Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

mối quan hệ cha con - người cha trong tâm trí trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.88 KB, 44 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Mối quan hệ cha con - Người cha trong tâm trí trẻ em (43 trang)
MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU
2
2
2
2
3
4
5
7
13
13
16
13
15
17
17
17
20
20
20
21
23
I
II
III
IV


- Tên đề tài
- Lý do chọn đề tài
- Mục đích nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
I - Một số khái niệm chung
1 - Khái niệm chung về gia đình
2 - Khái niệm quan hệ cha con
3 - Các kiểu quan hệ cha con
4 - Đặc điểm lứa tuổi trẻ em (6 > 12 tuổi).
II. Sơ lược lịch sử nghiên cứu
CHƯƠNG II - KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ BÀN LUẬN
I - Quan điểm, nhận thức của người cha về việc học hành,
vui chơi, giải trí và rèn luyện tính cách cho trẻ.
1 - Quan điểm nhận thức của người cha
2 - Những hạn chế của người cha
II. Quan hệ cha con trong việc học hành, vui chơi, giải trí và
rèn luyện tính cách cho trẻ
1 - Quan hệ cha con trong việc học hành, vui chơi, giải trí
2 - Quan hệ cha con trong việc rèn luyện tính cách.
C. KẾT LUẬN
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

A - PHẦN MỞ ĐẦU
I. Tên đề tài: Mối quan hệ cha con - Người cha trong tâm trí trẻ
em
II. Lý do chọn đề tài :
Ngày nay gia đình là một đối tượng nghiên cứu của nhiều
ngành khoa học khác nhau như : xã hội học, Dân số học, Kinh tế

học, Y học, Sử học, Dân tộc học, Luật học Những vấn đề của gia
đình đã trở thành đề tài được nhiều tác giả trong và ngoài nước
nghiên cứu từ trước đến nay.
Gia đình là đối tượng nghiên cứu của Tâm lí học. Tâm lý học
nghiên cứu về gia đình có nhiều hướng thể hiện ở ba trục chính
trong đó trục nghiên cứu về các mối quan hệ bên trong gia đình tạo
nên những đặc trưng tâm lý của mỗi thành viên trong gia đình bao
gồm những vấn đề tình tổ ấm, quan hệ bố mẹ với con cái, quan hệ
anh chị em trong gia đình, vai trò của người bố, vai trò của người
mẹ.
Trong quan hệ cha con có ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống
tâm lý của các thành viên trong gia đình, nhất là trong thời kỳ kinh
tế thị trường mối quan hệ cha con được tăng thêm hay giảm sút có
ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại bền vững của gia đình, chính từ
lý do này, em chọn đề tài nghiên cứu “ mối quan hệ cha con - hình
ảnh người cha trong tâm trí trẻ em” . Trong đó tập trung, phân tích
quan hệ nhận thức của con cái (đứa trẻ) về người cha của mình.
Việc nghiên cứu này sẽ bổ xung cho việc xây dựng tổ ấm gia đình
góp phần cùng các gia đình xây dựng gia đình văn hoá tại các khu
dân cư của làng xã.
III. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu mối quan hệ cha con
thông qua cách nhìn của con cái về người cha nhằm mục đích chỉ ra
thực trạng trẻ em nghĩ gì, đánh giá gì về cha của mình, qua đó đưa
ra kiến nghị nhằm cải thiện mối quan hệ cha con tốt hơn.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

IV. Nội dung nghiên cứu.
1 - Nghiên cứu lý luận.
a) Khái niệm gia đình.
b) Khái niệm quan hệ cha con.

c) Các kiểu quan hệ cha con :
d) Đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu học (6 > 12
tuổi).
2 - Kết quả khảo sát va bàn luận
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

B - NỘI DUNG
Chương I : Cơ sở lý luận của đề tài
I. Một số khái niệm.
1 - Khái niệm chung về gia đình
a) Định nghĩa: Gia đình là một khái niệm phức hợp bao gồm
các yếu tố sinh học, tâm lý, văn hoá và xã hội - kinh tế.
Gia đình bao gồm các mối quan hệ vợ chồng, cha mẹ, con cái. Ngoài
ra còn có ông bà và các cháu. Quan hệ hạt nhân quan trọng nhất là quan hệ
cha mẹ và con cái.
Gia đình bao giờ cũng được hình thành bằng một thiết chế hôn
nhân, gia đình được pháp luật và dư luận xã hội bảo vệ.
Các liên hệ gia đình chủ yếu tập trung ở 4 mặt : Sinh hoạt tình
dục hợp pháp. Sinh con và nuôi dạy con cái. Các hoạt động kinh tế.
Các hoạt động liên quan đến chia sẻ tình cảm.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình: Gia đình là một
nhóm người quan hệ với nhau dựa trên dòng dõi máu mủ, họ hàng
của nhau. Hoặc gia đình là một nhóm người liên kết với nhau thông
qua hôn nhân, máu mủ và nhận con nuôi, tạo thành các hộ riêng lẻ
giao tiếp với nhau ở từng vai trò xã hội tạo nên thành một nền văn
hoá chung.
- Có những định nghĩa đơn giản hơn như: Gia đình một nhóm
người quan hệ cùng chung sống.
- Gia đình quan hệ họ hàng sống chung dưới một mái nhà có
nguồn ngân sách chung.

- Trong tâm lý học gia đình,định nghĩa chung nhất là: Gia đình
có cùng chung những giá trị vật chất và tinh thần hình thành các đặc
trưng tâm lý giữa các thành viên trong gia đình và ổn định trong
một thời điểm lịch sử nhất định.
b) Vai trò xã hội của gia đình
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Gia đình là một môi trường giáo dục đầu tiên có ý nghĩa bảo đảm sản
xuất ra những bản thân con người và nuôi dạy con người có đủ những
phẩm chất năng lực, sức khoẻ, bản lĩnh sức khoẻ để thay thế cho thế hệ đi
trước.
- Xã hội phải đảm bảo cho gia đình một số khía cạnh.
+ Thừa nhận và khẳng định hôn nhân nam nữ từ pháp lý.
+ Xã hội có hệ thống hoặc quy tắc chặt chẽ, khế ước nghĩa vụ,
quyền lợi, thành viên trong gia đình trong việc thực hiện các chính
sách xã hội, chức năng của gia đình.
+ Nhà nước phải ban hành và thực hiện các chính sách xã hội.
c) Những đặc điểm cơ bản của gia đình: theo bài giảng tâm lý
học gia đình, gia đình có một số đặc điểm cơ bản sau:
- Gia đình là một nhóm xã hội, gia đình là một thiết chế xã hội
gia đình ít nhất phải có 2 người.
- Gia đình có các giới tính thông qua quan hệ hôn nhân.
- Gia đình có các quan hệ ruột thịt hoặc huyết thống phải có
quan hệ tái sản xuất ra con người.
- Các thành viên phải sống chung với nhau đặc biệt là con cái
chưa đến tuổi trưởng thành và có trách nhiệm đạo đức pháp lý với
nhau.
- Các thành viên trong gia đình đảm nhận nhiều vai trò trong
mối quan hệ.
- Trong gia đình bao giờ cũng phải có mối quan hệ kinh tế

