μg) 465 35 _ 75 710 5
Vitamin B
1
(mg) 0,09 0,06 0,3 0,05 0,03 0,11
Vitamin C (mg) 42 22 56 132 71 36
Như vậy, về mặt dinh dưỡng và cả hương vị, na dai xứng đáng được xếp
vào loại trái cây nhiệt đới có giá trị.
1.2.2. Giá trị dược liệu
Ở nhiều nước khác nhau, người ta sử dụng các bộ phận của cây na để
làm thuốc chữa nhiều chứng bệnh. Người ta dùng rễ na và vỏ na trị ỉa chảy
và trục giun. Ở Vân Nam – Trung Quốc, lá na dùng để trị trẻ em bị lòi dom,
quả dùng trị u ác tính. Ở Thái Lan, lá tươi và rễ dùng để trị chấy, mụn nhọt,
nấm tóc, lang ben. Ở Ấn Độ, rễ được dùng để gây xổ, hạt kích thích và gây
sẩy thai. Tại Ấn Độ, nước sắc cành non, nước sắc lỏ cũn được dùng để chữa
tổn thương bàng quang, ho, tiêu chảy, chứng khó tiêu, thậm chí có tác dụng
hỗ trợ phụ nữ sau khi sinh con. Tại Guiana, nước ép từ trái na dùng để chữa
say rượu, còn ở Ecuado dùng để giảm đau, trị chứng co thắt. Tại Hà Lan, lá
na được cho vào bao gối hoặc khăn trải dường để hi vọng có một giấc ngủ
10

ngon. Nhai lá na đắp lên vết thương hở hoặc vết mổ làm mất sẹo lồi. Lá na
giã thành bột nhão, làm thuốc đắp, chữa vết chàm bội nhiễm, thấp khớp.
Nhựa lá na non có tác dụng kích thích nhanh lên da non. Bột thịt quả na non
có tác dụng làm se mặt vết thương. Nước ép của quả na chín được xem như
một phương thuốc lợi tiểu, giúp chữa bệnh huyết liệu [31].
Rễ, lá, hạt, quả na xanh có thể dùng làm thuốc trợ tim, tiêu độc các vết
thương cho người [27]. Quả na xanh còn làm săn da, tiêu sưng. Quả chín vị
ngọt, hơi chua, tính ấm, có tác dụng hạ khớ ỏch, tiờu đờm, bồi bổ khí huyết,
kiện tỳ, nhuận táo [8,21].
Hạt na chứa 38,5- 42% dầu, các axit myristic, palmitic, stearic,
arachidic, hexadecanoic, oleic, ancanoit annonain có tính diệt trùng, trừ chấy
rận. Lá, vỏ thân và rễ chứa axit hydrocyanic độc [8].
Một số bài thuốc ở Việt Nam sử dụng na:
+ Lỵ ra nhầy mãi: 10 quả na ương, ăn thịt quả và lấy vỏ, hạt sắc uống.
+ Mọc mụn ở vú: Quả na điếc mài giấm bôi nhiều lần.
+ Mụn nhọt, sưng tấy: Lá na và lá bồ công anh lấy cùng lượng giã, đắp.
+ Sốt rét mãn tính: Lá 20-30g giã, chiết nước ép, phơi sương, thêm
rượu, hâm nóng, uống liền 5-7 ngày, chặn cơn sốt.
+ Giun đũa ngoi lên, ợ nước trong: Rễ na 3-6g sao vàng, sắc uống cho
ra giun.
+ Chấy, rận: Giã hạt na, sắc nước, gội đầu hay ngâm quần áo. Tránh
vương vào mắt vì độc. Có thể giã hạt ngâm rượu dùng dần [8].
1.2.3. Giá trị kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái
Tất cả các bộ phận rễ, thõn, lá, quả, hạt của na đều có giá trị sử dụng.
Rễ, lá, quả xanh, hạt dùng làm thuốc. Thõn cú hàm lượng xellulozơ từ 65-
11
76%, là nguồn nguyờn liệu tiềm năng cho ngành công nghiệp giấy. Quả na
được dõn vựng đảo Virgin dùng làm mồi đánh bắt cá [10].
Cây na sớm cho quả, năng suất cao, ít sâu bệnh, cho thu nhập cao. Vùng
núi đá vôi ở Đồng Mỏ, Chi Lăng, Lạng Sơn nhiều gia đình làm giàu nhờ

