Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

khảo sát thành phần khu hệ động vật đáy tại các thủy vực trường đại học nông nghiệp hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.06 KB, 56 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

Nguyễn Hồng Quân

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề.
Trường Đại học Nơng Nghiệp Hà Nội có diện tích mặt nước 20ha, có
những lợi thế nhất định về ni trồng thủy sản. Mục đích ni trồng thủy sản
là lợi nhuận và hiệu quả nuôi trồng thủy sản được đánh giá bằng năng suất và
sản lượng thu hoạch. Những năm gần đây ngành thủy sản đang dần trở thành
một ngành kinh tế mũi nhọn được nhà nước quan tâm. Giá trị kinh tế và xã
hội của nuôi trồng thủy sản đang ngày được khẳng định.
Diện tích mặt nước ni trồng thủy sản ngày càng tăng thì yêu cầu bảo
về các nguồn lợi tự nhiên của mặt nước ngày càng bức thiết.Việt phát triển ồ
ạt, không quy hoạch và thiếu kỹ thuật đang làm ô nhiễm nguồn nước đồng
thời làm mất đi các nguồn lợi tự nhiên có trong các thủy vực. Trong đó có
một nguồn lợi mà ít ai để ý và quan tâm tới là các loài động vật đáy tồn tại
trong thủy vực.
Động vật đáy là thành phần của chuỗi, mạng lưới thức ăn tự nhiên trong
thủy vực, nó cịn có vai trị lọc sạch nước ni trong thủy vực nuôi trồng thủy
sản, và là sinh vật chỉ thị. Sự tồn tại của quần xã động vật đáy trong thủy vực
có ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất và sản lượng ni trồng thủy sản. Đã có
nhiều nghiên cứu về các thủy vực trong khu vực nhưng hầu như chỉ tập trung
vào loại hình mặt nước.
Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát thành phần khu hệ động
vật đáy tại các thủy vực trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội” nhằm cung
cấp dữ liệu cho việc đề xuất các biện pháp nâng cao sản lượng và hiệu quả
kinh tế cho các thuỷ vực nuôi trồng thủy sản tại trường.

1



Chuyên đề tốt nghiệp

Nguyễn Hồng Quân

1.2 Mục đích của đề tài.
- Xác định được thành phần, mật độ, sinh khối của các loài động vật đáy
phân bố trong các thủy vực nghiên cứu.
- Cung cấp dữ liệu cho việc đề xuất các biện pháp nâng cao sản lượng và
hiệu quả kinh tế cho các thủy vực nuôi trồng thủy sản.

2


Chuyên đề tốt nghiệp

Nguyễn Hồng Quân

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu về động vật đáy.
Sinh vật đáy (Benthos) là tập hợp sinh vật sống trên nền và trong nền
đáy, gồm: Động vật đáy (zoobenthos) và thực vật đáy (phytobenthos). Tuỳ
theo đặc điểm sinh thái, động vật đáy được chia thành loại sống trên nền đáy
và loại sống trong nền đáy, loại bám một phần và loại bám hoàn tồn vào đáy.
Theo kích thước, động vật đáy chia thành nhóm động vật đáy lớn
(macrobenthos), động vật đáy trung bình (mesobenthos), động vật đáy nhỏ
(microbenthos) và động vật đáy rất nhỏ (meiobenthos).
Các động vật đáy lại được chia thành nhóm ăn mùn bã hữu cơ, nhóm ăn
thực vật, nhóm ăn động vật: loại di động, loại ít di động và loại không di
động, v v... Động vật đáy là tập hợp những động vật không xương sống, sống

trên mặt nền đáy (epifauna) hay trong tầng đáy (infauna ) của thủy vực. Ngồi
các đối tượng trên, có một số lồi sống tự do trong tầng nước nhưng cũng có
thời gian khá dài sống bám vào giá thể hay vùi mình trong tầng đáy thì vẫn
được xếp vào nhóm động vật đáy. Động vật đáy sống trong thủy vực không
chỉ chịu sự tác động của các yếu tố lý hóa của mơi trường mà còn chịu sự tác
động trực tiếp của chất đáy.
Sinh vật đáy ở các vực nước ngọt ít hơn về lượng và kém phong phú về
chủng, loài so với các thủy vực nước mặn. Động vật đáy chủ yếu gồm động
vật nguyên sinh, thân lỗ, giun ít tơ, thân mềm và ấu trùng cơn trùng. Thực vật
đáy có dạng sợi của tảo lục, tảo silic và các thực vật ven bờ gồm nhiều tầng.
Hai nhóm sinh vật đáy quan trọng nhất, chiếm tỉ trọng cao trong tổng sản
lượng các động vât không xương sống được khai thác hàng năm trên thế giới
là thân mềm ( hầu, vẹm, trai, ốc, v v …) chiếm 62% và giáp xác ( tôm, cua v
v …) chiếm 30% ; các loài thân lỗ và san hơ cũng có giá trị cao trong khai

3


Chuyên đề tốt nghiệp

Nguyễn Hồng Quân

thác. Nhiều loài thực vật đáy được dùng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và
ngun liệu cho cơng nghiệp ( ví dụ : : rong câu, rong bún, rong mơ, các loài
rong nước ngọt …).
Trong các thủy vực ni trồng thủy sản, các lồi động vật thủy sinh
hoang dã thường là nguồn thức ăn thích hợp và giàu dinh dưỡng của các đối
tượng thủy sản ni. Khi chêt đi, chúng có thể cung cấp cho vùng nuôi một
lượng muối dinh dưỡng cần thiết để duy trì cơ sở thức ăn tự nhiên của vùng
ni.

