BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
________________________________________________
NGUYỄN TIẾN CƯỜNG
ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT HAI LÁ MẦM
(MAGNOLIOPSIDA) TẠI KHU VỰC KHE NƯỚC SỐT-
XÃ SƠN KIM 1- HUYỆN HƯƠNG SƠN- TỈNH HÀ TĨNH
Chuyên ngành: Thực vật
Mã số: 60.42.20
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM HỒNG BAN
1
NGHỆ AN, 2011
Cơng trình này được hồn thành tại Trường Đại học Vinh
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Hồng Ban
Phản biện 1: GS. TSKH Nguyễn Nghĩa Thìn
Phản biện 2: TS. Nguyễn Anh Dũng
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn tại
Trường Đại học Vinh, vào hồi ngày 26 tháng 12 năm 2011
Có thể tìm luận văn tại: Thư viện Trường Đại học Vinh
2
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Sinh học này tơi xin được bày
tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phạm Hồng Ban, người thầy hướng dẫn
khoa học đã chỉ dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành bản luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong
khoa Sinh học, khoa Sau đại học - Trường Đại học Vinh. Cán bộ và nhân viên
khu du lịch sinh thái Sơn Kim đã giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên giúp
đỡ tơi trong suốt q trình học tập để đạt được kết quả nghiên cứu này.
Trong q trình thực hiện do cịn hạn chế về mặt thời gian, trình độ nên
bản luận văn cịn nhiều thiếu sót. Tơi mong muốn nhận được những đóng góp
ý kiến q báu của các thầy cơ giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Nghệ An, ngày 14 tháng 12 năm 2011
Tác giả
Nguyễn Tiến Cường
3
MỤC LỤC
Trang
Mở Đầu 1
Chương 1. Tổng quan tài liệu 3
1.1. Tình hình nghiên cứu thực vật 3
1.1.1. Trên thế giới 3
1.1.2. Ở Việt Nam 4
1.1.3. Ở khu vực Hương Sơn, Hà Tĩnh 7
1.1.4. Đa dạng về phổ dạng sống của thực vật 9
1.2. Khái quát đặc điểm tự nhiên và điều kiện xã hội khu vực nghiên cứu 11
1.2.1. Điều kiện tự nhiên 11
1.2.2. Điều kiện xã hội 15
Chương 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 17
2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu 17
2.2. Thời gian nghiên cứu 18
2.3. Nội dung nghiên cứu 18
2.4. Phương pháp nghiên cứu 18
2.4.1. Thu thập số liệu ở thực địa 18
2.4.2. Phương pháp thu mẫu ngoài thiên nhiên 18
2.4.3. Xử lý và trình bày mẫu 19
2.4.4. Xác định và kiểm tra tên khoa học 19
2.4.5. Xây dựng bảng danh lục thực vật 20
2.4.6. Phương pháp đánh giá đa dạng thực vật 21
2.4.7. Phương pháp đánh giá đa dạng về dạng sống 21
2.4.8. Phương pháp đánh giá về giá trị tài nguyên và mức độ bị đe dọa 22
Chương 3. Kết quả nghiên cứu 23
3.1. Đa dạng về họ 34
3.2. Đa dạng về chi 35
3.3. Đa dạng về dạng sống 36
3.4. Đa dạng về giá trị sử dụng 37
3.5. Các loài thực vật quý hiếm 38
Kết luận và kiến nghị 40
Kết luận 40
Kiến nghị 41
Tài liệu tham khảo 42
Phụ lục ảnh
4
5
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG BIỂUNG BIỂUU
Trang
Bảng 1. Đặc trưng khí hậu tại Trạm khí tượng Kim Cương, Sơn Kim 1 13
Hình 1.
Biểu đồ liên quan giữa nhiệt độ và độ ẩm với lượng mưa các 14
Hình 2. tháng trong năm tại khu vực nghiên cứu
Hình 3. Biểu đồ liên quan giữa nhiệt độ, lượng mưa với tổng lượng bốc 14
Bảng 2. hơi các tháng trong năm tại khu vực nghiên cứu
Bảng 3. Sơ đồ các tuyến thu mẫu tại khu vực nghiên cứu 17
Bảng 4. Danh lục thực vật Hai lá mầm ở khu vực khe Nước Sốt, xã Sơn 23
Kim 1, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh
Bảng 5.
Các họ đa dạng nhất của lớp Hai lá mầm ở khu vực khe Nước 34
Hình 4. Sốt, xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh
Bảng 6.
