Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

khảo sát năng suất, chất lượng của các giống cỏ stylo ciat 184, stylo ubon, croataria, đậu nho nhe và mulato ii

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.94 MB, 67 trang )

trêng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi
KHOA CHĂN NUÔI & NTTS

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“Khảo sát năng suất, chất lượng của các giống cỏ Stylo CIAT
184, Stylo Ubon, Croataria, đậu Nho nhe và Mulato II”
Người thực hiện : VŨ THỊ BÍCH
Lớp : CNTYA
Khóa : 52
Người hướng dẫn : PGS.TS. BÙI QUANG TUẤN
Bộ môn : Thức ăn - Vi sinh vật - Đồng cỏ
Khoa Chăn nuôi & NTTS
Trường ĐHNN Hà Nội
HÀ NỘI - 2011
Khoa Chăn nuôi & NTTS – ĐH NN Hà Nội
1
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn i
Danh mục các bảng ii
Danh mục các hình iii
Danh mục các từ viết tắt iv
Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN 3
2.1.1. Khái niệm về sinh trưởng và phát triển 3
2.1.2. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển 4
2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA THÂN LÁ 5


2.2.1. Động thái sinh trưởng của thân lá 5
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của thân lá 6
2.3. ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TRƯỞNG CỦA THÂN LÁ 11
2.3.1. Động thái tái sinh trưởng của thân lá 11
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tái sinh trưởng của thân lá 11
2.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ CÂY CỎ NGHIÊN CỨU 12
2.4.1. Stylo CIAT 184 12
2.4.2. Stylo Ubon 13
2.4.3. Đậu Nho nhe 14
2.4.4. Croataria 15
2.4.5. Mulato II 15
2.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÂY THỨC ĂN GIA SÚC 16
2.5.1. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn trên thế giới 16
2.5.2. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn trong nước 17
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 19
3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 19
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 19
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.4.1. Phương pháp gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch 19
3.4.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 21
3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ SỐ LIỆU 23
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
Khoa Chăn nuôi & NTTS – ĐH NN Hà Nội
2
4.1. ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU, THỔ NHƯỠNG CỦA ĐỊA ĐIỂM
NGHIÊN CỨU
24
4.1.1. Điều kiện khí hậu của địa điểm nghiên cứu 24
4.1.2. Điều kiện thổ nhưỡng của địa điểm nghiên cứu

26
4.2. KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
CỦA CỎ
27
4.2.1. Tỷ lệ nảy mầm của cỏ 27
4.2.2. Chiều cao thu hoạch và số nhánh/khóm của cỏ
29
4.2.3. Tốc độ sinh trưởng của cỏ
31
4.2.4. Tốc độ tái sinh của cỏ
33
4.2.5. Năng suất và tỷ lệ lá/thân của cỏ 35
4.2.6. Năng suất hạt của cỏ 44
4.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA CỎ 45
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48
5.1. KẾT LUẬN 48
5.2. ĐỀ NGHỊ 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
PHỤ LỤC 52
Khoa Chăn nuôi & NTTS – ĐH NN Hà Nội
3
Khoa Chăn nuôi & NTTS – ĐH NN Hà Nội
4
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận
được sự giúp đỡ quý báu, sự chỉ bảo tận tình của thầy hướng dẫn PGS. TS. Bùi
Quang Tuấn trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Nhân dịp hoàn thành
khóa luận này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy hướng dẫn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự quan tâm giúp đỡ của các
thầy cô giáo và các cán bộ bộ môn Dinh dưỡng và thức ăn đồng cỏ, phòng Thí

nghiệm trung tâm trường ĐHNN Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ
nhiệt tình cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn thư viện trường ĐHNN Hà Nội và thư
viện Khoa Chăn nuôi & NTTS trường ĐHNN Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện đề tài.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè và
người thân của tôi đã tạo điều kiện cũng như động viên, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2011
Sinh viên:
Vũ Thị Bích
Khoa Chăn nuôi & NTTS – ĐH NN Hà Nội
i
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Điều kiện khí hậu tại khu vực thí nghiệm Gia Lâm - Hà Nội 24
Bảng 4.2: Thành phần hóa học của đất 27
Bảng 4.3: Tỷ lệ nảy mầm của cỏ 29
Bảng 4.4: Chiều cao thu hoạch và số nhánh đẻ/khóm của các cỏ (cm) 30
Bảng 4.5: Tốc độ sinh trưởng của các giống cỏ (cm/ngày đêm) 31
Bảng 4.6: Tốc độ tái sinh của các giống cỏ (cm/ngày đêm) 34
Bảng 4.7a: Năng suất chất xanh của các giống cỏ (tấn/ha) 36
Bảng 4.7b: Năng suất chất khô của các giống cỏ (tấn/ha) 40
Bảng 4.7c: Năng suất protein của các giống cỏ (tấn/ha) 42
Bảng 4.8: Tỷ lệ lá/thân của các giống cỏ 44
Bảng 4.9: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các giống cỏ
(%CK)
47
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Nhiệt độ trung bình trong thời gian thí nghiệm 25

Khoa Chăn nuôi & NTTS – ĐH NN Hà Nội
ii
Hình 4.2: Lượng mưa trung bình trong thời gian thí nghiệm 25
Hình 4.3: Tốc độ sinh trưởng của cỏ 32
Hình 4.4a: Tốc độ tái sinh trưởng lần 1 35
Hình 4.4b: Tốc độ tái sinh trưởng lần 2 35
Hình 4.5a: Năng suất chất xanh của các giống cỏ 37
Hình 4.5b: Năng suất chất khô của các giống cỏ 41
Hình 4.5c: Năng suất Protein của các giống cỏ 43
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CK: Chất khô
DXKN: Dẫn xuất không nitơ
KTS: Khoáng tổng số
ME: Năng lượng trao đổi
Khoa Chăn nuôi & NTTS – ĐH NN Hà Nội
iii
NSCK: Năng suất chất khô
NSCX: Năng suất chất xanh
NSP: Năng suất protein
Khoa Chăn nuôi & NTTS – ĐH NN Hà Nội
iv
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.2. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thức ăn thô xanh luôn có tầm quan trọng đặc biệt và không thể thay thế đối
với gia súc ăn cỏ như trâu, bò, dê, cừu, … và cũng là thức ăn truyền thống khá hiệu
quả đối với chăn nuôi lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng. Với nhu cầu trung bình 30 kg thức
ăn thô xanh mỗi ngày của trâu, bò; 5-7 kg/ngày ở dê, cừu, hươu, nai; 3-5 kg/ ngày ở
nhím, thỏ, … cũng là bài toán khá phức tạp đối với chăn nuôi nông hộ khi việc
chăn thả tự nhiên ngày càng khó khăn do đất bị thu hẹp và kém hiệu quả bởi số

