Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

nghiên cứu một số cơ sở khoa học làm căn cứ đề xuất biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng rừng keo lá tràm (acacia auriculiformis a.cunn ex benth) làm nguyên liệu ván dăm ở tỉnh thái nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 145 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP







VŨ VĂN THÔNG






NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC
LÀM CĂN CỨ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
NUÔI DƯỠNG RỪNG KEO LÁ TRÀM (Acacia auriculiformis
A.cunn ex Benth) LÀM NGUYÊN LIỆU VÁN DĂM
Ở TỈNH THÁI NGUYÊN







LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP









HÀ NỘI - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP






VŨ VĂN THÔNG





NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC
LÀM CĂN CỨ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
NUÔI DƯỠNG RỪNG KEO LÁ TRÀM (Acacia auriculiformis
A.cunn ex Benth) LÀM NGUYÊN LIỆU VÁN DĂM
Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Điều tra và quy hoạch rừng
Mã số: 62.62.02.08




LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP



Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Vũ Tiến Hinh
2. TS. Phạm Ngọc Giao



HÀ NỘI - 2014

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi,
công trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Vũ Tiến Hinh và
TS. Phạm Ngọc Giao trong thời gian từ năm 2009 đến 2014. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố
trong các công trình nào khác, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Thái Nguyên, ngày 24 tháng 11 năm 2014
Người viết cam đoan


NCS. Vũ Văn Thông


ii
LỜI CẢM ƠN

Luận án này được hoàn thành tại Trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội theo
chương trình đào tạo tiến sĩ giai đoạn 2009 - 2014.
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án, tác giả đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, Khoa Đào tạo sau Đại học, Khoa Lâm học
trường Đại học Lâm nghiệp, cùng các thầy cô giáo trường Đại học Lâm nghiệp,
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm
ơn về sự giúp đỡ quý báu và có hiệu quả đó.
Trước hết tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng nhất đến
GS.TS. Vũ Tiến Hinh và TS. Phạm Ngọc Giao với tư cách là người hướng dẫn khoa
học đã dành nhiều thời gian và công sức giúp đỡ tác giả hoàn thành luận án này.
Xin chân thành cảm ơn bộ môn ĐTQHR - khoa Lâm học trường Đại học
Lâm nghiệp - nơi NCS sinh hoạt chuyên môn, khoa Lâm nghiệp, TT Thực hành,
Thực nghiệm trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên - nơi tác giả đang tham gia
giảng dạy, công tác cùng các thầy, cô giáo trong khoa, TT đã tạo mọi điều kiện về
thời gian và công việc để tác giả học tập và hoàn thành luận án.
Tác giả xin cảm ơn Sở NN & PTNT, Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Lâm nghiệp
tỉnh Thái Nguyên, UBND, Phòng NN & PTNT, các Hạt Kiểm lâm, các Công ty
Lâm nghiệp, Lâm trường, trên địa bàn 3 huyện Đại Từ, Phú Lương, Phổ Yên -
tỉnh Thái Nguyên, Phòng nghiên cứu chế biến lâm sản - Viện Khoa học Lâm nghiệp
Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả triển khai thu thập số liệu
ngoại nghiệp.
Xin ghi nhận công sức và những đóng góp nhiệt tình, quý báu của các tập thể
anh, chị em sinh viên nhiều khóa chính quy thuộc khoa Lâm nghiệp, trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đã tham gia làm khóa luận tốt nghiệp tại bộ môn Điều tra
Quy hoạch rừng, đã giúp đỡ tác giả thu thập số liệu ngoại nghiệp và thăm dò các nội
dung nghiên cứu sau này.
Có thể khẳng định sự thành công của luận án này trước hết thuộc về công lao
của tập thể, của Nhà trường và xã hội. Đặc biệt sự quan tâm động viên, khuyến
khích cũng như sự thông cảm sâu sắc của gia đình.
Một lần nữa tác giả xin trân thành cảm ơn các đơn vị và cá nhân đã hết lòng

quan tâm tới sự nghiệp đào tạo cán bộ khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Tác giả

Vũ Văn Thông

iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN vi
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH x
MỞ ĐẦU 1
1. Sự cần thiết của đề tài 1
2. Ý nghĩa của đề tài 2
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
4. Những điểm mới và những đóng góp của luận án 3
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giới hạn của đề tài 4
6. Cấu trúc luận án 5
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
1.1. Những nghiên cứu trên thế giới 6
1.1.1. Nghiên cứu sinh trưởng, tăng trưởng của cây rừng và lâm phần 6
1.1.2. Nghiên cứu về cấp đất 6
1.1.3. Nghiên cứu về lập biểu quá trình sinh trưởng 9
1.1.4. Nghiên cứu về diện tích và không gian dinh dưỡng của cây rừng 10
1.1.5. Ảnh hưởng của mật độ đến một số chỉ tiêu hình thái cây rừng và sinh
trưởng, sản lượng lâm phần 12
1.1.6. Tổng quan về ván dăm và nguyên liệu sản xuất ván dăm 13

1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam 16
1.2.1. Nghiên cứu sinh trưởng, tăng trưởng của cây rừng và lâm phần 16
1.2.2. Nghiên cứu về cấp đất 19
1.2.3. Nghiên cứu về lập biểu sản lượng 20
1.2.4. Nghiên cứu về diện tích và không gian dinh dưỡng của cây rừng 22
1.2.5. Ảnh hưởng của mật độ đến một số chỉ tiêu hình thái cây rừng và sinh
trưởng, sản lượng lâm phần 24
iv
1.2.6. Tình hình sản xuất ván dăm ở trong nước, những nhân tố ảnh hưởng đến
tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ 28
1.3. Một số công trình nghiên cứu về Keo lá tràm 34
1.4. Đặc điểm sinh thái của Keo lá tràm 37
1.5. Thảo luận về tình hình nghiên cứu 37
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.1. Nội dung nghiên cứu 41
2.1.1. Kiểm nghiệm và bổ sung biểu cấp đất KLT tại đối tượng nghiên cứu 41
2.1.2. Xác định tỷ suất dăm (Q) và tỷ suất dăm công nghệ (Q
0
) gỗ Keo lá tràm 41
2.1.3. Quan hệ giữa tỷ suất dăm (Q) và tỷ suất dăm công nghệ (Q
0
) với tuổi và
một số chỉ tiêu hình thái cây cá lẻ 41
2.1.4. Quan hệ giữa chiều cao tầng ưu thế và diện tích dinh dưỡng với một số
chỉ tiêu biểu thị hình thái thân cây 41
2.1.5. Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng rừng trồng KLT sản xuất
dăm gỗ 41
2.1.6. Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào điều tra khối lượng dăm cây đứng và
sản lượng dăm lâm phần tại đối tượng nghiên cứu 42
2.2. Phương pháp nghiên cứu 42