Bảng 7. Thống kê các chi đa dạng nhất trong lớp Hai lá mầm ở khu vực 35
khe Nước Sốt
Số lượng và tỉ lệ % các nhóm dạng sống ở khu vực khe Nước 36
Sốt
Tỉ lệ % dạng sống của lớp Hai lá mầm tại khe Nước Sốt 37
Công dụng một số loài thực vật ở khu vực khe Nước Sốt 37
Thống kê các loài đang bị đe dọa ở khu vực khe Nước Sốt 39
Danh mục cơng trình liên quan
Phụ lục ảnh một số loài tại khu vực nghiên cứu
6
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
1. Dạng sống
Ph Phanerophytes - cây có chồi trên đất
Mg Megaphanerophytes - cây có chồi lớn
Me Mesophanerophytes- Cây chồi trên vừa
Mi Microphanerophytes - cây có chồi nhỏ trên đất
Na Nanophanerophytes - cây có chồi lùn trên đất
Lp Lianesphanerophytes - cây leo
Ep Epiphytes phanerophytes - cây sống bám
Pp Parasit-hemiparasit-phanerophytes - Cây ký sinh hay bán ký sinh
Suc Phanerophytes Succulentes - Cây mọng nước
Ch Chamaephytes - cây có chồi sát mặt đất
Hm Hemicryptophytes - cây có chồi nửa ẩn
Cr Cryptophytes - cây có chồi ẩn
Th Therophytes - cây một năm
2. Công dụng
Or Cây làm cảnh
T Cây cho gỗ
M Cây cho thuốc
Oil Cây có tinh dầu
F Cây có thể làm thức ăn
Tn Cây cho Tanin
Mp Nhóm cây cho độc
E Nhóm cây cho tinh dầu
3. Mức độ nguy cấp
CR Critically Endangered - Rất nguy cấp
EN Endangered - Nguy cấp
VU Vulnerable - Sẽ nguy cấp
MỞ ĐẦU
Huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh nằm trong vùng Bắc Trường Sơn, một
khu vực có tính đa dạng sinh học cao, nằm giữa các vườn quốc gia và khu bảo
tồn thiên nhiên quan trọng của Việt Nam và Lào (VQG Vũ Quang, Pù Mát
của Việt Nam và KBT TN Nakai/Nam Theun của Lào). Tuy nhiên trong thời
7
gian qua, do những nguyên nhân khác nhau, tài nguyên nói chung, đa dạng
sinh học nói riêng bị suy thối nghiêm trong, đời sống nhân dân vẫn còn thấp
và phụ thuộc nhiều vào tài nguyên và các điều kiện tự nhiên khác.
Nằm trong khu vực bảo tồn mẫu chuẩn của khu hệ Thực vật Bắc trường
Sơn, khe Nước Sốt là một địa danh du lịch hấp dẫn của tỉnh Hà Tĩnh do có
dịng nước nóng quanh năm phục vụ nhu cầu tham quan, chữa bệnh…., nhằm
mục đích bảo tồn sự đa dạng sinh học đặc trưng của vùng rừng tự nhiên phía
Tây Nam khu IV, góp phần duy trì sự cân bằng về sinh thái, tăng độ che phủ
rừng, đảm bảo an ninh môi trường và phát triển bền vững về kinh tế của các
tỉnh khu IV, đồng thời phát huy các giá trị sinh thái phục vụ công tác nghiên
cứu khoa học, tham quan và du lịch. Theo kết quả điều tra của nhiều chuyên
gia trong và ngoài nước, khu hệ thực vật của vùng rừng thuộc Bắc Trường
Sơn tại Hà Tĩnh có tới 76% diện tích rừng tự nhiên với hai kiểu rừng chính:
rừng kín thường xanh á nhiệt đới và rừng kín thường xanh nhiệt đới với nhiều
lồi thực vật bậc cao như: Gụ lau, Lát hoa, Lim, Dổi,…và nhiều loài cây dược
liệu quý.
Hiện nay, chưa có cơng trình nào điều tra, đánh giá đầy đủ về hệ thực
vật nói chung và lớp Hai lá mầm nói riêng ở vùng Nước Sốt, Sơn Kim 1.
Chính vì vậy, nhằm góp phần bổ sung, cung cấp thêm dẫn liệu về thành phần
loài thực vật nơi đây chúng tôi đã tiến hành đề tài “Điều tra thành phần loài
thực vật Hai lá mầm (Magnoliopsida) tại khu vực khe Nước Sốt, xã Sơn
Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh”.
8
Mục tiêu của đề tài
- Xác định thành phần loài, lập danh lục thực vật Hai lá mầm tại địa
điểm nghiên cứu
- Đánh giá tính đa dạng về dạng thân, các taxon bậc họ, chi, loài cũng
như tính đa dạng và giá trị sử dụng các loài thực vật
9
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu thực vật
1.1.1. Trên thế giới
Những cơng trình đầu tiên xuất hiện ở Ai Cập cổ đại cách đây hơn
(3.000 năm TCN) [theo 34] và Trung Quốc cổ đại (2.200 năm TCN) sau đó là
ở Hy Lạp, La Mã cổ đại cũng xuất hiện hàng loạt các tác phẩm về thực vật.
