Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

tiếng việt trong văn nghị luận của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú thái nguyên - thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.76 MB, 157 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




HOÀNG THỊ KIM NHUNG




-
















THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




HOÀNG THỊ KIM NHUNG



-




Mã số: 60.22.01.02





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Trƣờng



THÁI NGUYÊN - 2014


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất cứ một công trình nào.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn


Hoàng Thị Kim Nhung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến TS. Lê Văn Trƣờng,
ngƣời thầy đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thành luận văn này.
Luận văn là kết quả của quá trình học tập. Vì vậy, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
đến những thầy, cô đã giảng dạy các chuyên đề cao học cho lớp Ngôn ngữ K20 (2012
- 2014) tại trƣờng Đại học sƣ phạm, Đại học Thái Nguyên.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các cán bộ, giáo viên, nhân viên,
tổ chuyên môn Khoa học xã hội, nhóm bộ môn Ngữ văn, các em học sinh trƣờng

PTDT Nội trú Thái Nguyên đã động viên, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi phần tƣ liệu để
tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những ngƣời thân đã luôn ủng
hộ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn




Hoàng Thị Kim Nhung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các ký hiệu viết tắt iv
Danh mục các bảng v
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 1
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 3

6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài 4
7. Cấu trúc luận văn 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT. GIỚI THIỆU VỀ TRƢỜNG PTDT NỘI TRÚ
THÁI NGUYÊN 5
1.1. Sơ lƣợc về từ tiếng Việt 5
1.1.1. Khái niệm về từ 5
1.1.2. Nghĩa của từ và hình vị 5
1.1.3. Cấu tạo từ 7
1.1.4. Phân loại từ 9
1.2. Sơ lƣợc về ngữ pháp tiếng Việt 12
1.3. Sơ lƣợc về đặc điểm ngữ âm tiếng Việt 14
1.4. Đặc điểm về chữ viết và chính tả tiếng Việt 16
1.4.1. Đặc điểm về chữ viết tiếng Việt 16
1.4.2. Đặc điểm và quy tắc chính tả tiếng Việt 17
1.4.3. Các quy tắc chính tả tiếng Việt hiện hành 18
1.5. 20
1.5.1. Khái niệm văn bản 20
1.5.2. Phân loại văn bản 20
1.6. 21
1.6.1. 21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
1.6.2. 21
1.6.3. c 22
1.6.4. 22
1.6.5. 23
1.6.6. Vai trò của liên kết đối với tổ chức nội dung của văn bản 28
1.7. Văn nghị luận 28

1.8. Về khái niệm “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” 29
1.9. Giới thiệu khái quát về trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên 30
Tiểu kết chương 1 333
Chƣơng 2: KHẢO SÁT TIẾNG VIỆT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN CỦA HỌC
SINH TRƢỜNG PTDT NỘI TRÚ THÁI NGUYÊN 344
2.1. Tình hình tƣ liệu 344
2.2. Kết quả khảo sát tiếng Việt trong văn nghị luận của học sinh trƣờng
PTDT Nội trú Thái Nguyên 355
2.2.1. Tình hình sử dụng từ vựng 355
2.2.2. Tình hình sử dụng ngữ pháp 388
2.2.3. Tình hình sử dụng ngữ âm 466
2.2.4. Tình hình chính tả 488
2.2.5. Tình hình văn bản và liên kết văn bản 522
2.3. Kết quả khảo sát tiếng Việt trong văn nghị luận của học sinh từng
khối lớp Trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên 566
2.3.1. Tình hình sử dụng từ vựng 566
2.3.2. Tình hình sử dụng 56
2.3.3 Tình hình sử dụng ngữ âm 59
2.3.4 Tình hình sử dụng chính tả 600
2.3.5. Tình hình sử dụng văn bản và liên kết văn bản 622
Tiểu kết chương 2 655
Chƣơng 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SỬ DỤNG TIẾNG
VIỆT CHO HỌC SINH TRƢỜNG PTDT NỘI TRÚ THÁI NGUYÊN 666
3.1. Những nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng sử dụng tiếng Việt của học
sinh trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên 666
3.1.1. Đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc 666
3.1.2. Hoàn cảnh sống của học sinh 69
3.1.3. Thực tế dạy và học tại trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên 711

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


v
3.2. Một số giải pháp thực tế nhằm nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt
của học sinh trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên 722
3.2.1. Yêu cầu về tiếng Việt với học sinh THPT (trong chƣơng trình giáo
dục phổ thông) 722
3.2.2. Đánh giá chung về tình hình sử dụng tiếng Việt của học sinh trƣờng PTDT
Nội trú Thái Nguyên 733
3.2.3. Một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt của
học sinh trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên 744
Tiểu kết chương 3 889
KẾT LUẬN 900
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC -1-


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ATK
:
An toàn khu
DTNT
:
Dân tộc nội trú
DTTS
:
Dân tộc thiểu số

GD & ĐT
:
Giáo dục và đào tạo
PTDT
:
Phổ thông dân tộc
THCS
:
Trung học cơ sở
THPT
:
Trung học phổ thông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

v
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1a. Bảng tổng hợp tình hình sử dụng từ vựng của học sinh khối 10, 11,
12 trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên 377
Bảng 2.1b. Bảng so sánh tình hình sử dụng từ vựng giữa học sinh trƣờng PTDT
Nội trú Thái Nguyên với học sinh trƣờng ngoài 388
Bảng 2.2a. Bảng tổng hợp tinh hình sử dụng câu của học sinh khối 10, 11, 12
trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên 455
Bảng 2.2b. Bảng so sánh tình hình sử dụng câu giữa học sinh trƣờng PTDT Nội
trú với học sinh trƣờng ngoài 455
Bảng 2.3a. Bảng tổng hợp lỗi ngữ âm của học sinh khối 10, 11, 12 trƣờng PTDT
Nội trú Thái Nguyên 477
Bảng 2.3b. Bảng so sánh lỗi ngữ âm giữa học sinh trƣờng PTDT Nội trú với học
sinh trƣờng ngoài 488

