Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển loài Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A.Cunn ex benth) trên đất cát ven biển Bắc trung b

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 109 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nước ta có bờ biển dài với hơn 600.000 ha đất cát ven biển và rất nhiều cồn cát
di động (Hoàng Phước, 1994) [11]. Phần đất này có vai trò rất quan trọng đối với phát
triển kinh tế xã hội và đặc biệt là phòng hộ môi trường vùng ven biển. Tuy nhiên đây
cũng là vùng sinh thái khắc nghiệt, nạn cát bay, cát di động đã phủ lấp dần đồng
ruộng, làng mạc đường sá và khu dân cư. Hơn nữa, trong khu vực cát khô nóng, cát
bụi liên miên, đã làm cho điều kiện sinh hoạt và sản xuất của người dân ở đây gặp
nhiều khó khăn.
Khoảng 400.000 ha các dải cát hẹp di động trải dài dọc bờ biển miền Trung đã và
đang bị sa mạc hóa, ước tính mỗi năm có khoảng 20 ha đất canh tác đất nông nghiệp bị
lấn bởi các đụn cát di động (Hoàng Phước, 1994) [11]. Để ngăn chặn, chống sa mạc
hóa đối với vùng cát ven biển Nhà nước đã đưa ra nhiều giải pháp như: thực hiện các
dự án trồng rừng, băng cây xanh chắn cát, chắn nóng.
Đất cát vùng Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế chiếm một diện tích rất lớn là: 150.582ha (nguồn
Viện Quy hoạch và thống kê nông nghiệp, 1980). Với diện tích lớn như vậy nhưng việc
canh tác Nông Lâm nghiệp còn nhiều bất cập. Một trong những bất cập lớn nhất là chưa
xác định được cây trồng và các biện pháp kỹ thuật trồng rừng phù hợp.
Người dân trong vùng cát Bắc Trung Bộ đa số là nghèo, đời sống phụ thuộc vào
nghề nông, canh tác nông nghiệp thu nhập thấp, trong khi đất cát nội đồng, ven biển
lại bỏ hoang rất nhiều, đây là một vấn đề bức xúc cần quan tâm giải quyết, do đó xác
định được cơ cấu cây Lâm nghiệp phù hợp và biện pháp kỹ thuật thích hợp cho vùng
cát nội đồng, đất cát ven biển vùng Bắc trung bộ có một ý nghĩa rất lớn về kinh tế và
xã hội: Cung cấp gỗ, củi cho người dân trong vùng, làm vành đai bảo vệ các khu canh
tác nông nghiệp, nâng cao đời sống cho nhân dân trong vùng, cải tạo môi trường.
Trong những năm gần đây công tác trồng rừng trên cát đã và đang được nhiều
cơ quan chức năng quan tâm đầu tư. Trên thực tế diện tích rừng trồng trên cát những
năm gần đây đã tăng đáng kể. Tuy nhiên hiệu quả của rừng trồng thì chưa được đánh
giá một cách đầy đủ.
Keo lá liềm là loài cây có giá trị kinh tế và sinh thái cao, sinh trưởng tốt trên


vùng đất cát ven biển. Tuy vậy hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu để
nghiên cứu phát triển loài cây này trên vùng đất cát ven biển Bắc trung bộ.
1
Xuất phát từ thực tế đó, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và đề
xuất giải pháp phát triển loài Keo lá liềm
(
(
Acacia crassicarpa A.Cunn ex benth)
trên đất cát ven biển Bắc trung bộ’’
1.2. Ý nghĩa khoa học của đề tài:
Đề tài phân tích một cách có hệ thống hiện trạng rừng trồng keo lá liềm, các
yếu tố liên quan đến điều kiện canh tác khác nhau ảnh hưởng đến khả năng sinh
trưởng phát triển loài keo lá liềm tại vùng đất cát Bắc trung bộ.
Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học để đề xuất những giải pháp phát triển
nhằm nâng cao tác dụng đa dạng của rừng keo lá liềm (Acacia crassicarpa A.Cunn ex
benth).
1.3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Dựa vào kết quả nghiên cứu về hiện trạng sinh trưởng đề tài đã đề xuất được
bản hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng keo lá liềm và một số giải pháp phát triển loài keo
lá liềm trên vùng đất cát ven biển Bắc trung bộ.
2
PHẦN II: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Chọn loài cây trồng rừng là một biện pháp kỹ thuật quan trọng quyết định đến
sự thành công hay thất bại của công tác trồng rừng. Chọn loài cây trồng phải phù hợp
với mục đích kinh doanh và điều kiện tự nhiên, kỹ thuật gây trồng thì công tác trồng
rừng mới thành công. Hiện nay các loài keo (Acacia), đặc biệt là loài keo lá liềm
(Acacia crassicarpa A.Cunn ex benth) đã được đưa vào trồng rừng ở nhiều nước trên
thế giới vì những khả năng tốt của chúng, nhất là khả năng cải tạo đất, chống xói mòn
và năng suất cao.

* Ở Indonesia:
Tại Indonesia, 5 khảo nghiệm loài được xây dựng trên vùng đất chua phèn ở
Đông Timor, trong đó 3 khảo nghiệm tại vùng đất thấp và 2 khảo nghiệm trên vùng
đất cao. Các khảo nghiệm này gồm 12 loài, trong đó có 3 loài keo chịu hạn là A.
leptocarpa, A. holosericea và A. torulosa. Tại 1,6 và 2,6 tuổi, tất cả các loài tham gia
khảo nghiệm tại vùng đất thấp thể hiện sinh trưởng tốt hơn tại vùng đất cao, nhưng
A.torulosa không thể chịu đựng được trên đất phèn.
Cơ cấu cây trồng trong mô hình rừng trồng: Là các loại Keo, nhưng chủ yếu là
keo lá tràm được trồng trên đất dốc với diện tích rất lớn để chống xói mòn, đồng thời
keo lá tràm còn được đề nghị trồng trên vùng đất thoái hóa, nghèo kiệt, tuy nhiên diện
tích này chưa lớn lắm.
Cơ cấu cây trồng trong mô hình nông lâm kết hợp: Lúa, ngô, sắn, cây ăn quả
Một số tỉnh ở phía Đông Bắc Indonesia, người ta trồng xen các loại như khoai, dưa
hấu với một số loài cây trụ mỏ. Còn về ở vườn gia đình thì vành ngoài được trồng các
loài Keo, phía trong trồng các loài rau, các cây ăn quả.
* Ở Papua NiuGine:
Trong mười năm gần đây, các thí nghiệm dẫn giống lên phía Bắc đã trồng thử 19
loài cây trên những vùng đất trồng cỏ thoái hóa, nghèo kiệt, độ phì rất kém và úng
nước. Những vùng đất nông nghiệp này đã bỏ đi không sử dụng được nhưng Bạch đàn
trắng (E.tereticornis) và keo lá tràm (A.auriculiformis) đã sinh trưởng mạnh trên vùng
lập địa vô cùng khó khăn đó và đã trở thành khu rừng sản xuất cung cấp sản phẩm,
điều hòa tiểu khí hậu và cải tạo vùng đất đó. Vùng này bây giờ đã có một cảnh quan
khác biệt so với vùng đất hoang trọc bên cạnh nó và đã chứng minh rằng những vùng
đất nông nghiệp đã thoái hóa không còn sản xuất được nữa vẫn có khả năng trồng
3
những cây gỗ mọc nhanh. Đó là mô hình quan trọng để mở rộng rừng trồng về phía
Đông. [26]
Các mô hình khác như Nông lâm kết hợp được phát triển khá mạnh với cơ cấu cây
trồng như sau: Cây lâm nghiệp kết hợp với dừa, ca cao kết hợp với hồ tiêu.
* Thái Lan:

Nghiên cứu sinh trưởng của các loài keo trên 6 vùng sinh thái khác nhau sau 36
tháng tuổi, sinh trưởng của các loài này có sự sai khác rõ ràng, trong đó 2 loài là A.
crassicarpa, A. auriculiformis thể hiện sinh trưởng tốt nhất. Loài keo chịu hạn sinh
trưởng chậm hơn keo tai tượng và keo lá tràm về cả chiều cao cũng như đường kính.
Sinh khối khô và tươi của keo chịu hạn cũng thấp hơn keo tai tượng và keo lá tràm. [24]
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Hoạt động nghiên cứu và sản xuất Lâm nghiệp trên vùng đất cát miền trung đã có
từ lâu đời, vào thời Pháp thuộc đã trồng những dải rừng Phi lao chắn cát ven biển như
vùng Quảng Bình, Nghệ An và năm 1958 Lâm trường Nam Quảng Bình được thành
lập nhằm trồng rừng cố định cát, chắn gió khu vực Nam Quảng Bình. Cho đến nay đã
trồng được trên hàng ngàn ha rừng và rút ra được nhiều bài học quí báu trong việc
trồng rừng cố định cát ven biển.
Trước đây, Phi lao được coi là cây trồng “Độc nhất vô nhị” trên đất cát ven biển
miền Trung thì nay nhờ những nghiên cứu, khảo nghiệm của Viện Khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam trong suốt 15 năm qua đã tuyển chọn thêm được nhiều loài mới như
keo lá liềm (Acacia crassicarpa) cho vùng cát nội đồng, cây Tràm (Melaleuca
leucadendra) cho các lập địa úng ngập trong mùa mưa hoặc các lập địa cát không khô
hạn để xây dựng mô hình Nông lâm kết hợp ở vùng Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Phi
lao hom Trung Quốc dòng 601 và 701 thích hợp với đất cát trắng[9], Xoan chịu hạn tỏ
ra thích hợp với đất cát đỏ. Kết quả khảo nghiệm 12 loài keo chịu hạn tại Tuy Phong -
Bình Thuận đã chọn được 3 loài Acacia difficilis, Acacia tumida, Acacia torulosa với
5 xuất xứ thích ứng với vùng cát ven biển. Nhờ những kết quả nghiên cứu này mà khả
năng sử dụng đất cát đã được mở rộng, hiệu quả sử dụng đất cát cao hơn.
2.3. Tình hình trồng rừng trên vùng đất cát ven biển Bắc trung bộ
2.3.1. Trồng rừng Bạch đàn trên vùng đất cát ven biển.
Các kết quả khảo nghiệm 6 loài bạch đàn khác nhau với 32 xuất xứ tại Đông
Hà-Quảng Trị trong thời gian qua đã chứng tỏ loài bạch đàn urophylla (Eucalyptus
urophylla) với xuất xứ Lembata là sinh trưởng nhanh nhất. Sau 4 năm trồng thử
nghiệm đã có thể tích thân cây là 33,17dm
3

/cây, đó là loài bạch đàn được gây trồng
khá phổ biến ở Việt Nam (Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình) [15].
4
2.3.2. Trồng rừng bằng một số loài cây bản địa.
Ngoài những cây trồng chủ lực trên, trên vùng đất cát ven biển còn trồng một
số loài cây bản địa như: Sở, Rỏi, Mặt cắt, Xà cừ, Dẻ Trong đó, loài cây Sở đã trồng
thành công hơn cả mặc dù diện tích trồng rừng chưa nhiều. Sở được trồng thành quần
thụ hoặc trồng phân tán trong các hộ gia đình sống trên vùng đất cát. Nhân dân dùng
hạt ép dầu ăn và dùng bả Sở để vệ sinh ao hồ, thuốc cá. Do diện tích rừng không tập
trung, phương pháp chế biến sản phẩm là thủ công thô sơ nên hiệu quả kinh doanh còn
hạn chế.
2.3.3. Trồng rừng Phi lao trên đất cát ven biển.
Dạng mô hình này thường được xây dựng thành dải lớn, tập trung sát và dọc theo
bờ biển để phòng hộ chắn gió, bão và cát bay, đặc biệt trên những vùng đất cát di động.
Trong đề tài này xin giới thiệu mô hình trồng rừng Phi lao trên đất cát di động mạnh ven
biển tại xã Hải Ninh - Quảng Ninh - Quảng Bình do hộ nông dân Nguyễn Văn Lễ thực
hiện với sự chỉ đạo của Lâm trường Nam Quảng Bình. Đây là vùng đất có thể nói là rất
khó khăn nên từ lâu vẫn chưa được sử dụng. Rừng được trồng theo Chương trình 327
bằng loài cây trồng Phi lao Trung Quốc và Phi lao địa phương, trong đó Phi lao Trung
Quốc được trồng mới mục tiêu thử nghiệm. Mật độ trồng: 3300 cây/ha. Sinh trưởng
đường kính cổ rễ (D
00
), chiều cao vút ngọn (H
Vn
) và đường kính tán (D
t
) của 2 loài Phi
lao trồng thuần loại 3 tuổi trên một dạng điều kiện lập địa như nhau được thể hiện ở
bảng 2.1:
Bảng 2.1: Sinh trưởng của 2 loài phi lao trên cùng điều kiện lập địa

Loài cây Ô tiêu chuẩn D
00
(cm) H
vn
(m) D
T
(m)
Phi lao Trung
Quốc
1a
2a
3a
4a
TB
1,70
1,63
2,19
1,85
1,84
1,220
1,023
1,505
1,180
1,232
0,858
0,848
1,262
0,857
0,956
Phi lao địa

phương
1b
2b
3b
4b
TB
2,79
2,87
2,61
2,53
2,70
1,750
1,790
1,744
1,772
1,764
1,407
1,279
1,390
1,250
1,332
(Nguồn: Lê Đình Khả, 2001) [9]
5
Số liệu bảng 2.1 cho thấy sinh trưởng của 2 loài Phi lao trên vùng cát di động
mạnh ở mức trung bình, trong đó giống Phi lao địa phương có sinh trưởng tốt hơn Phi
lao Trung Quốc, tuy nhiên Phi lao Trung Quốc lần đầu đưa vào vùng cát Quảng Ninh -
Quảng Bình trồng bằng cây hom trong bầu và cây con đem trồng cao bình quân 35cm
- chỉ cao bằng nửa so với Phi lao địa phương. Tỷ lệ sống trung bình là 65% (thể hiện ở
bảng 2.2), tuy con số này chưa phải là cao nhưng điều quan trọng nhất là đã tạo được 1
lớp thảm cây che phủ mặt đất, hạn chế cát bay, từng bước cải thiện điều kiện đất đai và

tiểu khí hậu của vùng cát di động mạnh ven biển.
Bảng 2.2: Tổng hợp tỷ lệ cây sống, chết của 2 loài Phi lao
Loài cây Ô tiêu
chuẩn
Cây sống Cây chết
N % N %
Phi lao Trung
Quốc
1a
2a
3a
4a
TB
110
101
111
112
108,5
67
61
67
68
65,75
55
64
54
53
56,5
33
39

33
32
34,25
Phi lao địa
phương
1b
2b
3b
4b
TB
110
107
111
105
108,25
67
65
67
64
65,75
55
58
54
60
56,75
33
35
33
36
34,25