trồng na. Riờng xó Chi Lăng có 800 hộ trồng na với tổng diện tích khoảng
350 ha, tổng sản lượng khoảng 1400 tấn và thu nhập 6-8 tỉ đồng/năm. Năm
2005, tỉnh Tây Ninh có 3036ha na với sản lượng 23136 tấn. Diện tích na tập
trung ở chõn nỳi Bà Đen, thị xã Tây Ninh, ở đây 1ha na cho thu hoạch 7-8tấn
quả/năm, thậm chí 12tấn quả/năm nhờ làm thêm quả trái vụ. Với 7-8tấn
quả/năm/ha bỏn xụ 10000-12000đồng/kg thì 1ha cho thu nhập khoảng 70-
100 triệu đồng/năm, trừ chi phí đầu tư trung bình 1ha na là 20 triệu đồng, lợi
nhuận thu được 50-80 triệu đồng/ha. Na Bà Đen được trở đi tiêu thụ ở Thành
phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam bộ, miền
Trung, miền Bắc. Những năm gần đây, một số công ty kinh doanh ở Thành
phố Hồ Chí Minh đã đem na Bà Đen xuất khẩu sang Pháp, Úc, Canada
Tuy nhiên, na vẫn chưa được xuất khẩu nhiều chủ yếu vỡ khụng chịu vận
chuyển, khó bảo quản [10;27].
Na dai hoàn toàn có thể xuất khẩu nếu được cải tiến giống, giảm tỉ lệ hạt,
vỏ, tổ chức đóng gói, chuyên chở tốt, hoặc chế biến thành đồ hộp, thức uống.
Một ưu điểm lớn của cây na dai là tính thích ứng rộng. Ví dụ, trên đất
cát ven biển miền Nam Trung bộ đất xấu đến độ cỏ mọc cũng khó nhưng
người ta vẫn trồng được na dai do nó chịu được mùa khô khắc nghiệt, không
cần tưới [10].
Một quả chín nặng khoảng 150-250g có 60-70% thịt vừa một người ăn
nên rễ bán. Nghề trồng na dai dễ phát triển vì những lý do sau:
Hương vị quả na được nhiều người ưa thích, độ ngọt cao, hơi có vị chua
nờn khụng lạt, lại có hương thơm của hoa hồng. Giàu sinh tố, giàu chất khoáng.
12
Thích ứng với nhiều vùng đất khác nhau, dễ trồng, dễ chăm sóc, nhanh cho quả.
Cây na được chăm sóc tốt chỉ sau 2-3 năm trồng đã cho quả [10].
Có thể sử dụng cây na làm cây phủ xanh đất chống, đồi núi trọc, đặc
biệt là ở vùng núi đá vôi đang nghèo kiệt, hạn chế xói mòn rửa trôi đất, đá
bảo vệ môi trường sinh thái và cho thu nhập cao.
1.3. Tình hình trồng và nghiên cứu na trên thế giới và ở Việt Nam