2.2.1. Quan điểm và phương pháp luận 42
2.2.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 44
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 56
3.1. Kết quả kiểm nghiệm và bổ sung biểu cấp đất KLT tại đối tượng nghiên cứu 56
3.2. Kết quả xác định tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ 58
3.3. Quan hệ giữa tỷ suất dăm (Q) và tỷ suất dăm (Q
0
) với tuổi và một số chỉ
tiêu hình thái cây cá lẻ 61
3.3.1. Quan hệ giữa tỷ suất dăm với tuổi và một số chỉ tiêu hình thái cây cá lẻ 62
3.3.2. Quan hệ giữa tỷ suất dăm công nghệ với tuổi và một số chỉ tiêu hình
thái cây cá lẻ 70
3.4. Quan hệ giữa chiều cao tầng ưu thế (h
0
) và diện tích dinh dưỡng (a) với
một số chỉ tiêu biểu thị hình thái thân cây 77
v
3.4.1. Quan hệ giữa chiều cao tầng ưu thế (h
0
) và diện tích dinh dưỡng (a) với
đường kính cành (d
c
) 78
3.4.2. Quan hệ giữa chiều cao tầng ưu thế và diện tích dinh dưỡng (a) với số
cành trên đơn vị chiều dài thân cây (N
c
) 79
3.4.3. Quan hệ giữa chiều cao tầng ưu thế (h
0
) và diện tích dinh dưỡng (a) với

tỷ số chiều cao dưới cành với chiều cao vút ngọn (h
dc
/h) 80
3.4.4. Quan hệ giữa chiều cao tầng ưu thế và diện tích dinh dưỡng (a) với tỷ số
đường kính tán với đường kính (d
t
/d) 81
3.5. Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng rừng trồng KLT sản xuất
dăm gỗ 83
3.5.1. Cơ sở để đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng rừng trồng KLT sản
xuất dăm gỗ 83
3.5.2. Mô hình diện tích tán lâm phần 85
3.5.3. Xác định mật độ trồng rừng ban đầu 86
3.5.4. Xác định biện pháp tỉa thưa, tỉa cành 86
3.5.5. Xác định tuổi khai thác chính 87
3.6. Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào điều tra khối lượng dăm cây đứng, sản
lượng dăm lâm phần 87
3.6.1. Lập biểu tra khối lượng dăm cây đứng 87
3.6.2. Lập biểu sản lượng dăm Keo lá tràm sản xuất dăm gỗ tại Thái Nguyên 97
3.6.3. Xây dựng các phương trình tương quan phục vụ điều tra nhanh trữ lượng,
sản lượng dăm lâm phần 106
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 118
1. Kết luận 118
2. Tồn tại 121
3. Kiến nghị 121
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO 124


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

A : Tuổi cây rừng, lâm phần (năm)
a : Diện tích dinh dưỡng (mét vuông)
BNN&PTNT

: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
BQ : Bình quân
d : Đường kính ngang ngực, đường kính thân cây ở độ cao 1.3m (cm)
d
dc
: Đường kính dưới cành, tính từ cành sống thấp nhất
d
c
: Đường kính cành (cm)
d
g
: Đường kính của cây có tiết diện bình quân (cm)
d
m
: Đường kính nhỏ nhất (cm)
d
M
: Đường kính lớn nhất (cm)
d
t
: Đường kính tán (mét)
d
t/
d : Tỷ số đường kính tán với đường kính ngang ngực

FAO : Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc
G : Tổng tiết diện ngang lâm phần (mét vuông)

h : Chiều cao vút ngọn (m)
h/d : Tỷ số chiều cao với đường kính
h
0
: Chiều cao tầng ưu thế (tầng trội) (m)
h
dc
: Chiều cao dưới cành (m)
h
dc
/d : Tỷ số chiều cao dưới cành với đường kính
h
dc
/h : Tỷ số chiều cao dưới cành với chiều cao vút ngọn
h
g
: Chiều cao cây có tiết diện bình quân (m)
KLT : Keo lá tràm
ln : Lôgarit Nepe (Lôgarit tự nhiên cơ số e, e = 2.72)
M : Trữ lượng lâm phần (mét khối)
MDF : Medium Density fiberboard

- Gỗ ép thuộc loại gỗ nhân tạo có
độ bền cơ lý cao
N : Mật độ lâm phần (cây/ha)
N/D : Phân bố số cây theo cỡ đường kính
N

c
: Số cành trên 2 mét chiều dài (cành)

vii
Q : Tỷ suất dăm (%)
Q
0
: Tỷ suất dăm công nghệ (%)
r : Hệ số tương quan
R
2

: Hệ số xác định
St : Diện tích tán (mét vuông)
V : Thể tích thân cây (mét khối)
Zv : Tăng trưởng thường xuyên về thể tích (mét khối)
Z
M
: Tăng trưởng thường xuyên về trữ lượng (mét khối)
Z
G
: Tăng trưởng thường xuyên về tiết diện (mét vuông)
w : Khối lượng dăm cây cá lẻ (kg)
w
0
: Khối lượng dăm công nghệ cây cá lẻ (kg)
w
DM
: Khối lượng dăm mặt cây cá lẻ (kg)
W : Sản lượng dăm (tấn/ha)

W
0
: Sản lượng dăm công nghệ (tấn/ha)
W
DM
: Sản lượng dăm mặt (tấn/ha)
Δ
M
: Lượng tăng trưởng bình quân chung về trữ lượng (mét khối)
Δ
W0
: Lượng tăng trưởng bình quân chung về sản lượng dăm công nghệ (tấn)
(3.4) : Số hiệu công thức hoặc phương trình trong chương
[20] : Số hiệu tài liệu trong danh sách tài liệu tham khảo
3.2.4 : Số hiệu chương, mục


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG

2.1: Thống kê số lượng OTC nghiên cứu 47
3.1: Biểu cấp đất KLT đã bổ sung số liệu đến tuổi 14 tại tỉnh Thái Nguyên 56
3.2: Kết quả kiểm tra phương hướng các đường cong chỉ thị cấp đất 58
3.3: Tổng hợp tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ theo tuổi sau khi sấy 59
3.4: Kết quả xác định quan hệ giữa Q với tuổi và tỷ số h
dc
/d 63
3.5: Kết quả xác định quan hệ giữa Q với tuổi và tỷ số h
dc
/h 64