lượng và chất lượng cỏ tự nhiên vừa thiếu vừa nghèo dinh dưỡng.
Hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình kinh tế đạt hiệu quả cao với cách
thức trồng cỏ và nuôi nhốt, mô hình chăn nuôi trang trại ngày càng được nhân rộng
và khuyến khích phát triển. Theo Niên giám thống kê năm 2009, cả nước có 20.809
trang trại chăn nuôi; trong đó miền Bắc là 10.322 trang trại; chiếm 49,60%; miền
Trung là 3.047 trang trại chiếm 14,64% và miền Nam là 7.440 trang trại; chiếm
35,76%. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2006 toàn quốc có 17.721 trang
trại chăn nuôi. Như vậy, sau 3 năm số lượng trang trại chăn nuôi tăng 3.088 trang
trại; bình quân mỗi năm tăng 1.029 trang trại. Tuy nhiên, trong hình thức nuôi nhốt
đại gia súc, nguồn thức ăn là một vấn đề thiết yếu, quyết định tính thành hay bại
của một mô hình.
Thực tế ở Việt Nam, diện tích trồng cỏ dành cho chăn nuôi chỉ chiếm 5,7%
trong tổng diện tích đất canh tác. Điều này cho thấy đồng cỏ ở nước ta hiện nay còn
rất hạn chế, chủ yếu là trồng xen canh, tận dụng chứ chưa được phổ biến đại trà.
Năng suất của các giống cỏ phụ thuộc nhiều vào giống, điều kiện tự nhiên và sự
Khoa Chăn nuôi & NTTS – ĐH NN Hà Nội
1
chăm sóc của con người, đặc biệt là phân bón và nước tưới. Bên cạnh đó, sự chăn
thả gia súc bừa bãi, khai thác mà không chăm bón làm cho các đồng cỏ bị thoái
hoá, diện tích bị thu hẹp dẫn đến thiếu thức ăn cho gia súc. Như vậy, khả năng
trồng cỏ còn nhiều hạn chế và cỏ vẫn có tính thời vụ nên vào mùa đông, khô hanh
cỏ không mọc được dẫn đến trâu, bò, … thiếu thức ăn, tăng trọng kém, sụt sữa,
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Để góp
phần giải quyết vấn đề này thì trong những năm qua chúng ta đã tiến hành nhập, lai
tạo một số giống cỏ mới có năng suất và giá trị dinh dưỡng cao, đồng thời khai thác
các giống cỏ tự nhiên, tận dụng nguồn thức ăn trong trồng trọt. Xuất phát từ những
lý do trên, tôi thực hiện đề tài này nhằm góp phần giải quyết vấn đề thức ăn cho gia
súc ngày càng phát triển không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá được tiềm năng sinh học của các giống cây thức ăn gia súc được

nghiên cứu.
Khoa Chăn nuôi & NTTS – ĐH NN Hà Nội
2
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
2.1.1. Khái niệm về sinh trưởng và phát triển
Nghiên cứu về các hoạt động sinh lý của thực vật bao gồm các chức năng sinh
lý riêng biệt như: sự trao đổi nước, quang hợp, hô hấp, dinh dưỡng khoáng và nitơ,
sự biến đổi và vận chuyển các chất hữu cơ ở trong cây. Các chức năng sinh lý này
xảy ra một cách đồng thời và luôn luôn có mối quan hệ khăng khít ràng buộc với
nhau. Kết quả hoạt động tổng hợp của các chức năng sinh lý đó đã làm cho cây lớn
lên, ra hoa kết quả rồi già đi và chết, hay nói một cách khác đã làm cho cây sinh
trưởng và phát triển. Như vậy sinh trưởng và phát triển là một quá trình sinh lý tổng
hợp của cây, là kết quả của toàn bộ các chức năng và quá trình sinh lý của cây.
Cho đến nay, sinh trưởng và phát triển của thực vật nói chung, cây thức ăn
chăn nuôi nói riêng được hiểu dưới các định nghĩa khác nhau. Nhưng phần lớn các
nhà khoa học đều thống nhất định nghĩa về sinh trưởng và phát triển như sau:
Sinh trưởng là sự tạo mới các yếu tố cấu trúc một cách không thuận nghịch
của tế bào, mô và toàn cây, kết quả dẫn đến sự tăng về số lượng, kích thước, thể
tích, sinh khối của chúng. Tuy nhiên không nên quan niệm sự sinh trưởng chỉ biểu
hiện sự biến đổi về lượng một cách đơn thuần, vì không phải bao giờ sự sinh
trưởng cũng dẫn đến sự biến đổi về kích thước và khối lượng. Chẳng hạn, lúc tạo
yếu tố cấu trúc mới của nhân, tế bào tạm ngừng lớn lên, khi hạt trương nước thì
khối lượng chất khô không tăng, lúc ra hoa cây ngừng sinh trưởng về kích thước
Nói chung sự sinh trưởng của cây được biểu hiện ở những đặc điểm: (1) Sự tăng về
khối lượng và kích thước của cơ thể hoặc của từng cơ quan (sự tăng trưởng chiều
cao của thân cây, chiều dài của cành, tăng diện tích của lá, tăng khối lượng quả,
Khoa Chăn nuôi & NTTS – ĐH NN Hà Nội
3

