Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

lịch sử tiếp nhận và cách thức hướng dẫn dạy học truyện kiều ở thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.57 KB, 99 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lựa chọn đề tài này chúng tôi xuất phát từ nhiều lí do khác nhau:
1.1. Tri thức văn hóa nói riêng, tri thức đọc hiểu nói chung có vai trò hết
sức quan trọng đối với việc đọc văn và dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương.
Tri thức đọc hiểu có ý nghĩa rất quan trọng đọc văn. Đối với bất cứ
một môn khoa học nào, không chỉ môn văn, thì những tri thức nền tảng đều
hết sức quan trọng để hiểu và tiếp thu những tri thức mới. Ngữ văn, một
ngành vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật lại càng như vậy. Đọc văn chính là
quá trình người đọc tiếp xúc, cảm nhận, tiếp nhận tác phẩm văn học. Tri thức
đọc hiểu chính là những tri thức cần thiết để người đọc cảm thụ được những
điều nhà văn thể hiện trong văn bản. Đó là quá trình người đọc phát huy khả
năng cảm thụ, vận dụng tri thức, hiểu biết, kinh nghiệm, sự liên tưởng, trí
tưởng tượng để cảm thụ, đồng cảm, sẻ chia, thích thú hay khổ đau với những
tình cảm, những số phận, những cuộc đời được phản ánh trong tác phẩm.
Trong đọc văn, để làm được điều này, người đọc phải có vốn sống, vốn kinh
nghiệm, những tri thức, hiểu biết về văn học, văn hóa, thẩm mĩ cũng như
những tri thức về lịch sử, xã hội Đó là chìa khóa để người đọc mở cánh cửa
tác phẩm văn học.
Dạy học tác phẩm văn chương chính là quá trình đọc văn trong nhà
trường. Đọc văn trong nhà trường có những đặc điểm đặc biệt, khác với quá
trình đọc văn bên ngoài. Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương không chỉ là sự
cảm thụ tác phẩm chủ quan của học sinh mà giáo viên cần hình thành cho học
sinh những tri thức và kĩ năng nhất định để học sinh có thể đọc hiểu tác phẩm
văn chương một cách khoa học và hiệu quả. Trong dạy học tác phẩm văn
chương, tri thức đọc hiểu được bổ sung thêm sẽ cung cấp cho học sinh những
kiến thức nền tảng để các em đọc hiểu tác phẩm. Do đó, vận dụng các loại tri
thức đọc hiểu thích hợp trong quá trình dạy học đọc hiểu tác phẩm văn
1
chương trong nhà trường là điều hết sức quan trọng. Tri thức văn hóa chính là
một trong những tri thức cần thiết để các em khai thác sâu hơn, toàn diện hơn


giá trị tác phẩm văn học. Mặt khác, điều này cũng sẽ hình thành cho học sinh
kĩ năng vận dụng tri thức văn hóa vào tìm hiểu văn học, giúp các em có kĩ
năng cảm thụ tác phẩm văn học.
1.2. Xuất phát từ mục tiêu của dạy học văn trong nhà trường:
Trong bối cảnh hội nhập vào nền kinh tế, khoa học, giáo dục, văn hóa
của khu vực và nhân loại như hiện nay, giáo dục đóng một vai trò vô cùng
quan trọng. Chính vì vậy, nội dung chương trình cũng như phương pháp giáo
dục cũng phải thay đổi để đáp ứng những yêu cầu đó. Dạy và học văn trong
nhà trường cũng thay đổi theo hướng đáp ứng nhu cầu sử dụng văn học trong
thực tiễn: “ Môn văn giúp học sinh có kiến thức và kĩ năng của môn học, bao
gồm năng lực đọc hiểu các văn bản thường gặp, năng lực viết các loại văn bản
thông dụng cũng như là năng lực nói trước công chúng Môn ngữ văn trong
nhà trường, do đó, cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức phong phú về
văn học Việt Nam, văn học nước ngoài, ngôn ngữ học và Tiếng Việt, về lí
luận văn học, lịch sử văn học nhằm tạo ra những tích lũy ban đầu để hình
thành các năng lực đọc, viết, cảm thụ thẩm mĩ, phát triển tư duy.” [5, 58]
Dạy và học tốt môn ngữ văn chẳng những giúp cho học sinh có kiến
thức và kĩ năng của môn học này mà còn tạo ra cơ sở để học tốt các môn
khác, phát huy tốt truyền thống văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại, giáo dục tình cảm cao đẹp cho người công dân tương lai.
Như vậy, mục tiêu của môn ngữ văn trong nhà trường là không chỉ
cung cấp kiến thức văn học mà cả văn hóa, truyền thống, cũng như hình thành
kĩ năng đọc hiểu cho học sinh. Lựa chọn đề tài này chúng tôi muốn góp phần
tìm hướng dạy học phù hợp làm sao để hình thành những năng lực đọc hiểu
cho học sinh, đồng thời với cách khám phá tác phẩm như vậy, giúp cho học
sinh thấy được giá trị tác phẩm không chỉ từ góc độ văn học mà cả văn hóa
dân tộc trong sự sáng tạo và tiếp thu văn hóa nhân loại
2
1.3. Truyện Kiều có giá trị văn hoá lớn. Bất cứ một tác phẩm văn học
nào cũng đều có tính văn hóa, bởi lẽ, tác phẩm văn học chính là chỉnh thể

nghệ thuật ngôn từ tái hiện đời sống tinh thần của các dân tộc, như là một
trong những sản phẩm kết tinh cao nhất của văn hóa một tộc người, một đất
nước. Truyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ chứa đựng trong đó đời sống
tinh thần của dân tộc mà còn là đại diện tiêu biểu cho văn hóa dân tộc, kết
tinh văn hóa dân tộc cũng như hấp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài, đặc biệt
là văn học, văn hóa Trung Quốc và sáng tạo nên những giá trị văn hóa mới.
Chính vì vậy, văn hóa là một nội dung lớn trong giá trị tác phẩm mà nếu
không khai thác, chúng ta không thể thấy hết giá tri, vẻ đẹp của tác phẩm
cũng như vị trí của tác phẩm trong tổng thể văn hóa tinh thần dân tộc. Do đó,
khai thác giá trị văn hóa của Truyện Kiều là việc làm cần thiết và có ý nghĩa.
1.4. Cùng với các hướng khác, dạy đọc hiểu đoạn trích “Nỗi thương mình”
từ góc nhìn văn hóa sẽ khám phá ra những ý nghĩa mới mẻ của tác phẩm.
Lâu nay, Truyện Kiều rất được quan tâm nghiên cứu ở cả hai phương
diện: giá trị nội dung nghệ thuật và phương pháp dạy học tác phẩm này trong
nhà trường. Đã có nhiều phương pháp khác nhau được đề xuất và vận dụng
trong dạy học các đoạn trích Truyện Kiều: vận dụng phương pháp giảng bình,
phân tích theo đặc trưng thể loại, quan tâm đến khoảng cách tiếp nhận, vận
dụng đọc hiểu Tiếp cận văn hóa đối với tác phẩm này cũng là hướng tìm
hiểu, phân tích tác phẩm có nhiều triển vọng. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có
một công trình nghiên cứu nào tìm hiểu sự vận dụng tri thức văn hóa vào đọc
hiểu các đoạn trích Truyện Kiều. Đây là một mảng đề tài đang bị bỏ trống.
Mặt khác, đoạn trích “ Nỗi thương mình” là một đoạn có nội dung
tương đối đặc biệt, đề cập đến một vấn đề tương đối nhạy cảm: thân phận và
tâm trạng, cảm xúc người kĩ nữ. Khai thác vấn đề này nếu không có phương
pháp phù hợp, giáo viên dễ dẫn dắt học sinh đi vào chỗ khó, hiểu sai hình
tượng nhân vật cũng như tấm lòng, quan niệm của tác giả. Thực tế đã có
nhiều học sinh làm văn về đoạn trích này hiểu hết sức lệch lạc, méo mó về ý
3
nghĩa, nội dung. Vì vậy, vận dụng tri thức văn hóa vào đọc hiểu tác phẩm là
một cách để học sinh hiểu đúng đắn, sâu sắc nội dung đoạn trích này.