Bảng 2.4a. Bảng tổng hợp lỗi chính tả của học sinh khối 10, 11, 12 trƣờng PTDT
Nội trú Thái Nguyên 511
Bảng 2.4b. Bảng so sánh lỗi chính tả giữa học sinh trƣờng PTDT Nội trú với học
sinh trƣờng ngoài 511
Bảng 2.5a. Bảng tổng hợp tình hình sử dụng văn bản và liên kết văn bản của học
sinh khối 10, 11, 12 trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên 544
Bảng 2.5b. Bảng so sánh tình hình sử dụng văn bản và liên kết văn bản giữa học
sinh trƣờng PTDT Nội trú với học sinh trƣờng ngoài 555
Bảng 2.6a. Bảng tổng hợp tình hình sử dụng từ vựng của học sinh khối 10
trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên 566
Bảng 2.6b. Bảng tổng hợp tình hình sử dụng từ vựng của học sinh khối 11
trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên 566
Bảng 2.6c. Bảng tổng hợp tình hình sử dụng từ vựng của học sinh khối 12
trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên 566
Bảng 2.7a. Bảng tổng hợp tình hình sử dụng câu của học sinh khối 10 trƣờng
PTDT Nội trú Thái Nguyên 588
Bảng 2.7b. Bảng tổng hợp tình hình sử dụng câu của học sinh khối 11 trƣờng
PTDT Nội trú Thái Nguyên 588

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vi
Bảng 2.7c. Bảng tổng hợp tình hình sử dụng câu của học sinh khối 12 trƣờng
PTDT Nội trú Thái Nguyên 59
Bảng 2.8a. Bảng tổng hợp lỗi ngữ âm của học sinh khối 10 trƣờng PTDT Nội trú
Thái Nguyên 59
Bảng 2.8b. Bảng tổng hợp lỗi ngữ âm của học sinh khối 11 trƣờng PTDT Nội trú
Thái Nguyên 600
Bảng 2.8c. Bảng tổng hợp lỗi ngữ âm của học sinh khối 12 trƣờng PTDT Nội trú
Thái Nguyên 60

Bảng 2.9a. Bảng tổng hợp lỗi chính tả của học sinh khối 10 trƣờng PTDT Nội
trú Thái Nguyên 61
Bảng 2.9b. Bảng tổng hợp lỗi chính tả của học sinh khối 11trƣờng PTDT Nội trú
Thái Nguyên 61
Bảng 2.9c. Bảng tổng hợp lỗi chính tả của học sinh khối 12 trƣờng PTDT Nội
trú Thái Nguyên 62
Bảng 2.10a. Bảng tổng hợp tình hình sử dụng văn bản và liên kết văn bản của
học sinh khối 10 trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên 63
Bảng 2.10b. Bảng tổng hợp tình hình sử dụng văn bản và liên kết văn bản của
học sinh khối 11 trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên 63
Bảng 2.10c. Bảng tổng hợp tình hình sử dụng văn bản và liên kết văn bản của
học sinh khối 12 trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên 64


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc anh em cùng chung
sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số, "53 dân tộc còn lại chiếm tỉ lệ 13,8% dân số
cả nƣớc" [34].
Cộng đồng các dân tộc Việt Nam đƣợc hình thành và phát triển cùng với tiến
trình lịch sử hàng ngàn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc tạo nên một dân tộc Việt Nam
thống nhất. Sự đoàn kết, gắn bó giữa các cộng đồng dân tộc đã tạo nên một Quốc gia
đa dân tộc, thống nhất và bền vững.
Do những nguyên nhân lịch sử để lại và cũng do những đặc thù về điều kiện
địa lý, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt ở địa bàn cƣ trú của các dân tộc thiểu số nên
trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc không đồng đều. Phần lớn các dân
tộc thiểu số vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, có mức sống thấp, chậm phát triển hơn

so với dân tộc đa số.
Trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc
ta về chính sách dân tộc là nhất quán, theo nguyên tắc: "Các dân tộc bình đẳng, đoàn
kết, tương trợ nhau cùng phát triển" [34]. Nguyên tắc đó cũng chính là mục tiêu
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc ta.
Là giáo viên môn ngữ văn ở một trƣờng phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, tôi
có điều kiện hàng ngày tiếp xúc, giảng dạy cho con em ngƣời dân tộc thiểu số
trong tỉnh. Trong học tập nói chung và bộ môn Ngữ văn nói riêng, các em có rất
nhiều cố gắng và có nhiều tiến bộ, nhiều ƣu điểm song cũng có không thể tránh
khỏi những hạn chế, thiếu sót so với học sinh trƣờng ngoài trên địa bàn thành phố.
Thấy rõ điều đó và mong muốn đƣợc đóng góp một phần công sức của mình vào
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc mà một trong những nhiệm vụ quan
trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số là "ƣu tiên đặc biệt
phát triển giáo dục và đào tạo, coi trọng đào tạo cán bộ và đội ngũ trí thức dân tộc
thiểu số"[34], tôi chọn đề tài Tiếng Việt trong văn nghị luận của học sinh trường
Phổ thông dân tộc Nội trú Thái Nguyên – làm đề tài
nghiên cứu của luận văn.
2. Lịch sử vấn đề
Việt Nam là một quốc gia của 54 dân tộc cùng chung sống hòa thuận, trong đó
dân tộc Kinh chiếm đa số. Các dân tộc sinh sống trên đất nƣớc Việt Nam có ngôn ngữ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2
riêng và có nền văn hóa truyền thống đặc sắc của mình. 24 dân tộc có chữ viết riêng
nhƣ: Thái, Mông, Tày, Nùng, Khmer, Gia Rai, Êđê, Hoa, Chăm…
Liên quan đến việc nghiên cứu về ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam, có
thể kể đến những đóng góp của các tác giả nhƣ: Trần Trí Dõi với công trình
“Nghiên cứu các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, “Thực trạng giáo dục ngôn ngữ ở
vùng dân tộc miền núi ba tỉnh phía Bắc Việt Nam”, Đoàn Văn Phúc với “Vấn đề

