Tải bản đầy đủ (.docx) (117 trang)

quy trình công nghệ tổng hợp ure nhà máy đạm cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (905.15 KB, 117 trang )

Đồ án tốt nghiệp-Khóa 2010-2014 Trường ĐHBRVT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH MTV Phân bón dầu khí Cà Mau trực thuộc Tập đoàn dầu khí
Việt Nam sở hữu 100% vốn được thành lập ngày 09/03/2011 để quản lý và vận
hành nhà máy Đạm Cà Mau nằm trong khu công nghiệp cụm Khí-Điện-Đạm Cà
Mau, thuộc xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Ngành nghề kinh doanh chủ
yếu là sản xuất phân bón và hợp chất nitơ bao gồm: sản xuất, kinh doanh, tàng trữ,
vận chuyển, phân phối và xuất nhập khẩu phân bón, hóa chất dầu khí.
Nhà máy Đạm Cà Mau được khởi công xây dựng vào tháng 7 năm 2008 và đã
hoàn thành vào tháng 02/2012, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu phân đạm khu vực 13
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
- Tổng mức đầu tư: 900 triệu USD;
- Công suất 800.000 tấn Urea/năm;
- Nguồn khí nguyên liệu được mua từ lô PM3 – CAA, mỏ cái nước thuộc
vùng biển Tây Nam Việt Nam. Giá khí năm 2012 là 6,43
USD/MMBTU;
- Sản xuất phân đạm hạt đục có chất lượng cao theo công nghệ hiện đại
nhất từ các nước Đan Mạch, Ý, Nhật Bản và các thiết bị dây chuyền
sản xuất hoàn toàn nhập khẩu từ các nước tiên tiến của EU và G7;
- Chất lượng sản phẩm đáp ứng theo tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế.
1.2. Các phân xưởng chính của nhà máy
1.2.1. Xưởng tổng hợp amoniac
Trong phân xưởng amoniac, amoniac được sản xuất từ khí tổng hợp chứa
hydro và nitơ với tỉ lệ xấp xỉ 3/1. Bên cạnh các hợp chất trên, khí tổng hợp còn chứa
một lượng khí trơ như Ar và CH
4
ở một giới hạn nào đó.
Nguồn cung cấp H
2
là nước demi và khí hydrocarbon trong khí tự nhiên.


Nguồn cung cấp N
2
là không khí. Bên cạnh ammonia, phân xưởng còn có thêm một
sản phẩm đó là CO
2
. Nguồn cung cấp CO
2
là từ các hydrocarbon trong khí tự nhiên.
Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học 1 Khoa hóa học và công nghệ thực phẩm
Đồ án tốt nghiệp-Khóa 2010-2014 Trường ĐHBRVT
Các công đoạn cần thiết để sản xuất ammonia từ các nguồn nguyên liệu:
- Nguồn khí tự nhiên nguyên liệu được khử lưu huỳnh trong cụm khử lưu
huỳnh tới hàm lượng phần triệu.
- Khí nguyên liệu đã được khử lưu huỳnh thực hiện phản ứng Reforming với
hơi nước và không khí tạo thành khí công nghệ. Thành phần khí công nghệ chủ yếu
các khí như: H
2
, N
2
, CO, CO
2
và hơi nước.
- Trong công đoạn làm sạch khí, CO được chuyển hóa thành CO
2
. Sau đó CO
2
được tách ra khỏi khí công nghệ tại cụm tách CO
2
.
- CO và CO

2
còn lại trong khí đầu ra cụm tách CO
2
được chuyển hóa thành
CH
4
trong thiết bị methan hóa bằng phản ứng với H
2
trước khi khí tổng hợp đi vào
cụm tổng hợp ammonia.
- Khí tổng hợp được nén và đưa vào tháp tổng hợp ammonia, tại đây xảy ra
phản ứng tổng hợp ammonia. Để giới hạn sự tích tụ Ar và CH
4
trong vòng tổng hợp,
một dòng khí nhỏ được trích ra khỏi vòng tổng hợp. Sản phẩm amoniac lỏng được
giảm áp giải phóng khí trơ, và các khí hòa tan trước khi được đưa qua xưởng Urea
và bồn chứa [8].
Hình 1.1. Sơ đồ sản xuất xưởng Amoniac
1.2.2. Xưởng tổng hợp urê
Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học 2 Khoa hóa học và công nghệ thực phẩm
Đồ án tốt nghiệp-Khóa 2010-2014 Trường ĐHBRVT
Quá trình tổng hợp urê được đặc trưng bởi việc vận hành cụm tổng hợp ở áp
suất khoảng 15,6 Mpa, với tỷ lệ NH
3
/CO
2
trong thiết bị phản ứng khoảng 3,1 ~ 3,6.
Điều này cho phép độ chuyển hóa của CO
2
trong tháp phản ứng đạt 60 - 63%, cũng

nhờ vào các đĩa lỗ ngăn chặn dòng chảy ngược và thúc đẩy hấp thụ khí vào lỏng.
Có hai loại phản ứng xảy ra đồng thời trong thiết bị tổng hợp urê:
2NH
3
+ CO
2
NH
2
-COO-NH
4
(1.1)
+ 32560 kcal/kmol cacbamat (at 0,1013 MPa; 25℃).
NH
2
-COO-NH
4
NH
2
CO-NH
2
+ H
2
O (1.2)
-4200 kcal/kmol ure (at 0.1013 MPa; 25℃).
Phản ứng (1.1) tỏa nhiệt mạnh, phản ứng (1.2) thu nhiệt nhẹ và xảy ra trong
pha lỏng ở tốc độ thấp.
Tiếp sau quá trình tổng hợp là quá trình phân hủy (và thu hồi) những chất chưa
được chuyển hóa được tiến hành theo ba công đoạn: phân hủy cao áp trong thiết bị
Stripper, phân hủy trung áp trong thiết bị phân hủy trung áp, phân hủy thấp áp trong
thiết bị phân hủy thấp áp. Các phản ứng phân hủy là phản ứng ngược lại của phản