hạt ). (2) Sự tăng thêm số lượng cơ quan, số lượng tế bào (cây mọc thêm cành,
cành ra thêm lá, số lượng tế bào ở mô phân sinh tăng lên ). (3) Tăng thể tích của
tế bào, đặc biệt là tăng khối lượng chất nguyên sinh. (4) Tăng các yếu tố cấu
trúc của tế bào. (5) Tăng khối lượng chất khô của cây (thời kỳ chín hạt cây
ngừng tăng về kích thước của các cơ quan nhưng cây vẫn tích lũy thêm các chất
hữu cơ về hạt).
Phát triển là quá trình biến đổi về chất bên trong tế bào, mô và toàn cây để dẫn
đến sự thay đổi về hình thái và chức năng của chúng. Song, không nên coi sự phát
triển chỉ là quá trình dẫn đến ra hoa kết quả đơn thuần, mà đó chỉ là một biểu hiện
rõ nhất về sinh lý và hình thái của cây mà thôi. Cho nên sự ra hoa, ra quả đó là một
biểu hiện rõ nhất của sự phát triển hay còn gọi là biểu hiện đặc trưng của sự phát
triển.
2.1.2. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển
Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình liên tiếp, xen kẽ nhau trong quá trình
sống của thực vật. Có thể xem đây là hai mặt của một quá trình biến đổi chất và
lượng, một cặp phạm trù trong triết học: Sự biến đổi về chất đến một mức độ nhất
định tất yếu phải dẫn đến sự thay đổi về lượng, ngược lại sự biến đổi về lượng tạo
điều kiện thuận lợi cho sự biến đổi về chất. Sinh trưởng, sự tạo mới các yếu tố cấu
trúc, là tiền đề cho sự phát triển bởi vì có sinh trưởng mới có phát triển. Ngược lại
phát triển, sự biến đổi chất trong quá trình tạo mới đó, có ảnh hưởng thúc đẩy sự
sinh trưởng.
Sự biến đổi về số lượng của rễ, thân, lá dẫn đến sự thay đổi về chất lượng của
hoa, quả, hạt. Hai quá trình này người ta còn gọi là pha sinh trưởng phát triển sinh
dưỡng và pha sinh trưởng phát triển sinh sản (mốc là sự ra hoa).
Một cơ quan hay bộ phận của cây có thể sinh trưởng nhanh nhưng phát triển
chậm hay ngược lại. Ví dụ: bón phân, tưới nước nhiều, cây sinh trưởng nhanh và
Khoa Chăn nuôi & NTTS – ĐH NN Hà Nội
4
kéo dài thời gian sinh trưởng, làm chậm phát triển. Có thể cả hai đều nhanh hay đều
chậm. Người ta có thể điều khiển cây trồng sao cho tỉ lệ giữa hai giai đoạn đó thích

hợp nhất với mục đích kinh tế của con người. Chẳng hạn, với các cây trồng lấy
thân, lá, củ (phần lớn cây thức ăn chăn nuôi nằm trong nhóm này) thì phải kéo dài
pha thứ nhất và ức chế pha thứ hai. Muốn vậy người ta phải sử dụng các yếu tố
dinh dưỡng chủ yếu là phân nitơ, nước, độ dài ngày không thích hợp và kể cả yếu
tố giống cây trồng. Nếu trong thời kì đầu mà thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là
thiếu nitơ và nước thì cây chẳng những sinh trưởng còi cọc mà rất chóng ra hoa kết
quả. Với các cây lấy hạt thì phải điều khiển sao cho giai đoạn đầu phát triển đến
một mức độ nhất định, có đủ bộ thân lá thì mới ra hoa kết quả để tăng cường khả
năng quang hợp và tích luỹ cho cơ quan sinh sản và dự trữ. Muốn vậy người ta bón
đủ và đúng tỉ lệ N, P, K trong giai đoạn đầu để giúp cây sinh trưởng, phát triển cân
đối. Nếu giai đoạn đầu có ưu thế thì phải tìm cách hạn chế, ngăn cản sự tăng trưởng
mạnh của thân lá có thể dẫn đến sự lốp đổ bằng cách: tạo khô hạn, bón vôi, cắt bớt
lá …
2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA THÂN LÁ
2.2.1. Động thái sinh trưởng của thân lá
Trong lĩnh vực cây thức ăn chăn nuôi thì phần thân lá được các nhà chăn nuôi
đặc biệt quan tâm vì đây là phần chính sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Quá trình
sinh trưởng của thân lá có thể được chia thành 3 giai đoạn: (1) giai đoạn sinh
trưởng chậm; (2) giai đoạn sinh trưởng nhanh; (3) giai đoạn sinh trưởng chậm.
Sau khi nảy mầm khối lượng vật chất khô của cây sẽ giảm do chất dự trữ ở hạt
được sử dụng trong quá trình nảy mầm. Cây sinh trưởng chỉ dựa vào dinh dưỡng dự
trữ trong hạt nên sinh trưởng của cây lúc này chậm. Khi những lá xanh đầu tiên
xuất hiện, cây non bắt đầu hoạt động quang hợp, sự sinh trưởng tăng dần đến khi
bộ rễ và bộ lá của cây phát triển tương đối hoàn thiện, khả năng hút dinh dưỡng
Khoa Chăn nuôi & NTTS – ĐH NN Hà Nội
5
trong đất và khả năng quang hợp của cây mạnh thì cây sinh trưởng rất nhanh. Đến
gần giai đoạn trưởng thành thì sinh trưởng giảm dần và ngừng hẳn, cũng có khi ở
giai đoạn này khối lượng vật chất khô của cây bị giảm đi.
Độ dài của các giai đoạn sinh trưởng chậm, nhanh, chậm sẽ khác nhau. Dựa