giáo dục tiếng mẹ đẻ đối với cư dân sử dụng ngôn ngữ nhóm Chăm ở Việt Nam hiện
nay”, Nguyễn Văn Lợi – Lý Toàn Thắng với bài viết “Về sự phát triển ngôn ngữ
các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong thế kỉ XX”, Tạ Văn Thông với “Tìm hiểu
ngôn ngữ các dân tộc Việt Nam”,
Trong các công trình đã nghiên cứu, các tác giả đã tập trung khảo sát, miêu tả
những phƣơng diện khác nhau của tình hình ngôn ngữ dân tộc thiểu số trên lãnh thổ
Việt Nam.
Nghiên cứu về tình hình sử dụng ngôn ngữ ở dân tộc thiểu số, có thể kể đến
Nguyễn Hữu Hoành với các bài viết Tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Mông,
Tình hình giao tiếp ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Noong Lay,
huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La; Tạ Văn Thông với bài Tình hình sử dụng ngôn ngữ
trong trường tiểu học Chiềng Xôm; Tạ Văn Thông và Nguyễn Hữu Hoành với bài
Đời sống ngôn ngữ của người Dao. Ngoài ra còn khá nhiều công trình nghiên cứu về
tình hình sử dụng ngôn ngữ nhƣ: Hoàng Văn Ma với Cảnh huống tiếng Nùng (2002);
Phạm Văn Hảo, Vũ Bá Hùng và Hà Quang Năng với bài nghiên cứu Cảnh huống
tiếng Thái (2002)… Mặc dù có những cách tiếp cận khác nhau, song hầu hết các tác
giả đều đã đƣa ra những số liệu cụ thể, khẳng định tình hình sử dụng ngôn ngữ ở các
vùng dân tộc thiểu số ở nƣớc ta hiện nay là khá phức tạp, cần đƣợc tiếp tục nghiên
cứu và có những giải pháp phù hợp.
Cho đến nay, chƣa có một công trình nghiên
trƣờng phổ thông dân tộc nội trú. Đây là một khó khăn không nhỏ cho tác giả nghiên
cứu. Song là ngƣời trực tiếp giảng dạy các em, nắm đƣợc những ƣu, khuyết điểm
trong bài viết của các em, lại đƣợc trang bị những tri thức ngôn ngữ học và áp dụng
các phƣơng pháp nghiên cứu thích hợp, và trên hết là tình thƣơng yêu dành cho các
em, tôi tin tƣởng đề tài nghiên cứu này sẽ thành công.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài hƣớng tới mục đích tìm hiểu tình hình sử dụng tiếng Việt về:
Từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp, chính tả, văn bản và liên kết văn bản… trong bài
văn nghị luận của học sinh trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên.
Chỉ ra những ƣu điểm, những hạn chế và nguyên nhân ảnh hƣởng đến tình
hình sử dụng tiếng Việt, từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao khả năng sử dụng tiếng
Việt cho học sinh, góp phần vào việc dạy và học tiếng Việt cho học sinh cấp III
trƣờng PTDT Nội trú nói riêng và học sinh dân tộc thiểu số nói chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:
3.2.1. Xác định bộ khung lý thuyết phục vụ cho mục đích nghiên cứu bao gồm
các khái niệm liên quan nhƣ: Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, liên kết văn bản, chính tả.
diện trên.
So sánh cách sử dụng tiếng Việt của học sinh trƣờng PTDT Nội trú với học
sinh trƣờng ngoài ở cấp học tƣơng đƣơng.
3.2.3 Chỉ ra những ƣu điểm, nhƣợc điểm, tìm hiểu những nguyên nhân ảnh
hƣởng, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh
trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung làm rõ cách sử dụng
của học sinh khối 10, 11, 12;
làm rõ các ƣu điểm, nhƣợc điểm.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng hai phƣơng pháp nghiên cứu và những thủ pháp đi kèm sau đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


4
5.1. Phƣơng pháp miêu tả (với các thủ pháp bên trong và bên ngoài) sau:
5.1.1 Thủ pháp thống kê toán học: Thủ pháp này có thể dùng để miêu tả từ
vựng, ngữ nghĩa nhằm đƣa ra một số tiêu chí nhận diện lớp từ ngữ (đang xét) từ đó
có thể thống kê, lập danh sách.
5.1.2 Thủ pháp phân loại và hệ thống hoá: Thủ pháp này cho phép phân loại
các yếu tố có cùng tiêu chí.
5.1.3 Thủ pháp phân tích ngôn cảnh: Thủ pháp này phân tích hai ngôn cảnh là
ngôn cảnh tình huống và ngôn cảnh văn hoá.
5.1.4 Thủ pháp trường nghĩa: Thủ pháp trƣờng nghĩa đƣợc áp dụng nhƣ một
công cụ làm việc nhằm tìm hiểu những đặc điểm hình thức và đặc điểm nội dung của
từ ngữ (đang xét).
5.2. Phƣơng pháp so sánh - đối chiếu
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Sự thành công của đề tài sẽ xác lập một số cách thức và nội dung cho việc tiến
hành nghiên cứu thực trạng sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt trong văn bản viết của học
sinh (nói chung) hoặc học sinh trƣờng dân tộc nội trú (nói riêng).
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn đƣa ra đƣợc bức tranh về tình hình sử dụng
Tiếng Việt trong văn bản viết của học sinh dân tộc nội trú.
- Có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu vào việc giảng dạy không chỉ riêng môn
Ngữ văn mà cả các môn khoa học xã hội khác trong trƣờng dân tộc nội trú.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận. Giới thiệu về trường PTDT Nội trú Thái Nguyên
Chƣơng 2:
sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Thái Nguyên.
Chƣơng 3: Một số biện pháp nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt cho học

sinh trường PTDT Nội trú Thái Nguyên.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT. GIỚI THIỆU VỀ TRƢỜNG PTDT NỘI TRÚ
THÁI NGUYÊN