ứng (1.1):
NH
2
-COO-NH
4
2NH
3
+ CO
2
(- Q)
Từ phương trình phản ứng có thể thấy phản ứng được thúc đẩy nhờ sự giảm áp
suất và gia nhiệt.
Dịch urê ra khỏi thiết bị tổng hợp đi vào thiết bị stripper dưới áp suất tương
đương. Tại đây phần cacbamat không chuyển hóa thành urê sẽ được phân hủy. Nhờ
tác dụng stripping của NH
3
mà hiệu suất tổng thể của cụm tổng hợp cao áp đối với
CO
2
đạt khoảng 80-85%.
Sau khi ra khỏi thiết bị stripper, lượng cacbamate còn lại và ammonia sẽ được
thu hồi ở hai giai đoạn ở áp suất 1,95MPa (MP) và 0,4MPa (LP) tương ứng.
Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học 3 Khoa hóa học và công nghệ thực phẩm
Đồ án tốt nghiệp-Khóa 2010-2014 Trường ĐHBRVT
Khí NH
3
, CO
2
đi ra từ đỉnh của stripper sẽ được trộn với dịch cacbamat tuần
hoàn từ cụm MP và được ngưng tụ trong thiết bị ngưng tụ cacbamate thứ nhất và

thứ hai dưới áp suất tương đương áp suất trong Stripper. Ở đây hơi MLP và LP
cũng được sinh ra. Hơi nước sản xuất ra sẽ được sử dụng ở các phần phía sau. Khí
trơ sau khi tách ra sẽ được đưa qua cụm MP, dịch cacbamat cuối cùng được tuần
hoàn lại đáy thiết bị tổng hợp qua một bơm phun tia lỏng/lỏng lợi dụng dòng
amoniac cao áp nạp vào tháp tổng hợp như một dòng động lực.
Một lượng nhiệt được thu hồi do đó cho phép tiết kiệm đáng kể tổng lượng hơi
nước và lượng nước sạch tiêu thụ:
- Tiền gia nhiệt amoniac trước khi vào thiết bị tổng hợp bằng nhiệt tỏa ra từ quá trình
hấp thụ dòng khí ra khỏi giai đoạn phân hủy thấp áp.
- Gia nhiệt cho thiết bị tiền cô đặc chân không bằng nhiệt tỏa ra từ quá trình hấp thụ
dòng khí ra khỏi giai đoạn phân hủy trung áp.
- Thu hồi toàn bộ lượng nước ngưng giống như nước cấp nồi hơi.
- Dòng cacbamat cao áp tuần hoàn lại vòng tổng hợp cao áp được gia nhiệt sơ bộ
bằng dòng nước ngưng công nghệ [6].
Hình 1.2. Sơ đồ sản xuất urê
Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học 4 Khoa hóa học và công nghệ thực phẩm
Đồ án tốt nghiệp-Khóa 2010-2014 Trường ĐHBRVT
Hình 1.3. Công đoạn tạo hạt
1.2.3. Xưởng phụ trợ
Xưởng phụ trợ là nơi cung cấp các nguồn phụ trợ cho toàn bộ Nhà máy, bao
gồm các cụm:
- Cụm khí tự nhiên đầu vào;
- Cụm xử lý nước thô đầu vào;
- Cụm nước làm mát;
- Nồi hơi phụ trợ;
- Cụm xử lý nước thải sinh hoạt và nước nhiễm dầu;
- Cụm xử lý nước thải nhiễm amoniac;
- Cụm máy nén khí và sản xuất nitơ [8].
1.2.4. Xưởng sản phẩm
Urê hạt được đưa đi đóng bao trực tiếp bằng hệ thống băng chuyền tự động.

Về kích thước vỏ đóng bao 630x1020mm, vỏ bao được làm bằng nhựa Polymer
trắng, khối lượng đóng 50kg/bao. Trong điều kiện sử dụng bình thường bao urê
được bảo quản trong thời gian 3 năm.
Tại khu vực đóng bao được trang bị hệ thống các máy đóng bao bán tự động
công suất lên tới 60 tấn/h/line đóng bao. Urê sau khi đóng bao sẽ được bốc xếp
bằng các robot tự động. Urê đưa đi xuất bán bằng hệ thống băng chuyền hoàn toàn
Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học 5 Khoa hóa học và công nghệ thực phẩm
Đồ án tốt nghiệp-Khóa 2010-2014 Trường ĐHBRVT
tự động. Tại cuối mỗi băng chuyền được trang bị các ship loader có hệ thống đếm
bao tự động mà không cần tốn nhân công kiểm tra về số lượng trong quá trình xuất
bán. Công suất xuất bán tối đa lên tới 240 tấn/h.
- Kho urê rời 85.000 tấn đảm bảo tồn chứa trong 35 ngày nhà máy hoạt động
liên tục.
- Kho đóng bao 10.000 đảm bảo chứa toàn bộ sản phẩm urê đóng bao của nhà
máy trong hơn 4 ngày.
- Cảng xuất đạm có thể tiếp nhận xà lan công suất 500 tấn. Dự kiến sẽ xuất
đạm bằng xà lan với công suất 350 tấn (8 xà lan trong 1 ngày). Từ ngã ba sông Cái
Tàu có thể vận chuyển lan tỏa đến hầu hết các khu vực của ĐBSCL [8].
Hình 1.4. Xưởng sản
phẩm
1.3. Địa điểm mặt
bằng xây dựng nhà
máy
1.3.1. Địa điểm
xây dựng phân
xưởng
Phải gần nguồn
cung cấp nguyên
liệu, năng lượng.
Phân xưởng là

