Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

đồ án thiết kế quy trình tách sáp trong dầu nhờn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1020.46 KB, 47 trang )


TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU
KHOA HÓA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM



ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ

ĐỀ TÀI: “THIẾT KẾ QUI TRÌNH TÁCH SÁP TRONG
SẢN XUẤT DẦU NHỜN”


GVHD : ThS. Nguyễn Văn Toàn
Lớp : DH10H2
SVTH : Trƣơng Công Thắng
Nguyễn Thị Bích Thảo




Vũng Tàu 12 - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA–VŨNG TÀU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC


NHIỆM VỤ
THIẾT KẾ ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ


Họ và tên nhóm sinh viên: Trương Công Thắng MSSV:1052010193
Nguyễn Thị Bích Thảo :1052010200
Lớp: DH10H2
1. Tên đề tài thiết kế
Thiết kế quy trình tách sáp trong dầu nhờn bằng phương pháp kết tinh sử
dụng dung môi với năng suất 4000 tấn/năm.
2. Nội dung
2.1. Tổng hợp tài liệu làm cơ sở thiết kế quy trình tách sáp trong dầu nhờn
2.2. Thiết kế quy trình công nghệ tách sáp trong dầu nhờn
2.3. Tính toán quy trình công nghệ
2.3.1. Tính cân bằng vật chất
2.3.2. Tính cân bằng năng lượng
2.3.3. Tính toán tháp kết tinh sáp
3. Các bản vẽ
3.1. Bản vẽ dây chuyền công nghệ: Bản A3, A1
3.2. Bản vẽ tay cấu tạo thiết bị chính: Bản A1
4. GVHD: Th.s Nguyễn Văn Toàn
5. Ngày giao đồ án: 2/10/2013
6. Ngày hoàn thành đồ án: 2/12/2013
Vũng Tàu, Ngày … tháng … năm 2013
GVHD
(ký và ghi rõ họ tên)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU
……………
BẢN NHẬN XÉT ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ
Nhóm sinh viên thực hiện: Trương Công Thắng
Nguyễn Thị Bích Thảo
Lớp: DH10H2
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Toàn

Nội dung đồ án:
 Tổng quan về lý thuyết
 Dây chuyền công nghệ sản xuất
 Tính toán
Nhận xét của ngƣời duyệt:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Ngày…tháng…năm 2013
Ngƣời duyệt
(Ký và ghi rõ họ tên)



LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian làm đồ án chuyên nghành, ngoài sự nổ lực, cố gắng của
nhóm, chúng em còn nhận được sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè; đặc biệt là sự
hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Văn Toàn.
Qua đồ án chúng em gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô Khoa hóa học
và CNTP và thầy Th.S Nguyễn Văn Toàn đã giúp đỡ, hướng dẫn, cung cấp
thông tin , kiến thức thật sự hữu ích cho nhóm chúng em trong quá trình nghiên
cứu và thiết kế đồ án công nghệ này.
Tuy nhiên, do thời gian có hạn, đề tài còn mới, kiến thức còn hạn chế về
chuyên môn và thiếu thực tế nên đồ án không thiếu khỏi những thiếu sót. Chúng

em mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để đồ án hoàn thiện hơn.
Chúng em chân thành cảm ơn thầy cô, kính chúc thầy cô sức khỏe.

Vũng Tàu,ngày … tháng năm 2013
(Nhóm SVTH)
Trương Công Thắng
Nguyễn Thị Bích Thảo









MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2
1.1. Tổng quan dầu nhờn 2
1.1.1. Công dụng của dầu nhờn 2
1.1.2. Thành phần của dầu nhờn 3
1.2. Công nghệ sản xuất dầu gốc khoáng 7
1.2.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất dầu gốc 7
1.2.2. Chưng cất chân không nguyên liệu cặn mazut 8
1.2.3. Quá trình tách nhựa, Asphalten 8
1.2.4. Quá trình tách Aromatic 9
1.2.5. Quá trình tách sáp 10
1.2.6. Quá trình làm sạch bằng hydro 10

1.3. Quá trình tách sáp trong sản xuất dầu gốc 10
1.3.1. Mục đích của quá trình tách parafin 10
1.3.2. Nguyên liệu và sản phẩm của quá trình tách sáp 11
1.3.3 Cơ sở lý thuyết của các phương pháp tách sáp 12
1.3.4. Lựa chọn công nghệ sản xuất 21
CHƢƠNG 2: THUYẾT KẾ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ 23
2.1. Xây dựng quy trình sản xuất 23
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình 25
2.2.1.Ảnh hưởng của bản chất nguyên liệu 25
2.2.2. Ảnh hưởng của thành phần dung môi MEK-Toluen 25
2.2.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ làm lạnh lúc cuối (hay là nhiệt độ lọc) 26
2.2.4. Ảnh hưởng của tỷ lệ dung môi-nguyên liệu 26
2.2.5. Ảnh hưởng của tốc độ làm lạnh 27
2.3. Thiết kế sơ đồ công nghệ 27
CHƢƠNG 3: TÍNH TOÁN 28
3.1. Số liệu ban đầu 28
3.2. Cân bằng vật chất cho tháp kết tinh 29
3.2.1. Dòng vào 29
3.2.2. Dòng ra 29
3.3. Cân bằng nhiệt lượng cho tháp kết tinh 30
3.3.1.Nhiệt lượng cần thiết để làm lạnh nguyên liệu 31
3.3.2.Nhiệt lượng cần thiết để làm lạnh dung môi MEK-Toluen 31
3.3.3.Nhiệt lượng cần thiết làm lạnh nước 32
3.3.4. Nhiệt lượng tổn thất ra môi trường 32
3.3.5. Nhiệt lượng mà dung môi NH3 cần cung cấp cho quá trình làm lạnh 32
3.4. Tính toán thiết bị chính 32
3.5. Tính toán cánh khuấy 34
3.5.1. Công suất khuấy 34
3.5.2. Kích thước trục khuấy 35
3.6. Tính chọn ống nhập liệu và tháo liệu 36

3.6.1. Ống nhập liệu 36
3.6.2. Ống tháo liệu 37
3.7. Tính chân đỡ và bích nối cho thiết bị 37
KẾT LUẬN 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: Th.S Nguyễn Văn Toàn

