Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

khoá luận tốt nghiệp-điều tra thành phần loài cá nước ngọt tại tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.66 KB, 46 trang )

Khoá luận tốt nghiệp Trần Xuân Nhật
PHẦN I. MỞ ĐẦU.
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều loại địa hình sông suối, ao hồ nên
nguồn lợi thủy sản của nước ta rất phong phú, đa dạng và độc đáo. Tuy nhiên
trong những năm gần đây, do sức ép về dân số và mặt trái của kinh tế thị trường
nên nguồn lợi thủy sản tự nhiên bị suy giảm đến mức cạn kiệt nhiều loài khó có
khả năng phục hồi. Vì vậy, nghiên cứu về nguồn lợi và đa dạng sinh học cá nói
riêng và nguồn lợi thủy sản nói chung là rất cấp bách và cần thiết nhằm khôi
phục, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản. Nhiều dự án khôi phục quần đàn
tự nhiên bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau trong đó có hai hướng chính: (i)
Quy hoạch bảo vệ ngồn lợi tự nhiên (quy hoạch bảo vệ bãi đẻ, bãi giống, xây
dựng các khu bảo tồn. Khuyến khích và tạo cơ chế thuận lợi cho sự tham gia của
cộng đồng vào việc quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản). Đồng thời (ii) áp
dụng các tiến bộ công nghệ sinh sản nhân tạo để thả giống trở lại thủy vực tự
nhiên nhằm khôi phục quần đàn đã suy kiệt trên cơ sở kết quả điều tra nghiên
cứu hiện trạng nguồn lợi đã đạt được.
Ninh Bình là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Bắc bộ, với diện tích mặt
nước lớn, cộng với địa hình có nhiều khu vực ngập nước xen lẫn đồng bằng với
núi đá thấp. Tạo hóa đã ban cho tỉnh có đa dang sinh học tương đối phong phú
về cả động, thực vật nói chung và động vật thủy sản nước ngọt nói riêng. Trong
những năm gần đây, cũng giống như những vùng miền khác trong cả nước đa
dạng sinh học tự nhiên của tỉnh đang đứng trước nguy cơ bị xâm hại mạnh mẽ
do các hoạt động trái chiều của con người. Và nguồn lợi thủy sản cũng không
nằm ngoài cuộc.
Trước tình hình trên đã có rất nhiều những nghiên cứu về đa dạng sinh
học của tỉnh Ninh Bình. Tuy nhiên, những nghiên cứu về nguồn lợi thủy sản thì
chưa có nhiều, đặc biệt là chưa có một nghiên cứu chính thức nào về thành phần
loài cá nước ngọt trên địa bàn toàn tỉnh. Từ đó, được sự đồng ý của bộ môn
Nuôi trồng Thủy sản – khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng Thủy sản – trường Đại
1


Khoá luận tốt nghiệp Trần Xuân Nhật
học Nông nghiệp Hà Nội và sự được sự giúp đỡ của Th. Ngô Sỹ Vân, TS. Đào
Huy Giáp và trên cơ sở của: chương trình 131 của nhà nước về bảo vệ và phát
triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Ninh Bình tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
“Điều tra thành phần loài cá nước ngọt tại tỉnh Ninh Bình”.
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI.
- Lập danh sách các loài cá nước ngọt ở Ninh Bình, góp phần vào việc bổ
sung danh sách các loài cá vào động vật chí Việt Nam.
- Cung cấp nhận xét về mức độ quan hệ thành phần loài cá giữa các sông
trong vùng nghiên cứu với vùng lân cận nhằm xác định vị trí khu hệ cá trong hệ
thống phân vùng địa động vật cá nước ngọt Việt Nam.
- Làm quen với phương pháp nghiên cứu và viết báo cáo khoa học.
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
- Nghiên cứu hiện trạng thành phần loài cá nước ngọt ở Ninh Bình. Gồm
các nội dung sau:
 Xác định số lượng loài cá nước ngọt của tỉnh.
 Mức độ đa dạng của khu hệ cá nước ngọt tỉnh Ninh Bình.
 Đánh giá hiện trạng các loài cá kinh tế của tỉnh Ninh Bình.
 Đánh giá hiện trạng các loài cá quý hiếm tại tỉnh Ninh Bình.
- Đánh giá tính chất phân bố của khu hệ cá nước ngọt tỉnh Ninh Bình.
- Điều tra tình hình nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Ninh Bình.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
nước ngọt tại tỉnh Ninh Bình.
2
Khoá luận tốt nghiệp Trần Xuân Nhật
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.
2.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU NGƯ LOẠI HỌC
Ngư loại học (Ichthyology) là môn khoa học chuyên nghiên cứu về cá,
nghiên cứu các đặc điểm hình thái cá, giải phẫu, sinh thái, sinh lý, phôi sinh học,
phân loại và phân bố cá… Là một môn khoa học cơ bản chiếm một vị trí khá

quan trọng không những trong khoa học: Lưu giữ, bảo tồn tính đa dạng sinh
học… Mà còn góp phần phát triển bền vững nghề cá và là cơ sở cho việc nghiên
cứu phục vụ cho cuộc sống.
2.1.1. Lịch sử nghiên cứu ngư loại học trên thế giới.
Cùng với sự phát triển của rất nhiều nghành khoa học khác, sự phát triển
của ngư loại học đã chia thành 3 thời kỳ khác nhau:
Thời kỳ thứ I: Từ buổi sơ khai, con người sống bằng nghề săn bắn hái lượm
cũng đã biết phân biệt và đặt tên cho các loài cá bằng ngôn ngữ địa phương. Có
thể nói ngư loại học cũng bắt đầu từ đó. Cho tới nay nhiều người cho rằng
nghiên cứu ngư loại học có tính chất khoa học bắt đầu từ Aristote (-384 - 322
trước công nguyên), trong cuốn sách Historia animalum (lịch sử động vật) ông
đã giới thiệu được 115 loài cá [27] cùng với những dẫn liệu về sinh sản, di cư,
nơi ở của chúng. Như vậy ngư loại học là ngành khoa học được hình thành và
phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người
Thời kỳ thứ II: Từ thế kỷ thứ XVII - XIX, ngư loại học bắt đầu được tích
luỹ nhiều dẫn liệu khác nhau nhất là những dẫn liệu về phân loại, địa lý, phân bố
và về khu hệ các loài cá ở các vùng nước khác nhau. Về phân loại cá P.Artedi
(1903 – 1734) (thuỷ điện) với 5 cuốn sách viết về cá, nổi tiếng lúc đó là
Bibliotheca ichty logica, Philosophia ichtyologica, Generapiscium eciespiscium,
Synorym piscium. C. Linnaeus (1707 - 1778) (thuỷ điện) với cuốn Systema
nature (1735) đã đề ra "cách gọi tên cá 2 chữ" và đã giới thiệu 2600 loài cá.[33].
G.Cuvier và A.Valenciennes với cuốn sách Histoire naturelle despoissons…
Nhìn chung đây là giai đoạn phát triển thịnh vượng của ngư loại học với rất
3
Khoá luận tốt nghiệp Trần Xuân Nhật
nhiều các tác phẩm của các nhà ngư loại kinh điển của thế giới như G. Cuvier,
A.Valenciennes, C. Linnaeus. Giai đoạn này đánh dấu bước phát triển vượt bậc
trong ngư loại học, nó chính là tiền đề vững chắc cho những thành tựu về ngư
loại học nói chung và về sự phát triển của ngành thủy sản nói chung cho tới
ngày nay.