thông qua ngân sách chung.
- Các thành viên trong gia đình đều chịu ảnh hưởng của nền văn
hoá gia đình.
d) Cơ cấu gia đình : Là toàn bộ các mối quan hệ giữa các
thành viên trong gia đình, mối quan hệ ruột thịt, quan hệ về mặt tình
cảm, quan hệ về mặt đạo đức, quan hệ uy quyền
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Cơ cấu gia đình chia làm 3 loại quan hệ :
- Quan hệ uy quyền (quyền lực) là : Ai là người quyết định
trong gia đình. Gia đình theo cơ cấu uy quyền là gia đình rất tôn
trọng các giá trị của người đàn ông có quyền lực nhất.
- Quan hệ tương tác trao đổi : Là hình thức trao đổi ứng xử giữa
bố mẹ và con cái trong gia đình của thể hiện mối quan hệ tương tác
giữa các thành viên trong gia đình. Cơ cấu giao tiếp của người trong
gia đình thì mọi vấn đề đều được đối thoại loại gia đình này là có sự
thoả mãn về hôn nhân rất cao, ít bệnh tật về tâm lý.
- Quan hệ theo vai trò : Một hệ thống quan hệ và các tương tác
giữa các thành viên trong gia đình theo vai trò nhất định.
e) Các chức năng của gia đình : Được biến đổi theo sự phát
triển của xã hội : chức năng tâm lý, chức năng xã hội hoá, chức
năng kinh tế, chức năng tổ chức đời sống văn hoá, chức năng tái sản
xuất ra bản thân con người, chức năng giáo dục, chức năng chăm
sóc các thành viên trong gia đình. Có nhiều chức năng có ở góc độ
xã hội các cá nhân trong gia đình, các chức năng luôn biến đổi
không cố định nên phải xem xét theo các giai đoạn xã hội. Có 5
chức năng cơ bản : chức năng sinh sản, chức năng xã hội hoá, chức
năng tổ chức đời sống văn hoá, chức năng nuôi dưỡng người già,
chức năng kinh tế. Năm chức năng này cơ bản của ngành khoa học
nên cũng đề cập đến nghiên cứu. Chức năng làm kinh tế từ khi kinh

tế thị trường mỗi gia đình như hộ sản xuất làm kinh tế. Châu Âu
không có chức năng này vì có an sinh xã hội người ta không lo làm
kinh tế nhưng chức năng tiêu thụ người Châu Âu lại có. Chức năng
chăm sóc người già, người ốm ở Việt Nam có, Châu Âu không có vì
có bảo trợ xã hội. Các chức năng gia đình nó luôn luôn vận động và
phát triển tuỳ vào mỗi gia đình. Chức năng xã hội hoá, con cái 5
>10 tuổi vẫn ngủ với cha mẹ, người nước ngoài khác Việt Nam,
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

trẻ em tự lập từ sớm, cả ngủ và ăn uống, nó tự quyết chi tiêu khi bố
mẹ cho, ở Việt Nam cả việc học ở trường nào cũng do bố mẹ quyết.
2 - Khái niệm quan hệ cha con
a) Định nghĩa quan hệ cha con : Là 1 sự tiếp xúc tâm lý nó
được gắn bó về mặt tình cảm ý chí và được đặc trưng bởi uy quyền.
Theo bài giảng tâm lý học gia đình, quan hệ cha con trong gia
đình được quy định bởi một số yếu tố mang tính quyền lực của
người
- Đặc trưng bởi quyền lực buộc phải phục tùng, đặc trưng
quyền lực do xã hội quy định gắn trao cho trẻ. Ở Châu Âu là chỗ
dựa vật chất và tinh thần làm chỗ dựa cho trẻ có quyền lực. Nghiên
cứu hàng triệu năm cho thấy đàn ông luôn luôn tạo cho mình niềm
tin chuẩn mực làm chỗ dựa cho gia đình, quyền lực áp đặt của người
đàn ông trong gia đình được củng cố vững chắc thông qua con
đường giáo dục tự nhiên trong gia đình
Quyền lực mang tính sinh học, giới tính quan niệm tồn tại văn
hoá ngàn năm cơ thể người đàn ông to lớn hơn gây ra quyền lực của
người đàn ông.
- Đứng về góc độ tâm lý trong quá trình xã hội hoá từ ngàn năm
người đàn ông phải mạnh mẽ, phải quyết đoán. Qúa trình luyện tập,
xã hội hoá làm cho người đàn ông cứng rắn lên mạnh mẽ Xã hội

hoá tạo nên những nét tâm lý mạnh mẽ, quyết đoán ở người đàn ông.
Xét từ mặt kinh tế gia đình: Đa phần người đàn ông đều có xu
hướng làm kinh tế kiếm ra tiền, hướng người đàn ông đến công việc
kiếm được tiền điều này cho phép người đàn ông có uy quyền trong
gia đình.
Đạo đức phẩm chất con người cũng làm cho người đàn ông có
quyền lực trong gia đình
Vậy tất cả các đặc trưng này thường thể hiện ở một số phẩm
chất cụ thể của người đàn ông như:
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

