Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

báo cáo tốt nghiệp công ty xăng dầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.26 KB, 38 trang )

Trường đại học Bà Rịa-Vũng Tàu Báo cáo tốt nghiệp
Khoa Hóa học và công nghệ thực phẩm
MỤC LỤC
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 5
1. Chặng đường xây dựng và phát triển 5
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 5
2. Cơ cấu tổ chức và các hoạt động kinh doanh của công ty 8
Giám đốc Công Ty 8
- Quản lý điều hành chung 8
8
PGĐ Nội Chính 8
- Lao động tiền lương, thi đua, khen, thưởng… 8
- Thanh tra 8
- Hành chính 8
PGĐ kinh doanh 8
Phòng kinh doanh 8
Phòng tin học thông tin 8
Phòng hành chính quản trị 8
Phòng quản lý kĩ thuật 8
Phòng kế toán tài chính 8
Phòng tổ chưc – LĐTL 8
Phòng bảo vệ thanh tra 8
Phạm vi áp dụng 11
Định nghĩa và ý nghĩa của độ nhớt 11
Thiết bị đo độ nhớt 11
CHƯƠNG 3: 33
AN TOÀN LAO ĐỘNG 33
3.1. Phòng ngừa tai nạn lao động, góp phần tạo sự phát triển bền vững của
đơn vị 33
3.2. Bảo đảm ATVSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động 34
3.3. Xây dựng cơ sở vật chất, cải thiện môi trường làm việc, ngăn ngừa bệnh


nghề nghiệp 35
KẾT LUẬN 37
GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng 1 SVTH: Lê Tuấn Anh
Trường đại học Bà Rịa-Vũng Tàu Báo cáo tốt nghiệp
Khoa Hóa học và công nghệ thực phẩm
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại Công ty xăng dầu khu vực 1, qua một
thời gian tìm hiểu thực tế, sưu tầm tư liệu, nghiên cứu và hoàn thành đề tài, bản thân
tôi đã nhận được sự đón tiếp, hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình và có những ý kiến đóng
góp quý giá của Ban Giám đốc, lãnh đạo các phòng ban chức năng, cán bộ, công nhân
viên của Công ty xăng dầu khu vực 1. Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Lê Thị Thanh
đã tận tình hướng dẫn tôi trong khoảng thời gian thực tập tại Công ty vừa qua.
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến ThS. Vũ Thị Hồng
Phượng đã nhiệt tâm hướng dẫn báo cáo thực tập, giúp đỡ động viên tôi trong quá
trình thực tập, nghiên cứu và hoàn thành cáo báo này. Tuy nhiên, bài báo cáo sẽ không
thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự giúp đỡ từ tập thể cán bộ giảng
dạy, sinh viên khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm Trường Đại học Bà Rịa – Vũng
Tàu.
Nhân dịp này, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Phòng, Khoa, Bộ phận ,
Ban lãnh đạo, Trung tâm và bộ phận chuyên trách của các cơ sở trực thuộc Nhà
trường, các anh chị và các bạn đã tạo mọi điều kiện trong suốt quá trình học tập, rèn
luyện, tu dưỡng tại Khoa và Nhà trường.
Xin chân thành cảm ơn!
GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng 2 SVTH: Lê Tuấn Anh
Trường đại học Bà Rịa-Vũng Tàu Báo cáo tốt nghiệp
Khoa Hóa học và công nghệ thực phẩm
ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1. Thái độ tác phong khi tham gia thực tập:





2. Kiến thức chuyên môn:





3. Nhận thức thực tế:




4. Đánh giá khác:



5. Đánh giá kết quả thực tập:

Giảng viên hướng dẫn
(Ký ghi rõ họ tên)
GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng 3 SVTH: Lê Tuấn Anh
Trường đại học Bà Rịa-Vũng Tàu Báo cáo tốt nghiệp
Khoa Hóa học và công nghệ thực phẩm
MỞ ĐẦU
Sau khi có chủ trương đổi mới, mở cửa và hội nhập, nền kinh tế nước nhà
đã có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Cuộc sống của người dân được cải thiện
đáng kể, nhu cầu về mọi mặt không ngừng được nâng cao. Những phương tiện
như xe gắn máy, ô tô, tàu thuỷ, rồi cả máy bay…đã dần trở thành những phương
tiện thiết yếu cho cuộc sống.

Công ty - HaNoi Petrolimex là một tổ chức kinh doanh thương mại xăng dầu
lớn nhất khu vực miền Bắc. Mục tiêu của Công ty là đáp ứng tốt nhất theo tiêu
chuẩn quốc gia và quốc tế các nhu cầu về xăng dầu, sản phẩm hoá dầu và các dịch
vụ liên quan của khách hàng trong và khu vực góp phần đắc lực phục vụ mục tiêu
kinh tế - xã hội của vùng.
Dưới sự hướng dẫn khoa học tận tình, chu đáo của giảng viên hướng dẫn
ThS. Vũ Thị Hồng Phượng, cùng những sự giúp đỡ thiết thực và đầy hiệu quả
của đơn vị thực tập, em xin phép được trình bày một cách khái quát nhất về báo
cáo tại Công ty.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp của em gồm các phần như sau:
Chương 1: Tổng quan về Công ty - những chặng đường xây dựng và phát
triển
Chương 2: Các phương pháp kiểm định chất lượng xăng dầu.
Chương 3: An toàn lao động.
Cuối cùng, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình
của giảng viên hướng dẫn cùng toàn thể ban lãnh đạo, cán bộ trong Công ty đã
tạo điều kiện cho em hoàn thành báo cáo thực tập này.
GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng 4 SVTH: Lê Tuấn Anh
Trường đại học Bà Rịa-Vũng Tàu Báo cáo tốt nghiệp
Khoa Hóa học và công nghệ thực phẩm
CHƯƠNG 1:
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
1. Chặng đường xây dựng và phát triển
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Sau quyết định ngày 09 của Bộ Thương Nghiệp thành lập Tổng công ty
xăng dầu mỡ đúng 3 tháng, thì ngày 13-4-1956, Thứ trưởng Bộ Thương Nghiệp
Đặng Việt Châu đã ký quyết định số 104/BTN-NĐ-TC thành lập nên Công ty
xăng dầu mỡ Hà Nội. Và kể từ đó về sau ngày 13-4 hàng năm được xem là ngày
truyền thành lập của Công ty, ngày truyền thống của ngành xăng dầu Thủ đô.
Hơn 50 năm, Công ty (tên gọi hiện nay) đã qua lần thay đổi tên gọi:

- Là Công ty xăng dầu mỡ Hà Nội (1956)
- Chi cụm xăng dầu Hà Nội (1961)
- Công ty xăng dầu khu vực Hà Nội (1970)
- Công ty xăng dầu khu vực I Hà Nội (1980 đến nay)
Công ty xăng dầu khu vực I Hà Nội ở tại phố Đức Giang, Quận Long Biên,
thành phố Hà Nội.
Hơn 50 năm cũng là một chặng đường với đầy thành tích tự hào:
- Giai đoạn đầu tiên: (từ 1956 - 1964).
Đây là giai đoạn hình thành và phát triển, xây dựng cơ sở vật chất của ngành.
Công ty có trách nhiệm quản lý và cung ứng xăng dầu phục vụ cho sản xuất
và đời sống của Thủ đô. Nhiệm vụ chính của Công ty là: tiếp nhận, bảo quản,
trung chuyển, cung ứng và bán lẻ xăng dầu phục vụ các ngành, địa phương và
đông đảo người tiêu dùng ở Thủ đô. Cùng với nhiệm vụ chính đó, Công ty còn
có nhiệm vụ kiện toàn tổ chức và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành
xăng dầu Hà Nội.
Ở giai đoạn đầu tiên này, Công ty mỡ đã đạt được những thành tích đầy ghi
nhận bằng nỗ lực vượt bậc của những người cán bộ, công nhân xăng dầu non trẻ.
GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng 5 SVTH: Lê Tuấn Anh
Trường đại học Bà Rịa-Vũng Tàu Báo cáo tốt nghiệp
Khoa Hóa học và công nghệ thực phẩm
Đó là, đã làm tốt việc hình thành ngành xăng dầu Hà Nội.
Hình thành được những cơ sở vật chất đầu tiên đó là việc ra đời các tổng
kho lớn, phải kể đến là Tổng kho Đức Giang, kho Cổ Loa, kho Đường Láng,
kho Kép – Bắc Giang…
Những thành tích và kinh nghiệm có được trong những bước đi đầu tiên
của ngành xăng dầu Thủ đô đã góp phần đáng kể vào công cuộc xây dựng miền
Bắc những năm 60, tạo tiền đề vững chắc để ngành xăng dầu bước vào một thời
kỳ mới, đầy thử thách, hy sinh của cuộc kháng chiến chống Mỹ bảo vệ miền
Bắc, giải phóng miền Nam, giành thống nhất đất nước.
- Giai đoạn thứ hai: (từ 1965 - 1975)

Giữa những năm 60, đế quốc Mỹ leo thang, thực hiện cuộc chiến tranh phá
hoại miền Bắc, mục tiêu hàng đầu của bọn giặc Mỹ chính là xăng dầu. Vì thế
cho nên ngành xăng dầu đã phải chịu rất nhiều trận đánh phá: trận ném bom lớn
lần I vào kho Đức Giang ngày 29-6-1966. Và lần II vào 9h30’ ngày 16-4-1972
cũng nhằm vào kho Đức Giang, kho Phú Thuỵ, kho Văn Điện thì bị oanh tạc
liên tục từ đêm 18 đến hết ngày 29-12-1972.
Có thể nói, toàn bộ các tổng kho xăng dầu của Thủ đô đã bị máy bay Mỹ
quần phá nhằm tiêu diệt và huỷ diệt, xoá sổ hệ thống dự trữ và cung ứng xăng
dầu cho cả khu vực.
Nhưng với sự nỗ lực vượt bậc, ngành xăng dầu đã chủ động, tích cực
chuyển hướng tiếp nhận bảo vệ và đáp ứng kịp thời xăng dầu cho công cuộc sản
xuất ở miền Bắc và cho cuộc kháng chiến chống Mỹ tại chiến trường miền Nam.
- Giai đoạn thứ ba: (từ 1976 - 1985)
Đây là giai đoạn Công ty trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Sau khi đất nước thống nhất, Công ty bước vào giai đoạn khôi phục các cơ
sở xăng dầu bị chiến tranh tàn phá và tiếp quản xăng dầu.
Trong giai đoạn mới này, Công ty đã có khối lượng công nhân viên lên tới
gần 1000 người, thời điểm này dưới Công ty có các đơn vị trực thuộc là:
GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng 6 SVTH: Lê Tuấn Anh
Trường đại học Bà Rịa-Vũng Tàu Báo cáo tốt nghiệp
Khoa Hóa học và công nghệ thực phẩm
- Bốn xí nghiệp: Xí nghiệp vận tải xăng dầu, các xí nghiệp xăng dầu: Hà
Bắc, Bắc Thái, Vĩnh Phúc.
- Ba trạm xăng: Sơn La, Hà Bình Sơn, Văn Điển.
- Tổng kho xăng dầu Đức Giang.
- Hai xưởng: cơ khí và tái sinh dầu thải.
- Sáu cửa hàng ở nội, ngoại thành Hà Nội.
- Giai đoạn thứ tư: (từ 1986 - nay)
Đây là giai đoạn Công ty hoạt động có hiệu quả trong công cuộc đổi mới
của đất nước.

Công ty đã chọn việc mở rộng diện tích cung ứng sau điểm chiết khấu lam
khâu đầu tiên trong quá trình chuyển hướng cơ chế quản lý và tiến hành nghiên
cứu, đề xuất cụ thể việc kinh doanh xăng dầu trong một đề án có nội dung cụ thể
như sau:
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Công ty được thành lập và hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu đáp ứng
nhu cầu của nền kinh tế quốc dân và an ninh quốc phòng về xăng dầu và các sản
phẩm hoá dầu, bảo toàn và phát triển vốn, đóng góp ngân sách nhà nước và cải
thiện đời sống người lao động. Đảm bảo nguồn hàng phục vụ kinh doanh cho
các công ty tuyến sau, tổ chức kinh doanh trực tiếp trên địa bàn 3 tỉnh Hà Nội,
Bắc Ninh, Vĩnh Phúc đồng thời bảo quản một khối lượng lớn xăng dầu dữ trữ
quốc gia.
GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng 7 SVTH: Lê Tuấn Anh
Trường đại học Bà Rịa-Vũng Tàu Báo cáo tốt nghiệp
Khoa Hóa học và công nghệ thực phẩm
2. Cơ cấu tổ chức và các hoạt động kinh doanh của công ty
Cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty:

GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng 8 SVTH: Lê Tuấn Anh
PGĐ Nội Chính
- Lao động tiền lương, thi
đua, khen, thưởng…
- Thanh tra
- Hành chính
Giám đố c Công Ty
- Qu ả n lý đ i ề u h à nh chung
PGĐ kinh doanh
- Quản lý kinh
doanh
-

Chỉ đạo nghiệp
vụ tài chính kế
toán.
Phòng
quản lý
kĩ thuật
- Quản lý
công tác
kỹ thuật.
Phòng
kinh
doanh
- Quản lý,
điều hành
công tác
kinh
doanh.
Phòng kế
toán tài
chính
- Quản lý
tổ chức
công tác
kế toán tài
chính
Phòng tổ
chưc –
LĐTL
- Quản lý
triển khai

công tác
tổ chức
lao động
Phòng
bảo vệ
thanh tra
- Quản lý
triển khai
công tác
bảo vệ
thanh tra
Phòng
hành
chính
quản trị
- Quản lý
thực hiện
công tác
văn
Phòng tin
học
thông tin
- Quản
lý, triển
khai công
tác thông
tin
Xí nghiệp
bán lẻ xăng
dầu

Xí nghiệp
dịch vụ xăng
dầu và cơ khí
Tổng kho
xăng dầu Đức
Giang
Chi nhánh
xăng dầu
Vĩnh Phúc
Chi nhánh
xăng dầu
Bắc Ninh
PGD Kỹ Thuật
- Chỉ đạo
công tác
công nghệ
và kỹ thuật
Trường đại học Bà Rịa-Vũng Tàu Báo cáo tốt nghiệp
Khoa Hóa học và công nghệ thực phẩm
CHƯƠNG 2:
CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG XĂNG DẦU
2.1. Phương pháp đo tỷ trọng theo tiêu chuẩn ASTM D1298-99
Tóm tắt lý thuyết
Tỷ trọng chuẩn là tỷ số giữa khối lượng của một thể tích đã cho của chất
lỏng ở nhiệt độ xác định và khối lượng của cùng một thể tích nước nguyên chất
ở cùng nhiệt độ nhất định
Tỷ trọng d
15
4
là tỷ trọng của chất lỏng ở 15

o
C so với nước ở 4
o
C.
Tỷ trọng tiêu chuẩn S là tỷ trọng của lỏng ở 60F so với nước 60F.
Độ API là một hàm riêng của tỷ trọng lượng tương đối S được biểu thị bằng
biểu thức : API =
141,5
S
- 131,5
Việc xác định chính tỷ trọng, tỷ trọng chuẩn hoặc trọng lượng API của dầu
thô và sản phẩm dầu mỏ là rất cần thiết để biến đổi thể tích đo được về thể tích ở
nhiệt tiêu chuẩn 15
o
C hoặc 60
o
F.
Phạm vi ứng dụng
Áp dụng cho dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ.
Tiến hành
Mẫu được giữ ở môi trường nhiệt độ ổn định và được chuyển tới ống đong
hình trụ có cùng nhiệt độ. Một tỷ trọng kế thích hợp được đặt trong lòng mẫu và
cho phép chìm xuống. Sau khi đạt được sự cân bằng nhiệt độ, đọc số chỉ trên tỷ
trọng kế và ghi lại nhiệt độ của mẫu.
Dụng cụ, thiết bị
 Bộ các tỷ trọng kế và nhiệt kế .
 Ống đong 500ml
 Khay, cốc dùng để hứng dầu tràn .
Chọn tỷ trọng kế thích hợp cho các mẫu cần đo như sau :
GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng 9 SVTH: Lê Tuấn Anh

Trường đại học Bà Rịa-Vũng Tàu Báo cáo tốt nghiệp
Khoa Hóa học và công nghệ thực phẩm
 Đối với mẫu MO chọn tỷ trọng kế 0,65 ÷ 0,7 ; 0,7 ÷ 0,75
 Đối với mẫu KO, Jet A1 chọn tỷ trọng kế 0,75 ÷ 0,8
 Đối với mẫu DO chọn tỷ trọng kế 0,8 ÷ 0,85
 Đối với mẫu FO chọn tỷ trọng kế 0,9 ÷ 0,95 ; 0,95 ÷ 1,00
Đặt khay trên bề mặt phẳng và ở trong môi trường nhiệt độ ổn định, biên độ
dao động nhiệt độ là 2
o
C.Đặt ống đong vào lòng khay rồi rót mẫu vào đầy đong.
Thả nhẹ tỷ trọng kế thích hợp vào ống đong theo mẫu phương thẳng đứng đồng
thời làm tan bọt khí trên bề mặt mẫu, để yên như thế trong 5 phút. Riêng đối với
mẫu MO đọc kết quả sau 2 phút.
Đặt mắt ngang mặt thoáng chất lỏng để đọc số ghi trên thang chia độ của tỷ
khối kế và ghi lại các giá trị đo được. Giá trị tỷ trọng trong khoảng gần nhất
0,0005 đơn vị.
Quan sát vị trí các vạch chia trên nhiệt kế và đọc kết quả. Giá trị nhiệt độ
đọc trong khoảng gần nhất 0,25
o
C
Xử lý kết quả
Áp dụng theo cách tính của tiêu chuẩn ASTM D1298. Tra bảng hiệu chỉnh
đo xăng dầu theo TCVN 6065-1995/ASTM-D1250API.2540/IP.200 ta có giá trị
tỷ trọng ở 15
o
C.
Để chuyển đổi các giá trị đã hiệu chỉnh trên về nhiệt độ tiêu chuẩn, cần dùng
bảng đo lường dầu mỏ.
2.2. Phương pháp đo màu theo tiêu chuẩn ASTM D 1500-98
Phạm vi áp dụng phương pháp