Thời kỳ thứ III: Từ thế kỷ XX đến nay, những nghiên cứu ngư loại học đã
tăng lên rất nhanh và toàn diện.
Về phân loại học: D.S. Jordan (1854-1931) giới thiệu các loài cá ở Bắc Mỹ
và Trung Mỹ[30]. G.A. Boulenger (1851) với 15 tập sách giới thiệu các loài cá ở
Viện bảo tàng Anh [32]. L.S. Berg (1876-1950) (Liên Xô) với tập hệ thống ngư
loại [34]. M.Weber và L.F.Debeaufort (Hà Lan) với 10 tập viết về các loài cá ở
vùng đảo Úc Châu (1911-1953) [31]. K. Matsubara (Nhật) với cuốn "Hình thái
và bảng tra cứu các loài cá" [35] và rất nhiều nhà ngư loại khác của Liên Xô và
các nước xã hội chủ nghĩa khác đã góp phần thúc đẩy nền ngư loại học phát
triển.
Ngày nay với các nhà ngư loại học như Pravdin, Chu Xinluo, Walter
Rainboth, Mai Đình Yên đã đi sâu vào nghiên cứu chi tiết hơn và đã phân chia
các vùng nghiên cứu, các khu hệ và phân bố địa lý. Điều đó chứng tỏ ngư loại
học thế giới đã và đang phát triển vượt bậc cả về số lượng, chất lượng và góp
phần rất quan trọng trong sự phát triển chung của thủy sản thế giới.
2.1.2. Lịch sử nghiên cứu ngư loại học của Việt Nam.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì việc nghiên cứu về ngư
loại Việt Nam cũng không ngừng phát triển. Ngư loại học nước ta bắt đầu phát
triển từ khá lâu vào nửa cuối thế kỷ XVIII cùng với sự hợp tác của các nhà khoa
học phương tây nên công tác nghiên cứu về hình thái, phân loại và khu hệ cá
nước ta cũng phát triển vượt bậc và chia thành ba thời kỳ.
Vào thời kỳ trước những năm 1881: ngư loại học hầu như chưa phát triển
chủ yếu là những hiểu biết lẻ tẻ về đời sống các loài cá, nghề nuôi, nghề khai
thác cá cũng như nghành chế biến được ghi trong cuốn sử học và kinh tế học
4
Khoá luận tốt nghiệp Trần Xuân Nhật
thời phong kiến.[27]. Phải đến năm 1881 thì việc nghiên cứu ngư loại mới được
coi là bắt đầu và công trình đầu tiên là của H.E. Sauvage công bố năm 1881
trong tác phẩm “Nghiên cứu về khu hệ cá Á châu và mô tả một số loài mới ở
Đông Dương". Tới năm 1883, G.Tiran đã công bố thành phần loài, mô tả 7 loài

trong đó có 5 loài mới [27]. Những năm tiếp theo có nhiều công bố về thành
phần loài ở các thuỷ vực khác nhau hoặc mô tả loài mới của nhiều tác giả như:
H.E.Sauvage thu thập 10 loài cá ở Hà Nội trong đó có 7 loài mới (1884) [27];
L.Vallant thu thập 6 loài và mô tả 4 loài ở Lai Châu (1891) [27]; J.Pellegrin
trong các phẩm: Cá nước ngọt Đông Dương, các loài cá thu thập ở Bắc Bộ
(1906, 1907, 1928, 1932) [27]. Trong đó quan trọng nhất là kết quả phân tích
mẫu thu thập ở Hà Nội của đoàn thường trực khoa học Đông Dương gồm 29
loài, trong đó mô tả 2 loài mới (1907) [27] và 33 loài mới (1934) [27]; P.
Chevey (1930, 1935, 1936, 1937) trong đó P. Chevey thông báo bắt được cá
chình Nhật ở sông Hồng [27]. Đặc biệt năm 1937, một công trình tổng hợp về cá
nước ngọt miền Bắc Việt Nam của P.Chevey và J.Lemasson “Góp phần nghiên
cứu cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam” được công bố. Công trình này giới thiệu
98 loài cá thuộc 17 họ [27], đây là công trình tổng hợp đầy đủ nhất lúc bấy giờ.
Nhìn chung giai đoạn 1881 đến 1945 nghiên cứu ngư loại học cũng khá
phát triển nhưng chủ yếu là do người nước ngoài thực hiện (chưa có cán bộ Việt
Nam), họ đã nghiên cứu khá nhiều về hình thái phân loại, khu hệ cá của cả nước
nhưng chỉ mới dừng lại ở mức độ mô tả, thống kê thành phần loài, còn việc đi
sâu vào nghiên cứu về sinh học và nguồn lợi thì thời kỳ này chưa được thực
hiện, tất cả các tài liệu gốc và các mẫu chuẩn phần lớn đang được lưu trữ tại bảo
tàng lịch sử tự nhiên Paris (Pháp). Tuy chưa nhiều và đầy đủ song đó cũng là
nền tảng giúp cho các nhà ngư loại học Việt Nam tiếp tục nghiên cứu trong các
giai đoạn sau này.
Vào những năm 1945 – 1954, đất nước bị chiến tranh nên công tác nghiên
cứu tạm ngừng, phải đến khi hoà bình được lập lại, miền Bắc hoàn toàn giải
5
Khoá luận tốt nghiệp Trần Xuân Nhật
phóng, công tác nghiên cứu mới được tiếp tục và vẫn là các nhà khoa học Việt
Nam tiến hành.
Đến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) hai miền Nam Bắc tạm
thời bị chia cắt, các nghiên cứu được tiến hành rộng rãi nhưng cũng có nhiều

hạn chế do chiến tranh. Công tác nghiên cứu hầu như do các Trạm, Trại thực
hiện ở các loại hình, vực nước khác nhau như sông, suối, hồ chứa, hồ tự nhiên,
đầm, ao và ruộng. Các công trình và tác giả tiêu biểu thời kỳ này ở miền Bắc có
Đào Văn Tiến và Mai Đình Yên (1959): Dẫn liệu sơ bộ nguồn lợi giới ngòi Thia
[16]. Đào Văn Tiến, Đặng Ngọc Thanh, Mai Đình Yên (1961): Sơ bộ điều tra
thành phần nguồn gốc và phân bố của chủng quần cá sông Hồng [17]. Nguyễn
Văn Hảo (1964): Dẫn liệu nguồn lợi cá hồ Ba Bể [2]. Ở miền Nam Việt Nam
cũng có một số công trình do các nhà khoa học người Việt Nam và người nước
ngoài thực hiện như Trần Ngọc Lợi và Nguyễn Cháu (1964), Nguyễn Viết
Trương, Trần Tuý Hoa, Kaw amo to (1972), Fourmanvir (1964), M.Yamarmura
(1966), Y.Taki (1975)
Nhìn chung, giai đoạn này ngư loại học cũng khá phát triển nhưng vẫn
chưa mạnh mẽ. Có rất nhiều lý do giải thích cho điều này, tuy nhiên có thể nêu
ra đây hai lý do chính là: khoa học kỹ thuật của nước ta còn non trẻ và chiến
tranh. Nhưng những nghiên cứu trong thời kỳ này là những dẫn liệu đầu tiên làm
cơ sở để phát triển ngư loại học trong những năm tiếp theo.
Giai đoạn từ 1975 đến nay, cùng với sự phát triển của các ngành khoa học
khác thì ngư loại học cũng có những bước tiến rất dài trên con đường phát triển
của nó. Trong giai đoạn này các nhà ngư loại học Việt Nam đã kết hợp với các
nhà nghiên cứu nước ngoài trong công tác điều tra để có thể lấp dần những thiếu
sót mà trước đây chưa đề cập tới.
Đặc biệt thời kỳ này có một số công trình đã tổng hợp các kết quả nghiên
cứu trước đây như: Định loại cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam của Mai Đình
Yên (1978) đã lập danh mục, mô tả chi tiết, lập khoá định loại, đặc điểm phân
bố và ý nghĩa kinh tế của 201 loài [23]; Định loại cá nước ngọt Nam Bộ của Mai
6
Khoá luận tốt nghiệp Trần Xuân Nhật
Đình Yên, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến, Hứa Bạch Loan và Nguyễn Văn
Trọng (1992) đã phân loại và mô tả 255 loài [26] và Định loại cá nước ngọt vùng
Đồng bằng sông Cửu Long của Trương Thủ Khoa và Trần Thị Hương (1993) gồm

