Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

quy trình sản xuất của nhà máy lọc dầu Nam Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.06 KB, 60 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Lê Thị Anh Phương
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU
KHOA HÓA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẪM
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY LỌC
DẦU NAM VIỆT
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Lê Thị Anh Phương
Sinh viên thực hiện : Võ Trung Hiếu
Đơn vị thực tập : Nhà máy lọc dầu Nam Việt
Trình độ đào tạo : Chính quy
Hệ đào tạo : Đại Học
Khoa : Hóa học và công nghệ thực phẩm
Chuyên ngành : Hóa Dầu
Khoá học : 2010-2014
Vũng Tàu, tháng 5 năm 2014
SVTH: Võ Trung Hiếu Trang 1
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Lê Thị Anh Phương
MỤC LỤC
Mở Đầu Trang 8
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LỌC HÓA DẦU
NAM VIỆT
1.1. Lịch Sử Thành Lập Và Phát Triển Trang 9
1.2. Địa Điểm Xây Dựng Trang 10
1.3. Sơ Đồ Tổ Chức Và Mặt Bằng Nhà Máy Trang 10
1.4. Các sản phẩm của nhà máy Trang 11
Chương 2. NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT VÀ KHU BỒN CHỨA
2.1. Tính chất của condensate Trang 12
2.2. Khu Bồn Chứa
2.2.1. Nhiệm vụ bồn chứa Trang 13
2.2.2. Vị trí khu bồn Trang 14


2.2.3. Các thông số của bồn Trang 14
2.2.4. Cấu tạo bồn Trang 15
Chương 3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
3.1. Giới Thiệu Trang 17
3.2. Quy Trình Công Nghệ
3.2.1. Quy trình công nghệ I và III Trang 17
3.2.2. Quy trình công nghệ II Trang 19
3.2.3. Nhận xét và kết luận Trang 20
3.3. Những Vấn Đề Khi Vận Hành Thiết Bị
3.3.1. Khởi động hệ thống Trang 23
3.3.2. Ngừng hệ thống Trang 23
3.3.3. Các sự cố về điện Trang24
SVTH: Võ Trung Hiếu Trang 2
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Lê Thị Anh Phương
Chương 4. MÁY MÓC VÀ THIẾT BỊ TRONG NHÀ MÁY
4.1. Khu Sản Xuất
4.1.1. Tháp chưng luyện và tháp nhả Trang 25
4.1.2. Thiết bị trao đổi nhiệt Trang 28
4.1.3. Lò gia nhiệt Trang 30
4.1.4. Bơm Trang 33
4.1.5. Bình tách pha Trang 35
4.2. Khu Phụ Trợ
4.2.1. Máy nén khí Trang 36
4.2.2. Nồi hơi Trang 37
4.2.3. Khu xử lí nước Trang 39
4.2.4. Khu làm mát Trang 43
4.2.5. Khu đốt khí không ngưng, khu phát điện và Trang 46
Chương 5. KHU XỬ LÝ NƯỚC THẢI, KHỐI THẢI VÀ VỆ SINH CÔNG
NGHIỆP
5.1. Phân Loại Trang 47

5.2. Nguồn ô Nhiễm Trang 47
5.3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị chính trong khu xử lý nước
thải Trang 48
5.4. Vệ sinh trong công nghiệp Trang 50
Chương 6. AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
6.1. An toàn lao động Trang 52
6.2. Phòng cháy chữa cháy Trang 53
Chương 7. CÁC SẢN PHẨM TRONG NHÀ MÁY, TỒN TRỮ VÀ BẢO
QUẢN
7.1. Các Sản Phẩm Chính-Phụ Và Phế Phẩm Trang 57
7.2 . Phương Pháp Kiểm Tra Sản Phẩm Trang 58
7.3. Tồn Trữ, Bảo Quản, Xuất Hàng Trang 59
KẾT LUẬN Trang 60
SVTH: Võ Trung Hiếu Trang 3
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Lê Thị Anh Phương
Phụ Lục
Bảng 2.1 Tính chất của condensate Trang12
Hình 2.1 Cấu tạo bồn trụ đứng Trang 15
Hình 3.1 Sơ đồ khối quy trình công nghệ I và III Trang 17
Hình 3.2 Sơ đồ khối quy trình công nghệ II Trang 19
Cụm I và III Trang 21
Cụm II Trang 22
Hình 4.1 Sơ đồ bố trí hệ thống trao đổi nhiệt Trang 30
Hình 4.2 Vùng áp dụng các loại bơm khác nhau Trang 35
Hình 4.3 Cấu tạo thiết bị tách pha Trang 35
Hình 4.4 Nồi hơi công nghiệp Trang38
Hình 4.5 Sơ đồ nguyên lý Trang 39
Hình 4.6. Cấu tạo thiết bị giải nhiệt bằng không khí Trang 43
Hình 4.7. Nguyên lý hoạt động thiết bị giải nhiệt bằng không khí
Trang 45