xưởng sản xuất thành phẩm của nhà máy do vậy phân xưởng urê được đặt gần kho
chứa sản phẩm và thuận lợi cho việc vận chuyển.
1.3.2. Giải quyết vấn đề cấp thoát nước
Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học 6 Khoa hóa học và công nghệ thực phẩm
Đồ án tốt nghiệp-Khóa 2010-2014 Trường ĐHBRVT
Phân xưởng urê là phân xưởng sử dụng rất nhiều nước trong các công đoạn
xử lý làm lạnh, thải rửa… do đó cần phải gần nguồn cung cấp nước và phù hợp hệ
thống cấp thoát nước. Nhà máy Đạm Cà Mau được xây dựng bên cạnh sông Cà
Mau điều đó rất phù hợp cho việc cấp thoát nước, vận chuyển nguyên liệu và sản
phẩm bằng đường thuỷ…
1.3.3. Đảm bảo thuận lợi về giao thông vận tải
Đây là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng tới sự hoạt động liên tục của nhà máy.
Phân xưởng urê sản xuất sản phẩm do vậy phải bảo đảm đường bộ vận chuyển
thuận lợi phù với mạng lưới giao thông chung của nhà máy. Như vậy sẽ hạn chế tối
đa các chi phí cho vận chuyển, hạ giá thành sản phẩm.
1.3.4. Đảm bảo điều kiện hợp tác với các phân xưởng liên quan
Đây là vấn đề quan trọng trong xây dựng và sản xuất của phân xưởng và sản
xuất của phân xưởng urê vì phân xưởng là một mắt xích trong hệ thống sản xuất kín
và liên tục của nhà máy. Sự liên kết giữa các phân xưởng tạo ổn định trong sản xuất
của nhà máy.
1.3.5. Đảm bảo yêu cầu vệ sinh công nghiệp
Dây chuyền urê cũng như các phân xưởng khác của nhà máy, luôn có khí thải
độc hại ảnh hưởng tới môi trường. Để hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu, việc quy hoạch
xây dựng phải phù hợp hệ thống xử lý làm sạch phế thải trong sản xuất. Đặc biệt là
bầu không khí của toàn phân xưởng, nhà máy và các môi trường xung quanh.
1.3.6. Các yêu cầu về kỹ thuật
• Về địa hình
Thoả mãn về diện tích hình dáng phù hợp có độ dốc thích hợp tốt nhất là 1%
để thoát nước tự nhiên dễ dàng đồng thời phải cao ráo, tránh ngập lụt trong mùa
mưa.

Địa điểm xây dựng phải có kích thước và hình dạng phù hợp cho việc xây
dựng trước mắt cũng như mở rộng tương lai.
Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học 7 Khoa hóa học và công nghệ thực phẩm
Đồ án tốt nghiệp-Khóa 2010-2014 Trường ĐHBRVT
Khu này được lựa chọn phải tương đối bằng phẳng tốt nhất là có độ rộng tự
nhiên từ i = 0,5 ÷ 1,5 % để hạn chế tối đa chi phí san lấp mặt bằng.
- Khu đất được lựa chọn phải ở nơi cao ráo tránh ngập lụt;
- Phù hợp với các điều kiện vệ sinh công nghiệp;
- Đảm bảo khoảng cách bảo vệ vệ sinh công nghiệp thích hợp.
• Về địa chất
Đất xây dựng có cường độ chịu lực 2.10
5
÷ 2,5.10
5
N/m
2
. Các loại đất như đất
đồi, đất sét, đất đá ong… và phải tránh những vùng có khoáng sản ở dưới lòng đất.
Hình 1.5. Địa điểm, mặt bằng xây dựng của Nhà máy
1.4. An toàn lao động
Quá trình sản xuất đi từ nguyên liệu đầu là khí thiên nhiên, sản phẩm trung
gian là NH
3
vả sản phẩm cuối cùng là urê. Trong quá trình sản xuất phần lớn dây
chuyền làm việc ở áp suất cao, nhiệt độ cao, vì vậy thiết bị phải chịu được áp và
chịu nhiệt trong môi trường ăn mòn, thiết bị cồng kềnh gây nguy hiểm cho người
lao động.
Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học 8 Khoa hóa học và công nghệ thực phẩm
Đồ án tốt nghiệp-Khóa 2010-2014 Trường ĐHBRVT
Phân xưởng sản xuất urê là phân xưởng được xếp trong cấp độ 3, tức là cấp

đặc biệt nguy hiểm (theo cấp độ sắp xếp của nhà máy). Do đó, trước khi vào làm
việc tại nhà máy cũng như là phân xưởng thì người làm việc phải được học lớp an
toàn lao động do nhà máy tổ chức để biết cách khắc phục khi gặp sự cố.
Trước khi vào khu công nghệ nhà thầu, khách tham quan… phải được hướng
dẫn an toàn và phải có thẻ ra vào tạm thời, ai không có thẻ thì không được vào nhà
máy. Không được hút thuốc, mang diêm quẹt hay vật dụng dễ cháy hoặc gây ra tia
lửa vào nhà máy.
Khi vào nhà máy hoặc khu công nghệ phải mang đầy đủ trang thiết bị bảo vệ
cá nhân cần thiết và phải tuân thủ theo yêu cầu của người hướng dẫn không được tự
ý đi lại trong khu vực sản xuất hoặc các khu vực cấm. Khi xảy ra sự cố phải tuân
thủ theo sự hướng dẫn thoát hiểm ra điểm tập trung.
Không được đi lại hoặc đứng gần những nơi đang kích cẩu, nơi xảy ra sự cố,
không được vượt qua những khu vực đã căng dây, rào chắn cấm người qua lại.
Người lao động trong nhà máy phải đảm bảo sức khỏe, không được đến nhà
máy khi trong người có rượu bia, hay những chất kích thích khác.
1.5. Vệ sinh công nghiệp
Dây chuyền sản xuất urê cũng như các phân xưởng khác của nhà máy, luôn có
khí thải độc hại ảnh hưởng tới môi trường. Mỗi sự cố gắng được thực hiện trong
việc thiết kế của công đoạn urê để giải quyết các vấn đề ô nhiễm.
Các cụm dịch urê thường có các nguồn ô nhiễm sau:
- Amoniac từ điểm xả khí trơ;
- Amoniac và urê từ chất thải lỏng.
Amoniac thải ra cùng khí trơ, theo công nghệ Snamprogetti, được tối thiểu hóa
do yêu cầu khí thụ động hóa ít hơn nhiều so với công nghệ khác. Ngoài ra, tại các
điểm xả còn dùng nước để thu hồi NH
3
có trong dòng khí trơ.
Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học 9 Khoa hóa học và công nghệ thực phẩm
Đồ án tốt nghiệp-Khóa 2010-2014 Trường ĐHBRVT
Hệ thống xử lí chất thải lỏng cho phép thu hồi NH