- Động vật đáy là thành phần của chuỗi, mạng lưới thức ăn tự nhiên
trong thủy vực.
Mối quan hệ chủ yếu của các sinh vật trong thủy vực là quan hệ về thức
ăn thơng qua chu trình vật chất. Mắt xích đầu tiên là tảo ( sinh vật tự dưỡng )
cho tới mắt xích cuối cùng của lưới thức ăn là cá ( nguồn lợi sinh vật mà con
người có thể sử dụng ). Một đặc tính trong chu trình vật chất là chu trình càng
dài thì năng lượng tiêu hao càng lớn.
- Lọc sạch nước của thủy vực.
Do đặc tính dinh dưỡng của từng nhóm sinh vật trong quần xã mà tính
chất này được coi là đặc tính ưu việt nhất của thủy sinh vật. Quá trình lọc
sạch thể hiện dưới các dạng sau:
+ Làm giảm nguồn hữu cơ gây ơ nhiễm mơi trường. Đặc tính ăn lọc
của các lồi thuộc nhóm sinh vật khơng xương thủy sinh như Protozoa,
Rotatoria và Mollusca sẽ làm giảm đi nguồn vật chất hữu cơ trong nước.
+ Tích lũy chất độc, kim loại nặng. Khả năng sinh vật có thể tích luỹ
một số lượng giới hạn chất độc trong một thời gian ngắn, nhưng trong quá
trình sinh trưỏng và phát triển do sự hấp thu lâu dài nên cơ thể sinh vật có khả
năng tích tụ một lượng chất độc khá cao. Q trình này làm giảm đi đáng kể
lượng chất độc lơ lửng trong môi trường nước.

4


Chuyên đề tốt nghiệp

Nguyễn Hồng Quân

- Là sinh vật chỉ thị.
Sự tồn tại và phát triển của một nhóm sinh vật bất kỳ trong mơi trường
nào đó là kết quả của q trình thích nghi. Sự phát triển mạnh của một nhóm

sinh vật nhất định sẽ biểu hiện được tính chất của mơi trường ở đó thích hợp
cho sự phát triển của quần xã này. Ví dụ, mơi trường giàu chất hữư cơ sẽ là
mơi trường thn lợi cho nhóm sinh vật ăn lọc như Protozoa, Rotatoria hay
Cladocera.
Mặt khác sự khơng thích ứng hay mất đi một nhóm sinh vật bất kỳ
trong khu hệ cũng là dấu hiệu cho thấy khuynh hướng diễn biến của mơi
trường. Ví dụ, trong mơi trường có hàm lượng độc tố của nơng dược cao sẽ
làm ức chế quá trình phát triển hoặc tiêu diệt các nhóm sinh vật như
Rotatoria, Cladocera.
Sự xuất hiện hay mất đi của một nhóm sinh vật nào đó thể hiện được
đặc tính mơi trường được gọi là sinh vật chỉ thị. Động vật thủy sinh với đặc
tính sinh trưởng nhanh, sức sinh sản cao, vịng đời ngắn rất thích hợp cho việc
nghiên cứu làm sinh vật chỉ thị đặc tính của môi trường nước.
- Tuy vậy, động vật, đặc biệt là động vật thủy sinh khi cùng tồn tại
trong môi trường ni có những tác động tiêu cực tới động vật ni thủy sản.
+ Động vật hoang dã có thể cạnh tranh oxy và thức ăn của động vật
nuôi thủy sản. Cùng sống trong môi trường ao nuôi, nếu động vật hoang dã có
mật độ cao, chúng có thể cạnh tranh oxy và nguồn thức ăn nhân công do con
người đưa xuống, gây thiệt hại về kinh tế cho người nuôi và hạn chế sinh
trưởng của vật nuôi.
+ Động vật thủy sinh và động vật trên cạn có thẻ trở thành ký chủ trung
gian, ký chủ cuối cùng hoặc là các sinh vât mang mầm bệnh lây nhiễm cho
động vật thủy sản nuôi. Trong các ao nuôi cá, giáp xác và động vật thân mềm
chính là ký chủ trung gian của nhiều loài giun sán ( Digenea, Cestoidea,

5


Chuyên đề tốt nghiệp


Nguyễn Hồng Quân

Acanthocephala) ký sinh gây bệnh ở cá nuôi. Trong ao nuôi giáp xác và động
vật thân mềm, thì cá lại là các ký chủ cuối cùng của nhiều giun sán mà giai
đoạn ấu trùng ký sinh gây bệnh ở động vật không xương sống. Trong các ao
ni tơm he, giáp xác hoang dã chính là sinh vật mang virus WSBV, gây
bệnh đốm trắng rất nguy hiểm. Người, chim và động vật trên cạn chính là ký
chủ cuối cùng của nhiều giun sán gây bệnh ở động vật thủy sản.
2. 2. Tình hình nghiên cứu động vật đáy ở nước ta.
Theo các tài liệu đã biết hiện nay, các dẫn liệu về động vật nói chung
và động vật đáy nói riêng trong các thủy vực nước ngọt của nước ta đã có từ
thế kỷ XVIII. Trong sách “ Vân đài loại ngữ “ của Lê Quý Đơn ( 1773) đã nói
đến một số động vật đáy trong các thủy vực được coi như là các sản vật có giá
trị, cùng những ghi chép về địa điểm tìm thấy, sinh học và giá trị thực tiễn. Có
thể coi đây là những dẫn liệu đầu tiên về các lồi động vật ở nước ta nói
chung và động vật đáy nói riêng cịn lưu lại trong văn liệu cổ nước ta.
Tuy nhiên, những nghiên cứu đầu tiên về khu hệ động vật đáy trong các
thủy vực nội địa chỉ thực sự bắt đầu từ những năm giữa thế kỷ XIX với những
cơng trình nghiên cứu về trai ốc nước ngọt ở Việt Nam của Crosse và Fischer
(1863). Ở Bắc Việt Nam, phải tới năm 1886 mới thấy có cơng trình nghiên
cứu về trai ốc nước ngọt của Morlet.
Các nghiên cứu về động vật đáy trong thời kỳ trước cách mạng Tháng 8
phải kể đến sự hoạt động của đoàn Pavie ( Mission Pavie, 1879-1895 ) ở vùng
Đông Dương, trong đó có nghiên cứu về khu hệ động vật nước ngọt. Trong tài
liệu công bố về mặt này năm 1904 (M.Pavie – Indochine, 1879-1895, III ) có