1.1. Sơ lƣợc về từ tiếng Việt
1.1.1. Khái niệm về từ
Từ là một trong những khái niệm cơ bản của ngôn ngữ học.
Đây là đơn vị cấu trúc - ngữ nghĩa cơ bản của ngôn ngữ, đƣợc quan niệm là
dùng để gọi tên các sự vật, hiện tƣợng của đời sống, mang các thuộc tính tiêu biểu về
ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp của một ngôn ngữ.
Từ những cách nhìn khác nhau, đã có khá nhiều định nghĩa về từ. Tuy nhiên,
để làm cơ sở cho việc tìm hiểu thực trạng sử dụng từ, trong luận văn chúng tôi theo
định nghĩa về “từ” sau:
“Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ, được vận dụng độc lập, tái
hiện tự do trong lời nói để xây dựng nên câu”.
Định nghĩa trên cho thấy từ có hai đặc điểm đáng chú ý:
- Là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa
- Đƣợc sử dụng độc lập, tự do trong lời nói để tạo câu. Có thể tách biệt ra khỏi
các đơn vị khác (từ khác, cụm từ ) và đƣợc dùng theo các quy tắc nhất định để tạo
nên câu.
1.1.2. Nghĩa của từ và hình vị
Đặc tính quan trọng nhất của từ và hình vị là “có nghĩa”.
Khi nói về nghĩa của từ (và hình vị), ngƣời ta phân biệt các thành phần nhƣ:

nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm. Ngoài ra, ngƣời ta còn phân biệt nghĩa cấu trúc (mối
liên hệ giữa các đơn vị khác nhau trong hệ thống) và nghĩa ngữ dụng (mối liên hệ
giữa các đơn vị đang xét với tình cảm, thái độ của ngƣời sử dụng).
Về mặt lí thuyết, căn cứ để hiểu nghĩa là: các đơn vị đang xét (từ và hình vị)
đƣợc sử dụng trong hệ quy chiếu về một sự vật hiện tƣợng nào đó, với yêu cầu ngƣời
nói và ngƣời nghe đều phải cùng nghĩ về sự vật hiện tƣợng ấy, khi nhắc đến đơn vị
đang xét. Có nhƣ vậy sự sử dụng các đơn vị này trong cấu tạo nên các đơn vị lớn hơn
mới không gây sự lẫn lộn.
Khi đi vào phân tích nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ (từ và hình vị), phải đặt
vào ngữ cảnh để đơn vị này bộc lộ ý nghĩa. Mặt khác, phải xem xét nghĩa của từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

6
trong quá trình hành chức của nó vì chỉ trong khi hành chức nghĩa mới đƣợc hiện
thực hoá và xác định.
Nhƣ vậy, nghĩa của từ và hình vị mang tính quy ƣớc, đƣợc ngƣời nói và ngƣời
nghe ƣớc định với nhau: âm thanh này biểu thị loạt sự vật này, âm thanh kia biểu thị
loạt sự vật kia tức là mặt vật chất và ý nghĩa có liên hệ mật thiết, quy định ràng buộc
và là điều kiện tồn tại của nhau. Đồng thời, cũng nhƣ các đơn vị ngôn ngữ, nghĩa của
các đơn vị này (từ và hình vị) cũng chỉ tồn tại trong hệ thống ngôn ngữ. Tách ra khỏi
hệ thống, chúng không tồn tại nữa.
Từ những phân tích trên có thể chấp nhận quan niệm chung: hiện thực đƣợc
phản ánh vào trong nhận thức, tạo nên một mối liên hệ thƣờng trực, liên tục với một
hình thức âm thanh nhất định, nhờ đó sự phản ánh này đƣợc hiện thực hoá bằng ngôn
ngữ. Mối liên hệ này đƣợc hiểu là “nghĩa”.
Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp:
Nghĩa từ vựng: là mối liên hệ giữa “hình thức và âm thanh” với các hình ảnh
của sự vật hiện tƣợng trong thế giới khách quan hoặc các thuộc tính của các sự vật
hiện tƣợng này (nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm). Đây là kết quả của sự nhận thức

của con ngƣời đƣợc phản ánh vào ngôn ngữ, có liên quan đến phạm trù “khái niệm”
trong triết học, trong đó, chủ yếu là cách con ngƣời mô hình hoá thế giới khách quan
qua phƣơng tiện ngôn ngữ.
Nghĩa ngữ pháp: là ý nghĩa chung của nhiều dạng thức thuộc đơn vị đang xét
(từ, hình vị) có tính chất đồng loạt và tính khái quát trong một hệ thống ngôn ngữ.
Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ: Ý nghĩa ngữ pháp luôn luôn phải đƣợc diễn
đạt bằng những hình thức chung có tính đồng loạt. Những hình thức này có thể thuộc về
những các phƣơng thức khác nhau (các phƣơng thức ngữ pháp, các hình thức ngữ pháp)
nhƣng là các hình thức cảm tính (lĩnh hội đƣợc bằng giác quan) và là chung cho mọi
trƣờng hợp có tồn tại và cần biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp đó. Trong khi đó, hình thức
biểu hiện của ý nghĩa từ vựng không có tính chất chung, hay nói cách khác, ý nghĩa từ
vựng không đƣợc biểu đạt bằng những hình thức chung [10, tr. 74].
Vậy ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp của từ và hình vị có điểm gì khác nhau.
Tác giả Đỗ Hữu Châu nhận xét: Ý nghĩa của hình vị “chƣa đƣợc tổ chức thành cấu trúc
biểu niệm” nhƣ ý nghĩa của từ [10, tr. 18]. Theo nhận xét này, có thể hiểu rằng hình vị
chỉ có thể có ý nghĩa biểu vật (không phải là biểu niệm).
Nhƣ vậy, khi tạo từ trong văn bản, phải có mối quan hệ của các thành tố bên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7
trong từ và đặc biệt chú ý đến ý nghĩa ngữ pháp, ý nghĩa khái quát đƣợc diễn đạt bằng
những hình thức đồng loạt. Nếu sử dụng từ không đảm bảo các ý nghĩa đó, có thể coi
đó là từ lỗi.
1.1.3. Cấu tạo từ
Hình vị (từ tố)
Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ. Nếu phân tích thành những bộ
phận nhỏ hơn ta thu đƣợc các hình vị (từ tố). Hình vị (từ tố) là đơn vị nhỏ nhất có
nghĩa của ngôn ngữ.
Căn cứ vào ý nghĩa, ngƣời ta chia các từ tố thành hai loại: chính tố và phụ tố,

