Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Bước đầu nghiên cứu tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn trong các làng nghề Hà Nội và một số tỉnh lân cận – trường hợp làng nghề sản xuất đồ gỗ phun sơn – Thôn Châu Phong – Liên Hà - Đông Anh – Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.66 KB, 99 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Hoà chung với nhịp độ phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp,
các ngành tiểu thủ công nghiệp trong những năm gần đây cũng phát triển một
cách mạnh mẽ, đặc biệt là các làng nghề. Sự phát triển đó một mặt tạo nên sự
phát triển kinh tế phi nông nghiệp, tăng thu nhập cho lao động nông thôn,
song một mặt cũng tác động nguy hại tới môi trường nông thôn. Các biện
pháp xử lý, kiểm soát ô nhiễm nay không chỉ còn là của công nghiệp mà trong
lĩnh vực nông nghiệp – cụ thể là làng nghế nông thôn cũng đã được các cơ
quan có thẩm quyền áp dụng. Đó là các biện pháp về xử lý chất thải, quy
hoạch theo sản xuất làng nghề tập trung, di dời các cơ sở hộ sản xuất khỏi
làng nghề đông đúc dân cư. Tuy nhiên, suy cho cùng các biện pháp đó cũng
chỉ là chuyển chất thải từ nơi này sang nơi khác, từ dạng này sang dạng khác
mà thôi. Vì vậy, cần phải có những biện pháp giảm thiểu chất thải ngay tại
nguồn – ngay tại khu vực dân cư khá nhạy cảm.
Sản xuất sạch hơn (SXSH) mới được biết đến ở Việt Nam và đã áp
dụng khá thành công trong công nghiệp trong công nghiệp trong thời gian gần
đây là các biện pháp được tiếp cận theo kiểu phòng ngừa, phòng ngừa liên tục
tổng hợp đối với tất cả các hoạt động sản xuất nào có sử dụng một khối lượng
lớn năng lượng, nguyên nhiên liệu, có sinh ra chất thải Có nghĩa là về
nguyên tắc SXSH có thể áp dụng thành công đối với các hoạt động tại làng
nghề. Đây là một cách tiếp cận hoàn toàn mới mẻ và qua quá trình thực tập
cùng với những kiến thức khiêm tốn về SXSH tôi mạnh dạn tiến hành nghiên
cứu đề tài: “ Bước đầu nghiên cứu tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn
trong các làng nghề Hà Nội và một số tỉnh lân cận – trường hợp làng nghề
sản xuất đồ gỗ phun sơn – Thôn Châu Phong – Liên Hà - Đông Anh – Hà
Nội”.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:


- Đề tài tiến hành nghiên cứu các hoạt động sản xuất của các loại hình
làng nghề khác nhau, tìm hiểu nguyên nhân gây ra tổn thất nguyên nhiên liệu
để từ đó đưa ra các cơ hội áp dụng SXSH cho các loại làng nghề.
- Để minh chứng cụ thể, đề tài chú trọng tập trung nghiên cứu hoạt
động sản xuất và môi trường đối với một làng nghề sản xuất đồ gỗ Phun sơn.
Từ đó đưa ra các cơ hội SXSH và phương án SXSH.
* Phạm vi nghiên cứu:
Làng nghề có nhiều ở Việt Nam song đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm
vi bốn tỉnh: Hà Nội, Hà Tây, Hưng Yên, Bắc Ninh.
- Xét một trường hợp sản xuất làng nghề điển hình tại thôn Châu Phong
– Liên Hà - Đông Anh – Hà Nội. Trong đó trọng tâm đánh giá SXSH là các
công đoạn phun sơn từ đó tiến hành đánh giá phương án “thay thế súng phun
sơn cũ bằng súng phun sơn hiện đại hơn”.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ TIẾP CẬN
SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG LÀNG NGHỀ
I. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN.
1. Sản xuất sạch hơn trong hệ thống thứ bậc quản lý môi trường.
Mọi hoạt động sản xuất đều phát sinh chất thải ở đầu ra và điều này sẽ
ảnh hưởng đến môi trường. Để bảo vệ môi trường, cho đến nay đã có rất
nhiều loại phương án được áp dụng và người ta xếp thứ bậc của các phương
án này từ phương án được ưa chuộng nhất đến phương án ít được ưa chuộng
nhất trên cơ sở cân nhắc những lợi ích và chi phí của chúng.
Hình 1: Hệ thống thứ bậc quản lý môi trường
3
HỆ THỐNG THỨ BẬC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Ưa chuộng
nhất


Ít ưa
chuộng nhất
SẢN XUẤT SẠCH HƠN
-Phòng ngừa tái chế chất
thải.
-Tái chế/ tái sử dụng tại chỗ
Tái chế/ tái sử dụng bên ngoài.
Kiểm soát/ xử lý
Đổ chất thải
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Theo cách tiếp cận truyền thống, việc bảo vệ môi trường tập trung chủ
yếu giải quyết các loại chất thải sau khi chúng đã được phát sinh ra, tức là xử
lý cuối đường ống. Các nhà sản xuất công nghiệp sẽ thực hiện việc xử lý các
chất phế thải, vận chuyển chất thải đi đổ, hoặc tái chế, tái sử dụng ở bên ngoài
phạm vi xí nghiệp. Cách làm này đòi hỏi những chi phí (xử lý, nộp phí, vận
chuyển, sự cố…) và như thế luôn được coi là tạo ra gánh nặng tài chính cho
các doanh nghiệp nên không được các doanh nghiệp thực hiện một cách hăng
hái, tích cực. Cách tiếp cận cuối đường ống như vậy đã trở nên lạc hậu và
không còn thích hợp nữa bởi tính không chủ động, ít hiệu quả; hơn nữa năng
lực xử lý, thu gom chất thải và khả năng hấp thụ của môi trường không thể
theo kịp với đà gia tăng chất thải ngày càng nhiều trong quá trình phát triển
kinh tế xã hội. Hiện nay, nhiều nuớc trên thế giới đã áp dụng một cách tiếp
cận mới, tiên tiến theo kiểu phòng ngừa tổng hợp trong quản lý môi trường.
Theo cách tiếp cận này, các doanh nghiệp thực hiện giảm và tránh chất thải
ngay tại nguồn phát sinh.
Sự khác nhau cơ bản giữa hai các tiếp cận nêu trên là thời điểm thực
hiện: cách thứ nhất, sau khi phát sinh chất thải và được coi là phản ứng – xử
lý; còn cách thứ 2 là tiếp cận chủ động theo hướng dự đoán và phòng ngừa.
Cách tiếp cận mới này được biết đến với tên gọi là sản xuất sạch hơn (SXSH).
2. Khái niệm về sản xuất sạch hơn và các khái niệm tương đương.