6


Chuyên đề tốt nghiệp


Nguyễn Hồng Quân

những dẫn liệu quan trọng về thành phần lồi và nơi tìm thấy của nhiều nhóm
động vật đáy nước ngọt vùng Đơng Dương như trai ốc, giáp xác,…có thể coi
đây là một trong những tài liệu cơ bản về khu hệ động vật đáy trong các thủy
vực nội địa ở Việt Nam và vùng Đông Dương. Ngồi ra cịn có các cơng trình
nghiên cứu của các nhiều tác giả khác nhau như : Cơng trình nghiên cứu về
cua nước ngọt của Rathbun (1902-1906), trai ốc biển và nước ngọt của
Fischer (1891), tôm cua nước ngọt của Bouvier (1904, 1920, 1925),…các
cơng trình này đã cung cấp thêm nhiều dẫn liệu về thành phần loài và nơi tìm
thấy của các động vật này ở nước ta.
Điểm lại tình hình nghiên cứu của giai đoạn này mặc dù đã cho những
kết quả nghiên cứu bước đầu nhưng còn hạn chế. Sự nghiên cứu chỉ giới hạn
ở các nghiên cứu về phân loại học, chú trọng tới các đối tượng có kích thước
lớn dễ thu thập (trai ốc, giáp xác), hầu như chưa quan tâm tới các đối tượng
nhỏ, khó thu thập (giun ít tơ…). Hàng loạt các vấn đề cơ bản như đặc tính
phân bố, số lượng, địa động vật học hầu như chưa được đề cập tới hoặc chỉ
mới là những ý kiến sơ bộ. Những nghiên cứu này hầu hết là do các tác giả
người nước ngồi làm, vì vậy cho tới giữa những năm của thế kỷ XX khu hệ
động vật đáy trong các thủy vực nước ngọt Việt Nam, trừ một số nhóm như
trai, ốc, tơm, cua biết ít nhiều về thành phần lồi cịn lại nhìn chung vẫn cịn
rất ít được hiểu biết trong thủy sinh học thế giới.
Từ sau cách mạng Tháng Tám, nhất là từ năm 1954 đến nay tình hình
nghiên cứu khu hệ thủy sinh vật nói chung và khu hệ động vật đáy nói riêng
trong các thủy vực nội địa cũng như ở biển đã thay đổi hẳn, các vấn đề tiến
hành có kế hoạch và tồn diện. Chúng ta đã tiến hành điều tra nghiên cứu về
thành phần loài, sinh vật lượng, sự phân bố, sinh vật học, sinh thái học, địa

7



Chun đề tốt nghiệp

Nguyễn Hồng Qn

động vật học…Các cơng trình có thể kể đến như của Đặng Ngọc Thanh và
Phạm Văn Miên (1965-1967, 1968, 1971, 1976) về giáp xác, của Thái Trần
Bái (1976,1976a) về giun ít tơ nước ngọt. Cơng trình nghiên cứu của Đặng
Ngọc Thanh và Phạm Văn Miên (1978) đưa ra danh sách 30 loài giáp xác ở
miền Nam Việt Nam. Đặng Ngọc Thanh (1980) với Khu hệ động vật không
xương sống nước ngọt miền Bắc Việt Nam. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần
Bái, Phạm Văn Miên đã xem xét lại các vấn đề danh pháp định loại, đưa ra
khóa phân loại các nhóm trong khu hệ động vật khơng xương sống nói chung
và động vật đáy nói riêng.
Thời gian sau đó có các cơng trình nghiên cứu tại một số khu vực như
thành phần loài giáp xác ở Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An (Hồ Thanh Hải,
1985), Danh mục động vật không xương sống nước ngọt Việt Nam của Đặng
Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, 1991-1992. Trong danh mục động vật khong
xương sống nước ngọt kể trên các tác giả đã tu chỉnh về phân loại học của
một số lồi đồng thời cơng bố 603 lồi trong đó có cả động vật đáy. Tuy
nhiên thành phần loài động vật khơng xương sống nói chung và động vật đáy
nước ngọt nói riêng ở nước ta đã biết cho tới nay vẫn cịn chưa đủ vì vắng mặt
nhiều nhóm chưa có các chun gia phân tích, nhất là nhóm ấu trùng cơn
trùng ở nước ta.
Qua đây có thể nêu ra một số nhận xét chung về tình hình nghiên cứu
động vật đáy trong các thủy vực nước ngọt từ trước đến nay ở nước ta. Với sự
khởi đầu của các đoàn nghiên cứu và các chuyên viên nước ngoài như đoàn
Pavie (1879-1895), của H.Fischer...Phần lớn các cơng trình nghiên cứu nước
ta được tiến hành từ những năm giữa thế kỷ XIX tiếp sau đó là một khoảng

thời gian gián đoạn dài do tình hình chiến tranh, sau khi kết thúc chiến tranh

8


Chun đề tốt nghiệp

Nguyễn Hồng Qn

các cơng trình lại được tiếp tục. So với hiện nay, từ đó đến nay đã có những
bước phát triển dài với nhiều thay đổi cơ bản trong hình thái học cũng như
danh pháp phân loại, một số dẫn liệu khong phù hợp của thời kỳ trước đã
được chấn chỉnh qua các tu chỉnh về sau. Do có nhiều hạn chế, đặc biệt là
hồn tồn khơng có các dẫn liệu về số lượng, sinh học, sinh thái học, các dẫn
liệu nghiên cứu thuộc thời kỳ trước cách mạng Tháng Tám ít có giá trị thực
tiễn, tuy nhiên phải coi đây như những dẫn liệu cơ bản đầu tiên đáng quý.
Loại bỏ những sai lầm trong các dẫn liệu này thì ngồi giá trị lịch sử các dẫn
liệu này còn phản ánh một giai đoạn phát triển của một bộ phận thiên nhiên
nước ta cách đây hàng trăm năm đã ít nhiều sai khác so với hiện nay, vì vậy
cần phải được xem xét nghiêm túc lại, chọn lọc vào những nghiên cứu hiện
nay.
2.3. Thành phần lồi động vật đáy
2.3.1. Tính đa dạng về thành phần loài .
Trong các thủy vực nội địa nước ta đã gặp hầu hết các ngành, các lớp
động vật phổ biến, sống tự do hoặc sống chui rúc trong bùn đáy. Đối với
nhóm động vật đáy tới nay về mặt thành phần lồi mới chỉ thấy các nhóm :
Thân mềm (Mollusca), giáp xác (Crustacea), giun ít tơ (Oligochaeta), đỉa
(Hirudinea), giun nhiều tơ (Polychaeta), ấu trùng côn trùng ( Insecta Larvae)
đã được nghiên cứu ở các mức độ khác nhau còn một số nhóm khác có gặp
nhưng cho tới nay cịn chưa được nghiên cứu đủ về thành phần loài.


