Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

tổ chức chữa lỗi câu trong bài làm văn cho học sinh trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.1 KB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

ĐINH VĂN THUẬN
TỔ CHỨC CHỮA LỖI CÂU
TRONG BÀI LÀM VĂN
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI- 2006
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
~ 1 ~

ĐINH VĂN THUẬN
TỔ CHỨC CHỮA LỖI CÂU
TRONG BÀI LÀM VĂN
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
TIẾNG VIỆT
MÃ Sẩ: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN QUANG NINH
HÀ NỘI- 2006
~ 2 ~
Lời cảm ơn
Luận văn thạc sĩ về đề tài “Hướng dẫn chữa lỗi câu trong bài làm văn
của học sinh” đã được thực hiện tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả luận văn đã nhận được sự
hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Quang Ninh cùng sự quan tâm
giúp đỡ của cỏc cỏn bộ giảng dạy, cỏn bộ quản lý trong tổ bộ môn Phương


pháp giảng dạy Tiếng Việt, trong khoa Ngữ Văn và Nhà trường.
Với tấm lòng thành kính, em xin bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt tới PGS.TS
Nguyễn Quang Ninh và các cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý trong tổ bộ
môn Phương pháp giảng dạy Tiếng Việt đã cho em kiến thức, nhiệt tình và
lòng tự tin để em hoàn thành luận văn này.
Tác giả luận văn bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới bạn bè, đồng nghiệp,
tới các thày cô và học sinh các trường THCS của Hà Nội đã nhiệt tình giúp
đỡ, tạo điều kiện tốt để luận văn được hoàn thành.
Hà Nội, tháng 10 năm 2006
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU
~ 3 ~
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dạy tiếng Việt trong nhà trường không chỉ có nhiệm vụ là dạy cho học
sinh nói đúng mà còn là viết đúng, viết hay tiếng mẹ đẻ. Một trong cỏc khõu để
dạy học sinh viÕt tốt là hoạt động chữa lỗi của chớnh cỏc em. Chữa lỗi câu là
một nhiệm vụ của giáo viên để nâng cao chất lượng diễn đạt cho học sinh. Tuy
nhiên, việc chữa lỗi câu cho học sinh còn chưa thực sự được coi trọng trong
nhà trường hiện nay, cách chữa còn tuỳ tiện. Giáo viên chủ yếu mới quan tâm
đến chữa lỗi của một câu đơn lẻ, độc lập chứ chưa chú ý chữa lỗi câu đặt trong
đoạn văn, bài văn của học sinh. Chính vì thế, việc chữa lỗi câu cho học sinh là
mét điều rất đáng được quan tâm.
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp chủ yếu của con người. Công nghệ thông
tin càng phát triển, ngôn ngữ càng phát huy được giá trị to lớn của mình. Ngôn
ngữ viết trở nên quan trọng trong thời đại số hoá. Thế nhưng ta đang gặp tình
trạng viết câu sai khá phổ biến trên sách báo và trong bài làm của học sinh. Có
thể dễ dàng tìm thấy những cách diễn đạt sai ở nhiều tờ báo, cuốn sách xuất
bản hằng ngày. Điều nguy hiểm là tần xuất cách diễn đạt sai mà học sinh tiếp
xúc hằng ngày rất cao nên nhiều em, trong nhiều trường hợp, không thể xác
định được đâu là diễn đạt đỳng đõu là diễn đạt sai.

Tiếp thu thành tựu của ngữ pháp chức năng, dưới ánh sáng của lý thuyết
hoạt động giao tiếp, cách dạy tiếng Việt trong các nhà trường hiện nay cần phải
thay đổi. Dạy và học câu không chỉ dừng ở việc học các câu đơn lẻ, viết cỏc
cõu độc lập mà phải luôn gắn câu với văn bản, với yêu cầu của một hoạt động
giao tiếp cụ thể. Vấn đề chữa lỗi câu cũng đòi hỏi phải đặt câu trong văn bản.
Như GS Cao Xuân Hạo đã khẳng định: “Muốn biết một câu văn nào đó đúng
hay sai (chấp nhận được hay không chấp nhận được) không thể không đặt nó
trong ngữ cảnh và tình huống giao tiếp. Những tri thức cho phép người bản ngữ
thấy trong hoàn cảnh nào thì người nào có thể nói như thế này mà không được
~ 4 ~
nói như thế kia cũng là tri thức ngôn ngữ học, và không thể không được nói đến
trong sách ngữ pháp”[23]. Chỉ có chữa lỗi câu đặt trong mối quan hệ với cỏc
cõu khỏc mới bảo đảm cho câu được chữa không chỉ đúng ngữ pháp của một
ngôn ngữ, mà còn đúng với những quy tắc của tư duy, của hoạt động giao tiếp.
Với mục đích giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và mục đích ngày
càng nâng cao chất lượng diễn đạt của học sinh, nâng cao hiệu quả của việc dạy
tiếng ở trường phổ thông, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Tổ chức chữa lỗi
câu trong bài làm văn cho học sinh trung học cơ sở”. Trên cơ sở kế thừa
những kết quả đã được nghiên cứu, từ thực tiễn dạy Ngữ văn ở trường THCS,
luận văn sẽ trình bày một cách tập trung và cụ thể vấn đề chữa lỗi câu trong các
bài làm văn của học sinh trung học cơ sở.
II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Chữa câu sai là một lĩnh vực của khoa học giáo dục. Vì thế, nó không chỉ
được các nhà ngôn ngữ học quan tâm mà còn được các nhà giáo, được những
người mong muốn “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” coi trọng. Nhiều nhà
ngôn ngữ học đã trình bày các loại câu sai có thể gặp trong cỏc cụng trình tiếng
Việt thực hành. Để nhìn lại một cách có hệ thống vấn đề chữa câu sai nói chung
và chữa câu sai trong văn bản, trong bài làm văn của học sinh nói riêng, trước
khi đi sâu vào bàn cách chữa câu cho học sinh, chúng tôi xin điểm qua một số
công trình chính về vấn đề này đã được công bố trước đây.