+ Sự rất khoát, luôn luôn chủ động.
+ Quyết định nhanh chóng, lời nói ngắn gọn, mệnh lệnh.
+ Sự kiên quyết thi hành ngay tức thời.
Như vậy mối quan hệ cha con phát triển củng cố theo năm
tháng, theo tuổi của đứa trẻ ấy. Quan hệ cha con gắn liền với các
trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục. Vì vậy những phẩm
chất “tốt” “xấu” của người cha sẽ ảnh hưởng lớn đến tính cách và
năng lực của con cái. Ngoài ra quan hệ cha con quy định bởi đặc
điểm giới tính của đứa trẻ và nó có ảnh hưởng theo các cách khác
nhau như : Làm vai trò như bố, những trẻ trai bị đồng hoá bởi người
bố, trẻ gái lại ngược lại chúng học những phẩm chất của người mẹ
làm như mẹ. Trong trường hợp ngược lại, người đàn ông nhi tính dễ
xây dựng ở các con gái hung tính. [ tâm lý học gia đình - Nguyễn
Khắc Viện]. Người cha như thế nào ? Mạnh mẽ - người con trai sẽ
mạnh mẽ, còn những trẻ gái sau này dễ tìm đến những người đàn
ông như cha nó.
b) Vai trò của người cha đối với đứa trẻ
Vị trí của người cha trong gia đình Việt Nam hiện nay : cấu
trúc gia trưởng quyền còn rất lớn, riêng ở thành phố quyền có giảm

hơn. Vị trí người cha vị trí thứ ba sau Vua, thầy, cha. Do không gian
hoạt động của người cha lớn hơn người mẹ, người đàn ông thường
có học vấn cao hơn vợ(đặc biệt ở nông thôn), giao lưu, giao tiếp của
họ mở rộng hơn nên người cha có vị trí ảnh hưởng đến con cái nhiều
hơn người mẹ.
Do vị trí người cha thường là người lớn tuổi nhất, có vị trí
quyền nhiều hơn, tương ứng với dày dạn trải nghiệm. Do vị trí
quyền thừa kế di sản của thế hệ trước là cha được nhiều hơn vì vậy
họ luôn có tư cách làm chủ tài chính, tài sản của thừa kế.
Mặc dù phong tục tập quán đã thay đổi tuy nhiên vẫn còn nhiều
bênh vực, nhiều hưởng lợi và nhiều trách nhiệm hướng tới người
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

đàn ông vai trò người đàn ông làm trụ cột gia đình, kiếm sống, bảo
vệ, chăm sóc các thành viên trong gia đình, có quyền và có nghĩa vụ
định hướng hoạt động cho các thành viên và định hướng giá trị trực
tiếp giáo dục dậy dỗ con trai, ra quyết định trong gia đình. Đặc biệt
vai trò giáo dục của của bản ngã giới tính của trẻ cũng như uốn lắn
các hành vi sai lệch của các thành viên trong gia đình.
Tóm lại, vai trò quan trọng của người cha giúp cho trẻ học được
cách tự kiềm chế, tự điều chỉnh hành vi của mình cho hợp lý theo
chuẩn mực đạo đức và hành vi văn hoá xã hội.
Nghiên cứu ở Châu Âu cho thấy những năm đầu của giai đoạn tuổi
thành niên, vai trò của người cha liệu có đủ sức mạnh về mặt ý chí để “bắt”
đứa trẻ khuất phục, bắt chước và noi theo hay không? Nếu người cha
không đủ sức mạnh và uy tín để trinh phục đứa trẻ thì sự phát triển cái
“siêu tôi” của đứa trẻ gặp nhiều cản trở trong giao tiếp và ứng xử sau này,
những đứa trẻ này sẽ khó khăn trong cuộc sống nếu ông bố không đủ tư
cách làm người đàn ông trong gia đình.
c) Hình ảnh người cha trong tâm trí trẻ em

- Khái niệm tâm trí: Đó là những biểu tượng, khái niệm của con người về
sự vật, hiện tượng đã tác động vào não của con người.
- Hình ảnh người cha: Là biểu tượng về người cha trong đầu của trẻ em nhờ
biểu tượng này có được do sự tiếp súc thường ngày của trẻ đối với cha
mình mà hình thành nên.
3 - Các kiểu quan hệ cha con : trong phần này chúng tôi sử
dụng tài liệu “ TLHGĐ” của bác sỹ Nguyễn Khắc Viện để trình bày
a) Những người cha sử dụng uy quyền đúng mức: đều có ảnh
hưởng tốt đến con cái phụ thuộc vào người cha đó có nhận thức đầy
đủ về trách nhiệm bổn phận, có sự quan tâm và tác động đúng mức
đến đứa con, ông bố ít nhiều làm gương cho con Bên cạnh việc sử
dụng quyền làm cha đều sử dụng cái uy tín bằng một số phẩm chất
nhân cách trong tính cách năng lực của mình, hành vi ứng xử.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Theo G - Robin : “Uy quyền người cha tất nhiên là then chốt
của sự hoà hợp trong gia đình. Nhưng nó đòi hỏi một sự điều chỉnh
tế nhị biết bao; có những người sử dụng uy quyền như bàn tay sắt,
những người khác dễ dãi và nhu nhược cả hai đều không đúng. Một
người cha quan tâm đến việc giáo dục con cái một cách thông minh
không điều khiển con bằng cách áp đặt cho nó cách suy nghĩ, cách
cảm nhận mà phải quên cá nhân mình đi để đi sâu vào tâm tư tình
cảm của con như đó là của chúng mình. Người cha mang những ánh
sáng của trí tuệ và kinh nghiệm của mình đến với con người non trẻ
mà ông ta mỗi lúc đều chia sẻ những cảm xúc và tình cảm. Xung đột
sẽ xảy ra khi người nọ không đặt mình vào địa vị người kia. Trái tim
người cha va trái tim người con không bao giờ hoà cùng một nhịp.
Cả cuộc đời ngăn cách họ”.[ tâm lý học gia đình - Nguyễn Khắc
Viện]
Đó là cách ứng xử lý tưởng đề xuất cho người cha có lòng nhân

từ, với kiểu đó vai trò uy quyền có vẻ khá bạc bẽo. Câu ngạn ngữ
dân gian “Yêu cho roi vọt” chứng tỏ là không có quyền uy thực sự
mà không có tình yêu thương. Tình yêu thương của người cha có thể
biểu lộ cách khác hơn là trong việc thi hành những hành động tỏ rõ
uy quyền cần thiết có hàng nghìn cách biểu lộ. Đó là công việc khó
hơn mà người ta suy nghĩ để biết, thí dụ như lắng nghe một đứa trẻ
với tất cả sự chú ý mà đứa trẻ mong muốn. Với sự quan tâm được
duy trì và lòng kiên nhẫn không mệt mỏi, người cha có thể giúp cho
sự phát triển hài hoà trí khôn của trẻ. Người cha cũng không được
làm mất uy tín và uy quyền của mình.
Việc biểu hiện này làm cho người cha không quá cứng nhắc,
không quá độc đoán, làm cho con cái nể trọng tự giác mà không
phải do áp đặt quyền lực, uy quyền. Uy tín phụ thuộc nhiều khả
năng đảm bảo kinh tế của người cha.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Yếu tố thể chất của người cha cũng quan trọng nếu ốm đau quá
rất khó là nhân cách tốt đến mấy cũng khó tạo ra hình ảnh cho
những đứa trẻ, làm mất đi cái uy với đứa trẻ.[TLHGĐ - Nguyễn
Khắc Viện]
b) Người cha lạm dụng uy quyền : Là những người sử dụng
quyền lực làm cho quá mức cần thiết, không đúng lúc, đúng chỗ,
không có mức độ và đôi khi còn thiếu đức độ dễ trở thành những
ông bố dữ tợn, mù quáng gây sợ hãi trẻ, có một số người cha làm
cho các con phải khiếp sợ, một cách có ý thức hay không do quá lời
và những biểu hiện bên ngoài của một sự áp chế che dấu vụng về,
việc thiếu quyền uy thực sự của mình. Có những người cha dễ quên
những lời hò hét và những roi vọt đối với con. Trong khi đứa trẻ thì
lại khác nó cho là mọi sự đều nghiêm túc và tin tất cả đều là dứt
khoát. Từ đó nảy sinh những mối lo lắng buộc sự phát triển tâm lý