9


Chuyên đề tốt nghiệp

Nguyễn Hồng Quân

Bảng 1. Thành phần loài động vật đáy các thủy vực nội địa
(theo Hồ Thanh Hải, 1995)
Nhóm động vật đáy

Tồn Việt Nam

Phía Bắc Việt

Phía Nam Việt

( loài )

Nam ( loài )

Nam ( loài )

( 129*)

(99)

(40*)


Gastropoda

52*

47

5*

Bivalivia

70

52

35

Olygochaeta

42*

42

-

Polychaeta

30

5


25

Hirudinea

9*

9

-

Amphipoda

13*

8

5*

Isopoda

5*

2

5*

Tanaidacea

1*


1

1*

Decapoda

(55*)

(31)

(14*)

Macrura

30*

17

-

Brachiura

25

14

14

Ephemeroptera


54

54

34

Chironomidae

45*

45

-

Tổng cộng

381*

294

119*

Mollusca

Chú thích:

- chưa được nghiên cứu
* Nghiên cứu chưa đầy đủ

Qua bảng có thể thấy ngay số lồi đã biết hiện nay khơng đều ở các

nhóm lồi khác nhau và ở các vùng sinh thái khác nhau. Một mặt phản ánh
tính đặc trưng của cấu trúc thành phần lồi khu hệ động vật đáy nhưng đồng
thời cũng còn tùy thuộc vào mức độ nghiên cứu nhiều ít khác nhau hiện nay
đối với mỗi nhóm.

10


Chun đề tốt nghiệp

Nguyễn Hồng Qn

Nhóm ấu trùng cơn trùng hiện nay do những khó khăn về chun mơn
nên chưa thể phân loại được tới loài. Như vậy số loài chắc chắn sẽ còn nhiều
hơn nữa trong tương lai khi tất cả các nhóm động vật được nghiên cứu đầy đủ
về phân loại học.
2.3.2. Đặc điểm thành phần loài động vật đáy trong các thuỷ vực nội địa
nước ta.
Thành phần hiện nay của một khu hệ động vật sống trong các thuỷ vực
ở một vùng lãnh thổ nào đó có thể coi là kết quả của một quá trình phát triển
lịch sử lâu dài dưới tác động của các nhân tố lịch sử và hiện đại, tự nhiên
cũng như những tác nhân trong mối quan hệ chặt chẽ giữa khu hệ động vật
với các nhân tố trên cũng như trong mối quan hệ tương quan giữa các nhân tố
ấy với nhau trong từng giai đoạn phát triển lịch sử.
Đặc điểm cơ bản nhất của thành phần loài khu hệ động vật đáy nước
ngọt Bắc Việt Nam là sắc thái nhiệt đới của thành phân loài, thể hiện ở các
mặt : thành phần phân loại học, cấu trúc thành phần loài và sự phong phú về
số lượng loài của một số đơn vị phân loại. Trong thành phần loài, trên nền
chung của tập hợp các giống lồi có phân bố rộng trong vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới cũng như ôn đới, có thể thấy sự có mặt của các nhóm giáp xác

(Somanniathelphusa, Tiwaripotamon…), thân mềm (Pila), giun ít tơ
(Stephensoniana), ấu trùng côn trùng, các giống này cho tời nay không thấy
có ở các vùng cận nhiệt đới tiếp cận như Trung Quốc. Tập hợp lồi nhiệt đới
này đã tơ đậm sắc thái nhiệt đới cho thành phần loài các thủy vực nước ngọt
nội địa vùng này, dù rằng vẫn có mặt một số giống lồi có phân bố cả ở vùng
cận nhiệt đới phía Bắc.

11


Chuyên đề tốt nghiệp

Nguyễn Hồng Quân

Tính chất nhiệt đới về mặt thành phần lồi cịn thể hiện ở cả mặt cấu
trúc, thể hiện ở sự phong phú của nhóm tơm cua nước ngọt, nhưng lại kém
phong phú hơn về trai Pisididae…Số lượng lồi nhiều của một nhóm như tơm
Caridina, trai Cristaria, ốc Angulyagra, hến Corbicula…cũng thể hiện tính
chất phong phú, đa dạng nhiệt đới của thành phần loài ở vĩ độ thấp.
Tính chất nhiệt đới của thành phần lồi động vật đáy trong các thủy vực
nội địa Bắc Việt Nam ít nhiều bị hạn chế, kém điển hình so với các vùng nhiệt
đới phía Nam Châu Á do sự có mặt của nhiều giống lồi có phân bố rộng từ
vùng ôn đới hoặc cận nhiệt đới xuống tới vùng này. Sự có mặt của các giống
lồi này tạo nên tính chất hỗn hợp của thành phần loài động vật các thủy vực
nội địa Bắc Việt Nam.
Trong thành phần loài động vật đáy nước ngọt ở Bắc Việt Nam, về mặt
lịch sử tiến hóa, có thể thấy nhiều nhóm thích ứng với đời sống nước ngọt ở
các mức độ tiến hóa khác nhau. Tuy nhiên nếu căn cứ các dẫn liệu đã có hiện
nay, có thể thấy nhiều nhóm động vật cổ di nhập (Palaeolimnetic) kém khả
năng phát tán như : ốc Pilidae, Bithyniidae, trai Pisidiidae,có số lồi khơng

nhiều, trong khi đó các nhóm động vật trung di nhập (Misolemnetic) và nhất
là tân di nhập (Neolimnetic) tương đối đa dạng và phong phú về số lồi tiêu
biểu là các nhóm ốc Thiaridae, trai Amblemidae, Unionidae, hến Corophiidae,
tôm Palaemonidae, cua Potamonidae, giáp xác chân khác Corophiidae
(Amphipoda).
Đặc điểm thành phần loài khu hệ động vật đáy nước ngọt Bắc Việt
Nam về thành phần phân loại học cũng như cấu trúc thành phần loài có liên
quan chặt chẽ với các điều kiện tự nhiên các thủy vực vùng này, đồng thời