Khoa Hóa Học & CNTP Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU
Tách sáp là một giai đoạn trong quá trình sản xuất dầu gốc – nguyên liệu
cho sản xuất dầu bôi trơn. Trong dầu gốc, các hợp chất parafin mạch thẳng ít
phân nhánh có khuynh hướng kết tinh ngay ở nhiệt độ thường sẽ cản trở sự chảy
của dầu bôi trơn. Trong khi đó, dầu nhờn cần thoả mãn khả năng lưu biến ở
nhiệt độ thấp (-20
o
C chẳng hạn). Như vậy, cần phải loại bỏ các phân tử parafin
có điểm kết tinh cao trong hầu hết các loại dầu gốc, ngoại trừ khi hàm lượng rất
thấp hoặc các loại dầu sử dụng trong những điều kiện đặc biệt. Đây là một trong
những công đoạn quan trọng và khó khăn trong quá trình sản xuất dầu gốc. Có
hai quá trình chính hiện nay đang được sử dụng cho mục đích này. Quy trình thứ
nhất là làm lạnh kết tinh sáp; quy trình thứ hai là dùng quá trình cracking chọn
lọc bẻ gãy phân tử parafin tạo thành những sản phẩm nhẹ, phương pháp này còn
gọi là phương pháp tách parafin dùng chất xúc tác.
Với đề tài “Thiết kế quy trình tách sáp trong sản xuất dầu nhờn”
nguyên liệu là dung dịch lọc đến từ phân xưởng trích ly các hợp chất thơm, thực
hiện quá trình tách sáp bằng phương pháp kết tinh có sử dụng dung môi.
Nội dung đồ án bao gồm:

Chương 1: Tổng quan lý thuyết
Chương 2: Thiết kế quy trình công nghệ
Chương 3: Tính toán


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: Th.S Nguyễn Văn Toàn

Khoa Hóa Học & CNTP Trang 2

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1.1. Tổng quan dầu nhờn
1.1.1. Công dụng của dầu nhờn
1.1.1.1. Công dụng làm giảm ma sát
Mục đích cơ bản của dầu nhờn là bôi trơn giữa các bề mặt tiếp xúc của các
chi tiết chuyển động nhằm giảm ma sát. Máy móc sẽ bị mòn ngay nếu không có
dầu bôi trơn. Nếu chọn đúng dầu bôi trơn thì hệ số ma sát giảm từ 100 đến 1000
lần so với ma sát khô. Khi cho dầu vào máy với một lớp đủ dày, dầu sẽ xen kẽ
giữa hai bề mặt. Khi chuyển động, chỉ có các phân tử dầu nhờn trượt lên nhau.
Do đó máy móc làm việc nhẹ nhàng, ít bị mòn, giảm được công tiêu hao vô ích.
1.1.1.2. Công dụng làm mát
Khi ma sát, kim loại nóng lên, như vậy một lượng nhiệt đã được sinh ra
trong quá trình đó. Lượng nhiệt lớn hay nhỏ phụ thuộc vào hệ số ma sát, tải
trọng, tốc độ. Tốc độ càng lớn thì lượng nhiệt sinh ra càng nhiều, kim loại sẽ bị
nóng làm máy móc làm việc mất chính xác. Nhờ trạng thái lỏng, dầu chảy qua
các bề mặt ma sát đem theo một phần nhiệt truyền ra ngoài làm cho máy móc
làm việc tốt hơn.
1.1.1.3. Công dụng làm sạch
Khi làm việc, bề mặt ma sát sinh ra mùn kim loại, những hạt rắn này sẽ làm
cho bề mặt công tác bị xước, hỏng. Ngoài ra, có thể có cát, bụi, tạp chất ở ngoài
rơi vào bề mặt ma sát. Nhờ dầu nhờn lưu chuyển tuần hoàn qua các bề mặt ma

sát, cuốn theo các tạp chất đưa về cacte dầu và được lắng lọc.
1.1.1.4. Công dụng làm kín
Trong các động cơ, có nhiều chi tiết truyền động cần phải kín và chính xác
như piston - xylanh, nhờ khả năng bám dính tạo màng, dầu nhờn có thể góp
phần làm kín các khe hở, không cho hơi bị rò rỉ, bảo đảm cho máy làm việc bình
thường.


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: Th.S Nguyễn Văn Toàn

Khoa Hóa Học & CNTP Trang 3

1.1.1.5. Bảo vệ kim loại
Bề mặt máy móc, động cơ khi làm việc thường tiếp xúc với không khí, hơi
nước; khí thải . . .làm cho kim loại bị ăn mòn, hư hỏng. Nhờ dầu nhờn có thể
làm thành màng mỏng phủ kín lên bề mặt kim loại nên ngăn cách được với các
yếu tố trên, vì vậy kim loại được bảo vệ.
1.1.2. Thành phần của dầu nhờn
Thành phần cơ bản của dầu nhờn là dầu gốc và các phụ gia được pha trộn
để nâng cao chất lượng của dầu nhờn. Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất dầu gốc
là dầu mỏ và dầu thực vật. Dầu gốc được sản xuất từ dầu mỏ thông qua các quá
trình chế biến được gọi là dầu gốc khoáng và dầu được tổng hợp qua các quá
trình tổng hợp hóa học được gọi là dầu gốc tổng hợp.
( Vì đề tài đồ án thiết kế công nghệ tách sáp trong sản xuất dầu nhờn từ
nguồn nguyên liệu dầu gốc khoáng nên nội dung dầu gốc tổng hợp và phụ gia
dầu nhờn được trình bày ngắn gọn).
1.1.2.1. Dầu gốc khoáng
Dầu gốc khoáng được sử dụng pha chế dầu nhờn thích hợp chủ yếu thu
được từ quá trình chưng cất chân không sản phẩm đáy của tháp chưng cất khí
quyển.