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1. Vận dụng tri thức văn hóa vào đọc hiểu tác phẩm văn chương và
Truyện Kiều
Tiếp cận tác phẩm từ góc nhìn văn hóa là việc dùng văn hóa để lí giải
tác phẩm văn học, gọi là phương pháp văn hóa học. Nhìn chung, đó không
phải là cách làm mới mẻ và đến bây giờ mới có. Trên thế giới, Bathtin với tác
phẩm “Sáng tác của Francois Rabelais với văn hóa dân gian thời trung đại
và phục hưng” đã đưa cái nhìn văn hóa để phân tích và lí giải tác phẩm của
nhà văn phục hưng Pháp Rabelais là đỉnh cao của xu hướng phi chính thống
của văn học dân gian.
Ở Việt Nam, phương pháp này cũng ra đời cùng thời điểm với thế giới
khi các nhà nghiên cứu như Trần Đình Hượu, Đỗ Lai Thúy, Trần Ngọc
Vương cũng vận dụng cái nhìn văn hóa để tìm hiểu văn học trung đại Việt
Nam, thơ Hồ Xuân Hương, “Truyện Kiều”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân
trên Tạp chí văn học, số tháng 11- 2004 có bài viết “ Tiếp cận văn học bằng
văn hóa” đã điểm lại những công trình văn học vận dụng cách tiếp cận văn học
bằng văn hóa, trong đó có công trình: “Hồ Xuân Hương, hoài niệm, phồn thực”
của Đỗ Lai Thúy, “ Nho giáo và văn học Việt Nam trung - cận đại” của Trần
Đình Hượu, “Nhà Nho tài tử và văn học Việt Nam” và “ Văn học Việt Nam,
dòng riêng giữa nguồn chung” của Trần Ngọc Vương, “Văn học trung đại Việt
Nam dưới góc nhìn văn hóa” và chỉ ra ý nghĩa của cách tiếp cận này: “ Cách
tiếp cận văn học bằng văn hóa đã cung cấp thêm một con đường mới để đến
với văn học”[29, 8]. Trong khuôn khổ của một bài báo, đây mới chỉ là cái nhìn
có tính chất tổng quát về xu hướng tiếp cận văn học bằng văn hóa.
Gần đây, tác giả Lê Nguyên Cẩn trong bài viết “Tính văn hóa của tác
phẩm văn học”đăng trên Tạp chí Khoa học số 2, năm 2006 của Đại học Sư
phạm Hà Nội, đã chỉ tác phẩm văn học có giá trị cao về văn hóa và tiếp cận
4
văn hóa là hướng khai thác có nhiều ý nghĩa như: “Tiếp cận tác phẩm văn học
từ góc độ này sẽ góp phần làm rõ thêm đóng góp của tác phẩm văn học vào

tổng thể giá trị tinh thần của dân tộc” hay “ Tiếp cận tính văn hóa trong tác
phẩm văn học từ bình diện hoạt động con người hay từ bình diện kí hiệu học
sẽ mở ra những cấp độ ngữ nghĩa khác cho phép tạo ra chiều sâu của hình
tượng văn chương, tạo ra sự đồng cảm, thấu tình đạt lí”[3-7, 3] Trong bài
viết này tác giả cũng đã chỉ ra hai phương diện biểu hiện rõ nhất của phương
diện văn hóa trong tác phẩm là hình tượng nhân vật và ngôn ngữ. Đây chính
là những gợi ý quan trọng để chúng tôi triển khai đề tài này.
Tuy nhiên, việc vận dụng tri thức văn hóa, cái nhìn văn hóa vào dạy
học tác phẩm văn chương lại không được vận dụng đồng thời với những
thành tựu nghiên cứu tác phẩm văn học như ở trên. Gần đây, trong bộ sách
giáo khoa mới, các nghiên cứu, các nhà sư phạm mới thật sự chú trọng đến xu
hướng này.
Sách ngữ Văn 10 bộ mới chú trọng tính chất văn hóa của văn học trên
cả hai phương diện nội dung và phương pháp. Về nội dung, sách Ngữ Văn 10
tăng, một số lượng đáng kể những văn bản nghị luận, trong đó có cả nghị
luận xã hội và nghị luận văn học. Coi trọng đúng mức những tác phẩm văn
học chính luận, những tác phẩm có màu sắc học thuật để tăng cường, tô đậm
bản chất văn hóa của văn học. Điều này là để học sinh vận dụng văn học vào
cuộc sống. Về mặt phương pháp, trong phần đổi mới phương pháp, “Tài liệu
bồi dưỡng giáo viên,( bộ cơ sở)” nhấn mạnh: “Chú trọng tri thức đọc hiểu: Để
hiểu được văn học trung đại cần cung cấp cho học sinh những tri thức về văn
hóa trung đại ( ý thức tư tưởng, những khái niệm, thuật ngữ Nho, Phật, Đạo,
những đặc thù trong quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ thời trung
đại )[57, 36]. Ở bộ sách này, các tri thức văn hóa được cung cấp ở phần Tiểu
dẫn, phần Chú thích trong Sách giáo khoa hoặc những kiến thức bổ sung ở
Sách giáo viên.
5
Trong bộ sách giáo khoa Ngữ Văn 10 (nâng cao), tác giả đã nhấn mạnh
vai trò của tri thức đọc hiểu trong quá trình đọc hiểu tác phẩm văn chương,
trong đó bao gồm rất nhiều loại tri thức khác nhau, đặc biệt là tri thức văn học

và văn hóa. Các tri thức văn hóa được cung cấp cho học sinh và giáo viên
dưới dạng những tri thức đọc hiểu ngắn gọn ngay cuối mỗi văn bản.
Đối với Truyện Kiều, việc khai thác, tiếp cận tác phẩm này từ góc độ
văn hóa cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ sơ lược, giới thiệu chứ có một công
trình nghiên cứu nào đi sâu, khai thác kĩ lưỡng. Phần lớn, việc chỉ ra những
biểu hiện văn hóa trong Truyện Kiều chỉ được nêu ra như những dẫn chứng
cho các luận điểm trong các công trình nghiên cứu. Chẳng hạn nhà nghiên
cứu Trần Nho Thìn trong công trình “ Văn học trung đại Việt Nam dưới góc
nhìn văn hóa” đã chọn góc nhìn văn hóa để quan sát và giải thích các hiện
tượng văn học. Ông lấy Truyện Kiều để minh họa cho nhận định của mình:
“bị chi phối bởi một luận đề duy tâm về tài mệnh tương đố nên nó chưa phải
là một tác phẩm hiện thực chủ nghĩa”(Dẫn theo Nguyễn Văn Dân, [28, 8]).
Một tác giả khác, trong bài viết: “Tính văn hóa của tác phẩm văn học”, nhà
nghiên cứu Lê Nguyên Cẩn viết: “ Việc sắp xếp, xử lí các chi tiết, các sự kiện
được lấy từ cuộc sống sao cho chúng trở thành chất liệu nghệ thuật đắc dụng,
không thiếu không thừa là thuộc về tài năng sáng tạo cá nhân, nó liên quan tới
việc xác lập cách nhìn nghệ thuật về con người vốn mang đậm bản sắc văn
hóa của dân tộc. Chẳng hạn từ các sự kiện đã nêu ở hai tác giả Nguyễn Du và
Thanh Tâm Tài Nhân đều đưa nhân vật của mình tới một hành động, đó là
Kiều bán mình chuộc cha, nhưng cách miêu tả cách Kiều bán mình qua hai
tác giả ta thấy có sự khác nhau rất rõ.”[3-7, 3]
Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu, phê bình tác phẩm Truyện
Kiều của Nguyễn Du, các thành tựu văn hóa trong tác phẩm này đã được giới
thiệu, khẳng định rất nhiều, nhất là các công trình của các tác giả: Phan Ngọc-
Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du qua Truyện Kiều; Trần Đình Sử- Thi pháp
Truyện Kiều ; Nguyễn Lộc- Văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đến hết thế
6
kỷ XIX ; Hoài Thanh- Quyền sống của con người trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du; Đặng Thanh Lê - Giảng văn Truyện Kiều đều khai thác những
thành tựu của Truyện Kiều trên hai phương diện: ngôn ngữ nghệ thuật và vấn