12


Chun đề tốt nghiệp

Nguyễn Hồng Qn

ảnh hưởng tói đặc tính số lượng các quần xã sinh vật sống trong các thủy vực
đó. Sự phong phú của các nhóm trai hến là phù hợp với đặc tính thiên nhiên
có mạng song suối dày đặc trên lãnh thổ. Sự phong phú của các nhóm trai ốc
Viviparidae liên quan tới các thủy vực nhỏ, nông, nhiều thực vật lớn như ao,
hồ, ruộng lúa rất phổ biến ở vùng này. Sự có mặt của một số động vật biển
trong tập hợp loài sống trong các thủy vực nội địa có liên quan tới đặc tính
vùng đồng bằng thấp, nhiều cửa sơng.
Khu hệ động vật đáy ở các thủy vực nội địa phía Nam Việt Nam cho tới
nay có thể nói là chưa thực sự được nghiên cứu đầy đủ do đó chưa thể đưa ra
nhận xét chung về đặc điểm thành phần loài khu hệ động vật đáy ở vùng này.
2.4. Phân bố khu hệ động vật đáy nước ngọt.
Phân bố của động vật đáy trong các thủy vực nội địa một mặt phụ thuộc
vào khả năng thích ứng sinh thái rộng hay hẹp của từng nhóm, lồi, mặt khác
gắn liền với các đặc điểm sinh thái của các thủy vực ở từng loại cảnh quan,

từng vùng địa lý tự nhiên khác nhau.
2.4.1. Phân bố theo cảnh quan.
Về cảnh quan thiên nhiên có thể lấy các loại cảnh quan tiêu biểu là:
núi, đồi, đồng bằng, ven biển nước lợ…mỗi loại cảnh quan này có thể chiếm
vị trí quan trọng khác nhau trong từng vùng phân chia địa lý tự nhiên. Về mặt
điều kiện sống, mỗi loại cảnh quan tiêu biểu có các thủy vực đặc trưng cho
mỗi loại. Liên hệ với đặc điểm các thủy vực ở mỗi loại cảnh quan có một tập

13


Chun đề tốt nghiệp

Nguyễn Hồng Qn

hợp lồi thích ứng, sai khác kha rõ với nhau về mặt thành phần loài và cả về
cấu trúc các nhóm động vật trong mỗi tập hợp loài.
- Hệ thống các thủy vực vùng núi đặc trưng bởi các dịng suối, thượng
lưu sơng, các hồ chứa nước, các ruộng bậc thang. Nhìn tổng quan chế độ nước
chảy, nền đáy cứng là đặc điểm cơ bản của các thủy vực vùng này. Về mặt
cấu trúc, đặc trưng của khu hệ động vật đáy vùng này là các nhóm ấu trùng
cơn trùng, cua Parathelphuisdae, Potamidae, tơm Macrobrachium, trai
Amblemidae (Lamprotura, Gibbosula), ốc Thiridae. Thiếu hẳn các nhóm
Amphipoda, Tanaidacea, sự kém phong phú về số lồi của nhóm Oligochaeta
so với vùng đồng bằng. Về thành phần loài, ở hầu hết các nhóm đều thấy có
lồi đặc trưng cho các thủy vực vùng núi, rõ rệt nhất là ở các nhóm thân mềm,
tơm, cua, ít rõ hơn ở nhóm giun ít tơ. Các loài này đặc trưng cho các thủy vực
vùng núi.
- Các thủy vực vùng đồng bằng và đồng bằng ven biển đặc trưng bởi
các phần hạ lưu con sông lớn, các sông đào, đầm ao và ruộng lúa với chế độ

nước tĩnh hay nước chảy yếu, nền đáy mềm. Nền thổ nhưỡng vùng đồng bằng
là đất phú sa giàu chất dinh dưỡng, các thủy vực lại cịn ln nhận được chất
hữu cơ từ các nơi đổ tới. Những đặc điểm đó tạo nên đặc điểm cấu trúc thành
phần loài của động vật đáy trong các thủy vực vùng đồng bằng. Đặc trưng cấu
trúc khu hệ động vật đáy vùng đồng bằng là sự phong phú của các nhóm
Oligochaeta, Polychaeta, Isopoda, Tanaidacea, các nhóm ốc Viviparidae,
Bithyniidae, Pilidae, trai Unionidae nhưng đồng thời lại nghèo hẳn so với
vùng núi nhóm ấu trùng côn trùng Ephemeroptera, cua nước ngọt Potamidae,
ốc Thiaridae, trai vỏ dày Amblemidae, hồn tồn khơng có các nhóm ốc
Cremnoconchus, Lithoglyphopsis, Pettancylus đặc trưng cho các thủy vực

14


Chuyên đề tốt nghiệp

Nguyễn Hồng Quân

nước chảy vùng núi. Về thành phần loài, các loài đặc trưng cho vùng đồng
bằng nhiều và rõ nhất ở các nhóm Amphipoda, Isopoda, Pila, Cristaria,
Sinohyriopsis, cũng thấy những loài đặc trưng hay hiện nay chỉ mới thấy ở
vùng đồng bằng, nhưng một số loài ít hơn. Một đặc điểm quan trọng trong
thành phần loài ở đây là có những động vật biển ( Decapoda, Amphipoda,
Polychaeta) từ biển di nhập vào qua vùng cửa sông, vùng nước lợ làm cho
thành phần loài thêm đa dạng.
- Vùng đồi hay vùng trung du có vị trí chuyển tiếp giữa vùng núi phía
trên và vùng đồng bằng phía dưới. Tính chất trung gian cũng thể hiện cả ở đặc
tính thủy vực, nhất là sơng và ruộng. Nền đáy có tính chất hỗn hợp, vừa đáy
mềm, vừa đáy cứng. Nền thổ nhưỡng phần lớn là đất ferralis, là đất bạc màu ít
dinh dưỡng. Thành phần lồi cũnh như cấu trúc khu hệ động vật các thủy vực

vùng này khá phong phú mang tính chất hỗn hợp, vừa có những nhóm động
vật miền núi, vừa có những nhóm động vật vùng đồng bằng hay có cả động
vật biển du nhập vào ( giun nhiều tơ – Polychaeta). Thành phần loài đặc trưng
của các thủy vực vùng này khơng nhiều, tính chất đặc trưng của vùng này
kém rõ rệt so với vùng đồng bằng.
2.4.2. Phân bố theo các thủy vực.
Các loại thủy vực thường gặp là sông, suối, ao, hồ, ruộng. Sự phân bố
theo các loại hình thủy vực phụ thuộc vào tình thích ứng sinh thái rộng hay
hẹp của từng nhóm động vật, nhưng đồng thời lại cịn tùy thuộc theo từng loại
cảnh quan hay vùng địa lý tự nhiên mà đặc điểm của các thủy vực cùng dạng
cũng lại khác nhau, biến đổi theo địa hình, chế độ canh tác, sử dụng. Vì vậy
đặc trưng phân bố khu hệ động vật đáy theo các loại thủy vực thường chỉ nêu

