Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

tìm hiểu về công tác kế toán tài sản cố định của công ty cổ phần than hà lầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.16 KB, 91 trang )

Phần mở đầu
Khai thác than là ngành công nghiệp khai khoáng có vị trí quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân, hoà chung với sự phát triển của đất
nước ngành công nghiệp khai thác than đang từng ngày từng giờ đổi mới
về mọi mặt để phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế để xứng đáng là
ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước ta.
Với những trang sử hào hùng,Công ty cổ phần than Hà Lầm là
công ty con của Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
(TKV), có tư cách pháp nhân đầy đủ, hạch toán kinh tế độc lập, vốn điều
lệ của công ty do các cổ đông đóng góp, trong đó Tập đoàn TKV giữ cổ
phần chi phối.
Việc khai thác than của công ty chủ yếu là công nghệ khai thác
than hầm lò, vì vậy đòi hỏi công ty phải không ngừng cải tiến, áp dụng
những tiến bộ kỹ thuật để nâng cao sản lượng khai thác than. Đến nay
công ty đã cơ giới hoá được hầu hết các dây chuyền khai thác trong lò
chợ, nâng cao năng lực sản xuất, sản lượng khai thác và tiêu thụ ngày một
tăng.
Những biến động thị trường hiện nay nói chung và biến động
ngành than nói riêng gây ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty. Trước những khó khăn ấy tập thể cán
bộ công nhân viên công ty đã cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Sau thời gian đi thực tập tìm hiểu thực tế được sự giúp đỡ của các
cô chú cán bộ công nhân viên trong công ty cổ phần than Hà Lầm, với
những kiến thức đã được học cùng sự hướng dẫn dạy bảo của các thầy cô
giáo, bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của em đã được hoàn thành với các
nội dung sau:
Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty cổ phần than Hà Lầm.
Chương 2: Tìm hiểu công tác tài chính của Công ty cổ phần than
Hà Lầm
Chương 3: Tìm hiểu về công tác kế toán tài sản cố định của Công
ty cổ phần than Hà Lầm.


Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu và nhận sự giúp đỡ nhiệt
tình từ các cô chú,anh chị kế toán và sự hướng dẫn của thầy giáo,song
còn nhiều thiếu sót.Em rất mong nhận được sự tham gia góp ý của các
thầy cô giáo để em hoàn thiện bài viết này.
Phần 1
Giới thiệu chung về Công ty
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần than Hà
Lầm
1. Giới thiệu chung về Công ty
Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Than Hà Lầm - VINACOMIN
Tên tiếng Anh: HaLam – VINACOMIN Coal Joint Stock Company
Tên viết tắt: VHLC
Địa chỉ: Khu 6 – Phường Hà Lầm - Hạ Long - Quảng Ninh
Điện thoại: 0333 825339 Fax: 0333 821203
Email:
Website: www.halamcoal.com.vn
Công ty Cổ phần Than Hà Lầm – TKV được thành lập với số vốn điều lệ
là 93 tỷ đồng. Trong đó, cổ phần Nhà nước do Tập đoàn công nghiệp
Than – Khoáng sản Việt Nam nắm giữ là 5.343.153 cổ phần chiếm
57,46% vốn điều lệ. Cổ phần bán ưu đãi cho 3596 cán bộ công nhân viên
trong công ty là là 2 697 000 cổ phần chiếm 29% vốn điều lệ. Cổ phần
bán đấu giá công khai cho 12 nhà đầu tư là 1.259.847 cổ phần chiếm 13,5
% vốn điều lệ.
2 .Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần than Hà Lầm - tiền thân là mỏ than Hà Lầm được
thành lập vào ngày 1/08/1960. Mỏ được tách ra từ xí nghiệp quốc doanh
than Hòn Gai tiếp quản từ thời Pháp để lại. Mỏ được thành lập dựa vào
các văn bản pháp lý thành lập mỏ, văn bản thoả thuận cấp đất và tài
nguyên đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm:
- Quyết định số 59/ĐT - KTCB ngày 21/6/1973 phê duyệt, thiết kế sơ bộ

hạ tầng - 50 công trường 28 thuộc mỏ Hà Lầm có công suất là 200.000
tấn/năm.
- Quyết định của Bộ năng lượng số 246 /XDCB ngày 28/4/1989 phê
duyệt LCKT - KT cải tạo mỏ Hà Lầm. Đưa công suất khu vực Lò Đông
từ 100.000 lên 200.000 tấn/năm và duy trì công suất này.
- Quyết định của Bộ năng lượng số 57/XDCB quyết định ngày 8/9/1990
về việc phê duyệt LCKTKT khai thác khu Hữu Nghị mỏ Hà Lầm bằng
phương pháp Lộ thiên với tên công trường khai thác Lộ thiên Hữu Nghị
mỏ Hà Lầm công suất 100.000 - 150.000T/năm.
Như vậy từ tháng 9 / 1990 mỏ tồn tại 2 phương pháp khai thác song song,
Lộ thiên và hầm lò.
- Quyết định số 402 NL/TCCBLĐ ngày 30/6/1993 cuả bộ năng lượng "về
việc thành lập mỏ Hà Lầm trực thuộc Công ty than Hòn Gai" và chính
thức đăng ký kinh doanh số 303931 ngày 18/3/1994 với ngành nghề.
+ Khai thác , chế biến, tiêu thụ than.
+ Thi công công trình xây dựng cơ bản.
+ Sửa chữa thiết kế mỏ.
+ Quản lý kinh doanh Cảng.
- Theo sự phát triển chung và đòi hỏi của nền kinh tế thị trường ngày
29/12/1997 Bộ trưởng BCN quyết định số 25/1997 QĐ - BCN về việc
"V/v Chuyển mỏ than Hà Lầm trực thuộc Công ty than Hòn Gai thành
doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty than Việt
Nam".
- Căn cứ vào quyết định số 405/QĐ-HĐQT ngày 01/10/2001 của hội
đồng quản trị Tổng Công ty than Việt Nam V/v "Đổi tên mỏ Hà Lầm
thành Công ty than Hà Lầm doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập
của Tổng Công ty than Việt Nam".
- Đến ngày 01 tháng 02 năm 2008 Công ty chính thức chuyển sang Công
ty cổ phần.
Hiện nay Công ty mang tên chính thức là: Công ty cổ phần Than Hà Lầm