vào sự nghiên cứu đồ thị sinh trưởng để người chăn nuôi quyết định thời điểm bón
thúc, thời điểm thu hoạch thích hợp và chọn cỏ để trồng kết hợp, hạn chế được sự
che bóng của nhau.
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của thân lá
Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của thân lá bao gồm các nhân tố bên
trong và các nhân tố bên ngoài. Các nhân tố này thông qua đặc tính di truyền hay
đặc điểm loài sẽ gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật.
a) Nhân tố bên trong
Các hormon thực vật bên trong cơ thể ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây bao
gồm các chất kích thích (auxin, giberelin, xitokinin …) và các chất kìm hãm sinh
trưởng (axit abxixic, phenol …). Các hormon này có tác động mạnh đến sự nảy
mầm của hạt. Hơn thế, sự sinh trưởng của cây thức ăn phụ thuộc trực tiếp vào sức
nảy mầm của hạt. Nếu hạt có sức nảy mầm cao sẽ tạo điều kiện cho sinh trưởng
mạnh sau này. Nhiều loài cỏ có sức nảy mầm cao như cỏ mộc châu, nhưng một số
khác sức nảy mầm kém và cần được xử lí bằng các phương pháp như xát vỏ, xử lí
quang học, xử lí hoá học… như cỏ ghi nê (Panicum maximum), đậu Stylo
(Stylosanthes guianensis). Cũng có loài mà hạt hoàn toàn mất sức nảy mầm như hạt
cỏ Pangola vì vậy cần phải tìm cách nhân giống khác.
b) Nhân tố bên ngoài
- Nhiệt độ:
Nhiệt độ là một nhân tố sinh thái có ảnh hưởng rất lớn đối với sinh vật nói
chung và thực vật nói riêng. Nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của
Khoa Chăn nuôi & NTTS – ĐH NN Hà Nội
6
cây, nhiệt độ tăng thì sinh trưởng cũng tăng và nhiệt độ giảm sinh trưởng chậm lại.
Nói chung trong khoảng từ 0
0
C đến 30 - 35
0
C ảnh hưởng của nhiệt độ tới cây trồng

tuân theo quy luật Vant - Hoff. Mặt khác tăng nhiệt độ tới giới hạn nhất định có tác
dụng thúc đẩy quá trình hấp thu chất khoáng của rễ. Nhiệt độ thấp nhất để cỏ nhiệt
đới nảy mầm là 15 - 20
0
C và tối ưu là 25 - 35
0
C. Nhiệt độ tối ưu cho quang hợp ở
cỏ ôn đới là 15 - 20
0
C và ở cỏ nhiệt đới là 25 - 30
0
C.
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm có ảnh hưởng rất lớn tới sinh trưởng
của cây, ban ngày nhiệt độ cao thuận lợi cho cây quang hợp và tích luỹ, ban đêm
nhiệt độ thấp sẽ hạn chế sự tiêu phí hữu cơ nên sinh trưởng của cây nhanh hơn.
Do biên độ nhiệt của cây thức ăn nhiệt đới nhỏ hơn biên độ nhiệt của cây thức
ăn ôn đới nên vùng ôn đới khó có thể nhập, trồng cây thức ăn nhiệt đới. Trong khi
đó mặc dù mùa đông nhưng nhiệt độ trung bình ngày ở các nước nhiệt đới, trong đó
có Việt Nam, cũng chỉ tương đương nhiệt độ mùa hè ở vùng ôn đới. Để giải quyết
nhu cầu thức ăn xanh cho đàn gia súc ăn cỏ ở nước ta trong mùa đông đã tiến hành
nhập và trồng thử nghiệm một số giống cây thức ăn có nguồn gốc từ vùng ôn đới ở
vùng núi cao, có khí hậu mát mẻ, kết quả thu được tương đối tốt. Còn ở vùng đồng
bằng các cây thức ăn này sinh trưởng chậm, tỉ lệ chết cao, rất nhạy cảm với thời vụ
gieo trồng. Một lần trồng chỉ cho thu cắt 3 lứa, đến khoảng tháng 3, tháng 4 nhiệt
độ ấm lên thì các cây thức ăn này tàn lụi (Bùi Quang Tuấn, 2006a; Bùi Quang
Tuấn, 2006b).
- Ẩm độ:
Ẩm độ là một nhân tố cần thiết cho sự sinh trưởng của cây. Cây sinh trưởng
mạnh nhất khi tế bào bão hoà nước. Giảm mức độ bão hoà thì sinh trưởng chậm lại.
Đối với các tế bào đầu rễ vì không có mô che chở như các bộ phận trên mặt đất nên

phải đủ ẩm rễ mới sinh trưởng được. Về mùa xuân nước trong đất nhiều, độ ẩm
không khí cao, cây ít mất nước và chất nguyên sinh được bão hoà nên sinh trưởng
Khoa Chăn nuôi & NTTS – ĐH NN Hà Nội
7
mạnh, còn mùa đông do độ ẩm không khí thấp, cây mất nước nhiều, chất nguyên
sinh không bão hoà nên cây sinh trưởng chậm lại.
Ẩm độ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sản lượng cỏ. Sự thay đổi theo
mùa của sinh trưởng do nhiều yếu tố gây ra, nhưng hạn chế nhất cho sinh trưởng
trong mùa đông vẫn là nhiệt độ và ẩm độ mà trong đó nhiều nhà nghiên cứu nhận
định rằng ẩm độ là nhân tố hạn chế nhất. Cho nên tưới nước cho đồng bãi cỏ là một
hình thức cân bằng trong mùa nhằm tăng năng suất cỏ và đáp ứng được nhu cầu
cho chăn nuôi thâm canh ở nhiều nước chăn nuôi phát triển, lí do là vì nhờ nước mà
cây có thể hút được chất dinh dưỡng.
Ẩm độ không khí có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của cỏ vì ẩm độ giảm
thì cường độ thoát hơi nước tăng và ngược lại. Nước trong đất cần thiết cho cây
trong toàn bộ thời kì dinh dưỡng vì nhờ nước mà cây có thể hút chất dinh dưỡng,
đất thiếu nước cây không thể hoạt động mạnh mẽ được, và nếu thừa nước thì cây có
thể bị úng thối vì thiếu oxy. Vì vậy các chế độ tưới và tiêu nước cũng là những
nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sinh trưởng của cỏ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra
rằng phương pháp tưới tràn bề mặt là phương pháp cổ điển nhất, đơn giản nhưng
hiệu quả kém, tốn nhiều nước, phương pháp tưới ngầm dưới mặt đất (30 - 60 cm)
bằng hệ thống ống dẫn nước đặc biệt sẽ tiết kiệm nước và cho hiệu quả kinh tế cao
hơn. Nhưng phương pháp này đòi hỏi đầu tư ban đầu cao, phương pháp tưới nước
cho hiệu quả cao nhất là phương pháp tưới phun mưa. Phương pháp tưới phun mưa
cho phép tiết kiệm nước, điều hoà được lượng nước tưới, điều hoà được độ ẩm và
nhiệt không những của đất mà còn của lớp không khí gần mặt đất. Phương pháp
tưới này càng có hiệu quả cao khi kết hợp tưới nước với bón phân vi lượng.
- Ánh sáng :
Khoa Chăn nuôi & NTTS – ĐH NN Hà Nội
8