15


Chuyên đề tốt nghiệp

Nguyễn Hồng Quân

lên được và chỉ đúng với mỗi loại cảnh quan hay vùng địa lý tự nhiên nhất
định, không thể coi là quy luật chung cho tồn lãnh thổ.
Về mặt sinh thái học có thể chia động vật đáy thành hai nhóm:
- Nhóm lồi phân bố rộng ở mọi loại hình thủy vực hay hầu như ở mọi
loại hình thủy vực.
Đây cũng là nhóm lồi có phân bố rộng nhất ở các vùng cảnh quan
cũng như địa lý tự nhiên. Số loài phân bố rộng ở nhóm giun ít tơ khá nhiều:
Branchiodrilus semperi, Chaetogaster limnaei, C. cristalinus, Nais communis.
N.


pardalis,

Dero

digitata,

D.

pectinata,

Aulophorus

tonkinensis,

Stephensoniana trivandiana, Branchiura sowerbyi, Limnodrilus hoffmeisteri,
trong khi đó các loài trai ốc phân bố rộng ở mọi thủy vực không nhiều:
Limnaca swinhoei, L. viridis, Angulyagra polyzonata, Sinotaia aeruginosa,
Tarebia

granifera,

Melanoides

tuberculatus,

Stenothyra

mesageri,

Sinanodonta jourdyi, S. lucida, Corbicula baudoni, C. bocourti. Các loài giáp

xác phân bố rộng trong mọi thủy vực cũng không nhiều: Macrobranchium
nipponense, Palaemonetes tonkinensis, Caridina flavilineata, C. subnilotica.
Nhóm cơn trùng ấu trùng, nhất là ấu trùng Ephemeroptera thường chỉ có ở các
thủy vực nước chảy, chỉ một số ít lồi ấu trùng Chironomidae (Cladopelma
sp, Chironomuss sp, Polipedilum sp, Microsecta sp) là có phân bố rộng.
- Nhóm lồi đặc trưng cho một số dạng hay loại hình thủy vực : về mặt
phân bố theo thủy vực, tính chất đặc trưng thành phần lồi có quan hệ chặt
chẽ với chế độ thủy học nước chảy hay nước tĩnh, chế độ thổ nhưỡng của nền
đáy. Ở mỗi nhóm thủy vực này có một nhóm lồi đặc trưng rõ rệt, thích ứng
với điều kiện sống. Mặt khác cùng một loại thủy vực ở các loại cảnh quan

16


Chuyên đề tốt nghiệp

Nguyễn Hồng Quân

khác nhau hay vùng địa lý tự nhiên khác nhau lại có một nhóm lồi đặc trưng
khác nhau cho mỗi loại hình thủy vực nhất định.
+ Sông suối vùng núi đặc trưng bởi một số lồi tơm Macrobranchium
(M. yeti, M. vietnamense), cua Potamidae, trai Amblemidae, Margaritiferidae,
hến Corbicula lamarckiana, C. messageri, C. leviuscula, ốc Cremnoconchus,
Panchidrobia, Antimelania, Stenomelania, Pettancylus.
+ Thành phần lồi ở sơng vùng đồng bằng lại sai khác rõ rệt, nhóm trai
Sinohyriopris, Cristaria, Dletolophus (Unionidae). Nhóm ốc Thiaridae, tơm
cua nước ngọt cũng có một số đại diện, nhung khơng mang tính chất đặc
trưng cho loại thủy vực này. Bên cạnh đó sơng ở vùng đồng bằng thấp lại có
thành phần lồi đặc trưng bởi sự có mặt của các nhóm động vật biển và nước
lợ di nhập vào. Tính chất đặc trưng của thành phần loài động vật đáy ở các hồ

tự nhiên và nhân tạo ít thể hiện.
+ Ao và ruộng vùng đồng bằng trên có thành phần lồi phong phú bao
gồm các lồi thân mềm Viviparidae, Pilidae, Bithyniidae, Unionidae, giun ít
tơ Oligochaeta, đỉa Hirudinea, giap xác Decapoda sai khác rõ rệt với ao
ruộng vùng đồng bằng dưới. Ruộng vùng đồng bằng dưới có thành phần lồi
gần tương tự như sơng nhưng lại có cả những lồi chung với ao, ở vùng này
có các nhóm thân mềm Pilidae, Viviparidae, giáp xác Caridina, giun ít tơ
Oligochaeta.
2.5. Sinh vật lượng.
Sinh vật lượng động vật đáy không đồng đều trong các thủy vực khác
nhau và các vùng sinh thái khác nhau. Nhìn chung các loại thủy vực có sinh
vật lượng cao trung bình đều tập trung ở vùng đồng bằng có nền đất màu mỡ,
nước đứng hay chảy chậm, diện tích mặt nước và độ sâu nhỏ, thành phần loài