Áp dụng cho các sản phẩm dầu mỏ như dầu nhờn, các dầu nhiên liệu và các sáp
dầu mỏ.
Tóm tắt phép thử
Bằng cách so sánh sử dụng nguồn sáng chuẩn, mẫu lỏng được đặt trong ống
kiểm nghiệm và so sánh với các tấm kính màu chuẩn có giá trị từ 0.5 đến 8.0.
GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng 10 SVTH: Lê Tuấn Anh
Trường đại học Bà Rịa-Vũng Tàu Báo cáo tốt nghiệp
Khoa Hóa học và công nghệ thực phẩm
Màu của mẫu được công nhận là giá trị màu của kính chuẩn có màu sáng gần
nhất.
Dụng cụ và thiết bị
Máy đo màu gồm một bộ sáng chuẩn ổn định, các kính màu chuẩn, ống thủy
tinh chứa mẫu cần đo và một cặp ống đựng dung dịch chuẩn để so sánh.
Các ống thủy tinh này không màu, trong suốt có hình trụ đáy phẳng, đường kính
trong đáy là 30mm đến 33.5mm và chiều cao ngoài ống là 115mm đến 125mm,
ống nhòm để quan sát.
Tiến hành
Bật công tắc đèn để nguồn sáng ổn định trong 5 phút. Rót mẫu vào ống thủy tinh
chiều cao 2/3 ống. Cặp ống kia đựng dung dịch chuẩn để so sánh (thường dùng
nước cất). Lần lượt đặt cả 3 ống vào các cốc theo thứ tự sau: ống mẫu ở giữa các
ống dung dịch chuẩn ở 2 bên. Đậy nắp để loại trừ tất cả các nguồn sáng từ bên
ngoài.
Chọn kính màu phù hợp.
Màu dung dịch cần đo nằm giữa 2 khoảng màu chuẩn.
2.3. Phương pháp xác định độ nhớt động học theo tiêu chuẩn ASTM D-
445-97
Phạm vi áp dụng
Chỉ áp dụng cho các sản phẩm dầu mỏ dạng lỏng và đồng nhất ở điều kiện
bình thường, không áp dụng cho các sản phẩm dạng rắn hoặc lỏng phân tách.
Định nghĩa và ý nghĩa của độ nhớt

Độ nhớt là đại lượng vật lý đặc trưng cho trở lực do ma sát nội tại của nó
sinh ra khi chuyển động. Vì vậy độ nhớt của một phân đoạn dầu mỏ có liên quan
đến khả năng thực hiện các quá trình bơm, vận chuyển của chúng trong các
đường ống, khả năng thực hiện các quá trình phun, khả năng bôi trơn của các
phân đoạn để sản xuất dầu nhờn
Thiết bị đo độ nhớt
GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng 11 SVTH: Lê Tuấn Anh
Trường đại học Bà Rịa-Vũng Tàu Báo cáo tốt nghiệp
Khoa Hóa học và công nghệ thực phẩm
Gồm các bộ phận chính :
-Bộ phận gia nhiệt, kèm rơle nhiệt tự động, nhiệt kế canh nhiệt cho phép cài
đặt nhiệt độ theo ý muốn.
-Bồn chứa glycerin dùng làm môi trường ổn nhiệt, trong bồn có đặt bộ phận
khuấy làm cho nhiệt độ đòng nhất.
-Hệ thống đèn chiếu sáng
Độ nhớt được xác định trong các nhớt kế mao quản có đường kính thay đổi
khác nhau tuỳ thuộc vào loại sản phẩm dầu mỏ cần đo.
Nhớt kế được đặt trong thùng ổn nhiệt để giữ cho nhiệt độ không đổi trong
suốt quá trình thử nghiệm.
Nhiệt độ kế để đo nhiệt độ.
Nhớt kế có hai loại: Nhớt kế xuôi và nhớt kế ngược. Tuỳ thuộc vào độ sáng
tối của các loại sản phẩm cần đo mà ta sử dụng loại nhớt kế để thuận lợi cho
việc đo độ nhớt
Hình 2.3: Nhớt kế mao quản loại R và C
Cách tiến hành
Rửa sạch và sấy khô nhớt kế được sử dụng để đo.
Lấy mẫu cần đo cho vào nhớt kế. Lượng mẫu được lấy sao cho sau khi bơm
mẫu lên vạch trên của nhớt kế thì lượng mẫu còn lại trong bầu tròn của nhớt kế
khoảng nữa bầu.
GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng 12 SVTH: Lê Tuấn Anh

Trường đại học Bà Rịa-Vũng Tàu Báo cáo tốt nghiệp
Khoa Hóa học và công nghệ thực phẩm
Dùng bơm cao su để bơm cho mẫu đi lên phía trên vạch trên của nhớt kế.
Đo thời gian chảy của mẫu từ vạch trên xuống vạch dưới của nhớt kế và ghi
lại thời gian.
Độ nhót động lực của chất lỏng được xác định theo công thức sau:
Hay µ =K.t
t: Thời gian chảy của chất lỏng giữa hai vạch.
K: Hệ số nhớt kế. Với mỗi loại nhớt kế sử dụng thì hệ số K đã được xác định
trước.
Do vậy độ nhớt được xác định như sau: µ =K.t
Đo thời gian chảy ta biết được giá trị độ nhớt.
2.4. Xác định hàm lượng nước bằng phương pháp chưng cất
Phạm vi ứng dụng
Áp dụng cho các sản phẩm dầu mỏ như nhiên liệu đốt lò, nhựa đường và
các sản phẩm dầu mỏ khác bị lẫn nước ở dạng nhũ.
Tóm tắt phép thử
Mẫu kiểm tra được đun hồi lưu với dung môi không tan trong nước, chưng cất
lôi cuốn hơi nước. Nước được ngưng tụ trong ống ngưng có chia vạch. Hàm
lượng nước được xác định bằng số ml nước thu được trong ống ngưng.
Dụng cụ, thiết bị
Bộ chưng cất hồi lưu, ống hứng có vạch chia nhỏ nhất 0.1ml
Bếp sợi thủy tinh có bộ phận gia nhiệt.
Dung môi
Có thể sử dụng loại dung môi hữu cơ bất kì không chứa nước và có nhiệt độ sôi
trong khoảng 100 đến 200
0
C. Không dùng dung môi thơm có khả năng tách các
hợp chất Asphalt trong các loại dầu thô asphalt, cặn dầu đốt lò, bitum. Khi xác
định hàm lượng nước trong các loại mỡ bôi trơn phải sử dụng những phân đoạn