- Vinacomin, là thành viên hạch toán độc lập của Tập đoàn Công nghiệp
Than và Khoáng sản Việt Nam.
II. Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề sản xuất kinh doanh của
Công ty Cổ phần than Hà Lầm
1. Chức năng,nhiệm vụ
Theo Quyết định só 25 QĐ-BCN ngày 29/12/1997 của Bộ trưởng Bộ
Công nghiệp. Mỏ than Hà Lầm là doanh nghiệp thành viên của Tổng
Công ty than Việt Nam có chức năng khai thác và chế biến than.
Theo Quyết định số 25 QĐ - BCN ngày 29/12/1997 của Bộ trưởng Bộ
Công nghiệp, Mỏ Than Hà Lầm là một doanh nghiệp thành viên của
Tổng Công ty Than Việt Nam.
Theo Quyết định số 5219 – TVN/TCCB ngày 13/12/1997 của Tổng giám
đốc Than Việt Nam thì quyền và nghĩa vụ của Công ty là:
* Trong lĩnh vực đầu tư phát triển:
Có nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển,
đầu tư đổi mới công nghệ, đầu tư duy trì sản xuất với chức năng là chủ
đầu tư.
* Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh:
Có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh những mặt hàng theo ngành nghề
đã đăng ký trên cơ sở phối hợp kinh doanh chung của Than Việt Nam.
* Trong lĩnh vực hoạt động tài chính và hạch toán kinh tế:
Có quyền và trách nhiệm sử dụng có hiệu quả, bảo toàn sử dụng vốn phát
triển và các nguồn lực được than Việt Nam giao. Với tư cách là một pháp
nhân kinh tế độc lập mỏ có trách nhiệm nộp các loại thuế và nghĩa vụ tài
chính khác theo quy định của pháp luật và quy định của Than Việt Nam.
* Trong lĩnh vực tổ chức:
Có quyền tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức các đơn vị sản xuất, tuyển
chọn bố trí CBCNV trong dây truyền sản xuất, lựa chọn hình thức trả
lương, thưởng theo chế độ Nhà nước và Than Việt Nam.
* Sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh, an toàn xã hội.

2. Ngành nghề kinh doanh
- Khai thác, chế biến và tiêu thụ than.
- Vận tải bằng ô tô.
- Sửa chữa thiết bị máy móc, ô tô vận tải.
- Khai thác cảng lẻ.
- Kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng và đời sống phục vụ công nhân
- Khai thác vật liệu xây dựng
- Mặt hàng sản xuất kinh doanh.
Mặt hàng sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp là than.
Than Công ty sản xuất chủ yếu tiêu thụ cho các nhà máy điện, xi măng
và xuất khẩu.
3. Các sản phẩm của Công ty
Để sản xuất ra than thành phẩm phải trải qua nhiều công đoạn. Quy trình
khai thác than và chế biến than thành phẩm đòi hỏi Công ty phải có sự
đầu tư trang thiết bị máy móc tốt. Đây là những yếu tố quan trọng quyết
định chất lượng sản phẩm.
Hiện nay Công ty thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, Công ty đã làm thêm
một số mặt hàng cơ khí, xây dựng để phục vụ cho nhu cầu của công ty.
Song sản phẩm than vẫn là chủ yếu. Doanh thu sản xuất chiếm từ 92 - 95%
tổng doanh thu.Các mặt hàng ngoài than chủ yếu phục vụ cho công tác
sửa chữa thiết bị của Công ty và để tận dụng năng lực thiết bị, giảm chi
phí cố định trong sản xuất.
III. Đặc điểm về tổ chức quản lý của Công ty cổ phần than Hà Lầm
1.Sơ đồ bộ máy quản lý :
Công ty Cổ phần than Hà Lầm là một doanh nghiệp thành viên hạch toán
độc lập của Tập đoàn Công nghiệp Than - khoáng sản Việt Nam, tự chịu
trách nhiệm về quá trình khai thác và tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, Công ty
muốn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì trước hết Công ty
phải có bộ máy quản lý tốt. Trên cơ sở điều lệ tổ chức hoạt động của
Công ty được đại hội đồng cổ đông thông qua, bộ máy tổ chức của Công

ty theo hướng gọn nhẹ gồm: Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban giám
đốc, các phòng ban chức năng và các đơn vị trực thuộc.
Công ty thực hiện công tác quản lý theo mô hình "trực tuyến - chức
năng". Theo hình thức quản lý này, người lãnh đạo có trách nhiệm về mọi
mặt công việc và toàn quyền quyết định trong phạm vi doanh nghiệp.
Việc truyền mệnh lệnh theo tuyến đã quy định. Người lãnh đạo ở các bộ
phận chức năng không ra mệnh lệnh trực tiếp cho những người thừa hành
ở các bộ phận sản xuất. Hình thức quản
lý này có nhược điểm là người lãnh đạo doanh nghiệp phải giải quyết
thường xuyên mối quan hệ giữa bộ phận trực tuyến với bộ phận chức
năng. Tuy nhiên, hình thức này có ưu điểm phù hợp với công nghệ khai
thác, đồng thời phát huy hết trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên
toàn Công ty.
2. Nhiệm vụ của từng bộ phận
a.Bộ phận quản lý
 Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ)
ĐHĐCĐ là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả
các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông uỷ quyền.
ĐHĐCĐ có các quyền sau:
- Thông qua sửa đổi, bổ sung Điều lệ;
- Thông qua kế hoạch phát triển của Công ty, thông qua báo cáo tài
chính hàng năm, các báo cáo của Ban kiểm soát, của Hội đồng quản trị và
của các kiểm toán viên;
- Quyết định số lượng thành viên của Hội đồng quản trị;
- Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm
soát; phê chuẩn việc Hội đồng quản trị bổ nhiệm Giám đốc điều hành;
- Các quyền khác được quy định tại Điều lệ.
 Hội đồng quản trị (HĐQT)
Số thành viên HĐQT của Công ty gồm 05 thành viên có nhiệm kỳ 5 năm.
HĐQT là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân

danh Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc ĐHĐCĐ. HĐQT có các
quyền sau:
- Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy của Công ty;
- Quyết định chiến lược đầu tư, phát triển của Công ty trên cơ sở các
mục đích chiến lược do ĐHĐCĐ thông qua;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban Giám
đốc và các cán bộ quản lý Công ty.
- Kiến nghị sửa đổi bổ sung Điều lệ, báo cáo tình hình kinh doanh hàng
năm, báo cáo tài chính, quyết toán năm, phương án phân phối, sử dụng lợi
nhuận và phương hướng phát triển, kế hoạch phát triển sản xuất kinh
doanh và ngân sách hàng năm của Công ty trình ĐHĐCĐ;
- Triệu tập, chỉ đạo nội dung và chương trình cho các cuộc họp ĐHĐCĐ;
- Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể Công ty;
- Các quyền khác được quy định tại Điều lệ.
 Ban kiểm soát (BKS)
BKS do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 03 thành viên có nhiệm kỳ 5 năm, BKS
thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản
xuất kinh doanh của Công ty. BKS chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và
pháp luật về những công việc thực hiện theo quyền và nghĩa vụ của Ban:
- Kiểm tra sổ sách kế toán và các báo cáo tài chính của Công ty, kiểm
tra tính hợp lý hợp pháp của các hoạt động sản xuất kinh doanh và tài
chính Công ty, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của
HĐQT;
- Trình ĐHĐCĐ báo cáo thẩm tra các báo cáo tài chính của Công ty,
đồng thời có quyền trình bày ý kiến độc lập của mình về kết quả thẩm tra
các vấn đề liên quan tới hoạt động kinh doanh, hoạt động của HĐQT và
Ban Giám đốc;
- Yêu cầu HĐQT triệu tập ĐHĐCĐ bất thường khi xét thấy cần thiết.
 Ban giám đốc (BGĐ)
BGĐ gồm Giám đốc điều hành, Phó giám đốc (PGĐ) Kỹ thuật, PGĐ sản

xuất, PGĐ cơ điện, Kế toán trưởng, PGĐ an toàn, PGĐ kinh tế, PGĐ đầu
tư xây dựng cơ bản do HĐQT bổ nhiệm. BGĐ có nhiệm vụ:
- Tổ chức điều hành, quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty theo nghị quyết, quyết định của HĐQT, nghị quyết của ĐHĐCĐ,
Điều lệ Công ty và tuân thủ pháp luật;
- Xây dựng và trình HĐQT các quy chế quản lý điều hành nội bộ, kế
hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch tài chính hàng năm, dài hạn của
Công ty;
- Đề nghị HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ
luật đối với Phó giám đốc, Kế toán trưởng;
- Ký kết, thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự theo quy định
của pháp luật;
- Báo cáo HĐQT về tình hình hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh,
chịu trách nhiệm trước HĐQT, ĐHĐCĐ và pháp luật về những sai phạm
gây tổn thất cho Công ty;
- Thực hiện các nghị quyết của HĐQT và ĐHĐCĐ, kế hoạch kinh
doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được HĐQT và ĐHĐCĐ thông
qua;
 Các Tổ chức Đảng, Đoàn thể quần chúng gồm Đảng ủy,
Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội cựu chiến binh.
 Các phòng quản lý có chức năng tham mưu, giúp việc cho
lãnh đạo Công ty quản lý từng lĩnh vực chuyên môn, là phòng trực
thuộc Công ty. Các phòng quản lý bao gồm các phòng khối kỹ
thuật và khối nghiệp vụ.
- Khối kỹ thuật gồm có 10 phòng chức năng: Phòng Kỹ thuật mỏ; Phòng
Thông gió mỏ; Phòng Địa chất; Phòng Trắc địa, Phòng Cơ điện, Phòng
Vận tải; Phòng An toàn mỏ; Phòng Quản lý dự án; Phòng Đầu tư XDCB;
Phòng Môi trường.
Khối kỹ thuật có nhiệm vụ chính là quản lý về các lĩnh vực kỹ thuật theo
từng chuyên ngành: lập, kiểm tra, giám sát thực hiện các biện pháp kỹ