1.3.1. Trên thế giới
Cây na dai có nguồn gốc ở vựng Caribờ và Nam Mĩ, nó rất được ưa
thích và được trồng nhiều nhất ở đây (chưa kể những cây mọc nửa dại) như ở
các nước Mehico, Braxin, Cuba [9].
Từ miền nhiệt đới châu Mỹ, cây na được du nhập sang miền nhiệt đới
châu Á từ rất sớm. Hiện nay cây na được trồng ở khắp các vùng nhiệt đới của
cả Bắc và Nam bán cầu, thậm chí ở cả vựng ỏ nhiệt đới Florida của nước Mỹ.
Chi na (Annona) có khoảng 50 loài khác nhau [24] trong đó có hàng
chục loài cú trỏi ăn được nhưng chỉ có hai loài được trồng phổ biến nhất đó
là mãng cầu dai (na dai - Annona squamosa) và mãng cầu xiêm (na xiêm -
Annona muricata) [10].
Trong các loài na (Annona) thích hợp với khí hậu nhiệt đới đứng đầu
bảng là na dai, do hương vị thích hợp với nhiều người, nhiều dân tộc và cũng
do nú khỏ dễ tính, trồng được cả ở vựng núng và vựng cú mùa đông lạnh nên
được trồng nhiều nhất trong các loài na trên phạm vi toàn thế giới. Ngoại trừ
na (Annona cherimola) là cõy ỏ nhiệt đới, na dai cũng được đánh giá cao
nhất về mặt chất lượng. Những nước đánh giá na dai rất cao là ấn Độ, Cuba,
Braxin [10].
Riêng ở Thái Lan, 1986-1987, trồng trên 51500 ha với sản lượng
188900 tấn, một con số không nhỏ với một loại quả được coi là thứ yếu. [9]
13
Ở Ấn Độ, na dai được nhập nội từ lâu và được trồng rộng đến mức độ nó
trở thành cây dại và có nhiều tác giả đã cho rằng Ấn Độ là đất tổ của na dai.
Theo Venkataratnam (1963), diện tích trồng na ở Ấn Độ đã đạt 44613 ha [8].
Ngay ở Nam Trung Quốc, Đài Loan na dai cũng được đánh giá cao và
được trồng rộng rãi với tên gọi là phan lệ chi [8,10].
Mặc dù na được trồng phổ biến ở các nước vùng nhiệt đới, song những
nghiên cứu về na lại rất ít. Chủ yếu tập trung vào việc tuyển lựa giống quả
to, ít hạt, độ đường cao, kỹ thuật nhân giống, bón phân, cắt tỉa nhưng còn rất
hạn chế. Nhiều nghiên cứu đã cung cấp thông tin về giá trị dinh dưỡng của

quả na dai ở thời kỳ ăn được nhưng chưa thực sự quan tâm đến biến đổi sinh
lý, hoá sinh theo tiến trình phát triển của quả na.
1.3.2. Ở Việt Nam
Vùng phân bố cây na ở nước ta khá rộng, trừ những nơi có mùa đông lạnh
và sương muối không trồng được na, còn hầu hết các tỉnh đều có na. Phần lớn
cây na được trồng lẻ tẻ trong các vườn gia đình với mục đích thu quả để ăn
tươi, cải thiện khẩu phần ăn, còn một ít đem ra chợ địa phương bỏn, khụng trở
thành hàng hoá lớn [27].
Cỏc vùng trồng na tập trung ở miền Bắc: xó Thỏi Đào, Lạng Giang, Bắc
Giang; xã Mai Sơn, Trường Sơn, Lục Sơn, Vô Tranh huyện Lục Nam, Bắc
Giang thị trấn Đồng Mỏ, Chi Lăng, Lạng Sơn [26], cỏc xó Hoà Lạc, Cai
Kinh, Đồng Tân huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn. Miền Nam: huyện Tân Thành,
Châu Đức thành phố Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; tỉnh Tây Ninh, ngoài
ra còn ở Ninh Thuận và Đồng Nai.
Những nghiên cứu về na ở trong nước cũng rất hạn chế. Cho đến nay
chưa có một công trình nào nghiên cứu thật đầy đủ về các giống na. Qua
điều tra, GS.TS Trần Thế Tục nhận thấy, ở cỏc vựng trồng có những giống
na có màu vỏ khác nhau: loại vỏ màu xanh nhạt, loại vỏ màu nâu, loại mầu
vàng nhạt; được xếp theo hai nhúm: nhúm na dai và nhóm na bở. Xu hướng
14
người dân thích trồng na dai vì bán được giá cao và quả cất giữ được lâu hơn
sau thu hoạch [27].
1.3.3. Tình hình trồng na ở tỉnh Lạng Sơn và huyện Hữu Lũng
Theo GS.TS Trần Thế Tục (2008), Vùng trồng na tập trung ở huyện Chi
Lăng, Lạng Sơn ước khoảng trên 1300 ha. Bắt nguồn từ người dõn Minh
Khai, huyện Hoài Đức, Hà Tây đi kinh tế mới đem đến trồng từ những năm
1960 đến khoảng năm 1980, cây na được trồng lên núi đá và phát triển mạnh
từ năm 1990 cho đến nay[27].
Năm 2003-2005, Đào Thanh Vân và các cộng sự Khoa Trồng trọt- Đại
học Nông Lâm Thỏi Nguyờn đó tiến hành điều tra đánh giá hiện trạng, tuyển