Cuốn sách có thể coi là sớm nhất viết về vấn đề chữa lỗi câu cho học sinh
là cuốn “Sai, đúng, hay trong việc dùng từ, đặt câu, chấm cõu” của các tác giả
Nguyễn Hữu Tưởng - Nguyễn Thu - Lờ Xuân Khoa. Là sách viết cho học sinh
cấp II (cấp THCS), các tác giả đã trình bày cách đặt câu từ đúng đến hay và đã
chỉ ra những lỗi câu phổ biến mà học sinh hay mắc như lỗi ngữ pháp và lỗi
lôgic [50].
~ 5 ~
Tạp chí “Ngụn ngữ” cũng đã đăng nhiều bài nghiên cứu của các nhà khoa
học, nhà giáo dục về vấn đề chữa lỗi câu cho học sinh. Có thể kể đến các bài
như “Cú thể tìm con đường ngắn nhất để dạy viết đỳng cõu” của Trần Phô;
“Lỗi ngữ pháp của học sinh- nguyên nhân và cách chữa” của Nguyễn Xuân
Khoa; “Mối quan hệ giữa ý và lời trong quá trình hình thành một số kiểu câu
sai của học sinh” của Nguyễn Mai Hồng; “Tỡm cỏch giỳp thờm cho học sinh
viết đỳng cõu Tiếng Việt” của Diệp Quang Ban …[43]; [29]; [26]; [6]. Tạp chí
“Nghiờn cứu giáo dục” cũng có nhiều bài rất đáng chú ý về vấn đề chữa lỗi câu
cho học sinh. Vớ dụ nh “Chập cấu trúc - Một quá trình tâm lý trong những câu
sai của học sinh” của Nguyễn Đức Dân; “Về các phương pháp chữa câu sai cho
học sinh” của Nguyễn Thanh Bình…[15]; [9]…
Qua các bài viết trên, chúng ta thấy vấn đề lỗi câu và việc chữa lỗi câu cho
học sinh đã trở thành một vấn đề quan trọng và cấp thiết trong việc dạy tiếng
Việt. Các bài viết đã đi sâu phân tích lỗi sai trong cấu trúc câu, chỉ ra nguyên
nhân và đề xuất cách chữa. Đây là những đóng góp quan trọng trong việc chữa
câu sai cho học sinh. Nhưng đi theo hướng này thỡ khụng thÓ giải quyết được
triệt để những vấn đề về lỗi câu trong thực tế dạy và học. Chính vì vậy, tác giả
Nguyễn Mai Hồng trong bài viết của mỡnh đó cú nhận xét: “Việc phân tích cấu
trúc nội bộ của từng câu sai riêng lẻ là việc làm đầu tiên không thể thiếu được.
Song nếu chỉ chú ý câu sai trong khuôn khổ một câu riêng lẻ, chóng ta sẽ bị hạn
chế tầm nhìn và đi tới việc phân tích nguyên nhân không đầy đủ, đề ra cách
chữa không sát hợp”. Với quan niệm nh vậy, tác giả đề xuất “Việc chữa câu sai
có thể được tiến hành ở một khâu sâu hơn cấu trúc bề mặt của nó: chữa ở quá

trình tạo câu, ở nơi sẽ sản sinh ra hàng loạt câu sai” [26]. “Khõu sâu hơn cấu
tróc bề mặt…” mà tác giả đưa ra là chữa lỗi câu từ góc độ tư duy của học sinh.
Đây là một đề xuất rất đáng lưu ý.
~ 6 ~
Cũng cùng một quan điểm với Nguyễn Mai Hồng, tác giả Diệp Quang Ban
trong bài viết “Tỡm cỏch giỳp thờm cho học sinh viết đỳng cõu Tiếng Việt” đã
khẳng định: “ Việc nghiên cứu câu sai của học sinh dùa vào cấu trúc là một
việc làm cần thiết, bổ Ých…nhng chưa đủ. Đã đến lúc phải áp dụng vào việc
dạy viết văn, cái bậc nổi hơn bậc cấu trúc thực sự thường dùng hiện nay nhằm
trang bị thêm cho học sinh một số kiến thức nữa giúp họ tránh lỗi. Nói cách
khác, cần đề cập đến một số nhân tố trong việc chuyển từ ngôn ngữ sang lời nói
chứ không dừng lại ở một số mô hình tiềm tàng của ngôn ngữ thuần tuý”[6].
Các ý kiến của Nguyễn Mai Hồng, Diệp Quang Ban cũng như của một số tác
giả khác sau này như Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Đức Dõn.… đều đặt ra vấn
đề là việc nhận diện và chữa câu không chỉ dừng lại ở phạm vi cấu trúc của
câu. Nhưng mở rộng đến đâu thì hình như vẫn chưa được thống nhất.
Do yêu cầu của cải cách giáo dục, môn tiếng Việt ngày càng được quan
tâm nhiều hơn. Trên cơ sở mục tiêu của môn học, trên cơ sở những thành tựu
nghiên cứu đã đến độ sâu sắc của ngành ngôn ngữ học, tiếng Việt thực hành
được chú trọng. Nhiều cuốn giáo trình được viết theo hướng thực hành tiếng
Việt đã đi sâu vào việc hướng dẫn cụ thể về đặt câu, chữa câu cho học sinh.
Cuốn giáo trình cần phải kể đến trước tiên là cuốn “Làm văn” của Đình
Cao và Lê A. Cuốn giáo trình này đã dành hẳn một phần để trình bày lý thuyết
về câu, kĩ năng luyện viết câu và đặc biệt là đã nêu ra một số lỗi câu phổ biến
cần khắc phục khi viết văn như câu sai cấu trúc nòng cốt, câu thiếu vế, câu sai
quan hệ lôgic, câu rối nỏt, cõu lạc ý trong đoạn…. Cách trình bày vấn đề khá
xác đáng và thuyết phục [11].
“Cõu trong tiếng Việt” (Quyển1) do Cao Xuân Hạo chủ biên là một cuốn
sách trình bày khá đầy đủ các vấn đề về câu theo ngữ pháp chức năng. Tuy nội
dung chính không phải là đề cập đến việc chữa câu nhưng các tác giả đó cú

những kiến giải rất sâu sắc về những lỗi câu thường gặp và cách chữa [23].
~ 7 ~
Cuốn “Tiếng Việt thực hành” của Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn
Hiệp là một cuốn giáo trình cung cấp cho người học “khụng phải là những định
nghĩa, phân loại, trích dẫn người này người kia mang tính kinh viện mà là
những cẩm nang để giải bài tập thực hành”. Trong công trình này, các tác giả
đã dành chương II để “Rốn luyện kĩ năng đặt câu và dùng từ”. Các tác giả đã
đưa ra được một hệ thống kĩ năng sử dụng câu thông qua việc chữa các lỗi
thông thường về câu và một số phÐp biến đổi câu trong văn bản. Trong các lỗi
thông thường về cõu, cỏc tác giả đã chỉ ra 4 loại lỗi thường gặp là lỗi thiếu các
thành phần nòng cốt câu như thiếu chủ ngữ, vị ngữ, thiếu bổ ngữ bắt buộc; lỗi
thiếu một vế của câu ghép; lỗi thể hiện sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận
trong câu và lỗi sắp xếp sai trật tự từ . Đơn vị được trích dẫn để minh hoạ và
làm bài tập chủ yếu vẫn là cỏc cõu độc lập [54]. Cuốn “Tiếng Việt thực hành”
của Bùi Minh Toán - Lê A - Đỗ Việt Hựng cú một chương- chương V- bàn trực
tiếp về vấn đề “Đặt câu trong văn bản”. Số trang viết không nhiều nhưng cuốn
sách đã trình bày một cách gọn, rõ và khá toàn diện về vấn đề câu trong văn
bản. Điểm giá trị của công trình này là các tác giả luôn xem xét câu trong quan
hệ với văn bản, thực sự thể hiện tư tưởng dạy tiếng Việt là dạy một hoạt động
và bằng hoạt động theo lý thuyết về giao tiếp. Hệ thống bài tập về câu của công
trình này rất phong phú, xứng đáng là tài liệu tham khảo tốt cho giáo viên phổ
thông. Tuy thế, khi trình bày việc chữa lỗi cõu, sỏch vẫn chỉ trích dẫn cỏc cõu
độc lập, đơn lẻ [47]. Cùng năm 1997 cũn cú cuốn “Tiếng Việt thực hành” của
Trần Chớ Dừi được xuất bản. Tác giả đã xây dựng được một hệ thống bài tập
về câu, chỉ ra các lỗi về cõu khỏ đa dạng [16].
Viết theo chương trình của dự án đào tạo giáo viên THCS, cuốn “Tiếng
Việt thực hành” của các tác giả Bùi Minh Toán và Nguyễn Quang Ninh cung
cấp cho giáo viên THCS một cách toàn diện và cụ thể những vấn đề của tiếng
~ 8 ~
Việt thực hành, trong đó có “Luyện kĩ năng đặt câu trong văn bản”. Theo các