thuật, thi công, nghiệm thu thực hiện.
- Khối nghiệp vụ gồm 6 phòng chức năng: Phòng Kế hoạch vật tư; Phòng
Tổ chức - Đào tạo; Phòng Kế toán - Thống kê - Tài chính; Phòng Thanh
tra Kiểm toán; Phòng Lao động tiền lương; Phòng Tiêu thụ.
Khối nghiệp vụ có nhiệm vụ giúp việc cho lãnh đạo Công ty quản lý các
lĩnh vực về nghiệp vụ chuyên môn theo từng chuyên ngành.
- Khối điều hành sản xuất gồm 4 phòng chức năng: Phòng Điều khiển sản
xuất; Phòng KCS; Phòng kho; Phòng Bảo vệ quân sự.
Khối điều hành sản xuất có nhiệm vụ giúp việc cho lãnh đạo Công ty điều
hành sản xuất hàng ngày, tổ chức nghiệm thu số và chất lượng than sản
xuất tiêu thụ, bảo vệ tài sản của Công ty và cấp phát vật tư hàng hóa phục
vụ sản xuất.
- Khối Hành chính gồm 4 phòng chức năng: Phòng Hành chính; Phòng
Tin học quản lý; Phòng Thi đua văn thế, Phòng Y tế.
Khối Hành chính có nhiệm vụ giúp cho lãnh đạo Công ty quản lý các lĩnh
vực về Thi đua khen thưởng, văn hóa thể thao, công tác xã hội. Theo dõi
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Cán bộ công nhân viên.
Trong khi đó, các công trường, phân xưởng và bộ phận khác là bộ phận
sản xuất trong Công ty được phân chia thành các khối: hầm lò, lộ thiên,
phục vụ và sảng tuyển, tiêu thụ.
b.Bộ phận sản xuất:
Bộ phận sản xuất của Công ty được phân chia như sau:
Khối hầm lò bao gồm:
- Các công trường: CTKT 1, CTKT 2, CTKT 3, CTKT 6, CTKT 8,
CTKT 9, CTKT 10: sản xuất than lò chợ;
- Các công trường: CT 26-3, CTKTCB 1, CTKTCB 2, KTCB3,
CTKTCB 4: đào lò, xây dựng chuẩn bị sản xuất;
- Công trường vận tải lò: vận tải than, đất đá từ trong lò ra ngoài và đưa vật tư
vào lò.
Khối lộ thiên: Công trường khai thác lộ thiên: sản xuất than lộ thiên.

Khối phục vụ bao gồm:
- Phân xưởng thông gió: thông gió trong lò;
- Phân xưởng ôtô 1, ôtô 2: Vận tải than, đất đá phục vụ sản xuất;
- Phân xưởng nhà đèn: Cấp phát đèn chiếu sáng trong lò;
- Phân xưởng phục vụ: Chăm lo đời sống làm việc cho công nhân (nước
tắm, cấp phát bảo hộ lao động);
- Phân xưởng cơ khí cơ điện: Chế tạo, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc
thiết bị và các thiết bi điện trong lò;
- Phân xưởng xây dựng: xây dựng, sửa chữa các công trình phục vụ sản
xuất;
- Nhà khách: phục vụ cơm văn phòng, tiếp khách;
- Ngành ăn: nấu cơm phục vụ cơm công nghiệp, cấp phát bồi dưỡng;
- Khách sạn Sao Biển: kinh doanh nhà nghỉ và phục vụ công nhân viên
trong kỳ nghỉ.
Khối sảng tuyển, tiêu thụ bao gồm:
- Phân xưởng chế biến: chế biến than trước khi tiêu thụ;
- Phân xưởng sàng 28: sàng than trước khi tiêu thụ;
- Phân xưởng Sàng tuyển: sàng tuyển than trước khi tiêu thụ, quản lý
dây chuyền sàng tuyển Huyền phù tự sinh.
c. Tổ chức bộ máy quản lý cấp phân xưởng
Phó
quản đốc
ca 1
Phó
quản đốc
ca 2
Phó
quản đốc
ca 3
Phó

quản đốc
cơ điện
Nhân viên
kinh tế,
thủ kho
Tổ, đội
sản xuất
ca 1
Tổ, đội
sản xuất
ca 2
Tổ đội
sản xuất
ca 3
Tổ cơ
điện
Quản đốc phân xưởng
Trong phân xưởng Quản đốc thông qua phó quản đốc trực tiếp điều hành
sản xuất và cũng trực tiếp phụ trách điều hành nhân viên kinh tế phân
xưởng.
Các phó quản đốc trực tiếp chỉ đạo và điều hành sản xuất trong các ca căn
cứ theo nhật lệnh giao của quản đốc.
Nhân viên kinh tế giúp Quản đốc cập nhật, theo dõi sản lượng, năng suất
lao động, tiêu hao vật tư, quản lý lao động, kiểm tra tổng hợp lương sản
xuất trực tiếp hàng ngày (Do phó quản đốc nghiệm thu sản phẩm và tổ
trưởng sản xuất chia lương, trên cơ sở kế hoạch giao khoán quỹ lương
của Công ty), sau đó chia lương bộ phận quản lý phục vụ phụ trợ và tổng
hợp lương hàng ngày. Hạch toán chi phí phân xưởng, giúp quản đốc quản
lý và phân phối quĩ tiền lương của phân xưởng. Thanh toán thu nhập của
phân xưởng với Công ty theo khối lượng sản phẩm đã được nghiệm thu.

Các công trường phân xưởng trong Công ty có địa bàn làm việc riêng đặt
gần khai trường sản xuất. Căn cứ vào điều kiện, tình hình cụ thể của từng
công trường, phân xưởng mà Công ty giao kế hoạch sản xuất cho đơn vị.
Công trường,
phân xưởng có nhiệm vụ triển khai sản xuất đảm bảo hàng tháng, quí,
hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch mà Công ty giao cho.
IV. Đặc điểm về lao động,tiền lương của Công ty
1,Lao động
a. Tình hình sử dụng lao động
Lao động là một trong những yếu tố đầu vào của sản xuất, nó là yếu tố
đặc biệt tạo ra nguồn giá trị thặng dư cho Công ty còn các yếu tố khác chỉ
làm dịch chuyển. Khi các yếu tố lao động được sử dụng tốt thì giá trị mà
nó tạo ra sẽ nhân lên rất cao.Số lượng lao động kế hoạch được xác định
theo thông tư số 06/2005/TT-BLĐTBXH ngày 5/1/2005 của Bộ lao động
thương binh xã hội.
Đối với công nhân sản xuất chính là những người trực tiếp làm ra sản
phẩm được xác định theo định mức sản lượng và sản lượng kế hoạch của
công ty.
Lao động phục vụ phụ trợ là những lao động có nhiệm vụ phục vụ
hỗ trợ cho công nhân sản xuất chính hoàn thành nhiệm vụ. Những lao
động này không xác định được khối lượng công việc nên được xác định
theo tỷ lệ phần trăm (%) so với công nhân sản xuất chính. Số lao động
phục vụ, phụ trợ trong sản xuất hầm lò tính bằng 35% còn trong sản xuất
lộ thiên thì bằng 60% so với lao động sản xuất chính.
Lao động gián tiếp bao gồm giám đốc, đoàn thể, các phòng ban, xí
nghiệp, quản lý lao động sản xuất chính và phục vụ phụ trợ. Lao động
này cũng không xác định được khối lượng công việc nên được xác định
theo tỷ lệ phần trăm (%) của lao động sản xuất chính và lao động phục vụ
phụ trợ. Lao động gián tiếp ở các phân xưởng, phòng ban xí nghiệp sản
xuất than hầm lò bằng 5% lao động sản xuất chính và lao động phục vụ,