Hình 4.8 Flare System Trang 46
Hình 5.1 Sơ đồ khu xử lý nước thải Trang 48
Hình 5.2 Thiết bị tách dầu kiểu CPI Trang 47
SVTH: Võ Trung Hiếu Trang 4
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Lê Thị Anh Phương
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP




















………., ngày…… tháng ……năm 20…
Xác nhận của đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
SVTH: Võ Trung Hiếu Trang 5

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Lê Thị Anh Phương
ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1. Thái độ tác phong khi tham gia thực tập:



2. Kiến thức chuyên môn:





3. Nhận thức thực tế:




4. Đánh giá khác:



5. Đánh giá kết quả thực tập:

Giảng viên hướng dẫn
(Ký ghi rõ họ tên)
SVTH: Võ Trung Hiếu Trang 6
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Lê Thị Anh Phương
LỜI CẢM ƠN
Nhờ sự giúp đỡ và sắp xếp thời gian thực tập thuận lợi nhất của ban
lãnh đạo công ty, phòng nhân sự và tập thể cán bộ công nhân viên nhà máy.

Em đã có một kỳ thực tập bổ ích và đầy ý nghĩa. Hơn hết, em đã có một cơ
hội quý báu để tìm hiểu những kiến thức thực tế.
Trong khoảng thời gian thực tập tại nhà máy, em đã được tìm hiểu và
học hỏi nhiều kiến thức về quy trình công nghệ và các thiết bị sản xuất của
nhà máy. Em đã nhận được sự chỉ dẫn giúp đỡ rất tận tình từ ban giám đốc
nhà máy, các anh chị của phòng nhân sự, bộ phận sản xuất, bộ phận kiểm
định chất lượng. Tập thể công nhân viên nhà máy đã luôn tạo điều kiện tốt
nhất để em hoàn thành đợt thực tập một cách thuận lợi và tốt đẹp
Em cũng xin gửi lời cám ơn anh Quỳnh Anh trưởng ca bộ phận sản
xuất là người hướng dẫn chính cho em trong thời gian thực tập, đã giới thiệu
cho em về các thiết bị và quy trình sản xuất của nhà máy.
Bên cạnh cán bộ của công ty thì em cũng xin gửi lời cảm ơn cho cô Lê
Thị Anh Phương, đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này một cách tốt
nhất.
Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian và kiến thực thực tế của em
nên khó tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được những góp ý quý
báu của cô và tập thể quý nhà máy để bài báo cáo được chính xác nhất.
Cuối cùng em xin gửi lời chúc sức khỏe, thành đạt đến quý thầy cô,
ban lãnh đạo cùng tập thể nhà máy lọc dầu Nam Việt
Sinh viên thực hiện
SVTH: Võ Trung Hiếu Trang 7
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Lê Thị Anh Phương
LỜI MỞ ĐẦU
Những công việc hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nói chung và liên
quan đến hóa dầu nói riêng mặc dù mang lại nguồn lợi kinh tế cao nhưng
đều mang tính chất nguy hiểm và có nguy cơ gây hại cho người trực tiếp sản
xuất cũng như môi trường sống xung quanh. Các quy trình và thiết bị sử
dụng cũng luôn cần được quan tâm chú ý để cập nhật và đổi mới cho phụ
hợp với điều kiện phát triển và giúp hạn chế rủi ro cho môi trường và người
sản xuất.