3.6: Kết quả xác định quan hệ giữa Q với tuổi và N
c
65
3.7: Kết quả xác định quan hệ giữa Q với d
c
66
3.8: Kết quả xác định quan hệ giữa Q với tuổi và tỷ số d
t
/d 67
3.9: Kết quả xác định quan hệ giữa Q với tuổi và tỷ số h/d 68
3.10: Kết quả xác định quan hệ giữa Q với A và a 69
3.11: Kết quả xác định quan hệ giữa Q
0
với tuổi và tỷ số h
dc
/d 70
3.12: Kết quả xác định quan hệ giữa Q
0
với tuổi và tỷ số h
dc
/h 71
3.13: Kết quả xác định quan hệ giữa Q
0
với tuổi và N
c
72
3.14: Kết quả xác định quan hệ giữa Q
0
với tuổi và tỷ số d
t

/d 73
3.15: Kết quả xác định quan hệ giữa Q
0
với tuổi và d
c
74
3.16: Kết quả xác định quan hệ giữa Q
0
với tuổi và tỷ số h/d 75
3.17: Kết quả xác định quan hệ giữa Q
0
với A và a 76
3.18: Kết quả xác định quan hệ giữa d
c
với h
0
và a 79
3.19: Kết quả xác định quan hệ giữa N
c
với h
0
và a 80
3.20: Kết quả xác định quan hệ giữa h
dc
/hvới h
0
và a 81
3.21: Kết quả xác định quan hệ giữa d
t
/d với h

0
và a 82
3.22: Kết quả xác định quan hệ giữa St với h
0
và N 85
3.23: Kết quả xác định quan hệ giữa khối lượng dăm với d, h 89
3.24: Kết quả xác định quan hệ giữa khối lượng dăm công nghệ với d, h 90
3.25: Biểu tra khối lượng dăm KLT theo đường kính ngang ngực và chiều cao
vút ngọn 91
3.26: Kết quả tính các loại sai số đối với cây cá lẻ 93
ix
3.27: Sai số về trữ lượng, sản lượng dăm lâm phần khi sử dụng biểu tra khối
lượng dăm cây đứng 95
3.28: Biểu sản lượng dăm KLT cấp đất I 99
3.29: Biểu sản lượng dăm KLT cấp đất II 100
3.30: Biểu sản lượng dăm KLT cấp đất III 100
3.31: Biểu sản lượng dăm KLT cấp đất IV 101
3.32: Kết quả kiểm nghiệm một số chỉ tiêu của biểu sản lượng dăm 104
3.33: Tổng hợp số liệu về M, W, Wo, W
DM
của 50 ÔTC để xây dựng phương
pháp xác định nhanh sản lượng dăm lâm phần 106
3.34: Kết quả xác định quan hệ giữa trữ lượng lâm phần với h
0
, N 109
3.35: Kết quả tính sai số của phương trình trữ lượng 110
3.36: Kết quả xác định quan hệ giữa sản lượng dăm lâm phần với h
0
, N 111
3.37: Kết quả tính sai số của phương trình sản lượng dăm 111

3.38: Kết quả xác định quan hệ giữa sản lượng dăm công nghệ với h
0
, N 112
3.39: Kết quả tính sai số của phương trình sản lượng dăm công nghệ 113
3.40: Kết quả xác định quan hệ giữa sản lượng dăm với M 114
3.41: Kết quả xác định quan hệ giữa sản lượng dăm công nghệ với M 114
3.42: Sai số W, Wo của phương pháp xác định nhanh tính thông qua M 116


x
DANH MỤC CÁC HÌNH

2.1: Sơ đồ các bước nghiên cứu đề tài 43
2.2: Sơ đồ khu vực nghiên cứu bố trí OTC 50
3.1: Biểu đồ kiểm nghiệm biểu cấp đất KLT toàn quốc 57
3.2: Biến đổi của thành phần gỗ sau băm dămtheo tuổi 61
3.3: Biến đổi của tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ theo tuổi 61
3.4: Biến đổi tăng trưởng bình quân ΔM và ΔWo 101
3.5: Quan hệ giữa sản lượng dăm với trữ lượng lâm phần 108
3.6: Quan hệ giữa sản lượng dăm công nghệ với trữ lượng lâm phần 108





1
MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài
Diện tích rừng trồng ở nước ta trong vài thập niên trở lại đây không ngừng

tăng lên về diện tích, chủng loài cây cũng ngày càng đa dạng. Rừng trồng công
nghiệp ở nước ta hiện nay chủ yếu là những loài cây sinh trưởng nhanh, biên độ
sinh thái rộng, nguồn giống phong phú, chu kỳ kinh doanh ngắn. Theo số liệu công
bố về diện tích rừng của Bộ NN&PTNT [10], tính đến ngày 31/12/2012, diện tích
rừng trồng của cả nước là 3.438.200 ha, trong đó của tỉnh Thái Nguyên là 95.077ha.
Để giải quyết yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn sản xuất, một số công trình nghiên
cứu đã lập các biểu tra thể tích cho đối tượng rừng trồng. Đến nay chúng ta đã lập
được biểu thể tích cho 14 loài cây trồng rừng chủ yếu [7]. Tiêu biểu như biểu thể
tích KLT toàn quốc, biểu thể tích Keo tai tượng, biểu thể tích Thông đuôi ngựa
vùng Đông Bắc, biểu thể tích loài Bồ đề, biểu thể tích Thông ba lá ở Lâm Đồng…
Về biểu quá trình sinh trưởng (biểu sản lượng) phục vụ công tác điều tra dự đoán
sản lượng rừng, chúng ta đã lập biểu cho các loài: KLT, Thông đuôi ngựa vùng
Đông Bắc, Mỡ, Bồ đề vùng trung tâm… Tuy nhiên, hầu hết các biểu thể tích, biểu
quá trình sinh trưởng đã lập chỉ mới đề cập đến vấn đề xác định, dự đoán trữ lượng
gỗ của rừng trồng. Chưa có các công trình nghiên cứu lập biểu tra khối lượng, dự
đoán sản lượng theo mục tiêu kinh doanh cụ thể, duy nhất mới có biểu sản lượng
rừng Quế ở Văn Yên - Yên Bái là biểu được lập theo mục tiêu kinh doanh cụ thể
(Vũ Tiến Hinh và cs 2000) [29].
Trong những năm gần đây cường độ kinh doanh rừng ngày càng cao, công
nghiệp chế biến gỗ ngày càng phát triển. Chiến lược phát triển lâm nghiệp đến năm
2020 [70], Dự án phát triển sản xuất 1 triệu mét khối ván nhân tạo [5], đã xác định:
Gỗ làm nguyên liệu sản xuất bột giấy là 8,3 triệu mét khối/năm; Ván dăm
320.000m
3
sản phẩm/năm; Ván MDF 220.000m
3
sản phẩm/năm… Do vậy, cần thiết
phải xây dựng các biểu tra khối lượng, biểu sản lượng theo mục tiêu kinh doanh cụ
thể. Nếu lập được các biểu như vậy sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trồng rừng, sử
dụng tiết kiệm tài nguyên rừng. Bởi lẽ, trong thực tiễn cho thấy ở nhiều loài cây