phụ trợ. Lao động gián tiếp sản xuất than lộ thiên, sàng tuyển than và tiêu
thụ bằng 10% lao động sản xuất chính và lao động phục vụ, phụ trợ.
Năm 2013 Công ty CP than Hà Lầm có 4.270 CBCNV cụ thể được phân
như sau:
+ Phân theo giới tính: Nam: 3.695 người, chiếm 78,6%.
Nữ: 1.005 người, chiếm 21,4%.
+ Phân bố nguồn nhân lực theo trình độ:
- CBCNV có trình độ đại học và trên đại học là 600 người,
chiếm 12,76%
- CBCNV có trình độ trung cấp là 300 người, chiếm 6,38%
- CN kỹ thuật là 3489 người, chiếm 74,23%
- Lao động phổ thông là 311 người, chiếm 6,61%
Năm 2013 số công nhân tăng chủ yếu do công nhân sản xuất than,
đặc biệt là thợ khai thác hầm lò. Đây là lực lượng chủ yếu tạo ra sản
phẩm và là nguyên nhân sản lượng khai thác than năm 2013 tăng.
Tiền lương, thu nhập bình quân của CNV trong công ty năm 2013 đạt
8.123 ngàn đồng/người-tháng, tăng 2.255 ngàn đồng/người-tháng tương
ứng tăng 38,9% so với kế hoạch, đảm bảo tương đối tốt cho đời sống
người lao động trong nền kinh tế thị trường đang gặp khó khăn.
Ngoài ra, để nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ chính trị cho
công nhân, Công ty còn tạo điều kiện cho công nhân học thêm giờ như:
Học tại chức, học hàm thụ, nâng cao trình độ sử dụng máy vi tính, tiếng
nước ngoài và trình độ lý luận chính trị…Bên cạnh đó, Công ty còn áp
dụng nhiều biện pháp khen thưởng như: Thưởng sáng kiến, thưởng năng
suất, hoàn thành tốt công việc, thường xuyên tổ chức các phong trào thi
đua lập thành tích trong các đơn vị và từng cá nhân nhằm phát huy khả
năng sáng tạo, nâng cao chất lượng lao động của cán bộ công nhân viên
toàn công ty Chính điều này đã có tác dụng không nhỏ trong việc góp
phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
b. Chế độ làm việc

Công ty Cổ phần than Hà Lầm thực hiện chế độ làm việc gián đoạn. Ngày
công chế độ của Công ty áp dụng theo bộ luật lao động làm việc không
quá 8 tiếng/ngày, 6 ngày/tuần.
- Khối trực tiếp sản xuất: Là các công trường, phân xưởng, tổ đội sản xuất
thực hiện chế độ làm việc gián đoạn (nghỉ ngày chủ nhật), làm việc theo
ca hoặc là theo kíp. Ngày làm việc 3 ca, mỗi ca 8 tiếng, lịch đảo ca
nghịch, hai ca sản xuất, một ca sửa chữa và chuẩn bị, hoặc làm việc 4 kíp,
mỗi kíp 6 tiếng. Đối với công nhân sản xuất chính thông thường nghỉ
ngày chủ nhật, công nhân vận tải tối thiểu phải làm việc 20 công/tháng,
thợ lò đá tối thiểu phải làm việc 17 công/tháng.
- Khối phục vụ, phụ trợ: làm việc 3 ca x 8h/ca .
- Khối phòng ban hành chính làm việc theo giờ hành chính, sáng làm việc
từ 7h30’ đến 11h30', chiều làm việc từ 13h đến 16h30'.
- Ngoài những ngày nghỉ theo quy định của nhà nước, cán bộ công
nhân viên của công ty còn được nghỉ vào ngày thành lập ngành than.
Công nhân khai thác than ở lò chợ tuần làm việc 6 buổi, nghỉ ngày
chủ nhật, áp dụng chế độ đảo ca nghịch đảo.
2. Tiền lương
a. Hình thức trả lương của công ty đang áp dụng
Theo quy chế quản lý và phân phối tiền lương, tiền thưởng năm 2013 ban
hành theo quyết định số 1326/QĐ-HĐQT ngày 26/2/2010 của công ty cổ
phần than Hà Lầm:
Nguyên tắc chung của công ty là phân phối tiền lương, thu nhập phải gắn
liền với kết quả sản xuất kinh doanh, khối lượng công việc hoàn thành,
năng suất chất lượng hiệu quả của từng đơn vị từng bộ phận và từng
người lao động, lao động là thợ chủ chốt, đóng vai trò quyết định đến sản
xuất trong dây chuyền chính hoàn thành nhiệm vụ sẽ được hưởng mức
tiền lương cao.
Phân phối tiền lương phải đảm bảo công bằng, hợp lý; người làm nhiều
làm tốt có thu nhập cao; người làm kém làm ít hưởng thu nhập thấp; nếu