- Khái niệm sản xuất sạch hơn (SXSH) lần đầu tiên được UNEP-
chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc - đưa ra vào năm 1989 như sau:
“SXSH là việc áp dụng liên tục một chiến dịch môi trường phòng ngừa tổng
hợp với các qui trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ nhằm làm tăng hiệu quả
tổng thể và làm giảm các nguy cơ với con người và môi trường”.
• Đối với qui trình sản xuất: SXSH bao gồm việc bảo quản nguyên liệu,
năng lượng, loại bỏ các nguyên liệu độc hại, giảm bớt số lượng và mức độ
độc hại của các chất thải gây ô nhiễm ngay từ trước khi chúng đợc thải ra môi
trường.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
• Đối với các sản phẩm: SXSH chú trọng đến việc giảm bớt các tác
động có hại trong suốt chu trình sản phẩm, từ khâu thiết kế đến loại bỏ.
• Đối với dịch vụ: SXSH bao gồm từ khâu thiết kế, cải tiến, việc quản
lý nhà xưởng đến khâu lựa chọn các loại đầu vào.
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Như vậy khái niệm SXSH được mô tả như sau:
Hình 2: Khái niệm SXSH
L
Theo cách tiếp cận này SXSH có nghĩa là:
• Tránh hoặc giảm phát sinh chất thải.
• Sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lợng và nguyên vất liệu.
• Sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ thân thiện hơn với môi trường
• Giảm bớt lượng chất thải xả vào môi trường, giảm chi phí và tăng
lợi nhuận.
Các khái niệm tương đương với SXSH.
Bên cạnh khái niệm về SXSH có một số khái niệm tương tự như:
• Giảm thiểu chất thải: Khái niệm này đã được cơ quan bảo vệ môi
trường Mỹ (USAPA) sử dụng từ những năm 1988. Theo đó, cách tiếp cận

theo kiểu phòng ngừa chất thải và các biện pháp của nó đợc coi là các biện
pháp giảm bớt ô nhiễm tại gốc (nơi chất thải có thể phát sinh), thông qua việc
6
SẢN XUẤT SẠCH HƠN
Giảm nguồn phát
sinh
Là một chiến lược tổng hợp,
liên tục và mang tính phòng
ngừa
Nhằm thay đổi
Thay thế mang tính
cơ bản
Bảo toàn năng lượng
Thiết kế môi trường
Để tăng hiệu quả tổng thể,
Điều này sẽ.
Cải thiệntình hình môi trường
và giảm chi phí
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tạo ra các thay đổi trong việc sử dụng các đầu vào, thay đổi công nghệ, cải
tiến qui trình vận hành và đổi mới sản phẩm.
• Phòng ngừa ô nhiễm: Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (USAPA) đã
định nghĩa phòng ngừa ô nhiễm là việc sử dụng nguyên vật liệu, qui trình
hoặc qui chuẩn cho phép làm giảm bớt phát sinh chất ô nhiễm hoặc chất thải
ngay tại nguồn gốc của chúng. Phòng ngừa ô nhiễm bao gồm cả những hoạt
động giúp làm giảm bớt việc sử dụng các nguyên vật liệu độc hại, giảm tiêu
thụ năng lượng, nước và các nguồn khác và các hoạt động bảo vệ tài nguyên
như bảo tồn và sử dụng tài nguyên có hiệu quả hơn.
Cách tiếp cận này đã nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp sẽ có lợi hơn
nhiều nếu thay vì áp dụng các biện pháp xử lý chất thải, tìm cách không tạo ra

chất thải/chất gây ô nhiễm môi trường, để bảo đảm rằng chất thải đó không đe
doạ đến chất lượng môi trờng.
• Năng suất xanh (NSX).
Năng suất xanh được bắt nguồn từ phong trào sản xuất sạch nhằm giảm
lượng chất thải và ô nhiễm ra môi trường trong các quá trình sản xuất và dịch
vụ sao cho vẫn đảm bảo được năng suất. Khái niệm về năng suất xanh được
tổ chức Năng Suất Châu Á (OAP) đưa ra như sau: “Năng suất xanh là một
chiến lợc nhằm nâng cao năng suất mà vẫn bảo vệ môi trờng để phát triển bền
vững”.
Như vậy, theo quan điểm trên, NSX có thể đợc áp dụng cho nhiều lĩnh
vực: công nghiệp, nông nghiệp hay dịch vụ…bao gồm việc áp dụng các công
nghệ thích hợp, hệ thống quản lý môi trường, kỹ thuật năng suất. Hiện nay, ở
Việt Nam NSX được triển khai bởi những mô hình khác nhau: xây dựng hầm
Biogas, mô hình làng năng suất xanh, mô hình quản lý dịch hại tổng hợp trên
cây trồng bằng phơng pháp IPM …đã bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
3. Các giải pháp SXSH.
SXSH không chỉ là vấn đề thay đổi thiết bị mà còn là thay đổi thái độ,
áp dụng bí quyết, cải thiện quá trình sản xuất sản phẩm và các thay đổi trong
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
vận hành và quản lý một doanh nghiệp. Các thay đổi được gọi là “ giải pháp
SXSH” có thể được chia thành các nhóm như sau:
Hình 3: Các nhóm giải pháp SXSH
Trong đó:
- Các biện pháp quản lý nội vi: liên quan đến việc thay đổi thực tiễn
hiện tại hoặc áp dụng các biện pháp mới trong vận hành và bảo dưỡng thiết bị
nhằm tăng hiệu quả hoạt động của thiết bị hiện có, tiết kiệm năng lượng và
chi phí do các trục trặc khác trong quá trình vận hành gây ra.
8
CÁC NHÓM GIẢI PHÁP SXSH