ngoài ra còn có những hiện tƣợng đƣợc gọi là bán phụ tố. Bán phụ tố là những yếu tố
không hoàn toàn mất đi yếu tố sự vật của mình, nhƣng lại đƣợc lặp lại trong nhiều từ,
có tính chất của những phụ tố cấu tạo từ.
Cấu tạo từ
Nói tới cấu tạo từ là nói tới các quy luật, các quy tắc dùng để tạo nên các từ của
ngôn ngữ, đƣợc gọi chung là “phƣơng thức cấu tạo từ”. Các phƣơng thức cấu tạo từ
này đƣợc hình thành trong quá trình hình thành và phát triển của một ngôn ngữ. Quy
tắc cấu tạo nên từ bao gồm cách thức sử dụng các đơn vị cấu tạo từ để tạo nên từ.
- Các phƣơng tức cấu tạo từ trong ngôn ngữ:
Từ tố (hình vị) đƣợc sử dụng trong cấu tạo từ, nhƣng đó mới chỉ đƣợc xem là
nguyên liệu để cấu tạo nên từ. Từ các từ tố (hình vị) đó phải có phƣơng thức cấu tạo
mới có thể cấu tạo nên các từ. Có ba phƣơng thức cấu tạo từ, đó là: phƣơng thức phụ
gia, phƣơng thức ghép, phƣơng thức láy.
Căn cứ vào phƣơng thức cấu tạo từ, có thể chia ra các kiểu từ sau:
- Từ đơn: là từ chỉ có một hình vị chính tố. Ví dụ: mưa, gió, ăn
- Từ ghép: là những từ cấu tạo bằng cách ghép hai hoặc hơn hai từ độc lập.
Ví dụ: xe máy, bàn ghế, đường sá
Căn cứ vào quan hệ giữa các thành tố, có thể chia ra từ ghép đẳng lập và từ
ghép chính phụ.
Từ ghép đẳng lập: là từ ghép mà giữa các tiếng có quan hệ bình đẳng, độc lập
ngang hàng nhau, không có tiếng chính, tiếng phụ. Nói cách khác, từ ghép đẳng lập là
từ đƣợc ghép từ những tiếng bình đẳng nhau cả về ngữ pháp lần ngữ nghĩa. Ví dụ:
sách vở, tàu xe, ông bà
Từ ghép chính phụ: là từ ghép mà giữa các tiếng có quan hệ tiếng chính, tiếng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

8
phụ. Nói cách khác, từ ghép chính phụ là từ ghép mà giữa các tiếng đƣợc ghép lại
không bình đẳng nhau về ngữ pháp hoặc ngữ nghĩa. Ví dụ: bà nội, bàn tròn, nhà xây

- Từ láy: Trong thực tiễn, đã có nhiều công trình nghiên cứu và các cách lí
giải khác nhau về từ láy, hiện tƣợng láy, đặc điểm cấu tạo, đặc trƣng ý nghĩa, giá trị
gợi tả âm thanh, hình ảnh, giá trị biểu cảm của các tác giả Nguyễn Tài Cẩn, Đái
Xuân Ninh, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Hoàng Văn Hành là những ngƣời
đã rất quan tâm tới các vấn đề nói trên khi nghiên cứu thực tế láy trong tiếng Việt.
Nguyễn Tài Cẩn cho rằng: “Từ láy âm là loại từ ghép, trong đó theo con
mắt nhìn của người Việt Nam hiện nay các thành tố trực tiếp được kết hợp lại với
nhau chủ yếu theo quan hệ ngữ âm. Quan hệ ngữ âm được thể hiện ở chỗ là các
thành tố trực tiếp phải tương ững với nhau về hai mặt: mặt yếu tố siêu âm đoạn
tính (thanh điệu) và mặt yếu tố âm đoạn tính (phụ âm đầu, âm chính giữa, vần và
âm cuối vần)” [6, tr.109].
Với quan niệm này, Nguyễn Tài Cẩn đã coi từ láy trƣớc hết là một loại từ
ghép. Nhƣng các thành tố của loại từ ghép này bao giờ cũng đƣợc kết hợp với nhau
tuân theo những nguyên tắc nhất định về mặt ngữ âm. Nhƣ vậy, tác giả đã cho chúng
ta biết những nét khác nhau về mặt cấu tạo của từ láy âm so với từ ghép láy nghĩa và
từ ghép phụ nghĩa, ở chỗ nó có các thành tố kết hợp chủ yếu theo quan hệ ngữ âm.
Đỗ Hữu Châu quan niệm: “Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức
láy, đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với thanh điệu
giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh, tức là quy tắc thanh điệu, biến đổi
theo hai nhóm, gồm nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp:
thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của một hình vị hay đơn vị có nghĩa” [10. tr.41].
Có thể thấy, Đỗ Hữu Châu đã chú ý nhiều đến mặt ngữ âm trong cấu tạo của từ láy.
Nhƣng trong quan niệm này tác giả chƣa đề cập tới mặt ngữ nghĩa (giá trị) của từ láy.
Các tác giả Nguyễn Thiện Giáp, Hoàng Văn Hành, trong các nghiên cứu của
mình đã trình bày quan niệm về từ láy với đầy đủ các đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa của
nó. Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Ngữ láy âm là những đơn vị được hình thành do
sự lặp lại hoàn toàn hay lặp lại có sự kèm theo sự biến đổi ngữ âm nào đó của từ đã
có, chúng vừa có sự hài hoà ngữ âm, vừa có giá trị gợi cảm, gợi tả” [26, tr. 86].
Hoàng Văn Hành khẳng định với cách nhìn nhận: “Láy là sự hoà phối ngữ âm có
tác dụng biểu trưng hoá” [32, tr.16]. Với cách nhìn nhận nhƣ vậy, ông đã coi “láy là một

cơ chế” và xem quá trình cấu tạo từ láy là một cơ trình phức tạp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