(Nguồn: Lê Đình Khả, 2001) [9]
Một điểm mới trong mô hình này cũng cần phải đề cập đến là phương thức tổ
chức thực hiện. Hộ gia đình đã được giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, được trợ giúp về kỹ thuật và nguồn giống cây trồng, gia đình bỏ công lao động.
Để có thể đưa những vùng cát di động và bán di động ven biển nước ta vào sử dụng
chúng ta cần phải có những chính sách ưu tiên, trợ giúp kỹ thuật và đầu tư hợp lý, có
như vậy thì các mô hình trồng rừng Phi lao tập trung như hộ ông Nguyễn Văn Lễ mới
được nhân rộng.
6
2.3.4. Trồng rừng hỗn loài bằng các loài Keo.
* Keo lá liềm + keo lá tràm + keo chịu hạn (A. dificilis)
- Địa điểm: xã Lộc tiến, huyện Phú Lộc - TT Huế.
- Năm trồng: 1997.
- Diện tích: 20 ha.
- Dự án: PAM
- Đơn vị thực hiện: Hạt kiểm lâm Phú lộc - TT Huế.
- Mật độ trồng ban đầu: 1650 cây/ha (3 m x 2 m)
- Phương thức trồng: hỗn giao theo băng, mỗi băng gồm 10 hàng cây.
- Lập địa: Đất cát xám trắng, ngập nước mùa mưa.
- Phương pháp làm đất: lên líp đôi, cao khoảng 30 - 40cm. Tình hình sinh trưởng
của cây trồng trong mô hình được trình bày ở bảng 2.3:
Bảng 2.3: Sinh trưởng của rừng keo trồng hỗn loài 5 năm tuổi
Loài cây
Mật độ hiện
còn
D
1,3
bình
quân (cm)
H

vn
bình
quân (m)
Dt bình quân
(m)
Keo lá liềm 1450 10,25 9,2 3,2
Keo chịu hạn 1020 7 6 2,5
Keo lá tràm 500 3,4 3 1,5
(Nguồn: Đặng Thái Dương, 2002) [4]
Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 2.3 thấy rằng: Trên vùng đất cát bán ngập nước
vùng nội đồng việc gây trồng rừng hỗn loài bằng các loài Keo trên là không phù hợp
vì mỗi loài keo chỉ thích hợp với một vùng sinh thái nhất định. Trên vùng đất này chỉ
nên gây trồng thuần loài bằng loài keo lá liềm (A. crassicarpa) là phù hợp nhất.
2.3.5. Trồng rừng keo lá liềm thuần loài.
Nhiều nơi trong khu vực đã trồng rừng sản xuất trên vùng cát theo phương thức
trồng thuần loài keo lá liềm, mặc dù diện tích không tập trung (mỗi địa điểm có
khoảng 15 - 50 ha). Nguồn vốn trồng khá đa dạng: 327, PAM, ngân sách địa phương.
Mật độ trồng: 1650 - 2500 cây/ha. Phương pháp làm đất: Lên líp đơn hoặc đôi. Trồng
theo băng mỗi băng trồng 3 - 4 hàng cây, băng chừa 4 - 5 m. Lập địa trồng: Trên vùng
đất cát nội đồng bán ngập nước hoặc không ngập nước.
7
Theo nghiên cứu của T.S Đặng Thái Dương đối với keo lá liềm trồng thuần loài
trên vùng đất cát bán ngập nước 5 năm tuổi thì D
1.3
bình quân đạt 10,4cm, H
Vn
bình
quân đạt 9 m và D
t
bình quân đạt 4,02 m. Đây là những dấu hiệu rất đáng mừng về

triển vọng của loài cây này trên vùng đất cát bán ngập nội đồng. Xu thế hiện nay trồng
rừng trên vùng đất cát nội đồng ở các tỉnh Bình - Trị - Thiên loài cây được quan tâm
và ưu tiên nhất là loài cây keo lá liềm. Nhưng nguồn giống loài keo này hiện nay rất hiếm.
Năm 2000 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu xây dựng mô
hình trồng rừng keo lá liềm trên diện tích 5 ha tại hợp tác xã Long Quang - Triệu
Trạch - Triệu Phong - Quảng Trị. Năm 2001 bố trí thêm 3 ha tại Hợp tác xã Nhĩ Trung
- Gio Thành - Gio Linh - Quảng Trị. Điểm mới ở đây là đã áp dụng các biện pháp làm
đất lên líp để trồng rừng, sinh trưởng của keo lá tràm và keo lá liềm trên đất lên líp
được thể hiện qua bảng 2.4:
Bảng 2.4: Sinh trưởng thí nghiệm lên đai líp, rừng trồng tháng 12/2000
số liệu thu tháng 12/2001
STT Công thức thí nghiệm D
0
(cm) H
VN
(cm)
1 Líp đôi cao 0,2 m keo lá liềm 1,72 94,87
2 Líp đôi cao 0,2 m keo lá tràm 1,02 67,51
3 Líp đơn cao 0,2 m keo lá liềm 1,86 101,29
4 Líp đơn cao 0,2 m keo lá tràm 1,10 69,33
5 Không lên líp keo lá liềm 0,96 55,93
6 Không lên líp keo lá tràm 0,73 47,57
(Nguồn: Nguyễn Thị Liệu, 2001) [10]
Tuy mới bước đầu chưa đánh giá chính xác mức độ sinh trưởng nhưng nhìn
chung keo lá liềm có khả năng thích ứng tốt với điều kiện lập địa bất lợi của vùng cát
nội đồng Bắc Trung Bộ [20]. Trên vùng cát nội đồng tỉnh Quảng Trị keo lá liềm sinh
trưởng tốt hơn keo lá tràm kể cả hai trường hợp lên líp và không lên líp. Sinh trưởng
của hai loài keo trong trường hợp lên líp đơn tốt hơn lên líp đôi. Vì vậy, trên vùng đất
cát này nên chọn cây keo lá liềm để gây trồng với phương pháp làm đất là lên líp đơn.
8

2.3.6. Trồng keo lá tràm thuần loài.
Đây là rừng trồng khá phổ biến trong những năm trước đây trên vùng cát nội
đồng 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, và Thừa Thiên Huế. Hiện nay, trên hầu hết các
dạng lập địa này đều còn rừng keo lá tràm. Trên đất cát cố định mực nước ngầm sâu
hoặc trung bình loài cây này sinh trưởng khá tốt còn những vùng bán ngập nước thì
loài keo này sinh trưởng rất chậm, nhiều nơi cây còi cọc nên phải phá đi để trồng lại
loài cây khác.
- Mô hình được trồng năm 1996 trong Chương trình 327.
- Đơn vị thực thi: Hạt kiểm lâm Phú Lộc.
- Địa điểm: Xã Lộc Vĩnh - Phú lộc - TT Huế.
- Lập địa: đất cát bán ngập nước.
- Mật độ trồng: 2.500 cây/ha.
- Phương pháp làm đất: lên líp đôi. Trồng rừng toàn diện.
Theo kết quả nghiên cứu của TS. Đặng Thái Dương năm 2002 về sinh trưởng của
keo lá tràm trên vùng đất cát bán ngập nước 6 năm tuổi, mật độ hiện còn là 1.720 cây,
D
1.3
bình quân đạt 4,5cm, H
Vn
bình quân đạt 2,3 m và D
t
bình quân đạt 1,1 m. Qua kết
quả về khả năng sinh trưởng, cho thấy loài keo lá tràm không phù hợp với vùng đất cát
nội đồng có mực nước ngầm nông, mùa hè thì khô nóng, mùa mưa thì ngập nước. Cây
sinh trưởng và phát triển rất kém, không có khả năng thành rừng. Vì vậy, không nên
trồng rừng keo lá tràm trên vùng cát nội đồng, ngập nước.
Nhận xét: Điểm qua một số mô hình trồng rừng tập trung trên vùng cát ven biển
Bình Trị Thiên nhận thấy các mô hình còn ít về số lượng, chưa phong phú về nội dung,
nhiều mô hình mới đang trong giai đoạn thử nghiệm. Mô hình thành công nhất đã được
khẳng định là mô hình trồng rừng Phi lao phòng hộ chắn gió, cát, bảo vệ môi trường,