tác giả, câu trong văn bản phải đạt được các yêu cầu chung sau:
- Câu cần cấu tạo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt.
- Câu cần đúng về nội dung ý nghĩa.
- Câu phải được đánh dấu câu thích hợp.
- Câu cần có liên kết chặt chẽ với cỏc cõu khỏc trong văn bản.
Là giáo trình của chuyên ngành phương pháp giảng dạy, viết cho đối
tượng là những người đang trực tiếp giảng dạy tiếng Việt ở nhà trường phổ
thông, “Tiếng Việt thực hành” dành phần quan trọng cho việc chữa câu sai và
thực hành các thao tác rèn luyện về cõu. Cỏc tác giả đã xác định 4 loại câu sai
thường gặp là:
- Câu sai về cấu tạo ngữ pháp.
- Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận.
- Câu sai về dấu câu.
- Câu sai về mạch lạc và liên kết câu trong văn bản.
Tuy chỉ ra rất cụ thể các loại lỗi câu và cách chữa, song giáo trình vẫn sử
dụng ngữ liệu chữa câu là cỏc cõu độc lập như nhiều sách viết về lỗi cõu khỏc
[48].
“Tiếng Việt” (dùng cho đại học đại cương) của Nguyễn Đức Dân cũng
là một giáo trình được viết theo chương trình Tiếng Việt thực hành của Bộ GD
&ĐT. Giáo trình tập trung về câu và văn bản. Cách tiếp cận “Một số vấn đề về
cõu” của tác giả rất thó vị. Nguyễn Đức Dõn khụng trình bày lý thuyết theo tư
cách một nhà ngôn ngữ học mà trình bày với tư cách của một người sử dụng
ngôn ngữ. Vì vậy, tác giả đã phân tích rất thuyết phục một số lỗi sai khi sử
dụng câu. Đây là một công trình đã đi sâu vào việc phân tích nguyên nhân tâm
lý dẫn đến câu sai và cỏc cỏch chữa cụ thể của những câu sai Êy [14].
~ 9 ~
Là một nhà giáo nhiều năm gắn bó với phổ thông, Phan Thiều trong “Rốn
luyện ngôn ngữ” đã rất chú trọng đến việc rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh
thông qua thực hành, cung cấp cho học sinh các mẹo luật và tập trung qua sửa
lỗi. Đối với việc viết câu, tác giả dành 1 chương- chương IV- “Luyện nói, viết

đúng ngữ phỏp”. Trong chương này, tác giả Phan Thiều cũng đã đưa ra bài tập
chữa câu sai. Những loại câu sai được sử dụng chủ yếu lấy trong sách báo. Giới
hạn trích cũng thường chỉ dừng ở đơn vị câu [52].
“Cõu tiếng Việt và nội dung dạy học câu ở trường phổ thụng” của tác giả
Nguyễn Thị Thìn là một trong sè Ýt công trình tập trung cho câu. Sau khi trình
bày các kiến thức cơ bản về câu, tác giả dành một phần nhỏ để chỉ ra các lỗi về
câu. Theo tác giả, có hai loại lỗi về câu. Đó là lỗi về thành phần câu, lỗi về
quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu và giữa câu với câu. Trong lỗi về
thành phần cõu, tỏc giả chỉ ra 3 loại lỗi cụ thể là:
- Không phân định rõ thành phần trạng ngữ và chủ ngữ.
- Không phõn định rõ định ngữ, phần phụ chú và vị ngữ.
- Không phân định rõ trật tự cần có của thành phần câu.
Trong lỗi về quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu và giữa câu với
câu, tác giả chỉ ra 2 loại lỗi:
- Không phân định rõ những bổ ngữ cú cỏch chi phối khác nhau
- Không phân định rõ mối quan hệ các vế câu hoặc giữa câu với câu.
Mặc dù không đưa ra các ví dụ chứng minh, song với cách trình bày
trên, có thể thấy tác giả cũng chỉ dừng lại ở việc chỉ ra lỗi của cỏc cõu độc lập
- những cõu đã được tách ra khỏi văn bản [46].
Vấn đề chữa lỗi câu cho học sinh vẫn còn rất nhiều nội dung cần được
nghiên cứu kĩ và sâu hơn để đi đến thống nhất. Gần đây, nhiều bài viết, nhiều
công trình nghiên cứu về vấn đề trên tiếp tục được công bố. Có thể kể đến
“Nhận diện các dạng lỗi về câu từ góc độ văn bản” của Nguyễn Thị Ban [7];
~ 10 ~
“Một số biện pháp hạn chế tình trạng viết câu sai của học sinh cuối bậc học
Tiểu học” của Đinh Thị Oanh [61]; cuốn “Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục”
của tập thể tác giả Cao Xuân Hạo- Lớ Tùng Hiếu- Nguyễn Kiờn Trường- Trần
Thị Tuyết Mai [25].
Rõ ràng, vấn đề lỗi câu và chữa lỗi câu cho học sinh đã thu hót được sự
quan tâm của nhiều nhà giáo, nhà nghiên cứu. Điều này nó vừa phản ánh việc