Giảm chất thải tại nguồn. Tuần hoàn.
Cải biến sản
phẩm.
Quản lý nội vi.
Thay đổi nguyên
liệu.
Thay thế, cải tiến
thiết bị.
Kiểm soát quá
trình tôt hơn.
Tái chế, tái
sử dụng,
tận thu tại
chỗ.
Tạo sản
phẩm phụ.
Thay đổi
sản phẩm.
Thay đổi
bao bì.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Các giải pháp liên quan đến thay đổi nguyên liệu đầu vào bằng các
loại không hoặc ít độc hại hơn đối với con người và môi trường, các nguyên
liệu có chất lượng tốt hơn nhằm làm giảm chất thải phát sinh ra môi trường
trong quá trình sản xuất.
- Các biện pháp cải tiến hoặc kiểm soát quá trình hoạt động nhằm
mục đích vận hành các công đoạn sản xuất với mức hiệu quả cao hơn, sử
dụng ít nguyên liệu đầu vào hơn. Giải pháp này thường liên quan đến việc đào
tạo công nhân vận hành hoặc bổ xung thiết bị giám sát, kiểm soát quá trình.
- Các giải pháp thay thế, cải tiến thiết bị nhằm giảm lượng tiêu hao

và các thất thoát nguyên vật liệu, giảm lượng phát thải vào môi trường, cải
thiện độ an toàn trong môi trường làm việc của công nhân.
- Các giải pháp thay đổi công nghệ: Thay đổi trình tự hoặc phương
pháp tổng hợp nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải trong quá trình sản xuất.
- Các giải pháp tái chế, tái sử dụng hoặc tận dụng nguyên liệu, năng
lượng tại chỗ nhằm sử dụng lại cho chính công đoạn đó hoặc cho mục đích
khác.
- Các giải pháp tạo ra sản phẩm phụ: là việc thu thập các dòng thải
để có thể trở thành một sản phẩm mới hoặc bán ra cho các cơ sở sản xuất
khác.
- Các giải pháp thay đổi sản phẩm, bao bì liên quan đến việc xem xét
lại sản phẩm và các yêu cầu đối với sản phẩm đó nhằm mục đích tiết kiệm
lượng tiêu hao nguyên vật liệu và các hoá chất độc hại; tạo ra dòng chất thải
tốt về chất lượng, đẹp về mẫu mã và thân thiện với môi trường.
Trong các giải pháp nêu trên, các giải pháp quản lý nội vi và một số
giải pháp cải tiến trong qui trình sản xuất thường là những giải pháp không
tốn kém hoặc tốn rất ít chi phí nhưng vẫn có thể đem lại hiệu quả không nhỏ,
có thể thực hiện ngay và thường xuyên; các giải pháp còn lại, tuỳ thuộc vào
từng trường hợp cụ thể, có thể đòi hỏi vốn đầu tư lớn hoặc gặp những hạn
chế về công nghệ và khả năng thực hiện vì thế việc thực hiện có thể sẽ chậm
hơn.
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
4. Thực tiễn áp dụng SXSH ở Việt Nam.
Sau hơn 10 năm đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp, cùng những
thành tựu về kinh tế, chúng ta bắt đầu phải đối mặt với những vấn đề môi
trường. Nhận thức được tầm quan trọng và bức xúc của vấn đề bảo vệ môi
trường trong phát triển bền vững của đất nước, ngày 25/6/1998 Bộ chính trị
BCHTƯ Đảng Cộng Sản Việt Nam đã ra chỉ thị 36/CT- TƯ về tăng cường
công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hóa đất

nước. Chỉ thị đã coi phòng ngừa ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo, kết hợp với
xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên. Tư tưởng chủ đạo trên hoàn toàn phù hợp với xu thế mới của thế giới
chuyển từ kiểm soát ô nhiễm sang phòng ngừa ô nhiễm trong công tác quản lý
môi trường. Sự đổi mới này đã được chứng minh tính đúng đắn của nó trong
thực tiễn kể từ khi chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) đưa ra
chương trình “Sản xuất sạch hơn” vào năm 1990. Cùng với đó, ngày
22/9/1999 Bộ trưởng Bộ KHCN và MT Chu Tuấn Nhạ đã ký vào bản tuyên
ngôn quốc tế về SXSH, thể hiện sự cam kết của chính phủ ta phát triển đất
nước theo chiến lược phát triển bền vững. Trước đó, ngày 22/4/1999 Trung
tâm SXSH Việt Nam được thành lập.
Các hoạt động SXSH ở nước ta trong những năm vừa qua chủ yếu tập
trung vào:
• Phổ biến thông tin và nâng cao nhận thức.
• Trình diễn kỹ thuật về đánh giá SXSH tại doanh nghiệp nhằm thuyết
phục giới công nghiệp tiếp nhận việc áp dụng SXSH vào hoạt động sản xuất
kinh doanh.
• Đào tạo nguồn nhân lực xây dựng năng lực quốc gia về SXSH.
- Về mặt phổ biến thông tin và nâng cao nhận thức:
Mục đích của các hoạt động này là nhằm nâng cao nhận thức về SXSH
trong cộng đồng công nghiệp, các cơ quan chính phủ và các trường Đại học.
Trong những năm vừa qua, khái niệm về SXSH, các khái niệm tương đương
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
và các kết quả áp dụng SXSH đã được đưa lên các bài báo, tạp chí và các tờ
báo đầu tư trong nước. Các phóng sự truyền hình về các hoạt động SXSH đã
được phát trên kênh vô tuyến, truyền hình TƯ và địa phương. Hàng chục cuộc
hội thảo về nâng cao nhận thức về SXSH đã được tổ chức tại các tỉnh, thành
thuộc các dự án khác nhau. Trong năm 2001 – 2002, trung tâm SXSH đã tổ
chức 12 hội thảo (CP1) thuộc dự án “ Những chiến lược và cơ chế khuyến

khích đầu tư cho SXSH tại các nước đang phát triển” với 316 người tham gia
trong đó 15-60% từ công nghiệp, 10-20% từ chính quyền địa phương và phần
còn lại từ cơ quan môi trường.
- Về trình diễn kỹ thuật đánh giá SXSH tại doanh nghiệp: Tính đến
10/2002 cả nước đã có trên 60 doanh nghiệp tham gia các dự án trình diễn ở
các mức độ khác nhau trong khuôn khổ các dự án quốc gia do quốc tế tài trợ
hoặc các đề tài xây dựng mô hình SXSH ở một số địa phương. Kết quả thực
hiện được thể hiện ở bảng sau:
Bảng: các doanh nghiệp áp dụng SXSH ở Việt Nam đến 2002
Số DN
30
25
20
15
10
5
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1995-1996 1997-1998 1999-2000 2001-2002 các
năm
(Nguồn: TS. Ngô Thị Nga – TTSXS Việt Nam: “Hiện trạng và tiềm
năng áp dụng SXSH ở Việt Nam.”)
Tình hình thực hiện các dự án áp dụng (hoặc trình diễn) về SXSH ở các
địa phương cũng rất khác nhau. Tính đến 10/2002 cả nước có 18/61 tỉnh
thành hưởng ứng trình diễn SXSH, trong đó tập trung vào các tỉnh/thành như:
TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Phú Thọ, Khánh Hoà, Cần Thơ, Nam Định… Song
hoạt động này chỉ tập trung ở một số ngành như: Giấy, Dệt – Nhuộm, Chế
biến thực phẩm và gia công kim loại.
Kết quả thực hiện tại các doanh nghiệp áp dụng SXSH cho thấy lợi ích
thu được là rất đáng kể: có doanh nghiệp tiết kiệm được 2-3 tỷ đồng/ năm