a. Thành phần của dầu gốc khoáng
Dầu gốc khoáng thường chứa các loại hydrocacbon sau đây:
- Parafin mạch thẳng và mạch nhánh.
- Hydrocacbon no đơn và đa vòng (naphten) có cấu trúc vòng xyclohexan
gắn với mạch nhánh paraffin.
- Hydrocacbon thơm đơn vòng và đa vòng chủ yếu chứa các mạch nhánh
ankyl trong cùng một phân tử.
- Các hợp chất hữu cơ có chứa các dị tố, chủ yếu là các hợp chất chứa lưu
huỳnh, oxi và nitơ.
Các parafin mạch thẳng, dài là loại sáp rắn nên hàm lượng chúngtrong dầu
bôi trơn phải giảm tới mức tốt thiểu, đặc biệt là đối với dầu bôi trơn sử dụng ở
nhiệt độ thấp. Trong khi đó, các parafin mạch nhánh lại là thánh phần rất tốt cho
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: Th.S Nguyễn Văn Toàn

Khoa Hóa Học & CNTP Trang 4

dầu bôi trơn vì chúng có độ ổn định nhiệt và tính nhiệt nhớt tốt. Mạch nhánh
càng dài thì các đặc tính này thể hiện càng rõ ràng hơn.Điều này tương tự đối
với các hydrocacbon vòng no và vòng thơm. Số vòng ngưng tụ càng nhiều mà
mạch nhánh parafin càng ngắn thì thì tính chất nhiệt nhớt của các hydrocacbon
càng kém và càng không thích hợp để làm dầu bôi trơn.
Để đáp ứng yêu cầu và nâng cao chất lượng của dầu gốc, dầu gốc cần
được chế biến sâu bằng các quá trình: chiết, tách, hydrotreating… nhằm loại bỏ
các cấu tử không mong muốn khỏi dầu gốc.
Ưu và nhược điểm của dầu gốc khoáng so với dầu tổng hợp:
Ưu điểm:
- Giá thành thấp hơn do ít công đoạn tổng hợp hóa học phức tạp hơn.
- Tính năng đa dạng hơn vì trong dầu gốc tổng hợp chỉ có mặt của
một số cấu tử thực hiện một loại chức năng riêng biệt nào đó.
- Sản xuất được với số lượng lớn hơn.

Nhược điểm:
- Dầu gốc khoáng không thể tách tinh các cấu tử không mong muốn
ra khỏi hỗn hợp dầu gốc.
- Dầu gốc tổng hợp có thể tạo ra những tính chất mà dầu gốc khoáng
không có được như: hoàn toàn không cháy, hòa lẫn với nước.
b. Phân loại dầu gốc khoáng
- Phân loại theo thành phần: Căn cứ vào thành phần của các loại
hydrocacbon nào chiếm ưu thế trong dầu gốc mà có thể phân chia dầu gốc thành
các loại như: dầu gốc khoáng parafin, dầu gốc khoáng naphten, dầu gốc khoáng
aromatic. Bảng 1 cho thấy sự khác nhau về tính chất vật lý và hóa học của dầu
nhờn có cấu trúc khác nhau. Dầu gốc aromat được dẫn ra ở bảng này chỉ để so
sánh mà không được dùng để sản xuất dầu bôi trơn.


Bảng 1. Đặc tính vật lý và hóa học của các loại dầu khoáng khác nhau [6]
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: Th.S Nguyễn Văn Toàn

Khoa Hóa Học & CNTP Trang 5

Tính chất/ thành phần
hóa học
Dầu parafin
Dầu
naphten
Dầu aromat
Độ nhớt ở 40
o
C, cSt
Độ nhớt ở 100
o

C,cSt
Chỉ số độ nhớt
Tỷ trọng ở 20
o
C
Nhiệt độ chớp cháy,
o
C
Điểm anilin,
o
C
Nhiệt độ đông đặc,
o
C
Phân tử lượng, đvC
Chỉ số khúc xạ
40
6,2
100
0,8628
229
107
-15
440
1,4755
40
5,0
0
0,9194
174

73
-30
330
1,5068
36
4,0
-185
0,9826
160
17
-24
246
1,5503
Phân tích qua đất sét
% Hợp chất phân cực
% Thành phần thơm
% Thành phần no

0,2
8,5
91,3

3,0
43
54

6,0
80
14
Loại nguyên tử cấu trúc nhóm

(Phân tích cấu trúc nhóm)
%C
A
%C
N
%C
P




2
32
66



19
37
44



41
36
23

- Phân loại theo độ nhớt: Phần chưng cất được sử dụng làm nguyên liệu
cho quá trình sản xuất dầu gốc thường nằm trong khoảng từ 11 đến 150 cSt ở
40

o
C. Độ nhớt của các phân đoạn cặn ở khoảng 140 đến 1200 cSt. Dầu gốc
khoáng có cách gọi tên tạo sự khác biệt giữa các phân đoạn dầu chưng cất và
dầu cặn theo độ nhớt:
 Các phân đoạn dầu gốc trung tính SN (Sovent Neutral) được phân loại
theo độ nhớt Saybolt (SUS) ở 100
o
F: SN 70, SN 150, SN 500…Chẳng
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: Th.S Nguyễn Văn Toàn

Khoa Hóa Học & CNTP Trang 6

hạn, dầu gốc SN 150 là phân đoạn dầu chưng cất có độ nhớt 150 SUS ở
100
o
F (29 cSt ở 40
o
C).
 Các phân đoạn cặn BS (Bright Stock) được phân loại theo độ nhớt
Saybolt ở 210
o
F: BS 150, BS 250…Chẳng hạn, dầu BS 150 là phân
đoạn dầu cặn có độ nhớt 150 SUS ở 210
o
F (30,6 cSt ở 100
o
C).
- Phân loại theo chỉ số độ nhớt (VI):
 Dầu có chỉ số độ nhớt cao (HVI): VI > 85, được sản xuất từ dầu gốc
parafin qua công đoạn tách chiết bằng dung môi và tách sáp.

