Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

bàn về các hình thức trả công trong doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.38 KB, 33 trang )

Đề án quản trị nhân lực GVHD: PGS, TS: Nguyễn Ngọc Quân
Lời nói đầu
Tiền lương, tiên công là thù lao cơ bản mà người lao động nhận được một
cách thường kỳ. Tiền lương có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người lao
động, đối với doanh nghiệp và xã hội. Mặt khách trong nền kinh tế thị trường
tiền lương luôn là động lực kích thích khả năng lao động sáng tạo không giới
hạn của lực lượng lao động quốc gia và phản ánh tính tích cực của tiến bộ xã
hội.
Do vậy, tùy thuộc vào điều kiện, đặc điểm sản xuất, kinh doanh của từng
đơn vị, doanh nghiệp mà lựa chọn, áp dụng hình thức trả công nào cho thích
hợp, vừa quán triệt được đầy đủ nhất nguyên tắc phân phối theo lao động, vừa
thực sự làm cho tiền lương, tiền công là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy sản xuất phát
triển. Các hình thức trả công được lưa chọn phải đảm bảo phù hợp với tính chất
công việc, phải có tác động khiến khích người lao động quan tâm đến kết quả và
hậu quả công việc, làm cho tiền lương thể hiện rõ chức năng đòn bẩy kinh tế, trả
lương phải đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên em đã chọn đề tài: “bàn
về các hình thức trả công trong doanh nghiệp” để làm đề án cho môn học của
minh.
Bố cục đề án ngoài phần mở đầu và kết luận, được chia thành hai phần
như sau:
Phần I: Những vấn đề chung về tiền lương, tiền công và các hình thức trả
công.
Phần II: Phương pháp trả lương theo đối tượng
SVTH: Vương Thùy Trang - Lớp QT 13041 - VĐH Mở Hà Nội
1
Đề án quản trị nhân lực GVHD: PGS, TS: Nguyễn Ngọc Quân
Mục Lục
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG VÀ
CÁC HÌNH THỨC TRẢ CÔNG
I. Những vấn đề về tiền lương, tiền công


1. Khái niệm về tiền lương, tiền công
Tuỳ theo cách tiếp cận, phương thức vận hành nền kinh tế và trình độ phát
triển của nền kinh tế mà người ta có những quan niệm khác nhau về tiền
lương, tiền công.
Ta sẽ nghiên cứu một số quan niệm cụ thể sau đây:
* Trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp trước đây, người ta quan
niệm rằng:
Tiền lương (tiền công) là một phần của thu nhập quốc dân được biểu hiện
bằng tiền, được phân chia cho người lao động một cách có kế hoạch, trên
cơ sở quy luật phân phối lao động.
Quan niệm này phổ biến ở các nước xã hội chủ nghĩa có nền kinh tế chỉ
huy tập trung. Trước thời kì đổi mới (1986) nước ta cũng áp dụng quan
SVTH: Vương Thùy Trang - Lớp QT 13041 - VĐH Mở Hà Nội
2
Đề án quản trị nhân lực GVHD: PGS, TS: Nguyễn Ngọc Quân
niệm này. Tuy nhiên, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường khi sức lao
động được thừa nhận là hàng hoá thì quan niệm về tiền lương đã có những
sự thay đổi cơ bản.
* Quan niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO) về tiền lương, tiền công cho
rằng:
- Tiền lương:
Là tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo một
số lượng nhất định không căn cứ vào số thời gian làm việc thực tế,
thường được trả theo tháng hoặc nửa tháng.
- Tiền công:
Là khoản tiền trả công lao động theo hợp đồng lao động (chưa trừ
thuế thu nhập và các khoản khấu trừ theo quy định), được tính dựa
trên số lượng sản phẩm làm ra hoặc số giờ làm việc thực tế.
* Cũng có khái niệm cho rằng:
Tiền công hiểu theo nghĩa rộng bao hàm cả các hình thức bù đắp mà