(chưa tính đến lợi ích môi trường) với thời gian hoàn vốn dưới 6 tháng, giảm
được 20-35% tổng lượng chất thải đưa vào môi trường. Tuy nhiên, việc thực
hiện SXSH ở các doanh nghiệp không giống nhau: có doanh nghiệp chỉ dừng
lại ở mức đánh giá sơ bộ và thực hiện các giải pháp thuộc nhóm quản lý nội
vi, có doanh nghiệp đã đánh giá khá chi tiết và thực hiện được nhiều giải pháp
SXSH.
Phần lớn các giải pháp SXSH thực hiện ở các doanh nghiệp thuộc
nhóm quản lý nội vi và kiểm soát quá trình. Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ
các nhóm giải pháp được áp dụng như sau:
Bảng: Tỷ lệ các nhóm giải pháp SXSH được áp dụng tại Việt Nam
T
T
Các nhóm giải pháp. Tỷ lệ %
1 Quản lý nội vi. 30
2 Kiểm soát quá trình
công nghệ.
40
3 Cải tiến thiết bị. 8
4 Thu hồi, tái sử dụng và
tạo sản phẩm phụ hữu ích.
12
5 Các nhóm giải pháp
còn lại.
10
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nguồn: TS. Ngô thị Nga – TTSXS Việt Nam: “Hiện trạng và tiềm năng
áp dụng SXSH ở Việt Nam”.
Qua bảng trên cho thấy rằng, nhóm giải pháp về quản lý nội vi và kiểm
soát quá trình công nghệ là 2 nhóm giải pháp được các doanh nghiệp áp dụng

hàng đầu (chiếm 70%). Điều nay dễ lý giải bởi đây là nhóm không tốn hoặc
tốn ít chi phí lại dễ thực hiện.
- Đào tạo nguồn nhân lực quốc gia về SXSH.
Các chuyên gia tư vấn về SXSH cho các ngành công nghiệp có vai trò
rất to lớn trong phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp đánh giá SXSH. Trong
thời gian từ 1999-2002 Trung tâm Sản Xuất Sạch Việt Nam đã đào tạo gần
100 cán bộ chuyên sâu về lĩnh vực này. Để xây dựng nguồn lực về SXSH cho
tương lai, từ năm 2000- 2002 Trung tâm đã tổ chức 3 hội nghị chuyên đề về
lồng ghép SXSH trong chương trình giảng dạy Đại học cho thấy sự cần thiết
đưa SXSH vào đào tạo một số chuyên ngành và một số môn học trong trương
Đại học ở Việt Nam.
Như vậy, SXSH chỉ mới bước đầu được thực hiện ở Việt Nam trong
lĩnh vực công nghiệp và kết quả thu được còn nhiều hạn chế do có những rào
cản và khó khăn nhất định từ phía bản thân doanh nghiệp cũng như các yếu tố
bên ngoài.
II. TIẾP CẬN SXSH TRONG CÁC LÀNG NGHỀ.
1. Khái niệm, vai trò của làng nghề.
1.1Khái niệm làng nghề.
Làng là một đơn vị phát triển từ nhiều đời nay ở nông thôn Việt Nam,
với ý nghĩa là một cộng đồng dân cư, một liên kết cộng đồng chặt chẽ, kéo
theo đó là văn hoá làng gồm phong tục, tập quán nếp sống cũng như các hoạt
động kinh tế xã hội khác. Ngoài làng nghề thuần nông, thuần ngư thì làng
nghề tiểu thủ công nghiệp khá phát triển trong nông thôn Vịêt Nam. Tuy vậy,
cho đến nay vẫn chưa có khái niệm chính thức về làng nghề được đưa ra.
Song khái niệm phổ biến được hiểu như sau:
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
“ Làng nghề là loại hình tổ chức kinh tế trong đó mỗi làng xã đặc thù
chuyên biệt hoá thành những nhóm nghề có liên quan, chúng đóng một vai trò
quan trọng và lâu dài trong lịch sử phát triển, với trên 50% số hộ dân làm

nghề và tổng thu nhập từ nghề phải chiếm trên 50% tổng thu nhập cả làng”.
Trước đây, hầu hết tất cả các làng nghề đều được coi là làng nghề
truyền thống: là làng nghề ở nông thôn có một hay nhiều nghề thủ công
truyền thống được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh và đem
lại phần thu nhập chiếm chủ yếu trong năm. Những nghề thủ công đó được
truyền từ đời này qua đời khác, sản phẩm làm ra có tính nổi bật tinh xảo mang
tính mỹ nghệ và trở thành hàng hoá trên thị trường.
Ngày nay, “làng nghề mới” – những làng nghề mới được hình thành do
nhu cầu phát triển kinh tế thị trường, một số đông các hộ tham gia chuyên sản
xuất một mặt hàng nào đó có tính độc đáo và độ tinh xảo cao - đã được hình
thành và phát triển bên cạnh làng nghề truyền thống tạo nên sự đa dạng trong
làng nghề Việt Nam.
1.2 Vai trò của làng nghề.
Sự khôi phục và phát triển của làng nghề trong những năm gần đây đã
tạo nên những chuyển biến tích cực trong sự phát triển kinh tế xã hội của các
địa phương – chúng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình công
nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn nước ta. Điều này được thể hiện qua
những khía cạnh sau:
• Góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động:
Theo con số thống kê, cả nước có trên 1450 làng nghề, đã giải quyết
cho 1,4 triệu lao động có việc làm. Đặc biệt một số tỉnh có nhiều lao động
hoạt động trong lĩnh vực làng nghề như Hà Tây với 113.956 lao động; Thái
Bình với 88.505 lao động; Hà Nội thu hút 67.679 lao động, chiếm tới 8% lực
lượng lao động. Mỗi hộ ngành nghề tạo được việc làm cho từ 2-5 lao động, cơ
sở ngành nghề tạo được từ 8-10 chỗ làm việc. Hoạt động làng nghề đã mang
lại thu nhập cao hơn cho người lao động ở nông thôn. Theo tính toán sơ bộ,
mức thu nhập tính theo đầu người ở các hộ làng nghề cao từ 1,7- 5 lần so với
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
các hộ thuần nông: trung bình thu nhập của lao động ở cơ sở chuyên ngành là