của trẻ phải gánh chịu nặng nề sau này. Trong số đó có sự ứng xử
của các ông bố nghiện rượu, vấn đề không phải là vẽ ra một lần nữa
bức tranh người cha nghiện rượu trở về nhà. Cũng có loại ảnh hưởng
của ông bố nghiện rượu kín đáo hơn, không ồn ào, không say nhưng
với kiểu cáu kỉnh và kiểu xung đột quá quen thuộc ở người nghiện
rượu, ông trở thành đao phủ ở nhà mình. Không bao giờ bằng lòng,
không ngừng thúc bách vợ con, gây giông bão và đánh đập không
tiếc tay. Trong loại này cũng phải xếp những ông bố không nghiện
ngập nhưng làm quá sức do đó hay cáu gắt, muốn đạt được sự yên
tĩnh trong nhà bằng sợ hãi hoặc khiếp đảm hơn là về nhà cố gắng
thêm để sử dụng uy quyền một cách khéo léo hơn.
Thường cũng xảy ra những hành hạ thể xác. Mục “ những trẻ
em bị hành hạ” đã cung cấp khá nhiều và cũng chỉ báo hiệu những
sự hành hạ đặc biệt đáng phẫn nộ. Hàng năm ở nước Pháp có 700
trường hợp bị buộc tội vì hung bạo, hành hạ về thể xác hoặc xúc
phạm đến trẻ dưới 15 tuổi. Những đòi hỏi của bố mẹ thúc bách kèm
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

theo đe doạ và trừng phạt. Người ta phải ngạc nhiên về những đòn
khủng bố con cái bằng lửa xiên nung đỏ, đốt trực tiếp v.v.
[TLHGĐ - Nguyễn Khắc Viện]
Uy quyền thái quá chỉ gây nên những hậu quả nghiêm trọng khi
đến một ngưỡng nào đó theo những điều kiện biểu lộ và nhất là nhân
cách đứa bé là nạn nhân. Một sự giám định gần đây cho thấy một
thủ lĩnh của một băng nổi tiếng được mệnh danh là “Vua vượt ngục”
lúc nhỏ đã từng là nạn nhân của một ông bố tai quái, ghen tức tình
thương của con trai dành cho mẹ và em gái, khi bà mẹ chết ông hành
hạ hai anh em bằng đủ chuyện phiền nhiễu và đánh đập chúng. Đứa
con gái chết sau mẹ một năm. Còn con trai tìm lối thoát bằng con
đường phạm pháp. Và đó là lần vượt ngục đầu tiên của nó.

Có ông bố làm hại con 1 cách vô thức đôi khi hại cả thể xác
con. Những người cha này thể hiện một kiểu uy quyền cứng nhắc, ít
thông cảm. Con trai thường nhạy cảm, quá xúc cảm và không thể
thoát khỏi sự giám hộ của người cha, sợ không có khả năng để sánh
với một người cha đã thành công rực rỡ trên đường đời.
Lạm dụng uy quyền biểu hiện ở sử dụng uy quyền, người cha
bảo vệ con một cách quá đáng luôn quan tâm đến con cái, không để
cho con cái có khó khăn nào, không dạy con mạo hiểm, không cho
phép thử thách. Ấp ủ con cái tránh cho trẻ những khó khăn dù hết
sức nhỏ nhặt trong đời sống để cho nó thoát khỏi khó khăn, đây là
người cha lạm dụng uy quyền và sử dụng uy quyền và triệt tiêu sự
sáng tạo của đứa trẻ, chỉ mong muốn những việc tốt cho con, chỉ số
IQ của trẻ không thể phát triển được. Có những người cha bảo vệ
con một cách quá đáng bằng cách áp dụng ý kiến của mình 1 cách
rất nghiêm khắc cứng rắn vì muốn con bằng mình và vượt lên hơn
mình quá khả năng của chúng như vậy sở hữu con như một cái máy
theo nhiều khía cạnh có sẵn, không theo sự thích nghi hững thú của
trẻ những đứa trẻ trong gia đình này gọi là những đứa trẻ duy kỉ bất
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

lực tách ra khỏi thực tế khi gặp khó khăn hay trốn vào mộng tưởng
mơ mộng, đây là những đứa trẻ hoạt đông thiếu sáng tạo không có
khả năng tự vệ luôn mặc cảm, tự ty vô tích sự và khi gặp khó khăn
muốn lại quay về như lúc bé nhỏ .
Lạm dụng uy quyền, người cha làm cho trẻ khiếp sợ một cách
có ý thức hoặc không có ý thức dùng những lời nói hoặc những hành
vi biểu hiện sự áp chế để trẻ dấu kém cỏi, thiếu uy quyền của mình
và ông bố nghiện rượu hậu quả làm nảy sinh sự lo lắng những rối
loạn trong tiêu hoá tuần hoàn của đứa trẻ.
Lạm dụng đàn áp đánh đập vô tội vạ tàn ác, bố nghiện rượu, có