173 loài [13]. Đây là các công trình tổng hợp đầy đủ nhất về hai khu hệ cá miền Bắc
và miền Nam nước ta.
Các kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học của một số loài cá có giá trị kinh tế
ở đầm phá Thừa Thiên – Huế của Võ Văn Phú (1995) và Đặng Thị Diệu Tâm (1987)
[14]. Sinh học cá Chép đầm Châu Trúc của Lê Xanh (1979) [21]. Đặc điểm sinh học
cá Quả của Nguyễn Duy Hoan (1979) [10]. Cơ sở sinh học cá hồ chứa nước cỡ nhỏ
các tỉnh phía Bắc của Nguyễn Văn Hảo (1983) [3]. Nghiên cứu sinh học một số loài
cá kinh tế họ cá Cyprinidae ở Nam Bộ của Lê Hoàng Yến (2000) [27].
Về đặc trưng phân bố và đặc điểm địa động của cá nước ngọt Việt Nam có các
tác giả Nguyễn Thái Tự (1983), Mai Đình Yên, Nguyễn Hữu Dực (1991), Nguyễn
Văn Hảo (1993, 1998), Nguyễn Hữu Dực (1995). Các tác giả cho rằng khu hệ cá
nước ngọt Việt Nam có thể xếp vào vùng Đông Phương với 2 vùng phụ và 11 khu địa
lý [25];[4];[2];[5] gồm:
- Vùng phụ Nam Trung Hoa có 5 khu thuộc Việt Nam là Cao Lạng, Việt Bắc,
Tây Bắc, miền núi Bắc Trung bộ và đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ.
- Vùng phụ Đông Dương có 4 khu thuộc Việt Nam là Tây Nguyên, hạ lưu sông
Mêkong, đồng bằng Nam Bộ và đảo Phú Quốc.
- Ngoài ra còn 2 khu mang tính chất chuyển tiếp giữa hai vùng phụ trên là khu
thứ 10: Trung và Nam Bộ mang tính chất chuyển tiếp theo hướng Bắc Nam và khu
thứ 11: Điện Biên Phủ mang tính chất chuyển tiếp theo hướng Tây Bắc.[5]
Năm 1999, Nguyễn Văn Hảo và Vũ Văn Bình đã tiến hành nghiên cứu thành
phần và phân bố cá ở sông Lô, sông Gâm (160 loài) [6]. Cùng năm đó thì Ngô Sỹ
Vân tiến hành nghiên cứu khu hệ cá hồ chứa Thác Bà, tác giả cũng phân loại được
184 loài nằm 2 ngành động vật có xương sống và không xương sống thuộc các
lớp: Lớp cá xương Artinopterygii với 164 loài thuộc 8 bộ và 5 phân bộ, 23 họ,
lớp chân bụng Gastropoda, lớp 2 mảnh vỏ Bivalvia, lớp Giáp xác Crutacaea,
7
Khoá luận tốt nghiệp Trần Xuân Nhật
lớp Lưỡng cư Amphibia, lớp Bò sát Reptilia [19]. Nguyễn Thái Tự và cộng sự
với khu hệ cá bến Én, trong đó nêu ra 68 loài [18] gồm nhiều loài cá kinh tế.

Đáng lưu ý là trong thời kỳ này có 5 luận văn tiến sỹ và phó tiên sỹ nghiên cứu
về cá nước ngọt Việt Nam trong đó có một luận văn của Mai Đình Yên (1981) tập
hợp các công trình nghiên cứu của chính tác giả đã nghiên cứu về cá nước ngọt ở các
tỉnh phía Bắc [24]. còn 4 luận văn khác đều nghiên cứu về cá miền Trung là khu hệ cá
lưu cực sông Lam của Nguyễn Thái Tự (1983) [18], góp phần nghiên cứu cá nước
ngọt Nam Trung Bộ của Nguyễn Hữu Dực (1995) [1] và điều tra khu hệ cá của một
số sông suối khu vực Tây Nguyên của Nguyễn Thị Hè (2001) [9].
Và không thể không nhắc tới một công trình có tính chất tổng kết các kết quả
nghiên cứu cá từ trước tới nay là: Nguồn lợi thủy sản Việt Nam của Bộ Thủy Sản
(1996). Đây là công trình được nhiều nhà khoa học trong và ngoài ngành tham gia.
Riêng khu hệ cá nước ngọt gồm 544 loài, 228 giống, 57 họ và 18 bộ khác nhau [29].
Cụ thể như sau:
- Bộ cá chép (Cyprinifomes) gồm 4 họ, 100 giống, 327 loài và phân loài (chiếm
50,7%) trong đó họ cá chép (Cyprinidae) có tới 228 loài và phân loài (chiếm 41,9%)
và có nhiều loài có giá trị kinh tế cao [29].
- Bộ cá Nheo (Silurifmes) có 10 họ, 31 giống, 88 loài và phân loài (chiếm
16,2%), đáng lưu ý là các họ cá Lăng ( Bagridae), họ cá Tra (Pangasiidae) và họ cá
Nheo (Siluridae), đây là họ có nhiều loài cá kinh tế cao [29].
- Bộ cá Vược (Percifomes) có 17 họ, 44 giống, 70 loài và phân loài (chiếm
12,9%) [29].
- Các loài cá kinh tế bao gồm 97 loài trong đó Bắc bộ 52 loài, Bắc Trung bộ 28
loài, Nam trung bộ 20 loài và Nam bộ 44 loài [29].
- Về đặc trưng phân bố tác phẩm đã nêu lên sự phân bố ở các vùng Bắc bộ
226 loài, Bắc Trung bộ 145 loài, Nam trung bộ 120 loài và Nam bộ 306 loài. Phân
bố theo sinh thái: Nước chảy, nước sông, nước ngầm và tính chất địa động vật của cá
nước ngọt cả nước.[29]
8
Khoá luận tốt nghiệp Trần Xuân Nhật
- Về đặc điểm sinh học cá kinh tế các tác giả đã trình bày 54 loài chủ yếu phân
bố, đặc điểm sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản và ý nghĩa kinh tế.[29].