trồng rừng tuổi thành thục số lượng và tuổi thành thục công nghệ không giống nhau.

2
Tuổi thành thục công nghệ có thể đến trước hoặc sau tuổi thành thục số lượng. Các
biểu quá trình sinh trưởng lập theo trữ lượng gỗ, tức là căn cứ vào tuổi thành thục số
lượng để xác định chu kỳ kinh doanh, nó chỉ phù hợp khi tuổi thành thục số lượng
bằng tuổi thành thục công nghệ.
Về các biện pháp nuôi dưỡng rừng, hầu hết các công trình nghiên cứu ở trong
và ngoài nước đều căn cứ vào chỉ tiêu tổng diện tích tán để xác định biện pháp tỉa
thưa, cường độ tỉa thưa. Những nghiên cứu đó mới chỉ đề cập đến vấn đề khả năng
tận dụng không gian dinh dưỡng, năng lực sản xuất sinh khối của cây rừng và lâm
phần, chưa đề cập đến vấn đề sinh khối theo mục tiêu kinh doanh rừng cụ thể.
Công ty ván dăm Thái Nguyên là một trong những đơn vị lâm nghiệp đầu tiên
của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện thí điểm dự án trồng rừng gắn
với nhà máy chế biến ván nhân tạo. Vùng nguyên liệu đã từng bước đáp ứng đủ cho
sản xuất. Đây là nơi sản xuất ván dăm lớn ở Việt Nam, với công suất thiết kế
16.500 m
3
sản phẩm/năm, được áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-
2000, trang bị công nghệ hiện đại. Trong những năm đầu của thế kỷ 21, vùng
nguyên liệu của công ty ván dăm Thái Nguyên chủ yếu là rừng trồng KLT, Keo lai,
Bạch đàn…
Để góp phần nâng cao hiệu quả rừng trồng nguyên liệu cho nhà máy ván dăm Thái
Nguyên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số cơ sở khoa học làm căn cứ đề
xuất biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng rừng KLT (A. auriculiformis A.Cunn ex Benth)
làm nguyên liệu ván dăm ở tỉnh Thái Nguyên”
Mặc dù KLT trong những năm gần đây không được ưa chuộng như những loài
cây khác như Keo lai, Keo tai tượng… nhưng kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở
xây dựng phương pháp chung cho các loài cây rừng trồng kinh doanh nguyên liệu
công nghiệp chế biến giấy, ván dăm, ván MDF…

2. Ý nghĩa của đề tài
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để nghiên cứu những vấn đề
chuyên sâu theo mục tiêu kinh doanh chủ yếu và theo hướng liên ngành giữa trồng
rừng sản xuất nguyên liệu và công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng.

3
Đã lập các bảng tra khối lượng dăm cây đứng, xây dựng một số phương pháp
điều tra nhanh trữ lượng gỗ, sản lượng dăm, sản lượng dăm công nghệ phục vụ
công tác điều tra rừng, đề xuất biện pháp nuôi dưỡng rừng góp phần nâng chất
lượng rừng trồng KLT sản xuất dăm gỗ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên rừng.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu chung
Xây dựng cơ sở lý luận về việc nghiên cứu chuyên sâu và mang tính liên ngành
(lâm sinh và chế biến gỗ) để từ đó xây dựng các bảng biểu phục vụ công tác điều tra,
dự đoán sản lượng, đề xuất biện pháp nuôi dưỡng rừng theo loại sản phẩm mà mục tiêu
kinh doanh rừng đã định.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Kiểm nghiệm và bổ sung biểu cấp đất KLT toàn quốc cho đối tượng rừng
nghiên cứu.
- Xác định tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ gỗ KLT và các nhân tố ảnh
hưởng đến tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ.
- Xây dựng được các bảng biểu điều tra sản lượng dăm gỗ loài KLT và ứng
dụng trong điều tra, nuôi dưỡng rừng trồng KLT sản xuất dăm gỗ tại Thái Nguyên và
những vùng có điều kiện sinh thái tương tự.
- Đề xuất biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng rừng KLT sản xuất dăm gỗ tại tỉnh
Thái Nguyên.
4. Những điểm mới và những đóng góp của luận án
4.1. Về mặt lý luận
Thứ nhất, đã xác định được yếu tố kết hợp giữa chỉ tiêu lâm sinh với chế
biến gỗ dăm làm cơ sở đề xuất các biện pháp nuôi dưỡng rừng KLT cho sản lượng

dăm và sản lượng dăm công nghệ cao nhất. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ
sở lý luận để mở rộng theo hướng nghiên cứu chuyên sâu cho các loài cây và cho
các mục tiêu kinh doanh cụ thể khác.
Thứ hai, đã khái quát hóa các mối quan hệ giữa các nhân tố điều tra rừng và
chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm gỗ dăm lập ra được các biểu điều tra khối lượng
dăm; Sản lượng dăm cây đứng và các phương trình tương quan phục vụ điều tra
nhanh trữ lượng dăm lâm phần.