trình độ văn hoá rất thấp, suy đồi đạo đức, những đứa trẻ này sau sẽ
hung tính, nóng nảy thiếu sự kiềm chế hoặc ngược lại những đứa trẻ
lại trì trệ ý thức.[TLHGĐ - Nguyễn Khắc Viện]
Lạm dụng uy quyền: Thiếu hụt uy quyền, nhưng thiếu hụt người cha
không có uy quyền hoặc thiếu hụt uy quyền. Nguyên nhân khách quan do
người cha không tồn tại thật, qua đời, bị tù đày, hoặc phải cách ly do bệnh
tật ( phải điều trị ở nhà điều dưỡng vì lao hay bị giữ vì bệnh tâm thần) do ly
dị. Những khó khăn về mặt vật chất sau khi ngươì cha vắng mặt ở nhà cũng
có tác động dội lại về mặt tâm lý. Khi đó, nguyên tắc uy quyền đối với đứa
trẻ không còn là sự nâng đỡ bình thường. Trường hợp mất cha, người con
bị thiệt thòi vì thiếu những cắm chốt cần thiết liên tiếp nhau, người con trai
phải bám vào người mẹ và có nguy cơ thiếu nam tính vì hình ảnh của người
đã mất không thể thay thế người cha bằng xương bằng thịt. Sự cắm chốt
đầu tiên của con gái đối với người cha cũng không thể thực hiện được. Sau
này lớn lên cô gái tự đồng nhất với mẹ, nhìn nhận người mẹ không chỉ là
mẹ mình mà còn là người vợ có những đứa con của người đàn ông mà
mình yêu quý. Một số người cha khác không thể hiện được uy quyền họ ở
vị trí không rời ra được, bỏ mặc con cái cho vợ.[TLHGĐ - Nguyễn Khắc
Viện]
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Nguyên nhân chủ quan: có 1 số người cha không sử dụng uy quyền do
tính ích kỷ, sẵn sàng bỏ thời gian đi với bạn, không sẵn sàng đi với con cái,
hay ngồi vào tờ báo mà không ngồi với con vì sợ nó cản trở mình. Do nhận
thức kém, do thiếu trình độ hiểu biết, ông bố dùng hình thức thưởng phạt
không đúng lúc, không biết quyền hạn của mình như thế nào, sử dụng đối
với con thô bạo thiếu suy nghĩ. Những người cha không có uy quyền do
nhu nhược, mất sức mạnh uy quyền với con, do yêu con, do không làm chủ
được kinh tế gia đình, không có khả năng làm bố đứa trẻ, do nhi tính như
một đứa trẻ, nhi tính bao bọc ở người vợ sẽ xây dựng ở đứa trẻ thiếu tính kỉ

luật trong cuộc sống dễ lo âu mất ổn, có cảm giác thiếu an toàn sẽ ảnh
hưởng đến đứa trẻ trai có su hướng thiếu quyết đoán và nó cũng thờ ơ với
con cái sau này hoặc nó có một hình ảnh bù trừ lại người cha nhu nhược.
Những đứa trẻ gái rất khó khăn trong việc chọn lựa bạn đời.
Hậu quả thiếu hụt uy quyền của người cha: Với trẻ em, những
người cha mất uy quyền, trẻ thiếu một cái phanh cần thiết cho việc thể hiện
3 loại phản ứng sau: “L Michaux”:
- Thiếu sự độc lập, bắt trước, bù trừ nếu trẻ độc lập giải phóng năng
lực, thường trễ, chốn học, vi phạm kỉ luật, trộm cắp hay về trễ.
- Phản ững do bắt chước những đứa trẻ này thường duy trì mẫu(như
sự nhu nhược của ông bố). Sau khi phá vỡ những thần tượng trong gia
điình đứa trẻ tìm đến những mẫu ngươì khác, chọn mẫu hình ngược lại sự
nhu nhược của ông bố, chọn những kẻ xấu trong những tiểu thiết trinh
thám, găng xtơ Phản ứng bù trừ cho phép cậu thiếu niên khẳng định sự tự
tin và nhân cách của mình bằng những tội vô cớ.
- Không phanh hãm là phản ứng bù trừ cho phép đứa trẻ tự tin vào
nhân cách của nó bằng phạm tội vô cớ không thay đổi.
Có 3 hội chứng sau: (thiếu hụt sự uy quyền của ông bố)
- Nhu nhược không có nhân cách vững chắc lộn xộn.
- Cô độc về mặt tình cảm, không có khả năng gắn bó và thâm nhập
sâu sắc lâu bền với người lớn.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

- Không có khả năng gắn bó xâm nhập bạn bè sâu sắc thiếu bền vững,
trẻ này luôn thiếu cảm giác an toàn, đặc biệt đi đến tự ty, tự tử . Ít ra là
chấp nhận khả năng có thể sảy ra trước những sự cưỡng chế nhỏ nhặt hoặc
những khó khăn của đời sống.
Gia đình là một xã hội thu nhỏ, thông thường một sự nhiễu loạn trong
đời sống gia đình sẽ phóng chiếu những hậu quả của nó vào đời sống xã
hội mai sau của đứa trẻ.[TLHGĐ - Nguyễn Khắc Viện]

C- Các kiểu quan hệ đặc trưng cha con và ảnh hưởng đối với con
cái:Theo tài liệu trong bài giảng TLHGĐ.
- Phó mặc không quản lý, không quan tâm đến con trẻ, không khen trẻ
để nó làm gì thì làm: phát sinh tâm lý lòng ghen tị, sự đố kị làm tổn hại đến
người khác, làm tổn thương người khác, nó hay công kích chống lại người
lớn, thầy cô giáo, yêu bản thân không yêu người khác.
- Người cha hay thô bạo cục cằn với con, luôn dùng roi vọt với trẻ dẫn
đến làm cho trẻ thiếu đi sự độ lượng, dễ dùng bạo lực với người khác, trẻ bị
đánh mất đi ngây thơ trong sáng, sự thẳng thắn đáng yêu, trẻ hay bị bạo
lực: là người lỳ lợm độc đoán, hung hãn và tàn nhẫn vì nó đồng nhất với
hành vi của cha mẹ.
- Thương yêu con không đúng mức : dễ dãi, nặng tình cảm sợ con khổ
bao giờ cũng cáng đáng cho trẻ đòi gì cho đấy chiều chuộng không đúng
những trẻ này rất khó trưởng thành vì nó luôn ngây thơ nhỏ bé, hay làm
phiền người khác không có tính nhân đạo không có tinh thần trách nhiệm,
tính tự lập kém, thích ứng xã hội kém đặc biệt không có năng lực phân tích
giải quyết vấn đề.
- Nghiêm khắc với con một cách thông thái, một cách gàn dở, làm cho
trẻ như một cái máy cứng nhắc lo cho bản thân là trên hết.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