đặc biệt trên các vùng cát di động, bán cố định. Trong thời gian qua việc sử dụng và cải
tạo đất cát ven biển khu vực Bình - Trị - Thiên bằng việc trồng rừng các loài cây keo là
khá phổ biến. Hầu hết các loài keo đều thích hợp được với vùng đất cát ổn định, có mực
nước ngầm trung bình, ở những nơi mực nước ngầm cao cần phải lên líp cao 30 - 40cm
keo mới sinh trưởng và phát triển được. Mô hình có triển vọng và đề xuất cho mở rộng
là keo lá liềm trên vùng cát nội đồng. Trong nhiều loài keo trồng khảo nghiệm trên đất
cát ven biển Bình - Trị - Thiên thì keo lá liềm (Acacia crassicarpa) đã tỏ ra là một loài
cây có khả năng thích ứng lớn nhất trên vùng cát nội đồng, thí dụ ở Đông Phong thuộc
tỉnh Thừa Thiên Huế, keo lá liềm có tỷ lệ sống 100% và sinh trưởng khá, gấp 2 lần so
với sinh trưởng của loài keo tai tượng (Acacia mangium) - là một loài keo mọc nhanh.
Bên cạnh những mô hình thành công, cũng có không ít những mô hình thất bại cần rút
kinh nghiệm như mô hình trồng keo lá tràm trên vùng đất cát bán ngập nước, một số mô
hình trồng rừng hỗn giao.
9
2.4. Giá trị phòng hộ - kinh tế xã hội và môi trường của một số loài cây trồng trên
đất cát ven biển
Theo thống kê, hiện có có tới 60 - 70% số dân vùng cát sống bằng nghề nông và
lâm nghiệp [15]. Lâm nghiệp đã trở thành một nghề trong các gia đình nông dấn sống
ở vùng đất cát như tạo cây con vườn ươm, trồng rừng và khai thác gỗ củi. Có nơi như
ở xã Bình Dương - Thăng Bình - Quảng Nam thu nhập về gỗ củi Phi lao đã chiếm đến
50 - 60% thu nhập hàng năm phần lớn của các hộ nông dân sống trong xã, một đặc
điểm mà ít nơi có. Cây phi lao có nốt sần có khả năng cố định Nitơ từ khí quyển, mặc
dù nó không phải là loài cây họ đậu nên có tác dụng cải tạo đất có độ phì thấp. Phi lao
là cây gỗ thường xanh, mọc nhanh, mỗi cây phi lao có đường kính 25-30cm (sau 12 -
15 năm) có thể bán được 60 - 70 ngàn. Củi Phi lao là một trong loại củi tốt nhất hiện
nay, củi Phi lao đã trở thành thị trường sôi động ở các chợ địa phương vùng ven biển với
giá 250.000 - 300.000 đ/ste. Số lượng gỗ Phi lao thu được hàng năm ở Quảng Nam - Đà
Nẵng đạt đến 670.000m
3
/năm. [25]

Keo là loài cây gỗ đa tác dụng, thích hợp trồng ở vùng cát ven biển, có tác dụng
chắn gió, chống cát bay, chắn gió bảo vệ đồng ruộng, làng mạc. Cành rơi rụng tạo một
lớp thảm mục khô, thảm mục có tác dụng chống xói mòn và cải thiện đất. Ngoài ra, ở
rễ có các nốt sần có tác dụng cố định Nitơ cải tạo điều kiện môi trường đất.
Keo còn là loài cây có giá trị cung cấp gỗ phục vụ cho ngành công nghiệp chế
biến bột giấy và chế biến ván dăm (440.000 đồng/tấn). Ngoài ra, keo còn là cây gỗ
phục vụ cho các công trình xây dựng và cung cấp gỗ củi cho nhân dân vùng cát, củi
keo trở thành thị trường sôi động ở các chợ địa phương.
Những cây Lâm nghiệp trồng trên địa bàn vùng cát mang lại những giá trị về
nhiều mặt cho người dân sống trên địa bàn. Nhưng hiện nay mới chỉ có những nghiên
cứu về hiệu quả kinh tế của cây Phi lao nhưng chưa có những nghiên cứu về hiệu quả
kinh tế của các loài keo trên vùng cát.
2.5. Tính chống chịu hạn, nóng của thực vật
2.5.1. Khái niệm chung.
2.5.1.1. Các nhân tố sinh thái
Như chúng ta vẫn thường nói: Cơ thể và môi trường là một khối thống nhất. Cơ
thể thực vật luôn cần thiết các điều kiện ngoại cảnh mà người ta thường gọi là các
nhân tố sinh thái để tồn tại, sinh trưởng, phát triển và tái tạo nên thế hệ mới.
Các nhân tố sinh thái của thực vật bao gồm: Nhiệt độ, ánh sáng, nước và các
chất khoáng trong đất, không khí, sâu bệnh hại Các nhân tố thường thay đổi có tính
chất chu kỳ theo ngày (sáng, trưa, chiều, đêm). Mùa trong năm (xuân, hạ, thu, đông).
10
Trải qua bao thế hệ, do quá trình chọn lọc tự nhiên lâu đời mà thực vật đã có phản ứng
thích nghi với các biến đổi có tính chu kỳ đó của các nhân tố sinh thái.
2.5.1.2. Các nhân tố “stress” của môi trường
Tuy các biến đổi của các nhân tố sinh thái có tính chu kỳ khá ổn định, nhưng
đôi khi có những biến đổi vượt ra khỏi giới hạn sống bình thường của cơ thể thực vật
gọi là các nhân tố “stress”. Các nhân tố “stress” của môi trường bao gồm nhiệt độ quá
cao (nóng) hay quá thấp (lạnh), thiếu nước (hạn) hay thừa nước (úng), thừa muối trong
đất (mặn), sâu bệnh hại

2.5.1.3. Các tính chống chịu sinh lý:
Trong điều kiện gặp môi trường thái quá, nếu thực vật không có những thích
ứng mang đặc trưng chống chịu với những biến đổi “stress” này thì sẽ bị tiêu diệt
ngay. Trong điều kiện đó, có những thực vật chẳng những tồn tại được mà có khả năng
sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất ở các mức độ khác nhau, tùy mức độ
chống chịu của chúng với điều kiện “stress” đó.
Phù hợp với các điều kiện bất lợi trên, thực vật có những chống chịu tương ứng:
tính chống chịu hạn, chống chịu nóng
2.5.2. Tính chống chịu hạn của thực vật
2.5.2.1. Các loại hạn của thực vật
Hạn là hiện tượng xảy ra khi cây bị thiếu nước. Do thiếu nước mà lượng nước
hút vào cây không bù đắp được lượng nước bay hơi đi qua các bộ phận trên mặt đất,
làm cho cây mất cân bằng nước và bị héo. Có 3 dạng hạn đối với cây:
2.5.2.2. Hạn đất
Xảy ra khi lượng nước dự trữ cho cây hấp thu trong đất bị cạn kiệt nên cây
không hút đủ nước và làm mất cân bằng nước. Hạn đất thường xảy ra với các vùng có
lượng mưa trung bình rất thất và kéo dài nhiều tháng trong năm như các tỉnh miền
trung vào mùa khô.
2.5.2.3. Hạn không khí
Xảy ra khi độ ẩm không khí quá thấp làm cho quá trình thoát hơi nước của cây
quá mạnh và cũng có thể dẫn đến mất cân bằng nước trong cây. Hạn không khí thường
xảy ra đối với các vùng có gió khô và nóng như mùa có gió tây nam của các tỉnh miền
trung, mùa khô ở Tây Nguyên hoặc đôi lúc gió mùa Đông Bắc cũng có độ ẩm không
khí thấp.
11
2.5.2.3. Hạn sinh lý
Xảy ra do trạng thái sinh lý của cây không cho phép cây hút nước được, mặc dù
trong môi trường không thiếu nước. Do rễ cây không lấy được nước mà quá trình bay
hơi nước vẫn diễn ra nên cây vẫn mất cân bằng nước.
Hạn sinh lý nếu nghiêm trọng và kéo dài thì cũng tác hại như hạn đất và hạn