Năm 2001, Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân với cuốn cá nước ngọt Việt Nam
tập I, họ cá Chép (Cyprinidae) với 306 loài và 9 phân loài thuộc 103 giống 11 phân
họ chiếm 38.5% [7] tổng số loài cá nước ngọt Việt Nam. Năm 2005 Nguyễn Văn
Hảo cho ra mắt tập II và III của cuốn cá nước ngọt Việt Nam. Đó là bộ sách gồm 3
tập đã giới thiệu và mô tả trên 1023 loài cá, 243 giống, 58 họ thuộc 16 bộ trong khu
hệ cá nước ngọt Việt Nam [8]. Đây là kết quả tổng hợp của những nghiên cứu nhiều
năm trên nhiều vùng lãnh thổ của các tác giả cùng với sự kế thừa những thành tựu
nghiên cứu của nhiều nhà ngư khác ở nước ta. Cuốn sách đã công bố một danh mục
đầy đủ nhất từ trước tới nay cùng với các dẫn liệu khá chi tiết về 79 loài đặc hữu của
32 giống thuộc 8 phân họ trong đó 1 giống, 40 loài được các tác giả xác định là những
taxon mới cho khoa học [8].
Nhìn chung công tác nghiên cứu về cá ở nước ta trong những năm qua đã
đạt được nhiều thành tựu to lớn, thúc đẩy nghề thuỷ sản nước nhà phát triển
ngang tầm với những nước phát triển, góp phần không nhỏ đưa nền kinh tế đất
nước phát triển nhanh và mạnh nhưng bên cạnh đó không thể không có những
tồn tại cần được quan tâm để từ đó có những biện pháp khôi phục và bảo vệ tính
đa dạng sinh học, đồng thời cũng cần nghiên cứu sâu hơn nữa để bổ sung, tu
chỉnh lại danh pháp và thống nhất hệ thống phân loại cho phù hợp với hệ thống
phân loại của thế giới.
Tóm lại: Trong suốt chặng đường dài phát triển của nghề cá nói chung và
ngư loại nói riêng, các công trình nghiên cứu, các dữ liệu công bố đã tích lũy
cho nhân loại những bài học nhưng kinh nghiệm quý báu ngày một nhiều thêm.
Từ những buổi đầu sơ khai, với những nghiên cứu tưởng chừng ít ỏi, đến ngày
nay là cả một chặng đường dài lịch sử của ngư loại học với một kho tàng kiến
thức vĩ đại. Lịch sử nghiên cứu cá của các nước đã cho ta những kiến thức về cá,
một loài động vật có xương sống phân bố tương đối rộng rãi trên toàn thế giới.
Song không phải ở bất cứ nơi đâu cũng có sự hiện diện của tất cả các loài cá mà
9
Khoá luận tốt nghiệp Trần Xuân Nhật
từ các công trình nghiên cứu này chúng ta biết hết được thành phần các loài cá

các khu hệ, nguồn gốc và sự hình thành các khu hệ, mối quan hệ giữa chúng với
nhau và với môi trường.
Thừa hưởng và phát huy một cách có hiệu quả sự nghiệp nghiên cứu ngư
loại học, các nhà khoa học của Việt Nam đã thành công trong lĩnh vực ngư loại.
Những công bố trong nước về khu hệ cá Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ, Nam
Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên… đã cho chúng ta biết về thành phần
khu hệ cá trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra các công trình nghiên cứu về
ngư loại còn đóng vai trò đáng kể trong lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, bảo vệ
nguồn lợi thủy sản nói riêng và bảo vệ đa dạng sinh học nói chung, góp phần
nâng cao đời sống nhân dân.
2.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU NGƯ LOẠI TẠI TỈNH NINH BÌNH.
Nhìn chung các nghiên cứu tiến hành trên tỉnh Ninh Bình về lĩnh vực ngư
loại còn ít và diễn ra lẻ tẻ. Các nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu khu hệ cá tại
một vùng nhất định chứ chưa có nghiên cứu nào được tiến hành trên địa bàn
toàn tỉnh. Trong đó đáng chú ý nhất là một số nghiên cứu của các tác giả sau:
Năm 2001 Nguyễn Xuân Huấn đã đưa ra dẫn liệu ban đầu về thành phần
loài cá của vùng ngập nước Vân Long - huyện Giai Viễn – Ninh Bình [11].
Năm 2002 Nguyễn Xuân Huấn, Nguyễn Việt Cường, Thạch Mai Hoàng
trong nghiên cứu của mình về đa dạng sinh học cá ở khu bảo tồn thiên nhiên
Vân Long - huyện Gia Viễn – Ninh Bình đã thống kê được 54 loài thuộc 42
giống, 17 họ và 9 bộ khác nhau [12]. Trong đó chiếm ưu thế là bộ cá chép với 29
loài thuộc 2 họ chiếm 53.7%, tiếp đến là bộ cá vược với 10 loài thuộc 5 họ
chiếm 18.5% [12].
Trong các nghiên cứu gần đây đáng chú ý nhất có thành phần loài cá nước
ngọt tỉnh Ninh Bình của Ngô Sỹ Vân (2005) [20]. Đây là nghiên cứu về số
lượng thành phần loài trên toàn tỉnh đầu tiên. Tác giả đã thống kê được 108 loài
thuộc 12 bộ, 34 họ, 78 giống [20]. Trong đó bộ cá Vược chiếm ưu thế về thành
phần loài vớ 56 loài chiếm 51.85% [20]. Tiếp đến là bộ cá Chép với 34 loài
10
Khoá luận tốt nghiệp Trần Xuân Nhật

chiếm 31.48% [20]. Trong tổng số 108 loài cá có trên 30 loài có giá trị kinh tế
thì có 13 loài cá nuôi.[20]
Nhìn chung các nghiên cứu về thành phần loài trên toàn tỉnh còn rất nhỏ
lẻ, chưa thể hiện hết tính đa dạng vốn có của tỉnh Ninh Bình. Bên cạnh đó chưa
nêu được đặc điểm phân bố cũng như tính gần gũi của khu hệ cá Ninh Bình với
khu hệ cá gần nó là khu hệ cá sông Hồng.
2.3. VÀI NÉT VỀ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CỦA TỈNH NINH BÌNH.
2.3.1. Vị trí địa lý.
Tỉnh Ninh Bình thuộc vùng Ðồng bằng Bắc Bộ, nằm ở tọa độ địa lý 20
0

Bắc và 106
0
kinh Ðông.
Phía Bắc giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam
Phía Đông Nam giáp biển Đông
Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hoá
Phía Tây và phía Đông Bắc giáp tỉnh Hoà Bình
Tỉnh Ninh Bình nằm trên tuyến đường giao thông xuyên Bắc – Nam, cách
Thủ đô Hà Nội 90 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 804 km
2
, chiếm 0,24%
diện tích cả nước [30].
2.3.2. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội
2.3.2.1. Đặc điểm địa hình.
Ninh Bình có 144 xã, phường. Địa hình được chia thành 3 vùng rõ rệt:
Vùng núi chiếm 40% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, còn lại là đồng bằng và vùng
ven biển chiếm 60% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
2.3.2.2. Khí hậu.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu ven

biển. Khí hậu của Ninh Bình cũng thể hiện hai mùa rõ rệt: Mùa khô, rét kéo dài
từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10
[30], [11].
11
Khoá luận tốt nghiệp Trần Xuân Nhật
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,4
0
C. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các
vùng là không nhiều thường hơn kém nhau từ 0,3 - 0,4
0
C. Tháng 7 có nhiệt độ
cao nhất là 28,5
0
C, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 15,6
0
C [11].
Độ ẩm trung bình hàng năm là 86% và có sự chênh lệch không nhiều giữa
các tháng trong năm: tháng 2 cao nhất là 91%, tháng 10 thấp nhất là 80%; giữa
các vùng chênh lệch nhau trên dưới 1%. Số giờ nắng trung bình mỗi tháng là
98,7 giờ, tháng 5 cao nhất là 199,4 giờ, tháng 3 thấp nhất là 14,6 giờ. [30], [11].
2.3.2.3. Lượng mưa
Lượng mưa trung bình trong năm trên 1.800 mm nhưng phân bố không đều,
tập trung 70% lượng mưa vào các tháng 6 đến tháng 9. Lượng mưa trung bình
mỗi tháng là 238,8 mm, tháng 9 cao nhất là 816 mm, tháng 1 thấp nhất là 8,5
mm [30].
2.3.2.4. Tài nguyên đất và rừng
Tỉnh Ninh Bình có diện tích đất tự nhiên 80.400 ha [30]. Trong đó:
- Diện tích đất nông nghiệp là 39.340 ha, chiếm 48,93% .
- Diện tích đất lâm nghiệp là 19.074 ha, chiếm 23,72 %.
- Diện tích đất chuyên dùng là 9.085 ha, chiếm 11,3%.