Ánh sáng là nguồn cung cấp năng lượng cho cây tiến hành quang hợp, thoát
hơi nước, hình thành chất diệp lục. Có ánh sáng cây mới sinh thân, cành lá và ra
hoa kết quả bình thường.
Ánh sáng ảnh hưởng tới sinh trưởng dưới hai hình thức khác nhau là cường độ
sáng và quang chu kì, nhưng khó có thể dùng thực nghiệm để tách riêng những ảnh
hưởng khác nhau giữa chúng. Ở những cường độ sáng yếu (500 - 1000 lux) thì
cường độ quang hợp tăng nhanh cùng cường độ sáng, nhưng những cường độ sáng
mạnh thì mức tăng giảm bất ngờ. Đối với nhiều loài cỏ nhiệt đới cường độ quang
hợp tiếp tục tăng, tuy không theo đường thẳng, cho đến khi năng lượng nhận được
bằng 60.000 lux hay cao hơn. Cường độ sáng thích hợp cho quá trình quang hợp ở
cỏ nhiệt đới là 50.000 - 60.000 lux, ở cỏ ôn đới là 15.000 - 25.000 lux.
Tăng quang chu kì kìm hãm tốc độ đẻ nhánh tuy nhiên không ảnh hưởng tới
việc ra lá của cỏ. Chiều dài và đôi khi cả chiều rộng đều tăng nếu kéo dài quang
chu kì bằng cường độ ánh sáng yếu. Trong những ngày hè dài, lá và thân sinh
trưởng thẳng hơn, giảm sự hình thành của mầm nách. Còn trong những ngày ngắn
và mát của cuối hè và thu, lá và thân sinh trưởng rộng hơn và chồi hình thành
nhiều.
Hầu hết các loài cây thức ăn đều có thể sinh trưởng tốt dưới những vùng đất bị
che bóng nhẹ như Brachiaria humidicola, Arachis pintoi … Không có giống cây
thức ăn chăn nuôi nào sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện bị che bóng nặng,
chỉ có một số loài có thể tồn tại dưới tán cây che phủ trung bình như Centrosema
macrocarpum, Paspalum atratum, Panicum maximum, Brachiaria brizantha,
Brachiaria decumbens, Setaria sphacelata. Những loài này có thể trồng che phủ mặt
đất và hạn chế cỏ dại ở dưới các tán cây, nhưng trong những trường hợp này năng
suất chất khô thu được không cao.
Khoa Chăn nuôi & NTTS – ĐH NN Hà Nội
9
Tùy thuộc vào con đường đồng hóa CO
2
trong quang hợp khác nhau mà người

ta chia thế giới thực vật thành 3 nhóm: nhóm thực vật C
3,
nhóm thực vật C
4

nhóm thực vật CAM.
- Dinh dưỡng trong đất:
Điều kiện thổ nhưỡng có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của cây thức ăn
trong đó các chất dinh dưỡng trong đất đóng vai trò quan trọng kể cả các nguyên tố
đại và vi lượng. Phân bón và cách bón phân có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất chất
khô và thành phần hoá học của thức ăn.
Độ pH trong đất quyết định trạng thái dễ tiêu hay không tiêu của các nguyên
tố. Nói chung, hoà thảo ưa đất trung tính còn các cây đậu ưa đất hơi kiềm vì chúng
cần nhiều Ca hơn. Đó cũng là nguyên nhân vì sao ở đồng cỏ nhiệt đới ít cây đậu.
Hầu hết cây thức ăn đều có thể sinh trưởng trên đất kiềm. Đặc biệt có một vài loài
thích hợp với loại đất có độ pH cao. Những loài đó là Leucaena leucocephala,
Desmanthus virgatus và Brachiaria humidicola. Loài không sinh trưởng tốt trên đất
kiềm là Stylosanthes guianensis.
Cùng với việc thu hoạch (cắt hay chăn thả gia súc) đất đồng cỏ bị lấy đi lượng
lớn các chất dinh dưỡng. Do vậy để giữ được năng suất đồng cỏ cao và ổn định cần
thiết phải bón phân cho đồng cỏ.
Bên cạnh đó, phân bón cũng có ảnh hưởng lớn đến thành phần hoá học của cỏ.
Chất khoáng trong đất ở dạng khó sử dụng càng nhiều thì phân khoáng bón cho
đồng cỏ càng có hiệu quả cao và ảnh hưởng của phân bón đến năng suất càng
mạnh. Thực tế cũng chứng minh rằng phân bón có hiệu quả cao hơn ở đồng cỏ
trồng thu cắt so với đồng cỏ tự nhiên chăn thả. Bởi vậy ở các nước nhiệt đới bón
phân thường được áp dụng cho đồng cỏ trồng và là biện pháp quan trọng duy trì
năng suất cao của đồng cỏ.
Khoa Chăn nuôi & NTTS – ĐH NN Hà Nội
10