Với đề tài tìm hiểu quy trình sản xuất của nhà máy lọc dầu Nam Việt.
Trong thời gian thực tập tại nhà máy em đã được quan sát và học hỏi được
kiến thức thực tế về các hoạt động của nhà máy mà quan trọng nhất là quy
trình sản xuất từ các anh chị trong nhà máy.
Để có đợt thực tập tốt nhất em đã được các anh của bộ phận sản xuất
hướng dẫn cụ thể về những hiểu biết căn bản khi vận hành sản xuất về các
vấn đề như an toàn phòng cháy cũng như các thao tác cần thiết khi vận hành,
những sự cố và cách khắc phục. Nhờ những kiến thức đó cảm thấy tự tin
hơn để hoàn tất quá trình thực tập này.
SVTH: Võ Trung Hiếu Trang 8
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Lê Thị Anh Phương
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LỌC HÓA DẦU NAM
VIỆT
1.1. Lịch sử thành lập và phát triển
Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Nam Việt (NamViet Oil) được cấp giấy phép
thành lập ngày 19/06/2007 và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/08/2007 với
lĩnh vực hoạt động chính là sản xuất kinh doanh xăng dầu, hóa dầu, năng lượng
sạch, đầu tư và thương mại.
Nam Việt Oil có vốn điều lệ 200 tỷ đồng và có kế hoạch tăng vốn điều
lệ lên 500 tỷ đồng trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015.
Chỉ qua hơn 03 năm hoạt động, Nam Việt Oil đã xây dựng được một
thương hiệu mạnh và tự hào là đối tác tin cậy được các nhà đầu tư trong nước
và quốc tế lựa chọn. Đồng thời, Nam Việt Oil cũng khẳng định được vị trí của
một Công ty đầy uy tín trên thị trường xăng dầu nói chung.
− Ngày 07/06/2011: Được trung tâm Chứng nhận phù hợp Quacert chứng
nhận “Hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO/TS 29001:2010”.
− Ngày 06/12/2010: Được Bộ Công thương cấp giấy phép kinh doanh xuất
khẩu, nhập khẩu xăng dầu tại Việt Nam.
− Ngày 04/02/2011: Nâng công suất Nhà máy thành công, đưa năng suất

sản xuất từ 2.000 thùng/ngày lên 5.000 thùng/ngày. Đây là sự kiện quan trọng
ghi dấu sự trưởng thành và phát triển trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của
Công ty.
− Ngày 03/03/2011: Phòng thí nghiệm của công ty được công nhận tiêu
chuẩn ISO/IEC 17025:2005.
Nhà máy lọc hóa dầu Nam Việt, chế biến condensate với công suất 250.000
tấn/năm (tương đương 5.000 thùng/ngày), là nhà máy có công nghệ hiện đại,
SVTH: Võ Trung Hiếu Trang 9
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Lê Thị Anh Phương
sản phẩm đa dạng, linh hoạt và năng lực sản xuất lớn nhất trong 3 nhà máy chế
biến condensate tại Việt Nam.
Tổng sức chứa trên 50.000 m
3
bao gồm kho sở hữu, kho Công ty thành viên
và kho Công ty liên doanh – liên kết. Hệ thống cầu cảng quốc tế và nội địa:
cảng 15.000 tấn, cảng 3.000 tấn và cảng 2.000 tấn.
Năng lực vận chuyển: vận chuyển đường biển: tàu trọng tải trên 5.000 tấn;
vận chuyển đường sông: đội xà lan với tổng tải trọng trên 7.000 tấn.
1.2. Địa điểm xây dựng
Trụ sở chính: Cao ốc Yoco, 41 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Bến Nghé, Q.1,
TP.HCM.
Điện thoại: +84 8 38270170 Fax: +84 8 38270173
Email:
Nhà máy: được xây dựng với tổng diện tích 4,9 ha, tọa tại khu công nghiệp
Hưng Phú 2A, P. Phú Thứ, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ.
Điện thoại: +84 0710 3 917917 Fax: +84 071 3 917919
1.3. Sơ đồ tổ chức và mặt bằng nhà máy
1.3.1. Sơ đồ tổ chức công ty
1.4. Các loại sản phẩm của nhà máy
SVTH: Võ Trung Hiếu Trang 10