- Diện tích đất ở là 5.018 ha, chiếm 6,24%.
- Diện tích đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá chiếm 23,30%.
Diện tích rừng hiện có là 14.368 ha (chiếm 45% diện tích đất lâm nghiệp)
[30]. Trong đó, rừng tự nhiên có 11.392 ha với tổng trữ lượng gỗ ước khoảng
1,1 triệu m
3
[30], đây là rừng nguyên sinh trong phạm vi Vườn Quốc gia Cúc
Phương được bảo vệ. Còn lại là diện tích rừng trồng chủ yếu thuộc đối tượng
rừng phòng hộ mới trồng.
2.2.2.5. Tài nguyên nước.
Hệ thống sông ngòi Ninh Bình có mật độ khoảng 0,6 – 0,9 km/km
2
[30].
Lượng nước các sông khá dồi dào. Mạng lưới sông suối phân bố tương đối đều,
12
Khoá luận tốt nghiệp Trần Xuân Nhật
gồm hàng chục con sông lớn nhỏ với chiều dài khoảng 1000 km. Con sông lớn
nhất tỉnh là sông Đáy, chảy từ phía đông vòng xuống phía nam ra biển đông.
Các phụ lưu có sông Bôi, sông Hoàng Long, sông Vân, sông Cán, sông Vạc,
sông Lạng… Những sông này có độ sâu trung bình trên 1m và độ rộng lòng
sông trên 10 m. Sông Hoàng Long và sông Đáy là đường thuỷ quan trọng nhất.
Nối liền các vùng trong tỉnh với nhau và mở rộng giao lưu với các tỉnh xung
quanh, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Hồng.
Ngoài hệ thống sông, Ninh Bình còn có nhiều hồ, đầm, khu ngập nước:
Vân Long, Đầm Cút (Gia Viễn), hồ Thường Sung, Đồng Liêm, Yên Quang
(Nho Quan), hồ Yên Thắng, Yên Mô, Đồng Chương (Yên Mô)… Các hồ đều có
cảnh quan đẹp, nằm ngay dưới các chân núi đá vôi nên thuận lợi cho phát triển
du lịch.
Tổng diện tích mặt nước của tỉnh Ninh Bình có thể sử dụng để NTTS là
21000 ha. Trong đó, diện tích ao hồ nước ngọt là 4600 ha, diện tích ruộng trũng

là 9300 ha, diện tích hồ chứa là 1200 ha. Các vùng bãi bồi ngập nước có thể
nuôi Thuỷ sản là 6000 ha [30].
13
Khoá luận tốt nghiệp Trần Xuân Nhật
PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
3.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.
3.1.1. Địa điểm nghiên cứu.
Chi cục Thủy sản Ninh Bình – Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
tỉnh Ninh Bình.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên toàn bộ địa bàn tỉnh Ninh Bình.
3.1.2. Thời gian nghiên cứu.
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 2 – 2009 đến tháng 7 – 2009.
3.2. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP MẪU CÁ.
3.2.1. Thời gian tổ chức thu thập mẫu cá.
Chúng tôi tiến hành thu thập mẫu cá mỗi tuần một lần.
Cụ thể là tến hành từ tháng 2 - 2009 đến tháng 7 – 2009.
3.2.2. Địa điểm thu mẫu.
Chúng tôi tiến hành thu mẫu thường xuyên tại các địa điểm sau:
- Tại khu ngập nước Vân Long, xã Gia Vân, xã Gia Hoà, khu Đầm Cút xã
Gia Hưng huyện Gia Viễn.
- Tại sông Hoàng Long.
- Tai sông Vạc.
- Tại sông Đáy.
- Kênh Gà, Sông Bôi.
- Tại Tam Cốc Bích Động, Ninh Hải, Trường Yên thuộc huyện Hoa Lư.
- Hồ Yên Thắng, hồ Lồng Đèn, hồ Yên Quang thuộc huyện Yên Mô
- Tại huyện Kim Sơn
- Tại Vườn quốc gia Cúc Phương
- Tại Tam Điệp
Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành thu mẫu tại các chợ cá lớn trên địa bàn

tỉnh:
- Chợ Trường Yên, chợ Ninh Hải huyện Hoa Lư
- Chợ Đồng Tâm, Chợ Rồng ở thành phố Ninh Bình.
14
Khoá luận tốt nghiệp Trần Xuân Nhật
- Chợ Lục, chợ Yên Bình tại huyện Kim Sơn.
- Chợ Đồng Giao tại thị xã Tam Điệp.
3.2.3. Phuơng pháp thu mẫu cá.
Dùng thuyền đi thu thập mẫu vật tại ngư trường. Sử dụng các loại ngư cụ
khác nhau để đánh bắt như các loại lưới, câu, chài, te, xẻo, vó, chũm, xúc mò…
Ngoài ra còn sử dụng một số ngư cụ đặc hữu của ngư dân để có thể đánh bắt
được các loài cá quý hiếm, khó đánh…
Thu mua cá của ngư dân địa phương tại các vùng khai thác và các chợ cá
trong tỉnh.
Đặt bình thu mẫu cá có pha sẵn dung dịch fomalin 10% tại các thuyền cá,
những vùng khai thác quan trọng nhờ ngư dân thu mẫu hộ.
3.3. PHƯƠNG PHÁP THU VÀ LÀM TIÊU BẢN CÁ.
3.3.1. Các mẫu vật cần thu.
Thu tất cả các loài cá có ở địa phương, các loài cá truyền thống thì thu từ
3 – 5 mẫu, các loài cá quý hiếm thì thu từ 15 – 20 mẫu, các loài cá mới lạ thì thu
khoảng 20 – 25 mẫu tuỳ theo khả năng.
Cá thường thu có kích thước từ 15 – 30 cm, nhiều loài cá phải thu cá nhỏ,
một số loài cá quý hiếm và loài mới lạ nếu có điều kiện thì thu mẫu có kích
thước lớn hơn.
3.3.2. Cách làm tiêu bản định loại mẫu.
Xử lý từng vây một cho căng hết cỡ, xoè đều và cố định cho cứng phẳng
bằng cách ngâm từng vây một vào dung dịch formalin nguyên chất (40%) trong
khoảng 3 – 5 phút, sau đó dùng khăn vải khô ép hai bên bằng tay khoảng 1 phút
cho vây khô cứng đúng với tự nhiên của nó là được.
Xử lý thân và nội tạng: Cá cứng đều không cong queo, nhăn nhúm và

không mất vảy là được, sau đó ngâm trong dung dịch formalin.
3.3.3. Cách ghi nhãn cho các mẫu.
Các mẫu được ghi nhãn bằng bút chì đen mềm trên giấy không thấm
nước, sau đó gấp tư hoặc nhỏ hơn nữa để trong miệng cá hoặc dưới nắp mang
15
Khoá luận tốt nghiệp Trần Xuân Nhật
bên phải của từng mẫu hoặc đặt chung cho từng bình. Nhãn ghi tên cá, thứ tự,
địa điểm, ngày tháng năm thu và người thu.
Ngoài ra trong quá trình thu mẫu thì chúng tôi còn ghi chép tại thực địa
nhũng thông tin khác như: Tập tính cá và đặc biệt là màu sắc cá vì cá ngâm
trong dung dịch formalin.
3.3.4. Bảo quản và vận chuyển mẫu.
Mẫu cá đựng trong bình nhựa có miệng rộng và nắp đậy kín để bảo quản
mẫu. Các loài cá khác nhau thì được đựng trong các bình khác nhau. Mẫu cá
được ngâm trong dung dịch formalin 10%.
3.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU.
Thu thập số liệu tại các cơ quan chức năng. Sử dụng phương pháp phỏng
vấn nhanh nông thôn để phỏng vấn trực tiếp ngư dân trong vùng.
3.5. CẤP ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ QUÝ HIẾM CỦA LOÀI.
Theo tiêu chuẩn quốc tế IUCN, 1994 [28].
- EX (Extinct): Tuyệt chủng, khi cá thể cuối cùng của loài bị tuyệt chủng;
- EW (Extinct in the Wild): Tuyệt chủng trong hoang dã.
- CR (Critically Endangered): Rất nguy cấp, loài có hiểm hoạ tuyệt chủng
trong tương lai gần.
- EN (Endangered): Nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng và tồn tại bị đe
doạ.
- VU (Vulnerable): Sắp nguy cấp, mức độ đe doạ lớn của hiểm hoạ tuyệt
chủng trong tương lai.
3.6. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LOẠI CÁ.
Phần lớn mẫu được chúng tôi phân tích định loại ngay tại Ninh Bình, một