- Không kiên định với con : Nay đúng, mai bảo sai, vừa trách lại vừa
khen, làm trẻ hành động tự ty bất ổn, không làm việc được liên tục tâm lý
tâm trạng luôn bất ổn, làm việc không kiên trì.
- Có tình cảm thiên lệch với con cái dẫn đến trẻ trưởng thành trong
tâm lý ghen tỵ, cãi vã, nói dối.
- Hay lý luận hay tìm khuyết điểm của con để lý luận, làm cho trẻ nó
lỳ ngược lại.
- Giáo dục con theo kiểu tự phụ, lấy mình làm gương lý luận làm trẻ
ngộ nhận, nó sẽ kiêu căng với người khác, định kiến với người khác, ngược

lại gây ra cho trẻ tự ty.
* Người cha lý tưởng trong ứng xử với con cái :
- Chấp nhận đứa trẻ trên cơ sở những gì thực tại, chỉ ra được cả ưu,
nhược điểm của trẻ, trẻ thấy tự do thoải mái trưởng thành về nhân cách.
Không quá can thiệp, không quá chăm lo quá mức, luôn tin tưởng vào trẻ,
luôn động viên ý chí phấn đấu của trẻ. Có thái độ rõ ràng với con cái,
không chỉ yêu cầu nghiêm khắc mà còn lắng nghe ý kiến của trẻ, biểu
dương trẻ. Không thiên lệch các thành viên trong gia đình, cha mẹ phải hoà
thuận cùng có thái độ hợp tác tích cực gia đình có đạo lý trong giáo dục
con cái.
4 - Đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu học ( 6 > 12 tuổi):
Theo tài liệu của TLH phát triển
Ở lứa tuổi tiểu học 6 - 11, 12 tuổi. Đã được nhiều nhà khoa học đưa ra
phân tích và rút ra kết luận.
Lứa tuổi này diễn ra một sự phát triển toàn diện cả về quá trình nhận
thức. Trong đó đáng kể nhất là sự phát triển của tri giác, chú ý, từ nhỏ,
tưởng tượng, tư duy. Hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi này là học tập vì nó chi
phối nhiều nhất đến sự phát triển nhân cách, hoạt động này đỏi hỏi ở trẻ sự
phát triển trí tuệ những năng lực ý chí nhất định, khả năng tự kiềm chế bản
thân, trẻ phải cố gắng vượt qua những khó khăn không thể làm theo những
gì mình thích mà phải thích ứng dần với những tình huống xã hội đó là nhà
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

trường, bạn bè, thầy cô. Trẻ bắt đầu có những hoạt động thám hiểm thế giới
xung quanh.
Giai đoạn này được đặc trưng bởi sự thể hiện của khả năng thực hành,
phân tích lo - gíc bằng khả năng thấu cảm và thái độ đối với mọi vật của
thế giới xung quanh. Theo tâm lý học phát triển trẻ em ở giai đoạn này
được gọi là tư duy thao tác và khả năng khái quát hoá, trừu tượng hoá được
chia làm các giai đoạn nhỏ:

Tóm lại lứa tuổi này là bước ngoặt mới của sự học tập và lĩnh hội
những điều mới mẻ của thế giới xung quanh, với sự quan sát của cha mẹ
cũng như người chăm sóc trẻ, mọi vật đối với các em trong giai đoạn này
đều lạ lẫm và gây cho các em ý thích và ham muốn khám phá, lúc này
chúng thể nghiệm.
Theo Piagiê thì giai đoạn 6 > 12 tuổi các em đã thành thạo về chức
năng của biểu tượng. Các em có thể “trừu tượng hoá đồ chơi”.
II. Sơ lược lịch sử nghiên cứu:
Gia đình là một đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác
nhau như : Tâm lý học gia đình, Tâm lý học xã hội, Giáo dục học, Kinh tế,
Luật sử học Những vấn đề trong gia đình trở thành một đề tài được nhiều
tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu từ giai đoạn trước đến nay. Được
nghiên cứu mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ 2 : Gia đình trong mối
liên hệ nội bộ gia đình, các thành viên trong gia đình là đối tượng nghiên
cứu của Tâm lý học gia đình nhưng không đưa ra được các giải pháp.
Ở nước ngoài có rất nhiều công trình nghiên cứu về tâm lý học gia
đình đến năm 1970 của thế kỉ XX ở Mỹ môn Tâm lý học gia đình rất phát
triển, nó đi từ nguyên lý cho rằng sự tác động và ảnh hưởng qua lại lẫn
nhau giữa các thành viên trong gia đình được xem là nguyên nhân nảy sinh
ảnh hưởng tâm lý. Như vậy gia đình được xem là một hệ thống tổng thể, vì
vậy đối tượng từng thành viên trong gia đình sang nghiên cứu các mối quan
hệ tương tác trong gia đình. Có những công trình nghiên cứu của Phương
tây về trẻ em và mối quan hệ trong gia đình nghiên cứu của Bacle Carnegic
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

về “tâm lý vợ chồng” nêu mối quan hệ và tâm lý vợ chồng vấn đề hôn nhân
và hành vi ứng xử cũng như tính cách của người vợ chồng hạt nhân chính
của gia đình.
Ở Việt Nam gia đình được nghiên cứu ở khía cạnh khác nhau như từ
gia đình truyền thống đến gia đình hiện đại ngày nay với nhiều tác phẩm

nghiên cứu như “ Gia đình Việt Nam truyền thống”
Cách nhìn của Bác sỹ Nguyễn Khắc Viện : đối tượng gia đình phải
xem xét giữa các cá nhân trong gia đình mối quan hệ tình cảm, theo ông
nghiên cứu gia đình phải đi theo 3 hướng chính, trong đó có tình tổ ấm.
Tình tổ ấm: gia đình hạt nhân quan hệ bố mẹ với con cái như thế nào ? Vai
trò là bố, vai trò là mẹ.
Các nhà nghiên cứu về gia đình trên thế giới (Đặc biệt nghiên cứu liên
ngành trong lĩnh vực tâm lý học và xã hội học) đã chia ra một số lượng
nghiên cứu về gia đình nhìn từ góc độ TLH và xã hội học như sau: Hướng
nghiên cứu về những vấn đề biến đổi về tổ chức của bên trong gia đình:
chuyên nghiên cứu vai trò của bố, mẹ và các thành viên trong gia đình, vai
trò của người chồng, vợ biến đổi chuyển từ gia đình chỉ huy một người đàn
ông sang mô hình gia đình thương lượng, cha mẹ bình đẳng trước việc nội
trợ, giáo dục con cái, quyết định chi tiêu mua sắm trong gia đình, những cái
nghiên cứu này những năm 50 thế kỷ XX gia đình được xem xét, được
phân tích như là một khối thống nhất ; Những năm 60, 70 gia đình được
phân tích theo những hệ thống nhỏ. Những năm 80, 90 đến nay gia đình
được phân tích từ góc độ trẻ em. Từ năm 80 lại đây theo hướng 2 này
những biến đổi trong gia đình, gia đình bị suy yếu đặc biệt vị trí của ông
bố. Vai trò làm cha trong gia đình được tăng lên rất nhiều, phụ nữ thích
nghi tốt hơn với vai trò mới trong khi nam giới khó thích nghi với vai trò
nội trợ .
Ngày nay do môi trường xã hội biến đổi thể chế chính trị biến đổi
cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật, kinh tế, cơ chế thị trường mở
rộng, giao lưu văn hoá với nước ngoài, gia đình biến đổi, vai trò của người
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