Théophrastus (371 - 286 TCN) là người đầu tiên đề xướng ra phương
pháp phân loại thực vật và phân biệt một số tính chất cơ bản trong cấu tạo cơ
thể thực vật [theo 7]. Trong hai tác phẩm "Lịch sử thực vật" (Historia
Plantarum) và "Cơ sở thực vật" ơng mơ tả được khoảng 500 lồi cây. Sau đó
nhà bác học La Mã Plinus (79 - 24 TCN) viết bộ "Lịch sử tự nhiên" (Historia
naturalis) ông đã mơ tả gần 1.000 lồi cây [theo 7]. Cùng thời này có
Dioseoride (20 -60) một thầy thuốc của vùng Tiểu Á đã viết cuốn sách "Dược
liệu học" chủ yếu nói về cây thuốc. Ơng nêu được hơn 500 lồi cây và xếp
chúng vào các họ [theo 7].
Sau một thời gian dài, vào thời kỳ Phục Hưng thế kỷ (XV - XVI) với sự
phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật kéo theo sự phát triển của thực vật
học. Thời kỳ này xảy ra 3 sự kiện quan trọng đối với sự phát triển của thực
vật học đó là: Sự phát sinh tập bách thảo (Herbier) thế kỷ XVI, thành lập
vườn bách thảo (thế kỷ XV - XVI) và biên soạn cuốn "Bách khoa toàn thư về
thực vật” Từ đây xuất hiện các cơng trình như: Andrea Caesalpino (1519 -
1603) [theo 7] ông đưa ra bảng phân loại đầu tiên và được đánh giá cao; John
Ray (1628 -1705) [ theo 34] mô tả được gần 18.000 loài thực vật trong cuốn
"Lịch sử thực vật”. Tiếp sau đó là cơng trình nghiên cứu của nhà tự nhiên học
Thuỵ Điển Linnaeus (1707-1778) [theo 34] với bảng phân loại được coi là
đỉnh cao của hệ thống phân loại thực vật. Ông đã đưa ra cách đặt tên bằng
tiếng La tinh gồm 2 từ ghép lại mà ngày nay chúng ta cịn sử dụng và ơng đưa
ra hệ thống phân loại gồm 4 nhóm từ nhỏ đến lớn: Loài - chi - bộ - lớp
10
Decadolle (1778-1841) đã mơ tả được 161 họ thực vật và từ đó năm
1813 đưa phân loại học trở thành mơn học chính đó là mơn phân loại học.
Mơn phân loại học nhằm dạy cách xác định tên khoa học của các loài thực vật
giữa trên các đặc điểm chính chung nhất. Đặt tên mô tả chúng bằng tiếng
latinh và sắp xếp chúng vào bậc phân loại (Họ, Chi, Loài).
Cho đến thế kỷ XIX việc nghiên cứu các hệ thực vật đã thực sự phát
triển mạnh mẽ với nhiều cơng trình có giá trị được cơng bố như: Thực vật chí
Hồng Kơng (1861), thực vật chí Anh (1869), thực vật chí Ấn Độ 7 tập (1872-
1897), thực vật chí Vân Nam (1977), thực vật chí Malayxia(1922,1925), thực
vật chí Trung Quốc, thực vật chí Liên Xơ, thực vật chí Australia(1866), thực
vật chí Thái Lan,...
1.1.2. Ở Việt Nam
Ngoài tác phẩm cổ điển “Thực vật ở Nam Bộ” (1970) của Loureiro và
“Thực vật rừng Nam bộ” (1879) của Pierre, cịn có một cơng trình nổi tiếng,
là nền tảng cho việc đánh giá tính đa dạng thực vật Việt Nam, đó là bộ “ Thực
vật chí tổng qt Đơng Dương” do Lecomte H. và một số tác giả người Pháp
biên soạn (1907 - 1943) gồm 7 tập mơ tả hơn 7000 lồi thực vật Đơng dương.
Trong cơng trình này, các tác giả người Pháp đã thu mẫu và định tên, lập khố
mơ tả các lồi thực vật có mạch trên tồn bộ lãnh thổ Đông Dương [45].
Trên cơ sở bộ “Thực vật chí tổng qt Đơng Dương”, Thái Văn Trừng
(1978) đã thống kê hệ thực vật Việt Nam có 7.004 lồi, 1.850 chi và 289 họ.