4
4.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được ứng dụng làm công cụ phục vụ công tác
điều tra sản lượng dăm, nuôi dưỡng rừng theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm
theo mục tiêu kinh doanh cụ thể.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu sẽ chỉ ra mật độ trồng rừng, tuổi khai thác chính,
biện pháp nâng cao chất lượng rừng trồng KLT sản xuất dăm gỗ tại Thái Nguyên.
4.3. Khả năng ứng dụng của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được ứng dụng phục vụ công tác điều tra, kinh
doanh rừng KLT trồng thuần loài đều tuổi làm nguyên liệu ván dăm tại Thái Nguyên.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên
cứu và giảng dạy môn học sản lượng rừng ở nhà trường.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giới hạn của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Những lâm phần Keo là tràm tuổi 6 đến tuổi 14, được
trồng thuần loài, đồng tuổi và được trồng bằng cây con có bầu gieo từ hạt trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu quan hệ của một số chỉ tiêu
hình thái với sản lượng dăm và sản lượng dăm công nghệ, đề xuất một số biện pháp
nâng cao chất lượng rừng trồng KLT làm nguyên liệu ván dăm. Lập biểu tra khối
lượng dăm cây đứng, xây dựng một số phương pháp xác định nhanh sản lượng dăm
lâm phần, lập biểu tra sản lượng dăm KLT sản xuất dăm gỗ tại Thái Nguyên.
- Giới hạn nghiên cứu:

Yêu cầu của dăm trong sản xuất ván dăm không chỉ là chỉ tiêu tỷ suất dăm mà
còn rất nhiều chỉ tiêu khác như độ đồng đều về kích thước dăm, khả năng bám dính
keo, bám đinh…nhưng trong nghiên cứu này chỉ đi sâu nghiên cứu để đề xuất biện
pháp nâng cao tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ, chưa có điều kiện nghiên cứu
về sự đồng đều về kích thước dăm, khả năng bám đinh, tính trưởng nở, ảnh hưởng
của tuổi cây đến cấu tạo và tính chất gỗ cũng như chất lượng ván dăm. Với mục tiêu
của đề tài chỉ thuần túy về khoa học kỹ thuật nên trong nội dung nghiên cứu của đề
tài chưa có điều kiện nghiên cứu về giá thành sản xuất dăm công nghệ từ gỗ KLT.

5
Chưa có điều kiện nghiên cứu về ngưỡng diện tích dinh dưỡng thích hợp nhất
để không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sản lượng khác như trữ lượng lâm phần. Do
không có các thí nghiệm bố trí theo các mật độ khác nhau trong cả chu kỳ kinh doanh,
nên đề tài không đề xuất chi tiết các biện pháp nuôi dưỡng rừng, các đề xuất chỉ mang
tính định hướng trong nuôi dưỡng rừng KLT sản xuất dăm gỗ tại đối tượng nghiên cứu.
6. Cấu trúc luận án
Ngoài phần tài liệu tham khảo và các phụ lục luận án gồm các phần sau đây:
- Phần mở đầu
- Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
- Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Kết luận và kiến nghị


6
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu sinh trưởng, tăng trưởng của cây rừng và lâm phần
Có nhiều khái niệm hoặc định nghĩa về sinh trưởng, nhưng theo V. Bertalanfly

thì: Sinh trưởng là sự tăng lên của một đại lượng nào đó nhờ kết quả đồng hoá của
một vật sống. Trong sản lượng rừng, sinh trưởng được hiểu là sự biến đổi theo thời
gian của một đại lượng nào đó của cây cá lẻ hoặc của lâm phần. Sinh trưởng có
nghĩa là thay đổi về số lượng, kích thước, trọng lượng, thể tích theo thời gian một
cách liên tục.
Nghiên cứu những quy luật cấu trúc lâm phần nói chung, quy luật sinh trưởng
cá thể nói riêng, là tạo lập cơ sở khoa học để dự đoán sản lượng rừng. Lịch sử phát
triển của khoa học sản lượng rừng bắt đầu từ thế kỷ XIX và gắn chặt với tên tuổi và tác
phẩm của những nhà khoa học: Baur, Borggreve, Braymann, Cotta, H.Danckelmann.
Draudt, Hargtig, Weise, Tiurin, Chapman và Meyr, Assmann (dẫn theo tài liệu [4]).
Giữa thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, nhiều học thuyết về lập địa, về sinh thái
học, những quan điểm mới về cấu trúc ra đời, đã làm sáng tỏ rằng: Sinh trưởng của
cây rừng và lâm phần phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có biện pháp tác động
và môi trường. Mỗi tác giả đều có hướng nghiên cứu và giải quyết vấn đề khác
nhau, song mục đích chung là, tìm hiểu những quy luật sinh trưởng, quy luật cấu
trúc lâm phần, mối liên hệ giữa sinh trưởng và sản lượng để mô phỏng những quy
luật đó bằng các mô hình toán học.
1.1.2. Nghiên cứu về cấp đất
Trên thế giới, trải qua một thời gian dài hình thành và phát triển, cấp đất
được xây dựng theo nhiều quan điểm khác nhau. Đầu tiên, người ta nghiên cứu tìm
những nhân tố có tính chất nguyên nhân chủ đạo, ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình
sinh trưởng của cây rừng như: Khí hậu, địa hình, đất…các nhân tố sinh thái luôn
luôn tác động và ảnh hưởng tổng hợp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của
cây rừng, hơn nữa việc tiến hành nghiên cứu xác định các nhân tố đó hết sức khó
khăn, đòi hỏi phải có quá trình theo dõi lâu dài và liên tục mà kết quả chưa chắc đã

7
phản ánh quy luật sinh trưởng và phát triển của rừng. Vì vậy, cho dù có xác định
được nhân tố chủ đạo, thì nhân tố này lại chịu tác động qua lại một cách tổng hợp
với các nhân tố khác mà qua đó tác động đến rừng. Do đó, đi theo hướng nghiên