9
Từ một số cách nhìn nhận về từ láy đã nêu ở trên, chúng tôi thống nhất quan
niệm coi “từ láy âm”, “ngữ láy âm” cũng chính là từ láy, là những cách gọi khác nhau
của loại từ phức này. Và từ láy là những từ đƣợc cấu tạo theo phƣơng thức láy, đó là
phƣơng thức lặp lại hoàn toàn hay lặp lại có kèm theo sự biến đổi ngữ âm của từ đã
có theo những quy tắc nhất định.
Căn cứ vào sự đồng nhất hay khác biệt trong thành phần cấu tạo của các thành
tố trong từ láy do hoà phối ngữ âm tạo nên (quy tắc điệp và đối), các từ láy đƣợc
phân loại thành từ láy hoàn toàn và từ láy không hoàn toàn.
+ Từ láy hoàn toàn: là những từ láy có sự đồng nhất, tƣơng ứng hoàn toàn giữa
các thành phần cấu tạo đoạn tính (và có thể gồm cả siêu đoạn tính) của hai thành tố.
Với cách nhìn nhận nhƣ vậy, các thành tố trong từ láy hoàn toàn nằm ở ba mức
độ khác biệt nhƣ sau:
Từ láy hoàn toàn có các thành tố giống hệt nhau, chỉ khác nhau về trọng âm:
thể hiện ở độ căng và kéo dài trong phát âm với mỗi thành tố
Từ láy hoàn toàn có thể bao gồm cả những từ giữa hai thành tố có thêm sự
khác biệt về âm điệu.
Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng có thêm sự khác biệt ở phụ âm cuối.
+ Từ láy không hoàn toàn
Đặc trƣng của kiểu láy này là: trong cấu tạo của từ láy các thành tố có sự khác
biệt về hình thức: một thành tố có dạng nhƣ gốc, thành tố kia có sự khác biệt. Căn cứ vào
bộ phận khác biệt giữa các thành tố, ta có các kiểu nhỏ hơn, đó là:
Từ láy phụ âm đầu (khác nhau ở âm chính): là kiểu từ láy đƣợc cấu tạo
bằng cách nhân đôi thành tố gốc, vừa bảo tồn phụ âm đầu, vừa kết hợp với một khuôn
vần mới từ ngoài vào một thành tố để tạo thế vừa điệp vừa đối.
Từ láy vần (khác nhau ở âm đầu): Ở kiểu này, thành tố có dạng gốc thƣờng

đứng sau thành tố có sự khác biệt. Cả hai thành tố phải giống nhau hoàn toàn về các phần
còn lại ngoài âm đầu, còn âm đầu thì phối hợp với nhau thành từng cặp theo quy luật: hai
âm đầu đó trong mỗi cặp phải khác nhau về phƣơng thức cấu âm và bộ vị cấu âm.
1.1.4. Phân loại từ
Theo Diệp Quang Ban (2008), trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt”, Nxb Giáo
dục: Các từ loại của ngôn ngữ là những lớp từ nhất định của ngôn ngữ ấy xét ở đặc
trƣng ngữ pháp. Cho đến nay, tồn tại một cách phổ biến hai cách phân định từ loại:
Phân chia vốn từ của một ngôn ngữ thành hai lớp khái quát là thực từ và hƣ từ, và
phân chia vốn từ của một ngôn ngữ ra thành nhiều lớp cụ thể hơn với những đặc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

10
trƣng xác định hơn.
Từ nào chủ yếu diễn đạt ý nghĩa từ vựng, tức là gọi tên sự vật, việc, hiện tƣợng
là thực từ; từ nào đƣợc dùng để diễn đạt các mối quan hệ kèm theo, không gọi tên
chúng, là hƣ từ. Cơ sở để phân biệt thực từ với hƣ từ là cách phản ánh trong tƣ duy.
Nhờ đó, thực từ có khả năng làm yếu tố chính trong cụm từ chính phụ. Hƣ từ nêu các
mối quan hệ (về số lƣợng, về thời gian, không gian, về mục đích, về sự đánh giá, về
các kiểu quan hệ logic v.v ) theo lối đi kèm với thực từ để thiết lập các mối quan hệ
giữa các sự vật hiện tƣợng do thực từ diễn đạt. Vì vậy hƣ từ chỉ có thể hoặc làm yếu
tố phụ trong cụm từ chính phụ, hoặc làm những yếu tố ngữ pháp đi kèm cụm từ, hay
chỉ xuất hiện ở bậc câu.
Trong việc phân định từ loại tiếng Việt, các nhà nghiên cứu có xu hƣớng khá
thống nhất khi căn cứ vào ba tiêu chuẩn sau đây:
- Ý nghĩa khái quát (còn gọi là ý nghĩa phạm trù chung)
- Khả năng kết hợp
- Khả năng giữ một hay một số chức vụ cú pháp chủ yếu
Ba tiêu chuẩn này sẽ đƣợc vận dụng thích hợp trong quá trình định loại các lớp
từ tiếng Việt.

Khái quát về các lớp từ tiếng Việt
Theo truyền thống nghiên cứu vốn từ tiếng Việt, kết quả của sự phân chia một
cách khái quát thành thực từ, hƣ từ kết hợp với sự phân chia thành những lớp cụ thể
hơn đƣợc trình bày nhƣ sau:
Lớp lớn
Tên từ loại
Khả năng kết hợp
Bậc cụm từ: đầu tố
Chỉ ở bậc câu
I. Thực từ
1. Danh từ (và loại từ)
2. Số từ
3. Tính từ
4. Động từ
5. Đại từ
6. Định từ
7. Phó từ
+
+
+
+
+
-
-