Ngành Hạt kín có 3.366 lồi (90,9%), 1.727 chi (93,4%) và 239 họ (82,7%)
[38].
Về sau Humbert (1938 - 1950) đã bổ sung, chỉnh lý để hoàn thiện việc
đánh giá thành phần loài cho toàn vùng và gần đây phải kể đến bộ Thực vật
chí Campuchia, Lào và Việt Nam do Aubréville khởi xướng và chủ biên
(1960 - 1997) cùng với nhiều tác giả khác. Đã cơng bố 29 tập nhỏ gồm 74 họ
cây có mạch nghĩa là chưa đầy đủ 20% tổng số họ đã có [theo 33].
11
Trên cơ sở các cơng trình đã có, năm 1965 Pócs Tamás đã thống kê
được ở Miền Bắc có 5.190 lồi [46] và năm 1998 Phan Kế Lộc thống kê và bổ
sung nâng số loài ở miền Bắc lên 5.609 loài, 1.660 chi và 140 họ (xếp theo hệ
thống Engler), trong đó có 5.069 lồi thực vật Hạt kín và 540 lồi thuộc các
ngành còn lại [20]. Song song với sự thống kê đó ở Miền Bắc từ 1969 - 1976,
nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật đã cho xuất bản bộ sách "Cây cỏ thường thấy
ở Việt Nam" gồm 6 tập do Lê Khả Kế chủ biên [15] và ở Miền Nam Phạm
Hồng Hộ cơng bố hai tập “Cây cỏ Miền Nam Việt Nam” giới thiệu 5.326
lồi, trong đó có 60 lồi thực vật bậc thấp và 20 lồi Rêu cịn lại 5.246 lồi
thực vật có mạch [11].
Để phục vụ công tác khai thác tài nguyên viện Điều tra Qui hoạch
Rừng đã công bố 7 tập “Cây gỗ rừng Việt Nam” (1971 - 1988) giới thiệu khá
chi tiết cùng với hình vẽ minh hoạ [42], đến năm 1996 cơng trình này được
dịch ra tiếng Anh do Vũ Văn Dũng chủ biên. Trần Đình Lý và tập thể (1993)
cơng bố “1.900 lồi cây có ích ở Việt Nam” [22]. Để phục vụ cho công tác
bảo tồn nguồn gen thực vật năm 1996 các nhà thực vật Việt Nam đã cho xuất
bản cuốn "Sách đỏ Việt Nam" phần thực vật đã mơ tả 356 lồi thực vật quý
hiếm ở Việt Nam có nguy cơ tuyệt chủng [39]; Võ Văn Chi (1997) công bố từ
điển cây thuốc Việt Nam [8].
Trong thời gian gần đây hệ thực vật Việt Nam đã được hệ thống lại bởi
các nhà thực vật Liên Xô và Việt Nam và đăng trong Kỷ yếu cây có mạch của
thực vật Việt Nam - Vascular Plants Synopsis of Vietnamese Flora tập 1 - 2
(1996) và Tạp chí Sinh học số 4 (chuyên đề) 1994 và 1995 [24],[25].
Đáng chú ý nhất phải kể đến bộ “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng
Hộ (1991 - 1993) xuất bản tại Canada và đã được tái bản có bổ sung tại Việt
Nam trong những năm gần đây [12], [13]. Đây là bộ danh sách đầy đủ nhất và
dễ sử dụng nhất góp phần đáng kể cho khoa học thực vật ở Việt Nam. Bên
cạnh đó một số họ riêng biệt đã được công bố như Euphorbiaceae của Nguyễn
Nghĩa Thìn (1999) [30], Annonaceae của Nguyễn Tiến Bân (2000) [4],
12
Lamiaceae của Vũ Xuân Phương (2002) [41], Myrsinaceae của Trần Thị Kim
Liên (2002) [18], Verbenaceae (2005) của Vũ Xuân Phương [42]. Đây là
những tài liệu quan trọng nhất làm cơ sở cho việc đánh giá về đa dạng phân
loại thực vật Việt Nam.
Bên cạnh những cơng trình mang tính chất chung cho cả nước hay ít ra
một nửa đất nước, có nhiều cơng trình nghiên cứu khu hệ thực vật từng vùng
được cơng bố chính thức như Lê Trần Chấn, Phan Kế Lộc, Nguyễn Nghĩa
Thìn, Nơng Văn Tiếp (1994) về hệ thực vật Lâm Sơn, Lương Sơn (Hồ Bình)
[5]; Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thị Thời (1998) đã giới thiệu 2.024 loài
thực vật bậc cao, 771 chi, 200 họ thuộc 6 ngành của vùng núi cao Sa Pa -
Phan Si Pan [29].