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Lê Thị Anh Phương
Lọc dầu Hoá dầu
Mogas 95 White spirit
Mogas 92 Rubber Solvent
Naphtha V55 Solvent
Gas Oil 3040 Solvent
Kerozene BTX
Fuel Oil Toluence
SVTH: Võ Trung Hiếu Trang 11
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Lê Thị Anh Phương
CHƯƠNG 2.
NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
2.1. Tính chất của condensate
Nguồn nguyên liệu dùng cho nhà máy là condesate được cung cấp chủ
yếu lấy từ mỏ Nam Côn Sơn. Nguồn nguyên liệu condensate này được vận
chuyển, tiếp nhận và tồn trữ thông qua các phương tiện tàu bè, cầu cảng, và
qua bơm nguyên liệu được đưa về hệ thống bồn chứa.
Dựa vào bảng thành phần tính chất do nhà phân phối cung cấp, bộ
phận sản xuất sẽ tiến hành chạy mô phỏng hệ thống, khảo sát mức độ phù hợp
của nguồn nguyên liệu đó với yêu cầu nhà máy và đưa ra quyết định nhập
nguồn nguyên liệu đó hay không.
Trước khi đưa vào sản xuất, nguyên liệu phải được lấy mẫu và đưa
qua bộ phận KCS để kiểm tra như: đo tỷ trọng, áp suất hơi, hàm lượng lưu
huỳnh, đường chưng luyện ASTM và màu của nguyên liệu (các yêu cầu 1, 2, 3,
7, 19, 20); các chỉ tiêu về RON và MON (yêu cầu 4 và 5) được kiểm định ở nơi
khác.
Bảng 2.1. Tính chất của condensate
ST
T
Thông số Phương pháp Đơn vị

Kết
quả
1
Tỉ trọng (15
0
C)
Trọng lượng riêng
Tỉ trọng API
ASTM D1298-
99
g/ml
0
API
0,7425
0,7428
59
2 Áp suất bay hơi (100
0
F)
ASTM D323-
99a
psi 10,25
3 Độ ăn mịn Cu (50
0
C, 3 giờ) ASTM D130-94 - 1a
4 MON ASTM D2700 - 51,2
5
RON
RON của phân đoạn IBP-70
0

C
RON của phân đoạn 70-140
0
C
RON của phân đoạn 140-
190
0
C
ASTM D2699-
06a
-
62
76,6
65,6
49,1
SVTH: Võ Trung Hiếu Trang 12
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Lê Thị Anh Phương
6 Độ acid ASTM D974-02 mg KOH/g 0,024
7 Hàm lượng lưu huỳnh
ASTM D4294-
03
% khối
lượng
0,012
8 Điểm đông
ASTM D2386-
03
0
C <-53
9 Điểm đục

ASTM D2500-
99
0
C -47
10 Điểm chảy ASTM D97-02
0
C <-70
11 Hàm lượng sáp UOP46-85 0,027
12 Mercaptane
ASTM D3227-
04a
0,0021
13 Độ nhớt (20
0
C) ASTM D445-03 cSt 0,715
14 Hàm lượng N
2
Kjedahn 0,0025
15 CO
2
GC-FID ppm 0,0
16 H
2
S GC-FPD ppm 0,1
17 Nhiệt trị
ASTM D4809-
00
Kcal/kg 11152
18 Hàm lượng nước
ASTM D6304-

00
Ppm 69
19
Thành phần chưng cất ASTM
D86
IBP
5%V
10%V
20%V
30%V
40%V
50%V
60%V
70%V
80%V
90%V
95%V
FBP
Cặn
Mất mát
ASTM D86-04
0
C
0
C
0
C
0
C
0

C
0
C
0
C
0
C
0
C
0
C
0
C
0
C
0
C
ml
ml
37,1
54,9
63,4
78,0
90,6
101,8
112,7
125,4
142,6
166,1
209,4

249,0
268,7
1,4
1,4
20 Màu
ASTM
Saybolt
0,5
max
2.2. Khu bồn chứa
2.2.1. Nhiệm vụ
Dùng để tồn trữ, bảo quản nguyên liệu, sản phẩm
SVTH: Võ Trung Hiếu Trang 13
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Lê Thị Anh Phương
Nguồn nguyên liệu: Condensate được nhập bằng đường thuỷ, thông qua
cầu cảng sẽ được bơm vào các bể chứa TK-101, TK-102, TK-103.
Sản phẩm:
 Các sản phẩm nhiên liệu (hệ thống I và III): được tồn trữ trong các bồn
TK-201, TK-202, TK-203, TK-204, TK-205, TK-301, TK-302, TK-401, TK-
402.
 Các sản phẩm dung môi (hệ thống II): được tồn trữ trong các bồn F-
01đến F-09.
2.2.2. Vị trí
Được bố trí gần vị trí bến cảng để thuận tiện trong việc bố trí đường ống
nhập liệu cũng như đường ống xuất sản phẩm.
2.2.3. Thông số kỹ thuật của các bồn chứa
Tên bồn
Thể tích
(m
3