chọn cây ưu tú và xây dựng quy trình thâm canh na ở Chi Lăng- Lạng Sơn.
Kết quả bước đầu cho thấy: Na là nguồn thu quan trọng của người dân huyện
Chi Lăng, song chủ yếu lại được trồng theo lối quảng canh, thiếu đầu tư
chăm sóc nên năng suất thấp, sâu bệnh phát triển, có dấu hiệu suy thoái về
chất lượng. Áp dụng một số biện pháp kỹ thuật như: bón phân, tỉa cành, sử
dụng chất điều hoà sinh trưởng năng suất và chất lượng được cải thiện một
cách rõ rệt. Kết quả của đề tài đã xác định được 8 cây ưu tú, 42 cây xuất sắc,
tuy nhiên do không có sự phối hợp với các cơ quan chỉ đạo kỹ thuật địa
phương nờn cõy tuyển chọn đã không được bảo tồn lưu giữ.
Tỉnh Lạng Sơn có chế độ khí hậu, đất đai tương đối thuận lợi cho sự
phát triển của cây na.
Diện tích, sản lượng và năng suất trồng na của tỉnh Lạng Sơn không
ngừng được tăng lên qua các năm đặc biệt là ở hai huyện Chi Lăng và Hữu
Lũng nơi có diện tích trồng na chiếm gần 90,21% tổng diện tích trồng na của
cả tỉnh năm 2007.
15
Tình hình khí hậu tỉnh Lạng Sơn qua một số năm gần đây:
Năm Nhiệt độ trung
bình (
o
C)
Số giờ nắng
trung bình (h)
Lượng mưa
trung bình (mm)
Độ ẩm trung
bình (%)
2003 21,9 1758 1062 81
2004 21,0 1492 1312 84
2005 21,2 1356 1421 86

2006 21,2 1593 1052 82
2007 21,5 1613 1263 83
(Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn, Niên giám thống kê 2007 [7])
Diện tích, sản lượng và năng suất trồng na của tỉnh Lạng Sơn
và hai huyện Chi Lăng, Hữu Lũng trong một số năm gần đây:
Năm
Vùng trồng
2000 2004 2005 2006 2007
Tỉnh
Lạng
Sơn
Diện tích (ha) 1467,6 1758,8 1970,4 2123,7 2395,5
Sản lượng (tấn) 4236,8 5355,1 8910,3 9693,5 10114,4
Năng suất (tấn/ha) 2,89 3,04 4,52 4,56 4,22
Huyện
Chi
Lăng
Diện tích (ha) 789,54 836,3 936,9 1025,4 1176
Sản lượng (tấn) 2927,4 3216,0 5351,1 6650 5345,2
Năng suất (tấn/ha) 3,71 3,84 5,71 6,49 4,55
Huyện
Hữu
Lũng
Diện tích (ha) 593,2 779,7 873,5 885,2 984,9
Sản lượng (tấn) 1219 1989,6 3310,5 2735,3 4123,3
Năng suất (tấn/ha) 2,05 2,55 3,79 3,09 4,19
(Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn, Niên giám thống kê 2007 [7])
16
Hình 3: Vườn na thí nghiệm với các cây na 4 năm tuổi
Cũng theo số liệu thống kê của cục thống kê tỉnh Lạng Sơn, năm 2007,