2.5. ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TRƯỞNG CỦA THÂN LÁ
2.3.1. Động thái tái sinh trưởng của thân lá
Cỏ mọc lại sau thu cắt gọi là cỏ tái sinh. Quá trình tái sinh trưởng của thân lá
cũng được chia thành 3 giai đoạn: (1) giai đoạn sinh trưởng chậm; (2) giai đoạn
sinh trưởng nhanh; (3) giai đoạn sinh trưởng chậm. Trong đó, giai đoạn sinh trưởng
chậm của cỏ tái sinh thường ngắn vì sau khi thu hoạch cây cỏ vẫn còn nguyên bộ rễ
đã phát triển hoàn thiện, và cùng với nó là các chất dinh dưỡng dự trữ.
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tái sinh trưởng của thân lá
a) Tuổi thiết lập
Tuổi thiết lập là tuổi kể từ khi gieo trồng cho đến khi thu hoạch lứa đầu. Lứa
tuổi này rất quan trọng vì nó tạo điều kiện cho các bộ phận dưới đất (rễ, thân ngầm
…) phát triển làm cơ sở cho việc dự trữ dinh dưỡng sau này. Chỉ khi các bộ phận
này đã phát triển và dự trữ dinh dưỡng đầy đủ mới cho phép quá trình tái sinh
mạnh. Nếu cây thức ăn vừa mới mọc mà ta đã chăn thả gia súc/hoặc thu cắt thì
chúng bị tàn phá ngay. Hay thu hoạch khi cây thức ăn đã quá già phần còn lại có
khả năng tái sinh rất kém. Nhưng ở giữa hai thời điểm này có một giai đoạn mà ở
đó người ta có thể chăn thả gia súc/hoặc thu cắt, và sau đó cây vẫn cho tái sinh
mạnh. Do vậy trong quá trình sinh trưởng của cây có một thời điểm mà chất dự trữ
là nhiều nhất và vì vậy điều kiện tái sinh là tối ưu.
b) Tuổi thu hoạch
Kể từ lứa cắt thứ nhất trở đi, thời gian giữa các lần thu hoạch gọi là tuổi thu
hoạch. Tuổi này sẽ nhỏ hơn tuổi thiết lập vì lúc này các bộ phận ngầm dưới đất đã
được phát triển, chỉ chờ cho chúng dự trữ đủ dinh dưỡng là có thể thu hoạch. Nếu
một cây cỏ bị cắt trước khi rễ và những phần còn lại của lứa cắt trước dự trữ đủ
dinh dưỡng thì sự tái sinh sẽ gặp khó khăn và có thể không xảy ra.
Khoa Chăn nuôi & NTTS – ĐH NN Hà Nội
11
Tuổi thu hoạch biến động phụ thuộc vào mùa, giống, điều kiện chăm sóc …
Tuổi thu hoạch của các cây hoà thảo khoảng 30 - 40 ngày, của cây đậu khoảng 40 -
50 ngày trong mùa mưa, còn trong mùa khô tuổi thu hoạch sẽ dài hơn, có những

vùng quá khô hạn thì trong suốt mùa khô không cho thu cắt lứa nào.
2.6. ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ CÂY CỎ NGHIÊN CỨU
2.6.1. Stylo CIAT 184
Stylo CIAT 184 tên khoa học là Stylosanthes guianenses CIAT 184, thường
gọi là Stylo 184. Cỏ được phân bố rộng rãi từ Mexico đến Argentina. Đây là giống
cỏ họ đậu có thời gian sống ngắn (2 – 3 năm), thân bụi mọc thẳng đứng hoặc mọc
xiên ngang, có xu hướng hoá gỗ, chiều cao thân có thể cao đến hơn 1,2 m. Cỏ Stylo
có hoa dạng chùm, ra hoa rải rác quanh năm. Trong một chùm hoa thường những
hoa đầu chùm nở và kết hạt trước do vậy quả chín không đều và khi chín hạt bị đẩy
lên trên, rụng xuống gốc rải rác suốt mùa thu hạt. Ở Đồng bằng Bắc bộ, cây bắt đầu
ra hoa từ cuối tháng 10 và hoa nở rộ vào cuối tháng 11 đến đầu tháng 12, thu hoạch
hạt từ trung tuần tháng 12 đến trung tuần tháng 1 năm sau.
Cỏ Stylo CIAT 184 thích hợp rộng rãi với các vùng địa lý, từ vùng ven biển
đến vùng núi cao 1500 m so với mặt biển và thích hợp với nhiều loại đất khác nhau
(độ pH từ 4,0 - 8). Chúng sinh trưởng tốt trong điều kiện đất đai nghèo dinh dưỡng,
đất axit. Tuy nhiên, trên đất quá chua (pH>8), quá phèn, mặn và có hàm lượng sét
cao thì không phát triển. Loài cỏ này thích nghi trên nhiều vùng sinh thái khác
nhau, yêu cầu lượng mưa từ 700 - 5000 mm nhưng thích hợp nhất là ở các vùng có
lượng mưa từ 1000 - 2500mm, nhiệt độ thích hợp nhất để sinh trưởng và phát triển
biến động từ 23 - 27
o
C. Đặc biệt, không giống như những giống Stylosanthes
guianenses trước đây, Stylo CIAT 184 đã cho thấy khả năng chống chịu được bệnh
nấm tốt, đây là loại bệnh rất phổ biến ở vùng Đông Nam Á (Tạp chí KHCN CN số
10-2008). Cỏ sinh trưởng duới dạng giống như cây che phủ, cạnh tranh rất tốt với cỏ
Khoa Chăn nuôi & NTTS – ĐH NN Hà Nội
12
dại và là nguồn thức ăn bổ sung cho hầu hết các loài như: trâu, bò, dê, cừu, thỏ, lợn,
gà, cá … Stylo CIAT 184 có thể được sử dụng cho ăn tươi, cho ăn tại chuồng hoặc
làm bãi chăn thả, sử dụng bổ sung với tỷ lệ: 25 - 30% trong khối lượng thức ăn thô