)
Nhiệm vụ
Tổng sức chứa
(m
3
)
TK-101 4.000
Condensate 12.000
29.400
TK-102 4.000
TK-103 4.000
TK-201 2.000
Diesel Oil 6.000
TK-202 2.000
TK-203 2.000
TK-204 1.000
Kerosene 2.000
TK-205 1.000
TK-301 2.000
Naphtha 8.500
TK-302 1.500
TK-401 2.000
TK-402 3.000
F-01đến F-
09
100 Dung môi 900
2.2.4. Cấu tạo bồn chứa
Loại bể:
 Bồn trụ đứng đáy cone (các bồn TK-);
SVTH: Võ Trung Hiếu Trang 14

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Lê Thị Anh Phương
 Bồn trụ nằm (các bồn F-).
1
2
3
4
5
6
7
Hình 2.1. Cấu tạo bồn trụ đứng
Nhà máy sử dụng chung một hệ thống đê bồn chứa cho tất cả các bồn:
− Mục đích: để giữ lại sản phẩm trong khu vực được chắn và ngăn không
cho sản phẩm tràn ra khu vực xung quanh.
− Tường đê được gia cố bằng bê tông, sàn đê được thiết kế đảm bảo không
cho dầu không rò rỉ ra khu vực xung quanh. Đồng thời xung quanh bồn chứa
đứng còn có hệ thống cống thoát nước (7), dẫn nước giải nhiệt ra sông.
Cấu tạo bồn trụ đứng:
 Nắp bồn chứa: trên nắp có gắn một van an toàn (3) xả hơi dầu được cài
đặt ở áp suất cao, tránh trường hợp hơi dầu quá nhiều tạo áp gây nổ bồn. Ngoài
ra, còn có lỗ đo (2) và cửa người (4).
 Trên thân bồn chứa (5) được gắn thiết bị đo mức lỏng trên và thiết bị đo
mức lỏng dưới. Xung quanh phía đỉnh thân bồn là hệ thống nước giải nhiệt và
hệ thống PCCC (1). Sản phẩm được nhập/xuất bằng hệ thống đường ống dẫn
SVTH: Võ Trung Hiếu Trang 15
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Lê Thị Anh Phương
(6) ở gần đáy bồn. Sát chân bồn là hệ thống xả sản phẩm (dùng khi vệ sinh bồn
chứa).
 Đáy bồn thiết kế hình cone, nằm sâu dưới đê bồn chứa, mục đích là để
lắng cặn, nước trong dầu.
Cấu tạo bồn trụ nằm: được đỡ bằng các chân đỡ hàn trực tiếp vào thân bồn, sản

phẩm được nhập/xuất nhờ hệ thống ống dẫn ở phần đáy; phần trên được bố trí
cửa người, lỗ đo; xung quanh bồn là hệ thống nước giải nhiệt và hệ thống
PCCC.
SVTH: Võ Trung Hiếu Trang 16
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Lê Thị Anh Phương
CHƯƠNG 3.
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
3.1. Giới Thiệu
Nhà máy chế biến condensate công suất 250.000 tấn/năm (tương đương
5.000 thùng/ngày), là nhà máy có công nghệ hiện đại, sản phẩm đa dạng, linh
hoạt và năng lực sản xuất lớn nhất trong 03 nhà máy chế biến condensate tại
Việt Nam, với 3 cụm thiết bị sản xuất chính:
 Cụm I và III: Sản xuất các sản phẩm lọc dầu: xăng 95, xăng 92, naphtha,
gasoil, kerosene, fuel oil từ nguồn nhập liệu chủ yếu là condensate.
 Cụm II: Sản xuất các sản phẩm phục vụ công nghiệp hóa dầu, chủ yếu là
dung môi: White spirit, rubber solvent, V55 solvent, 3040 solvent, BTX,
toluene từ nguồn nhập liệu naphtha.
3.2. Quy trình công nghệ
3.2.1. Quy trình công nghệ I và III
Hình 3.1. Sơ đồ khối quy trình công nghệ I và III
Thuyết minh quy trình (quy trình công nghệ I):
 Condensate từ bồn chứa được vận chuyển vào tháp chưng cất T-101 nhờ
hệ thống đường ống và bơm P-101A (hoặc P-101B). Dòng nhập liệu được gia
SVTH: Võ Trung Hiếu Trang 17
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Lê Thị Anh Phương
nhiệt sơ bộ bởi dòng sản phẩm đỉnh (Light Naphtha), dòng sản phẩm trích
ngang 1 (Heavy Naphtha), dòng sản phẩm trích ngang 2 (Kerosene), và dòng
sản phẩm đáy (Diesel Oil) tương ứng tại các thiết bị trao đổi nhiệt E-109, E-
101, E-102, và E-103. Sau khi được tận dụng nhiệt tại các dòng sản phẩm, từ
nhiệt độ ban đầu khoảng (30-35)