doanh nghiệp trả cho người lao động. Nó gồm tiền lương, tiền thưởng và
các hình thức trả tiền khác. Nhưng phổ biến hơn cả là các khái niệm vẫn
coi tiền công là tiền trả thù lao theo giờ cho những người lao động mà
không có quá trình giám sát chính quy về quá trình lao động đó. Còn tiền
lương là số tiền trả cho người lao động theo một thời gian nhất định
(ngày, tuần, tháng, năm...).
Mặc dù có rất nhiều khái niệm khác nhau về tiền lương, tiền công nhưng
cần phải hiểu thật rõ về bản chất của nó. Nhằm giúp cho Nhà Nước hoạch
định các chính sách tiền lương thích hợp, giúp người sử dụng lao động lựa
chọn cho mình một phương thức trả lương phù hợp, tao điều kiện cho tiền
lương phát huy tối đa chức năng của nó.
* Theo quan niệm hiện đại tiền lương, tiền công có thể được hiểu như sau:
SVTH: Vương Thùy Trang - Lớp QT 13041 - VĐH Mở Hà Nội
3
Đề án quản trị nhân lực GVHD: PGS, TS: Nguyễn Ngọc Quân
- Tiền lương:
Là số tiền trả cho người lao động một cách cố định và thường xuyên
theo đơn vị thời gian (tuần, tháng năm) tiền lương thường được trả
cho cán bộ quản lý và các nhân viên, chuyên môn kỹ thuật.
- Tiền công:
Là số tiền trả cho người lao động tuỳ thuộc vào số lượng thời gian
làm việc thực tế (giờ, ngày) hay số lượng sản phẩm được sản xuất ra
hay tuỳ thuộc khối lượng công việc đã hoàn thành. Tiền công thường
được trả cho công nhân sản xuất, các nhân viên bao dưỡng máy móc,
nhân viên văn phòng.
2. Chức năng của tiền lương
- Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động:
Quá trình tái sản xuất được thực hiện bởi việc trả công cho người lao
động thông qua tiền lương. Báo cáo của tái sản xuất sức lao động là duy
trì và phát triển sức lao động, nghĩa là số tiền lương nhận được người lao

động không chỉ đủ sống mà còn đủ để nâng cao trình độ mọi mặt của bản
thân và một phần để tích lũy.
- Chức năng kích thích người lao động:
Tiền lương đảm bảo góp phần tác động để tạo cơ cấu hợp lý trong toàn bộ
nền kinh tế, khuyến khích phát triển nghành và lãnh thổ. Khi người lao
động được trả công xứng đáng sẽ tạo niềm say mê hứng thú tích cực làm
việc, phát huy tinh thần làm việc sáng tạo, tự học hỏi để nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, gắn trách nhiệm của cá nhân với lợi ích tập thể và
công việc.
- Chức năng giám sát:
SVTH: Vương Thùy Trang - Lớp QT 13041 - VĐH Mở Hà Nội
4
Đề án quản trị nhân lực GVHD: PGS, TS: Nguyễn Ngọc Quân
Người sử dụng lao đông thông qua việc trả lương cho người lao động có
thể tiến hành kiểm tra theo dõi người lao động làm việc theo kế hoạch của
tổ chức mình, để đảm bảo tiền lương bỏ ra phải đem lại hiệu quả cao.
Nhà nước giám sát lao động bằng chế độ tiền lương đảm bảo quyền lợi
cho người lao động khi họ hoàn thành công việc. Đặc biệt trong trường
hợp người sử dụng lao động vì sức ép, vì lợi nhuận mà tìm cách giảm chi
phí trong đó có chi phí tiền lương trả cho người lao động cần khắc phục
ngay.
* Ngoài các chức năng trên, tiền lương còn có một số chức năng khác
như:
Chức năng đòn bẩy kinh tế, chức năng thanh toán, chức năng giá trị lao
động, chức năng điều hòa lao động.
II. Các hình thức trả công trong doanh nghiệp
Tùy vào điều kiện, đặc điểm sản xuất, kinh doanh của từng đơn vị, doanh
nghiệp, mà họ sẽ lựa chọn hinh thức trả công nào cho thích hợp. Trong
thực tế tồn tại hao hình thức tra công phổ biến là:
- Hình thức trả công theo sản phẩm