xanh gia súc ăn trong một ngày. Bên cạnh đó, cỏ còn được chế biến thành bột cỏ
cho gia cầm hoặc cỏ khô dự trữ nuôi gia súc trong mùa đông. Theo nghiên cứu của
Nguyễn Văn Quang và cs (2009a), thảm cỏ Stylo CIAT 184 trồng một lần và có thể
duy trì được 3 - 5 năm, thu hoạch được 4 lứa/năm, năng suất dao động từ: 45 - 82
tấn/ha/năm tuỳ thuộc vào mức độ quản lý và chăm sóc. Hàm lượng đạm trong phần
làm thức ăn gia súc khá cao 14 - 17%, hàm lượng khoáng tổng số cao 7 - 9%, hàm
lượng xơ thô 27 - 31%. Điều này cho thấy, Stylo CIAT 184 là một trong những cây
thức ăn rất tiềm năng và đang được phổ biến cũng như phát triển rộng rãi.
2.6.2. Stylo Ubon
Cỏ Stylo Ubon có tên khoa học: S. guianensis var. vulgaris x var. pauciflora cv.
Ubon, là một giống cỏ Stylo lâu năm mới, có sức chống chịu bệnh loét lâu dài (Grof et
al, 2001). Đây cũng là giống cỏ lai 4 dòng (GC 1463, GC 1480, GC 1517 và GC
1579) được Dr Grof chọn lọc ở trung tâm nghiên cứu bò thịt Embrapa, Campo
Grande, Brazil vào những năm 1990. Hạt của 4 dòng này được trộn với nhau để tạo
nên sự đa dạng gen di truyền lớn hơn cho sức đề kháng với bệnh loét cây. Ba trong số
bốn thành phần được chọn đơn dòng thực hiện bởi Dr Grof ở Philippines từ giống lai
CIAT 11833 được Dr John Miles chọn lọc ở CIAT ở Lianos Colombia. Thành phần
thứ tư là dòng CIAT 2340, bắt nguồn từ vùng Casanare của Colombia. Sự chọn lọc
cho tính trạng đề kháng bệnh loét được thực hiện ở Philippinse và các thử nghiệm
vùng được tiến hành ở Brazil. Stylo Ubon mọc rất tốt ở các vùng đất cao không có
tưới tiêu. Cỏ không chịu được ngập úng và không trồng được ở các vùng đất thấp ẩm
ướt. Giống cỏ này có khả năng chịu chăn thả rất tốt, một số thí nghiệm chăn thả bò sữa
được tiến hành tại trường Đại học Ubon Ratchathani đã cho thấy bò chăn thả chỉ được
Khoa Chăn nuôi & NTTS – ĐH NN Hà Nội
13
ăn cỏ và cỏ Stylo Ubon mà không được ăn thức ăn tinh có năng suất sữa trên 16,1
kg/con/ngày (Thummasaeng, 2003). Nhiều nghiên cứu khác đã chứng minh cỏ Stylo
Ubon cũng mọc tốt ở Nghĩa Đàn và cho năng suất cao tương tự như ở Lào.
Nghiên cứu ba năm ở vùng đông bắc Thái Lan (Hare et al, 2007) đã thấy rằng cỏ
Stylo Ubon sản xuất được ít nhất 90% VCK nhiều hơn so với các giống cỏ stylo khác

trong vòng 3 năm. Với lợi thế đặc biệt dễ thấy vào mùa khô, cỏ đạt năng suất cao hơn
2 - 6 lần so với giống cỏ Stylo khác. Cỏ Stylo Ubon sản xuất được 13,18 và 17 tấn
VCK/năm, vào các năn thứ nhất, thứ hai, và thứ ba của chu kỳ sản xuất.
2.6.3. Đậu Nho nhe
Theo Trung tâm thực vật Việt Nam, đậu Nho nhe có tên khoa học là Vigna
umbellata (Thunb.) Ohwi & Ohashi (Phaseolus calcaratus Roxb), thuộc họ Ðậu -
Fabaceae. Ở nước ta thường được biết đến với những cái tên như là: đậu Nho nhe,
đậu Gạo, đậu Nâu, đậu Cao Bằng, đậu Đà, Thua dài.
Loài phân bố khá rộng từ Ấn Độ, tới Philippin, qua Trung Quốc, Nhật Bản và
các nước Ðông Dương. Ở nước ta, đậu Nho nhe thường được trồng nhiều trên các
nương ngô (miền núi Cao Bằng), trên đất đồi núi thổ canh, trồng xen canh gối vụ
với ngô nương. Có khi cũng được trồng cho leo lên hàng rào quanh nhà, từ vùng
đồng bằng tới vùng cao 1500 m. Cây sinh trưởng nhanh, có khả năng chịu khô hạn.
Đây là giống đậu thân thảo, mọc đứng, cao 30 - 75 cm, hoặc dây leo hàng
năm, có thân quấn 2 - 3 m, nhánh to, có lông cứng. Lá có 3 lá chét màu lục vàng, lá
kèm hình ngọn giáo, cuống lá dài 5 - 10 cm, lá chét hình trái xoan rộng hay trái
xoan ngọn giáo, dài 5 - 10 cm, rộng 2,5 - 6 cm, có khi chia ba thuỳ. Hoa màu vàng,
chùm hoa dạng bông ở nách lá, mang nhiều hoa ở ngọn, quả dài hình dải cong, mọc
đứng, dài 6 - 8 cm, rộng 0,5 cm, nhẵn, hạt hình trụ, dài 8 - 12 mm, màu mận nâu.
Cây phát triển trên nhiều loại đất và có khả năng đề kháng tốt với sâu bệnh. Ðậu
Nho nhe là cây thức ăn giàu protein cho người, cho gia súc, đồng thời là một cây
Khoa Chăn nuôi & NTTS – ĐH NN Hà Nội
14
phân xanh phủ đất, tốt đối với các đồi núi. Cây, lá non và quả non cũng được dùng
làm rau ăn.
2.6.4. Croataria
Do Croataria là cây thức ăn mới, chưa có nhiều nghiên cứu khoa học về loại
cây này nên nguồn tài liệu còn rất hạn chế.
Croataria thuộc họ Ðậu – Fabaceae, có xuất xứ từ Thái Lan, tuổi thiết lập là
khoảng 60 – 80 ngày, tuổi thu hoạch là khoảng 40 – 50 ngày. Do vậy, có thể thu cắt

4 – 6 lứa/ năm và đạt năng suất chất xanh là 40 – 50 tấn/ha/năm.
2.6.5. Mulato II
Mulato II (Brachiaria ruziziensis x Brachiaria brizantha x Brachiaria
decumbens) là một loại cỏ lai cải tiến được tạo giống ở CIAT, Colombia và được
sử dụng rộng rãi từ năm 2004. Trong các thử nghiệm ở Trung và Nam Mỹ, Mulato
sản xuất được nhiều cỏ khô hơn và giúp bò sữa cho năng suất sữa cao hơn các
giống cỏ Brachiaria khác.
Đây là loại cây lâu năm, thân bụi, rễ chùm, phát triển tốt trên đất thoát nước,
đất mầu mỡ và có pH =4,5 - 8, nhưng phát triển chậm trên đất chua và đất có hàm
lượng nhôm di động cao. Ưa ẩm, ưa phân bón, chịu hạn và không chịu úng, nhiệt
độ thích hợp là 18 - 32
o
C, phát triển kém khi nhiệt độ dưới 15
o
C. Đẻ nhánh và tạo
thảm cỏ rất nhanh từ các đốt thân sát mặt đất. Hoa có dạng chùm 4 - 6 cành với 2
hàng bông con dài khoảng 5 mm. rộng 2 mm. Đầu nhụy màu trắng kem, lá rộng,
màu xanh đậm. Cỏ tăng trưởng theo kiểu vươn thẳng đứng, có thể đạt tới 1 m, thân
cây khoẻ, có hình trụ, có lông.
Mulato II là giống cỏ hòa thảo có chất lượng cao. Trong các thí nghiệm ở Thái
Lan, cỏ có hàm lượng protein thô hơn 12% cao hơn nhiều so với các giống hòa
thảo khác. Bò ăn được cả cây cỏ vì cuống lá cũng rất mềm và ngon miện g. Bằng
chứng là, Mulato II được gieo trồng tại Đại Từ - Thái Nguyên cho năng suất chất
Khoa Chăn nuôi & NTTS – ĐH NN Hà Nội
15
xanh là 126,5 tấn/ha, năng suất protein là 2,87 tấn/ha, protein thô đạt 11 - 15%
(Nguyễn Văn Quang và cs, 2009b).
2.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÂY THỨC ĂN GIA SÚC
2.5.1. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn trên thế giới
Trên thế giới, ở các nước có nền chăn nuôi đại gia súc phát triển, vấn đề thức