cây na ở Lạng Sơn có tổng diện tích trồng đạt 12,61% và sản lượng đạt
26,67% trong tổng số diện tích và sản lượng cây ăn quả chủ yếu của toàn
tỉnh, chỉ đứng sau cây vải. Nhưng nhìn chung, năng suất, sản lượng na của
tỉnh Lạng Sơn còn thấp so với cỏc vựng trồng na chuyên canh của Tây Ninh
và chưa ổn định. Mặc dù vậy, Ở Lạng Sơn, cõy na cũng đã thực sự trở thành
cõy xoỏ đúi giảm nghèo cho nhiều hộ nụng dõn, đem lại hiệu quả kinh tế cao
so với các cây vải, hồng, mận, quýt đang được trồng phổ biến trong tỉnh.
17
Chương II
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu:
Giống na dai (Anona squamosa L) trồng tại Hữu Lũng – Lạng Sơn.
Đây là giống na đặc sản của Lạng Sơn, là giống ngon nổi tiếng ở miền
Bắc Việt Nam.
Cây na có một số đặc điểm chính sau:
Là loại cây gỗ nhỏ cao 2-5 m, thõn trũn vỏ nhẵn, phân nhiều cành. Cành
na nhỏ, mềm.
Lá đơn, bầu dục, thuôn dài, đuôi nhọn, mặt trên xanh tươi, mặt dưới
hơi mốc.
Hoa mọc đơn hoặc mọc thành chựm trờn một nách lá hoặc ở đỉnh cành.
Quả thuộc loại quả kép, do kết hợp nhiều quả nhỏ lại với nhau mà
thành. Quả to hình tim, vỏ xù xì, thịt quả mềm màu trắng sữa. Khi quả chín
ăn rất ngọt, có mùi thơm đặc biệt, bên trong có nhiều hạt cứng màu đen hoặc
nâu đen.
Ra hoa kết quả tập trung vào một vụ, hoa nở vào cuối tháng 4 (dương
lịch), những đợt hoa đầu thường rụng. Những đợt hoa cuối vào tháng 7 – 8
cũng rụng nhiều. Quả chín vào tháng 7, 8, 9 (dương lịch).
Để tìm hiểu sự biến đổi sinh lý, hoá sinh của quả na dai Hữu Lũng-
Lạng Sơn theo tiến trình sinh trưởng phát triển, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu ở các thời điểm sau:

Quan sát thời điểm nở hoa.
Xác định một số chỉ tiêu sinh lý của quả vào các thời điểm :
+ 2 ngày tuổi
+ 1 tuần tuổi
18
Xác định một số chỉ tiêu sinh lý, hoá sinh của quả vào các thời điểm:
+ 3 tuần tuổi
+ 5 tuần tuổi
+ 7 tuần tuổi
+ 9 tuần tuổi
+ 11 tuần tuổi
+ 13 tuần tuổi
+ 14 tuần tuổi
+ 15 tuần tuổi
+ 16 tuần tuổi
để nhận thấy rõ sự biến đổi và động thái sinh trưởng, phát triển của quả.
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2.1. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 3 đến tháng 11 năm 2009
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
+ Địa điểm thu mẫu
Vườn na nhà ông Nguyễn Anh Đức - xã Đồng Tân, huyện Hữu Lũng,
tỉnh Lạng Sơn với 100 cây.
+ Địa điểm phân tích
Hầu hết các chỉ tiêu được phân tích tại phòng thí nghiệm tổ Sinh lý sinh
lý thực vật và ứng dụng, tổ Vi sinh và công nghệ sinh học, khoa Sinh học,
trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Một số chỉ tiêu như hàm lượng axit amin, hàm lượng các nguyên tố
khoáng, protein được đặt phân tích tại Viện Công nghệ sinh học, Viện hoá
học thuộc Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam.