- Hình thức trả công theo thời gian
Hoặc các doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức kết hợp trả công theo sản
phẩm với trả công theo thời gian.
Ta có thể khái quát sơ đồ như sau:
SVTH: Vương Thùy Trang - Lớp QT 13041 - VĐH Mở Hà Nội
5
Đề án quản trị nhân lực GVHD: PGS, TS: Nguyễn Ngọc Quân
Sau đây, ta sẽ nghiên cứu hai hình thức trả lương cơ bản:
1. Hình thức trả lương theo thời gian
1.1. Khái niệm:
Hình thức trả lương theo thời gian là hình thức trả lương căn cứ vào mức
lương cấp bậc hoặc chức vụ và thời gian làm việc thực tế của công nhân
viên chức.
Thực chất của hình thức trả lương này là dựa trên cơ sở độ dài thời gian
lam việc, trình độ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ và mức độ phức tạp của
công việc.
TL
TG
= ML
CBCV
*T
LVTT
Trong đó:
TL
TG
: Là tiền lương thời gian trả cho người lao động.
ML
CBCV
: Là mức lương tương ứng với các bậc trong thang lương, bảng
lương.

TL
LVTT
: Là thời gian làm việc thực tế.
Hình thức cụ thể của lương thời gian gồm:
SVTH: Vương Thùy Trang - Lớp QT 13041 - VĐH Mở Hà Nội
Hình thức tiền lương
Lương sản phẩm
Biểu hiện cụ thể:
- Lương sản
phẩm cá nhân trực tiếp.
- Lương sản
phẩm tập thể.
- Lương sản
phẩm cá nhân gián
tiếp.
- Lương sản
phẩm cá nhân có
thưởng.
- Lương khoán
Lương thời gian
Biểu hiện cụ thể
- Lương thời
gian giản đơn.
- Lương thời
gian có thưởng.
Kết hợp trả lương thời
gian và lương sản
phẩm
Biểu hiện cụ thể
- Lương thời

gian giản đơn.
- Lương thời
gian có thưởng.
6
Đề án quản trị nhân lực GVHD: PGS, TS: Nguyễn Ngọc Quân
- Lương thời gian giản đơn
- Lương thời gian có thưởng
1.2. Đối tượng áp dụng
Hình thức trả lương này được áp dụng chủ yếu với những đối tượng sau:
- Công nhân viên chức
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang
- Những người thực hiện quản lý, chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ
trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh
- Công nhân sản xuất làm những công việc không thể định mức lao
động hoặc do tính chất sản xuất nếu trả lương theo sản phẩm sẽ khó
đảm bảo chất lượng. Ví dụ: KCS, công việc sửa chữa...
Hay các công việc đòi hỏi chất lượng cao, các công việc mà năng
suất chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào máy móc, thiết bị hay các
hoạt động tạm thời, sản xuất thử.
1.3 Điều kiện áp dụng hình thức trả lương theo thời gian
Để việc áp dụng hình thức trả lương theo thời gian đảm bảo hiệu quả,
công bằng thì khi áp dụng hình thức trả lương này cần tuân theo các điều kiện
sau:
-Doanh nghiệp cần bố trí đúng người, đúng việc:
Phải đảm bảo sự phù hợp giữa năng lực chuyên môn, kỹ thuật và đòi hỏi,
yêu cầu của công việc. Tránh tình trạng bố trí nhầm người, nhầm vị trí. Làm như
vậy mới nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian làm việc và hiệu quả của hình thức
trả lương này.
-Doanh nghiệp phải có một hệ thống để theo dõi, kiểm tra việc chấp hành
thời gian làm việc của người lao động. Hệ thống này sẽ giúp cho doanh nghiệp