ăn rất được quan tâm và đầu tư nghiên cứu như: Úc, Mỹ, Brazin Chăn nuôi cũng
là một bộ phận quan trọng trong hệ thống sản xuất vùng đồi núi ở Đông Nam Á,
nên cũng đã có những quan tâm đầu tư cho lĩnh vực này.
Thái Lan đã sản xuất được 418 tấn hạt cỏ (1991) và 1.336 tấn (1994). Trong
điều kiện diện tích chăn thả hẹp, mùa khô kéo dài, đất xấu, Thái Lan đã tiến hành
dự án cây nhập nội và chọn ra được 37 giống ở Khon Kean thích nghi với điều kiện
đất cát khô, 8 giống ở Marathiwat thích nghi với điều kiện đất axit (Báo cáo dự án
trồng cỏ Thái Lan năm 1994). Trong đó, các giống cây họ đậu CIAT 184
(Stylosanthes guianensis), Leucaena leucocephala Desmodium intortum cv
Greenleaf và Desmodium uncinatum cv Silverleaf phát triển rất tốt và là nguồn
thức ăn giàu dinh dưỡng cho trâu bò (Wong và cs, 1982).
Tại Philippin, các giống cỏ hoà thảo (Pennisetum pupurseum sp., P.M. TD58,
P.M. Hamill, P.M. Common, P.M. CIAT 673) và các giống cỏ họ đậu (Leucaena
leucocephala Ipil Ipil, Centrocema pubecns, Stylo guanensis cook) được sử dụng
rất thành công trong hệ thống nông hộ. Giống cỏ Brachiaria muntica, B. decumben
phát triển rất tốt dưới tán dừa. Sự đóng góp của sản phẩm cỏ xanh đã tăng năng
suất vật nuôi, dẫn đến tăng 7 - 28% thu nhập cho các nông hộ (Moog và cs, 1998).
Ở Indonesia, giống cỏ Stylosanthes guianensis được trồng xen trong cây sắn,
khối lượng sản phẩm thức ăn xanh thô tăng 132% so với chỉ trồng sắn hoặc Stylo
và hàm lượng nitơ trong đất đã tăng khi có sự đóng góp 20kg/ha của cỏ Stylo (Nitis
Khoa Chăn nuôi & NTTS – ĐH NN Hà Nội
16
và Suarna, 1976; Nitis, 1986). Tăng trọng của bò cao hơn 42% khi kết hợp nuôi
bằng cỏ voi với cỏ Stylo theo tỷ lệ 50:50 (Nitis, 1981).
Một số nước khác như Malaysia, Lào …cũng đã chú trọng đầu tư phát triển
cây thức ăn cho gia súc từ những năm 1985. Cho đến nay một số giống hòa thảo và
cỏ họ đậu được chọn lọc đang phát huy hiệu quả cao trong sản xuất. Như vậy,
phong trào trồng cây thức ăn xanh để chăn nuôi gia súc đang được nhiều nước quan
tâm. Nó thực sự là động lực thúc đẩy ngành chăn nuôi đại gia súc phát triển.
2.5.2. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn trong nước

Hiện nay ở nước ta, sản phẩn chăn nuôi còn thấp, chủ yếu là do số lượng thức
ăn không đảm bảo, thiếu cân đối trong khẩu phần và chất lượng thức ăn còn quá
thấp. Việt Nam có diện tích trồng cỏ dành cho chăn nuôi chỉ chiếm 5,7% trong tổng
diện tích đất canh tác trong khi đó số lượng trâu, bò, dê, cừu trong cả nước cho đến
năm 2009 là 10.365 ngàn con (Niên giám Thống Kê, 2009). Như vậy bình quân 12
bò các loại, 4 trâu và 2 dê hoặc cừu trên 1 ha đồng cỏ tự nhiên hoặc bán thâm canh
là một con số rất đáng phải quan tâm.
Từ những năm 1960 đến nay, để tạo nguồn thức ăn chăn nuôi, hầu hết các
nghiên cứu đều tập trung vào tuyển chọn và xác định các giống cỏ trồng nhập nội
có năng suất cao và chất lượng tốt phù hợp với các vùng sinh thái khác nhau trong
cả nước. Một tập đoàn giống phong phú đã được tìm ra và rất nhiều giống đã và
đang được phát triển trong sản suất. Theo Nguyễn Văn Quang (2002), khi nghiên
cứu so sánh về tốc độ sinh trưởng, năng suất, chất lượng, tính ngon miệng của 5
giống cỏ nhập nội cho biết: cả 5 giống đều có tốc độ sinh trưởng khá cao từ 1,45 –
1,82 cm/ngày, trong đó 2 giống cỏ Paspalum astratum và Panicum maximum TD
58 có tốc độ sinh trưởng cao nhất (1,82 và 1,70 cm/ngày). Một số giống cỏ họ đậu
như Stylo Cook đã cho năng suất 12,5 tấn CK/ha/năm (Nguyễn Ngọc Hà và cs,
1995). Theo Lê Hà Châu (1999), giống Stylo Cook có thể cho năng suất xanh 21
Khoa Chăn nuôi & NTTS – ĐH NN Hà Nội
17

×