đề con người, nhìn từ những góc độ khác nhau. Những thành quả nghiên cứu
về con người, ngôn ngữ của các tác giả đã được người viết kế thừa, học tập
trong luận văn này.
Như vậy, việc vận dụng tri thức văn hóa vào việc đọc hiểu tác phẩm
văn chương gần đây đã được chú trọng nhưng mới ở mức độ khái quát, chung
chung chứ chưa có một hướng dẫn cụ thể.
2.2. Đọc hiểu các đoạn trích Truyện Kiều ở nhà trường phổ thông
Truyện Kiều là tác phẩm lớn và giàu ý nghĩa nên việc tổ chức, hướng
dẫn học sinh khai thác các vẻ đẹp của tác phẩm và đoạn trích là vấn đề luôn
luôn được đặt ra và có nhiều nhà sư phạm dày công nghiên cứu.
Đối với việc giảng văn Truyện Kiều, đã có một số công trình nghiên
cứu và các bài báo. Giáo sư Lê Trí Viễn trong cuốn “ Các bài giảng văn đại
học”, Nhà xuất bản Giáo dục, H. 1982 đã đi vào gợi ý phân tích, bình giảng
các đoạn trích cụ thể của Truyện Kiều, Giáo sư Đặng Thanh Lê trong “
Giảng văn Truyện Kiều”, nhà xuất bản Giáo dục, H.2006 (Tái bản lần thứ 7)
đã đưa ra cách phân tích Truyện Kiều theo phương hướng tiếp cận thi pháp
học và ngôn ngữ học. Trong đó, tác giả đã nêu ra những cách thức để tiến
hành như xác lập hệ thống cấu trúc đoạn trích theo đặc điểm thể loại, vấn đề
giới thiệu vị trí đoạn trích. Mặt khác cũng xác định tính chất của hình tượng
nhân vật theo thể loại, từ đó đi đến phân tích nhân vật theo đặc trưng thi pháp
cổ điển, tập trung vào phân tích ngôn ngữ của tác phẩm. Phần sau tác giả giới
thiệu bài phân tích các đoạn trích giảng được học trong chương trình.
Giáo sư Trần Đình Sử trong cuốn “ Đọc văn, học văn”, Nxb Giáo dục,
H. 2003, cũng đã đưa ra quan điểm đọc văn: “ Chúng tôi chú trọng mặt ngôn
từ, bởi hình tượng văn học mọc lên từ đó. từ âm thanh, nhạc điệu, ý nghĩa của
từ ngữ, ý nghĩa các biểu trưng đã hình thành trong truyền thống văn hóa, cấu
7
trúc của văn bản, giọng điệu, lời văn của ai, quan hệ đối thoại trong ngữ
cảnh đều là những yếu tố cần được tìm hiểu để hiểu bài văn”[7, 54]. Trong
công trình này, tác giả cũng tiến hành phân tích các tác phẩm văn học trung

đại đến hiện đại, trong đó có các đoạn trích trong Truyện Kiều .
Cùng với các công trình nghiên cứu, hiện nay cũng có rải rác các bài
báo, luận án tiến sĩ, các luận văn sau đại học quan tâm tìm hiểu việc dạy học
các đoạn trích trong Truyện Kiều. Đó là bài báo của tác giả Trần Xuân Lít:
“Cái khó khi dạy và học Truyện Kiều” đăng trên báo Giáo dục và thời đại số
ra tháng 12 – 2001, nêu ra một số khó khăn mà giáo viên thường gặp phải
như: khoảng cách tiếp nhận, ngôn ngữ [ 5, 30] Trong luận án tiến sĩ khoa
học của Nguyễn Thanh Sơn: “ Biện pháp hạn chế khoảng cách tiếp nhận của
học sinh TH miền núi trong giờ học giảng văn Truyện Kiều của Nguyễn Du” ,
tác giả đã chỉ ra những khó khăn cho học sinh miền núi khi tiếp nhận Truyện
Kiều chính là “rào cản ngôn ngữ: ngôn ngữ Tiếng Việt- Ngôn ngữ văn học và
ngôn ngữ trong Truyện Kiều”[ 52]. Một khó khăn khác nữa là sự hạn chế về
vốn sống, vốn hiểu biết của các em. Ở luận án náy, tác giả cũng đã đưa ra các
giải pháp để khắc phục những khó khăn này. Trong số các giải pháp đó,
chúng tôi đặc biệt lưu ý đến giải pháp nâng cao vốn văn hóa, tầm hiểu biết
cho các em. Các sinh hoạt ngoại khóa và hoạt động ngoài giờ được tác giả
đưa ra như những biện pháp để nâng cao tầm văn hóa cho học sinh. Bên cạnh
đó là các luận văn sau đại học nghiên cứu phương pháp dạy học Truyện Kiều.
Luận văn “Lịch sử tiếp nhận và cách thức hướng dẫn dạy học Truyện Kiều ở
THPT” của Nguyễn Thị Ngọc Oanh (năm 2002) đã nghiên cứu lịch sử tiếp
nhận Truyện Kiều trên phương diện văn hóa, thẩm mĩ trong nước và trên thế
giới. Luận văn cũng đã đưa ra một số cách thức hướng dẫn học sinh nhưng
không tập trung vào đoạn trích nào cụ thể. Đoạn trích “ Thúc Sinh từ biệt
Thúy Kiều” chỉ được đưa ra như là một ví dụ nhỏ. Một luận văn khác là
“Hướng dẫn đọc hiểu đoạn trích “ Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều cho học sinh
THPT” của Nguyễn Thúy Hằng (năm 2003) có đi vào những biện pháp cụ thể
8
để hướng dẫn học sinh đọc hiểu, nhưng chủ yếu là vận dụng các thao tác và
các dạng đọc. Thạc sĩ Trần Thị Thu Hà trong luận văn “ Vận dụng phương
pháp giảng bình vào dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở nhà trường PT”

chủ yếu nêu ra tác dụng của phương pháp giảng bình trong dạy học Truyện
Kiều . Luận văn này cũng chỉ ra một số cách thức vận dụng phương pháp
giảng bình vào dạy học một số đoạn trích nhưng ở mức độ sơ sài.
Nhìn chung, các luận văn đã vận dụng một số phương pháp khác nhau
để hướng dẫn học sinh tìm hiểu các đoạn trích Truyện Kiều cho học sinh
THPT. Tuy nhiên, hướng vận dụng tri thức văn hóa vào đọc hiểu một đoạn
trích cụ thể, đoạn trích “Nỗi thương mình”chưa được quan tâm đến. Chúng tôi
thấy rằng việc nghiên cứu để tìm ra phương pháp thích hợp để hướng dẫn học
sinh đọc hiểu đoạn trích này là điều cần thiết và bổ ích trong dạy học Truyện
Kiều ở trường phổ thông.
3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích
Mục đích chính mà luận văn đề ra là tìm phương pháp hợp lí cho học sinh
đọc hiểu đoạn trích “Nỗi thương mình” để có thể khai thác đoạn trích hiệu quả
và phù hợp. Có nhiều cách tiếp cận và khai thác đoạn trích khác nhau.
Từ đó, tìm ra cách thức cụ thể vận dụng tri thức văn hóa vào khai thác
tác phẩm văn học. Với phương pháp này, chúng tôi tiến đến khai thác sâu sắc
những giá trị văn học của đoạn trích. Từ đó, có thể tìm ra phương pháp đọc
hiểu các đoạn trích trong Truyện Kiều.
3.2. Nhiệm vụ
Với mục đích đã đặt ra như trên, luận văn đã đề ra và thực hiện các
nhiệm vụ sau:
Tìm cơ sở khoa học và thực tiễn để hướng dẫn học sinh khai thác đoạn
trích “Nỗi thương mình” bằng cách vận dụng tri thức văn hóa.: phương pháp
tiếp cận văn hóa đối với tác phẩm văn học, giá trị văn hóa của Truyện Kiều,
thực tế học tập của học sinh đối với đoạn trích “Nỗi thương mình”.
9
Tìm ra biểu hiện của tri thức văn hoá trong tác phẩm văn học, cụ thể ở
đây là trong Truyện Kiều và đoạn trích “Nỗi thương mình”. Luận văn chỉ lựa
chọn những biểu hiện văn hóa trong Truyện Kiều cần thiết, có ý nghĩa cho đọc