490 ngàn đồng/tháng, các hộ chuyên là 370 ngàn đồng/tháng, hộ kiêm là 260
ngàn đồng/tháng. Các hộ làng nghề đã tạo ra một lượng giá trị hàng ngàn tỷ
đồng hàng năm: năm 1999, các làng nghề đã tạo ra 27.500 tỷ đồng giá trị sản
lượng, năm 2000 là hơn 40.000 tỷ đồng; 90% sản phẩm tiêu thụ trong nước,
10% mặt hàng dành cho xuất khẩu. Đây là những con số có ý nghĩa to lớn góp
phần xoá đói giảm nghèo và góp phần ngăn chặn đưc dòng người lao động
nông thôn tràn vào các thành phố làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp,
gây sức ép trong quản lý đô thị.
• Huy động tối đa và đẩy nhanh tốc độ chu chuyển các nguồn vốn nhàn
rỗi trong dân:
Qua kết quả điều tra ngành nghề nông thôn năm 1997 của cục chế biến
nông sản và ngành nghề nông thôn cho thấy: tổng số vốn nhàn dỗi trong nông
thôn khoảng 5663 tỷ đồng, chủ yếu dưới hình thức tiền mặt, vàng bạc đá quí,
Lượng vốn này đã không được sử dụng một cách có hiệu quả, bởi người dân
ngoài cách gửi ngân hàng chỉ còn cách giữ lại tiền mặt hay vàng bạc để
phòng ngừa bất trắc cho gia đình. Do vậy, việc phát triển các loại hình làng
nghề trong mấy năm gần đây đã góp phần không nhỏ trong việc huy động
nguồn vốn nhàn dỗi đó.Chỉ tính riêng Đồng bằng Sông Hồng, tổng số vốn đầu
tư tại hơn 800 làng nghề khoảng 2.932,4 tỷ đồng- tính chung cho mỗi lao
động là 9,35 triệu đồng, một hộ bình quân là 63,64 triệu đồng và một làng
nghề là4.432 triệu đồng (tạp chí công nghiệp 10/2002). Hơn nữa, chu kỳ sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm từ làng nghề diễn ra trong một thời gian ngắn nên
đồng vốn được quay vòng thường xuyên liên tục và khả năng sinh lời cao.
Những điều này đã tạo nên sự linh động trong quản lý – kinh doanh, sự phân
công tự nhiên giữa các hộ về cung cấp bao tiêu nguyên liệu, sản phẩm, tạo
điều kiện thúc đẩy quá trình cạnh tranh và hỗ trợ lẫn nhau giữa các hộ sản
xuất.
• Thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển:
15
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Là một bộ phận trong kinh tế phi nông nghiệp ở nông thôn – làng nghề
luôn tạo nên động lực thúc đẩy kinh tế nông nghịêp, nó khai thác tiềm năng
thế mạnh sẵn có của làng: nguyên liệu tại chỗ chiếm 80% (20% từ các địa
phương khác) và lao động chủ yếu là lao động tại chỗ. Theo số liệu thống kê,
ở nông thôn hiện nay số hộ thuần nông (sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp)
chiếm 62,22% và đây thường là những hộ nghèo, kinh tế khó khăn; hộ kiêm
tiểu thủ công nghiệp chiếm 26,49%; và hộ, cơ sở chuyên ngành nghề, dịch vụ
chiếm 11,29%. Sự phát triển nhanh của làng nghề (8,6 – 9,8%/năm; riêng từ
1999 đến nay tăng 10 –11%/năm) đã góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ
trọng nông nghiệp trong GDP của khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, sản phẩm
của làng không những cung cấp cho thị trường nông thôn mà cho thị trường
cả nước và cho xuất khẩu. Theo báo cáo của Bộ Thương Mại, đã nhiều năm
nay hàng thủ công mỹ nghệ luôn đạt kim ngạch xuất khẩu 121 triệu USD
(chưa kể đồ gia dụng) năm 1999 đạt 168 triệu USD và năm 2000 đạt 300 triệu
USD.
• Góp phần duy trì, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, truyền thống
dân tộc:
Các ngành nghề truyền thống lâu đời nổi tiếng đều gắn với quá trình
hình thành văn hoá văn minh dân tộc, kết quả tìm tòi trong quá trình sản xuất
sản phẩm thủ công của cha ông đã để lại cho thế hệ mai sau những sản phẩm
tuyệt hảo, những ý tưởng thiêng liêng đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc được
truyền lại cho đời sau. Việc khôi phục và phát triển các ngành nghề chính là
sự bảo tồn nét đẹp, tinh hoa, lịch sử cội nguồn dân tộc. Những sản phẩm làm
ra từ làng nghề không chỉ đơn giản là để thu lời mà những văn hoa, đường nét
trên đó còn nói lên hoạt động văn hoá xã hội trong từng giai đoạn lịch sử. Vì
vậy, các thế hệ nối tiếp sản xuất hàng thủ công truyền thống không chỉ vì thu
nhập mà còn vì giá trị tinh thần của sản phẩm. Đó có lẽ là một lý do quan
trọng giải thích cho sự bền vững của làng nghề trước những biến đổi lớn lao
của cuộc sống.