không hoàn thành nhiệm vụ được giao làm ảnh hưởng không tốt đến sản
xuất kinh doanh thì phải giảm tiền lương và thu nhập theo quy định.
Quỹ tiền lương được phân phối trực tiếp cho người lao động làm việc
trong doanh nghiệp, không sử dụng vào mục đích khác.
Tiền lương và thu nhập hàng tháng của người lao động khi thanh toán
được ghi vào sổ lương cá nhân do doanh nghiệp cấp theo mẫu sổ lương
được quy đinh tại thông tư số 07/2005/TT-LĐTBXH ngày 5/1/2005 của
Bộ lao động thương binh xã hội hoặc chuyển vào tài khoản cá nhân người
được hưởng (Thẻ ATM) do người lao động đăng ký tại ngân hàng.
Mọi người lao động trong công ty nếu cùng làm một sản phẩm và ở cùng
một vị trí sản xuất như nhau thì được trả đơn giá tiền lương như nhau.
Các loại sản phẩm sản xuất ở các đơn vị đều phải có định mức lao
động và đơn gía tiền lương. Việc xây dựng định mức lao động của công
ty được căn cứ vào các thông số kỹ thuật cho sản phẩm, quy trình công
nghệ sản xuất sản phẩm, chế độ làm việc của thiết bị kết hợp với những
kinh nghiệm tiên tiến được áp dụng rộng rãi.
Đơn giá tiền lương được xây dựng trên cơ sở định mức hao phí lao động,
năng suất lao động đã được tập đoàn TKV và công ty ban hành.
Mức tiền lương giao khoán trong đơn giá tiền lương được công ty quy
định với từng đối tượng lao động, tính chất công việc, ngành nghề tham
gia vào quá trình sản xuất và phục vụ sản xuất.
Cán bộ công nhân viên (CBCNV) thuộc bộ phận quản lý Công ty hưởng
lương theo hình thức giao khoán quỹ lương do quy định trả lương công ty
ban hành riêng .
Căn cứ theo chỉ thị số 36/CT-LĐTL ngày 20/2/2008, của Tổng giám đốc
Tập đoàn TKV về việc: “Tiếp tục thực hiện giãn cách tiền lương trong
Tập đoàn công nghiệp TKV” và căn cứ vào công văn số 1536/CV-NTX
ngày 8/3/2007 về việc “Hướng dẫn thực hiện điều lệ Tập đoàn trong công
tác quản lý lao động tiền lương và phát triển nguồn nhân lực” Công ty
ban hành bảng giao khoán chi tiết định mức lương cho từng bộ phận quản

lý, phục vụ, phụ trợ, và trực tiếp sản xuất trong Công ty.
Mức lương tối thiểu Công ty áp dụng năm 2013 là 730.000 đồng theo
nghị định số 28/2010/NĐ-CP ngày 25/03/2010 của Chính phủ quy định
mức lương tối thiểu vùng.
b. Cách tính hệ số lương
Hcb : Hệ số cấp bậc bình quân được xác định trên cơ sở mức độ phức tạp
của công việc phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Trên cơ sở được
tập đoàn TKV duyệt, hàng năm công ty sẽ quyết định hệ số lương cấp bậc
công việc cho từng nhóm ngành nghề và hệ số lương cấp bậc bình quân
chung của toàn công ty.
Hpc : Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân được thống nhất áp dụng
theo quy định của Nhà nước và tập đoàn TKV ban hành.
Hk : Hệ số giao khoán căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh viên chức, chức
vụ tương ứng với công việc được giao, mức độ phức tạp và tính trách
nhiệm của công việc được giao theo quy định của công ty.
Hđc : Hệ số điều chỉnh là hệ số khuyến khích của từng viên chức, bộ
phận căn cứ vào tính chất công việc theo quy định của công ty.
c. Phân phối tiền lương các đơn vị sản xuất và phục vụ sản xuất
Công ty định hướng chung cho các đơn vị phân phối tiền lương theo
phương pháp hệ số dựa trên cơ sở hệ số lương.
Đầu ca phó quản đốc có trách nhiệm chấm công và giao nhiệm vụ cụ thể
cho từng người lao động trong ca mình phụ trách thực hiện theo lệnh sản
xuất. Cuối ca nghiệm thu sản phẩm và trả lương vào tường trình cho
người lao động theo quy định. Việc trả lương cho người lao động trong ca
sản xuất được căn cứ theo:
- Cấp bậc thực tế của người lao động và chức danh công việc, ngành nghề
theo bảng hướng dẫn phân phối lương của đơn vị.
- Năng suất lao động và kết quả công tác của từng người, có khuyến
khích những người lao động tích cực đạt hiệu quả cao.
Các đơn vị được phép sử dụng tối đa 10% quỹ lương giao lập quỹ dự

phòng để giải quyết các công việc phát sinh và cân đối thu nhập giữa các
bộ phận trong đơn vị. Hết tháng tiền lương được cân đối phân phối hết
vào thu nhập của người lao động.
* Phân phối tiền lương các phòng ban, bộ phận.
Trưởng phòng phân phối tiền lương cho cán bộ công nhân viên
(CBCNV) dựa trên số lượng, chất lượng công việc và hiệu quả công tác
thực hiện trong tháng của mỗi CBCNV.
Qth =
n
tti
D
D
Q
×

,đồng
Trong đó:
Dn: điểm lương của từng người được xác định như sau:
Dn = (H
k
+ H
pc
)x H
đc
x T
c
x K
3
, điểm
Trong đó:

T
c
: Số công đi làm trong tháng (công)
K
3
:Hệ số cá nhân do công ty quy định.