 Dầu có chỉ số độ nhớt trung bình (MVI): 30 < VI < 85, được sản xuất
từ cả hai phần cất naphten và parafin.
 Dầu có chỉ số độ nhớt thấp (LVI): VI < 30, được sản xuất từ phân
đoạn dầu gốc naphten và được dùng khi chỉ số độ nhớt và độ oxy hóa
không cần thiết chú trọng lắm.
Công nghệ hydrocracking có thể tạo dầu gốc có chỉ số độ nhớt cao hơn 140.
Đó là loại dầu có chỉ số độ nhớt rất cao (VHVI) hoặc siêu cao (SHVI)
hay còn gọi là dầu gốc bán tổng hợp, chúng tạo ra dầu gốc có tính chất
tốt hơn.
- Phân loại theo nhóm: Dựa vào chỉ tiêu về hàm lượng lưu huỳnh (S) và
chỉ số độ nhớt theo tiêu chuẩn API như bảng 2.
Bảng 2. Phân loại dầu gốc theo nhóm [6]
Dầu gốc
HC no
(%)
Hàm lƣợng lƣu huỳnh
(%)
Chỉ số độ nhớt
(%)
Nhóm I
Nhóm II
Nhóm III
< 90
≥ 90
≥ 90
>0,03
≤ 0,03
≤0,03
80 – 120
80 – 120

>120


1.1.2.2. Phụ gia
Dầu gốc khoáng là thành phần chủ yếu để pha chế dầu nhờn, tuy vậy các
tính chất của dầu gốc khoáng không đủ để cung cấp tính năng bôi trơn thích hợp
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: Th.S Nguyễn Văn Toàn

Khoa Hóa Học & CNTP Trang 7

cho tất cả các loại động cơ, máy móc thiết bị. Các loại phụ gia khác nhau được
thêm vào nhằm thu được dầu bôi trơn có phẩm chất tốt hơn thỏa mãn các yêu
cầu tính năng với một mục đích sử dụng nào đó.
Phụ gia là những hợp chất hữu cơ, cơ kim và vô cơ hay các nguyên tố.
Thường mỗi loại phụ gia được dùng ở nồng độ từ 0,01 đến 5%. Có phụ gia đơn
chức và phụ gia đa chức.
Trong quá trình sử dụng, dầu bôi trơn rất dễ bị biến chất làm giảm phẩm
chất, chất lượng. Các phụ còn được sử dụng để ngăn chặn các quá trình vật lý,
hóa học xảy ra làm giảm chất lượng của dầu bôi trơn.
Các chức năng chính của phụ gia:
- Làm tăng độ bền oxi hóa
- Khử hoạt tính xúc tác của kim loại
- Chống ăn mòn
- Chống gỉ
- Chống sự tạo cặn bám và cặn bùn
- Giữ các tạp chất bẩn ở dạng huyền phù
- Tăng chỉ số độ nhớt
- Giảm nhiệt độ đông đặc
- Làm dầu có thể chọn lẫn với nước
- Chống sự tạo bọt

- Ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật
- Làm cho dầu có khả năng bám dính tốt
- Tăng khả năng làm kín
- Làm giảm ma sát
- Làm giảm và ngăn chặn sự mài mòn
- Chống sự kẹt xước các bề mặt kim loại
1.2. Công nghệ sản xuất dầu gốc khoáng
1.2.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất dầu gốc
Việc tách các thành phần không mong muốn trong sản xuất dầu gốc được
thực hiện nhờ quá trình lọc dầu sẽ cho phép sản xuất dầu gốc chất lượng cao,
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: Th.S Nguyễn Văn Toàn

Khoa Hóa Học & CNTP Trang 8

ngay cả với phân đoạn dầu nhờn của dầu thô chưa thích hợp cho sản xuất dầu
nhờn.

Mazut Ch-ng cÊt ch©n kh«ng
DÇu cÊt nhÑ DÇu cÊt chung DÇu cÊt nÆng CÆp gudron
ChiÕt b»ng
dung m«i b»ng propan
T¸ch asphan
DÇu cÊt chungDÇu cÊt nhÑ DÇu cÊt nÆng DÇu cÆn
T¸ch s¸p
L µm s¹ch b»ng Hydro
DÇu gèc
PhÇn chiÕt
S¸p
Asphot


H1: Sơ đồ khối công nghệ sản xuất dầu gốc [3]
1.2.2. Chƣng cất chân không nguyên liệu cặn mazut
Để nhận các phân đoạn dầu nhờn cất, quá trình đầu tiên để đi vào sản xuất
dầu nhờn là quá trình chưng chân không mazut để nhận các phân đoạn dầu nhờn
cất và cặn gudron. Mục đích của quá trình là nhằm phân chia hoàn thiện các
phân đoạn dầu nhờn có giới hạn sôi hẹp và tách triệt để các chất nhựa -
asphanten ra khỏi các phân đoạn dầu nhờn cất và gudron .

1.2.3. Quá trình tách nhựa, Asphalten
Do trong gudron có chứa nhiều các cấu tử không có lợi cho dầu gốc, nên
nếu đưa trực tiếp vào trích ly sẽ không cho phép đạt chất lượng và hiệu quả
mong muốn, chính vì thế người ta thường tiến hành khử asphan trước. Trong sản
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: Th.S Nguyễn Văn Toàn

Khoa Hóa Học & CNTP Trang 9

xuất dầu nhờn, phổ biến là dùng propan lỏng để khử chất nhựa - asphan trong
phân đoạn gudron.
Mục đích của quá trình này là ngoài việc tách các hợp chất nhựa - asphan
còn cho phép tách cả các hợp chất thơm đa vòng, đã làm giảm độ nhớt, chỉ số
khúc xạ, độ cốc hoá và nhận được dầu nhờn nặng có độ nhớt cao cho dầu gốc.
Cơ sở lý thuyết của quá trình là các hợp chất nhựa, asphan chiếm phần chủ
yếu trong cặn gudron, chúng là các hợp chất có khả năng hoà tan kém trong
dung môi không cực. Nhờ tính chất này, người ta chọn dung môi parafinic để
tách chúng. Dung môi tạo điều kiện cho quá trình đông tụ các chất nhựa -
asphan và hoà tan chọn lọc hydrocacbon. Trong dung môi parafinic, khả năng
hoà tan các hợp chất hydrocacbon có thể sắp xếp theothứ tự giảm dần như sau:
Naphten, parafin > Hydrocacbon thơm một vòng > hydrocacbon thơm đa vòng.
Do vậy trong quá trình khử asphan, đồng thời xảy ra hai quá trình: đông tụ,
lắng các chất nhựa asphan và trích ly các hợp chất hydrocacbon. Nếu tăng dần