3
bằng cách chưng cất.
Ngoài thiết bị thủy phân cũng cho phép loại bỏ hoàn toàn urê có trong nước ngưng
công nghệ.
Để hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu, việc quy hoạch xây dựng phải phù hợp hệ
thống xử lý làm sạch phế thải trong sản xuất. Đặc biệt là bầu không khí của toàn
phân xưởng, nhà máy và các môi trường xung quanh [8].
Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học 10 Khoa hóa học và công nghệ thực phẩm
Đồ án tốt nghiệp-Khóa 2010-2014 Trường ĐHBRVT
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ URÊ
2.1. Lịch sử phát triển urê
Urê được Hilaire Rouelle phát hiện từ nước tiểu vào năm 1773 và được
Friedrich Woehler tổng hợp lần đầu tiên từ ammonium sulfate (NH
4
)
2
SO
4

potassium cyanate KOCN vào năm 1828. Đây là quá trình tổng hợp lần đầu một
hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ và nó đã giải quyết được một vấn đề quan trọng
của một học thuyết sức sống.
Năm 1870, urê đã được sản xuất bằng cách đốt nóng cácbamat amôn trong
một ống bịt kín. Điều này là nền tảng cho công nghệ sản xuất urê công nghiệp sau
này.
Cho tới những năm đầu thế kỷ 20 thì urê mới được sản xuất trên quy mô công
nghiệp nhưng ở mức sản lượng rất nhỏ. Sau đại chiến thế giới thứ II, nhiều nước và
hãng đã đi sâu cải tiến quy trình công nghệ để sản xuất urê. Những hãng đứng đầu
về cung cấp chuyển giao công nghệ sản xuất urê trên thế giới như: Stamicarbon (Hà
Lan), Snamprogetti (Italia), TEC (Nhật Bản)…Các hãng này đưa ra công nghệ sản

xuất urê tiên tiến, mức tiêu phí năng lượng cho một tấn sản phẩm urê rất thấp [11].
2.2. Những nét nổi bật về urê
Trong số các sản phẩm hóa học được sử dụng phổ biến làm nguồn cung cấp
phân đạm cho cây trồng như: Sulphur Ammonium (SA), Nitrat Amonium
(NH
4
NO
3
), urê thì urê được sử dụng nhiều hơn cả vì những đặc tính vượt trội của
nó về mọi phương diện [12].
Bảng 2.1. Sản lượng tiêu thụ (urê trên toàn thế giới)
Năm 1973 1997 2003 2007
Tiêu thụ
(triệu tấn)
8,3 37,6 50,0 116,7
2.2.1. Ưu điểm của urê
- Urê có thể dùng bón cho cây trồng dưới dạng rắn, dạng lỏng tưới gốc hoặc
sử dụng như phân phun qua lá đối với một số loại cây trồng.
Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học 11 Khoa hóa học và công nghệ thực phẩm
Đồ án tốt nghiệp-Khóa 2010-2014 Trường ĐHBRVT
- Khi sử dụng urê không gây hiện tượng cháy nổ nguy hiểm cho người sử
dụng và môi trường chung quanh (Nitrat Ammonium rất dễ gây cháy nổ).
- Với hàm lượng đạm cao (46%), sử dụng urê giảm bớt được chi phí vận
chuyển, công lao động và kho bãi tồn trữ so với các sản phẩm cung cấp đạm khác.
- Việc sản xuất urê thải ra ít chất độ hại cho môi trường.
- Khi sử dụng đúng cách, urê làm tăng năng suất nông sản tương đương với
các loại sản phẩm cung cấp đạm khác [11].
2.2.2. Cách sử dụng phân urê hiệu quả nhất
Nitơ có thể bị mất đến 65% vào bầu khí quyển dưới dạng NH
3

hoặc rửa trôi
và ngắm xuống đất dưới dạng NO
3
nếu phân urê được bón bằng cách trải trên mặt
đất và để yên đó 24h trong điều kiện không khí nóng và ẩm. Những cách làm tăng
hiệu quả sử dụng urê là bón trộn vào đất trong giai đoạn chuẩn bị đất trồng, pha với
nước trong hệ thống tưới tiêu hoặc tưới ngay sau khi bón trộn với lượng nước tương
đương một trận mưa khoảng 6,5mm nước đủ để hòa tan urê và đưa chúng ngắm
xuống đến vùng không xảy ra hiện tượng mất đạm do bốc hơi amonia.
Sự thất thoát đạm liên quan đến nhiệt độ và độ pH của đất. Sự thất thoát Nitơ
trong urê tùy thuộc rất lớn vào nhiệt độ và độ pH của đất. Bảng 2 và bảng 3 dưới
đây nói lên sự thất thoát đạm dưới dạng khí amonia khi bón urê bằng cách trải lên
bề mặt đất [11].
Bảng 2.2. Tỷ lệ % lượng urê mất đi do sự bay hơi khí amonia theo nhiệt độ
đất
Nhiệt độ đất
Thời gian
(ngày)
7
o
C 15
o
C 25
o
C 32
o
C
0 0 0 0 0
2 0 0 1 2
4 2 2 4 5

6 5 6 7 10
8 5 7 12 19
10 6 10 14 20
Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học 12 Khoa hóa học và công nghệ thực phẩm
Đồ án tốt nghiệp-Khóa 2010-2014 Trường ĐHBRVT
Bảng 2.3. Tỷ lệ % lượng urê mất đi do sự bay hơi khí amonia theo độ pH của
đất
Độ pH của đất
Thời gian
(ngày)
5,0 5,5 6,0 6,5 7,0 7,5
0 0 0 0 0 0 0
2 0 0 0 0 1 5
4 1 2 5 10 18 20
6 4 5 7 11 23 30
8 8 9 12 18
30
33
10 8 10 13 22 40 40
Ngày nay khoa học đang nghiên cứu sử dụng phân đạm dạng nhũ tương, tức
là không tưới phân trên bề mặt như hiện nay nữa mà sẽ đưa xuống dưới phần gốc
cây sau đó sẽ hấp thụ đạm một cách từ từ. Cách làm này nếu thực hiện tốt sẽ là một
bước tiến dài trong lĩnh vực nông nghiệp.
2.2.3. Tại sao phân đạm cần thiết cho cây trồng?
Trong quá trình phát triển của cây từ nảy mầm, đâm chồi nảy lộc đến sinh
trưởng và phát triển thì cây cần hấp thụ một lượng chất dinh dưỡng nào đó đủ để
phát triển.
Những chất dinh dưỡng cho cây trồng chia thành 3 nhóm chính:
• Nhóm dinh dưỡng chính (dinh dương đa lượng): Gồm các chất mà cây
(thực vật) cần một lượng lớn để phát triển gồm có: đạm (Nitơ), lân