mắc lỗi câu của học sinh là khá phổ biến vừa khẳng định việc tổ chức hướng
dẫn chữa lỗi câu cho học sinh là việc làm cần thiết của giáo viên trong quá trình
dạy học môn Ngữ văn. Có thể thấy vấn đề chữa lỗi cõu đó được trình bày khỏ
rừ trong nhiều công trình nghiên cứu. Và mặc dù các tác giả luôn thể hiện quan
điểm chữa câu phải đặt trong văn bản nhưng khi đi vào cụ thể của vấn đề, các
ngữ liệu trích dẫn chủ yếu mới là các câu đơn lẻ. Điều này Ýt nhiều làm hạn
chế tính hiệu quả của việc chữa lỗi câu.
Khi xác định lỗi cõu, cỏc công trình nghiên cứu trước đây vẫn nặng về
những lỗi ngữ pháp. Có thể hình dung rằng, giả sử cú tỏch cõu đang xét ra khỏi
cỏc cõu xung quanh thì vẫn nhận ra lỗi sai của cõu đú. Lỗi của cỏc cõu nằm
ngay trong chính nội bộ của câu Êy chứ không phải trong quan hệ với cỏc cõu
khỏc. Việc xét lỗi câu trong văn bản - theo nghĩa là phải đặt câu trong văn bản
mới phát hiện ra lỗi- vẫn chưa được quan tâm đúng mức của các nhà khoa học.
Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu nghiên cứu về câu nói chung và việc
chữa câu nói riêng, luận văn sẽ trình bày theo mét quan điểm nghiên cứu nhất
quán: tổ chức việc chữa câu trong bài làm văn của học sinh THCS. Trong một
giới hạn nhất định, luận văn còng sẽ trình bày những quan điểm riêng về vấn đề
khái niệm câu, các loại câu, các loại lỗi câu thường gặp và một số cách chữa lỗi
câu. Những quan điểm Êy được hình thành từ thực tế giảng dạy tiếng Việt ở
các trường phổ thông hiện nay.
III. NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
~ 11 ~
1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Là một luận văn về chữa lỗi câu trong bài làm văn của học sinh THCS,
luận văn cú cỏc nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Khảo sát và phân loại lỗi câu trong bài kiểm tra viết của học sinh
THCS. Thực hiện nhiệm vụ này, luận văn sẽ trình bày cách thức người giáo
viên Ngữ văn cần làm để nắm bắt những lỗi câu mà học sinh THCS thường
mắc khi thực hiện các bài viết trong chương trình. Lỗi câu của học sinh rất đa
dạng bởi tính cá biệt trong diễn đạt và sự phong phú của các kiểu bài… Do đó,

để việc chữa câu có hiệu quả cần phải phân loại các kiểu lỗi câu phổ biến mà
học sinh hay mắc trong bài làm văn ở nhà trường THCS hiện nay của Hà Nội.
- Trên cơ sở các loại lỗi phổ biến, luận văn sẽ trình bày các phương án
chữa câu trong bài làm văn của học sinh, cũng có nghĩa là chữa câu trong văn
bản, trong mối quan hệ với những cõu khỏc. Mục đích của người giáo viên
Ngữ văn không chỉ dừng ở việc chữa cỏc cõu sai thành cõu đỳng mà qua việc
chữa, hình thành cho học sinh cách thức để tự chữa lỗi khi viết văn và cao hơn
nữa là ý thức trỏnh các lỗi trong diễn đạt. Do vậy, luận văn sẽ tập trung trình
bày cách thức tổ chức của giáo viên để chữa lỗi câu cho học sinh trờn líp và cả
ở nhà. Từ đó, đÒ xuất biện pháp để hạn chế lỗi sai về câu cho học sinh THCS
khi làm bài văn.
2. Phạm vi nghiên cứu
Vì đề tài của luận văn là việc hướng dẫn học sinh chữa câu sai trong bài
làm văn nên chúng tôi tập trung chủ yếu vào việc chữa các lỗi về câu trong các
bài làm văn của học sinh THCS. Chương trình tập làm văn với các dạng bài, số
lượng bài cụ thể trong năm học là những đối tượng cần được xem xét bởi nó là
cơ sở để xét lỗi và tổ chức chữa lỗi cho các em. Lỗi trong bài làm có nhiều loại,
chữa lỗi về câu trong văn bản phải dựa trờn cơ sở những hiểu biết về câu và về
~ 12 ~
văn bản. Do đó vÊn đề về cõu, cõu trong văn bản đã được học trong chương
trình là những vấn đề phải được giáo viên làm rõ.
Luận văn nghiên cứu vấn đề tổ chức chữa các loại lỗi câu của học sinh
THCS, nên các dạng câu sai thường gặp là đối tượng nghiên cứu trọng tâm của
luận văn. Lỗi sai trong sử dụng ngôn ngữ còn chịu tác động của yếu tố vùng
miền. Học sinh Hà Nội sẽ có những lỗi sai khác với học sinh Thanh Hoá.v.v
Hơn nữa, quan điểm cần được tôn trọng trong giảng dạy là dạy học phải phù
hợp với đối tượng. Vì lẽ đó, luận văn sẽ giới hạn đối tượng nghiên cứu là học
sinh THCS của Hà Nội.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp

nghiên cứu chủ yếu dưới đây.
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ
Để tìm hiểu các vấn đề lý thuyết ngôn ngữ làm cơ sở cho nội dung trình
bày, luận văn sẽ phân tích các kết quả nghiên cứu về câu ở các giáo trình ngôn
ngữ. Trên cơ sở đú rút ra những kết luận cần thiết làm cơ sở lý luận cho luận
văn.
Phân tích ngôn ngữ còn là phương pháp đÓ giúp học sinh nhận ra lỗi
câu trong các bài viết của mình.
- Phương pháp điều tra, khảo sát
Phương pháp điều tra, khảo sát cho kết quả về thực trạng lỗi câu của
học sinh THCS hiện nay, đồng thời tìm hiểu việc chữa câu sai trong bài làm
văn của học sinh ở trường THCS. Trên cơ sở đó, luận văn mới đưa ra các biện
pháp chữa câu sai một cách hiệu quả.
- Phương pháp thực nghiệm
Là một luận văn về phương pháp giảng dạy Tiếng Việt, thực nghiệm là
cách tốt nhất đÓ đánh giá hiệu quả của các biện pháp mà luận văn nêu ra và là
~ 13 ~
cơ sở để đưa ra các đề xuất về việc chữa câu sai trong bài làm văn của học sinh
THCS.
V. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Về mặt lý luận, luận văn đã hệ thống hoá và trên cơ sở đó khái quát
thành các vấn đề lý luận về cách thức tiến hành việc chữa lỗi câu cho học sinh
THCS được sử dụng phổ biến từ trước đến nay trong nhà trường phổ thông
Việt Nam.
Luận văn là những kinh nghiệm thu được trong việc dạy tiếng Việt nói
chung và dạy diễn đạt tập làm văn nói riêng. Trên cơ sở những kinh nghiệm
Êy, cùng với những nhận thức mới được tiếp thu từ chương trình học, luận văn
sẽ trình bày một hệ thống các thao tác của người giáo viên trong việc nâng cao
chất lượng diễn đạt của học sinh THCS. Người giáo viên THCS có thể tìm thấy
những chỉ dẫn thiết thực về các loại lỗi câu thường gặp, cách khắc phục các