trọng lượng phân tử của dung môi không cực, sẽ làm tăng khả năng hoà tan của
dung môi và như vậy sẽ làm giảm độ chọn lọc. Chính vì thế mà trong thực tế,
propan lỏng là dung môi thích hợp nhất cho quá trình này.
1.2.4. Quá trình tách Aromatic
Các hydrocacbon thơm có chỉ số độ nhớt thấp, độ nhớt lớn, đồng thời
chúng rất kém bền, dễ bị oxi hóa làm tăng khuynh hướng tạo cốc.
Việc tách aromat cũng được thực hiện bằng phương pháp chiết. Có 3
dung môi thường sử dụng đó là surfurol, phenol và N-metyl-2pyrolydon (NMP).
Nếu đem dung môi hòa trộn kỹ với phân đoạn dầu sau đó để yên để cho hỗn hợp
này tách lắng thì hình thành 2 lớp. Pha chiết chứa hầu như chứa toàn bộ dung
môi cùng với các cấu tử tan trong đó mà chủ yếu là hydrocacbon thơm; Pha còn
lại chứa các cấu tử không tan, chủ yếu là các hydrocacbon no và một ít dung
môi.
Độ hoà tan của hydrocacbon trong dung môi có cực không chỉ phụ thuộc
vào cấu trúc của hydrocacbon mà còn phụ thuộc vào nhiệt độ và thường tuân
theo một số quy luật sau:
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: Th.S Nguyễn Văn Toàn

Khoa Hóa Học & CNTP Trang 10

- Khi tăng số vòng trong phân tử hydrocacbon thì độ hoà tan tăng.
- Khi tăng chiều dài mạch alkyl, độ hoà tan giảm xuống.
- Độ hoà tan giảm khi tăng số nguyên tử cacbon trong naphten.
- Độ hoà tan của hydrocacbon thơm sẽ lớn hơn naphten. Khi có
cùng số nguyên tử cacbon trong vòng.
- Hydrocacbon parafin có độ hoà tan nhỏ nhất .
1.2.5. Quá trình tách sáp
Sáp là một hỗn hợp mà chủ yếu là các parafin phân tử lượng lớn và một
lượng nhỏ các hydrocacbon khác có nhiệt độ nóng chảy cao (chúng dễ kết tinh ở
nhiệt độ thấp) và kém hoà tan vào dầu nhờn có nhiệt độ thấp. Vì thế chúng cần

phải tách ra khỏi dầu nhờn.
1.2.6. Quá trình làm sạch bằng hydro
Quá trình tinh chế sản phẩm dầu đã tách sáp là quá trình cần thiết nhằm loại
bỏ các chất hoạt động về mặt hoá học, có ảnh hưởng đến độ màu của dầu gốc.Ví
dụ, các hợp chất nitơ có ảnh hưởng rất mạnh đến màu sắc cũng như độ bền màu
của dầu gốc, vì thế phải loại bỏ chúng và đó chính là yêu cầu của quá trình tinh
chế bằng hydro.
1.3. Quá trình tách sáp trong sản xuất dầu gốc
1.3.1. Mục đích của quá trình tách parafin
Khi ra khỏi công đoạn trích ly bằng dung môi, dung dịch lọc (hay chính là
dầu gốc trong tương lai), đã được tách loại hầu hết các hợp chất thơm có trong
nó. Do vậy chỉ số độ nhớt của nó đã được nâng lên đến giá trị yêu cầu.
Dung dịch lọc chủ yếu bao gồm các phân tử: Hợp chất parafin có mạch
thẳng, dài, ít nhiều phân nhánh và các hợp chất naphten. Trong đó, các hợp chất
parafin mạch thẳng ít phân nhánh có khuynh hướng kết tinh ngay ở nhiệt độ
thường sẽ cản trở sự chảy của dầu bôi trơn.Trong khi đó, dầu nhờn cần thoả mãn
khả năng lưu biến trong hộp carter ở nhiệt độthấp (-20
o
C chẳng hạn). Như vậy,
cần phải loại bỏ các phân tử parafin có điểm kết tinh cao trong hầu hết các loại
dầu gốc.
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: Th.S Nguyễn Văn Toàn

Khoa Hóa Học & CNTP Trang 11

Mục đích của quá trình tách parafin là làm giảm điểm vẩn đục (cloud point)
và điểm chảy (pour point) của dầu gốc nhận được từ quá trình trích ly các hợp
chất thơm bằng cách loại bỏ các phân tử parafin có nhiệt độ kết tinh cao.
1.3.2. Nguyên liệu và sản phẩm của quá trình tách sáp
Nguyên liệu của công đoạn khử parafin là dung dịch lọc đến từ phân xưởng

trích ly các hợp chất thơm.
Sản phẩm từ công đoạn tách parafin bao gồm:
- Dầu gốc đã khử parafin
- Sản phẩm có tính parafin (sáp hay gọi là "Gatsch", "Slack War").
Gatsch có thể được bán ngay (mà không cần tinh chế) cho một số ứng dụng
đặc biệt (chẳng hạn như để sản xuất các vật liệu chống thấm).Tuy nhiên, thường
thì hàm lượng dầu còn lại trong gatsch là khá cao (10-25%) đối với hầu hết các
ứng dụng của parafin. Vì vậy, nó cần được trải qua các công đoạn xử lý bổ sung
để khống chế hàm lượng dầu còn lại trong parafin sản phẩm phải nhỏ hơn 0,5-
2%V. Đây là công đoạn có tên gọi là khử dầu mềm mà nó có cùng một nguyên
lý như quá trình khử parafin, đó chính là quá trình kết tinh. Sau đó đến công
đoạn tách parafin rắn bằng phương pháp lọc.Sự khác nhau giữa hai quá trình là ở
nhiệt độ vận hành.Thực vậy, nhiệt độ sẽ vào khoảng từ -15 đến -25
o
C (tuỳ thuộc
vào yêu cầu điểm chảy cần đạt được.Nhiệt độ thấp để kết tinh cả phần dầu mềm,
còn nếu chỉ cần kết tinh parafin thì +2 đến +5
o
C là đủ) đối với quá trình tách
parafin trong khi đó quá trình khử dầu mềm được thực hiện trong khoảng từ 2
đến 15
o
C (nhiệt độ cao hơn để kết tinh parafin ra khỏi dầu mềm lỏng). Sau quá
trình khử dầu mềm ta nhận được các sản phẩm sau:
- Sản phẩm trung gian giữa dầu khử và parafin có tên gọi là dầu mềm .
- Parafin (tên gọi chung). Sau đó, sản phẩm này có thể còn phải trải
qua 1 quá trình tách lọc nữa để phân thành cire và parafin.
Tỷ lệ của các sản phẩm thu được từ 2 quá trình trên, thông thường là: dầu
khử parafin : 75%; dầu mềm : 13%; parafin : 12% [2].
Sự khác biệt giữa Cire và parafin có thể tóm tắt như sau:

ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: Th.S Nguyễn Văn Toàn

Khoa Hóa Học & CNTP Trang 12

- Parafin là một chất rắn cứng, đại tinh thể (tinh thể có kích lớn) có màu
trắng, tuỳ theo chất lượng mà có thể nóng chảy ở các nhiệt độ khác nhau và luôn
lớn hơn 50
o
C.
- Cire là một chất rắn dễ dát mỏng thuộc loại vi tinh thể (tinh thể có kích
thước nhỏ) có màu từ trắng đến vàng sẫm, nóng chảy ở trên 70
o
C. Thường thì
các parafin được tạo thành từ các phân đoạn nhẹ (có độ nhớt ở100
o
C nhỏ hơn 20
mm
2
/s).Trong khi đó, Cire là sản phẩm từ các cặn nặng (có độnhớt ở100
o
C là
khoảng 35 mm
2
/s).
Cire và parafin có rất nhiều ứng dụng thực tế như:
- Tráng lên giấy carton, lên hộp, lên bể chứa ;
- Cách nhiệt.
- Sản xuất nến.
- Làm chất chống thấm.
- Sản xuất keo dán.

- Sản xuất xi đánh đồ gỗ.
- Làm nguồn nguyên liệu cho các quá trình tổng hợp khác.
- Ứng dụng trong sản xuất dược phẩm, đồ dân dụng, các dụng cụ thể
thao, thực phẩm.v.v…
1.3.3 Cơ sở lý thuyết của các phƣơng pháp tách sáp
Bản chất của quá trình loại sáp là tách hydrocacbon rắn ra khỏi pha lỏng,
đối với quá trình này hình dạng và kích thước tinh thể đóng vai trò quan trọng.
Tinh thể parafin lớn nhất và có cấu trúc lớp. Naphten và đặc biệt là hydrocacbon
thơm có tinh thể kích thước nhỏ và có số mặt hình thoi nhỏ. Đây là cở sở của
quá trình táchsáp.Có 3 phương pháp chủ yếu sử dụng để tách sáp hiện nay.
1.3.3.1. Cơ sở lý thuyết của phƣơng pháp làm lạnh
Khi tiến hành làm lạnh phân đoạn dầu nhờn, sáp được tách ra do chúng
được kết tinh. Quá trình này dựa vào nguyên lý kết tinh parafin rắnbằng cách
làm lạnh, sau đó tách chúng ra khỏi dầu nhờ lọc ly tâm.Vậy kết tinh là gì và làm
lạnh bằng cách nào?
a. Kết tinh là gì?
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: Th.S Nguyễn Văn Toàn

Khoa Hóa Học & CNTP Trang 13

Kết tinh là quá trình tách chất rắn hòa tan trong dung dịch dưới dạng tinh
thể. Tinh thể là vật rắn đồng nhất có các hình dạng khác nhau, giới hạn bởi các
mặt phẳng. Để kết tinh, người ta cần phải làm thay đổi nhiệt độ hoặc là phải tách
một phần dung môi. Có thể kết tinh trong dung dịch nước hay trong dung dịch
các chất hữu cơ (như rượu, este, các hydrocacbon,…).
Trong điều kiện sản xuất, quá trình kết tinh bao gồm các giai đoạn sau: kết
tinh, tách tinh thể ra khỏi dung dịch còn lại, rửa và sấy khô tinh thể [5].
b. Cân bằng trong kết tinh
Phần lớn các chất khi nhiệt độ tăng, độ hòa tan tăng, các chất này gọi là hòa
tan dương. Một vài chất có độ hòa tan giảm khi nhiệt độ tăng, gọi là hòa tan âm,

ở nhiệt độ cố định nào đó dung dịch ở trạng thái cân bằng với pha rắn gọi là
dung dịch bão hòa. Trong dung dịch bão hòa thì giữa tinh thể và dung dịch ở
trạng thái cân bằng động, nghĩa là trong một đơn vị thời gian các tinh thể mới
tạo thànhbằng số tinh thể tan vào dung dịch.
Để kết tinh người ta phải tạo ra trạng thái quá bão hòa cho dung dịch. Trạng
thái quá bão hòa của dung dịch thường không bền vững và dễ chuyển về trạng
thái bão hòa.
Để kết tinh loại dung dịch này thường người ta cần làm lạnh dung dịch để
chuyển nhanh về trạng thái thuận tiện cho kết tinh.Tác nhân làm lạnh của quá
trình gọi là môi chất lạnh.
c. Môi chất lạnh
Định nghĩa: Môi chất lạnh (tác nhân lạnh) là chất môi giới sự dụng trong
chu trình động học ngược chiều để hấp thu nhiệt của môi trường cần làm lạnh và
thải nhiệt ra môi trường có nhiệt độ cao hơn. Môi chất tuần hoàn được trong hệ
thống lạnh nhờ quá trình nén.
Phân loại
- Dựa vào thành phần hoá học:
 Môi chất vô cơ: NH
3
(R717), CO
2
(R744), …
 Môi chất hữu cơ: hydrocacbon, halocacbon…
- Dựa vào nhiệt độ sôi và áp suất bão hoà
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: Th.S Nguyễn Văn Toàn

Khoa Hóa Học & CNTP Trang 14

 Môi chất có ấp suất sôi cao: R744
 Môi chất có áp suất sôi trung bình: R123, R134

 Nhóm môi chất có áp suất sôi thấp: R717, R507
Ngoài ra còn dựa vào tính độc hại và tính dễ cháy nổ để phân loại.
d. Môi chất lạnh NH
3