số thì được chuyển bằng xe máy về Hà Nội và được phân tích định loại tại Viện
Nuôi trồng Thủy sản I – Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh.
Mỗi con cá trước khi định loại tên khoa học đều được lập phiếu hình thái.
Trong phiếu ghi đầy đủ về các số đo, số đếm và tỷ lệ các số đo theo quy định
16
Khoá luận tốt nghiệp Trần Xuân Nhật
các chỉ tiêu hình thái theo Pravdin, 1963 (bản dịch của Nguyễn Thị Minh Giang,
1973). [15].
Định loại theo Mai Đình Yên, 1978 - Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía
Bắc Việt Nam [23]. Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân (2001), Nguyễn Văn Hảo
(2005) [7], [8].
Vương Dĩ Khang, 1958 – Ngư loại, phân loại học - Bản dịch của Nguyễn
Bá Mão NXB Nông thôn 192, 844 trang; Chu Xinluo và Chen Yinrui, 1989,
1990 – The fishes of Yunnan China [31]
Các bộ, họ, giống, loài được xắp xếp theo hệ thống phân loại cá thế giới
của W.N.Eschmeger 1998 và Fishbase, 2008. [37].
Hình 1: Một số chỉ tiêu đo hình thái ngoài cá
Số tia không phân nhánh được ghi bằng chữ số La Mã biểu thị gai cứng,
ghi bằng số Ả Rập là tia mềm. Số tia không phân nhánh ghi trước, số tia phân
nhánh ghi sau cách nhau bằng dấu phẩy (,) còn sự dao động giữa các loại tia ghi
bằng dấu ngang (-).
Các chỉ tiêu đo đếm viết tắt sử dụng trong khoá luận.
1. Khối lượng cá: P g
2. Chiều dài toàn thân: L mm
3. Chiều dài đến tia giữa vây đuôi: Ls
17
Khoá luận tốt nghiệp Trần Xuân Nhật
4. Chiều dài cá bỏ đuôi: Lo
5. Chiều dài mõm: Ot
6. Đường kính mắt: O

7. Phần đầu sau mắt: Op
8. Chiều dài đầu: T
9. Chiều cao đầu qua chẩm: Ht
10.Chiều cao đầu qua giữa mắt: Ht’
11.Khoảng cách 2 mắt: OO
12.Chiều cao thân lớn nhất: H
13.Chiều cao thân nhỏ nhất: h
14.Khoảng cách trước vây lưng: daD
15.Khoảng cách sau vây lưng: dpD
16.Chiều dài cán đuôi: lcd
17.Chiều dài gốc vây lưng: Ld
18.Chiều cao vây lưng: Hd
19.Chiều dài gốc vây hậu môn: La
20.Chiều cao vây hậu môn: Ha
21.Chiều cao vây ngực: Hp
22.Chiều cao vây bụng: Hv
23.Chiều dài thùy trên vây đuôi: lc
1
24.Chiều dài thùy dưới vây đuôi: lc
2
25.Số tia vây lưng: D
26.Số tia vây hậu môn: A
27.Số tia vây ngực: P
28.Số tia vây bụng: V
29.Số tia vây đuôi: C
30.Vẩy dọc đường bên: Ll
31.Vẩy trên dưới đường bên: Tr
32.Số tia màng mang: B
33.Số lược mang ở cung mang: I
34.Công thức răng hầu: E

3.7. TÍNH MỨC ĐỘ GẦN GŨI VỂ THÀNH PHẦN LOÀI CÁ NƯỚC NGỌT
GIỮA HAI KHU HỆ NGHIÊN CỨU THEO CÔNG THỨC STUGREN –
RDULESCU (1961).
R =
12
2
+
+
RssRs

Trong đó: R
s
=
ZYX
ZYX
++
−+
)(
và R
ss
=
'''
')''(
ZYX
ZYX
++
−+

R: Hệ số tương quan giữa 2 khu phân bố.
18

Khoá luận tốt nghiệp Trần Xuân Nhật
X; Y: Số loài chỉ riêng ở khu phân bố.
X’; Y’: Số phân loài chỉ riêng ở khu phân bố.
Z: Số loài ở cả hai khu phân bố.
Z’: Số phân loài ở cả hai khu phân bố
R biến thiên trong khoảng (-1; +1) và được phân chia theo mức độ sau.
- R = (-1; -0.7) quan hệ rất gần gũi.
- R = (-0.69; -0.35) quan hệ gần nhau.
- R = (-0.34; 0) quan hệ ít gần.
- R = (0; 0.34) khác nhau rất ít.
- R = (0.35; 0.69) khác nhau.
- R =(0.7; 1) rất khác nhau.
3.8. XỬ LÝ SỐ LIỆU.
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Mycrosoft Excel 2003.
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.
4.1. HIỆN TRẠNG CÁC LOÀI CÁ NƯỚC NGỌT Ở TỈNH NINH BÌNH
4.1.1. Tỷ lệ thành phần loài cá nước ngọt ở tỉnh Ninh Bình.
Qua phân tích hơn 200 mẫu thu được tại các khu vực nghiên cứu chúng
tôi đã đưa ra được danh sách sau:
Bảng 4.1. Danh sách thành phần loài cá nước ngọt tỉnh Ninh Bình.
STT Tên Việt Nam Tên khoa học
Giá
trị
NG
PB
I Bộ cá Chình Anguilliformes
1. Họ cá Lịch cu Muraenidae
1. Cá lệch cu Maruena buroensis Bleeker
2. Họ cá Chình rắn Ophichthyidae
2. Cá Nhệch Pisodonophis cancrivorus Richardson, 1884 KT -

II Bộ cá Trích Clupeiformes
3. Họ cá Trích Clupeidae
19
Khoá luận tốt nghiệp Trần Xuân Nhật
STT Tên Việt Nam Tên khoa học
Giá
trị
NG
PB
3. Cá Mòi cờ hoa Clupanodon thrissa (Linnaeus) VU -
4. Cá Mòi cờ chấm Konosius punctata (Temmin. & Schle.,) VU -
5. Cá Cơm sông Corica sobona Hamilton -
4. Họ cá Trỏng Engraulidae
6. Cá Lành Canh trắng Engraulis grayii Richardson -
7. Cá Lành canh đỏ Engraulis mystus (Linnaeus, 1758) -
III Bộ cá Chép Cypriniformes
5. Họ cá Chép Cyprinidae
5.1 Phân họ Lòng tong Danioninae
8. Cá Cháo Opsariichthys bidens Giinther, 1873 +
9. Cá Lòng tong mại Rasbora steineri Nichols & Pope, 1927 +
5.2 Phân họ cá Trắm Leuciscinae
10. Cá Trắm đen Mylopharyngodon piceus (Richardson, 1846) EN +
11. Cá Măng Elopichthys bambusa (Richardson, 1844) CR +
12. Cá Trắm cỏ Ctenopharyngodon idellus (Cuv. & Val, 1844) KT +
13. Cá Chày mắt đỏ Squaliobarbus curriculus (Richardson, 1846) VU +
14. Cá Chày tràng Ochetobius elongatus (Kner, 1867) +
5.3 Phân họ cá Mương Cultrinae
15. Cá Mương Hemiculter leucisculus (Basilewsky, 1855) KT +
16. Cá Thiên hô sông Pseudolaubuca sinensis Bleeker,1846 +
17. Cá Dầu sông Toxabramis houdmeri Pellegrin, 1932 +