16
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2. Tiếp cận SXSH trong các làng nghề.
2.1.Cơ sở của việc tiếp cận SXSH trong các làng nghề.
Có xuất phát điểm từ ngành công nghiệp chế tác và được sử dụng nhằm
mục tiêu khắc phục những vấn đề phức tạp về xử lý chất thải và kiểm soát ô
nhiễm, SXSH cho đến nay được mở rộng ra hàng loạt các hoạt động khác
trong những ngành nghề khác nhau. Việt Nam đang trong giai đoạn đầu áp
dụng SXSH đối với công nghiệp và ít nhiều trong năng suất xanh. Trong khi
đó tiềm năng áp dụng SXSH đối với các hoạt động tiểu thủ công nghiệp tại
các làng nghề chưa được khơi dậy. Bởi, về nguyên tắc, SXSH có thể áp dụng
trong tất cả các hoạt động nếu ở đó có sử dụng một khối lượng lớn năng
lượng/nước hoặc các nguồn vật lực khác hoặc là hoạt động tạo ra chất thải,
chất ô nhiễm và sẽ góp phần giảm bớt các tác động môi trường của các hoạt
động này. Mặt khác, tình trạng sản xuất và môi trường tại các làng nghề Việt
Nam hiện nay đã đến mức báo động nên việc ứng dụng nguyên lý SXSH đối
với các làng nghề là một biện pháp hữu hiệu và có tính khả thi cao nhằm nâng
cao lợi ích kinh tế và môi trường làng nghề.
2.2.Các cơ hội SXSH trong các làng nghề.
Cũng như trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, việc áp dụng SXSH đối
với lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và làng nghề đòi hỏi các hộ sản xuất, hộ gia
đình, hay hợp tác xã sản xuất áp dụng liên tục một chiến dịch phòng ngừa
tổng hợp bao gồm nhiều loại hình giải pháp với những mục tiêu khác nhau
song đều làm tăng hiệu quả sản xuất và làm giảm những ảnh hưởng tiêu cực
đến con người và môi trường.
Theo tính chất có thể chia các nhóm SXSH đối với hoạt động làng nghề
như sau:
• Quản lý nội vi: Hoạt động sản xuất làng nghề được tiến hành trên qui
mô sản xuất nhỏ, họ không dám đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ do không
có nhiều vốn nên khi có những làm tăng thêm lợi ích cho họ mà không dẫn

đến những chi phí đầu tư thì chắc chắn các hộ sẽ hưởng ứng, tham gia. Hơn
nữa, làng nghề gồm những hộ, gia đình tư nhân nên dễ dàng thay đổi ý thức
17
Website: Email : Tel : 0918.775.368
sản xuất. Vì thế, quản lý nội vi sẽ là một nhóm giải pháp rất thích hợp trong
hoạt động của làng nghề.
Các VD của quản lý nội vi có thể là: khắc phục điểm dò rỉ của dụng cụ,
máy móc, đóng van nước, tắt thiết bị điện khi không sử dụng, bảo dưỡng may
móc thiết bị…
• Thay đổi nguyên liệu đầu vào: Đó là việc thay thế các nguyên liệu
đang sử dụng bằng các nguyên liệu khác ít độc hại hơn đối với con người và
môi trường, ở làng nghề nguyên liệu chủ yếu là các nguyên liệu rẻ tiền và sẵn
có ở địa phương. Hơn nữa, sử dụng nguyên liệu đầu vào theo qui trình tồn tại
từ lâu đời do đó các hộ sản xuất ít chú ý đến việc thay đổi những nguyên liệu
truyền thống của họ. Song sản phẩm từ làng nghề làm ra không chỉ tiêu dùng
nội địa mà còn xuất khẩu đặc biệt là các sản phẩm mỹ nghệ – mộc, thì tỷ lệ
sản phẩm xuất khẩu là rất cao nên đòi hỏi chất lượng, độ tinh xảo và mẫu mã
trong sản phẩm ngày càng cao. Do đó, một số hộ, cơ sở làng nghề đã mạnh
dạn sử dụng hoặc trong thời gian nghiên cứu sử dụng những nguyên liệu tốt
hơn.
• Cải tiến hoặc kiểm soát quá trình hoạt động: Cải tiến qui trình làm
việc, hướng dẫn sử dụng máy móc và thực hiện ghi chép theo dõi đầy đủ qui
trình công nghệ – các thông số của qui trình sản xuất như : nhiệt độ, thời gian,
tốc độ… cần được giám sát và duy trì nhằm đạt mức hiệu quả tốt hơn. Đây là
giải pháp cần thực hiện đối với các làng nghề bởi hầu hết thợ sản xuất cần
được đào tạo, nâng cao kỹ thuật, khả năng vận hành máy móc, tăng cường
giám sát thiết bị…
• Thay đổi công nghệ: Thực tế hoạt động trong các làng nghề hiện nay,
hoạt động sản xuất thủ công vẫn chiếm chủ yếu cùng với những dây chuyền
sản xuất đơn giản. Mặt khác, vốn sản xuất khiêm tốn, qui mô sản xuất chật

hẹp nên việc đầu tư thay đổi công nghệ là rất khó khăn.
• Các giải pháp thay đổi sản phẩm: là việc xem xét lại sản phẩm và
các yêu cầu đối với sản phẩm. Chẳng hạn như có thể thay một cái nắp đậy
bằng kim loại đã được sơn bằng một cái nắp đậy bằng nhựa trong một số khâu
18
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nhất định sẽ có thể tránh một số vấn đề môi trường như các chi phí để sơn nó.
Việc thay đổi hoàn toàn sản phẩm đối với một số làng nghề là không thể bởi
sản phẩm là sự đúc kết tính độc đáo của làng nghề. Nhưng có thể thay đổi
kích thước hay bao bì sản phẩm cho các sản phẩm của làng nghề nhằm tăng
hiệu quả kinh doanh.
• Các giải pháp tái chế tái sử dụng hoặc tận thu nguyên liệu ngay tại
chỗ: Có thể tuần hoàn các loại dòng thải không thể tránh được trong quá trình
sản xuất hoặc bán ra như một loại sản phẩm phụ. Tận dụng và tái sử dụng tại
chỗ là việc thu thập chất thải và sử dụng lại cho quá trình sản xuất. Giải pháp
này có thể nghiên cứu và áp dụng rộng rãi trong các làng nghề như: sử dụng
lại nước giặt trong làng nghề dệt nhuộm từ một quá trình giặt khác hay lượng
men trong bia rượu thừa có thể được sử dụng làm thức ăn cho lợn hoặc làm
chất độn thực phẩm.
• Các giải pháp tái chế tái sử dụng hoặc tận thu nguyên liệu ngay tại
chỗ: Có thể tuần hoàn các loại dòng thải không thể tránh được trong quá trình
sản xuất hoặc bán ra như một loại sản phẩm phụ. Tận dụng và tái sử dụng tại
chỗ là việc thu thập chất thải và sử dụng lại cho quá trình sản xuất. Giải pháp
này có thể nghiên cứu và áp dụng rộng rãi trong các làng nghề như: sử dụng
lại nước giặt trong làng nghề dệt nhuộm từ một quá trình giặt khác hay lượng
men trong bia rượu thừa có thể được sử dụng làm thức ăn cho lợn hoặc làm
chất thực phẩm.
• Các giải pháp thay đổi sản phẩm: là việc xem xét lại sản phẩm và
các yêu cầu đối với sản phẩm. Chẳng hạn nh có thể thay một cái nắp đậy bằng
kim loại đã đợc sơn bằng một cái nắp đậy bằng nhựa trong một số khâu nhất