- NH
3
là chất khí không màu, có mùi khai, cháy trong oxy có ngon
lửa màu vàng.
- Là chất lạnh rẻ tiền, dể kiếm, dễ bảo quản, có thể sản xuất trong
nước.
- Tuy NH3 độc hại những vẫn coi là môi chất của hiện tại và tương
lai.
Tính chất nhiệt động:
- Nhiệt độ sôi ở áp suất khí quyển: -33,35
o
C
- Nhiệt độ đông đặc: -77,7
o
C
- Nhiệt độ ngưng tụ: 32
o
C
- Áp suất ngưng tụ khoảng 12÷15 kg/cm
2

- ρ(0
o
C) = 0.64kg/dm
3


- Năng suất lạnh riêng khối lượng q
0
lớn.
- Năng suất lạnh riêng thể tích q
v
lớn (máy nén và thiết bị gọn nhẹ).
- Nhiệt độ cuối cùng nén cao (làm mát đầu xilanh và phải hút hơi bão
hoà).
- Độ nhớt nhỏ, tính lưu động cao (tổn thất áp suất nhỏ, đường ống và
các van gọn nhẹ).
- Hệ số đẫn nhiệt và trao đội nhiệt lớn (thuận cho việc thiết kế chế
tạo thiết bị ngưng tự và bay hơi).
- Bền vững trong khoảng nhiệt độ và áp suất công tác, chỉ phân huỷ
ở 260
o
C (tuy nhiên nếu bề mặt xilanh làm bằng thép và có mặt ẩm làm
xúc tác thì ở nhiệt độ 110-120
o
C đã bị phân huỷ).
Bảng 3.Các thông số trạng thái ở 0
o
C của NH
3

ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: Th.S Nguyễn Văn Toàn

Khoa Hóa Học & CNTP Trang 15



Đơn vị
Lỏng
Hơi
Áp suất
Mpa
0.43
0.43
Thể tích riêng
Dm
3
/kg
1.57
289.3
Nhiệt dung riêng
- Đẳng áp
- Đẳng tích
kJ/(kg.K)
kJ/(kg.K)
4.26
2.8
2.68
1.92
Độ nhớt
10
-6
Pa.s
179.09
9.06
Hệ số dẫn nhiệt
W/(m.K)

0.559
0.023
Sức căng bề mặt
N/m
0.033
Nhiệt hoá hơi
kJ/kg
1262.2

Tính chất hoá học
- NH3 không tác dụng với phi kim, kim loại đen chế tạo máy và kim
loại màu (trừ Cu và hợp lim của Cu).
- NH3 hoà tan vô hạn trong H
2
O (Không bị tắc ẩm van tiết lưu nhưng
phải khống chế ẩm < 0.1).
- NH3 không hoà tan dầu bôi trơn.
- Hổn hợp với Hg sẽ gây nổ.
- Khi có ngọn lửa NH3 có thể gây cháy nổ ở nồng độ 13%-16% và
tự cháy ở 600
o
C.
Tính chất sinh lý
- Độc hại với người, gây kích thích niêm mạc mắt và dạ dày, gây co
thắt các cơ quan hô hấp, làm bỏng da.
- Ở nồng độ 0.007-0.1% thể tích không khí bắt dầu có sự huỷ hoại cơ
quan hô hấp. từ 0.2-0.3% có thể làm mù mắt hoặc chết ngạt trong 30 phút.
- NH3 làm giảm chất lượng thực phẩm.
Biện pháp an toàn
- Khi tiếp xúc vơi NH3 phải mang mặt mạ phòng độc, khi sử cố hệ

thống ít nhất phải có hai người.
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: Th.S Nguyễn Văn Toàn

Khoa Hóa Học & CNTP Trang 16

- Khi bị ngạt phải đưa ra chổ thoát nhưng phải ấm, xông hơi ấm và
uốn các chất kích thích: cà phê, trà nóng,…
- Khi bị bỏng phải nhanh chóng rửa bằng nước sạch và ấm, nếu nặng
thì phải đưa đi bệnh viện.
e. Sơ đồ công nghệ
Trong phần lớn các sơ đồ loại sáp và tách dầu sử dụng ammoniac
và propan làm chất làm lạnh. Sơ đồ nguyên tắc tách sáp lạnh sử dụng amoniac
làm chất làm lạnh được thể hiện trong hình H2.









H2. Sơ đồ nguyên tắc tách sáp và tách dầu lạnh với chất làm lạnh amoniac.
1- Tháp kết tinh; 2- thùng trữ; 3- tháp tách lỏng;
4- máy làm lạnh; 5- bình chứa; 6- thùng trung gian;
7- tách dầu; 8- máy nén.
I- Amoniac hơi; II- amoniac lỏng; III- nước.

1.3.3.2. Phƣơng pháp kết tinh có sử dụng dung môi
Quá trình khử parafin trong dầu nhờn được sử dụng nhiều nhất hiện nay

dựa trên phương pháp kết tinh với sự có mặt của một dung môi. Dung môi này,
tồn tại ở dạng lỏng, sẽ cải thiện đáng kể các điều kiện cân bằng nhiệt động của
hệ.Một dung môi lý tưởng phải hoà tan tốt dầu nhờn (phần dầu không chứa
parafin) và kết tủa hoàn toàn parafin có trong dầu nguyên liệu. Mặt khác, parafin
khi kết tủa phải tự tạo thành mạng tinh thể không quá chặt chẽ nhằm tạo điều
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: Th.S Nguyễn Văn Toàn