19
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp quan sát thời điểm nở hoa và thụ phấn
Dựa trên kinh nghiệm của người làm vườn, chúng tôi theo dõi thời điểm
ra hoa, ngày nở hoa, đánh dấu trên một loạt các hoa mới nở, theo dõi quá
trình thụ phấn, đậu quả để tính thời gian (tuổi quả). Quan sát hình thái của
hoa bằng kính lúp và mắt thường. Với mỗi thời điểm phát triển của hoa đều
chụp hình.
2.3.2.Phương pháp nghiên cứu quả
2.3.2.1. Phương pháp thu mẫu
Mẫu được thu theo phương pháp lấy mẫu hỗn hợp [20]. Trên toàn diện
tích vườn, chúng tôi thu mẫu tại nhiều điểm, trên nhiều cây, cỏc cõy này đều
khoẻ mạnh, không sâu bệnh, phân bố đều, cùng độ tuổi và điều kiện chăm
sóc. Sau khi thu mẫu, mẫu được trộn đều.
Khi quả được 2 ngày tuổi chúng tôi tiến hành đánh dấu trên hàng loạt
cỏc cõy thí nghiệm và ghi chép lại ngày tháng. Mỗi thời điểm nghiên cứu
chúng tôi thu mẫu ở nhiều cây mỗi cây lấy từ 1-3 quả.
Mẫu quả thu về được trộn đều rồi cho vào túi nilon đen đã ghi nhãn:
tuổi, ngày lấy mẫu.
Các mẫu được thu vào buổi sáng sau được bảo quản lạnh và chuyển về
phòng thí nghiệm. Một phần mẫu được bảo quản ở -80
0
C, -40
o
C phần khác
được sấy khô để giữ phẩm chất ban đầu của quả.
Các chỉ tiêu sắc tố, axit hữu cơ, vitamin C, enzim được ưu tiên phân tích
trước. Các chỉ tiêu số lượng (kích thước, khối lượng, thể tích) được cân đo
lặp lại từ 30-50 lần. Các chỉ tiêu còn lại được nhắc lại 3 lần/đợt.
2.3.2.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu

* Các chỉ tiêu sinh lý
- Phương pháp xác định chiều dài và đường kính quả.
20
Chiều dài và đường kính quả được đo bằng kẹp palme với độ chính xác
0,1mm. Mỗi chỉ tiêu đo từ 30-50 quả.
- Phương pháp xác định thể tích quả.
+ Quả sau khi thu hái được trộn đều, lấy ra 30-50 quả, bỏ phần cuống.
+ Thể tích được xác định theo phương pháp đo thể tích, sử dụng các ống
đong 5ml, 10ml, 25ml, 50ml, 100ml, 500ml tuỳ theo tuổi quả.
+ Tiến hành: cho nước vào ống đong đến một mức nhất định. Sau đó thả
quả vào. Mức nước trong bình dâng lên. Độ chênh lệch giữa vạch mới và
vạch ban đầu chính là thể tích của quả.
- Phương pháp xác định sinh khối tươi, khô.
+Xác định sinh khối quả tươi:
Dựng cân chính xác cân từng quả đã bỏ cuống và lá đài.
+ Xác định tỉ lệ chất khụ/chất tươi
Lấy những quả tươi đựng vào trong hộp nhụm đó được đánh dấu thứ tự
hộp và được sấy khô tuyệt đối. Cân khối lượng quả tươi, đem sấy khô ở nhiệt
độ 100 – 105
0
C đến khối lượng không đổi, cân khối lượng khô của quả.
Tính tỉ lệ chất khô theo công thức:
Khối lượng quả khô
Tỉ lệ chất khô =
×
100%
Khối lượng quả tươi