định sẽ có thể tránh một số vấn đề môi trờng nh các chi phí để sơn nó. Việc
thay đổi hoàn toàn sản phẩm đối với một số làng nghề là không thể bởi sản
phẩm là sự đúc kết tính độc đáo của làng nghề. Nhng có thể thay đổi kích
thớc hay bao bì sản phẩm cho các sản phẩm của làng nghề nhằm tăng hiệu
quả kinh doanh.
19
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Các giải pháp sử dụng hiệu quả năng lượng: năng lượng là đầu vào
không thể thiếu trong các hoạt động sản xuất nói chung và hoạt động làng
nghề nói riêng. Tại các làng nghề điện nước dùng cho sinh hoạt cũng là đầu
vào của quá trình sản xuất tức là giá điện , nước rẻ hơn so với mục đích sản
xuất. Do đó các hộ sản xuất còn sử dụng điện nước một cách lãng phí. Nên
các giải pháp để giảm bớt thất thoát/ điện nước là hết sức cần thiết.
3. Lợi ích của SXSH.
SXSH có ý nghĩa không chỉ trong hoạt động công nghiệp với qui mô
nhỏ hay lớn mà còn đối với hoạt động tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề.
Bởi phương pháp này có thể mang lại những lợi ích thiết thực đối với các làng
nghề trên cả phương diện kinh tế lẫn phương diện môi trường.
3.1. Lợi ích kinh tế của SXSH.
3.1.1. SXSH giúp tăng năng suất.
Áp dụng SXSH trong các công đoạn sản xuất sẽ giảm đáng kể thời gian
thu dọn phế thải, nâng cao điều kiện làm việc cho người thợ từ đó giúp họ
chuyên tâm vào công việc của mình hơn, làm ra được nhiều sản phẩm hơn
trong cùng một đơn vị thời gian tức là năng suất lao động của họ sẽ được tăng
lên.
3.1.2. Giảm chi phí.
Có thể nói rằng lợi ích dễ thuyết phục nhất trong SXSH tại các làng
nghề là khả năng giảm lượng nguyên liệu, điện tiêu thụ. Bởi do có được
nguồn nguyên liệu dồi dào, rẻ tiền nên các hộ sản xuất chưa đặc biệt quan tâm
đến việc giảm nguyên liệu đầu vào. Có khi do bảo quản nguyên liệu không tốt

lại làm nguyên liệu không sử dụng được hay bị tổn thất nhiều. Việc tiết kiệm
nguyên liệu sẽ làm giảm chi phí trực tiếp từ đó giảm giá thành nâng cao khả
năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
3.1.3. Các cơ hội thị trường mới được cải thiện.
Nhờ việc áp dụng SXSH nên có thể sản phẩm của người thợ thủ công
tao ra có chất lượng cao hơn, giá thành cạnh tranh hơn. Mặt khác, hầu hết các
sản phẩm từ làng nghề là thủ công nên kết tinh tay nghề của người thợ là rất
20
Website: Email : Tel : 0918.775.368
lớn – sản phẩm có tính đơn chiếc – không thể sản xuất hàng loạt những sản
phẩm giống y đúc nhau như các sản phẩm công nghiệp nên hình thức mẫu mã
sản phẩm rất được khách hàng rất chú trọng nhất là các khách hàng nước
ngoài nhập khẩu sản phẩm truyền thống của Việt Nam. Điều này có thể mở ra
một thị trường mới cho đầu ra của sản phẩm từ làng nghề.
3.1.4. Khả năng tiếp cận nguồn tài chính tốt hơn.
Hiện nay, nguồn tài chính hỗ trợ cho công tác bảo vệ môi trường nói
chung và môi trường làng nghề nói riêng là rất lớn. Song chưa có biện pháp
hữu hiệu để bảo vệ môi trường tại các làng nghề. Vì vậy, việc áp dụng giải
pháp SXSH với mục tiêu phòng ngừa ô nhiễm tại các làng nghề nếu được
thực hiện sẽ là cơ sở vững chắc cho việc hỗ trợ tài chính đối với các hộ sản
xuất, với các làng nghề. Bởi trên thực tế, nhiều tổ chức quốc tế đã nhận thức
rõ vấn đề bảo vệ môi trường và xem xét các đề nghị vay vốn hay hỗ trợ từ góc
độ môi trường.
3.2. Lợi ích môi trường của SXSH.
3.2.1. Môi trường làng nghề được cải thiện liên tục.
SXSH tại các làng nghề sẽ làm tăng hiệu quả của việc sử dụng nước,
nguyên liệu năng lượng…từ đó giảm lượng chất thải ra môi trường, tránh
được những tác động tiêu cực đến môi trường. Đối với làng nghề, môi trường
sống của con người luôn chịu tác động trực tiếp từ hoạt động sản xuất bởi địa
điểm sản xuất được đặt ngay tại nơi ở, người gây ô nhiễm cũng là người chịu

ô nhiễm. Như vậy nếu áp dụng và duy trì SXSH thì hiện trạng kinh tế và môi
trường sẽ được cải thiện. Ngoài ra, SXSH còn có thể cải thiện một số điều
kiện an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp cho thợ thủ công thông qua việc dọn
dẹp, vệ sinh nhà xưởng máy móc, thiết bị, nâng cao ý thức phòng bệnh cho
người sản xuất bởi hầu hết thợ thủ công làng nghề làm việc trong điều kiện
không sử dụng bảo hộ lao động nên nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao.
3.2.2. Tuân thủ pháp luật về môi trường tốt hơn.
Hiện nay, các cơ sở sản xuất làng nghề gây ô nhiễm nặng phải chịu áp
lực rất lớn từ các cơ quan quản lý môi trường mà điển hình là giải pháp di dời
21
Website: Email : Tel : 0918.775.368
các cơ sở này (đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng). Việc này
sẽ làm tăng chi phí cho các hộ sản xuất. Vì vậy thay vì phải chịu phạt , xử lý ô
nhiễm bằng việc lắp đặt hệ thống kiểm soát môi trường phức tạp và đắt tiền
như hệ thống xử lý nước thải, khí thải nếu các làng nghề này tiếp cận SXSH
sẽ giúp cho việc xử lý trở nên dễ dàng và rẻ tiền hơn do giảm được lưu lượng,
tải lượng thậm chí là độc tính của dòng thải.
22
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG II. BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ÁP DỤNG SXSH
TRONG CÁC LÀNG NGHỀ HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ TỈNH LÂN CẬN.
I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LÀNG NGHỀ Ở HÀ NỘI VÀ
TẠI MỘT SỐ TỈNH LÂN CẬN.
1. Tình hình phát triển làng nghề
Trong những năm gần đây, làng nghề ở nông thôn được phục hồi và
phát triển mạnh mẽ, do đó có sự đổi mới về thể chế quản lý kinh tế, nhất là
phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.
Hà Nội và một số tỉnh lân cận như: Hà Tây, Hưng Yên, Bắc Ninh là
những nơi có truyền thống văn hoá lâu đời, nó đã tác động trực tiếp đến sự