0
C, dòng nguyên liệu đạt đến (90-95)
0
C;
 Sau đó dòng condensate được đưa tiếp qua lò gia nhiệt H-101 (hiện tại
nhà máy đang dùng FO làm nhiên liệu đốt) đến trạng thái nhập liệu ((180-
185)
0
C và (80-90)% hơi) và đưa vào tháp chưng cất.
 Tháp chưng cất T-101, đóng vai trò là đoạn luyện, và hai tháp Stripping
T-102, T-103, đóng vai trò là đoạn chưng, thực hiện quá trình chưng cất
phân đoạn condensate: dòng nguyên liệu qua tháp chưng cất sẽ được phân tách
thành 04 dòng:
− Dòng hơi sản phẩm đỉnh đi qua thiết bị trao đổi nhiệt E-109, sau đó tiếp
tục qua thiết bị ngưng tụ E-104 được giải nhiệt bằng nước và cuối cùng vào
thiết bị phân tách 03 pha: dòng khí không ngưng, nước lỏng và dòng sản phẩm
lỏng ngưng tụ. Dòng sản phẩm nhờ bơm P-102A (hoặc P-102B) đưa đi và chia
thành 02 phần, một phần hoàn lưu trở về tháp chưng, phần chính còn lại đưa
tiếp qua thiết bị làm nguội E-108 (cũng được giải nhiệt bằng nước) và đưa về
bồn chứa sản phẩm.
− Dòng sản phẩm trích ngang lỏng-hơi 1 được đưa qua thiết bị Stripping
T-102, dòng hơi được đưa trở về tháp chưng cất, dòng lỏng thu được là sản
phẩm, dùng bơm P-103A (hoặc P-103B) để đưa qua thiết bị trao đổi nhiệt E-
101, thiết bị làm nguội E-105 và về bồn chứa.
− Dòng sản phẩm trích ngang lỏng-hơi 2 được đưa qua thiết bị Stripping
T-103, dòng hơi được đưa trở về tháp chưng cất, dòng lỏng thu được là sản
phẩm, dùng bơm P-104A (hoặc P-104B) để đưa qua thiết bị trao đổi nhiệt E-
102, thiết bị làm nguội E-106 và về bồn chứa.
− Dòng sản phẩm đáy nhờ bơm P-105A (hoặc P-105B) đẩy đến thiết bị
trao đổi nhiệt E-103, qua E-107 và cuối cùng đưa về bồn chứa sản phẩm.