không khí. Nếu hạn đất kết hợp với hạn không khí thì mức độ tác hại đối với cây còn
tăng lên nhiều.
2.5.2.4. Tác hại của hạn đối với cây:
* Hệ thống keo nguyện sinh chất bị biến đổi mạnh:
Thay đổi tính chất lý hóa của chất nguyên sinh: tăng độ nhớt chất nguyên sinh
làm chậm các hoạt động sống, giảm mức độ phân tán, khả năng thủy hóa và tính đàn
hồi của keo nguyên sinh chất
Thay đổi đặc tính hóa keo từ trạng thái sol rất linh động, thuận lợi cho các hoạt
động sống sang trạng thái coaxecva hoặc chất gel kém kinh động, cản trở các hoạt
động sống.
* Quá trình trao đổi chất:
Lúc thiếu nước sẽ bị đảo lộn từ hoạt động tổng hợp là chủ yếu, khi đủ nước
chuyển sang phân giải khi thiếu nước. Quá trình phân giải quan trọng nhất là phân giải
protein và axitnucleic. Kết quả là giải phóng và tích lũy NH
3
gây độc hại cho cây và có
thể kìm hãm cho cây chết.
* Hoạt động sinh lý bị kìm hãm:
Thiếu nước sẽ ức chế hoạt động quang hợp do khí khổng đóng nên thiếu CO
2
,
lục lạp có thể bị phân hủy, ức chế sự tổng hợp diệp lục, lá bị héo và khô chết làm giảm
diện tích quang hợp, sự vận chuyển sản phẩm quang hợp ra khỏi lá và về cơ quan dự
trữ bị tắc nghẽn
Thiếu nước ban đầu làm tăng hô hấp vô hiệu, về sau sản phẩm hô hấp nhanh,
hiệu quả sử dụng năng lượng của hô hấp rất thấp vì hô hấp làm giảm sinh nhiệt là
chính.
Hạn làm mất cân bằng nước trong cây: lượng nước thoát ra lớn hơn lượng nước
hấp thu vào cây làm cho cây bị héo.
Dòng vận chuyển vật chất trong cây bị ức chế rất mạnh. Sự hút chất khoáng

giảm do tốc độ dòng thoát hơi nước giảm. Thiếu nước sẽ kìm hãm tốc độ vận chuyển
chất đồng hóa về các cơ quan dự trữ và có thể có hiện tượng chảy ngược dòng các chất
12
đồng hóa từ các cơ quan dự trữ về các cơ quan dinh dưỡng. Kết quả là làm giảm năng
suất kinh tế của cây trồng.
* Quá trình sinh trưởng và phát triển bị kìm hãm:
Ức chế sinh trưởng: Thiếu nước thì đỉnh sinh trưởng không thể phân chia được,
quá trình giãn của tế bào bị ức chế làm cho cây sinh trưởng chậm. Do đó nước được
xem là yếu tố rất nhạy cảm trong sự sinh trưởng của tế bào. Trong trường hợp cần ức
chế sinh trưởng không cần thiết của cây, như lúc cây có nguy cơ bị lốp thì ta có thể tạo
ra điều kiện khô hạn để ức chế sự giãn kéo dài của tế bào, ức chế sinh trưởng của chiều
cao.
Ức chế ra hoa quả: Thiếu nước làm ảnh hưởng đến quá trình phân hóa hoa và
đặc biệt là quá trình thụ tinh. Khi gặp hạn hạt phấn không nảy mầm, ống phấn không
sinh trưởng được, sự thụ tinh không xảy ra và hạt sẽ bị lép, giảm năng suất nhiều
2.5.3. Bản chất của cây thích nghi và chống chịu khô hạn
2.5.3.1. Tránh hạn
Những thực vật này thường sống ở những vùng khô hạn, có thời gian mưa rất
ngắn trong năm. Đây là những thực vật có thời gian sinh trưởng rất ngắn. Hạt của
chúng chịu hạn rất tốt, đợi đến mùa khô năm sau lại nảy mầm.
Trong công tác chọn giống chống chịu hạn, các nhà chọn giống quan tâm nhiều
đến tính chín sớm, có thời gian sinh trưởng ngắn.
2.5.3.2. Giảm khả năng mất nước
Đặc tính quan trọng nhất là đóng khí khổng để giảm sự thoát hơi nước khi gặp
hạn. Khí khổng của những thực vật chịu hạn này thường rất nhạy cảm với thiếu nước.
Các thực vật này thường sống ở vùng sa mạc và thường là những thực vật CAM nên
có xu hướng mở khí khổng vào ban đêm để nhận CO
2
.
Các thực vật chống chịu hạn có tầng cutin dày hơn để giảm lượng nước bay hơi

qua cutin.
Giảm lượng hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời bằng cách vận động lá theo
hướng song song với tia sáng tới để nhận năng lượng ít nhất, nhất là vào ban trưa hoặc
có thể cuộn lá lại hoặc cụp lá xuống.
Giảm diện tích lá để giảm bề mặt thoát hơi nước. Lá sinh trưởng chậm khi thiếu
nước. Lá rất nhạy cảm với thiếu nước nên một số lá bị rụng đi hay khô chết đi để giảm
bề mặt thoát hơi nước.
2.5.3.3. Duy trì khả năng hấp thụ nước
13
Có hệ rễ phát triển rất mạnh và phân bố sâu xuống mạch nước ngầm để lấy
nước và mật độ rễ cũng rất cao và tỷ lệ rễ/thân lá cao hơn nhiều, nhất là khi chúng gặp
hạn.
Về giải phẫu thì chúng có số lượng và đường kính mạch dẫn tăng lên để tăng
khả năng vận chuyển nước lên thân lá.
Tăng áp suất thẩm thấu và sức hút nước của mô bằng khả năng điều chỉnh thẩm
thấu của các thực vật này. Khả năng điều chỉnh thẩm thấu là đặc trưng quan trọng nhất
của thực vật chống chịu hạn.
Chính nhờ các đặc điểm mang tính bản chất của thích nghi và tính chịu hạn mà
giúp cho cây lấy được nước hiệu quả nhất, trong điều kiện cung cấp nước khó khăn.
2.5.3.4. Duy trì tính nguyên vẹn về cấu trúc và chức năng sinh lý của tế bào
Đặc điểm chung nhất của thực vật chống chịu hạn là trong điều kiện thiếu nước,
chất nguyên sinh của tế bào vẫn giữ được nguyên vẹn mà không bị thương tổn về cấu
trúc và chức năng. Hệ thống màng không bị tổn thương nên không bị rò rỉ các chất ra
ngoài, các bào quan vẫn duy trì cấu trúc và chức năng của chúng.
Độ nhớt và tính đàn hồi duy trì ở mức cao. Các protein và enzim bền vững,
không bị biến tính và không bị phân hủy lúc thiếu nước
2.5.3.5. Các hoạt động trao đổi chất và sinh lý vẫn duy trì được mà không bị đảo lộn
khi gặp hạn.
Quá trình sinh trưởng và phát triển cũng như việc hình thành năng suất được
tiến hành ở các mức độ khắc nhau, tùy theo khả năng chống chịu hạn của chúng. Năng