dầu mỏ có khoảng sôi hẹp.
Những dung môi thích hợp cho phương pháp này là:
GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng 13 SVTH: Lê Tuấn Anh
Trường đại học Bà Rịa-Vũng Tàu Báo cáo tốt nghiệp
Khoa Hóa học và công nghệ thực phẩm
 Toluen - ISO 5272-1979 tinh khiết loại 2.
 Xylen-ISO 5280-1979
Các phân đoạn cất của dầu mỏ có khoảng nhiệt độ sôi 100 đến 200
0
C.
Các phân đoạn cất của dầu mỏ có nhiệt độ sôi hẹp thường được sử dụng là Spirit
dầu mỏ có khoảng nhiệt độ sôi 100 đến 200
0
C hoặc iso octan, có độ tinh khiết
≥95%.
Tiêu chuẩn
Một thiết bị được coi là thích hợp nếu kết quả thu được là chính xác sau khi
dùng pipet hoặc buret chuẩn thêm một loại nước cất vào một loại sáng và tiến
hành xác định.
Các số liệu được coi là chính xác nếu không vượt quá giới hạn cho phép chỉ
ra trong bảng 1 đối với các ống ngưng chia độ có kích thước khác nhau.
Nếu số liệu nằm ngoài giới hạn cho phép thì có thể có trục trặc do thiết bị bị
hở, hơi thoát ra ngoài quá nhanh hoặc do độ ẩm thâm nhập vào.
Giới hạn cho phép:
Dung tích ống ngưng
ở 20
0
C
Thể tích nước cho
thêm ở 20

0
C(ml)
Giới hạn cho phép
lượng nước thu hồi ở
20
0
C
5
10
10
25
1
1
5
12
1 ± 0,1
1 ± 0,1
5 ± 0,2
12 ± 0,2
Tiến hành
Chuẩn bị: ống sinh hàn và ống ngưng phải được làm sạch để đảm bảo rằng
nước hoàn toàn chảy xuống đáy ống ngưng. Nhét một miếng bông xốp vào đầu
ống sinh hàn hồi lưu để ngăn chặn xâm nhập hơi ẩm từ môi trường.
GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng 14 SVTH: Lê Tuấn Anh
Trường đại học Bà Rịa-Vũng Tàu Báo cáo tốt nghiệp
Khoa Hóa học và công nghệ thực phẩm
Chuyển 100ml mẫu vào bình cầu chưng cất, tráng sạch ống đong dùng lấy
mẫu bằng 100ml xăng dung môi. Lắp bình cầu vào bộ chưng cất
Cho nước lạnh chảy tuần hoàn trong vỏ bọc của ống hồi lưu. Gia nhiệt cho
bếp và điều chỉnh nhiệt sao cho phần cất ngưng tục chảy xuống ống ngưng với

tốc độ từ 2 đến 5 giọt/1s . Cất liên tục cho đến khi không thấy nước bám ở bất kì
phần nào của thiết bị, trừ ống ngưng và thể tích nước trong ống ngưng không
thay đổi trong 5 phút. Khi đó, ngưng gia nhiệt, để nguội hệ thống cất đến nhiệt
độ phòng. Đọc thể tích nước ngưng tụ trong ống ngưng.
Xử lý kết quả
Hàm nước trong mẫu thử được tính bằng % thể tích theo công thức.
%nước =
100.
m
n
V
V
Trong đó V
n
: Thể tích nước trong ống ngưng (ml).
V
m
: Thể tích mẫu thử (ml)
2.5. Phương pháp xác định điểm chớp lửa cốc hở
Phạm vi ứng dụng
Phương pháp này dựa trên tiêu chuẩn ASTM D92( cốc hở
CLEVELAND) nhằm xác định điểm chớp cháy và bốc cháy của các loại sản
phẩm dầu mỏ chủ yếu là các sản phẩm nặng như dầu FO, dầu nhờn, bitum có
điểm chớp cháy lớn hơn 79
o
C.
Nguyên tắc
Nguyên tắc của phương pháp là gia nhiệt từ từ một lượng mẫu xác định
trong cốc thử hở cho đến lúc xuất hiện chớp cháy khi cho một ngọn lửa nhỏ có
kích thước tiêu chuẩn được đưa ngang qua miệng cốc. Nhiệt độ thấp nhất mà tại

đó hơi trên bề mặt chất lỏng bắt cháy được ghi nhận là điểm chớp cháy.
Để xác định điểm bắt cháy , thí nghiệm được tiếp tục cho đến lúc ngọn
lửa thử làm cho mẫu trong cốc bắt cháy.
GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng 15 SVTH: Lê Tuấn Anh
Trường đại học Bà Rịa-Vũng Tàu Báo cáo tốt nghiệp
Khoa Hóa học và công nghệ thực phẩm
Dụng cụ và hóa chất
Bộ thiết bị xác định nhiệt độ chớp cháy cốc hở (KOEHLER).
Hình 2.5: Bộ thiết bị xác định nhiệt độ chớp cháy cốc hở (KOEHLER)
Que thử; 2. Cần cố định nhiệt kế thủy ngân đo nhiệt độ; 3. Cốc thử mẫu;
4. Bộ phận gia nhiệt; 5. Núm điều chỉnh nhiệt độ thiết bị gia nhiệt.
Hóa chất:
Dầu nhờn, dầu FO…
Quy trình thử nghiệm
Chuẩn bị mẫu:
Bảo quản mẫu trong các dụng cụ chứa đựng kín, không rò rỉ, tránh làm
bay hơi các phần nhẹ. Mẫu của các chất có độ nhớt cao, có thể hâm nóng cho
đến khi thành chất lỏng dễ rót vào cốc thử nghiệm. Nhưng mẫu chỉ được đun
nóng đến nhiệt độ thấp hơn điểm chớp lửa dự đoán là 56
o
C.
Các mẫu có chứa nước hòa tan hoặc có nước tự do có thể khử nước
bẳng CaCl
2
khan rồi lọc qua giấy lọc và gạn phần trên để thí nghiệm, cũng có thể
đun nóng mẫu như trên.
Chuẩn bị thiết bị:
GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng 16 SVTH: Lê Tuấn Anh
Trường đại học Bà Rịa-Vũng Tàu Báo cáo tốt nghiệp
Khoa Hóa học và công nghệ thực phẩm