Khoa Hóa Học & CNTP Trang 17

kiện cho dầu nhờn (phần dầu không chứa parafin) ở dạng lỏng có thể đi qua
trong quá trình lọc về sau. Do đó, biến số hoạt động đầu tiên của quá trình tách
parafin chính là loại dung môi được sử dụng. Một dung môi tốt cho quá trình
khử parafin cần có các tính chất sau:
- Độ hòa tan và độ chọn lọc: có độ hòa tan tốt đối với dầu nhờn và có độ
chọn lọc kết tủa đối với parafin trong quá trình kết tinh.
- Có điểm sôi thấp: sau khi tách parafin dung môi cần được loại bỏ các sản
phẩm bằng phương pháp chưng cất. Điểm sôi thấp cho phép tiết kiệm được năng
lượng tiêu tốn trong công đoạn này.
- Nhiệt hóa hơi và nhiệt dung riêng nhỏ với cùng một lý do trên.
- Điểm đông đặc thấp: dung môi cần giữ được trạng thái lỏng trong suốt
thời gian lọc.
- Không độc hại, không ăn mòn, rẻ và sẵn có.
Có rất nhiều dung môi hoặc hỗn hợp dung môi đáp ứng được các yêu cầu kỹ
thuật trên:
- 1927, hỗn hợp axeton và benzene; 1930 hỗn hợp cloru-etylen và benzen.
Hiện cả hai dung môi này không còn sử dụng nữa do độc.
- 1932, dung môi propan. Hiện không còn sử dụngdo tiết bị phải làm việc
dưới áp suất propan hóa lỏng.
- Hiện nay một số loại dung môi còn đang được sử dụng như các hỗn hợp
của methyl–iso butyl–ceton; Tricloro–ethylene; Dichloro–methan và hỗn hợp

của methyl–ethyl–ceton và tolulen (MEK – toluene). Hỗn hợp dung môi MEK-
toluene chiếm tới 80%.
Quá trình loại sáp có sử dụng dung môi lựa chọn tiến hành liên tục và gồm
các giai đoạn sau:
- Trộn nguyên liệu với dung môi;
- Xử lý nhiệt hỗn hợp;
- Làm lạnh dần dung dịch thu được đến nhiệt độ cho trước; tách tinh thể
hydrocacbon rắn ra khỏi dung dịch;
- Tách pha lỏng - lỏng;
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: Th.S Nguyễn Văn Toàn

Khoa Hóa Học & CNTP Trang 18

- Thu hồi dung môi từ dung dịch dầu nhờn loại parafin và sáp.










H3: Tách sáp bằng kết tinh sử dụng dung môi
1- Máy trộn; 2- thiết bị gia nhiệt bằng hơi; 3- máy lạnh bằng nước;
4- tháp kết tinh; 5- tháp kết tinh bằng amoniac; 6- máy lọc chân không;
7- tách dung môi ra khỏi dung dịch dầu nhờn loại sáp;
8-tách dung môi ra khỏi sáp.
I-Nguyên liệu; II-dung môi; III-dung dịch nguyên liệu;

IV-nhũ tương hydrocacbon rắn; V-dung dịch dầu nhờn loại sáp;
VI-dung dịch sáp; VII-dầu nhờn loại sáp; VIII-hydrocacbon rắn (sáp).
1.3.3.3. Phƣơng pháp hydro cracking chọn lọc
Hydrocracking là quá trình tương đối mới nhưng phát triển nhanh chóng, là
dạng khác của quá trình cracking xúc tác.Nó được tiến hành với sự tham gia của
xúc tác, nhưng khác với cracking xúc tác là thực hiện trong môi trường hydro,
dưới áp suất cao (đến 30 MPa) và nhiệt độ thấp.
Quá trình hydrocracking chọn lọc dùng để tách parafin từ dầu có hai loại:
loại thứ nhất chỉ dùng một loại chất xúc tác nhằm hạ nhiệt độ đông đặc; loại thứ
hai dùng hai loại chất xúc tác vừa để hạ nhiệt độ đông đặc vừa để tăng độ bền
oxi hóa của sản phẩm.
Chất xúc tác được sử dụng là các zeolit tổng hợp.Các chất xúc tác này có
thẻ bẻ gãy mạch hydrocacbon mạch thẳng và hydrocacbon có mạch dài một
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: Th.S Nguyễn Văn Toàn

Khoa Hóa Học & CNTP Trang 19

cách chọn lọc. Phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp kết
tinh như hiệu suất cao, không cần có công đoạn làm sạch bằng hydro, vốn đầu tư
thấp, cho phép sản xuất dầu gốc có nhiệt độ đông đặc thấp từ những nguyên liệu
có hàm lượng parafin cao.
a. Hydrocracking distilat chân không và deasphantisat
Ứng dụng quá trình hydrocracking (một bậc hoặc hai bậc) trên xúc tác lớp
tĩnh cho phép nhận được dầu bôi trơn có chỉ số độ nhớt 100 hoặc cao hơn phụ
thuộc vào thành phần hydrocacbon của phân đoạn dầu nhờn. Kết quả
hydrocracking distilat chân không và deasphantisat thể hiện trong bảng
Hydrocracking trong sản xuất dầu bôi trơn tiến hành ở áp suất 10 ÷ 25 atm, nhiệt
độ 350 ÷ 420
o
C và tốc độ dòng 0,4 ÷ 1,5 giờ

-1
; tỷ lệ thể tích khí chứa hydro:
nguyên liệu là 800÷2.000, chi phí hydro 0,8÷2%k.l so với nguyên liệu. Thông
thường hydrocracking tiến hành với phân đoạn distilat có nhiệt độ sôi cuối 500 ÷
550
o
C, deasphatisat với độ cốc dưới 4% hoặc là hỗn hợp của chúng. Khác với
làm sạch bằng hydro trong hydrocracking cấu trúc và phân tử lượng của nguyên
liệu thay đổi. Do diễn ra phản ứng đứt vòng, đồng phân hóa và hydro hóa đã
làm tăng đáng kể chỉ số độ nhớt. Hiệu suất dầu nhờn với tính chất cho trước phụ
thuộc vào bản chất của nguyên liệu và độ khắc nghiệt của phản ứng và bằng 30
÷ 70% so với nguyên liệu.
Bảng 4.Chỉ số hoạt động của sơ đồhydrocracking để nhận dầu nhờn gốc
Chỉ số
Quá trình

FIN
Isomax
Hãng“Gulf”
Phương
án 1
Phương
án 2
Phương
án 1
Phương
án 2
Nguyên liệu
Deasphantisat
Distilat chân

không
Deasphan-
tisat

Hiệu suất phân đoạn
dầu nhờn,%k.l.
Trong đó dầu nhờn gốc

71,2
61

60,1
47,8

41,1
36,7

45,1
39,1

66,5
30,1

×