cha, mối quan hệ cha con cũng có biến đổi do nhiều nguyên nhân khách
quan và chủ quan. Điều này khiến em thôi thúc em tìm hiểu nghiên cứu, do
có nhiều hạn chế về thời gian, kinh nghiệm và năng lực của bản thân, báo

cáo nghiên cứu còn nhiều thiếu sót mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô.
Em hy vọng báo cáo nghiên cứu này sẽ là ý kiến góp phần cho việc
xây dựng một tổ ấm gia đình, một gia đình hạnh phúc, gia đình văn hoá
góp phần cùng toàn dân xây dựng đời sống văn hoá mới tại các khu dân cư.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

CHƯƠNG II - KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ BÀN LUẬN
Nghiên cứu tại xã Quang Hưng - Phù Cừ - Hưng Yên.
Hình ảnh người cha trong tâm trí trẻ em được thể hiện qua kết quả
phỏng vấn của trẻ em trong phụ lục 1 câu 1 với kết quả trả lời câu hỏi. Em
thích bố em ở những điểm như : Nghiêm khắc : 9/15 = 60% các em được
hỏi Thích; quan tâm đến gia đình, con cái : 5/15 = 33,3%, chăm chỉ: 5/15 =
33,3%, vui tính: 4/15 = 26,6%, khuyên bảo con cái nhẹ nhàng: 4/15 =
26,6%, yêu quý con: 3/15, giản dị: 3/15 = 20%. Kết quả cho thấy trẻ em
thích cha ở tính nghiêm khắc, quan tâm đến gia đình con cái, chăm chỉ làm
việc, vui tính, khuyên bảo con cái nhẹ nhàng, yêu quý con và sống giản dị.
(Phụ lục 1- câu 1)
Kết quả câu 1:
Mệnh đề Ý kiến trẻ Tỉ lệ %
- Nghiêm khắc 9/15 60%
- Gương mẫu 4/15 26,6%
- Quan tâm 5/15 33,3%
- Vui tính 4/15 26,6%
- Khuyên bảo nhẹ
nhàng
4/15 26,6%
- Chăm chỉ 5/15 33,3%
- Giản dị 3/15 20%
- Yêu quý 3/15 20%
Qua kết quả phỏng vấn người cha ( Phụ lục 1 - câu 1)

* 15 người cha cho biết theo câu trả lời: Con ông thích ông ở điểm
nào ?
Mệnh đề Ý kiến người
cha
Tỉ lệ %
- Cần cù chịu khó 5/15 33,3
- Quan tâm con cái học hành 3/15 20%
- Hiền lành 3/15 20%
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

- Khen thưởng động viên khuyến
khích
2/15 13,3%
- Nghiêm khắc 2/15 13,3%
- Thẳng thắn,đúng mực 1/15 6,66%
- Vui tính hoà nhã cởi mở 1/15 6,66%
- Văn hoá thể thao 2/15 13,3%
Kết quả câu trả lời của 15 ông bố đều có chung điểm với trẻ như :
Thích bố chăm chỉ, cần cù chịu khó, quan tâm đến con cái, hiền lành, vui
tính, nghiêm khắc; Ngoài ra các trẻ còn thích cha khen thưởng động viên
con, hoạt động văn nghệ thể thao, thích cha thẳng thắn, đúng mực.
* Trẻ em cho biết qua trả lời câu hỏi 2. (Phụ lục 2) Mặc dù bận rộn
với bao công việc chính của gia đình, công việc xã hội nhưng người cha
vẫn tranh thủ những thời gian Ngoài giờ đi làm về còn giúp vợ con công
việc trong gia đình như kết quả câu 2 :
Mệnh đề Ý kiến trẻ Tỉ lệ %
- Xem Tivi 11/15 73,3%
- Nấu cơm 8/15 53,3%
- Đọc báo 8/15 53,3%
- Hướng dẫn em học

bài
5/15 33,3%
- Giặt quần áo 3/15 20%
- Trông em 2/15 13,3%
- Chăn nuôi 2/15 13,3%
- Đọc báo; 8/15 = 53,3%, xem ti vi, xem thời sự: 11/15 = 73,3% để
mở mang kiến thức hiểu biết tình hình xã hội, thế giới vẫn có 5/15 =
33,4%, người cha tranh thủ thời gian Hướng dẫn con học bài, 3/15 = 20%
người cha giúp vợ con giặt quần áo, 2/15 = 13,3% người cha trong con nhỏ
và chăn nuôi sản xuất thêm tại nhà.
* Trong truyền thống gia đình Việt Nam với phong tục, tập
quán ngàn đời tư tưởng trọng nam khinh nữ còn tồn tại nhất là ở
nông thôn, nhiều ông bố đã có nhận thức tiến bộ như việc trả lời câu
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

hỏi hỏi Ông thích con gái, con trai ông ở điểm nào: (Kết quả câu 2 -
Phụ lục 2)
Mệnh đề Ý kiến của người cha
Về con
gái
Tỉ lệ
%
về con
trai
Tỉ lệ
%
- Ngoan ngoãn, hiền lành 5/11 45,45% 4/13 30,76%
- Chịu khó chăm học, học giỏi 3/11 27,27% 4/13 30,76%
- Thuỳ mị, dịu dàng, nết na 4/11 36,36% 0
- Năng động, mạnh mẽ hoạt bát,