suất cây trồng giảm nhiều hay ít tùy thuộc theo mức độ hạn và khả năng chống chịu
hạn của chúng
2.5.4. Tính chống chịu nóng của thực vật
2.5.4.1. Khả năng tránh nóng
Phản xạ các tia sáng tới mặt trời để giảm nhiệt độ đốt nóng cây mà chủ yếu là
tia hồng ngoại.
Vận động quay bản lá tránh vuông góc với tia sáng tới để tiếp cận ánh sáng ít
nhất, nhất là vào giữa giờ ban trưa.
Thoát hơi nước mạnh để giảm bề nhiệt bề mặt lá. Sự thoát hơi nước có thể giảm
nhiệt độ lá đến 30%, giúp cho lá khỏi bị thương tổn vì nhiệt độ cao trong quá trình
quang hợp có thể thực hiện được.
2.5.4.2. Cấu trúc nguyên sinh chất, đặc biệt cấu trúc hệ thống màng sinh học bền vững.
14
Không bị tổn thương khi nhiệt độ tăng cao của môi trường. Các cây chống chịu
nóng có tỷ lệ axit béo bão hòa/ axit béo chưa bão hòa cao hơn nhiều so với thực vật
khác. Các axit béo bão hòa có thể bảo vệ cho protein cấu trúc membran không bị biến
tính, làm ổn định cấu trúc của màng.
15
2.5.4.3. Hàm lượng nước liên kết
Trong cây, nước rất có ý nghĩa đối với tính chống chịu nóng của cây. Hàm
lượng nước liên kết cao giúp bảo vệ cho keo nguyên sinh chất không bị biến tính.
2.5.4.4. Các quá trình trao đổi chất và các hoạt động sinh lý:
Vẫn duy trì được không bị đảo lộn do cấu trúc nguyên vẹn của màng và hệ
thống nguyên sinh chất vẫn duy trì ở nhiệt độ cao.
Các protein khá bền vững nên không bị phân hủy ở nhiệt độ cao tránh được
nguyên nhân quan trọng gây chết ở nhiệt độ cao.
Quá trình quang hợp vẫn duy trì ở nhiệt độ cao vì lục lạp và diệp lục không bị
phân hủy.
Các hoạt động sinh lý khác như quá trình trao đổi nước, dinh dưỡng khoáng,
vận chuyển vật chất trong cây vẫn duy trì được mà không bị gián đoạn.

16
PHẦN III: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu của đề tài
3.1.1. Mục tiêu chung
Xác định đặc điểm sinh trưởng của keo lá liềm (Acacia crassicarpa A.Cunn ex
benth) ở một số điều kiện trồng rừng khác nhau và ảnh hưởng của rừng keo lá liềm
(Acacia crassicarpa A.Cunn ex benth) đến sinh kế làm cơ sở phát triển loài cây này
trên vùng đất cát ven biển Bắc trung bộ.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội và xác định hiện trạng
rừng trồng keo lá liềm vùng BTB, đồng thời đánh giá sinh trưởng và ảnh hưởng của
rừng keo lá liềm đến sinh kế của người dân trong vùng cát làm cơ sở hướng dẫn bản kỹ
thuật và một số giải pháp phát triển rừng keo lá liềm trên vùng đất cát ven biển BTB.
3.1.3. Đối tượng nghiên cứu
Cây keo lá liềm (Acacia crassicarpa A.Cunn ex benth) thuộc Họ Trinh nữ, bộ
Đậu trồng tại vùng đất cát ven biển Bắc trung bộ.
3.1.4. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: rừng trồng cây keo lá liềm tại các tỉnh Bắc trung bộ.
- Giới hạn nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu vùng phân bố cây keo lá liềm ở các tỉnh
vùng Bắc trung bộ; đặc điểm hình thái, sinh thái, khả năng chịu nóng, chịu hạn và sinh
trưởng của loài cây keo lá liềm trên vùng đất cát ven biển; nghiên cứu ảnh hưởng của
rừng keo lá liềm đến sinh kế của người dân. Các ÔTC được tiến hành đo đếm D
1.3
, H
vn
tại 2 tỉnh Quảng Bình (đất nội đồng) và tỉnh Thừa Thiên Huế (đất cát ven biển)
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội và điều tra xác định hiện trạng
rừng trồng keo lá liềm vùng Bắc trung bộ.
3.2.1.1. Điều kiện tự nhiên vùng Bắc trung bộ.

3.2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội vùng Bắc trung bộ.
3.2.1.3. Tổ chức sản xuất vùng Bắc trung bộ.
3.2.1.4. Cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật.
3.2.1.5. Hiện trạng rừng trồng loài keo lá liềm vùng đất cát ven biển Bắc trung bộ.
17
3.2.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái, sinh lý của loài keo lá liềm trồng
trên đất cát ven biển Bắc trung bộ.
3.2.2.1. Đặc điểm hình thái và sinh thái của keo lá liềm
3.2.2.2. Một số đặc điểm sinh lý liên quan đến tính chịu hạn, chịu nóng của loài.
3.2.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của loài keo lá liềm trên các phương thức
làm đất, công thức bón phân, mật độ trồng và các loại đất khác nhau.
3.2.3.1. Đánh giá sinh trưởng của keo lá liềm trên các phương thức làm đất.
3.2.3.2. Đánh giá sinh trưởng của keo lá liềm trên các công thức bón phân
3.2.3.3. Đánh giá sinh trưởng của keo lá liềm trên các mật độ trồng khác nhau
3.2.3.4. Đánh giá sinh trưởng của keo lá liềm trên các loại đất khác nhau
3.2.4. Đánh giá tác động của rừng keo lá liềm tới sinh kế của người dân
3.2.4.1. Tác động của rừng keo lá liềm đến nguồn vốn con người
3.2.4.2. Tác động đến nguồn vốn tự nhiên
3.2.4.3. Tác động đến nguồn vốn xã hội
3.2.4.4. Tác động đến vốn tài chính
3.2.4.5. Tác động đến nguồn vốn vật chất
3.2.5. Đề xuất hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng và một số giải pháp phát triển rừng
keo lá liềm trên vùng đất cát ven biển Bắc trung bộ.
3.2.5.1. Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng keo lá liềm trên vùng đất cát ven biển BTB
3.2.5.2. Một số giải pháp phát triển rừng trồng keo lá liềm trên vùng đất cát ven biển
BTB.
3.3. Phương pháp nghiên cứu:
3.3.1. Bố trí thí nghiệm- ô tiêu chuẩn điều tra.
* Phân tích tính chịu nóng, chịu hạn phương pháp bố trí thí nghiệm:
- Thí nghiệm khả năng chịu nóng của loài cây keo lá liềm: Đối tượng đánh giá là

một số loài mọc tự nhiên và loài trồng thành công trên vùng cát ven biển và so sánh
với loài keo lá liềm.
+ Đánh giá tính chịu nóng của keo lá liềm: Thí nghiệm tiến hành theo phương
pháp của Maxcốp dựa vào mức độ lá hoá màu dưới tác động của nhiệt độ [29]
18
- Đánh giá khả năng chịu hạn của keo lá liềm: Đối tượng đánh giá là một số loài
mọc tự nhiên và loài trồng thành công trên vùng cát ven biển và so sánh với loài keo lá
liềm.
+ Độ ẩm cây héo: Theo phương pháp của V.A.Novikov [30].
+ Cường độ thoát hơi nước: Theo phương pháp của Ivanop [29]. Xác định
cường độ thoát hơi nước của lá ở giai đoạn 1 năm tuổi sau thời gian 60 phút.
+ Khả năng giữ nước và phục hồi sức trương của lá: Theo phương pháp của
G.N.Eremeev [30].
* Ô tiêu chuẩn điều tra:
- Các ÔTC đều được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ mỗi công thức có 3 lần
lặp lại. ÔTC được bố trí trên 2 loại đất là đất cát ven biển và đất cát nội đồng.
- Trên vùng đất cát ven biển: ÔTC được bố trí tại khu rừng keo lá liềm 7 năm tuổi
và cách bờ biển từ 300 - 1000 m.
- Trên vùng đất cát nội đồng: ÔTC được bố trí tại khu rừng keo lá liềm 7 năm
tuổi
3.3.2. Điều tra thu thập số liệu
* Kế thừa các tài liệu, số liệu thứ cấp liên quan đến đề tài:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng nghiên cứu: từ niên giám thống kê
của vùng Bắc trung bộ.
- Các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm về trồng rừng keo lá liềm trên đất cát ven
biển Bắc trung bộ.
- Các báo cáo, hồ sơ thiết kế, nghiệm thu trồng rừng, theo dõi giám sát diễn
biến rừng của sở NN&PTNT, Chi cục lâm nghiệp, ban quản lý dự án
* Điều tra hiện trường:
- Căn cứ vào hiện trạng rừng hiện nay, trên mỗi dạng lập địa phân chia được