thực hiện việc chấm công cho người lao động chính xác.
SVTH: Vương Thùy Trang - Lớp QT 13041 - VĐH Mở Hà Nội
7
Đề án quản trị nhân lực GVHD: PGS, TS: Nguyễn Ngọc Quân
Bởi vì đặc thù của hình thức trả lương này là dựa trên cơ sở độ dài thời
gian làm việc thực tế của người lao động. Thời gian làm việc thực tế nhiều thì
người lao động được hưởng lương nhiều và ngược lại thời gian làm việc thực tế
ít thì người lao động được hưởng lương ít. Do vậy, việc chấm công phải chính
xác để đảm bảo công bằng cho người lao động.
-Doanh nghiệp phải làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, chính trị cho
người lao động tránh khuynh hướng làm việc chiếu lệ, thiếu trách nhiệm, không
quan tâm đến kết quả công việc,
-Doanh nghiệp phải đánh giá chính xác mức độ phức tạp của công việc:
để xác định được mức độ hao phí sức lao động mà người lao động bỏ ra trong
quá trình lao động.
Công việc đơn giản thì mức độ hao phí sức lao động ít nên người lao động
được trả lương thấp hơn so với công việc phức tạp.
Nếu doanh nghiệp áp dụng tốt các điều kiện trên thì sẽ phát huy được hiệu quả,
ưu điểm của hình thức trả lương theo thời gian.
1.4. Ưu,nhược điểm của hình thức trả lương theo thời gian:
Mỗi một hình thức trả lương đều có ưu,nhược điểm riêng. Sau đây ta sẽ
nghiên cứu ưu, nhược điểm của hình thức trả lương theo thời gian:
a. Ưu điểm:
-Dễ hiểu,dễ quản lý.
-Tạo điều kiện cho người quản lý, công nhân có thể tính toán tiền công
một các dễ dàng.
-Các mức thời gian được sử dụng cũng như ghi chép về số lượng sản
phẩm sản xuất thực tế của cá nhân chỉ là nhằm mục đích kiểm tra chứ không
dùng để tính toán trực tiếp tiền công, tiền lương.
b.Nhược điểm:

SVTH: Vương Thùy Trang - Lớp QT 13041 - VĐH Mở Hà Nội
8
Đề án quản trị nhân lực GVHD: PGS, TS: Nguyễn Ngọc Quân
Trong hình thức trả lương này, thu nhập của người lao động chưa gắn với
kết quả lao động mà họ đã đạt được trong thời gian làm việc.
Tuy nhiên có thể khắc phục nhược điểm này nhờ chế độ thưởng.
1.5 Các hình thức cụ thể của lương thời gian:
a.Hình thức trả lương theo thời gian giản đơn:
Hình thức trả lương theo thời gian giản đơn là hình thức trả lương mà tiền
lương nhận được của mỗi người lao động phụ thuộc vào mức lương cấp bậc,
chức vụ hay cấp hàm và thời gian làm việc thực tế của họ.
Hình thức trả lương này được áp dụng chủ yếu đối với: khu vực hành
chính sự nghiệp hoặc đối với những công việc khó áp dụng chính xác mức lao
động, khó đánh gía công việc chính xác.
Hiện nay ở Việt Nam có bốn loại lương thời gian. Đó là:
-Lương tháng
-Lương tuần
-Lương ngày
-Lương giờ
Sau đây ta sẽ nghiên cứu bốn hình thức trả lương trên:
*Hình thức trả lương tháng:
Đây là hình thức trả lương tính theo mức lương cấp bậc hoặc chức vụ
tháng của công nhân viên chức.Hình thức trả lương này được áp dụng chủ yếu
đối với công nhân viên chức làm việc trong khu vực Nhà Nước.
Công thức tính:
ML
Tháng
=ML
CBCV
+PC=H