17


Chuyên đề tốt nghiệp

Nguyễn Hồng Quân

phong phú do có them các động vật biển di nhập vào, còn các thủy vực có
sinh vật lượng thấp thường tập chung ở vùng núi.
2. 5.1. Một số dẫn liệu về sinh vật lượng động vật đáy ở các thủy vực .
2.5.1.1. Ruộng.
-Các dẫn liệu về thủy sinh trong ruộng lúa được Phạm Văn Miên và
Đặng Ngọc Thanh thu thập trong khoảng thời gian từ 1961-1974 ở nhiều
vùng cảnh quan khác nhau ở Bắc Việt Nam.
-Ruộng trũng vùng đồng bằng dưới có thể lấy vùng ruộng trũng Nam
Hà đã được nghiên cứu trong nhiều năm từ 1962-1974 làm tiêu biểu cho loại

hình ruộng này.Sinh vật lượng động vật đáy trong thời gian 1962-1963
khoảng 130-151ct/m2, 5.1 g/m2, cao nhất có thể tới 302 ct/m2 (IV,1963); 12,8
g/m2 (XI,1962). Dẫn liệu năm 1970 cho thấy sinh vật lượng động vật đáy đạt
195 ct/m2; 8.62 g/m2, cao nhất có thể tới 569 ct/m2; 15,103 g/m2 .
- Ruộng vùng núi với tính chất nước chảy, khối lượng nước khơng ổn
định, chất mùn ít nên thành phần lồi cũng như sinh vật lượng động vật đáy ở
ruộng vùng núi rất khác so với vùng đồng bằng (lấy vùng Bạch Thông – Bắc
Cạn làm đại diện). động vật đáy có sinh vật lượng thấp 121 ct/m 2; 0,509 g/m2,
cao nhất cũng chỉ tới 310 ct/m2; 0,894 g/m2.
2.5.1.2 Ao.
- Ao là 1 loại hình thủy vực rất phổ biến. Đặc điểm của loại hình thủy
vực dạng này là rất nhỏ, nước đứng, nền đáy mềm, là bùn nhuyễn hoặc đất

18


Chuyên đề tốt nghiệp

Nguyễn Hồng Quân

thịt, sét. Thành phần cũng như sinh vật lượng động vật đáy ở ao biến đổi rất
lớn phụ thuộc nhiều vào chế độ canh tác như bón phân, có ni cá hay khơng,
loại cá gì trong ao…động vật đáy trong các ao bón phân đạt 10-67 ct/m 2,
trong thành phần số lượng Oligochaeta (35%), ấu trùng chironomidae (43%)
chiếm ưu thế, các ao bón phân ủ trong giai đoạn đầu ấu trùng chironomidae
thường chiếm ưu thế. Các ao vùng núi Yên Bái (tổ điều tra, 1971, trạm nghiên
cứu cá nước ngọt Đình Bảng ) cho thấy động vật đáy ao rất nghèo. Động vật
đáy chỉ 0,735 g/m2 trong đó giun ít tơ Oligochaeta và ấu trùng Diptera chiếm
ưu thế.
2.5.1.3. Sông.

- Các nghiên cứu về sinh vật lượng thủy sinh vật tại các thủy vực dạng
sơng cịn rất tản mạn và chưa thực hiện được nhiều. Loại hình thủy vực dạng
sơng với đặc tính chung là nước chảy, nền đáy sông vùng thượng lưu là cát,
sỏi thô, vùng hạ lưu mềm hơn, thường là bùn cát phù sa.
- Sơng vùng đồng bằng có sinh vật lượng động vật đáy khá cao. Ở hệ
thống Bắc Hưng Hải về mùa hè có sinh vật lượng trung bình 683 ct/m2; 8.7
g/m2, mùa đơng cao hơn trung bình 9,3 g/m2. Ở sơng Hồng cũng có xu thế
tương tự, nhưng mức độ thấp hơn nhiều, về mùa hè có khối lượng 0.004 g/m 2,
nhưng mùa đông là 0.097 g/m 2. Tại sông Đà, mùa lũ có khối lượng 0.056
g/m2, nhưng mùa khơ lên đến 0.423 g/m2; sơng Lơ Gâm mùa lũ có khối lượng
0.132 g/m2, nhưng mùa khô lên đến 19.639 g/m2.
- Sông Tiền và sông Hậu sinh vật lượng động vật đáy trung bình từ 115
– 3070 ct/m2; 3.4-28.5 g/m2.

19


Chuyên đề tốt nghiệp

Nguyễn Hồng Quân

2.5.2. Biến động sinh vật lượng động vật đáy trong các thủy vực nước
ngọt.
2.5.2.1. Biến động theo mùa.
- Sinh vật lượng động vật đáy ở các hồ phụ thuộc chặt chẽ vào chu
trình phát triển của ấu trùng côn trùng (chironomidae, Chaoborus) –thành
phần số lượng quan trọng ở hồ, sự phát triển của chúng liên quan đến điều
kiện nhiệt độ theo mùa vụ. Nhìn chung số lượng ấu trùng côn trùng thường
tăng cao vào vụ xuân và cuối thu ( tháng IV-V, IX-X) là vụ sinh sản rồi lại
giảm hẳn vào vụ hè hoặc đầu thu ( thang VII- IX) do côn trùng lột xác bay ra

khỏi hồ hàng loạt ở nhiệt độ nước khoảng 28-320C.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với số lượng động vật đáy cũng còn thể
hiện ở ruộng trũng, số lượng động vật đáy tăng cao vào vụ xuân ( tháng IV)
do thời gian này giáp xác ở đáy (Amphipoda) và giun ít tơ Oligochaeta sinh
sản mạnh.
- Sự biến đổi của nền đáy ruộng do hoạt động canh tác cũng ảnh hưởng
tới số lượng động vật đáy cũng nhu thành phần loài động vật đáy ở ruộng. Ở
ruộng vùng đồng bằng trên vào tháng 2, giun ít tơ có số lượng lớn làm sinh
vật lượng động vật đáy cao, do nền đáy còn nhuyễn, sau khi cải tạo thuận lợi
cho bọ Oligochaeta phát triển. số lượng giun ít tơ giảm đi theo mức độ nền
đáy ruộng cứng dần lại (tháng III,IV), thời vụ cải tạo tháng 7, cày bừa làm
sinh vật lượng động vật đáy cũng giảm thấp. Trong vụ hè nhiệt độ ở ruộng
cao, nền đáy cứng lại, sinh vật lượng động vật đáy cũng ít so với thời gian
khác.