nhanh nhẹn tháo vát sôi nổi
1/11 9,09% 7/13 53,2%
- Thông minh 1/11 9,09%
- Nghe lời cha mẹ 1/11 9,09% 1/13 7,69%
- Có trí tự lập 1/13 7,69%
- Có chứng kiến 1/13 7,69%
Ngoài thích con gái, con trai, hiền, chăm chỉ chịu khó học giỏi,
năng động hoạt bát nhanh nhẹn tháo vát, sôi nổi Người cha ngày
nay còn thích con gái thông minh, mạnh mẽ, năng động, nhanh
nhẹn, thích con cái có trí tự lập, có chứng kiến.
Khi có thời giờ rảnh rỗi, Người cha thường hay nói chuyện với
con cái qua câu hỏi số 3 với trẻ : Bố em hay nói chuyện gì với em ?
Kết quả câu 3 : (Phụ lục 3)
Mệnh đề Ý kiến trẻ Tỉ lệ %
- Nói chuyện học hành 8/15 53,3%
- Nói chuyện ngày xưa 7/15 46,6%
- Chuyện làm việc của bố 3/15 20%
- Bạn tốt của Bố 1/15 6,66%
- Hỏi điểm, chuyện ở lớp của
con
1/15 6,66%
- Chuyện vui, ngoài đường 1/15 6,66%
- 8/15 = 53,3% nói chuyện học hành với con, mong con học tập
tốt, 7/15 = 46,6% nói chuyện ngày xưa về ông bà cha mẹ. Về
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

những năm tháng chiến tranh gian khổ cho con cái hiểu biết thêm về
truyền thống gia đình, 3/15 = 20% về làm việc của Bố khó khăn,
vất vả, ngoài ra còn hỏi con cái điểm học tập, chuyện ở trường lớp
rất muốn quan tâm đến con.

* Dù bận trăm công ngàn việc nhưng người cha trong một ngày
cũng tranh thủ khoảng thời gian nghỉ lao động để nói chuyện với
con như kết quả câu hỏi 3: Trong một ngày ông nói chuyện, được
với con bao nhiêu thời gian (Phụ lục 3 - Câu 3)
Thời gian qua trò chuyện với con trong ngày :
< 30 phút: 2/5 = 13,3 %
30 > 60 phút: 4/15 = 26,6%
> 60 > 120 phút: 7/15 = 46,6%
> 120 > 180 phút: 1/15 = 6,66%
> 180 > 240 phút: 1/15 = 6,66%
Dù vất vả lao động sản xuất mệt nhọc nhưng trong 1 ngày
người cha vẫn dành những thời gian có ích đó trò chuyện với con
cái .
* Trong việc giáo dục dạy bảo con cái người cha thường
khuyên ngăn trẻ không được làm những việc như kết quả phỏng vấn
trẻ trả lời câu hỏi 4: Bố em thường cấm không cho em làm gì ? Vì
sao ?
Kết quả trẻ cho biết như sau : (Phụ lục 4 - Câu 4)
Mệnh đề Ý kiến trẻ Tỉ lệ %
- Không đi chơi nhiều : Vì sẽ không
chú ý đến học không tốt.
9/15 60%
- Không đi chơi nhiều vì không có ích,
vì bố nghiêm khắc.
1/15 6,66%
- Không làm và phải tránh xa thói hư
tật xấu vì không tốt.
3/15 20%
- Không đọc truyện nhiều vì ảnh hưởng
học tập không tốt.

3/15 20%
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

- Không nói láo, không ăn cắp, ăn trộm
vì không tốt.
2/15 13,2%
- Không sao nhãng học tập : vì không
tốt cho tương lai.
2/15 13,2%
- Không đánh điện tử, xem tivi nhiều 2/15 13,2%
- Không bừa bãi : vì không có lợi 2/15 13,2%
- Không dấu dốt : vì không có lợi 1/15 6,66%
- Không xem tivi gần, không học đèn
tuýp : vì hại mắt.
1/15 6,66%
Khuyên ngăn trẻ không nên đi chơi nhiều vì không có thời gian
học bài : 9/15 = 60 % vì trẻ nay rất ham chơi nếu bố không ngăn trẻ
dễ sa đà, cấm trẻ phải tránh xa những việc xấu đua đòi Ngoài ra
còn cấm trẻ không được dấu dốt, không xem tivi gần, không học đèn
tuýp không có lợi Việc khuyên ngăn cấm con đều đúng với khuôn
phép của gia đình có đạo lý dạy bảo con cái.
* Ý kiến của người cha thường cấm con không được làm những
việc qua kết quả phỏng vấn người cha của câu hỏi 4 : (Phụ lục 4)
Mệnh đề Ý kiến người cha Tỉ lệ
- Cấm chơi bời nô nghịch đua
đòi quá đà.
7/15 46,6%
- Không lừa dối, làm điều sai
trái, việc xấu.
6/15 40%

- Không lười học 3/15 20%
- Không ăn uống bừa bãi 1/15 6,66%
- Không tiêu tiền sớm 1/15 6,66%
Kết quả: 7/15 = 46,6 % : Cấm chơi bời nô nghịch đua đòi, quá
đà.
6/15 = 40% : Không lừa dối làm điều sai trái, việc
xấu.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Như vậy 86,6 % ý kiến người cha với 80% ý kiến trẻ trùng hợp nhau
về việc cha cấm con không được làm nhiều điều không tốt.
* Qua trò chuyện với cha, trẻ cho biết ý muốn của cha sau này
con làm việc gì kết quả phỏng vấn trẻ qua câu hỏi số 5 (phụ lục 5)
Bố em muốn sau này em làm nghề gì ?
Kết quả câu 5 :
Mệnh đề Ý kiến trẻ Tỉ lệ %
- Làm giáo viên 6/15 40%
- Làm bác sỹ 5/15 33,3%
- Làm kỹ sư, kiến trúc sư 2/15 13,3%
- Làm giám đốc công ty 1/15 6,66%
- Làm hoạ sỹ 1/15 6,66%
Người cha đều mong muốn con cái sau này thành đạt theo những mơ
ước của trẻ, đó mà điều mà tất cả các ông bố hy vọng cho con.
* Còn điều mong muốn cụ thể của các ông bố vùng nông nghiệp
nông thôn cho biết qua phiếu phỏng vấn câu số 5 :
Ông muốn con ông sau này làm nghề gì ? Vì sao ?
Kết quả câu 5 (Phụ lục 5)
Mệnh đề Ý kiến người
cha
Tỉ lệ %

- Kỹ sư Bác sỹ, giáo viên : Vì
cháu thích chữa bệnh cho mọi
người dạy bảo con cái.
7/15 46,6%
- Theo khả năng nguyện vọng của
trẻ
3/15 20%
- Bất cứ nghề gì có việc làm ổn
định: Vì có việc làm
2/15 13,3%
- Nghề công nhân cơ khí : Vì dễ
đầu vào đầu ra
2/15 13,3%
- Nghề Công an, quân đội : Vì
được rèn luyện mọi mặt, có việc
làm.
2/15 13,3%

×