II. Hƣ từ
8. Quan hệ từ
9. Tình thái từ
10. Trợ từ
11. Thán từ


+
+
+
+


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

11
Bảng trên là tên gọi các lớp từ. Hai lớp lớn thực từ và hƣ từ bao gồm 11 từ
loại. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi xét đến ba từ loại là: danh từ, động từ,
tính từ.
* Danh từ: “Là thực từ có ý nghĩa thực thể (ý nghĩa chỉ “vật” hiểu rộng), đƣợc
dùng làm tên gọi các “vật”, kết hợp đƣợc về phía trƣớc với loại từ, với mạo từ chỉ
lƣợng nhƣ những, các, về phía sau với các chỉ định từ (này , nọ ) và thƣờng làm chủ
ngữ hoặc bổ ngữ trong câu. Đáng chú ý là danh từ tiếng Việt cũng có thể làm vị tố
trong câu, không cần trợ động từ ” [3, tr.474].
Từ loại danh từ là một lớp lớn và đa dạng về ý nghĩa, về khả năng kết hợp, về
công dụng thực tiễn, nên thƣờng đƣợc phân ra thành những lớp nhỏ theo những tiêu
chuẩn khác nhau, thích hợp ở từng bƣớc phân loại. Sau đây là những diện phân chia
thƣờng gặp:
- Danh từ riêng và danh từ chung;
- Danh từ tổng hợp và danh từ không tổng hợp;
- Danh từ vật thể, danh từ chất thể, danh từ trừu tƣợng, danh từ tập thể, danh từ
chỉ hiện tƣợng thời tiết;
- Danh từ đơn vị;
- Danh từ đếm đƣợc/ danh từ không đếm đƣợc.
Cuối cùng, khi bàn về danh từ không thể bỏ qua lớp từ hữu quan quan trọng là
lớp loại từ.

* Động từ: Theo các tiêu chuẩn định loại, động từ có ý nghĩa quá trình hiểu
rộng (bao gồm quá trình động, quá trình tĩnh, quá trình quan hệ), đƣợc dùng làm tên
gọi của các “quá trình” đó. Động từ tiếng Việt không biến hình, nên khả năng kết hợp
của chúng rất phức tạp. Động từ có thể kết hợp về phía trƣớc với các phó từ (tình thái
từ) chỉ tính thời gian nhƣ đã, đang, sẽ, vừa, tính phân cực nhƣ không, tính liên nhân
nhƣ hãy, đừng, chớ; kết hợp về phía sau với phó từ chỉ tính thời gian rồi, với phó từ
chỉ những tính tình thái khác nhau nhƣ được, mất, phải. Hơn nữa, các tình thái từ vừa
nêu không phải bao giờ cũng mang một kiểu nghĩa. Chính bản thân động từ hoặc
động từ cùng với các tình thái từ này làm thành tổ chức nội bộ của cụm động từ. Và
động từ hoặc cụm động từ trong cách hiểu này thƣờng giữ chức năng vị tố trong câu
[3, tr. 491 – 492].
Động từ là một lớp từ lớn và đa dạng về nghĩa, cho nên có thể phân chia theo
những phƣơng diện khác nhau. Đối với tiếng Việt, về mặt ngữ pháp, những lớp động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

12
từ sau đây cần đƣợc chú ý nhiều hơn:
- Trợ động từ;
- Động từ tình thái;
- Động từ - thực từ (động từ từ vựng tính – lexical verb, gọi gọn là “động từ
thực”) với những lớp con sau đây:
+ Động từ chuyển tác / động từ không chuyển tác;
+ Động từ chi phối hai thực thể;
+ Động từ tự di chuyển / động từ di chuyển vật;
+ Động từ chi phối thực thể và đòi hỏi nêu đặc trƣng;
+ Động từ chỉ hƣớng;
+ Động từ chỉ hiện tƣợng tâm lí;
+ Động từ tồn tại.
Về mặt logic, sự phân chia trên đây không thật triệt để. Bƣớc phân chia thứ

nhất thành trợ động từ, động từ tình thái và động từ thực từ là căn cứ vào tính hƣ –
tính thực của động từ. Sự phân chia các lớp con bên trong lớp động từ thực chủ yếu
căn cứ vào đặc điểm riêng về ý nghĩa và cách sử dụng (thể hiện ở khả năng kết hợp)
của các lớp con này trong tiếng Việt.
* Tính từ: là từ loại thuộc vào số thực từ có ý nghĩa về tính chất, đặc trƣng về
màu sắc, mùi vị, âm thanh của vật, phần lớn kết hợp đƣợc về phía trƣớc với các từ
rất, cực kì, hơi, khí, quá hoặc về phía sau với các từ lắm, quá, cực kì, và dễ dàng làm
vị tố [3, tr. 506].
Đối với lớp tính từ, các vấn đề thƣờng đƣợc nhắc đến là phân biệt các lớp con
dƣới đây:
- Tính từ chỉ tính chất và tính từ chỉ quan hệ;
- Tính từ thang độ và tính từ không thang độ;
Ngoài ra cũng cần bàn thêm một vài hiện tƣợng hữu quan nhƣ từ tƣợng thanh
gợi hình, hoạt động cú pháp của tính từ.
1.2. Sơ lƣợc về ngữ pháp tiếng Việt
Hệ thống đơn vị ngữ pháp tiếng Việt gồm nhiều yếu tố nhƣ: hình vị, từ, cụm
từ, câu.
Câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng thông báo một sự việc, một ý
kiến, một tình cảm hoặc cảm xúc [30, tr. 266].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

13
Nhƣ vậy, định nghĩa trên nêu lên hai đặc điểm của câu: về mặt chức năng, câu
là đơn vị có khả năng thông báo; về mặt cấu tạo, trong số các đơn vị có chức năng
thông báo, câu là đơn vị nhỏ nhất.
Trong các kiến giải về cấu trúc câu, lối phân tích câu theo thành phần là lí
thuyết lâu đời và phổ biến hơn cả. Theo lí thuyết thành phần câu cổ điển thì mỗi thực
từ trong câu là một thành phần câu. Căn cứ để quy chúng vào những thành phần câu
nhất định là hình thái của chúng. Nhƣ vậy, xác định thành phần câu thực chất là phân