cứu này đã không đạt kết quả mong muốn. Lại có quan điểm cho rằng, cấp đất là
chỉ tiêu biểu thị cho mức độ tốt xấu của đất, tức là chỉ đơn thuần dựa vào những tính
chất lý, hoá của đất. Cách hiểu này chỉ phù hợp với quan điểm phân chia cấp đất
dựa trên điều kiện lập địa. Nếu hiểu cấp đất theo cách này thì, cấp đất đồng nghĩa
với điều kiện lập địa hoặc độ phì như trong lĩnh vực đất rừng thì lại gặp phải những
hạn chế như đã nêu ở trên.
Tiếp theo là hướng tìm ra hệ quả của sự tác động tổng hợp của các nhân tố
hoàn cảnh, tức là dùng kết quả để phản ánh nguyên nhân. Cụ thể căn cứ vào trị số
sản lượng và các chỉ tiêu có quan hệ chặt chẽ với sản lượng để phân chia sức sản
xuất của lâm phần như trữ lượng, tăng trưởng trữ lượng…Hướng nghiên cứu này tỏ
ra có hiệu quả và được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và sử dụng.
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về sinh trưởng, phân chia
cấp đất làm cơ sở cho việc xây dựng các biểu quá trình sinh trưởng với những mô
hình toán học chặt chẽ, song mới tập trung vào đối tượng rừng trồng thuần loài
đồng tuổi. Nội dung chính của việc phân chia cấp đất là xác định nhân tố biểu thị
cấp đất và mối quan hệ của nó với tuổi, đồng thời có quan hệ mật thiết với trữ lượng
lâm phần, ít chịu ảnh hưởng của biện pháp tỉa thưa trong quá trình nuôi dưỡng rừng.
Qua nghiên cứu nhiều tác giả đã khẳng định: Chiều cao của lâm phần ở một tuổi
xác định là chỉ tiêu biểu thị tốt cho sức sản xuất của lâm phần.
Theo Erichhorn (1904) (dẫn theo tài liệu [39]), các lâm phần sinh trưởng trên
các điều kiện lập địa khác nhau sẽ có cùng trữ lượng nếu chúng có cùng chiều cao
bình quân. Trong thực tế, có nhiều loại chiều cao bình quân lâm phần, để lập biểu
cấp đất việc sử dụng chỉ tiêu chiều cao bình quân nào còn tuỳ thuộc vào từng đối
tượng cụ thể.
Tại các nước châu Á, châu Phi người ta thường sử dụng chiều cao bình quân
tầng ưu thế (h
0.
h
100
. h

200
) ở tuổi nhất định để phân chia cấp đất. Theo Alder.D (1980)
[80] thì đối với rừng đơn giản vùng nhiệt đới, đôi khi chiều cao ưu thế không phải là

8
chỉ tiêu thích hợp để phân chia cấp đất. Trường hợp này thường xuất hiện ở những
lâm phần non của các loài cây sinh trưởng nhanh và những loài cây có biến động
mạnh về sinh trưởng chiều cao, với chu kỳ kinh doanh ngắn và không qua tỉa thưa thì
chiều cao bình quân lâm phần (h
g
) lại là chỉ tiêu thích hợp.
Marschall cũng như nhiều tác giả khác khẳng định rằng quy luật sinh trưởng
chiều cao của mỗi loài cây ở các vùng khác nhau có sự khác biệt rõ nét. Từ đó ứng
với một kiểu sinh trưởng chiều cao, cần xác lập một hệ thống cấp đất tương ứng.
Như vậy, ứng với một hệ thống cấp đất cần thiết phải thiết lập một phương trình
sinh trưởng chung, đại diện cho sinh trưởng chiều cao bình quân. Từ phương trình
này phân thành các đường cong sinh trưởng khác nhau gọi là đường cong chỉ thị
cấp đất. Để xác lập đường cong cấp đất có thể bằng phương pháp biểu đồ hoặc
phương pháp hồi quy. Phương pháp biểu đồ mặc dù độ chính xác không cao, nhưng
đơn giản, nhanh chóng phân chia cấp đất cho đối tượng nào đó ngoài thực tế. Do
vậy, phương pháp này phù hợp cho công tác điều tra nhanh ngoài thực địa và nó còn
được sử dụng để sơ bộ phân đối tượng nghiên cứu thành các cấp đất khác nhau làm
đơn vị tập hợp số liệu phục vụ cho việc xác lập đường cong cấp đất theo phương
pháp hồi quy.
Phương pháp hồi quy có ưu điểm là hoàn toàn khách quan, các đường cong
được xác lập có độ chính xác cao và số liệu không đòi hỏi lớn. Độ chính xác của
phương pháp chủ yếu phụ thuộc vào mức độ phù hợp của mô hình toán học, cũng
như độ chính xác khi ước lượng các tham số của mô hình.
Tổng hợp kết quả nghiên cứu ở các nước vùng nhiệt đới, tổ chức FAO (2004),
đã nhận thấy rằng, sinh trưởng của rừng trồng phụ thuộc vào 4 yếu tố: Khí hậu, địa

hình, đất và thực bì, trong đó đáng chú ý là công trình nghiên cứu củaEvans. J (1974)
[86]. Trong khi đó, Alder.D (1980) [80], Vanclay. J.K (1997,1999) [104] [105].
Pretzcsch (2009) [96] cho rằng cấp đất được đánh giá bằng các phương pháp: 1. Dựa
vào các nhân tố lập địa; 2. Dựa vào thực bì; 3. Dựa vào các yếu tố trung gian.
Chiều cao bình quân tầng ưu thế thường được các tác giả sử dụng để
phân chia cấp đất, do nó hầu như không bị ảnh hưởng bởi các biện pháp kỹ
thuật tác động như tỉa thưa rừng trồng (Alder.D 1980) [80], (Pretzcsch, 2009)
[96], (Vanclay. J.K, 1999) [104].

9
1.1.3. Nghiên cứu về lập biểu quá trình sinh trưởng
Theo Pretzcsch 2001 [95], Pretzcsch 2009 [96], biểu sản lượng rừng (biểu quá
trình sinh trưởng) được lập lần đầu tiên từ cuối thế kỷ XVIII ở Đức. đến nay đã trải qua
4 giai đoạn phát triển:
Giai đoạn 1: Biểu sản lượng được lập ở Đức với các tác giả như: Paulsen
(1795), Von Cotta (1821), R.Hartig (1868), Th.Hartig (1847), G.L Hartig (1795),
Heyer (1852), Hundeshagen (1825), Judeich (1871) (dẫn theo tài liệu [4]). Những
biểu sản lượng này rất đơn giản, chỉ đề cập những nhân tố cơ bản nhất của lâm
phần, việc sử dụng các biểu này trong thực tiễn mắc sai số lớn, nguyên nhân là do
các biểu này được lập trên cơ sở có hạn về số liệu thực nghiệm.
Giai đoạn 2: Bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX cho đến thập niên 50 thế kỷ XX, ở giai
đoạn này phải kể đến các biểu tiêu biểu cử các tác giả: Weise (1880), Von Guttenberg
(1915), Zimmerle (1952), Vanselow (1951), Krenn (1946), Grundner (1913),
Schwappach (1893), Wiedemann (1932), Schober (1967)…(dẫn theo tài liệu [4]). Các
biểu lập trong giai đoạn này được xây dựng trên cơ sở thực nghiệm vũng chắc với các thí
nghiệm về tỉa thưa, đo đếm trên ô tiêu chuẩn định vị. Tuy nhiên, các biểu sản lượng kể
trên việc sử dụng bị giới hạn trong phạm vi rừng của các khu vực có ô đo đếm định vị.
Giai đoạn 3: Được bắt đầu từ Gehrhardt (1909, 1923) là thế hệ biểu sản lượng
được xây dựng từ số liệu thực nghiệm kết hợp với các nguyên lú lý thuyết và
nguyên lý sinh trắc học. Phương pháp chủ yếu là xây dựng hệ thống phương trình