Averyanov và các cộng sự (2005), đã nghiên cứu hệ thực vật Pù Luông,
các tác giả đã đánh giá về đa dạng thảm thực vật và thành phần loài với 152
họ, 477 chi, 1109 loài [1].
Trên cơ sở các bộ thực vật chí, các danh lục thực vật của từng vùng,
việc đánh giá tính đa dạng hệ thực vật của cả nước hay từng vùng cũng đã
được các tác giả đề cập đến dưới các mức độ khác nhau, trên những nhận định
khác nhau.
Về đa dạng các đơn vị phân loại: Trên phạm vi cả nước Nguyễn Tiến
Bân (1990) đã thống kê và đi đến kết luận thực vật Hạt kín trong hệ thực vật
Việt Nam hiện biết 8.500 loài, 2.050 chi trong đó lớp Hai lá mầm 1.590 chi và
trên 6.300 loài và lớp Một lá mầm 460 chi với 2.200 loài [ theo 35]. Phan Kế
Lộc (1998) đã tổng kết hệ thực vật Việt Nam có 9.628 lồi cây hoang dại có
mạch, 2.010 chi, 291 họ, 733 lồi cây trồng, như vậy tổng số loài lên tới
10.361 loài, 2.256 chi, 305 họ chiếm 4%, 15% và 57% tổng số các lồi, chi và
họ của thế giới. Ngành Hạt kín chiếm 92,47% tổng số loài; 92,48% tổng số
chi và 85,57% tổng số họ. Ngành Dương xỉ kém đa dạng hơn theo tỷ lệ
6,45%, 6,27%, 9,97% về lồi. Ngành Thơng đất đứng thứ 3 (0,58%) tiếp đến
13
là ngành Hạt trần (0,47%) hai ngành cịn lại khơng đáng kể về họ, chi và lồi.
Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) đã tổng hợp và chỉnh lý các tên theo hệ thống
Brummitt (1992) đã chỉ ra hệ thực vật Việt Nam hiện biết 11.178 loài, 2.582
chi, 395 họ thực vật bậc cao và 30 họ có trên 100 lồi với tổng số 5.732 loài
chiếm 51,3% tổng số loài của hệ thực vật [27]. Lê Trần Chấn (1999) với cơng
trình "Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam" đã cơng bố 10.440
lồi thực vật [6].
Về đánh giá đa dạng phân loại theo từng vùng: mở đầu là các cơng
trình của Nguyễn Nghĩa Thìn (1992 - 1994) về đa dạng thực vật Cúc Phương,
tiếp theo là Phan Kế Lộc (1992) về cấu trúc hệ thực vật Cúc Phương; Lê Trần
Chấn, Phan Kế Lộc, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nơng Văn Tiếp (1994) về đa dạng
hệ thực vật Lâm Sơn (Hồ Bình).
Ngồi ra Nguyễn Nghĩa Thìn, Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Bá Thụ đã
cơng bố cuốn sách "Tính đa dạng thực vật Cúc Phương" (1996) [17] và
Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Thời công bố cuốn "Đa dạng thực vật có
mạch vùng núi cao Sa Pa - Phan Si Pan" (1998) [28], Nguyễn Nghĩa Thìn,
Mai Văn Phơ cơng bố cuốn "Đa dạng sinh học khu hệ Nấm và Thực vật ở
Vườn Quốc gia Bạch Mã" (2003) [34]; Nguyễn Nghĩa Thìn (2006) công bố
cuốn Đa dạng hệ thực vật ở khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang [36]. Đó là
những kết quả nghiên cứu trong nhiều năm các tác giả, nhằm phục vụ cho
công tác bảo tồn của các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn ở Việt Nam.
1.1.3. Ở khu vực Hương Sơn, Hà Tĩnh
Khu vực Bắc Trường Sơn (huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) là một vùng
quan trọng về đa dạng sinh học của Việt Nam nói riêng và của Thế giới nói
chung với nhiều lồi động vật mới xác định gần đây. Chính vì vậy nơi đây đã
thu hút nhiều đồn nghiên cứu của các tổ chức khác nhau với những chương
trình điều tra tổng hợp hay theo các nhóm sinh vật.