 Hơi nước quá nhiệt (300
0
C, 7 barg) được sục trực tiếp vào đáy tháp
chưng cất và 2 tháp Stripping, nhằm đạt được chất lượng của dòng sản phẩm.
SVTH: Võ Trung Hiếu Trang 18
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Lê Thị Anh Phương
3.2.2. Quy trình công nghệ II
Hình 3.2. Sơ đồ khối quy trình công nghệ II
Thuyết minh quy trình:
 Nguồn nguyên liệu sau khi được gia nhiệt bằng thiết bị trao đổi nhiệt E-
201 với dòng sản phẩm đáy sẽ được đưa vào tháp chưng cất T-201.
 Tháp được gia nhiệt bằng thiết bị Reboiler E-203. Sản phẩm đáy được
bơm ra khỏi tháp bằng bơm P-202A/B và chia làm 2 dòng, một dòng về lại đáy
tháp, dòng còn lại trao đổi nhiệt với dòng nguyên liệu bằng thiết bị trao đổi
nhiệt E-201 và tiếp tục được làm nguội ở thiết bị trao đổi nhiệt E-205 rồi về
bồn chứa sản phẩm. Tháp chưng cất T-201 có 2 dòng trích ngang:
− Dòng trích ngang gần đáy tháp T-201 được dẫn vào tháp Stripping T-
203. Ở đây các sản phẩm nhẹ ở đỉnh được đưa trở lại tháp chưng cất T-201,
còn dòng đáy thông qua bơm P-204A/B một phần được gia nhiệt ở thiết bị
SVTH: Võ Trung Hiếu Trang 19
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Lê Thị Anh Phương
Reboiler E-207 trở lại tháp Stripping, một phần được tiếp tục làm nguội ở thiết
bị trao đổi nhiệt E-209 và trở về bồn chứa sản phẩm.
− Dòng trích ngang gần đỉnh tháp T-201 được dẫn vào tháp Stripping T-
202. Ở đây các dòng sản phẩm nhẹ ở đỉnh được đưa trở lại tháp chưng cất T-
201, còn dòng đáy thông qua bơm P-203A/B một phần được gia nhiệt ở thiết bị
Reboiler E-206 trở lại tháp Stripping, một phần được tiếp tục làm nguội ở thiết
bị trao đổi nhiệt E-208 và trở về bồn chứa sản phẩm.
− Dòng sản phẩm đỉnh tháp chưng cất T-201 được dẫn vào thiết bị ngưng
tụ E-202 rồi dẫn vào bình tách dầu khí (Flash Drum) ba pha để tách dầu, nước

và khí không ngưng. Pha dầu sau khi qua bơm P-201A/B được chia thành hai
phần, một phần được hồi lưu trở lại tháp T-201, một phần được làm nguội
thông qua thiết bị trao đổi nhiệt E-204 về bồn chứa sản phẩm. Khí không
ngưng được xả vào hệ thống Flare system.
3.2.3. Nhận xét và kết luận
Để phân đoạn các dòng sản phẩm có khoảng cắt nhiệt độ tương đối rộng,
ta nên sử dụng công nghệ chưng luyện dầu với hơi nước, vừa đơn giản, an
toàn, vừa đạt được chất lượng sản phẩm mong muốn. Tuy nhiên, đối với những
trường hợp cần phân tách sâu những dòng sản phẩm có khoảng cắt nhiệt độ gần
nhau, thì phải lựa chọn công nghệ đun sôi đáy tháp, hiệu suất sử dụng nhiệt cao
hơn và sản phẩm tinh khiết hơn.
Cụm I , III
SVTH: Võ Trung Hiếu Trang 20
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Lê Thị Anh Phương
SVTH: Võ Trung Hiếu Trang 21
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Lê Thị Anh Phương
Cụm II
SVTH: Võ Trung Hiếu Trang 22
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Lê Thị Anh Phương
3.3. Những Vấn Đề Khi Vận Hành Thiết Bị
3.3.1. Khởi động hệ thống
 Khi mới lắp đặt cũng như khi dừng hệ để bảo dưỡng, sửa chữa, không
khí sẽ hiện diện rất nhiều trong hệ thống. Để đảm bảo an toàn cháy nổ, tránh
hiện tượng ăn mòn thiết bị và thử kín cho hệ thống, trước khi vận hành, khí trơ
(nitơ, argon) được bơm vào ở áp suất (0,1-0,2) barg, đồng thời, kiểm tra nồng
độ oxy và áp suất trong hệ thống tại đầu xả đảm bảo lượng oxy dưới 1% và áp
suất tại đầu ra bằng với áp suất vào hệ thống. Thời gian này mất khoảng (6 7)
h.
 Tiến hành “chạy nguội”: mục đích là thử tải cho hệ thống bơm nguyên
liệu, kiểm tra rò rỉ và lọc rửa đường ống nhập liệu, hoàn lưu (Slop) trước khi