Thử nghiệm được tiến hành ở nơi kín gió. Không tiến hành thí nghiệm trong tủ
hút đang làm việc. Cẩn thận làm sạch cốc loại bỏ hết các vết dầu bẩn của lần
thử trước, nếu có cặn cacbon loại bỏ bằng bùi nhùi thép loại mảnh. Sấy khô
cốc, để nguội cốc đến ít nhất dưới nhiệt độ chớp cháy dự kiến là 56
o
C.
Tiến hành thí nghiệm
Lắp hệ thống thí nghiệm
Đổ mẫu vào cốc thử đến ngấn qui định. Đặt cốc thử vào vị trí. Gắn nhiệt
kế vào cần 2 ở vị trí thẳng đứng sao cho đáy của bầu thủy ngân cách đáy cốc
6,4mm (hoặc bầu thủy ngân vừa đủ ngập vào bề mặt chất lỏng.
Chuẩn bị ngọn lửa
Châm ngọn lửa và điều chỉnh nó có đường kính 4,2 ÷ 4,8 mm (hoặc bằng
với chi tiết qui định kích thước ngọn lửa trên thiết bị).
Tiến hành thử điểm chớp lửa
Tiến hành gia nhiệt mẫu bằng bằng núm điều chỉnh nhiệt độ trên thiết bị
(núm số 5). Tốc độ đốt nóng mẫu ban đầu là 14 ÷ 17
o
C / phút.
Khi nhiệt độ của mẫu thấp hơn điểm chớp cháy dự đoán 56
o
C thì giảm tốc
độ gia nhiệt xuống còn 5 ÷ 6
o
C / phút cho đến khi cách nhiệt độ chớp cháy dự
đoán 28
o
C.
Từ nhiệt độ 28
o

C dưới điểm chớp cháy dự đoán thì bắt đầu châm lửa
thử bằng cách cho ngọn lửa di chuyển nhanh qua tâm cốc thử ( khoảng 1 giây)
theo một chiều. Cứ sau khoảng tăng 2
o
C thử lại lần nữa.
Ghi nhận điểm chớp cháy khi sự bắt lửa xuất hiện tại bất cứ điểm nào
trên bề mặt mẫu. Tránh nhầm lẫn với vầng sáng xanh đôi khi xuất hiện quanh
ngọn lửa thử.
Lưu ý: Tốc độ gia nhiệt theo dõi trên nhiệt kế.
Xử lý mẫu và dụng cụ sau khi thí nghiệm
GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng 17 SVTH: Lê Tuấn Anh
Trường đại học Bà Rịa-Vũng Tàu Báo cáo tốt nghiệp
Khoa Hóa học và công nghệ thực phẩm
Tắt nguồn nhiệt, đổ mẫu vào nơi qui định (không được đổ vào nơi chứa
mẫu ban đầu) lau sạch cốc bằng dung môi thích hợp để loại bỏ bất cứ vết dầu
hay cặn nào còn bám lại.
Lưu ý: nếu mẫu là dầu hỏa, dầu DO, dầu nhờn thì dùng dung môi toluen
hoặc xylen làm sạch. Lưu ý không dùng dung môi là Axeton để rửa cốc thử.
Xử lý kết quả
Ghi lại áp suất khí quyển tại thời điểm kiểm tra, khi áp suất khác
760mmHg (101,3 kPa) thì hiệu chỉnh điểm chớp lửa hoặc điểm bắt cháy theo
một trong hai công thức sau:
Điểm chớp lửa, điểm bắt cháy đã hiệu chỉnh: C + 0,25(101,3 - K)
Điểm chớp lửa, điểm bắt cháy đã hiệu chỉnh: C + 0,033(760 - P)
Trong đó:
C: là điểm chớp lửa, điểm bắt cháy đã quan sát được,
o
C.
K: là áp suất khí quyển tính theo kPa.
P: là áp suất khí quyển tính theo mmHg.

Ghi lại điểm chớp lửa chính xác đến 2
o
C.
Kết quả thử nghiệm là giá trị điểm chớp lửa hoặc điểm bắt cháy đã được hiệu
chỉnh.
Sai số cho phép
Hai kết quả thu được do cùng một người phân tích ở cùng một phòng thí
nghiệm, cùng một mẫu và cùng thiết bị, theo phương pháp này sẽ coi là không
đúng nếu chúng khác nhau quá các giá trị sau:
+ Điểm chớp lửa: 8
o
C.
+ Điểm bắt cháy: 8
o
C.
2.6. Phương pháp xác định áp suất hơi bão hòa
Định nghĩa
Áp suất hơi bão hoà là áp suất sinh ra khi một chất lỏng ở thể cân bằng với
hơi của nó tại một nhiệt độ nhất định.
GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng 18 SVTH: Lê Tuấn Anh
Trường đại học Bà Rịa-Vũng Tàu Báo cáo tốt nghiệp
Khoa Hóa học và công nghệ thực phẩm
Áp suất hơi Reid là áp suất hơi bão hòa của mẫu thử chứa trong một bơm tiêu
chuẩn (bơm Reid) trong những điều kiện xác định, nhiệtđộ 100
o
F (37,8
0
C)
Như vậy, áp suất hơi bảo hoà đặc trưng cho các phần nhẹ trong dầu thô cũng
như các phân đoạn dầu mỏ. Đối với xăng nhiên liệu thì giá trị này có ảnh hưởng

lớn đến khả năng khởi động của động cơ, khi giá trị này càng lớn thì động cơ
càng dễ khởi động. Nhưng nếu giá trị này lớn quá thì chúng sẽ gây mất mát vật
chất và dễ tạo ra hiện tượng nút hơi.
Phạm vi áp dụng
Áp dụng cho xăng, dầu thô bay hơi và các sản phẩm dầu mỏ bay hơi khác.
Nguyên tắc
Bơm Reid chứa mẫu đặt trong thùng điều nhiệt ở nhiệt độ 37.8
0
C cho tới khi
đạt được áp suất ổn định. Giá trị đọc được trên áp kế (đã hiệu chỉnh) là áp suất
hơi Reid.
Thiết bị
Bơm Ried
Áp kế kim loại.
Bộ phận làm lạnh mẫu.
Bể ổn nhiệt.
Nhiệt kế.
Bộ phận gia nhiệt Hình 2.6: Bơm Ried
Bộ phận kiểm soát quá trình đo
Tiến hành
Mẫu thử phải được bảo quản cẩn thận, phải loại bỏ những mẫu đã bị bay hơi.
Mẫu thử nghiệm, dụng cụ rót đổ mẫu và buồng nhiên lịêu được đưa vào bộ
phận làm lạnh cho đến khi đạt được nhiệt độ thích hợp.
Chuẩn bị bể nước ở nhiệt độ 37,8
0
C.
GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng 19 SVTH: Lê Tuấn Anh
Trường đại học Bà Rịa-Vũng Tàu Báo cáo tốt nghiệp
Khoa Hóa học và công nghệ thực phẩm
Dùng mẫu thử nghiệm tráng qua buồng nhiên liệu, sau đó đỗ đầy tràn mẫu