18. Cá Dầu thân mỏng Pseudohemiculter dispar (Peters, 1880) +
19. Cá Mương gai Hainania serrata Koller, 1927 +
20. Cá Nhác Sinibrama melrosei (Nichols & Pope)
21. Cá Thiểu Anchethroculter erythropterus (Basilewsky, 1855) K T +
22. Cá Ngão gù Erythroculter recurvirostris Sauvage, 1884 KT +
23. Cá Mại bầu Rasborinus lineatus Pellegrin, 1907 +
24. Cá Mại bạc Ischikauia hainanensis (Nichols & Pope) +
25. Cá Vền cao Megalobrama skolkovii Dybowsky, 1872 KT +
26. Cá Vền dài Megalobrama terminalis (Richardson, 1846) KT +
5.4 Phân họ cá Nhàng Xenocyprinae
27. Cá Nhàng Bạc Xenocypris argentea Gỹnther, 1868 +
5.5 Phân họ cá Mè Hypophthalmichthyinae
28. Cá Mè trắng VN Hypophthalmichthys harmandi Sauvage, 1884 KT +
29. Cá Mè trắng TQ Hypophthalmichthys molitrix (C. & V, 1884) KT +
30. Cá Mè hoa Aristichthys nobilis (Richardson, 1844) KT +
5.6 Phân họ cá Đục Gobioninae
31. Cá Đục hoa Microphysogobio kakekensis (Oshima, 1926) +
32. Cá Đục trắng Squalidus chankaensis Bybowsky, 1827 +
33. Cá Đục trắng Squalidus atromaculatus (Nich. & Pope, 1927) +
34. Cá Nhọ chảo Sarcocheilichthys nigripinis (Giinther, 1873) +
5.7 Phân họ cá Thè be Acheilognathinae
35. Cá Bướm be chấm Rhodeus ocelatus (Kner, 1867) +
36. Cá Bướm be dài Rhodeus elongatus (Yên, 1978) +
37. Cá Bướm gai Rhodeus spinalis Oshima, 1926 +
38. Cá Thè be vây dài Acheilognathus macropterus (Bleeker, 1871) +
20
Khoá luận tốt nghiệp Trần Xuân Nhật
STT Tên Việt Nam Tên khoa học
Giá
trị

NG
PB
39. Cá Thè be Acheilognathus tonkinensis (Vaillant, 1892) +
5.8 Phân họ cá Bỗng Barbinae
40. Cá Đòng đong Capoeta semifasciolata (Giinther, 1868) +
41. Cá Mè vinh Barbodes gonionotus (Bleeker,1850) KT +
5.9 Phân họ cá Trôi Labeoninae
42. Cá Mrigan Cirrhinus mrigala (Hamilton, 1822) KT +
43. Cá Trôi Cirrhinus molitorella (C. & V, 1844) KT +
44. Cá Rô hu Labeo rohita (Hamilton, 1822) KT +
45. Cá Dầm đất Osteochilus salsburyi Nichols & Pope, 1972 +
5.10 Phân họ cá Chép Cyprininae
46. Cá Chép Cyprinus carpio Linnaeus, 1758. KT +
47. Cá Nhưng Carassioides cantonensis (Heinke, 1892) +
48. Cá Diếc Carassius auratus (Linnaeus, 1758) KT +
6. Họ cá Chạch Cobitidae
49. Cá Chạch bùn Misgurnus aguillicauda (Cantor, 1842) +
50. Cá Chạch hoa Cobitis sp Linnaeus, 1758 +
IV Bộ cá Hồng nhung Characiformes
7. Họ cá Hồng nhung Characidae
51. Cá Chim trắng Colossoma branchypomum (Cuvier, 1818) KT +
8. Họ cá Trôi Nam Mỹ ProchilodusProchilodontidae
52. Cá Trôi trường giang Prochilodus lineatus (Valencieness, 1934) KT +
V Bộ cá Nheo Siluriformes
9. Họ cá Lăng Bagridae
53. Cá Bò Pelteobagrus fulvidraco (Richardson), 1846 KT +
54. Cá Mầm Pelteobagrus vachellii (Richasdson, 1846) +
55. Cá Mịt Pelteobagrus virgatus (Oshima, 1926) +
56. Cá Hau Mystus guilio (Hamilton, 1822) +
10. Họ cá Nheo Siluridae

57. Cá Nheo Silurus asotus Linnaeus, 1758 KT +
58. Cá Niết cúc phương Pterocyptis cucphuongensis (Yên, 1978) +
11. Họ cá Trê Clariidae
59. Cá Trê đen Clarias fuscus (Lacépède, 1803) KT +
60. Cá Trê phi Clarias gariepinus (Burchell, 1882) KT +
12. Họ cá Úc Ariidae
61. Cá Úc Arius sinensis (Lacepede) +
13. Họ cá Ngát Plotosidae
62. Cá Ngát bắc Plotosus lineatus (Thunberg, 1878) +
14. Họ cá Tỳ Bà Loricariidae
63. Cá dọn bể Hypostomus plecostomus (Linnaeus, 1758) +
VI Bộ cá Ngần Osmeriformes
15. Họ cá Ngần Salangidae
64. Cá Ngần trắng Leucosoma chinensis (Osbeck, 1831) +
65. Cá Ngần to Salanx cuvieri Valenciennes, 1850 +
66. Cá Tiểu bạc Neosalanx taihuensis +
VII Bộ cá Sóc Cyprinodontiformes
16. Họ cá Sóc Cyprinodontidae
21
Khoá luận tốt nghiệp Trần Xuân Nhật
STT Tên Việt Nam Tên khoa học
Giá
trị
NG
PB
67. Cá Bảy màu Poecilia reticulata (Peters, 1860) +
68. Cá Ăn Muỗi Gambusia affinis (Baird & Gaird) +
VIII Bộ cá Kìm Beloniformes
17. Họ cá Nhái Belonidae
69. Cá Nhái đuôi chấm Strongylura strongylura (Van Hasselt) -

18. Họ cá Kìm Hemirhamphidae
70. Cá Lìm kìm sông Hyporhamphus unifasciatus (Ranzani) -
71. Cá Kìm Hyporhamphus limbatus (Valenciennes) -
19. Họ cá Sóc Adrianichthyidae
72. Cá Sóc Oryzias latipes (Temm. & Schl., 1846) -
IX Bộ mang liền Synbranchiformes
20. Họ Lươn Synbranchidae
73. Lươn Monopterus albus (Zuiew, 1793) KT +
21. Họ cá Chạch sông Mastacembelidae
74. Cá Chạch sông Mastacembelus armatus (Lacépède, 1800) KT +
X Bộ Mù Lân (Chai) Scorpaeniformes
IX.1 Phân bộ cá Chai Platycephaloidei
22. Họ cá Chai Platycephalidae
75. Cá Chai ấn độ Platycephalus indicus (Linnaeus, 1758) -
XI Bộ cá vược Perciformes
XI.1 Phân bộ cá Vược Percioidei
232. Họ cá Chẽm Centromidae
76. Cá Chẽm (Vược) Lates calcarifer (Bloch, 1790) -
24. Họ cá Sơn Ambassidae
77. Cá Sơn xương Ambassis vachelli Richardson, 1846 -
78. Cá Sơn Ambassis commersoni (Cuvier & Valenc.) -
25. Họ cá Đục Sillaginidae
79. Cá Đục bạc Sillago sihama (Forsskal, 1775) -
26. Họ cá Nhụ Polynemidae
80. Cá Nhụ chấm Polynemus sextarius (Bloch & Schneider) KT -
27. Họ cá Căng Teraponidae
81. Cá Căng Terapon jarbua (Forsskal, 1775) -
82. Cá Căng mõm nhọn Terapon oxrhynchus Tem. & Sche., 1846 -
28. Họ cá Móm Gerridae
83. Cá Móm Gerres oyena (Forsskal, 1775) -