loại lỗi cõu đú và nhất là các biện pháp để giúp học sinh trỏnh cỏc lỗi câu khi
diễn đạt bài văn.
VI. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu giáo viên xác định được lỗi, chỉ ra chính xác những cơ sở khoa học
của việc chữa lỗi throng bài làm văn của học sinh và đề xuất được một hệ thống
bài tập thích hợp thì chắc chắn việc rèn luyện đó sẽ giúp cho các em không chỉ
viết cõu đỳng ngữ pháp mà còn viết được câu văn mạch lạc, chặt chẽ trong bài
làm văn của mình.
VII. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc chữa lỗi câu trong bài làm
văn cho học sinh THCS
Chương II. Tổ chức cho học sinh chữa lỗi câu trong bài làm văn.
Chương III. Thực nghiệm sư phạm.
~ 14 ~
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC CHỮA LỖI
CÂU TRONG BÀI LÀM VĂN CHO HỌC SINH THCS
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Cơ sở ngôn ngữ học
1.1. Câu trong hệ thống
Câu là một đơn vị cơ bản của ngôn ngữ. Nó là một đơn vị phức tạp và
hiện đang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Theo ngữ pháp truyền thống, câu
được các từ điển tiếng Việt định nghĩa là “ Chuỗi lời nói có ngữ điệu, diễn đạt
một ý trọn vẹn”. Nhưng hiện nay, chóng ta thấy đang tồn tại rất nhiều định
nghĩa về cõu. Cú lối định nghĩa nhằm bao quát các đặc trưng cơ bản của câu.
Cũng có lối định nghĩa chủ yếu nhằm chỉ ra đặc trưng quan trọng nhất giúp ta
phân biệt câu với những đơn vị ngôn ngữ ở cấp độ trờn cõu và dưới câu. Xu
hướng định nghĩa theo cách thứ hai đang được sử dụng nhiều. Theo đó, câu

được định nghĩa là đơn vị ngôn từ nhỏ nhất có chức năng thông báo nhỏ nhất,
được dùng vào việc giao tiếp hằng ngày [45].
Cô thể hơn, các tác giả “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” định nghĩa:
“Cõu là đơn vị ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập
~ 15 ~
và có ngữ điệu kết thóc, mang một tư tưởng tương đối trọn vẹn cú kốm thái độ
của người nói hoặc chỉ biểu thị thái độ của người nói, giúp hình thành và biểu
hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm với tư cách là đơn vị thông báo nhỏ nhất
[11]. Gọn hơn, các tác giả của “Dẫn luận ngôn ngữ học” quan niệm: “Cõu là
đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng thông báo một sự việc, một ý kiến, một
tình cảm và một cảm xỳc” [19].
Gần đây, câu được hiểu “là một đơn vị lớn nhất của mặt cấu trúc trong tổ
chức ngữ pháp của một ngôn ngữ, được làm thành từ một khúc đoạn ngôn ngữ
tập trung chung quanh một vị tố, và được dùng để diễn đạt một sự thể”[4]. Là
một đơn vị của ngôn ngữ, cõu đó được nghiên cứu kĩ trên nhiều bình diện.
Những tưởng thành tựu nghiên cứu về cõu đó đạt đến sù thống nhất. Nhưng,
cùng với sự phát triển của xã hội, người ta ngày càng thấy tính phức tạp của
ngôn ngữ nói chung và đơn vị câu nói riêng.
Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển của ngữ pháp chức năng, câu
lại được nghiên cứu sâu hơn về mặt ngữ dông. Để hiểu rõ về câu trong hoạt
động hành chức, các nhà khoa học đã phân biệt khái niệm “cõu” và “cỳ”. Câu
là đơn vị lớn nhất của mặt cấu trúc trong tổ chức ngữ pháp của một ngôn ngữ.
Cũn cỳ được làm thành từ một khúc đoạn ngôn ngữ tập trung chung quanh một
vị tố và được dùng để diễn tả một sự thể (sự việc) [4], [12], [22].
Tuy cũn những quan niệm khác nhau, nhưng với tư cách là một đơn vị
ngôn ngữ lớn nhất trong tổ chức ngữ pháp của một ngôn ngữ, các nhà khoa học
đều đã thấy “cõu” có mét số dặc điểm chủ yếu nh sau:
Trước hết, câu có chức năng biểu hiện. Câu được dùng biểu hiện những
kinh nghiệm mà con người trải qua vÒ các sự thể được nói đến hoặc nghĩ đến.
Trong giao tiÕp, người ta thường đề cập đến một hoặc những sự thể nào đó

trong kinh nghiệm của mình. Khi nghiên cứu câu trong chức năng biểu hiện
cần xem xét đến hai bé phận:
~ 16 ~
- Xét xem sự thể được nói đÕn thuộc lĩnh vực nào: vật chất, tinh thần,
mối quan hệ trừu tượng và giữa chúng là những miền trung gian khác nhau.
Các sự thể này là động hay tĩnh.
- Xét xem trong sự thể đú cú những yếu tố nghĩa nào tham gia và mỗi
yếu tố tham gia với vai nghĩa gì. Thực thể tạo ra hành động gọi là động thể,
thực thể chịu sự tác động của động từ gọi là đích thể, thực thể tiếp nhận gọi là
tiếp thể… cả 3 thực thể đó gọi là tham thể. Hoàn cảnh thời gian gọi là cảnh
huống. Cả tham thể và cảnh huống gọi là các vai nghĩa. VÝ dô: Hôm qua, tôi
tặng nó quyển sách. (hôm qua là cảnh huống; tôi là động thể; nã là tiếp thể;
quyển sách là đích thể)
Các vai nghĩa được xếp theo trật tự từ quan trọng nhất đến Ýt quan
trọng hơn trong nhiệm vụ cấu thành nghĩa sự thể của câu: động thể >đích thể
>tiếp thể >đắc lợi thể > công cụ > vị trí > thời gian[4], [12].
Bên cạnh đú, cõu cũn có chức năng trao đổi, diễn đạt quan hệ liờn
nhõn. Trong lời trao đổi bao giê cũng có thái độ đối với người nghe nh để sai
khiến, nhờ cậy, hỏi, bắt chuyện, bộc lộ tõm trạng… thái độ có thể là tôn trọng
hay coi thường… Những hành động được thực hiện trong việc nói nh vậy gọi
là hành động nói. Người nghe trong hội thoại không thụ động mà cũng giữ một
vai trò tích cực trong việc duy trì hoặc thúc đẩy cuộc thoại. Để phát triển cuộc
thoại, người nghe có thể tỏ thái độ tán thưởng bằng cách đặt thêm câu hỏi,
những yêu cầu, hoặc lời đánh giá của mình với sự thể được nói hay với người
núi…. Thái độ của người nói đối với người nghe và cách đánh giá của người
nói đối với sự thể được nói đến trong lời nh vậy được gọi là quan hệ liờn nhân.
Ngoài ra, cõu cũn có chức năng tạo văn bản, diễn đạt cách tổ chức một
thông điệp. Trong mét tình huống cụ thể, câu phải được tổ chức phù hợp với
những cái đi trước và những cái đi sau trong văn bản. Trong trường hợp này,
câu được coi là mét thông điệp. Thông điệp được hiểu là tin được mó hoá