hsl
*TL
Min
+PC
Trong đó:
ML
Tháng
: Mức lương tháng
SVTH: Vương Thùy Trang - Lớp QT 13041 - VĐH Mở Hà Nội
9
Đề án quản trị nhân lực GVHD: PGS, TS: Nguyễn Ngọc Quân
ML
CBCV
: Mức lương cấp bậc, chức vụ
H
hsl
: Hệ số lương
PC: Các khoản phụ cấp(nếu có)
TL
Min
: Tiền lương tối thiểu
Theo điều 55 của Bộ luật lao động quy định “mức lương của người lao
động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định”.Mặt
khác, mức lương tối thiểu là số tiền nhất định trả cho người lao động làm công
việc đơn giản nhất, ở mức độ nhẹ nhàng nhất và diễn ra trong môi trường lao
động bình thường.Công việc đơn giản nhất là những công việc mà người lao
động có khả năng làm việc bình thường, không được đào tạo về chuyên môn kĩ
thuật vẫn có thể làm được.
Lương tháng được trả cố định theo tháng,bảng lương Nhà nước ban hành
hoặc theo mức lương thỏa thuận được ghi trong hợp đồng lao động. Lương

tháng có thể trả lương cả tháng một lần,nhưng thường được trả làm hai kỳ trong
tháng là đầu tháng và giữa tháng hoặc cuối tháng.
Ưu điểm của hình thức trả lương này là: đơn giản, dễ tính
Nhược điểm là: mang tính bình quân, chưa gắn tiền lương với hiều suất
công tác của mỗi người.
*Hình thức trả lương ngày:
Hình thức trả lương ngày là hình thức trả lương tính theo mức lương cấp
bậc hoăc chức vụ ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng.
Công thức tính:
ML
Ngày
=(ML
tháng
+PC)/N

Trong đó:
ML
Ngày
: Mức lương ngày
SVTH: Vương Thùy Trang - Lớp QT 13041 - VĐH Mở Hà Nội
10
Đề án quản trị nhân lực GVHD: PGS, TS: Nguyễn Ngọc Quân
N

: Số ngày chế độ của tháng
PC: Các khoản phụ cấp( nếu có)
Tiền lương thời gian tháng của người lao động được xác định như sau:
TL
Tháng
=ML

Ngày
*N
tt
Trong đó:
TL
Tháng
:Tiền lương thời gian tháng của người lao động
N
tt
: Số ngày làm việc thực tế
Hình thức trả lương ngày được áp dụng với công nhân viên chức trong
các cơ quan, đơn vị mà có thể tổ chức chấm công và hạch toán ngày công cho
mỗi người được cụ thể, chính xác.
Mức lương ngày còn được áp dụng với người lao động theo hợp đồng thời
hạn một tháng trở lên,thường thì cơ quan hợp đồng lao động hay doanh nghiệp
tổ chức chấm công theo ngày và trả gộp 15 ngày một lần cùng kỳ với người
hưởng lương tháng. Đối với lao động làm việc công nhật,hoặc làm công việc có
tính tạm thời theo mùa vụ, làm công việc thời hạn dưới 3 tháng thì có thể trả
ngay sau mỗi ngày làm việc nhưng phải tíng thêm cho họ khoản bảo hiểm xã
hội, ít nhất là 15% tiền lương để người lao động tự lo vấn đề bảo hiểm cho
mình.
Ưu điểm của hình thức trả lương ngày là: Giảm bớt được tính bình quân
trong trả lương,có tác dụng khuyến khích việc nâng cao hiệu quả sử dụng thời
gian lao động trong tháng.
Nhược điểm là:chưa phản ánh được hiệu quả trong ngày làm việc.
* Hình thức trả lương tuần:
Công thức tính:
ML
Tuần
=(ML