hiểu đoạn trích mà thôi.
Nhiệm vụ quan trọng nhất là tìm ra phương hướng, biện pháp cụ thể để
vận dụng tri thức văn hóa vào hướng dẫn học sinh đọc hiểu đoạn trích “Nỗi
thương mình”.
Cuối cùng, luận văn trình bày thiết kế giáo án thể nghiệm cho đoạn
trích “Nỗi thương mình”, trong đó vận dụng những biện pháp, cách thức vận
dụng tri thức văn hóa.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Do biểu hiện của tri thức văn hóa trong Truyện Kiều rất phong phú nên
trong phạm vi của một luận văn sau đại học chúng tôi chỉ tìm hiểu những biểu
hiện của văn hóa trong Truyện Kiều ở hai phương diện con người và ngôn
ngữ, và cũng chỉ những yếu tố có văn hóa gần gũi, có ý nghĩa cho việc đọc
hiểu đoạn trích “ Nỗi thương mình”
Trọng tâm của luận văn chủ yếu tìm hiểu những biểu hiện văn hóa có
trong đoạn trích “ Nỗi thương mình”. Từ đó sẽ giúp ích cho việc phân tích các
giá trị văn học từ cái nhìn văn hóa.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Tổng hợp
- Phân tích
- Chuyên gia
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Tìm thêm một hướng mới cho việc đọc hiểu các đoạn trích “Nỗi
thương mình” nói riêng, các đoạn trích của Truyện Kiều .
Luận văn đã chỉ ra được các cách thức khác nhau để vận dụng tri thức
văn hóa vào đọc hiểu một đoạn trích cụ thể trong Truyện Kiều cũng như trong
10
tác phẩm văn học. Hi vọng, đây là những gợi ý bổ ích cho giáo viên vận dụng
phương pháp tiếp cận văn hóa vào dạy học tác văn chương trong nhà trường.
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung chính

luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Tri thức văn hóa trong Truyện Kiều
Chương 2: Cách thức vận dụng tri thức văn hoá trong hướng dẫn học
sinh đọc hiểu đoạn trích “Nỗi thương mình”.
Chương 3: Thiết kế giáo án thử nghiệm đọc hiểu đoạn trích "Nỗi
thương mình"
11
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
TRI THỨC VĂN HÓA TRONG TRUYỆN KIỀU
1. QUAN NIỆM VỀ TRI THỨC VĂN HÓA
1.1. Thuật ngữ
Văn hóa là một khái niệm có nội hàm vô cùng rộng lớn. Hiện nay, có
hơn khoảng 500 định nghĩa thế nào là văn hóa. Chúng tôi không có ý đi tìm
hiểu văn hóa là gì cũng như nghiên cứu về văn hóa mà chỉ nhằm đưa ra một
quan niệm về văn hóa để tìm hiểu những thành tựu văn hóa trong Truyện
Kiều và đoạn trích “ Nỗi thương mình” để từ đó định hướng cho sự vận dụng
tri thức văn hóa vào dạy học văn.
Văn hóa là nơi hội tụ mọi ý tưởng sáng tạo của con người: “văn hóa là
mọi giá trị vật thể và phi vật thể do con người tạo ra” [ 15, 2]. Điều đó cũng
có nghĩa là những thành tựu về vật chất và tinh thần của con người đều thuộc
về văn hóa. Trong số những sản phẩm sáng tạo về mặt tinh thần, văn học
được xem là sự kết tinh cao độ của văn hóa, xét ở cả hai phương diện: văn
học phản ánh mọi mặt của đời sống văn hóa và văn học đạt đến đỉnh cao
chính là đã tạo ra các giá trị văn hóa.
Thuật ngữ “tri thức văn hóa” nhằm chỉ các tri thức về văn hóa. Những
tri thức này cung cấp cho con người những kiến thức về mọi mặt của văn hóa.
Đó là văn hóa trong cách ứng xử giữa con người với nhau, con người với tự
nhiên, văn hóa thẩm mĩ, văn hóa sử dụng ngôn ngữ, có văn hóa truyền thống,
văn hóa hiện đại

Tri thức văn hóa chúng tôi quan tâm ở đây bao gồm những tri thức cần
cho việc đọc, việc hiểu và cảm thụ tác phẩm văn chương. Đó là văn hóa thể
hiện trong hình tượng nhân vật ở những phương diện khác nhau của con người:
ngoại hình, tính cách, tâm hồn, cái nhìn về con người Tri thức văn hóa trong
12
tác phẩm còn ở cách sử dụng tiếng mẹ đẻ, cách dùng từ, đặt câu cho hay Do
đó, tri thức văn hóa là bộ phận cần thiết để đọc hiểu tác phẩm văn chương.
1. 2. Tri thức văn hóa là một bộ phận của tri thức đọc hiểu
Nói như vậy có nghĩa là tri thức đọc hiểu gồm nhiều bộ phận khác nhau:
tri thức về đời sống, tri thức liên ngành, tri thức nghệ thuật, tri thức văn học.
Tri thức đời sống gồm tất cả những tri thức thuộc đời sống xã hội: các
sự kiện, biến cố lịch sử, các hoạt động sinh hoạt văn hóa, văn nghệ trong đời
sống có ảnh hưởng đến tình cảm, cảm xúc nhà văn hoặc tạo cảm hứng, là
hoàn cảnh, là cơ sở cho sự ra đời của tác phẩm.
Tri thức liên ngành là những tri thức thuộc các ngành khoa học có liên
quan đến văn học và cần thiết cho sự tiếp cận, tìm hiểu và nghiên cứu văn học
như ngôn ngữ, văn hóa, tâm lý, giáo dục… Trong bộ phận tri thức liên ngành
này, quan trọng nhất và cần thiết nhất là những tri thức về ngôn ngữ, văn hóa.
Sự am hiểu ngôn ngữ là yêu cầu đầu tiên để người đọc có thể đọc và hiểu tác
phẩm văn chương. Tri thức văn hóa cũng là cơ sở để hiểu và giải thích tác
phẩm văn chương.
Tri thức về các ngành nghệ thuật: hội họa, điêu khắc, âm nhạc…cũng là
những tri thức cần thiết cho quá trình đọc văn, học văn. Người xưa nói: “ Thi
trung hữu họa”, “ Thi trung hữu nhạc”. Trong văn chương có cả âm nhạc, hội
họa, điêu khắc, thậm chí cả điện ảnh, sân khấu. Nếu người đọc không có kiến
thức về các lĩnh vực đó thì làm sao có thể hiểu tác phẩm văn học được.
Tuy nhiên, các loại tri thức đọc hiểu ở trên chỉ là những tri thức cơ sở,
cần thiết để đọc hiểu tác phẩm văn học mà thôi. Những tri thức quan trọng và
cần thiết nhất vẫn là những tri thức văn học. Tri thức văn học gồm nhiều
nhóm tri thức khác nhau: tri thức về lịch sử văn học, tri thức lí luận văn học,