loại các thực từ trong câu dựa theo hình thái của chúng.
Thành phần câu có hai loại là thành phần chính và thành phần phụ. Thành
phần chính gồm chủ ngữ và vị ngữ. Thành phần phụ bao gồm: bổ ngữ, trạng ngữ,
định ngữ.
Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi tìm hiểu thực trạng sử dụng ngôn ngữ
tiếng Việt của học sinh trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên trong bài viết văn bản
nghị luận trên cơ sở tìm hiểu câu, câu phân loại theo cấu trúc cú pháp và câu phân
loại theo mục đích nói.
* Phân loại câu theo cấu trúc cú pháp
Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc câu, ngƣời ta thƣờng phân biệt câu đơn với câu
phức và câu ghép.
Câu đơn là câu chỉ gồm một cụm chủ vị. Câu đơn gồm câu đơn phần (câu đặc
biệt) và câu song phần. Câu gồm hai thành phần chính (chủ ngữ và vị ngữ) đƣợc gọi
là câu song phần, ví dụ: Tôi đọc sách; câu chỉ có một thành phần chính là câu đơn
phần, ví dụ: mưa.
Câu phức: là một cấu tạo gồm một câu nằm ngoài cùng mang tính chất tự lập
và một (hoặc hơn một) dạng câu bị bao không mang tính tự lập mà hoạt động với tƣ
cách một (hay những) bộ phận của câu nằm ngoài cùng.
Ví dụ: Chiếc ghế này bố đóng.
Trong tiếng Việt, các kiểu câu phức thƣờng gặp là:
- Câu phức có chủ ngữ là câu bị bao,
- Câu phức có vị tố là câu bị bao,
- Câu phức có bổ ngữ là câu bị bao,
- Câu phức có gia ngữ bậc câu là câu bị bao,
- Câu phức là câu bị động,
- Câu phức có yếu tố phụ của danh từ là câu bị bao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

14

Câu ghép (hay hợp thể câu): là một cấu tạo gồm từ hai dạng câu trở lên, mối
dạng câu trong đó có tính tự lập tƣơng đối, giữa chúng có những kiểu quan hệ nhất
định và đƣợc diến đạt bằng những cách nhất định. Mỗi câu trong câu ghép là một vế
câu hay một dạng câu không bị bao.
Ví dụ: Trời mưa, đường trơn.
Các kiểu câu ghép tiếng Việt:
- Câu ghép chính phụ
- Câu ghép bình đẳng
Trong câu ghép bình đẳng có thể phân biệt ba kiểu nhỏ căn cứ vào cách nối kết
giữa các vế câu, đó là: câu ghép liên hợp, câu ghép tƣơng liên, câu ghép tiếp liên.
* Phân loại câu theo mục đích giao tiếp
Trong giao tiếp, ngƣời ta có thể dùng lời nói để hỏi, kể, nêu yêu cầu hoặc bộc lộ
tình cảm, cảm xúc về một sự vật hay sự việc. Ứng với mỗi mục đích giao tiếp nhƣ thế,
thƣờng có một kiểu câu riêng với đặc điểm riêng về cấu trúc, cụ thể là:
- Ứng với mục đích kể, ta có kiểu câu tƣờng thuật (câu kể). Ví dụ: Sông Đà như
một áng tóc mun dài ngàn ngàn vạn vạn sải (Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân).
- Ứng với mục đích hỏi có kiểu câu nghi vấn (câu hỏi). Đó có thể là câu nghi vấn
tổng quát, nhằm hỏi về sự tồn tại của cả một sự việc. Ví dụ: Anh đọc sách hay báo?
- Ứng với mục đích nêu yêu cầu, nguyện vọng của ngƣời nói có kiểu câu mệnh
lệnh (cầu khiến). Ví dụ: Anh đọc sách đi!
- Ứng với mục đích bộc lộ tình cảm, cảm xúc của ngƣời nói có kiểu câu cảm
thán (câu cảm). Ví dụ: Đẹp thay lúc xuân sang!
Từ những điều đã trình bày ở trên, có thể thấy rằng phân loại câu thành câu
tƣờng thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán không phải là một sự phân
loại chỉ đơn thuần dựa vào mục đích giao tiếp, mà là sự phân loại kết hợp cả hai mặt
mục đích giao tiếp và đặc điểm cấu trúc.
1.3. Sơ lƣợc về đặc điểm ngữ âm tiếng Việt
Tiếng Việt là ngôn ngữ phân tiết tính: các âm tiết đƣợc tách bạch rõ ràng trong
dòng lời nói. Vì thế, khi viết các chữ biểu thị âm tiết đƣợc viết rời, cách biệt nhau. Ví
dụ: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” (8 âm tiết).

Trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt, âm tiết có vị trí hết sức quan trọng. Âm tiết là
sự biểu hiện tập trung nhất, đầy đủ nhất những đặc điểm của tiếng Việt về mặt ngữ âm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

15
Mỗi âm tiết tiếng Việt đều mang một thanh điệu nhất định (trong số 6 thanh: huyền (\),
sắc (|), hỏi (?), ngã (~), nặng (.) và thanh ngang (-) không có kí hiệu dấu ghi thanh trên
chữ viết). Khi viết chữ, phải đánh dấu ghi thanh điệu lên âm chính hoặc bộ phận chính
(đối với âm chính là nguyên âm đôi).
Cấu tạo âm tiết tiếng Việt rất chặt chẽ và ổn định. Ở dạng đầy đủ, âm tiết tiếng
Việt có cấu tạo với 4 đơn vị đoạn tính: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và một
đơn vị siêu đoạn tính (thanh điệu) đƣợc chia thành hai bậc nhƣ sau:
Bậc 1: âm đầu, bậc 2: vần (bao gồm âm đệm, âm chính, âm cuối) nhƣ mô hình
dƣới đây:
Thanh điệu
Âm đầu
Vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
Trong đó, âm chính và thanh điệu là hai bộ phận không thể thiếu trong bất kì
một âm tiết nào.
Trên chữ viết, cách xác định kí hiệu ghi âm tiết nhƣ sau:
Âm tiết -
chữ viết
Âm đầu
Vần
Thanh
điệu

Âm đệm
Âm chính
Âm cuối

A
zero
zero
a
zero
ngang
An
zero
zero
a
n
ngang
Bàn
b
zero
a
n
huyền
Toán
t
0
a
n
sắc
hiện
h

zero

n
nặng
Quyển
q
u

n
hỏi
Đã
đ
zero
a
zero
ngã
Khi xác định đƣợc kí hiệu ghi âm chính trong âm tiết, dấu thanh điệu đƣợc ghi
lên trên hoặc dƣới con chữ ghi nguyên âm đó, ví dụ: bàn, bạn
Trƣờng hợp âm chính là nguyên âm đôi, ghi dấu thanh điệu lên trên hoặc dƣới
con chữ có dấu phụ, ví dụ: hiền, hiến, hiện

×