trên cơ sở số liệu đủ lớn nhằm mô phỏng tốt nhất có thể các quy luật sinh trưởng tự
nhiên để từ đó dự đoán cấp đất và sản lượng. Một số tác giả tiêu biểu ở giai đoạn này
là: Assman và Franz (1963), Hamilton và Christie (1973, 1974), Vuokila (1966),
Schmidt (1971), Lembcke và cs (1975) (dẫn theo tài liệu [4]). Các biểu sản lượng
được lập ở giai đoạn này có nhiều ưu điểm hơn so với giai đoạn trước.
Giai đoạn 4: Điểm qua các tác giả lập biểu sản lượng ở giai đoạn này là: Franz
(1968), Hoyer (1975), Hradezky (1972), Bruce và cs (1977), Curtis và cs (1981,
1982) (dẫn theo tài liệu [4]). Các biểu được lập ở giai đoạn này đã mô phỏng quá
trình phát triển của lâm phần từ các điều kiện sinh trưởng khác nhau như: Lập địa,
mật độ, kỹ thuật nuôi dưỡng rừng. Các biểu được lập ở giai đoạn này thể hiện tính
tiên tiến và có cơ sở vũng chắc nhất do vậy các biểu được lập ở giai đoạn này có độ
chính xác rất cao.

10
1.1.4. Nghiên cứu về diện tích và không gian dinh dưỡng của cây rừng
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về lĩnh vực này và đã cố gắng đưa ra một chỉ
số có thể đại diện tốt cho các quy luật cạnh tranh và chọn lọc tự nhiên của lâm phần,
tuy nhiên không một chỉ tiêu đơn lẻ nào thoả mãn được điều đó (Vanclay. J.K 1999)
104. Các chỉ số cạnh tranh được đề xuất có thể chia làm 4 dạng chủ yếu sau:
1. Vùng bị ảnh hưởng bởi cạnh tranh (competivi influence zone)
2. Diện tích dinh dưỡng tiềm năng sẵn có (area potentially available)
3. Cỡ khoảng cách (size-distance) bao gồm cả chiều ngang và thẳng đứng.
4. Tầm nhìn không gian (sky-view) và tầm ánh sáng bị chặn (light-
interception)
Cách đo đếm và xác định các chỉ số cạnh tranh mà các tác giả đề xuất đều khác
nhau ngay cả khi cùng ở một dạng chỉ số (Vanclay. J.K 1999) 104. Một số tác giả
trên thế giới đã sử dụng các chỉ số cạnh tranh để nghiên cứu quá trình cạnh tranh
của các cây rừng trong lâm phần, cả thuần loại đều tuổi đến hỗn loại khác tuổi. Tuy
nhiên. theo Vanclay. J.K (1997) 105 thì việc xác định các chỉ số cạnh tranh theo
các phương pháp đã nêu thường là rất phức tạp và chi phí lớn. Hơn thế nữa, thường

khó có thể ước lượng các chỉ tiêu về tăng trưởng trực tiếp thông qua các chỉ số cạnh
tranh này, vì vậy nó ít được áp dụng trong thực tiễn.
Đề xướng học thuyết về không gian dinh dưỡng cho mỗi cây rừng, Thomasius
(1972) [102], cho rằng khoảng không gian dinh dưỡng là một đại lượng biến thiên
qua các giai đoạn tuổi. Song trong quá trình tương tác giữa các cá thể cây rừng và
điều kiện môi trường, sẽ tiến đến một sự cân bằng. đó là hằng số không gian dinh
dưỡng K được xác định từ quan hệ:
K = log H*logN*e
-cT
(1.1)
Trong đó:
H là chiều cao bình quân lâm phần
N là mật độ lâm phần
T là tuổi lâm phần
Đây là cơ sở xác định mật độ tối ưu cho các lâm phần.

11
Thomasius,1972) [102], cũng dựa vào quan hệ giữa tăng trưởng thể tích cây
với diện tích dinh dưỡng để xác định mật độ tối ưu cho lâm phần ở thời điểm nào đó
theo dạng phương trình:
Zv = Zv
max
[1 – e
-c(a- a0)
] (1.2)
Trong đó:
Zv là tăng trưởng hàng năm hay tăng trưởng bình quân định kỳ về thể tích cây.
a là diện tích dinh dưỡng
zv
max

là tăng trưởng thể tích lớn nhất
a
0
là diện tích dinh dưỡng tối thiểu. tại đó cây rừng sống nhưng không tăng trưởng.
Tác giả kết luận, khi diện tích dinh dưỡng tăng, thì zv cũng tăng, nhưng đến giá trị
nào đó thì, khi a tăng lên zv tăng rất chậm và dần dần tiệm cận với giá trị zv
max
.
Trong khi Ionikas (1980), Lebedinski (1972) đã đo tính thể tích tán cây để nghiên
cứu năng suất rừng, thì các tác giả Clark (1954), Thomson (1956), Prodan (1968),
Adlard (1974), Kamenski (1984) (dẫn theo tài liệu [18]), thành lập công thức gần
đúng tính khoảng cách làm cơ sở xác định diện tích dinh dưỡng cho cây rừng từ 6 cây
xung quanh gần nhất theo công thức:
l =
Di
Do
DoL

*
(1.3)
Trong đó:
L là cự ly từ cây đo tán tới cây i
Do là đường kính của cây đo tán
Di là đường kính của cây i
l là khoảng cách ranh giới giữa cây đo tán và cây thứ i
Nakayama và Nagashima (1963), Newham (1966), Rudra (1980) (dẫn theo tài
liệu [18]), trên cơ sở chấp nhận hình chiếu tán lá là hình tròn để đo đường kính hình
chiếu tán lá và coi đó là chỉ tiêu biểu thị diện tích dinh dưỡng cây rừng khi nghiên
cứu về không gian dinh dưỡng và mối quan hệ của nó với các nhân tố điều tra.
Các nghiên cứu về không gian dinh dưỡng và diện tích dinh dưỡng đã cố gắng

phản ánh được quy luật cạnh tranh, chọn lọc tự nhiên trong lâm phần. Cùng với các
nghiên cứu về mật độ khác đã góp phần làm phong phú thêm các phương pháp
nghiên cứu về quá trình cạnh tranh, chọn lọc tự nhiên trong lâm phần, những cơ sở
để xác định mật độ tối ưu lâm phần tại thời điểm nào đó.