(photpho), và kali (K).
• Dinh dưỡng trung lượng: Canxi (Ca), Magiê (Mg), lưu huỳnh (S).
• Dinh dưỡng vi lượng: Sắt (Fe), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Bor (B),
Molypden (Mo)
Trong đó, đạm là yếu tố quan trọng nhất giúp cây trồng phát triển tốt, nhiều
cành, thân chắc khỏe Urê chứa hàm lượng đạm cao nhất (46-48%) và lẫn ít tạp
chất nên được lựa chọn và sử dụng.
2.3. Tính chất hóa lý của urê
2.3.1. Tính chất vật lý
Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học 13 Khoa hóa học và công nghệ thực phẩm
Đồ án tốt nghiệp-Khóa 2010-2014 Trường ĐHBRVT
Urê có công thức phân tử là CON
2
H
4
hoặc (NH
2
)
2
CO.
Tên quốc tế là Diaminomethanal. Ngoài ra urê còn được biết với tên gọi là
carbamide, carbonyl diamide. Urê có màu trắng, dễ hòa tan trong nước, ở trạng thái
tinh khiết nhất urê không mùi mặc dù hầu hết các mẫu urê có độ tinh khiết cao đều
có mùi khai [11].
Bảng 2.4. Thành phần đặc tính của urê
Tên thành phần Giá trị
Tỉ trọng d, g/ cm
3
13,230
Dạng tinh thể và dạng bề ngoài

Dạng kim, lăng trụ, tứ
giác
Điểm nóng chảy,
0
C 132,7
Năng lượng hình thành tự do ở 25
0
C, J/mol -197,15
Nhiệt nóng chảy, J/g 251
Nhiệt hòa tan trong nước, J/g 243
Nhiệt kết tinh, dịch ure nước 70%, J/g 460
Độ ẩm tương đối
81% (20
0
C)
73% (30
0
C)
Nhiệt riêng, J/Kg.K

1,439
1,661
1,887
2,100
ở 0
0
C
50
0
C

100
0
C
150
0
C
Hàm lượng Nitơ 46,6% N
2.3.2. Tính chất hóa học
Khi hòa tan trong nước, urê thủy phân rất chậm để tạo thành cacbamat amôn
cuối cùng phân hủy thành amoniac và điôxit cacbon. Phản ứng này là cơ sở để sử
dụng urê làm phân bón.
Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học 14 Khoa hóa học và công nghệ thực phẩm
Đồ án tốt nghiệp-Khóa 2010-2014 Trường ĐHBRVT
Trong môi trường đất ẩm :
(NH
2
)
2
CO + 3H
2
O → CO
2
+ 2NH
4
OH
Trong không khí ẩm:
2NO + (NH
2
)
2

CO + ½O
2
→ 2N
2
+ H
2
O + CO
2
Ở điều kiện áp suất thường và tại điểm nóng chảy của nó, urê phân hủy thành
amoniac, biuret, acid cyanuric, ammelide, và triuret. Biuret là sản phẩm phụ bất đắc
dĩ chủ yếu có trong urê. Nếu trong sản phẩm đạm Urê mà hàm lượng biuret vượt
quá 2% trọng lượng sẽ gây độc hại đối với cây trồng.
Urê đóng vai trò như một chất cơ sở đơn và tạo ra các muối có các acid. Cùng
với acid nitric nó tạo ra nitrat urê CO(NH
2
)
2
.HNO
3
và nổ khi bị đốt nóng. Urê cứng
ổn định ở nhiệt độ phòng và ở điều kiện thường áp. Đốt nóng ở điều kiện chân
không và tại điểm nóng chảy thì nó sẽ thăng hoa mà không hề thay đổi. Trong môi
trường chân không ở nhiệt độ 180-190
0
C, urê sẽ thăng hoa và chuyển hóa thành
xianua amôn NH
4
OCN. Khi urê cứng được đốt nóng nhanh trong dòng khí amoniac
ở mức nhiệt độ cao và tăng khoảng vài trăm kPa (vài at) thì nó sẽ thăng hoa hoàn
toàn và phân hủy từng phần thành acid cyanic HNCO và xianua amôn. Urê cứng

hòa tan trong NH
3
lỏng và hình thành hợp chất urê-amoniac hỗn hợp không ổn định
CO(NH
2
)
2
NH
3
phân hủy ở 45
0
C. Urê-Amoniac tạo ra các muối với các chất kim loại
kiềm như NH
2
COHNM hoặc CO(NHM)
2
. Việc chuyển hóa urê thành biuret được
xúc tiến ở điều kiện nhiệt độ thấp, áp suất cao và gia nhiệt kéo dài. Ở điều kiện áp
suất thấp 10-20 MPa (100-200 atm), khi đốt nóng cùng với NH
3
biuret sẽ tạo thành
urê.
Urê phản ứng với nitrat bạc AgNO
3
với sự có mặt của hydroxid natri NaOH,
sẽ tạo thành chất dẫn xuất màu vàng nhạt. Hydroxid natri xúc tiến làm thay đổi urê
sang dạng imit.
Sau đó phản ứng với nitrat bạc. Các tác nhân oxi hóa với sự có mặt của natri
hydroxidsẽ chuyển hóa urê thành nitơ và dioxid cacbon. Chất sau tức là CO2 phản
ứng với hydroxid natri để tạo thành cacbonat natri:

Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học 15 Khoa hóa học và công nghệ thực phẩm
Đồ án tốt nghiệp-Khóa 2010-2014 Trường ĐHBRVT
Phản ứng urê với các loại rượu sinh ra các chất este acidcacbamic thường
được gọi là urê than [11].
2.4. Ứng dụng
2.4.1. Trong công nghiệp
Urê được dùng làm phân bón, kích thích sinh trưởng, giúp cây phát triển
mạnh, thích hợp với ruộng nước, cây, rau xanh, lúa… Urê cứng có chứa 0,8 đến
2,0% trọng lượng biuret ban đầu được bón trực tiếp cho đất dưới dạng nitơ. Các loại
dịch urê loãng hàm lượng biuret thấp (tối đa khoảng 0,3% biuret) được dùng bón
cho cây trồng dưới dạng phân bón lá.
Là chất bổ sung vào thức ăn cho động vật, nó cung cấp một nguồn đạm cố
định tương đối rẻ tiền để giúp cho sự tăng trưởng.
Urê được dùng để sản xuất lisin, một acid amino được dùng thông dụng trong
ngành chăn nuôi gia cầm.
Các loại nhựa urê được polyme hóa từng phần để dùng cho ngành công nghiệp
dệt có tác dụng làm phân bố đều các thành phần ép của các chất sợi
Nguyên liệu cho sản xuất chất dẻo, đặc biệt là nhựa urê-fomanđêhyt. Urê
(cùng với Amoniac) phân hủy ở nhiệt độ và áp suất cao để sản xuất các loại nhựa
melamin.
Là chất thay thế cho muối (NaCl) trong việc loại bỏ băng hay sương muối của
lòng đường hay đường băng sân bay. Nó không gây ra hiện tượng ăn mòn kim loại
như muối.
Là một thành phần bổ sung trong thuốc lá, nó được thêm vào để tăng hương
vị.
Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học 16 Khoa hóa học và công nghệ thực phẩm
Đồ án tốt nghiệp-Khóa 2010-2014 Trường ĐHBRVT
Đôi khi được sử dụng như là chất tạo màu nâu vàng trong các xí nghiệp sản
xuất bánh quy.
Được dùng trong một số ngành sản xuất thuốc trừ sâu.

Là một thành phần của một số dầu dưỡng tóc, sữa rửa mặt, dầu tắm và nước
thơm.
Nó cũng được sử dụng như là chất phản ứng trong một số gạc lạnh sử dụng để
sơ cứu, do phản ứng thu nhiệt tạo ra khi trộn nó với nước.
2.4.2. Trong phòng thí nghiệm
Urê là một chất biến tính prôtêin mạnh. Thuộc tính này có thể khai thác để làm
tăng độ hòa tan của một số prôtêin. Vì tính chất này, nó được sử dụng trong các
dung dịch đặc tới 10M.
2.4.3. Sử dụng trong y học
Thuốc
Urê được sử dụng trong các sản phẩm da liễu cục bộ để giúp cho quá trình tái
hiđrat hóa của da.
Chẩn đoán sinh lý học
Do urê được sản xuất và bài tiết khỏi cơ thể với một tốc độ gần như không đổi,
nồng độ urê cao trong máu chỉ ra vấn đề với sự bài tiết nó hoặc trong một số trường
hợp nào đó là sự sản xuất quá nhiều urê trong cơ thể.
Nồng độ urê cũng có thể tăng trong một số rối loạn máu ác tính (ví dụ bệnh
bạch cầu và bệnh Kahler).
Nồng độ cao của urê (uremia) có thể sinh ra các rối loạn thần kinh (bệnh não).
Thời gian dài bị uremia có thể làm đổi màu da sang màu xám.
Sử dụng trong chuẩn đoán khác
Các loại urê chứa cacbon 14 - đồng vị phóng xạ, hay cacbon 13 - đồng vị ổn
định được sử dụng trong xét nghiệm thở urê, được sử dụng để phát hiện sự tồn tại
của Helicobacter pylori (H. pylori, một loại vi khuẩn) trong dạ dày và tá tràng
người. Xét nghiệm này phát hiện enzym urease đặc trưng, được H. pylori sản xuất
Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học 17 Khoa hóa học và công nghệ thực phẩm
Đồ án tốt nghiệp-Khóa 2010-2014 Trường ĐHBRVT
ra theo phản ứng để tạo ra amôniắc từ urê để làm giảm độ pH của môi trường trong
dạ dày xung quanh vi khuẩn.
Các loài vi khuẩn tương tự như H. pylori cũng có thể được xác định bằng cùng

một phương pháp xét nghiệm đối với động vật (khỉ, chó, mèo - bao gồm cả các loại
"mèo lớn" như hổ, báo, sư tử…) [11].
2.5. Thị trường urê trên thế giới và Việt Nam
2.5.1. Nhu cầu và khả năng đáp ứng phân urê tại Việt Nam
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2013 Việt Nam cần trên
10,3 triệu tấn phân bón các loại, tăng 5% so với năm 2012. Hiệp hội Phân bón Việt
Nam (FAV) cho biết, năm 2012, lần đầu tiên Việt Nam tự túc được hoàn toàn thi
trường urê khi Nhà máy Đạm Cà Mau của tập đoàn dầu khí Việt Nam công suất
800 nghìn tấn/ năm đi vào hoạt động, nâng tổng công suất đạm urê lên 2,36 triệu
tấn, tăng hơn gấp đôi so với năm 2011.
Hình 2.1. Sản lượng phân urê của 4 nhà máy phân bón ở Việt Nam
2.5.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ urê trên thế giới
Theo Hiệp hội phân bón quốc tế (IFA), Mỹ vừa xây dựng thêm nhà máy phân
đạm (urê) tại Dakota và mở rộng công suất của nhà máy Solagan, đưa tổng công
suất tại 2 nhà máy này đạt 1,6 triệu tấn sản phẩm/năm.
Tại khu vực Bắc Phi và Trung Đông, nhiều nhà máy sản xuất phân urê cũng
đã được đầu tư mở rộng công suất và thay đổi công nghệ mới nên năng lực sản xuất
Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học 18 Khoa hóa học và công nghệ thực phẩm
Đồ án tốt nghiệp-Khóa 2010-2014 Trường ĐHBRVT
tăng thêm khoảng 1,5 – 2 triệu tấn sản phẩm/năm.
Riêng tại Canada, Nga, Trung Quốc, Argentina…, năng lực sản xuất phân kali
cũng được nâng lên đáng kể trong những năm gần đây. Dự báo của IFA, cho biết
đến năm 2014-2015, lượng phân kali tồn kho trên toàn cầu vào khoảng trên 15 triệu
tấn.
Hiện ngành phân bón thế giới đang trong tình trạng cung vượt cầu. Trung
Quốc là quốc gia tiêu thụ và sản xuất phân bón lớn nhất thế giới.
Bảng 2.5. Khả năng cung/cầu urê trên thế giới năm 2013 ĐVT: Triệu mét tấn
urê
Cung Cầu
Công suất 198,4 Nhu cầu 143,2