Tháng
*12(tháng))/52(tuần)
SVTH: Vương Thùy Trang - Lớp QT 13041 - VĐH Mở Hà Nội
11
Đề án quản trị nhân lực GVHD: PGS, TS: Nguyễn Ngọc Quân
Trong đó:
ML
Tuần
: Mức lương tuần
ML
Tháng
: Mức lương tháng
* Hình thức trả lương giờ:
Mức lương này được xác định như sau:
ML
Giờ
=(ML
ngày
)/h

Trong đó:
ML
Giờ
: Mức lương giờ
h

: Giờ chế độ/ngày
Đối với công việc có điều kiện lao động và môi trường lao động bình
thường thì giờ công quy đình là 8 giờ/ ngày. Đối với công việc có điều kiện lao
động và môi trường lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì giờ

công quy định là 6 giờ/ngày.
Theo khoản 2, điều 58, Bộ luât Lao động quy định: Người lao động được
hưởng lương ngày, giờ, tuần, được trả lương sau giờ, ngày, tuần, làm công việc
ấy hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả
gộp một lần.
Điều 59 Bộ luật lao động quy định: “Người lao động được trả lương trực
tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn và tại nơi làm việc”, “lương được trả bằng tiền mặt”.
Việc trả lương bằng séc hoặc ngân phiếu do Nhà nước phát hành, do hai bên
thỏa thuận với điều kiện không gây thiệt hại, phiền hà cho người lao động”.
Điều 60 Bộ luât lao động quy định: “người lao động co quyền được biết
lý do mọi khoản khấu trừ vào tiền lương của mình”, “người sử dụng lao động...
không được khấu trừ quá 30% tiền lương hàng tháng”, “người sử dụng lao động
không được áp dụng việc xử phạt bằng hình thức cắt lương của người lao động”.
SVTH: Vương Thùy Trang - Lớp QT 13041 - VĐH Mở Hà Nội
12
Đề án quản trị nhân lực GVHD: PGS, TS: Nguyễn Ngọc Quân
Các doanh nghiệp khi trả lương cho người lao động cần phải tuân thủ theo
luật pháp hiện hành.
b.Hình thức trả lương thời gian có thưởng:
Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng là sự kết hợp hình thức trả
lương theo thời gian đơn giản với việc áp dụng các hình thức thưởng nếu cán
bộ công nhân viên chức đạt được các chỉ tiêu và điều kiện thưởng quy định.
Tiền thưởng có thể tính cho tất cả các sản phẩm được sản xuất, cũng có thể
tính cho số sản phẩm vượt mức hoặc cho mức độ thực hiện công việc xuất
sắc.
Hình thức trả lương này được áp dụng đối với công nhân phụ làm công
việc phục vụ như công nhân sửa chữa, điều chỉnh thiết bị...Hoặc đối với
những công nhân chính làm những khâu sản xuất có trình độ cơ khí hóa cao,
tự động hóa hoặc những công việc tuyệt đối phải đảm bảo chất lượng.
Tiền lương của người lao động trả theo hình thức này được tính như sau:

TL
tg
=ML*T
lvtt
+T
Thưởng
Trong đó:
ML: Mức lương thời gian của người lao động
T
lvtt
: Thời gian làm việc thực tế của người lao động
T
Thưởng
: Tiền thưởng
Ưu điểm của hình thức trả lương này là: không những phụ thuộc vào trình
độ thành thạo và thời gian làm việc thực tế mà còn gắn chặt với thành tích
công tác của từng người thông qua các chỉ tiêu xét thưởng đã đạt được. Vì
vậy, nó khuyến khích người lao động quan tâm đến trách nhiệm và kết quả
công tác của mình. Do vậy, cùng ảnh hưởng của tiến bộ kỹ thuật, chế độ trả
lương ngày càng được mở rộng.Rõ ràng hình thức trả lương này có nhiều ưu
điểm hơn so với hình thức trả lương theo thời gian giản đơn.
SVTH: Vương Thùy Trang - Lớp QT 13041 - VĐH Mở Hà Nội
13

×