tiến hành lập 3 ô tiêu chuẩn và các ô tiêu chuẩn trên các dạng lập địa cùng một tuổi.
Mỗi ô tiêu chuẩn điển hình có diện tích 500m
2
(20x25m).
- Trong mỗi một ô tiêu chuẩn, tiến hành thu thập các số liệu: đường kính (D
1.3
)
bằng thước dây, chiều cao vút ngọn (H
vn
) bằng thước Blumless. Mỗi chỉ tiêu, mỗi vị trí
đo đếm lặp lại 3 lần và lấy giá trị trung bình.
- Khi so sánh biện pháp kỹ thuật trồng rừng tác động đến sinh trưởng của cây
keo lá liềm chúng tôi lập ÔTC đồng nhất các yếu tố khác chỉ có khác chỉ tiêu so sánh.
19
Ví dụ: So sánh cây trồng trên đất cát nội đồng với đất cát ven biển thì chúng tôi
lập ÔTC đồng nhất về mật độ, phương thức làm đất, bón phân… chỉ khác là đất cát
nội đồng và đất cát ven biển mà thôi và kết quả tìm ra sinh trưởng của keo lá liềm
vùng đất nào là tốt nhất hoặc sinh trưởng như nhau để làm cơ sở phát triển gây trồng
loài Keo này.
- Phỏng vấn 60 hộ gia đình trên vùng đất cát nội đồng và đất cát ven biển để
đánh giá tác động của rừng keo lá liềm đến nguồn vốn con người, nguồn vốn tự nhiên,
nguồn vốn xã hội, nguồn vốn tài chính và nguồn vốn vật chất mang lại cho người dân.
Sử dụng phương pháp điều tra đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân
(PRA), phỏng vấn bằng phiếu điều tra phỏng vấn (nội dung được thể hiện trong phiếu
phỏng vấn)
3.3.3. Phân tích và xử lý số liệu
- Sử dụng chương trình Excel 5.0 để xử lý số liệu:
+ Tiến hành phân tích phương sai 1 nhân tố để xác định tiêu chuẩn F (Fisher) là
tiêu chuẩn nói lên mức độ biến động về sinh trưởng của các loài cây:


N
A
t
V
V
a
an
F



=
1
Trong đó: n: là dung lượng quan sát
a: là số công thức thí nghiệm
V
A
: Biến động của nhân tố A

=
−∗=
a
i
A
iA
CS
m
V
1
)(

2
1
n
S
C
2
=
S: tổng giá trị quan sát của toàn thí nghiệm
V
N
: Biến động ngẫu nhiên
V
N
= V
T
- V
A
V
T
: Biến động chung
CxV
a
i
n
j
ijT
i
−=
∑∑
= =1 1

2
So sánh F
t
với F
05
(k
1
=a-1, k
2
=n-a):
Nếu F
t
≤ F
05
: Việc phân cấp nhân tố A tác động đồng đều lên kết quả thí
nghiệm.
20
Nếu F
t
> F
05
: Việc phân cấp nhân tố A có ý nghĩa ngoài thực tế.
+ Khi F
t
> F
05
thì việc phân cấp của nhân tố A có ý nghĩa ngoài thực tế. Chắc
chắn trong việc phân cấp nhân tố A sẽ có 1 hoặc 2 công thức hiệu quả hay tốt nhất so
với các công thức còn lại. Việc tìm công thức tốt nhất dựa vào việc so sánh 2 giá trị
trung bình lớn nhất thứ nhất và lớn nhất thứ hai thông qua tiêu chuẩn t (Student):


ji
XX
III
nn
S
XX
t
11
" −

=
Trong đó:
i
X
X
max

j
X
X
max
là giá trị bình quân lớn thứ nhất và thứ hai trong các
giá trị bình quân khi phân cấp nhân tố A.

i
X
n

j

X
n
dung lượng quan sát tương ứng với
i
X
X
max

j
X
X
max
(
i
X
n
=
j
X
n
= n).
S”: Sai tiêu chuẩn ngẫu nhiên
an
V
S
N

="
Nên công thức t có thể viết lại:


n
S
XX
t
III
tính
2
"2

=
So sánh |t| với t
05
(k=n-a):
Nếu |t| ≤ t
05
: Như vậy 2 công thức thí nghiệm i và j đều có hiệu quả như nhau.
Việc lựa chọn công thức nào hiệu quả nhất dựa vào ý nghĩa kinh tế.
Nếu |t| > t
05
: Công thức hiệu quả nhất là công thức có giá trị trung bình lớn hơn.\
21
22
HIỆN TRẠNG
RỪNG TRỒNG
THU THẬP THÔNG TIN
ĐIỀU TRA
XỬ LÝ SỐ LIỆU
XỬ LÝ SỐ LIỆU
XỬ LÝ SỐ LIỆU
CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG

(D
1.3
; Hvn)
PHỎNG VẤN
HỘ GIA ĐÌNH
ĐÁNH GIÁ SINH
TRƯỞNG
TÁC ĐỘNG CỦA
RỪNG ĐẾN SINH KẾ
ĐỀ XUẤT KT VÀ
GIẢI PHÁT PT
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ nghiên cứu tổng quát
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội và điều tra xác định hiện trạng
rừng trồng keo lá liềm vùng Bắc trung bộ.
4.1.1. Điều kiện tự nhiên vùng Bắc trung bộ.
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Bắc Trung Bộ là vùng lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ (160 – 200) từ Bắc
Thanh Hóa đến ranh giới đường chia nước của khối núi Bạch Mã đâm ra biển. Lãnh
thổ về mặt hành chính bao gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình,
Quảng Trị và Thừa Thiên Huế với diện tích 51.174km
2
(chiếm 15.5% diện tích tự
nhiên của cả nước).
Bắc Trung Bộ là vùng hẹp ngang ở ngay phần giữa của đất nước (nơi hẹp nhất
tại Quảng Bình 50km, từ biên giới Việt Lào ra tới biển). Phía Tây là sườn Đông
Trường Sơn, giáp với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có đường biên giới 1.294km;
phía Đông hướng ra biển Đông với tuyến đường bộ ven biển dài 700km từ Nga Sơn
(Thanh Hóa) đến tận phía Nam Lăng Cô ở mũi Chân Mây đèo Hải Vân. Vị trí địa lí
của vùng giống như chiếc cầu nối giữa phần phía Bắc với phần phía Nam nước ta,