Khả năng cung cấp 182,1
Nhu cầu urê không
làm phân bón
28,6
Tổng cầu 171,8
Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học 19 Khoa hóa học và công nghệ thực phẩm
Đồ án tốt nghiệp-Khóa 2010-2014 Trường ĐHBRVT
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT URÊ
3.1. Nguyên liệu sản xuất urê
3.1.1. Cacbon đioxit
a. Tính chất vật lý
Điôxít cacbon hay cacbon điôxít (các tên gọi khác anhiđrít cacbonic, khí
cacbonic) là một hợp chất ở điều kiện bình thường có dạng khí trong khí quyển Trái
Đất, bao gồm một nguyên tử cacbon và hai nguyên tử ôxy. Là một hợp chất hóa học
được biết đến rộng rãi, nó thường xuyên được gọi theo công thức hóa học là CO
2
. Ở
dạng rắn, nó được gọi là băng khô [12].
Bảng 3.1. Các thông số hóa lý cơ bản của Cacbon đioxit
Thông số Đơn vị Giá trị
Khối lượng phân tử kg/kmol 44,01
Áp suất tới hạn psia 1070,6
Áp suất hơi ở 20
o
C (bar) 58,5
Độ nhớt ở -78,5
oC
C (cP) 0,07
Điểm nóng chảy
o

F -69,9
Hằng số k = CP/CV 1,3
Khối lượng riêng 0
o
C, 1at (kg/m
3
) 1,9
Nhiệt độ tới hạn
o
F 87,9
Nhiệt độ sôi ở 101,34 kpa,
o
F -109,3
Nhiệt bay hơi Kj/kg 574
Nhiệt nóng chảy Kj/kg 27,8
Nhiệt dung riêng J/g.K 0,8
b. Tính chất hóa học
Về mặt hóa học, cacbondioxit cũng khá bền. Nó không duy trì sự sống. Tuy
không có tác dụng độc ngưng với nồng độ 3% trong không khí, trung ương thần
kinh của con người sẽ bị rối loạn và 10% có thể mất trí và đi đến chết.
Khí cacbonic không cháy và không duy trì sự cháy. Trên thực tế cacbonic ở
dạng nén hay dạng lỏng để chữa cháy. Đối với đám cháy gây bởi kim loại có ái lực
lớn đối với oxi như K, Mg, Al, Zn cacbondioxit mất hiệu lực vì kim loại đó vẫn còn
Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học 20 Khoa hóa học và công nghệ thực phẩm
Đồ án tốt nghiệp-Khóa 2010-2014 Trường ĐHBRVT
cháy tiếp.
4Al + 3CO
2
→ Al
2

O
3
+ 3C
Khí CO
2
tan nhiều trong nước, khi tan trong nước phần lớn CO
2
ở dưới dạng
được hydrat hóa và một phần nhỏ tương tác với nước tạo thành axit cacbonic:
CO
2
+ H
2
O → CO
2
+H
2
CO
3
3.1.2. Amoniac
a. Tính chất vật lý
Ammonia là chất khí không màu, mùi đặc trưng, khai, khó thở, gây nhiễm độc
mạnh khi tiếp xúc với niêm mạc mắt; quá nồng độ cho phép khó thở có thể gây nên
tử vong.
- Tỷ trọng:
Khí NH
3
: 0,7708 kg/m
3
( ở điều kiện 0

0
C và 760 mmHg).
NH
3
Lỏng : 610 kg/m
3
( ở điều kiện 20
0
C).
- Khối lượng mol : 17,031.
- Nhiệt độ sôi ở 760 mmHg : -33,5
0
C.
- Nhiệt độ nóng chảy ở 760 mmHg : -77,7
0
C.
- Nhiệt hóa hơi riêng : 5.581 kcal/kmol.
- Nhiệt dung riêng khí NH
3
( ở 0
0
C, 1at) : 0,492 kcal/kg. độ.
- Nhiệt độ tới hạn : 132,4
0
C.
- Áp suất tới hạn : 111,5 at.
Ammonia rất dễ tan trong nước: Ở nhiệt độ phòng (20
0
C) thì 1 thể tích nước
hòa tan khoảng 700 thể tích amoniac theo phản ứng:

NH
3
+ H
2
O HN
4
OH + Q (3.1)
Khi tăng nhiệt độ, độ tan của amoniac giảm xuống, do nó thoát ra khỏi dung
dịch đậm đặc khi đun nóng, và đôi khi người ta dùng phương pháp này để điều chế
một lượng nhỏ amoniac trong phòng thí nghiệm.
Ở nhiệt độ thấp, từ dung dịch amoniac có thể tách ra Hydrate tinh thể
HN
3
.H
2
O. Tinh thể này nóng chảy ở -79
0
C. Trong các hydrate này, các phân tử
nước và Ammonia kết hợp với nhau bằng liên kết hydro.
b. Tính chất hóa học
Ammonia là hợp chất có khả năng phản ứng cao, có thể tác dụng với nhiều
chất khác nhau. Nitrogen trong Ammonia có mức oxy hóa thấp nhất (-3). Do đó
Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học 21 Khoa hóa học và công nghệ thực phẩm
Đồ án tốt nghiệp-Khóa 2010-2014 Trường ĐHBRVT
NH
3
thể hiện tính chất khử. Nếu cho dòng Ammonia đi qua một ống , lồng trong
một ống có chứa Oxygen, thì NH
3
có thể bị đốt cháy, và khi cháy có ngọn lửa màu

lục nhạt theo phản ứng sau:
4NH
3
+ 3O
2
6H
2
O + N
2
(3.2)
Trong điều kiện có xúc tác Platin, ở nhiệt độ 750
0
C thì NH
3
bị oxy hóa thành
NO:
4NH
3
+ 5O
2
4NO + 6H
2
O + 907 Kj (3.3)
NH
3
có tính bazơ và phản ứng với các acid tạo thành các muối:
- Phản ứng với acid clohydric:
NH
3
+ HCl NH