12
1.1.5. Ảnh hưởng của mật độ đến một số chỉ tiêu hình thái cây rừng và sinh
trưởng, sản lượng lâm phần
Tỉa thưa - chặt nuôi dưỡng sẽ làm tăng giá trị sản phẩm của lâm phần. Sự mở
rộng không gian dinh dưỡng làm cho các cây rừng tăng trưởng nhanh hơn, đặc biệt
về đường kính, do đó cơ cấu sản phẩm sẽ thay đổi đáng kể, tỷ lệ gỗ có kích thước
lớn đáp ứng được yêu cầu cho công nghiệp gỗ xẻ nhiều hơn. Cùng với nó các chỉ
tiêu có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng gỗ như đường kính tán, độ dài tán, độ
thon, đường kính cành, số cành và các chỉ tiêu về tính chất hoá, lý của gỗ cũng thay đổi.
Tỉa thưa có thể làm tăng chất lượng gỗ của một số loài cây lá rộng như
Quercus sp, Esche nhưng lại có tác động ngược lại đối với các loài Pinus silvetris,
Laris sp. Tăng trưởng đường kính nhanh do tỉa thưa làm lượng gỗ giác nhẹ tăng,
trong khi lượng gỗ lõi lại giảm, do đó chất lượng gỗ xẻ lại giảm đi.
Ảnh hưởng của mật độ đến sự phát triển của tán lá khá rõ nét. Nghiên cứu
rừng trồng loài Pinus patula, Evans J. (1974) 86, cho thấy ở rừng 19 tuổi chưa qua
tỉa thưa độ dài tán lá chỉ là 29% tổng chiều dài thân, trong khi cũng ở tuổi này rừng
đã tỉa thưa một lần vào tuổi 9 chiều dài tán lá lên tới 40% chiều dài thân cây. Đối
với diện tích tán, Hunt (1969) (dẫn theo tài liệu [18]), đã so sánh ảnh hưởng của tỉa
thưa đến lâm phần 22 tuổi loài Pinus strobus và kết luận, sau 5 năm tính từ thời
điểm tỉa thưa, tổng trọng lượng lá cây của lâm phần qua tỉa thưa gấp 3 lần tổng
trọng lượng lá cây của lâm phần chưa tỉa thưa.
Nghiên cứu sự khác biệt về độ thon của cây ở các lâm phần có mật độ khác
nhau, Vanlaar (1976) (dẫn theo tài liệu [23]),đã chỉ ra rằng, với loài Pinus trồng tại
Nam phi, ở những lâm phần mật độ cao (3000cây/ha) hình số của cây là 0,565, trong
khi đó ở lâm phần có mật độ thấp (125 cây/ha) giá trị hình số tương ứng chỉ là 0,495.

Evans J. (1982) 87, Ralph D.Nyland (1996) 99, cũng đã kết luận rằng, việc
tỉa thưa hoặc giảm mật độ lâm phần làm tăng độ dày vỏ cây và làm giảm đáng kể
quá trình tỉa cành tự nhiên. Do đó đường kính cành sẽ lớn hơn, các mắt cành
trênthân cây gỗ cũng lớn hơn.

13
1.1.6. Tổng quan về ván dăm và nguyên liệu sản xuất ván dăm
So với nhiều ngành công nghiệp khác trên thế giới, công nghiệp sản xuất ván
dăm ra đời muộn hơn, song cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ
thuật, ngành công nghiệp sản xuất ván nhân tạo nói chung và ván dăm nói riêng đã
tiếp thu những thành tựu khoa học, không ngừng phát triển cả về chất lượng và số
lượng. Đặc biệt từ năm 1950 trở lại đây ngành sản xuất ván nhân tạo đã có những
bước tiến vượt bậc. Các sản phẩm ván nhân tạo ngày càng được sử dụng có hiệu
quả đáp ứng được nhu cầu sử dụng gỗ ngày càngtăng của xã hội, góp phần tích cực
trong việc bảo vệ rừng tự nhiên. Với tốc độ phát triển như hiện nay, dự đoán trong
vài thập kỷ đầu của thế kỷ 21 sản lượng ván dăm thế giới đạt trên 95 triệu m
3
, Lê
Văn Mích (2000) 51. Hiện nay trên thế giới một số nước có sản lượng ván dăm
lớn như Hoa Kỳ, Đức, Canada, Trung quốc, Pháp và gần đây một số nước trong khu
vực Đông Nam á công nghiệp ván dăm cũngphát triển mạnh như Malayxia,
Philippin, Inđônêxia. Sở dĩ có được sự phát triển đó là nhờ ván dăm có những ưu điểm
nổi bật sau:
Nguyên liệu sản xuất ván dăm gồm nhiều chủng loại, đa dạng phong phú, có
thể tận dụng phế liệu từ các ngành sản xuất khác, kể cả phế liệu trong nông nghiệp
(rơm rạ. bã mía…) làm giá thành sản phẩm hạ.
Sản phẩm ván dăm có kích thước đa dạng, đặc biệt có thể sản xuất ra ván có
kích thước lớn, khắc phục được kích thước hạn chế của gỗ tự nhiên. Tính chất cơ
vật lý của ván dăm có thể biến đổi theo yêu cầu sử dụng bằng cách thay đổi các
thông số công nghệ: Tỷ lệ keo, lực ép, khối lượng thể tích, các chất phụ gia… Nhờ

đó có thể khắc phục được những nhược điểm của gỗ tự nhiên như dễ biến dạng theo
độ ẩm, dễ bén lửa, dễ bị nứt khi bị khô, bị mối mọt, nấm mục phá hoại.
Hiệu quả sử dụng ván dăm tương đối cao, 1 m
3
ván dăm thay được 2-3 m
3
gỗ
xẻ, sử dụng gỗ làm ván dăm có thể đưa tỷ lệ sử dụng gỗ lên tới 80-90%, Lê Văn
Mích (2000) 51.
Sản phẩm ván dăm đáp ứng được yêu cầu sử dụng của nhiều ngành, nhiều lĩnh
vực khác nhau, ván nhân tạo nói chung và ván dăm nói riêng sẽ là biện pháp hữu
hiệu nhất để thay thế gỗ nguyên liệu trong xây dựng, là giải pháp duy nhất để đáp ứng
nhu cầu xây dựng của nhân dân khi rừng tựnhiên bị hạn chế khai thác.

×