~ 17 ~
thành lời nói hoặc lời viết và được truyền đi từ người phát đến người nhận.
Cách tổ chức câu nh mét thông điệp giúp cho chức năng biểu hiện và chức
năng lời trao đổi của câu được thực hiện trong từng tình huống cụ thể. Việc tổ
chức câu theo cách khái quát của thông điệp trước hết phải chọn từ ngữ làm
xuất phát điểm của câu. YÕu tố được chọn làm xuất phát điểm của câu được
gọi là phần khởi đề. Phần còn lại là phần thuyết. [4], [5], [12], [22].
Để thực hiện ba chức năng trờn, cõu cú cỏc kiểu cÊu tróc riêng.
Ngữ pháp chức năng cho rằng câu được dùng với 3 chức năng khác nhau
và mỗi chức năng có một cách tổ chức đặc thù trong câu. Mỗi cách tổ chức đặc
thù làm thành một kiểu cấu trúc dành riêng cho việc thực hiện một chức năng
nhất định, không trùng lặp với cấu trúc của chức năng khác. Chức năng biểu
hiện có cấu trúc biểu hiện. Chức năng lời trao đổi có cấu trúc thức và chức
năng văn bản có cấu trúc đề - thuyết.[4], [12], [22]…
1.2. Câu trong hoạt động giao tiếp
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu giao tiếp đặc biệt. Ngôn ngữ thực sự là
ngôn ngữ, khi và chỉ khi được sử dụng trong giao tiếp xã hội. Không được cộng
đồng dân sử dụng, ngôn ngữ sẽ trở thành tử ngữ. Trong giao tiếp, các đơn vị
ngôn ngữ đều có những đặc trưng riờng. Cõu cũng vậy. Câu khi giao tiếp chính
là các phát ngôn. Gọi là phát ngôn để phân biệt với khái niệm “cõu” của ngữ
pháp cấu trúc. Điều này phản ánh tính “rất Ýt được quy phạm hoá về mặt hình
thức” của câu trong hoạt động giao tiếp [55].
Trong hoạt động giao tiếp, câu chịu ảnh hưởng của cỏc nhõn tố chính
sau:
- Nhân vật giao tiếp: Giao tiếp thường có từ hai người trở lên. Hiệu quả
giao tiếp không chỉ phụ thuộc vào người nói mà còn phụ thuộc vào người nghe.
Mỗi một người có một địa vị riêng, một trình độ riờng… và mét quan hệ riêng
đối với người kia nên không thể nói với ai cũng như nhau được. Nhân vật giao
~ 18 ~
tiếp khác nhau phải có cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau. Nếu nói năng không

phù hợp với nhân vật giao tiếp thì việc giao tiếp đó chắc chắn sẽ đổ vỡ.
- Hoàn cảnh giao tiếp: Xác định nói với ai rõ ràng là quan trọng. Nhưng
xác định nói ở đâu, nói lúc nào cũng quan trọng không kém. Cùng một nhân vật
giao tiếp nhưng ở trong các hoàn cảnh khác nhau cũng phải có cách nói khác
nhau. Không thể nói ở nhà nh nói ở cơ quan, nói khi vui đùa nh khi nói trong
hội nghị được.
- Đích giao tiếp: Xét cho cùng thì mọi giao tiếp đều cú đớch. Để đạt được
mục đích giao tiếp thì phải thực hiện được điều cha ông ta đã dạy “lựa lời mà
núi”. Với mỗi đích khác nhau phải có cách nói khác nhau.
- Nội dung giao tiếp: Nội dung giao tiếp là những mảng hiện thực được
nói tới. Nó có thể là một vấn đề tình cảm, tư tưởng, khoa học-kĩ thuật thuộc rất
nhiều lĩnh vực khác nhau. Với mỗi nội dung, cần phải có giọng điệu, phong
cách nói phù hợp. Do đó, nội dung giao tiếp là một nhân tố quan trọng ảnh
hưởng đến việc chọn lời.
Do chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố nên trong giao tiếp, câu (phát
ngôn) không còn - và cũng không cần - giữ được đầy đủ các tiêu chuẩn nghiêm
ngặt về hình thức, cÊu tạo, ngữ nghĩa vốn có của nã nữa. Nó bị tỉnh lược đi rất
nhiều. Ví dụ:
- Khi nào anh sẽ trở lại Huế?
- Mai.
Cũng có thể, câu bị chêm xen rất nhiều. Ví dụ:
- Cái Hà Ý à, con bé Êy thế mà hát hay ra phết chứ lại.
Và cũng có khi, câu bị đảo lộn cả cấu trúc, thậm chí có khi tưởng nh
chẳng theo mét quy tắc ngữ pháp nào. Ví dụ:
- Đi với chả đứng, cái nhà anh này, hết lên người ta rồi, bắn quá!
~ 19 ~
Câu (phát ngôn) trong giao tiếp nói năng hằng ngày rõ ràng là rất phong
phú. Tất cả sù “lệch chuẩn” của nó sẽ được người nhận, căn cứ vào hoàn cảnh
giao tiếp cụ thể, khôi phục, nắn sửa lại để xác định được đúng ý của người nói.
Câu (phát ngôn) trong giao tiếp bằng văn bản có những đặc điểm riêng.