4
Cl
- Phản ứng với acid nitric:
NH
3
+ HNO
3
NH
4
NO
3

- Phản ứng với acid sulfuric:
2NH
3
+ H
2
SO
4
(NH
4
)
2
SO
4
+ 66.900 Kcal/mol
- Phản ứng với acid photphoric:
2NH
3
+ H

3
PO
4
(NH
4
)
2
HPO
4

NH
3
+ H
3
PO
4
NH
4
H
2
PO
4

- Phản ứng với acid carbonic:
NH
3
+ H
2
CO
3

NH
4
HCO
3

2NH
3
+ H
2
CO
3
(NH
4
)
2
CO
3

Tất cả các muối tạo thành của các phản ứng trên đều là các dạng phân đạm
được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp và các ngành kinh tế khác [14].
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp
3.2.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ NH
3
/CO
2
Theo phản ứng (3.1), tỷ lệ Mol lý thuyết của NH
3
/CO
2
là 2, nhưng dưới các

điều kiện khác sản phẩm urê ổn định chậm ở 168 bar và 155
0
C.
Tuy nhiên trong thực tế sản phẩm urê thay đổi khi thay đổi tỷ lệ NH
3
/CO
2
. Khi
tỷ lệ mol NH
3
/CO
2
thay đổi từ 2 đến 9, sản phẩm urê thay đổi từ khoảng 40% đến
85%. Trên những điều kiện khác, khi tỷ lệ mol NH
3
/CO
2
thay đổi từ 2 đến 0,5, sản
Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học 22 Khoa hóa học và công nghệ thực phẩm
Đồ án tốt nghiệp-Khóa 2010-2014 Trường ĐHBRVT
phẩm urê sẽ thay đổi chỉ từ khoảng 40% đến khoảng 45%.
Vì vậy ảnh hưởng của CO
2
là rất nhỏ so với NH
3
. Hơn thế nữa, dưới điều kiện
giàu CO
2
, dung dịch sẽ trở nên ăn mòn nhiều hơn và vận hành có vấn đề liên quan
đến kết tinh là quá quan trọng.

Nói chung, hầu hết tất cả các nhà máy urê được vận hành dưới tỷ lệ NH
3
/CO
2
trong khoảng giữa 2,5 và 5,0.
Hình 3.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ NH
3
/CO
2
3.2.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ H
2
O/CO
2
Từ phản ứng thứ hai, rõ ràng rằng lượng nước dư trong dung dịch phản ứng
làm cản trở sự hình thành urê từ cacbamat. Nhưng nếu hàm lượng nước quá thấp thì
nồng độ cácbamát trở nên cao cùng với vấn đề nghẽn đường ống.
Do đó, thông thường thì tỉ lệ mol H
2
O/CO
2
là 0,4-1 trong các nhà máy công
nghiệp.
Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học 23 Khoa hóa học và công nghệ thực phẩm
Đồ án tốt nghiệp-Khóa 2010-2014 Trường ĐHBRVT
Hình 3.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ H
2
O/CO
2
3.2.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ và áp suất
Mối liên hệ giữa độ chuyển hóa cân bằng và nhiệt độ vận hành được đưa ra

bởi Fréjacques và những người cộng sự như sau: độ chuyển hóa tăng tỉ lệ với sự
tăng nhiệt độ, nhưng Otsuka và những người cộng sự đã báo cáo rằng độ chuyển
hóa cân bằng tối đa tồn tại xung quanh 196-200
o
C
Phản ứng phân huỷ là phản ứng ngược chiều với phản ứng (1.1)
NH
2
-COO-NH
4
2 NH
3
+ CO
2
(- Q)
Phản ứng xảy ra mãnh liệt khi giảm áp và/hoặc tăng nhiệt.
Từ phản ứng này có thể thấy rằng sự phân hủy được xúc tiến bằng cách giảm
áp suất và/hoặc cung cấp nhiệt [6].
Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học 24 Khoa hóa học và công nghệ thực phẩm
Đồ án tốt nghiệp-Khóa 2010-2014 Trường ĐHBRVT
Hình 3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ và áp suất
3.2.4. Sự hình thành biuret
Biuret là phản ứng không mong muốn được hình thành khi hai mol urê kết
hợp thành một mol biuret và một mole amôniắc bằng gia nhiệt.
2(NH
2
-CO-NH
2
) NH
2

-CO-NH-CO-NH
2
+ NH
3
Vì biuret có hại tới sự đâm chồi của hạt, và làm héo cây dứa và cam, quýt khi
đạm được phun lên lá, hàm lượng biuret trong phân đạm trên thị trường thế giới
được yêu cầu dưới 1,5%. Biuret tạo thành gần như trong tất cả các giai đoạn của
quá trình sản xuất urê và chủ yếu được tạo thành ở hệ thống phân hủy thấp áp và
nhiệt độ cao. Nhìn chung, sự tạo thành biuret tăng lên nhanh chóng khi nhiệt độ
vượt quá 110
o
C do đó cần phải giữ nhiệt độ/áp suất và thời gian lưu của mức urê
lỏng ở giá trị bình thường trong các bình chứa ở mỗi giai đoạn phân hủy đặc biệt là
trong bình chứa của thiết bị tách chân không [6].
Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học 25 Khoa hóa học và công nghệ thực phẩm

×