Hàm lượng H
2

O = 100% - % chất khô
- Xác định tỉ lệ vỏ, cùi (thịt) và hạt của quả bằng cân chính xác 10
- 2
g.
Tỉ lệ tính theo khối lượng tươi: Cõn riờng vỏ, cùi, hạt.
Khối lượng vỏ tươi
Vỏ =
×
100 %
Khối lượng quả tươi

Khối lượng vỏ tươi
Cùi =
×
100 %
Khối lượng quả tươi
21
Hạt = 100% - (% Vỏ + % Cùi)
- Xác định sắc tố trong vỏ quả [14,37]
+ Hàm lượng sắc tố được xác định bằng phương pháp quang phổ theo
công thức Wettsein.
C
a
(mg/l) = 9,784 . E 662 – 0,99 . E 644
C
b
(mg/l) = 21,426 . E 645 – 4,65 . E 662
C
a + b
(mg/l) = 5,134 . E 662 + 20,436 . E 644

+ Nồng độ carotenoit được tính bằng công thức:
C
car(mg/l)
= 4,695 . E 440,5 – 0,268 . C
a + b
Sau đó tính lượng sắc tố trên 1g vỏ tươi theo công thức:
1000.
.
S
VC
A
=
Trong đó:
A: Hàm lượng sắc tố trong 1 g vỏ tươi (mg/g)
C: Nồng độ sắc tố (mg/l)
V: Thể tích của dịch chiết sắc tố (ml)
S: Diện tích vỏ quả tươi (cm
2
)
*Các chỉ tiêu sinh hóa
- Định lượng đường khử theo phương pháp Bertrand: [3]
+ Nguyên tắc: Dựa vào tính chất khử của mono và một số dixacarit để
xác định hàm lượng đường khử trong nguyên liệu.
Trong môi trường kiềm, đường khử Cu
2+
dưới dạng alcolat đồng thành
Cu
+
; Cu
+

khử Fe
3+
thành Fe
2+
. Xác định lượng Fe
2+
bằng KMnO
4
0,1 N. Từ
lượng KMnO
4
chuẩn độ tính ra lượng Cu
2+
bị khử, Từ lượng Cu đối chiếu
với bảng tớnh được lượng đường tương ứng [3]
+ Cụng thức tính: g
1 =
V
c
. 6,36
Trong đó:
g
1 :
Số mg Cu
22
V
c:
Số ml KMnO
4
0,1N chuẩn độ.

6,36: Số mg Cu ứng với 1ml KMnO
4
0,1N
Từ g
1
tra bảng, tính được khối lượng đường khử (mg) trong dung dịch
mẫu phõn tớch(V
p
), đổi thành gam (g
2
).
Hàm lượng đường khử có trong nguyên liệu:
gV
Vg
X
p
.
100
(%)
2
=
Trong đó:
V: Số ml dung dịch mẫu pha loãng.
V
p
: Số ml dung dịch mẫu đem phân tích.
g: Số g mẫu đem phân tích
- Định lượng tinh bột theo phương pháp Bertrand [3]
+ Nguyên tắc:
Dưới tác dụng của axit, ở nhiệt độ cao tinh bột thủy phân hoàn toàn thành