tiến hành chưng cất. Công suất bơm được nâng lên từ từ, đến khi đạt công suất
bơm 100% thì quá trình hoàn tất. Quá trình này mất khoảng (2-3)h.
 Sau khi thử tải hoàn tất, điều chỉnh bơm nguyên liệu xuống đến công
suất nhập liệu và tiến hành cấp nhiệt cho hệ thống. Lò đốt được khởi động để
gia nhiệt dòng nguyên liệu, với tốc độ 1
0
C/phút để tránh trường hợp dòng
nguyên liệu bị sốc nhiệt, và cũng để kiểm soát quá trình dễ dàng (áp suất, nhiệt
độ của hệ, rò rỉ). Đồng thời, khu phụ trợ cũng được khởi động bao gồm: hệ
thống nước giải nhiệt, khu khí nén, nồi hơi, van khí không ngưng cũng được
mở ra.
 Lúc này, đã có các dòng sản phẩm hình thành nhưng chưa ổn định về
mặt sản lượng và chất lượng nên được hoàn lưu trở về bồn chứa condensate.
Để điều chỉnh chất lượng của các dòng, ta sục hơi nước quá nhiệt vào hệ thống
và theo nguyên tắc điều chỉnh từ trên xuống. Các dòng sản phẩm sẽ được kiểm
tra các chỉ tiêu kỹ thuật, nếu đạt thì dòng sản phẩm mới được dẫn về bồn chứa
sản phẩm.
3.3.2. Ngừng hệ thống
Bao gồm ngừng hệ bình thường theo kế hoạch.
Có thể thay đổi theo thời gian do các điều kiện hoạt động đặc biệt. Thủ tục
này không bao giờ gồm trường hợp ngừng khẩn cấp.
 Chuyển toàn bộ các dòng sản phẩm ra slop.
SVTH: Võ Trung Hiếu Trang 23
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Lê Thị Anh Phương
 Giảm dần nhiệt độ dòng ra khỏi lò gia nhiệt theo tốc độ giảm khoảng
1
0
C/phút.
 Ngừng lò bằng cách ngừng từng vòi đốt một. Vẫn tiếp tục tuần hoàn chất
lỏng qua lò.

 Ngừng hệ theo nguyên tắc từ trên xuống: hệ thống thiết bị của dòng sản
phẩm đỉnh ngừng trước, đến các dòng sườn, cuối cùng là tắt toàn hệ thống.
3.3.3. Các sự cố về điện
Sự cố này xảy ra thường do mất mát nguồn từ lưới điện, mất pha, điện lưới
nguồn quá thấp, Tất cả các lý do trên đều dẫn đến việc cung cấp điện đến các
thiết bị điện của cụm chưng luyện bị gián đoạn, ảnh hưởng đến hoạt động của
cụm.
Nhà máy đã trang bị một thiết bị dự trữ điện UPS, có khả năng cung cấp
điện tự động cho toàn hệ thống trong 30 phút. Đồng thời, khi có sự cố mất
điện, khu máy phát điện dự phòng sẽ hoạt động và cấp điện trở lại cho toàn nhà
máy trong vòng 5 phút.
SVTH: Võ Trung Hiếu Trang 24
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Lê Thị Anh Phương
CHƯƠNG 4.
MÁY MÓC VÀ THIẾT BỊ TRONG NHÀ MÁY
4.1. Khu sản xuất
4.1.1. Tháp chưng luyện và tháp nhả (Stripping)
a) Vị trí, vai trò, đặc điểm
− Tháp chưng luyện là thiết bị chính trong dây chuyền chưng cất, cùng với
tháp nhả, nó tham gia vào việc quyết định số lượng, thành phần và tính chất
của các dòng sản phẩm.
− 03 cụm tháp chưng luyện tại nhà máy đều là tháp van cố định, chưng cất
phân đoạn hoạt động liên tục với nhiệm vụ công nghệ và công suất vận hành
khác nhau.
b) Cụm tháp chưng luyện T-101 và T-301
− Tháp T-101 và tháp T-301 dùng để phân tách condensate thành các dòng
sản phẩm năng lượng (light naphtha, heavy naphtha, kerosene và diesel oil) với
công suất thiết kế tương ứng là 15 m
3
/h và 13,5 m

3
/h, sử dụng công nghệ chưng
luyện dầu với hơi quá nhiệt.
− Thông số cơ bản của tháp:
Tên tháp
Đường
kính
(mm)
Chiều
cao
(mm)
Số
đĩa
Đĩa
nhập liệu
Loại thép
T-101
950 - 34
27
Hợp kim chống ăn
mòn
T-301
1.200 32.000 30
25
Hợp kim chống ăn
mòn
− Tháp nhả (Stripping): đây là đoạn chưng của cụm chưng cất, sử dụng hơi
quá nhiệt làm tác nhân gia nhiệt, cũng như lôi cuốn các sản phẩm nhẹ trở về
tháp chính.
Thông số

kỹ thuật
Cụm chưng cất 1 Cụm chưng cất 3
T-102 T-103 T-302 T-303
SVTH: Võ Trung Hiếu Trang 25

×