tri thức về tác phẩm văn học Trong đó, đặc biệt quan trọng là tri thức thể
loại, thi pháp. Đây chính là những tri thức giúp học sinh hiểu tác phẩm, nắm
được cách thức để đi vào tác phẩm.
13
Như vậy, tri thức văn hóa nằm ở bộ phận tri thức cơ sở, nền tảng, được
vận dụng vào quá trình đọc hiểu tác phẩm văn chương. Vận dụng tri thức này
cho hiệu quả để khai thác triệt để nội dung, giá trị văn học của tác phẩm là
điều cần được chú ý, quan tâm.
2. BIỂU HIỆN CỦA TRI THỨC VĂN HÓA TRONG TRUYỆN KIỀU VÀ
ĐOẠN TRÍCH “NỖI THƯƠNG MÌNH”
2.1. Biểu hiện của tri thức văn hóa trong Truyện Kiều
Đọc Truyện Kiều, người đọc có thể nhận ra rất nhiều biểu hiện khác
nhau của văn hoá trong đó. Từ văn hoá ứng xử, văn hoá tâm linh, văn hoá
thẩm mĩ, đến văn hoá trong diễn đạt, dùng từ Khuôn khổ của luận văn là
vận dụng tri thức văn hóa để dạy học đoạn trích nên chúng tôi chỉ tìm hiểu
những tri thức văn hoá trong tác phẩm có tác dụng trong việc dạy học đoạn
trích mà thôi.
2.2.1. Ngôn ngữ nghệ thuật "Truyện Kiều", sự kế thừa, tiếp biến và
sáng tạo văn hoá
"Hầu như các nhà nghiên cứu, bình luận Truyện Kiều đều khẳng định
Nguyễn Du là bậc thầy của ngôn ngữ dân tộc, là người tạo nên tập đại thành về
ngôn ngữ của thời đại ông, là người đã nâng ngôn ngữ văn học dân tộc, của
thời đại lên một đỉnh cao chói lọi”[32]. Thực tế, các công trình nghiên cứu về
Truyện Kiều đã luôn luôn đề cao, ca ngợi những thành tựu về ngôn ngữ của tác
phẩm này. Cái hay và sự hấp dẫn của ngôn ngữ Truyện Kiều là vừa hàm súc,
đa nghĩa, vừa trong sáng lại gần gũi với mọi tầng lớp nhân dân, dù đó là người
bình dân hay bác học. Ngôn ngữ Truyện Kiều có sức biểu đạt cao, hấp dẫn,
nâng ngôn ngữ Tiếng Việt lên một đỉnh cao mới. Thành công về ngôn ngữ của
Nguyễn Du trong Truyện Kiều đã khẳng định một cách đầy thuyết phục sự
phong phú và khả năng to lớn của ngôn ngữ dân tộc trong sáng tác văn học.

2.2.1.1. Vốn từ ngữ phong phú tạo ra khả năng biểu cảm đặc biệt.
Tác giả Truyện Kiều đã tiếp biến từ ngữ của tiếng Hán, điển cố, điển
tích trong văn học Trung Quốc một cách sáng tạo, tiếp nhận lời ăn tiếng nói
14
hàng ngày cũng như ca dao, thành ngữ, tục ngữ vốn là ngôn ngữ nghệ thuật
của nhân dân lao động để làm cho vốn ngôn ngữ của mình thêm phong phú.
Với vốn ngôn ngữ phong phú của mình, Nguyễn Du đã tạo ra những
sắc thái tu từ khác nhau khi cùng nói về một đối tượng. Khi chỉ về người phụ
nữ, ông có nhiều cách gọi khác nhau: khi thì ông dùng từ thuần Việt, có khi là
từ Hán Việt, có khi lại dịch từ từ Hán Việt: khi là đàn bà, khi là gái tơ, khi là
phụ nữ, hồng nhan, hồng quần, khi là má hồng, má đào…Mỗi từ được sử
dụng lại có sắc thái tu từ khác nhau, gắn với sức biểu cảm riêng. Nguyễn Du
khi viết về thân phận người phụ nữ thì ông dùng đàn bà :
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Ở đây Nguyễn Du dùng một từ thuần Việt, một từ thường gọi trong
nhân dân, lại đi kèm với từ “phận” đã diễn tả thấm thía cái số phận cay chua,
tủi cực của người phụ nữ trong xã hội cũ. Theo quan niệm của xã hội phong
kiến, cái "cao quý" phải gọi bằng từ Hán Việt, cái "tầm thường", thì gọi một
cách nôm na, mách qué. Dường như cụ Nguyễn không phải thêm bất cứ lời
nào, chỉ qua cách gọi thôi cũng đã thể hiện rõ điều đau đớn đó. Nhưng khi Tú
Bà mắng Kiều thì ngôn từ và sắc thái lại thay đổi theo cách khác. Cách gọi tên
gắn với tính cách nhân vật:
Cớ sao chịu tốt một bề
Gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao
"Gái tơ" ở đây chỉ người phụ nữ đang còn trẻ, nhưng cách gọi như thế
không phổ biến, không phải là cách gọi của người đứng đắn. Nguyễn Du để
Tú Bà gọi Thuý Kiều là "gái tơ" thì bản thân ngôn ngữ ấy đã tố cáo tính chất
con người Tú Bà một cách hết sức cụ thể, sinh động. Khi ông dùng các từ
Hán Việt thì cũng là có dụng ý tu từ rõ rệt:

Hồng quân với khách hồng quần
Đã xoay đến thế lại vần chưa tha
15
Ở đây, ông gọi ông trời là hồng quân nên ông mới gọi người phụ nữ là
“hồng quần”, hai từ có âm hưởng gần nhau mà nội dung thì đối lập, bài trừ
lẫn nhau như vậy nên câu thơ tiếp theo ông mới dùng những động từ "xoay",
"vần" tách riêng ra :"Đã xoay đến thế còn vần chưa tha". Đó là sự phát triển
một cách thông minh, sáng tạo lối chơi chữ thường thấy ở ta, do đặc điểm
ngôn ngữ dân tộc quy định.
Ở trường hợp khác, Nguyễn Du lại dùng từ Hán Việt hay dịch từ từ
Hán sang Việt để tạo hiệu quả đối:
Rằng: hồng nhan tự thuở xưa
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu
Câu sáu, tác giả dùng từ “hồng nhan” là nhằm để đối lập với từ “bạc
mệnh” ở câu tám. Hai từ này vốn nằm trong một kết cấu ngôn ngữ thống nhất
của một tập hợp từ gần như là một thành ngữ: “hồng nhan bạc mệnh”, nhà
thơ tách riêng ra mỗi vế ở một câu nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của nó. Hay ở
câu thơ sau, Nguyễn Du dùng từ “má hồng” để đối lập với “trời xanh” :
Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen
ở đây nhà thơ không gọi ông trời là "hồng quân", là "hoá nhi", là "thanh
thiên" là "trời già" mà gọi là " trời xanh" thì người phụ nữ ông không gọi là
"hồng quân", " hồng nhan","đàn bà" mà gọi là “má hồng”.
Để có vốn ngôn ngữ phong phú, giàu có như vậy, đại thi hào đã sử
dụng sáng tạo ngôn ngữ dân tộc, Việt hóa từ Hán và học tập ngôn ngữ nghệ
thuật, ngôn ngữ hằng ngày của nhân dân.
Trong Truyện Kiều bộ phận ngôn ngữ chữ Hán chiếm khoảng 37%(dẫn
theo Nguyễn Lộc), một tỉ lệ không cao so với các tác phẩm văn học cùng thời.
Tuy nhiên, Nguyễn Du đã sử dụng vốn ngôn ngữ Hán này một cách sáng tạo
và hiệu quả. Phần lớn những từ Hán mà Nguyễn Du đưa vào đều là những từ