D
: Tổng số điểm của phòng (điểm)
Đối với tiền lương của giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, bí thư,
phó bí thư Đảng uỷ, chủ tịch, phó chủ tịch Công đoàn, Bí thư đoàn thanh
niên, trưởng ban của Đảng, trưởng phòng công ty áp dụng hình thức giãn
cách và hàng tháng được trả 80% lương giãn cách, cuối năm kế hoạch tuỳ
vào kết quả sản xuất kinh doanh và nguồn quỹ lương của công ty sẽ có
quyết định mức hưởng bổ sung.
V. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty
1, Cơ sở vật chất kĩ thuật
Các thiết bị thi công phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty được thể hiện ở bảng sau:
Tên thiết bị
Số
lượng
(chiếc)
Năm sản xuất
Thuộc
sở hữu
Công
suất
I- Thiết bị công tác 28 28
Máy khoan lò 1 2003 1 45kW

Máy khoan XY1 1 2006 1 7,5kW
Máy khoan WD-2 2 2007 2 3kW
Máy khoan MK3 2 2006 2 22,5kW
Máy xúc lật hông 1 2005 1 37kW
Máy xúc đá P30 3 2003 3 17kW
Máy xúc PB60Y 2 2007 2 30kW
Máy xúc đá IPPN-5YA 2 2006 2 22,5kW
Máy cào vơ IPNB2 1 2007 1 33,5kW
Trạm ép khí cố định (03
máy)
1 1996 1 132kW
Trạm ép khí di động 4 2003 4 37kW
Máy đào lò AM-50Z 1 2007 1 169kW
Trạm bơm nhũ hóa các loại 7 2004-2008 7 37x2kW-
125x2k
W
II- Thiết bị động lực 80 80
Tủ nạp ắc quy tàu điện
PNCCK200/210
4 2007 4
Biến áp 2500KVA 35/6 kV 2 2001 2 2500kV
A
Biến áp PN các loại 18 2001-2008 18 180kVA-
560kVA
Biến áp trọn bộ 9 1998-2005 9 100kVA-
630kVA
Tủ cao thế pn, máy ngắt 14 2003-2008 14 200A
Hệ thống biến tần 2 2007-2008 2
Khởi động mềm 23 2006-2007 23
Tủ điện khởi động 6 2005 6 250kW-

320kW
Máy phát điện 1000KVA 1 1996 1 1000kV
A
Máy phát điện 1600KVA 1 2008 1 160kVA
III- Thiết bị vận tải 124 93
Tàu điện cần vẹt 8 1991-2007 8 60kW
Máng cào các loại 50 2003-2008 44 15kW-
40kW
Băng tải các loại 30 2003-2008 16 7,5kW-
110kW
Tời JTK 1,2 2 2006 2 33kW
Tời JTB 0,8 x 0,6 14 2006 14 30kW
Tời EKOD15; JD11,4; JD7,5 20 1990-2008 9 5,5kW-
11kW
IV- Thiết bị đo lường 8 8
Cân băng tải, cân ô tô 8 2003-2007 8
V- Thiết bị khác 311 306
Bơm nước các loại 45 2003-2008 45 3kW-
320kW
Quạt cục bộ 50 2003-2007 45 5,5kW-
110x2k
W
Cỗu dao phòng nổ 200A–
500ê
40 2002-2008 40 200A-
500A
Khởi động từ các loại 110 2003-2008 110 60A-
250A
Biến áp khoan 37 2003-2008 37 4kVA
Sàng rung SR – 450 1 2001 1

Sàng GIICL – 62A 1 2004 1
Giá nạp đèn ắc quy 10 2006 10
Máy tiện các loại 5 1998-2003 5
Máy lăn ren hạng nặng 1 2007 1
Pa lăng điện 3 – 5T 7 2001-2008 7 3 tấn – 5
tấn
Máy lưu hóa băng tải các
loại
2 2005-2006 2
Máy búa 150 kg BKN150 1 2003 1
Máy cắt tôn 1 2003 1
VI- Thiết bị truyền dẫn 9 2002-2008 9
VII- Dụng cụ đo kiểm thí
nghiệm
99 2002-2007 99
VIII- Dụng cụ quản lý 104 2004-2007 104
IX- Nhà cửa 37 1960-2007 37
X- Vật kiến trúc
Đặc biệt:
- Ngày 30/11/2007 Công ty khánh thành và đưa vào sử dụng lò chợ giá
khung di động mang ký hiệu GK-1600/1.6/2.4/HT.
- Ngày 01/10/2007, Công ty đưa công nghệ dây truyền sàng tuyển Huyền
Phù tự sinh vào khai thác sử dụng. Công suất hoạt động của dây truyền
cho khoảng 315.000 tấn/ năm.
- Ngày 5/6/2008, Công ty khánh thành và đưa vào sử dụng,“Trạm xử lý
nước thải hầm lò“ với công suất 120m3/h.
- Ngày 18/10/2008, Công ty đã tổ chức khánh thành và đưa vào sử dụng
dây truyền tuyển nâng cao chất lượng than cám bằng công nghệ tuyển
xoáy lốc huyền phù.
- Ngày 10/10/2009, Nhà ở tập thể công nhân 11 tầng đã được triển khai