Dãy núi Trường Sơn từ lâu đã được các nhà nghiên cứu thực vật quan
tâm sâu sắc bởi lẽ đây là cầu nối cho các luồng di cư thực vật từ Nam ra Bắc
14
và sự di cư của hệ thực vật á nhiệt đới trên các núi cao phía Bắc ăn sâu xuống
các vĩ độ thấp của đai khí hậu nhiệt đới điển hình của các tỉnh Trung Bộ và
Tây Nguyên [38],[46]. Tuy nhiên việc điều tra đa dạng loài thực vật các vùng
thuộc dãy Trường Sơn mới chỉ được tiến hành và cũng chỉ tập trung ở một số
địa điểm gắn liền với sự ra đời của các khu bảo tồn thiên nhiên/vườn quốc gia
như Pù Hoạt (Nghệ An), Pù Huống (Nghệ An), Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang
(Hà Tĩnh), Hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), Đa
Krông (Quảng Trị)... Trừ trường hợp VQG Pù Mát, tất cả các điểm nghiên
cứu khác thường chỉ nêu ra một bản danh lục thực vật, chủ yếu là cây rừng và
ở trên đất rừng, và mô tả thảm thực vật như là các sinh cảnh. Cùng với những
phát hiện về các lồi thú mới, phần phía Bắc dãy Trường Sơn trở thành điểm
nóng về đa dạng sinh học, các hoạt động nghiên cứu ở khu vực này được đẩy
mạnh với rất nhiều đoàn nghiên cứu trong và ngoài nước tham gia tại nhiều
khu vực bảo tồn trọng điểm như VQG Pù Mát (EU, 1998-2000), SEE-
Frontier, 1995, Pù Hoạt (SEE-Frontier, 1999-2000), VQG Vũ Quang (WWF-
Indochina Programme, 2000-2001), NEDA(DGIS) Activity NoVN003301,
2002... Những nghiên cứu ở Vũ Quang, tiếc rằng chỉ coi trọng thực vật trong
vai trò sinh cảnh, số liệu về thành phần thực vật quá ít ỏi, với một bản danh
lục đã công bố (không rõ tác giả!) chỉ gồm 307 lồi thuộc 99 họ, khoảng 30-
35% số lồi ước tính cho VQG Vũ Quang. Rõ ràng cách tiếp cận trong công
tác bảo tồn ảnh hưởng trực tiếp lên chất lượng số liệu khảo cứu và việc so
sánh các kết quả nghiên cứu dựa trên các cách tiếp cận khác nhau sẽ khó tránh
khỏi những thiếu sót và có khi là sai lầm.
Vùng Bảo tồn Đa dạng Sinh học ở Dãy núi Bắc Trường Sơn thường
được các tổ chức nghiên cứu nước ngoài nhắc tới dưới tên “Rừng Hương
Sơn” và được quan tâm nghiên cứu vì là điểm nóng đa dạng sinh học (Bắc
Trường Sơn), và đặc biệt là vị trí cầu nối giữa các khu bảo tồn thiên nhiên
quan trọng (Pù Mát (NA), Vũ Quang (HT), Nam Chouan PNBCA (Lào),
Nakai-Nam Theun NBCA (Lào)) trong một ý tưởng xây dựng một khu bảo
15
tồn thiên nhiên liên quốc gia trên phần phía Bắc dãy Trường Sơn (NAPAC -
Northern Annamite Protected Areas Complex) nối liền các khu bảo tồn đã
nêu trên. Từ thời điểm đó các nghiên cứu đa dạng sinh học tại vùng bảo tồn
đã được tiến hành mạnh mẽ nhờ các đoàn nghiên cứu hỗn hợp Việt - Mỹ (Bảo
tàng Lịch sử Tự nhiên New York - Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật,
1999-2000), Việt - Nga trong lĩnh vực động vật học (Viên Sinh thái và Tài
nguyên Sinh vật (VN) - Viện Động vật học St. Peterburg, rất nhiều đợt khác
nhau), Việt - Anh (Frontier Việt Nam, 1999-2000)[theo 26].
Đáng chú ý nhất là các nghiên cứu của đoàn Việt - Mỹ, với lực lượng lớn
các nhà khoa học có chun mơn sâu, thu thập nhiều mẫu vật tại một khu vực
giầu lồi có ý nghĩa bảo tồn (sườn Tây đỉnh Khơ-mu xuống tới Rào Àn). Tuy
nhiên các cơng bố mới chỉ tập trung vào nhóm cây hạt trần và phong lan chứ
khơng phải hình ảnh tổng thể của đa dạng loài thực vật [theo 26].
Những nghiên cứu của Frontier Việt Nam tại Hương Sơn về thực vật
thực chất chỉ là mô tả sinh cảnh trên cơ sở các ô tiêu chuẩn đủ lớn (50x50 m)
mà không để ý tới kiểm kê đa dạng loài thực vật. Mặt khác phần lớn các điểm
khảo sát của tổ chức này nằm trên các lô khác nhau của một vùng rừng sản
xuất thuộc Lâm trường Hương Sơn nên đặc trưng của sinh cảnh được mô tả
phụ thuộc chặt chẽ vào thời điểm theo kế hoạch điều tiết rừng dựa trên luân
kỳ khai thác và có thể thay đổi một cách sâu sắc và nhanh chóng. Nếu tổ chức
này chú ý đến kiểm kê đa dạng lồi thực vật thì các kết quả nghiên cứu của họ
sẽ có ý nghĩa cao hơn và cịn có thể đóng góp được cho cơng tác bảo tồn [theo
26].