vào buồng, lắc nhẹ để đảm bảo đã loại hết khí. Nối ngay buồng không khí và
buồng nhiên liệu đã nạp đầy mẫu (không quá 1 phút).
Đo áp suất hơi bằng áp kế kim loại:
Nối buồng không khí có áp kế với buồng nhiên liệu
Ngâm bơm vào bể ổn nhịêt.
Đọc giá trị áp suất khi nó không đổi.
Giá trị đọc được là áp suất hơi Reid.
2.7. Phương pháp xác định thành phần cất
Phạm vi áp dụng
Áp dụng cho xăng tự nhiên, xăng ôtô, xăng máy bay, nhiên liệu phản lực, dầu
hỏa, diesel, mazout.
Nội dung
Chưng cất 100ml mẫu ở điều kiện thích hợp. Ghi lại số chỉ trên nhịêt kế ứng với
từng thể tích thu được trong ống đong theo qui định đối với loại sản phẩm thử
nghiệm. Từ các số liệu này tính toán các kết quả thử nghiệm.
Thiết bị
Chọn dụng cụ và thiết bị thích hợp cho mẫu và đưa nhiệt độ của chúng về
qui định
Đưa nhiệt độ của thùng làm lạnh về giá trị qui định. Ống ngưng phải ngập
hoàn toàn trong nước.
Tuỳ theo nhóm qui định mà ta làm lạnh bằng nước đá, nước, nước trộn
muối, etylenglycol lạnh.
Đong 100ml mẫu bằng ống đong và rót toàn bộ mẫu vào bình cất.
Lắp nhiệt kế vào cổ bình cất.
Lắp ống dẫn hơi thật kín vào ống ngưng tụ của bình làm lạnh.
Đặt ống đong đã sử dụng để đong mẫu vào 1 cốc làm lạnh ở ngay dầu thấp
của ống ngưng cao su sao cho đầu cuối của ống ngưng nằm giữa miệng ống
GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng 20 SVTH: Lê Tuấn Anh
Trường đại học Bà Rịa-Vũng Tàu Báo cáo tốt nghiệp
Khoa Hóa học và công nghệ thực phẩm

đong, sâu vào trong ống một khoảng ít nhất là 25mm nhưng không quá vạch
chia 100ml của ống đong. Dùng mảnh giấy lọc đậy miệng ống đong để tránh sự
bay hơi của mẫu ngưng tụ.
Ghi lại nhiệt độ và áp suất khí quyển lúc thử nghiệm.
Tiến hành
Các điều kiện khi tiến hành chưng cất
Quan sát và ghi lại điểm sôi đầu, điểm sôi cuối và các giá trị cần thiết để tính
toán kết quả. Có thể ghi số liệu thí nghiệm theo hai cách:
Ghi lại nhiệt độ tại những phần trăm cất đã định
Ghi lại giá trị phần trăm cất tại những nhiệt độ đã định.
Sau khi cất xong, để xác định phần cặn ta rót phần còn lại của bình cất vào
ống đong để xác định phần cặn.
Phần trăm hao hụt được tính bằng 100ml trừ đi tổng phần trăm thu hồi và
phần cặn.
2.8. Phương pháp xác định độ ăn mòn tấm đồng
Phạm vi ứng dụng
Áp dụng đối với xăng máy bay, nhiên liệu phản lực, xăng ôtô, dầu hỏa, diesel,
dầu nhờn.
Tóm tắt phép thử
Một tấm đồng được đánh bóng theo qui định rồi được ngâm vào lượng mẫu quy
định, được gia nhiệt theo thời gian quy định đối với sản phẩm kiểm tra. Kết thúc
giai đoạn này, tấm đồng được nhấc ra, rửa sạch và so sánh với bảng chuẩn ăn
mòn tấm đồng ASTM.
Dụng cụ thiết bị
Ống mẫu hình trụ
Bể điều nhiệt có bộ phận gia nhiệt kèm rơle nhiệt tự động cho phép biên
độ dao động là +/- 1
o
C.
Bom thử ăn mòn tấm đồng.

Nhiết kế vạch chia 1
o
C
GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng 21 SVTH: Lê Tuấn Anh
Trường đại học Bà Rịa-Vũng Tàu Báo cáo tốt nghiệp
Khoa Hóa học và công nghệ thực phẩm
Ống nghiệm dẹt dùng để bảo vệ mảnh đồng đã bị ăn mòn khi so sánh
và bảo quản.
Bản kẹp dùng để giữ lá đồng khi bảo quản và khi gắn mảnh đồng vào.
Hộp các mảnh đồng.
Bảng so màu chuẩn.
Tiến hành
Mẫu được lấy và bảo quản như sau: nạp đầy mẫu vào bình thủy tinh tối
màu và đậy nắm kín, tránh ánh sáng hoặc bất kì loại ánh sáng khuếch tán nào.
Đặt mành đồng vào bản kẹp, dùng giấy nhám đánh bóng tất cả các mặt
dẹt. (có chứa isooctan đến ngập mảnh đồng)
Cài đặt nhiệt độ thích hợp cho máy (100
o
C với nhiên liệu máy bay và 50
o
C với
DO, FO, MO).
Cho 30ml mẫu vào ống thử đã làm sạch và sấy khô. Dùng kẹp để gắp
mảnh đồng đã được làm sạch ở trên, thẩm khô bằng giấy lọc và bông và đặt vào
ống thử ở trên. Đối với mẫu dể bay hơi phải đặt mẫu vào bom. Nhúng toàn bộ
hệ thống vào bể điều nhiệt; 150phút đối với 100
o
C và 150phút với 50
o
C, lấy ống