Phát ngôn không đứng một mình mà luôn kết hợp với các phát ngôn khác. Vì
thế, câu trong giao tiếp luôn có quan hệ về cấu tạo, ngữ nghĩa với cỏc cõu khỏc
trong văn bản. Hơn nữa, câu trong giao tiếp còn có quan hệ với các yếu tố
ngoài văn bản, các nhân tố của hoạt động giao tiếp. Trong giao tiếp, cấu tạo của
một phát ngôn bị ảnh hưởng của cấu tạo cỏc cõu khỏc. Nó mất dần tính độc lập
tuyệt đối. Cấu tạo của câu trong giao tiÕp phụ thuộc vào chức năng của văn
bản. Ví dụ nếu phát ngôn đứng đầu văn bản, nã phải là một câu đầy đủ. Nhưng
nếu nó có chức năng nối kết giữa các đoạn thỡ nú phải có đặc điểm hình thức
làm nhiệm vụ liên kết và chứa các phương tiện liên kết. Trong quan hệ với văn
bản, cỏc cõu phải phù hợp với nhau về nội dung ý nghĩa. Quan hệ đó bảo đảm
nguyên tắc câu trước làm tiền đề cho sự xuất hiện của câu sau. Cùng trong một
văn bản, cỏc cõu phải được viết với cùng một phong cách.
Dạy và học câu trong nhà trường trước đây là dạy học câu độc lập. Nghĩa
là cõu đó được tách ra khỏi những ràng buộc mà nó vốn có trong cuộc sống.
Cách dạy Êy khiến học sinh hiểu rất rõ lý thuyết về câu nhưng lại không thể
viết được mạch lạc mét chuỗi câu liên tục.
Tiếp thu những thành tựu của nghiên cứu câu trong văn bản, chóng ta
thấy dạy học câu hiện nay phải và cần phải là dạy học câu trong văn cảnh,
trong mối quan hệ lời nói, dạy học câu trong văn bản. Cách tốt nhất để dạy cho
học sinh viết câu có hiệu quả, vừa đúng về mặt ngữ pháp, vừa đúng về mặt ngữ
nghĩa là dạy qua giao tiếp và bằng giao tiếp.
1.3. Văn bản và câu trong văn bản
1.3.1. Từ khái niệm văn bản và câu trong văn bản
~ 20 ~
Hiện nay, chưa có định nghĩa nào về văn bản được tất cả các nhà ngôn
ngữ học chấp nhận. Điều này cũng dễ hiểu vì văn bản là một đơn vị phức tạp.
Để xác định văn bản, các nhà nghiên cứu thường dẫn ra hai tiêu chí là:
tính hoàn chỉnh, trọn vẹn về nội dung và tính liên kết chặt chẽ về hình thức.
Nhưng như GS Đỗ Hữu Châu đã nói “Nhưng thế nào là hoàn chỉnh, thế nào là
liên kết và hai tiêu chí đó có thể hiện một cách giống nhau trong các loại văn

bản khác nhau về dung lượng, khác nhau về loại hình hay không? Trả lời các
câu hỏi trên không phải là chuyện dễ dàng” [12].
Trên cơ sở phân tích nội dung, tính chất của ngôn bản, GS Đỗ Hữu Châu
đưa ra định nghĩa về văn bản: “Văn bản là một biến thể dạng viết liên tục của
ngôn bản thực hiện một hoặc một số đích nhất định nhằm vào những người tiếp
nhận nhất định thường là không trực tiếp có mặt khi văn bản được sản sinh ra”
[12]. Từ đó, chúng ta có thể thấy văn bản cú cỏc đặc trưng cơ bản nh sau:
a. Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp dưới dạng văn tự
Hoạt động giao tiếp có thể được tiến hành bằng nhiều phương tiện khác
nhau. Nhưng chỉ sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ dưới dạng
văn tự mới được coi là văn bản. Vì tồn tại dưới dạng văn tự nên văn bản được
trau chuốt và được định hình phong cách. Có nhiều ý kiến coi văn bản tồn tại
dưới cả 2 dạng viết và nói. Quả là có nhiều tác phẩm dân gian độc đáo được
truyền miệng, nhiều bài phát biểu của các nhà chính trị thật xuất sắc… xứng
đáng là những tác phẩm, bài viết mẫu mực. Nhưng chỉ khi được in viết ra
chúng mới được định hình xác định về hình thức để ta nghiên cứu, xem xét như
một văn bản thực thụ.
b. Văn bản bao giê cũng có tính hoàn chỉnh về nội dung và hình thức
Tính hoàn chỉnh của văn bản làm cho văn bản thường có tên gọi. Mỗi
văn bản đều thực hiện một đích nhất định. “Đớch của ngôn bản là nhân tố hàng
đầu quyết định tính hoàn chỉnh của một ngôn bản” [12]. Tính hoàn chỉnh của
~ 21 ~
văn bản không phải là tuyệt đối vỡ nú cũn phụ thuộc vào trình độ của người
viết, trình độ của người tiếp nhận, hoàn cảnh giao tiếp nhất định…. Nói văn
bản có tính hoàn chỉnh về nội dung là nói ở một hoàn cảnh cụ thể, văn bản thực
hiện được mục đích của nó. Tính hoàn thiện về hình thức thể hiện ở việc văn
bản có thể tồn tại độc lập, không cần phải thêm bất cứ yếu tố ngôn ngữ nào vào
trước và sau nã mà người đọc vẫn hiểu được.
c. Văn bản bao giê cũng có tính liên kết
Sẽ chẳng thể có một văn bản nếu các yếu tố tạo nên nú khụng có liên

kết, mạch lạc với nhau. Toàn bộ các mối liên hệ, quan hệ giữa văn bản với cuộc
sống khách quan và giữa các thành tố của văn bản với nhau tạo nên tính liên
kết của văn bản. Trong quan hệ nội tại, mối liên kết giữa các thành tố, trước hết
là mối liên hệ giữa các ý tưởng trong cỏc cõu, cỏc đơn vị trờn cõu được thể
hiện ra nhờ các yếu tố ngôn ngữ được gọi là phương tiện liên kết hình thức.
Các mặt liên kết nội dung và hình thức Êy được thể hiện ở nhiều cấp độ: cấp độ
cỏc cõu tiếp nối, cỏc cõu gián cách và cấp độ các đơn vị trờn cõu như cụm câu,
đoạn văn, chương phần trong quy mô văn bản. Điều này làm văn bản có tính hệ
thống. Người đọc có thể hiểu đúng được từng câu, từng đoạn văn bản khi và
chỉ khi đặt nó trong mối liên hệ với toàn bộ văn bản.
d. Văn bản luôn có mục đích
Mọi văn bản tạo ra đều có một mục tiêu cụ thể. Đích của văn bản chi
phối cách sử dụng, lùa chọn thể loại, phong cách và các phương tiện ngôn ngữ.
“Để đi đến đích, văn bản phải được tổ chức sao cho thành một hệ thống trong
đó nội dung và hình thức tạo nên văn bản phải có quan hệ với nhau, quy định
lẫn nhau” [12].
Quan niệm về văn bản trên cho ta những chỉ dẫn về các yêu cầu cần phải
quan tâm khi dạy học sinh làm một bài văn. Tác giả Nguyễn Quang Ninh trong
~ 22 ~
“Một số vấn đề dạy ngôn bản nói và viết ở tiểu học theo hướng giao tiếp” đã
nêu rõ những nét chung giữa bài làm văn của học sinh với cỏc ngụn bản khác.
- Vì được coi là văn bản nên bài làm văn bao giê phải cú đớch. Do vậy,
việc đánh giá bài văn của học sinh là phải dựa trờn cơ sở đánh giá xem bài tập
làm văn của học sinh có đạt được cỏi đớch đề ra hay không. Cỏi đớch đú phải
được xem xét từ cả ba phương diện nhận thức, tình cảm và hành động.
- Văn bản nào được tạo ra cũng phải tính đến sự tác động của các nhân
tố giao tiếp. Bài tập làm văn của học sinh cũng phải tính toán đến các nhân tố
giao tiếp như nội dung giao tiếp, đối tượng tham dù giao tiếp, hoàn cảnh giao
tiếp…[34]
Quan niệm văn bản như thế nờn cõu trong văn bản cũng được nhìn