đảm bảo đúng tiến độ đề ra, khánh thành và đưa vào sử dụng đáp ứng
được nhu cầu ở cho 340 công nhân.
- Ngày 12/11/2009, Công ty đưa hệ thống cơ giới hóa vận tải người, vật
tư thiết bị trong lò vào sử dụng.
- Ngày 19/05/2010, nhà ăn tự chọn + 28 chính thức được đưa vào hoạt
động phục vụ các bữa ăn công nghiệp cho người lao động.
- Ngày 24/12/2011, Công ty đã long trọng tổ chức Lễ Khánh thành lò chợ
giá thuỷ lực di động liên kết bằng xích.
-Ngày 26-07-2012, Công ty đã đưa vào sử dụng đầu tầu Diezen
DLZ110F-180-6 đã giúp cho việc tăng năng suất lên đáng kể.
- Ngày 23-12-2013, Công ty đã đưa vào hoạt động thiết bị giá xích trị giá
19.377.527.192đ
Qua bảng số liệu thống kê và thực tế cho thấy máy móc thiết bị, trang bị
cho sản xuất và phục vụ chủ yếu là máy móc thiết bị chuyên dùng cho
công tác khai thác than hoặc quặng của các nước công nghiệp tiên tiến, có
đặc tính kỹ thuật phù hợp với điều kiện của nước ta. Song do thời gian sử
dụng đã lâu năm cho nên chất lượng máy móc bị giảm sút.Nhìn chung
trình độ trang bị kỹ thuật sản xuất của Công ty là khá tốt.
Để đáp ứng quá trình sản xuất, Công ty than Hà Lầm đã đầu tư và sử
dụng các loại máy móc thiết bị tương đối hiện đại. Các thiết bị đầu tư
khai thác cũ kỹ đã dần được thay thế với công nghệ hiện đại.
- Khâu khai thác than lò chợ được trang bị kỹ thuật bán cơ giới, phá vỡ
than bằng khoan nổ mình kết hợp với các loại búa khoan điện cầm tay.
- Ở khâu chống lò các giàn khoan và vì chống thuỷ lực đã được thay thế
cho các công nghệ chống gỗ trước đây.
Công ty đã trang bị và đưa những vì chống có độ an toàn cao như: Vì
chống ma sát, cột thuỷ lực đơn, giá thủy lực di động vào sử dụng.
- Khâu vận tải than được cơ giới hoàn toàn, thiết bị vận tải được trang bị
đó là. máng cào, tàu điện, đoàn goòng, ô tô, băng tải
- Khâu sàng tuyển cũng được trang bị cơ giới một phần bằng hệ thống tời

điện, quang lật điện, sàng điện, băng tải. Hệ thống sàng tuyển phục vụ
công tác chế biến và tiêu thụ được trang bị theo dây chuyền công nghệ
hiện đại.
Hệ thống sàng rửa nước đã được Công ty áp dụng và đưa vào sử dụng có
hiệu quả rất cao.
- Hệ thống thông gió của Công ty được trang bị hoàn toàn bằng trạm quạt
chính, có công suất lớn, đảm bảo lưu lượng gió cần thiết ở các đường lò
vận chuyển và lò chợ. Trong các gương lò chuẩn bị và lò kiến thiết cơ
bản việc cung cấp gió được thực hiện bằng hệ thống quạt gió cục bộ, lấy
gió từ đường lò vận chuyển đảm bảo sản xuất tốt.
- Hệ thống thoát nước ở Lộ thiên cùng với hệ thống bơm tại trạm bơm
mức - 51 và có một hệ thống bơm dự phòng đảm bảo thoát nước cho toàn
bộ khu vực Lò Đông kể cả khi có mưa bão dài ngày cũng có thể sản xuất
một cách bình thường.
- Cung cấp điện. bằng lưới điện chính có điện áp 35KV thông qua trạm
biến áp trung tâm công suất 1800KV - 35/6KV, nguồn điện xuống các
khu vực dùng biến áp 400KVA - 6/0,4KV lấy điện từ trạm biến áp trung
tâm, phục vụ các thiết bị hoạt động an toàn. Để chủ động hơn trong sản
xuất, Công ty còn xây dựng một tuyến đường dây độc lập dài 2km để lấy
điện từ máy phát Diezen khi có sự cố mất điện lưới đảm bảo cho sản xuất
được liên tục.
Doanh nghiệp đã và đang áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất khai thác than, thường xuyên có những sáng kiến cải tiến công
nghệ kỹ thuật làm lợi cho Công ty. Theo chủ trương của Đảng và Nhà
nước, thường xuyên đổi mới, cải tiến công cụ kỹ thuật, tiết kiệm chi phí
sản xuất hạ giá thành góp phần xây dựng công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Phấn đấu tăng sản lượng làm tăng thu nhập cho
cán bộ công nhân viên, đảm bảo cuộc sống cho người lao động và tăng
doanh lợi cho Công ty trong năm 2013
2, Công tác quản lý tài sản cố định

Đối với mỗi doanh nghiệp, TSCĐ là yếu tố cơ bản - thể hiện cơ sở vật
chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, thế mạnh của doanh nghiệp trong sản
xuất kinh doanh đồng thời là điều kiện cần thiết để tiết kiệm sức lao
động. Hơn thế nữa, một thực tế đặt ra cho tất cả các doanh nghiệp hiện
nay là muốn tồn tại, phát triển và đứng vững trên thị trường thì đòi hỏi
các doanh nghiệp phải biết tổ chức tốt các nguồn lực sản xuất của mình.
Để làm được điều này doanh nghiệp phải biết chấn chỉnh công tác quản
lý kinh tế mà trước hết là kế toán để quản lí và sử dụng các nguồn lực
trong đó có TSCĐ đạt hiệu quả cao nhất.
a.Các chuẩn mực kế toán, chính sách thông tư hướng dẫn về TSCĐ.
- Thông tư số 203/2009/TT- BTC về ban hành chế động quản lý, sử dụng
và trích khấu hao tài sản cố định của Bộ Tài chính ngày 20 tháng 10 năm
2009.
- Công văn số 4422 TC/PC của Bộ Tài chính ngày14/4/2005 về việc tiêu
chuẩn công nhận tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định.
- Công văn số 1022TCT/DNNN của Tổng Cục thuế ngày 5/42005 về việc
trích khấu hao tài sản cố định .

×