gần gũi và quen thuộc với nhân dân, những từ gốc Hán nhưng đã đi vào vốn
từ vựng chung của dân tộc. Với việc dùng từ Hán như vậy thường tạo ra sắc
16
thái biểu cảm đặc biệt mà chữ Nôm không tạo ra được. Còn đối với những từ
Hán không quen thuộc thì ông đã Việt hoá bằng cách dựa vào từ Hán để tạo ra
từ mới cho Tiếng Việt. Cách tạo từ mới của Nguyễn Du thường là căn cứ vào
đặc điểm âm thanh và ngữ điệu Tiếng Việt, chẳng hạn như bạch nhật thành
ngày bạc, hoàng tuyền thành suối vàng, hồng điệp xích thằng thành lá thắm
chỉ vàng… Có khi ông không dịch cả từ mà dịch một từ và giữ nguyên một từ
gốc Hán rồi kết cấu lại theo trật tự từ tiếng Việt, như hà bôi thành chén hà,
xuân miên thành giấc xuân…Trong trường hợp này từ Hán được giữ lại là từ
dễ hiểu.
Mặt khác, Nguyễn Du cũng dùng điển tích của văn học Trung Quốc để
tạo ra những cách diễn đạt hàm súc và biểu cảm.
Sử dụng từ Hán và việt hóa từ Hán thành từ tiếng Việt, dùng điển cố,
điển tích trong tác phẩm văn chương là xu thế chung của thời đại Nguyễn Du,
của văn học trung đại. Nhưng Nguyễn Du sử dụng một cách sáng tạo, vừa làm
giàu cho ngôn ngữ văn học dân tộc, vừa làm cho ngôn ngữ Truyện Kiều gần
gũi, dễ hiểu với nhân dân. Tuy nhiên, Truyện Kiều của Nguyễn Du được
nhiều người nông dân đọc, thuộc lòng và yêu thích như vậy còn là bởi vì tác
phẩm này đã học cách nói, cách diễn đạt của nhân dân, học ngôn ngữ nghệ
thuật của nhân dân qua ca dao, tục ngữ, thành ngữ.
Như chúng ta đã biết, Nguyễn Du đã được nuôi dưỡng bởi nhiều vùng
văn hoá, nhiều nguồn văn hoá khác nhau. Ông có quê cha ở Nghệ Tĩnh,
nhưng mẹ lại là cô đào ở vùng quan họ Bắc Ninh, người đã mang văn hoá,
văn học dân gian thấm vào tâm hồn ông qua những bài hát ru, những khúc
dân ca quan họ. Từ nhỏ ông lại sống ở kinh thành Thăng Long nên trong ông
là sự kết hợp của văn hoá, phong tục nhiều vùng miền. Không những thế, quê
vợ Nguyễn Du lại ở Thái Bình, ông cũng đã có thời gian sống ở đây nên cũng
được hấp thu nền văn hóa của xứ sở hát chèo này. Quan trọng hơn, Nguyễn

Du đã có thời gian sống gần gũi, lăn lộn với những người dân lao động ở quê
nhà, tham gia sinh hoạt văn hoá, văn nghệ với họ. Chính ông đã nói: "Thôn ca
17
sơ học tang ma ngữ" (Câu hát nơi thôn dã giúp ta biết những tiếng nói trong
nghề trồng dâu, trồng gai). Thơ ca dân gian và những hình thức văn nghệ quần
chúng đã ảnh hưởng to lớn đối với sự hiểu biết và sự hình thành tài năng của nhà
thơ. Ảnh hưởng một cách trực tiếp và có thể nhận thấy một cách rõ ràng chính là
ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác của ông. Ngôn ngữ Truyện Kiều có nhiều
thành ngữ, tục ngữ, ca dao và cả cách nói của nhân dân.
Nguyễn Du sớm sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ dân gian nhưng
đến Truyện Kiều đã đánh dấu một bước phát triển mới trong học tập ngôn ngữ
nghệ thuật của nhân dân. Ca dao được sử dụng như một thứ chất liệu nghệ
thuật chứ không phải như những trích dẫn. Không có câu nào ông dùng lại
nguyên vẹn mà tất cả đã được nhào nặn, cấu tạo lại cho phù hợp với phong
cách của nhà thơ trong tác phẩm. Truyện Kiều có nhưng câu thơ có dấu vết
của ca dao nhưng có khi khó có thể tìm ra câu ca dao gốc:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm đường
Nếu tách hai câu thơ này ra thì đây là một bài ca dao trọn vẹn. Người đọc
thấy vầng trăng ở đây không phải là vầng trăng cụ thể nữa, mà như là vầng
trăng của ca dao. Và rất có thể, nhà thơ đã lấy ý tưởng tập từ câu ca dao:
Tiễn đưa một chén rượu nồng
Vầng trăng xẻ nửa, tơ lòng đứt đôi
hay là câu:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng?
Nhưng cũng không ai dám khẳng định chắc chắn là Nguyễn Du đã học
tập từ câu ca dao nào. Âm hưởng của ca dao, hình ảnh của ca dao, nhưng câu
thơ lại là tâm lí, là tâm trạng, cảm xúc của nhân vật ở một thời điểm hiện tại.
Cụ Nguyễn đã hoàn toàn đồng hoá ca dao, học tập ca dao một cách nhuần

nhuyễn và hiệu quả.
18
Đại thi hào cũng vận dụng hiệu thường xuyên và sáng tạo thành ngữ và
tục ngữ. Ông chủ yếu học tập cách tổ chức thành ngữ, tục ngữ để tạo ra những
thành ngữ, tục ngữ mới. Có những trường hợp thật khó phân biệt đâu là thành
ngữ, thành ngữ dân gian, đâu là những thành ngữ, tục ngữ do Nguyễn Du sáng
tạo ra. Cũng có khi ông dùng nguyên cả thành ngữ dân gian, như:
Ra tuồng mèo mả gà đồng
Ra tuồng lúng túng chẳng xong bề nào
Nhưng Nguyễn Du chủ yếu sử dụng một cách cách tân, sáng tạo bằng
cách tách tục ngữ, thành ngữ ra thành từng bộ phận và xen vào những yếu tố
phụ hoặc để nhấn mạnh ý nghĩa của thành ngữ, tục ngữ, hoặc để làm cho nó
phù hợp với vần điệu câu thơ. Chẳng hạn như thành ngữ Trong ấm ngoài êm
được ông dùng như sau:
Nàng rằng:" non nước xa khơi
Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm "
Nguyễn Du đã thực sự sáng tạo khi sử dụng ca dao, thành ngữ dân
gian, để cho cách diễn đạt trở nên uyển chuyển, biểu cảm hơn, phù hợp với
vần điệu và câu thơ lục bát. Kì diệu hơn nữa, Nguyễn Du có thể dùng cả ngôn
ngữ nói hàng ngày của nhân dân với những hư từ, quan hệ từ một cách "rất
thơ", rất nghệ thuật, rất biểu cảm:
Nàng rằng:"Thôi thế thì thôi
Rằng không thì cũng vâng lời rằng không"
Việt hoá từ Hán, vận dụng ngôn ngữ và cách nói của nhân dân đã làm
cho Nguyễn Du có vốn ngôn ngữ phong phú. Với vốn ngôn ngữ phong phú
như vậy, Nguyễn Du đã sử dụng từ ngữ rất linh hoạt, không những không bị
trùng lặp trong diễn đạt mà luôn uyển chuyển, biểu cảm, mang sắc thái tu từ
cao. Ngôn ngữ trong Truyện Kiều còn gắn liền với nghệ thuật đối, gieo vần
uyển chuyển, nhịp nhàng. Đặc biệt ngôn ngữ đã giúp ông miêu tả thiên nhiên,
khắc hoạ nội tâm nhân vật đặc sắc cũng như chỉ cần vài nét vẽ đã có thể phác