giao lưu, phát triển của làng nghề truyền thống nói chung cũng như các làng
nghề mới nói riêng, Làng nghề truyền thống ven đo Hà Nội phát triển khá
sớm, có lịch sử trên 500 năm như gốm sứ Bát Tràng, khảm trai Chuyên Mỹ,
Giấy dó Phong Khê(KCM-5-1999-trg 11). Đa số các làng nghề ở ven đô Hà
Nội nằm ở vị trí thuận lợi, gần đường giao thông, gần nơi tiêu thụ sản phẩm.
Đến nayHà Nội và các tỉnh lân cận không những có đầy đủ các loại hình làng
nghề trong hệ thống làng nghề Việt Nam mà còn là nơi tập trung nhiều làng
nghề nhất so với các vùng khác. Theo số liệu thống kê của sở công nghiệp các
tỉnh năm năm 2002 ởHà Nội và các tỉnh lân cận có 219 làng nghề, chiếm hơn
15% tổng số làng nghề cả nước. Cụ thể như sau:
Bảng: Các làng nghề thuộc các tỉnh ven đô Hà Nội tính đến năm 2002
Số
TT
Tỉnh/thàn
h
Số làng nghề
Truyền thống Mới Tổng
1
2
3
4
Hà Nội
Hà Tây
Bắc Ninh
Hưng Yên
20
20
31
11
20

68
27
22
40
88
57
33
68.679
113.956
34.120
21.191
(Nguồn: Tạp chí NN&PTNT 8/2002-trg 717)
23
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Hà Nội và các tỉnh lân cận không những là nơi tập trung đông đúc làng
nghề, nơi có lịch sử phát triển làng nghề lâu đời mà còn là nơi phát triển với
tốc độ nhanh nhất cả nước (10 – 12%/năm), đặc biệt ở Hưng Yên, tăng trưởng
làng nghề đạt mức 17%/năm, có nơi đạt tốc độ tăng trưởng trên 23% như
Đồng Kỵ – Bắc Ninh.
2. Các loại hình làng nghề chủ yếu ở Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, các làng nghề nông thôn nước ta đã
có bước phát triển khá mạnh mẽ về cả qui mô lẫn số lượng vốn. Những sản
phẩm và phương thức sản xuất khá phong phú đa dạng nên việc phân loại các
làng nghề có những căn cứ nhất định. Hiện nay, làng nghề được phân loại dựa
trên những căn cứ sau:
• Thứ nhất: căn cứ vào đối tượng, nguyên liệu và công nghệ sản xuất
có 3 nhóm:
+ Làng nghề chế biến nông lâm thuỷ sản
+ Làng nghề tiểu thủ công nghiệp và xây dựng.
+ Làng nghề dịch vụ sản xuất và đời sống.

• Thứ hai: căn cứ vào sản phẩm và phương thức sản xuất có 6 loại
làng nghề:
1>Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm: bao gồm các làng
nghề chế biến các loại nông sản như: xay xát, sản xuất miến dong, bún, bánh,
nấu rượu, giết mổ vật nuôi và chế biến hoa qủa…
Những làng nghề này hoạt động chủ yếu theo phương thức sản xuất thủ
công.
2> Làng nghề dệt nhuộm: là các làng nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt
nhuộm. Hâù hết các loại làng nghề này là làng nghề truyền thống có từ lâu đời
và duy trì theo phương thức cha truyền con nối.
3> Làng nghề tái chế chất thải: là các làng sử dụng nguyên liệu là chất
thải để sản xuất sản phẩm. Bao gồm các làng nghề tái chế giấy, sắt thép, tái
chế nhựa…Đây là các làng nghề sử dụng phương thức sản xuất công nghiệp
nhiều hơn là phương thức sản xuất thủ công.
24
Website: Email : Tel : 0918.775.368
4> Làng nghề thủ công mỹ nghệ, mộc: là các làng nghề làm ra những
mặt hàng có giá trị về văn hoá và trang trí như đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gỗ phun
sơn, chạm khắc tượng gỗ, đồ thêu ren, mây tre đan, dệt thảm. Đặc điểm chính
các làng nghề loại này là sản xuất thủ công và chi phí đầu tư cho sản xuất thấp
nên rất phổ biến.
5> Làng nghề sản xuất vật liệt xây dựng: sản xuất ra các loại vật liệu
như gạch, ngói, vôi… Phương thức sản xuất tại các làng nghề này có sự kết
hợp giữa sản xuất thủ công với sản xuất công nghiệp.
6> Làng nghề buôn bán và dịch vụ: là những làng nghề thực hiện bán
buôn bán lẻ và cung cấp dịch vụ… trong đó tiêu biểu là làng buôn vải Ninh
Hiệp (Gia Lâm-Hà Nội). Các loại làng nghề này hoạt động theo phương thức
hoạt động thương mại.
Theo kết quả điều tra cúa các Sở công nghiệp của các địa phương trên
cho thấy, số lượng và tỷ lệ các loại hình làng nghề như sau:

Bảng: Các loại hình làng nghề tại Hà Nội và cùng lân cân
TT Các loại hình làng nghề. Số lượng Tỷ lệ %
1
2
3
4
5
6
Chế biến lương thực thực
phẩm.
Dệt nhuộm
Tái chế chất thải
Thủ công mỹ nghệ
Sản xuất vật liệu xây dựng
Buôn bán và dịch vụ
48
28
64
57
13
9
22
13
29
26
6
4
Tồng 219 100
(Nguồn: Tạp chí hoạt động khoa học số 10/2002 – tr23).
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy rằng: số lượng các làng nghề chế biến

lương thực thực phẩm, thủ công mỹ nghệ và tái chế chất thải tại Hà Nội và
các vùng lân cận tương đối bằng nhau, trong đó loại hình tái chế chất thải có
số lượng nhiều nhất (64 làng nghề). Trong khi đó, các làng nghề sản xuất vật
liệu xây dựng và buôn bán chiếm tỷ lệ nhỏ (10%). Sự phân loại này cũng khá
25

×