1.1.4. Đa dạng về phổ dạng sống của thực vật
Dạng sống là một đặc tính biểu hiện sự thích nghi của thực vật với điều
kiện mơi trường. Vì vậy, việc nghiên cứu dạng sống sẽ cho thấy mối quan hệ
chặt chẽ của các dạng với điều kiện tự nhiên của từng vùng và biểu hiện sự
tác động của điều kiện sinh thái đối với từng loài thực vật.
16
Trên thế giới, người ta thường dùng thang phân loại của Raunkiaer
(1934) [47] về phổ dạng sống, thơng qua dấu hiệu vị trí chồi so với mặt đất
trong thời gian bất lợi của năm. Thang phân loại này gồm 5 nhóm dạng sống
cơ bản.
1- Cây có chồi trên đất (Ph)
2- Cây chồi sát đất (Ch)
3- Cây chồi nửa ẩn (Hm)
4- Cây chồi ẩn (Cr)
5- Cây chồi một năm (Th)
Trong đó cây chồi trên đất (Ph) được chia thành 9 dạng nhỏ:
a- Cây gỗ lớn có chồi trên 30m (Mg)
b- Cây lớn có chồi trên đất cao 8 - 30m (Me)
c- Cây nhỏ có chồi trên đất 2 - 8m (Mi)
d- Cây có chồi trên đất lùn dưới 2m (Na)
e- Cây có chồi trên đất leo cuốn (Lp)
f- Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Ep)
g- Cây có chồi trên đất thân thảo (Hp)
h- Cây có chồi trên đất mọng nước (Suc)
i- Cây có chồi trên đất ký sinh và bán ký sinh (Pp)
Ở Việt Nam, trong cơng trình nghiên cứu hệ thực vật Bắc Việt Nam,
tác giả Pócs Tamás (1965) [46] đã đưa ra một số kết quả như sau :
- Cây gỗ lớn cao trên 30m (Mg) 4,85%
- Cây lớn có chồi trên đất cao 8 - 30m (Me) 13,80%
- Cây có chồi trên đất lùn dưới 2m (Na) 18,02%
- Cây có chồi trên đất leo cuốn (Lp) 9,08%
- Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Ep) 6,45%
- Cây chồi sát đất (Ch)
- Cây chồi nửa ẩn (Hm) 40,68 %
- Cây chồi ẩn (Cr)
17
- Cây chồi một năm (Th) 7,11%
Và phổ dạng sống như sau:
SB = 52,21 Ph + 40,68 (Ch,H, Cr) + 7,1 Th
Raunkiaer [47] đã phân tích hơn 1000 lồi thực vật trên khắp thế giới và
đưa ra phổ dạng sống tiêu chuẩn sau:
SB = 48 Ph + 9 Ch + 26 Hm + 8 Cr + 15 Th
Đối với Vườn Quốc gia Cúc Phương, Phùng Ngọc Lan và các tác giả
(1996) [17] đưa ra phổ dạng sống như sau:
SB = 57,78 Ph + 10,46 Ch + 12,38 Hm + 8,37 Cr + 11,01 Th
Đối với Vườn Quốc gia Bạch Mã, Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phơ
(2003) [33] đã công bố dạng sống như sau:
SB = 75,71 Ph + 5,78 Ch + 4,83 Hm + 10,23 Cr + 3,45 Th
Còn ở Vườn Quốc gia Pù Mát, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn
(2004) [35] đã lập được phổ dạng sống :
SB = 78,88 Ph + 4,14 Ch + 5,76 Hm + 5,97 Cr + 5,25 Th
Năm 2006, Nguyễn Nghĩa Thìn đưa ra phổ dạng sống ở Khu bảo tồn Na
Hang [36].
SB = 70,14 Ph + 4,33 Ch + 3,50 Hm + 11,98 Cr + 10,05 Th
1.2. Khái quát đặc điểm tự nhiên và điều kiện xã hội khu vực nghiên cứu
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Sơn Kim 1 có tọa độ địa lý từ 18o16’00’’ đến 18o37’30’’ độ vĩ Bắc,
105o05’30’’đến 105o24’00’’ độ kinh Đơng. có tổng diện tích tự nhiên khoảng
17.640 ha. Phía Bắc giáp xã Sơn Hồng, phía Đơng giáp xã Sơn Tây, phía Nam
giáp xã Sơn Kim 2, phía Tây giáp CHDC Lào. Độ cao của xã giảm dần từ Tây
18
sang Đơng. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống các khe suối. Khu vực phía
Tây của xã giáp với CHDCND Lào có độ cao trên 1000 m, và đỉnh Ba Mụ ở
phía Đơng có độ cao trên 1200 m.