hoạ sống động chân dung nhân vật.
19
2.2.1.2. Khai thác khả năng tu từ của Tiếng Việt và thể thơ lục bát
" Nguyễn Du đã kết hợp được câu thơ của mình một tư duy thơ sắc sảo
với việc khai thác triệt để các khả năng tu từ của tiếng Việt và của thể thơ lục
bát. Nguyễn Du chú ý đến âm hưởng của từng từ khi dùng, và kết hợp âm
hưởng của các từ để tạo ra hiệu quả nghệ thuật như ý muốn”[32]. Sức biểu
cảm của tiếng Việt với thanh điệu trầm bổng đã được kết hợp với sự nhịp
nhàng, cân đối của thơ lục bát đã tạo ra hiệu quả đặc biệt cho ngôn ngữ trong
Truyện Kiều.
Thể thơ lục bát chất chứa những khả năng tu từ to lớn. Khả năng này
chủ yếu thể hiện ở sự kết hợp những từ thanh bằng và thanh trắc, ở cách gieo
vần, cách đối và cách ngắt nhịp của thể thơ này. Dưới ngòi bút của Nguyễn
Du, câu thơ lục bát thiên biến vạn hoá, linh hoạt lạ thường. Câu thơ lục bát
của Nguyễn Du không phá cách mà vẫn uyển chuyển, chuyển tải được sắc
thái biểu cảm. Để làm được điều đó, đại thi hào đã triệt để vận dụng những
chữ linh hoạt về bằng trắc: tiếng 1, 3, 5 ở câu lục và 1, 3, 5, 7 ở câu bát, để tuỳ
từng trường hợp cụ thể, do nhu cầu diễn đạt, nhà thơ có thể viết những câu êm
ái với nhiều thanh bằng hoặc những câu gồ ghề, trúc trắc với nhiều thanh trắc.
Khi tả cảnh mùa xuân đẹp, với âm điệu nhẹ nhàng, êm ái, câu thơ miêu tả
cũng chủ yếu là những thanh bằng:
Lơ thơ tơ liễu buông mành
Nhưng khi thể hiện con đường gian truân mà nàng Kiều đang đặt chân
lên thì Nguyễn Du lại dùng toàn thanh trắc, như những khó khăn đang chờ đợi
nàng ở phía trước:
Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh
Với sự phối hợp những câu thơ gồm nhiều thanh bằng và thanh trắc
như vậy , Nguyễn Du đã làm cho âm điệu câu thơ lục bát Truyện Kiều trở nên
phong phú và có sức biểu cảm riêng. Người đọc khi bắt gặp những câu thơ
này không chỉ cảm thấy sắc thái biểu cảm trong ngôn từ mà cả trong âm điệu

câu thơ.
20
Tuy nhiên, tài năng khai thác nghệ thuật đối trong thơ lục bát của
Nguyễn Du vẫn không ai có thể so sánh nổi. Đương thời, có nhiều tác giả
khác cũng sử dụng triệt để nghệ thuật đối trong câu thơ, như Cung oán ngâm,
Chinh phụ ngâm( bản dịch của Đoàn Thị Điểm), nhưng đối ở các tác phẩm
này vẫn còn nặng nề. Truyện Kiều của Nguyễn Du thì ngược lại. Nhờ có sử
dụng đối, câu thơ trở nên chao đưa, uyển chuyển.
Đối trong Truyện Kiều chủ yếu là đối ngẫu, nghĩa là hình thức đối
xứng, cân đối nhằm tạo ra hiệu quả về ngôn từ, về âm điệu về ngữ nghĩa chứ
không phải là đối chọi. Nguyễn Du đã tạo ra nhiều hình thức đối xứng khác
nhau trong các cặp câu lục bát, đó có thể là đối trong từng câu thơ, trong từng
câu lục, câu bát. Ông đặc biệt chú ý sự cân đối giữa hai vế câu.
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm
Có khi lại là đối giữa hai dòng thơ:
Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi
Nhưng Nguyễn Du thiên về một kiểu đối khác, dân dã hơn. Ông thích tách
chữ láy âm ra làm hai để tạo nên kiểu đối bình dân. Đó là:
Hai em hỏi trước han sau
hoặc: Biết bao bướm lả ong lơi
Đó là kiểu đối rất thông thường và quen thuộc trong ngôn ngữ hàng
ngày của nhân dân. Vì thế, với việc dùng cách đối này, Nguyễn Du đã làm
cho ngôn ngữ của mình thêm gần gũi với nhân dân.
Nhịp thơ cũng là yếu tố quan trọng để cho ngôn ngữ thơ đi vào lòng
người đọc. Nguyễn Du đã có sự sáng tạo về nhịp điệu câu thơ lục bát Truyện
Kiều trên cơ sở những hình thức đã có sẵn. "Nguyễn Du đã biết cách khai thác
nhịp điệu uyển chuyển, dịu dàng vốn có của thơ lục bát để phục vụ cho phong
cách trữ tình cho tác phẩm” ( Đặng Thanh Lê, dẫn theo Nguyễn Lộc)[32], viết
nên những câu thơ miêu tả thiên nhiên, tả tình nhẹ nhàng, tha thiết, xoáy sâu

vào tâm tư tình cảm của con người:
21
Đầy vườn cỏ mọc lau thưa
Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời
Tuy nhiên, nhịp trong câu thơ lục bát hơi đơn điệu, thường là sự cặp
đôi hai âm tiết nên dễ dẫn đến nhịp thơ đều đều, bình thường, không nhấn
mạnh hay làm nổi bật được từ trong câu. Khi cần nhấn mạnh, hoặc tạo ra sắc
thái tu từ độc đáo, có tính chất nhấn mạnh nội dung thì phải tổ chức lại nhịp
điệu câu thơ. Nguyễn Du đã kết hợp được một cách hài hoà đặc điểm vốn có
về nhịp điệu của thơ lục bát với việc dùng cách ngắt nhịp như một biện pháp
tu từ để bộc lộ ý nghĩa, bộc lộ nội dung.Vì thế, nhịp trong câu thơ lục bát
Truyện Kiều rất đa dạng. Câu sáu có cả nhịp 3/3; 2/1/3; 1/5; 2/4… Câu tám có
cả nhịp 3/1/4; 6/3; 6/2; 3/5; 5/3; 1/1/2/4…Nhịp câu thơ thay đổi như thế có tác
dụng nhấn mạnh rất rõ rệt.
Rằng, trăm năm, cũng từ đây( 1/2/3)
Hay: Nửa chừng xuân, thoắt gẫy cành thiên hương.
Vần trong thơ Truyện Kiều cũng hết sức sáng tạo. Nguyễn Du không
bao giờ gieo vần để cho có vần hay phải dùng những hư từ để làm vần. Vần
trong Truyện Kiều cũng có nhiều loại khác nhau. Vần kết hợp với đối, với
cách ngắt nhịp, đã tạo ra sự mới mẻ, hấp dẫn cho câu thơ trong tác phẩm này.
Đây cũng là biểu hiện của sự phong phú trong ngôn ngữ của bậc đại thi hào.
Nguyễn Du là thiên tài trong nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ. Trong tay
cụ Nguyễn, những từ ngữ nôm na nhất, những từ ngữ không có nghĩa cũng trở
nên lung linh, giàu sắc thái biểu cảm. Truyện Kiều trở thành tập đại thành về
ngôn ngữ trước hết cũng vì lẽ đó.
2.2.1.3. Sử dụng sáng tạo, hiệu quả các biện pháp tu từ
Là người chú tâm xây dựng ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm của
mình, Nguyễn Du sử dụng ẩn dụ như một biện pháp tu từ hiệu quả để tăng
khả năng diễn đạt, tạo ra cách nói hình ảnh, bóng bẩy cho lời thơ. Vì vậy, ẩn
dụ là lối nói tu từ tương đối phổ biến trong Truyện Kiều, như giáo sư Lê Trí