đựng mẫu ra và rót vào cốc 100ml. Dùng kẹp gắp mảnh đồng và nhúng ngay
vào dung dịch isooctan. Sau đó gắp mảnh đồng ra thấm khô bằng giấy lọc và đặt
trong ống nghiệm dẹt. Định vị bằng bông, so sánh với bảng màu chuẩn để xác
định độ ăn mòn.
2.9. Phương pháp xác định trị số Octane theo tiêu chuẩn ASTM 2699-01a
Định nghĩa
Trị số octan là đại lượng đặc trưng cho khả năng chống kích nổ của xăng,
quy ước được tính bằng phần trăm thể tích của iso-octan (loại
2,2,4trimetylpentan: C
8
H
18
) trong hỗn hợp của nó với n-heptan (n-C
7
H
16
) khi hỗn
hợp này có khả năng chống kích nổ tương đương với xăng đang xem xét.
Trong đó iso-octan là cấu tử có khả năng chống kích nổ lớn nên chỉ số
octan của nó được quy ước bằng 100 còn n-heptan là cấu tử có khả năng chống
GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng 22 SVTH: Lê Tuấn Anh
Trường đại học Bà Rịa-Vũng Tàu Báo cáo tốt nghiệp
Khoa Hóa học và công nghệ thực phẩm
kích nổ kém nên chỉ số octan của nó được quy ước bằng 0. Như vậy, trị số này
càng lớn, càng có khả năng chống kích nổ cao.
Phạm vi ứng dụng
Đo trị số otan theo tiêu chuẩn ASTM 2699-01a, tiêu chuẩn này qui định phương
pháp nghiên cứu xác định độ bền của xăng ôtô, xăng máy bay và các hợp phần
của chúng biểu thị bằng trị số otan.
Tiến hành

Mẫu kiểm tra trị số otan được đưa vào trong bình chứa nhiên liệu để phân tích
sau đó được đưa vào động cơ của máy octan động cơ CFR-WAUKESHA xác
định được số chỉ của đồng hồ đo kích nổ. Sau đó pha dung dịch chuẩn sơ cấp
chặn trên và chặn dưới, có được kết quả của số chỉ đồng hồ đo kích nổ thay vào
công thức ta có kết quả cuả trị số octan.
Dụng cụ thiết bị và hóa chất
Máy xác định trị số octan.
Tủ pha hóa chất, ống đong 100 ml, 500 ml, bình nón 500 ml.
Hóa chất izo-octan, nHeptan, 80 octan Blend, Toluen.
Tiến hành thử
Tốc độ động cơ 600 ± 6 vòng /phút.
Chuẩn bị động cơ trước khi khởi động động cơ.
Quy trình : Xác định khoảng chặn –Mức nhiên liệu cân bằng gồm hai trường
hợp : trường hợp khi khoảng trị số octan kiểm tra có thể dự đoán được và rường
hợp khoảng trị số octan của mẫu là không xác định .
Xử lý kết quả
Tính trị số octan của mẫu :
ONs = ONifs + (KIirf- Kis)*(Onhrf – Onirf )/(KIirf – KIhrf )
Trong đó :
ONs: Trị số octan của nhiên liêụ mẫu.
GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng 23 SVTH: Lê Tuấn Anh
Trường đại học Bà Rịa-Vũng Tàu Báo cáo tốt nghiệp
Khoa Hóa học và công nghệ thực phẩm
ONrf: Trị số octan của nhiên liệu chuẩn Toluen chặn dưới.
ONhfr: Trị số octan của nhiên liệu chuẩn Toluen chặn trên.
Kis: Cường độ kích nổ (chỉ số kích nổ ) của nhiên liệu mẫu .
KIirf: Cường độ kích nổ (chỉ số kích nổ ) của nhiên liệu chuẩn Toluen chặn
dưới.
Kihrf : Cường độ kích nổ (chỉ số kích nổ ) của nhiên liệu chuẩn Toluen chặn
trên

2.10. Xác định tạp chất trong nhiên liệu đốt lò bằng phương pháp chiết ly
theo tiêu chuẩn ASTM D473
Phạm vi ứng dụng
Phương pháp này bao gồm việc kiểm tra xác định tạp chất trong nhiên liệu đốt
lò bằng phương pháp chiết ly với Toluen.
Thiết bị
Chiết ly bằng Toluen nóng một lượng mẫu dầu cần kiểm tra đã được chứa trong
ống chiết ly cho đến khi còn lại cặn có khối lượng không đổi. Khối lượng của
cặn được tính theo %.
 Bình chiết ly.
 Ống ngưng
 Ống chiết ly
 Giỏ ống chiết ly
 Nguồn nhiệt
 Dung môi Toluen


Hình 2.10: Bộ chiết ly
Tiến hành
Cho một khối lượng mẫu cần kiểm tra (khoảng 10g) vào trong ống chiết
ly ngay sau khi mẫu đã được trộn kĩ. Đặt ống chiết ly vào thiết bị chiết ly và
GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng 24 SVTH: Lê Tuấn Anh
Trường đại học Bà Rịa-Vũng Tàu Báo cáo tốt nghiệp
Khoa Hóa học và công nghệ thực phẩm
chiết với Toluen nóng trong 30 phút kể từ sau khi dung môi chảy từ ống xuống
không có màu. Đảm bảo tốc độ chiết ly sao cho bề mặt của hổn hợp dầu-Toluen
ở trong ống là nhưu nhau. Sau khi chiết ly,sấy khô ống trong 1 giờ ở 120
o
C, để
nguội trong bình hút ẩm trong 1 giờ và cân chính xác đến 0,2mg.

Xử lý kết quả
Kết quả hàm lượng tạp chất không tan trong Toluen có thể được tính như
ví dụ sau:
Với mẫu là T10NH (FO)
m

(khối lượng ống chiết ly) = 16,0498g
m
mẫu
= 10,0130 g
m
sau tiến hành
= 16,0526 g
Vậy : % Cặn = (m
sau tiến hành
- m

)*100/ m
mẫu

%028,0100
013,10
0498,160526,16
=

=
2.11. Xác định hàm lượng nhựa bằng phương pháp bay hơi theo TCVN
6539 : 2006 (ASTM D 381- 04).
Phạm vi ứng dụng
Xác định hàm lượng nhựa thực tế có trong nhiên liệu hàng không, hàm

lượng nhựa có trong xăng ôtô hoặc các sản phẩm cất dễ bay hơi khác (bao gồm
cả các loại nhiên liệu có chứa rượu và các loại ete ôxygenat khác và các phụ gia
kiểm soát cặn) tại thời điểm tiến hành thử.
Xác định phần cặn không tan trong heptan của các loại nhiên liệu không
phải là nhiên liệu hàng không.
Thiết bị
GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng 25 SVTH: Lê Tuấn Anh

×