- Địa hình- địa mạo
Dẫy núi Bắc Trường Sơn hình thành từ vận động uốn nếp Hecxini (Đại
Cổ sinh) nối liền địa khối Kon Tum ở phía Nam và địa khối Đơng Bắc ở phía
Bắc. Tính ổn định của các nếp uốn này lớn đến mức chu kỳ tạo núi Inđôxini
vào đầu đại Trung sinh không làm thay đổi cấu trúc của chúng, mà chỉ có thể
tạo ra những vùng trũng rìa và những hoạt động macma xâm nhập. Vì vậy,
núi Bắc Trường Sơn đã là cầu nối liền các dẫy núi vùng Tây Bắc với vùng núi
Tây Nguyên ở phía Nam trong suốt thời gian địa chất rất lâu dài.
Về mặt địa hình, đây là vùng bị chia cắt mạnh với các khối múi cao xen
kẽ với các thung lũng sâu, sơng suối ngắn, độ dốc lịng sơng lớn. Độ cao địa
hình giảm từ phía Tây, Tây-Nam sang phía Đơng, Đơng-Bắc. Phần phía Tây
nằm ngay trên dải Trường Sơn với đường biên giới Việt-Lào ở độ cao từ 1.000
m đến 1.900 m so với mực nước biển (điểm thấp nhất là cửa khẩu Cầu Treo có
độ cao trên 800 m). Phần ở phía Tây của xã Sơn Kim 1 là một cao nguyên
tương đối bằng phẳng ở độ cao trên 800 m (có một số đỉnh cao trên 1.000 m
đứng phân tán) nối liền với núi Giăng Màn ở phía Đơng (đỉnh cao nhất 931 m)
phân cách lưu vực suối Nước Sốt với suối Rào Mắc.
- Thổ nhưỡng
Đất đai trong khu vực nghiên cứu chủ yếu được hình thành và phát
triển trên nền đá trầm tích và đá biến chất bao gồm các loại sa thạch, diệp
thạch hoặc cuội kết. Đất bồi tích (alluvian) gặp được trong các lưu vực sơng
suối lớn, có độ phì cao được sử dụng làm đất canh tác. Vùng có địa hình đồi
và núi thấp dưới 700 m được bao phủ bởi các loại đất feralit đỏ-vàng có độ
sâu tầng đất trên dưới 1 m. Vùng có độ cao trên 700 m gặp đất feralit nâu-
vàng có lớp mùn khá dầy, khả năng giữ ẩm cao, phù hợp cho sự phát triển của
các rừng đầu nguồn.
19
- Khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu khu vực nghiên cứu chịu
ảnh hưởng lớn của chế độ gió và địa hình. Các giá trị trung bình của 40 năm
quan trắc (1964-2003) của Trạm Khí tượng Kim Cương (18o27’ N/105o16’ E,
23,7 m, xã Sơn Kim 1) được thống kê trong bảng dưới đây.
Bảng 1. Đặc trưng khí hậu tại Trạm khí tượng Kim Cương
(Sơn Kim 1, Hương Sơn, Hà Tĩnh )
Các giá T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Năm
trị TB
Nhiệt độ 17.4 18.1 20.8 24.5 27.4 28.8 29.1 28.0 25.9 23.6 20.6 17.9 23.5
TB(0C)
Lượng 57.7 53.1 66.4 108. 225. 143. 138. 246. 473. 452. 192. 4 4 4 3 7 3 1 7 82.2 224.0
mưa
(mm)
Tổng 34.1 28.4 45.2 69.4 122. 178. 8 0 2.9.9 146. 9 69.1 47.3 38.0 35.3 101.2
lượng
bốc hơi
Độ ẩm 90 91 90 87 81 76 73 79 87 89 90 90 85
KK(%)
(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Thuỷ điện Hương Sơn)
Một số đặc trưng khí hậu và sự biến đổi theo mùa có thể nhận thấy từ
các số liệu trên như sau:
- Với nhiệt độ bình qn năm 23,5oC và độ ẩm khơng khí trung bình
85%, nền khí hậu chung của vùng là nhiệt đới gió mùa.
- Lượng mưa trung bình tháng có hai đỉnh: tháng 5 (trùng với thời kỳ
mưa tiểu mãn) và tháng 9-10. Mưa lũ tiểu mãn là một đặc điểm của khí hậu
vùng này, nó cũng có tác động tích cực làm giảm mức độ khắc nghiệt của khí
hậu mùa hè với gió Lào (Hình 1).
20