Viễn nhận xét:" Cách nói nhiều hình tượng trong Truyện Kiều là cách nói
bằng ẩn dụ, không có trang nào là không thấy một vài ẩn dụ"[70]
22
Thông thường, người ta sử dụng ẩn dụ để tạo giá trị nhận thức, giá trị
phát hiện hoặc giá trị biểu cảm. Nguyễn Du thường sử dụng ẩn dụ với mục
đích thứ hai, nghĩa là với tác dụng biểu cảm, làm cho lời thơ trở nên lung linh:
Tiếc thay chút nghĩa cũ càng
Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng
Những ẩn dụ mà Nguyễn Du sử dụng thường tạo cho người đọc ấn
tượng bất ngờ. Tâm trạng nàng Kiều khi nhìn lại mối tình với chàng Kim, dẫu
biết rằng mối tình đó đã trao cho em, không thể níu giữ được nữa nhưng lòng
vẫn tiếc nuối, vẫn còn tơ vương. Tâm lí ấy đã được diễn tả một cách tinh tế
qua hình ảnh ẩn dụ" ngó ý còn vương tơ lòng". Đây là sự sáng tạo của cụ
Nguyễn Tiên Điền trên cơ sở một hiện tượng thực tế: những ngó sen dù bị
tách rời ra khỏi nhau vẫn còn vương với nhau bằng những sợi tơ mảnh. Từ
một hiện tượng thực tế cụ thể để thể hiện một trạng thái tâm lí tinh vi, sâu kín,
ẩn dụ này đã đem lại những liên tưởng bất ngờ cho người đọc, lại vừa diễn tả
một cách bóng bẩy, hình ảnh tâm lí nhân vật.
Ẩn dụ trong Truyện Kiều có thể được vận dụng từ hình ảnh của thơ văn
cổ điển Trung Quốc. Câu thơ sau :
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông
dễ khiến người ta liên tưởng đến câu " Sơn thanh hoa dục thiên" của Đỗ Phủ.
Tuy nhiên, ông đã biến cải, thay đổi để nó trở nên phù hợp với cảm thụ nhân
vật và tâm lí của người Việt. Hình ảnh ngầm ví hoa lựu nở đỏ như đốm lửa
làm cho hình ảnh hoa lựu trở nên cụ thể, trở thành cảm giác của nhân vật
trong thời điểm cụ thể. Chúng ta có thể tìm thấy một số ẩn dụ khác như vậy
trong tiểu thuyết này nhưng nhìn chung, Nguyễn Du ít sử dụng ẩn dụ này mà
thiên về sử dụng kiểu ẩn dụ trong đó ông "thay thế giản đơn một đối tượng
muốn biểu hiện bằng một đối tượng khác cao quý hơn, đẹp hơn, thi vị hơn và

hình ảnh này được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần"[283, 56]:
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
23
Dòng thu như xối cơn sầu
Các ẩn dụ loại này thường được sử dụng lặp lại nhiều lần, đã trở thành
sáo ngữ. Và như vậy nhà văn nào cũng có thể sử dụng vốn ẩn dụ này trong
vốn văn học của dân tộc. Vậy sự sáng tạo riêng của Nguyễn Du là ở đâu? Cái
mới của Nguyễn Du khi sử dụng những sáo ngữ này là đã phát huy tác dụng
cường điệu đặc trưng tình cảm của ẩn dụ. Các ẩn dụ này, theo GS. Trần Đình
Sử là những hiện tượng thân thiết với con người, gắn liền với "cảm quan cây
trái khi nghĩ về cuộc đời":
Nặng lòng xót liễu vì hoa
Cành hoa đem bán vào phường lái buôn
Các ẩn dụ này thường có tác dụng gợi cảm xúc yêu thương và đau xót.
Chúng không phải ẩn dụ nhận thức mà là biểu trưng cho nhân vật và trở thành
những ẩn dụ biểu cảm. Các hình ảnh ngọc, vàng, hương, hoa…vốn là hình
ảnh tôn quý, đáng được nâng niu và được dùng được thay thế con người khi
miêu tả trong các tình huống khác nhau. Điểm đặc biệt là các ẩn dụ này không
đứng rời rạc, riêng lẻ mà được sử dụng thành một chùm, một tập hợp, thể hiện
một hiện tượng đầy đặn và một cảm xúc toàn vẹn. Khi đó, các ẩn dụ mất đi ý
nghĩa sáo ngữ mà hoá thân vào đối tượng nhân vật, khêu gợi cảm xúc và con
người trong đó cảm nhận về cuộc đời một cách tượng trưng. Trong đoạn trích
"Nỗi thương mình" tác giả đã sử dụng loại ẩn dụ này. Vì vậy chúng tôi sẽ
phân tích kĩ các ẩn dụ ở đoạn trích này.
Trong Truyện Kiều chúng ta có thể thấy nhiều ẩn dụ rất gần gũi với
người Việt như: một hạt mưa rào, con ong cái kiến, kiến bò miệng chén, con
tằm đến thác…Đây là các hình ảnh của tục ngữ, thành ngữ, được dùng hoà
trộn với các sáo ngữ từ thơ Đường làm nên chất lượng mới cho ngôn ngữ văn
học Tiếng Việt. Từ những hình ảnh sáo mòn, Nguyễn Du đã tạo ra những
hình ảnh gợi cảm, nhất là những ẩn dụ được nói ra từ sâu thẳm tâm hồn người

Việt. Đó cũng chính là chiều sâu, sức nặng trong ngôn ngữ nghệ thuật tác
phẩm này.
24
Cùng với ẩn dụ, đại thi hào cũng sử dụng các điển cố để tăng tính chất
đa nghĩa và ý nghĩa biểu đạt cho ngôn ngữ thơ. Điển cố vốn quen thuộc với
nho sỹ, học trò nhưng lại xa lạ và khó hiểu đối với nhân dân lao động. Thế
nhưng các điển cố của Truyện Kiều là những điển cố mà người dân ở tầng lớp
nào cũng có thể hiểu được. Các điển cố ông dùng thường quen thuộc, còn nếu
không quen thuộc với người đọc thì nhà thơ đặt nó vào những văn cảnh nhất
định mà người đọc dù không hiểu điển cố vẫn có thể hiểu câu thơ. Điển cố
trong đoạn trích :"Nỗi thương mình" là như vậy:
Biết bao bướm lả ong lơi
Sáng đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh
Cuối cùng, Nguyễn Du không chỉ sử dụng ngôn từ một cách nghệ
thuật, làm cho nó là ngôn ngữ của đông đảo mọi người, ai ai cũng có thể hiểu
và cảm nhận mà ông còn làm cho ngôn ngữ có sức biểu cảm đặc biệt. Lời thơ
là là của nhiều người, là tiếng nói chung. Ông xứng đáng là nghệ sĩ ngôn từ,
danh nhân văn hóa, đã sáng tạo và nâng ngôn ngữ nghệ thuật trong văn học
Việt Nam lên một đỉnh cao mới.
2.2.2. Con người trong Truyện Kiều là những chuẩn mực của vẻ đẹp
Văn hoá là của con người, cho con người và vì con người, không có văn
hoá nằm ngoài con người. Do đó, tác phẩm văn học lấy con người làm trung
tâm của sự phản ánh chính là tập trung khắc họa tính chất văn hoá của con
người. Văn hoá của con người phụ thuộc vào sự phát triển của con người, thể
hiện năng lực sáng tạo vô bờ bến của con người trong quá trình vươn lên làm
chủ cuộc sống, vươn lên để hoàn thiện cuộc sống, nhờ đó tạo ra sự hoàn thiện
và phát triển nhân cách con người, tạo ra vẻ đẹp con người qua mỗi thời đại.
2.2.2.1. Nàng Kiều là biểu tượng thẩm mĩ của người phụ nữ Việt
Nam thời trung đại
Mỗi thời đại lịch sử đều có một hình mẫu lí tưởng riêng. Hình mẫu lí

tưởng đó là kết tinh cao nhất về mặt văn hoá của thời đại đó. Trong Truyện
Kiều, Nguyễn Du cũng đã xây dựng nàng Kiều thành con người của vẻ đẹp,
25

×