giữa nước Lào và biển Đông. Vùng có vị trí thuận lợi cho việc giao lưu với các địa
phương trong cả nước và quốc tế, trước hết là với Thủ đô Hà Nội, địa bàn trọng điểm
Bắc Bộ, địa bàn trọng điểm miền Trung và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Điều đó mở ra triển vọng về khả năng hợp tác với bạn trong các lĩnh vực khai thác,
chế biến gỗ và lâm sản, sản xuất và trao đổi vật liệu xây dựng, khai thác và sử dụng
tiềm năng thủy điện, tổ chức vận tải quá cảnh, đặc biệt khi đường 9 được chọn là một
trong các đường xuyên ASEAN và Lao Bảo trở thành khu vực trọng điểm phát triển
kinh tế và thương mại. Việc quan hệ về mọi mặt với các nước trong khu vực Đông
Nam Á và thế giới thông qua hệ thống đường biển mở ra khả năng to lớn hơn nhiều
đối với vùng Bắc Trung Bộ.
4.1.1.2. Địa chất – địa hình
Vùng có quá trình lịch sử kiến tạo lâu dài nhưng diễn biến ít phức tạp hơn vùng
Tây Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Nét cơ bản địa hình Bắc Trung Bộ là 3/4 núi và cao
nguyên, dải núi phía tây chạy dọc theo lãnh thổ vùng, phía đông là đồng bằng ven biển
có xen kẽ những dãy núi sát ra biển.
Địa hình Bắc Trung Bộ thể hiện sự khác biệt ở một số bộ phận:
23
Phía bắc là bộ phận đồi núi thuộc Thanh Hóa, độ cao khoảng 500 m, xen kẽ núi
là đồi núi thấp, ít có đỉnh cao quá 1500 m, là khu vực có nhiều núi đá vôi, phong hóa
mạnh.
Vào phía Nghệ An – Hà Tĩnh chiều ngang hẹp dần, các dãy núi chạy song song
theo hướng Bắc Nam với dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Phía bắc sông Cả có đỉnh
Pu Hoạt cao 2450 m, thoải dần về phía đông.
Vùng đồi núi Nghệ Tỉnh gồm đất đỏ Badan, tạo thành vành đai cây công nghiệp
dài và ngắn ngày rìa chân núi.
Từ đèo Cả đến đèo Hải Vân, dãy Trường Sơn với những uốn nếp tạo nên hai
sườn không đối xứng. Sườn tây thoải dần về phía Lào, sườn đông dốc đứng, bên cạnh
là vùng đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp. Đường sóng núi là đường phân thủy giữa 2 lưu
vực sông ở phía đông và phía tây và là biên giới Việt – Lào. Khu vực đồng bằng chiếm
khoảng 1/10 đồng bằng cả nước (khoảng 8700km

2
).
Đồng bằng Thanh Hóa mang tính chuyển tiếp từ châu thổ Bắc bộ sang châu thổ
nhỏ Trung bộ cũng được hình thành do quá trình bồi tích, ngoài cùng là vùng đồng
bằng duyên hải, vào sâu là vùng phù sa các sông bồi đắp, đến sát chân đồi là vùng phù
sa cổ xen kẽ lẫn những dãy đất bạc màu… Nhìn chung đất đai khu vực này kém màu
mỡ. Vùng Bình Trị Thiên, ngoài bộ phận đồng bằng rìa ven cửa sông có khả năng sản
xuất nông nghiệp, còn dải duyên hải, cát phủ diện tích lớn, khả năng sản xuất nông
nghiệp kém.
Bờ biển vùng Bắc Trung Bộ khúc khuỷu có nhiều núi ăn sát ra biển, quá trình
tự nhiên hình thành các đầm phá làm địa hình đỡ phức tạp hơn, có thể khai thác phát
triển nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch…
4.1.1.3. Về khí hậu
Đây là vùng khắc nghiệt so với các vùng trong cả nước. Hàng năm thường xảy
ra nhiều thiên tai như bão, lũ lụt: phơn Tây Nam (gió Lào), hạn hán mà nguyên nhân
cơ bản là do vị trí và cấu trúc địa hình tạo nên. Nằm ở khoảng giữa nước ta, nơi hàng
năm chịu ảnh hưởng nhiều nhất các đợt hoạt động của khí áp Tây Thái Bình Dương
(áp thấp nhiệt đới) là nguyên nhân gây ra bão lụt. Về mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 8
hàng năm), gió Tây (bản chất là gió mát) khi vượt qua dãy Trường Sơn đổ xuống đây
lại là gió nóng, vì hơi nước đã bị ngăn lại ở sườn Tây. Chính gió này mang hơi nóng
về các vùng đồng bằng và ven biển, gọi là gió phơn Tây Nam. Gió phơn ảnh hưởng
chẳng những đến sức khỏe con người, mà còn tới vật nuôi, cây trồng. Có những năm
gió phơn kết hợp với hạn hán đã đốt cháy cả cây cối, mùa màng ở nhiều khu vực trong
vùng. Chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của gió phơn Tây Nam là tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình và Quảng Trị. Từ cuối tháng 10 cho tới tháng 3 năm sau, vùng này còn
24
chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa Đông. Những đợt hoạt động mạnh của gió mùa
Đông Bắc tác động sâu sắc tới nền khí hậu trong vùng. Tuy nhiên, tính chất này không
sâu sắc như ở Đông Bắc hoặc Tây Bắc. Đặc trưng của khí hậu như vậy ảnh hưởng rõ
rệt tới hoạt động sản xuất trong vùng, đặc biệt là nông nghiệp luôn chịu tác động trực

tiếp của môi trường tự nhiên.
4.1.1.4. Về đất đai
Bắc Trung Bộ có diện tích đất cát, đất bạc màu, đất trơ sỏi đá chiếm tỉ lệ lớn.
Có 3 loại đất chính:
Đất đỏ vàng trung du miền núi, bao gồm đất đỏ feralit, đất đỏ bazan hoặc đất
feralit đã phân hủy từ nguồn gốc đá vôi… thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp
dài ngày hoặc khai thác lâm nghiệp, trồng cây ăn quả.
Đất phù sa bồi tụ ven sông hoặc đồng bằng ven biển, thích hợp đối với cây
lương thực, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
Đất cát hoặc cát pha ven biển, chất lượng kém, chỉ trồng được một số loại cây
hoa màu, trồng rừng phi lao, bạch đàn chống gió và cát bay ven biển.
4.1.1.5. Đặc điểm chung về đất cát ven biển vùng Bắc trung bộ.
* Diện tích, phân bố.
Khu vực Bắc trung bộ gồm 6 tỉnh nằm dọc theo bờ biển từ Thanh Hóa đến
Thừa Thiên Huế. Các tỉnh có diện tích đất cát ven biển lớn như: Tỉnh Quảng Bình có
diện tích 34.000 ha (Nguyễn Xuân Chàm, 1996), Quảng Trị có diện tích 30.133 ha
(Viện Điều tra và Quy hoạch rừng - 2001), Thừa Thiên Huế có diện tích 28.498,8 ha
(Viện Điều tra và Quy hoạch rừng - 2001).
Hầu hết diện tích đất cát Bắc trung bộ phân bố dọc theo bờ biển, có chiều rộng
trung bình 2-5km. Đây là vùng đất có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng và
phòng hộ môi trường cũng như phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên
của vùng này khá khắc nghiệt, mùa hè khô nóng, nhiều nơi có gió Lào, đất đai nghèo
xấu, thường xuyên bị thiên tai, gió bão. Nạn cát bay, cát trôi đã ảnh hướng lớn tới đời
sống, sản xuất của người dân trong vùng. Với những khó khăn như vậy, sử dụng đất
cát ven biển Bắc trung bộ như thế nào để phát triển bền vững kinh tế - xã hội và môi
trường đang là câu hỏi cho các cấp, các ngành.
* Phân loại đất cát ven biển Bắc trung bộ.
Đất cát ven biển Bắc trung bộ là vùng đất mang gần như đầy đủ đặc điểm của
đất cát ven biển cả nước. Việc phân loại đất cát ven biển nhằm sử dụng và cải tạo nó
có hiệu quả đã được quan tâm chú ý từ lâu. Hiện nay, có nhiều hệ thống phân loại đất

25

×