nhận khác. Câu trong văn bản được coi là một phát ngôn, mét đơn vị cơ sở của
văn bản. Người đề xuất quan niệm này là Trần Ngọc Thêm. Trong “Hệ thống
liên kết văn bản tiếng Việt”, ông viết: “Núi một cách chung nhất thì văn bản là
một hệ thống trong đó cỏc cõu mới chỉ là phần tử. Ngoài cỏc cõu- phần tử,
trong hệ thống văn bản cũn cú cấu trúc. Cấu trúc văn bản chỉ ra vị trí của mỗi
câu và những mối quan hệ, liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng
và với toàn văn bản nói chung. Sự liên kết là mạng lưới của những quan hệ và
liên tưởng Êy”. Sang chương III, có tên “Phỏt ngụn- đơn vị liên kết văn bản”,
ông gọi câu trong văn bản bằng một tên gọi khác: “Từ đây, thay vì nói sự liên
kết liờn cõu, ta sẽ nói đến sự liên kết phát ngôn, và thay vì nói cấp độ câu, ta sẽ
nói đến cấp độ phát ngôn. Cấp độ phát ngôn là cấp độ ngôn ngữ ở dưới cấp độ
đoạn văn và ở trên cấp độ từ”[55].
Câu là phát ngôn hoàn chỉnh về cấu trúc hay nói ngược lại: những phát
ngôn hoàn chỉnh về cấu trúc, trên lý thuyết, tương ứng với quan niệm “cõu”
xác định theo hai tiêu chí hình thức và cõu trỳc. Nhưng trong văn bản, ngoài
các phát ngôn hoàn chỉnh về cấu trúc (cõu) cũn cú những phát ngôn không
~ 23 ~
hoàn chỉnh về cấu trúc. Đây là một chỉ dẫn quan trọng để làm tiêu chí xác định
câu sai trong văn bản. Nó thể hiện rất rõ sự khác nhau khi xột cõu sai trong văn
bản với câu sai đơn lẻ.
Câu trong văn bản, do chịu tác động của các yếu tố nội dung, liên kết, tu
từ… nờn nó không phải lúc nào cũng đầy đủ các tiêu chí nh câu độc lập.
Có khi nó bị tỉnh lược chủ ngữ. VÝ dô:
Mùa xuân, chim chóc kéo về từng đàn. Chỉ nghe tiếng hót líu lo mà
không thấy bóng chim đâu.
(Nguyễn Thái Vận)
Có khi nó bị tỉnh lược vị ngữ. VÝ dô:
Năm 1967 đến. Thình lình Cách mạng Văn hoá cài lên một số cao hơn.
Ở giai đoạn đầu , Mao chỉ cốt tạo ra không khí khủng bố. Nay ông quay sang
mục tiêu chính của ông: thay thế “bộ tư lệnh tư bản” và hệ đẳng cấp hiện tồn

trong đảng bằng hệ thống quyền lực riêng của ông. Lưu Thiếu Kì, Đặng Tiểu
Bình bị đấu và giam giữ. Cả Đào Chú.
(Trương Nhung)
Có khi bị lược cả chủ ngữ và vị ngữ. VÝ dô:
Sau chuyến đi xuyên Việt cùng Nguyễn Lương Ngọc đó, Hoà Vang có
tiểu thuyết “Tai quỉ”. Bõy giờ thỡ cả Nguyễn Lương Ngọc và Hoà Vang có lẽ
lại đầu thai lại cái “dương thế bao la sầu này”. Để lại chịu đựng. Để lại làm
văn chương. Để lại làm lính. Để lại bị bệnh ung thư”.
(Nguyễn Thuỵ Kha)
Có khi lược cả một vế của câu ghép chính phụ. VÝ dô:
Bọn học trò xưa nay vẫn mến y, vẫn phục y, vẫn coi y như cái kiểu mẫu
để mà theo. Những lời nói của y đều được coi là những châm ngôn mà chính y
đã thực hành mãi mãi rồi. Chao ôi! Nếu chúng biết rằng đó chỉ là những câu
giáo dục suông, những lời nói dối!
~ 24 ~
(Nam Cao)
Những vớ dụ nh trên có thể thấy xuất hiện nhiều vô kể trong các văn bản.
Nếu cỏc cõu đú không phải do các nhà văn viết ra thì chắc các thầy cô trong
nhà trường sẽ coi đó là cỏc “cõu quố”, “cõu cụt”… Điều này đặt ra vấn đề cần
phải bồi dưỡng thêm cho giáo viên ngữ văn phổ thông những kiến thức về ngữ
pháp văn bản. Trần Ngọc Thờm cú nhận xét đúng “…tuy nhà trường có thể bắt
học sinh viết những cõu “tiờu chuẩn” nhưng lại hoàn toàn không thể bắt buộc
các em chỉ nghe và đọc những câu “hợp chuẩn”. Kết quả là xảy ra một thực
trạng nực cười: Có những “cõu” hoàn toàn giống nhau nhưng ở bài viết của học
sinh thì bị thầy chê là “sai”, còn ở các nhà văn thì được coi là “đỳng”, thậm chí
“hay” nữa!” [55].
1.3.2. Đến quan niệm về bài làm văn của học sinh THCS
Bài văn của học sinh là một văn bản. Đây tưởng là điều không cần bàn
cãi gì nữa. Theo đó, bài văn của học sinh THCS cũng phải bảo đảm các yêu cầu
sau:

- Bảo đảm sự hoàn chỉnh về nội dung.
- Bảo đảm sự liên kết chặt chẽ.
Nhưng, nếu nhìn bài văn của học sinh THCS như nhìn một văn bản tất cả
đều phải hoàn chỉnh thì cũng chưa hẳn đã thấu tình đạt lý. Bởi các lý do sau:
+ Sù bắt buộc về đề tài: Học sinh có khi phải viết về những đề tài các
em không thông hiểu, khụng thớch… Do vậy, khi đòi hỏi về nội dung trong bài
văn học sinh, người giáo viên phải chú ý đến đặc điểm này để bảo đảm sự đánh
giá hợp lý.
+ Sự giới hạn về thời gian. Thời gian để viết một bài văn thường không
nhiều. Học sinh rất Ýt khi có thời gian để đọc lại và sửa chữa.
+ Sù quy định về phương thức diễn đạt và cách thể hiện.
~ 25 ~

×