20


Chuyên đề tốt nghiệp

Nguyễn Hồng Quân

- Sinh vật lượng động vật đáy trong ao phụ thuộc vào nhiều tác nhân:
chế độ canh tác, thả cá, bón phân…nên thể hiện khơng rõ rệt lắm, nói chung
thường có khối lượng cao về mùa xuân và thấp về hạ thu.
- Như vậy, khác với thành phần loài, sinh vật lượng động vật đáy ở các
thủy vực nội địa biến đổi rõ rệt theo các mùa trong năm. Ở các hồ lớn chịu tác
động nhân tác, nhiệt độ biến đổi có xu hướng một đỉnh cao nhất trong năm,
còn ở các hồ nhỏ, các thủy vực nhân tạo điều kiện sống biến đổi phức tạp, có
xu hướng có nhiều đỉnh cao trong năm. Sự biến đổi theo mùa sinh vật lượng ở

đây ko phải chỉ quy định ở nhân tố nhiệt độ, tuy rằng nhiệt độ có ảnh hưởng
tới nhịp độ sinh sản và gián tiếp ảnh hưởng tới số lượng mà là sự tác động
đồng thời, tương hỗ giữa nhiều nhân tố : mực nước, chế độ canh tác, nền đáy,
phân bón, nồng độ muối…Tuy nhiên các nhân tố này kể cả các họat động
canh tác, cũng tác động lên thủy vực theo nhịp điệu mùa vụ vì vậy tính chất
mùa vụ trong sinh vật lượng động vật đáy nhìn chung thể hiện khá rõ rệt.
2.5.2.2. Biến động qua thời gian nhiều năm.
- Biến động sinh vật lượng động vật đáy qua thời gian nhiều năm liên
hệ với biến đổi thành phần loài ở các thủy vực nước ngọt có một ý nghĩa quan
trọng trong sự nghiên cứu và dự đoán xu hướng phát triển của mỗi loại thủy
vực dưới tác động của các nhân tố tự nhiên và nhân tác. Những nghiên cứu
thủy sinh vật học ở một số hồ, ruộng ở Bắc Việt Nam trong khoảng 10 đến 15
năm trước đã cung cấp một số dẫn liệu có thể nhận xét về vấn đề này.
- Sinh vật lượng động vật đáy ở các hồ chứa nước nhỏ vùng trung du
qua 10 năm hình thành đã cho thấy những biến đổi; ở hồ Suối Hai (hình thành

21


Chuyên đề tốt nghiệp

Nguyễn Hồng Quân

1963), các nghiên cứu năm 1963, 1965 cho thấy hệ sinh vật đáy chưa hình
thành, nền đáy hồ có ít bùn đáy, thành phần chủ yếu là mùn bã thực vật chưa
phân hủy, có kích thước lớn và sỏi nhỏ trừ một vài rãnh sâu có bùn ở gần đập.
Qua 10 năm các nghiên cứu của trại nghiên cưứ cá nước ngọt Đình Bảng
(1972-1973) cho thấy nền đáy hồ sinh vật đáy đã hình thành và phát triển,
động vật đáy đã gặp nhiều loại:Oligochaeta, Insecta larvae, Mollusca,
Decapoda, sinh vật lượng động vật đáy đạt trung bình 59 ct/m2; 0.061 g/m2

năm 1972 và tăng lên 142 ct/m2; 0.026 g/m2 năm 1973 thể hiện xu thế giàu
lên của động vật đáy hồ này.
2.6. Tình hình sử dụng động vật đáy.
Hai nhóm động vật đáy quan trọng nhất, chiếm tỉ trọng cao trong tổng
sản lượng các động vật không xương sống được khai thác hằng năm trên thế
giới là thân mềm (hàu, vẹm, trai, ốc, vv.) chiếm 62% và giáp xác (tơm, cua,
vv.) chiếm 30%; các lồi thân lỗ và san hơ cũng có giá trị. Nhiều lồi thực vật
đáy được dùng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu cho công
nghiệp (vd. rong câu, rong mơ, rong bún, các lồi rong nước ngọt).
Một ít lồi động vật đáy gây hại cho các cơng trình hoặc phương tiện kĩ
thuật (vd. hà bám vào đáy tàu làm giảm tốc độ tàu), một số là kí chủ trung
gian truyền bệnh cho vật nuôi và người.

22


Chuyên đề tốt nghiệp

Nguyễn Hồng Quân

III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3.1. Vật liệu nghiên cứu.
Các mẫu vật thu được tại các thủy vực thuộc trường Đại học Nông
Nghiệp Hà Nội.
3.2 Thời gian nghiên cứu.
Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2009
3.3 Phương pháp
3.3.1 Thu mẫu
Gàu đáy Petecsen có diện tích miệng gàu là 0,02m2 được dùng để thu

mẫu động vật đáy.
Mỗi vị trí khảo sát lấy 5 gàu, các vị trí lấy được xác định trên một
đường thẳng. Sau khi loại bỏ bớt bùn và rác bằng cách sàng lọc qua sang đáy
có mắt lưới 0,5 mm để làm sạch một phần bùn đất tại hiện trường rồi cho mẫu
vào bọc ny lon, cố định bằng formon với nồng độ từ 8-10% rồi mang về
phịng thí nghiệm. Vị trí cùng với thời điểm thu mẫu được ghi nhận vào nhãn.
Phân tích định tính và định lượng được thực hiện trên mẫu này.
Các thủy vực tại trại cá thuộc Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

23


Chuyên đề tốt nghiệp

Nguyễn Hồng Quân

Sơ đồ tổng quát hệ thống thủy vực Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Bộ mơn
NTTS

Trại cá Kinh
Bắc

Nhà hàng
Kinh Bắc

Trung tâm chó
nghiệp vụ
Mương

Trung tâm
chó nghiệp
cấp thoát
vụ
nước
Cơ sở sản
xuất thuốc Bệnh viện thú
y
thú y Hải
Bệnh viện
Nguyên
thú y

Đường

Sông Cầu Bây

Trại cá chú
Hùng

Trường
trung cấp
QTKD

Ao cá thuộc trại cá
Kinh Bắc
Khu tập thể
khảo nghiệm

Mương cấp

thoát nước

Ruộng trũng

Ruộng trũng

Ghi chú:

: Điểm thu mẫu.

24

Mương nông
nghiệp

Phố Ngô Xuân Quảng

Hệ thống ao thuộc hộ gia đình

Trại cá
khoa
CN - TS


Chuyên đề tốt nghiệp

Nguyễn Hồng Quân

Mương cấp thoát nước


Cơ sở sản
xuất thuốc
thú y Hải
Nguyên

A2
M
2

Trại cá khoa CN - TS

A1

Nhà hàng
Kinh Bắc
Đường
Xưởng
mộc và
kho cám

Mương

Khu tập thể khảo nghiệm

A3

A4

M1


Mương cấp thoát nước

25


×