84. Cá Móm dẹp Gerres lucidus Cuvier & Valenciennes, -
29. Họ cá Ngãng Leiognathidae
85. Cá Liệt Liognathus insidiator (Bloch, 1787) +
XI.2 Phân bộ cá Đối Mugiloidei
30. Họ cá Đối Mugilidae
86. Cá Đối mục Mugil cephalus Linnaeus, 1758 KT +
87. Cá Đối đầu nhọn Mugil strongylocephalus Richardson, 1846 +
88. Cá Đối vảy to Liza macrolepis (Smith, 1946) KT +
89. Cá Đối lưng gờ Liza carinatus (Valenciennes, 1836) +
XI.3 Phân bộ cá Rô phi Labroidei
31. Họ cá Rô phi Cichlidae
22
Khoá luận tốt nghiệp Trần Xuân Nhật
STT Tên Việt Nam Tên khoa học
Giá
trị
NG
PB
90. Cá Rô Phi đen Oreochromis mossambicus (Peters, 1880) +
91. Cá Rô Phi Vằn Oreochromis niloticus (Linnaeus, 1758) KT +
XI.4 Phân bộ cá Bống Gobioidei
32. Họ cá Bống suối Odontobutidae
92. Bống suối đầu ngắn Percottus chalmersi (Nichols & Pope) +
93. Bống suối đầu ngắn Percottus tonkinensis Yên, 1978 +
33. Họ cá Bống đen Eleotridae
94. Cá Bớp Bostrychus sinensis (Lacepede) KT -
95. Cá Bống đen nhỏ Eleotris oxycephala Tem. & Sche., 1846 +
96. Cá Bống đen lớn Eleotris melanosoma (Bleeker, 1852) KT +
97. Cá Bống mọi Eleotris fusca (Bloch & Schneider, 1801) +
98. Cá Bống cấu Butis butis (Hamilton, 1822) KT +

99. Cá Bống cửa Prionobutis koilomatodon (Bleeker, 1849) +
34. Họ cá Bống Trắng Gobiidae
100. Cá Bống trụ Parapocryptes macrolepis (Bleeker, 1874)
-
101. Cá Bống trụ dài Ctenogobius baliuroides (Bleeker, 1849)
-
102. Cá Bống đá vây dài Ctenogobius giurinus (Rỹtter)
+
103. Cá Bống Cát tối Glossogobio giuris (Hamilton, 1822)
-
104. Cá Bống Đá Rhinogobius giurinus Rutter
+
105. Cá Bống Than Rhinogobius leavelli (Herre, 1935)
+
106. Cá Bống chấm gáy Glossogobius fassiato-panctatus (Richardson, 1836)
+
107. Cá Bống vân Tridentiger trigonocephalus (Gill, 1852)
-
108. Cá Bống râu Triaenopogon barbatus (Gunther, 1861)
-
109. Cá Bống trắng Rhinogobius biocellatus (Richardson, 1836)
-
110. Cá Bống trắng Rhinogobius hadropterus (Jordan & Snyd.) KT
-
111. Cá Bống chấm mắt Oxyurichthys microlepis (Bleeker, 1849)
+
35. Họ cá Thòi lòi Periophthalmidae
23
Khoá luận tốt nghiệp Trần Xuân Nhật
STT Tên Việt Nam Tên khoa học

Giá
trị
NG
PB
112. Cá Nác Boleophthalmus Pectinirostris (Linnaeus, 1758)
+
113. Cá Nác đen Boleophthalmus boddarti (Pallas, 1770)
+
114. Cá Thòi lòi Periophthalmodon schlosseri (Pallas, 1769))
+
115. Cá Thòi lòi chấm Scartelaos viridis (Hamilton & Buchanan, 1822)
-
36. Họ cá Bống dài Taenioididae
116. Cá Bống thụt dài Brachyamblyopus urolepis (Bleeker, 1852)
-
117. Cá Bống rễ cau Trypauchen vagina (Bloch & Schneider)
-
XI.5 Phân bộ cá Rô Anabantoidei
37. Họ cá Rô đồng Anabantidae
118. Cá Rô đồng Anabas testudineus (Bloch, 1792) KT
+
119. Cá Rô Tổng trường Anabas testudineus tongtruongensis Vân, 2006
+
38. Họ cá Sặc Belontidae
120. Cá Sặc bướm Trichogaster trichopterus (Gunther, 1861)
+
121. Cá Đuôi cờ Macropodus opercularis (Linnaeus, 1788)
+
122. Cá Thia xiêm Betta splendens Regan, 1910
+

XI.6 Phân bộ cá Chuối Channoidei
39. Họ cá Chuối Channidae
123. Cá Chuối Channa maculata (Lacépède, 1802) CR
+
124. Cá Quả Channa striata (Bloch, 1793) KT
+
125. Cá Tràu tiến vua Channa asiatca Linniaeus, 1758 EW
+
XII Bộ cá Bơn Pleuronectiformes
40. Họ cá Bơn Pleuronectidae
126. Cá Bơn chấm sao Verasper variegatus (Schlegel, 1846)
-
41. Họ cá Bơn cát Cynoglossidae
24
Khoá luận tốt nghiệp Trần Xuân Nhật
STT Tên Việt Nam Tên khoa học
Giá
trị
NG
PB
127. Cá Bơn sọc dài Cynoglossus bilineatus (Lacepede, 1802)
-
128. Cá Bơn cát Cynoglossus trigrammus Gunther, 1862
-
129. Cá Bơn Cynoglossus gracilis Gunther, 1873
-
XIII Bộ cá Nóc Tetraodontiformes
42. Họ cá Nóc Tetraodontidae
130. Cá Nóc Takifugu ocellatus (Linaeus, 1758)
-

131. Cá Nóc chấm Tetraodon biocellatus (Peters, 1855)
-
Chú thích: - NGPB: Nguồn gốc phân bố.
- Nguồn gốc phân bố: (+) nước ngọt; (-) nước mặn
- KT: Loài có giá trị kinh tế.
- EX, EW, CR, EN, VU: Các cấp đánh giá mức độ quý hiếm của
các loài cá quý hiếm theo tiêu chuẩn quốc tế IUCN, 1994.
Từ bảng 4.1 chúng tôi tóm tắt kết quả trong bảng 4.2 dưới đây:
Bảng 4.2. Tỷ lệ các họ và loài trong các bộ cá ở tỉnh Ninh Bình
STT Tên Bộ Họ Loài và phân loài
Tên Việt Nam Tên khoa học Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
Lượng % Lượng %
1 Bộ cá Chép Cypriniformes 2 4.76 42 32.06
2 Bộ cá Nheo Siluriformes 6 14.29 10 7.63
3 Bộ cá Ngần Osmeriformes 1 2.38 3 2.29
4 Bộ cá Sóc Cyprinodontiformes 1 2.38 2 1.53
5 Bộ cá Trích Clupeiformes 2 4.76 6 4.58
6 Bộ cá Kìm Beloniformes 3 7.14 4 3.05
7 Bộ mang Liền Synbranchiformes 2 4.76 2 1.53
8 Bộ cá Vược Perciformes 17 40.48 51 38.93
9 Bộ cá Bơn Pleuronectiformes 2 4.76 4 3.05
10 Bộ cá Hồng nhung Characiformes 2 4.76 2 1.53
11 Bộ cá chai Scorpaeniformes 1 2.38 1 0.76
25

×