Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tom tat luan van Tran Le Phuong 2003

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.63 KB, 22 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT
NAM
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN
THÔNG
---------------------------------------
TRẦN LỆ PHƯƠNG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ
SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY
LẮP
BƯU ĐIỆN HÀ
NỘI
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH
DOANH
MÃ SỐ :
60.34.05
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN

HÀ NỘI, NĂM 2011
2
Luận văn được hoàn thành tại
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Xuân Vinh
Phản biện 1: ..........................................................................
.........................................................................
Phản biện 2: ..........................................................................
.........................................................................
Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn


tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: ..... giờ ..... ngày ..... tháng ..... năm .....
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam đang trong thời kỳ xây dựng và mở rộng nền KTTT theo định hướng
XHCN, cùng với công cuộc cải cách mậu dịch, tự do hóa trong thương mại đòi hỏi
nhu cầu về vốn cho nền kinh tế và cho từng DN đang là vấn đề lớn. Thực tiễn cho
thấy, các DN của nước ta hiện đang phải cạnh tranh khốc liệt để có thể tồn tại và có
được chỗ đứng vững chắc trên thương trường, Để có thể tồn tại và phát triển, các DN
phải tận dụng những lợi thế của mình, từng bước khắc phục những điểm yếu để nâng
cao khả năng cạnh tranh. Đồng thời, các nhà quản trị phải quản lý và sử dụng nguồn
vốn của mình một cách hiệu quả để phát triển hoạt động SXKD trong điều kiện cạnh
tranh ngày càng quyết liệt như hiện
nay.
Trong quá trình hoạt động SXKD của mỗi DN, vốn đóng một vai trò hết sức
quan trọng, quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của DN. Vốn đảm bảo cho quá
trình SXKD được tiến hành liên tục. Nếu không chú trọng tới quản trị vốn DN sẽ gặp
khó khăn trong việc duy trì và mở rộng SXKD. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là
một vấn đề rất quan trọng giúp doanh nghiệp đứng vững và phát huy hơn nữa thế
mạnh của mình. Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó, tác giả chọn đề tài “Giải pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu Điện Hà Nội” để
nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa về mặt lý luận những vấn đề cơ bản về vốn và hiệu quả sử dụng
vốn của doanh nghiệp.
- Phân tích và đánh giá thực trạng sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu
Điện Hà Nội.

- Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho Công ty Cổ phần
Xây lắp Bưu Điện Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Xây lắp
Bưu Điện Hà Nội trong 3 năm 2008-2010.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu Điện Hà
Nội thể hiện qua các tài liệu và đặc biệt là các BCTC, báo cáo tổng kết của Công ty
trong vòng 3 năm 2008-2010, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu Điện Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài có sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh… làm phương pháp luận căn
bản cho việc nghiên cứu.
Bên cạnh đó, còn sử dụng các phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
các chỉ tiêu, tổng hợp ý kiến chuyên gia tại công ty…
4
5. Bố cục của luận văn
Bố cục của luận văn ngoài phẩn mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
C h ư ơ n g 1 : Những vấn đề cơ bản về vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong doanh
nghiệp.
C h ư ơ n g 2 : Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu
Điện Hà Nội.
C h ư ơ n g 3 : Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần
Xây lắp Bưu Điện Hà Nội.
5
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN
1.1.1. Khái niệm về vốn
Vốn của DN là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản được huy động, sử dụng
vào hoạt động SXKD nhằm mục đích sinh lời, hay nói cách khác, vốn là năng lực hoạt
động SXKD của doanh nghiệp.
1.1.2. Vai trò của vốn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
Vốn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động SXKD của DN.
Thứ nhất, vốn là yếu tố tiền đề quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển
của DN.
Thứ hai, vốn là yếu tố góp phần định hướng SXKD của DN.
Thứ ba, vốn thực hiện việc đánh giá hiệu quả SXKD của DN.
1.1.3. Phân loại vốn
1.1.3.1. Phân loại vốn theo nguồn hình thành
* V ố n c h ủ s ở h ữ u
Vốn CSH của DN là nguồn vốn do CSH đầu tư, DN được toàn quyền sử dụng
mà không phải cam kết thanh toán. Vốn CSH bao gồm: NVKD, các quỹ của DN,
Nguồn vốn XDCB,`nguồn vốn từ LN chưa phân phối.
* V ố n hu y đ ộ n g c ủ a d oa n h n g h iệ p (vố n v a y )
Ngoài vốn CSH thì DN còn tồn tại một loại vốn khác mà vai trò của nó khá
quan trọng đó là vốn huy động. Nguồn vốn huy động được thực hiện dưới các
phương thức chủ yếu như: Vốn tín dụng ngân hàng, vốn tín dụng thương mại, vốn
chiếm dụng của các đối tượng khác, vốn do phát hành trái phiếu.
1.1.3.2. Phân loại vốn theo vai trò và đặc điểm chu chuyển
* V ố n c ố đ ịn h :
VCĐ của DN là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ. Đặc điểm của nó
là chu chuyển giá trị dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ KD và hoàn thành một
vòng chu chuyển khi tái sản xuất được TSCĐ về mặt giá trị.
* V ố n l ư u đ ộ n g
VLĐ của DN là số vốn ứng ra để hình thành nên các TSLĐ nhằm đảm bảo cho
quá trình KD của DN được thực hiện thường xuyên, liên tục. VLĐ luân chuyển toàn

bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân
chuyển khi kết thúc một chu kỳ KD.
1.1.4. Quản lý vốn trong doanh nghiệp
1.1.4.1. Quản lý vốn cố định
* Quản lý quỹ khấu hao tài sản cố định
Trong điều kiện phát triển nền KTTT hiện nay, cơ cấu nguồn vốn đầu tư hình
thành TSCĐ của các công ty chính là NVCSH và nguồn vốn đi vay.
6
Với các TS hình thành từ NVCSH, các công ty được chủ động sử dụng toàn bộ
số tiền khấu hao lũy kế thu được để tái đầu tư TSCĐ hoặc khi chưa có nhu cầu đầu tư
TSCĐ, công ty có thể sử dụng số tiền này để phục vụ các mục đích KD khác.
Với các TSCĐ hình thành từ NV vay, khi chưa đến kỳ thanh toán nợ công ty
có thể tạm thời sử dụng lượng tiền này cho các hoạt động kinh doanh khác nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay của công ty.
* Quản lý nguồn vốn dài hạn
Do đặc điểm của TSCĐ là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất nên nguồn vốn
hình thành nên các TSCĐ này chủ yếu là các nguồn vốn dài hạn. Các nguồn vốn này
bao gồm: vốn tự có, các nguồn vốn đi vay từ ngân hàng, tín dụng thuê mua, phát
hành trái phiếu. Khả năng tài trợ cho các loại TSCĐ từ nguồn vốn đi vay là khá lớn,
do vậy trước khi lựa chọn phương thức tài trợ cho hoạt động đầu tư là nguồn vốn tự
có hay đi vay, các nhà lãnh đạo công ty phải soạn thảo được chính sách vay nợ, trong
đó chú trọng vấn đề tăng thêm khoản mắc nợ đều dẫn đến việc sửa đổi cơ cấu tài
chính và mức độ mạo hiểm với tình hình tài chính của công ty.
1.1.4.2. Quản lý vốn lưu động
* Quản lý vốn tiền mặt
Động cơ chủ yếu của việc nắm giữ tiền mặt trong DN là để làm thông suốt các
giao dịch trong KD cũng như duy trì khả năng thanh toán và ứng phó với những nhu
cầu bất thường chưa dự đoán được của DN ở mọi thời điểm. Nội dung chủ yếu của
việc quản lý vốn tiền mặt bao gồm: Xác định số dư tiền mặt mục tiêu; Hoạch định
ngân sách tiền mặt; Đầu tư tiền nhàn rỗi.

* Quản lý hàng tồn kho
HTK là những tài sản mà DN lưu trữ để sản xuất hoặc bán ra sau này.
Quản lý HTK bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý các hoạt động
nhằm vào NVL, hàng hoá đi vào, đi qua và đi ra khỏi DN. Quản lý HTK dự trữ trong
các DN là rất quan trọng bởi vì nếu dự trữ không hợp lý sẽ làm cho quá trình SXKD
bị gián đoạn, hiệu quả kém. Việc quản lý HTK có hiệu quả phải đạt được 2 mục tiêu
sau: Mục tiêu an toàn và mục tiêu kinh tế.
* Quản lý các khoản phải thu
Các khoản phải thu chính là số vốn DN bị chiếm dụng. DN cần đặc biệt chú ý
tới các nhân tố mà mình có thể kiểm soát được, tác động lớn tới chất lượng của các
khoản phải thu, đó là chính sách tín dụng và theo dõi các khoản phải thu.
1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP
1.2.1. Khái niệm
Hiệu quả sử dụng vốn của DN là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai
thác, sử dụng nguồn vốn của DN vào hoạt động SXKD nhằm mục đích sinh lợi tối đa
với chi phí thấp nhất.
1.2.2. Tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong DN
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn rất quan trọng vì:
- Đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp.
- Là điều kiện để DN tham gia vào quá trình cạnh tranh trên thị trường.
7
- Giúp DN đạt được các mục tiêu kinh doanh, mở rộng hoạt động SXKD, tăng
lợi nhuận cũng như nâng cao uy tín của DN trên thương trường
1.2.3. Phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn
1.2.3.1. Phương pháp so sánh
1.2.3.2. Phương pháp thay thế liên hoàn
1.2.3.3. Phương pháp cân đối
1.2.3.4. Phương pháp phân tích chi tiết
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
1.2.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn

- Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn
Hiệu suất sử dụng vốn =
D o an h th u t h u ầ n t r o n g k ỳ
Vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh (ROA)
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
vốn kinh doanh
=
Lợ i nhu ận sau thuế củ a do anh nghiệ p
Vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ
- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận
vốn chủ sở hữu
=
Lợ i nh uận sa u thu ế c ủa d oan h ngh iệp
Vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ
1.2.4.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
- Hiệu suất vốn cố định
- Hàm lượng vốn cố định
- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định
1.2.4.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
- Hệ số sinh lời
- Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động
- Tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Được biểu hiện qua hai chỉ tiêu: số lần luân chuyển và kỳ luân chuyển VLĐ.
- Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn
*Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành vốn
lưu động

- Vòng quay các khoản phải thu.
- Kỳ thu tiền bình quân được xác định bằng công thức.
- Thời gian quay vòng hàng tồn kho
- Thời gian quay vòng tiền mặt
1.2.4.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
- Hệ số thanh toán hiện thời.
- Hệ số thanh toán nhanh.
Như vậy có thể nói, việc phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ là một
trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác tài chính của DN. Bởi vì nó không
chỉ ảnh hưởng tới LN mà còn liên quan đến việc thu hút các nguồn lực cho DN.
1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
TRONG DN
1.3.1. Nhân tố khách quan
- Nhân tố sự ổn định và mức độ phát triển của nền kinh tế
- Nhân tố môi trường, chính sách pháp lý
- Nhân tố phát triển của thị trường
- Nhân tố rủi ro bất thường
1.3.2. Nhân tố chủ quan
- Nhân tố con người
- Nhân tố cơ cấu vốn
- Nhân tố chi phí vốn
- Nhân tố tổ chức sản xuất kinh doanh

×