glucozơ. Định lượng đường khử suy ra hàm lượng tinh bột có trong nguyên liệu.
+ Hàm lượng tinh bột:
% Tinh bột = X% . 0,9
Trong đó: X% là lượng đường từ thủy phân tinh bột.
- Định lượng axit tổng số (theo Ermacov) [38]
+ Nguyên tắc: Chuẩn độ lượng axit hữu cơ tổng số có trong nguyên liệu
bằng NaOH 0,1N. Từ số ml NaOH cần thiết để chuẩn độ tính ra được lượng
axit tổng số trong mẫu.
+ Cụng thức tính:
pV
Va
X
.
100
2
1
=
Trong đó:
X: Lượng axit tổng số có trong dịch chiết tính ra lđl/100g
p: Lượng mẫu phân tích
23
V
1
: Tổng thể tích dịch chiết (ml)
V
2
: Thể tích đem chuẩn độ (ml)
a: Lượng NaOH 0,1 N chuẩn độ (ml)
- Định lượng vitamin C theo phương pháp chuẩn độ [3].
+ Nguyên tắc: Dựa vào tính chất khử của axit arcorbic đối với chất màu

để định lượng vitamin C trong nguyên liệu.
+ Cụng thức tính:
gV
VV
X
f
c
.
100.00088,0
=
Trong đó:
X: Hàm lượng vitamin C có trong nguyên liệu (%)
V
c
: Số ml dung dịch I
2
0,01 N chuẩn độ
V
f
: Số ml dịch mẫu đem phân tích
g: Số gam nguyên liệu đem phân tích
0,00088: Số gam vitamin C tương đương với 1 ml I
2
0,01 N
- Định lượng xenlulozơ [20]
+ Nguyên tắc: Phương pháp định lượng xenlulozơ dựa vào tính chất của
nó trong một hợp chất bền đối với tác dụng của axit mạnh và kiềm mạnh,
không bị phân huỷ dưới tác dụng của axit yếu, cũn các chất khác thường đi
kèm với xenlulozơ như hemixenlulozơ, lignin ít bền hơn đối với tác dụng
của axit và kiềm nên bị oxi hoá, phân giải và hoà tan vào dung dịch khi xử lí

nguyên liệu bằng dung dịch kiềm hoặc hỗn hợp axit nitric với axit axetic.
+ Hàm lượng xenlulozơ tính bằng công thức:
W
100
×
=
a
X

Trong đó:
X: Hàm lượng xenlulozơ tính bằng %
a: Khối lượng xenlulozơ (g)
24
W: Khối lượng mẫu thí nghiệm (g)
100: Hệ số chuyển thành %
- Định lượng tanin theo phương pháp Leventhal [11]
+ Nguyên tắc: Tanin dễ bị oxi hóa bởi KMnO
4
trong môi trường axit với
chất chỉ thị indigocarmin sẽ tạo thành O
2
và H
2
O, đồng thời làm mất màu
xanh của indigocarmin [10].
indigocarmin
Tanin + KMnO
4
CO
2

+ H
2
O
H
2
SO
4

+ Cụng thức tính:

CV
kVba
X
f
.
%100 ).(
(%)

=
Trong đó:
X: Hàm lượng tanin tính theo phần trăm (%)
a: Lượng KMnO
4
chuẩn độ ở bình thí nghiệm (ml)
b: Lượng KMnO
4
chuẩn độ ở bình đối chứng (ml)
V: Tổng thể tích dịch chiết rút (ml)
V
f

: Thể tích dịch dùng để phân tích (ml)
C: Khối lượng mẫu phân tích (g)
k: Hệ số tanin = 0,00582
(cứ 1 ml KMnO
4
0,1 N tương đương với 0, 00582 g tanin)
- Định lượng nitơ bằng phương pháp microKjeldahl [3]
+ Nguyên tắc: Nitơ có trong thành phần của các hợp chất hữu cơ, dưới
tác dụng của nhiệt độ cao và H
2
SO
4
đặc bị biến đổi thành NH
3
. Định lượng
NH
3
bằng dung dịch axit có nồng độ xác định [3]
+ Cụng thức tính:
gV
VV
N
c
a
.
100 142,0.
%
=
Trong đó:
25

×